De Cuong Hoc Tu Xa KTPT - T I Chuc 2010

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


BỘ MÔN KINH TẾ CĂN BẢN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC TỪ XA


Học phần Kinh tế phát triển 1 (1 tín chỉ)

A. Hướng dẫn và yêu cầu đối với sinh viên:


- Sinh viên sử dụng tài liệu tham khảo để tự nghiên cứu các nội dung của môn học tuần
tự theo đề cương học phần.
- Sau khi tự học theo đề cương, sinh viên cần nắm được các kiến thức cốt lõi và giải
thích được những vấn đề kinh tế căn bản liên quan đến nội dung môn học được nêu ra
trong phần yêu cầu của chương.
- Sinh viên viết 01 bản thu hoạch với nội dung căn cứ vào yêu cầu về kiến thức cần
nắm được đã được ghi ở cuối mỗi chương.
- Bản thu hoạch được trình bày kết cấu tương tự đề cương môn học, được viết tay ra
khổ A4, dài khoảng 12-15 trang.
- Sinh viên làm bài kiểm tra học phần theo các câu hỏi đã được cho ở phần D của đề
cương. Sinh viên phải làm tất cả các câu hỏi. Bài kiểm tra phải đóng riêng, không
đóng liền vào bản thu hoạch.
B. Tài liệu tham khảo:
[1] Kinh tế phát triển, Trường Đại học Thương Mại, tái bản năm 2005
[2] Kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2005
C. Đề cương chi tiết học phần.
Bài mở đầu: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học TLTK
1. Tầm quan trọng của kinh tế phát triển [1] 5 -11
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của một quốc gia [1] 11 - 48
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Phát triển kinh tế và phát triển bền vững
1.1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
1.2. Tiêu thức đánh giá sự phát triển của một quốc gia

1
1.2.1. Tiêu thức đánh giá tăng trưởng kinh tế
1.2.2. Tiêu thức đánh giá cơ cấu kinh tế
1.2.3. Tiêu thức đánh giá cơ cấu xã hội
1.3. Đặc điểm của các quốc gia đang phát triển
1.3.1. Phân loại các quốc gia trên thế giới
1.3.1. Những điểm tương đồng của các quốc gia đang phát triển
1.3.2. Những điểm khác biệt của các quốc gia đang phát triển
1.4. Vấn đề lựa chọn con đường phát triển của các quốc gia hiện nay

Tóm tắt nội dung chương:

Sau chiến tranh thế giới thứ II, khoa học kinh tế đã chính thức hình thành một nhánh
mới, đó chính là kinh tế học phát triển. Kinh tế học phát triển là một môn học nghiên cứu
quá trình chuyển dịch của các nền kinh tế từ trạng thái nghèo nàn lạc hậu sang trạng thái văn
minh hiện đại.

Trong kinh tế học phát triển, tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai khái niệm được
nhắc đến phổ biến nhất. Tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng quy mô sản lượng trong
một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay biến
đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Khái niệm phát triển mặc dù đề cập tới rất nhiều khía cạnh nhưng có những giá trị cơ
bản luôn luôn được thừa nhận, những giá trị cơ bản này - duy trì sự sống, lòng tự trọng, và
sự tự do là mục đích chung mà tất cả các cá nhân và xã hội tìm kiếm. Để đạt được điều này,
quá trình phát triển đặt ra ba mục tiêu cơ bản: tăng khả năng sẵn có, tăng mức sống, mở rộng
sự lựa chọn về kinh tế và xã hội. Thời gian gần đây, một khái niệm mới rất được quan tâm
bên cạnh khái niệm phát triển là khái niệm về phát triển bền vững. Có thể coi tăng trưởng là
điều kiện, tiền đề cho phát triển bởi. Tuy nhiên không phải có tăng trưởng là có phát triển.

Để phản ánh sự phát triển, bên cạnh các tiêu chí phản ánh sự tăng trưởng, các chỉ tiêu
phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội cũng được sử dụng, trong đó phổ
biến nhất là chỉ số phát triển con người, viết tắt là HDI. HDI phản ánh những thành tựu về
các năng lực cơ bản nhất của con người: Sống lâu, tri thức và một mức sống khá.

Các quốc gia đang phát triển sẽ có những đặc điểm chung như: Mức sống thấp (thể
hiện đầu tiên ở thu nhập thấp), tỷ lệ nghèo đói cao, giáo dục và y tế kém phát triển, năng suất
lao động thấp, tốc độ tăng dân số cao và gánh nặng người ăn theo lớn, lao động không có
việc làm lớn, nền kinh tế phụ thuộc đáng kể vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô.

