Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 111

Công nghệ đường dây thuê bao số xDSL

Nghiêm Xuân Anh

31. 3. 2005
ii
Mục lục

1 Giới thiệu khái quát về mạng thuê bao 1


1.1 Các loại môi trường truyền dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.1 Twisted-Pair . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.2 Cáp đồng trục - coax . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

2 Cơ sở của DSL 7
2.1 Các hình thức thay thế DSL: Sợi quang, kết nối không dây và cáp đồng trục . . . 7
2.2 Qui mô trên thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.3 Modem băng tần thoại và DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.4 Các phương thức truyền dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.4.1 Hướng truyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.4.2 Định thời . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.4.3 Các kênh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.4.4 Các cấu hình đơn điểm và đa điểm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.5 Thuật ngữ DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.6 Quan hệ Tốc độ - Tầm với . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.7 Xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.8 Các yếu tố thúc đẩy và cản trở triển khai DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.9 Các ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.10 Sự tiến hóa của truyền dẫn số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

3 Các loại DSL 21


3.1 Độ dự trữ thiết kế DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.2 Tiền thân của DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

iii
iv MỤC LỤC

3.3 ISDN tốc độ cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22


3.3.1 Nguồn gốc ISDN tốc độ cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
3.3.2 Năng lực và ứng dụng ISDN tốc độ cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.3.3 Truyền dẫn ISDN tốc độ cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.3.4 ISDN tốc độ cơ bản phạm vi mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.3.5 Đường dây số bổ sung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3.6 IDSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.4 HDSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.4.1 Nguồn gốc của HDSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.4.2 Khả năng và ứng dụng của HDSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.4.3 Truyền dẫn HDSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
3.4.4 HDSL thế hệ thứ hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

4 Truyền dẫn đôi dây xoắn 37


4.1 Nguồn gốc đôi dây xoắn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
4.2 Mạng điện thoại và Đặc tính Mạch vòng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
4.2.1 Feeder Plant . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
4.2.2 Mạch vòng số (DLC) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
4.2.3 Cáp phối - Distribution Plant . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
4.2.4 Đường kính dây . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
4.2.5 Cầu rẽ Bridged Tap . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
4.2.6 Mạch vòng có tải (cuộn cảm) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
4.2.7 Phân bổ độ dài mạch vòng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
4.2.8 Cấu hình đi dây nhà khách hàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
4.3 Nguồn cấp cho đường dây . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
4.3.1 Kích hoạt và ngưng kích hoạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
4.4 Dòng kín -sealing current . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
4.5 Đặc tính đường truyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
4.5.1 Mô hình "ABCD" . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
4.5.2 Đo Hàm truyền đạt và "Suy hao xen" . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
MỤC LỤC v

4.5.3 Cân bằng - Dòng kim loại (metallic hay differential mode) và dòng chảy
dọc (longitudinal hay common mode) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
4.6 Nhiễu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
4.6.1 Nhiễu xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
4.6.2 Mô hình FEXT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
4.6.3 Phân bố Nhiễu xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
4.6.4 ổn định theo chu kỳ của nhiễu xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
4.6.5 Nhiễu Radio . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
4.6.6 Nhiễu vô tuyến Amateur . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
4.6.7 Xâm nhập AM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
4.6.8 Nhiễu xung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
4.6.9 Xung Cook . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
4.6.10 Can nhiễu giữa các DSL và ghép kênh . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
4.6.11 Tự can nhiễu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
4.6.12 Các mô hình Mật độ Phổ Công suất xuyên âm NEXT và FEXT . . . . . 54
4.6.13 Các mạng 3 cửa cho DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54

5 So sánh DSL với các phương tiện khác 59


5.1 Sợi quang tới nhà thuê bao (FTTH) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
5.2 Cáp đồng trục và Đồng trục lai sợi quang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
5.3 Sự lựa chọn không dây . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62

6 Các phương pháp truyền song công 63


6.1 Song công 4 dây . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
6.2 Khử tiếng vọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
6.2.1 Khử tiếng vọng thích nghi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
6.3 Song công phân chia thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
6.4 Ghép kênh phân chia tần số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67

7 Các phương thức truyền dẫn số cơ bản 69


7.1 Điều chế và giải điều chế cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
7.1.1 Kênh tạp âm Gauss trắng cộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
vi MỤC LỤC

7.1.2 Độ dự trữ, Khoảng cách và Dung lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

8 Công nghệ đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL 75
8.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
8.1.1 Truyền số liệu qua modem POTS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
8.1.2 So sánh thông tin modem POTS với phi POTS . . . . . . . . . . . . . . 76
8.1.3 ADSL: Đường dây thuê bao số không đối xứng. . . . . . . . . . . . . . 77
8.1.4 Phổ tần của ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
8.1.5 POTS splitter PS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
8.1.6 Thoại/ dữ liệu qua DSL? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
8.1.7 Kiến trúc mạng ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
8.1.8 Các ứng dụng của ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
8.1.9 Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
8.1.10 Cấu trúc khung ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
8.1.11 Khái quát về tiêu chuẩn ANSI T1.413 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
8.1.12 Các tiêu chuẩn ITU-T . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87
8.1.13 Sự khác biệt giữa T1.413i2, G.dmt và G.lite . . . . . . . . . . . . . . . . 87
8.1.14 Phổ tần của ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
8.2 Các giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
8.2.1 Tốc độ dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
8.2.2 Giới hạn băng tần Nyquist . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
8.2.3 Thuyết dung lượng Shannon-Hartley . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
8.2.4 Shanoon-Hartley: Dung lượng phụ thuộc vào khoảng cách. . . . . . . . . 91
8.2.5 Sự phụ thuộc của suy hao vào tần số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
8.2.6 Suy hao do khoảng cách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
8.2.7 Tốc độ phụ thuộc vào khoảng cách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
8.2.8 Nhánh rẽ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
8.2.9 Xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
8.3 Điều chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
8.3.1 Điều Biên Cầu Phương - QAM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
8.3.2 QAM và nhiễu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
MỤC LỤC vii

8.3.3 Mã đa tần rời rạc DMT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96


8.3.4 Ví dụ về Mã đa tần rời rạc DMT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
8.3.5 DMT và ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
8.3.6 DMT phụ thuộc vào đặc tính đường truyền . . . . . . . . . . . . . . . . 97
8.3.7 Số bit trên sóng mang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
8.3.8 Tráo bit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
viii MỤC LỤC
Danh sách hình vẽ

3.1 Cấu hình ISDN phạm vi mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25


3.2 HDSL song công đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
3.3 HDSL đơn công kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
3.4 HDSL đơn công kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

4.1 Minh họa dòng metallic (kim loại) và dòng longitudinal (dọc) . . . . . . . . . . 45
4.2 Minh họa xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47

6.1 Khử tiếng vọng cho việc tách biệt tín hiệu trên 2 dây . . . . . . . . . . . . . . . 64
6.2 Khử tiếng vọng cho việc tách biệt tín hiệu trên 2 dây . . . . . . . . . . . . . . . 66
6.3 Khử tiếng vọng cho việc tách biệt tín hiệu trên 2 dây . . . . . . . . . . . . . . . 67

7.1 Máy phát của hệ thống truyền dẫn số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69


7.2 Bộ điều chế tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
7.3 Kênh bị hạn chế băng tần với tạp âm Gauss . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
7.4 Giải điều chế, phát hiện và giải mã . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72

8.1 Thông tin modem băng tần thoại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75


8.2 Thông tin modem băng tần thoại so với phi thoại . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
8.3 Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
8.4 Phổ tần của ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
8.5 Bộ tách POTS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
8.6 Thoại/dữ liệu qua DSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
8.7 Kiến trúc mạng ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
8.8 Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
8.9 Siêu khung ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84

ix
x DANH SÁCH HÌNH VẼ

8.10 Sử dụng byte nhanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86


8.11 Phổ tần của các loại ADSL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
8.12 Quan hệ giữa Dung lượng và Khoảng cách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
8.13 Suy hao phụ thuộc vào tần số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
8.14 Suy hao do khoảng cách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
8.15 Nhánh rẽ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
8.16 Xuyên âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
8.17 Điều chế biên độ cầu phương QAM-16 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
8.18 QAM và nhiễu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
8.19 QAM và nhiễu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
8.20 Số bit trên sóng mang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
8.21 Khi có tác động của nhiễu lên một vài sóng mang . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
8.22 Khi SNR giảm sơ đồ điều chế QAM giảm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
8.23 Các bit bị gạt ra được chuyển sang các sóng mang khác . . . . . . . . . . . . . . 100
8.24 Độ dự trữ nhiễu TNM được trải đều qua toàn bộ phổ tần . . . . . . . . . . . . . 101
Chương 1

Giới thiệu khái quát về mạng thuê bao

Mạng thuê bao có thể được hiểu là một tập hợp các môi trường truyền dẫn (kể cả thiết bị) khác
nhau (wired, wireless, fiber) được xây dựng trên các công nghệ và kỹ thuật đa truy cập khác
nhau (TDMA, FDMA, CDMA, SDMA và WDM ) có các cấu hình topo mạng khác nhau (Bus,
star, ring, mesh ...) nhằm cho phép các khách hàng thuộc các dịch vụ viễn thông khác nhau
(voice, fax, internet, VoD, interactive video phone ...) thực hiện các cuộc gọi viễn thông, truyền
hình, internet vv...
Trước hết ta tìm hiểu về các loại môi trường truyền dẫn, ưu nhược điểm và khả năng ứng
dụng của chúng. Sau đó sẽ trình bày sơ lược về các kỹ thuật truy cập mạng, các cấu trúc mạng
cho các loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau.

1.1 Các loại môi trường truyền dẫn

1.1.1 Twisted-Pair

Lịch sử ra đời của mạng điện thoại công cộng gắn liền với đôi dây xoắn, và thậm chí cho tới tận
bây giờ phần lớn khách hàng truy cập vào mạng truy cập thông qua các mạch vòng đôi dây đồng
xoắn. Mặc dù đôi dây đồng xoắn có đóng góp to lớn vào sự tiến bộ của truyền thông nhưng các
ứng dụng tiên tiến đòi hỏi những lượng băng tần lớn hơn nhưng gì mà đôi dây xoắn đem lại.
Chính vì lẽ đó, tương lai của đôi dây đồng xoắn đang mờ nhạt dần.

Đặc điểm

• Như đã biết, băng tần hữu ích của đôi dây đồng xoắn vào khoảng 1 MHz. ở một khoảng
cách nhất định, với băng tần như vậy có thể hỗ trợ tốc độ từ 2 đến 3 Mb/s. Tuy nhiên, tồn
tại mối quan hệ nghịch đảo giữa khoảng cách và tốc độ (băng tần khả dụng). Khi khoảng
cách giảm thì ta có thể tăng tốc độ truyền qua đôi dây xoắn.
VD: Trong các mạng LAN, ta có thể sử dụng đôi dây xoắn cho Ethernet với tốc độ cho
phép tối đa là 100 Mb/s ở cự ly không quá 100m.

1
2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MẠNG THUÊ BAO

• Một dặc điểm khác là đôi dây xoắn yêu cầu cự ly khoảng lặp ngắn, dẫn tới số lượng phần
tử trên mạng tăng, kết quả là chi phí cho những hỏng hóc phát sinh trong quá trình hoạt
động dài hạn của mạch vòng lớn.

• Twisted pair dễ bị nhiễm nhiễu và méo, bao gồm nhiễu điện từ trường (EMI), nhiễu tần
số vô tuyến (RFI) và các tác động của độ ẩm, ăn mòn. Do đó tuổi thọ của cáp đồng xoắn
giảm theo thời gian. Có những đôi dây triển khai ngầm từ vài chục năm qua, phần lớn
không còn sử dụng được.

• Tương lai thì cáp đồng sẽ chỉ còn được sử dụng để di dây giữa các máy tính trong các
công sở. Tuy nhiên, không lâu sau thì tất cả sẽ có thể được thay thế bằng WIFI.

Các loại đôi dây xoắn

Các ứng dụng của đôi dây xoắn

Đôi dây xoắn tương tự và số: được sử dụng cho các đường dây thuê bao tương tự truyền thống
(các kênh điện thoại) 4 kHy. Đôi dây số có dạng ISDN và họ đường dây thuê bao số thế hệ mới
xDSL.

1. N-ISDN: ra đời vào năm 1983, dự định trở thành tiêu chuẩn cho một mạng toàn số, cung
cấp các dịch vụ số sử dụng mạng điện thoại công cộng trên toàn thế giới với chất lượng
cao, gần như không có lỗi.
Có hai loại N-ISDN:

• BRI: 2B+D. Kênh B dùng để mang thông tin (thoại, dữ liệu hoặc fax). Kênh D là
kênh số liệu dùng để truyền báo hiệu. Do báo hiệu không liên tục trong những chu
kỳ thời gian dài nên kênh D còn được tận dụng để truyền dữ liệu chuyển mạch gói
tốc độ thấp. Mỗi kênh B (64 kb/s), D (16 kb/s) tạo ra tốc độ tổng thể là 144 kb/s. Cự
ly tối đa đạt 5,5 km. Loại ISDN BRI này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp nhỏ và
các hộ gia đình cá thể, khu dân cư.
• PRI (hay PRA), được sử dụng cho các hệ thống thương mai, PBX, các bộ ghép kênh
vv... Có hai tiêu chuẩn PRI dùng trên hai đôi dây xoắn là: NA+Japan: 23B+D, còn
các nước khác sử dụng 30B+D. Khác với BRI, kênh D có tốc độ 64 kb/s và cũng
được sử dụng để mang báo hiệu và dữ liệu gói bổ sung.

Với nhu cầu ngày càng tăng về một mạng truy cập tốc độ cao phục vụ nhu cầu truy cập
internet và lướt web thì BRI không còn được đánh giá cao. Vì vậy, với sự ra đời của xDSL
thì N-ISDN ngày càng không có chỗ đứng và dần lu mờ trong mạng viễn thông.

2. xDSL
Họ nhà xDSL gồm:

• HDSL (high bit rate DSL)


• ADSL (Asymmetrical DSL)
1.1. CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN 3

• IDSL (ISDN DSL)


• SDSL (symmetrical DSL)
• RADSL (Rate Adaptive DSL)
• VDSL (Very high bit rate DSL)
Viêc lựa chọn dịch vụ (thành viên trong họ xDSL) phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể. Nếu
mục đích là lướt web, ta muốn download nhanh theo một hướng (hướng xuống) và cần
một kênh lưu lượng thấp cho đường lên để truyền tải các cú nhấp chuột. Khi đó ta chọn
ADSL. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc từ nhà và muốn gửi đi các bức ảnh hoặc các file có
kích thước lớn hay muốn tham gia vào truyền hình hội nghị thì bạn sẽ cần lượng băng tần
thỏa đáng cho hướng lên cũng như hướng xuống. Nghĩa là trong trường hợp này, bạn cần
dịch vụ đối xứng.
Trong họ nhà xDSL, trong khi một số thành viên là đối xứng thì một số khác lại là bất đối
xứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể đặt cấu hình đối xứng từ thành viên bất
đối xứng.
HDSL Được sử dụng để cung cấp các đường truyền T-1 hoặc E-1 thay thế cho các đường
truyền T1 và E1 truyền thống.
HDSL là một dịch vụ đối xứng, có thể được triển khai qua cự ly khoảng 3.7 km.
HDSL được thực hiện qua hai đôi dây xoắn có băng tần như nhau cho hai hướng.
Nhằm phục vụ phần lớn các gia đình chỉ có một đôi dây chạy trong tường, một dạng
khác của HDSL là HDSL-2 được phát triển. HDSL-2 cho dung lượng tới 1,5 hoặc 2
Mb/s qua một đôi dây đơn.
ADSL là một dịch vụ bất đối xứng được triển khai qua một đôi dây xoắn. Với ADSL, đại
đa số lượng băng thông được dành riêng cho hướng xuống (từ mạng tới khách hàng),
một lượng nhỏ băng thông dành cho hướng lên, nhìn chung lượng băng tần này chỉ
đủ để cho phép thực hiện dịch vụ điện thoại hoặc gửi đi các lệnh đơn giản. ADSL bị
giới hạn ở cự ly khoảng 5,5 km kể từ tổng đài. Tuy nhiên có các biện pháp kéo dài
mạch vòng sẽ được trình bày trong chương 2.
Có hai loại ADSL là ADSL1 và ADSL2. ADSL1 hỗ trợ 1,5 Mb/s luồng xuống (tiêu
chuẩn Bắc Mỹ) và 2 Mb/s luồng xuống (tiêu chuẩn ITU) còn luồng lên đạt từ 16 kb/s
đến 64 kb/s.
ADSL1 đủ để lướt web tốt, mang được video giải trí cấp thấp và thực hiện được các
tác vụ luồng lên không đòi hỏi nhiều băng thông. Tuy nhiên ADSL1 không đủ băng
thông cho TV ôố hay các dịch vụ tương lai. Vì vậy ADSL2 được ưa chuộng hơn.
ADSL2 hỗ trợ tốc độ 6Mb/s (NA) đến 8 Mb/s (ITU) cho luồng xuống, 640 kb/s đến
840 kb/s luồng lên.
Chủ yếu các thuê bao ADSL nằm trong độ dài 3,7 km. Tuy nhiên ta có thể kéo dài
cự ly mạch vòng lên tới 12 km sử dụng các trạm lặp. Một lần nữa, khi khoảng cách
tăng thì tốc độ giảm và ngược lại, cự ly giảm thì thông lượng tăng.
IDSL có mạch vòng tối đa 5,5 km, dùng một đôi dây xoắn, tốc độ 128 kb/s cho mỗi
hướng. Về cơ bản IDSL không có dịch vụ thoại. Tốc độ này như đã nói, quá thấp
để truyền các dịch vụ trong tương lai, nhưng nếu như không có sẵn các giải pháp về
băng rộng thì ta có thể sử dụng IDSL để đạt gấp đôi tốc độ kết nối modem tương tự
56 kb/s.
4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MẠNG THUÊ BAO

SDSL là dịch vụ đối xứng có độ dài mạch vòng tối đa 5,5 km được triển khai trên một đôi
dây xoắn. Nó là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp, dân cư và các văn phòng
nhỏ, văn phòng gia đình ... Dung lượng đạt N× 64 kb/s tới 2 Mb/s cho mỗi hướng.
RADSL có mạch vòng tối đa 5,5 km. Được triển khai trên một đôi dây xoắn. Nó thích
nghi tốc độ dữ liệu một cách linh hoạt, dựa trên bất cứ sự thay đổi nào có thể xảy ra
về tình trạng đường truyền và dựa trên độ dài mạch vòng thuê bao. Với RADSL, tốc
độ có thể biến đổi trong một dải rộng, từ 600 kb/s tới 7Mb/s luồng xuống và từ 128
kb/s tới 1 Mb/s luồng lên. RADSL có thể được cấu hình cho dịch vụ đối xứng hoặc
bất đối xứng.
VDSL hoạt động với cự ly tối đa 1,5 km trên một đôi dây xoắn. Qua khoảng cách này,
luồng xuống có thể đạt tốc độ 13 Mb/s nhưng nếu giảm xuống 300 m thì có thể đạt
52 Mb/s, đủ cho truyền hình số.

3.

Ưu và nhược điểm của đôi dây đồng xoắn

• Ưu điểm

– Tính sẵn có cao: hơn 1 tỷ đường dây điện thoại đã được triển khai trên thế giới và
nếu còn dùng được thì vẫn được sử dụng. Do đây là khoản đầu tư lớn (250 tỷ USD)
nên các công ty điện thoại vẫn tận dụng, cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho
các ứng dụng tương lai. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của dây đồng xoắn.
– Chi phí lắp đặt trong nhà thuê bao thấp
– Chi phí cho chuyển đỏi, di dời, bổ sung thấp

• Nhược điểm

– Phổ tần hạn chế (phổ tần hữu dụng khoảng 1 MHz)
– Tốc độ dữ liệu bị hạn chế. Khoảng cách càng lớn thì tốc độ dữ liệu càng thấp. Ví dụ:
LAN tốc độ đạt 100 Mb/s @ <100 m, <2Mb/s @ 5,5 km.
– Cự ly ngắn đòi hỏi nhiều bộ lặp, gây phát sinh chi phí cho việc duy tu bảo dưỡng các
thành phần trên mạch vòng.
– Tỷ lệ lỗi cao do bị nhiễm mạnh của nhiễu EMI và RFI.

1.1.2 Cáp đồng trục - coax

Được đưa vào sử dụng trong các mạng điện thoại vào giữa những năm 1920s. Nhờ cấu trúc có
bọc nên coax không bị tác động bởi EMI nên tốc độ dữ liệu cao hơn so với đôi dây xoắn. Lớp
bọc bên ngoài giúp cho coax chịu được các tác động cơ học của môi trường bên ngoài.
1.1. CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN 5

Các đặc tính của coax

• băng tần lớn hơn nhiều băng tần của đôi dây đồng xoắn.

• coax truyền thống hỗ trợ băng tần 370 MHz.

• HFC (hybrid fiber coax) hỗ trợ các hệ thống băng tần 750 - 1000 MHz. Do đó, coax có
dung lượng cao hơn dung lượng của đôi dây điện thoại từ 370 đến 1000 lần. Với dung
lượng này thì ta có thể chia nhỏ thành các kênh riêng làm cho coax trở thành môi trường
băng rộng.

• chất lượng truyền của coax cao hơn twisted pair (10−9 ).

• cự ly lặp (khuếch đại) cao hơn (2,5 km)

• các hãng khai thác truyền hình cáp tuy đã có nhiều khách hàng sử dụng nhưng trong thập
kỷ qua họ đã cải tiến mạng trục sang sợi quang nhằm cải thiện chất lượng truyền dẫn và
loại trừ các bộ khuếch đại.

• Về mặt kiến trúc: Coax và HFC được triển khai dưới dạng Bus. Trong cấu trúc mạng bus
thì băng tần bị chia sẻ và điều này có nghĩa là nghẽn trong mạch tăng khi số người sử
dụng các dịch vụ này tăng. Cấu hình bus cũng thể hiện độ rủi ro về an ninh. Do không có
một đường vật lý riêng cho mỗi khách hàng như twisted pair mà một số kênh dùng cho
thoại được dùng chung cho mọi người sử dụng chung đường truyền nên vấn đề bảo mật
không tốt.
Nhiễu trong topo bus: các điểm nối vào set-top box hay TV có khuynh hướng thu nhận
nhiễu dẫn tới cáp có xu hướng thu thập nhiễu ngoài như máy hút bụi, máy sấy tóc vv...

Các ứng dụng của coax

• làm các đường trung kế

• làm cáp ngầm quốc tế xuyên biển

• cáp kết nối các thiết bị đo, xử lý

• cáp LAN

• CATV, mạch vòng nội hạt HFC (sợi quang triển khai tới gần khu vực khách hàng, rồi từ
đó dùng coax đưa dịch vụ tới từng hộ gia đình.)

Ưu, nhược điểm của coax


6 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MẠNG THUÊ BAO
Chương 2

Cơ sở của DSL

Công nghệ đường dây thuê bao số (DSL) cung cấp phương tiện truyền thông tin số tốc độ cao
qua các đường dây thuê bao điện thoại. Ngày nay các đường điện thoại có khả năng truyền dữ
liệu với tốc độ hàng triệu bit/giây. Điều này được thực hiện thông qua các kỹ thuật truyền dẫn
số phức tạp có thể bù trừ các yếu tố ảnh hưởng chung tới đường truyền trên các đường dây điện
thoại. Các kỹ thuật truyền dẫn số liên quan tới các thuật toán phức tạp mà gần đây đã trở thành
hiện thực nhờ vào sức mạnh vượt trội của các bộ xử lý tín hiệu số trên các mạch tích hợp cỡ lớn
VLSI. Người ta nói rằng DSL đã biến Đồng thành Vàng.
Công nghệ DSL đã tăng cường khả năng tận dụng các đường điện thoại. Các đường điện
thoại mà trước đây được lắp đặt với mục đích là mang duy nhất một tín hiệu thoại có độ rộng
băng tần là 3,4 kHz ngày nay có thể truyền khoảng 100 tín hiệu thoại được nén dưới dạng số
hoặc 1 tín hiệu video với chất lượng tương đương với truyền hình quảng bá. Truyền dẫn số tốc
độ cao qua các đường điện thoại đòi hỏi khả năng xử lý tín hiệu lớn nhằm khắc phục những tác
động xấu tới đường truyền như suy hao tín hiệu, nhiễu xuyên âm từ các tín hiệu trên các đôi dây
khác trong cùng một cáp, phản xạ tín hiệu, nhiễu tần số vô tuyến và nhiễu xung.
Cơ sở hạ tầng đôi dây xoắn kết nối tới gần như mọi nhà và mọi công sở trên thế giới nhưng
DSL có các giới hạn của nó. Khoảng 15% đường dây điện thoại trên thế giới sẽ cần phải được
nâng cấp nhằm cho phép các hoạt động DSL tốc độ cao. Các biện pháp thích hợp cho các mạch
vòng cự ly lớn bao gồm đặt các bộ lặp giữa chặng (trung gian), lắp đặt các bộ ghép kênh có giao
tiếp sợi quang đầu xa và loại bỏ các cuộn tải.
Trong cuốn sách này chúng ta sử dụng thuật ngữ DSL để nói tới các loại công nghệ đường
dây thuê bao số, bao gồm ADSL, HDSL, ISDN tốc độ cơ sở, VDSL và IDSL. Thuật ngữ xDSL
cũng đã được sử dụng trong ngành công nghiệp viễn thông để nói tới các loại DSL.

2.1 Các hình thức thay thế DSL: Sợi quang, kết nối không
dây và cáp đồng trục

Đã nhiều lần các chuyên gia trong ngành công nghiệp điện thoại đã đề cập tới sự lỗi thời của
các đường dây điện thoại sử dụng các đôi dây xoắn. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ thứ 20

7
8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

họ tin rằng chỉ vài năm nữa thì hầu như toàn bộ các máy điện thoại của thế giới sẽ được kết nối
trực tiếp bằng các sợi quang. Chúng ta cũng nhận thấy ngày nay các tuyến sợi quang đang được
sử dụng rất phổ biến trong các khu thương mại chính. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế kết hợp với
những thách thức của việc xây dựng cáp quang cho toàn bộ hệ thống điện thoại của thế giới đòi
hỏi phải mất vài chục năm. Đầu những năm 1990 đã hứa hẹn cho ra đời truy cập thuê bao vô
tuyến. Tuy nhiên, do sự hạn hẹp về băng tần cộng với những thách thức về vị trí đặt các trạm hub
(trên mặt đất hay trên quĩ đạo trái đất) làm hạn chế truyền tải không dây tới một nhóm nhỏ các
ứng dụng đòi hỏi sự di động và những ứng dụng cần phải quảng bá cùng một thông tin tới một
số lượng lớn các vùng khác nhau. Cáp đồng trục có thể truyền tải các dịch vụ dữ liệu interactive
và dịch vụ điện thoại bên cạnh dịch vụ truyền hình quảng bá truyền thống. Tuy nhiên, các dịch
vụ dữ liệu interative và thoại được phục vụ tốt nhất bởi các tuyến cáp hai chiều.
Truyền tải sợi quang, không dây và cáp đồng trục đã chứng tỏ rất có giá trị trong nhiều ứng
dụng. Không có công nghệ truy cập nào có thể phục vụ tốt nhất ở tất cả mọi nơi và trong tất
cả mọi ứng dụng. Tuy nhiên, giờ đây khi mà công nghệ DSL đã cho phép các đường điện thoại
truyền các ứng dụng đa phương tiện mà đã từng bị cho là thuộc phạm vi độc quyền của sợi
quang, các đường điện thoại là những phương tiện kinh tế nhất để truyền một phạm vi rộng các
dịch vụ thông tin tới hàng triệu khách hàng. Sự yếu kém chủ yếu trong ứng dụng của DSL là
không có khả năng di động và hiệu quả quảng bá thấp.
Một cơ sở hạ tầng sẵn có, chẳng hạn các đường điện thoại, với sự cho phép bởi những công
nghệ phù hợp sẽ kinh tế hơn là triển khai một cơ sở hạ tầng mới. Ngay cả radio cũng đòi hỏi
phải có cơ sở hạ tầng mới: Vị trí đặt bộ thu phát và các mạng kết nối tới các vị trí này. Một công
nghệ mới có thể được khẳng định chỉ ở những nơi cơ sở hạ tầng hiện có không đủ khả năng hỗ
trợ những ứng dụng thiết yếu (chẳng hạn như thông tin di động) hoặc những nơi có môi trường
pháp lý ổn định. Bên cạnh những tốn kém cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới thì việc xây
dựng này cũng mất nhiều thời gian để xin phép xây dựng, trải cáp, xin giấy phép lắp đặt tháp vô
tuyến hay phóng vệ tinh vv...
Các đường điện thoại có thể sẽ bị loại bỏ nhưng có lẽ thời điểm đó còn rất xa.

2.2 Qui mô trên thế giới

Gần như mọi công sở và khu dân cư trong các khu công nghiệp trên thế giới đã được kết nối vào
mạng điện thoại toàn cầu. Công nghiệp điện thoại đã chi xấp xỉ một nghìn tỉ đô la qua hàng thế
kỷ qua cho việc xây dựng các tuyến đôi dây xoắn dùng cho đường dây thuê bao. Gần 700 triệu
đường điện thoại được lắp đặt tính tới năm 1996. Các công ty điện thoại tiếp tục chi hàng triệu
đô la mỗi năm cho lắp đặt thêm nhiều đường điện thoại cáp đồng hơn nữa. Hơn 900 triệu đường
dây thuê bao được ước tính tới thời điểm trước năm 2001. Đại đa số các đường điện thoại này sẽ
hỗ trợ cho việc truyền tải khoảng một triệu bit/giây (Mbit/s) khi các bộ thu phát DSL tốc độ cao
được nối giữa khách hàng và công ty điện thoại sử dụng đôi dây xoắn. Trong hầu hết các trường
hợp, không có sự sửa đổi nào là cần thiết đối với các thiết bị bên ngoài công ty. Nhiều đường
điện thoại sẽ hỗ trợ các tốc độ dữ liệu trên 1 Mb/s.
2.3. MODEM BĂNG TẦN THOẠI VÀ DSL 9

2.3 Modem băng tần thoại và DSL

Các modem băng tần thoại được trình làng vào cuối những năm 1950 với mục đích gửi dữ liệu
qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) (xem Hình ). Từ modem xuất phát từ
modulator-demodulator (xem Chương để biết thêm chi tiết về điều chế và giải điều chế). Dữ
liệu được truyền qua mạng PSTN phải được điều chế bởi vì PSTN không truyền các tần số dưới
mức xấp xỉ 200 Hz. Dữ liệu chưa điều chế đòi hỏi truyền các tần số sát tới 0 Hz. Về chức năng,
modem chuyển đổi các đặc tính tần số của dữ liệu sang dạng thức giống các tín hiệu thoại mà
PSTN đã được thiết kế để truyền đi. PSTN truyền các tín hiệu trong dải tần số từ 200 Hz tới
3400 Hz. Vì vậy dữ liệu đã điều chế có mặt ở dạng âm thoại bình thường đối với PSTN. Các
máy Fax gồm có một modem băng tần thoại để truyền thông tin ở dạng số đại diện cho một
trang.
Một trong những modem đầu tiên, AT&T Bell 103, được sử dụng để truyền điện báo cận
đồng bộ hoàn toàn song công với tốc độ 300 bit/s sử dụng FSK (khóa dịch tần số). Các modem
CCITT (bây giờ là ITU) V.21 cũng tương tự nhưng không tương thích với modem Bell 103. Chỉ
vài năm sau modem Bell 202 đã tăng tốc độ bit lên 1200 bit/s sử dụng truyền dẫn FSK bán song
công. Vào cuối năm 1973 Vadic, Inc đã trình làng VA3400, loại modem đầu tiên thực sự hoàn
toàn song công tốc độ 1200 bit/s sử dụng PSK (khóa dịch pha). Vài năm sau đó Bell 212 và
tiếp theo là CCITT V.22 cũng cho ra modem tốc độ truyền 1200 bit/s hoàn toàn song công sử
dụng PSK. Vào năm 1981, V.22bis đã đạt đến 2400 bit/s hoàn toàn song công. V.32 giới thiệu
mã hóa dạng mắt lưới (trellis) và tiến một bước lớn trong việc truyền dẫn thông tin có khử tiếng
vọng ở cả hai hướng sử dụng cùng một băng tần. Khử tiếng vọng cho phép các cặp modem sử
dụng toàn bộ băng tần sẵn có cho cả luồng lên và luồng xuống. Mã hóa dạng mắt lưới làm cho
việc sửa lỗi trong modem là hoàn toàn có thể thực hiện được dẫn tới khả năng tách thông tin
một cách tin cậy đối với một tỷ số S/N đã cho. Các modem có trước V.32 bố trí truyền hướng
lên trong băng tần khác với băng tần của hướng xuống (FDM). V.32 đạt được truyền hoàn toàn
song công ở tốc độ 9600 bit/s. Tiếp đó là V.34 trình làng, sử dụng tối ưu hóa băng tần, dạng
chòm sao, và tiền mã hóa theo kênh cho phép truyền hoàn toàn song công với tốc độ 28,8 kb/s.
Vào năm 1995, các modem 33,6 kb/s ra mắt thị trường. Các modem V.34 sử dụng tới băng tần
3,6 kHz. Điều này về mặt kỹ thuật lớn hơn một chút băng tần thoại truyền thống 3,4 kHz. Tuy
nhiên, modem V.34 có thể hoạt động trên các đường dây với băng tần nhỏ hơn bằng cách giảm
tốc độ bit truyền đi. Với việc gửi 33,6 kb/s trong băng tần thoại 3,6 kHz, các modem V.34 gửi
gần 10 bit/Hz, một kỳ công đặc biệt tiến sát tới giới hạn lý thuyết cho truyền dẫn dữ liệu băng
tần thoại. Lịch sử dạy cho chúng ta biết hoài nghi về "giới hạn lý thuyết" mà đôi khi bị phá vỡ
bởi những con người sáng tạo phá vỡ những qui luật bằng việc sáng tạo ra một mô hình mới.
Vào cuối năm 1996, các modem PCM 56 kbit/s đã xuất hiện, chúng đã được tiêu chuẩn hóa bởi
khuyến nghị V.90 ITU vào năm 1998. Các modem PCM (điều chế mã xung) là không đối xứng
do chúng hỗ trợ luồng xuống (hướng tới khách hàng) lên tới 56 kbit/s và tối đa là 33,6 kbit/s ở
luồng lên. Thực tế, các modem PCM hiếm khi đạt được tốc độ truyền trên 50 kbit/s do những
hạn chế về công suất phát, chuyển đổi trung gian, và những yếu tố gây suy hao chẳng hạn như
các cuộn cảm. Miễn là có một đường số trực tiếp (không có chuyển đổi tương tự) từ nguồn số
tới modem PCM kết nối vào đầu cuối phía mạng của đường dây thuê bao thì tốc độ truyền có
thể vượt 33,6 kbit/s bằng cách bố trí trực tiếp tín hiệu số vào ký tự được phát đi mà không có
những ảnh hưởng của nhiễu lượng tử.
Kiến trúc mạng modem PCM bỏ xa năng lực của các thế hệ modem băng tần thoại trước
10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

