Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 42

Tên miền .asia – nên hay không?

Tôi cảm thấy vui mừng vì tại thời điểm tôi xem bài báo, lượng người bình chọn tên miền .asia là rất quan
trọng chiếm 45,4%. Người Việt Nam cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng phải có một tên miền cấp cao như
.asia. (Phan Anh Tuấn)

Tôi là nhân viên kinh doanh của một công ty phân phối tên miền quốc gia .vn và .com.vn, vì vậy tôi nghĩ
rằng tôi có thể cho các độc giả một cái nhìn tổng quan hơn về tên miền .asia, vì bản chất 2 loại tên miền này là như
nhau, đó là tính duy nhất.

Sau khi xem trang http://dotasia.org, tôi rất mong muốn được chia sẻ với các bạn độc giả các thông tin mà
tôi thu thập được tại http://dotasia.org. Tên miền .asia là tên miền cấp cao nhất (Top Level Domain) và đại diện
cho cả châu lục, nắm được tên miền .asia là bạn có cơ hội sở hữu một cái gì đó "duy nhất" mà cả châu Á mới có.

Tên miền này đã tạo ra cơn sốt mới trên toàn thế giới, chỉ trong khoảng 2 tuần đăng ký tham gia đấu giá, đã
có hơn nửa triệu đơn đăng ký, mặc dù họ bị bắt buộc phải đóng gấp đôi phí đăng ký tên miền để có thể đăng ký đấu
giá. Đó chỉ là phí đăng ký, còn giá đấu của các tên miền thì không thể biết trước được. Thử tưởng tượng những tên
như news.asia, travel.asia, … giá sẽ lên đến bao nhiêu. Các thương hiệu lớn, tên tuổi của các tập đoàn nhanh
chóng được đăng ký hết, và không ít công ty phải khổ sở tranh giành cái tên đáng lẽ phải thuộc về mình với các
đơn vị tham gia đấu giá khác. Tại sao họ phải làm như vậy? Trong khi họ đã có rất nhiều tên miền rồi – nào là tên
miền quốc gia của các nước, tên miền .com, .net ….? Câu trả lời cũng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu: họ
muốn bảo vệ thương hiệu của mình. Họ muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra toàn khu vực Châu Á.
Họ muốn khẳng định vị thế của mình tại Châu Á. Vì vậy họ sẵn sàng bỏ ra vài chục nghìn USD để mua cái tên của
chính mình.

Thử tưởng tượng mọi việc sẽ như thế nào, nếu một buổi sáng ngủ dậy, tên công ty của bạn .asia được trỏ
đến một website bán … đồ lót, hoặc trỏ đến website của đối thủ cạnh tranh của chính bạn, tệ hơn nữa là trỏ đến các
site khiêu dâm. Bạn kiện người đang sở hữu tên miền đó vì họ làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty bạn? Xin thưa
rằng bạn thua chắc, vì họ mới là chủ sở hữu tên miền đó, đâu phải bạn? Và tên miền chỉ có một nguyên tắc bất di
bất dịch là “ĐĂNG KÝ TRƯỚC CẤP PHÁT TRƯỚC”, kể cả đối với tên miền quốc gia .vn hoặc .com.vn do
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cấp phát cũng vậy.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất buồn khi được biết có tới 30,1% (191 phiếu) cho rằng chỉ cần tên miền .vn là đủ.
Các bạn làm tôi liên tưởng tới thời kỳ … bao cấp, khi mà nước ta chẳng có quan hệ gì với các nước khác. Giờ là
thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế, đó cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước, vậy mà vẫn có tư tưởng cục bộ
như vậy sao? Khi đọc tới đoạn ông Phan Vĩnh Trị, Giám đốc CNTT của tập đoàn Vinashin, trao đổi với
VnExpress: “Chúng tôi chỉ tập trung cho tên miền .com.vn như quy định”, tôi cảm thấy chán nản. “Như quy định”
nghĩa là thế nào vậy? Một câu nói chứng tỏ ông này hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng của tên miền – đây là
câu nói của giám đốc CNTT một tập đoàn lớn của Việt Nam? Nền tảng CNTT nước nhà mà gặp phải những “quy
định” như thế này không biết bao giờ mới ngóc đầu lên được? Có quy định nào cho việc bảo vệ tên tuổi và thương
hiệu của chính mình không?

Tôi từng được biết nhiều đơn vị ở Việt nam có nhận thức rất tốt về tên miền, cụ thể là Hapro (Tổng công ty
Thương Mại Hà Nội), hay Động Lực (Tập đoàn thể thao nổi tiếng ở VN), các đơn vị này không tiếc chi phí, sẵn
sàng bỏ ra cả trăm triệu đồng để mua hàng chục tên miền bao vây thương hiệu của họ, và còn rất nhiều đơn vị khác
nữa. Chỉ cần chậm một ngày hay thậm chí chỉ một tiếng, có người sẽ sẵn sàng “bao vây giùm” cho họ. Khi mọi thứ
ở trong tay mình, việc gì cũng dễ, nhưng sẽ thế nào khi những thứ đó ở trong tay người khác? Một công ty nước
ngoài muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, việc đầu tiên là họ sẽ vào Google Search tìm tên doanh nghiệp.
Nếu như họ click vào một tên miền không phải do doanh nghiệp đó quản lý, hậu quả gì sẽ xảy ra? Và sẽ như thế
nào nếu tên miền đó lại được điều hướng sang website của đối thủ cạnh tranh của bạn?

Hy vọng một số thông tin tôi cung cấp cho các bạn đủ để bạn hình dung ra sự khốc liệt của thị trường tên
miền, cũng bốc lửa không kém thị trường bất động sản chút nào. Bất động sản bạn có thể không mua miếng này thì
mua miếng kia, nhưng tên miền là duy nhất, chỉ có 1, bạn hãy cố mà bảo vệ, giữ gìn, đừng bao giờ để tuột khỏi
tay những thứ đáng lẽ phải thuộc về bạn. Ngay như tên miền .com chỉ có 10 USD, tên miền .asia chỉ có 20 USD,
thế mà cũng có lắm người tiếc của không mua, để rồi sau lại tiếc nuối.

Tôi lại xin đưa ra thêm một ví dụ nhỏ nữa (nhân tiện vừa nghe ông Trị phát biểu), tập đoàn Vinashin chi cả tỉ USD
để đầu tư cho hệ thống Tàu Hoa Sen Bắc Nam, thế mà website chính thức của Tàu Hoa Sen thì chưa thấy đâu, chỉ
thấy website: http://www.tauhoasen.com đứng đầu bảng của Google thì lại của cá nhân, đâu phải của Vinashin? Là
tên miền quốc tế đấy, rẻ tiền trong mắt một số người, nhưng nó mang lại giá trị kinh tế rất lớn nếu người ta hiểu
được nó quan trọng như thế nào, và họ biết đi trước một bước so với những người cứ ngồi một chỗ.

Tên miền .asia không lọt 'mắt xanh' doanh nghiệp Việt
Không biết hoặc không quan tâm đến tên miền mà ICANN dành riêng cho châu Á - Thái Bình Dương,
nhiều công ty có thương hiệu trong lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng, dệt may... để domain mang tên họ rơi vào tay
các cá nhân.

Tên miền .asia hiện được đăng ký tự do. Ảnh chụp màn hình.

"Chúng tôi chỉ tập trung cho tên miền .com.vn như quy định", ông Phan Vĩnh Trị, Giám đốc CNTT của tập
đoàn Vinashin, trao đổi với VnExpress. "Những domain quốc tế trùng nhãn hiệu doanh nghiệp thì nhiều người
đăng ký lắm, ngay cả vinashin.com cũng có người mua rồi. Nhưng chúng tôi sẽ công bố chỉ dùng một tên miền
.com.vn trên website".

Theo ông Trần Ngọc Quang, Trưởng phòng tên miền của Công ty FPT Telecom, hiện mới có khoảng vài
chục khách hàng đăng ký domain có đuôi .asia tại dịch vụ của công ty. Phần vì những doanh nghiệp không hoạt
động trong lĩnh vực CNTT không để ý đến domain "mới tinh" này, phần vì họ cho rằng đăng ký đuôi .vn hay
.com.vn là "đủ".

Trên thực tế, .asia được Tổ chức tên miền quốc tế ICANN cấp nhằm mục đích hợp nhất những doanh
nghiệp, tập đoàn lớn có ý đồ xây dựng thương hiệu ở thị trường châu Á, tương đương như đuôi .eu dành cho châu
Âu. Giữa tháng 3/2008, DotAsia.org (trụ sở tại Hong Kong), đơn vị chịu trách nhiệm cấp phát tên miền .asia, đã tổ
chức đấu giá những domain do hơn 2 tổ chức đăng ký mua, nhưng rất ít đơn vị Việt Nam biết điều này.

Ông Lưu Nghĩa Phương, Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư trực tuyến FAR, cho biết: “Tôi nhận được
thông tin khá muộn, vào ngày cuối cùng của đợt đấu giá. Dù không có nhiều tiền trong tài khoản nhưng tôi đã dùng
hết để mua. Đợt đấu giá khá khó khăn, tôi để mất khá nhiều tên miền, nhưng con số thành công cũng không nhỏ”.

Hiện một số thương hiệu "nóng" như ngân hàng Techcombank, Tổng công ty xây dựng Vinaconex, Tập
đoàn bưu chính viễn thông VNPT... đã được lập tên miền .asia và những domain này thuộc quyền sở hữu của các
cá nhân đăng ký tự do hoặc tham gia đấu giá.
Giá đăng ký và duy trì tên miền .asia chỉ khoảng 20 USD mỗi năm nhưng khá nhiều domain vượt quá giá trị cả
nghìn lần. Ví dụ: ace.asia là 20.501 USD, mediaworld.asia là 10.000 USD...

Các doanh nghiệp có thể kiểm tra sự tồn tại của tên miền tại đây và tham khảo cách thức đăng ký ở trang
DotAsia.org hoặc đến các nhà cung cấp của Việt Nam theo danh sách của VNNIC

Vào ngày 20/2/2008 đơn vị quản lí tên miền dành cho châu Á Dotasia (HongKong) đã chính thức cho phép
tất cả cá nhân và tổ chức được đăng kí trước domain .asia. Đây là cơ hội lớn để cho bất kì khách hàng đang có
mong muốn sở hữu 1 domain .asia để xây dựng thương hiệu thuộc vị trí địa lí châu Á

Qui trình Landrush - đăng kí trước:

Bắt đầu từ 20/2/2008 và kết thúc vào 12/3/2008 . Đây là giai đoạn cho phép bất kì cá nhân và tổ chức đăng kí bất kì
domain .asia mà họ mong muốn.

- Nếu sau giai đoạn Landrush tức là sau 12/3/2008, domain chỉ được 1 cá nhân và tổ chức đăng kí thì cá nhân và tổ
chức đó sẽ sở hữu domain này. Thông tin cấp phát quyền sở hữu sẽ được chuyển giao cho chủ sở hữu trong vài
ngày tính từ sau giai đoạn Landrush

- Nếu domain nhận được từ 2 đăng kí trở lên thì sau giai đoạn Landrush domain đó sẽ chính thức được đưa ra đấu
giá và chủ nhân của domain sẽ là cá nhân hoặc tổ chức đưa ra mức giá cao nhất. Bất kì cá nhân và tổ chức nào có
tham gia đăng kí domain sẽ nhận được email thông báo từ Dotasia vào 10 ngày trước khi buổi đấu giá được tổ
chức. Email thông báo sẽ cung cấp rõ thông tin về buổi đấu giá, cách thức ra giá v…v và được gửi qua địa chỉ
email đã sử dụng để đăng kí domain.

Ngày 26/3/2008 domain .asia sẽ được chính thức cho phép đăng kí rộng rãi trên toàn TG. Và vẫn theo qui
tắc thông thường khi đăng kí các domain khác: khách hàng đăng kí trước sẽ sở hữu trước
Đây cũng có thể xem là cơ hội lớn cho các bạn muốn đầu cơ domain để thành tỉ phú

Những tên miền tiền tỉ

150.000 USD (khoảng 2,38 tỉ đồng) là giá tên miền 365.com.vn được rao bán trên trang web
www.raobandomain.com.vn. Không dám chắc đây là tên miền VN đắt giá nhất nhưng đó là tên miền có giá bán
cao nhất trong số 50 TM chúng tôi tìm thấy. Theo thông tin cung cấp từ website của VNNIC
(www.vnnic.net.vn), domain này thuộc chủ sở hữu là Công ty cổ phần Cung cấp dịch vụ thông tin (ISSC).

365.com.vn hiện chỉ hoạt động dưới một website sơ sài thông báo nội dung chương trình nhắn tin trúng thưởng xe
BMW do ISSC tổ chức. Người rao bán 365.com.vn ghi tên Nguyen Hoang Long, điện thoại liên lạc là
0904.286xxx. Domain này được chủ nhân quảng cáo là “vô cùng phù hợp với trang tin tức hoặc mọi trang về
thương mại điện tử. Chắc chắn hay hơn http://www.24h.com.vn vì một năm có 365 ngày liên tục, liên tục, liên
tục”.

Bấm điện thoại gọi vào số máy trên, người nhấc máy xưng tên Linh (?) nhưng thừa nhận mình đang rao bán
365.com.vn. Linh cho biết đã có một số người liên hệ và trả giá 120.000 USD nhưng anh chưa đồng ý bán. Anh
này cũng nói chủ thể đăng ký tên miền này là ISSC nhưng đưa rao bán thì không thể đăng tên công ty. Khi chúng
tôi ngỏ ý muốn mua nó, Linh nói giá bán có thể hạ so với giá rao nhưng không thể thấp hơn 120.000 USD.

Linh còn nói nếu có ý định mua thì mail vào địa chỉ nhadautu@gmail.com chứ không nên gọi điện thoại vì “nội
dung câu chuyện của chúng ta hôm nay, chỉ cần lệnh của công an, họ có thể in ra giấy và chúng ta nói với nhau
những gì thì không cãi được nữa. Mua bán tên miền nguy hiểm lắm nhưng khéo một tí là được”.

Ngoài 365.com.vn, còn có trangtinvietnam.com.vn được rao bán với giá 150.000 USD. Người rao là Nguyễn Việt
Dũng, Trung tâm giải pháp mạng và khắc phục nhanh sự cố máy tính Protect, điện thoại 04.7870xxx và
0983.081xxx. tên miền này, theo đăng ký tại VNNIC, do Công ty Quảng cáo chuyên nghiệp đứng tên. Ngoài ra,
trong số 50 domain chúng tôi ghi lại, có một số tên miền khác được rao bán với giá cao như lafarge.com.vn
(120.000 USD) do bà Phạm Thị Ngọc Hân là chủ thể đăng ký nhưng người rao bán là Phung.

DS (email liên lạc là han.pham@vnn.vn); showbiz.com.vn (100.000 USD) do ông Nguyễn Ngọc Vũ đăng ký,
người rao bán không nói tên, chỉ ghi ABC, nhưng cho số điện thoại liên lạc là 0904.438xxx. Một số tên miền có
giá dưới 100.000 USD gồm hopcho.com.vn (50.000 USD, người rao bán: Pham Sanh Tai, điện thoại:
0905.217xxx), muavang.net.vn (30.000 USD, Vinh Do, 0989.989xxx), myphamonline.com.vn (20.000 USD, Đỗ
Huy Cảnh, 04. 8464xxx), 7eleven.com.vn (15.000 USD, Nguyễn Anh Vũ, 0912. 009xxx), vienthong.com.vn
(10.000 USD, Do Hoang Diep, 0904. 307xxx)…

Đăng ký để đầu cơ

Xem qua danh sách những địa chỉ bị rao bán có thể thấy rất nhiều tên miền do một người rao bán và nhiều domain
được đăng ký trùng với tên các công ty, các tổ chức hoặc các ngành nghề kinh doanh, thể hiện rõ chủ đích đầu cơ
của người đăng ký. Thậm chí trên tin rao bán, chủ nhân TM lafarge.com.vn không giấu giếm ý định bán lại tên
miền này cho Tập đoàn vật liệu xây dựng Lafarge khi thẳng thừng tuyên bố họ biết Lafarge đang xây dựng các nhà
máy ximăng tại Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Lê Vũ Hoàng (hoang.le@vnsi4h.com) là chủ sở hữu bốn tên miền rao bán, trong đó có ba địa chỉ được rao bán
dưới tên Trịnh Hải Ngọc (098.996xxx) gồm boeing.com.vn (2.000 USD, dành cho hãng máy bay),
kaspersky.com.vn (1.000 USD, dành cho Công ty bảo mật Kapspersky nổi tiếng thế giới), zonelabs.com.vn (1.000
USD, dành cho một công ty bảo mật khác là Zonelabs) và mcafee.com.vn (700 USD, dành cho một hãng diệt
virus).

Nguyen The Phu (0989.112xxx) rao bán tuanchau.com.vn (500 USD) cho người có nhu cầu xây dựng web quảng
bá du lịch về Tuần Châu (Quảng Ninh). Đoàn Hải Anh (0903.229xxx) rao bán TM dnhanam.com.vn (10.000 USD)
và quảng cáo đây là website của Hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam...

