De Cuong Hoc Phan KTPT2-2009

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Thương mại quốc tế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Bộ môn Kinh tế Căn bản ----------------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


1. Tên học phần: Kinh tế phát triển 2.3
2. Mã học phần: FECO 0711 (42,6,9,3)
3. Số tín chỉ: 3 Tín chỉ học phí:
4. Điều kiện học phần:
- Học phần học trước: Kinh tế vĩ mô 1 Mã HP:
5. Đánh giá: - Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm thực hành: 30%
- Điểm thi hết HP: 60%
6. Thang điểm: 10
7. Cán bộ giảng dạy học phần:
- CBGD cơ hữu : TS. Phạm Thị Tuệ
Ths. Nguyễn Duy Đạt
- CBGD kiêm nhiệm :
- CB thực tế báo cáo chuyên đề: TS. Nguyễn Văn Việt
Ths. Cao Xuân Hiến
Ths. Nguyễn Bích Ngọc
8. Mục tiêu của học phần:
- Mục tiêu chung: Trang bị những kiến thức cơ bản về một số lĩnh vực và chính
sách phát triển quan trọng của một quốc gia, đồng thời giới thiệu những chính
sách cụ thể liên quan đến phát triển của Việt nam.
- Mục tiêu cụ thể: Trang bị kiến thức cơ bản về sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế, làm rõ vai trò và phương thức tác động của các yếu tố kinh tế đối với
quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển của một quốc gia.
9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần giới thiệu lý thuyết cơ bản về phát
triển kinh tế và vận dụng vào thực tiễn các nước đang phát triển. Bản chất của tăng
trưởng và phát triển kinh tế, những vấn đề phát triển kinh tế được đặt ra với các
nước đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan hệ
giữa tăng trưởng và phúc lợi con người. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh
tế: lao động, vốn, công nghệ kỹ thuật. Các chính sách phát triển kinh tế: chính sách
phát triển nông thôn, chính sách công nghiệp hoá và sự vận dụng vào đường lối
phát triển kinh tế của Việt nam.
This modul studies the concept, nature of growth and development as well as
fundamental theories of growth and development in developing economies context. It
shows the relationship beteen growth and human development, problems to which
developing economies facing. Besides, it presents economic factors and industrial field
that promoting growth and development such as : labor, capital, agriculture, trade and
industrialization.
10. Tài liệu tham khảo:
TLTK bắt buộc:
[1] Kinh tế phát triển, Trường Đại học Thương Mại, tái bản năm 2005
[2] Kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2005
[3] Kinh tế học cho thế giới thứ ba, MICHAEL P. TODARO, NXB Thống kê,1998
[4] The Economics of Developing Countries, E.Wayne Nafziger, Third Edition,
Prentice Hall Inc, USA
[5]Economics of Development. Malcom Gillis, Dwiight H.Perkins, Michael Roemer,
Donald R.Snodgrass –
TLTK khuyến khích
[6]Tạp chí Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân
[7]Trần Văn Thọ - Biến động Kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2005
[8] Không chỉ là tăng trưởng kinh tế- Ngân hàng Thế giới- 2006
www.worldbank.org.vn
www.vneconomy.com.vn
11. Đề cương chi tiết học phần:
Nội dung TLTK Ghi
chú
Bài mở đầu: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học [1]
Tầm quan trọng của kinh tế phát triển
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế [1],[2]
1.1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của một quốc gia
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Phát triển kinh tế và phát triển bền vững
1.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
1.2. Tiêu thức đánh giá sự phát triển của một quốc gia
1.2.1. Tiêu thức đánh giá tăng trưởng kinh tế
1.2.2. Tiêu thức đánh giá cơ cấu kinh tế
1.2.3. Tiêu thức đánh giá cơ cấu xã hội
1.3. Đặc điểm của các quốc gia đang phát triển
1.3.1. Phân loại các quốc gia trên thế giới
1.3.1. Những điểm tương đồng của các quốc gia đang phát triển
1.3.2. Những điểm khác biệt của các quốc gia đang phát triển
1.4. Vấn đề lựa chọn con đường phát triển của các quốc gia hiện nay
Chương 2: Các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế [1],
2.1. Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar [2],
2.2.1. Những giả thiết [3]
2.2.2. Nội dung của mô hình
2.2.3. Những hạn chế của mô hình
2.2. Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Rostow
2.3.1. Giai đoạn xã hội truyền thống
2.3.2. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
2.3.3. Giai đoạn cất cánh
2.3.4. Giai đoạn trưởng thành
2.3.5. Giai đoạn tiêu dùng cao
2.3. Mô hình chuyển dịch cơ cấu của Arthur Lewis
2.4.1. Mục đích của mô hình
2.4.2. Nội dung của mô hình
2.4.3. Những hạn chế của mô hình
Chương 3: Nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển [1],
3.1. Lao động với tăng trưởng và phát triển [2],
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản [3]