đây. Modem PCM tại đầu cuối mạng phải có kết nối số trực tiếp tới bộ chuyển đổi tương tự-số
(CODEC) nối vào đường điện thoại của người sử dụng modem PCM. Modem PCM đi qua PSTN
như là một cuộc gọi quay số. Modem PCM giống DSL ở chỗ một kết nối số trực tiếp từ mạng
tới giao tiếp đường dây thuê bao được yêu cầu nhưng khác với mô hình DSL (chỉ ra trên Hình
) do cuộc gọi modem PCM được truyền qua tổng đài như một cuộc gọi tương tự. Về mặt kiến
trúc các modem PCM nằm giữa DSL và các modem băng thoại truyền thống. Các modem PCM
có thể tận dụng tới độ rộng băng 4 kHz.
Hạn chế cơ bản của các modem băng tần thoại là các bộ mã hóa/giải mã (CODEC) nằm tại
tổng đài điện thoại nội hạt hay đầu cuối mạch vòng số DLC. CODEC chuyển đổi các tín hiệu
tương tự trên đường điện thoại sang dạng số 64 kbit/s sử dụng điều chế xung mã. Một modem
băng tần thoại mà tín hiệu của nó được mang trong một cuộc gọi âm thoại PSTN không thể vượt
quá tốc độ bit 64 kbit/s.
Với khuyến nghị ITU V.70 và V.61, các modem băng tần thoại có thể hỗ trợ số liệu và âm
thoại mã hóa đồng thời thông qua một cuộc gọi PSTN. V.70 (sử dụng điều chế V.34 và mã hóa
âm thoại phụ lục A G.729) có thể truyền đồng thời tiếng nói được mã hóa 8kb/s và dữ liệu xấp
xỉ 20 kb/s sử dụng duy nhất một cuộc gọi PSTN. Do Phụ lục A G.729 cung cấp khả năng phát
hiện sự im lặng nên một tốc độ dữ liệu cao hơn có thể đạt được trong những khoảng thời gian
im lặng.
Các kỹ thuật nén dữ liệu như được chỉ ra trong Khuyến nghị ITU V.42 có thể đạt được một
tốc độ dữ liệu hiệu quả hơn hai lần tốc độ modem đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, dữ liệu có tính
ngẫu nhiên cao (chẳng hạn như một số file nhị phân và video đã được số hóa) làm giảm tác dụng
của nén dữ liệu. Nén dữ liệu cũng có thể được áp dụng cho DSL. Ví dụ, ISDN tốc độ cơ bản sử
dụng hai kênh B có thể tạo ra sự thông suốt không nén 128 kb/s và thông suốt hiệu quả trên 300
kb/s bằng cách nén các loại dữ liệu dư thừa. Khi nén dữ liệu được sử dụng nó thường được thực
hiện ở dạng thông tin số trước bộ thu phát DSL. ảnh hưởng của lỗi bit truyền dẫn có thể bị tăng
lên bởi việc nén dữ liệu.
Ưu điểm nổi bật của các modem là chúng có thể được sử dụng ở bất cứ nơi đâu. Một modem
có thể được nối tới bất kỳ đường điện thoại nào và ngay lập tức gọi tới bất kỳ trong số hàng triệu
đường điện thoại khác có gắn sẵn modem. Các modem rẻ tiền hơn thiết bị DSL và dễ dàng lắp
đặt hơn. Tuy nhiên, tốc độ dữ liệu được yêu cầu bởi các ứng dụng giờ đây đã vượt quá tốc độ có
thể của các modem băng tần thoại. Các hạn chế khác của modem là các cuộc gọi bị nghẽn do
các tổng đài nội hạt và các giá modem (được thiết kế cho những cuộc gọi thời gian ngắn) bị quá
tải, không có khả năng kết nối tới nhiều điểm khác nhau một cách đồng thời và tỷ lệ lỗi cao.
Các hạn chế này của modem được giải quyết bởi DSL.
Sự khác biệt cơ bản giữa các modem băng tần thoại và DSL là các modem băng tần thoại
hoạt động thông qua một kết nối PSTN điểm - điểm, trong khi đó DSL hoạt động qua một mạch
vòng nội hạt. Hình và minh họa sự khác biệt này.
Như đã chỉ ra trên Hình, tuyến truyền dẫn modem băng tần thoại có thể gồm mạch vòng nội
hạt cho người sử dụng A, một Trung tâm Chuyển mạch, các tuyến trung kế dài hàng ngàn dặm
trong một số trường hợp, một tổng đài khác hoạt động như một khách hàng khác và cuối cùng
là một vòng nội hạt đóng vai trò người sử dụng B. Trái lại, tuyến truyền dẫn DSL gồm duy nhất
một mạch vòng nội hạt từ phía người sử dụng tới sát tổng đài CO.
Một sự khác biệt chính nữa giữa các modem băng tần thoại và DSL là DSL duy trì thông
2.4. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN 11

tin trong miền số từ một đầu cuối người sử dụng này tới đầu cuối người sử dụng khác. Trái lại,
modem băng tần thoại gửi thông tin qua mạng PSTN dưới dạng tương tự đại diện cho thông tin
số của người sử dụng. Với DSL, tín hiệu được tái tạo dưới dạng số tại mỗi bước đi trong mạng
công cộng do đó những tác động có hại không tích lũy ở mỗi bước. Mặc dầu thông tin được
truyền qua một mạng gồm nhiều phần tử, truyền dẫn DSL chỉ cần gửi tới phần mạch vòng nội
hạt.
Các tuyến trung kế kết nối giữa các tổng đài với nhau trực tiếp hoặc thông qua những tổng
đài trung gian. Các đường trung kế thường là các hệ thống truyền dẫn sợi quang tốc độ cao mang
thông tin từ nhiều khách hàng.
Đối với những khách hàng được phục vụ qua mạch vòng thuê bao số (DLC) hay các hệ
thống đầu cuối xa, DSL mở rộng từ phía khách hàng tới phía DLC. DLC và DLC thế hệ tiếp
theo (NGDLC) được sử dụng để phục vụ các khách hàng quá xa để có thể được phục vụ một
cách kinh tế thông qua một mạch vòng cáp đồng trực tiếp từ CO. Đầu cuối DLC ở xa có thể
được lặt trong một cabin ngoài trời, trong một hầm cáp hoặc đôi khi trong phòng thiết bị của một
trung tâm thương mại. Các hệ thống DLC ghép 20 tới 2000 khách hàng vào một đường trung kế
tới CO. Đường trung kế DLC điển hình là một sợi quang nhưng đôi khi các đường HDSL hay
T1 được sử dụng cho các DLC nhỏ hơn. Phần thảo luận kỹ hơn về DLC và NGDLC.
Một DSL bao gồm một đường cáp đồng trực tiếp từ phía người sử dụng tới điểm thiết bị
mạng tích cực gần nhất. Một ngoại lệ đối với luật này là bộ lặp giữa chặng được sử dụng để mở
rộng tầm với của DSL bằng cách đặt một bộ thu phát ở khoảng giữa của mạch vòng nội hạt. Bộ
lặp DSL được cấp nguồn DC cấp từ CO qua cùng đôi dây đồng dùng để truyền dữ liệu. Các bộ
lặp DSL trung gian điển hình được đặt trong các hộp thiết bị chống thấm có thể chứa từ 4 đến
20 bộ lặp. Các hộp thiết bị có thể được bố trí trong hầm cáp, gắn trên một cột, hoặc treo trên
đường dây cáp treo. Giá thành thiết bị điện của bộ lặp nhỏ hơn giá thành của hộp thiết bị trong
môi trường khắc nghiệt và nhân công cho việc nối ghép hộp này vào cáp.
Modem băng tần thoại được thiết kế để hoạt động khắc phục những giới hạn của các mạch
vòng cục bộ ở hai đầu của mạng cộng và giới hạn của các tổng đài kết hợp. Tổng đài thường
chứa các bộ PCM CODEC, các bộ này thực hiện chuyển đổi các tín hiệu tương tự trên mạch
vòng nội hạt thành một tín hiệu số tốc độ 64 kb/s để truyền qua các đường trung kế. Tuyến
truyền dẫn được chỉ định cung cấp một băng tần từ 200 đến 3400 Hz. DSL được thiết kế để hoạt
động qua những giới hạn đặt ra bởi duy nhất một mạch vòng thuê bao. Các mạch vòng thuê bao
điển hình có độ rộng băng tần hàng trăm kHz. Do đó, năng lực tiềm tàng của DSL có thể vượt
qua các modem với một hệ số 100 hoặc cao hơn. Tuy nhiên, các modem vẫn có một lợi thế quan
trọng ở chỗ chúng có thể hoạt động qua bất kỳ kết nối điện thoại nào tới bất kỳ nơi nào trên thế
giới. Hơn nữa, DSL hàm ơn các modem băng tần thoại rất nhiều bởi vì nhiều kỹ thuật truyền
dẫn được sử dụng bởi DSL bắt nguồn từ các modem băng tần thoại.

2.4 Các phương thức truyền dẫn

Có nhiều phương thức truyền dẫn: việc sử dụng chúng phụ thuộc vào các yêu cầu ứng dụng và
đặc trưng của kênh truyền.
12 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

2.4.1 Hướng truyền

Truyền dẫn đơn công là một hướng cố định từ nguồn tới đích. Các ví dụ về truyền đơn công
bao gồm quảng bá phát thanh truyền hình và các mạch báo động. Hầu như tất cả mọi ứng dụng
DSL đòi hỏi truyền hai hướng. Vì vậy, truyền đơn công thường không được sử dụng cho DSL.
Tuy nhiên ta có thể mô tả tín hiệu T1 như một ví dụ của truyền song công. Các đường T1 gồm
hai đường đơn công ở hai hướng khác nhau.

Truyền bán song công phát một cách có chu kỳ từ Trạm A tới Trạm B và theo hướng ngược
lại ở những thời điểm khác. Vì vậy, tại bất kỳ thời điểm nào thông tin được gửi đi theo một
hướng (đơn công). Truyền hai hướng đạt được nhờ các bộ thu phát ở hai đầu của đường truyền
hiểu khi nào cần thay đổi vai trò của máy phát và máy thu. Trong những ứng dụng truyền bán
song công trước đây, toàn bộ một bản tin được gửi đi trước khi đường dây được quay vòng. Một
số hệ thống DSL sử dụng sự biến thái của bán song công được gọi là ghép kênh nén thời gian
(TCM), và được biết tới ở dạng "bóng bàn" được thảo luận xa hơn trong Chương 5. TCM làm
giảm chu kỳ quay vòng tới một khoảng thời gian vài giây. Do đó, TCM gửi các khối vài nghìn
bit có độ dài cố định theo hướng này hay hướng kia. Các ví dụ về truyền dẫn bán song công
truyền thống gồm truyền điện báo và bộ đàm hai hướng sử dụng cùng một tần số.

Truyền hoàn toàn song công gửi thông tin liên tục theo cả hai hướng trên cùng một đôi dây.
Các ví dụ bao gồm các điện thoại truyền thống, các modem băng tần thoại, ISDN tốc độ cơ bản
và HDSL. Truyền hai hướng đồng thời được thực hiện bởi mỗi bộ thu phát tách tín hiệu phát
nội bộ khỏi tín hiệu nhận được của nó. Một phương pháp khử tiếng vọng sử dụng bộ hybrid
(ECH) thường được sử dụng để cho phép cả hai hướng sử dụng cùng một băng tần. Ưu điểm của
phương pháp này là truyền dẫn ở cả hai hướng có thể nằm ở băng tần thấp nhất có thể nơi mà
suy hao tín hiệu và can nhiễu tần số vô tuyến được giảm thiểu.
Một phiên bản không đối xứng của truyền hoàn toàn song công được sử dụng bởi đường dây
thuê bao số không đối xứng ADSL. Thông tin được gửi đi đồng thời theo cả hai hướng nhưng
tốc độ dữ liệu luồng xuống (tới khách hàng) lớn hơn nhiều tốc độ luồng lên (hướng về mạng).
Điều này cho phép tốc độ dữ liệu luồng xuống cao trên các đường dây dài hơn nhiều bằng cách
giảm xuyên âm giữa các đường ADSL.
2.4. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN 13

2.4.2 Định thời

Truyền dẫn đồng bộ gửi các bit với một tốc độ liên tục. Các bộ thu DSL thường đạt được tín
hiệu định thời của chúng từ chu kỳ của các chuyển tiếp bit nhận được. Truyền dẫn đồng bộ và
cận đồng bộ có thể áp dụng cho truyền dẫn đơn công, bán song công và hoàn toàn song công.
Nói chung, DSL sử dụng truyền dẫn đồng bộ chứ không dùng truyền dẫn cận đồng bộ.

Truyền dẫn cận đồng bộ gửi các đơn vị (ký tự hoặc các khối) với một tín hiệu cờ duy nhất
để đánh dấu điểm bắt đầu của một đơn vị. ATM (phương thức truyền cận đồng bộ) thường được
truyền tải bằng phương thức truyền dẫn đồng bộ ở mức bit; tuy nhiên điểm bắt đầu của mỗi tế
bào ATM có thể là tại bất kỳ bit rỗi nào. Vì vậy đối với ATM các tế bào là cận đồng bộ (không
phải là các bit).

2.4.3 Các kênh

DSL phải truyền nhiều hơn một kênh thông tin trong đó mỗi kênh dành cho một ứng dụng hay
dịch vụ khác nhau. ISDN có hai kênh B cho dữ liệu/thoại, một kênh D cho báo hiệu và một kênh
điều hành nhúng (eoc) cho điều khiển và bảo dưỡng. HDSL có một kênh rộng và một kênh eoc.
ADSL có các kênh số liệu, một kênh eoc, và một băng tách biệt dành cho dịch vụ thoại tương
tự.
Ghép kênh phân chia thời gian (TDM) là phương pháp thường được sử dụng nhất cho việc
truyền nhiều kênh thông tin. Thông tin được tổ chức thành các khung có độ dài cố định với một
số lượng bit cố định phân bổ cho mỗi kênh. Để giảm độ trễ, các bit cho mỗi kênh nhất định có
thể được chia ra thành một số khối nhỏ, các khối này được phân bổ trong mỗi khung. Một số
khung có thể được tổ chức thành các siêu khung để tạo ra các kênh tốc độ bit thấp chẳng hạn
một kênh điều hành nhúng. Ngoài việc gửi nhiều kênh thông tin theo cùng một hướng. TDM có
thể làm việc như một phương thức song công. Thông tin có thể được gửi luân phiên theo luồng
lên và luồng xuống. Kỹ thuật này được gọi là ghép kênh nén thời gian và hầu như loại trừ được
xuyên âm đầu gần (NEXT), mà xuyên âm này làm hạn chế chất lượng của các hệ thống truyền
dẫn sử dụng bộ sai động khử tiếng vọng.
14 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

Ghép kênh phân chia theo tần số (FDM) bố trí mỗi kênh trong một băng tần tách biệt. Nhờ
vậy tất cả các kênh được gửi cùng một lúc. Một ứng dụng của FDM là sử dụng một băng tần
cho thông tin luồng lên và một băng tần khác cho thông tin luồng xuống. Song công FDM cũng
hoàn toàn có thể loại trừ được NEXT. ADSL sử dụng FDM bằng cách đặt tín hiệu thoại tương
tự vào băng tần thấp nhất và dữ liệu vào băng tần cao hơn. Thiết kế FDM liên quan tới sự dung
hòa giữa độ phức tạp của bộ lọc và lượng phổ tần lãng phí cho các băng bảo vệ.

Ghép kênh phân chia không gian đơn giản là đặt mỗi kênh trên một nhóm dây tách biệt.
Việc đơn giản hóa này thích hợp để gửi các tín hiệu qua những khoảng cách rất ngắn được đo
theo đơn vị cm nhưng chi phí cho các nhóm dây và các bộ thu phát truyền thống cho mỗi nhóm
dây trở nên quá tốn kém. Để giảm thiểu giá thành tổng cộng, các DSL đặt tất cả thông tin lên
một đôi dây. HDSL sử dụng hai đôi dây (cho 1,5 Mbit/s) và lên tới ba đôi dây (cho 2 Mbit/s) để
đạt được những khoảng cách đường truyền xa hơn.

2.4.4 Các cấu hình đơn điểm và đa điểm

DSL là các hệ thống truyền dẫn điểm-nối-điểm. Một bộ thu phát được nối tới mỗi đầu của một
đôi dây. Một đầu có thể được đặt tại phía công ty điện thoại chẳng hạn như ở tổng đài CO còn
đầu kia có thể đạt tại nhà khách hàng. So sánh với các hệ thống đa điểm, truyền dẫn điểm-điểm
cớ ưu điểm đơn giản độ tin cậy cao và độ an toàn cao hơn. Cấu hình điểm-điểm cung cấp độ
rộng băng chuyên dụng cho mỗi khách hàng. Với một hệ thống chuyển mạch phù hợp tại phía
tổng đài, hiệu suất truyền thông cho mỗi khách hàng duy trì gần như không đổi khi một số lượng
nút được bổ sung.
Các hệ thống điểm nối đa điểm gồm một bộ thu phát đặt tại trạm (chính) trung tâm, trạm
này thông tín với nhiều thiết bị đầu cuối được nối trực tiếp. Các đầu cuối này không thông
tin với nhau. Các hệ thống truyền hình cáp (CATV) sử dụng truyền dẫn điểm-tới-đa điểm. Đa
điểm-tới-đa điểm cho phép các đầu cuối thông tin trực tiếp với nhau. Các mạng cục bộ 10baseT
(LAN) là những hệ thống đa điểm-tới-đa điểm. Số lượng các bộ thu phát cho một mạng gồm
N đầu cuối sẽ là N+1 cho hệ thống điểm tới đa điểm và 2N cho hệ thống điểm-nối-điểm. Nói
chung các hệ thống đa điểm thích hợp hơn cho các khoảng cách ngắn hơn, và các hệ thống
điểm-nối-điểm được ưa chuộng hơn cho những khoảng cách dài hơn. ở khoảng cách dài hơn, kết
2.5. THUẬT NGỮ DSL 15

nối nhiều đầu cuối dẫn tới suy hao tín hiệu lớn hơn và định nhịp (định thời) tín hiệu khó khăn
hơn.
Những thảo luận trên đây áp dụng cho mức vật lý. ở mức logic nơi mà luồng thông tin ở các
giao thức cao hơn được xem xét, luồng thông tin từ điểm-tới-điểm và đa điểm có thể phát sinh
qua cấu hình vật lý.

2.5 Thuật ngữ DSL

Việc giải thích các thuật ngữ sau đây sẽ hữu ích trong quá trình tìm hiểu DSL. Thuật ngữ cổ
điển nhất là kilofeet (kft), số đo độ dài truyền thống của đường điện thoại : 1 kft tương đương với
306 met. Đường kính của một dây được đo bằng milimet (mm), ngoại lệ ở Mỹ nơi mà con số
tiêu chuẩn đánh giá dây dẫn của Mỹ (AWG) đại diện cho 1/N lần của một inch (ví dụ, 24 AWG
có đường kính dây dẫn là 1/24 inch, tương đương với 0,5 mm). Công suất tín hiệu và suy hao
tín hiệu được đo theo đơn vị logarith (dB), đặt theo tên của Alexander Bell. Tăng công suất 3
dB tương đương với việc gấp đôi công suất, giảm công suất đi 3 dB tương đương với giảm một
nửa công suất, tăng công suất lên 6 dB tương đương với 4 lần công suất vv... Tần số của một tín
hiệu điện được đo là kiloHertz (kHz, hàng ngàn chu kỳ trong một giây) hay megaHertz (MHz,
hàng triệu chu kỳ trong một giây). Dịch vụ điện thoại tương tự chuyển mạch mạch truyền thống
thường được gọi là dịch vụ điện thoại POTS (Plain Old Telephone Service).
Các thuật ngữ và những từ đồng nghĩa khác được giải thích trong phần từ điển viết tắt của
cuốn sách.

2.6 Quan hệ Tốc độ - Tầm với

Cường độ (chẳng hạn như công suất) của một tín hiệu điện giảm theo khoảng cách di chuyển do
điện trở của đường dây mang tín hiệu. Hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng (chẳng hạn như tổn thất)
trở nên lớn hơn tại những tần số lớn hơn. Nói một cách đơn giản lượng công suất tín hiệu bị tiêu
thụ trên đường dây tăng lên với tốc độ và khoảng cách truyền dẫn. Tầm với của vòng DSL bị
giới hạn do tín hiệu trở nên quá yếu để có thể được nhận một cách chính xác.
Các kỹ sư truyền dẫn số tăng tối đa khoảng cách đường truyền bằng việc sử dụng các kỹ
thuật điều chế tinh vi phát tín hiệu với một tốc độ dữ liệu đã cho cùng một lượng công suất tín
hiệu phát hạn chế trong một dải tần số nhất định. Đối với một phương pháp truyền đã cho, tốc
16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

Bảng 2.1:
Loại DSL (tốc độ) Đỉnh phát (V) Tổn hao công suất Các đỉnh thu
tín hiệu tối đa (dB) tối thiểu (V)
BRI 2B1Q (144 kb/s) 2,5 42 0,02
HDSL 2B1Q (1,5 Mb/s) 2,5 35 0,045
ADSL DMT (1,5 Mb/s) 15* 45 0,085
VDSL SDMT (26 Mb/s) 3-4 30 0,09-0,12

* Điện áp đỉnh ADSL phụ thuộc vào hoạt động của máy phát. Trong một số trường hợp, điện
áp đỉnh phát ADSL có thể vượt quá 15 V. Đối với mức phát 20 dBm thường được sử dụng thì
tín hiệu phát trung bình của ADSL là 3,1 V và điện áp tín hiệu nhận được trung bình là 0,02 V
cho mạch vòng có độ dài tối đa.

độ bit truyền tối đa có thể đạt được giảm khi độ dài đường dây tăng. Vì vậy, ta có thể đạt được
tốc độ truyền dẫn dữ liệu cao cho những mạch vòng ngắn và tốc độ tương đối thấp đối với những
mạch vòng dài. Tốc độ dữ liệu có thể đạt được cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác bao gồm
nhiễu xuyên âm (nhiễu ghép từ tín hiệu trên các đôi dây khác trong cung một cáp).
Tín hiệu được phát đi có biên độ đỉnh 2,5 V cho các hệ thống ISDN tốc độ cơ sở (BRI) trên
một mạch vòng độ dài tối đa có thể phải đương đầu với việc suy hao tín hiệu 42 dB với một
tín hiệu đỉnh nhận được rất nhỏ cỡ 0,02 V (20 mV). Hệ thống BRI thực hiện một nhiệm vụ khó
khăn: khôi phục tín hiệu rất nhỏ, khoảng 1/125 mức tín hiệu đã được phát đi. Các giá trị tương
ứng đối với các hệ thống DSL được cho dưới đây
Hình cho thấy tốc độ đường truyền có thể đạt được gần đúng là một hàm của độ dài đường
dây. Đường cong phía dưới biểu diễn truyền dẫn đối xứng, và đường cong phía trên biểu diễn
tốc độ luồng xuống cho truyền không đối xứng với tỷ lệ không đối xứng là 10:1. Vì vậy, tốc độ
luồng lên được giả thiết là một phần mười tốc độ không đối xứng trên hình vẽ này. Xuyên âm
thông thường và độ dự trữ 6 dB được giả thiết. Hình vẽ này chỉ ra ưu điểm của truyền dẫn không
đối xứng-tốc độ truyền luồng xuống cao hơn nhiều.

2.7 Xuyên âm

Một cáp điện thoại bao gồm hàng vài ngàn đôi dây riêng biệt được bó sát vào nhau. Các tín hiệu
điện trong một đôi dây tạo ra một trường điện từ nhỏ, trường này bao quanh đôi dây và tạo ra
một tín hiệu điện sang các đôi dây bên cạnh. Việc xoắn các đôi dây làm giảm ghép điện cảm
(được gọi là xuyên âm), nhưng một số dò rỉ tín hiệu vần còn. Xuyên âm mạnh nhất tại đoạn cáp
gần các máy phát gây nhiễu. Xuyên âm có nguồn gốc từ các hệ thống truyền dẫn khác trong
cùng một cáp (và đặc biệt là cùng một nhóm trong cáp) là một yếu tố chính làm hạn chế tốc độ
bit và tầm với có thể đạt được của DSL. Việc quản lý xuyên ấm từ đôi này sang đôi khác đòi
hỏi sự thận trọng về băng tần và công suất tín hiệu của máy phát và việc loại bỏ tín hiệu ngoài
băng bởi máy thu. Điều này thường được nói tới như độ tương thích phổ và gợi cho ta sự tương
đồng trong quản lý các đài quảng bá tần số vô tuyến.
Xuyên âm đầu gần (NEXT) là yếu tố ảnh hưởng chính tới các hệ thống chia sẻ cùng một
băng tần cho truyền luồng lên và luồng xuống (chẳng hạn như truyền hybrid có khử tiếng vọng).
2.8. CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY VÀ CẢN TRỞ TRIỂN KHAI DSL 17

Nhiễu NEXT được xem bởi máy thu nằm và máy phát (nguồn gây nghiễu) nằm tại cùng một
đầu của cáp.

Các hệ thống truyền dẫn có thể tránh được NEXT bằng cách sử dụng các băng tần khác nhau
cho truyền hướng lên và hướng xuống. Các hệ thống FDM tránh được NEXT khỏi các hệ thống
tương tự (cũng được gọi là tự xuyên âm đầu gần). Các hệ thống FDM vẫn phải đương đầu với
NEXT từ các loại hệ thống khác truyền trong cùng một băng tần và một hiện tượng khác được
gọi là FEXT.

Xuyên âm đầu xa (FEXT) là nhiễu được phát hiện bởi máy thu nằm ở đầu xa của cáp khỏi
máy phát gây nhiễu. FEXT ít nghiêm trọng hơn NEXT do nhiễu FEXT bị suy hao khi đi ngang
qua cả độ dài của cáp.
Một ưu điểm chính của truyền sợi quang là không có bất kỳ xuyên âm nào.

2.8 Các yếu tố thúc đẩy và cản trở triển khai DSL

Vào năm 1970, thế giới thông tin bao gồm thông tin theo xu hướng thoại và ký tự tới các máy
tính cỡ lớn. Thoại lúc đó là "chúa tể" và có rất ít nhu cầu cho DSL. Sau đó hàng triệu máy tính
cá nhân, các ứng dụng đa phương tiện (âm thanh, ảnh tĩnh và video) và cuối cùng là internet ra
đời. Vào đầu những năm 1980, số lượng máy tính (gồm các bộ vi xử lý trong ô tô, các đồ điện
18 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

gia dụng) đã vượt quá dân số loài người và vào giữa những năm 1990 số phút sử dụng cho các
ứng dụng số (kể cả fax) trong mạng công cộng đã vượt quá điện thoại. Mặc dù truy cập internet
ngày nay là một ứng dụng lớn của DSL nhưng việc triển khai DSL đã bắt đầu rất lâu trước khi
Internet trở câu nói cửa miệng. Truyền tín hiệu thoại vẫn giữ vai trò quan trọng, thậm chí đối
với DSL. Ví dụ, HDSL được sử dụng cho các tuyến trung kế thoại tới các tổng đài PBX và các
vị trí tế bào điện thoại không dây.
Sự ra đời của các bộ xử lý tín hiệu số (DSP) với khả năng xử lý cao, giá thành thấp đã cho
phép việc sử dụng các thuật toán mà đã từng chỉ dành cho các ứng dụng không gian và quốc
phòng. Sự đột phá của DSP cũng cho phép việc mã hóa/giải mã video mầu hoàn toàn chuyển
động với các tốc độ DSL sử dụng các thuật toán chuẩn (MPEG1, MPEG2, JPEG và H.261). Hội
nghị truyền hình chất lượng cao được hỗ trợ với tốc độ 384 kb/s, video giải trí có thể lên tới 1,5
Mb/s và truyền hình độ phân giải cao 20 Mb/s. Vào năm 1985, truyền video chất lượng cao qua
phần lớn các đường điện thoại được cho là điểu không tưởng; tuy nhiên ngày nay nó đã trở thành
hiện thực và rất phổ biến.
Công nghệ DSL chúng ta cho là tuyệt vời ngày nay đã gần như bị ngăn cản trong việc triển
khai bởi hai trở ngại chính: cơn sốt sợi quang và độ không chắc chắn về thể chế. Trong những
năm 1980 nhiều nhà hoạch định chính sách viễn thông hàng đầu tin tưởng rằng các đường điện
thoại đồng sẽ sớm bị thay thế bởi các đường sợi quang trực tiếp tới mọi khách hàng. Hai kiểu
tranh luận về cơn sốt sợi quang là (1) truyền tải trên cơ sở sợi quang sẽ sớm trở nên quá rẻ đến
mức việc truyền cáp đồng sẽ bị loại bỏ, và (2) Công nghệ DSL sẽ kéo dài việc sử dụng cáp đồng
và bằng cách ấy làm trễ việc triển khai sống còn về mặt chiến lược của sợi quang. Khi cuộc
tranh luận diễn ra gay cấn thì đã làm sáng tỏ một điều rằng sợi quang dẫn tới các hộ gia đình
vẫn tốn kém hơn và rằng các công ty điện thoại không thể bắt khách hàng của họ đợi vài năm
cho tới khi sợi quang có thể lắp tới nhà họ. Các công ty điện thoại tập trung triển khai sợi quang
tới những nơi mà về mặt kinh tế có thể thực hiện được như: tới các khu thương mại chính và
tới những bộ ghép kênh ở xa (mạch vòng số) phục vụ hàng trăm khách hàng. Khi được hỏi liệu
DSL có phải là một công nghệ quá độ không thì Ray Smith (CEO, Bell Atlantic) đã trả lời rằng
"ADSL là một công nghệ quá độ cho 40 năm tiếp theo".
Mối đe dọa thứ hai tới việc triển khai DSL là sự không chắc chắn về việc ai sẽ sở hữu bộ thu
phát DSL ở phía khách hàng. Các công ty điện thoại cảm thấy rằng bộ thu phát ở phía khách
hàng nên thuộc về mạng để đảm bảo chất lượng tốt, đơn giản hóa những tình huống phiền hà và
để dễ dàng năng cấp lên các công nghệ tương lai. Các nhà hoạch định chính sách lại cho rằng
bộ thu phát ở phía khách hàng được nên thuộc sở hữu bởi khách hàng cho phép khách hàng tự
do lựa chọn trong số nhiều nhà cung cấp thiết bị cạnh tranh. Sự phát triển hệ thống chậm do các
kỹ sư thiết bị không biết các đặc tính được yêu cầu, nhà cung cấp thiết bị không biết kênh bán
hàng nào cần khai thác, và các kỹ sư của công ty điện thoại không biết ai sẽ chịu trách nhiệm
cho việc lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị.
Sự thành công của một dịch vụ (và công nghệ hỗ trợ nó) phụ thuộc rất lớn vào giá thành của
nó và mối quan hệ của nó với các phương án thay thế sẵn có. Giá cả dịch vụ về phần mình lại
phụ thuộc rất nhiều vào giá thành của thiết bị và chi phí nhân công vận hành. Chi phí vận hành
và thiết bị được giảm đi khi số khách hàng tăng lên. Dịch vụ giá thấp đạt được bằng cách thiết
lập một dịch vụ thu hút một lượng lớn khách hàng và giảm tối đa chi phí cho cơ sở hạ tầng bổ
sung thông qua việc sử dụng các phương tiện sẵn có. Đối với DSL, mạch thu phát bổ sung thực
hiện mở rộng tầm với của vòng hoặc cho phép những ứng dụng bổ sung dẫn tới có thể cho phép
2.9. CÁC ỨNG DỤNG 19

giảm được giá cả dịch vụ bằng cách mở rộng thị trường. Một đề tài tái diễn trong lĩnh vực DSL
là giá thành của năng lực bổ sung trong bộ thu phát đem lại sự tiết kiệm nhiều hơn so với chi
phí vận hành giảm, tầm với của vòng lớn hơn hay các ứng dụng bổ sung có thể.

2.9 Các ứng dụng

Bước đầu tiên trong viẹc phát triển một công nghệ hay một hệ thống là sự nhận biết về nhu cầu
của khách hàng và những liên quan tới yêu cầu chức năng. Sự đòi hỏi của người dùng cuối đối
với các sản phẩm và dịch vụ được điều khiển bởi việc tiết kiệm tài chính, tạo lợi nhuận, thực
hiện những nhiệm vụ cần thiết và tiết kiệm thời gian. Những yêu cầu này được thỏa mãn bởi các
ứng dụng: phần cứng và phần mềm thực hiện những nhiệm vụ nhất định cho người sử dụng. Một
ứng dụng là một gói phần cứng, phần mềm và trong một số trường hợp một dịch vụ mạng cung
cấp một giải pháp cho nhu cầu đặc biệt của khách hàng. Một dịch vụ thực hiện những nhiệm vụ
nhất định hay cung cấp những khả năng nhất định,
ADSL thích hợp cho việc hỗ trợ nhiều ứng dụng, với ngoại lệ đáng chú ý về truyền hình
quảng bá và một số ứng dụng kinh doanh ..

2.10 Sự tiến hóa của truyền dẫn số

Công nghệ số được áp dụng vào các tuyến trung kế giữa các tổng đài vào đầu những năm 1960
nhằm giải quyết vấn đề nhiễu khoảng cách lớn do sự tích lũy nhiễu cố hữu của truyền dẫn tương
tự. Mỗi bộ lặp tương tự trong một đường trung kế ở khoảng cách lớn khuếch đại cả tín hiệu và
nhiễu. Mặc dù thiết kế bộ khuếch đại tiên tiến nhất nhưng một lượng nhiễu bổ sung được tạo ra
bởi mỗi bộ lặp. Truyền dẫn số loại trừ được tích lũy nhiễu do tín hiệu số được tái tạo chính xác
tại mỗi bộ lặp. Truyền dẫn sử dụng lặp số cho phép có được đường truyền hoàn hảo bất chấp
khoảng cách.
Các tổng đài điện thoại được nối với nhau thông qua các đường trung kế, mỗi đường mang
rất nhiều mạch thoại. Trong phần lớn các trường hợp, một kiến trúc mạng phân cấp kết nối tổng
đài nội hạt với một tổng đài trung chuyển hay tổng đài đường dài liên tỉnh. Vào năm 1970, phần
lớn các đường trung kế tương tự đã được thay thế bằng các đường trung kế số T1, mỗi đường
mang 24 mạch thoại. Kết quả là các tổng đài nội hạt và liên tỉnh được bao bọc bởi những đường
trung kế số. Nhưng việc chuyển đổi từ số sang tương tự ở phía tổng đài tương tự không thể đáp
ứng được nên các hệ thống chuyển mạch đã nhanh chóng chuyển sang chuyển mạch số.
Vào năm 1985 ISDN đã mở rộng miền hoạt động số tới khách hàng. Lần đầu tiên dịch vụ
số điểm nối điểm đã có mặt với một số lượng lớn. ISDN cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ
số chuyển mạch gói và chuyển mạch mạch. Trước đó, các đường dịch vụ dữ liệu số (DDS) hoạt
động ở tốc độ trong khoảng 9,6 tới 64 kb/s đã cung cấp tới dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói.
Dịch vụ DDS đã rất bị hạn chế do giá thành cao và chỉ khả dụng trong một số ít vùng được lựa
chọn. ISDN là mạng chuyển mạch mạch cơ sở, với chuyển mạch gói chỉ phù hợp cho lưu lượng
gói băng hẹp.
Chuyển mạch ISDN băng rộng (BISDN) với phương thức truyền dẫn cận đồng bộ hiệu suất
20 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CỦA DSL

cao được hình dung làm kết nối tới tất cả các khách hàng thông qua những tuyến sợi quang trực
tiếp. HDSL và ADSL đã mở cánh cửa thế giới dịch vụ dữ liệu băng rộng cho một thị trường
rộng lớn.
Chương 3

Các loại DSL

Khi năng lực xử lý của các bộ xử lý tín hiệu tăng thì tốc độ DSL cũng tăng lên. Công nghệ DSL
đã bắt đầu với ISDN (BRI) tốc dộ cơ bản 144 kb/s và đã tiến hóa lên HDSL tốc độ 1,5 và 2
Mbit/s, ADSL 7 Mb/s và ngày nay là VDSL tốc độ 52 Mb/s.

3.1 Độ dự trữ thiết kế DSL

DSL được thiết kế với độ dự trữ SNR 6 dB. Điều này có nghĩa rằng DSL sẽ cung cấp tỷ lệ lỗi
bit 10−7 khi công suất tín hiệu xuyên âm là 6 dB lớn hơn mô hình xuyên âm được định nghĩa là
"trường hợp xấu nhất". Trong nhiều trường hợp, mô hình xuyên âm xấu nhất là một nhóm binder
50 đôi được nối tới 49 máy phát xuyên âm đầu gần. Với nhiễu trắng thuần túy, một lượng dự trữ
6 dB cho SNR sẽ dẫn tới một tỷ số lỗi bít 10−24 . Tuy nhiên, trong thực tế, nhiễu thường không
phải là nhiễu trắng. Do đó đối với các điều kiện tiêu biểu thì độ dự trữ 6 dB tạo ra sự bảo đảm
chắc chắn rằng DSL sẽ luôn hoạt động ở mức BER lớn hơn 10−9 và rằng DSL sẽ cung cấp dịch
vụ tin cậy ngay cả khi môi trường truyền dẫn tồi hơn bình thường.
Giá trị 6 dB xuất phát trong quá trình làm việc trên các tiêu chuẩn ISDN tốc độ cơ bản ANSI
trong T1D1.3 (trước T1E1.4) với sự đóng góp từ Richard McDonald của Bellcore năm 1985.
Như được mô tả trong T1E1.4/95-133, độ dự trữ 6 dB vẫn là một giá trị thích hợp. Độ dự trữ
thiết kế tính toán cho những biến đổi của cáp (tuổi thọ, các mối nối, cáp ướt), nhiễu phát sinh
trong CO và các dây đi trong tòa nhà của khách hàng, các nguồn nhiễu khác, các thiết kế bộ thu
phát không hoàn hảo, và lỗi trong quá trình sản xuất. Độ dự trữ thiết kế là một sự dung hòa giữa
việc đảm bảo hoạt động tin cậy trong mọi trường hợp và cho phép sử dụng công nghệ này trên
các mạch vòng dài nhất có thể.
Các phương pháp truyền dẫn phức tạp và tinh vi hơn có thể đạt được hiệu quả cao hơn nhưng
sự cần thiết về độ dự trữ thiết kế vẫn không đổi. Tuy nhiên các hệ thống đo độ dự trữ lúc ban
đầu có thể cung cấp cho người lắp đặt một chỉ số tức thì xem liệu mạch vòng có đủ độ dự trữ
cần thiết không. Người lắp đặt khi đó có thể có những hành động hợp lý chẳng hạn tìm một đôi
dây tốt hơn hay loại bỏ các mạch cầu mắc rẽ. Có ý kiến cho rằng các hệ thống cung cấp chỉ
thị thời gian thực về độ dự trữ có thể được sử dụng hợp lý với mức ngưỡng dự trữ là 5 dB. Tuy
nhiên giảm độ dự trữ thiết kế đi một hoặc 2 decibel thể hiện khả năng mở rộng số lượng vòng

21
22 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

lặp có thể truy cập lên khoảng 1% tổng số vòng lặp.