2
Yêu cầu cần nắm được của bài mở đầu và chương 1:
• Cần nắm vững đối tượng, phạm vi nghiên cứu của môn học Kinh tế phát triển.
• So sánh với đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Kinh tế phát triển với Kinh tế học,
kinh tế chính trị.
• Cần nắm được các khái niệm tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững.
• Nắm được mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
• Các tiêu thức đánh giá tăng trưởng và phát triển, đặc biệt cần nắm được các tiêu thức
chỉ số Phát triển con người (HDI) và công thức tính.
• Các cách phân loại các nước trên thế giới hiện nay
• Nắm được các điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia đang phát triển.
Từ khoá: Kinh tế phát triển, tăng trưởng kinh tế, phát triển, phát triển bền vững, cơ cấu kinh
tế, chỉ số phát triển con người (HDI), nước phát triển, nước đang phát triển.
Chương 2: Các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế TLTK
2.1. Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar [1] 74-87
2.2.1. Những giả thiết
2.2.2. Nội dung của mô hình
2.2.3. Những hạn chế của mô hình
2.2. Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Rostow
2.3.1. Giai đoạn xã hội truyền thống
2.3.2. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
2.3.3. Giai đoạn cất cánh
2.3.4. Giai đoạn trưởng thành
2.3.5. Giai đoạn tiêu dùng cao
2.3. Mô hình chuyển dịch cơ cấu của Arthur Lewis
2.4.1. Mục đích của mô hình
2.4.2. Nội dung của mô hình
2.4.3. Những hạn chế của mô hình

Tóm tắt nội dung chương:

1. Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar


Mô hình Harrod-Domar ban đầu nhằm giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất
nghiệp trong xã hội tư bản. Sau đó được các nước đang phát triển coi là một phương pháp
đơn giản để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn đầu tư. Xuất phát từ
các giả định nhằm đơn giản hóa, mô hình được biểu diễn:

3
s 1
g= hay g = s.
k k
Vì quá đơn giản và nhiều giả định không thực tế, đặc biệt là việc giả định hệ số ICOR
là cố định nên mô hình đã gặp nhiều hạn chế khi ứng dụng trên thực tế.
Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Walt Whitman Rostow đã diễn giải rất thành
công quá trình phát triển của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Âu.
Ông cho rằng tất cả các quốc gia đều phải trải qua 5 giai đoạn: xã hội truyền thống,
giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn trưởng thành, và giai đoạn tiêu
dùng cao. Theo Rostow, giai đoạn cất cánh là giai đoạn trọng tâm, then chốt tạo nên bước
ngoặt cho sự phát triển.
Mặc dù lý thuyết của ông đã giúp các nước đang phát triển rút ra những vấn đề quan
trọng phải làm trong tiến trình phát triển nhưng ông cũng có hạn chế ở chỗ đã không thấy
được sự thay đổi của điều kiện lịch sử, cho thấy các nước đi sau không nhất thiết phải trải
qua các giai đoạn phát triển tuần tự từ thấp đến cao.
Một trong những mô hình phát triển nổi tiếng nhất nhấn mạnh tới sự chuyển dịch cơ
cấu của các nền kinh tế kém phát triển là mô hình hai khu vực của Arthus Lewis.
Lewis cho rằng các quốc gia đang phát triển đặc trưng bởi sự tồn tại song hành giữa hai
khu vực có tính liên kết yếu. Một là khu vực nông nghiệp truyền thống với năng suất thấp.
Hai là khu vực công nghiệp mới phôi thai với năng suất cao. Chính vì thế có sự chênh lệch
rất lớn về tiền công giữa hai khu vực, sở dĩ như vậy là do lao động trong nông nghiệp có sự
dư thừa.
Lewis chia quá trình phát triển kinh tế thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, khu vực
công nghiệp còn nhỏ nên không thể thu hút hết số lao động dư thừa. Do đó tốc độ tăng
trưởng của lợi nhuận trong công nghiệp sẽ vượt rất xa tốc độ tăng trưởng của tiền công trả
cho lao động - tích luỹ tư bản tăng nhanh và càng nhanh chóng thu hút lao động dư thừa
trong nông nghiệp sang công nghiệp.
Sau đó sự phát triển kinh tế bước vào giai đoạn thứ hai, do lao động cũng như các yếu
tố sản xuất khác không phải là vô hạn nữa do vậy mức lương thuê lao động phải tăng lên. Để
duy trì tiếp tục qúa trình tăng trưởng thì công nghiệp lại đầu tư vào nông nghiệp nâng cao
năng suất lao động, tăng sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến nâng cao mức lương trong nông
nghiệp, dẫn đến sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Mô hình Lewis mặc dù được sử dụng
khá phổ biến tuy nhiên vẫn có những hạn chế khi áp dụng trên thực tế.
Yêu cầu của chương:
• Cần nắm được các giả định, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của mô hình Harod-Domar và
những hạn chế của mô hình. Trình bày được khái niệm và giải thích được các vấn đề
kinh tế liên quan đến hệ số ICOR.

