Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 18

BGTM 004

Mười tám năm Bắc thuộc đã là quá đủ !


Bùi Tín

“…Ý chí tự chủ tự cường truyền thống được chắp đôi cánh tự do dân chủ của thời
đại, sẽ đưa dân tộc ta vượt qua nỗi khổ nhục của thời phụ thuộc, băng mình lên
phía trước, bay cao vươn xa đến những bến bờ văn minh mới…”

Quan hệ Việt - Trung từ xa xưa đến nay luôn có ý nghĩa chiến lược mang tính chất
quyết định đối với đất nước ta. Cứ khi nào chính quyền ta có lập trường tự chủ tự
cường, đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng, thì nền độc lập được giữ vững, đất nước
phát triển thuận hoà, mọi âm mưu xâm lấn bị đẩy lùi.

Hiện nay tình hình không được như thế; còn rất đáng lo ngại.

Mong ông Phụng trả lời

Mới đây, ông Lê Công Phụng nguyên là Trưởng ban biên giới, tham gia đàm phán với
phía Trung Quốc 2 Hiệp định về biên giới trên bộ và ranh giới trên biển, hiện là đại sứ
ở Mỹ, đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc của báo Văn Hoá ở Nam Cali. Ý
định của ông Phụng là xua tan những nghi ngờ rằng phía Việt nam đã nhân nhượng rất
nhiều, thanh minh rằng kết quả đàm phán là công bằng, hợp lý. Tôi muốn đặt ra với
ông Phụng vài câu hỏi. Mong ông trả lời ngay thật, vì chỉ có sự thật mới thuyết phục
được đông đảo người Việt quan tâm đến vấn đề này.

- Vì sao từ khi đàm phán năm 1992 đến khi kết thúc, chính quyền trong nước không
thông báo cho nhân dân biết, cũng không báo cáo cho Quốc hội hay Uỷ ban thường
vụ quốc hội biết, khác hẳn khi thương lượng với Mỹ từ 1968 đến 1973, luôn thông
báo công khai tiến triển và chủ đề từng kỳ họp? Có điều gì khuất tất phải giữ kín? Sao
không tận dụng sự hỗ trợ của dư luận?

- Khi đưa ra quốc hội Bản hiệp định trên bộ ngày 9-6-2000, không có chất vấn và thảo
luận; qua loa hình thức đối với Hiệp định quan trọng như thế, vì sao?

- Tại sao tập bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đi kèm, coi như nội dung cấu thành Hiệp định năm
1999, không được đưa công khai ? sao giấu kỹ thế?

- Sách Trắng bộ ngoại giao năm 1979 lên án nhiều thủ đoạn xâm lấn trắng trợn và tinh
vi của phía Trung Quốc, phía Việt Nam có còn giữ những ý kiến ấy không, hay đã tự
rút bỏ ?

- Vì sao cả 2 bản hiệp định đều ký vào những ngày cuối năm (ngày 30 và 25 tháng
12), rõ ràng theo ý kiến của Giang Trạch Dân: ''lãnh đạo 2 đảng đã thoả thuận ký
trước khi năm 1999 (và sau đó là năm 2000) kết thúc". Có ai đi thương lượng lại bị
đối phương ép về thời hạn để bị động đến như vậy ?

- Một chuyên gia quốc tế về biển cho rằng phía Việt nam hớ to khi ký hiệp định biến
giới trên biển, vì đó là Vịnh Bắc bộ của Việt Nam (golfe du Tonkin), lẽ ra phía VN
phải được ít ra là 2/3, hay 3/4, vì các yếu tố cấu thành Vịnh. Số dân sống quanh Vịnh:
Việt Nam gấp 4 lần Trung Quốc; số đảo và đường ven biển: Việt Nam gấp hàng trăm
lần Trung Quốc; số sông đổ lượng nước và phù sa để tham gia hình thành Vịnh: Việt
Nam có gấp hơn 10 lần Trung Quốc...

- Ông Phụng cho rằng Trung Quốc là nước láng giềng lớn mạnh, "ta phải biết sống với
họ", nghĩa là nhún nhường, biết điều ... Thưa rằng đó chỉ là một mặt thôi, là mặt chiến
thuật thôi! Mặt chính là Việt Nam phải mạnh lên toàn diện, về chính trị - tinh thần -
kinh tế - quân sự - văn hoá - ngoại giao, phải đoàn kết toàn dân, cố kết dân tộc, ý chí
vững mạnh về chủ quyền, đó mới là cơ sở của mọi cuộc đàm phán. Ông Phụng có vẻ
quên mặt này.

Từ đối đầu chuyển sang liên minh

Xưa nay Trung Quốc luôn tự coi mình là trung tâm của thế giới. Hiện nay đảng Cộng
sản Trung Quốc có tham vọng xây dựng Trung Quốc thành siêu cường thống trị thế
giới về mọi mặt trong một tương lai gần.

Với tham vọng ấy, Trung Quốc luôn mong muốn Việt nam là một chư hầu của mình.
Qua những thăng trầm của lịch sử, họ hiểu rất rõ là Việt nam là một dân tộc rất đáng
gờm, rất đáng nể, từng giáng trả họ những đòn kinh hoàng.

Biện pháp thâm độc nhất, có hiệu quả nhất là tạo nên ở Việt Nam một chính quyền
phụ thuộc, dễ bảo, có hình thức dân tộc nhưng thực chất là chư hầu cho thiên triều ở
Bắc Kinh.

Ở phía Nam, Trung Quốc từng xây dựng được một nhóm chư hầu trung thành là bọn
Khơme Đỏ ở Cambốt, nhóm này đã bị đánh đổ đầu năm 1979, khiến Đặng Tiểu Bình
phát điên lên và kéo đại quân vào đánh phá 6 tỉnh cực bắc Việt nam trong tháng 2 và
tháng 3-1979, nhằm đỡ đòn cho bọn chư hầu, đồng thời dạy cho Việt nam một bài
học, ra oai với nhóm lãnh đạo ở Hà nội để lôi kéo nhóm này vào vòng kiểm toả của
họ.

Đến năm 1990, sau khi phe Xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô có nguy cơ tan vỡ, đảng
CS Trung Quốc cô lập và nao núng, liền tìm kiếm khẩn cấp sự hoà giải với Việt nam
để chống chọi với tình thế nguy ngập. Đảng CS Việt nam đang chuẩn bị Dại hội VII
cũng ở trong thế hoang mang khi phe XHCN tan rã, liền sớm lao vào con đường bình
thường hoá và kết nghĩa Việt - Trung, mở đầu bằng cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô (Tứ
Xuyên) vào tháng 9-1990. Phía Việt Nam có 3 nhân vật là: Nguyễn Văn Linh rất non
về đối ngoại, Phạm Văn Đồng già ốm loà mắt, chuyên ba phải, và Đỗ Mười mưu
thâm, nhiều tham vọng cá nhân. Thế là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng
chấm ngay Đỗ Mười làm kẻ thân tín của thiên triều; sau đó, tháng 6-1991, Đại hội VII
cử Đỗ Mười làm tổng bí thư thay Nguyễn Văn Linh; Đỗ Mười đưa ngay Lê Đức Anh
làm nhân vật số 2 của đảng, nhận chức chủ tịch nước, thay Võ Chí Công. Ngay sau
Đại hội VII, ''đoàn đại biểu đặc biệt của đảng CS Việt Nam" gồm hai người là Mười
và Anh được mời sang Bắc Kinh, được Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp ngày 28-7-
1991. Sau đó, việc bình thường hoá được ký kết tại Bắc Kinh ngày 5-11-1991. Từ đó,
liên minh hai đảng CS Trung-Việt được thắt chặt, cho đến tận bây giờ. Hai Hiệp định
Việt - Trung được đàm phán, ký kết chóng vánh trong hoàn cảnh này.

