Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Bài thuyết trình kinh tế chính trị

Nhóm 19
Câu hỏi 5: trình bày QTSX GTTD ( giá trị thặng dư) và các kết
luận rút ra từ quá trình nghiên cứu đó. Hãy cho biết ý nghĩa
thực tiễn của việc nghiên cứu GTTD tuyệt đối, GTTD tương
đối, GTTD siêu ngạch
1. QTSX GTTD và các kết luận rút ra
*) sự thống nhất giữa QTSX ra GTSD và GTTD.
Chúng trực tiếp tạo ra GTSD của sản phẩm.

Tổng TB bỏ vào QTSX

Nhân tố khách Nhân tố chủ quan


quan tức là TLSX tức là sức lao
động (SLĐ).
Chúng trực
Về phương diện SX ra GTTD, cũng 2 nhân tố khách quan và chủ quan ấy
tham gia vào QTSX nhưng chỉ có nhân tố SLĐ mới trực tiếp tạo ra GTTD, còn
nhân tố khách quan tức TLSX, hoàn toàn k tạo ra giá trị nào.

Giá trị của các TLSX trong QT lao động đã k hề tăng thêm hoặc đẻ ra một giá
trị mới nào mà chỉ được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới. Còn SLĐ trong
QT lao động, một mặt, bảo tồn và chuyển giá trị của chúng sang sản phẩm
mới, mặt khác, còn có tác dụng tạo ra GTTD.
Như vậy, GTSD chính là vật mang giá trị trao đổi và GTTD. QTSX TBCN là sự
thống nhất giữa QTSX ra GTSD và QTSX ra GTTD.
*) Các kết luận rút ra:
- Giá trị sản phẩm được SX ra bao gồm 2 phần:
+Giá trị những TLSX nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển
vào sản phẩm mới, tức là k thay đổi về lượng giá trị của nó được gọi là TB bất biến, kí
hiệu: C.
+ đối với bộ phận TB dùng để mua SLĐ: Trong QT lao động, bằng lao động trừu tượng,
công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân SLĐ. Nó bằng giá trị SLĐ + GTTD.
Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua SLĐ đã k ngừng chuyển hoá từ đại lượng bất biến
thành đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong QTSX. C.Mac gọi là tư bản khả
biến. kí hiệu: V.
Khái niệm GTTD: là 1 bộ phận của gía trị mới dôi ra ngoài giá trị SLĐ do công nhân làm
thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
- Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành 2 phần: phần mang lao
động mà công nhân tạo ra 1 lượng giá trị ngang với giá trị SLĐ của mình gọi là thời gian
lao động cần thiết, lao động trong khoảng thời gian đó là thời gian lao động cần thiết.Phần
còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư và lao động trong khoảng
thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
- Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá
của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông mà đồng thời k diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ
có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá
SLĐ. Sau đó, nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực
lưu thông để sản xuất ra GTTD cho nhà tư bản. Do đó, tiền của nhà tư bản mới chuyển
thành tư bản.
Tóm lại, nghiên cứu GTTD đựơc sản xuất ra như thế nào đã vạch rõ bản chất bóc lột của
CNTB. Tư bản là giá trị mang lại GTTD bằng cách bóc lột lao động k công của công nhân
làm thuê. Chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra GTTD cho nhà tư bản.
2. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu GTTD tuyệt đối, GTTD tương đối, và

GTTD siêu ngạch.


a) Tỷ suất GTTD và khối lượng GTTD.
- tỷ suất GTTD là tỷ số tính theo phần trăm giữa GTTD và tư bản khả biến cần thiết để sản
xuất ra GTTD đó. Kí hiệu: m’
Công thức tính:
m’= m/v *100%
hoặc:
m’= t’( thời gian lao động thặng dư): t(thời gian lao động tất yếu) *100%
tỷ suất GTTD nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê nhưng nó
chưa nói rõ được quy mô bóc lộtà sử dụng phạm trù khối lượng GTTD để phản ánh quy mô
bóc lột
- Khối lượng GTTD là tích số giữa tỷ suất GTTD và tổng tư bản khả biến đã được sử
dụng.
Công thức tính: M= m’*V
Công thức trên đã chứng tỏ tỷ suất GTTD càng cao, khối lượng GTTD càng lớn. Do khối
lượng tư bản bị hạn chế nên tư bản luôn tìm cách nâng cao trình độ bóc lột đối với công nhân.
Nghiên cứu tỷ suất GTTD cho thấy chính phần thời gian lao động thặng dư là nguồn gốc của
mọi GTTD. Có 2 phương pháp sản xuất GTTD là GTTD tuyệt đối và GTTD tương đối.
b) GTTD tuyệt đối.
- Khái niệm: GTTD tuyệt đối là GTTD được tạo ra do kéo dài thời gian lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị SLĐ
và thời gian lao động tất yếu k thay đổi.
- Ý nghĩa: các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động nhưng ngày lao động
có những giới hạn nhất định, k thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của
người lao động nhưng phải dài hơn thời gian lao động cần thiết. Trong phạm vi giới
hạn trên, độ dài của ngày lao động là 1 đại lượng k cố định và có nhiều mức khác
nhau.
Do đó trên cơ sở nghiên cứu GTTD tuyệt đối, vạch rõ thời gian lao động là nguồn
gốc của mọi GTTD, giai cấp công nhân phải đấu tranh với giai cấp tư sản để quy
định độ dài cụ thể của ngày lao động, đòi ngày lao động tiêu chuẩn.
c) GTTD tuyệt đối.
- phương pháp GTTD tuyệt đối là phương pháp bóc lột chủ yếu trong giai đoạn đầu
của CNTB. Nhưng do bị giới hạn về nhiều mặt, đến giai đoạn sau, khi kỹ thuật công
nghệ phát triển, phương thức bóc lột trên cơ sở tăng năng suất lao động ra đời. Đó
là phương pháp bóc lột GTTD tương đối.
- khái niệm GTTD tương đối: là GTTD đựơc tạo ra do rút ngắn thời gian lao động
tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao
động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
d) GTTD siêu ngạch.
- khái niệm: GTTD siêu ngạch là phần GTTD thu được do tăng năng suất lao động
cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
- GTTD siêu ngạch k chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê
mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
- GTTD siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và
tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị hàng hoá.
à C.Mac gọi: GTTD siêu ngạch là hình thức biến tướng của GTTD tưong đối.

You might also like