Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BỘ MÔN KINH TẾ CĂN BẢN

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


1. Tên học phần: Kinh tế công
Tên tiếng Anh: Public Economics
2. Mã học phần: FECO0911 (42.6.9.3)
3. Số tín chỉ: 3 Tín chỉ học phí:
4. Điều kiện học phần:
- Học phần học trước:
• Kinh tế vi mô I Mã HP:
• Kinh tế vĩ mô I Mã HP:
- Học phần tiên quyết:
- Học phần song hành:
- Điều kiện khác:
5. Đánh giá: - Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm thực hành: 30%
- Điểm thi hết HP: 60%
6. Thang điểm: 10
7. Cán bộ giảng dạy học phần:
- CBGD cơ hữu:
TS-GVC Phạm Thị Tuệ
Ths. Nguyễn Duy Đạt
CN Ngô Hải Thanh
- CB thực tế báo cáo chuyên đề:
8. Mục tiêu của học phần:
- Mục tiêu chung: trang bị cho sinh viên những hiểu biết căn bản về sự cần thiết, vai
trò và những hoạt động chính của Chính phủ, các cơ sở khoa học của các quyết định,
chính sách của Chính phủ. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng giải thích
những căn cứ khoa học trong các quyết định của Chính phủ, dự đoán được các chính sách
có thể được ban hành của một Chính phủ hiện đại trong thực tế.
- Mục tiêu cụ thể: trang bị cho sinh viên những căn cứ khoa học về sự can thiệp của
Chính phủ vào nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp sinh viên hiểu và lý giải được những
chính sách của Chính trong thực tế nhằm khắc phục những thất bại của thị trường trong
việc cung cấp hàng hoá công cộng, độc quyền, ngoại ứng, thông tin không đối xứng và
tình trạng bất bình đẳng. Nắm được những nguyên lý căn bản của hai công cụ chủ yếu mà
Chính phủ sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế, đó là thuế và trợ cấp.
9. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản gồm: bản chất, nội dung của khu vực công cộng và tính
quy luật phát triển của nó trong mối quan hệ hữu cơ với khu vực tư nhân; nghiên cứu
những thất bại của thị trường, làm cơ sở đề xuất các giải pháp can thiệp của Chính phủ.
Đánh giá các chính sách can thiệp của Chính phủ theo tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế và đảm
bảo công bằng xã hội cũng như tác động của những chính sách này tới lợi ích của các đối
tượng khác nhau trong xã hội; từ đó nhằm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện sao cho phù
hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.
The aim of this course is to study basic questions that include substance and content of
the public sector and its laws of development in organic relationship with the private
1
sector; market failures that are the basis of the government’s solutions; appreciating the
policies that the government intervene in the economy at economic efficient standard,
ensuring social justice as well as the effects of these policies to benefit of different
objects in the society and from there, advancing the corrections, complements and
improvements appropriately with each socio - economic development period.
10. Tài liệu tham khảo:
TLTK bắt buộc:
[1] Giáo trình Kinh tế công cộng - Trường ĐH Kinh tế quốc dân - Nxb Thống kê
2004
[2] Kinh tế công cộng - Joseph E. Stiglitz (Bản dịch tiếng Việt của trường ĐH Kinh
tế quốc dân) - Nxb Khoa học và Kỹ thuật 1995
[3] Public Finance - Harvey S. Rosen - Princeton University - 6th Edition 2002
TLTK khuyến khích:
[4] Nguyên lý kinh tế học - N. Gregory Mankiw (Bản dịch tiếng Việt của trường
ĐH Kinh tế quốc dân) - Nxb Thống kê 2003
[5] Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Viện ngân hàng thế giới - Nxb Văn hoá
thông tin 2005
[6] Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
[7] Báo cáo phát triển thế giới 2006, 2007, 2008, 2009
Các tạp chí: Nghiên cứu kinh tế, Khoa học Thương mại, Lao động và xã hội, Bảo
hiểm xã hội
http://www.undp.org.vn
http://www.molisa.gov.vn
http://www.moet.gov.vn
http://edu.net.vn
http://mof.gov.vn
