Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 84

Quan Điểm Thần Đạo

Tác giả: T. Gordon R. Lewis

Phần I: Biết Chúa


1. Mạc khải Tổng Quát
2. Mạc khải Đặc Biệt
3. Sự Linh Cảm Và Thẩm Quyền
Phần II : Thượng Đế
4. Thiên Chúa Như Thế Nào
5. Thiên Chúa Ba Ngôi
6. Nguyên Chỉ
Phần III . Lời Thiên Chúa
7. Sáng Tạo
8. Quyền Thiên Hựu
9. Cầu Nguyện
Phần IV . Con Người Và Thượng Đế
10. Con Người Là Gì
11. Hình Ảnh Của Thượng Đế Nơi Con Người
12. Bản Chất Tội Lỗi Của Con Người
Phần V. Chúa Cứu Thế Giê-xu
13. Sự Nhập Thể
14. Cuộc Sống Nhập Thể Của Đấng Christ
15. Sự Cứu Chuộc
Phần VI : Đức Thánh Linh
16. Sự Qui Đạo Và Tái Sanh
17. Sự Thánh Hóa
18. Việc Lành
Phần VII : Hội Thánh
19. Bản Chất Của Hội Thánh
20. Sứ Mệnh Của Hội Thánh Trong Thế Gian
21. Sứ Mệnh Của Hội Thánh Đối Với Tín Đồ
Phần VIII : Hy Vọng Của Hội Thánh
22. Hy Vọng Của Hội Thánh - Chúa Cứu Thế Sẽ Trở Lại Để Cai Trị Trên
Đất
23. Đạn Nạn Và Sự Cất Lên Không Trung
24. Sau Khi Chết Có Gì?

Lời Giới Thiệu


Đời sống vật chất và tinh thần tăng trưởng thì đời sống thuộc linh cũng cần
tăng trưởng. Tăng trưởng thuộc linh là mỗi ngày biết Đấng mình tin và điều
mình tin một cách sâu nhiệm và chắc chắn hơn. Biết rõ Đấng mình tin và
điều mình tin là điều kiện cần, là cơ sở thiết yếu của một đức tin trưởng
thành. Biết rõ hai cái này có nghĩa là thần học. Vì Thần Học là học về
Thượng Đế trong liên hệ với con người dựa trên những mạc khải gián tiếp
lẫn trực tiếp của Ngài.
Để tránh cho học viên ấn tượng thần học là cái gì khô khan, xa vời, khó
hiểu, chỉ dành cho hàng giáo phẩm, còn tín hữu thì chỉ biết nghe theo những
quan điểm Thần học của hàng giáo phẩm mà không cần suy xét, Giảng khoa
thần đạo I và II này được thực hiện dưới một hình thức nhằm hướng dẫn mỗi
ngày tự khám phá ra Thần học cho chính mình qua sự tra cứu Kinh Thánh
của chính học viên. Mỗi học viên phải tự nghiên cứu Lời Chúa để tự khám
phá ra nên đòi hỏi học viên nhiều thì giờ tự học, tính kiên trì và kỷ luật. Nếu
học viên chịu khó tự nghiên cứu để tự mình trả lời các câu hỏi thì sẽ thấy
thích thú và kết quả sẽ chắc chắn.
Mỗi bài đòi hỏi học viên nhiều thì giờ nên trong mỗi khóa chỉ có 12 bài. Mỗi
bài gồm 5 phần.
Thứ nhất: Dẫn nhập, đưa vào vấn đề và các quan điểm khác nhau.
Thứ hai: Vấn nạn là vấn đề đặt ra để đưa sang phần sau.
Thứ ba: Tra xem Kinh Thánh là phần quan trọng đặt dưới hình thức câu hỏi
và giới thiệu các câu Kinh Thánh tiêu biểu để học viên nghiên cứu và trả lời.
Các câu Kinh Thánh này có khi không được rõ ràng, hoặc có khi làm cho
học viên thắc mắc thêm: Học viên phải biết kết hợp lại và có thể dùng những
câu Kinh Thánh khác để bổ túc thêm.
Thứ tư: Kết luận của bạn, là phần nêu lên quan điểm, lập trường của học
viên sau khi đã nghiên cứu Kinh Thánh kỹ lưỡng về tất cả vấn đề ở phần thứ
ba. Học viên cũng cho biết tại sao mình tin như vậy.
Thứ năm: Ý nghĩa, là phần nhận định giá trị của bài học và đưa vào áp dụng
thực tế. Có rất nhiều bài học, các câu hỏi chỉ gợi lên một số thôi.

Bài 1: MẠC KHẢI TỔNG QUÁT


I. DẪN NHẬP
Cơ Đốc giáo không phải là lịch sử của con người đi tìm Thượng Đế, nhưng
là sản phẩm của sự mạc khải của chính Thượng Đế về Ngài và về những
mục đích của Ngài cho loài người. Vì niềm tin của Cơ Đốc giáo được đặt
trên sự mạc khải linh thiêng (Divine) nên chúng ta cần phải biết Chúa mạc
khải Ngài cho ai? Về gì? Và như thế nào?