Không có hai phe trong bộ chính trị

Gần đây, trong một số bài bình luận chính trị có nhận định rằng hiện nay nhóm lãnh
đạo 14 nhân vật trong bộ chính trị phân hoá thành hai phe đối lập nhau: phe đổi mới,
cấp tiến (!) và phe giáo điều, bảo thủ.

Người có nhận định trên đây có thể nghĩ rằng đời sống chính trị ở Việt Nam cũng
giống như ở các nước dân chủ phương Tây, kiểu đa nguyên chính trị, nghĩa là cùng
tồn tại nhiều xu hướng, phe phái khác nhau.
Cần nhận rõ bàn tay Đại hán của cộng sản Bắc Kinh thọc rất sâu vào Việt Nam và
lũng đoạn rất sâu vào đời sống chính trị Việt Nam.

Trong thời chiến tranh, khi lãnh đạo có ý định đi dây, đứng giữa Liên Xô và Trung
Quốc nhằm tranh thủ sự chi viện của cả hai ông anh - anh Cả và anh Hai - thì Trung
Quốc luôn lôi kéo Việt Nam ngả hẳn về một bên, theo khẩu hiệu "nhất biên đảo" (di
p'ian tảo).

Từ năm1991, đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình Hà Nội,
với viên đại sứ hiện nay là Hồ Càn Văn (năm 1991 là bí thư thứ nhất, rồi tham tán, nói
tiếng Việt không khác gì người Việt) là một trung tâm chính trị đầy quyền lực ở Hà
Nội. Từ lâu đã có đường điện thoại đặc biệt nối Ba Đình với Trung Nam Hải.

Mọi người đều biết năm 1991 uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Cơ Thạch đã bị loại khỏi
bộ chính trị, mất chức bộ trưởng ngoại giao, là do yêu cầu của phía Trung Quốc, chỉ vì
ông Thạch có ý kiến cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa kỳ, trái với ý muốn
"nhất biên đảo" của thiên triều ( Hồi ký của Trần Quang Cơ).

Ông Nguyễn Cơ Thạch - được coi là con dê tế thần phương Bắc - cay đắng thốt lên
rằng: "kiểu bình thường hoá Việt - Trung tháng 11-1991 là khởi đầu của một thời kỳ
phụ thuộc mới - một thời kỳ Bắc thuộc mới ". Ai oán chưa !

Việc cử nhân sự lãnh đạo cộng sản luôn theo nếp lựa chọn từ trên xuống dưới, cấp
trên chọn kỹ cấp dưới theo hình ảnh của chính mình, không mảy may tính đến ý kiến
từ bên dưới, nên bộ chính trị thường nhất trí về đường lối.

Còn xu hướng thân phương Tây, thân Mỹ ư ? Xin nhớ rằng sau đại hội VII một đội
ngũ báo cáo viên của đảng toả đi khắp các tỉnh thành gỉải thích kỹ rằng chủ trương
"kết bạn với tất cả các nước" phải được hiểu rằng có 5 nấc bạn khác nhau; bạn số 1 là
Trung Quốc, Cuba... cùng chung chế độ, ý thức hệ, bản chất cộng sản; cho đến bạn
loại 5, cuối cùng, là Hoa Kỳ, "vừa bạn, vừa thù", rất nguy hiểm, đang nuôi ý đồ lật đổ
theo kiểu diễn biến hoà bình, dù rằng Hoa Kỳ vì động cơ lợi nhuận sẽ đầu tư ngày
càng nhiều vào nước ta.

Cho nên có thể nhận định cả 14 vị trong bộ chính trị hiện đều chung một lập trường
"nhất biên đảo", chỉ khác ở chỗ đậm nhạt đôi chút, bất đồng ở những điểm thứ yếu,
trên những vấn đề khác, không phải về đường lối đối ngoại.

Thế là phái đổi mới, tiến bộ ư ?


Sự thật là 14 nhân vật ấy đều nhất trí sâu sắc trong đường lối Bắc thuộc mới. Xin hãy
quan sát kỹ. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng tháng 4 -2007 sang Bắc kinh, khi
gặp chủ tịch quốc hội Ngô Bang Quốc, ông này lên mặt ta đây, cao giọng căn dặn
rằng:" 2 bên cần giải quyết ổn thoả vấn đề biên giới lãnh thổ, cùng nhau giữ gìn ổn
định của vùng biển Nam Trung Quốc (!)". Não trạng và khẩu khí ngạo mạn của một
viên thái thú. Thế mà Nguyễn Phú Trọng vẫn nhăn nhở cười nịnh. Chưa hết, cũng
ngày hôm ấy, người phát ngôn bộ ngoại giao Tàu là Tần Cương tố cáo việc Việt Nam
khai thác dầu trong vùng hải phận ta, coi đó là vi phạm lãnh hải Trung Quốc (!), rồi
trịch thượng lên giọng " Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp
nghiêm khắc với Việt Nam ". Cũng năm ngoái, trước khi sang Hoa kỳ, Nguyễn Minh
Triết đã "bị mời" vội sang Bắc kinh (không có dự định trước) để được răn đe trước là
không được đi quá xa trong quan hệ với Hoa kỳ. Còn ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm
bao giờ gặp Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng không quên ôm chặt, bắt tay lắc đi lắc
lại 3 lần và không quên 2 chữ " đồng chí " (!). Phía Trung Quốc luôn tỏ nhiệt tình đặc
biệt với Nông Đức Mạnh và Hồ Đức Việt, coi như người nhà, vì Mạnh tuy uy tín
không còn, nhưng còn uy lực của tổng bí thư, còn Việt nắm vấn đề nhân sự trên cương
vị trưởng ban tổ chức trung ương đảng, được giao việc canh gác kỹ để không một ai
có tinh thần chống bành trướng bá quyền phương Bắc có thể lọt vào trung ương.

Còn ông Nguyễn Tấn Dũng ? ông là nhà cải cách? người chủ trương đổi mới? vị thủ
tướng kiên quyết chống tham nhũng? đứng đầu phái cởi mở, đổi mới trong bộ chính
trị chăng ? ông Dũng muốn giữ khoảng cách với Bắc Kinh và sáp lại gần Hoa kỳ ? Có
đúng như vậy không ?

Xin chớ phạm sai lầm. Xin chớ lầm lẫn bản chất với thủ đoạn, mưu mẹo, chớ lẫn lộn
chiến lược với chiến thuật của họ.