Bên cạnh những tên miền bị rao bán đã được đăng ký tại VNNIC, có không ít tên miền không thấy trong danh sách
đăng ký tại VNNIC nhưng cũng đã bị rao bán như shophangdoc.com.vn (400 USD), shopquatang.com.vn (1.000
USD), kientrucnhaxinh.com.vn (1.000 USD), mobileone.com.vn (850 USD).

Giá trị tên miền chưa được dánh giá đúng


Gần đây, những câu chuyện rắc rối, bất cập xung quanh vấn đề domain trở nên nóng bỏng.
Việc quản lý, cấp phát hay sử dụng tên miền được bàn tán sôi nổi. Nhưng thực tế cho thấy,
khi thương mại điện tử bắt đầu vào guồng phát triển thì giá trị một tài nguyên Internet vẫn
chưa được nhìn nhận đúng mức.
Làm thủ tục đăng ký tên miền tại VNNIC. Ảnh: N.H.

Một cuộc thanh tra hoạt động quản lý cấp phát tên miền của Trung tâm Internet VN
(VNNIC) do Bộ Bưu chính viễn thông chủ trì sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Quyết
định này xuất phát từ những vụ việc kiện cáo cùng nhiều ý kiến dư luận cho rằng VNNIC
chưa sòng phẳng trong hoạt động cấp phát và quản lý domain của mình. Trên thực tế,
những ì xèo của dư luận xung quanh cái tên miền không phải bây giờ mới xuất hiện. Tuy
nhiên, thời gian này nó được thổi bùng lên và sự việc nhiều người quan tâm không phải là
diễn biến hay kết quả của các vụ kiện mà vấn đề là cách nhìn nhận về giá trị của domain.

Tên miền là tài nguyên có giá trị nhưng không được mua bán, trao đổi

Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Đại học Bách khoa Hà Nội(BKIS) Nguyễn Tử Quảng kể
với VnExpress rằng, trước đây ông không nghĩ có lúc sẽ cần đến tên miền eoffice.com.vn.
Khi có nhu cầu và đến VNNIC thì mới biết đã có người đăng ký domain này trước đó một
năm. "Tôi đã phải đàm phán và thỏa thuận mua lại với giá 500 USD. Nếu họ không bán thì
cũng dở vì thực sự tôi rất cần mà họ thì không còn nhu cầu dùng nữa", ông Quảng nói.
"Nếu tôi nói 'xin' cũng không ổn vì họ đã mất tiền phí duy trì tên miền này trong một thời
gian rồi".

Với quy chế mà VNNIC áp dụng để cấp phát tên miền hiện nay là ai đến trước cấp trước,
chuyện người có nhu cầu tìm đến VNNIC xin đăng ký một tên miền nào đó nhưng nó đã
thuộc về người khác vẫn thường xảy ra. Thực tế là có người khôn ngoan nên tính chuyện
đầu cơ, đăng ký cả loạt tên miền rồi "găm" đó chờ nguồn tiêu thụ. Cũng không ít người xin
cấp domain nhưng chỉ phục vụ mục đích trong thời gian ngắn và sau đó thì... để không.
Cuối cùng, những ai có nhu cầu nhưng "chậm chân" sẽ buộc phải tìm đến họ để cùng thỏa
thuận với nhau. Tất cả những điều đó chứng minh nhu cầu mua - bán tên miền là có thật.
Tuy nhiên, Điều 2 trong Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của Bộ Bưu
chính viễn thông ghi rõNghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên
Internet dưới bất kỳ hình thức nào". Tên miền nằm trong danh mục các tài nguyên quốc
gia và vì thế việc đầu cơ, kinh doanh domain vẫn được xem là trái pháp luật.

Nhưng không phải ai cũng nhất trí với quan điểm này. Ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ
Thương mại điện tử, Bộ Thương mại, cho rằng không phải một sự vật cứ gọi là tài nguyên
thì không thể được mua bán, chuyển nhượng. "Nước là tài nguyên, nhưng gia đình nào
không phải trả tiền mua nước hằng tháng?", ông Hải lập luận. "Ngay trong lĩnh vực viễn
thông, kho số điện thoại cũng được coi là tài nguyên song tài nguyên này đang được mua
bán, chuyển nhượng, đấu giá hằng ngày".

Còn theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Thương mại điện tử (Bộ Thương mại), thì
dưới góc độ thương mại, nên công nhận tên miền như một loại tài sản và cho phép mua
bán, chuyển nhượng. "Hiện tượng đầu cơ tên miền có thể xảy ra trong thời gian đầu,
nhưng điều đó cũng có tác dụng cảnh tỉnh những đơn vị, doanh nghiệp có thương hiệu,
nhãn hiệu liên quan đến tên miền cần sớm đăng ký domain để tránh bị 'mất chỗ' trên
Internet", ông Hưng phân tích.

Quan điểm của những nhà quản lý tại Vụ Thương mại điện tử là rất mong VN sớm có sự
thay đổi về vấn đề sở hữu domain vì theo họ, mạng Internet ra đời để phục vụ một xã hội
tiên tiến. Nó là kho tài nguyên vô tận, mà tên miền do tính chất chỉ có một và duy nhất
trên Internet, nên người sử dụng trước càng có các quyền lợi quan trọng. Nhà nước nên
khuyến khích vì họ đã góp một phần không nhỏ vào sự thúc đẩy phát triển công nghệ
thông tin. Ví như có những số điện thoại đẹp cũng đã đem ra bán đấu giá hàng mấy trăm
triệu đồng.

"Để bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên này, ai đăng ký trước sẽ là chủ sở hữu. Người
dám bỏ ra 930.000 đồng để đăng ký được 1 tên miền thì đương nhiên phải cho họ các
quyền hợp pháp vì nó đã trở thành tài sản", ông Hải nói. "Và khi họ không còn muốn sử
dụng nữa hay vì một lý do khách quan nào đó thì họ được tự ý mua bán, trao đổi và
chuyển nhượng".

Ông Hưng cũng bổ sung: "Tuy nhiên, khi cho phép mua bán, chuyển nhượng cần ban hành
chính sách nhằm phát huy mặt có ích và hạn chế tiêu cực. Nếu không quản lý tốt, cho
phép mua bán tên miền có thể dẫn đến một số tác hại. Nhưng cấm mua bán tên miền còn
gây ra thiệt hại lớn hơn".

Giám đốc BKIS cũng cho rằng nên để việc chuyển nhượng mua bán như đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa sở hữu trí tuệ: "Ai đăng ký một nhãn hiệu, logo thì được cấp chứng nhận. Đó sẽ
là một tài sản và có thể chuyển nhượng, thừa kế...".

Nhìn nhận ở góc độ luật pháp, luật gia Phạm Hoàn Thành, Văn phòng luật sư Phạm và Liên
Danh, cho biết, việc công nhận tài sản ảo và bảo vệ nó là cần thiết, nhưng công nhận như
thế nào lại rất phức tạp. Theo thông lệ, tên miền không được coi là tài sản sở hữu trí tuệ
như nhiều người lầm tưởng. Nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại là tài sản sở hữu trí tuệ.
Còn tên miền chỉ là địa chỉ Internet có chứa nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại mà
thôi. "ICANN và các quốc gia khác đều chống việc đầu cơ, trục lợi qua tên miền. Việc VN
cấm mua bán và chuyển nhượng không thông qua VNNIC là phù hợp thông lệ quốc tế và
khuyến cáo của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO", luật sư Thành nói. "Tôi cũng lưu ý
rằng nếu các chủ thể chuyển nhượng cho nhau thông qua VNNIC không vì mục đích lợi
nhuận hay trục lợi là hoàn toàn hợp pháp".

Chi phí cao, doanh nghiệp 'ngại' tên miền .vn

Báo cáo thương mại điện tử năm 2005 do Bộ Thương mại công bố mới đây cho thấy chi phí
đăng ký và duy trì tên miền .vn là 930.000 đồng/năm, cao hơn gần 8 lần so với tên miền
quốc tế, thông thường khoảng 120.000 đồng cho cả đăng ký và duy trì năm đầu tiên. Từ
năm thứ hai, phí duy trì tên miền .vn là 480.000 đồng, cao hơn tới 4 lần so với tên miền
quốc tế. "Mức phí cao sẽ hạn chế việc đăng ký sở hữu tên miền quốc gia, dẫn đến tình
trạng các doanh nghiệp nếu có nhu cầu sử dụng tên miền sẽ đăng ký sử dụng tên miền
quốc tế", bản báo cáo kết luận.

Ông Phan Văn Thu, Giám đốc Công ty cổ phần phát triển thương mại điện tử Việt Nam ECO
(một đại lý tên miền cấp 2), cũng khẳng định: "Hiện nay, mức phí đăng ký và duy trì tên
miền của VNNIC là quá cao so với các tên miền cấp 1 quốc tế. Nếu điều chỉnh mức này
xuống 20 USD cho việc khởi tạo và duy trì một năm là hợp lý. Tất nhiên các năm sau mức
phí vẫn là 20 USD/năm".

Ông Thu cho rằng nếu VNNIC làm được việc đó thì doanh số của Trung tâm này và việc thu
ngân sách cho nhà nước sẽ tăng gấp nhiều lần, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng cũng
tăng lên, kích cầu về công nghệ thông tin cho mọi tầng lớp xã hội.Ở vị trí là một chuyên
gia an ninh mạng, ông Nguyễn Tử Quảng nhận định: "Nếu chi phí tên miền giảm xuống thì
không những khuyến khích phát triển Internet, thương mại điện tử mà còn làm cho vấn đề
an ninh mạng tốt lên. Vì lúc đó mọi người sẽ dùng tên miền .vn nhiều hơn và như vậy cũng
dễ đảm bảo cho an ninh mạng hơn".

Luật sư Nguyễn Hoàn Thành cho biết, các tổ chức quản lý tên miền trên thế giới đều tự
trang trải kinh phí, vì vậy mức phí phải đủ bù chi phí quản lý. Ở VN, phí cao một phần do
số lượng tên miền được cấp phát còn ít. Hơn nữa về kỹ thuật, cũng như chi phí quản lý
trong nước còn cao. "Để giảm được các loại chi phí cho ngang bằng thế giới trước hết phải
phát triển được số lượng tên miền .vn. Thứ đến là cải tiến kỹ thuật cũng như tinh giản bộ
máy quản lý để giảm thiểu chi phí. Còn nếu đơn thuần giảm các loại phí hiện hành, tôi e
rằng phải tăng trợ cấp của Chính phủ", luật gia Thành nói.

Ông Lê Nam Trung, Trưởng phòng Kinh tế thống kê của VNNIC, cho biết hiện nay, Bộ Tài
chính cũng đang xem xét để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện mức phí và tất cả các loại phí
áp cho tên miền.

rong những câu chuyện về quản lý, cấp phép tên miền được đề cập đến nhiều trên báo chí
và các diễn đàn gần đây, Trung tâm Internet luôn là tâm điểm của nhiều lời khen chê. Tuy
nhiên, ý thức của chủ thể domain cũng là một yếu tố quan trọng không kém đối với sự
phát triển của tài nguyên này.

Ai quản lý DNS tốt hơn?

Dư luận và giới chuyên gia cho rằng không chỉ có phí đăng ký và duy trì tên miền cao mà
ngay cả việc thay đổi thông số tên miền (DNS) của VNNIC hiện nay cũng rất phức tạp và
tốn kém với 250.000 đồng một lần thay đổi.

Hoạt động trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ như đăng ký tên miền,
thiết kế, lưu trữ website cho các doanh nghiệp, Công ty ECO cũng như nhiều đơn vị cùng
nghề khác đều rơi vào tình trạng "ngậm bồ hòn làm ngọt" với thủ tục và chi phí thay đổi
DNS. Chuyện các doanh nghiệp này phải tự bỏ tiền túi ra để nộp cho khách hàng không
còn quá xa lạ bởi lẽ ít người hiểu được việc thay đổi DNS trong quá trình duy trì một
website là gì. "Giải thích không khéo, họ lại tưởng mình phá website của họ mà hợp đồng
đã ký và chi một lần trong năm. Thỉnh thoảng có vấn đề cần thay đổi DNS, cần chi
250.000 đồng thì doanh nghiệp không 'thông' được", Giám đốc ECO Phan Văn Thu phân
bày. "Theo tôi, số tiền 250.000 đồng cho 1 lần thay đổi DNS là không cần thiết vì chi phí
duy trì tên miền hằng năm đã phải bao gồm cả gói dịch vụ".

Nhiều ý kiến dư luận trên các diễn đàn tin học và báo chí cũng không ngại ngần nói thẳng
phí thay DNS là vô lý. "Thay đổi thông số tên miền là việc thường xuyên và hết sức đơn
giản. Đối với tên miền quốc tế và quốc gia trên thế giới, thay đổi thông số kỹ thuật là hoàn
toàn do người sở hữu thực hiện mà không hề mất bất cứ khoản chi phí nào", ông Vũ Thái
Hà, người có nhiều rắc rối với VNNIC về vấn đề tên miền, tỏ ra bức xúc.

Trong vấn đề quản lý DNS, Giám đốc ECO cho rằng nên để nhà cung cấp quản lý hoặc
chuyển quyền cho các đại lý chính thức của VNNIC (resellers). "Lý do là vì công việc quản
trị này phải do các chuyên gia công nghệ thông tin đảm nhiệm bởi họ còn kiểm soát được
phần nào nội dung thể hiện trên website".

Luật sư Nguyễn Hoàn Thành, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh, cũng đồng tình: "Việc
quản lý thay đổi thông số nên để người quản lý tên miền thực hiện trực tuyến vì theo quy
định, họ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin ấy. Tuy nhiên, vấn đề phức
tạp nằm ở khâu kỹ thuật và bảo mật".

Trách nhiệm với tài nguyên Internet

Không ít doanh nghiệp làm dịch vụ chăm sóc website tâm sự với VnExpress rằng khách
hàng của họ không ý thức được giá trị của những tài nguyên Internet. Thực tế hiện nay,
các doanh nghiệp nói riêng và người sử dụng nói chung vẫn còn thờ ơ với tên miền. Giám
đốc ECO Phan Văn Thu giãi bày: "Tôi nhớ có bài báo từng nói đến chuyện một số đơn vị
đăng ký domain và xây dựng website cũng chỉ để cho bằng bạn bằng bè hoặc... cho oai.
Đây cũng là vấn đề tại doanh nghiệp của tôi. Khi tên miền đến hạn, chúng tôi thông báo
năm lần bảy lượt nhưng vẫn có một số khách hàng không để ý. Chỉ đến khi khách hàng
của họ không vào được web thì lúc đó họ mới thực sự cuống lên".

Ông Thu khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước muốn bảo vệ thương hiệu, tên sản
phẩm của mình thì phải đăng ký ngay tên miền với các đơn vị cung cấp để tránh bị người
khác đăng ký trước và sử dụng vào mục đích khác. "Việc đăng ký tên miền và xây dựng
website quảng bá thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp là rất cần thiết", ông Thu nói.
Trách nhiệm của người sử dụng mới chỉ là một mặt của vấn đề, những vụ việc rắc rối về
tên miền xảy ra trong thời gian qua cũng cho thấy những quy định về quản lý cũng như
quy trình cấp phát tên miền còn có những vấn đề chưa thực sự chặt chẽ. Quan điểm của
những người ít nhiều có liên quan đến tên miền đều cho rằng nên có những quy định cụ
thể hơn để ràng buộc khách hàng, đồng thời thông tin đến khách hàng cũng phải kịp thời,
chính xác hơn.

"Phía khách hàng thì phải quan tâm đến tài sản của mình là tên miền và phải hiểu rõ được
các quy định của nhà nước, của VNNIC để thực hiện cho tốt. Còn việc quản lý và cấp phát
cũng nên xử lý trực tiếp (online) từ đăng ký cho đến việc thanh toán để đỡ mất công đi
lại", một khách hàng của VNNIC nói.

Giám đốc ECO cũng hiến kế, để Internet sạch, các cơ quan quản lý nên có văn bản hướng
dẫn cụ thể và lập danh sách các tên miền nhạy cảm bị cấm đăng ký, như các tên miền có
đuôi .gov.vn thì chỉ có các cơ quan trực thuộc trung ương mới được đăng ký. Bên cạnh đó,
phải phân tích kỹ tính nhạy cảm của nó vì cũng có domain viết tắt bị liệt vào hàng nhạy
cảm nhưng nó lại là thương hiệu của doanh nghiệp đã có trên thị trường. "Thực tế là có
nhiều trường hợp các viết tắt đó không có nghĩa nhưng nó lại rất nhạy cảm. Điều này khó,
nhưng cái quan trọng hơn là nội dung website", ông Thu cho biết.