11. Đề cương chi tiết học phần:
Nội dung TLTK Ghi chú
Chương 1: Nhập môn về kinh tế học công cộng
1.1. Chính phủ và vai trò của Chính phủ [1][2]
1.1.1. Chính phủ và khu vực công cộng
1.1.2. Những quan điểm về vai trò của Chính phủ
1.1.3. Khu vực công cộng ở Việt Nam
1.2. Những nguyên tắc và hạn chế của Chính phủ khi can thiệp vào [1][2]
thị trường
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ
1.2.2. Những hạn chế của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học [1][2]
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Nội dung nghiên cứu
Chương 2: Thất bại của thị trường - Cơ sở cho những can thiệp
của Chính phủ
2.1. Định đề cơ bản của kinh tế học phúc lợi [1][2]
2.1.1. Tiêu chuẩn hiệu quả Pareto [3][4]
2.1.2. Định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi
2.1.3. Hạn chế của tiêu chuẩn hiệu quả Pareto và định lý cơ bản của
kinh tế học phúc lợi
2.2. Hàng hoá công cộng [1][2]
2.2.1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của hàng hoá công cộng [3][4]
2.2.2. Cung cấp hàng hoá công cộng
2
2.2.3. Hàng hoá khuyến dụng và phi khuyến dụng
2.3. Những yếu tố ngoại ứng [1][2]
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm [3][4]
2.3.2. Tổn thất phúc lợi xã hội do ngoại ứng gây ra
2.3.3. Giải pháp của chính phủ nhằm khắc phục ngoại ứng
2.4. Độc quyền tự nhiên [1][4]
2.4.1. Khái niệm độc quyền tự nhiên
2.4.2. Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền tự nhiên gây ra
2.4.3 Giải pháp của chính phủ nhằm khắc phục độc quyền tự nhiên [1]
2.5. Thông tin không đối xứng
2.5.1. Khái niệm và nguyên nhân của tình trạng thông tin không đối
xứng
2.5.2. Tổn thất phúc lợi xã hội do thông tin không đối xứng gây ra
2.5.3. Các giải pháp khắc phục thông tin không đối xứng
Chương 3: Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội
3.1. Bất bình đẳng [1][5]
3.1.1. Quan niệm về công bằng [7]
3.1.2. Thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
3.1.3. Nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập
3.1.4. Lý do Chính phủ can thiệp nhằm đảm bảo công bằng xã hội
3.2. Quan hệ giữa công bằng và hiệu quả
3.2.1. Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả có mâu thuẫn [1][5]
3.2.2. Quan điểm cho rằng công bằng và hiệu quả không nhất thiết có [7]
mâu thuẫn
3.2.3. Quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong thực tế
3.3. Các lý thuyết về phân phối lại thu nhập
3.3.1. Thuyết vị lợi [1][2]
3.3.2. Quan điểm bình quân đồng đều [3]
3.3.3. Thuyết cực đại thấp nhất
3.3.4. Các quan điểm không dựa trên độ thoả dụng cá nhân
3.4. Chính sách phân phối lại thu nhập của chính phủ nhằm đảm [1][2]
bảo công bằng xã hội [5][6]
3.4.1. Hệ thống an sinh xã hội [8]
3.4.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt nam
Chương 4: Các can thiệp chủ yếu của Chính phủ vào nền kinh tế
4.1. Thuế [1][2]
4.1.1. Những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thuế [3][4]
4.1.2. Thuế và hiệu quả kinh tế
4.1.3. Hệ thống thuế tối ưu
4.2. Trợ cấp
4.2.1. Trợ cấp là gì? [1][2]
4.2.2. Lựa chọn hình thức trợ cấp [3]
4.2.3. Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả dưới tác động của trợ cấp
4.3. Các chương trình bảo trợ xã hội
4.3.1. Tổng quan về bảo trợ xã hội [2]
4.3.2. Một số chương trình bảo trợ xã hội
Chương 5: Lựa chọn công cộng
5.1. Sự cần thiết của lựa chọn công cộng [1][2]
5.1.1. Cơ chế tư nhân và cơ chế công cộng để phân bổ nguồn lực [3]
3
5.1.2. Khái niệm về lựa chọn công cộng
5.1.3. Lợi ích của lựa chọn công cộng
5.2. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp [1][2]
5.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn công cộng
5.2.2. Định lý bất khả thi Arrow
5.3. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết đại diện [1]
5.3.1. Những hạn chế của một Chính phủ đại diện
5.3.2. Những khó khăn trong quản lý cơ quan hành chính Nhà nước