Thượng Đế chỉ mạc khải Ngài cho những ai có liên hệ với dân Y-sơ-ra-ên,
với Chúa Giê-xu, với Hội Thánh và với Kinh Thánh hay là Thượng Đế mạc
khải Ngài cho mọi người như nhau? Có phải Thượng Đế chỉ mạc khải qua
những hành động phi thường hay cũng mạc khải trong cả sinh hoạt bình
thường của thiên nhiên nữa? Có phải mọi sự hiểu biết về Thượng Đế đều
phải do đức tin vào Chúa Giê-xu và sự tái sinh bởi Thánh Linh, hay người
không tin Chúa cũng có thể biết ít nhiều quyền năng của Thượng Đế qua tạo
vật và qua luật thánh của Thượng Đế trong lòng người nữa?
Đó là những câu hỏi lớn mà các câu trả lời sẽ xác định quan điểm của chúng
ta về tình trạng của người ngoại hoặc là người không có tôn giáo gì cả hay là
đang tin theo một tôn giáo nào đó. Câu trả lời của bạn sẽ xác định cái nhìn
của bạn về những bà con và láng giềng không chịu làm tín đồ Chúa của bạn.
Dĩ nhiên đối với vấn đề tế nhị này thì có nhiều quan điểm khác nhau.
A. Theo một số người thì thiên nhiên không cho biết gì về Thượng Đế cả.
Người ta chỉ biết được Thượng Đế qua lời Ngài, qua việc Chúa Giê-xu đối
diện với từng cá nhân một cách riêng tư. Trong việc gặp gỡ thiêng liêng giữa
trời và người ấy thì Kinh Thánh chỉ đóng vai trò chỉ đường hay nhân chứng.
Do nhân chứng ấy, người ta có thể đi đến chỗ nhận biết Thượng Đế cách
riêng tư (Karl Barth - Tân Chính Thống).
B. Đối lại thì cũng có người cho rằng chẳng cần hành động đặc biệt hay trực
tiếp nào của Thượng Đế, con người vẫn có thể đạt được cách gián tiếp do
tìm hiểu con người và thiên nhiên. Ai cũng có chút ít hiểu biết về Thượng
Đế, nhưng qua những thành công vĩ đại nhất của triết học, khoa học và tâm
lý tôn giáo của con người mà ta biết được nhiều hơn về Thượng Đế và có
được một nền thần học tốt nhất. Những thành công trên giúp ta điều chỉnh
lại cho thật đúng những gì ghi trong Kinh Thánh (quan điểm của Phái tự do -
Liberals).2
C. Có người khác thì cho rằng tất cả những ai biết lập luận cách hữu lý từ sự
quan sát thiên nhiên sẽ phải đi đến kết luận Thượng Đế là hiện hữu. Bên
ngoài đức tin vào Chúa Giê-xu Cơ Đốc hay bên ngoài Hội Thánh cũng có
thể nhận thấy Thượng Đế là nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ. Sự nhận biết
này sẽ khiến con người khao khát biết thêm sự thật về Thượng Đế, và sẽ
được cung ứng bởi những lời dạy có thẩm quyền của một Giáo Hội chân
chính (Những người theo chủ trương phái Thánh Thô-ma - Thomists and
others).3
D. Có người cho rằng mặc dầu sự hiện hữu và vinh quang của Thượng Đế
được tỏ rõ cho mọi người qua tạo vật Ngài dựng nên, nhưng con người bị tội
lỗi làm mù mắt và trí nên không thể nhận được chân lý thiêng liêng. Dù có
sự mạc khải tự nhiên và phổ quát của Thượng Đế thì cũng không thể có
được một thần học tự nhiên (natural theology) trong người chưa được cứu.
Chỉ có những người tin Chúa được Thánh Linh soi sáng mới thấy được sự
vinh quang của Thượng Đế trong thiên nhiên (Theo quan điểm của các thần
học gia cải cách - Reformed Theologians).4
E. Nhờ sự minh thị phổ quát soi sáng cho mọi người được sinh ra trong thế
gian này, nên ai cũng thấy rõ được sự hiện hữu, năng quyền và sự công
chính của Thượng Đế. Sự mạc khải phổ quát như luật Môi-se chẳng hạn là
thánh thiện, công bình và tốt lành, nhưng vì sự yếu đuối do bản chất tội lỗi
của con người mà sự mạc khải phổ quát thay vì cứu vớt lại trở thành hình
phạt cho con người. Cũng giống như luật pháp, sự mạc khải phổ quát trở nên
như một ông thầy hướng dẫn người ta đến với ân điển cứu rỗi của Chúa Giê-
xu Cơ Đốc (quan điểm của những người Tin Lành Thuần Túy -
Evangelicals).5
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về sự mạc khải phổ quát trung thành nhất đối với lời dạy của
Kinh Thánh.