Luật sư Nguyễn Hoàn Thành cho rằng sự ra đời Quyết định 27 của Bộ Bưu chính viễn thông
(năm 2005) khiến quản lý tên miền trở nên phức tạp hơn nhiều vì đã nới lỏng quy định cấp
phát tên miền như cho phép cấp tên miền chứa các từ dùng chung, nới lỏng các quy định
về sử dụng. Việc đầu cơ tên miền và tranh chấp cũng vì thế mà nhiều hơn. "Việc quản lý
tên miền hiện nay theo tôi là phù hợp, chủ thể có nhu cầu có thể đăng ký không khó khăn
gì. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp cần được giải quyết nhanh với những quy định cụ thể",
luật sư Thành bình luận. Theo ông, các vụ việc ầm ĩ xảy ra gần đây liên quan đến tên miền
chủ yếu chỉ liên quan đến một số cá nhân đầu cơ domain và do cách hiểu biết yếu kém về
tên miền cũng như các nghiên cứu và khuyến cáo của WIPO về quản lý tên miền quốc gia.

"Khi soạn thảo Quyết định 27, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp một
cách công khai trên mạng và có cả ý kiến của các bộ ngành có liên quan chứ VNNIC không
thể tự dựng lên các quy định như vậy. Ngay cả chuyện tính phí cũng được thực hiện tương
tự", ông Lê Nam Trung, Trưởng phòng Kinh tế thống kê của VNNIC, cho biết. "VNNIC cũng
như bất kỳ công dân nào ở Việt Nam không muốn rằng có kẻ lợi dụng những điều chưa
hoàn chỉnh của khung pháp lý để làm việc sai trái. Chúng tôi mong nhận được những ý
kiến đóng góp xây dựng từ phía cộng đồng".

Về nguyên tắc, để giảm thiểu các tranh chấp domain liên quan đến sở hữu trí tuệ, tên miền
quốc gia cần được quản lý chặt chẽ hơn tên miền quốc tế dùng chung, để được cấp phát
đúng đến người sử dụng hay chủ thể sở hữu trí tuệ hợp pháp.
Lời khuyên khi đầu cơ Tên miền

1. Dự đoán tương lai.


Khả năng dự đoán tương lai của mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn khi domain name .Tel mở cửa cho
đăng ký, thì cơ hội như mở toang. Nếu như bạn dự đoán được đâu là tên miền nên đầu cơ thì rất tốt cho
bạn. Lúc trước mọi người đổ xô nhau đi đầu cơ .mobi, nếu bạn bị cuốn theo thì bây giờ chắc đã chìm chung
một xuồng. Khi đầu cơ bạn nên chọn những lãnh vực có ăn để đầu cơ sẽ tập trung hơn. Chẳng hạn tập
trung hẳn về tình dục, kinh tế, tin học.. tùy bạn lựa chọn.

2. Chọn domain “dot Com”.

Đã cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời, dot Com là dot King (vua). Hiện nay có rất nhiều đuôi tên miền khác
nhau, nhưng việc chọn đuôi .com là bạn đang lựa chọn sự ổn định về giá. Những tên miền đuôi khác tùy
hứng, lúc lên cơn sốt bạn chứng kiến giá cao, nhưng khi xẹp, thì sẽ bị lỗ nặng. Lại nói về .mobi lúc trước
bùng nổ rất mãnh liệt, nhưng bây giờ thì còn đâu? Nếu bạn tung tiền đầu cơ .mobi thì chắc cũng không khó
đoán hậu quả.

3. Đầu cơ tên miền ít ký tự.

Tên miền ít ký tự .COM rất được quan tâm và giá cả cũng rất ổn định. Khi mà tên miền 2 ký tự có giá trăm
ngàn USD thì việc mua hôm nay $100k vài hôm sau bán $120k là chuyện vẫn xảy ra (đã chứng kiến). 2 ký tự
là “Giấc mơ”, 3 ký tự là “Ông vua”, 4 ký tự “Mua bán dễ”, 5 ký tự “Hy vọng nhỏ”, theo đó bạn xem bạn đang
có gì? Domain name dễ nhớ, dễ type, có ý nghĩa đóng vai trò lớn trong giá trị của nó.

4. Nhắm đến đối tượng cần domain.

Khi tung tiền đầu cơ, bạn nên nhắm đến đối tượng cần domain này là ai? Họ là đại gia hay chỉ là công ty
xoàng xỉnh? Nếu bạn phân tích khả năng các đối tượng sẽ mua lại tốt thì công việc của bạn sẽ dẫn đến
thành công hơn. Còn nhớ lúc trước khi domain name BCF.com rao bán, đã có người tung số tiền lớn $71k &
giành rất quyết liệt để có được nó. Vì có lý do của nó, anh ta nhắm chính xác đối tượng cần mua là công ty
Burlington Coat Factory. Quả là như vậy, chẳng ít lâu sau công ty này phải bỏ ra $125k để mua lại.

5. Xác định giá trị thực của domain trước khi đầu cơ.

Chuyện này tưởng chừng đơn giản nhưng hoá ra vô cùng khó, cần phải rất kinh nghiệm. Nếu bản khảo sát
giá thị trường mua bán thì đôi khi bạn ngạc nhiên và tự hỏi cái domain thế này mà giá cao ngất thế nhỉ? Điều
này chứng tỏ rằng để xác định đúng giá trị của domain là một công việc khó. Để nâng cao khả năng đánh giá
bạn cần tham khảo bảng giá của những domain đã qua mua bán trên; sedo, afternic, tdnam và nhiều forum
bàn về domain. Lúc đó bạn sẽ có cái nhìn tường tận hơn.

6. Kiếm tiền bằng domain parking

Trong lúc giữ domain đầu cơ tích trữ, đừng bỏ phí cơ hội kiếm tiền thông qua parking. Có rất nhiều web site
cung cấp dịch vụ parking hiện nay. Để dễ hình dung parking như thế nào? thì nó cũng gần giống như
Google adsense, hiện mấy cái link quảng cáo như thế, khi visitor vào click thì bạn kiếm được tiền. Bạn có
thể đăng ký dịch vụ này trên nhiều web, phổ biến là; sedo, parked (đang xài khá tốt)..

Kinh doanh tên miền-Nghề hái ra tiền


Chỉ cần vào trang tìm kiếm google.com.vn và đánh từ khóa “mua bán tên miền”, hàng chục địa chỉ rao bán tên
miền sẽ hiện ra. Hoạt động chuyển nhượng tên miền đang diễn ra rầm rộ và những nhà đầu cơ tên miền đầu tư “1
vốn”, thu về “nghìn lời”.

“1 vốn”... 1.000 lần lãi

Tên miền là 1 tên dễ nhớ, dùng làm địa chỉ trên mạng, thay thế cho 1 dải số khó nhớ (còn gọi là địa chỉ IP). Muốn
xây dựng website, đăng ký tên miền là việc làm đầu tiên của khách hàng. Lệ phí đăng ký tên miền cấp 2 và duy trì
năm đầu tiên theo quy định của pháp luật là 1.050.000 đồng/tên miền.

Tuy nhiên, các website rao bán tên miền trên mạng có giá cao gấp cả nghìn lần. Website: raobandomain.com đấu
giá tên miền 4sex.vn với giá khởi điểm 100.000 USD (tương đương gần 2 tỷ VND), cao gấp gần 1.000 lần so với lệ
phí đăng ký. Đây chỉ là giá khởi điểm, để giành quyền sử dụng tên miền này, khách hàng có nhu cầu có thể phải trả
khoản tiền lớn hơn nhiều lần.

Website rao bán tên miền này có tất cả các loại tên miền Việt Nam và quốc tế, với giá thấp nhất là 0 USD
(thamnhung.info) và cao nhất khoảng 500.000 USD (sumenhvietnam.com, tương đương hơn 8 tỷ VND).

Website rao bán tên miền tự do với giá “cắt


cổ”

Hoạt động chuyển nhượng tên miền trên mạng diễn ra rầm rộ. raobandomain.com có hàng nghìn địa chỉ tên miền
đang chờ đấu giá, trong đó có hơn 100 tên miền .vn. Theo dõi trạng thái tên miền được đăng tải trên website cho
thấy, trong ngày 18-2, có hơn 10 tên miền đã có khách đấu giá.

Tương tự như vậy, nhanhoa.com rao bán nhiều tên miền trong nước và quốc tế kèm theo lời tư vấn tỉ mỉ. Chủ một
văn phòng bất động sản cho biết: “Tối hôm trước tôi tìm kiếm tên miền cho website bất động sản, nhưng còn lưỡng
lự thì sáng hôm sau đã có người đăng ký sử dụng mất rồi”. Chính vì tên miền “đắt hàng” như vậy nên các nhà đầu
cơ tranh thủ đăng ký rất nhiều, và tiếp thị đến người có nhu cầu sử dụng. Người có nhu cầu thực sự đỡ khoản thủ
tục đăng ký với cơ quan chức năng (Trung tâm Internet Việt Nam- VNNIC), chỉ cần thỏa thuận với bên bán nhưng
lại phải bỏ ra số tiền lớn gấp nhiều lần chi phí nếu họ tự làm.

Cần quản lý chặt hoạt động chuyển nhượng tên miền

Trên thế giới, hoạt động chuyển nhượng tên miền cũng diễn ra nhưng được quản lý chặt chẽ. Còn ở Việt Nam, ông
Trần Minh Tân - Phó Giám đốc VNNIC cho biết: “ Theo các quy định hiện tại, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”
là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia. Khi xã hội đòi hỏi thì Nhà nước có thể cho phép chuyển nhượng
kèm theo cơ chế về thuế, lệ phí.

Hiện tại Luật Công nghệ thông tin, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông chưa có các quy định cụ thể về việc chuyển
nhượng quyền sử dụng tên miền cũng như các chính sách thuế, lệ phí liên quan nên việc chuyển nhượng tên miền
chưa thể được thực hiện một cách tự do. Có nghĩa là nếu chủ thể đăng ký trước không còn nhu cầu sử dụng thì phải
có văn bản đề nghị trả lại tên miền để các chủ thể khác có nhu cầu đăng ký”.

Có thể hiểu, trong thời gian chờ đợi văn bản pháp luật được ban hành thì hoạt động mua bán, chuyển nhượng tên
miền diễn ra công khai, đấu giá tự do. Theo phản ánh của một số người quản trị mạng, họ theo dõi thấy rất nhiều
tên miền tồn tại cả năm trời mà không đưa vào sử dụng và cũng chưa trả lại cho cơ quan quản lý, gây lãng phí tài
nguyên và dẫn đến tranh chấp.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Minh Tân cho biết thêm: “Theo Thông tư 09/2008/TT-BTTTT, trong quá trình
quản lý, các cơ quan chức năng sẽ không phải xem xét quản lý việc này, ngoại trừ tòa án, trọng tài khi cần lấy
thông tin phục vụ việc giải quyết tranh chấp tên miền”!

Thực tế cho thấy, những tên miền đẹp đã được những người đầu cơ đăng ký. Do vậy, khi cá nhân hoặc tổ chức có
nhu cầu, họ đành phải mua qua nhà đầu cơ với giá rất đắt.

Anh Xuân Hữu, quản trị 1 website tư vấn luật nhận xét: “Trên thực tế, nhiều người có nhu cầu sử dụng tên miền
đúng với hoạt động của mình thờ ơ với việc đăng ký, dẫn đến việc đầu cơ tên miền của một số tổ chức, cá nhân.
Mặc dù quy định mới không cấm việc chuyển nhượng tên miền nhưng hoạt động chuyển nhượng là quan hệ dân
sự, cần có chế tài điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của người sở hữu tên miền và đảm bảo công tác quản lý tài
nguyên quốc gia. Nếu không quản lý tốt hoạt động của các website và tên miền sau đã đăng ký có thể dẫn tới lạm
dụng tên miền cung cấp nội dung xấu, làm ảnh hưởng tới thương hiệu của các công ty...”.

Trong khi chờ đợi Luật Viễn thông mới sắp ban hành có quy định cụ thể việc quản lý tài nguyên tên miền và chế
tài xử lý, để thoát cảnh “mua lại quá đắt”, tốt nhất, cá nhân tập thể có nhu cầu thiết lập website cung cấp thông tin,
nhanh chóng đến VNNIC làm thủ tục đăng ký mà không cần qua trung gia

 Tại sao phải Giành Lại Domain Quốc Tế

 Giá trị của thương hiệu nếu bị mất, bạn có tiền cũng không thể lấy lại được
 Không thể chấp nhận thương hiệu của bạn được người khác sử dụng
 Nếu 01 đơn vị khác, kinh doanh cùng lãnh vực, và giành thị phần của bạn dưa trên domain quốc tế ngắn
hơn, và hay hơn website của bạn
 Nếu đối thủ của công ty bạn sử dụng domain quốc tế vào việc phá hoại hình ảnh công ty bạn
 Nếu website của bạn phát triển, bạn quên rằng bạn đang quảng cáo miễn phí cho domain quốc tế tương ứng,

 … còn nhiều cái Nếu …

 Tại sao tôi không kiện để có thể lấy lại tên miền quốc tế ?

• Bạn không thể/ hoặc không nên làm vì các lý do sau :


1. Có thể có nhiều công ty cùng một tên thương hiệu với công ty bạn.
2. Nếu bạn kiện lên Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế giới WIPO ( www.wipo.int ), chi phí từ 2000-
3000usd chỉ cho mỗi việc nộp đơn xem xét, không nói đến chuyện thanh toán án phí, lệ phí.

 Tôi nghĩ là không cần quan trong hóa vấn đề domain quốc tế

• Bạn nên đọc thêm các bài viết sau


1. Mất tên miền, kiện cũng “vật vã”
2. Bảo vệ Thương hiệu trên mạng Internet
3. Thương hiệu'' điện tử: Chậm là mất cả chì lẫn chài?!
4. Tên miền - "Huyền thoại" hay sự thật phũ phàng!
5. Tên miền: “Bất động sản của thế kỷ 21”
6. Buôn tên miền, nghề siêu lợi nhuận?
7. Cuộc chiến phim Tết hay trò đùa hacker?
8. ‘Nhái’ trang web của Megastar để giới thiệu phim sex
9. Tên miền Business.com rao bán với giá kỷ lục 400 triệu USD

Thương hiệu'' điện tử: Chậm là mất cả chì lẫn chài?!


Tại TP.HCM, một công ty mỹ nghệ xuất khẩu có tên tuổi đăng ký tên miền.com nhưng chậm gia hạn nên đã bị
chiếm mất hồi đầu năm nay. Sau đó, tên miền này được rao bán với giá 5.000 USD!

Ngày 25/8, ông Lý Gia Khang, Giám đốc Công ty TNHH Tin học Gia Hào, tại quận Thủ Đức (TP.HCM), đã nộp
bản đăng ký một loạt tên miền của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Toshiba, IBM, BMW và Panasonic. Sau
khi nhận hồ sơ của ông Khang, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tại TP.HCM đã thông báo cho văn
phòng đại diện của các hãng nói trên về nguy cơ có thể mất tên miền nếu hãng không có phản ứng.

Ngay tức khắc, hãng Toshiba đã nộp hồ sơ và được cấp tên miền đúng cho hãng. Còn Panasonic thì fax ngay hồ sơ
sang cho VNNIC để xin cấp tên miền. Và chiều 29/8, hãng đã cử ông Du Chí Hùng đến nộp tiền đăng ký tên miền.
Riêng 2 hãng IBM và BMW vẫn chưa phản ứng chính thức.

Theo ông Đỗ Quang Trung, đại diện VNNIC tại TP.HCM, sau 3 ngày nộp hồ sơ nếu không có ai phản ứng hay
tranh chấp thì VNNIC sẽ cấp tên miền cho người đăng ký trước. Và ngày 28/8, Trung tâm Internet Việt Nam đã ra
quyết định cấp tên miền www.ibm.com.vn và www.bmw.com.vn cho ông Lý Gia Khang.

Bia Sài Gòn là nhãn hiệu bia nổi tiếng tại Việt Nam của Tổng Công ty Bia Sài Gòn. Hồi đầu tháng 7/2003, ông
Lương Quốc Liêm, cư ngụ tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật, kinh doanh mua bán đồng hồ, mắt kính tại quận 5 -
TP.HCM, đứng tên chủ thể làm tờ khai đăng ký tên miền dành cho cá nhân gửi lên VNNIC cả hai tên miền
www.biasaigon.com.vn và www.saigonbeer.com.vn. Theo bản đăng ký của ông Liêm, người đứng tên chịu trách
nhiệm thanh toán cước phí là ông Dương Thanh Tùng, ngụ tại quận Phú Nhuận - TP.HCM.

Mặc dù biết tên miền đã mất nhưng Tổng Công ty Bia Sài Gòn vẫn chưa có phản ứng gì. Ngày 28/8, ông Nguyễn
Minh Cương, Phòng Kinh doanh Tổng Công ty Bia Sài Gòn, người được phân công phụ trách về vấn đề này, cho
biết hiện ông đang làm văn bản để trình lên Ban Giám đốc Tổng Công ty xin ý kiến (!). Phải chờ Ban Giám đốc
họp đã mới có ý kiến về vấn đề này.

