Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Huongdan doc Lu ca P.

Rolland

HƯỚNG DẪN ÐỌC SÁCH TIN LÀNH LU CA VÀ


CÔNG VỤ
Lời giới thiệu của ngưòi dịch : Bài này là một chương trong cuốn ‘’
Hướng dẫn đoc Tân Ước, của giáo sư Philippe ROLLAND. Quý bạn đã từng
đọc nhiều sách hướng dẫn đọc Tân Ước, chắc sẽ nói lớn ‘’ Lại thêm một
cuốn hướng dẫn nữa !‘’. Xin quý bạn yên tâm, sẽ thấy nhiều điều mới lạ,
đáng cho quý bạn tốn thời giờ vàng ngọc. Tác giả Philippe ROLLAND
từng giảng dạy Kinh Thánh ở Pháp, ở Phi châu, ở Jerusalem, nổi tiếng về
nghiên cứu ngày tháng xuất hiện của những sự kiện trong Tân Ước.
Lưu ý về phiên âm : phần nhiều chỉ ghi phiên âm một lần đầu, nhưng
cũng có chỗ nhắc lại khi cần ; những danh từ quá thông thường hoặc dễ
nhận biết, thí dụ Jerusalem, thì không phiên âm.

Lời mở đầu của Philippe


ROLLAND

Đã từng có nhiều sách hướng dẫn đọc Tân Ước, có những cuốn rất chuyên
môn, rất dễ hiểu, chứa đựng nhiều tài liệu về thời đại nẩy sinh ra Tân Ước
: khung cảnh sinh sống của dân chúng về xã hội, về tôn giáo, điạ lý trong
vùng, lịch sử thế kỷ 1, v.v. vậy chúng ta sẽ nói ít về những mặt này.
Với những cuốn ta thường đọc, có vấn đề là đa số cứ cho rằng ‘’ nhiều
cuốn sách trong Tân Ước được viết ra sau khi các sứ đồ đã chết, viết bởi
những tác giả vô danh ‘’. Có những chứng cớ chắc chắn cách khoa học
biện minh cho họ, nên không thể chấp nhận nếu ai nói ngược lại. Tuy
nhiên, tôi bắt buộc phải nói ngược lại, vì những năm gần đây tôi đã
khám phá ra những dữ kiện mới, và tôi đã trình bầy cách khoa học trên
nhiều sách báo chuyên môn.
Những khám phá mới ấy, tôi gom lại trong cuốn sách này để trình bầy với
đông đảo độc giả, và đặc biệt độc giả giới trẻ, chẳng kể họ là cơ đốc nhân
hay không, miễn là họ thành tâm đi tìm lẽ thật. Nếu các sách trong Tân
Ước được ta sắp vào đúng chỗ thời gian, ta sẽ thấy rằng chúng liên kết
nhau cách lạ lùng. Ta sẽ thấy thần học cơ đốc phát triển cách hài hoà, mỗi
tác giả dựa trên ý của người đi trước, trong sự thống nhất của đức tin.
Mục đích thứ nhì khi viết sách này, là tôi muốn hưóng dẫn độc giả đọc
Tân Ước. Ta đọc sách nào cũng vậy, ta sẽ hiểu nó cách hoàn toàn, nếu ta
khám phá ra dàn bài, khám phá ra sự sắp đặt đại cương những ý kiến đem
ra trình bầy. Trong các Kinh Thánh thường dùng đến nay, các dàn bài rất
khác nhau, đôi khi có tựa đề hoặc tiểu đề đặt sai chỗ, thành ra đã chẳng
làm sáng nghĩa mà lại còn làm tối nghĩa hơn. Qua nhiều năm làm việc
giảng dạy, tôi đã chăm chú giải quyết những điểm đen này, và công bố
những giải pháp thường được các chuyên gia tán thành.
...............................................................
Philippe ROLLAND
=====================
Sự tích buổi đầu của Cơ đốc
giáo
Ðọc Kinh Thánh Tân Ước cách có kết quả nhất, là bắt đầu bằng hai sách,
thường được coi là sáng tác của Lu ca (Lu ca), bạn đồng hành của Phao-lô
(Phao lô ), người được Phao lô gọi (kêu) là ‘’ bác sĩ thân mến ‘’ trong thơ
Cô-lô-se (Colossiens) 4:14. Hai sách này là sách Tin Lành thứ 3, và sách
Công vụ các sứ đồ.