Phân bổ thời gian và hướng dẫn thực hiện chương trình học phần
- Phân bổ thời gian (học phần 3 tín chỉ):
TT Chương Số tiết Lý thuyết Thực hành
1 Chương 1 3 3
2 Chương 2 15 13 2
3 Chương 3 9 8 1
4 Chương 4 9 8 1
5 Chương 5 6 6
Tổng số 42 38 4

- Học phần Kinh tế công 2 tín chỉ, sinh viên chỉ học các chương 1, chương 2,
chương 3 và chương 4 mục 4.1 và 4.2.
- Phân bổ thời gian (học phần 2 tín chỉ):
TT Chương Số tiết Lý thuyết Thực hành
1 Chương 1 3 3
2 Chương 2 12 12
3 Chương 3 4 4
4 Chương 4 5 5
Tổng số 24 24

12. Phụ lục: Danh mục đề tài thảo luận và tài liệu tham khảo: Học phần 2 tín chỉ, sinh
viên chỉ chọn các đề tài 1,2,7,8,9.
Ghi
TT Đề tài TLTK Trang
chú
- Vai trò của Nhà nước trong cung
ứng dịch vụ công - Chủ biên: TS.
Nguyễn Ngọc Hiến - Nxb Văn hoá
thông tin 2002
- Quản lý Nhà nước đối với cung
Vai trò của Chính phủ trong việc ứng dịch vụ công - Đỗ Thị Hải Hà 16-34
1
cung cấp dịch vụ công? - Nxb Khoa học & Kỹ thuật 2007
- Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở
Việt Nam - Đồng chủ biên: Đinh 42-68
Văn Ân & Hoàng Thị Thu Hoà -
Nxb Thống kê 2006
- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
4
Thực hiện đề án tăng học phí là [1] 143-145
không công bằng đối với sinh viên www.moet.gov.vn 171-176
2
nghèo? Quan điểm của bạn về vấn www.chungta.com
đề này? www.edu.net.vn
[8] 107-116
Thực trạng hệ thống an sinh xã - Tạp chí bảo hiểm xã hội
3
hội ở Việt Nam? - Tạp chí Lao động & xã hội
www.molisa.gov.vn
- Tạp chí quản lý kinh tế
- Tạp chí Lao động & xã hội
Chính sách xoá đói giảm nghèo ở
4 www.undp.org.vn
Việt Nam và hiệu quả của nó?
www.mof.gov.vn
www.molisa.gov.vn
- Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Sự cần thiết khách quan của bảo
- Tạp chí Lao động & xã hội
5 hiểm thất nghiệp cho người lao
- Luật Bảo hiểm xã hội
động ở Việt Nam?
www.molisa.gov.vn
[8] 101-106
Vấn đề bảo hiểm y tế ở Việt - Tạp chí Bảo hiểm xã hội
6
Nam? www.hspi.org.vn
www.molisa.gov.vn
Giáo dục đại học là hàng hoá 295-298
[2]
công cộng hay hàng hoá cá nhân? 436-452
7 www.moet.gov.vn
Nên cung cấp hàng hoá này theo
www.edu.net.vn
hình thức nào? bởi khu vực nào?
Dịch vụ y tế là hàng hoá công
296-297
cộng hay hàng hoá cá nhân? Theo [2]
348-350
8 bạn, dịch vụ này nên được cung Tạp chí Bảo hiểm xã hội
cấp theo hình thức nào? bởi khu www.hspi.org.vn
vực nào?
Theo bạn, hệ thống thuế thu nhập
[2] 461-482
cá nhân nên được thiết kế như thế
9 www.mof.gov.vn
nào để đảm bảo tính hiệu quả và
Luật thuế thu nhập cá nhân
công bằng?

Đề cương đã được thông qua Bộ môn ngày 19 tháng 10 năm 2009

BAN GIÁM HIỆU TRƯỞNG BỘ MÔN


Duyệt (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Phạm Thị Tuệ

You might also like