Liệu VNNIC có quá dễ dãi?

Trên thế giới, tình trạng chiếm tên miền xảy ra khá phổ biến vì nguyên tắc cơ bản nhất của việc đăng ký là ai đăng
ký trước sẽ được cấp. Điều này đã gây ra khá nhiều tranh chấp. Năm 2001, Chính phủ Nam Phi đã kiện một công
ty Mỹ để đòi lại tên miền là www.southafrica.com. Trước đó, tập đoàn truyền thông Mỹ Time Warner cũng thắng
kiện trong việc đòi lại quyền sở hữu 107 tên miền có chữ HarryPotter...

Tình trạng chiếm tên miền rắc rối đến mức Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thuộc Liên Hiệp Quốc kêu gọi
chính phủ các nước nên thắt chặt luật lệ để bảo vệ những thương hiệu đã được đăng ký vì tình trạng chiếm tên
miền để bán lại với giá cực cao ngày càng phổ biến.
Việc cấp phát tên miền cần thiết phải bảo đảm tính hợp lý, hạn chế tình trạng chiếm dụng tên miền, nhất là đối với
các sản phẩm đã được đăng ký. Nguyên tắc ''ai đăng ký trước được xét cấp trước'' chỉ là nguyên tắc cơ bản. Bên
cạnh đó, còn có một số nguyên tắc ràng buộc khác.

Ngay cả tại Mỹ, nước có tình trạng chiếm tên miền phổ biến nhất thế giới, cũng bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp tên
miền, ngăn chặn chiếm dụng. Có thể thấy rõ điều này qua các vụ như ca sĩ Madonna đòi lại tên miền
www.madonna.com bị một công ty sử dụng làm website khiêu dâm. Trước đó, các nhân vật nổi tiếng như ngôi sao
Hollywood Julia Roberts, hay ca sĩ nhạc rock lừng danh Jimi Hendrix cũng thắng kiện sau khi tên miền trùng với
tên của họ bị chiếm. Ngay cả Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cũng phải nhờ WIPO can thiệp mới được trả lại
tên miền.

Trở lại tình hình hiện nay ở VN, các doanh nghiệp đang lo ngại việc cấp phát tên miền của VNNIC có phần quá dễ
dãi, chỉ dựa chủ yếu vào nguyên tắc “ai đăng ký trước được xét cấp trước”, trong khi theo quy định về quản lý và
sử dụng tài nguyên Internet, tổ chức, cá nhân xin đăng ký tên miền phải giải thích rõ mối liên quan của tên miền
xin đăng ký với hoạt động của mình. Ngoài ra, việc cấp tên miền còn phải tránh đăng ký các tên miền liên quan tới
các địa danh, tên danh nhân, lãnh tụ hay liên quan tới các tên chung của một ngành kinh tế, chủng loại hàng hóa,
sản phẩm, tên các loại dược phẩm, tổ chức liên chính phủ, tổ chức chính trị, xã hội.

Theo Người Lao Động

Tên miền-“Huyền thoại” hay sự thật phũ phàng?


Buổi chiều tháng 1 năm 2001, sau cuộc đấu giá cân não, những ông chủ tập đoàn tài chính khổng lồ của Hoa Kỳ
Bank of America đã phải cay đắng chấp nhận bỏ ra 3.000.000USD để mua lại website gắn tên miền loans.com từ
một tay đầu cơ tên miền trẻ ranh Marcelo Siero – người mà cách đây 2 năm đã đăng ký tên miền này với giá chỉ là
$100USD/ 1 năm. Tương tự như vậy điều này cũng đã xảy ra với Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist)
cũng đã bị mất tên miền saigontourist.com do chậm chân hơn. Trong khi đó tên miền www.saigontourist.com lại
được sử dụng để hướng lượt người truy cập vào website www.pacificvietnam.com một website cung cấp dịch vụ về
du lịch, đặt phòng khách sạn… Trường hợp bị mất tên miền do chủ thể đăng ký chậm tương tự cũng từng xảy ra
với www.trungnguyen.com, www.vinataba.com, www.dongluc.com, www.visa.com.vn,www.idgvv.com.vn …

Ngay tại thị trường tên miền, sự tăng giá bán lại tên miền thậm chí gây ngạc nhiên cho chính những người đầu cơ
cho giá trị của chúng. Năm 1997, những nhà kinh doanh tên miền “sẽ không có gì làm ngạc nhiên” nếu có những
tên miền có giá 750.000 USD hay 1 triệu USD/tên. Nhưng chỉ một năm sau, 1998, Tập đoàn Compaq Computer đã
"dám" trả 3.35 triệu USD để mua tên miền AltaVista.com chỉ vì công cụ tìm kiếm của web site này. Trong năm
1999, Virtual Vineyards, một công ty kinh doanh rượu trên mạng, chi 3 triệu USD mua tên miền Wine.com.
CarsDirect.com bỏ ra 2.2 triệu USD mua địa chỉ Autos.com, và một công ty ở Nam Cali trả mức giá ấn định kỷ lục
7.5 triệu USD mua Business.com

Business.com: Nàng công chúa lọ lem!

Marc Ostrofsky là cái tên khởi đầu cho câu chuyện về một nhà đầu tư tại Houston (Mỹ) đã hưởng lợi trong mơ từ
tên miền. Năm 1992, Ostrofsky khi đó là chủ một công ty xuất bản và tổ chức biểu diễn, có linh cảm rằng "Một
ngày nào đó tên miền dễ nhớ sẽ cũng nổi tiếng, có khả năng quảng bá giống ý tưởng tiếp thị qua điện thoại kiểu 1-
800-FLOWERS,”. (nhấn số 1-800-Mua Hoa) vốn rất thành công tại thị trường Mỹ.

Hai năm sau, theo trực giác của mình, ông đăng ký 80 tên miền với tổng số tiền đầu tư là 8000 USD - lấy tập hợp
các tên phổ biến như Ebusiness.com, Eflowers.com, Eradio.com và Etickets.com. Ông cho biết “ Tôi có thể đầu tư
8000 USD hoặc gừi ngân hàng với lãi suất 5%. Nhưng tôi có niềm tin, một ngày nào đó những tên miền này sẽ có
giá trị rất cao”

Năm 1996, Ostrofsky quyết định đánh cuộc lớn hơn. Khi ông muốn xuất bản một tạp chí mới có tên Business.com,
ông đã phát hiện ra một Cty máy tính ở London tên là Bussiness Systems International (BSI) đang sở hữu tên miền
đó. Ngay lập tức Ostrofsky đề nghị mua tên miền này của BSI. Sau hai tháng thương lượng dai dẳng, Ostrofsky đã
mua được tên miền Business.com với giá kỷ lục thế giới khi đó là 150.000 USD. Sự kiện này trở thành đầu đề của
nhiều tờ báo trên khắp thế giới, vì chưa từng có ai chi một khoản tiền như thế mua một tên miền, một tài sản vô
hình trên Internet. Ostrofsky cho biết “Nhiều người nghĩ rằng tôi bị mất trí” Nhưng ngay cả lúc đó, ông vẫn tin
tưởng rằng "Việc này cần thời gian. Bạn phải biết kiên nhẫn, và phải nhận thức được giá trị của những gì bạn có.”

Ba năm sau, huyền thoại bắt đầu, tháng 2 năm 1999, Ostrofsky bán tên miền đầu tiên của mình Eflowers.com cho
một công ty kinh doanh hoa trên mạng - Flowers Direct Co. với giá 25.000 USD tiền mặt. Và phần kèm theo cực
kỳ lãng mạn, Ostrofsky được hưởng 50 xu trên mỗi lần giao dịch qua Website và một bó hoa giao cho bất kỳ ai ông
chọn mỗi tháng một lần cho đến cuối đời.

Nhưng đó chỉ là khởi đầu cho vận may. Cuối năm có hai công ty bắt đầu liên hệ đặt vấn đề nghiêm túc mua tên
miền Business.com. Ban đầu ông không quan tâm do đã dự định giữ tên miền Business.com cho mình sử dụng.
Nhưng khi giá đưa ra lên hơn 5 triệu USD, ông nao núng và cuối cùng tháng 12/1999, ông bán tên Business.com
với khoản tiền gây sửng sốt thế giới: 7.5 triệu USD.

Theo Jake Winebaum – nhà sáng lập eCompanies, Cty của ông trả mức giá kỷ lục như thế để mua tên miền của
Ostrofsky vì tên miền Business.com là “ tài sản hàng đầu” có giá trị từng xu một và ông dự định sử dụng tên miền
này để phát triển dịch vụ doanh nghiệp – doanh nghiệp Internet mới.

Tên Business.com có giá trị lớn vì nó rõ ràng, đơn giản, thẳng thắn, dễ hiểu và dễ nhớ. Trong thị trường Internet
ngày càng chật chội, những phẩm chất đó giúp cho các công ty thương mại điện từ tiết kiệm hàng triệu USD cho
quảng cáo và tiếp thị. Với Business.com, Winebaum tuyên bố “ chúng tôi gần như không phải giải thích thêm bất
kỳ điều gì...”

Ngày nay Ostrofsky vẫn đang sở hữu hơn 100 tên miền, phần lớn tên miền đó chỉ tốn khoảng 70 – 100 USD tiền
đăng ký/năm. Ông tin rằng cùng với thời gian và lòng kiên nhẫn, nhiều tên miền trong số đó sẽ tăng giá trị cao.
“Ngay bây giờ một số tên miền đang bán với giá 20.000 đến 80.000 USD có thể có giá trị hàng triệu USD sau này.
"Nhiều người vẫn đánh giá thấp tên miền, chỉ đến khi họ thấy thực sự cần thì đó là lúc ta có quyền mặc cả...”. Dẫu
sao thì việc bán Business.com đã thay đổi cách nhìn của mọi người về những khoản đầu tư tên miền một thời được
coi là dị thường của ông. “ Mọi người đã ngạc nhiên, và đều nghĩ rằng tôi biết điều gì đó mà họ không biết” ông
nói.

Trong thời đại bùng nổ thương mại điện từ ngày nay, những câu chuyện tưởng như trong huyền thoại nêu trên lại
chính là sự thật phũ phàng cho mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi chưa nhận ra được tầm quan trọng của tên
miền gắn với thương hiệu và danh tiếng đã dày công tạo lập.

ở Việt Nam – Tên miền “giá” bao nhiêu?

Tên miền chính là thương hiệu hay đúng hơn là sự thể hiện khác của thương hiệu. Tuy không có những yếu tố bắt
mắt như hình khối, màu sắc, kiểu chữ… nhưng khi đọc tên miền người ta dễ dàng nhận ra những thương hiệu
tương ứng như www.nikko.com.vn gắn liền với Công ty Nikko điều hoà, tủ lạnh, www.trungnguyen.com.vn gắn
liền với café Trung Nguyên…Tên miền (.VN) là thương hiệu, đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ và sự ngầm định của
người sử dụng Internet. Domain name (tên miền) có tính duy nhất trong khi các đối tượng sở hữu trí tuệ có khả
năng trùng lặp giữa các quốc gia. Các tên miền gắn liền với những tên tuổi doanh nghiệp, sản phẩm thành công
hoặc có lợi thế kinh doanh thường được định “giá” theo giá trị của thương hiệu đó đối với thị trường, và những tên
miền này thường bị chiếm dụng và đầu cơ nếu các chủ thể đích thực của nó không nhanh chân.

Sự kiện Dệt Long An phá sản cách đây 2 tháng đã gây xôn xao dư luận vì thương hiệu Dệt Long An vẫn còn ghi
dấu trong người tiêu dùng. Mới đây, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Long An đã đề nghị giá khởi điểm cho thương hiệu
Dệt Long An là 1 triệu USD. Trước đó, ban lãnh đạo của công ty dệt này đã đưa ra giá... 9 triệu USD cộng thêm
điều kiện “ai mua còn phải thương lượng tiếp”. Nhiều doanh nghiệp khi nghe thông tin này đã bất ngờ vì theo tư
duy của hầu hết doanh nghiệp Việt Nam, thương hiệu vẫn là một khái niệm trừu tượng... không giá. Họ chỉ biết đẩy
sản phẩm ra thị trường mà quên mất việc “đặt tên cho con”. Cách đây vài năm, lần đầu tiên thương hiệu kem đánh
răng P/S được định giá 5 triệu USD khi đưa vào liên doanh với một tập đoàn nước ngoài. Tiếp đó, ông già chủ
doanh nghiệp kem đánh răng Dạ Lan nổi tiếng thời bao cấp đã "bình tĩnh" định giá cho thương hiệu của mình là
8,5 triệu USD!... Điều này đã tạo nên cú "mở choàng mắt" cho doanh nghiệp đánh giá đúng vai trò của thương
hiệu. Trên thế giới, nhiều công ty trở thành nổi tiếng không chỉ do quy mô đầu tư và đổi mới công nghệ mà chỉ nhờ
thương hiệu. Như Coca - Cola năm 2003, theo đánh giá của Interbrand Corp, có giá trị 69,9 tỉ USD, nhãn hiệu
Microsoft được định giá 64,1 tỉ USD, IBM 51,2 tỉ USD... Giá trị thương hiệu khác nhau nên giá sản phẩm của mỗi
thương hiệu cũng khác nhau, thậm chí “một trời một vực”. Đơn cừ, một áo sơ mi do cùng một doanh nghiệp sản
xuất, không khác nhau nhiều lắm về chất liệu nhưng nếu mang nhãn hiệu An Phước giá khoảng 218.000
đồng/chiếc, còn khi gắn với nhãn hiệu nổi tiếng của Pháp Piere Cardin giá lên tới 526.000 đồng/chiếc.

ý thức được giá trị của thương hiệu, một số doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn mua lại thương hiệu nước ngoài
với phí chuyển nhượng cao như FPT mua lại thương hiệu Aptech của ấn Độ, sử dụng tại Việt Nam với giá trên
100.000 USD. Nhưng điều đáng lo là phần lớn các doanh nghiệp Việt nam vẫn đang bỏ ngỏ một mảng hết sức
quan trọng đó là “Bảo vệ thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trên Internet thông qua việc đăng ký tên miền .VN”.

Trên thế giới hiện nay, hai quốc gia có số lượng sử dụng tên miền gắn với thương hiệu lớn nhất là Đức với gần 10
triệu tên miền và Anh với gần 9 triệu. Tại châu á, lượng sử dụng tên miền ở Nhật Bản gần 600 nghìn, Hàn Quốc
gần 500 nghìn và Trung Quốc gần 400 nghìn. Trong khi đó, theo thống kê tính đến tháng 6 năm nay, số tên miền
được dùng ở Việt Nam mới là 7.454. Từ tháng 7/2003 đến tháng 7/2004, biểu đồ thống kê sự phát triển số lượng
tên miền do Trung tâm Internet Việt Nam cung cấp cho thấy 67% (2.604) là tên miền đăng ký trong nước (chỉ
chiếm trên 20% tương đương với khoảng hơn 500 tên miền do doanh nghiệp Việt Nam đăng ký so với hơn 200.000
doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc) và 33% còn lại (1.261 ) đăng ký ở nước ngoài thông qua HI-TEK (Tổ
chức cung cấp dịch vụ đăng ký trực tuyến .VN (www.VN) duy nhất trên toàn cầu). Điều này là một minh chứng
điển hình về nhận thức kém của các chủ quản lý doanh nghiệp Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua lại quyền sử dụng tên miền mà đáng
nhẽ là họ mới là chủ thể có quyền sở hữu đối với tên miền đó nếu nhanh chân đăng ký trước, ví dụ như:
www.tuanchauresort.com.vn đã bị một Cty kinh doanh dịch vụ Internet tại Việt Nam đăng ký trước và chính Cty
này đã sử dụng tên miền này để mời Ban giám đốc công ty ÂU LạC - Tuần Châu không còn lựa chọn nào khác
ngoài việc phải sử dụng dịch vụ thiết kế Website và dùng tên miền do Cty này đã đăng ký để quảng bá cho Website
của mình. Một số các đại gia khác như IBM và BMW đang mất nhiều thời gian và tiền bạc trong quá trình đàm
phán để được sở hữu tên www.ibm.com.vn www.bmw.com.vn . Có thể nhiều doanh nghiệp kém nhận thức sẽ còn
phải trả giá đắt hơn nữa để lấy lại những cái tên miền đáng nhẽ ra phải thuộc về mình?...

Tên miền: “Bất động sản của thế kỷ 21”


TTCT- Tại một khách sạn ở trung tâm Manhattan (Mỹ), Larry Fischer áp chặt tai vào điện thoại di động trong khi
đồng nghiệp Ari Goldberger dán mắt vào màn hình laptop.

Họ đang bận rộn thực hiện một phi vụ đấu giá tên miền trên Internet, với hi vọng giành được tên miền
megayachts.com. Có người đã trả 120.000 USD. Cuộc đấu giá diễn ra căng thẳng cho đến khi phần thắng nghiêng
về Fischer và Goldberger với giá 150.000 USD.