Sống dưới chế độ cộng sản, cần luôn luôn tỉnh táo, ''nghe nói vậy mà không phải vậy";
ông Dũng thề thốt đi đầu chống tham nhũng, như chống giặc; đứng đầu bộ máy chống
tham nhũng, leo lẻo "không trừ một ai, ở bất cứ cấp nào"; ông còn kể ra 10 vụ tham
nhũng lớn nhất sẽ ưu tiên xét xử, đầu tiên là Vụ PMU18. Đến nay, sau hơn 2 năm,
những vụ án trên còn lây bây, nhùng nhằng ra sao, lại còn lật án nữa. Ai chỉ chống
tham nhũng bằng lưỡi ?

Ông Dũng công khai nói như một tuyên ngôn: "tôi kiên quyết cấm không cho tư nhân
làm báo ", công khai nói ngược với Hiến pháp [điều 69: công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, lập hội, biểu tình theo qui định của
pháp luật]. Ông Dũng không những miệt thị hơn 10 ngàn nhà báo Việt Nam, còn xúc
phạm hơn 1 triệu nhà báo toàn thế giới. Vì không có một nghề nào tự do hơn, mang
tính tư nhân hơn là nghề làm báo; mỗi bài báo mang tên người viết ở dưới là một sản
phẩm cá nhân độc đáo không thể là của một ai khác. Ông Dũng nói ngược những điều
ấy, thế là tiến bộ, là cởi mở ư ?

Chưa hết, việc đàn áp bằng bạo lực các nhà dân chủ, trừng phạt những nhà báo, sinh
viên biểu tình trước Sứ quán và lãnh sự quán Tàu, chính ông Dũng ra lệnh và thúc đẩy
là chính, chứ còn ai? Mới đây thôi, ông vẫn lên án Giám mục Ngô Quang Kiệt "có lời
nói xúc phạm đất nước mình" [ khi nói rằng: chúng tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm hộ
chiếu Việt Nam]; báo chí trong và ngoài nước đã lật tẩy cái trò thấp hèn cắt cụt câu
nói của Giám mục Kiệt, khi giám mục nói rõ ý rằng: ngài mong nước Việt Nam đoàn
kết, mạnh, có uy tín để ta đi lại tự do như dân Nhật, dân Đại hàn, không bị soi mói khi
ra nước ngoài cầm hộ chiếu Việt Nam. Thế là ông thủ tướng tự tỏ ra không ngay thật
(cắt xén, ăn gian), còn tỏ ra cố chấp (không biết phục thiện), còn hớ to khi xã hội đã
biết chuyện. Còn những việc: mở Nghĩa trang Biên Hoà, lập đàn Giải oan, cho giải
thưởng các nạn nhân vụ Nhân Văn, đưa Giỗ tổ Hùng Vương thành quốc lễ, thăm La
Mã... đều là nghị quyết nhất trí của bộ chính trị, sau những tính toán hơn thiệt chung.

So sánh với quan hệ Việt - Mỹ

Có thể khẳng định rằng cả 14 nhân vật trong Bộ chính trị đều ngả theo Bắc kinh, gắn
chặt với Bắc Kinh, vì họ vẫn giữ một não trạng hằn sâu trong óc từ gần 20 năm nay
sau khi bức tường Berlin đổ sập, Liên Xô tan rã, phe Xã hội chủ nghĩa tan tành. Họ
coi thảm hoạ ấy là do các nước phương Tây, trước hết là Hoa Kỳ, câu kết với bọn cơ
hội hữu khuynh ở trong các đảng cộng sản, gây nên.

Mở cửa, hội nhập, làm bạn với mọi nước... chỉ là những chủ trương bắt buộc, miễn
cưỡng, chẳng thể đặng đừng, do đất nước ở trong thế bị cô lập, nghèo đói cùng cực, có
nguy cơ tan rã, cần gấp những khoản đầu tư cực lớn, không có lối thoát nào khác.

Họ hiểu rằng công luận xã hội sẽ bị tự do và dân chủ tấn công và mê hoặc (theo lối
nghĩ của họ), nhưng họ sẽ cố kiềm chế, trì hoãn quá trình chết người (đối với họ) ấy,
càng kéo dài chế độ độc đảng càng tốt để tận lực vơ và vét, tha hồ chia chác tiền của
của công và nhà đất tài sản của xã hội, truyền lại cho con, cháu, để hạ cánh an toàn,
trên "cánh dù vàng", theo cách nói ở phương Tây.

Cho nên những chuyến đi thăm các nước phương Tây, những lời hứa xây dựng chế độ
pháp quyền, cải cách hành chính mạnh mẽ, tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng dân
quyền ... chỉ là những việc làm nửa vời, lời hứa, câu hẹn mang tính chiến thuật, có ý
nghĩa lơ lửng, nói để nói, nói rồi quên ngay, chỉ đánh lừa được những người nhẹ dạ.

Ngay cả những mối "quan hệ chiến lược", "hợp tác an ninh, quân sự Mỹ - Việt", nghe
tưởng là ghê gớm, cũng chỉ mới chớm ở trong việc trao đổi thông tin về chống khủng
bố, huấn luyện và hợp tác trong cứu hộ tàu thuyền, huấn luyện quân y và ngoại ngữ
cho một số sĩ quan, còn khác xa, rất xa, khác về chất với quan hệ hợp tác toàn diện
Trung - Việt giữa hai nước, hai đảng, hai bộ chính trị, “vừa là đồng chí vừa là anh
em”.

Xin nhớ nhóm lãnh đạo cộng sản Trung Quốc luôn có tư tưởng nước lớn, đàn anh,
theo bản chất Đại Hán đối với các nước nhỏ xung quanh họ. Họ ép Việt Nam phải đi
theo con đường của họ, không mảy may được chệnh hướng, lại phải lẽo đẽo đi sau họ,
không được phép vượt lên trước. Họ đổi mới trước ta 8 năm, bình thường hoá với Mỹ
trước nữa, vào WTO cũng sớm hơn, cố buộc ta lẽo đẽo sau xa để phụ thuộc lâu dài.

Về nhân sự, từ năm 1990 đến nay, họ không thể cho phép trong bộ chính trị 14 người
ở Việt Nam có một ai đó chống lại họ hay giữ một khoảng cách đối với họ, huống hồ
ở các vị trí then chốt là chủ tịch nước và thủ tướng.

Họ không chỉ có toà nhà Đại sứ quán với đại sứ Hồ Càn Văn đầy uy thế, với hệ thống
tình báo và cộng tác viên dày đặc về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, họ còn 2
nhân vật chí cốt Đỗ Mười và Lê Đức Anh tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn còn quyền
uy, lại còn Tổng cục 2 đầy tiền và lắm thủ đoạn thâm hiểm đang kết nghĩa bền chặt
với Cục tình báo Hoa Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sắp thăm Trung Quốc ngày 20-10, cho tới 25-10. Ông ta
không thể quên 16 chữ vàng (giả), và ca ngợi cái tình sâu nghĩa nặng "láng giềng tốt,
bè bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt" ( tốt cho ai ?). Hồ Cẩm Đào sẽ không quên
khen Nguyễn Tấn Dũng về 2 món quà qúi: chiến công dẹp giáo dân và trị các nhà báo
về "tội " quá hăng hái chống tham nhũng.