Ðúng ra, hai sách này chỉ là hai tập của một sáng tác mà thôi, ta có thể
đặt tên sáng tác này là ‘’ Sự tích buổi đầu của Cơ đốc giáo ‘’. Tác giả
muốn trình bầy với chúng ta về chủ định của Ðức Chúa Trời muốn đem sự
cứu rỗi đến cho toàn thế giới, trước hết bởi Chúa Giê-su (Jesus), với nhiệm
vụ thiết lập nước Ðức Chúa Trời trong dân Y-sơ-ra-ên (Y-sơ-ra-ên ), rồi sau
bởi các chứng nhân của Chúa Jesus, những người này có nhiệm vụ rải
nước Ðức Chúa Trời ra khắp các dân tộc.
Ta thấy sự liên tục giữa nhiệm vụ của Chúa Jesus với nhiệm vụ của các
chứng nhân được diễn ra như sau : trong giai đoạn đầu của công trình cứu
rỗi, một mình Chúa Jesus được ‘’ đầy dẫy Thánh Linh ‘’ (Lu ca 4:1) sau khi
nhận báp-tem, rồi trong giai đoạn sau từ buổi lễ Ngũ tuần (Pentecôte),
Thánh Linh trong Chúa Jesus được rải ra trên các chứng nhân của Ngài :
trên 12 sứ đồ (Công vụ, 2:4), trên Phi-e-rơ (Phi-e-rơ ) (Công vụ 4:8), trên
Ê-tiên (Etienne) (Công vụ 6:5; 7:55), trên Sau-lơ (Saül) anh này về sau có
tên là Phao-lô (Phao lô ) (Công vụ 9:17 ; 13:9), trên Ba-na-bê (Barnabé)
(Công vụ 11:24), và trên nhiều người khác nữa.
Lu ca phân biệt rất rõ ràng hai giai đoạn về sự cứu rỗi thế gian. Chúa Jesus
cũng phân biệt rõ ràng hai giai đoạn này, với lời Ngài phán sau khi sống
lại : ‘’ Vậy đúng như lời chép rằng (1) Ðấng Mê–si (Mê–si–a) sẽ phải chịu
đau đớn, và đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết, (2) rồi sẽ loan
truyền ra trong danh Ngài sự ăn năn để được tha tội, loan truyền khắp các
dân tộc, bắt đầu từ thành phố Jerusalem (Công vụ 24 : 46,47).
Trong toàn bộ sách này, Lu ca nhấn mạnh về sự nhất trí giữa nhiệm vụ
của Chúa Jesus và nhiệm vụ của những người chứng nhân. Lu ca kể ra
song song với nhau, hành trình của Chúa Jesus với hành trình của các sứ
đồ, như ta sẽ coi trong dàn bài của hai sách, tôi trình bầy dưới đây.

Dàn bài sách của Lu ca


( Tin Lành Lu-ca và Công vụ các sứ
đồ)
Tiền ngôn.
1. Loan báo sự huyền nhiệm về Chúa Jesus (Lu-ca 1:5 đến 2:52).
Tin Lành về thời thơ ấu trình bầy những nhân vật có nguồn gốc Do thái,
được ‘’đầy thánh linh ‘’, được biết trước sự huyền nhiệm về Chúa Jesus, và
ý định của Ðức Chúa Trời ban sự cứu rỗi cho toàn thể mọi dân tộc (Lu-ca
2:29-32 ; 3:6 ; Công vụ, 28:28).
2. Sứ mạng của Chúa Jesus (Lu-ca 3:1 đến 24:53 ; đọc kỹ Lu-ca
24:46).
‘’ Ðấng Mê si chịu đau đớn và sống lại ‘’
( Một mình Chúa Jesus được ‘’ đầy dẫy Thánh Linh ).