Buổi đấu giá, do Moniker.com tổ chức, đã thu về tổng cộng 12,4 triệu USD với hàng chục tên miền được bán ra.
Có tên được trả cả triệu USD,

Bob Parsons, người sáng lập Công ty đăng ký tên miền GoDaddy.com, cho biết những người kinh doanh tên miền
có hai cách để kiếm tiền: thông qua lượng người truy cập và chờ khi tên miền tăng giá thì bán lại. “Tên miền đang
trở thành bất động sản của thế kỷ 21. Việc sở hữu tên miền như một khoản đầu tư chẳng có gì là bất chính cả”.
Cách thức kiếm tiền khá đơn giản, người làm chủ tên miền sẽ hoạt động như một người “cho thuê mặt bằng”: đăng
thông tin và đường link đến các website của khách hàng trên trang web của mình. Cứ mỗi khi có người nhấp chuột
lên đường link thì người “chủ mặt bằng” sẽ nhận được một khoản tiền nhất định. Trước đây, Fischer và Goldberger
từng sở hữu tên miền smartname.com với lượng truy cập mỗi tháng lên đến 50 triệu lượt. Họ đã bán lại tên miền
này vào đầu năm nay.

Điều quan trọng là sở hữu một tên miền thật “đắc địa”. Tên càng mang tính đặc trưng của loại hàng hóa dịch vụ
càng dễ thu hút khách hàng. Ví dụ, megayachts.com (du thuyền lớn) chứa rất nhiều quảng cáo và đường dẫn đến
các công ty chuyên về thuyền buồm và dịch vụ du thuyền.

Khi mua, người ta thường chọn tên ngắn gọn, đại diện cho một lĩnh vực hàng hóa hoặc dịch vụ. Để tìm hiểu giá trị
tiềm năng của một tên miền, chỉ việc gõ từ ấy vào trang web tìm kiếm Google và xem có bao nhiêu đường link
hiện ra. Ngoài megayachts.com, những tên miền mà Fischer và Goldberger mua được trong buổi đấu giá kể trên là
bald.com (hói đầu) và cardiology.com (tim mạch).

Cùng với thời gian, những tên miền đẹp cũng tăng giá. Có những tên miền lúc mua cách đây vài năm chỉ vài chục
ngàn đôla như stocks.com (cổ phiếu) và home.com (nhà ở), giờ đây được đề nghị mua lại với giá cả triệu đôla,
nhưng Fischer và Goldberger vẫn nhất định không bán.

Triển vọng rất sáng sủa. Mỗi ngày có khoảng 90.000 tên miền được mua đi bán lại, trong khi số lượng tên miền
mới đăng ký thì ngày một tăng. Chỉ riêng trong quí

1-2007 đã có 128 triệu tên miền mới được đăng ký trên toàn thế giới, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo
đến 2010, giá trị của hoạt động kinh doanh này có thể đạt 4 tỉ USD!

THANH TRÚC (Theo AP)

Buôn tên miền-Nghề siêu lợi nhuận


Các nhà đầu tư tên miền đang hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền từ việc bán lại các địa chỉ web (tức tên miền). Liệu
đây có thể trở thành một ngành kinh doanh hợp pháp?

Rogers Cadenhead, một người ở Florida (Mỹ) đã đăng ký một địa chỉ Internet tên là BenedictXVI.com khi Tòa thánh Vatican
có Giáo hoàng mới. Tuy nhiên, Cadenhead cho biết chỉ sử dụng trang web này để quảng bá cho một tổ chức phi lợi nhuận
và dự định sẽ chuyển giao nó cho Vatican. Nhưng Vatican lại không gặp may với những người sở hữu các địa chỉ như
Benedict16.com and PopeBenedict-16.org. Những người này chỉ muốn bán lại các địa chỉ trên với giá cao.

Ảo nhưng ra tiền

Cùng với sự phát triển của Internet, những người đầu tư tên miền đang nhìn ra tiềm năng kinh doanh tài sản ảo trên xa lộ
thông tin. Họ đã mua hàng ngàn tên miền mang nhãn hiệu nổi tiếng, và hi vọng thu được lợi nhuận gấp 10 thậm chí 100 lần
số tiền đã bỏ ra. Vào năm 2000, khi hàng loạt công ty Internet bị sụp đổ, các đầu tư như vậy bị xem là điên rồ. Nhưng gần
đây tình hình đã thay đổi.

Sedo.com, công ty hàng đầu trên thị trường tên miền, ước tính rằng, năm 2004, số lượng giao dịch mua lại tên miền được
đăng ký đã tăng gần gấp ba lần so với năm 2003. Trước đây, giá bán trung bình một địa chỉ Internet là 1.600 USD. Nhưng kể
từ đầu năm 2004, theo công ty Dotcom Agency của Anh, giá đã tăng, trung bình là 3.500 USD cho một địa chỉ. Theo tạp chí
Domain Name, các vụ mua bán tên miền trên 100.000 USD hoặc trên một triệu USD cũng đã trở nên phổ biến. Năm ngoái,
công ty tiếp thị ClickSuccess (trụ sở tại Texas, Mỹ), chẳng hạn, đã mua lại địa chỉ CreditCards.com với giá 2,75 triệu USD.

“Thị trường hiện nay hoàn toàn khác so với năm 1999”, Matt Bentley, Tổng giám đốc điều hành Sedo.com, nói. “Ngành kinh
doanh tên miền đã thực sự đem lại lợi nhuận”.

Rick Schwartz, người tự phong là “Vua tên miền”, cũng cho rằng địa chỉ web là một lĩnh vực đầu tư triển vọng. Schwartz đã
tham gia thị trường tên miền trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng của các công ty Internet năm 2000. Ông nói: “Ngay từ đầu,
tôi đã xem các tên miền như một loại hàng hóa. Tôi tin rằng sau cuộc khủng hoảng năm 2000, tên miền sẽ đóng vai trò quan
trọng, trọng tâm trong thời kỳ bùng nổ mới của Internet”. Schwartz cho biết ông đã đầu tư vào khoảng 5.000 tên miền. Nhờ
đó, ông đã thu được hàng chục triệu dollar Mỹ.

Theo Ron Jackson, người sáng lập tạp chí Domain Name, việc Schwartz bán địa chỉ Men.com với giá 1,32 triệu USD vào
năm 2004 đã mở đầu cho sự hồi sinh của thị trường tên miền. Năm 1997, Schwartz đã mua địa chỉ này với giá 15.000 USD.

Thêm vốn đầu tư mạo hiểm

Các công ty có vốn đầu tư mạo hiểm cũng đã tham gia vào thị trường tên miền, qua đó thúc
đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Tháng 11 năm 2004, Marchex, một công ty có vốn đầu tư
mạo hiểm chuyên cung cấp dịch vụ tiếp thị trên mạng, đã mua lại thêm một số tên miền, nâng
số địa chỉ Internet mà công ty này sở hữu lên hơn 100.000 với khoảng 17 triệu người sử
dụng/tháng. Marchex đã phải đầu tư thêm 164,2 triệu USD . Số tiền này cao gấp 8 lần doanh
thu hàng năm hiện nay của công ty.

Peter Christothoulou, Giám đốc phụ trách chiến lược của Marchex, nói: “Lượng người truy cập
trang web là yếu tố sống còn trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và doanh số từ quảng
cáo”. Ông cũng cho biết, từ khi công ty công khai vụ mua bán trên, ngày càng có nhiều người
quan tâm đến thị trường tên miền.

Marc Ostrofsky, một nhà đầu tư kỳ cựu, cũng rất chú ý đến việc nhiều cá nhân muốn gia nhập
thị trường tên miền. Ostrofsky là người đã đứng đằng sau vụ mua bán trang Business.com với
mức giá kỷ lục 7,5 triệu USD vào năm 1999. Ông đang thành lập một “quỹ đầu tư tài sản trên
Internet” với số vốn 250 triệu USD .

Cùng với Bob Martin, Giám đốc ngân hàng đầu tư ở Houston, Ostrofsky đang thảo luận với các giám đốc những quỹ đầu tư
ủy thác tư nhân và công ty đầu tư mạo hiểm ở New York, Los Angeles và Silicon Valley. Ông tin rằng hiện nay việc kinh
doanh thông qua Internet không thể sụp đổ như hồi năm 2000. Theo ông, khủng hoảng xảy ra là vì các công ty đã được định
giá quá cao. Còn nay thì không phải như vậy.

Với việc mở rộng các tên miền có đuôi “.biz” và “.info” vào năm 2001 và phí đăng ký giảm còn khoảng 8 USD cho một tên
miền, thị trường đã ngày càng phát triển. Đầu tháng 6-2005, tổ chức dữ liệu tên miền Whois Source cho biết số lượng tên
miền cấp một toàn cầu ( có đuôi “.com”, “.net”, “.org”, “.biz”, “.info” và “.us”) đã vượt qua con số 50 triệu. Mỗi ngày có hàng
chục ngàn tên miền hết hạn sử dụng và như vậy lại được đưa ra thị trường.

Trung Ngọc (Theo Newsweek)

Cuộc chiến phim Tết hay trò đùa hacker?


Kể từ sáng 2-2, toàn bộ ba đường link www.trainhay.com, www.trai-nhay.com, www.phimtrainhay.com đều đồng
loạt dẫn người dùng Internet vào một trang trắng có nội dung như sau “Hãy suy nghĩ trước khi lựa chọn xem
phim vào Tết 2007 này... Đừng để sai lầm xảy ra làm phí thời gian và túi tiền của bạn trong Tết 2007... Vì vậy!
Sự lựa chọn đúng nhất và duy nhất cho bạn là bộ phim Võ lâm truyền kỳ

Sau khoảng 20 giây, website này sẽ tự động dẫn người dùng vào trang chính của website
phim Võ lâm truyền kỳ.

Một vài thành viên mạng đã tỏ ra khá bức xúc trước vấn đề này. L.Thư, một chuyên viên đồ
họa mê phim, cho rằng: “Đây là kiểu cạnh tranh không lành mạnh khi hạ nhục một bộ phim
được công chiếu cùng lúc với bộ phim được đề cao mà chưa có ý kiến chuyên gia nào. Còn
nếu đây là ý tưởng của hacker thì người ấy làm với mục đích gì? Một bộ phim tốn hàng tỉ
đồng để thất bại vì một trò đùa sao?”. Liên lạc với ông bầu Phước Sang khi Võ lâm truyền kỳ
bắt đầu cuộc “tung chưởng” ở các rạp, chúng tôi nhận thấy vẻ bất ngờ trên gương mặt của vị
giám đốc này. Ông bầu khẳng định: “Hãng phim Phước Sang không hề biết sự việc và cũng
không có chủ trương quảng cáo, cạnh tranh thiếu lành mạnh như thế”. Ông cho biết thêm, bộ
Cảnh trong phim Võ phận quản lý website www.phimvolamtruyenky.com rất cẩn thận trong việc điều hành trang
lâm truyền kỳ web. Sẽ không có bất kỳ hành vi vi phạm nào từ phía Võ lâm truyền kỳ. Nếu có, Hãng phim
Phước Sang chấp nhận bị kiện và sẵn sàng đền bù mọi thiệt hại.
Website Trai nhảy đã được “võ lâm hoá”

Xem ra, vào thời số hóa này, sự cạnh tranh nhạy cảm không chỉ còn là chuyện đời thực hay trên mặt báo nữa mà là
ở mọi chốn. Và thêm lần nữa có thể thấy sức ảnh hưởng của các hacker trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế
hay xã hội. Dù sao, đây cũng là sự kiện hack đáng quan tâm trong đầu năm mới!

Nhái’ trang web của Megastar để giới thiệu phim sex

Trên mạng Internet xuất hiện trang Megastarcineplex.com, với giao diện và nội dung giống hệt website chính thức
của cụm rạp hiện đại nhất Hà Nội, megastarmedia.net. Tuy nhiên, kẻ bắt chước đã “tặng kèm” mục “Hôm nay có
chiếu phim sex” với những lời giới thiệu hùng hồn.

Giao diện trang chủ của Megastarmedia.net.


Ảnh chụp màn hình

Hiện trên trang web "nhái" đang giới thiệu 7 phim cấp ba. Cách trình bày giống hệt phần lịch chiếu của trang "xịn".
Bên dưới web "ăn theo" có lời tuyên bố với ngữ pháp lủng củng, sai chính tả, dấu chấm phẩy tùy tiện: “Megastar
Cineplex là rạp phim đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép phát hành và khởi chiếu các bộ phim dành cho người
lớn. Megastar Cineplex có quyền khởi chiếu các bộ phim về tình dục, giới tính và được giám định nghiêm khắc
dưới sự chỉ đạo của bộ phận chuyên môn Megastar Cineplex...”. Megastar Cineplex là tên đầy đủ của cụm rạp
đóng tại tòa nhà Vincom (191 Bà Triệu, Hà Nội) mới được khai trương cuối tháng 4.
Trên dòng chữ "Đang chiếu" của trang web
nhái đăng thông báo "Hôm nay có chiếu phim
SEX". Ảnh chụp màn hình

Đại diện của công ty truyền thông Megastar tỏ ra bất ngờ khi được phóng viên VnExpress thông báo về sự tồn tại
của trang web “ăn theo”. Ban giám đốc công ty khẳng định, trang Megastarcineplex.com không thuộc quyền sở
hữu của họ và tại 8 phòng chiếu trong cụm rạp không hề chiếu phim sex. Bà Thùy Vân, cán bộ phát hành, nói: "Uy
tín và danh tiếng của Megastar có thể bị ảnh hưởng mạnh sau sự kiện này. Bộ phận an ninh mạng của công ty đang
nỗ lực để khóa website “nhái”. Chúng tôi sẽ tăng cường giới thiệu trên các phương tiện truyền thông và tại các
buổi chiếu phim để khán giả truy cập vào website chính thức Megastarmedia.net".

Phần giới thiệu phim sex được trình bày như


web thật. Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của VnExpress, Megastarcineplex.com được đặt tại hệ thống Vodahost, một dịch vụ web
của Mỹ và không công bố bất kỳ thông tin gì. Địa chỉ này "có chủ" trước khi công ty truyền thông Megastar đăng
ký tên miền nên họ phải chấp nhận sử dụng địa chỉ Megastarmedia.net. Kẻ nhanh chân đang rao bán
Megastarcineplex.com với giá 500 USD.

“Nạn nhân” - Megastarmedia.net - đăng ký tại dịch vụ của Công ty FPT ở TP HCM. Megastar Cineplex không
đăng ký các tên miền khác liên quan đến thương hiệu để dự phòng.

Tên miền Business.com rao bán với giá kỷ lục 400 triệu USD
Chủ sở hữu đã sẵn sàng bán domain này đi với số tiền gấp 50 lần giá mua ban đầu. Hiện business.com là trang tìm
kiếm theo danh mục khá đa dạng, từ hàng hóa đến nhà đất, việc làm...
Trang Business.com cung cấp các danh mục tìm kiếm
và mạng lưới quảng cáo "trả theo từng click chuột".
Ảnh chụp màn hình.

Hai doanh nhân Jake Winebaum and Sky Dayton mua tên miền này vào năm 1999 với giá 7,5 triệu USD - số tiền
được coi là kỷ lục lúc đó. Hiện trang web thu hút 6 triệu khách ghé thăm mỗi tháng.

Tên miền đẹp và "nóng" đang trở thành hoạt động kinh doanh phát đạt. Người ta đã chứng Những 'phú hộ' tên
kiến các thương vụ mua bán giá trị 7,5 triệu USD cho diamond.com, 14 triệu USD cho miền Internet
sex.com hay 9,5 triệu USD cho porn.com...

Những 'phú hộ' tên miền Internet


Kevin Ham được coi là nhân vật có vai vế nhất trong lĩnh vực kinh doanh domain khi nắm trong tay số địa chỉ web
có tổng trị giá 300 triệu USD. Với những người như Ham, sở hữu tên miền, nghĩa là kiểm soát một phần mạng
Internet.

Mỗi khi mua một tên miền, Ham, 37 tuổi gốc Hàn và hiện sống tại Vancouver (Canada), luôn tự hỏi liệu đó có phải
là địa chỉ dễ nhớ mà mọi người sẽ trực tiếp gõ trên thanh công cụ trình duyệt thay vì nhờ cậy đến công cụ tìm
kiếm? Nên chọn từ khóa ở dạng số nhiều hay số ít? Có nhiều người gõ nhầm từ đó không?

Kevin Ham. Ảnh: CNN.

Ham tốt nghiệp Đại học y British Columbia năm 1998 và hai năm sau trở thành trưởng khoa nội ở một bệnh viện
London (Anh). Vị trí đó giúp anh không phải tất bật với các khoa cấp cứu và có thời gian truy cập Internet cũng
như học cách tạo website.
Thông tin web hosting khi ấy còn rải rác và Ham quyết định lập danh mục các nhà cung cấp qua trang
Hostglobal.com. Chỉ 6 tháng sau, anh thu về 10.000 USD/tháng nhờ quảng cáo - bước khởi đầu đầy thuyết phục để
anh từ bỏ nghề y, quay lại Canada và chuyển sang kinh doanh tên miền.