Đối với những kẻ yếu bóng vía, chịu thân phận phiên thuộc, bọn quan chức Đại Hán
thích trò chơi trội, cố tình làm nhục nữa khi cần. Họ không nể ai hết. Họ chỉ biết sợ
cái quắc mắt của Trần Bình Trọng, hiện quá hiếm.

Lôi kéo, mua chuộc, đe doạ là thủ đoạn quen thuộc của họ. Họ vừa cho phổ biến ầm ĩ
những bài luận văn dài, sặc mùi đe doạ chiến tranh, đòi đánh phủ đầu, "thảo phạt"
Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học nữa...

Rất có thể ông Dũng sẽ được thông báo tin "mừng" (!) việc đặt hơn 2.000 cột mốc dọc
biên giới Việt - Trung dài 1400 km đã hoàn thành, với bản đồ tỷ lệ 1/5.000 được xác
định chính thức, để 2 bên cùng phổ biến công khai, rộng rãi. Bắc kinh mừng to vì đã
ngoạm được những giải đất biên giới rộng lớn, để thừa thắng chiếm luôn các quần đảo
họ vẫn một mực nhận vơ là của họ.

Đại yến Bắc Kinh đãi các "đồng chí phương Nam" thường có món súp đắng.

Con đường bứt phá trong danh dự

Con đường Bắc thuộc là con đường tối tăm ô nhục, bế tắc. Cuộc Bắc thuộc mới kéo
dài 18 năm rồi. Quá đủ ! Người dân thường cũng nhìn thấy.

Nhiều người còn nhớ trước Đại hội X, bộ chính trị đã thành lập một Ban kiểm tra liên
ngành gồm các đại diện của Ban kiểm tra trung ương, Viện kiểm tra tối cao, Toà án
nhân dân tối cao, Ban tổ chức trung ương, Ban bảo vệ chính trị trung ương, Ban nội
chính trung ương, Tổng thanh tra chính phủ, bộ công an, bộ quốc phòng, bộ tư pháp
nhằm điều tra đầy đủ về Tổng cục 2 (quân báo, tình báo, gián điệp và phản gián) trực
thuộc bộ quốc phòng.

Lẽ ra bản báo cáo (được biết là dày 200 trang với nhiều hồ sơ - 3000 trang- kèm theo)
phải được đưa trình cuộc họp ban chấp hành trung ương tháng 4-2006 như đã định,
sau đó báo cáo Đại hội X. Nhưng tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đột nhiên nhân danh
bộ chính trị, yêu cầu Ban chấp hành trung ương quyết nghị giao cho bộ chính trị nghe
báo cáo và giải quyết (!), coi như xong, vì bản báo cáo có nhiều vấn đề hệ trọng, đưa
ra trung ương và đại hội thì lộ ra hết. Đây là chuyện chưa từng có. [Nhiều khả năng là
do phía Trung Quốc giật dây, vì điểm bùng nổ lớn nhất của bản báo cáo là bàn tay Bắc
Kinh thọc quá sâu vào nội bộ Việt Nam]. Tập thể Ban chấp hành trung ương, về
nguyên tắc là cấp cao hơn bộ chính trị, đã bị tổng bí thư xỏ mũi dắt đi, tự mình từ
nhiệm nghĩa vụ và trách nhiệm của chính mình, đầu hàng một nhóm lãnh đạo khi
nhóm này sắp hết nhiệm kỳ, để cho Vụ án siêu nghiêm trọng về Tổng cục II - theo
cách gọi của nhiều cán bộ cộng sản kỳ cựu - rơi tõm vào hư không. Nhưng rồi trước
sau món nợ này sẽ phải trả. Ông Mạnh được mang tên là ''Anh Hai Khoanh''! Còn
Khoanh lại, không để thảo luận về quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân dù cho đảng
đã buộc phải trả lại quyền sở hữu tư nhân cho tư sản thương nghiệp và tư sản công
nghiệp. Khoanh lại, trong đảng không ai được kiến nghị đổi tên đảng, đổi tên nước.
Khoanh lại, không bàn về cho tư nhân làm báo, dù cho đi ngược với các văn kiện pháp
lý quốc tế Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Khoanh lại, kiểm soát chặt các bloggers
phần lớn là tuổi trẻ năng động, bén nhạy với tư duy cởi mở thông thoáng..

Hiện nay trình độ dân trí đã cao hơn "đảng trí", "quan trí" và "bộ chính trị trí". Cứ làm
một cuộc tham dò dư luận hay trưng cầu dân ý sẽ rõ. Ngay trong đảng cộng sản, nhiều
đảng viên thường, ở cơ sở, tinh thần yêu nước, tự chủ cũng vượt xa nhóm lãnh đạo
chóp bu tham lam mù quáng, nhu nhược.
Ông Lê Công Phụng cần đọc kỹ lịch sử dân tộc. Nước ta, khi nào có minh quân, Vua
có tài đức, hệ thống cai trị liêm chính, tuyển nhân tài công bình, xã hội thịnh trị, quân
dân nhất trí nhận rõ mặt kẻ thù ngoại xâm, ắt bờ cõi vững an ninh, dù có chiến tranh
thế giặc hung hãn đến mấy cũng bị đập tan.

Còn như chính quyền thối nát, cường hào hoành hành, bất công lan rộng, dân oan kêu
la khắp nơi, lãnh đạo khiếp nhược tự nguyện là phiên thuộc, thì đất nước tuy còn đó
mà đã như mất rồi vậy. Dân không thể cam chịu.

Chỉ có một đường thoát. Chỉ có một con đường danh dự. Nung nấu tinh thần quật khởi
tự chủ của dân tộc, gìn giữ từng tấc đất tấc biển, tấc đảo của Tổ quốc, đi với thời đại,
xây dựng nền móng dân chủ đa nguyên đa đảng vững chãi, với nếp xưa lấy dân làm
gốc, lấy lá phiếu công dân từ cơ sở mà bàu lên bộ máy lãnh đạo trong sạch và sáng
suốt, vượt lên trước nước láng giềng lớn nặng nề cổ hủ về chính trị.

Chớ bao giờ coi phải sống bên nước lớn là định mệnh nghiệt ngã. Ấn Độ, Mông Cổ
vẫn sống tự chủ, độc lập bên cạnh anh khổng lồ đấy chứ. Đảo nhỏ Đài Loan tự chủ
vững, vẫn liên minh bền chặt về quân sự với Hoa Kỳ, còn là tấm gương dân chủ đa
đảng cho Hoa lục.

Hãy vẫy gọi nhau, hãy khoác vai nhau, hãy thông tin cho nhau, bàn bạc với nhau, hãy
thức tỉnh nhau, 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16 ....bình tĩnh, ôn tồn, không mệt mỏi,
không bỏ cuộc, không nản lòng ... Bồi dưỡng cho nhau tinh thần Tự chủ Tự cường;
gắn trọn vẹn với Thế giới Dân chủ.