A.- Mở đầu sách Tin Lành Lu-ca (3:1 đến 4:30)
Giăng Báp-tít (Jean-Baptiste) báo tin Ðấng Cứu thế sẽ đến
Chúa Jesus nhận Thánh Linh để hoàn thành sứ mạng, và Ngài rao
giảng lần
đầu tiên ở Na-xa-rét (Nazareth)
B.- Thi –hành công tác ở Ga-li-lê (4:31 đến 9:50)
1. Trước khi chọn 12 sứ đồ (4:31 đến 6:11)
2. Sau khi chọn 12 sứ đồ (6:12 đến 7:50)
3. Hoạt động cùng với 12 sứ đồ (8:1 đến 9:50)
C.- Hành trình đi Jerusalem ngang qua Samarie (Sa-ma-ri) (9 :51 đến
19:28)
1. giai đoạn 1 : nghe và sống trong Tin Lành (9:51 đến 13:21)
2. giai đoạn 2 : vào cửa hẹp (13:22 đến 17:10)
3. giai đoạn 3 : trông chờ nước Chúa đến (17:11 đến 19:28)
D.- Công tác ở Jerusalem (19:29 đến 24:53)
1. Giảng dạy trong Ðền thờ (19:29 đến 21:38)
2. Sự hy sinh hồi lễ Vượt qua (Pâque) (22:1 đến 23:56)
3. Sự sống lại và đắc thắng (24:1 đến 24:53)
Ðọc Lu ca 24 : 47-48, ta thấy Chúa Jesus ra lịnh cho các sứ đồ hãy hoàn
tất công tác của Ngài. Do đó, Tin Lành tiếp tục trong sách Công vụ các sứ
đồ. Hành trình của Chúa Jesus đã đưa Ngài từ xứ Ga-li-lê xa xôi đến
Jerusalem, nơi thờ phượng Ðức Chúa Trời ; hành trình của các sứ đồ cũng
thế, dẫn các sứ đồ từ Jerusalem đến Rô–ma (Rô-ma ), trung tâm của thế
giới ngoại giáo.-
3. Sứ mạng của các chứng nhân (Công vụ 1:1 đến 28:15 ;
đọc kỹ Lu-ca 24:47).
‘’ rao truyền sự ăn năn ra khắp mọi dân tộc ‘’
(đến lượt các môn đồ ‘’ được đầy dẫy Thánh Linh )

Tiền ngôn thứ nhì : Giới thiệu các chứng nhân (Công vụ 1: 1-14)
Coi Công vụ 1:8 thấy dàn bài của sách Công vụ.
A.- Mở đầu sách Công vụ (1:15 đến 2,42)
Thành lập lại nhóm 12 sứ đồ, họ nhận Thánh Linh để hoàn thành sứ mạng,
và rao truyền lần đầu ở Jerusalem.
B.- Làm chứng ở Jerusalem (2:43 đến 8:1a)
1.Phi-e-rơ và Giăng trước toà Công luận (sandhérin),
bị đe doạ (2:43 đến 4:31)
2. Các sứ đồ trước toà Công luận, bị đánh đòn (4:32 đến 5:42)
3. Ê–tiên trước toà Công luận, bị xử tử (6:1 đến 8:1a) –
Étienne tử đạo.
C.- Làm chứng ở Sa-ma-ri (Samarie), Giu-đê (Judée), và Sy-ri (Syrie) (8:1b
đến 12:25)
1. Hội thánh ở Samari và Ða-mách (Damas) : những người bị trục
xuất. (8 :1b đến 9 :30).
2. Hội thánh ở Giu-đê : một kẻ kính sợ Ðức Chúa Trời (9 :31 đến
11 :18).
3. Hội thánh ở Sy-ri : vài người Gờ-réc(grec,Hy-lạp) (11 :19 đến
12 :25) –
Gia-cơ (Gia-cơ ) tử đạo.
D.- Làm chứng cho tới đầu cùng trái đất (13:1 đến 28:15)
1. Ðức Chúa Trời mở cửa đức tin cho dân ngoại giáo (13 :1 đến
15 :35)
2. Thắng lợi trong vòng dân grec (15 :36 đến 19 :20)
3. Phao lô, môn đồ của Chúa Jesus, trao cho các trưởng lão trách
nhiệm lãnh đạo các Hội thánh, đi lên Rô-ma, trung tâm của thế giới
ngoại giáo (19 :21 đến 28 :15) – Phao lô chấp nhận trước là sẽ bị tử
đạo.
4. Lời cuối của sách. (Công vụ 28 : 16-31)
Cuối sách Công vụ (28 :28), Phao lô tuyên bố rằng chủ định của Ðức Chúa
Trời đã được thực hiện : dân ngoại đã đón tiếp sự cứu rỗi của Chúa, như đã
báo tin trước bởi Giăng Báp-tít (coi Lu ca 3 :6), và bởi tiên tri Si-mê-ôn
(Siméon) ( coi Lu ca 2 : 29-32).-
(Ðến đây hết dàn bài sách)

Nghiên
cứu
Phần ‘’Tiền ngôn’’ . Xin nói thêm cho rõ tại sao có phần ‘’ Tiền ngôn ‘’,
trong đó kể về thời thơ ấu của Giăng Báp-tít và Chúa Jesus. Tác giả muốn
trình bầy rằng ngay từ thủa thơ ấu, Chúa Jesus phải được nhận là Ðấng
Mê-si, và là Con của Ðức Chúa Trời. Chính Chúa Jesus cũng gợi lên lẽ thật
này, khi mẹ Ngài trách Ngài : ‘’ Con ơi, sao con làm điều này cho cha mẹ ?