III. TRA XEM KINH THÁNH
Dựa trên các câu Kinh Thánh đưa ra và những câu Kinh Thánh khác mà ta
biết. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
A. Thượng Đế có mạc khải Ngài qua thiên nhiên và con người không?
Thi Tv 19:1-6, RoRm 1:19-20
Cong Cv 14:15-17, RoRm 2:14-15
Tóm tắt ý nghĩa
B. Từ những vật thọ tạo chúng ta có thể biết được gì về Thượng Đế? Những
đặc điểm nào của Thượng Đế được bày tỏ trong thiên nhiên?
Thi Tv 8:1-9 Thi Tv 104:24 RoRm 1:32
Thi Tv 19:1 Thi Tv 148:13 RoRm 2:14-15
Thi Tv 29:4 Cong Cv 17:24-29
Thi Tv 93:1-4 RoRm 1:20
Tóm tắt ý nghĩa
C. Ai nhận biết được những đặc điểm này của Thượng Đế trong thiên nhiên?
Mọi người hay chỉ tín đồ thôi?
Thi Tv 19:2-4 RoRm 1:21 RoRm 1:32
RoRm 1:18 RoRm 1:25 RoRm 2:14-15
RoRm 1:19 RoRm 1:28
RoRm 1:20
Tóm tắt ý nghĩa
D. Kết quả của mạc khải phổ quát là gì?
RoRm 1:18 RoRm 3:10-11 Cong Cv 17:27
RoRm 1:20 RoRm 3:19-20
RoRm 2:11-12 RoRm 3:23
Tóm tắt ý nghĩa
E. Viết ra và học thuộc lòng RoRm 1:20
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Hãy tự viết ra quan điểm của bạn về giáo lý mạc khải phổ quát, dùng các câu
trả lời trong phần 3 và phân biệt quan điểm của bạn với các quan điểm khác
trong phần I.
V. Ý NGHĨA
Hãy suy nghĩ đến những bài học thực dụng về giáo lý này và trả lời các câu
hỏi sau:
A. Có người nào không có biết một tí gì về Thượng Đế không? Nếu biết thì
mỗi người có trách nhiệm với Thượng Đế không? Những chỗ đề cập tới dân
Giu-đa và dân ngoại (RoRm 1:18-3:20) có hàm ý nói đến cả nhân loại
không? Xin giải thích.
B. Có ai sống đúng như những sự soi sáng họ nhận được không?
C. Có phải tất cả những người không được nghe Tin Lành đều chết mất
không? Tại sao? GiGa 3:18, 36 có phải là sự mô tả con người tội lỗi tiếp tục
sống xa cách Thượng Đế? Xin giải thích.
D. Những người chưa được nghe Tin Lành bị hư mất do không tin vào Tin
Lành hay do chối bỏ ánh sáng mà họ có? (RoRm 2:12 Mat Mt 11:22).
E. Bạn vận dụng kết luận về mạc khải phổ quát của bạn như thế nào vào
công tác chứng đạo cho người chưa được cứu? Hãy xem cách của Phao-lô
(Cong Cv 14:8-18; 17:16-34).
Ghi chú
Karl Barth, Church Dogmatics , II, I (Edinburgh: T&T.Clark, 1957), pp. 63-
254.
2 Henry P. Van Dusen, The Vindication of Liberal Theology (New York:
Charles Scrlbner’s Sons, 1963 ), pp. 51-89; L. Harold DeWolf, The Case for
Theology in Liberal Perspective (Philadelphla: The Westmlnster Press
1959), pp. 19-41.
3 Thomas Aquinas, The Summa Theologica , I, Q, I and 8-9; fulton J. Sheen,
Philosophy of Religion (New York: Appleton Century Crofts 1948), pp. 123
- 176.
4 G.C Berkouwer, General Revelation (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans,
1955).
5 Gordon R. Lewis “Gospel on Campus : Based on an Expository study of
Acts 17” HIS, XXVII, Nos 1-4 (October 1966 - January 1967). No, 1, p.14.
No 2, P24. No 3.p.11: No.4p: 34. Emil Brumer, Revelation and Reason
(Philadelphia: The Westmlnster Press 1946), pp. 49-80.
Bài 2: MẠC KHẢI ĐẶC BIỆT
I. DẪN NHẬP
Dù mạc khải phổ quát cung cấp cho mọi người một sự hiểu biết về quyền
năng, sự công chính, sự cai trị toàn quyền của Thượng Đế, nhưng lại không
cho biết gì về mục đích cứu rỗi của Thượng Đế qua sự giáng sinh của Chúa
Cứu Thế Giê-xu. Nếu không có sự mạc khải đặc biệt thì con người khôn
ngoan nhất, có học nhất cũng không thể khám phá được chân lý của Tin
Lành. Điều mà con người tội lỗi ở dưới sự đoán phạt cần biết hơn hết là
phương cách công bằng và yêu thuơng mà Thượng Đế dự bị để tha thứ và
cứu vớt họ.