Thế mới là Đổi mới, là Đi với Thời Đại, là Đột phá, là Tư duy Chiến lược, Tư duy
Mở, là Canh tân hệ thống chính trị vì Dân, vì Nước.

Sự nghiệp dân chủ hoá cao quý rất đáng được các bạn trẻ dấn thân thực hiện. Hãy
đồng loạt thức tỉnh, như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, như Phạm Thanh
Nghiên, Dương Thị Xuân, như Hà Đông Xuân, Trần Hiền Thảo, như Nguyễn Tiến
Trung, Nguyễn Hoàng Lan, như Song Chi và Võ Thị Hảo, như Nguyễn Tiến Nam, Lê
Thanh Tùng, Hoàng Hải (Điếu Cày) và biết bao nhiêu tấm lòng khí khái, tự chủ đang
dấn thân cho tự do của dân mình.

Ý chí tự chủ tự cường truyền thống được chắp đôi cánh tự do dân chủ của thời đại, sẽ
đưa dân tộc ta vượt qua nỗi khổ nhục của thời phụ thuộc, băng mình lên phía trước,
bay cao vươn xa đến những bến bờ văn minh mới.
Bùi Tín
Paris 18-10-2008

Vì đâu ra nông nỗi này?


Bùi Tín

“… Các quân sư quạt mo mác-xít tính sai, rằng khi Hoa Kỳ đầu tư lớn, đại tư bản
Mỹ sẽ bị lợi nhuận cầm tù, họ cắn câu, không nhả mồi …”

Thế là cuộc đi thăm chính thức của ông Triết nhân danh Chủ tịch Cộng hòa XHCN
Việt nam đột nhiên bị hủy bỏ. Ở trong nước người ta dùng chữ “hoãn” để giảm nhẹ
cơn sốc; thật ra là bị hủy bỏ. Ít nhất là trong năm nay. Sang năm, nếu còn mong muốn,
Hà Nội sẽ phải thương lượng lại. Và chuyến đi được dự kiến của ông Dũng, Thủ
tướng mới sang Hoa kỳ cũng sẽ bị treo giò. Treo giò có thể là vô thời hạn. Vì sao ra
nông nỗi này? Tại ai đây? Hậu quả của trục trặc ngoại giao hiếm có này do đâu mà ra?

Chẳng khó khăn gì mà không thấy nguyên nhân.

Vì chính quyền độc đảng Cộng sản Việt nam đã mở một đợt đàn áp, khủng bố, xử án
theo kiểu cường hào – phát xít “còng tay và bịt miệng” một loạt chiến sĩ dân chủ kiên
cường, được công luận thế giới suy tôn ngay là những Havel và Walesa, những
Mandela và Aung San Suu Kyi của Việt Nam.

Vì chính quyền đảng trị Việt nam đã ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng bản Công
ước Nhân quyền năm 1948 mà họ đã cam kết tham gia từ năm 1982, khi hành hạ
khủng bố bỏ tù những công dân đòi tự do cho dân họ bằng phương pháp hòa bình.

Vì phía Việt nam đã chà đạp lên Thỏa ước do ông thủ tướng Khải cam kết với Tổng
thống Bush ngay trong Nhà Trắng tháng 6, 2006 về tôn trọng tự do tôn giáo trên lãnh
thổ cả nước, ở mọi cấp hành chánh.

Vì các vụ xứ án “bịt miệng” ở Huế, Sàigòn, Hà Nội chứng tỏ nền tư pháp đang được
chấn chỉnh để trở nên công bằng, vô tư và độc lập chỉ là lời nói suông, chính quyền
độc đảng vẫn trâng tráo duy trì một ngành tòa án cưỡng bức công lý, phục vụ quyền
lực vô tận của đảng CS, vò nát Hiến pháp của chính họ.

Cuối cùng, chính quyền độc đảng mở một cuộc khủng bố ác liệt các nhà dân chủ tiêu
biểu cho khát vọng tự do của nhân dân, là một việc làm quá đáng, ngay sau khi được
hội nhập thế giới, đã làm cho ly nước căm giận cường quyền mù quáng tràn ra khỏi ly,
không ai có thể chịu nổi, không ai còn có thể tin nổi, không ai còn muốn kết bạn và
quan hệ nữa, vì niềm tin cậy lẫn nhau là cơ sở hệ trọng nhất trong các mối quan hệ
chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa… trên trường quốc tế. Kẻ chuyên nói mà không
làm thì ai còn tin!

Đây là một thất bại ngoại giao vào loại nặng nề nhất của chính quyền độc đảng toàn
trị. Hà Nội đã hy vọng rất nhiều để tự đánh bóng trong các chuyến đi thăm Nhà nước
đã được dự định của ông Triết và ông Dũng. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã đi
tiền trạm. Bà Tôn Nữ Thị Ninh và ông Lê Văn Bàng đã dọn đường. Đoàn nhà báo
quay phim đã đi thực tập. Thế rồi tan vỡ!

Chưa hết! Các chuyến đi Nhà nước đang được dự định của các ông Triết, Dũng,
Trọng … sang Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc … cũng sẽ bị những vấp váp, trở ngại
không kém, vì đây là những đồng minh hàng đầu của Hoa kỳ , và đều là những nước
cứng cỏi không kém gì Hoa kỳ trong yêu cầu Hà Nội phải chấm dứt ngay đợt khủng
bố mù quáng hiện tại.

Các báo kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới như Les Échos, The Economist, Wall
Street Journal đều đưa tin rất đậm về đợt khủng bố trên và về nền tư pháp trong tay
đảng cộng sản như có ý cảnh báo các nhà đầu tư quốc tế hãy cẩn thận, đầu tư sẽ đẻ ra
nhiều tranh chấp, và nếu như phải ra tòa án Việt nam, các vị chánh án CS có thể dành
cho các nhà kinh doanh nước ngoài món “bịt miệng” đặc sản.

Chỉ có một cách là Hà Nội phải nhân nhượng, phải lùi, trả lại tự cho các chiến sĩ dân
chủ. Không thì thôi. Hà Nội quen thói làm cao, “họ cần ta hơn ta cần họ”. Để rồi xem
ai cần ai.

Đã thành nếp, cứ thắng đôi chút là huênh hoang, coi trời bằng vung. Sau 30/04/1975,
kiêu ngạo huênh hoang để bị vỡ mặt, tẩy chay. Nay mới được vào WTO, gỡ mũ lừa
CPC, đã ti toe. Để lại vỡ mũi.

Các quân sư quạt mo mác-xít tính sai, rằng khi Hoa Kỳ đầu tư lớn, đại tư bản Mỹ sẽ bị
lợi nhuận cầm tù, họ cắn câu, không nhả mồi. Biết một mà chẳng biết mười. Không
biết rằng Hoa Kỳ còn có ngành lập pháp, có công luận, có quyền lực báo chí để cân
bằng quyền lực, bảo vệ những giá trị nhân bản.

Trong nước, đồng bào ta, qua sự kiện bất ngờ này, sẽ tha hồ bàn luận để vỡ lẽ ra về
những nguyên nhân của sự cố ngoại giao này. Hậu quả nhân dân sẽ phải gánh chịu cả
vì các quan ăn no nê “đô-la” và nhà đất rồi thì dân khỏi “lo” , sống chết mặc bay.