Chúng ta lo quá khi đi tìm con. ‘’. Chúa Jesus trả lời : ‘’Cha mẹ kiếm tôi
làm chi ? Cha mẹ há chảng biết rằng tôi phải ở trong nhà cha tôi sao ? ‘’
(Lu ca 2 :48-49).
Thủ pháp song song. Sự cấu tạo của sách nhắm vào việc trình bầy rằng
Giăng Báp-tít là lớn hơn hết trong các con loài người, nhưng Chúa Jesus,
là ‘’ con của Ðấng Rất Cao ‘’(Lu ca 1 :32) còn lớn hơn Giăng Báp-tít . Sách
được cấu tạo cách song song, đây là một thủ pháp hành văn rất được
trọng trong thời đại đó. Cứ mỗi đoạn nói về thời thơ ấu của Giăng lại có
một đoạn nói về thời thơ ấu của Chúa Jesus. Tác giả bố trí truyện tích
như sau :
- Báo tin Giăng sanh ra (Lu ca ô 1 :5-25)
- Báo tin Chúa Jesus sanh ra (1 :26-38)
- Hai bà mẹ gặp nhau (1 :39-45)
- Lời tiên tri về Ma-ri (Marie) (1 :46-56)
- Giăng sanh ra, chịu cắt bì (1 :57-66)
- Lời tiên tri về Giăng (1 :67-79)
- Giăng thời niên thiếu (1 :80)
- Chúa Jesus sanh ra và chịu cắt bì (2 :1-21)
- Lời tiên tri về Chúa Jesus (2 :12-38)
- Chúa Jesus thời niên thiếu (2 :39-52)
Quý độc giả có thấy không, Lu ca muốn chúng ta hiểu rằng chủ định của
Ðức Chúa Trời bắt đầu được thực hiện với sự sanh ra hai trẻ này. Thần Linh
tiên tri đã chấp hành, làm cho các nhân vật ‘’ được đầy dẫy Thánh linh
‘’ : nào là Giăng khi còn trong bụng mẹ (1 :15), nào là Ê-li-sa-bét
(Elisabeth) (1 :41), nào là Xa-cha-ri (Zacharie) (1 :67), nào là Si-mê-ôn, mà
việc Thánh Linh cảm động được nói tới 3 lần (1 :25,26,27). Về phần Ma-ri,
Thánh Linh đã xuống trên nàng ngày Báo tin (Annonciation) (1 :35).
Cao đỉnh của truyện tích là lời tiên tri của Si-mê-ôn. Chúa Jesus được chỉ
định là sự cứu rỗi của Ðức Chúa Trời hiện ra thành người, một sự cứu rỗi sẽ
là vinh hiển của dân Y-sơ-ra-ên, và là ánh sáng cho mọi dân tộc (2 :30-32).
Người cơ đốc nhân, khi mới thoạt đọc ‘’ sự tích buổi đầu của Cơ đốc giáo’’,
đã đoán ngay rằng sách này sẽ dẫn đến sự thực hiện lời tiên tri ấy, mà Lu
ca sẽ tóm tắt trong lời của Phao lô tuyên bố khi ở Rô-ma , trung tâm của
thế giới ngoại giáo : ‘‘ Hãy biết rằng sự cứu rỗi của Ðức Chúa Trời được gởi
đến dân ngoại, họ sẽ nghe lời.’’ (Công vụ 28 :28).
Người con trai hoang đàng, tượng trưng cho tội nhân. Ðể hiểu sách
của Lu ca, ta
có thêm một cách : ở sách Tin Lành Lu ca có thí dụ về người con trai
hoang đàng với người anh lớn (15 :11-32). Thí dụ này là trung tâm của
sách Tin Lành thứ ba. Ta hãy quan sát tương quan của thí dụ này với
truyện tích hội nghị Jerusalem (Công vụ 15 :1-35), truyện tích này cũng là
trung tâm của sách Công vụ.
Trong thí dụ ở sáchTin Lành, người con trai hoang đàng tượng trưng cho
những tội nhân, nguời anh lớn tượng trưng cho những ai tự cho rằng mình
là công bình, đặc biệt tượng trưng cho những người Do thái trung tín, họ ‘’
không hề phạm một luật nào ‘’ trong Luật Pháp (coi Lu ca 15 :29). Khổ
một nỗi, người anh lớn không chấp nhận thông công với lòng nhơn từ của
cha mình. Cuối chuyện này là câu hỏi : người con trung tín có chấp nhận
chăng làm hoà lại với người con đã ăn năn ?
