Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 1

“CÁT BỤI LÀM SAO BIẾT MỈM CƯỜI”

“Mít’stơ” Đàm có lần hát rất thành công, một bài, đại ý: “Nếu có yêu tôi, thì xin hãy yêu tôi bây
giờ! Đừng để ngày mai lúc tôi đã nằm im hơi! Cát bụi làm sao biết mỉm cười?”
Và Thượng tọa Thích Minh Niệm từng thuyết giảng: “Hạnh phúc ở TRONG ta, NGAY bây giờ và
NGAY tại đây”.

Cho nên hãy yêu thương nhau ngay khi ta con diễm phúc sống trên cõi đời này! Thế nên trong các
tác phẩm về những NGÔI NHÀ của Ngọc Linh có một ngôi nhà của những linh hồn; mà lại là linh
hồn đàn bà nên tác phẩm còn được gọi: “Ngôi nhà thiếu đàn bà”!

Vở có một số cảnh rất “liêu trai chí dị” với một cánh bướm trắng to đùng – một Bạch Hồ Điệp làm
nền! mà cũng có những hiện tượng ma quái như từ lồng nhựa chim giả phát ra tiếng chim hót thật.
Cái quạt hư từ…lâu lắm bỗng chạy vù vù như có ma lực của âm binh! Những chi tiếc đó – không
chỉ là hình thức ma mị theo thời thượng sân khấu; mà còn là những hình ảnh ẩn dụ của bi kịch con
người: luôn luôn đi tìm hạnh phúc ở tận đâu đâu mà quên cái đang có trong tay; để lại hậu quả là
người sống thì vò võ cô đơn; còn người chết thì…không siêu thoát được bởi bị dày vò ân hận những
điều chưa làm được ở trần gian!
Xem xong vở kịch cũ được “chuốt” lại để tái diễn ở sân khấu Hoàng Thái Thanh; tôi vẫn thấy nhớ
nhất là vai Mộng Hoài – nhà ngoại cảm của “quái nữ”Ái Như chứ không ai khác là người thẩm thấu
nhất “chất Ngọc Linh” trong những vở chuyển thể từ tác phẩm của một trong những nhà văn Nam
bộ tiêu biểu nhất.
Dương Nữ Thục Linh

YÊU THƯƠNG ĐI ĐỂ KHÔNG HỐI TIẾC…


…Đi coi lại kịch “Ngôi nhà…” vẫn thấy trong đó những lời nhắn nhủ, có lẽ, luôn luôn cần thiết đối
với mọi người, dù sống ở thời đại nào và bất kể ở một nền văn minh nào đó.
Hạnh phúc. Ba người trong gia đình đó thật hạnh phúc, thế nhưng chính họ không nhận ra hết cái
mình đang có, đang nắm giữ trong tay. Những hờn ghen vô lối, những bực bội vặt vãnh khi va
chạm trong sinh hoạt dần mài mòn cảm xúc, làm họ mệt mỏi và mù quáng. Tai nạn bất ngờ khiến
họ âm dương cách trở…Giả thuyết của tác giả thật độc đáo và đầy tính nhân văn khi cho linh hồn
hai mẹ con trở về chứng kiến thực tại còn lại khi họ đã ra người thiên cổ…Rồi chuyện nhà ngoại
cảm dỏm bất ngờ làm “cầu nối” cho cõi dương, cõi âm…
…Vừa xem vở diễn, vừa nhìn lại mình. Có lẽ tôi không phải là số ít trong hàng trăm khán giả đang
xem vở. Tự nhiên thấy yêu gia đình mình hơn, thấy nhẹ lòng với những mâu thuẫn tưởng chừng
khó giải quyết giữa vợ chồng, con cái. Rại sao không yêu thương hơn nữa, vị tha hơn nữa những sai
xót của những người mình đã từng rất yêu thương? Tại sao không gần gũi để hiểu nhau hơn nữa để
khi bất ngờ ai đó mất đi, ta không phải hối tiếc, thốt lên: phải chi..
Cảm ơn các nghệ sĩ, cảm ơn tác giả Ngọc Linh với những “Ngôi nhà…” đầy tình yêu thương, đầy
lòng trắc ẩn với sự cảm thông và nhân ái vô cùng. Nước mắt, nụ cười đã cho chúng tôi những bài
học lớn: làm - người - tốt - hơn, sống là chia sẽ yêu thương.
ngocmai…(email)

(Báo Sân Khấu)

You might also like