Thượng Đế đáp ứng nhu cầu của tội nhân bằng sự mạc khải đặc biệt. Đặc
biệt cả về nội dung lẫn ranh giới. Nội dung không phải là một chân lý phổ
quát về Thượng Đế, nhưng là chương trình cứu rỗi nhân từ của Ngài (gồm
nhiều thế kỷ của lịch sử Do Thái nhằm tạo nên và bảo tồn dòng dõi của
Đấng Cứu Thế (Messiah). Ranh giới của mạc khải đặc biệt không là phổ
quát cho tất cả đều biết, nhưng giới hạn cho nhiều người.
Trong số những nhà Thần học tin vào mạc khải đặc biệt (Tân Phái không
tin) cũng có nhiều ý kiến, quan điểm thật khác nhau. Họ không đồng ý với
nhau về cách Thượng Đế mạc khải tình yêu hòa giải của Ngài. Sau đây là
những lập trường chính.
A. Người ta có thể biết Thượng Đế như là Đấng Cứu Thế qua lời mạc khải
của Ngài. Kinh Thánh là lời thành văn của Thượng Đế nói cho tội nhân biết
về Thượng Đế và ân sủng của Ngài. Kinh Thánh là bức thư yêu thương từ
trời gởi xuống (Theo những người có khuynh hướng chấp kinh -
Fundamentaltsts).
B. Người ta có thể biết Thượng Đế như là Đấng Cứu Thế qua những việc
làm lạ lùng của Ngài. Thượng Đế không viết cho tội nhân về tình yêu
thương của Ngài, nhưng Ngài chứng minh bằng hành động. Chính những
việc làm quyền năng của Ngài cho thấy cách sinh động mục đích cứu rỗi của
Ngài hơn bất cứ bài báo cáo nào về Ngài (Theo các nhà thần học Thánh
Kinh, Biblical Theologians). 2
C. Người ta có thể biết về Thượng Đế như là Đấng Cứu Thế qua kinh
nghiệm cá nhân với Chúa. Điều có giá trị và ý nghĩa hơn những lời thành
văn trong Kinh Thánh, hơn cả sự chứng minh bằng hành động yêu thương
trong quá khứ của Thượng Đế, là sự hiện diện của chính Đấng yêu mình.
Thượng Đế mạc khải tình yêu cứu rỗi của Ngài bằng cách yêu thương chúng
ta. Tội nhân biết được Thượng Đế cứu mình khi có được trực kiến (trực
diện: Encounter) giữa trời và người. Kinh Thánh là lời chứng của con người
về kinh nghiệm trực kiến giữa hai hữu thể (trời và người) này (quan niệm
của Tân Chính Thống - Neo Orthodox).3
D. Người ta không thể biết được Thượng Đế qua sự trực kiến nhưng chỉ biết
được Ngài là Đấng Cứu Thế qua một Giáo Hội chân chính được thiết lập để
giải thích Kinh Thánh một cách có thẩm quyền (trường phái thánh Tô-ma -
Thomists).4
E. Người ta biết được Thượng Đế là Đấng Cứu Rỗi không phải bằng một
trong những sách đã nói trên, nhưng bởi một sự tổng hợp của (1). Lời được
mạc khải dùng để giải nghĩa những công việc mầu nhiệm , và để xác nhận
chân lý về Thượng Đế là Đấng nói và làm. (2). Kinh nghiệm cá nhân về
Thượng Đế, Thánh Linh là “Đấng làm chứng cho chúng ta” cư ngụ trong
mỗi tín hữu, dạy dỗ và hướng dẫn họ (3). Dù Hội Thánh không phải là hình
thức mạc khải thứ ba, nhưng có thể làm cho tín đồ kiểm chứng lại sự hiểu
biết của mình về sự cứu chuộc của Thượng Đế với những người biết Kinh
Thánh được Đức Thánh Linh soi sáng (Tin Lành thuần túy và chấp kinh -
Evangelicals & Fundamentallsts).5
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào trên đây đúng nhất? Xin giải thích.
III. TRA XEM KINH THÁNH
Sau khi xem xét cẩn thận những khúc Kinh Thánh liên hệ, xin trả lời các câu
hỏi rút ra từ những quan niệm trên.
A. Người ta có thể biết tình yêu cứu rỗi của Thượng Đế và quyền năng của
Ngài qua các biến cố mầu nhiệm trong khung cảnh của lịch sử Do Thái,
trong đời sống của Chúa Cứu Thế, và trong việc thành lập Giáo Hội không?
XuXh 14:13, 31 DaDn 6:26-27 Cong Cv 14:3
PhuDnl 7:18-19 LuLc 1:49 RoRm 15:18-19
PhuDnl 34:11-12 LuLc 19:37 IICo 2Cr 12:12
Gios Gs 24:17 GiGa 5:36 HeDt 2:3-4
Thi Tv 105:1-15 Cong Cv 2:19-21
Tóm tắt ý nghĩa
B. Có phải tất cả mọi mạc khải linh thiêng đều không có lời nói, cũng như
chương trình truyền hình câm, hay Thượng Đế mạc khải sự cứu rỗi của Ngài
qua lời giải thích của các tiên tri và sứ đồ về những hành động quyền năng
của Ngài? Chúng ta có được những lời dạy và sự xác quyết về Thượng Đế là
Đấng hành động không?