3.1.2. Vai trò của lao động trong quá trình phát triển kinh tế [4],
3.1.3. Vấn đề lao động và việc làm ở các nước đang phát triển [5]
3.2. Vốn với tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.2.1. Một số khái niệm cơ bản
3.2.2. Vai trò của vốn trong quá trình phát triển kinh tế
3.2.3. Vấn đề sử dụng các nguồn vốn ở các nước đang phát triển
3.3. Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.3.1. Một số khái niệm cơ bản
3.3.2. Vai trò của khoa học công nghệ trong quá trình phát triển
3.3.3. Vấn đề phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển
Chương 4. Tăng trưởng, nghèo đói và phân phối thu nhập [1],
4.1. Tăng trưởng và phân phối thu nhập [2],
4.1.1. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập [3]
4.1.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
4.2. Tăng trưởng và nghèo đói
4.2.1. Bản chất của nghèo đói
4.2.2. Các phương pháp đo lường nghèo đói
4.2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo
4.3. Lựa chọn chính sách tăng trưởng nhằm giảm nghèo và cải thiện phân phối
thu nhập
Chương 5: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn [1],
5.1. Vai trò của nông nghiệp với phát triển [2]
5.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
5.1.2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế
5.1.3. Các giai đoạn phát triển nông nghiệp
5.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn
5.2.1. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn
5.2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn
5.2.3. Mô hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của H. T. Oshima
5.3. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt nam
5.3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt nam
5.3.2. Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt nam
Chương 6: Thương mại và công nghiệp hoá [1],
6.1. Thương mại và phát triển công nghiệp [2],
6.1.1. Vai trò của thương mại với tăng trưởng công nghiệp [3]
6.1.2. Lịch sử, nội dung của quá trình công nghiệp hoá [4],
6.1.3. Mối quan hệ giữa chính sách thương mại và mô hình công nghiệp hoá [5]
6.2. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
6.2.1. Mục đích của chiến lược
6.2.2. Tác động của chiến lược tới mục tiêu công nghiệp hoá
6.2.3. Hạn chế của chiến lược
6.3. Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu
6.3.1. Mục đích của chiến lược
6.3.2. Điều kiện thực hiện của chiến lược
6.3.3. Công cụ của chiến lược thay thế nhập khẩu
6.3.4. Hạn chế của chiến lược
6.4. Chiến lược khuyến khích xuất khẩu
6.4.1. Mục đích của chiến lược
6.4.2. Điều kiện thực hiện của chiến lược
6.4.3. Công cụ của chiến lược khuyến khích xuất khẩu
6.4.4. Hạn chế của chiến lược
6.5. Chính sách thương mại và định hướng công nghiệp hoá của Việt Nam
6.5.1. Chính sách thương mại của Việt nam khi là thành viên của WTO
6.5.2. Định hướng công nghiệp hoá của Việt Nam đến 2020.
12. Phân bổ thời gian và hướng dẫn thực hiện chương trình học phần
- Phân bổ thời gian:
TT Chương Số tiết Lý thuyết Thực hành
Bài mở đầu 1
1 Chương 1 6
2 Chương 2 6
3 Chương 3 9
4 Chương 4 5
5 Chương 5 6
6 Chương 6 9
Tổng số 42
- Hướng dẫn thực hiện chương trình: Các lớp khoa E (2 tín chỉ) học chương
1,2,3,6.
13. Phụ lục: Danh mục đề tài thảo luận và tài liệu tham khảo:
TT Danh mục đề tài thảo luận TLTK Trang Ghi chú
1 Vấn đề chất lượng tăng trưởng đặt ra trong quá [8] 5
trình phát triển tại các quốc gia đang phát triển
2 Tăng trưởng kinh tế luôn đồng nghĩa với việc [8] 21
giảm nghèo và giảm bất bình đẳng trong xã hội
3 Lực lượng lao động dồi dào là động lực cho [1] 64
tăng trưởng kinh tế
4 Vai trò của năng suất tổng hợp (TFP) với tăng [7] Suy ngẫm lại sự
trưởng kinh tế thần kỳ Đông á,
WB 2002
5 Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư và tăng [7]
trưởng trong nền kinh tế
6 Nguồn vốn FDI cần được thu hút bằng mọi giá [1] 98
ở các nước đang phát triển.
7 Nguồn vốn ODA là khoản viện trợ của nước [1] 90
giàu cho nước nghèo vì lợi ích của nước nghèo
8 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp ở các nước [1] 65
đang phát triển với tình trạng sử dụng lao động
ở các nước này
9 Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, [1] 100
các nước đang phát triển không nên chú trọng
phát triển nông nghiệp
10 Xuất khẩu luôn là động lực cho tăng trưởng [1], [3] 115
kinh tế ở các nước đang phát triển
11 Phân tích cơ cấu xuất- nhập khẩu của Việt nam [7] www.mot.gov
hiện nay gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu .vn
kinh tế
12 Chính sách thương mại nhằm khuyến khích [7]
xuất khẩu ở Việt nam hiện nay
Đề cương đã được thông qua Bộ môn ngày 19 tháng 10 năm 2009. Thông qua hội
đồng khoa học khoa ngày 10 tháng 11 năm 2009

BAN GIÁM HIỆU TRƯỞNG BỘ MÔN


Duyệt (Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Phạm Thị Tuệ

You might also like