3.2 Tiền thân của DSL

Ta có thể cho rằng các tuyến trung kế T1, trung kế E1 và các đường DSS (dịch vụ dữ liệu số)
là những DSL đầu tiên. Mặc dù các hệ thống truyền dẫn T1(1,544 Mb/s với mã Đảo Dấu Luân
Phiên AMI được sử dụng chủ yếu ở Bắc Mỹ) và E1 (2,048 Mb/s với mã HDB3) ban đầu dự định
để sử dụng làm các đường trung kế giữa các tổng đài trung tâm CO nhưng sau đó chúng đã tỏ
ra hữu ích khi làm các tuyến tốc độ cao từ các CO đến khu vực khách hàng. T1 được AT&T sử
dụng lần đầu tiên vào năm 1962. Các trung kế nối CO tới CO ngày nay hoàn toàn là dựa trên
cáp quang và vi ba. Các đường T1/E1 ngày nay không được sử dụng cho mục đích ban đầu của
chúng. Các đường T1/E1 vẫn còn được sử dụng trên các đường thuê bao nhưng chúng cũng tỏ ra
một số hạn chế, đó là giá thành cao và tốn thời gian lắp đặt và thường được cách ly trong những
bó dây khác nhau cách biệt khỏi các loại hệ thống truyền dẫn khác. Một đường T1 gồm 4 dây.
Hai dây truyền thông tin tới khác hàng và hai dây khác truyền thông tin từ khác hàng. Để giảm
xuyên âm đầu gần giữa hai hướng truyền một bó dây chỉ mang các đôi dây T1 hướng đi và một
bó dây khác chỉ mang các đôi dây T1 hướng về. Các đường T1 được thiết kế với tổn thất đường
dây tối đa là 15 dB (ví dụ 2 đến 3 kft) tại tần số 772 kHz cho đoạn cuối CO (CO-tới bộ lặp
đầu tiên, tổn thất tối đa 36 dB (ví dụ 3 đến 6 kft) cho các đoạn lặp (từ bộ lặp này tới bộ lặp kế
tiếp) và lên tới 22,5 dB tổn thất đường dây từ bộ lặp cuối cùng tới nhà khách hàng. Các đường
T1 phải không được mắc phụ tải và không có các cầu rẽ. Khoảng cách nhiều dặm có thể được
đáp ứng bởi việc sử dụng nhiều bộ lặp. Các bộ lặp T1 được cấp nguồn qua đường điện 1 chiều
+/-130 V. Trong tài liệu này, chúng ta không coi T1/E1 và DSS là các DSL.
Mã đường truyền AMI dùng cho đường truyền T1 đơn giản để thực hiện nhưng không hiệu
quả so với các tiêu chuẩn ngày nay. AMI gửi 1 bit/baud; một baud là một phần tử tín hiệu.
Truyền dẫn T1 sử dụng công suất tín hiệu phát cao tạo ra các mức xuyên âm lớn trong dải từ
100 kHz đến 2 MHz. Các DSL khác (sử dụng cùng tần số) có thể bị ảnh hưởng nếu đặt trong
cùng một bó dây với các đường T1. Trong các trường hợp xấu nhất, xuyên âm T1 có thể ảnh
hưởng tới các mạch vòng trong các bó dây khác

3.3 ISDN tốc độ cơ bản

3.3.1 Nguồn gốc ISDN tốc độ cơ bản

Trong cuốn tài liệu này, chúng ta sẽ xem ISDN tốc độ cơ bản (BRI) là thành viên đầu tiên của
gia đình DSL. Mạng số tích hợp các dịch vụ (ISDN) được ra đời vào năm 1967 và đã được định
nghĩa rộng rãi bởi các Khuyến nghị phát triển trong CCITT (nay là ITU). ảo tưởng về ISDN
đầy tham vọng về một mạng số thống nhất cho thông tin số liệu và điện thoại. Phát triển các hệ
thống truyền dẫn ISDN, tổng đài, báo hiệu và các hệ điều hành đòi hỏi một nỗ lực phi thường,
nó gợi ta nhớ lại việc xây dựng mạng đường sắt xuyên lục địa (được xây dựng sau khi phát
minh ra máy bay). Nỗ lực phát triển ISDN kéo dài một thập kỷ với những nỗ lực của hàng ngàn
người từ hàng trăm công ty trên hơn 20 nước. Chúng tôi ước đoán rằng việc phát triển ISDN
3.3. ISDN TỐC ĐỘ CƠ BẢN 23

Bảng 3.1: Số đường ISDN tốc độ cơ bản đang hoạt động


Nước Các đường BRI năm 1994 Các đường BRI năm 1996
Đức 428.000 2.000.000
Mỹ 352.000 843.115
Nhật 320.000* 1.000.000
Pháp 240.000* 1.400.000
Anh 75.000* 200.000.
* Các giá trị ngoại suy

tốn hơn 50 tỷ USD và người ta không biết liệu khoản đầu tư này có được thu lại hoàn toàn hay
không. ISDN tập trung vào các các dịch vụ điện thoại và dữ liệu chuyển mạch gói. Sự tập trung
này cuối cùng lại trở thành một điểm yếu chính của ISDN. Các mạng ISDN kém thích hợp cho
chuyển mạch gói tốc độ cao và các phiên chiếm giữ lâu đặc trưng cho truy cập internet. Tuy
nhiên những người tuyên bố sự phá sản của ISDN không quên niềm vui sướng của hàng triệu
khách hàng ISDN.
Thử nghiệm dịch vụ ISDN bắt đầu vào năm 1985. Dịch vụ ISDN Bắc Mỹ đầu tiên được
cung cấp vào năm 1986 bởi AT&T Illinois Bell (giờ là Ameritech) ở Oakbrook, Illinois. Các hệ
thống BRI thử nghiệm ban đầu sử dụng TCM (ping-pong), hoặc kỹ thuật truyền dẫn đảo dấu
luân phiên AMI. Các hệ thống ban đầu này thực thi đơn giản hơn nhưng truyền dẫn 2B1Q (2
nhị phân, một tứ phân) được lựa chọn làm kỹ thuật truyền dẫn tiêu chuẩn cho hầu như tất cả các
nơi trên thế giới trừ Cộng hòa Liên Bang Đức và Aó, các nước này sử dụng 4B3T (4 nhị phân, 3
tam phân) và Nhật bản sử dụng phương pháp truyền AMI ping-pong. Tầm với của các hệ thống
2B1Q và 4B3T lớn hơn các hệ thống tiền tiêu chuẩn mà đã nhanh chóng không được sử dụng
nữa.
Tổng số đường BRI đang hoạt động khắp thế giới tăng từ 1,7 triệu vào năm 1994 lên gần
6 triệu vào cuối năm 1996. Số lượng đường ISDN ước tính đối với những nước sử dụng ISDN
nhiều nhất được cho trong Bảng 3.1. Thông tin năm 1994 lấy từ thống kê của ITU. Các giá trị
năm 1996 dựa trên thông tin cấp bởi các chuyên gia từ các nước tương ứng. Số lượng năm 1996
ở Mỹ lấy từ thống kê của FCC. Triển khai ISDN tăng 30% tới 50% trên một năm ở nhiều nước.
Việc triển khai ISDN ở Đức được tăng tốc bởi sự ủy nhiệm của chính phủ trong khi đó các
nước khác phát triển khai theo nhu cầu của thị trường. Dịch vụ ISDN đã sẵn sàng phục vụ 90%
khách hàng điện thoại ở những nước liệt trê trong Bảng ?? vào năm 1996.

3.3.2 Năng lực và ứng dụng ISDN tốc độ cơ bản

BRI truyền thông tin số đối xứng tổng cộng 160 kb/s qua các mạch vòng lên tới xấp xỉ 18 kft
(5,5 km, hoặc lên tới 42 dB tổn thất tại tần số 40 kHz). Thông tin này được phân làm hai kênh B
64 kb/s, một kênh D 16 kb/s và 16 kb/s cho đồng bộ khung và điều khiển tuyến. Các kênh B có
thể được chuyển mạch mạch hoặc chuyển mạch gói. Kênh D mang báo hiệu và các gói dữ liệu
người dùng. Một kênh điều hành nhúng (eoc) và các bit chỉ thị được chứa trong 8 kb/s mào đầu.
EOC truyền các bản tin được sử dụng để chuẩn đoán đường dây và các bộ thu phát. Các bit chỉ
thị nhận dạng các lỗi khối để cho hiệu năng truyền dẫn của đường dây có thể đo được.
24 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

3.3.3 Truyền dẫn ISDN tốc độ cơ bản

BRI điều chế dữ liệu sử dụng một xung bốn mức (một quat) để đại diện cho hai bit nhị phân, vì
lý do đó gọi là 2 nhị phân một tứ phân (2B1Q). Dữ liệu được gửi đi đồng thời theo cả hai hướng
sử dụng truyền dẫn dùng bộ sai động (hybrid) để khử tiếng vọng. Kỹ thuật truyền dẫn băng cơ
sở 2B1Q đơn giản gửi 160 kb/s sử dụng băng tần 80 kHz, tạo ra hiệu quả băng tần khiêm tốn
2 bit/s trên 1 Hz. Quá trình cân bằng thích nghi tự động bù những suy hao dọc băng tần truyền
dẫn. BRI có thể làm việc trên một mạch vòng có cầu rẽ, tạo ra tổn thất tổng thể nhỏ hơn 42 dB
ở 42 dB tại 40 kHz. Các mạch vòng BRI phải không được có phụ tải.

3.3.4 ISDN tốc độ cơ bản phạm vi mở rộng

Các mạch vòng nằm ngoài tầm với BRI trực tiếp 5,5 km (18 kfit) từ CO có thể được phục vụ
bằng một trong các phương pháp: BRITE, bộ lặp trung gian và BRI phạm vi mở rộng.

BRITE

Mở rộng truyền dẫn ISDN tốc độ cơ bản (BRITE) (xem Hình ) sử dụng các ngân hàng kênh số
(ví dụ các bộ ghép loại D4 và D5, thực hiện ghép phân thời gian 24 kênh DS0 vào một đường
1,544 Mb/s) và các mạch vòng số (DLC) làm phương tiện mở rộng dịch vụ ISDN tới những
vùng được phục vụ bởi các ngân hàng kênh này. Các đơn vị kênh ISDN đặc biệt sử dụng 3 DS0
trong ngân hàng kênh để truyền BRI. Nhờ các đơn vị kênh bổ sung này, cấu hình BRITE có giá
thành khá cao trên một đường. Tuy nhiên, khi sử dụng SLC có từ trước hay các thiết bị ngân
hàng kênh, chi phí khởi đầu thấp của BRITE là lý tưởng để phục vụ một số lượng rất nhỏ các
đường thuê bao ở các vùng xa xôi.

Bộ lặp trung gian

Tầm với của vòng gần như được gấp đôi bằng cách đặt ở giữa vòng một bô lặp như Hình. Do
bộ lặp là một cặp đầu cuối mạng NT và đầu cuối đường dây LT quay lưng vào nhau nên mạch
vòng được phân chia thành một cặp DSL chuyển tiếp. Mỗi trong số hai mạch vòng này có thể
có tổn thất tới 42 dB tại 40 kHz, tương ứng với tầm với tổng cộng khoảng 30 kft (2 ×15). Các
bộ lặp điển hình được đặt trong một hộp thiết bị lặp nằm ở miệng cống hoặc được gắn lên một
cột. Do miệng cống với không gian khả dụng có thể không nằm ở chính xác giữa mạch vòng
nên bộ lặp thường được đặt ở một nơi nào đó gần giữa. Kết quả là tầm với của mạch vòng có
thể đạt được có thể nhỏ hơn hai lần tầm với không lặp một chút. Các cuộn dây phải được loại
trừ khỏi mạch vòng đối với các hoạt động của BRI có hoặc không có các bộ lặp.
Các bộ lặp giữa chặng điển hình được cấp nguồn điện áp 1 chiều (thường là -130 VDC) ở
Mỹ, cấp từ một mạch cấp nguồn CO. Đối với tầm với dài hơn, một bộ lặp thứ hai có thể được sử
dụng. Cấu hình hai bộ lặp hiếm khi được sử dụng do việc phức tạp trong quản lý và cấp nguồn.
Giá thành của một đường dây có lặp chủ yếu là chi phí cho nhân lực thiết kế mạch vòng, hộp
thiết bị, và lắp đặt các hộp thiết bị (kể cả việc hàn cáp). Giá thành các thành phần điện tử của
bộ lặp tương đối nhỏ so với các chi phí kể trên.
3.3. ISDN TỐC ĐỘ CƠ BẢN 25

Cấu hình có lặp và cấu hình BRITE có độ trễ truyền tín hiệu gấp đôi (2,5 ms một hướng) độ
trễ của cấu hình DSL trực tiếp (1,25 ms)

BRI phạm vi mở rộng

Các kỹ thuật truyền dẫn đã cải tiến kể từ sự phát minh tiêu chuẩn BRI (ANSI T1.601). Các kỹ
thuật, chẳng hạn mã hóa mắt lưới trellis cho phép tốc độ 160 kb/s được truyền qua các mạch
vòng dài tới 8,5 km (28 kft) mà không cần các bộ lặp giữa chặng. Để tương thích trở lại, các hệ
thống BRI mở rộng đưa ra giao tiếp ANSI T1.601 tiêu chuẩn cho LT ở tổng đài CO và cho NT
của khách hàng. Xem Hình 3.1. Bình thường, một khối chuyển đổi được đặt trong một giá thiết
bị tổng hợp trong CO, và một bộ chuyển đổi khác được đặt trong một hộp kín đặt bên ngoài tòa
nhà khách hàng. Tuy nhiên, việc đặt bộ chuyển đổi xa ở giữa chặng có thể mở rộng tầm với của
vòng xa hơn nữa. Kết quả là tầm với tổng cộng đạt xấp xỉ 43 kft (15 + 28) có thể đạt được. Hơn
thế nữa, bộ chuyển đổi phía mạng có thể được đặt ở xa miễn là có sẵn nguồn cấp tại nơi này.

Hình 3.1: Cấu hình ISDN phạm vi mở rộng

3.3.5 Đường dây số bổ sung

Các bộ thu phát BRI cũng được sử dụng cho các ứng dụng phi ISDN- đáng chú ý nhất là đường
dây số bổ sung (DAML). Các hệ thống DAML cho phép một mạch vòng truyền hai mạch điện
thoại. Xem Hình . Các bộ mã hõa /giải mã tiếng nói (CODEC) tại mỗi đầu của hệ thống DAML
chuyển đổi kênh B BRI 64 kb/s sang giao tiếp điện thoại tương tự. Do đó, giao tiếp điện thoại
truyền thống được cung cấp tới tổng đài trung tâm CO và các máy điện thoại của khách hàng.
Khối DAML tại phía khách hàng thường được cấp nguồn từ nguồn cấp của CO thông qua mạch
vòng. Các hệ thống DAML sử dụng công nghệ BRI có một tầm với tối đa của vòng là 5,5 km
(18 kft). Các hệ thống DAML trên cơ sở HDSL có thể truyền nhiều hơn một mạch thoại thông
qua một đôi dây.

3.3.6 IDSL

Một ứng dụng phi ISDN khác của các bộ thu phát BRI là ISDL (ISDN DSL). Các kênh đối xứng
BRI (128 kb/s hoặc 144 kb/s) được móc xích với nhau để tạo ra một kênh truyền dữ liệu gói
26 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

giữa một bộ tạo tuyến và một máy tính của khách hàng. Phần lớn các dạng IDSL sẽ làm việc
với một đầu cuối mạng NT ISDN truyền thống tại phía khách hàng của đường dây. Do đó, với
IDSL tổng đài nội hạt được thay thế bởi một bộ tạo tuyến gói. Cấu hình này được sử dụng cho
truy cập internet.

3.4 HDSL

3.4.1 Nguồn gốc của HDSL

Nhận định khái niệm ban đầu về HDSL (đường thuê bao số tốc độ bit cao) diễn ra vào cuối
năm 1986 tại phòng thí nghiệm AT&T Bell và Bellcore. Các thiết kế bộ thu phát về cơ bản là
các thiết kế ISDN tốc độ cơ bản được tăng cường. Các hệ thống HDSL thử nghiệm ra đời vào
năm 1989. HDSL được đưa vào phục vụ vào tháng 3 năm 1992 bởi Bell Canada sử dụng thiết
bị được sản xuất bởi Tellabs Operation Inc. ở Lisle, Illinois. Ngày nay gần như tất cả các công
ty điện thoại chính trên thế giới sử dụng HDSL. Vào năm 1997, khoảng 450.000 đường HDSL
được đưa vào phục vụ trên khắp thế giới, với xấp xỉ 350.000 đường trong số này là ở Bắc Mỹ.
Triển khai HDSL đang gia tăng với tốc độ 150.000 đường trên 1 năm. Vào năm 1998, ITU đã
phê chuẩn khuyến nghị G.991.1 cho HDSL thế hệ thứ nhất; khuyến nghị này chủ yếu dựa trên
Đặc tính Kỹ thuật ETSI TM-03036. ITU đã bắt tay vào việc đưa ra khuyến nghị HDSL thế hệ 2
(HDSL2) được gọi là G.991.2.
Nhu cầu về HDSL trở nên rõ ràng khi các hệ thống truyền dẫn T1 và E1 ngừng được sử dụng
cho các mục đích ban đầu của chúng làm các đường trung kế liên đài và nhìn thấy sự phát triển
nhanh chóng thành các đường riêng từ CO đến nhà khách hàng. Các hệ thống truyền dẫn E1/T1
hoạt động trên các đường điện thoại hiện có nhưng với giá thành cao cho các kỹ thuật đặc biệt,
tu sửa mạch vòng (loại bỏ các cầu rẽ và cuộn tải), và hàn nối các hộp thiết bị để chứa các bộ
lặp mà được yêu cầu cứ 3000 đến 5000 feet một bộ. Các phương thức truyền được sử dụng cho
các đường T1/E1 đặt các mức công suất tín hiệu phát cao ở các tần số từ 100 kHz tới 2 MHz;
điều này đòi hỏi phải cách ly các đường T1/E1 vào trong các bó dây tách biệt khỏi nhiều dịch
vụ khác. Ngoài việc tốn kém cho lắp đặt và bảo dưỡng, các đường T1/E1 thường mất nhiều tuần
từ khi có đơn đặt hàng cho tới khi dịch vụ được khởi động. Những gì cần thiết là một hệ thống
truyền kiểu "cắm và chạy - plug-and-play" có thể nhanh chóng và dễ dàng cung cấp truyền tải
từ 1,5 đến 2 Mb/s qua phần lớn các đường dây thuê bao, vì thế HDSL đã ra đời.
Lợi ích của HDSL phần lớn là nhờ vào việc loại bỏ các bộ lặp giữa chặng. Mỗi vùng lặp
phải được thiết kế theo yếu tố khác hàng để đảm bảo rằng mỗi đoạn của đường dây duy trì trong
giới hạn đối với tổn thất tín hiệu. Các tín hiệu được lặp có thể gây ra xuyên âm trầm trọng; do
đó cần phải quan tâm khi thiết kế các trang thiết bị cho bộ lặp nhằm tránh xuyên âm quá mức
tới các hệ thống truyền dẫn khác. Bộ lặp được đặt trong một hộp thiết bị chịu được môi trường
khắc nghiệt ở hầm cáp hoặc trên một cột. Hộp thiết bị phải được hàn vào cáp. Hộp thiết bị tốn
kém hơn nhiều bản thân giá thành của bộ lặp. Một lỗi bộ lặp đòi hỏi đội ngũ phục vụ phải tới
tận nơi để giải quyết. Các bộ lặp thường được cấp nguồn trên chính đường dây; điều này đòi hỏi
một nguồn cấp đặc biệt vào đường dây từ phía CO. Hầu hết việc cấp nguồn bằng nguồn cấp CO
bị lãng phí do điện trở của mạch vòng và do đó việc cấp nguồn là không hiệu quả.
HDSL cũng được ưa chuộng hơn các đường T1 truyền thống do HDSL cung cấp nhiều chức
3.4. HDSL 27

năng chuẩn đoán hơn (kể cả đo SNR) và HDSL gây ra ít xuyên âm hơn sang các hệ thống truyền
dẫn khác do tín hiệu phát của nó bị hạn chế trong một băng tần hẹp hơn đường T1 truyền thống.

3.4.2 Khả năng và ứng dụng của HDSL

HDSL cung cấp truyền tải hai chiều tốc độ 1,544 Mb/s hoặc 2,048 Mb/s qua đường điện thoại
lên tới 3,7 km (12 kft) bằng đôi dây xoắn đường kính 0,5 mm không dùng bộ lặp giữa chặng và
lên tới gần gấp đôi khoảng cách này nếu sử dụng một bộ lặp trung gian. Hơn 95% đường dây
HDSL không dùng bộ lặp. Theo lệ thường, không cần tu chỉnh đường dây hay cách ly bó dây là
cần thiết đối với HDSL. HDSL tạo ra truyền dẫn tin cậy qua tất cả các đường dây trong vùng
phục vụ (CSA) với tỷ lệ lỗi bit 10−9 tới 10−10 . Các hệ thống HDSL DS1 sử dụng hai đôi dây,
mỗi đôi truyền 768 kb/s tải tin (784 kb/s thực chất) trong cả hai hướng. Vì vậy, thuật ngữ song
công kép được sử dụng để mô tả truyền dẫn HDSL. Xem Hình . Các hệ thống HDSL E1 (2,048
Mb/s) có tùy chọn sử dụng hai hoặc 3 đôi dây, với mỗi đôi dây sử dụng truyền hoàn toàn song
công. HDSL ba đôi dây tốc độ 2,048 Mb/s sử dụng các bộ thu phát 784 kb/s rất giống các hệ
thống 1,544 Mb/s. Mạch vòng HDSL có thể có các cầu rẽ nhưng không được có các cuôn phụ
tải.
Mặc dù các mô tả ban đầu về HDSL như một "công nghệ không dùng bộ lặp" nhưng các
bộ lặp HDSL thường được sử dụng cho các đường truyền ngoài tầm với không lặp (2,75 tới 3,7
km hay từ 9 đến 12 kft) của HDSL. Đối với dây dẫn 24 AWG, lên tới 7,3 km (24 kft) có thể
đạt được khi sử dụng 1 bộ lặp và lên tới 11 km (36 kft) nếu hai bộ lặp được sử dụng. Tầm với
thực tế có thể ngắn hơn ở những nơi không thể đặt bộ lặp chính xác ở giữa chặng. Các hệ thống
HDSL hai bộ lặp cấp nguồn cho bộ lặp đầu tiên thông qua nguồn cấp đường dây từ CO, và bộ
lặp thứ 2 được cấp nguồn từ phía khách hàng. Cấp nguồn từ phía khách hàng đặt ra những khó
khăn cho quản lý và bảo dưỡng. Với việc giảm công suất thiêu thụ năng lượng của các bộ thu
phát gần đây, cấp nguồn đường dây cho hai bộ lặp HDSL chuyển tiếp từ nguồn cấp của CO.
Các mạch đường dây riêng tốc độ cơ sở (1,544 hay 2,048 Mb/s) từ một người sử dụng tới
mạng là ứng dụng hàng đầu của HDSL. HDSL là một phương tiện phổ biến cho việc kết nối
một tổng đài nhánh riêng (PBX) và thiết bị số liệu gói/ATM vào mạng công cộng. Các đường
HDSL được sử dụng để nối các trạm vô tuyến không dây vào mạng hữu tuyến mặt đất. HDSL
được sử dụng để kết nối một lượng nhỏ các vùng mạch vòng số (DLC) tới CO. Trong những
năm đầu sử dụng của nó, giá thành thiết bị HDSL cao làm hạn chế sử dụng HDSL tới các tình
huống ở đó không có chỗ để bố trí một cách kinh tế hộp thiết bị bộ lặp. Vào cuối năm 1994, giá
thành thiết bị HDSL đã đạt tới điểm mà ở đó HDSL về mặt kinh tế được ưa chuộng hơn so với
thiết bị truyền dẫn T1/E1 truyền thống trong hầu hết tất cả lắp đặt mới. Thiết bị T1/E1 vẫn được
sử dụng cho các đường dây ngắn (dưới 3 kft) không đòi hỏi bộ lặp và cho các đường truyền rất
dài (trên 30 kft) đòi hỏi hơn hai bộ lặp HDSL.
Giá thành bảo dưỡng các đường HDSL hàng năm thấp hơn các đường T1/E1 bởi vì các đường
HDSL có ít bộ lặp có sự cố hơn, độ tin cậy cao hơn và khả năng chuẩn đoán được cải thiện. Tuy
nhiên, các đường T1/E1 hiếm khi được thay thế bởi các đường HDSL mới bởi chi phí lắp đặt
đường dây mới.
Mặc dù HDSL phần lớn được sử dụng bởi các nhà khai thác tổng đài nội hạt (các công ty
điện thoại) nhưng có một số ứng dụng của HDSL trong các mạng riêng nhằm cung cấp các tuyến
28 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

tốc độ cao trong một khuôn viên trường học.

3.4.3 Truyền dẫn HDSL

Truyền dẫn 2B1Q song công kép sử dụng bộ sai động khử tiếng vọng được sử dụng cho hầu hết
các hệ thống HDSL khắp thế giới, với một số hệ thống đa tần rời rạc (DMT) và AM/PM không
sóng mang (CAP) được sử dụng ở một số nơi thuộc Châu Âu. Đối với truyền tốc độ 1,544 Mb/s,
truyền dẫn song công kép sử dụng mỗi đôi dây để truyền một nửa tải tin hai hướng (768 kb/s)
cộng với mào đầu đồng bộ khung và kênh điều hành nhúng (eoc) 16 kb/s cho truyền dẫn tổng
cộng 784 kb/s. Hai đôi dây tạo thành hệ thống truyền HDSL 1,544 Mb/s. Do cùng một lượng
thông tin mào đầu được truyền trên cả hai đôi dây nên máy thu sẽ lựa chọn một đôi dây cho
thông tin mào đầu. Thông thường máy thu lựa chọn đôi dây với tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SNR)
lớn hơn.
Một vài phương án truyền thay thế được xem xét cho các hệ thống HDSL nguyên thủy là :
song công đơn, đơn công kép và song công kép.
Song công đơn đem lại lợi nhuận nhiều hơn nhờ sử dụng chỉ một đôi dây và đòi hỏi chỉ
một cặp máy thu-máy phát tại mỗi đầu của đường truyền. Xem Hình 3.2. Hai hướng truyền có
thể được tách biệt bởi bộ ghép phân chia tần số (FDM) hoặc bởi truyền dẫn sai động khử tiếng
vọng. Tuy nhiên truyền tốc độ tải tin tối đa qua phần lớn các mạch vòng nằm ngoài khả năng
của công nghệ trong những năm đầu 1990. Hơn thế nữa, độ rộng băng lớn cần quan tâm tới độ
tương thích phổ với các loại hệ thống truyền dẫn khác. Các hệ thống HDSL 1,544 dùng một đôi
dây đơn (đội khi gọi là SDSL) được phát triển đầu những năm 1990 có tầm với của vòng nhỏ
hơn 6 kft trên dây 26 AWG; tầm với ngắn này làm giới hạn nhiều tới khả năng ứng dụng của
chúng. Chỉ với công nghệ tiên tiến nhất sẵn có ở cuối những năm 1990 truyền tải song công đơn
tốc độ 1,544 Mb/s mới có thể trở thành hiện thực cho tầm với hết cỡ của vùng phục vụ CSA.
HDSL2, được mô tả trong phần 2.4.4, sử dụng truyền song công đơn. Truyền đơn công kép sử

Hình 3.2: HDSL song công đơn

dụng hai cặp dây, với một cặp mang toàn bộ tải tin theo một hướng và đôi dây thứ hai mang toàn
bộ tốc độ đường truyền theo hướng ngược lại. Xem Hình 3.3. Phương pháp này cung cấp một
phương tiện rất đơn giản cho việc tách riêtn các tín hiệu ở hai hướng truyền khác nhau. Đường
T1 truyền thống sử dụng truyền đơn công kép. Truyền đơn công kép có thuận lợi là truyền một
tín hiệu với dải tần rộng, đó là chủ đề gây ra tổn thất lớn và xuyên âm ở các tần số cao hơn. Do
xuyên âm, các tín hiệu gửi đi trên hai đôi dây không hoàn toàn được cách ly. Do đó, các bộ thu
phát đơn công kép có thể đơn giản hơn nhưng dẫn tới hiệu năng kém hơn song công kép.
Truyền song công kép cải thiện tầm với của mạch vòng có thể vươn tới và độ tương thích
về phổ bằng cách gửi chỉ một nửa tổng thông tin được phát đi trên mỗi đôi dây. Xem Hình 3.4.
HDSL làm giảm hơn nữa độ rộng băng tần tín hiệu được phát đi bằng cách sử dụng truyền ECH
3.4. HDSL 29

Hình 3.3: HDSL đơn công kép

(bộ sai động khử tiếng vọng) để gửi hai hướng truyền trong cùng một băng tần. Công suất tín
hiệu được phát từ HDSL song công kép giảm dần đối với các tần số trên 196 kHz. Kết quả là
xuyên âm và suy hao được giảm đi. Một ưu điểm khác của truyền song công kép là ở chỗ việc
sử dụng một đôi dây có thể dễ dàng cung cấp một hệ thống truyền dẫn tốc độ một nửa.

Hình 3.4: HDSL đơn công kép

Các hệ thống HDSL tốc độ một phần sử dụng một đôi dây được sử dụng để truyền các dịch
vụ đường dây thê riêng tốc độ một phần 768 kb/s và thấp hơn và cũng sử dụng cho các hệ thống
mạch vòng nhỏ hỗ trợ 12 kênh thoại hoặc ít hơn. HDSL tốc độ một phần cho ngân hàng kênh
D4 cho phép lên tới 12 DS0 của thông tin truyền tải HDSL được ghép với thông tin từ các đơn
vị kênh khác trong cùng một ngân hàng kênh D4.
Thông tin bảo trì đồng nhất (các bít chỉ thị và eoc) được truyền trên mỗi đôi dây của hệ thống
HDSL song công kép. Truyền tải mào đầu dư thừa này cho phép sử dụng các phần tử máy thu
phát giống nhau cho các hệ thống HDSL một hoặc hai và hoặc ba đôi dây. Hơn thế nữa, thông
tin mào đầu dư thừa đảm bảo hoạt động tin cậy của các chức năng bảo dưỡng cho dù hệ thống
có bị lỗi hoặc hư hỏng trên một trong các mạch vòng.

Định thời

Thông tin đồng bộ khung HDSL gồm các vị trí cho các stuff quat (các ký hiệu 4 mức biểu diễn
hai bit nhị phân). các stuff quat được bổ sung vào các khung cần thiết để đồng bộ tốc độ bit
tải tin T1/E1 với tốc độ đường truyền HDSL. Để cho phép hoạt động khử tiếng vọng có hiệu
quả, các tốc độ ký hiệu HDSL hướng lên và hướng xuống phải hoàn toàn giống nhau. Có một
số tình huống ở đó tốc độ bit tải tin T1/E1 luồng lên phải có thể hơi khác với tốc độ bit tải tin
luồng xuống. Các stuff quat cùng với một hoạt động đệm nhỏ cho phép tốc độ tải tin hơi khác
30 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

so với tốc độ đường dây HDSL. Nhiều mạch T1/E1 mạng công cộng được định thời vòng, có
nghĩa là tín hiệu định thời luồng lên được lấy từ đồng hồ bit luồng xuống. Các mạch định thời
vòng không yêu cầu stuff quats. Tuy nhiên đặc điểm này được cung cấp trên tất cả các HDSL
đề phòng trường hợp một mạch không được định thời vòng.

Trễ (latency)

Các hệ thống truyền dẫn T1 có một độ trễ truyền dẫn tín hiệu từ điểm tới điểm nhỏ hơn 100 µs.
Do xử lý tín hiệu số, các mạch HDSL điển hình có độ trễ truyền tín hiệu khoảng 400 µs khi
được đo một hướng giữa giao tiếp DSX-1 và giao tiếp T1.403. Trễ phát sinh được tìm thấy trong
các hệ thống HDSL hiếm khi tỏ ra là một vấn đề lớn nhưng có một vài trường hợp ở đó sự kết
nối giao thức lớp trên đã vượt quá thời gian qui định do tổng thời gian trễ từ điểm tới điểm. Vì lý
do đó, các hệ thống HDSL được thiết kế để đảm bảo rằng trễ truyền dẫn tín hiệu một hướng cho
đường HDSL không lặp nhỏ hơn 500 µs. Các đường HDSL với một bộ lặp giữa chặng (trung
gian) có độ trễ gấp đôi con số nay. Các phần tử mạng khác gồm các đầu cuối SONET và các
hệ thống kết nối chéo số (DCS) có thể có độ trễ vượt quá 500 µs. Do đó, các hệ thống ở cuối
đường nên cho phép trễ vài ms bất chấp sự có mặt của HDSL.

Tỷ lệ lỗi bit

Các hệ thống HDSL, giống như BRI và ADSL, được thiết kế để đảm bảo BER tốt hơn 10−7 trên
các mạch vòng tồi nhất có công suất nhiễu xuyên âm lớn hơn mô hình xuyên âm lý thuyết cho
trường hợp xấu nhất 6 dB. Tiêu chuẩn thiết kế này dựa trên đánh giá kỹ thuật và nhất trí giữa
các chuyên gia hàng đầu trong nhóm làm việc về tiêu chuẩn T1E1.4. Một thập kỷ kinh nghiệm
thực tế đã chứng tỏ các tiêu chuẩn thiết kế này có sự thỏa hiệp tốt giữa kỹ thuật cao (dưới mức
sử dụng do thiết kế quá dè dặt) và kỹ thuật thấp (độ tin cậy kém do thiếu năng lực)
Tuy nhiên có hai quan niệm sai phổ biến về thiết kế BER của HDSL và các DSL khác. Quan
niệm sai thứ nhất là hầu hết các HDSL hoạt động với BER 10−7 . Giá trị BER 10−7 là dành cho
tình huống xấu nhất, nó ít khi được thấy trong thực tế. Khoảng 99 % HDSL trong thực tế hoạt
động với BER tốt hơn 10−9 . Khi các lỗi xuất hiện, chúng có xu hướng xuất hiện thình lình trong
những khoảng thời gian ngắn. Đặc tính này ít nguy hiểm hơn các lỗi bit ngẫu nhiên. Quan niệm
nhầm lẫn thứ hai là HDSL được thiết kế với kỹ thuật quá cao. Xem xét thiết kế với độ dự trữ
6 dB vượt quá mô hình trường hợp xấu nhất, ta sẽ dễ dàng thấy tại sao một số người có ý kiến
này. Tuy nhiên, thiết kế dường như quá dè dặt được điều chỉnh vì 2 lý do. HDSL được yêu cầu
hoạt động một cách tin cậy suốt thời gian hoạt động cho các mạch vòng chất lượng tốt. Không
giống như modem băng tần thoại được sử dụng trên các mạch chuyển mạch, ta không thể "nhấc
máy" và quay số lần nữa với hi vọng đạt được một kết nối tốt hơn. Hơn thế nữa, môi trường thế
giới thực sẽ có nhiều yếu tố có hại có thể tiêu tốn độ dự trữ thiết kế 6 dB (ví dụ, nước trong cáp,
các mối hàn tồi, chất lượng kém trong dây dẫn hay một đường dây dài hơn được chỉ ra trong hồ
sơ cáp).
3.4. HDSL 31

3.4.4 HDSL thế hệ thứ hai

Sự phát triển các tiêu chuẩn cho công nghệ HDSL thế hệ thứ 2 (HDSL2) bắt đầu vào năm 1995
để cung cấp tốc độ bit và tầm với của mạch vòng giống như HDSL thế hệ thứ nhất nhưng sử
dụng một đôi dây thay vì hai đôi. Việc giảm đôi dây này là quan trọng bởi vì nhiều LEC thiếu
các đôi dây dự trữ ở một số vùng. HDSL2 sử dụng các kỹ thuật điều chế và mã hóa phức tạp và
tinh vi hơn. Bố trí tần số lệch nhau một cách cẩn thận cho các hướng luồng lên và luồng xuống
được sử dụng cho HDSL2 nhằm giúp chống lại xuyên âm. Các phiên bản mới hơn của HDSL
mượn nhiều ý tưởng từ ADSL. Một phiên bản thích nghi về tốc độ của HDSL có thể xuất hiện.
Người ta đang xem xét đặt HDSL trong một băng tần trên âm thoại tương tự băng gốc hoặc trên
ISDN tốc độ cơ bản. Thuật ngữ SDSL (đối xứng, hay DSL một đôi dây đơn) cũng được sử dụng
để mô tả các phiên bản sau này của HDSL.

Những yêu cầu về hoạt động

Mặc dù một số gợi ý cho mã đường được đưa ra cho T1E1.4 theo yêu cầu vào năm 1995
(T1E1.4/95-044), tiến trình triển khai đã bị chậm lại cho tới khi những yêu cầu chi tiết được
thiết lập. Những yêu cầu này, được chỉ ra chủ yếu bởi các công ty khai thác, được đề xuất lần
đầu tiên vào thang 3 năm 1996 (T1E1.4/96-094 và T1E1.4/96-095) và được sửa đổi kể từ thời
gian đó (T1E1.4/97-180, 180R1, 181, 469). Hiện nay chúng gồm các yêu cầu sau:
Tầm với: Vùng bao phủ CSA (giống như HDSL hai đôi dây của ANSI):

• 9000 ft (2,7 km) cáp có kích cỡ 26 AWG (đường kính 0,4 mm)

• 12000 ft (3,6 km), 24 AWG (0,5 mm)

• Cầu mắc rẽ giới hạn tới tổng cộng 2,5 kft, 2 kft trên một mạch rẽ

• Các tham số cáp được chỉ định trong T1.601

Suy hao/ hoạt động: độ dự trữ hoạt động tối thiểu 5 dB với 1 % xuyên âm trường hợp xấu nhất
từ các dịch vụ gây nhiễu sau:

• HDSL với 49 bộ gây nhiễu

• HDSL2 39 bộ gây nhiễu

• EC-ADSL 39 bộ gây nhiễu

• FDM-ADSL 49 bộ gây nhiễu

• T1 25 bộ gây nhiễu

• 24 T1 + 24 HDSL2

• 24 FDM-ADSL + 24 HDSL
32 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

Khả năng tương tích phổ: Đối với tất cả các dịch vụ hiện có, không được suy hao lớn hơn
dung sai cho phép của các dịch vụ hiện nay ngoại trừ: không làm xuống cấp HDSL trên 2 dB
và ADSL trên 1 dB. Các dịch vụ này bao gồm các đặc tính giao tiếp khách hàng sau: T1.413
(ADSL), TR-28 (HDSL) ANSI T1.403 (DS1) và T1.601 (ISDN-BRA).
Trễ: Độ trễ tối đa cho HDSL2 không được lớn hơn HDSL (500 µs)

Các yếu tố gây suy hao

Suy hao của đường truyền được chọn làm tiêu biểu của sự kết hợp xuyên âm nghiêm trọng mà
HDSL2 có thể gặp phải. Trong số các mạch vòng đo kiểm trong vùng phục vụ CSA theo ANSI
TR-28 người ta thấy rằng CSA 4 đại diện cho trường hợp tới hạn. Ghép xuyên âm đầu gần được
mô hình hóa sử dụng mô hình Unger, như được chỉ ra trong T1E1.4/96-036, và ghép xuyên
âm đầu xa được mô hình hóa như chỉ ra trong ANSI T1.413 phụ lục B. Các mô hình cho các
máy phát T1.601, TR-28 và T1.403 được lấy từ T1.413 Phụ lục B. Nhiều mô hình cho phiên
bản ghép kênh phân chia tần số (FDM) và khử tiếng vọng (EC) của ADSL đã được sử dụng.
Phần lớn nghiên cứu mới đây kết hợp với các phiên bản sửa đổi của PSD từ Phụ lục B.4 và B.5
của T1.413. Phần lớn những thay đổi liên quan tới những điểm tách cho FDM, làm tròn mật độ
phổ công suất PSD luồng lên, và làm tròn mật độ phổ công suất có khử tiếng vọng EC PSD
luồng xuống. Người ta đã nhất trí rằng thuật ngữ Sinc từ B.4 và B.5 không nên được sử dụng.
Các trường hợp xuyên âm hỗn hợp được bổ sung vào các yêu cầu (T1E1.4/97-180,181) sau khi
người ta thấy rằng chúng nguy hiểm hơn xuyên âm thuần nhất đối với các kỹ thuật điều chế
non-self-NEXT hạn chế.
Nhiễu xung không được xem như là thành phần gây suy hao đáng kể trong T1E1.4. Tuy
nhiên, tất cả các tính toán liên quan tới tính tương thích phổ đều nhằm vào ANSI DSL. Không
có tính toán hay đo lường nào được công bố về phía các đối tác ETSI hay ITU.