Chỉ có hai cụ Thái thượng hoàng M+A [*] là sẽ vỗ đùi đen đét triệu ngay ngài Tổng
Mạnh (mà rất yếu) cùng với con người mà người Hà Nội gọi là “người hùng của chế
độ” – thượng tướng Toàn, ông chủ thật sự của ngành Công an, để khao nhau một chầu
rượu Mao Đài từ Bắc kinh gửi sang.

Các nhân vật của quá khứ không chịu ra đi này sẽ khoái trá cười: trúng tủ rồi. Phải thế
chứ. Ta cần luôn nhớ: “Hoa Kỳ không bao giờ là bạn, cũng không bao giờ là đối tác
(partner), Hoa kỳ bao giờ cũng là thù (enemy)”, lời dạy của lãnh tụ Giang Trạch Dân
hồi nào - thầm thì vào tai các ông Mười, Anh và Phiêu - luôn là chân lý.

Paris 25/05/2007
Bùi Tín

Tình hình Đảng Cộng Sản Việt Nam sau đại hội 10
Bùi Tín

"...Sức sống mãnh liệt của dân tộc gắn bó với những giá trị của thời đại đang lừng
lững đi tới, đẩy lùi sự trì trệ tệ hại và nguy hiểm ấy! "

1. Lãnh đạo đảng cộng sản thu được những kết quả gì ?

- Thông qua được những văn kiện rất bảo thủ với tỷ lệ cao ở đại hội 10 ; không có ý
kiến phản đối, bổ sung, thay đổi gì đáng kể. Những tham luận hầu hết đều xuôi chiều ;
trong đại hội chỉ có vài ý kiến khá mạnh dạn về tệ bao biện của đảng và về nạn tham
nhũng dai dẳng, nghiêm trọng; vẫn theo lối cũ, có mặt còn tệ hơn, như việc chỉ định
"tứ trụ", ngang nhiên khinh thường quốc hội.

- Thông qua được nhân sự 160 ủy viên trung ương, 21 ủy viên dự khuyết và 14 ủy
viên bộ chính trị , ban bí thư trung ương, ban kiểm tra trung ương như đã định trước.

- Duy trì ông Nông Đức Mạnh ở chức tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa ; đây là một
thắng lợi của nhóm siêu bảo thủ do Mười+Anh cầm đầu, được Bắc Kinh yểm trợ ;
chúng rắp tâm duy trì Mạnh để dễ dàng giật dây, chặn đứng quá trình dân chủ hóa, đa
đảng hóa, nhanh chóng hòa nhập toàn diện với thế giới, mặc dù uy tín Mạnh giảm rất
rõ rệt cả trong đảng và ngoài xã hội.

- Tránh được vụ Tổng Cục 2 và T4 nổ ra giữa đại hội thành một cuộc tranh luận công
khai ; họ đã khoanh lại, ỉm đi, viện cớ chuyện quá cũ, không có tình tiết mới.
- Cũng khoanh được vụ các hiệp định Việt - Trung,bị mất đất, mất biển, không gây
nên tranh luận trong dịp Đại hội.

- Sau đại hội, cuộc đàm phán Việt-Mỹ để vào WTO tuy gay go, căng thẳng đã đạt kết
quả, mở ra thuận lợi và thách thức mới, tạo nên tâm lý phấn chấn tự tin trong xã hội ;
việc khả năng gỡ bỏ mũ CPC và thông qua PNTR cũng làm họ nhẹ nhõm.

- Cuộc họp quốc hội lần 9 khóa 11, đổi mới nhân sự cấp cao, thông qua một số Luật,
thảo luận khá nhiều về quốc nạn tham nhũng… cũng tạo nên tâm lý xả hơi, ổn định.

- Một số cuộc họp quốc tế ở Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị APEC tháng 11-2006 ở
Hà Nội, việc đón tiếp tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gần đây, việc chuẩn bị đón tổng
thống Bush cũng góp phần tạo thêm tâm lý ổn định.

2. Những thất bại và khó khăn mới của nhóm lãnh đạo bảo thủ

- Nhóm siêu bảo thủ từng có dự định đưa Nguyễn Chí Vịnh vào trung ương để sẽ vào
bộ chính trị và nếu thuận sau này sẽ dành vị trí tổng bí thư, nhưng đã thất bại trong âm
mưu này. Sau khi đề bạt Vịnh lên trung tướng chúng định đưa lên thứ trưởng quốc
phòng, còn dự định phong là "anh hùng lực lượng vũ trang", nhưng không được đa số
bộ chính trị đồng tình. Hiện lực lượng đấu tranh vẫn còn ý định đòi đưa Vịnh ra khỏi
chức thủ trưởng Tổng Cục 2.

- Nhóm này còn muốn cố giữ lại một số ủy viên bộ chính trị chúng đã sai bảo được là
Trần Đình Hoan, Nguyễn Khoa Điềm và cả Phan Diễn thêm một nhiệm kỳ, nhưng đã
không đạt nổi vì tuổi một phần, chủ yếu là vì ba tay này mất hết tín nhiệm.

- Việc ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng và Phan Diễn kêu gọi toàn dân góp ý
vào các văn kiện, hứa sẽ coi trọng các ý kiến xác đáng để bổ sung hoàn thiện các văn
kiện, rồi sau đó bỏ đi cả - lại còn chụp mũ nhiều ý kiến là phản động, phá hoại - nên
đã tự lộ mặt giả dối, độc đoán, khiêu khích những người có thiện chí. Giả dối là quốc
sách của đảng !

- Về nhân sự, tất cả những người trúng cử đều do một nhóm người của khóa 9 chọn
lựa (do ban tổ chức trung ương mà trưởng ban là Trần Đình Hoan và tiểu ban nhân sự
của đại hội 10 do tổng bí thư Mạnh cầm đầu lựa chọn, theo tiêu chuẩn riêng của họ),
tất cả số người do đại hội đề cử hay tự ra ứng cử đều trượt, chứng tỏ sự áp đặt thô bạo,
ban chấp hành trung ương mới không mang tính đại diện cho đảng, chỉ là kiểu "nghị
gật" của một nhóm nhỏ trong đảng. Đảng ngang ngược đè đầu quốc hội !
- Trong việc cử nhân sự mới tại quốc hội cũng biểu hiện sự áp đặt thô bạo của nhóm
lãnh đạo, từ vị trí của "tứ trụ triều đình" (tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ
tịch quốc hội) đến các chức phó thủ tướng, các bộ trưởng cũng do bộ chính trị mới áp
đặt, chia chác nhau và quyết định, việc quốc hội thảo luận bỏ phiếu chỉ hoàn toàn là
hình thức không có chút thực chất nào. Lần đầu tiên tại quốc hội Hà Nội đã có đại
biểu phàn nàn về cách cử nhân sự độc đoán lộ liễu, nhất là trong việc cử "tứ trụ" và
các phó thủ tướng, bộ trưởng…, quốc hội bị tiếm quyền hoàn toàn bởi bộ chinh trị
(không hề được nhân dân bầu ra !).