Ham luôn tỏ ra quyết đoán, như sẵn sàng chi 10.000 USD để mua Weddingcatering.com. Và dù Greeting.com
không hấp dẫn bằng domain số nhiều Greetings.com, anh vẫn mua nó với giá 350.000 USD. Kho tên miền của
Ham còn có God.com và Satan.com vì anh là người mộ đạo.

Ham cũng tính trước những từ mà người sử dụng hay gõ sai, chẳng hạn .cm thay vì .com, và mua ngay những biến
thể đó. Đây là sự đầu tư khôn ngoan vì .cm là mã quốc gia của Cameroon và gần như chưa có địa chỉ .cm nào được
đăng ký, tương tự với .om (Oman), .ne (Niger) hay .et (Ethiopia).

Ham vẫn mua 30 - 100 tên miền mỗi ngày, nhưng giá cả ngày một đắt đỏ, chẳng hạn Fruitgiftbaskets.com là
26.250 USD còn Hoteldeals.com lên tới 171.250 USD. Không ít người cho rằng anh "quẫn trí" mới bỏ ra những
khoản tiền lớn rồi lại bắt đầu góp nhặt từng xu từ quảng cáo.

Nhưng Ham nhìn xa hơn thế. "Sở hữu tên miền, nghĩa là bạn đang kiểm soát một phần mạng Internet".

Không chỉ có Ham, còn rất nhiều người đang kiếm bộn tiền nhờ đầu tư mua "đất" trên Internet. Garry Chernoff
mua Netincome.com năm 1995. Bốn năm sau, ông bỏ nghề thợ điện để tập trung kinh doanh domain và giờ ông
sống trên mảnh đất rộng 4 ha tại British Columbia (Canada).

Garry Chernoff và Scott Day. Ảnh: CNN.

Từ một nông dân trồng dưa hấu ở Waurika, Oklahoma (Mỹ), Scott Day khám phá sức hút mạnh mẽ của Internet
vào năm 1997 khi ông mua Watermelons.com với giá 3.000 USD. Hiện nay, ông sở hữu một trong những danh
mục tên miền đáng ngưỡng mộ nhất thế giới.

Trong khi đó, Craig Lovik bắt đầu phát hiện “mỏ vàng” từ việc gõ nhầm tên miền từ năm 1998. Ông đang sở hữu
hơn 200.000 domain khác nhau, trong đó có những địa chỉ bị viết sai chính tả như Peircings.com (piercings) hay
Pheonix.com (phoenix)

Mạo hiểm nhưng chóng giàu

Công ty hiện nắm giữ nhiều tên miền nhất là NameMedia ở Massachusetts (Mỹ) với 725.000 domain, trong khi
Dark Blue Sea Limited (Australia) đứng thứ hai với 550.000 tên. Hai công ty này đang chiếm tổng cộng hơn 1% số
domain trên toàn thế giới.

Dan Warner, Giám đốc chiến lược của Dark Blue Sea, cho biết khoảng hai năm trước đây, chỉ có 18 - 19 công ty
sở hữu hơn 10.000 tên miền, còn giờ con số đó đã là trên 50.

Đầu tư cho tên miền là điều hợp lý bởi công việc kinh doanh hiện nay xoay quanh địa chỉ website mà mỗi công ty
đã lựa chọn. Một nhân tố khác thúc đẩy xu hướng này là tính hiệu quả của chiến lược quảng cáo CPC do Yahoo và
Google khởi xướng. Tên miền hấp dẫn sẽ gây chú ý của người tiêu dùng, từ đó tăng số lượt click và mang lại lợi
nhuận cho chủ nhân website.

Một số người nghĩ website thiếu nội dung phong phú sẽ không thể hút khách, nhưng các nhà đầu tư đã biết tận
dụng kiểu tìm kiếm tự nhiên. Nghĩa là, người sử dụng tin rằng họ sẽ tìm được nội dung liên quan nếu gõ một tên
miền nghe có vẻ “hiển nhiên”, chẳng hạn shark.com ắt sẽ chứa thông tin về cá mập.

"Nhiều người than rằng mua được một tên miền hay rất khó, nhưng cơ hội vẫn còn rất nhiều. Chỉ cần bạn có một
chút sáng tạo. Mỗi ngày, chúng tôi vẫn đăng ký thêm 5 - 10 domain liên quan đến những lĩnh vực mà mọi người
cho là không quan trọng, nhưng sau đó lại trở nên ăn khách", Warner cho hay.

5 vụ mua bán tên miền đình đám nhất 2006:

1. Diamond.com, 7,5 triệu USD: Hãng kinh doanh đồ trang sức trực tuyến Ice.com mua lại từ công ty Odimo.

2. Vodka.com, 3 triệu USD: Hiện nằm trong tay doanh nhân tỷ phú Roustam Tariko.

3. Cameras.com, 1,5 triệu USD: Được bán cho Sig Solares trong một cuộc đấu giá tên miền trực tuyến.

4. NAV.no, 717.978 USD: Chính phủ Na Uy mua tên miền này để xây dựng website về phúc lợi xã hội.

5. On.com, 635.000 USD: Tên miền này được dùng để chuyển hướng (redirect) đến một trang web cá nhân.

Khái niệm tên miền - Các câu hỏi về tên miền - Domain là gì
1. Domain name là gì?

Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi
nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như
mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào
Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh
địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.

Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit,
tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu
chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

Ví dụ một địa chỉ Internet : 146.123.110.224

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung
cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).

Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa
chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà
trên Internet gọi là Tên Miền hay Domain Name. Ví dụ: Máy chủ Web Server của VIET SOLUTION
SJC đang chứa Website của công ty có địa chỉ là 64.62.250.68, tên miền của VIET SOLUTION
SJC là vietsol.net. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền là truy
nhập được.

Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain
Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên
miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.
Để bạn dễ hình dung về cách thức tên miền hoạt động, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ
văn phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên
bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.

Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain Name khi mà người
khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên
Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.

2. Cấu tạo của tên miền?

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.vnn.vn là tên miền
máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất "home" là tên của máy chủ, thành phần thứ hai "vnn" thường
gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất
(top level domain name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD") bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia
Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK
v.v.. và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains)

a/ Dùng chung
1- COM : Thương mại (COMmercial)
2- NET : Mạng lưới (NETwork)
3- ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
4- INFO: Thông tin (INFOmation)
5- EDU : Giáo dục (EDUcation)
6- MOBI: Điện thoại di động

b/ Dùng ở Mỹ
6- MIL : Quân sự (Military)
7- GOV : Nhà nước (Government)

2/ Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức
quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường
các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu
trên.

Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn...

3. Các loại Domain name?

Domain name cấp cao nhất

Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau
ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info,
.tv, .biz,... hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,...

Ví dụ:
www.vietsol.net
www.khkt.net
www.lyhocdongphuong.org.vn

Được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong
kinh doanh trên Internet của các doanh nghiệp.
Domain name thứ cấp

Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao
nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản
lý Domain Name cấp cao nhất.

Ví dụ:

http://html.khkt.net
http://home.vnn.vn

Được coi là những tên miền thứ cấp.

4.Tại sao bạn cần một tên miền riêng?

Sẽ có vẻ không chuyên nghiệp nếu chúng tôi sử dụng một tên miền miễn phí như SafeShopper.com/vietsol/
hay một tên miền cấp 2 như vnnetsoft.fpt.com. Liệu bạn có thể tin tưởng ký kết hợp đồng với chúng tôi nếu
chúng tôi không có đủ tiền để mua một tên miền riêng?

Khi bạn đã có một tên miền riêng đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên
miền của bạn một cách rất chuyên nghiệp. Khách hàng của bạn luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức
năng của một công ty nhưsales@tencongty.com, orders@tencongty.com hay info@tencongty.com hơn là
một địa chỉ email tencongty@yahoo.com.

Bây giờ bạn đã đồng ý là mình cần có một tên miền riêng hay chưa?

5. Làm thế nào để tìm được một tên miền hoàn hảo cho công việc kinh doanh của bạn?

Trước hết hãy dùng tên công ty hay thương hiệu của bạn. Nhưng hơn 80% khả năng sẽ không còn tên
miền đó vì có rất nhiều công ty có tên trùng nhau. Hơn nữa, có nhiều đối thủ sừng sỏ đang tìm cách đăng
ký tên miền của bạn. Để làm gì? Để hạn chế cạnh tranh khi họ khai thác khách hàng trên Internet.

Nếu không còn tên thương hiệu của bạn thì cũng không sao. Hãy nghĩ tới tên sản phẩm, thêm bớt một số từ
ghép... Nhưng cách nhanh nhất là hãy liên hệ với chúng tôi để có được một sự tư vấn phù hợp.

6. Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?

Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là
những tên miềnnày phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.

Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo
100 website. Tất cả những gì bạn cần làm là chuyển huớng 99 tên miền còn lại tới một miền chính. Bạn vẫn
chưa rõ tại sao lại phải có 100 miền, có đúng vậy không? Hãy thử dạo qua site
này: http://www.quangminhcorp.com Công ty này kinh doanh máy văn phòng nhưng không thể bắt khách
hàng thường xuyên nhớ tới tên công ty. Do vậy cách đơn giản nhất là đăng ký thêm các tên miền liên quan
tới lĩnh vực kinh doanh của họ. Ví dụ:
http://www.quadanhnghiep.com
http://www.noithatloban.com
http://www.thegioimaychieu.com
http://www.vanhienlacviet.org
http://www.muabanhanghoavietnam.com
Thêm nữa, để các đối thủ cạnh tranh không đăng ký các tên miền giống tên miền của bạn với mục đích ăn
theo thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên đăng ký các tên miền với phần mở rộng khác nhau. Ví dụ
http://www.lyhocdongphuong.org

Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hàng
loạt tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn
không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.

Bạn đã từng gõ một địa chỉ website theo sự phỏng đoán của mình chưa?. Nếu bạn đang tìm đồ chơi cho
đứa trẻ mới sinh bạn thử đánh www.babytoys.com? Đây là cơ hội tốt cho bất kỳ ai không thành thạo Internet
thử đoán địa chỉ bằng cách đánh tên sản phẩm họ đang tìm. Nếu bạn sở hữu 100 miền liên quan tới sản
phẩm của bạn thì khách hàng đánh cái gì không thành vấn đề, họ sẽ tới được website của bạn (nếu bạn bán
những gì họ đang tìm). Đó là cách rất hay để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh!!!

7. Có bao giờ xảy ra sự trùng tên miền không?

Tên miền là địa chỉ duy nhất trên Internet vì vậy không bao giờ có sự trùng nhau. Chúng tôi đã đăng ký địa
chỉ vietsol.netthì sẽ không bao giờ có người khác đăng ký được tên miền này trừ phi chúng tôi không sử
dụng nữa.

8. Tên miền dài có khó nhớ và ảnh hưởng đến tốc độ truy cập không?

Tên miền dài có ý nghĩa không hề khó nhớ và không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập. Nhưng để có được sự
thuận tiện cho người sử dụng, bạn nên đăng ký tên miền càng ngắn càng tốt. Bởi không phải ai cũng sử
dụng thành thạo máy tính. Việc gõ một tên miền dài vào thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ khiến khách hàng
cảm thấy khó chịu.

9. Khi lựa chọn tên miền cần lưu ý điểm gì?

Để lựa chọn được tên miền hay có rất nhiều thủ thuật, bạn có thể tham khảo tại địa
chỉ: http://www.vietsol.net/ten-mien/tu-van-ten-mien/

10. Sau khi đăng ký, thời gian bao lâu thì tên miền sẽ hoạt động?

Tên miền sẽ hoạt động ngay lập tức sau khi được đăng ký trên mạng Internet với điều kiện được khai báo
đúng các bản ghi Web Hosting và Email ngay lúc đăng ký. Nếu không, bạn sẽ cần thời gian khoảng 6 tới 72
giờ. Với các thông tin (tên người sở hữu, địa chỉ, email liên hệ...) của tên miền sẽ cần 24 giờ để có thể tồn
tại trên các website kiểm tra tên miền.

1. Quy định khi đặt tên miền:

• Tên miền (Domain name) không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org
• Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-). Khoảng trắng và các
ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
• Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).
• Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc http://www. Đây là các thành phần
chung áp dụng cho tất cả các tên miền.

2. Sáu quy tắc để có một tên miền tốt nhất cho bạn:

Càng ngắn càng tốt

Trừ khi bạn muốn tên miền là Tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( hp.com,
msn.com, dmdvn.com..). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo...
Mặc dù hiện nay, một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký.
Dễ nhớ

Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên như Art.com, Garden.com, Business.com. Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt
như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền mà khi phát âm có giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc
thì sẽ dễ nhớ hơn. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,...).Trong thế giới của
internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong đầu của khách hàng.

Không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một
thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý
là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Các tên miền bắt đầu bằng
các từ như i, e, the hay có dấu - ( gạch ngang) trong tên thường dễ gây nhầm lẫn khi đọc.

Khó viết sai

Mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị
viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi
dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ, để chỉ đến một website khác.

Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên
miền như tên doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính của
doanh nghiệp bạn. Hãy tìm tên mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn, hay mô tả những xúc cảm, cảm nghĩ của
khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Một thí dụ là công ty môi giới truyền thông Beyond Interactive. Họ không
thể đăng ký tên miền Beyond.com. Còn tên Beyondinteractive.com thì quá dài. Cuối cùng họ quyết định chọn tên
GoBeyond.com. Nó nhấn mạnh đến suy nghĩ của khách hàng khi họ cần dến dịch vụ của Beyond.

Tên miền phải xác lập dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay: .vn, .cc, .ws, .tv, và .to ( thật ra đó là tên miền của những quốc gia
là Vietnam, Cocos ,Western Samoa, Tuvalu, và Tonga), nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với
những tên miền .com, .net, .org. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ hãnh diện có
một tên miền quốc gia, đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

Đầu tư tên miền .VN-Đầu tư hiệu quả


Kể từ ngày đầu tiên internet đến Việt Nam đến nay đã là 14 năm, các tên miền có đuôi .VN mới được mở tự do cho
mọi người đăng ký. 14 năm – một khoảng thời gian dài, quá dài đối với cộng đồng những người sử dụng internet.
Thực sự trong 14 năm đó, đã có rất nhiều người ấm ức khi không được đăng ký tên miền Việt Nam – cái tên mà
theo họ là rất đẹp bởi đó là đất nước, là tình yêu, là cơ hội đưa Việt Nam sánh vai thế giới.

Những người bạn của tôi ngày ấy đã không ít hơn một lần… chửi đổng khi nghe nhắc đến VNN, FPT, Netnam,
SaigonNet bởi tại thời điểm ấy, chỉ có 4 ISP này có được tên miền quý giá .vn mà thôi, ngoài ra không ai có được,
kể cả web của các cơ quan nhà nước. Dĩ nhiên, bên cạnh yếu tố đó còn có một yếu tố khác không kém phần quan
trọng là phí đăng ký một tên miền .vn – quá cao so với mức phí của thế giới. Tôi cũng còn nhớ khi công ty FPT
đưa trò chơi MUOnline lên web tại địa chỉ muonline.vn, hàng loạt thành viên trong giới công nghệ thông tin đã la
rầm vì họ muốn một tên miền .vn thì không được trong khi FPT lại có tên miền .vn chỉ cho một trò chơi trong khi
VNN đổi thành Vietnamnet.vn và vẫn giữ nguyên nội dung website của mình.
Song đó là chuyện của ngày xưa. Ngày nay, sau 2 đợt ưu tiên cấp phát tên miền .vn, chiều ngày 14.08.2006, hệ
thống các tên miền .vn đã được mở tự do cho mọi người đăng ký. Kết quả là gì? Chỉ trong vài ngày, số lượt người
đến đăng ký tên miền .vn đã thực sự bùng nổ. Quá tải, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã phải tạm ngưng
nhận hồ sơ tại văn phòng của mình mà chuyển gánh sang các đại lý. Kết quả? Các đại lý cũng quá tải qua hình ảnh
từng nhóm người chen nhau tại cơ sở của các nhà đăng ký đại lý của VNNIC. Sự “ấm ức đợi chờ” của 14 năm
chính là như thế. Tuy mức phí đăng ký tên miền .vn đến nay vẫn còn cao chót vót so với mặt bằng chung của thế
giới nhưng nhiều cơ quan, đơn vị vẫn sẵn sàng chấp nhận để đảm bảo giữ được thương hiệu của mình. Honda,
Coca Cola, Nokia, Kinh Đô, Yahoo, MicroSoft, IBM… là những ví dụ.

Tuy nhiên, nếu chú ý theo dõi các tên miền .vn đã được cấp phát, chúng ta sẽ không khó nhận ra một thực tế là hầu
hết các đơn vị (Tôi không tìm thấy tên các cá nhân trên kết quả Whois) đăng ký tên miền dường như đang nhắm
đến một mục tiêu khác – đầu cơ tên miền hoặc chiếm thương hiệu.