Trong truyện tích ở trung tâm sách Công vụ, ta thấy những cơ đốc nhân
trung tín với luật Môi-se (Moïse), họ ngăn cản những ngườ ngoại giáo vào
Hội Thánh : họ đòi hỏi những người mới tiếp nhận đạo phải chịu cắt bì, để
trở nên thành viên của dân tộc Y-sơ-ra-ên , và phải tuân hành toàn thể
Luật Pháp (Công vụ 13 : 1 và 5). May mắn thay, quan điểm của họ không
đắc thắng, phần lớn nhờ ở Phi-e-rơ quả quyết can thiệp (Công vụ 15 :7-
11). Dân ngoại giáo không cần phải chối bỏ những tục lệ của dân họ, nếu
họ đã từ bỏ chuyện thờ lạy hình tượng, từ bỏ những chuyện không ngay
ngắn của đời sống cũ. Sự hoà thuận lại giữa người anh lớn với người em
được thực hiện hoàn toàn trong cộng đồng các môn đồ của Chúa Jesus,
trong khi chờ đợi sẽ lan rộng ra toàn thể nhơn loại. Sự mở đầu cuộc hoà
thuận lại này làm cho Phao lô có thể nói : ‘’ Ðấng Christ là sự hoà bình
của chúng ta, Ngài đã gom hai dân lại thành một ; bức tường ngăn cách
và sự xích mích giữa hai bên đã bị Ngài phá hủy,… Bởi chính thân
mình,Ngài đã diệt hết hận thù (Ê-phê -sô 2 :14-16).
*
Không theo đúng thứ tự thời gian, tại sao ? Ta thấy sách của Lu ca
được cấu trúc
rất khéo, rất kỹ. Tuy nhiên vì quan tâm của tác giả là trình bầy các sự kiện
để ta hiểu chuyện thiêng liêng, cho nên ta thấy tác giả không thuật lại
mọi sự kiện một cách hoàn toàn chính xác theo thứ tự thời gian.
Trong sách Tin Lành 3, là chuyện khó cho ta nếu ta muốn theo dõi hành
trình chính xác của Chúa Jesus. Trong sách Tin Lành này, Lu ca chỉ kể về
hành trình duy nhất của Chúa đi từ Ga-li-lê đến Jerusalem. Bình thường,
hành trình này chỉ mất 3 ngày, thế mà Lu ca đã dành khoảng một phần ba
sách Tin Lành để thuật lại ( 9:5 đến 19:28), và kể chẳng theo thứ tự hành
trình. Ở câu 9:52, ta thấy Chúa đến Sa-ma-ri. Ở câu 10:38, ta thấy Chúa
vào nhà Ma-thê và Ma-ri, nhà này ở làng Bê–tha-ni, ngoại ô Jerusalem, như
ta đọc sách Tin Lành Giăng (11:1, 12:1). Ở câu 17:11, ta thấy Chúa ở ‘’
ranh giới Samarie với Galilée ‘’, tức là sát ngay với điểm khởi hành. Ðúng
ra, trong 10 đoạn này, Lu ca đặt vào những lời Chúa nói , đã được thâu
thập theo những nguồn tin của mình, mà không quan tâm đến thời gian
xuất xứ, nhưng với mục đích là trình bầy những yêu cầu của Chúa với
những kẻ theo Ngài, hãy hợp tác với Ngài trong sự thương khó sẽ diễn ra ở
cuối hành trình (coi Lu ca 9:51).
Như trên đã nói, tác giả không thuật lại mọi sự kiện một cách hoàn toàn
chính xác theo thứ tự thời gian ; ta thấy lại điều này trong sách Công vụ, tỉ
như ở Công vụ 11:27-30, kể chuyện các tín hữu cơ đốc ở Antioche gửi cứu
trợ đến các tín hữu ở Jerusalem đang gặp nạn đói. Theo các sử gia ngoại
đạo, nạn đói này xẩy ra vào khoảng những năm 48 đến 51. Tiếp theo sau
chuyện này, Lu ca kể chuyện Gia-cơ bị xử tử, và Phi-e-rơ bị bắt (Công vụ
12: 1-4), do lịnh của vua Hérode Agrippa 1 ( Hê-rốt Ac-ríp-ba đệ nhất), vua
này chết năm 44, tức là nhiều năm trước khi xẩy ra nạn đói kể ở Công Vụ
11. Lu ca đã đảo lộn thời gian, vì muốn trình bầy rằng sự tử đạo có ích
cho sự phát triển đạo. Ê-tiên tử đạo (coi Công vụ 8;4, 11:19) đã làm bành
trướng sự truyền giáo ; ở đây Lu ca kể sự chết của Gia-cơ, rồi tiếp theo
ngay kể chuyện các hành trình của Phao lô đã làm cho cả ngàn người
ngoại giáo ăn năn.