Độ tương thích phổ

Xác định độ tương thích phổ giữa dịch vụ mới và dịch vụ cũ tỏ ra là một thách thức đáng kể. Đối
với ISDN-BRA dễ dàng chỉ ra rằng các mã đường truyền được đề xuất chắc chắn ít gây suy hao
hơn self-NEXT. Các dịch vụ đã liệt kê khác không phải là dễ dàng. Đối với T1.403, (DS1/T1)
thì kỹ thuật ban đầu liên quan tới đo tổng lượng công suất NEXT có mặt tại bộ thu T1. Kết quả
này được so sánh với công suất từ T1 tự xuyên âm để xem liệu có vấn đề gì phát sinh không.
Trong một vài trường hợp, xuyên âm được xử lý bằng phép đo (T1E1.4/97-071) hay được loại
trừ bởi bộ lọc thu T1. Sau đó người ta nhận thấy rằng tính tương thích phổ với T1 là dễ dàng do
đoạn đầu tiên từ CO chỉ có tổn thất 15 dB chứ không phải 30 dB mà các đoạn khác phải chịu.
Với ADSL, tính tương thích phổ được xác định bằng cách tính toán độ dự trữ lý tưởng. Người
ra thấy rằng những thay đổi nhỏ về nền nhiễu được giả thiết, PSD phát, số sóng mang tối thiểu
(cho trường hợp FDM) có thể có ảnh hưởng đáng kể lên dự đoán về hiệu suất truyền. Phần lớn
các tính toán đã thấy rằng PSD đã thỏa thuận sẽ làm giảm độ dự trữ của ADSL (T1.413) đi 1
dB đối với sự kết hợp nhiễu tiêu chuẩn trong trường hợp xấu nhất.
Với HDSL, công việc về tính tương thích ban dầu đã được hoàn thành nhờ sử dụng các tính
toán lý thuyết, nhưng những kiểm tra sau đó chỉ ra rằng với một số dạng thức điều chế độ tương
3.4. HDSL 33

thích này không đủ (sẽ được trình bày trong phần sau)

Dạng thức điều chế

Ban đầu, cả hai phương thức truyền dẫn đối xứng có khử tiếng vọng (SET) và truyền dẫn ghép
theo tần số (FDM) được xem xét. SET chứng tỏ là có giới hạn tự xuyên âm từ 2 đến 3 dB vượt
yêu cầu. Ngược lại, truyền dẫn FDM không bị giới hạn bởi tự xuyên âm mà bởi xuyên âm từ các
dịch vụ khác, Nó cũng bị hạn chế bởi xuyên âm sang các dịch vụ khác do tần số phát cao hơn
liên quan tới truyền tải tin đối xứng theo phương thức này. Xuyên âm từ ngoài vào và xuyên âm
sang các dịch vụ bên ngoài làm cho giải pháp FDM thậm chí còn kém hấp dẫn hơn SET. Một
phương thức "FDM xen kẽ" (T1E1.4/96-340) đã được đề xuất với cố gắng làm giảm những ảnh
hưởng không mong muốn.
Trong T1E1.4/97-073, truyền dẫn có khử tiếng vọng chèn lấn một phần (POET) đã được đề
xuất. POET liên quan tới sự chồng lấn (nhưng không giống nhau) phổ ở hai hướng phát. Các
phổ này được tạo khuôn một cách cẩn thận để cung cấp chất lượng cao nhất khi có sự có mặt
của tự xuyên âm và xuyên âm từ ngoài trong khi gây ra xuống cấp nhỏ nhất các dịch vụ khác
do xuyên âm POET sang các dịch vụ khác. Nhiều phiên bản khác nhau của phương pháp này
được đề xuất trong quá trình tiêu chuẩn, tất cả hợp nhất vào một khái niệm cơ bản (POET-PAM
(97-073), OverCAPped (97-179), OPTIS, MONET (97-307,412).
Một tính chất mà tất cả các phương thức điều chế POET thể hiện là hiệu ứng xuyên âm dị
thể lên hoạt động của hệ thống. Đối với SET, hoạt động xuyên âm nhất thể và dị thể là khá nhỏ.
Tuy nhiên với điều chế POET ta có thể có hiệu suất với sự có mặt của xuyên âm dị thể khá
nhỏ so với hiệu suất làm việc với sự có mặt của xuyên âm nhất thể. Hiệu suất thực tế của các
hệ thống này cũng thay đổi với tốc độ biểu tượng và kiểu điều chế. Với các bộ thu phát số lấy
mẫu quá mức, có thể tách PSD phát khỏi tốc độ biểu tượng thực tế (điều này sử dụng nguyên
lý tương tự như nguyên lý được sử dụng trong bộ thu phát CAP truyền thống). Đặc điểm này
đầu tiên được khai thác trong phiên bản CAP của POET nhưng cuối cùng người ta thấy rằng với
những yếu tố ảnh hưởng đối với HDSL2, điều chế PAM thậm chí có được nhiều lợi ích hơn từ
việc tách này. Đói với mỗi PSD xuyên âm nhất định có một tốc độ biểu tượng đặc trưng đem
lại hiệu suất cao nhất. Để dễ dàng thực hiện người ta mong muốn có một tốc độ biểu tượng đơn
đem lại hiệu suất gần đạt mức tối ưu qua một phạm vi rộng các PSD xuyên âm.
Phần lớn các đề xuất phương thức điều chế sau này có PSD ở đó một số tần số cao hơn được
khuếch đại trên giá trị danh định. Những phần được khuếch đại này của PSD cũng nằm trên mức
của bất kỳ DSL nào khác hoạt động ở những tần số này. Sau khi khái niệm này được đưa ra
người ta thấy rằng khi truyền các tín hiệu như vậy thì chỉ mình tính toán lý thuyết là không đủ
để dự đoán tính tương thích phổ với các dịch vụ hiện có. Việc kiểm tra các hệ thống HDSL đã
triển khai tiết lộ một sự khác biệt đáng kể giữa các tính toán lý thuyết và kết quả đo được với sự
có mặt của xuyên âm OPTIS. Kết quả là những sửa đổi đã được thực hiện cho PSD của HDSL2
đã đề xuất để giảm sự xuống cấp này. Các phép đo cuối cùng sau khi sửa đổi cho thấy sự xuống
cấp này là nhỏ hơn hay bằng 2 dB.
Dạng thức điều chế đã được thỏa thuận hiện nay hợp nhất các thành phần chính được đề xuất
trong T1E1.4/97-257.

• Các máy phát luồng lên và luồng xuống, mỗi máy sẽ có một dạng phổ duy nhất.
34 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL

• Phổ máy phát luồng lên và luồng xuống sẽ chồng lấn một phần tần số

• Dạng phổ phát sẽ được tách khỏi tốc độ biểu tượng nhằm cho phép sử dụng băng tần vượt
trội một cách linh hoạt

• Điều chế phát được sử dụng sẽ là điều biên xung (PAM)

• Điều chế mã sẽ được sử dụng

Kết quả (T1E1.4/97-435) là một hệ thống POET sử dụng một sửa đổi của OPTIS PSD. Dạng
điều chế này sử dụng PAM với 3 bit thông tin/ biểu tượng và một chùm mã 16 mức. Tốc độ biểu
tượng bằng 1/3 tốc đô của tải tin ở các hai hướng từ NT tới LT và ngược lại được chọn làm một
tốc độ biểu tượng có sự thỏa hiệp tốt. Lợi thế đạt được từ việc sử dụng độ rộng băng tần vượt
trội theo hướng từ LT tới NT và một mức độ định hình phổ cao ở cả hai hướng. Công suất phát
xấp xỉ 16,5 dBm ở mỗi hướng. Kỹ thuật điều chế này đã cho thấy (qua các tính toán DFE tối
ưu) có độ dự trữ chưa mã hóa tối thiểu theo lý thuyết trên mạch vòng yêu cầu ở trường hợp xấu
nhất là 1 dB.

Cấu trúc mã mắt lưới Trellis

Để đáp ứng các yêu cầu khó khăn, điều chế mã phải được sử dụng để tăng khả năng hạn chế
xuyên âm của HDSL2. Với giới hạn về độ trễ, các kỹ thuật mã hóa móc xích chèn và mã hóa
turbo tỏ ra là không khả thi mà phải dùng điều chế mã Trellis truyền thống kết hợp với tiền mã
hóa cân bằng kênh (chẳn hạn như tiền mã hóa Tomlinson-Harashima). Mặc dù các phương pháp
mã hóa đa chiều và đa mức đã được thử nghiệm nhưng phương pháp PAM mã hóa trellis một
chiều đã chứng tỏ là tốt nhất trong việc đạt được độ khuếch đại mã cao với độ trễ nhỏ.
Với dạng điều chế đã thống nhất, 4 dB độ lợi mã là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu. Đối
với các mã một chiều với giải mã Viterbi, 32 trạng thái được yêu cầu để đạt được độ khuếch
đại mã hóa BER trên 4 dB. Tuy nhiên, độ dự trữ 5 dB phải bao gồm một lượng tổn hao thực
hiện không mã hóa phải được lấy lại nhờ độ lợi mã hóa. (Tổn hao thực hiện này cũng có thể ảnh
hưởng tới độ lợi mã hóa). Vì vậy, một độ lợi mã hóa có thể biến đổi có thể là cần thiết dựa trên
những tổn thất trong thiết kế hệ thống. Sự nhất trí bao hàm tốc độ có thể lập trình của mã hóa
trellis một chiều. Xem Hình. Cấu trúc này cho phép các máy thu có độ linh hoạt để thỏa hiệp về
độ phức tạp của bộ giải mã trellis và độ phức tạp trong các phần còn lại của máy thu phát. Cấu
trúc có thể lập trình này cũng cho phép các kỹ thuật giải mã thay thế được sử dụng (như giải mã
tuần tự), đòi hỏi các mã khác biệt lớn so với mã được sử dụng cho giải mã Viterbi

Những khác biệt về độ phức tạp so với HDSL

Do những yêu cầu đối với ANSI HDSL2 là khá thách thức nên việc tăng độ phức tạp đáng kể
được yêu cầu để đáp ứng chúng khi so với HDSL. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những
khác biệt về độ phức tạp.

• Công suất phát của HDSL2 là 3 dB cao hơn công suất phát của HDSL. Hơn thế nữa, việc
sử dụng tiền mã hóa và định dạng phổ cùng nhau làm cho tỷ lệ đỉnh/trung bình lớn hơn
3.4. HDSL 35

tỷ lệ này của HDSL trên cơ sở 2B1Q. Các mức điện áp đỉnh cao hơn sẽ làm tăng tiêu thụ
công suất của mạch điều khiển đường dây.

• Bộ tiền mã hóa cân bằng kênh có một chức năng tương tự như bộ lọc hồi tiếp của bộ cân
bằng hồi tiếp quyết định được sử dụng trong HDSL. Tuy nhiên, dữ liệu trong bộ tiền mã
hóa lớn gồm nhiều bit (12-16) thay vì 2 bit cho 2B


36 CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI DSL
Chương 4

Truyền dẫn đôi dây xoắn

4.1 Nguồn gốc đôi dây xoắn

Dịch vụ điện thoại bắt đầu vào năm 1877 khi Alexander Graham Bell nối các máy điện thoại
qua một dây thép đơn lấy đất làm đường trở về cho mạch điện. Phương pháp này tránh được chi
phí cho dây dẫn thứ hai nhưng truyền tín hiệu đã tỏ ra không tin cậy do ăn mòn của dây nối vào
đất và tính dẫn điện kém trong những chu kỳ thời tiết hanh khô kéo dài. Các khách hàng được
khuyên là đổ nước vào các que nối đất. Những vấn đề này sau đó được giải quyết bằng việc sử
dụng một đôi dây trần được đặt cách nhau vài inch. Biện pháp này tạo ra một đường trở về tin
cậy cho dòng điện. Tuy nhiên, hiện tượng xuyên âm đã nhanh chóng được khám phá khi các tín
hiệu băng thoại từ một đôi dây phát sinh sóng điện từ ghép vào các đôi dây bên cạnh. Các tín
hiệu trên đường điện thoại sẽ được nghe thấy trên các đôi dây khác với cường độ thấp. Người ta
nhận ra rằng xuyên âm có thể được giảm đi bằng việc tráo đổi một cách có chu kỳ vị trí của các
dây dẫn bên phải và bên trái. Cả hiệu suất truyền dẫn và sự dễ dàng lắp đặt đã được cải thiện.
Bell đã phát minh ra đôi dây xoắn vào năm 1881 với một đôi dây có bọc cách điện được xoắn
với nhau. Với một khoảng cách đủ ngắn giữa hai dây xoắn, việc ghép năng lượng điện từ qua
một đoạn dây nhỏ bị triệt tiêu bởi năng lượng ngược pha được ghép trên đoạn dây kế tiếp. Các
cáp điện thoại hiện đại được thiết kế với các bước xoắn khác nhau đối với mỗi đôi dây để đảm
bảo nhiễu xuyên âm là nhỏ nhất. Các dây đồng được sử dụng để giảm thiểu suy hao tín hiệu
do điện trở. Các dây dẫn nhôm được lắp đặt ở một số nơi ở Châu Âu trong một thời gian ngắn
nhưng đã bị ngừng lại do điện trở cao hơn và việc hàn dây khó khăn.

4.2 Mạng điện thoại và Đặc tính Mạch vòng

Cơ sở hạ tầng đôi dây xoắn (được gọi là loop plant) nối các khách hàng vào công ty điện thoại
được thiết kế để cung cấp dịch vụ điện thoại phổ thông (POTS) một cách tin cậy và kinh tế. Một
Loop plant dự kiến cho hoạt động DSL và thoại sẽ được thiết kế rất khác nhau. Thực tiễn thiết
kế mạch vòng nội hạt thay đổi tương đối ít trong 20 năm qua. Những thay đổi chính là việc sử
dụng các cáp có tuổi thọ dài hơn và giảm một chút độ dài mạch vòng thông qua việc sử dụng
mạch vòng số DLC. Tuy nhiên, DSL phải đương đầu với các cơ sở hạ tầng mạch vòng đồ sộ đã
tồn tại trên 70 năm.

37
38 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

Thuật ngữ mạch vòng ám chỉ tới đường điện thoại đôi dây xoắn từ CO về khách hàng. Thuật
ngữ này bắt nguồn từ việc dòng chảy qua một mạch kín từ CO trên một dây và trở về trên một
dây khác.
Mục đích của 100 năm đầu tiên là mạng điện thoại cung cấp dịch vụ điện thoại phổ thông.
Độ tin cậy cao là ưu tiên hàng đầu, còn giá thành thấp là ưu tiên thứ hai. Âm thoại được mang
qua mạng như một tín hiệu tương tự độ rộng băng tần 3,4 kHz. Các dịch vụ ngoài âm thoại bắt
đầu đạt được một số lợi ích đáng kể trong những năm 1970.

4.2.1 Feeder Plant

Các CO lớn hơn có thể phục vụ trên 100,000 đường điện thoại; tất cả các đường điện thoại kết
cuối tại giá phối dây chính MDF ở CO. Các cáp gốc dẫn từ CO tới giao diện vùng phục vụ (SAI)
như trên Hình phục vụ từ 1500 đến 3000 thuê bao.
Cơ sở hạ tầng mạch vòng gồm các đôi dây xoắn được chứa trong lớp vỏ cáp bảo vệ. ở một số
nơi của châu Âu và châu á các dây được xoắn vào nhau theo các đơn vị 4 dây được gọi là quat.
Dây Quad có nhược điểm là nhiễu xuyên âm ghép giữa 4 dây trong một quad cao. Bên trong
CO, các cáp từ thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn sẽ dẫn tới MDF (một khung kết nối chéo dây
lớn ở đó các dây nhảy nối các cáp thiết bị CO (ở phiến ngang của MDF) tới các cáp bên ngoài
(ở phiến dọc của MDF). MDF cho phép bất kỳ đường thuê bao nào được nối tới bất kỳ cổng nào
của thiết bị CO nào. Các cáp dời CO thường được đặt trong ống cáp ngầm lên tới 10,000 đôi
dây trên một cáp và được gọi là cáp gốc hay cáp cấp (feeder cable), phía E hay F1 plant. Các
cáp cấp mở rộng từ CO tới điểm nối dây trung chuyển, được biết tới bởi rất nhiều tên: Giao diện
vùng phục vụ (SAI), hộp kết nối chéo, điểm linh hoạt, điểm kết nối chéo chính (PCP) vv... SAI
gồm một phiến dây nhảy nhỏ cho phép các đôi các cấp được nối tới bất kỳ trong số một vài cáp
phối nào. SAI nằm cách nhà khách hàng tối đa 3000 feet và điển hình phục vụ 1500 đến 3000
hộ gia đình. SAI chỉ gồm một trường kết nối chéo; no không có các phần tử điện tử tích cực.
Các mạch vòng tỏa ra từ SAI tới khách hàng đôi khi gọi là "cáp phối". (xem phần )

4.2.2 Mạch vòng số (DLC)

Mạch vòng số (DLC) được giới thiệu vào năm 1972 ở Mỹ với chức năng thiết bị ghép kênh điện
tử nằm tại SAI để ghép lên tới 96 thuê bao vào một và đường cấp T1 tới CO. DLC thay thế một
số lượng đôi dây đồng trong cáp cấp bằng một bộ ghép kênh ở vùng phục vụ. Sau này, Mạch
vòng số thế hệ kế tiếp sử dụng sợi quang (NGDLC) kết cuối lên tới 2000 đường dây thuê bao.
Khoảng 15% đường dây thuê bao ở Mỹ được phục vụ qua DLC, mặc dù tỷ lệ thay đổi mạnh
theo vùng. Các mạch vòng được phục vụ bởi DLC tuân thủ các qui luật thiết kế vùng phục vụ
(CSA), luật này qui định độ dài mạch vòng CSA tối đa 3,7 km (12 kft) đối với các mạch vòng
chỉ tạo bởi các đoạn dây 24 AWG và tối đa 2,75 km (9kft) đối với các mạch vòng hoàn toàn tạo
bởi dây 26 AWG. Các mạch vòng tạo bởi hỗn hợp các dây có đường kính khách nhau bị hạn
chế tới độ dài tương ứng với độ dài tỷ lệ của mỗi loại dây. Độ dài này tương ứng với điện trở
mạch vòng tối đa là 850 Ω. Độ dài cầu rẽ tích lũy không vượt quá 762 m (2,5 kft). Độ dài vòng
tối đa bị giảm đi bởi cầu rẽ trên mạch vòng.
DLC không loại trừ các mạch vòng dây đồng tới mỗi vị trí khách hàng mà DLC chỉ làm cho
4.2. MẠNG ĐIỆN THOẠI VÀ ĐẶC TÍNH MẠCH VÒNG 39

các mạch vòng ngắn lại. Các mạch vòng tương đối ngắn được phục vụ bởi DLC là lý tưởng để
sử dụng với BRI, HDSL và ADSL. Do truyền dẫn DSL chỉ hoạt động trên tuyến dây đồng liên
tục, thiết bị đầu cuối DLC ở xa phải được trang bị cùng kiểu đơn vị kênh DSL. Thêm nữa, DLC
phải có độ rộng băng tần đủ lớn trên tuyến dẫn tới CO (một giới hạn quan trọng đối với DLC
sử dụng dây đồng). Bên ngoài nước Mỹ, DLC ít được sử dụng cho mãi tới những năm 1999 khi
DLC đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Hình 3.1 cho thấy thiết kế cơ sở hạ tầng mạch vòng (loop
plant) điển hình của Mỹ. Con số về đường dây đại diện cho số đôi dây có mặt. Con số đường
dây nằm trong khoảng từ 1,2 đến 4 lần số hộ gia đình trong vùng phục vụ.

4.2.3 Cáp phối - Distribution Plant

Các cáp phối (được gọi là vùng D) gồm 25 đến 1000 đôi. Đối với các khu vực doanh nghiệp nhỏ
và cư dân, các cáp phối dẫn tới dây treo để phục vụ mỗi khách hàng. Cáp phối nối các dây treo
qua một hộp dây (được gọi là cổng phối) phục vụ 4 đến 6 hộ gia đình. Các dây treo điển hình
gồm 2 hoặc 3 đôi dây 22 AWG, mặc dù số lượng có thể lớn hơn ở một số vùng. Nhiều dây được
lắp đặt trước năm 1992 không được xoắn ("dây dẹt"). ở Mỹ, dây treo nối tới dây trong nhà qua
thiết bị giao tiếp mạng (NID). NID gồm một bộ bảo vệ quá áp và cổng truy cập đo thử làm chức
năng của điểm ranh giới giữa mạng của công ty điện thoại và nhà khách hàng. Khoảng 50% dân
cư Mỹ có NID; điển hình NID được đặt bên ngoài nhà khách hàng. Đối với nhiều nước khác,
điểm ranh giới nằm bên trong nhà khách hàng ở phía thiết bị đầu cuối mạng NTE; NTE có thể
là bộ thu phát DSL tại đầu cuối đường dây ở phía khách hàng. Dây trong nhà thường là hai dây
xoắn 24 AWG, mặc dù rất nhiều cách đi dây có thể thấy ở nhà khách hàng trong thực tế. Các
cáp cấp và cáp phối được bó trong các bó dây (binder group) gồm 25, 50 hoặc 100 đôi. Các đôi
dây trong một bó dây duy trì tình trạng kề cận nhau trong một độ dài cáp.nào đó. Kết quả là
xuyên âm của các đôi dây bên trong một bó dây lớn hơn một chút xuyên âm giữa các đôi dây
trong các bó dây khác nhau. Bất chấp tính phức tạp trong quản lý, các công ty điện thoại đôi khi
phải cách ly các dịch vụ nhất định (chẳng hạn như đường T1) vào các nhóm dây riêng biệt.
Các cáp nối tới CO có thể có tới 10.000 đôi dây. Khi ta đi dọc đường cáp từ CO tới khách
hàng ta sẽ thấy các cáp rẽ nhánh. Kết quả là ít đường thuê bao hơn có thể truy cập tại những
điểm gần phía khách hàng. Số đôi dây /cáp liên tục càng nhỏ đi tại các điểm nối kế tiếp tiến
về phía khách hàng. Con số đôi dây cáp cấp và cáp phối được định cỡ để đáp ứng dự báo đòi
hỏi dịch vụ cho 20 năm kể từ ngày xây dựng. Gần đây, việc thiết kế cáp dựa trên tuổi thọ dung
lượng dịch vụ ngắn hơn. Ngoài ra, nhu cầu về hơn 1 đường thuê báo trên 1 hộ gia đình tằng
ngoài dự kiến. Kết quả là cần phải bảo trì các đôi dây. Điều này được cổ vũ bởi khả năng của
ADSL cho phép truyền POTS và dữ liệu trên một đôi dây, và các hệ thống đường dây chính bổ
sung số (DAML) dùng để truyền tải hai hoặc nhiều kênh POTS qua một đôi dây.

4.2.4 Đường kính dây

Phần lớn cơ sở hạ tầng mạch vòng đường dây ở Mỹ tuân theo một thực tế gọi là thiết kế điện trở
1300 Ω. Theo luật này, 10.000 feet đầu tiên của cáp từ CO là dây 26 AWG. Ngoài điềm này,
đường kính dây lớn hơn được sử dụng để tránh điện trở mạch vòng quá mức. Nói chung, mạch
vòng gồm một độ dài 26 AWG và 24 AWG và cùng một lượng xấp xỉ dây treo và dây chôn.
Các mạch vòng rất dài sẽ có một số dây 22 hoặc 19 AWG. Dây thường có độ dài chế tạo trên
40 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

AWG Kích cỡ (mm) Điện trở mạch vòng (Ω/dặm)


28 0,32 685
26 0,4 441
24 0,5 277
22 0,63 174

mỗi cuộn 500 feet. Kết quả là độ dài mạch vòng điển hình có khoảng 22 mối hàn. Các mối hàn
hiện đại sử dụng thiết bị nén để đảm bảo kết nối chắc chắn mà không đòi hỏi nhiều nhân lực
trong việc hàn nối. Các mối hàn cũ hơn, ở đó hai dây được xoắn với nhau để hình thành điểm
nối, có thể bị lỏng hoặc bị ăn mòn tại tiếp điểm có thể gây ra điện trở cao và thậm chí hoạt động
như một diode do một lớp ôxít đồng giữa 2 dây. Hiện tượng này được giảm đi nhờ sử dụng dòng
sealing. (xem phần 3.3)
Phản xạ tín hiệu có thể gây ra bởi sự thay đổi trở kháng do việc hàn một dây có đường kính
này với một dây có đường kính khác. Các mạch vòng dài hơn có thể có những thay đổi về đường
kính. Mức độ ảnh hưởng lên đường truyền do sự thay đổi về đường kính được đem ra tranh luận.
Phần lớn chuyên gia cho rằng DSL với các bộ khử tiếng vọng có thể cho phép dung sai về sự
thay đổi này và các hiệu ứng thay đổi đường kính là nhỏ nên có thể bỏ qua.
Bên ngoài nước Mỹ, đường kính dây được đo theo đơn vị milimet, với đơn vị đo đường kính
được sử dụng phổ biến tương ứng ở Mỹ là AWG. Bảng dưới đây cung cấp điện trở mạnh vòng
tại nhiệt độ 70o F . Điện trở mạch vòng thay đổi theo nhiệt độ, chẳng hạn một mạch vòng 26
AWG có điện trở 373 Ω/dặm ở nhiệt độ 0o F và 489 Ω/dm ở nhiệt độ 120o F . Điện trở mạch
vòng là tổng trở của mạch kín đối với 1 dây đi và một dây về.

4.2.5 Cầu rẽ Bridged Tap

ở một số nước, người ta thường hàn một đường nối rẽ nhánh (được gọi là cầu rẽ) vào một cáp
như trên Hình 3.2. Vì vậy, một cầu rẽ là một đoạn dây nối tơiứ một mạch vòng tại một đầu và
được kết cuối tại đầu kia. Xấp xỉ khoảng 80% số mạch vòng ở Mỹ có các cầu rẽ; đôi khi một số
cầu rẽ tồn tại trên một mạch vòng. Các cầu rẽ có thể nằm hoặc ở đầu này hoặc ở đầu kia hay
điểm trung gian của mạnh vòng. Một lý do cho cầu rẽ là nó cho phép tất cả các đôi dây trong
một cáp được sử dụng hoặc tái sử dụng để phục vụ bất kỳ thuê bao nào dọc theo tuyến cáp.
Nhiều nước châu Âu tuyên bố họ không có các cầu rẽ nhưng cũng có những trường hợp ngoại
lệ. Phản xạ tín hiệu từ cầu rẽ dẫn tới tổn thất và méo tín hiệu. Bộ cân bằng thích nghi và bọ khử
tiếng vọng được tìm thấy trong nhiều DSL làm giảm một phần ảnh hưởng xấu lên đường truyền
gây bởi các cầu rẽ. Cầu rẽ trường hợp xấu nhất là mạch cầu có đường kính lớn với độ dài tương
đương với 1/4 bước sóng của tần số truyền gây ra một tổn thất phụ là từ 3 đến 6 dB. Phản xạ
từ một cầu rẽ có pha lệch 180 độ với pha của tín hiệu chính và vì vậy khử một phần tín hiệu.
Các DSL có thể dung hòa nhiều mạch cầu rẽ nhánh miễn là tổn thất tín hiệu tổng hợp do độ dài
mạch vòng và các cầu rẽ nằm trong quĩ suy hao cho phép của hệ thống. ảnh hưởng của các cầu
rẽ thực tế có thể thấy rõ ở một vài tần số (xem Phần 3.5).
4.2. MẠNG ĐIỆN THOẠI VÀ ĐẶC TÍNH MẠCH VÒNG 41

4.2.6 Mạch vòng có tải (cuộn cảm)

Đối với những mạch vòng lớn hơn 5,5 km (18 kft), tổn thất tín hiệu tại các tần số trên 1 kHz là
quá mức làm cho chất lượng truyền âm thoại trở nên không thể chấp nhận được. Các cuộn cảm
mắc nối tiếp (điển hình là 88 mH) được đặt ở những khoảng 1,8 km dẫn tới đáp ứng tần số bằng
phẳng hơn trong băng tần thoại với sự trả giá tổn thất rất lớn ở các tần số trên băng tần thoại.
Két quả là các DSL sẽ không làm việc trên các mạch vòng có chất tải. Hình 3.3 minh họa hiệu
ứng của tải lên đáp ứng tần số. Tùy theo từng vùng, từ 10 đến 20 % mạnh vòng ở Mỹ có cuộn
tải. Vào những năm 1970, trước khi có sự triển khai ồ ạt mạch vòng số DLS, 20 % số mạch
vòng được chất tải. Trong phần lớn trường hợp, các cuộn tải được tìm thấy trên các mạch vòng
ngắn hơn 5,5 km (18 kft). Để cho phép DSL hoạt động, các cuộn tải cần phải được loại bỏ. Tuy
nhiên, một nỗ lực tốn kém được yêu cầu để tìm và loại bỏ các cuộn cảm. ở châu Âu, các mạch
vòng lớn hơn 5,5 km (18 kft) rất hiếm khi được tìm thấy vì vậ các cuộn cảm không được sử
dụng.

4.2.7 Phân bổ độ dài mạch vòng

Các tổng đài (CO) nên được đặt càng gần khách hàng càng tốt. Một nửa số khách hàng ở Mỹ và
Anh được phục vụ bởi các mạch vòng ngắn hơn 2 km (6,6 kft). Đồ thị trong Hình 3.4 cho thấy
sự phân bổ mạch vòng ở một số nước. Các mạch vòng doanh nghiệp có xu hướng ngắn hơn, và
các mạch vòng dân cư có xu hướng dài hơn. Phân bổ mạch vòng ở Mỹ có xu hướng dài hơn các
nước khác. Lưu ý rằng các giá trị là lấy trung bình đối với mỗi nước và có một thay đổi đáng kể
về thống kê mạch vòng bởi tổng đài CO. Ví dụ có các CO không có mạch vòng dài hơn 2,5 km
(8 kft), các tổng đài CO khác ở đó phần lớn các mạch vòng dài hơn 4,6 km (15 kft) và một số
CO ở đó đại đa số mạch vòng được phục vụ bởi mạch vòng số DLC. Rất ít mạch vòng vượt quá
30,5 km (100 kft).
Chiều dài trung bình của mạch vòng sẽ được rút ngắn ? DLC tiếp tục được triển khai rộng
rãi để rút ngắn độ dài hiệu quả mạch vòng. Tuy nhiên, điều này bị giảm hiệu quả bởi mô hình
phát triển các tòa nhà mới có khuynh hướng chuyển ra rìa thành phố, thị trấn và tiến xa khỏi
CO. Một số vùng mới được phục vụ bởi DLC hoặc môđun chuyển mạch xa (RSM). Nhìn chung,
phân bổ độ dài mạch vòng thay đổi rất chậm đối với các mạch vòng ngắn.

4.2.8 Cấu hình đi dây nhà khách hàng

Sau hành trình dài từ CO tới nhà khách hàng, tín hiệu DSL có thể gặp trở ngại lớn nhất của nó
đó là: đi dây trong nhà khách hàng.
Số lượng đôi dây có thể là từ 1 đến 8. Một số đôi dây có thể không được nối toái một vài
jack tường. Loại dây có thể là loại dây không bọc bảo vệ với chất lượng cao (UTP), dây bọc, dây
4 sợi, hoặc dây dẹt (không xoắn). Dây Quad gồm 4 dây được cách ly và xoắn như một nhóm 4
dây. Dây Quad có xuyên âm cao giữa các đôi dây bên trong quad. Dây dẹt có khả năng lớn là bị
nhiễm nhiều loại nhiễu điện trong tòa nhà: chiết áp đèn, motơ điện và các máy phát radio. Như
trên Hình 3.4, topo đi dây có thể là mạng sao, chuỗi, vòng hoặc là kết hợp của các cấu hình này.
ở Mỹ, hiếm khi có một nhà mà có nhiều hơn 6 máy điện thoại được nối vào cùng 1 đường.
42 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

ở Châu Âu, một hoặc 2 máy nối vào 1 đường là phổ biến nhất.
Các ánh hưởng xấu lên đường truyền gây bởi việc đi dây trong nhà khách hàng với chất
lượng thấp có thể được giảm thiểu bằng cách đặt bộ thu phát DSL càng gần đầu vào càng tốt.
Tuy nhiên, điểm vào thường là vùng không thuận tiện do nó không gần điểm sử dụng, và nguồn
điện có thể không cấp tới điểm vào đó được. Trong một số trường hợp, ta cần tìm một môi
trường thay thế để truyền tải các tín hiệu bên trong nhà khách hàng: dây UTP loại 5, cáp đồng
trục hoặc truyền không dây.
Nhiều tòa nhà mới xây theo tiêu chuẩn công nghiệp về đi dây trong nhà nhưng nhiều tòa
nhà cũ không có. Theo TIA/EIA-568A, đi dây trong các nhà tiêu chuẩn cho viễn thông sử dụng
UTP 24 AWG loại 3 hoặc 5 sử dụng cấu hình sao. Như đã thảo luận trong T1E1.4/97-169, nhiễu
xuyên âm từ đôi dây này sang đôi dây khác và tổn thất cho UTP-3 tệ hơn cáp điện thoại đi dây
bên ngoài tiêu biểu, trái lại UTP-5 có thể tốt hơn đặc tính cáp điện thoại bên ngoài nhà. Dây bên
trong loại D (DIW) tồn tại trong các tòa nhà văn phòng cũ có đặc tính xuyên âm rất kém đối với
tần số trên 1 MHz.
Các DSL là các hệ thống truyền dẫn điểm - điểm; vì vậy đường dây thuê bao chỉ nối tới
một thiết bị tại đầu khách hàng. Tuy nhiên, một người sử dụng có thể yêu cầu nhiều PC, điện
thoại và các thiết bị khác thông tin qua đường DSL dùng chung như chỉ ra trên Hình 3.6. Đơn vị
truyền dẫn DSL tại phía khách hàng phải thực hiện một chức năng phân đầu ra để cho phép kết
nối nhiều thiết bị đầu cuối khách hàng (PC, điện thoại, vv...). Chẳng hạn, khối truyền dẫn DSL
có thể nằm trong card mạng PC-NIC, với việc PC cung cấp một chức năng cổng cho phép định
tuyến lưu lượng tới các PC khác được nối vào mạng một mạng LAN.

4.3 Nguồn cấp cho đường dây

Các bộ lặp trung gian phải được cấp nguồn do không có sẵn nguồn tại vị trí bộ lặp. Các đơn vị
đầu cuối khách hàng cho HDSL và một số ISDN được cấp nguồn qua đường dây để đảm bảo
nguồn cấp tin cậy và giảm chi phí lắp đặt thiết bị ở nhà khách hàng. Nguồn đường dây thường
được cung cấp từ CO với điện áp một chiều âm đặt vào một dây và đất vào dây kia của đôi dây.
Các điện áp dương thường được tránh sử dụng trong việc cấp nguồn cho đường dây nhằm tránh
hư hỏng các dây đồng và các thiết bị liên quan do hiện tượng điện phân ở những nơi ẩm ướt
giữa các dây và đất. ở Mỹ, Bellcore GR-1089-CORE Class A3 tuyên bố rằng, với điện áp 140
VDC so với mức đất (dương và/hoặc âm) có thể được áp dụng cho đường dây miễn là điện áp
này không thể bị xâm nhập hay tiếp xúc từ phía công chúng và những nhân viên chưa được đào
tạo. Các thiết bị với mức điện áp này phải có nhãn cảnh báo an toàn phù hợp, bảo vệ vật lý và
các đặc tính an toàn khác được mô tả trong Bellcore GR-1089-CORE. Như đã được mô tả trong
T1E1.4/96-110, cấp nguồn với điện áp lên tới 200 VDC so với đất được phép trong Class A3
nếu dòng tới đất bị giới hạn nhỏ hơn 10 mA. Thiết kế mạch giới hạn dòng phải đảm bảo rằng
điện áp nhanh chóng bị cắt trong trường hợp có sự cố về dòng. Tuy nhiên, mạch giới hạn dòng
không nên bị kích thích một cách không cần thiết bởi các sự kiện bình thường chẳng hạn như
nhiễu phát sinh.
ở một số nơi, một điện áp +130 V được đặt vào một dây và điện áp -130 V được đặt vào dây
kia. Cấp nguồn lưỡng cực có thể phân phối nhiều năng lượng hơn cấp nguồn đơn cực và có thể
được sử dụng ở những nơi mà ở đó không có sự ẩm ướt trong cáp. Chẳng hạn cấp nguồn đường
4.4. DÒNG KÍN -SEALING CURRENT 43

dây điện áp ± 130 V được sử dụng rộng rãi cho các bộ lặp T1 trên cáp điều áp. Cáp điều áp
thường được tìm thấy trong cáp cấp nhưng không thông dụng trong cáp phối. Không khí khô áp
suất cao được bơm vào cáp liên tục để đẩy độ ẩm ra khỏi cáp. Các cáp mơi chứa chất xúc tát
làm kín ống cáp trên trong cáp để ngăn ngừa sự xâm nhập của khí ẩm.