Đúng ra, chuyện đầu cơ tên miền không phải là chuyện lạ trên thế giới bởi quy tắc cấp phát tên miền là ai đăng ký
trước là được. Trong trường hợp chủ sở hữu của thương hiệu đó muốn đòi lại tên miền của mình đã bị người khác
đăng ký, họ sẽ phải qua nhiều lần kiện tụng, tranh chấp mà chi phí thường cao hơn là thỏa thuận mua lại tên từ
người đã đăng ký tên của mình. Hàng loạt vụ kiện tên miền trên thế giới đã khẳng định điều ấy. Và hôm nay điều
ấy đang diễn ra tại Việt Nam. Hãy chú ý xem nào, tên miền pepsi.vn, inc.vn (Incorporation), sony.vn thuộc quyền
sở hữu của Cty Kiến Cường. Tên miền rex.vn, suzuki.vn, vcb.vn, vietcombank.vn (Vietcombank) thuộc quyền sở
hữu của Cty Sức mạnh Đồ họa. corp.vn của Cty CP QC & TT Chuyên Nghiệp. htv.vn của Cty Jason Harrington…
Bạn có thể vào website của VNNIC và xem danh sách tên miền mới được cấp phát để có cái hình toàn diện hơn.
Hàng loạt tên miền mà chúng ta biết là của các đơn vị khác đã được các đơn vị đăng ký. Cty Mắt Bão, với tư cách
là đại lý đăng ký tên miền của VNNIC đã giành cho mình một loạt tên miền của các doanh nghiệp. Động tác đó
được giới chuyên môn gọi bằng một cái tên khá bình dân “nuôi domain”.

Luật không cấm nuôi domain. Ai có tiền thì cứ đăng ký, không sao cả. Vấn đề nằm ở chỗ, phải chăng việc nuôi
domain để chờ bán lại là một phương án đầu tư hiệu quả? Trên thế giới đã có nhiều tiền lệ cho thấy các tên miền
đẹp đã được thoả thuận mua lại với những con số ngút trời. Song có một điều mà các nhà chăn nuôi domain Việt
Nam chúng ta đã quên là Việt Nam không phải là thế giới. Đối với người Việt Nam, chỉ có một “luật” đơn giản –
“Nếu tên miền tôi muốn đăng ký đã bị anh mua rồi thì tôi… mua tên khác. Thế thôi!” Trong những ngày tháng
cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, hosting, chúng tôi đã nhiều lần trải nghiệm quy tắc đó. Nhiều đơn vị khi được
thông báo rằng tên miền họ chọn đã có người đăng ký, họ lập tức quyết định một tên miền khác, bất chấp việc
chúng tôi đề nghị nên liên lạc với người đang sở hữu tên miền để mua lại.

Người Việt Nam vốn nghèo. 100 nghìn cũng là tiền mà 100 USD cũng là tiền. Đăng ký một tên miền mới giá 1
triệu thì không có lý do gì họ lại phải mua lại tên miền với giá 2 triệu đồng trừ khi đó là các công ty “đại gia” tha
thiết giữ được thương hiệu của mình. Một điều nữa khiến cho việc đầu cơ tên miền tại Việt Nam tỏ ra không hiệu
quả so với thế giới là chúng ta chỉ mua domain và… bỏ đó. Hành động này không khiến các doanh nghiệp lo ngại
chuyện bị cạnh tranh. Hãy nghĩ, nếu bạn vào website pepsi.vn và nhận được thông báo không tìm thấy web thì lần
sau bạn sẽ không quay trở lại. Trong trường hợp đó, Pepsi chỉ việc ngồi rung đùi chờ bạn… bỏ cuộc bởi chi phí
nuôi một tên miền .vn hiện nay không hề thấp, bạn lại đang giữ trong tay nhiều hơn một tên miền.

Vâng, chi phí nuôi domain nêu trên chính là bài toán mà các nhà đầu cơ đã không nhắm đến, cộng với tâm lý người
Việt không muốn mua lại domain, không muốn tranh chấp, những tên miền được đầu cơ hôm nay sẽ trở thành gánh
nặng chi phí cho nhà đầu tư khi phải đóng phí renew hàng năm mà không ai mua lại để ta bán kiếm lời.

Kết quả là, những người đã mất tên miền tiếp tục ấm ức và… phải đăng ký tên khác. Những nhà đầu cơ tên miền sẽ
è cổ trả phí duy trì (không chỉ một) tên miền hàng năm. Bức tranh tên miền .VN vẫn còn loang những vệt màu tối
sáng.

LÊ HOÀNG
3Tr USD cho tên miền vodka.com
Hãng sản xuất rượu vodka lớn nhất nước Nga vừa chi ra 3 triệu USD để mua đứt tên miền vodka.com - một bước đi
chiến lược trong việc mở rộng thị phần tại phương Tây.

Sedo.com, trang web rao bán tên miền kia cho biết Russian Standard Co đã chính thức trở thành tân chủ
nhân của tên miền đắt giá này từ hôm 4/12 vừa qua.

Với mức giá 3 triệu USD, Vodka.com đã gia nhập danh sách những tên miền Web đắt giá nhất từ
trước tới nay. Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, tên miền diamond.com cũng đã được trang web
chuyên bán đồ trang sức Ice.com mua lại với số tiền 7,5 triệu USD. Xa hơn một chút, vào năm
1999, Business.com cũng đã bán được ở mức giá 7,5 triệu USD.

Đầu năm nay, một nguồn tin thân cận cho biết Sex.com, tên miền "hot" nhất thế giới đã bán được
với giá gần 12 triệu USD cho một công ty có trụ sở tại Boston. Tuy nhiên, con số cụ thể như thế
nào thì vẫn còn là bí mật.

Russian Standard bước chân vào thị trường Mỹ từ tháng 9 năm ngoái với nhãn hiệu Imperia.
Nguồn: sawf.org Công thức nấu rượu Imperia được quảng cáo là khai sinh từ thế kỷ 19 bởi nhà hóa học Dimitri
Mendeleev, cha đẻ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Không chỉ chiếm tới hai phần ba thị phần vodka cao cấp ở Nga, Russian Standard còn sở hữu của Ngân hàng Russian
Standard, ngân hàng tư nhân lớn nhất nước này.

2.6tr USD cho pizza.com

Chris Clark, 43 tuổi, người Mỹ vừa bán được tài sản này với giá hời sau khi mua và duy trì domain ở mức
20 USD/năm, từ 1994.
>Những vụ buôn bán tên miền đình đám

Anh chấp thuận số tiền trên từ một người tham gia không nêu tên trong cuộc đấu giá trực tuyến kéo dài một tuần,
bắt đầu từ ngày 27/3 vừa qua. "Giống như mơ vậy", Clark bày tỏ. "Điều này sẽ thay đổi rất lớn cuộc sống của tôi".

Khi mua domain nói trên, anh từng hi vọng nó sẽ giúp công ty tư vấn kinh doanh của mình ký được hợp đồng với
một hãng sản xuất bánh pizza. Nhưng Clark đã bán công ty vào năm 2000 và vẫn trả phí duy trì cho website với rất
nhiều quảng cáo trên đó.

Tháng 1/2008, anh quyết định rao bán tên miền sau khi biết Vodka.com được bán với giá 3 triệu USD từ năm
2006. "Tôi nghĩ là tại sao mình không thử và xem mức độ quan tâm của mọi người ra sao", Clark cho biết. "Người
ta đã trả giá cao cho Vodka.com thì có thể hào phóng với pizza.com. Tôi tiếc là không mua thêm nhiều domain từ
những năm 90".

Chọn .COM hay .VN?


Đuôi .com là tên miền thông dụng. Hiện có rất nhiều công ty trên thế giới làm dịch vụ đăng ký tên miền loại này, bạn có thể
vào bất cứ Website phổ biến nhất hiện nay (www.yahoo.com, http://www.google.com/...) đều được hướng dẫn.

Tuy nhiên tài nguyên này đã gần cạn kiệt và hầu như không làm thỏa mãn nhu cầu vì nếu bạn thử gõ tên bạn thì chắc chắn
đã có ai đó đã sử dụng rồi. Do dễ dàng đăng ký, trường hợp đầu cơ tên miền diễn ra gay gắt. Chẳng hạn saigontourist.com
bị đầu cơ 1000USD, acecook.com 3000USD, tuyenky.com...

Tên miền cấp quốc gia (đuôi .vn) là chọn lựa thích hợp với DN hoạt động tại Việt Nam vì được bảo vệ quyền lợi theo các quy
định của VNNIC, thanh toán thuận tiện trong thời điểm hiện tại. Trước đây, khả năng đầu cơ tên miền .vn khó xảy do quy
định của VNNIC. Tuy nhiên sau khi có Quyết Định 92/BCVT mở cửa cho mọi chủ thể đăng ký bất cứ tên miền nào, tình trạng
đầu cơ và tích trữ tất yếu sẽ xảy ra. Nhược điểm cạnh tranh của tên miền .VN hiện nay so với tên miền .com chính là giá cả.
Chi phí duy trì tên miền .com là 7 USD/năm, còn .VN của VNNIC là 480.000 đồng/năm (tương đương khoảng 32 USD/năm).
Phí cho dịch vụ lưu trữ Web (Web hosting) cũng cao hơn các nhà cung cấp nước ngoài vài chục lần.

Ngoài đăng ký tên miền đuôi .vn với VNNIC, DN có thể thông qua 5 nhà đăng ký tên miền đã được ủy quyền của VNNIC:
Công ty Hi-tek Multimedia (http://www.hi-tek.com/, http://www.dot.vn/); Công ty Truyền thông FPT (http://www.fpt.vn/); Trung
tâm Thông tin thương mại (VTIC) (http://vinanet.com.vn/); Công ty Cổ phần PM Đại Lộ (http://www.bsco.com.vn/) và Công ty
Tin học bưu điện TP.Hồ Chí Minh - NETSOFT (http://www.netsoft.com.vn/), Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến
Micronet ( www.micronet.vn).

Tên miền .TEL hoạt động như danh bạ website

Ảnh: The Register.

Khác với .com và .net được dùng để tạo website đăng thông tin chung, domain .tel là nơi các công ty và cá nhân
cung cấp địa chỉ liên hệ như số điện thoại, e-mail, dữ liệu định vị GPS và phím kích hoạt cuộc gọi VoIP.

Từ 3/12, các doanh nghiệp có thể đăng ký mua tên miền mới .tel còn người sử dụng sẽ phải chờ tới 24/3/2009.
Domain này được thiết kế để hoạt động trên web và các thiết bị cầm tay như Apple iPhone và RIM BlackBerry.

Chủ sở hữu có thể tiết lộ ít hay nhiều thông tin tùy theo nhu cầu bởi hệ thống có cơ chế cho phép những người thân
cận được quyền truy cập nội dung sâu hơn.

"Doanh nghiệp cần nhận thức được tiềm năng của .tel và hiệu quả của nó trong công việc", Kash Mahdavi, Giám
đốc Telnic - công ty quản lý .tel, cho hay. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ giá đăng ký tên miền mà chỉ khẳng định nó
"tương tự các domain khác".

(Theo Vnexpress/BBC)

Tên miền-“Bất động sản” của TK 21

ên trong một khách sạn tọa lạc ngay giữa trung tâm, Larry Fischer đang trò
chuyện qua điện thoại với ngân hàng trong khi cộng sự của anh ta, Ari
Goldberger hí húi ôm lấy cái laptop, ra chiều nghiên cứu một vấn đề gì đó.
Té ra là họ đang tham gia đấu giá tên miền megayachts.com.

Nhưng đừng nghĩ rằng họ bị hâm hay rỗi hơi không còn việc gì làm. Cả hai
thật sự mong được sở hữu tên miền này.
"110.000 USD, đồng ý không? Nhanh", Fischer sủa ăng ẳng vào đầu dây
bên kia.

Bỗng dưng có ai đó nâng giá lên thành 120.000 USD. Fischer và Goldberger
buộc phải đưa ra giá mới, cứ thế vài lần. Cuối cùng tên miền megayachts
cũng đã thuộc về họ với giá 150.000 USD.
"Anh đã có nó", Fischer mỉm cười thông báo với đối tác bên ngân hàng.

Bùng nổ

Có thể nói, đây chính là thời điểm bùng nổ của ngành kinh doanh, mua bán tên miền. Theo ước tính, thị trường này
đẻ ra không dưới 2 tỷ USD mỗi năm.

"Hãy nghĩ về nó như miền Tây hoang dã ngày xưa. Người ta không thể tưởng tượng nổi là nó đang phát triển và
tăng trưởng nhanh đến mức nào", Jerry Nolte, biên tập viên của Domainer’s Magazine cho biết.

Nhiều chuyên gia tin rằng giá trị thị trường của tên miền có thể đạt tới 4 tỷ USD vào năm 2010, khi mà người dùng
tiếp tục mua sắm tên miền với tốc độ 90.000 tên/ngày. Các dịch vụ đăng ký tên miền cũng mọc lên nhan nhản như
nấm sau mưa.

Tính đến cuối quý I/2007, đã có ít nhất 128 triệu tên miền được đăng ký trên toàn thế giới, tăng 31% so với năm
trước. "Vấn đề là tên miền không chỉ là những ký tự. Nó cũng giống như bất động sản thực thụ.

Tuy thị trường non trẻ này chưa đầy 10 năm tuổi, nhưng người ta đã bắt đầu nghĩ về nó như một món hàng. Nó là
những mảnh đất màu mỡ trên Web không thể thay thế được, là khoản đầu tư có giá của bạn", ông Monte Cahn,
người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Moniker.com, một công ty chuyên quản lý tài sản tên miền giải thích.

Moniker.com chính là nơi tổ chức cuộc đấu giá tên miền mà Fischer và Goldberger vừa tham gia. Trong cuộc đấu
giá này, bộ đôi đó đã chộp 4 tên miền với giá trị hơn 1,2 triệu USD. Tên miền thứ năm được họ mua hộ cho một
khách hàng.

Mà đấy chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc đấu giá mà thôi. Diễn ra trong lòng một cuộc hội thảo về tên miền, vốn
thu hút nhiều đại gia máu mặt nhất thị trường, cuộc đấu giá do Moniker.com chủ trì đã bán được giá trị tên miền
lên tới 12,4 triệu USD.

Tên miền creditcheck.com đã được một đại gia giấu mặt mua về với giá 3 triệu USD, nhưng xem ra vẫn không là
gì nếu đem so với sex.com, tên miền đắt giá kỷ lục trong lịch sử (12 triệu USD).

Nhanh chân hốt bạc

Fischer, 44 tuổi và Goldberger, 46 tuổi, vào nghề từ khá sớm. Chỉ có điều,
cách "vào nghề" của Goldberger thì chẳng giống ai. Năm 1996, ông từng bị
Hearst Corp khởi kiện vi phạm bản quyền sau khi đăng ký mua tên miền
esqwire.com, với lý do tên miền này trùng với một tờ tạp chí nổi tiếng của
Hearst.

Cuối cùng hai bên đã dàn xếp được với nhau và Goldberger được phép giữ
lại tên miền nói trên. Tin tức bắt đầu lan đi rằng Goldberger (vốn là một luật
sư) có hiểu biết sâu sắc liên quan đến vấn đề tranh chấp tên miền - có tiếng
là gai góc và xương xẩu. Người ta bắt đầu gõ cửa văn phòng Goldberger để
xin tư vấn.
Larry Fischer và Ari Goldberger bên
trong văn phòng của mình tại "Trước đó, tôi là một doanh nhân bị mắc kẹt trong công việc văn phòng. Thế
Manhattan. Nguồn: AP rồi một vụ kiện đã làm thay đổi tất cả. Tôi hiểu mình là ai và mình nên làm
gì", Goldberger nhớ lại. Cuối cùng, Goldberger rời bỏ hãng luật Philadelphia
vào năm 1997 để gia nhập một công ty nhỏ, vừa mới thành lập ở Manhattan có tên mail.com, chuyên đứng ra mua
tên miền.
Goldberger bắt đầu hợp tác với Fischer từ năm 2001. Cùng với nhau, họ đã trở thành một cặp bài trùng vừa láu cá,
vừa tinh ranh lại vừa quyết liệt.

2 năm sau, họ cùng lập ra một hãng có tên smartname.com. Công ty này chuyên cung cấp nội dung và đường link
cho các tên miền, với điều kiện được chia chác một phần doanh thu quảng cáo. Có những thời điểm mà
smartname.com đại diện cho 150 chủ sở hữu khác nhau với khoảng 150.000 tên miền các loại, thu hút 50 triệu
khách truy cập/tháng.

Hầu hết các site này đều rất hấp dẫn giới quảng cáo. Lấy thí dụ, megayachts.com không phải là site đua thuyền đơn
thuần. Nó có chứa vô số đường link và quảng cáo về những hãng kinh doanh thuyền buồm, thuyền gỗ và du thuyền
hạng sang thứ thiệt. Chủ sở hữu của megayachts.com sẽ được trả tiền cứ mỗi khi có ai click vào một trong các
đường link.