Ðiều nói trên không có nghĩa là sách Công vụ không theo sát những nét
chính của lịch sử thành lập các cộng đồng cơ đốc đầu tiên. Chắc hẳn là cơ
đốc giáo đã khởi đầu ở Jerusalem (Công vụ 1:7), sau đó lan tràn ra xứ
Judée (9:32-43), xứ Galilée (9:31), xứ Samarie (8:4-25), xứ Syrie, nơi
thành phố Damas (9:1-2), thành phố Antioche (11:19-26), rồi sau đó đến
các miền xa xôi. Chỉ có vài chuyện sách Công vụ không nói rõ, tỉ như cuộc
truyền giáo đến Damas trước hay sau khi đến Samarie. Ta cũng có thể tự
hỏi mãi đến cuối sách mới nói về tín đồ cơ đốc ở Rô-ma , nhưng rất có thể
Rô-ma đã có tín đồ cơ đốc sớm hơn, vì đã có người từ Rô-ma nghe Phi-e-
rơ giảng trong ngày lễ Ngũ tuần (Công vụ 2:10), và cộng đồng Rô-ma đã
có tiếng tăm vào năm 58, khi nhận được thơ của Phao lô (Rô-ma 1:8).
Thời biểu chính xác về khai sinh các cộng đồng cơ đốc. Thực ra nếu
muốn đặt
thời biểu chính xác, nên căn cứ vào các thơ của Phao lô hơn là vào sách
Công vụ. Theo thơ Cô-rinh–tô (Corinthiens) 2, ta biết rằng khi Phao lô ở
Damas, đã bị đe dọa bởi quân lính của Arétas, một vua arabe (2 Cô 11:32-
33). Vua này chết năm 39. Như thế có nghĩa là Damas đã có tín đồ cơ đốc
từ nhiều năm trước đó.
Sẽ mất nhiều công phu nếu ta muốn dựng thời biểu thật chính xác về
chuyện thành lập các cộng đồng, phải tham khảo các tài liệu chính là thơ
của các sứ đồ, là sách Công vụ, là các văn thơ ngoại giáo. Sách Công vụ là
quý lắm, có những dữ kiện thật đúng, thật chắc chắn. Tỉ như sách chép
rằng Phao lô đã ra trước toà của phó lãnh sự Gallion (Công vụ 18:12-17),
vị này đã đến hành sự ở xứ Grèce ( Gờ -réc, Hy-lạp) khoảng tháng 6 năm
51, rồi đi khỏi khoảng một năm sau. Căn cứ vào đấy, ta có thể ghi rằng
thời gian Phao lô ở 18 tháng với Hội thánh Corinthiens (Công vụ 18:11) là
từ mùa thu năm 50 đến mùa xuân năm 52, hoặc từ mùa thu năm 51 đến
mùa xuân năm 53. Nói vậy thôi, dù là khoảng thời gian nào cũng chẳng
quan hệ gì đến việc tìm hiểu Tân Ước.
Ðiều quan trọng, là đừng vấp vào hai khúc mắc. Thứ nhất, là đọc sách của
Lu ca đừng ngây thơ tin là thời biểu rất chính xác, nhưng mà Lu ca đâu có
đoan quyết điểm này. Thứ hai, cũng đừng nhứt định tin rằng mọi điều Lu
ca viết phải là chính xác, dầu tác giả xác nhận rằng mình thâu thập dữ
kiện với những chứng nhân đã thấy tận mắt (Lu ca 1:2-3), và đôi khi tự
xưng là hiện diện ngay trong cuộc hành trình mình kể (Công vụ 16:10-24 ;
20: 6-25 ; 27:1 đến 28:14). Khúc mắc thứ nhì này, nhiều tác giả cận đại
thường vấp phải.