4.3.1 Kích hoạt và ngưng kích hoạt

Cấp nguồn đường dây từ CO tới hàng ngàn đường dây thuê bao, với hơn một nửa năng lượng bị
thất thoát do điện trở mạch vòng có thể làm tăng chi phí về qui năng lượng của CO. Bên ngoài
Bắc Mỹ, ở đó ISDN CPE thường được cấp nguồn đường dây, ISDN CPE chuyển sang chế độ
công suất thấp một cách tự động khi không có hoạt động thông tin diễn ra. Ngưng kích hoạt
thiết bị đầu khách hàng không sử dụng tiết kiệm năng lượng đáng kể cho CO. Thiết bị bị ngừng
kích hoạt phải nhanh chóng chuyển sang chế độ làm việc khi hoạt động thông tin bắt đầu. Khả
năng đi vào chế độ công suất thấp và sau đó nhanh chóng tại kích hoạt làm tăng tính phức tạp
đối với các bộ thu phát. Một số ứng dụng gửi các bản tin theo chu kỳ; điều này làm giảm khả
năng tiết kiệm năng lượng.

4.4 Dòng kín -sealing current

Dong kín (hay còn gọi là dòng ướt) là dòng điện được đặt vào mạch vòng với mục đích ngăn cản
sự xuống cấp của đường truyền do ôxi hóa các mối hàn dây. Lớp oxit giữa các dây không được
cột chặt gây ra điện trở khá lớn đủ để gây ra tổn thất tín hiệu đáng kể. Hơn thế nữa, bản chất phi
tuyến của mối nối bị ôxi hóa có thể gây ra méo tín hiệu. Trong thuật ngữ điện thoại, một mạch
vòng "ướt" mang dòng DC, trong khi đó một mạch vòng "khô" không mang dòng DC. Không
cần dòng kín trên các mạch vòng POTS do các điện áp và dòng chuông cao sẽ phá hủy quá trình
oxi hóa trên các mối hàn dây. Các DSL mà không cấp nguồn đường dây có thể sẽ bị oxi hóa.
ANSI T1.601 chỉ định sử dụng tùy ý một dòng từ 1 đến 20 mA cho mục đích ngăn ngừa quá
trình oxi hóa mỗi hàn. Dòng có thể được đặt liên tục hoặc đặt theo chu kỳ trong khoảng thời
gian ngắn. Một số nghiên cứu gợi ý rằng dòng kín có lẽ chẳng hữu ích. Vì vậy, ANSI T1.601
không đòi hỏi sử dụng dòng kín.

4.5 Đặc tính đường truyền

Phần này xem xét đặc tính truyền dẫn của các đường dây điện thoại đôi dây xoắn.
Các đường điện thoại dây xoắn loại 3 có thể được mô hình hóa tốt cho truyền dẫn tại các tần
số lên tới tối thiểu 30 MHz bằng việc sử dụng khái niệm mô hình mạng hai cửa hay lý thuyết
"ABCD". Lý thuyết ABCD cũng sẽ được sử dụng để lập mô hình các mạng 3 cửa được thảo
luận trong Phần 3.9. Trong phần này cung cấp chi tiết những cập nhật từ nhiều nghiên cứu khác
nhau dẫn tới đặc tính của DSL ở dải tần dưới 30 MHz trên dây dân loại 3. Đối với dây dẫn loại
5, mô hình này tuân theo mô hình ABCD lên tới 150 MHz.
Phần sau đây mô tả mô hình ABCD nói chung trái lại phần 3.5.2 tập trung vào trường hợp
44 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

các đường truyền đôi dây xoắn. Phần 3.5.2 cũng giới thiệu khái niệm quan trọng về suy hao
phản hồi, một số đo về năng lượng phản xạ từ mạch hai cửa. Các phần 3.5.3 và 3.5.4 xem xét
các trường hợp đặc biệt về cầu rẽ và cuộn tải. Phần 3.5.5 cho thấy cách tính toán đặc tính truyền
của mạch vòng thuê bao gồm nhiều đoạn và cách liên hệ các hàm truyền đạt với suy hao xen
của đường truyền hoặc mạng 2 cửa. Phần 3.5.7 chỉ cách đo các tham số RLCG nhằm đặc trưng
hóa mạch vòng và liệt kê các mô hình cho một số loại đôi dây xoắn thông dụng. Phần 3.5.8 kết
luận cùng với việc thảo luận về sự cân bằng và các thành phần tín hiệu dọc và tín hiệu metallicc
trên đôi dây xoắn.

4.5.1 Mô hình "ABCD"

Hình 3.7 cho thấy mạch hai cửa tuyến tính tổng quát. Có một điện áp tại mối cổng và một dòng
điện đi vào hoặc đi ra đường trên của mỗi cửa. Hình vẽ và các phương trình rút ra sử dụng
chuyển đổi Fourier điện áp và dòng điện, và vì vậy tất cả các đại lượng nói chung là những hàm
của tần số. Các điện áp và dòng điện sẽ phụ thuộc vào các trở kháng nguồn (cổng 1) và tải (cổng
2) và các nguồn điện áp nhưng luôn thỏa mãn mối quan hệ ở dạng ma trận:

4.5.2 Đo Hàm truyền đạt và "Suy hao xen"

Các kỹ sư truyền dẫn đôi khi cũng đo trực tiếp đặc tính truyền của đường truyền ở một vài tần
số khác nhau. Rất khó đo hàm truyền đạt trực tiếp do các hiệu ứng tải nhưng ta có thể dễ dàng
đo được suy hao xen nhờ nó mà hàm truyền đạt có thể tính được nếu trở kháng tải và trở kháng
nguồn trong phép đo đã biết trước.
Suy hao xen được tính toán sử dụng cấu hình cho trên Hình 3.9 bằng cách trước tiên đo điện
áp Vno (điện áp trong trường hợp không có đường truyền và chỉ có duy nhất tải ZL được nối vào)
và sau đó nối đường truyền vào điểm mà Vno đã được đo trước đây và một lần nữa đo VL (điện
áp đặt trên tải khi có đường truyền được đặt vào). Vì vậy suy hao xen là

VL (f ) ZS + ZL
TIL (f ) = = (4.1)
Vno (f ) A.ZL + B + C.ZS .ZL + D.ZS

Hàm truyền đạt mà ta cần tính là H=VL /VS , vì vậy

Vno VL ZL
H(f ) = . = .TIL (f ) (4.2)
VS Vno Z S + ZL

Lưu ý rằng khi Z1 = ZL nghĩa là đường truyền được kết cuối bằng 1 tải có trở kháng bằng
trở kháng đặc tính của nó như một thực tế thường gặp và khi đó phương trình 3.54 có thể được
viết lại theo T(f) trong phương trình 3.3 thành

V1 VL Z1
H(f ) = . = .T (f ) (4.3)
VS V1 ZS + Z1
4.5. ĐẶC TÍNH ĐƯỜNG TRUYỀN 45

khi đó nó cũng chỉ ra rằng trong trường hợp tải phối hợp trở kháng T (f ) = TIL (f ). Trong
phần lớn các trường hợp quan tâm trong DSL, đường dây là dài và vì vậy trở kháng nguồn phối
hợp với trở kháng đặc tính (trở kháng này bằng trở kháng đầu vào của đường dây khi đường dây
là dài) và tất cả mọi trở kháng là thực ở các tần số cao hơn được sử dụng cho truyền dẫn DSL.
Trong trường hợp này, hàm truyền đạt đơn giản là 6 dB thấp hơn suy hao xen.
Điểm đáng lưu ý: Khi hàm truyền đạt được tính cho một mạch sử dụng các tham số RLCG,
khi đó suy hao xen có thể được tính toán từ hàm truyền đạt và xấp xỉ 6 dB cao hơn trong điều
kiện xấp xỉ như đã trình bày trên.

4.5.3 Cân bằng - Dòng kim loại (metallic hay differential mode) và dòng
chảy dọc (longitudinal hay common mode)

Hình 4.1 thảo luận về các dòng điện kim loại và dòng điện dọc trong một đôi dây xoắn (hai dây
đồng trong đôi dây xoắn không được xoắn với nhau nhằm đơn giản hóa việc minh họa). Dòng
kim loại mang các tín hiệu dự định truyền tới khách hàng hoặc từ phía khách hàng. Dòng điện
như vậy đi đến trở kháng tải ZL như đã thảo luận trước đây. Dòng điện dọc là dòng chảy vào
đất và trong trường hợp này hai dây làm việc hiệu quả như một dây với đường trở về thông qua
đất. Các dòng dọc có thể được tạo ra bởi các sóng radio đập vào đường điện thoại hoặc bởi sự
không hoàn hảo trong các mạch phát ghép vào đường điện thoại làm cho các điện áp kim loại
đặt vào đôi dây dò rỉ sang đường dọc. Độ cân bằng đường truyền phản ánh khả năng của nó

Hình 4.1: Minh họa dòng metallic (kim loại) và dòng longitudinal (dọc)

trong việc ngăn ngừa các tín hiệu khỏi dò vào đường dọc ("cân bằng kim loại") và cũng phản
ánh khả năng tương hỗ tương ứng trong việc ngăn ngừa các tín hiệu dọc không ghép vào các tín
hiệu kim loại ("cân bằng dọc"). Mức độ cân bằng càng cao thì khả năng loại trừ các hiệu ứng
ghép không mong muốn của đường dây điện thoại càng lớn. Cân bằng thường là một hàm của
tần số và giảm ở các tần số cao hơn. Bước xoắn của đôi dây xoắn cao hơn cân bằng sẽ tốt hơn.
Ngoài ra thiết kế thận trọng các mạch thu và phát đảm bảo rằng trở kháng so với đất cao và là
hằng số ở tất cả các điểm và như nhau cho cả 2 dây. Tuy nhiên, các tình huống thực tế cho thấy
có những giới hạn đối với cân bằng. Trong băng POTS, cân bằng có giá trị điển hình từ 50 đến
60 dB, nghĩa là các tín hiệu ghép từ đường kim loại sang đường dọc và ngược lại giảm đi một
46 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

lượng 5 đến 6 bậc độ lớn công suất. Tuy nhiên, tại các tần số cao hơn trong ADSL/HDSL độ
cân bằng có thể giảm xuống 30 dB, và thậm chí tại các tần số cao hơn của VDSL sự giảm xuống
vẫn có thể xảy ra.
Các mô hình toán học cho cân bằng dường như rất khó tìm. Các tác giả gợi ý mô hình sau
cho các đường dây loại 3 dựa trên các quan sát chung rằng cân bằng có xu hướng giảm từ 50 dB
hoặc cao hơn ở các tần số thấp hơn xuống khoảng 35 dB tại tần số 1,5 MHz, và thậm chí giảm
xuống thấp hơn nữa tại các tần số cao hơn (mô hình này dừng ở độ cân bằng 15 dB tại 30 MHz),
với tỷ lệ về công suất là:
(
105 0 < f ≤ fb = 150kHz
B(f ) = (4.4)
105 (fb /f )1.5 fb ≤ f ≤ 30M Hz

Cân bằng của dây xoắn Loại 5 (Category 5 twisted pair) lớn hơn 20 dB ở mọi tần số.

4.6 Nhiễu

Phần trên đã thảo luận việc tính toán đặc tính truyền dẫn đường điện thoại, đặc biệt là tính toán
các hàm truyền đạt và các trở kháng đối với các tín hiệu kim loại (hay differential) trên đường
điện thoại. Nhiễu trên đường điện thoại thường xuất hiện do sự cân bằng không hoàn hảo. Có
nhiều loại nhiễu ghép vào đường dây điện thoại do sự cân bằng không tốt (hay bước xoắn không
hoàn hảo /hay không đủ lớn), nhiễu thông thường nhất là nhiễu xuyên âm, nhiễu radio và nhiễu
xung.

4.6.1 Nhiễu xuyên âm

Nhiễu xuyên âm trong các DSL phát sinh do từng đôi dây trong cáp nhiều đôi bức xạ năng lượng
điện từ. Do đó các điện trường và từ trường tạo ra dòng cảm ứng trong các đôi dây xoắn lân cận
dẫn tới tín hiệu xuyên âm không mong muốn lên các đôi dây khác. Hình 4.2 minh họa 2 loại
xuyên âm thường gặp phải trong DSL. Xuyên âm đầu gần NEXT là loại xuyên âm sinh ra từ các
tín hiệu chuyển động trong hai hướng trái ngược trên hai đôi dây xoắn (hay từ một máy phát vào
một máy thu đầu gần). Xuyên âm đầu xa FEXT có nguồn gốc từ các tín hiệu chuyển động cùng
hướng trên 2 đôi dây xoắn (hoặc từ một máy phát vào một máy thu đầu xa). Xuyên âm có thể
là yếu tố ảnh hưởng gây nhiễu lớn nhất và thường làm giảm đáng kể hoạt động của DSL khi nó
không thể được trừ khử. Khi xem xét một cáp, các mô hình hai cổng đơn giản cần sự tổng quát
hóa. Hình 3.13 minh họa sự ghép giữa hai dây trong một đôi dây xoắn và hai dây trong một đôi
dây xoắn khác. Có thành phần hỗ cảm M giữa các đoạn dây và điện dung E giữa bản thân các
dây. Trong các cáp gồm nhiều đôi dây xoắn có kiểm soát chặt chẽ ta có thể mong đợi hỗ cảm và
điện dung sẽ được được khiển bởi bước xoắn vì vậy các đoạn dây xoắn gần nhau sẽ có cực tính
trái ngược và vì vậy các tín hiệu cảm ứng sẽ bị triệt tiêu. Tuy nhiên, bước xoắn là không hoàn
hảo hay các giá trị hỗ cảm và điện dung cũng không duy trì hoàn hảo qua một độ dài đôi dây
xoắn. Hơn thế nữa, sự biến đổi hỗ cảm và điện dung theo tần số thậm chí lớn hơn sự biến đổi
các tham số RLCG đặc trưng cho các tín hiệu kim loại (differential) dọc theo các đôi dây xoắn
nhất định. Tuy nhiên, điều có lý là sự ghép từ một tín hiệu kim loại trên một đôi dây xoắn khác
4.6. NHIỄU 47

Hình 4.2: Minh họa xuyên âm

lên tín hiệu kim loại trên đôi dây đang xem xét là hằng số đối với chiều dài trung bình (giống
như ta giả thiết rằng các tham số RLCG là hằng số trên 1 đơn vị độ dài). Khi hàm ghép (/Hz)
giữa các thay đổi điện áp trên dây 2 và dây 1, X21 (f ), có thể tìm được thông qua sự tổng quát
hóa lý thuyết mạng 2 cửa (biết tất cả các tham số M và E) vì vậy
Np1 (f, x) = X21 (f ).2πjf.Vp2 (f, x) (4.5)

ở đây Np1 (f, x) là điện áp kim loại cảm ứng trên dây 1 ở tần số f và tại vị trí x dọc theo cáp
truyền dẫn, và Vp2 (f, x) là điện áp gây ra xuyên âm trên đôi dây xoắn thứ 2. Hệ số 2πjf nói
lên rằng sự biến thiên điện áp hay dòng điện trên một đôi dây khác thực tế dẫn tới điện áp và
dòng điện cảm ứng trên đôi dây đang xem xét (hệ số này tương ứng với phép lấy vi phân). Có
một hàm xuyên âm trên một đơn vị độ dài tương tự từ đôi 1 sang đôi 2, và cũng đối với mỗi đôi
trong cáp vào mỗi đôi và toàn bộ số đôi dây còn lại.

Mô hình NEXT

Đối với NEXT qua một đoạn cáp có chiều dài d ở đó hai đôi xuyên âm lẫn nhau được tính bằng
cách lấy tổng những đóng góp của xuyên âm qua mỗi đơn vị độ dài vi phân của đường dây
Z d
N (f, d) = X21 (f ).2πjf.Vp2 (f ).T2 (f, x).T1 (f, x).dx (4.6)
0

ở đây Vp2 (f ) là điện áp vào (ở đầu gần) đôi dây 2, T2 (f, x) là hàm truyền đạt xen hay suy hao
xen dọc đường dây 2 có độ dài x, và T1 (f, x) là hàm truyền đạt xen tương ứng theo hướng ngược
lại trên dây 1. Hàm truyền đạt xen như vậy đã ngụ ý giả thiết rằng đường dây được kết cuối
tại x bằng trở kháng đặc tính của chính nó. Phần lớn các phân tích về xuyên âm đưa ra nhiều
giả thiết, đặc biệt là các đường truyền được kết cuối bởi trở kháng đặc tính của chính nó và hai
đường có các tham số RLCG giống nhau. Hơn thế nữa, khi xuyên âm được xem là nhiễu thì chỉ
có bình phương độ lớn của chuyển đổi Fourier là đáng quan tâm. Trong trường hợp này, phương
trình trên trở thành.

d
1 − e−4αd
Z
2 2 2 2 2
|N (f, d)| = (4π f ).|X21 | .|Vp2 (f )| . e−4αx dx = (4π 2 f 2 ).|X21(f
2 2
) .|Vp2 (f )| .
0 4α
(4.7)
48 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

Bảng 4.1: Suy hao xuyên âm theo dB


Số nguồn xuyên âm → 1 10 24 49
Tần số. (kHz)↓
3 -88 -82 -79,7 -77,8
30 -73 -67 -64,7 -62,8
300 -58 -52 -49,7 -47,8
3000 -43 -37 -34,7 -32,8


Giả thiết rằng đôi dây xoắn có α = ς. f , và rằng thành phần hàm mũ là nhỏ đối với độ dài
đường truyền tương đối lớn d, khi đó một mô hình chung là

π2f 1, 5
 
2 2
|N (f, d)| = |N (f )| = .|X21 (f )|2 .|Vp2 (f )|2 (4.8)
ς

Độ ghép nhìn chung tăng theo f 1,5 . Tuy nhiên, do một số giả thiết về sự kết cuối đường
truyền hoàn hảo, đặc tính đường dây đồng nhất, và tính bất biến về vị trí, một vài mô hình phức
tạp hơn phù hợp với số mũ của f gần 1,5, chẳng hạn như 1,3 đến 1,7 đối với các phép đo cũng
như đối với việc xác định hệ số hằng bằng thực nghiệm.
Hình 3.14 cho thấy một số hàm truyền đạt ghép được đo trong cáp 50 đôi. Lưu ý hàm truyền
đạt nhìn chung tăng theo f 1,5 , nhưng thay đổi đáng kể (từ 10 đến 20 dB) khi ghép theo tần số.
Tại mỗi tần số, chỉ một vài đôi khác có thể đóng góp đáng kể vào xuyên âm, nhưng qua toàn
bộ dải tần, nhiều đường dây tham gia vào quá trình này. Vì vậy, các kỹ sư DSL lấy trung bình
ghép qua nhiều đôi dây. Trong trường hợp này, tổng nhiều hàm ghép được giả thiết là hằng số

X
|Xn (f )|2 ≈ k 0 (4.9)
n

Các nghiên cứu thực nghiệm sau đó xác định giá trị của hằng số này để một binder 50 đôi có
mật độ phổ công suất
Sn (f ) = knext .f 1.5 .S2 (f ) (4.10)
trong đó S2 (f ) là mật độ phổ công suất đưa vào đường truyền, knext đã được xác định bởi các
nghiên cứu của ANSI là  6
−13 N
knext = 10 . (4.11)
49
và N là số đôi dây trong một binder được dự định để mang các dịch vụ DSL. Giá trị này cũng
có mặt trên Hình 3.14, ở đó nó được xem là giá trị trường hợp xấu nhất (Các nghiên cứu của
Bellcore đã xác định giá trị này xấu hơn 99% trường hợp dây xoắn). Bảng 3.7 chỉ ra các giá trị
xuyên âm đối với một vài tần số và số nguồn gây xuyên âm.
Vì vậy, ví dụ để tìm nhiễu xuyên âm từ mạch ISDN sang một đôi dây xoắn khác cho 1
binder gồm 24 mạch ISDN, mật độ phổ công suất trên bất kỳ đường nào trong binder được mô
hình bởi

 6
24
Sn (f ) = .10−13 .f 1.5 .SISDN (f ) (4.12)
49
4.6. NHIỄU 49

Các công thức cho các loại xuyên âm sẽ được cho trong Phần 3.7 nói về độ tương thích phổ.
Xuyên âm giữa các nhóm binder, Knext được giảm đi thêm bởi một lượng 10 dB thành Knext
(các nhóm binder lân cận)=10−14 .

4.6.2 Mô hình FEXT

Mô hình FEXT song song với mô hình NEXT. Phương trình tương đương của 4.6 bây giờ là
Z d
F (f, d) = X21 (f ).2πjf.Vp2 (f ).T2 (f, x).T1 (f, d − x).dx (4.13)
0

ở đây T1 giờ là hàm của độ dài đường truyền từ điểm ghép tới máy thu đầu xa, trong khi đó T2
là từ máy phát tới điểm ghép. Một lần nữa bằng cách giả thiết hai đường được kết cuối bằng trở
kháng đặc tính và cũng có cùng đặc trưng RLCG, bình phương biên độ của tín hiệu FEXT khi
đó là
Z d
2 2 2 2 2
|F (f, d)| = (4π f ).|X21 | .|Vp2 (f )| . e−2αd dx = (4π 2 f 2 ).|X21(f ) |2 .|Vp2 (f )|2 .d.e−2αd
0
(4.14)
Vì vậy FEXT tăng theo bình phương của tần số của tín hiệu phát. Thông thường hệ số mũ ở cuối
phương trình 4.14 được nhận biết như hàm truyền đạt công suất của một đường truyền đơn và do
đó biểu thức |T (f, d)|2 thay thế hệ số đó [Mặc dù điều này giả thiết cả hai đường là đồng nhất
và tuân theo cùng một công thức-tổng quát hơn, ta nên thay hệ số này bằng công thức tích phân
phức tạp hơn trong Phương trình 4.13]. Hơn thế nữa, hàm ghép |X21 (f )|2 sẽ một lần nữa biến
đổi mạnh theo tần số, độ lớn có thể dao động trong khoảng từ 10 đến 20 dB (hoặc thậm chí cao
hơn nữa ở các tần số cao hơn). Tuy nhiên, khi ta giả thiết chỉ có một vài nguồn gây xuyên âm,
tính gần đúng trong 4.16 một lần nữa lại được sử dụng. Hệ số ς không còn bị chia, vì vậy trong
trường hợp này, mô hình FEXT được chấp nhận bởi ANSI là

Sf (f ) = kf ext .f 2 .d.|H(f, d)|2 .S2 (f ) (4.15)

trong đó d là độ dài tính bằng feet. |T (f, d)|2 là hàm truyền đạt từ đầu vào đường truyền (suy
hao xen) cho đô dài đường truyền đang được khảo sát, S2 (f ) một lần nữa là mật độ phổ công
suất đưa vào đường truyền (và không phải là tại nguồn) và cuối cùng
 6
N
kf ext = .9 × 10−20 (4.16)
49

Một lần nữa, Bellcore phê chuẩn giá trị này tương ứng 1% giá trị trường hợp xấu nhất ở tần số
lên tới 30 MHz.

4.6.3 Phân bố Nhiễu xuyên âm

K.Kerpez thuộc Bellcore đã nghiên cứu và công nhận tính hợp lệ của giả thiết cho cả NEXT và
FEXT rằng nhiễu miền thời gian tại máy thu là tuân theo phân bố Gauss. Trong khi điều này rõ
ràng là không đúng đối với một nguồn gây xuyên âm đơn, do bản chất của xuyên âm phụ thuộc
50 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

nhiều vào tần số, khi được cộng lại qua toàn bộ dải tần từ các nguồn xuyên âm khác nhau trên
các đường truyền khác nhau thì định lý thống kê về giới hạn trung tâm không hoàn toàn đúng.
Định lý này phát biểu rằng tổng của một số tín hiệu ngẫu nhiên có xu hướng là có dạng phân bố
Gauss. Kerpez đã xác nhận rằng điều này đúng cho các trường hợp ta quan tâm trong thực tế.
Tuy nhiên, việc phân tích như vậy có thể phụ thuộc nhiều vào mức độ lỗi giữa phân bố Gauss
và phân bố thực. Khi nhiễu nhiệt là nhỏ, lỗi này thực tế có thể lớn đối với nhiễu như vậy.
Trong khi tuân theo phân bố Gauss thì nhiễu có thể là không thuộc loại ổn định (stationary)

4.6.4 ổn định theo chu kỳ của nhiễu xuyên âm

Một số nghiên cứu bởi Perderson và Falconer đã nhấn mạnh rằng phân bố của xuyên âm có thể
không ổn định trừ khi được lấy mẫu với tốc độ chính xác bằng tín hiệu tạo ra xuyên âm. Vì vậy,
để khảo sát xuyên âm giữa các loại DSL khác nhau, DSL với tốc độ lấy mẫu cao hơn sẽ thấy
tính chu kỳ trong xuyên âm từ đường dây có tốc độ lấy mẫu thấp hơn. Do tất cả các mạch DSL
thường được định thời theo đồng hồ từ cùng một tổng đài trung tâm nên xuyên âm tổng có thể
ổn định theo chu kỳ với chu kỳ bằng bội số chung nhỏ nhất của các chu kỳ của hai đồng hồ lấy
mẫu.
Tính chu kỳ này có thể được khai thác bởi máy thu cho thấy rằng

4.6.5 Nhiễu Radio

Nhiễu radio là sự có mặt của các tín hiệu truyền dẫn không dây trên đường dây điện thoại, đặc
biệt là các đài phát quảng bá vô tuyến AM và truyền dẫn vô tuyến amateur (HAM).
Các tín hiệu vô tuyến (RF) đập vào các đường điện thoại dây xoắn, đặc biệt là các đường dây
treo. Các đường điện thoại, được làm bằng đồng, tạo thành các anten tương đối tốt với sóng điện
từ đập vào chúng dẫn tới hình thành một dòng điện tích cảm ứng so với đất. Điện áp common
mode của một đôi dây xoắn là điện áp trên một trong 2 dây so với đất - thường thì hai điện áp
này bằng nhau do sự tương đồng của hai dây trong một đôi dây xoắn. Do đó, các đường điện
thoại được cân bằng tốt sẽ làm suy giảm đáng kể các tín hiệu RF vi phân trên đôi dây đối với
các tín hiệu common mode. Tuy nhiên, cân bằng giảm khi tần số tăng và vì vậy ở các tần số của
DSL từ 560 kHz đến 30 MHz, các hệ thống DSL có thể chồng lấn các băng tần radio và sẽ nhận
một vài mức nhiễu RF cùng với các tín hiệu DSL trên cùng đường điện thoại. Loại nhiễu DSL
này được gọi là xâm nhập RF.
Theo Foster và Cook, cường độ trường điện từ của một anten có nguồn điểm lý tưởng phân
bố công suất Pt đồng đều qua mặt cầu vì vậy dẫn tới cường độ trường tại 1 điểm ở khoảng cách
d là

r √
Pt .Zf 5, 48. Pt
F = = V/m (4.17)
4π.d2 d

Zf = 377Ω là trở kháng của không gian tự do. Lượng điện áp cảm ứng so với đất từ một
trường F tới 1 dây phụ thuộc vào một số đặc tính hình học và điện/từ của cáp. Qua kinh nghiệm,
4.6. NHIỄU 51

điện áp cảm ứng (volt) bằng cường độ trường khi được biểu diễn theo đơn vị v/m ở những
tình huống xấu nhất. Vì vậy điện áp common mode cũng được cho bởipbiểu thức√3.60. Điện áp
differential mode là điện áp common mode giảm đi 1 hệ số cân bằng B(f ) = B, vì vậy

5, 48 Pt
Vd = √ (4.18)
d. B
Biểu thức này có thể được sử dụng để ước tính các mức nhiễu từ các trạm vô tuyến AM và các
nhà khai thác vô tuyến amateur.

4.6.6 Nhiễu vô tuyến Amateur

Truyền dẫn vô tuyến Amateur nằm trong các băng tần cho trong bảng sau
Các băng tần này chồnng lấn băng tần truyền của VDSL nhưng không ảnh hưởng tới các
băng tần truyền của DSL khác. Vì vậy, nhiễu vô tuyến HAM là một vấn đề lớn duy nhất đối với
VDSL.
Người khai thác HAM có thể sử dụng công suất cao đến 1,5 KW, mặc dù trường hợp sử
dụng công suất lớn như vậy rất hiếm và không xuất hiện ở các khu dân cư hoặc là vùng có nhiều
đường điện thoại. Một máy phát 400 W ở khoảng cách 10 m (khoảng 30 feet) dẫn tới một điện
áp cảm ứng dọc (common mode) xấp xỉ khoảng 11 v lên đường dây điện thoại. Với mức cân
bằng 33 dB, điện áp kim loại tương ứng vào khoảng 300 mV, ứng với 0 dBm công suất trên một
đường truyền có Z0 = 100Ω. Các nhà khai thác HAM sử dụng một băng tần 2,5 kHz phát rời
rạc hoặc là audio (âm thoại) hoặc tín hiệu số (mã Morse, FSK) dẫn tới một PSD nhiễu xấp xỉ
-34 dBm/Hz. Tiêu biểu hơn, các nhà khai thác HAM phát các mức thấp hơn hoặc có thể được
đặt cách trên 10 m khi phát ở các mức năng lượng cao hơn để cho các mức nhiễu HAM RF tiêu
biểu hơn có thể là nhỏ hơn từ 20 đến 25 dB. Tuy nhiên, điều này vẫn dẫn tới PSD đối với nhiễu
trong dải từ -35 dBm/Hz đến -60 dBm/Hz, lớn hơn nhiều các mức xuyên âm trong Phần 3.7.
Hơn thế nữa, các mức điện áp cao như vậy có thể làm bão hòa các mạch điện tử khu vực tương
tự.
Các nhà điều hành HAM có xu hướng chuyển mạch tần số mang mỗi lần trong khoảng vài
phút, và tín hiệu phát đi là zero (điều chế SSB) khi không có tín hiệu. Vì vậy, một máy thu có
thể không có khả năng phán đoán sự có mặt của xâm nhập HAM.
Thật may mắn, các tín hiệu vô tuyến HAM là tín hiệu băng hẹp và vì vậy các phương thức
truyền dẫn cố gắng ...

4.6.7 Xâm nhập AM

Can nhiễu vô tuyến AM phát sinh từ các trạm vô tuyến thương mại liên tục chiếm các băng tần
rộng 10 kHz trong dải từ 560 kHz tới 1,6 MHz, vì vậy ảnh hưởng lên luồng xuống của cả ADSL
và VDSL . Nhiều trạm vô tuyến AM có thể đồng thời làm việc trong môi trường đô thị và hiển
nhiên có mặt trên các đường điện thoại. Các trạm vô tuyến AM có thể phát quảng bá tại các
mức công suất tới 50,000 W và có thể phát mức công suất cao nhất vào ban đêm. Các tín hiệu
vô tuyến vì vậy xuất hiện cao hơn các tín hiệu HAM khoảng 20 dB, nhưng ta cần nhớ rằng cân
52 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

bằng cáp điển hình tốt hơn ở các tần số thấp hơn (giảm từ 10 đến 20 dB). Ngoài ra, khoảng cách
từ một tháp vô tuyến AM tới đường điện thoại thường vào khoảng trên 10 m hay 1 km (giảm
40 dB), và năng lượng trải qua 4 lần độ rộng băng tần (giảm xuống 6 dB). Vì vậy, các tín hiệu
vô tuyến AM có xu hướng liên tục do bản chất hai băng bên cộng với sóng mang. Các đặc tính
nhiễu ADSL và VDSL vì vậy sử dụng một mô hình 10 tần số, ở đó tất cả các nhiễu là dạng sin.
Mức xâm nhập AM một lần nữa có thể sánh với hoặc lớn hơn các mức nhiễu xuyên âm và
nhiễu nền trên một DSL và vì vậy không thể được bỏ qua bởi các nhà thiết kế. Tuy nhiên các
tín hiệu vô tuyến AM có vẻ không đủ lớn để làm bão hòa các mạch tương tự của các bộ thu phát
DSL.

4.6.8 Nhiễu xung

Nhiễu xung là xuyên âm không ổn định từ các sự kiện phóng điện từ nhất thời ở gần các đường
dây điện thoại. Các ví dụ về các yếu tố gây ra xung rất đa dạng như mở cửa tủ lạnh (đóng mở
mô tơ), các điện áp điều khiển thang máy (các đường điện thoại trong các tòa nhà thường chạy
qua các đường thông của thang máy), và rung chuông điện thoại trên các đường dây chia sẻ cùng
một binder. Các hiệu ứng này là tạm thời và dẫn tới sự tiêm nhiễm nhiễu vào đường điện thoại
thông qua cùng một cơ chế cơ bản như xâm nhập nhiễu RF, nhưng điển hình là tại các tần số
thấp hơn nhiều.
Các điện áp tạo ra do cảm ứng Differential (hay kim loại) điển hình là vài mV, nhưng có thể
lên tới 100 mV. Các điện áp như vậy có thể coi là nhỏ nhưng suy hao nghiêm trọng ở các tần
số cao trên đôi dây xoắn có nghĩa là một xung có thể có mặt tại một máy thu với mức rất lớn so
với các mức tín hiệu DSL thu được. Các điện áp common mode được tạo ra bởi các xung có thể
là có biên độ cỡ bội số của 10V. Các xung điển hình kéo dài từ 10 lần đến 100 lần micro giây
nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 ms.
Một số nghiên cứu về xung dẫn ra cả hai mô hình phân tích các xung dựa trên các phân tích
thống kê qua 100.000 xung bởi nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu
khác khẳng định rằng các xung không tuân theo kết quả phân tích và các nhà nghiên cứu ưa
thích lưu giữ các dạng sóng đại diện trong trường hợp xấu nhất. Do vậy, lĩnh vực lập mô hình
xung liên tục gây tranh cãi, có khả năng là các nguyên nhân gây ra các xung là quá đa dạng đến
mức mà bất kỳ sự cố gắng về mặt kỹ thuật và các mục đích phép đo nhất thiết có sự khác biệt.
Mô hình phân tích được sử dụng rộng rãi nhất là xung Cook, lấy tên của John Cook của Bristish
Telecom. Cook đã ghi lại trên 100.000 xung và nhờ máy tính đã phân tích khoảng 89.000 trong
số chúng trên nhiều đường điện thoại như một cơ sở cho mô hình của ông ta trong phần sau.
Tuy nhiên tiêu chuẩn ADSL sử dụng hai xung đo được thay vì xung Cook và một công thức
thực nghiệm khác cung cấp bởi Bellcore nhằm đưa ra mối quan hệ giữa các kết quả đo thử và
hoạt động.
Trong phần này chúng ta sẽ tập trung vào xung Cook và tham khảo tới tài liệu tham khảo
[12] hoặc tổng kết về các phương pháp đo thử trong Phần 8.3. Đo thử ADSL ban đầu sử dụng
cả xung Cook và một tập 12 xung trong trường hợp xấu nhất do NYNEX gợi ý.
4.6. NHIỄU 53

4.6.9 Xung Cook

Một cách thống kê, Cook đã tìm được biên độ xung tăng lên theo độ rộng băng tần của DSL
đang được xem xét. Sự tăng này đổ dồn về độ rộng băng tần lớn hơn của bộ lọc thu DSL, đơn
giản có nghĩa là suy hao xung ít hơn. Điện áp vi phân cảm ứng bởi một xung được tìm thấy có
giá trị đỉnh tăng lên theo
3/4
Vimp.peak = λ.fDSL .τ 1/3 mV (4.19)
ở đây λ là một hằng số biểu thị mức độ xuất hiện, fDSL là độ rộng băng tần được sử dụng bởi
DSL và τ là khoảng thời gian quan sát xung. Một giá trị điển hình cho hằng số chắc chắn (hay
tần suất xuất hiện) là λ = 0, 28 với giá trị trong trường hợp xấu nhất là λ = 1, 4. Vì vậy, các hệ
thống độ rộng băng lớn hơn cho các xung có độ lớn lớn hơn (tăng lên theo lũy thừa 3/4 của độ
rộng băng tần). Và ta quan sát càng lâu thì biên độ xung có giá trị lớn xuất hiện càng nhiều. Kỳ
lạ thay, phân bố điện áp mode chung là không phụ thuộc vào tần số và là

Vcommon = µ. τ mV (4.20)

với µ là tần suất xuất hiện mode chung với giá trị điển hình là 1100 và giá trị trong trường hợp
xấu nhất là 4400. Sự không phụ thuộc vào tần số hiển nhiên là một dấu hiệu cho thấy cân bằng
giảm ở các tần số cao hơn, rõ ràng

4.6.10 Can nhiễu giữa các DSL và ghép kênh

Chương 5 khái quát nhiều phương thức ghép kênh khác nhau sử dụng cho DSL. Tính tương thích
phổ ám chỉ tới sự chồng lấn băng tần truyền có thể xảy ra trên các đường DSL khác nhau chia
sẻ cùng một đường cáp hoặc, xấu hơn nữa là trong cùng một binder. Phần 3.6 đã trình bày các
hàm ghép xuyên âm. Mức độ xuyên âm có thể đủ lớn ở các tần số cao để phá vỡ một dịch vụ
khác. Ví dụ đặc biệt đáng chú ý là các mạch T1. Các mạch T1 đã được triển khai trong nhiều
năm bởi các công ty điện thoại và đã được thiết kế và chuẩn hóa vào thời điểm khi mà kỹ thuật
truyền dẫn lãng phí băng tần và năng lượng. Xuyên âm từ dịch vụ đặc biệt này lớn hơn bất kỳ
xuyên âm nào khác. Thật may mắn, các đường T1 đang trở nên ít phổ thông do chúng đang dần
được thay thế bởi các kỹ thuật mới hơn, phương thức hiệu quả hơn của HDSL. (Các đường T1
được thay thế chỉ khi chúng không còn phục vụ nữa) Xuyên âm HDSL xâm nhập ít hơn nhiều
so với các dịch vụ khác. Một đường truyền ADSL 6 Mbit/s có tốc độ gấp 4 lần tốc độ của T1,
nhưng vẫn gây ra rất ít xuyên âm. Nó vẫn gây ra mức xâm nhập khá lớn, đặc biệt là tới các dịch
vụ mới hơn như VDSL.
Vì vậy, vấn đề là phân bổ băng tần sử dụng cho các dịch vụ khác nhau theo một cách mà ít
gây ra xâm nhập vào các dịch vụ khác dự định sử dụng trong cùng 1 cáp. Một qui luật thường
được sử dụng là một dịch vụ mới không nên gây nhiều xuyên âm hơn bất kỳ dịch vụ hiện có
nào. Hình 3.26 cho thấy nhiều băng tần khác nhau của các tín hiệu xDSL và các mức công suất
gần đúng. Như có thể thấy, trong khi các dịch vụ mới có xu hướng sử dụng băng tần rộng hơn
nhưng phổ công suất của chúng lại nhỏ hơn các dịch vụ hiện tại trong băng tần của các dịch vụ
cũ hơn. Hình 3.17 cho thấy phổ xuyên âm của ISDN, HDSL, và ADSL luồng lên. Hình 3.18
cho thấy phổ xuyên âm của tín hiệu ADSL luồng xuống.
Nhiễu nền danh định trên đôi dây xoắn không được lớn hơn -140 dBm/Hz, vì vậy các nhiễu
này rõ ràng là đáng kể. DSL có độ rộng băng tần lớn hơn điển hình khai thác truyền dẫn ở các
54 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

tần số cao hơn trên các đường truyền ngắn hơn, ở đó xuyên âm từ các dịch vụ hiện có xuất hiện
tương đối nhỏ hơn do các tín hiệu đường bị suy hao ít hơn.