- Trước và trong thời gian đại hội, nhiều vụ tham nhũng lớn xảy ra, đặc biệt là vụ
PMU18, do một số lớn quan chức cấp cao của đảng cộng sản bòn rút hằng triệu đôla
công quỹ, cờ bạc, ăn chơi trụy lạc, gây nên phản ứng gay gắt toàn xã hội, giáng vào uy
tín vốn đã xuống thấp của đảng. Đã vậy, vấn đề "cướp đất" của dân do bọn cường hào
mới cũng là quan chức các cấp của đảng gây nên, nhân dân gọi là "quốc nạn địa tặc"
gây nên phong trào khiếu kiện đòi lại đất, có người tự thiêu.

- Vấn đề đàn áp tôn giáo, đặc biệt là đàn áp đạo Tin Lành ở Tây nguyên, Bắc Giang,
đàn áp đạo Hòa Hảo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng như cái mũ
CPC gây nên phản ứng rất xấu cho chế độ tàn bạo, vi phạm cam kết quốc tế và dối trá.

- Đã vậy, các cuộc bãi công ngày càng đông đảo của công nhân làm thuê từ Nam ra
Bắc đòi tăng lương, đòi lập công đoàn tự do, chống bọn chủ nước ngoài liên kết với
chính quyền bóc lột, đàn áp công nhân lột trần thêm bản chất phản dân của chế độ.
Việc buôn bán trẻ em và phụ nữ qua biên giới với sự tham gia đồng lõa của quan chức
cộng sản địa phương phơi bày rõ thêm bản chất thối nát bất nhân của chế độ.

3. Những điều nhóm lãnh đạo e sợ nhất hiện nay ?

- Họ vẫn còn sợ vụ Tổng Cục 2 và T4 vỡ ra công khai. Vừa qua họ rất lo không bịt
nổi, không khoanh hoàn toàn nổi vụ án siêu nghiêm trọng này. Anh em dân chủ trong
và ngoài nước đã kiên trì đưa các vụ này ra ánh sáng, làm thất bại việc đưa tên Vịnh
vào trung ương và lên thứ trưởng quốc phòng để sẽ còn lên cao nữa, theo ý đồ thâm
độc của Bắc Kinh. Tướng Giáp già yếu đành thúc thủ nhưng bộ hạ ông ta vẫn còn cay
và tìm cách đấu tranh tiếp, trước mắt là đòi gạt hẳn Vịnh ra khỏi quyền lực.

- Họ cố tạo uy tín mới cho ông Mạnh, cho 14 ủy viên bộ chính trị mới, cũng như cho
"tứ trụ" mới, được coi là tiêu biểu cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Vừa sắp xếp nhân sự xong,
ông Mạnh vẫn bị chê trách là người không đủ đức và tài để cầm đầu đảng và chế độ,
nhu nhược trong chống tham nhũng, gia đình còn dính vào tham nhũng ; ông Trọng
siêu bảo thủ không thể đưa quốc hội nhích lên theo hướng dân chủ hóa. Bộ máy lại
phình lên quá đáng (6 triệu công chức ăn lương, trong khi Thái Lan chỉ có hơn 2
triệu), bộ máy đảng cồng kềnh, nặng nề mà vô hiệu cho sự phát triển của đất nước
(tiêu biểu là sự phát phì quá đáng của các bộ máy an ninh, cảnh sát, quản lý nhận thức,
lý luận, kềm kẹp tư tưởng và văn hóa như : ban tư tưởng-văn hóa trung ương, học viện
chính trị quốc gia mà các trí thức Hà Nội quen gọi là viện u mê hóa quốc dân).

- Cuộc đấu tranh chống tham nhũng dậm chân tại chỗ, vụ PMU18 xử không nghiêm,
quốc nạn sẽ phát triển thêm, gây phẫn nộ trong xã hội, uy tín của đảng cộng sản vẫn
ngày càng giảm sút, vì chính độc quyền đảng trị là gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham
nhũng.

- Cuộc góp ý và đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và các chiến sĩ dân chủ ngày
càng tập trung vào mũi nhọn của yêu sách : đòi đa nguyên - đa đảng, đòi bầu cử tự do
như hiến pháp hiện hành ghi rõ, không bị pháp luật hạn chế và xóa bỏ một cách phi lý,
đòi lọai bỏ điều 4 của hiến pháp, nhân cuộc bầu cử quốc hội dự định vào giữa năm
2007.

- Cuộc đấu tranh về nhận thức tư tưởng phát triển ngày càng sâu rộng hơn, đi đến hình
thành một số tổ chức sơ khai, điều mà giới cầm quyền cũng lo sợ bậc nhất như : đảng
Dân Chủ Nhân Dân, báo Tự Do Ngôn Luận, Phong Trào Dân Chủ Việt Nam cùng với
báo điện tử Tiếng Nói Dân Chủ Việt Nam, Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 8406 với số
người tham gia từ 118 lên đến 557, rồi vọt lên đến 1.250, tổ chức Tập Hợp Thanh
Niên Dân Chủ Việt Nam, và đặc biệt là sự phục hoạt của Đảng Dân Chủ Việt Nam từ
1-6-2006. Một xã hội dân sự đang nghiễm nhiên hình thành, ngày một lớn thêm.

- Các chiến sĩ dân chủ trong nước đông thêm, dấn thân bền bỉ, phong trào khiếu kiện
đòi công bằng, nhất là chống "địa tặc" cướp đất diễn ra dai dẳng, các cuộc bãi công
của lao động lan rộng, cuộc đấu tranh bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị mua bán như nô lệ
đều đang có chiều hướng phát triển là kết quả của sự phối hợp trong - ngoài chặt chẽ,
kịp thời, về cả tinh thần, vật chất và vận động quốc tế; lực lượng công an rất cay cú,
lăm le ngăn chặn để hòng chặt đứt mối quan hệ máu thịt có ý nghĩa quyết định này.

- Thanh niên, sinh viên học sinh, trí thức của chế độ ngày càng tham gia phong trào
đòi cải cách giáo dục, đòi dân chủ, cuộc sống bình đẳng, tiến bộ trong nhân phẩm,
theo pháp luật, công khai, trong sáng và minh bạch (như đảng cộng sản đã ghi vào
nghị quyết nhưng không thực hiện, để thực tế diễn ra ngược lại), đang làm nhức đầu
giới cầm quyền (*).

- Trong và sau đại hội 10, giới báo chí đã có một nét mới : các báo Thanh Niên, Tiền
Phong, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Tia Sáng, VN Net… đã đăng một số bài góp ý, phỏng
vấn, tiểu luận với nội dung tiến bộ, mới mẻ, mang tính đột phá, như nêu lên "thời cơ
vàng hay thảm họa đen", thúc đẩy công khai hóa vụ án PMU18, trong khi báo Nhân
Dân đứng riêng khi đăng bài của ông Đỗ Mười đòi duy trì vị trí chủ đạo của quốc
doanh và bài của ông Nguyễn Đức Bình muốn hạn chế quyền tự do kinh doanh của
đảng viên, là hai nhân vật siêu bảo thủ. Nhà xuất bản Trí Thức cũng in ngay 22 luận
văn đặc sắc góp ý với đảng cộng sản : Tranh luận để đồng thuận, bị bộ thông tin-văn
hóa cấm lưu hành một cách trắng trợn và thô bạo. Đảng cộng sản sợ sự thật, sợ mất uy
tín, nhưng chính vì vậy mà thế của đảng càng thêm tụt dốc.