ISa1Sm 2:27 GiGa 20:31 GiGa 14:6
ISa1Sm 3:21 RoRm 16:25 XuXh 3:14
DaDn 2:28 ICo1Cr 14:6 IPhi 1Pr 1:16
EsIs 22:14 GaGl 1:12 IGi1Ga 1:5
Mat Mt 11:25 ITi1Tm 3:15 IGi1Ga 4:8
Mat Mt 16:17 GiGa 4:24
Tóm tắt ý nghĩa
C. Người ta có thể biết Thượng Đế là Đấng cứu rỗi chỉ do đọc Kinh Thánh
mà không cần đến sự soi sáng của Thánh Linh phải không?
RoRm 8:9, 14-16 IICo 2Cr 3:1-18 IGi1Ga 3:24
ICo1Cr 2:10-16 GaGl 4:6 IGi1Ga 5:6-12
ICo1Cr 12:3 IGi1Ga 2:20-28
Tóm tắt ý nghĩa
D. Cơ Đốc Nhân có nên bỏ qua sự giải thích của những tín hữu được Thánh
Linh hướng dẫn, nhất là đối với những chân lý chính yếu đã được Hội Thánh
xác quyết trải qua nhiều thế kỷ không?
Cong Cv 2:42, 44, 47 ICo1Cr 12:18-28 IITi 2Tm 2:2
Cong Cv 15:4-22, 25 Eph Ep 3:17-19 IITi 2Tm 3:14
ICo1Cr 1:2 Eph Ep 4:11-16 ICo1Cr 3:21-4:6 ITi1Tm 1:13-14
Tóm tắt ý nghĩa
E. Viết ra và học thuộc lòng câu IITi 2Tm 3:15
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Hãy tóm lược quan điểm của bạn về mạc khải đặc biệt và cho biết khác hay
giống với quan điểm kia như thế nào.
V. Ý NGHĨA
A. Một Giáo Hội hữu hình có nên tự cho mình có được mạc khải đặc biệt từ
Thượng Đế, và đưa ra những giáo lý nghịch với lời dạy dỗ rõ ràng trong
Kinh Thánh không?
B. Một tín hữu sùng đạo có nên tự cho mình có được mạc khải đặc biệt của
Thượng Đế về một quan điểm mà quan điểm đó trái với lời dạy rõ ràng của
Kinh Thánh không?
C. Theo bạn thì nên có những thái độ và lối hành động nào để xác định ý chỉ
mạc khải của Thượng Đế khi có sự xung đột giữa điều bạn hiểu là lời Kinh
Thánh dạy, với lời dạy của Giáo Hội, và với ý nghĩa mà bạn có được do kinh
nghiệm riêng tư với Chúa.
Ghi chú
A view often attributed to fundamentalists by others, but not found in its
scholarly works. However, the view may represent some unschooled
opinions.
2 G. Emest Wright. The God Who Acts (London: SCM Press, 1952), pp. 1-
132. G. Ernest Wright and Reginald Fuller, The Book of the Acts of God
(Garden City, New York: Doubleday & Co., 1957).
3 John Baillie, the Idea of Revelation in Recent Thought (New York:
Columbia University Press 1956).
4 N.G.M. Van Doomik, S. Jelsma and A. Van de Lisdonk. A Handbook of
the Catholic Faith (Garden City, New York: Doubleday & Co 1956), pp.
137-152 J. Oliver Buswell Jr. A Christian View of Being and Knowing
(Grand Rapids: Zondervan 1960), pp. 143-146.
5 Bernard Ramm, Special Revelation and the Word of God (Grand Rapids:
Wm. B. Eerdmans 1961).

Bài 3: SỰ LINH CẢM VÀ THẨM QUYỀN


I. DẪN NHẬP
Những ai nhìn nhận có mạc khải đặc biệt đều tin ngôn ngữ loài người giữ
một vai trò trong đó. Ngày xưa các tiên tri và sứ đồ phát ngôn cho Thượng
Đế. Ngày nay Kinh Thánh chuyển đạt tin mừng của Ngài. Kinh Thánh được
linh cảm (hà hơi), nhưng linh cảm thế nào và kết quả ra sao? Làm thế nào
con người tội lỗi và giới hạn có thể giải bày chân lý của Thượng Đế mà
không bị lệch lạc và méo mó?
Trước câu hỏi này, các nhà thần học có những lập luận khác nhau rất nhiều
về ý nghĩa và giá trị của sự linh cảm. Sau đây là vài lập trường chính:
A. Kinh Thánh được linh cảm và có thẩm quyền vì Thượng Đế đọc cho
người ta chép như đọc cho thư ký. Vì loài người tội lỗi và giới hạn đã góp
phần cách thụ động trong việc viết ra Kinh Thánh nên Kinh Thánh vô ngộ,
hay không sai lầm gì hết (Lập trường một số người chấp kinh - Some,
Fundamentallsts).