4.6.11 Tự can nhiễu

Tự xuyên âm là xuyên âm cảm ứng vào một dịch vụ bởi một đường DSL tương tự. Loại tương
thích phổ này là quan trọng nhất khi một nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn cung cấp một dịch vụ
DSL nhất định trên một phạm vi rộng. Khi đó các DSL cùng loại sẽ gây ra xuyên âm sang một
đường khác.
Tính bất đối xứng trước tiên được giới thiệu bởi Lechleider của Bellcore về ADSL. ADSL
phát qua một băng tần xuống rộng hơn nhiều luồng lên, và vì vậy phần lớn tín hiệu luồng xuống
là không bị ảnh hưởng của tự xuyên âm. Điều này cho phép tín hiệu luồng xuống có tốc độ cao
hơn nhiều tốc độ có thể với truyền dẫn đối xứng (với tất cả các khía cạnh là như nhau). Do cả
băng tần của các ứng dụng giải trí (truyền hình trực tuyến và phim theo yêu cầu) và Internet phù
hợp với tính bất đối xứng của ADSL, việc sử dụng truyền dẫn bất đối xứng vì các lý do kỹ thuật
cũng phù hợp với thị trường về các dịch vụ. Các DSL mới hơn như g.lite và VDSL cũng có tối
thiểu một số phương thức hoạt động không đối xứng.
Nhiễu tự xuyên âm đầu gần có thể giảm nhẹ hoặc trong miền tần số (bằng cách sử dụng phổ
truyền dẫn không chèn lấn) hoặc trong miền thời gian (bằng cách đồng bộ các DSL vào đồng hồ
mạng để chúng phát lên và xuống ở các khe thời gian khác nhau theo nhóm). Tuy nhiên, FEXT
sẽ có mặt hoặc trong phương thức phân miền thời gian hoặc phân miền tần số.

4.6.12 Các mô hình Mật độ Phổ Công suất xuyên âm NEXT và FEXT

NEXT và FEXT đối với các DSL khác nhau được xác định bằng cách áp dụng các hàm truyền
đạt công suất NEXT và FEXT:
P SDN EXT = P SDdisturber .(N/49)6 .10−13 .f 1,5 (4.21)

P SDF EXT = P SDdisturber .|H(f )|2 .(N/49)6 .(9 × 10−20 ).d.f 2 (4.22)

(ở đây N là số nguồn gây xuyên âm và d là độ dài của mạch vòng tính bằng feet) như đã đề
cập trong phần 3.6 và áp dụng để xác định PSD cho các loại DSL khác nhau

NEXT và FEXT trong ISDN

Đối với NEXT và FEXT của ISDN 2B1Q,

4.6.13 Các mạng 3 cửa cho DSL

Hình 3.25 cho thấy hai mạng 3 cửa được quan tâm trong DSL, đó là các bộ tách POTS và các
mạch sai động. Các bộ tách POTS tách riêng tín hiệu DSL khỏi các tín hiệu điện thoại trên đôi
4.6. NHIỄU 55

dây xoắn ở đó 3 cửa là cửa cho đường điện thoại (LINE), cửa nối tới máy điện thoại (TELE),
và cửa nối tới modem DSL (DSL). Các mạch sai động tách các tín hiệu phát (XMIT) và thu
(RCVR) khỏi đường song hướng (LINE). Có hai loại sai động cho POTS và cho DSL. Điển
hình, các mạch sai động POTS (hoặc ISDN) có đầu ra LINE của chúng cấp vào đầu vào TELE
của một bộ tách, trong khi các mạch sai động DSL có đầu ra của chúng cấp vào cổng DSL của
bộ tách. Các bộ tách điển hình được sử dụng với ADSL và VDSL, mặc dù có thể sử dụng chúng
cho HDSL hay ISDN với mức độ phức tạp tăng lên đối với các máy thu liên quan.
Thay vì hai đặc tính suy hao xen, cân bằng và suy hao phản xạ của mạng 2 cửa (mỗi đặc
tính cho hai hướng truyền), có tới 6 kết nối đáng quan tâm cho đặc tính suy hao xen, suy hao
phản xạ, và cân đối trong mạng 3 cửa. Phần này thảo luận mỗi đặc tính của chúng cho hai kiểu
mạng 3 cửa.

Các bộ tách POTS

Phần này trình bày tách biệt mỗi trong số 3 khả năng kết nối mạng hai cửa trong bộ tách. Hình
3.26 phân chia chức năng bộ tách POTS thành các bộ lọc thông thấp và thông cao. Điển hình,
bộ lọc thông cao được đặt trong một bộ thu phát DSL, trong khi bộ lọc thông thấp có thể được
tách khỏi bộ thu phát DSL và có thể nằm ngay trong bộ thu phát DSL, hoặc có thể nằm bên
trong máy điện thoại.
Thảo luận hoàn chỉnh hơn về các bộ lọc ADSL có thể được tìm thấy trong bài báo xuất sắc
viết bởi Cook và Sheppard.

TELE tới LINE

Kết nối từ TELE vào LINE theo cả hai hướng và chỉ cho qua các tín hiệu POTS tần số thấp
(hay ISDN) giữa đường điện thoại và cổng TELE. Các tín hiệu DSL không được có mặt ở cổng
TELE, mà các tín hiệu TELE cũng không được xuất hiện tại cổng DSL. Lọc thông thấp phải
làm suy hao tất cả trừ các tần số DSL thấp nhất khi các tín hiệu DSL xâm phạm cổng TELE. Bộ
lọc thông cao vì vậy có trở kháng cao (nghĩa là nó khởi đầu bằng một điện dung nối tiếp) trong
băng tần thấp của POTS/ISDN và có trở kháng thấp trong dải tần cao của DSL, vì vậy mạng 3
cửa trở thành một mạng 2 cửa giữa TELE và LINE đối với các tần số sử dụng bởi POTS/ISDN.
Đối với mục đích đo thử và thiết kế, cổng DSL của một bộ tách điển hình được kết cuối bằng
một tải điện trở xấp xỉ khoảng từ 100 đến 135 Ω, trở này được mô hình bởi mạch trong hình
3.27. Tại các tần số cao, mạch sẽ có trở kháng 100 Ω với cáp Mỹ và Châu á. ở Châu Âu, cáp
với trở kháng 135 Ω thường được sử dụng.
Bộ lọc thông thấp cũng phải làm suy hao các thành phần tần số cao hơn của các tín hiệu báo
hiệu, và các điện áp báo hiệu khác bắt nguồn từ các thiết bị POTS hay PSTN. Thường thì các
tín hiệu quá độ báo hiệu rung chuông quyết định mức độ loại trừ trong băng bị chặn cần thiết
bởi bộ lọc thông thấp của bộ tách, chứ không phải là yêu cầu về chặn các thành phần tần số cao
của DSL. Sở dĩ như vậy là do các tín hiệu rung chuông có thể có các mức nhất thời từ hàng chục
đến hàng trăm von, và ngay cả ở các tần số cao hơn quá độ có thể chiếm ưu thế trong bộ thu
phát DSL. (thời gian quá độ như vậy là một nguồn nhiễu xung được thảo luận trong phần 2.6.3)
Các đặc tính DC: Kết nối từ TELE tới LINE phải mang tối đa 100 mA dòng DC được sử
56 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN

Bảng 4.2: Các trở kháng kết cuối bộ tách băng POTS cho tính toán và thiết kế Suy hao bộ lọc
thông thấp và Suy hao phản xạ
TELE PORT-Bộ tách CO- USA 900 Ω
TELE PORT-Bộ tách RT- USA 600 Ω
LINE PORT-Bộ tách CO Điện trở 800 Ω mắc song song với điện trở 100 Ω và tụ điện 50 nF nối ti
LINE PORT-Bộ tách RT Điện trở 1330 Ω song song với điện trở 348 Ω nối tiếp với tụ điện 100 n
LINE PORT-ITU Sách xanh điện trở 320 Ω mắc nối tiếp với điện trở 1050 Ω//điện dung 230 nF

dụng để cấp nguồn cho các máy điện thoại. Các điện áp DC lên tới 105 V phải có thể đi qua
như trường hợp các tín hiệu chuông (tần số điển hình từ 20 đến 30 Hz) xếp chồng lên điện áp
DC với điện áp trung bình là 103 VAC (rms). Điện trở DC của kết cuối ngoài cổng DSL phải
vượt quá 5 MΩ khi đo thử hoặc thiết kế, điều đó có nghĩa rằng điện trở DC đầu vào của bộ lọc
thông cao trong một bộ tách phải vượt quá 5 MΩ khi được kết cuối bằng trở kháng bộ thu phát
DSL như trình bày trên Hình 3.27. Khi bộ lọc thông cao được tách xa khỏi bộ lọc thông thấp,
các tụ điện nối tiếp (12 µF trên mỗi dây ở Mỹ) có thể được chèn vào các dây trên LPF mà đi
vào HPF và cần phải được ghi nhớ khi thiết kế bất kỳ một bộ lọc thông cao HPF nào nhất thiết
phải đảm bảo rằng yêu cầu về điện trở DC được đáp ứng dù bất cứ cái gì được nối vào dây dẫn.
Suy hao xen: Suy hao xen của kết nối từ TELE tới LINE phải nhỏ trong băng tần thoại từ
300 Hz tới 3300 Hz, với suy hao tăng lên 80 dB hoặc cao hơn tại một số tần số ngay trên các
băng tần POTS hay ISDN nhưng dưới băng tần DSL, tức là một bộ lọc thông thấp. Điển hình
các tần số rìa stop-band là từ 30 kHz đối với các DSL tốc độ thấp với các bộ tách POTS tới
150-300 kHz cho các DSL tốc độ cao hơn với các bộ tách ISDN. Một phiên bản thụ động của
một bộ lọc như vậy sẽ được thực hiện bằng điện cảm nối tiếp và điện dung song song, một mạng
không tổn hao. Các mạng thụ động không tổn hao của loại này có các mô hình 2 cửa đối xứng,
điều đó có nghĩa rằng suy hao xen và hàm truyền đạt tương ứng là như nhau cho cả hai hướng
miễn là các trở kháng kết cuối tại mỗi đầu là như nhau, nhưng thường thì đặc tính suy hao xen
thực tế không nhậy cảm đối với các giá trị trở kháng kết cuối. Bảng 3.9 trình bày một số lựa
chọn cho các trở kháng kết cuối cho mục đích đo thử. Điển hình, các giá trị thuần trở được sử
dụng cho thiết kế bộ lọc thông thấp.
Méo trễ của bộ lọc thông thấp điển hình là méo bậc 2 đối với các tín hiệu audio/điện thoại
băng tần thoại nhưng có thể quan trọng hơn nếu các modem băng tần thoại được sử dụng. Tăng
độ trễ gây ra bởi việc đặt bộ lọc POTS cần phải được giới hạn tới nhỏ hơn 250 µs nhằm đảm
bảo rằng các modem băng tần thoại không bị tổn thương quá mức.
Suy hao phản xạ. Suy hao phản xạ là tỷ số công suất tín hiệu phản xạ trên công suất tín
hiệu tới như được mô tả trong Phương trình (3.31) trong phần 3.5. Trong khi suy hao xen có thể
tương đối kém nhạy cảm với trở kháng kết cuối của bộ tách thì suy hao phản xạ lại rất nhạy
cảm. Điều này là do trở kháng bị phản xạ qua bộ tách có thể mang tính điện kháng nhiều hơn
bản thân đường truyền, nghĩa là thiết bị POTS hay PSTN gốc được thiết kế cho một trở kháng
khác (xem phần 3.9.2 về các mạch sai động). Các tải điện dung có thể dẫn tới những vấn đề suy
hao phản xạ đáng kể nếu tần số cắt thiết kế của bộ lọc là chật chội (tức là DSL sử dụng băng
tần dưới 100 kHz). Phản xạ tín hiệu thoại từ bộ tách có thể có nghe thấy trên máy điện thoại của
người sử dụng. Tín hiệu phản xạ này có thể gây khó chịu cho người sử dụng điện thoại. Mức
độ nghiêm trọng phụ thuộc nhiều vào tần số cắt và đường truyền thực tế mà cổng LINE của bộ
tách được nối vào. Phần này không trình bày sâu vấn đề này, nhưng người đọc nên tham khảo
4.6. NHIỄU 57

tài liệu [16] để có ví dụ mẫu về mức độ của vấn đề. Tài liệu tham khảo này cũng cho thấy vấn
đề có thể được loại trừ bằng các thiết kế bộ tách tích cực hoặc thiết kế thụ động ở đó tần số cắt
được chọn đủ lớn (vì vậy gây ra tổn thất hiệu năng, trên hệ thống DSL).
Cân bằng Như đã thảo luận trong các phần trước, cân bằng trong băng tần thoại của đường
điện thoại điển hình đạt từ 50 đến 60 dB hoặc cao hơn. Khi tần số tăng, cân bằng giảm trên
đường điện thoại. Các máy điện thoại ở phía khách hàng có thể không được cân bằng tốt với
lượng cân bằng đặc biệt thấp đối với các tín hiệu chuông và báo hiệu. Các tín hiệu mode chung
tần số cao từ LINE tới TELE có thể không có ảnh hưởng đáng kể lên điện thoại, đặc biệt nếu
máy phát DSL được cân bằng khá tốt. Tuy nhiên, nếu các tín hiệu chuông và các thời gian quá
độ kết hợp định đi qua thông qua đường mode chung tới bộ thu phát DSL thì nhiễu xung được
tạo ra qua đường mà có thể đi qua bộ lọc thông thấp vi phân được thiết kế tốt trong bộ tách.
Hình 3.28(a) cho thấy một phần bộ lọc thông thấp thụ động kết cuối đơn,
58 CHƯƠNG 4. TRUYỀN DẪN ĐÔI DÂY XOẮN
Chương 5

So sánh DSL với các phương tiện khác

DSL cho phép truyền các tín hiệu băng rộng đến khách hàng bằng các đôi dây xoắn hiện có.
Cách thức cạnh tranh nhằm đưa cùng một dạng hiệu tới cùng một khách hàng rất đa dạng, nhưng
thường đòi hỏi phải lắp đặt các phương tiện mới hoặc dành riêng băng tần vô tuyến rộng khan
hiếm. Chương này miêu tả ngắn gọn các điểm mạnh và điểm yếu tương đối của các phương thức
thay thế DSL chủ yếu như: Sợi quang tới nhà thuê bao (FTTH), cáp đồng trục, vô tuyến mặt đất
và vệ tinh.

5.1 Sợi quang tới nhà thuê bao (FTTH)

Giải pháp sợi quang tới nhà thuê bao (FTTH) đã là một sự lựa chọn thay thế cáp đồng được
nhiều người ủng hộ vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi các công ty điện
thoại đã lập kế hoạch rõ ràng để nâng cấp các đôi dây xoắn hiện có của họ lên sợi quang. Lý do
FTTH nhận được sự ủng hộ là các đôi dây đồng xoắn không có đủ băng tần phục vụ các dịch vụ
băng rộng.
Sự ra đời của HDSL và ADSL đã cho thấy thực tế giới hạn về băng thông chủ yếu nằm ở
mạng điện thoại chuyển mạch công cộng và không phải nằm ở mạng truy cập các đôi dây xoắn.
Chuyển mạch ATM sẽ cho phép hạn chế này biến mất trong tương lai, kết quả là cho phép
các công nghệ kiểu DSL truy cập với băng tần chuyển mạch rộng hơn trên cơ sở một kết nối
đơn. Tuy nhiên có một chút hoài nghi về việc sợi quang sẽ được trải tới nhà khách hàng trong
tương lai mà vấn đề chỉ là khi nào.
Thực tế các dự đoán đã được đưa ra bởi các công ty điện thoại rằng họ cần ít nhất 15 năm
để chuyển một nửa mạng của họ từ dây đồng sang sợi quang, và dự đoán này đang công kích
tới việc sử dụng nguồn nhân lực và vốn tài chính của họ. Thậm chí ngày nay ở các ngôi nhà
mới, các đôi cáp đồng vẫn được trải phục vụ cho các dịch vụ điện thoại trong khu dân cư. Tuy
nhiên, một xu hướng mới là cấp tín hiệu vào các mạch vòng dây đồng từ một bộ ghép kênh (tức
là ONU) mà bộ này nối tới CO bằng sợi quang. Các ONU đang được lắp đặt ngày càng gần tới
nhà khách hàng.
Tuy nhiên, sợi quang đang được triển khai trong mạng nơi mà nhiều người sử dụng chia sẻ

59
60 CHƯƠNG 5. SO SÁNH DSL VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC

cùng một tuyến truyền dẫn chung và nơi mà chi phí sợi quang có thể được bình quân trên một
số lượng người sử dụng. Sợi quang đem lại truyền dẫn hiệu quả và tương đối ít tán sắc so với
đôi dây xoắn. Tốc độ sợi quang dành cho mỗi khách hàng lên tới từ 600 Mb/s tới 2,4 Gb/s, dữ
liệu tốc độ cao dễ dàng được mang qua các tuyến sợi quang ngắn. Về mặt lý thuyết, tốc độ dữ
liệu có thể đạt cao hơn tốc độ trên hàng trăm lần.
Ưu điểm của truyền dẫn quang: Băng tần cực lớn với mạch điện tử đơn giản, không bị xuyên
âm, không gây phát xạ, kích cơ nhỏ, công suất thấp. Song công dễ dàng đạt được do các xung
ánh sáng di chuyển theo các hướng khác nhau không gây ảnh hưởng đến nhau.
Nhược điểm chính là sợi quang cần phải được triển khai để thay thế các đôi dây xoắn và đòi
hỏi sự cố gắng phi thường. Các bất lợi khác gồm độ khó tương đối trong việc hàn sợi so với các
đôi dây xoắn và không có khả năng cấp nguồn tới khách hàng (dẫn tới vấn đề về độ tin cậy).
Việc cấp nguồn cho thiết bị ở phía khách hàng (như điện thoại) đòi hỏi phải sử dụng một đôi
dây xoắn.
Mạng quang thu động (PON) cố gắng làm giảm tính phức tạp của sợi quang bằng cách sử
dụng một sợi đơn (hoặc 1 bó sợi) để mang dịch vụ tới một nhóm khách hàng lớn ở một vùng
rộng lớn. Độ rộng băng tần sợi quang lớn được chia sẻ trên tất cả các thuê bao. Truyền dẫn luồng
lên phải được định thời để chúng không can nhiễu với các luồng lên khác từ các điểm khác trên
sợi quang. Trong các mạng như vậy, các CO nhỏ hơn hay các điểm phân phối có thể được loại
trừ, cho phép giảm giá thành mạng lưới. Trong khi PON ban đầu được đề xuất cho FTTH thì
chúng đang là ứng cử viên cho FTTC với VDSL trên các đôi dây xoắn nằm trong một vài trăm
mét cuối cùng.
Việc triển khai sợi quang cho truy cập thuê bao đang tăng lên nhanh chóng nhưng không
phải là FTTH. Ngày nay sợi quang được triển khai tới các khu thương mại, thường nối tới một
bộ ghép kênh đặt trong tòa nhà trung tâm thương mại. Sợi quang cũng đang được sử dụng để
tăng phạm vi từ CO tới đơn vị mạng quang ONU gần nhà khách hàng. Sự thay thế ONU đang
thay đổi từ đơn vị 1000 đường với các đường cáp đồng có độ dài lên tới 3 km phục vụ mỗi khách
hàng sang "vị trí sợi xa hơn" với ONU 16 đường với cáp đồng lên tới vài trăm mét phục vụ mỗi
khách hàng.

5.2 Cáp đồng trục và Đồng trục lai sợi quang

Các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ kiểu DSL trên các mạng cáp truyền hình.
Tuy nhiên, khoảng 90% cáp đồng trục hiện có là đơn hướng. Các công ty cáp đang nâng cấp lên
đường cáp đồng trục song hướng ở một số vùng được chọn. Do việc nâng cấp này là tốn kém
nên tỷ phần cáp đồng trục song hướng tăng lên rất chậm. Các công ty cáp ở một số nơi cũng
đang nâng cấp độ tin cậy của cơ sở hạ tầng, mà trong một số trường hợp, dưới mức tiêu chuẩn
yêu cầu bởi các khách hàng điện thoại. Dịch vụ số liệu qua cáp đồng trục đơn hướng là có thể
thông qua việc sử dụng một đường điện thoại và một modem cho truyền hướng lên với tốc độ
lên tới 28,8 kb/s. Loại truyền dẫn lai sử dụng modem điện thoại-cáp đồng trục là kém hấp dẫn
vì các lý do sau:

1. Chi phí cho modem cáp đồng trục và modem điện thoại
5.2. CÁP ĐỒNG TRỤC VÀ ĐỒNG TRỤC LAI SỢI QUANG 61

2. Không thể gọi điện thoại trong các phiên truyền dữ liệu và

3. Giới hạn tốc độ luồng xuống khoảng 300 kb/s do truyền các gói xác nhận luồng lên chậm.

Các mạng cáp đồng trục-sợi quang lai theo sau FTTH như một công nghệ dự kiến cho phân
phát các dịch vụ số băng rộng tới các khách hàng điện thoại, có lẽ được quan tâm nhiều nhất
vào cuối năm 1994. Một lần nữa, HFC có thể được xem là kinh tế hơn DSL và có độ rộng băng
lớn hơn. HFC là một phiên bản tích cực của PON khi sợi quan mang băng tần rộng tới nút phân
phối, và sau đó cáp đồng trục được triển khai để đấu vòng qua một số khách hàng. Một cáp
đồng trục điển hình có băng tần từ 5000 MHz đến 1000 MHz với giới hạn lý thuyết khoảng 10
Gbit/s hoặc cao hơn được chia sẻ cho vài trăm tới vài nghìn thuê bao trong một vùng địa lý được
phục vụ bởi cáp. Các vấn đề về cấp nguồn và hàn nối không còn là vấn đề mạch điện tử cho cáp
đồng trục rất kinh tế. HFC cũng đem lại cho các công ty điện thoại một cơ hội cạnh tranh với
các công ty truyền hình cáp về các dịch vụ giải trí cũng như dịch vụ song hướng. Mối quan tâm
của các công ty điện thoại về HFC đã giảm xuống vào năm 1996 và 1997, và đồng thời truyền
hình vệ tinh đã làm giảm mạnh thu nhập của các công ty truyền hình cáp.
Sự thất thoát trong thu nhập của truyền hình quảng bá đã làm tăng mối quan tâm của các
công ty truyền hình cáp về cái gọi là cable modems. Một nỗ lực gần đây và các hoạt động chuẩn
hóa trong nhóm IEEE802.14 đã tạo ra hai phương pháp (tiêu chuẩn) khác nhau để thực thi cable
modem. Dịch vụ dự kiến là truy cập Internet bằng các đường cáp đồng trục, mà một lần nữa nó
lại làm cho các công ty này nản lòng vì bản chất đơn hướng của các mạng cáp đồng trục hiện
có. Một lần nữa, chi phí cho việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng thành mạng cáp song hướng đang
được cân nhắc về khả năng tăng lợi nhuận tiềm tàng từ dịch vụ Internet. Nhiều người tán thành
rằng các cable modem phải được thực hiện nếu không các công ty truyền hình cáp sẽ thấy hậu
quả của việc lợi nhuận từ các dịch vụ của họ trở nên rất thấp khi truyền hình vệ tinh đang thu
hút mạnh mẽ các khách hàng của họ. Khi chuyển sang dịch vụ song hướng, cable modem hoạt
động bằng cách phát 384 kbit/s tới 2 Mbit/s luồng xuống trong một hệ thống cáp ở một vài khe
tần số trên 350 MHz đến 500 MHz, tùy thuộc vào nhà khai thác. Kiểu điều chế ở dạng QPSK
cho cả 2 tiêu chuẩn. Cáp đồng trục phải được khuếch đại ở các tần số này để truyền dẫn thành
công, nó là một phần của hoạt động xây dựng lại hệ thống cáp đồng trục. Độ rộng băng tần lên
bị giới hạn tới truyền dẫn giữa 5 và 40 MHz sau khi các mạch vòng cáp đã được thiết kế lại để
cho phép các tín hiệu đi qua theo hướng này. Độ rộng băng tần 384 kb/s tới 2 Mb/s trong trường
hợp này được chia sẻ, thường cho hàng trăm người sử dụng, với ngoại lệ rằng các khách hàng sẽ
không gửi các gói IP cho hoạt động truy cập Internet chính xác tại cùng một thời điểm. Một số
hệ thống cable modem phát 40 Mb/s luồng xuống trong mỗi kênh 6 MHz; dung lượng này được
chia sẽ qua vài trăm người sử dụng. Tính riêng tư, độ tin cậy, và lo ngại về hoạt động là vấn đề
liên quan tới cáp đồng trục. Một giao thức kiểm soát môi trường truy cập cho phép giải... Các
cable modem đang được bắt đầu thử nghiệm và ở cùng giai đoạn với DSL về công nghệ modem
và tính tích hợp, cả hai đang được hoàn thiện. Cable modem sẽ cạnh tranh và tạo ra động lực
cho các công ty điện thoại cung cấp cùng loại dịch vụ qua DSL. Sự thuận lợi về mặt kỹ thuật
của công ty điện thoại là khả năng sử dụng cáp đồng hiện có, vì vậy tránh được giá thành xây
dựng lại và độ rộng băng luồng lên cao hơn từ phía thuê bao. Mỗi khách hàng cũng có đường
truyền an toàn hơn, chứ không chia sẻ cùng môi trường như cáp đồng trục. Tuy nhiên các vấn
đề về tài chính và chính trị phức tạp vẫn cần được giải quyết trước khi sự sử dụng cable modem
tương đối so với DSL sẽ phải được hiểu tốt hơn và lên kế hoạch.
62 CHƯƠNG 5. SO SÁNH DSL VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC

5.3 Sự lựa chọn không dây

Dịch vụ điện thoại số không dây đã thu được lợi nhuận từ sự bùng nổ internet và thu nhập khắp
thế giới. Trong khi dịch vụ không dây số ngày nay là băng hẹp (thường khoảng 8 kb/s được
phân bổ cho mỗi khách hàng), thì đang nổi lên các mạng không dây thế hệ thứ 3- có lẽ ví dụ tốt
nhấp là dự án IMT2000 của ITU- là các khả năng phân phối lên tới 1 Mb/s tới một khách hàng
sẵn lòng trả cho dịch vụ này. Các dịch vụ không dây số sẽ cạnh tranh với vài dịch vụ như DSL.
Ngoài ra, sáng kiến về mạch vòng không dây nội hạt (WLL) đã được công bố bởi một số nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông chính có tốc độ từ 144 kbit/s ở giai đoạn triển khai ban đầu tới 26
Mbit/s trong triển khai cuối cùng.
Các tác giả tin rằng truy cập không dây ở một thời điểm nào đó sẽ có được vị trí đáng kể
trong thị trường dịch vụ số liệu. Tuy nhiên, đằng sau tất cả những kích thích này là một số vấn
đề kỹ thuật chính sẽ được giải quyết khi các phương án không dây tăng trưởng là:

• Triển khai anten

• Chật trội về băng tần

• Độ tin cậy

Các vấn đề này có liên quan với nhau ở mức độ nào đó. Triển khai anten có thể được sử dụng
để giải quyết sự chật trội về băng tần và các vấn đề về độ tin cậy, nhưng đòi hỏi chi phí lớn
để làm điều đó. Ngày nay, vấn đề về khan hiếm băng tần đã được giảm nhẹ thông qua việc sử
dụng phân bố các vùng địa lý theo kiểu tế bào. Các tế bào càng nhiều và kích thước càng nhỏ
thì mức độ tái sử dụng băng tần càng lớn- về cơ bản khai thác sự thỏa hiệp cơ bản giữa băng tần
và không gian. Các mạng không dây ban đầu hoạt động ở băng tần sóng mang từ 800 MHz đến
1000 MHz, nơi mà suy hao tín hiệu qua các môi trường không dây là nhỏ hơn nhiều ở tần số cao
hơn. Ngay cả ở tốc độ dữ liệu người sử dụng nhỏ hơn 10 kbit/s trên 1 thuê bao thì các mạng như
vậy có thể nhanh chóng bão hòa. Các mạng truy cập phân chia theo mã phức tạp hơn khai thác
bản chất thống kê của các cuộc gọi và âm thoại của chính nó để đem lại các hệ số tái sử dụng
lớn hơn. Quả thực, CDMA đang bắt đầu thực hiện đúng lời hứa ban đầu và tiêu chuẩn toàn cầu
các mạng thế hệ thứ 3 gần đây đã được chọn là CDMA. Sự trải rộng tín hiệu băng rộng hơn với
hệ số 100 hoặc cao hơn điển hình trong CDMA là không thực tế khi các tín hiệu có tốc độ dữ
liệu 1 Mb/s hoặc cao hơn, vì vậy đòi hỏi sự thay đổi khái niệm CDMA cho truy cập băng rộng.
Tuy nhiên ngay cả phương pháp này có giới hạn về băng tần. Hơn thế nữa, các hiệu ứng fading
vĩ mô nghiêm trọng (cơ bản nghẽn tín hiệu do các chướng ngại vật) làm giảm kết nối tin cậy ở
nhiều nơi, trong đó bất kỳ người dùng dịch vụ điện thoại di động
Chương 6

Các phương pháp truyền song công

Hầu hết các dịch vụ DSL đòi hỏi truyền dữ liệu theo hai hướng hay "song công". Các modem
DSL tách các tín hiệu ở hai hướng ngược chiều sử dụng các phương pháp truyền song công. Có
4 phương pháp truyền song công gồm: song công 4 dây, khử tiếng vọng, song công phân thời
gian, và song công phân theo tần số. Ba phương pháp cuối cùng sử dụng cùng một đôi dây xoắn
để truyền dẫn hai hướng.

6.1 Song công 4 dây

Hình minh họa song công 4 dây sử dụng hai kênh đôi dây xoắn, mỗi dây cho một hướng truyền.
Song công 4 dây cũng được biết tới với tên truyền "đơn công kép" bởi vì có hai kênh truyền đơn
công (đơn hướng). Nhược điểm rõ ràng của song công 4 dây là nó đòi hỏi hai đôi dây xoắn thay
vì một đôi như đối với các phương pháp truyền song công còn lại. Song công 4 dây là phương
pháp rẻ tiền nhất nếu đôi dây đồng phụ sẵn có không dùng tới. Tuy nhiên, do dây đồng phụ
thường là đắt nên giá thành tổng cộng thường là cao nhất với song công 4 dây, mặc dù giá thành
cho các thành phần điện tử có thể là rẻ hơn. Sự thỏa hiệp về giá thành điện tử để tiết kiệm dây
đồng là một đề tài chung thường xuất hiện trong kỹ thuật DSL.
Các DSL đầu tiên, các mạch T1(DS1, ANSI-T1.403) và E1 (G.703, ITU-T), mang tốc độ dữ
liệu 1,544 Mb/s và 2,048 Mb/s tương ứng với song công 4 dây. Khoảng cách tối đa điển hình
đối với các mạch T1 và E1 (không dùng bộ lặp) xấp xỉ 2000 m.
Song công 4 dây thường được sử dụng trong một số modem HDSL 2,048 Mb/s hiện đại với
khoảng cách xấp xỉ 4000 m khi các đôi dây đồng xoắn là dư thừa và đòi hỏi giá thành các bộ
thu phát thấp. Các DSL như vậy được gọi là HDSL đơn công kép. Các hướng truyền HDSL đơn
công kép điển hình được đặt trong các nhóm binder (bó sợi) khác nhau để tránh xuyên âm đầu
gần giữa các tín hiệu trong các hướng ngược nhau (xem Chương ).

63
64 CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN SONG CÔNG

6.2 Khử tiếng vọng

Song công khử tiếng vọng (xem Hình 6.1) đạt tới tốc độ dữ liệu của song công 4 dây trên duy
nhất một đôi dây xoắn, do đó tiết kiệm được cáp đồng hay tương ứng với việc tăng độ rộng băng
tần của các đôi dây xoắn hiện có. Khử tiếng vọng là dạng thức ghép kênh phổ biến nhất trong
DSL, được chuẩn hóa để sử dụng trong ISDN, HDSL và ADSL. Một "tiếng vọng" là sự phản
xạ của tín hiệu phát về bộ thu đầu gần. Tiếng vọng rất được quan tâm vì các tín hiệu tương ứng
với cả hai hướng truyền số đồng thời tồn tại trên đường truyền đôi dây xoắn, vì vậy tiếng vọng
là nhiễu không mong muốn. Tiếng vọng là phiên bản bị lọt ra của tín hiệu được phát đi. Một bộ
khử tiếng vọng tự thích nghi tạo ra một bản sao của tín hiệu phát bị vọng về và trừ nó cho tín
hiệu nhận được. Mũi tên được vẽ xuyên qua khối bộ khử tiếng vọng trong Hình 6.1 thường được
sử dụng trong xử lý tín hiệu số để biểu thị rằng một bộ lọc hoạt động một cách thích nghi sử
dụng tín hiệu trên đường dây làm tín hiệu điều khiển.

Hình 6.1: Khử tiếng vọng cho việc tách biệt tín hiệu trên 2 dây

Mạch sai động tương tự trong Hình 6.1 tách các tín hiệu phát khỏi các tín hiệu thu khi trở
kháng đường truyền hoàn toàn phối hợp bởi trở kháng bộ sai động tương ứng như đã thảo luận
trong Chương 3. Khi các trở kháng này không thể được phối hợp hoàn toàn, mà điều này hầu
hết là luôn đúng trong thực tế, một tiếng vọng của tín hiệu phát xuất hiện tại đầu ra tín hiệu thu
của bộ sai động. Thiết kế bộ sai động tốt đạt tới độ suy hao tín hiệu phát 20 dB trước khi nó
phát ra khỏi đầu ra tín hiệu thu của bộ sai động. Các tín hiệu đường dây số có thể bị suy hao lên
tới khoảng 40 dB, do đó tiếng vọng có thể vẫn lớn hơn tín hiệu mong muốn từ đầu xa khoảng
20 dB, dẫn tới tỷ số tín hiệu trên nhiễu không thể chấp nhận được để tách được tín hiệu mong
muốn từ đầu xa.
Đầu vào của bộ khử tiếng vọng là một tín hiệu phát ở dạng số được lấy mẫu. Đầu vào này
với các mẫu trước đó được lưu trong đường dây trễ số thường kéo dài từ 100 đến 200 µs Bộ khử
tiếng vọng nhân các mẫu đã được lưu này với các hệ số của bộ khử tiếng vọng và lấy tổng các
tích nhận được để hình thành một giá trị ước lượng của tiếng vọng, mà sau đó bị trừ khỏi đầu ra
của bộ sai động. Các hệ số để khử tốt nhất phụ thuộc vào đường truyền và do đó được xác định
một cách thích nghi.
Các bộ khử tiếng vọng phải có khả năng loại trừ tiếng vọng với mức trên 50 dB đối với
6.2. KHỬ TIẾNG VỌNG 65

ISDN, với mức trên 60 dB đối với HDSL và với mức trên 70 dB đối với ADSL. Các mức khử là
khác nhau vì tần số càng cao thì suy hao càng lớn với HDSL và ADSL, có nghĩa rằng máy thu
phải giảm tiếng vọng tần số cao tới mức thấp hơn để làm cho nó nhỏ hơn mức nhỏ nhất của các
tần số thu. Để đạt được mức loại trừ tiếng vọng cao này, bộ khử tiếng vọng phải xác định các
hệ số vọng thích nghi với độ chính xác cao. Một số bộ khử tiếng vọng cũng xây dựng đặc tính
phi tuyến cho các thành phần tiếng vọng mà không thể được biểu thị làm tổng các tích của các
mẫu tín hiệu phát. Khử tiếng vọng phức tạp hơn song công 4 dây. Tuy nhiên, với sự ra đời của
các bộ vi xử lý với khả năng xử lý tín hiệu số cao của các VLSI, khử tiếng vọng thậm chí phần
lớn các trường hợp khắt khe nhất (ADSL) thường có giá thành không đáng kể và do đó thường
có mặt trong thực tế.
Ước lượng tiếng vọng được tạo ra bởi bộ khử tiếng vọng có thể được viết ngắn gọn là

db = W ∗ X (6.1)

ở đây db là ước lượng của thành phần tiếng vọng d của tín hiệu nhận được tại lối ra của bộ sai
động. W là một vector cột của các hệ số khử tiếng vọng, và X là một vector tương ứng của các
mẫu tín hiệu phát (dấu * ở đầu ký hiệu chuyển vị và liên hợp phức). Tích của hai vector về mặt
toán học mô tả tổng trọng số được hình thành bởi bộ khử tiếng vọng. Các giá trị trong vector đầu
vào X cũng như hoạt động và độ chính xác có thể đạt được của bộ khử tiếng vọng phụ thuộc vào
mã đường được chọn (xem chương 7). Để minh họa độ phức tạp, tốc độ lấy mẫu của một máy
phát ISDN tối thiểu là 80 kHz, tương ứng với khoảng thời gian lấy mẫu 12,5 µs. Vì vậy, một độ
dài đáp ứng tiếng vọng 400 µs (tương ứng với kích thước của W và X) đòi hỏi tối thiểu 32 hệ
số, và vì vậy 32(80,000)=2,56 triệu phép tính trên 1 giây. Các bộ lọc thông thấp được sử dụng
để triệt bỏ nhiễu điển hình làm tăng độ dài của tiếng vọng. Các bộ khử tiếng vọng cho HDSL
có thể cần đến 64 hay 128 hệ số và lên tới 128×800.000=100 triệu phép tính trên 1 giây. Các
bộ khử tiếng vọng cho ADSL có thể cần đến 300 hệ số, nhưng lợi dụng tính không đối xứng và
"quay vòng" của mã đường DMT, điển hình yêu cầu từ 20 đến 30 triệu phép tính trên giây.