Kết luận

Có thể kết luận theo nhận xét sắc sảo của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân vật có tư duy
đổi mới sâu sắc từ những năm 1980, gắn bó một thời với ông Trần Độ để đòi tự do
trong sáng tác của văn nghệ sĩ. Ông nhận định rằng : "đại hội 10 thấp hơn đời sống",
"lạc hậu hơn đời sống", "hình như tự đại hội cũng tự biết điều ấy, nhưng vẫn cứ làm
như vậy" (!). Ông kết luận : "với kết quả vừa rồi, tôi e đại hội sẽ kìm hãm chứ không
thúc đẩy cuộc sống. Cuộc sống đang đi tới, lừng lững đi tới, phía kia là một nhóm
lãnh đạo vẫn đầy quyền lực nhưng trì trệ !".

Sức sống mãnh liệt của dân tộc gắn bó với những giá trị của thời đại đang lừng lững đi
tới, đẩy lùi sự trì trệ tệ hại và nguy hiểm ấy.

Bùi Tín
(Paris)

Không cánh mà bay ?


Bùi Tín

”...để Việt nam ta cất cánh bay lên, bay nhanh và bay cao, chỉ có cách là đòi và
thuyết phục đảng cộng sản sớm trả lại đầy đủ quyền tự hữu tư nhân và quyền tự do
kinh doanh và sáng tạo, tự do báo chí và tự do lập hội cho xã hội...”

- Không cánh mà bay ! Tôi thốt lên lời than này không phải để nói về một vụ mất cắp,
như thông thường mọi người có thể nghĩ. Tôi thốt lên lời than này khi đọc trên mạng
VN-Net trong nước lời kêu gọi bạn đọc tham gia cuộc thảo luận rộng rãi về chủ đề :
”Làm thế nào để Việt nam bay lên ?».

Ai là người Việt nam mà chẳng muốn cho nước ta cất cánh, bay nhanh, bay cao và
bay xa trên con đường phát triển ! Trong thời đổi mới và hội nhập, với thông tin công
khai, nhanh nhậy theo tinh thần minh bạch/trong sáng, ai cũng có thể nhận rõ sự lạc
hậu nặng nề của nước ta, thứ 144 trên 156 nước về tự do báo chí, thứ 111 trên 163 về
tệ nạn tham nhũng, hạng cuối cùng của thế giới về nền tư pháp nghiêm minh. Với
những tệ nạn nặng nề đến thế thì làm sao có thể cất cánh, chưa nói đến bay nhanh, bay
cao và bay xa, sánh vai cùng các nước văn minh tiên tiến !

Theo tôi, muốn cất cánh bay lên, mỗi đất nước phải có 2 cánh: cánh sở hữu tư nhân và
cánh sáng kiến tư nhân. Nói cách khác đó là quyền tự do sở hữu và quyền tự do kinh
doanh sáng tạo của mọi công dân. Hai quyền tự do ấy phải được minh định và bảo vệ
đầy đủ bằng luật pháp.

Từ năm 1945 đến nay, đảng Cộng sản đã từng bước hạn chế rồi loại bỏ các quyền tư
hữu và tự do kinh doanh, tự do sáng tạo, đề cao đến độ sùng bái chủ nghĩa tập thể,
kinh tế hợp tác hóa và sở hữu quốc doanh. Nền chính trị chuyên chính vô sản, độc
quyền cai trị của đảng cộng sản, cắt cụt đôi cánh tự do cá nhân, làm cho nước ta xa rời
và đối lập với tuyệt đại đa số các nước khác, thù địch với các nước dân chủ và phát
triển nhất, lạc hậu thê thảm về mọi mặt.

Đến nay, sau 20 năm đổi mới, đảng CS buộc phải trả lại quyền tư hữu và tự do kinh
doanh – tuy chưa đầy đủ - cho người công dân, kêu gọi sự hình thành trở lại của
những nhà kinh doanh giỏi Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Ngô Tử Hạ của thời kỳ
mới, những nhân vật mà họ từng cho là lỗi thời, cần loại bỏ 60 năm trước. Như thế có
phải là loanh quanh mãi rồi lại trở về điểm xuất phát từ 60 năm trước ? Lãng phí biết
bao thời gian, của cải, sinh mạng của dân tộc ! Lẽ ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc,
đảng trả lại đầy đủ các quyền tự do được ghi rõ trong Hiến pháp thì nước ta đã cất
cánh được 30 năm, không bị lạc hậu so với Thái lan hiện nay.

Cho đến nay Việt nam vẫn còn lẹt đẹt ở tít phía sau vì đôi cánh tự do đảng trả lại dân
ta vẫn còn là đôi cánh bị cắt xén, bị thiến từng mảng lớn. Quyền tư hữu tư nhân vẫn ẩn
sau cái gọi là sở hữu toàn dân về đất đai và tài nguyên, để cho vô vàn ‘’địa tặc’’ là
đảng viên cầm quyền các cấp mặc sức cướp đoạt. Quyền tự do báo chí và tự do lập hội
vẫn chỉ có trên giấy. Rõ ràng chỉ là đổi mới nửa vời, đổi mới què quặt.

Hình ảnh Việt nam hiện nay là hình ảnh một con chim cánh cụt ở Bắc cực. Có cánh
nhưng cánh không ra cánh, đôi cánh cụt lủn; bày chim cánh cụt chỉ có thể lặc lè đi
từng bước ngắn, bay không ra bay, nhảy la đà trên mặt tuyết băng, để thèm thuồng
nhìn lên trời cao mỏi cổ ngắm những đàn phượng hoàng và chim én chao lượn. Theo
tôi, để Việt nam ta cất cánh bay lên, bay nhanh và bay cao, chỉ có cách là đòi và
thuyết phục đảng cộng sản sớm trả lại đầy đủ quyền tự hữu tư nhân và quyền tự do
kinh doanh và sáng tạo, tự do báo chí và tự do lập hội cho xã hội. Ngoài ra không có
một giải pháp nào khác.

Đôi cánh tự do vốn có ở mọi xã hội bình thường, có cả dưới thời thuộc Pháp, đã bị
đảng CS thiến mất do ảo tưởng bệnh hoạn về tính ưu việt của sở hữu tập thể, của kinh
tế quốc doanh, của chế độ bao cấp, về độc quyền độc đảng. Đã đến lúc từ bỏ ảo tưởng,
chắp lại đầy đủ đôi cánh khoẻ khoắn của xã hội, trả lại cho xã hội ta bầu trời xanh
trong và tốc độ của đàn chim én tự do của thời đại.

Mong rằng mạng VietNamNet, qua cuộc thảo luận lý thú « Việt nam bay lên», tìm ra
được những biện pháp thiết thực có hiệu quả hơn ý kiển chân thật trên đây của tôi.

Bùi Tín
25/12/2006

You might also like