Mô hình liệu có vững bền?

Bob Parsons, Giám đốc điều hành hãng đăng ký tên miền GoDaddy.com, đã gọi mô hình kinh doanh này là "rất
trực quan". "Họ kiếm tiền theo hai cách. Một là thông qua lượng truy cập và hai là mức độ đáng giá của bản thân
tên miền".

"Tên miền đã trở thành bất động sản của thế kỷ 21. Sở hữu một tên miền cũng là hình thức đầu tư hấp dẫn, và tôi
không nghĩ có vấn đề gì với việc đó".

Trong suốt những năm qua, Goldberger và Fischer đã gọt giũa công thức kiếm tiền của mình: mua tên miền, phát
triển nội dung cho site bằng một mẫu template khá đơn giản, dựa trên nghiên cứu cụ thể và cả bản năng nữa.

Họ chuyên săn lùng những tên miền thật "đắt", ngắn gọn nhưng mô tả các sản phẩm hoặc giá trị có dịch vụ cao.
Lấy thí dụ, họ đã bỏ túi những tên miền như bald.com (đầu hói.com) và cardiology.com (bệnh tim.com) thông qua
các cuộc đấu giá.

Để xác định giá trị tiềm năng của một tên miền, họ kiểm tra xem nó có thể tạo ra bao nhiêu hit nhờ sử dụng công
cụ Google. Tuy nhiên, quan điểm của họ là chỉ quan tâm đến đuôi ".com" mà thôi. Với họ ".com là vua", còn ".net"
thì vô giá trị.

"Bạn phải kiên nhẫn và kiên định, nhưng không kém phần sấn sổ và quyết liệt. Đây không phải là cuộc dạo chơi
mà là đổ xô đi đào vàng. Trâu chậm thì uống nước đục", Goldberger nói.

Giá tên miền cũng ngày một đắt. 5 năm trước, họ có thể sở hữu một tên miền tốt với giá 10.000 USD. Giờ thì mức
giá tối thiểu cũng phải tầm 100.000 USD. Tên miền rẻ nhất mà họ mua được thông qua đấu giá là blogging.com
(135.000USD).

Nhưng bù lại, họ có cơ hội lắc đầu từ chối trước mức giá hàng triệu USD mà người ta đưa ra để mua lại những tên
miền "ngon" như stocks.com và home.com.

Mặc dù vậy, họ đủ tỉnh táo để nhận ra rằng ngành kinh doanh này khó mà dài lâu. "Khi công nghệ tiến hóa, rất có
thể mô hình kinh doanh này không còn trụ lại được. Quảng cáo trả-tiền-theo-số-lượt-click bị ghẻ lạnh thì tài sản
của bạn cũng đội nón ra đi theo", Fischer nhún vai.

(Theo Vietnamnet)
Domains for sale!

Contact us for the best price:

Xin liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất:

Tel: +84.126.71.86268 (Nguyen Huan) or +84.908504657 (Nam Huan)

Email: mail@nguyenhuan.com or huan.duong@gmail.com

NhacNuocCamLy.com-NhacNuocCamLy.com.vn-NhacNuocCamLy.vn

• Tại sao phải Giành Lại Domain Quốc tế:


 Giá trị của thương hiệu nếu bị mất, bạn có tiền cũng không thể lấy lại được
 Không thể chấp nhận thương hiệu của bạn được người khác sử dụng
 Nếu 01 đơn vị khác, kinh doanh cùng lãnh vực, và giành thị phần của bạn dưa trên domain quốc tế ngắn
hơn, và hay hơn website của bạn
 Nếu đối thủ của công ty bạn sử dụng domain quốc tế vào việc phá hoại hình ảnh công ty bạn
 Nếu website của bạn phát triển, bạn quên rằng bạn đang quảng cáo miễn phí cho domain quốc tế tương ứng,

 … còn nhiều cái Nếu …

• Tại sao tôi không kiện để có thể lấy lại tên miền quốc tế ?
• Bạn không thể/ hoặc không nên làm vì các lý do sau :
1. Có thể có nhiều công ty cùng một tên thương hiệu với công ty bạn.
2. Nếu bạn kiện lên Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế giới WIPO ( www.wipo.int ), chi phí từ 2000-
3000usd chỉ cho mỗi việc nộp đơn xem xét, không nói đến chuyện thanh toán án phí, lệ phí.

• Tôi nghĩ là không cần quan trong hóa vấn đề domain quốc tế
• Bạn nên đọc thêm các bài viết sau
1. Mất tên miền, kiện cũng “vật vã”
2. Bảo vệ Thương hiệu trên mạng Internet
3. Thương hiệu'' điện tử: Chậm là mất cả chì lẫn chài?!
4. Tên miền: “Bất động sản của thế kỷ 21.
5. Cuộc chiến phim Tết hay trò đùa hacker?
6. ‘Nhái’ trang web của Megastar để giới thiệu phim sex
7. Tên miền Business.com rao bán với giá kỷ lục 400 triệu USD

Một số doanh nghiệp bị mất tên miền:

megastarcineplex.com

ibm.com.vn

ebay.com.vn

saigontourist.com / saigontourist.vn

boeing.com.vn

lienvietbank.com.vn

zonelabs.com.vn

mcafee.com.vn

bmw.com.vn

........

Một số tên miền được thương lượng mua lại:

visa.com.vn (Visa card)

kaspersky.vn / kaspersky.com.vn (Nam Trường Sơn)

eoffice.com.vn (Bkis)

.........
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN"
"http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml">
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=us-ascii" />
<title>Welcome to NhacNuocCamLy.com - Domains for sale!</title>
</head>
<body><br />
<div align="center">
<p><img src="under-construction.png" alt="under construction" longdesc="http://nhacnuoccamly.vn/under-
construction.png" height="251" width="500" /></p>
<p><strong>Domains for sale! </strong></p>
<p>Contact us for the best price:&nbsp;<strong><br />
</strong></p>
<p>Xin liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất:</p>
<center>
<p> Tel: <strong>+84.126.71.86268</strong> (Nguyen Huan) or<strong> +84.908504657</strong> (Nam
Huan)</p>
<p> Email: <strong>mail@nguyenhuan.com</strong> or <strong>huan.duong@gmail.com</strong></p>
<p><strong> NhacNuocCamLy.com</strong>-<strong>NhacNuocCamLy.com.vn</strong>-
<strong>NhacNuocCamLy.vn</strong></p>
<p><img src="sale.png" alt="sale" longdesc="http://nhacnuoccamly.vn/sale.png" height="139"
width="189" /></p>
<p>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=us-ascii" />
<meta name="ProgId" content="Word.Document" />
<meta name="Generator" content="Microsoft Word 11" />
<meta name="Originator" content="Microsoft Word 11" />
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CUsers%5CNGUYEN%7E1%5CAppData%5CLocal%5CTemp
%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml" /><!--[if gte mso 9]>
<xml>
<w:worddocument>
<w:view>Normal</w:view>
<w:zoom>0</w:zoom>
<w:punctuationkerning/>
<w:validateagainstschemas/>
<w:saveifxmlinvalid>false</w:saveifxmlinvalid>
<w:ignoremixedcontent>false</w:ignoremixedcontent>
<w:alwaysshowplaceholdertext>false</w:alwaysshowplaceholdertext>
<w:compatibility>
<w:breakwrappedtables/>
<w:snaptogridincell/>
<w:wraptextwithpunct/>
<w:useasianbreakrules/>
<w:dontgrowautofit/></w:compatibility>
<w:browserlevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:browserlevel></w:worddocument></xml><![endif]--><!--[if gte
mso 9]>
<xml>
<w:latentstyles deflockedstate="false" latentstylecount="156"></w:latentstyles></xml><![endif]-->
<style><!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:Wingdings;
panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0;
mso-font-charset:2;
mso-generic-font-family:auto;
mso-font-pitch:variable;
mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0cm;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";}
a:link, span.MsoHyperlink
{color:blue;
text-decoration:underline;
text-underline:single;}
a:visited, span.MsoHyperlinkFollowed
{color:purple;
text-decoration:underline;
text-underline:single;}
span.highlightitle
{mso-style-name:highlightitle;}
span.fibohot
{mso-style-name:fibo_hot;}
span.boldfibo
{mso-style-name:bold_fibo;}
@page Section1
{size:612.0pt 792.0pt;
margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt;
mso-header-margin:36.0pt;
mso-footer-margin:36.0pt;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
/* List Definitions */
@list l0
{mso-list-id:91249245;
mso-list-template-ids:-1260199624;}
@list l0:level1
{mso-level-number-format:bullet;
;•mso-level-text:
mso-level-tab-stop:36.0pt;
mso-level-number-position:left;
text-indent:-18.0pt;
mso-ansi-font-size:10.0pt;
font-family:Symbol;}
@list l0:level2
{mso-level-tab-stop:72.0pt;
mso-level-number-position:left;
text-indent:-18.0pt;}
@list l1
{mso-list-id:1862739402;
mso-list-template-ids:-982378424;}
@list l1:level1
{mso-level-number-format:bullet;
;•mso-level-text:
mso-level-tab-stop:36.0pt;
mso-level-number-position:left;
text-indent:-18.0pt;
mso-ansi-font-size:10.0pt;
font-family:Symbol;}
@list l2
{mso-list-id:1875843368;
mso-list-template-ids:-1968790460;}
@list l2:level1
{mso-level-tab-stop:36.0pt;
mso-level-number-position:left;
text-indent:-18.0pt;}
@list l2:level2
{mso-level-tab-stop:72.0pt;
mso-level-number-position:left;
text-indent:-18.0pt;}
@list l3
{mso-list-id:2052994598;
mso-list-template-ids:253637798;}
@list l3:level1
{mso-level-number-format:bullet;
;♣mso-level-text:
mso-level-tab-stop:36.0pt;
mso-level-number-position:left;
text-indent:-18.0pt;
mso-ansi-font-size:10.0pt;
font-family:Wingdings;}
ol
{margin-bottom:0cm;}
ul
{margin-bottom:0cm;}
--></style><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:&quot;Table Normal&quot;;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:&quot;&quot;;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:&quot;Times New Roman&quot;;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}</style><![endif]--></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-family: Symbol">·</span><span>&nbsp; </span><strong>Tại sao phải
Giành Lại Domain Quốc tế:</strong></p>
<ul type="square">
<li class="MsoNormal">Giá trị của thương hiệu nếu
bị mất, <span class="highlightitle">bạn có tiền cũng không thể lấy lại được</span></li>
<li class="MsoNormal"><span class="highlightitle">Không
thể chấp nhận </span>thương hiệu của bạn được người khác sử dụng</li>
<li class="MsoNormal"><span class="highlightitle">Nếu
01 đơn vị khác</span>, kinh doanh cùng lãnh vực, và giành thị phần của bạn
dưa trên domain quốc tế ngắn hơn, và hay hơn website của bạn</li>
<li class="MsoNormal"><span class="highlightitle">Nếu
đối thủ của công ty</span> bạn sử dụng domain quốc tế vào việc phá hoại
hình ảnh công ty bạn</li>
<li class="MsoNormal"><span class="highlightitle">Nếu
website của bạn phát triển</span>, bạn quên rằng <span class="fibohot">bạn
đang quảng cáo miễn phí </span>cho domain quốc tế tương ứng,… </li>
<li class="MsoNormal" style="margin-bottom: 12pt">… còn nhiều cái Nếu …</li></ul>
<p class="MsoNormal"><strong><span style="font-family: Symbol">·</span><span>&nbsp; </span><span
class="boldfibo">Tại sao tôi không kiện
để có thể lấy lại tên miền quốc tế ? </span></strong></p>
<ul type="disc">
<li class="MsoNormal">Bạn<span class="boldfibo">
không thể/ hoặc không nên</span> làm vì các lý do sau : </li>
<ol start="1" type="1">
<li class="MsoNormal">Có thể có nhiều công
ty cùng một tên thương hiệu với công ty bạn.</li>
<li class="MsoNormal" style="margin-bottom: 12pt">Nếu bạn kiện lên <span class="boldfibo">Tổ Chức Sở Hữu
Trí Tuệ Thế giới WIPO</span> ( <span class="fibohot"><a href="http://www.wipo.int/"
target="_blank">www.wipo.int</a></span>
), chi phí từ 2000-3000usd chỉ cho mỗi việc nộp đơn xem xét, không nói
đến chuyện thanh toán án phí, lệ phí.</li></ol></ul>
<p class="MsoNormal"><span style="font-family: Symbol">·</span><span>&nbsp; </span><strong>Tôi nghĩ là
không cần quan trong hóa
vấn đề domain quốc tế</strong> </p>
<ul type="disc">
<li class="MsoNormal">Bạn nên đọc thêm các bài
viết sau </li></ul>
<ol start="1" type="1">
<ol start="1" type="1">
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.zing.vn/zing/Index.aspx?ArticleID=8511&amp;ChannelID=85"
target="_blank">Mất tên miền, kiện cũng “vật vã”</a></li>
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.xahoithongtin.com.vn/index.asp?subjectID=9380"
target="_blank">Bảo vệ Thương hiệu trên mạng Internet</a></li>
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArticleID=523&amp;ChannelID=16" target="_blank">Thương hiệu'' điện tử: Chậm là mất cả chì lẫn chài?!
</a></li>
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArticleID=214880&amp;ChannelID=16" target="_blank">Tên miền: “Bất động sản của thế kỷ 21.</a></li>
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.nld.com.vn/tintuc/cntt/179522.asp" target="_blank">Cuộc
chiến phim Tết hay trò đùa hacker?</a></li>
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2006/07/3B9EC6BA/"
target="_blank">‘Nhái’ trang web của Megastar để giới thiệu phim sex</a></li>
<li class="MsoNormal"><a href="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/06/3B9F7613/"
target="_blank">Tên miền Business.com rao bán với giá kỷ lục 400 triệu
USD</a></li></ol></ol>
<p><em><u><strong>Một số doanh nghiệp bị mất tên miền: </strong></u></em></p>
<p><strong>megastarcineplex.com </strong></p>
<p><strong>ibm.com.vn</strong></p>
<p><strong>ebay.com.vn</strong></p>
<p><strong>saigontourist.com / saigontourist.vn</strong></p>
<p><strong>boeing.com.vn</strong></p>
<p><strong>lienvietbank.com.vn</strong></p>
<p>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=us-ascii" />
<meta name="ProgId" content="Word.Document" />
<meta name="Generator" content="Microsoft Word 11" />
<meta name="Originator" content="Microsoft Word 11" />
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CUsers%5CNGUYEN%7E1%5CAppData%5CLocal%5CTemp
%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml" /><!--[if gte mso 9]>
<xml>
<w:worddocument>
<w:view>Normal</w:view>
<w:zoom>0</w:zoom>
<w:punctuationkerning/>
<w:validateagainstschemas/>
<w:saveifxmlinvalid>false</w:saveifxmlinvalid>
<w:ignoremixedcontent>false</w:ignoremixedcontent>
<w:alwaysshowplaceholdertext>false</w:alwaysshowplaceholdertext>
<w:compatibility>
<w:breakwrappedtables/>
<w:snaptogridincell/>
<w:wraptextwithpunct/>
<w:useasianbreakrules/>
<w:dontgrowautofit/></w:compatibility>
<w:browserlevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:browserlevel></w:worddocument></xml><![endif]--><!--[if gte
mso 9]>
<xml>
<w:latentstyles deflockedstate="false" latentstylecount="156"></w:latentstyles></xml><![endif]-->
<style><!--
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0cm;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";}
@page Section1
{size:612.0pt 792.0pt;
margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt;
mso-header-margin:36.0pt;
mso-footer-margin:36.0pt;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
--></style><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:&quot;Table Normal&quot;;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:&quot;&quot;;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:&quot;Times New Roman&quot;;
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}</style><![endif]--><strong><span style="&quot;font-size: 12pt; font-family:
&quot;Times New Roman&quot;;">zonelabs.com.vn&nbsp; </span></strong></p>
<p><strong><span style="&quot;font-size: 12pt; font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">mcafee.com.vn
</span></strong></p>
<p><strong><span style="&quot;font-size: 12pt; font-family: &quot;Times New Roman&quot;;">bmw.com.vn
<br />
</span></strong></p>
<p><strong><span style="&quot;font-size: 12pt; font-family: &quot;Times New
Roman&quot;;">........</span></strong></p>
<p><u><em><strong>Một số tên miền được thương lượng mua lại:</strong></em></u></p>
<p><strong>visa.com.vn (Visa card)<br />
</strong></p>
<p><strong>kaspersky.vn / kaspersky.com.vn (Nam Trường Sơn)</strong></p>
<p><strong>eoffice.com.vn (Bkis) <br />
</strong></p>
<p><strong>&nbsp;</strong><strong>.........</strong></p>
<p><img src="business_silhouette.png" alt="business"
longdesc="http://nhacnuoccamly.vn/business_silhouette.png" height="300" width="300" /></p>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp; </p></center></div>

</body>
</html>

You might also like