6.2.1 Khử tiếng vọng thích nghi

Các giá trị của hệ số có thể được quyết định bởi thuật toán cập nhật trung bình bình phương nhỏ
nhất - một phương pháp stochastic-gradient xác định kiểu lặp đi lặp lại và tìm kiếm các giá trị
hệ số chính xác. Tín hiệu lỗi bộ khử tiếng vọng là

e = d − db (6.2)

và bằng tín hiệu nhận được nếu bộ khử tiếng vọng tái tạo một cách hoàn hảo tiếng vọng và loại
trừ nó. Tín hiệu lỗi này cũng được sử dụng để cập nhật giá trị bình phương trung bình nhỏ nhất.

Wk+1 = Wk + µek Xk∗ (6.3)

ở đây chỉ số k là chỉ số thời gian cập nhật. Hằng số µ xác định sự thỏa hiệp giữa độ chính xác
ước đoán và tốc độ tìm kiếm.
Khử tiếng vọng phi tuyến làm tăng khả năng khử tiếng vọng trên bằng cách bổ sung một
bảng tham chiếu đưa ra điểm ước lượng tiếng vọng d (RAM đánh địa chỉ bởi vector Xk ). Địa
chỉ cho bảng tham chiếu được xác định bởi các bit có trọng số lớn nhất của các mẫu tín hiệu
66 CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN SONG CÔNG

phát đối với vài mẫu tương ứng với các chu kỳ thời gian thu khi phần lớn năng lượng vọng lại
bị phản xạ. Việc cập nhật vị trí bảng tham chiếu đơn giản là lấy trung bình (giá trị mới= giá trị
cũ + λ (lỗi)). λ là một hằng số xác định sự thỏa hiệp giữa độ chính xác và thời gian dò tìm của
bộ khử tiếng vọng phi tuyến.

6.3 Song công phân chia thời gian

Song công phân chia theo thời gian (TDD) giữ im lặng một hướng truyền trong khi hướng kia
đang làm việc. Điều khiển tuyến thay đổi tại các khoảng thời gian chia đều giữa các hướng
truyền. TDD tránh được sự cần thiết về bộ khử tiếng vọng trên một mạch vòng 2 dây, như được
minh họa trên Hình 6.2. Các "chuyển mạch" thay đổi giữa hai hướng truyền nhằm cho phép cả
hai đôi của máy phát/máy thu sử dụng cùng một đường 2 dây. Tuy nhiên, đối với truyền dẫn đối
xứng, tốc độ dữ liệu phải tối thiểu được chia đều vì chỉ một nửa thời gian kết nối được dùng để
truyền. Điển hình, sự quay vòng của mạch vòng gây ra thêm một số tổn thất về tốc độ truyền do
trong thực tế chúng không thể được thực hiện ngay lập tức. TDD đôi khi được gọi bằng một tên
thân mật là "ping-pong" một sự ví von giữa môn bóng bàn với điều khiển truyền dẫn.

Hình 6.2: Khử tiếng vọng cho việc tách biệt tín hiệu trên 2 dây

Ví dụ 1 - ISDN ở Nhật. Các nhà cung cấp viễn thông nhật bản đôi khi sử dụng TDM thay
cho tiêu chuẩn truyền dẫn ISDN ANS T1.601 (tiêu chuẩn cho khử tiếng vọng). Trong hệ thống
này, mỗi hướng truyền sẽ có lượt truyền trong khoảng thời gian 400 µs
Ví dụ 2 - VDSL: Trên danh nghĩa, TDM gây ra tổn thất băng tần không thể chấp nhận được
đối với các dịch vụ như ADSL hay VDSL khi các dịch vụ này cố tận dụng băng tần truyền dẫn
trên đôi dây xoắn. Tuy nhiên, trong một DSL, xuyên âm trở nên trầm trọng ở các tần số cao
hơn. Xuyên âm đầu gần (xem Chương 3) chiếm ưu thế trên các loại nhiễu ở tần số trên 300 kHz
trong DSL. Các tín hiệu VDSL chiếm băng tần rộng hơn nhiều và gây xuyên âm không thể chấp
nhận được sang nhau nếu triệt tiếng vọng được sử dụng. Vì vậy, trong khi TDM chắc chắn gây
ra tổn thất thời gian truyền, thì sự mất mát này có thể được bù trừ bằng giảm NEXT xuống tối
thiểu nếu tất cả các đường trong một binder cùng làm việc (tức là chúng "ping" và "pong" cùng
một thời điểm). Một số đề xuất VDSL gần đây (VDSL-SDMT) sử dụng TDM nhằm giảm giá
thành và cải thiện hiệu suất so với sử dụng phương thức triệt tiếng vọng. VDSL vẫn chưa được
chuẩn hóa và các đề xuất cho ghép kênh (FDM) đang được nghiên cứu.
6.4. GHÉP KÊNH PHÂN CHIA TẦN SỐ 67

6.4 Ghép kênh phân chia tần số

Ghép kênh phân chia tần số (FDM) phát các hướng khác nhau trên các băng tần không chồng
lấn, như Hình 6.3. FDM vẫn chưa được sử dụng nhiều trong thực tế chủ yếu do biến đổi suy
hao đường truyền tạo ra độ không chắc chắn về lượng băng tần cần được phân bổ cho hai hướng
truyền. FDM, giống như TDM tránh được NEXT nếu tất cả đường truyền sử dụng cùng một
băng tần. Một sự lựa chọn FDM (tương thích với khử tiếng vọng) cho ADSL cho phép đặt trước
138 kHz đầu tiên cho truyền luồng lên và phù hợp với tiêu chuẩn T1.413. Lựa chọn này phần lớn
được sử dụng ở Mỹ. Tuy nhiên hiệu suất được thỏa hiệp trong cấu hình này và băng tần luồng
lên bị giới hạn đối với các tốc độ dữ liệu dưới tốc độ mong muốn đối với một số dịch vụ (truy
cập internet). Một số tiêu chuẩn ADSL mới từ ITU được biết tới như "g.dmt", "g.922.1", "g.lite"
và "g.922.1", thực tế có 3 phụ lục, mỗi phụ lục cho phép FDM, khử tiếng vọng, hay TDM trong
các modem ADSL này

Hình 6.3: Khử tiếng vọng cho việc tách biệt tín hiệu trên 2 dây
68 CHƯƠNG 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN SONG CÔNG
Chương 7

Các phương thức truyền dẫn số cơ bản

7.1 Điều chế và giải điều chế cơ bản

Tất cả các kênh truyền về cơ bản là tương tự và vì vậy có thể biểu thị nhiều hiệu ứng truyền dẫn.
Đặc biệt, các đường điện thoại là tương tự và vì vậy các DSL sử dụng một số dạng điều chế.
Mục đích cơ bản của điều chế là nhằm biến đổi một luồng bit đầu vào DSL thành các tín hiệu
tương tự phù hợp với đường truyền.

Hình 7.1: Máy phát của hệ thống truyền dẫn số

Hình 7.1 mô tả máy phát của một hệ thống truyền dẫn số. Máy phát biến đổi mỗi nhóm b
bit liên tiếp từ một luồng bit số thành một trong số 2b biểu tượng dữ liệu, xm qua phép ánh xạ
một-vào-một được gọi là bộ mã hóa. Mỗi nhóm b bit hình thành một bản tin m, với M = 2b thì
các giá trị có thể của m=0,...,M-1. Các biểu tượng dữ liệu xm là các vector N chiều (có thể là
phức), và tập M vector hình thành một chùm tín hiệu (signal constellation). Điều chế là một
quá trình biến đổi mỗi vector biểu tượng dữ liệu thành một tín hiệu tương tự liên tục về thời gian
xm (t)m=0,...,M −1 đại diện cho bản tin tương ứng với mỗi nhóm b bit liên tiếp. Bản tin có thể thay
đổi theo hệ thống truyền dẫn số được sử dụng và do đó chỉ số bản tin m và biểu tượng tương
ứng xm được xem là ngẫu nhiên, nhận một trong M giá trị có thể mỗi khi bản tin được truyền đi.
Chương này giả thiết rằng mỗi bản tin có xác suất xuất hiện là như nhau và bằng 1/M. Bộ mã
hóa có thể là tuần tự, trong trường hợp đó việc bố trí từ các bản tin vào các biểu tượng dữ liệu

69
70 CHƯƠNG 7. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN SỐ CƠ BẢN

có thể thay đổi theo thời gian như được đánh số bởi một trạng thái bộ mã hóa, tương ứng với
v bit thông tin của trạng thái trước (hàm của các nhóm bit đầu vào trước đó). Có 2v trạng thái
có thể khi bộ mã hóa là tuần tự. Khi v=0, chỉ có một trạng thái duy nhất và bộ mã hóa là không
nhớ.

Hình 7.2: Bộ điều chế tuyến tính

Điều chế tuyến tính sử dụng một tập gồm N hàm cơ bản trực giao năng lượng đơn vị
φn (t)n=1:N độc lập với bản tin được phát đi m. Vì vậy, các hàm cơ sở thỏa mãn điều kiện trực
chuẩn: (
Z ∞
1 n=l
ϕn (t)ϕ∗l (t)dt = (7.1)
−∞ 0 n 6= l

Hàm cơ bản thứ n tương ứng với thành phần dạng sóng tín hiệu tạo ra bởi thành phần thứ
n của symbol xm . Các mã đường khác nhau được xác định bởi sự lựa chọn các hàm cơ bản và
bởi sự lựa chọn vector biểu tượng chùm tín hiệu xm , m=0,...,M-1. Hình 7.2 mô tả chức năng của
bộ điều chế tuyến tính: Với mỗi chu kỳ symbol T giây, bộ điều chế tiếp nhận các thành phần
vector biểu tượng dữ liệu tương ứng xmn và nhân mỗi thành phần này với hàm cơ sở của nó
ϕ1 (t), ..., ϕN (t) tương ứng, trước khi lấy tổng tất cả để hình thành dạng sóng điều chế xm (t).
Dạng sóng này sau đó được đưa vào kênh.
Năng lượng trung bình, εx , của tín hiệu phát có thể được tính bằng lấy trung bình của tích
phân bình phương trị số của x(t) qua tất cả các tín hiệu có thể,

M −1  Z ∞ 
1 X 2
εx = |xm (t)| dt (7.2)
M m=0 −∞
7.1. ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ CƠ BẢN 71

hay dễ dàng hơn bằng cách tìm độ dài bình phương trung bình của vector biểu tượng dữ liệu.

M −1
1 X
εx = . kxm k2 (7.3)
M m=0

Công suất số của các tín hiệu được phát đi khi đó là Sx = εx /T . Công suất tương tự, Px , là
công suất số tại đầu ra bộ điều khiển nguồn chia cho trở kháng đầu vào của kênh khi trở kháng
đường truyền và nguồn là thực và được phối hợp (xem Phần 3.5.2.1). Nhìn chung công suất
tương tự khó tính hơn tính toán công suất số, và Phần 3.5.2.1 mô tả cách tính công suất tương tự
chính xác cho các đường truyền đôi dây xoắn. Các nhà phân tích truyền dẫn thường ứng dụng
các hằng số đạt được cho một mạch điều khiển tương tự đặc biệt vào việc xác định các điểm
chùm tín hiệu hay giá trị vector biểu tượng xm và bình thường hóa các hàm cơ sở. Công suất tín
hiệu số khi đó chính xác bằng công suất tương tự, kết quả là nó cho phép các hiệu ứng đường
truyền được xem như một điện trở 1 Ω.

Hình 7.3: Kênh bị hạn chế băng tần với tạp âm Gauss

Kênh trên Hình 7.3 gồm 2 nguồn gây méo tiềm tàng là: lọc với băng hạn chế các tín hiệu
được phát đi thông qua bộ lọc với hàm truyền đạt H(f) và tạp âm Gauss phát sinh (trừ khi có
thảo luận đặc biệt) với giá trị trung bình bằng 0 và mật độ phổ công suất Sn (f ). Người thiết kế
nên phân tích hệ thống truyền dẫn với một H(f) được sửa đổi cho thích hợp
 
H(f ) → H(f ).σ/Sn5 (f )

để bao gồm các hiệu ứng của tạp âm định dạng phổ và khi đó đủ để khảo sát chỉ một trường
hợp tạp âm trắng tương đương ở đó mật độ phổ công suất nhiễu là hằng số, σ 2 .

7.1.1 Kênh tạp âm Gauss trắng cộng

Kênh có tạp âm Gauss trắng cộng (AWGN) được nghiên cứu nhiều nhất trong truyền dẫn số.
Kênh này đơn giản là lập mô hình tín hiệu phát khi bị gây nhiễu bởi một lượng tạp âm cộng
thêm. Kênh này có |H(f )|=1, nghĩa là không có lọc với băng hạn chế trong kênh (rõ ràng điều
này là lý tưởng hóa). Nếu kênh không bị méo thì |H(f )|=1 và σ 2 =0. Trên một kênh không méo,
máy thu có thể khôi phục biểu tượng dữ liệu ban đầu bằng cách lọc đầu ra của kênh y(t)=x(t)
72 CHƯƠNG 7. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN SỐ CƠ BẢN

bằng một ngân hàng gồm N bộ lọc phối hợp song song với các đáp ứng xung ϕn (−t) và bằng
cách lấy mẫu đầu ra của các bộ lọc này tại thời điểm t=T, như được trình bày trên Hình 7.4.
Việc khôi phục vector biểu tượng dữ liệu này được gọi là giải điều chế. Một công cụ truyền tín
hiệu số song hướng thực hiện các chức năng "điều chế" và "giải điều chế" thường được gọi tắt
là modem. Thực hiện ánh xạ ngược một-vào-một vector đầu ra của bộ giải điều chế qua bộ mã
hóa trên được gọi là giải mã. Với kênh có nhiễu, vector đầu ra y của bộ giải điều chế không
nhất thiết phải bằng đầu vào x của bộ điều chế. Quá trình quyết định biểu tượng nào gần với y
nhất được gọi là quá trình phát hiện tín hiệu (detection). Khi tạp âm là Gauss trắng, bộ giải điều
chế trên Hình 7.4 là tối ưu. Bộ phát hiện tối ưu chọn x b làm giá trị vector biểu tượng xm gần y
nhất về mặt khoảng cách / độ dài vector.
b = i nếuky − xi k ≤ ky − xj k cho mọi j 6= i, i, j = 0, ..., M − 1
m (7.4)

Hình 7.4: Giải điều chế, phát hiện và giải mã

Bộ phát hiện như vậy được gọi là bộ phát hiện khả năng xảy ra lớn nhất và xác xuất quyết
định có lỗi xung quanh x là nhỏ nhất ( nhóm b bit tương ứng). Kiểu phát hiện này chỉ tối ưu khi
tạp âm là trắng. Kênh Gauss có độ hạn chế băng tần rất nhỏ (nhất thiết là băng tần không hạn
chế) và được gọi là bộ phát hiện từng biểu tượng (symbol) một. Mỗi đầu ra bộ lọc phối hợp có
các mẫu tạp âm độc lập (với các mẫu đầu ra của bộ lọc phối hợp khác) và tất cả có giá trị mẫu
tạp âm bình phương trung bình σ 2 . Vì vậy tỷ số tín hiệu/tạp âm (SNR) là
εx /N
SN R = (7.5)
σ2

Thực thi các bộ phát hiện thường xác định các miền giá trị cho y mà có thể ánh xạ qua bộ
phát hiện khả năng xảy ra lớn nhất (ML) vào các giá trị biểu tượng nhất định hoặc b bit tương
ứng. Các miền này thường được gọi là các miền quyết định.
Một lỗi xuất hiện khi m b 6= m, tức là, y gần với một vec tơ biểu tượng khác hơn là vector
biểu tượng đúng. Vì vậy một lỗi gây ra bởi tạp âm sẽ quá lớn đến mức mà y nằm trong một miền
quyết định cho một điểm xj , j 6= m mà giá trị này không giống biểu tượng đã được phát đi. Xác
xuất lỗi như vậy trên kênh AWGN nhỏ hơn hoặc bằng xác xuất tạp âm lớn hơn một nửa khoảng
cách giữa hai điểm của chùm tín hiệu gần nhất. Khoảng cách tối thiểu này giữa hai điểm chùm
tín hiệu, dmin , dễ dàng tính được là

dmin = minkxi − xj k (7.6)


7.1. ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ CƠ BẢN 73

Các véc tơ biểu tượng trong một chùm tín hiệu, mỗi vector sẽ có một số "hàng xóm" gần
nhất ở (hoặc vượt quá) khoảng cách tối thiểu Nm này. Số "hàng xóm" gần nhất trung bình là

M −1
1 X
Ne = . Nm (7.7)
M m=0

tính số cách mà một lỗi dễ có xảy ra nhất. Vì vậy, xác xuất lỗi thường được tính gần đúng
như sau:  
d
Pe ∼
min
= Ne Q (7.8)

ở đây hàm Q thường được sử dụng bởi các kỹ sử DSL. Đại lượng Q(x) là xác xuất mà một
biến ngẫu nhiên dạng Gauss (zero-mean) độ lệch đơn vị (σ 2 =1) vượt quá giá trị trong đối số, x,

Z ∞
1 2
Q(x) = √ e−u /2 du (7.9)
x 2π

Hàm Q phải được đánh giá bằng phương pháp tích phân số nhưng Hình 6.5 vẽ giá trị của
hàm Q theo đối số của nó (log(x)) theo dB. Ta có thể tính theo công thức sau


Q(x) = 5.erf c(x/ 2) (7.10)
Để so sánh hiệu suất của các dạng thức truyền với số chiều khác nhau, các số đo về hiệu suất
thường được chuẩn hóa dẫn tới xác suất lỗi biểu tượng chuẩn hóa

Pbe = Pe /N (7.11)

và năng lượng chuẩn hóa trên ký tự (symbol)

εbx = εx /N (7.12)

Khi đó SN R = εbx /σ 2 . Một số đo liên quan là xác xuất lỗi bit Pe được cho bởi

 
Nb dmin
Pb = .Q (7.13)
b 2σ

Trong đó Nb là số lỗi bít trung bình trên lỗi biểu tương và được cho bởi

M −1
X 1 X
Nb = . nb (m, j) (7.14)
m=0
M j6=m

và nb (m, j) là số lỗi bit ánh xạ qua bộ mã hóa nếu bản tin m được giải mã không đúng sang
bản tin j.
74 CHƯƠNG 7. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN SỐ CƠ BẢN

7.1.2 Độ dự trữ, Khoảng cách và Dung lượng

Thường thì người ta muốn đặc trưng hóa một phương thức truyền dẫn và kênh truyền kết hợp
một cách đơn giản. Độ dự trữ, khoảng hở và dung lượng là các khái niệm liên có quan hệ cho
phép một đặc trưng đơn giản như vậy. Nhiều mã đường được sử dụng thông dụng được đặc trưng
bởi khoảng cách tỷ số tín hiệu trên nhiễu hoặc đơn giản chỉ là khoảng cách. Khoảng cách được
ký hiệu là Γ = Γ(Pe , C) là một hàm của xác xuất lỗi ký tự và mã đường đã chọn Pe và C tương
ứng. Khoảng cách này là thước đo hiệu suất của phương thức truyền so với hiệu suất cao nhất
có thể trên một kênh AWGN và thường không đổi trong dải rộng b (bit/ký tự) mà có thể được
truyền đi bởi kiểu mã đường nhất định nào đó. Thực chất hầu hết các mã đường được định lượng
theo tốc độ bit có thể đạt được (với 1 Pe đã cho) theo công thức sau:
 
1 SN R
b = log2 1 + (7.15)
2 Γ
Chương 8

Công nghệ đường dây thuê bao số không


đối xứng ADSL

Mục đích của chương:

• Giới thiệu nguyên lý làm việc của ADSL.

• Giới thiệu tổng quan mọi vấn đề và giải pháp khi sử dụng tốc độ bit cao trên đôi dây cáp
đồng xoắn.

8.1 Giới thiệu

8.1.1 Truyền số liệu qua modem POTS

Hình 8.1: Thông tin modem băng tần thoại

• Các tần số trong băng tần thoại được truyền qua kết nối chuyển mạch của một mạng
PSTN.

75
76 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

• Băng tần thoại này được sử dụng cho thông tin thoại hay thông tin modem (như fax, V.32,
V.90 ...)

Hình 8.2: Thông tin modem băng tần thoại so với phi thoại

8.1.2 So sánh thông tin modem POTS với phi POTS

Khi so sánh thông tin modem POTS với thông tin modem phi POTS ta có thể thấy rõ các yếu
tố sau:

• Các công nghệ DSL cũng sử dụng các tần số khác ngoài băng tần thoại để điều chế thông
tin trên đường dây điện thoại nội hạt.

• ISDN đem lại cho chúng ta một kết nối tốc độ 160 kb/s trên đường điện thoại nội hạt.

• ADSL đem lại cho chúng ta kết nối tốc độ cao trên đường điện thoại nội hạt.

• Ngày nay ta đang phải đối mặt với 2 vấn đề gồm:

1. Mạng điện thoại, được thiết kế đặc biệt để truyền tiếng nói (sử dụng chuyển mạch
kênh), không lý tưởng trong việc truyền dữ liệu. Nguyên nhân chính là do bản chất
phát theo cụm của thông tin dữ liệu và dung lượng hạn chế của mạng điện thoại (64
kb/s). Vì vậy mà B-ISDN đã được phát minh
2. Tốc độ thấp: dung lượng của một modem tương tự bị giới hạn vào khoảng 56 kb/s

• Giải pháp cho vấn đề này là ADSL, ở đây chúng ta mở rộng băng tần được sử dụng tới
trên 1 MHz.

• Công nghệ V.90 có thể tăng tốc luồng dữ liệu xuống từ Internet tới máy tính của chúng ta
với tốc độ lên tới 50 kb/s.
8.1. GIỚI THIỆU 77

8.1.3 ADSL: Đường dây thuê bao số không đối xứng.

Đặc điểm:

• Luồng xuống ADSL tốc độ dữ liệu có thể đạt tới 8,1 Mb/s. Tốc độ dữ liệu luồng lên tối
đa bị giới hạn vào khoảng 1/10 tốc độ luồng xuống tối đa.

• Khoảng cách bị giới hạn tối đa là 5,4 km.

• ADSL đem lại khả năng truyền tải nhiều dịch vụ cùng một lúc: Thoại, duyệt Web, VOD,
...

Hình 8.3: Đường dây thuê bao số không đối xứng ADSL

8.1.4 Phổ tần của ADSL

ADSL sử dụng các tần số trên đường cáp đồng nội hạt lên tới 1,1 MHz
Các tần số này không chồng lấn băng tần POTS và vì vậy cho phép đồng thời truyền tín hiệu
thoại và dữ liệu.

• Chúng ta đưa ra khái niệm FDM (Ghép kênh phân chia theo tần số)

• Ngoài các tần số được sử dụng truyền thống qua UTP (300-3400 Hz) chúng ta bắt đầu sử
dụng các tần số cao hơn kênh ADSL luồng lên và luồng xuống.
78 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

Hình 8.4: Phổ tần của ADSL

• Do ADSL là một dịch vụ không đối xứng với dung lượng lớn hơn trên hướng xuống nên
chúng ta cần băng tần lớn hơn trong hướng này.

• Ta sẽ giải thích vấn tại sao tần số cao nhất sẽ dẫn đến nhiều khó khăn. Dung lượng của
dữ liệu truyền tải giảm khi tăng tần số sử dụng. Nói cách khác các tần số dành riêng cho
POTS không thể được sử dụng cho ADSL là một điều đáng tiếc. Các tần số POTS không
thể được sử dụng cho ADSL do quan niệm về Đường Dây Sống vẫn còn hiệu lực. Khái
niệm về Đường Dây Sống có nghĩa là ta có thể thực hiện cuộc gọi trong trường hợp nguồn
điện lực bị mất.

• VoDSL (thực hiện cuộc gọi qua tín hiệu ADSL) không hỗ trợ khái niệm Đường Dây Sống
này.

• Tốc độ của ADSL sẽ tăng khi các bộ lọc Tích cực (ACTIVE splitter) được sử dụng. Do
khái niệm về Đường Dây Sống nên chỉ có các bộ tách thụ động (PASSIVE splitter) được
phép sử dụng do các bộ tách tích cực chứa các OP AMP đòi hỏi phải được cấp nguồn.

8.1.5 POTS splitter PS

Âm thoại và dữ liệu được truyền đồng thời qua cùng một đôi dây đồng theo cả hai hướng (hoàn
toàn song công)
Các tín hiệu ADSL truyền giữa tổng đài điện thoại nội hạt (CO) và đầu cuối mạng ADSL
(hay còn gọi là modem ADSL).
Ngày nay có rất nhiều bộ lọc (hay bộ tách) có mặt trên thị trường phù hợp cho từng khu vực.
Trở kháng phức của bộ lọc giữa các quốc gia có thể khác nhau tùy thuộc vào thực trạng vật lý
của mạch vòng đường dây thuê bao.

• Các tần số thấp hơn sử dụng bởi ADSL có thể gây nhiễu sang phổ tần thoại và cần phải
được lọc ra khỏi máy điện thoại.

• Trong các tình huống nhấc máy, đặt máy điện thoại thì trở kháng đường truyền thay đổi
gây ảnh hưởng lên truyền dữ liệu qua modem ADSL.
8.1. GIỚI THIỆU 79

Hình 8.5: Bộ tách POTS

8.1.6 Thoại/ dữ liệu qua DSL?

Trong ADSL âm thoại được gửi đi trong một phần phổ tần tách biệt (FDM). Tín hiệu vẫn duy
trì ở dạng tương tự. Nhược điểm ở đây là sự cần thiết của bộ tách POTS và thực tế là ta chỉ có 1
đường thoại. Trong trường hợp VoDSL có thể lên tới 16 máy điện thoại có thể được kết nối vào

Hình 8.6: Thoại/dữ liệu qua DSL

modem VoDSL và tín hiệu thoại được ghép vào một kết nối ATM over ADSL. Tất cả 16 máy
có thể được sử dụng cùng một lúc cho các cuộc gọi khác nhau.
Các modem VoDSL ngày nay có 4 hoặc 8 cổng điện thoại.
Con số tới hạn 16 là do giới hạn của tốc độ bit ADSL luồng lên. Trong trường hợp SHDSL
số máy điện thoại có thể tăng lên tới 32.
Trên đường truyền lưu lượng thoại và dữ liệu được kết hợp. Sự kết hợp này của thoại và dữ
liêu chỉ duy nhất trong mạng truy cập.
ở hầu hết các nước có các qui định riêng yêu cầu rằng dịch vụ đường dây sống phải sẵn
có ở mọi thời điểm. Dịch vụ đường dây sống có nghĩa là cuộc gọi điện thoại phải có thể được
thực hiện được bất cứ lúc nào kể cả trường hợp đường điện lực ở phía khách hàng bị cúp. Khi
modem ADSL của chúng ta được cấp nguồn cục bộ thì trong trường hợp điện bị cúp chúng ta sẽ
mất kết nối ADSL. Điều này có nghĩa rằng chúng ta vẫn cần đến dịch vụ POTS ngay cả khi có
VoDSL. Vào thời điểm này các trung tâm nghiên cứu R&D đang xem xét khả năng cấp nguồn
cho modem ADSL từ xa để ADSL có thể luôn hoạt động và VoDSL có độ sẵn sàng cao. Khi đó
80 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

băng tần POTS của chúng ta trở nên không cần thiết, nghĩa là chúng ta có thể sử dụng băng tần
này cho xDSL.

8.1.7 Kiến trúc mạng ADSL

Kiến trúc mạng cơ bản cho trên Hình 8.7 rất quan trọng vì nó là một nền tảng cho những thảo
luận về công nghệ sau này. Một mạch vòng nội hạt là một đôi dây nối giữa nhà khách hàng và

Hình 8.7: Kiến trúc mạng ADSL

tổng đài nội hạt. Đối với Full rate ADSL, các bộ tách nằm ở cả hai đầu của mạch vòng nội hạt
nhằm cách ly POTS khỏi ADSL.
Tại phía khách hàng, một bộ tách (splitter) được lắp đặt tại điểm ranh giới giữa đôi dây của
công ty điện thoại và dây nhà khách hàng. Tại điểm ranh giới, một thiết bị khác gọi là thiết bị
giao tiếp mạng (NID) cung cấp sự cách ly cần thiết giữa nhà khách hàng và công ty điện thoại.
Bộ tách được lắp đặt ở phía nhà khách hàng "đằng sau" NID và hai đôi dây tách ra từ đó. Đôi
dây thứ nhất, thường là dây hiện có, cung cấp dịch vụ thoại. Dây này tách ra thành các nhánh
và kết cuối tại các hộp gắn trên tường ở đó các thiết bị POTS, chẳng hạn như điện thoại và máy
Fax được nối với nhau. Đôi dây thứ 2 (có thể là dây mới) rời bộ splitter để cung cấp dịch vụ
ADSL. Dây ADSL này sau đó được nối vào một modem ADSL tại phía khách hàng (modem
này còn dược gọi là thiết bị đầu cuối ADSL từ xa (ATU-R)).
Các bộ tách splitter cũng được lắp đặt ở phía tổng đài nội hạt (CO) tại đây mạch vòng nội
hạt được kết cuối trên một giá MDF. Đây là điểm trung tâm mà các mạch vòng tỏa ra tới nhà các
khách hàng được kết cuối. Đối với ADSL, một đôi dây sẽ đấu nối mỗi mạch vòng vào một bộ
tách phía CO (thực tế tồn tại một ngân hàng bộ tách, mỗi bộ cho một mạch vòng sử dụng dịch
vụ ADSL). Cũng giống như trường hợp bộ tách phía nhà khách hàng, hai đôi dây rời bộ tách
phía CO. Đôi đầu tiên nối vào chuyển mạch thoại PSTN để cung cấp dịch vụ POTS. Đôi thứ
hai nối vào thiết bị đầu cuối ADSL tương ứng ở phía CO gọi là ATU-C. Nói ngắn gọn, ATU-R
và ATU-C là các modem nằm ở hoặc là đầu này, hoặc là đầu kia của đường dây ADSL. Vì lý
do hiệu quả, một ngân hàng ATU-C được kết hợp với một bộ ghép kênh để hình thành nên bộ
8.1. GIỚI THIỆU 81

bộ ghép kênh truy cập DSL (DSLAM) ở phía tổng đài, và bộ này kết nối vào một mạng của nhà
cung cấp dịch vụ.
Tác động về mặt kiến trúc của một bộ tách tùy chọn ở nhà khách hàng lên dịch vụ ADSL sẽ
được thảo luận sau. Giờ đủ để ta hiểu rằng khả năng loại trừ bộ tách phía nhà khách hàng ngụ
ý rằng POTS và dịch vụ ADSL có thể tồn tại đồng thời mà không cần phải cách ly- nói cách
khác, chúng có thể can nhiễu tới nhau. Vì vậy, công nghệ ADSL lite hợp nhất các cơ chế giảm
thiểu ảnh hưởng của can nhiễu này.

8.1.8 Các ứng dụng của ADSL

Bản chất bất đối xứng của ADSL làm cho nó rất phù hợp cho hầu hết mọi ứng dụng đòi hỏi
băng tần luồng xuống cao trong khi đòi hỏi băng tần luồng lên nhỏ hơn. Ta đã biết VoD là động
lực đầu tiên cho ADSL; tuy nhiên, truy cập internet đã nhanh chóng trở thành động lực chính
cho cả ADSL full-rate và ADSL lite. Sau đây xin giới thiệu một vài ứng dụng được phát triển
và triển khai cho các công nghệ này.

• Làm việc từ xa (telecommuting): telecommuting cho phép mọi người làm việc từ nhà
của mình và nối tới những nguồn tài nguyên tại công sở. Tới mức độ mà telecommuting
ngụ ý rằng chỉ truy cập dữ liệu thì cả ADSL full-rate và ADSL lite đều có thể hỗ trợ ứng
dụng này. Tuy nhiên, những người làm việc từ xa còn có nhu cầu ngày càng tăng về truy
xuất từ xa đối với cả dịch vụ thoại và số liệu. Chẳng hạn, người ta muốn có một điện thoại
ở nhà hoạt động như một số mở rộng ở xa tổng đài PBX của công ty. Các công ty đang
phát triển các sản phẩm khai thác băng tần của ADSL full-rate để hỗ trợ nhiều đường dây
điện thoại ảo có thể làm cho các thiết bị POTS (như fax, điện thoại) làm việc như một số
mở rộng của một PBX của công ty. Hỗ trợ các dịch vụ thoại và số liệu kết hợp có thể đòi
hỏi sự chuyển đổi sang ADSL full-rate với chất lượng dịch vụ QoS được bảo đảm.

• Xem video online hay thông tin thời gian thực. ADSL cho phép việc phân phối các ứng
dụng nhạy cảm về băng thông và thời gian thực, chẳng hạn như tin tức, cổ phiếu và thời
tiết.

• Đào tạo từ xa: ADSL full-rate với QoS được đảm bảo có thể hỗ trợ một luồng video
MPEG-2, do đó cho phép một trung tâm đào tạo phát quảng bá các video clip về đào tạo
tới nhiều nơi và thông tin với các học viên ở những nơi đó.

• Khám chữa bệnh từ xa. Các bác sĩ kể cả các kỹ thuật viên tia X có thể chuẩn đoán và
đưa ra các lời khuyên về các thủ tục cần thiết sử dụng tia X và các hình ảnh video khác
gửi về cho mình từ một vùng địa lý khác. Thông thường, bác sĩ là một chuyên gia trong
bệnh viện, và vùng xa là một vùng nông thôn. Điều này có thuận lợi là đem các dịch vụ tư
vấn tới các phòng khám ở nông thôn. Trong một ứng dụng phát triển bởi trường Đại học
Alabama, một kỹ thuật viên tia X có thể điều khiển từ xa một kính hiển vi để soi phim của
một bệnh nhân và thực hiện các chức năng chẳng hạn như phân tích trọng lượng, phóng to
thu nhỏ nhờ sử dụng kết nối ADSL full-rate.

• Hội nghị hình. Trong phân tích ban đầu, hội nghị hình có thể không phù hợp với ADSL
vì nó đòi hỏi tính đối xứng của băng tần. Tuy nhiên, với ADSL full-rate và với sự đảm
82 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

bảo về QoS, nó có thể cung cấp một kênh chuyên dụng H0 (tức là 384 × 384 kb/s) trong
băng tần sẵn có của ADSL cho ứng dụng hội nghị hình, trong khi vẫn dành đủ băng tần
cho các ứng dụng khác. Đây là ví dụ cho thấy tại sao một số ứng dụng nhất định với yêu
cầu về băng tần đối xứng có thể hỗ trở bởi ADSL.

8.1.9 Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL

Như đã trình bày trong phần trước, ADSL Forum đẩy mạnh nhiệm vụ định nghĩa kiến trúc tham
khảo xung quanh công nghệ lớp vật lý cơ sở. Mô hình tham chiếu hệ thống trong Hình 8.8 minh
họa các khối chức năng được yêu cầu để cung cấp dịch vụ ADSL. Nhằm đơn giản hóa việc thảo

Hình 8.8: Mô hình tham chiếu hệ thống ADSL

luận, chỉ duy nhất mô hình tham chiếu hệ thống ADSL được trình bày. Mô hình tham chiếu hệ
thống cho ADSL lite cũng tương tự như mô hình cho trên Hình 8.8 ngoại trừ rằng bộ tách phía
nhà khách hàng là tùy chọn.
Đối chiếu Hình 8.8 với Hình 8.7, chúng ta có thể thấy rằng mô hình tham chiếu hệ thống
hợp nhất kiến trúc cơ bản. Tuy nhiên, do nó được sử dụng làm cơ sở cho các nỗ lực tiêu chuẩn
hóa nên các giao tiếp chuẩn có gắn các nhãn đặc biệt như chỉ ra trên Hình 8.8.
Với sự tham khảo tới Hình , các giao tiếp sau được định nghĩa:
Splitter C Giao tiếp giữa PSTN và Splitter - phía CO
Splitter R Giao tiếp giữa PSTN và Splitter - phía khách hàng
U-C Giao tiếp U - phía CO
U-C2 Giao tiếp U - phía CO từ Splitter tới ATU-C
U-R Giao tiếp U - phía khách hàng
U-R2 Giao tiếp U - phía khách hàng từ Splitter tới ATU-R
V-C Giao tiếp V - phía CO từ nút truy cập tới giao tiếp mạng
Các kênh mang ADSL
8.1. GIỚI THIỆU 83

Một hệ thống ADSL có thể truyền tải lên tới 7 kênh mang đồng thời 1 . Tốc độ dữ liệu của
tất cả các kênh mang có thể được lập trình theo bất kỳ sự kết hợp nào của bội số của 32 kb/s;
tức là 1,536 Mb/s (Bắc Mỹ) hay 2,048 Mb/s (Châu Âu và những nơi khác). Con số 32 kb/s xuất
phát từ DMT.
Có thể có tới 4 kênh đơn công luồng xuống độc lập được đánh số từ AS0 đến AS4.