B. Kinh Thánh được linh cảm và có thẩm quyền vì Thượng Đế giục lòng các
tác giả, là những người thấy những phép lạ lớn lao của Ngài và tin, mô tả lại
cho những ai không thấy mà tin. Dù không phải là không có sai lệch, nhưng
những lời chứng này có thẩm quyền như những báo cáo do nghe thấy tận
mắt. (Các nhà thần học Thánh Kinh - Biblical Theologians).2
C. Kinh Thánh được linh cảm và có thẩm quyền vì Thượng Đế giục lòng các
tác giả, để họ mô tả lại cách tốt nhất mà họ có thể mô tả những kinh nghiệm
gặp gỡ của họ và Đấng không thể mô tả được. Mặc dù không phải là không
sai lệch nhưng Kinh Thánh có thẩm quyền vì tác giả biết bằng kinh nghiệm
những gì họ viết ra. Kinh Thánh có thể gợi lại các kinh nghiệm tương tự nơi
độc giả (Tân Chính Thống - Neo-orthodox theologians).3
D. Kinh Thánh được linh cảm và có thẩm quyền vì bởi quyền thiên hựu
Thượng Đế đã chuẩn bị cá tính và giọng văn của tác giả và Ngài giám sát
một cách siêu nhiên diễn trình viết ra Kinh Thánh để các thiên kiến tội lỗi và
khả năng giới hạn của con người không làm hư hoại chân lý cứu rỗi của
Ngài. Dù có thể có những lỗi sai thiếu trong những vấn đề không thiết yếu
cho sự cứu rỗi nhưng những chỗ đề cập đến chương trình cứu rỗi đều không
sai lầm chút nào (một số người Tin Lành Thuần Túy - Some Evangelicals).4
E. Kinh Thánh nguyên bản (bản đầu tiên Chúa truyền viết) thì được linh cảm
và có thẩm quyền vì bởi quyền thiên hựu Thượng Đế chuẩn bị cá tính và
giọng văn của các tác giả và giám sát một cách siêu nhiên diễn trình viết
Kinh Thánh để các thiên kiến tội lỗi và khả năng giới hạn của tác giả không
làm hư bất cứ những gì Thượng Đế muốn được viết ra. Bất cứ câu nào, hoặc
là tường trình các biến cố, hoặc tả sự gặp gỡ, hoặc khảo cứu có tính cách bác
học, đều chân thật như những phần mà chính Thượng Đế đọc cho phép.
Những gì Kinh Thánh dạy, dù về bất cứ một vấn đề nào, cũng là chân lý có
thẩm quyền do Thượng Đế mạc khải (quan điểm của những người Tin Lành
Thuần Túy và chấp kinh - Evangelicals and fundamentalists).5
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về sự linh cảm và thẩm quyền của Kinh Thánh đáng nhất?
Bạn theo quan điểm nào? Tại sao? (Trả lời sau khi đã làm xong phần 3).
III. TRA XEM KINH THÁNH
Nghiên cứu Kinh Thánh, và trả lời những vấn đề căn bản nêu lên do những
quan điểm khác nhau.
A. Những câu Kinh Thánh dưới đây có cho thấy tiếng Chúa đọc rõ ràng cho
người chép Kinh Thánh không?
XuXh 4:12 Dan Ds 12:8 EsIs 6:8-9
XuXh 19:3-6 ISa1Sm 3:4-14, 21 KhKh 14:13
LeLv 1:1 ISa1Sm 9:15 Dan Ds 7:89
Tóm tắt ý nghĩa
A. Các tác giả của Kinh Thánh có từng chứng kiến tận mắt những biến cố
mà họ mô tả không?
IGi1Ga 1:1-3 LuLc 1:2 IIPhi 2Pr 1:16 Cong Cv 1:21-22
Tóm tắt ý nghĩa
B. Các tác giả có khi nào viết về kinh nghiệm thông công của họ với Chúa
không?
XuXh 24:1-11 Thi Tv 42:1-2 GaGl 1:16
IVua 1V 22:19 Thi Tv 84:1-2 IICo 2Cr 12:1-4
Giop G 42:5 EsIs 6:1-5
Tóm tắt ý nghĩa
C. Thượng Đế có bao giờ bởi quyền thần hựu chuẩn bị các tiên tri và sứ đồ
để làm phát ngôn viên cho Ngài không?
Gie Gr 1:5 Thi Tv 139:1-24
GaGl 1:15
Tóm tắt ý nghĩa
D. Trong sự truyền đạt của Thượng Đế cho con người, thì con người hạn hẹp
là dụng cụ hoàn toàn thụ động hay có phần nào chủ động?