4
• Nắm được cụ thể các giai đoạn trong mô hình Rostow; giai đoạn nào trong số các giai
đoạn nêu trên là quan trọng nhất. Nắm được hạn chế của mô hình Rostow.
• Cần nắm được các giả định, nội dung, ý nghĩa của mô hình Lewis và những hạn chế
của mô hình. Cụ thể: 1. Nắm được hàm sản xuất và tiền lương trong khu vực nông
nghiệp. 2. Đường cung lao động trong nông nghiệp và trong công nghiệp. 3. Giải
thích được 2 giai đoạn thu hút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp tương ứng
với các đoạn khác nhau trên đường cung lao động.
Từ khoá: Mô hình Harrod Dormar; hệ số ICOR, mô hình Rostow, lý thuyết cất cánh, mô
hình Lewis, lý thuyết hai khu vực.
Chương 3: Nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển TLTK
3.1. Lao động với tăng trưởng và phát triển [1]88-101
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản
3.1.2. Vai trò của lao động trong quá trình phát triển kinh tế
3.1.3. Vấn đề lao động và việc làm ở các nước đang phát triển
3.2. Vốn với tăng trưởng và phát triển kinh tế [1]120-142
3.2.1. Một số khái niệm cơ bản
3.2.2. Vai trò của vốn trong quá trình phát triển kinh tế
3.2.3. Vấn đề sử dụng các nguồn vốn ở các nước đang phát triển
3.3. Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế [2]270-283
3.3.1. Một số khái niệm cơ bản
3.3.2. Vai trò của khoa học công nghệ trong quá trình phát triển
3.3.3. Vấn đề phát triển khoa học công nghệ ở các nước đang phát
triển
Tòm tắt nội dung chương:

Nguồn nhân lực của một quốc gia là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định
theo quy định của luật pháp, có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động là một bộ phận
dân số trong độ tuổi lao động (hay là một bộ phận của nguồn nhân lực) đang tham gia làm
việc hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Một mặt lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, và lao động là yếu tố
sản xuất đặc biệt, có tính chất quyết định đối với phát triển kinh tế. Mặ khác hiện nay cũng
cần nhận thấy sự tăng dân số quá nhanh dẫn tới vấn nạn thất nghiệp tại các nước đang phát
triển. Tại các nước đang phát triển có những đặc điểm của thị trường lao động hết sức đáng
chú ý như cơ cấu thị trường không hoàn hảo và tình trạng thất nghiệp vô hình.

5
Khi xem xét vai trò của vốn vật chất, hai khái niệm quan trọng cần lưu ý đó là vốn
sản xuất và vốn đầu tư. Vốn (vốn vật chất) là đầu vào quan trọng của một quốc gia, đặc biệt
là tại các quốc gia nghèo nơi vốn là thiếu hụt nên năng suất cận biên của vốn lớn. Tuy nhiên
cần lưu ý hiệu quả sử dụng vốn.
Tại các quốc gia đang phát triển, nhu cầu về vốn thường lớn hơn khả năng tiết kiệm
trong nước nên cần phải huy động thêm nhiều nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là ODA và
FDI. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi
(về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ) của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên
hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển. FDI là việc tổ
chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào vào
một nước, được chính phủ nước đó chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mặc dù
ODA và FDI có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia đang phát
triển, tuy nhiên cần chú những tác động trái chiều có thể có đối với quá trình phát triển của
các quốc gia đang phát triển.
Khoa học là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những thuộc tính tồn
tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành
các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội.
Tiến bộ công nghệ là khả năng của một nền kinh tế có thể sản xuất nhiều hơn đầu ra
mà không hề sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên. Điều này
tương đương với việc sản xuất ra nhiều đầu ra hơn trong khi giữa nguyên các yếu tố đầu vào
“có thể đo đếm được”. Tiến bộ công nghệ được đo lường bằng sự gia tăng năng suất các
nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity – TFP). Tiến bộ công nghệ giúp mở rộng khả
năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
Yêu cầu của chương:
• Nắm được các khái niệm nguồn lao động, lực lượng lao động; vốn sản xuất, vốn đầu
tư; khoa học, công nghệ, tiến bộ công nghệ
• Vai trò của lao động, vốn, khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển; cụ thể
các nguồn lực này đóng góp như thế nào vào quá trình tăng trưởng.
• Đặc điểm của lao động tại các quốc gia đang phát triển.