Về ba cuộc Phao lô đi thăm viếng Jerusalem. Có một điểm ta cần lưu
ý.Phao lô viết trong thơ Ga-la-ti, kèm theo lời thề (Ga 1:20), rằng mình
không từng đi Jerusalem trong khoảng thời gian giữa cuộc thăm viếng sau
khi được nhận Chúa Jesus (Ga 1:18), và cuộc thăm viếng binh vực những
người ngoại giáo (Ga 2:1), hầu cho những người này khỏi bị bắt buộc chịu
cắt bì (Ga 2:3). Chắc chắn là cuộc thăm viếng thứ nhì trùng với Hội nghị
Jerusalem kể trong Công vụ 15. Thế mà tác giả Công vụ lại kể tất cả có 3
cuộc thăm viếng. Cuộc thứ ba là xen kẽ (Công vụ 11:27-30 và 12:25), xen
giữa cuộc thứ nhất lên Jerusalem (Công vụ 9;26-30), và cuộc sau đó (Công
vụ 15:2-4). Dĩ nhiên là ưu tiên phải dành cho lời chứng của Phao lô, hơn là
lời của Lu ca, vì Lu ca kể lại theo lời được nghe. Có một lời giải thích
chuyện tròng tréo này như sau, đến nay vẫn được chấp thuận : Trong
nguồn tài liệu, Lu ca đã nhận được hai bài kể khác nhau về cuộc thăm
viếng thứ nhì. Một bài đặt trọng tâm vào lòng tốt của các tín hữu
Antioche, giúp nạn đói trầm trọng năm 49 (Công vụ 11:27-30). Bài kia đặt
trọng tâm vào cuộc bàn cãi về chuyện cắt bì, chuyện này cũng giải quyết
cùng một lúc (Công vụ 15). Trong cả hai trường hợp, đại diện cho Antioche
đều là Ba-na-bê và Phao lô , do đó Lu ca kể có hai cuộc thăm viếng nhưng
thực ra chỉ có một.
Tiểu sử Phao lô. Sau những lời thanh minh nói trên, ta có thể thành lập
thời biểu cuộc đời truyền giáo của Phao lô như sau, dựa vào những dữ
kiện cả ghi trong sách Công vụ và cả ghi trong các thơ của Phao lô.
Khoảng năm 15 Phao lô sanh ra ở Tarse
7 tháng 4 năm 30 Chúa Jesus chết trên thập tự giá
Khoảng năm 33,34 Cơ đốc giáo bắt rễ ở Damas
Mùa thu 36 Étienne bị ném đá (Công vụ 7:55-60)
Cuối 36, đầu 37 Phao lô nhận Chúa ở Damas (Công vụ 9:1-19)
Cuối 38, đầu 39 Phao lô gặp Phi-e-rơ ở Jerusalem (Ga 1 :18)
46-49 Vòng truyền giáo thứ nhất của Phao lô (Công vụ
13-14)
Cuối 49 đầu 50 Hội nghị Jerusalem (Công vụ 10 : Ga 2:1-10)
50-53 Vòng truyền giáo thứ nhì của Phao lô (Công vụ 16-
18)
Ðầu 52 Phao lô ra trước Gallion ở Corinthe (Công vụ
18 :12-17)
Hè 53 Phao lô thăm viếng Jerusalem (Công vụ 18:22)
54-58 Vòng truyền giáo thứ ba của Phao lô (Công vụ 18-
20)
Mùa đông 57-58 Cư ngụ ở Grèce (Công vụ 20:2-3)
Mùa xuân 58 Cư ngụ ở Philippes à Macédoine ( thành phố Phi-líp
thuộc xứ Ma-xê-đoan) (Công vụ 20:3-5)
Lễ Ngũ tuần 58 Phao lô bị bắt ở Jerusalem (Công vụ 21:27...)
58.60 Phao lô bị giam ở Césarée (Sê-sa-rê) (Công vụ
24 :27)
Mùa thu 60 Ði Rô-ma do đường biển (Công vụ 27:1)
61.63 Bị giam 2 năm ở Rô-ma (Công vụ 28:30)
*
Khen ngợi tác giả Lu ca. Thật là thích thú được nghe Lu ca kể ‘’Sự tích
buổi đầu của Cơ đốc giáo’’. Ðọc chuyện tích lạ lùng về Chúa thời thơ ấu.
Ðọc trong sách Tin Lành, về lòng yêu thương của Chúa, về tình Chúa yêu
người nghèo. Ðọc trong sách Công vụ, về những buổi khởi đầu khiêm
nhường của Hội Thánh, về quyền năng hành động của Thánh Linh qua hai
chứng nhân đã thấy Chúa sống lại, qua các môn đồ khác nữa : Etienne,
Philippe, Ananie (A-na-nia), Barnabé, Silas, Timothée, Lydie, Apollos,
Priscille và Aquila, v.v. Tất cả mọi người trong Hội Thánh đều sốt sắng
tham gia công tác truyền giáo.