Mac Mc 12:36 Cong Cv 28:25
Cong Cv 1:16 ICo1Cr 14:37
Tóm tắt ý nghĩa
E. Có phần nào của Kinh Thánh chỉ là khởi xướng của con người mà thôi
không?
IIPhi 2Pr 1:20-21 IITi 2Tm 3:16
Tóm tắt ý nghĩa
F. Thánh Linh làm việc với các tác giác Kinh Thánh như thế nào?
IIPhi 2Pr 1:21 XaDr 7:12
Tóm tắt ý nghĩa
G. Kinh Thánh cho rằng chỉ một phần của Cựu Ước là thật và có thẩm
quyền hay tất cả những gì Cựu Ước dạy đều thật và có thẩm quyền? Chúa
Cứu Thế Giê-xu và các sứ đồ quan niệm về thế nào về Cựu Ước?
Mat Mt 5:17-18 GiGa 10:35 IITi 2Tm 3:16
LuLc 24:25 Cong Cv 10:43 RoRm 15:4
LuLc 24:26-27 Cong Cv 3:21-24 ICo1Cr 10:6, 11
LuLc 24:44 Cong Cv 28:23-25
Tóm tắt ý nghĩa
H. Những ám chỉ của Tân Ước về những việc ghi trong Cựu Ước có hàm ý
rằng một vài dữ kiện chi tiết trong Cựu Ước có thể sai, hay tất cả những xác
quyết về sự kiện đều đúng? Quan điểm của Chúa Cứu Thế Giê-xu và các sứ
đồ ra sao?
Mat Mt 12:39-41 GiGa 3:14 ICo1Cr 10:7-10
Mat Mt 19:4 GiGa 6:31-33, 49 HeDt 11:1-40
Mat Mt 24:37-39 Cong Cv 7:1-53
LuLc 17:28-32
Tóm tắt ý nghĩa
I. Viết ra và học thuộc lòng IIPhi 2Pr 1:20-21
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Hãy tự tóm lược quan niệm của bạn về sự linh cảm và thẩm quyền của Kinh
Thánh, cho biết khác với những quan điểm kia như thế nào.
V. Ý NGHĨA
A. Những người binh vực sự linh cảm của Kinh Thánh bị kết án là thờ hình
tượng bằng giấy, chứ không phải Thượng Đế. Ý kiến của bạn như thế nào?
B. Nhận định câu nói “Thái độ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời được tỏ
ra trong thái độ chúng ta đối với Kinh Thánh.”
C. Người tin nơi sự linh cảm thành văn (verbal inspiration) của toàn thể
Kinh Thánh, có nên ít chuyên lòng duy trì sự thông công mật thiết với Chúa
hơn những người khác không?
Ghi chú
A view often altributed to fundamentalists by others, but not found in its
scholarly works. However, the view may represent some unschooled
opinions.
2 C. H. Dodd The Authorit of the Bible (New York: Harper and Brothers
1929).
3 Emil Brummer, Truth as Encounter (Philadelphia: The Westminster Press,
1964).
4 Daniel P. Fuller “Benjamin B. Warfleld’s View of Falth and History”
Bullctin of the Evangclical Theolgical Society , XI (Spring 1968), 75-83.
Dewey M. Beegle, The Inspiration of Scripture (Philadephia: The
Westminster Press, 1963).
5 Gordon R. Lewis “What Does Infallibility Mean?” Bulletin of the
Evangelical Theological Socicty , VI (Winter 1963), 18-27; B. B. Warfield,
The Inspiration and Authority of the Bible (Philadephia: Presbyterlan and
Reformed Pub. Co., 1948).

Bài 4: THIÊN CHÚA NHƯ THẾ NÀO


I. DẪN NHẬP
Theo sự khảo cứu và thăm dò ý kiến thì hầu hết mọi người đều tin vào một
quyền năng tối cao hay một thực thế nền tảng mà mọi vật đều tùy thuộc vào
đó. Họ tin rằng có một cái gì đó làm căn bản. Nhưng đó là cái gì? hay
Thượng Đế của họ như thế nào?
Có người cho rằng Thượng Đế chỉ là “Mẹ Đất” (Mother Nature). Nhiều
người khác lại cho rằng Thượng Đế là một ông cảnh sát theo bên họ để tìm
lỗi và phạt. Cũng có người cho Thượng Đế là thế này thế nọ... Tuy nhiên, có
một số quan điểm nghiêm chỉnh hơn như sau:
A. Thượng Đế là một nhân vật toàn vẹn và được tôn cao lên. Người có thân
xác hoàn toàn giống như mọi người (quan điểm của Hội các Thánh ngày sau
hay Mormon - Church of Jesus Christ of Latter - Day Saints).
B. Thượng Đế là ý niệm, là tinh thần, chân lý, luật pháp, nguyên tắc phi ngã
(Impersonal) và vĩnh viễn. Tất cả những gì hiện hữu đều là linh thiêng.