1. Kênh mang AS0 hỗ trợ tốc độ dữ liệu từ 32 kb/s lên tới 6,144 Mb/s 2 (tất cả đều là bội số
của 32 kb/s).

2. AS1 hỗ trợ phạm vi từ 32 kb/s đến 4,608 Mb/s (4,096 Mb/s ở Châu Âu hoặc nơi khác)

3. AS2 hỗ trợ phạm vi từ 32 Kb/s đến 3,072 Mb/s (2,048 Mb/s ở Châu hoặc nơi khác)

4. AS3 hỗ trợ phạm vi từ 32 kb/s đến 1,536 Mb/s. 3

Cũng như với AS0, dải từ AS1 tới AS3 là các bước đều của bội số của 32 kb/s. Hỗ trợ AS0
là bắt buộc; hỗ trợ các kênh khách là tùy chọn.
Có thể có tới 3 kênh mang song công (2 hướng)4 được gán nhãn từ LS0 đến LS2. Kênh LS0
hỗ trợ tốc độ dữ liệu 16 Kb/s 5 cộng với dải từ 32 kb/s đến 640 kb/s (ở tất cả các bội số của 32
kb/s). LS1 và LS2 hỗ trợ phạm vi từ 32 đến 640 kb/s 6 (ở tất cả các bội số của 32 kb/s). Hỗ trợ
LS0 là bắt buộc, hỗ trợ các kênh khác là tùy chọn. Lưu ý rằng mặc dù các kênh song công là
song hướng nhưng nói chung chúng được sử dụng cho luồng lên trong những hoạt động thực tế.
Điều quan trọng phải lưu ý rằng dạng ghép kênh dữ liệu ADSL đủ linh hoạt để cho phép các
tốc độ truyền tải khác không phải là bội số nguyên của 32 kb/s. Điều này hữu ích cho việc triển
khai ADSL đòi hỏi tương tác trực tiếp với tốc độ dữ liệu không phải là bội số nguyên của 32
kb/s, chẳng hạn như T1 có tốc độ 1,544 Mb/s. Sự tương tác này được thực hiện bằng cách mang
các bit bổ sung trong kênh mào đầu ADSL chia sẻ giữa các kênh mang 7
Việc hỗ trợ tốc độ dữ liệu không phải là bội số nguyên của 32 kb/s là tùy chọn, bởi vì nó
phụ thuộc vào việc triển khai. Tốc độ dữ liệu thực là tổng tốc độ dữ liệu trừ đi lượng mào đầu
hệ thống ADSL, một số dung lượng mào đầu phụ thuộc vào các lựa chọn cấu hình còn một số
1
Các kênh này là các kênh logíc, tức là các bit từ tất cả các kênh được ghép lại qua cùng một tuyến vật lý.
2
Giới hạn trên thực tế của tốc độ dữ liệu kênh phụ thuộc vào tình trạng mạch vòng. Lưu ý rằng T1.413i2 hỗ trợ
tốc độ dữ liệu luồng xuống cao hơn, vì vậy ASO hỗ trợ tốc độ dữ liệu cận trên là 6,144 Mb/s là chỉ làm mốc thuận
tiện (6,144 Mb/s là bội số của cả 1,536 Mb/s đối với các hệ thống Bắc Mỹ và 2,048 Mb/s đối với các hệ thống
Châu Âu). Nói cách khác, một nhà sản xuất modem được yêu cầu hỗ trợ tối tiểu tốc độ giới hạn trên là 6,144 Mb/s
cho kênh AS0. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mạch vòng và cách thức thực thi của nhà sản xuất AS0 có thể
hỗ trợ tốc độ dữ liệu thậm chí còn cao hơn
3
AS3 chỉ dành riêng cho Bắc Mỹ và không áp dụng cho Châu Âu và các nơi khác
4
Ba kênh mang song công có thể được cấu hình làm các kênh mang đơn công đơn hướng độc lập, và tốc độ của
các kênh mang theo hai hướng không cần thiết phải như nhau
5
Hỗ trợ tốc độ dữ liệu 16 kb/s với LS0 là một ngoại lệ của luật bội số 32 kb/s. Nó xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ
một kênh điều hành đặc biệt bắt buộc được gọi là kênh "C". Kênh C được sử dụng để hỗ trợ bản tin báo hiệu cho
việc lựa chọn các dịch vụ và thiết lập cuộc gọi, rất giống kênh D trong ISDN
6
Giới hạn trên của tốc độ dữ liệu cho LS1 và LS2 đã được sửa đổi từ Issue 1 của tiêu chuẩn T1.413
7
Kênh mào đầu dùng chung được sử dụng để truyền tải các bit thực hiện duy trì đồng bộ. Kênh mào đầu có thể
có dung lượng phụ (để mang các bít phụ của kênh mang) vượt quá bội số nguyên của 32 kb/s. Nói chính xác bao
nhiêu dung lượng phụ sẵn có phụ thuộc vào các lựa chọn cấu hình đóng góp vào mào đầu
84 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

thì cố định. Vì vậy, hỗ trợ tốc độ dữ liệu không phải là bội số nguyên của 32 kb/s đòi hỏi kênh
mào đầu ADSL có đủ dung lượng còn lại sau khi tất cả các yêu cầu cấu hình đã được đáp ứng.

8.1.10 Cấu trúc khung ADSL

ở mức thấp nhất, các mã đường (hoặc là DMT hoặc CAP) mang một số lượng bit trên một biểu
tượng. Các bit được tổ chức thành các khung và các khung này sau đó được tổ chức thành các
siêu khung, rất giống các khung và siêu khung T1. Trong ADSL, 68 khung liên tiếp (đánh số từ

Hình 8.9: Siêu khung ADSL

0 đến 67) hình thành nên 1 siêu khung như được chỉ ra trên Hình 8.9. Mỗi khung được mã hóa
và điều chế thành một biểu tượng (symbol) DMT.
Các khung có ý nghĩa đặc biệt gồm:

• Khung 0 mang thông tin kiểm soát lỗi.

• Khung 1 mang các bit chỉ thị (được thảo luận sau trong phần này).

• Khung 34, 35 mang các bit chỉ thị khác.


8.1. GIỚI THIỆU 85

Bảng 8.1: Các chức năng của các bit chỉ thị
Định nghĩa Các khung được
bit chỉ thị mang trong
Ib 0-7 Dự trữ Khung 1
Ib 8 Febe-I (lỗi khối đầu xa trên dữ liệu xen) Khung 34
Ib 9 Fecc-I (Mã sửa lỗi hướng đi trên dữ liệu xen) Khung 34
Ib 10 Febe-NI (Lỗi khối đầu xa trên dữ liệu không xen) Khung 34
Ib 11 Fecc-NI (Mã sửa lỗi hướng đi trên dữ liệu không xen) Khung 34
Ib 12 Los (Mất tín hiệu). bít này chỉ thị khi một tín hiệu Khung 34
dẫn đường (pilot) trong hướng thu ngược lại rơi xuống
dưới mức ngưỡng
Ib 13 Rdi (chỉ thị lỗi ở xa) nhằm chỉ thị việc tiếp nhận một Khung 34
khung bị lỗi trầm trọng (sef)
Ib 14-15 Dự trữ Khung 34
Ib 16-23 Dự trữ Khung 35

• Khung đồng bộ không phải là một phần của đa khung ADSL nhưng theo ngay sau mọi
siêu khung ADSL, tức là nó là khung thứ 69 được phát đi sau 68 khung của siêu khung
ADSL. Mục đích của khung đồng bộ là duy trì đồng bộ và cân bằng một biểu tượng DMT.

Một khung ADSL được phát đi cứ 250 µs một lần; vì vậy nó cần 17 ms để truyền hết một siêu
khung (250 µs× 68 khung). Đối với ADSL full-rate, 250 µs của khung ADSL bị chia tiếp thành
2 phần mỗi phần 125 µs:

• Dữ liệu nhanh từ một bộ đệm dữ liệu nhanh. Bộ đệm này dành cho lưu lượng nhạy cảm
với độ trễ, nhưng không ngặt nghèo về lỗi chẳng hạn như tiếng và video. Nói cách khác,
dữ liệu này phải được truyền đi với độ trễ tối thiểu, nhưng không cần phải sửa lỗi. Nếu vẫn
còn có lỗi nó có thể bù cho việc mất một khung nào đó bằng thuật toán hoặc bằng cách
bỏ qua khung đó. Dữ liệu nhanh hợp nhất việc sửa lỗi hướng đi bằng việc cố gắng cung
cấp một số phép đo phát hiện lỗi mà không cần phát lại các khung. Byte đầu tiên của mỗi
khung được ấn định làm byte nhanh; tuy nhiên sử dụng thực tế của byte nhanh phụ thuộc
vào số khung như chúng ta sẽ thấy.

• Dữ liệu xen từ một bộ đệm dữ liệu xen. Bộ đệm này dành cho lưu lượng không nhạy cảm
với độ trễ nhưng ngặt nghèo về lỗi chẳng hạn các ứng dụng thuần dữ liệu. Nói cách khác,
một lượng trễ nhất định là có thể chấp nhận được nhưng lưu lượng phải gửi đi không bị
lỗi. Trong trường hợp này, việc phát lại khung có thể chấp nhận được. Dữ liệu xen sử dụng
kiểm tra độ dư chu trình làm cơ chế bảo vệ lỗi.

Như đã đề cập trước đây, byte nhanh của khung 0 mang các bit CRC (CRC0-7) của siêu
khung. Các byte nhanh của khung 1, 34 và 35 mang các bit chỉ thị. Mục đích của các bit chỉ thị
và các khung được liệt kê trong Bảng 8.1 Byte nhanh trong các khung khác (tức là từ 2-33 và từ
36-67) được ấn định trong các cặp khung lẻ và khung chẵn làm EOC hoặc cho điều khiển đồng
bộ cho các kênh vận tải ấn định cho bộ đệm nhanh, như cho trên Hình 8.10. ADSL full-rate hỗ
86 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

Hình 8.10: Sử dụng byte nhanh

trợ cả đường dữ liệu nhanh và dữ liệu xen, 11 và nó được nói tới như là ADSL trễ kép (tức là
nó hỗ trợ cả lưu lượng nhạy cảm với độ trễ và lưu lượng không nhạy cảm với độ trễ). Trái lại
ADSL lite chỉ hỗ trợ trễ đơn với dữ liệu xen. Tuy nhiên, cách sử dụng byte nhanh (phụ thuộc
vào số khung nào mang các bit CRC, bit chỉ thị và bit EOC) là giống như ADSL full-rate.

8.1.11 Khái quát về tiêu chuẩn ANSI T1.413

ANSI T1.413 là tiêu chuẩn "mẹ" mà các tiêu chuẩn ITU cho ADSL full-rate (G.992.1 hay
G.dmt) và ADSL lite (G.992.2 hay G.lite) dựa trên nó. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật quan
trọng trong T1.413:

• Mã đường DMT và thành phần phổ của các tín hiệu được phát đi bởi các modem ADSL
tại hai đầu mạch vòng nội hạt

• Kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng để hỗ trợ việc truyền tải đồng thời các dịch vụ băng
thoại và cả các kênh số đơn công (đơn hướng) và song công (song hướng) trên một đôi
dây xoắn đơn.

• Các đặc tính cơ và điện của giao tiếp mạng

• Tổ chức dữ liệu phát và thu thành các khung

• Các chức năng của kênh điều hành.


8
Mặc dù ADSL full-rate hỗ trợ trễ kép, nó chỉ cung cấp cơ chế truyền tải. Tiêu chuẩn không chỉ ra các tiêu
chuẩn qua đó các bộ đệm nhanh và xen được ghi vào- việc này danh cho nhà sản xuất. Hơn thế nữa, đặc tính kỹ
thuật chỉ cung cấp độ dài thời gian (125 µs) cho ccs bộ đệm nhanh và đệm xen, kích thước bộ nhớ đệm tùy thuộc
vào tốc độ dữ liệu.
8.1. GIỚI THIỆU 87

8.1.12 Các tiêu chuẩn ITU-T


• ITU-T G.dmt hay G.992.1

– Đặc tính kỹ thuật xây dựng bởi ITU-T dựa trên tiêu chuẩn ANSI T1.413 Issue2 cộng
thêm giao thức bắt tay bổ sung.
– Annex A: chỉ ra hoạt động trên băng tần POTS
– Annex B: chỉ ra hoạt động trên băng tần ISDN
– Annex C: chỉ ra hoạt động cho băng tần ISDN Nhật bản.

• ITU-T G.lite hoặc G992.2

– Đặc tính kỹ thuật chuẩn hóa bởi ITU-T. Nó là một dạng của tiêu chuẩn ANSI
T1.413i2 có bổ sung giao thức bắt tay phụ trợ.
– Dựa trên các khuyến nghị của nhóm công tác UAWC (Microsoft, Compaq & Intel)

• ITU-T G.hs hoặc G.994.1

– Chỉ ra thủ tục bắt tay cho các bộ thu phát xDSL

8.1.13 Sự khác biệt giữa T1.413i2, G.dmt và G.lite

Như đã đề cập ở trên, cả G.dmt và G.lite đều dựa trên T1.413i2. Kết quả là có nhiều sự giống
nhau giữa 3 tiêu chuẩn. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt quan trọng nhất định. Những khác
biệt giữa G.ite và T1.413i2/G.dmt có thể được tổng kết như sau:

• G.lite hỗ trợ luồng xuống và luồng lên tối đa là 1,5 Mbit/s và 512 Kbit/s tương ứng.
T1.413i2/G.dmt hỗ trợ tốc độ lý thuyết tối đa là 14,9 Mbit/s luồng xuống (mặc dù giới
hạn luồng xuống thực tế nằm trong dải từ 6 đến 8 Mbit/s) và luồng lên 1,5 Mbit/s.

• G.lite không yêu cầu bộ tách ở nhà khách hàng, còn T1.413i2/G.dmt thì có yêu cầu.

• G.lite chỉ hỗ trợ truyền tải ATM. T1.413i2/G.dmt hỗ trợ cả truyền tải ATM và STM.

• G.lite chỉ hỗ trợ trễ đơn còn T1.413i2/G.dmt hỗ trợ trễ kép.

• G.lite hợp nhất các tính năng mới hơn chẳng hạn fast retraining và quản lý nguồn. Tuy
nhiên các tính năng này dường như có thể được tích hợp vào các phiên bản G.dmt mới
hơn.

Ngoài các khác biệt kể trên, G.dmt và T1.413i2 rất giống nhau trong các tài liệu nhưng cũng có
một số những ngoại lệ sau:

• G.dmt cung cấp các đặc tính điện cho cả tiêu chuẩn Bắc Mỹ và Châu Âu. T1.413i2 chỉ
cung cấp các tiêu chuẩn Bắc Mỹ.
88 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

• G.dmt cung cấp các phần riêng biệt cho các yêu cầu của các hệ thống hoạt động (a) trong
băng tần trên POTS, (b) trong băng tần trên ISDN, và (c) trong cùng một cáp với ISDN.
ANSI T1.413i2 chỉ đáp ứng các hệ thống hoạt động trong băng tần trên POTS.
• Phần khởi tạo của G.dmt giông như của T1.413i2, ngoại trừ rằng phần kích hoạt và xác
nhận được thay bởi thủ tục bắt tay (handshake), như định nghĩa trong G.994.1

8.1.14 Phổ tần của ADSL

Điểm tách giữa các tần số được sử dụng cho hướng lên và các cần số cho hướng xuống là 138
kHz (Hình 8.11).

Hình 8.11: Phổ tần của các loại ADSL

8.2 Các giới hạn

8.2.1 Tốc độ dữ liệu


• Câu hỏi được đặt ra là: Làm sao chúng ta có thể tăng tốc độ dữ liệu và tốc độ biểu tượng
bị hạn chế? (Nyquist). Tốc độ dữ liệu có thể được viết theo biểu thức sau:
Bit số biểu tượng số bít
= ×
giây giây 1 biiểu tượng

• Câu trả lời như sau: Tăng số bit trên một biểu tượng thông qua các kỹ thuật điều chế khác
nhau như QAM.
8.2. CÁC GIỚI HẠN 89

– Tốc độ bit ⇒ được biểu thị theo đơn vị bit/s (hay bit/giây)
– Tốc độ biểu tượng ⇒ được biểu thị theo baud

• Sự khác biệt giữa tốc độ biểu tượng và tốc độ bit được hiểu như thế nào? Giả thiết một
phương phương pháp điều chế biên độ đơn giản ⇒ khi ta muốn gửi đi thông tin số qua
một đường dây ta có thể truyền đi một bit qua đường dây đại diện bởi một mức điện áp
nhất định, chẳng hạn +3v để đại diện cho mức logic 1 và -3v để đại diện cho mức logic 0.

• Khi đại diện 1 bit bằng một mức điện áp nào đó thì tốc độ biểu tượng = tốc độ bit (Rs=R)

• Khi bổ sung nhiều mức điện áp hơn ta có thể chỉ định nhiều bit hơn trên 1 biểu tượng,
chẳng hạn như =3v đại diện cho chuỗi bit logic 11, +1V đại diện cho chuỗi bit logic 10,
-1V đại diện cho logic 01 và -3V đại diện cho chuỗi bit logic 00.

• Trong ví dụ này ta có thể đặt 2 bit vào một biểu tượng và cách này làm tăng gấp đôi tốc
độ bit (R). Mặt khác tốc độ biểu tượng (Rs) theo baud vẫn giữ nguyên.

8.2.2 Giới hạn băng tần Nyquist

Với một băng tần đã cho (W - Hz) tốc độ tối đa symbol/giây (Rs - baud) bị hạn chế để tránh
Nhiễu Xuyên Biểu tượng (có tài liệu gọi là nhiễu xuyên ký tự) ISI.
90 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

• Mỗi biểu tượng tương ứng với một số lượng bit.

• Ta cần phải đảm bảo công nghệ hiện tại có thể phân biệt biểu tượng này với một biểu
tượng khác.

8.2.3 Thuyết dung lượng Shannon-Hartley

Dung lượng[bit/s] ≈ 1/3 × W × SN R × G


W = độ rộng băng tần [Hz] SNR = Tỷ số tín hiệu trên nhiễu [dB]; G = Độ lợi đạt được nhờ sửa
lỗi.

• Tốc độ dữ liệu tối đa có thể đạt được phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SNR).

• Cường độ tín hiệu (cho phép) càng cao và lượng nhiễu trên đường truyền càng thấp thì
dung lượng của đường truyền càng lớn.

• Thật không may là mức nhiễu thấp hơn đòi hỏi các đường dây có chất lượng cao rất đắt
tiền hoặc không có sẵn.

• Mặt khác cường độ tín hiệu bị giới hạn để hạn chế lượng xuyên âm.

• Một tỷ số tín hiệu trên nhiễu giảm sẽ dẫn tới nhiều lỗi bít (BER) hơn trên đường truyền
nhưng với các công nghệ hiện nay việc phát hiện và sửa các lỗi này ở một mức độ nào đó
là hoàn toàn có thể làm được. Ta có thể khẳng định rằng bằng việc giới thiệu các cơ chế
phát hiện/sửa lỗi chúng ta có thể tăng dung lượng của đường truyền đối với một SNR và
BER nhất định.

Hình 8.12: Quan hệ giữa Dung lượng và Khoảng cách


8.2. CÁC GIỚI HẠN 91

8.2.4 Shanoon-Hartley: Dung lượng phụ thuộc vào khoảng cách.

• Hình 8.12 minh họa thuyết Shannon-Hartley về sự phụ thuộc của dung lượng vào khoảng
cách.

• Do suy hao (tổn hao tín hiệu) tăng theo khoảng cách (chiều dài cáp) nên tốc độ dữ liệu tối
đa giảm theo khoảng cách.

• Về lý thuyết ADSL có thể đạt được dung lượng luồng xuống vào khoảng 15 Mb/s ở 0 km.
Tuy nhiên trong thực tế dung lượng này bị giới hạn ở mức 8,1 Mb/s.

8.2.5 Sự phụ thuộc của suy hao vào tần số

Hình 8.13: Suy hao phụ thuộc vào tần số

• Cường độ tín hiệu không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách

• Mà nó còn phụ thuộc vào tần số. Sở dĩ như vậy là do hiệu ứng da (skin effect).

ϕ×d
R=
Sef f

• R=điện trở (Ω)

• ϕ=điện trở suất (Ωm)

• d=khoảng cách, chiều dài của dây dẫn (m)

• Sef f = diện tích mặt cắt ngang hiệu dụng của dây dẫn (m2 )
92 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

8.2.6 Suy hao do khoảng cách


• Tổn thất 32 dB @ 150 kHz nghĩa là gì?
Suy hao (dB) =10 × log10 (P1 /P2 )
P1 /P2 =1/log10 (suy hao/10)
P1 /P2 =1/log10 (32/10)=1585 ⇒ Nghĩa là xung mà ta nhận được có công suất nhỏ hơn
công suất của xung phát 1585 lần.
• Tổn thất 55 dB @ 150 kHz nghĩa là gì?
Suy hao (dB) =10 × log10 (P1 /P2 )
P1 /P2 =1/log10 (suy hao/10)
P1 /P2 =1/log10 (55/10)=316228 ⇒ Nghĩa là xung mà ta nhận được có công suất nhỏ hơn
công suất của xung phát 316228 lần.

Hình 8.14: Suy hao do khoảng cách

8.2.7 Tốc độ phụ thuộc vào khoảng cách


• Các tần số cao hơn chịu suy hao nhiều hơn các tần số thấp hơn, vì vậy hiệu ứng da có ảnh
hưởng lớn hơn lên các tần số cao hơn.
• Đó là vì sao tín hiệu luồng lên bị suy hao ít hơn tín hiệu luồng xuống.

8.2.8 Nhánh rẽ

• Ơ một số nước thực tế thường hàn một kết nối nhánh (nhánh rẽ) vào một cáp. Vì vậy một
nhánh rẽ là một đoạn đôi dây được nối vào một mạch vòng ở một đầu và để hở mạch
(không tải) ở đầu kia. Khoảng 80% mạch vòng ở Mỹ có các nhánh rẽ: đôi khi một số
nhánh rẽ tồn tại trên một mạch vòng. Một lý do cho sự tồn tại của một nhánh rẽ là nó cho
phép tất cả các đôi trong một cáp được sử dụng hoặc tái sử dụng để phục vụ bất kỳ khách
hàng nào dọc theo tuyến cáp. Hầu hết các nước ở châu Âu tuyên bố là không có các nhánh
rẽ nhưng cũng có một số ngoại lệ được báo cáo.
8.2. CÁC GIỚI HẠN 93

Hình 8.15: Nhánh rẽ

• Sự phản xạ tín hiệu từ các nhánh rẽ để hở mạch dẫn tới sự thất thoát và méo tín hiệu.

• Khi A yêu cầu một dịch vụ điện thoại thì một cáp chính được đi ngầm trong lòng đất.

• Sau này khi B và C yêu cầu cùng một dịch vụ một nhánh rẽ phía B, C được kéo từ cáp
chính.

• Tưởng tượng là B rời đi chỗ khác (dẫn Mỹ thường xuyên chuyển chỗ ở) và vì vậy nhánh
rẽ đó bị cắt. Do không còn máy điện thoại được nối tới nhánh rẽ này nên không có tiêu
thụ năng lượng nữa. Điều này dẫn tới phản xạ. Phản xạ di chuyển theo cả hai hướng của
cáp chính.

8.2.9 Xuyên âm
• Một cáp điện thoại chứa hàng ngàn đôi dây được bó chặt vào nhau. Các tín hiệu điện trong
một đôi dây tạo ra một trường điện từ nhỏ bao quanh đôi dây và gây ra một tín hiệu điện
cảm ứng sang các đôi dây lân cận. Việc xoắn các đôi dây làm giảm ghép điện cảm (cũng
được gọi là xuyên âm) nhưng vẫn còn một số dò rỉ.

• NEXT (xuyên âm đầu gần) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với các hệ thống chi sẻ
cùng một băng tần cho truyền dẫn luồng lên và luồng xuống. Nhiễu NEXT thấy bởi máy
thu nằm ở cùng một đầu cáp với máy phát gây nhiễu.

• Các hệ thống truyền dẫn có thể tránh NEXT bằng cách sử dụng các băng tần khác nhau cho
truyền dẫn hướng lên và hướng xuống. Các hệ thống FDM (ghép phân theo tần số) tránh
được NEXT từ các hệ thống giống nó (cũng được gọi là tự xuyên âm đầu gần self-NEXT).
Các hệ thống FDM vẫn còn phải đối mặt với NEXT từ các hệ thống khác kiểu phát đi
trong cùng băng tần và các hiện tượng khác được gọi là FEXT

• FEXT là nhiễu được phát hiện bởi máy thu nằm ở đầu xa của cáp xa khỏi máy phát gây
nhiễu. FEXT ít nghiêm trọng hơn NEXT do nhiễu FEXT bị suy hao khi truyền qua toàn
bộ chiều dài của cáp.

• Một ưu điểm chính của truyền dẫn sợi quang là không có bất kỳ loại xuyên âm nào.
94 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

• Kết luận> NEXT nhỏ hơn FEXT đối với những hệ thông chia sẻ cùng băng tần trong
hướng lên và hướng xuống.
• Khi ADSL được triển khai cùng các hệ thống khác trong cùng một cáp thì NEXT có thể
xuất hiện do chồng lấn dải tần. (xem phần sau)

Hình 8.16: Xuyên âm

8.3 Điều chế

8.3.1 Điều Biên Cầu Phương - QAM


• Xem xét một tín hiệu tương tự, được mô tả bởi một hàm sin, các kỹ thuật điều chế tồn tại
bằng việc biến đổi biên độ, pha, tần số hoặc kết hợp các thông số này.
• QAM là một kỹ thuật điều chế ở đó cả biên độ và pha bị thay đổi
• Lượng bit ta có thể đặt vào một biểu tượng phụ thuộc vào số lượng các mức biên độ và
pha ta phân biệt. Các mức biên độ và pha được phản ánh trong chùm tín hiệu cho trên
Hình 8.17.
• Do 16 điểm được phân biệt nên có 16 tổ hợp của biên độ và pha.
• Biên độ là độ dài vector trong khi đó pha được đo ngược chiều kim đồng hồ từ trục x về
vector.
• Trong ví dụ này chúng ta đặt 4 bit vào 1 biểu tượng, hay nói cách khác 4 bit cần thiết để
xây dựng một biểu tượng. (4 bit cho phép một chuỗi bit nhất định cho mỗi trong số (24 )
điểm trong chùm biểu tượng.
• Tăng số bit trên một biểu tượng sẽ làm tăng tốc độ dữ liệu.
8.3. ĐIỀU CHẾ 95

Hình 8.17: Điều chế biên độ cầu phương QAM-16

8.3.2 QAM và nhiễu

Do các đường truyền bị tác động bởi nhiễu trên đường truyền dẫn tới một sự biến dạng tín hiệu
tương tự. Nói cách khác tín hiệu tương tự đến đầu kia của đường truyền có thể có biên độ và pha
(hơi) khác. Từ chùm tín hiệu trên hình vẽ ta có thể tháy rằng nếu sự biến dạng về pha và biên

Hình 8.18: QAM và nhiễu

độ quá lớn thì các lỗi sẽ có thể xuất hiện.


Luôn luôn có một điểm gần nhất tới véc tơ được dựng lại ở phía đầu thu.
Tưởng tượng rằng 1001 được dự kiến là sẽ nhận được nhưng do sự biến dạng nên véc tơ được
dựng lại gần 1011 hơn nên 1011 được cho là biểu tượng đúng đã được phát đi và trường hợp này
96 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

Bảng 8.2: Sự phụ thuộc của sơ đồ điều chế QAM vào tỷ số tín hiệu trên nhiễu đo được
Số bit/biểu tượng QAM Tỷ số tín hiệu/nhiễu (dB) cho BER < 10−7
4 QAM-16 21,8
6 QAM-64 27,8
8 QAM-256 33,8
9 QAM-512 35,8
10 QAM-1024 39,9
12 QAM-4096 45,9
14 QAM-16384 51,9

gây ra lỗi.
Mở rộng chùm biểu tượng sẽ đáp ứng 2 mong muốn:

1. Tăng tốc độ dữ liệu bằng cách đặt nhiều điểm hơn trong chùm tín hiệu. Nhưng khi đó mắt
lưới trở nên dày hơn và dẫn tới xác suất gây lỗi sẽ lớn hơn. Mở rộng chùm biểu tượng (mắt
lưới) là một giải pháp.
2. Tưởng tượng rằng ta muốn đặt cùng số lượng bit trên 1 biểu tượng trong bất kỳ điều kiện
nào, khi đó càng nhiều nhiễu thì càng nhiều lỗi sẽ phát sinh. Mở rộng chùm biểu tượng
phụ thuộc vào tình trạng đường truyền sẽ là lý tưởng !

Thật không may, cường độ tín hiệu (công suất, biên độ tín hiệu) bị hạn chế do giới hạn về
xuyên âm. Hạn chế này tương ứng với bán kính tối đa của vòng tròn miêu tả biên độ các vector
được dựng lên trong chùm biểu tượng.
Đó là tại sao nhiễu và suy hao được đo đầu tiên để xác định bao nhiêu bit ta có thể đặt lên
đường truyền.
Nếu chúng ta quan sát kỹ hơn vào các mắt lưới trong chùm biểu tượng ta sẽ thấy rằng 2 mắt
(điểm) kế cận không khác nhau nhiều hơn 1 bit. Chỉ để đảm bảo rằng trong trường hợp một lỗi
xuất hiện thì lỗi sẽ được giảm thiểu (chỉ duy nhất 1 bit). Các điểm này sẽ có số bít khác nhau
nhiều hơn khi ở cách xa nhau trong chùm biểu tượng.
Bảng 8.2 có thể được sử dụng theo 2 cách sau:

1. SNR yêu cầu nhỏ nhất để điều chế N bit trên 1 sóng mang là bao nhiêu
2. Bao nhiêu bit có thể được điều chế để cho một tỷ số S/N bằng Y dB.

8.3.3 Mã đa tần rời rạc DMT


• Với ADSL các tần số của nhiều sóng mang được điều chế trên một đường truyền sử dụng
phương thức Điều Biên Cầu phương.
• Các tần số này được đặt cách đều và với mỗi sóng mang tỷ số S/N sẽ được đo để xác định
sơ đồ điều chế tối đa có thể đạt được.
8.3. ĐIỀU CHẾ 97

• Tổng biên độ các sóng mang ở những tần số này sẽ được đặt vào đường truyền.

• Nguyên tắc này được gọi là Đa tần rời rạc (DMT)

8.3.4 Ví dụ về Mã đa tần rời rạc DMT

Tưởng tượng một phổ tần số nào đó được chia thành 3 kênh con. Đối với mỗi trong số 3 kênh
con này ta có thể gán cho một sơ đồ điều chế QAM thích hợp tùy theo tỷ số tín hiệu trên nhiễu
S/N. Tổng các tín hiệu QAM này được thực hiện và sau đó gửi đến một bộ chuyển đổi Số-Tương
tự (DAC). Đầu ra là một tín hiệu tương tự được đặt vào đường truyền.
Chia phổ tần thành các kênh con có thể được thực hiện theo nhiều cách.
Nếu chúng ta chỉ sử dụng một số ít kênh con thì chúng ta sẽ làm mất tính linh hoạt trong
việc ấn định số lượng bít dữ liệu khác nhau cho những phần tương đối nhỏ của phổ tần. Nếu
chúng ta xem xét một lượng đủ lớn các kênh con thì điều này sẽ làm tăng độ phức tạp của thiết
bị.
Con số 255 kênh con là một sự thỏa hiệp lý tưởng.

8.3.5 DMT và ADSL


• Phổ tần được sử dụng cho ADSL được chia thành 255 sóng mang, mỗi sóng mang nằm ở
các vị trí n×4,3125 kHz.

• Đối với luồng lên các sóng mang từ 7 đến 29 được sử dụng

• Đối với luồng xuống các sóng mang từ 38 đến 255 được sử dụng.

• Trên mỗi sóng mang SNR được đo và quyết định:

– S/Nmin ⇒ QAM-4 ⇒ 2 bit/symbol (biểu tượng).


– S/Nmax ⇒ QAM-16384 ⇒ 14 bit/symbol

• Chu kỳ biểu tượng cho mỗi sóng mang là : ±250 µs

8.3.6 DMT phụ thuộc vào đặc tính đường truyền


• Do suy hao tăng theo tần số (hiệu ứng da) nên SNR giảm khi tần số tăng

• Vì vậy số bit/sóng mang ít đi có thể được ấn định cho các kênh con phía tần số cao.

• Điều này giải thích vì sao người ta ít xem xét các tần số trên 1,1 Mb/s.

• Xem xét các tần số cao trên 1,1 MHz được thực hiện trong VHDSL (Very hight speed
DSL). Do ta phải bù cho hiệu ứng da nên trong ứng dụng này khoảng cách bị hạn chế.

• Thế còn Đa tần rời rạc DMT thì sao?


98 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

• Chia phổ tần số được sử dụng thành các kênh con dẫn tới khả năng ấn định một phương
thức điều chế QAM khác nhau trên mỗi kênh con. Vì vậy tùy theo SNR của một sóng
mang nhất định, số bít dữ liệu nhiều hơn hoặc nhỏ hơn có thể được truyền đi.

Hình 8.19: QAM và nhiễu

8.3.7 Số bit trên sóng mang

• Chúng ta sẽ luôn gán ít bit hơn cho các sóng mang cho phép bởi tỷ số SNR đo được. Điển
hình chúng ta gán một giá trị trung bình ít hơn 2 bit.

• Độ dự trữ này được gọi là Độ dự trữ Nhiễu (TNM) và có thể cấu hình thông qua AWS. Ta
chỉ ra độ dự trữ trung bình ngay sau thủ tục khởi động theo dB. Modem đo SNR sau đó
trừ đi Độ dự trữ nhiễu và sau đó kiểm tra xem chùm biểu tượng nào phù hợp. Mặc định
TNM là 6 dB.

• Tại sao?

• Trong trường hợp có nhiễu (chẳng hạn như nhiễu vô tuyến RFI), chúng ta không muốn tốc
độ tổng thể của chúng ta bị giảm. Bất cứ khi nào một kênh con trở nên không sẵn sàng để
truyền các bít dữ liệu thì các bit dự trữ trong các kênh con kế cận sẽ được sử dụng (xem
mục sau)
8.3. ĐIỀU CHẾ 99

Hình 8.20: Số bit trên sóng mang

8.3.8 Tráo bit

Tráo bit cho phép một hệ thống ADSL thay đổi số bít ấn định cho một sóng mang phụ DMT
hoặc thay đổi năng lượng phát của một sóng mang phụ mà không làm ngắt quãng luồng dữ liệu.
Nó cố gắng cân bằng tỷ lệ lỗi của mỗi sóng mang phụ và duy trì điều này suốt thời gian làm
việc bằng cách liên tục rời các bit khỏi những sóng mang có tỷ lệ lỗi cao sang những sóng mang
có tỷ lệ lỗi thấp. Một trong hai ATU có thể khởi động quá trình tráo bít. Thủ tục tráo bit trong
các kênh luồng xuống và luồng lên là độc lập, 9 và có thể diễn ra đồng thời. Một ATU tiến hành
khởi động việc tráo bít phát đi một bản tin yêu cầu và chờ đợi nhận được bản tin xác nhận từ
đầu bên kia.

• Sau khi khởi động chúng ta sẽ sử dụng một QAM thấp hơn khi đó có thể áp dụng trên hầu
hết các sóng mang.
– SNR đo được trong lúc khởi động xác định sơ đồ QAM tối đa, chẳng hạn QAM-4096
tương ứng với 12 bit/biểu tượng thì sẽ quyết định sử dụng QAM-1024 (10 bit/biểu
tượng).
– Điều này dẫn tới các bit phụ trội có thể được phân bổ lên sóng mang đó.
• Trong khi modem hoạt động, SNR được đo trên tất cả các sóng mang ở các khoảng thời
gian cách đều (mặc định là 1 giây).
– Nếu SNR trên một sóng mang nào đó giảm dẫn tới một sơ đồ QAM thấp hơn được
sử dụng cho sóng mang đó thì các bit của sóng mang đó sẽ được tái phân bổ sang các
sóng mang khác ở đó QAM tối đa cao hơn sơ đồ QAM thực tế đang được sử dụng
– Các modem sẽ thực hiện việc dàn đều các bít được tái phân bổ vào một số sóng mang
khác nhau.

Modem không tính toán bằng bit. Nó đo SNR sau đó trừ đi TNM và kiểm tra xem chùm biểu
tượng nào phù hợp với nó.
9
Có thể có tối đa một yêu cầu tráo bit luồng xuống và một yêu cầu tráo bít luồng lên xảy ra vào bất kỳ lúc nào
100 CHƯƠNG 8. CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG DÂY THUÊ BAO SỐ KHÔNG ĐỐI XỨNG ADSL

Hình 8.21: Khi có tác động của nhiễu lên một vài sóng mang

Hình 8.22: Khi SNR giảm sơ đồ điều chế QAM giảm

Hình 8.23: Các bit bị gạt ra được chuyển sang các sóng mang khác
8.3. ĐIỀU CHẾ 101

Hình 8.24: Độ dự trữ nhiễu TNM được trải đều qua toàn bộ phổ tần

You might also like