Các truyện tích được Lu ca sắp đặt cách song song ; ta đã thấy thế, khi Lu
ca kể về thời thơ ấu của Giăng Báp-tít song song với thời thơ ấu của Chúa
Jesus. Cũng thế nữa, về sự chết của Chúa Jesus song song với sự chết của
Etienne ; về nhiệm vụ của Phi-e-rơ song song với nhiệm vụ của Phao lô ;
về sự thương khó và sống lại của Chúa Jesus song song với cơn bão làm
cho Phao lô gần bỏ mạng trước khi được xưng tụng như thần thánh ở đảo
Malte (Công vụ 28:6). Những sự kiện đều có thật, nhưng Lu ca khéo léo
sắp xếp, để tăng cường đức tin của người đọc.
Ðọc sách Công vụ, ta không khỏi kính phục sử gia đã kể mọi việc cách rất
trung thực. Tác giả viết sách này vào năm 63, kết thúc cũng năm này, thế
mà không có lời đàm luận dự báo về tương lai phát triển của Hội Thánh,
không ghi những ý kiến thần học của thời ấy ; trái lại, tác giả chỉ ghi cách
trung thực những lời đầu tiên về đức tin, do miệng của Phi-e-rơ và những
người khác trong thập niên đầu của cơ đốc giáo.
Những diễn văn của Phi-e-rơ trong sách Công vụ rất có ý nghĩa. Ðành rằng
không phải được ghi bằng tốc ký, nhưng Lu ca đã tóm tắt lại, căn cứ vào
sự điều tra với những nhân chứng thấy tận mắt (coi Lu ca 1;1-4), rồi sắp
đặt theo thủ pháp cá nhân. Chính Lu ca nói rõ rằng mình không kể lại toàn
phần những diễn văn của các nhân vật, như ghi ở Công vụ 2:40 : ‘’ Người
còn nói nhiều lời khác nữa để làm chứng và dục lòng họ.’’
Danh xưng Chúa Jesus. Có một điểm đáng lưu ý, là trong sách Công vụ,
không hề thấy Phi-e-rơ xưng Chúa Jesus là ‘’ Con Ðức Chúa Trời ‘’. Từ ngữ
này chỉ thấy Phao lô dùng (Công vụ 9:20 ; 13:33). Trong buổi đầu của Cơ
đốc giáo, Chúa Jesus được kêu là ‘’ Ðấng Mê si ‘’ (Công vụ 2:36, v.v.), là ‘’
Ðấng công bình ‘’ (Công vụ 3:14 ; 7:52 ; 22:14) , là ‘’ người đầy tớ ‘’
( hoặc con trẻ của Ðức Chúa Trời) (Công vụ 3:13-26 ; 4:27-30), hoặc là ‘’
Con người ‘’ (Công vụ 7:56).
Lời cuối. Ðiểm đáng ghi nữa, là Lu ca đã cẩn thận ghi lại rằng trong
những ngày đầu, Phi-e-rơ chưa hiểu rằng dân ngoại giáo có thể gia nhập
cộng đồng những người được cứu, mà không cần phải nhập tịch dân Y-sơ-
ra-ên trước đó. Ở Công vụ 10:28, Phi-e-rơ còn nói : ’’ Chúng ta biết rằng
người Do thái không được phép kết thân với người ngoại giáo, hoặc vào
nhà họ. Nhưng Ðức Chúa Trời đã chỉ cho tôi rằng không khi nào được nói
rằng người này người kia là dơ dáy hoặc không tinh sạch ‘’.
Ðiều nhận xét này rất quan hệ, khi ta nghiên cứu sự hình thành các sách
Tin Lành. Các sách này được hoàn thành sau năm 60 ; những sự kiện Tin
Lành, những điều Chúa Jesus đã nói và làm, thường được suy diễn theo sự
hiểu biết mới. Các sách Tn Mừng ghi lại những gì Thánh Linh đã tỏ ra cho
Phi-e-rơ, cùng nhiều người khác, nhiều năm sau khi Chúa Jesus đã đi khỏi.
Nhưng trước sau không sao, họ đã làm được điều quan hệ, là rao truyền
cách tỏ tường ý muốn của chính Chúa Jesus.
mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Nguyên-tác : sách ‘’Le Verbe s’est fait chair’’ Tác-giả : Philippe ROLLAND
Ấn bản 2005, nhà xuất bản ‘’Presse de la Renaissance’’, Paris.
Trích dịch và chuyển-ngữ : Mai-Ðào
***

You might also like