6
• Khái niệm và đặc điểm của ODA, FDI. Giải thích tại sao các nước nghèo lại nhận
ODA và các nước giàu lại cấp ODA. Các ý kiến ủng hộ và phản đối FDI.
Từ khoá: lao động, nguồn lao động, nguồn nhân lực, thất nghiệp vô hình, thị trường lao
động khu vực thành thị chính thức, thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức,
vốn vật chất, vốn sản xuất, vốn đầu tư, tiết kiệm của chính phủ, ODA, FDI.

Chương 4. Nghèo đói và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập TLTK
4.1. Tăng trưởng và phân phối thu nhập [1]31-34
4.1.1. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập [2]138-161
4.1.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập
4.2. Tăng trưởng và nghèo đói
4.2.1. Bản chất của nghèo đói
4.2.2. Các phương pháp đo lường nghèo đói
Tóm tắt nội dung chương
Công bằng hay bất bình đẳng là một vấn đề gây tranh cãi và tuỳ thuộc nhiều vào tiêu
chí xem xét và quan điểm cá nhân. Các quan điểm gần đây xem xét khái niệm công bằng dựa
trên sự “công bằng về cơ hội”. Theo đó, kết cục của một đời người xét cho theo nhiều khía
cạnh khác nhau phải phản ánh các nỗ lực và tài năng của họ chứ không phải hoàn cảnh cá
nhân. Công bằng xã hội thường được xem xét dựa trên hai khía cạnh: công bằng theo chiều
ngang (là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau); Công
bằng theo chiều dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình
trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Khi đo lường sự
công bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế, các nhà kinh tế thường sử dụng đường
cong Lorenz và hệ số Gini.
Nghèo được định nghĩa là bị bần cùng hóa về phúc lợi. Tuy nhiên sự khác nhau trong
việc nhận thức về phúc lợi cơ bản khiến những cách hiểu khác nhau về nghèo. Việt Nam thừa
nhận định nghĩa về nghèo như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Đường nghèo được sử dụng nhằm phân biệt người nghừo và người không nghèo trong xã hội.
Đường nghèo hay ngưỡng nghèo: là chi phí cho một giỏ tiêu dùng tối thiểu mà những người
không có thu nhập đạt được giỏ tiêu dùng này được gọi là nghèo. Đường đói nghèo ở mức
thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao

7
hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương
thực, thực phẩm). Nhằm phản ánh tình trạng nghèo đói của một quốc gia trầm trọng đến mức
nào, các thước đo nghèo đói được sử dụng. Tỷ lệ nghèo là phần trăm dân số nằm dưới
ngưỡng nghèo. Khoảng nghèo là phần chênh lệch giữa chi tiêu của người nghèo so với
ngưỡng nghèo, tính bằng % so với ngưỡng nghèo.
Yêu cầu của chương:
• Phân biệt được công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Nắm vũng
các công cụ đo lường bất bường đẳng là đường cong Lorenz và hệ số Gini.
• Cần nắm vững các quan niệm về nghèo đói; khái niệm nghèo tuyệt đối, nghèo tương
đối; chuẩn nghèo (đường nghèo), tỷ lệ nghèo và khoảng nghèo.
Từ khoá: công bằng theo chiều ngang, công bằng theo chiều dọc, đường cong Lorenz và hệ
số Gini, nghèo đói; nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối; chuẩn nghèo (đường nghèo), tỷ lệ
nghèo, khoảng nghèo.
D. Đề kiểm tra
Hãy cho biết những câu sau là đúng hay sai và giải thích tại sao:
1. Các thuật ngữ “tăng trưởng kinh tế” và “phát triển kinh tế” là tương đương vì đều đề
cập đến việc tăng thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người.

2. Trong mô hình dịch chuyển cơ cấu của A.Lewis, đường cung lao động trong nông
nghiệp là một đường nằm ngang.

3. Theo mô hình Harrod-Domar thì nước nào có tỷ lệ tiết kiệm lớn hơn sẽ có tốc độ tăng
trưởng lớn hơn.

4. Lý thuyết phát triển theo giai đoạn của Rostow cho thấy, quá trình phát triển của các
quốc gia đang phát triển mang tính tuần tự theo các giai đoạn.

5. Tiền lương trong khu vực thành thị chính thức luôn cân bằng tại mức cân bằng của thị
trường.

Bộ môn thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2010

TRƯỞNG BỘ MÔN

You might also like