Thượng Đế là thần linh, không có vật chất. Thượng Đế là thiện không có tội
lỗi, điều ác, bệnh tật hay chết chóc (Phái khoa Học Cơ Đốc - Christan
Sclentists).2
C. Thượng Đế hoàn toàn khác với người, thiên nhiên hay những nguyên tắc
trừu trượng. Thượng Đế khác hẳn bất cứ cái gì chúng ta biết. Chúng ta chỉ
có thể nói “Thượng Đế không phải là cái nầy”, “Thượng Đế không phải là
cái kia.” Chúng ta không thể xác định Thượng Đế như thế nào (Quan điểm
của các nhà thần bí - Mystics).3
D. Thượng Đế không phải là vật chất, nhưng là linh thiêng, không chết mà
đang sống, không thụ động mà là chủ động, không phi ngã mà là hữu ngã
(personal). Là một thần linh hữu vị, Thượng Đế có lý trí, có tình cảm và ý
chí. Qua những khả năng này Ngài có thể tương thông với loài người được
tạo dựng giống như Ngài. Thượng Đế sống, hành động theo những tính thiết
yếu, hay thuộc tính (attributes) của Ngài. (Quan điểm của những người Cơ
Đốc Chính Thống - Orthodox Christians).4
II. VẤN NẠN
Bạn suy nghĩ về Thượng Đế thế nào? Bạn theo quan điểm nào? Tại sao?
(Trả lời ở phần IV sau khi đã làm xong phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Có phải Thượng Đế là “Mẹ Đất” không? Ngài là một phần của thiên
nhiên?
SaSt 1:1 HeDt 1:10-12 Cong Cv 17:24
IVua 1V 8:27 ChCn 3:19 Thi Tv 102:26-27
Tóm tắt ý nghĩa
B. Thượng Đế bất động và thụ động hay sinh động và chủ động?
Gios Gs 3:10 Thi Tv 42:1-2 GiGa 6:57
IISa 2Sm 22:47 Thi Tv 84:1-2 IICo 2Cr 6:16
Giop G 19:25 Mat Mt 16:16
Tóm tắt ý nghĩa
C. Thượng Đế là một người hoàn toàn với thân xác có xương thịt hay Ngài
là thần linh vô hình?
GiGa 4:24 GiGa 5:37 CoCl 1:15
LuLc 24:39 ITi1Tm 1:17 HeDt 11:27
GiGa 1:18 ITi1Tm 6:16
Tóm tắt ý nghĩa
D. Thượng Đế có những đặc điểm của một nguyên lý phi ngã, hay của một
hữu thể có phẩm cách (Impersonal princples or personal existence)?
1. Thông minh, ý thức, trí khôn, khôn ngoan, chân lý?
Thi Tv 117:2 Cong Cv 15:18 HeDt 4:13
GiGa 21:17 RoRm 11:33 IGi1Ga 3:20
2. Tình cảm?
Dan Ds 11:1 Thi Tv 7:11 Thi Tv 147:11
IISa 2Sm 11:27 Thi Tv 104:31 LuLc 15:7, 10,22-24,32
3. Ý chí, mục đích?
Mục đích tùy ý, không bị điều kiện nào ràng buộc hay làm đổ vỡ (ý chỉ
nguyên định: Decretive will).
EsIs 14:24, 27 DaDn 4:35 LuLc 1:37
Mục đích tùy ý có điều kiện đôi khi bị đổ vỡ (ý chỉ nguyên tri: Preceptive
will)
LuLc 7:30 XuXh 20:1-17
Mục đích có điều kiện mà không hài lòng cho phép tội ác xảy ra (ý chỉ cho
phép: permissive will).
Thi Tv 81:12 RoRm 1:24 Cong Cv 14:16
E. Liệt kê những đặc tính khác của Thượng Đế trong các câu Kinh Thánh
sau:
Thi Tv 90:2 Thi Tv 92:15 I GiGa 4:8, 16
Thi Tv 139:7-10 IGi1Ga 1:9 Thi Tv 116:5
Thi Tv 99:3, 5, 9 Thi Tv 86:5 XuXh 34:6
IPhi 1Pr 1:15-16
Lưu ý là những phẩm tính này không đứng riêng (trên dưới, trong, ngoài)
với Thiên Chúa, nhưng là thuộc về Chúa: là bản chất của Ngài. Ngài không
bao giờ là những gì trái nghịch với các thuộc tính ấy. Ngài không thể tự chối
mình (IITi 2Tm 2:13). Thượng Đế không phải là một nhà độc tài, độc đoán.
Ngài là thánh, là yêu thương, và nhân từ trong mọi việc Ngài làm.
F. Sự mạc khải toàn hảo nhất của Thượng Đế cho thế gian là chính cuộc đời
và chức vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu (HeDt 1:1, 2; GiGa 1:14, 18; 14:19).
Hãy suy nghĩ đến những lúc Chúa Giê-xu bày tỏ những phẩm tính đạo đức
của Thượng Đế cho thế gian (xem lại những câu Kinh Thánh trong mục E).
Viết ra và học thuộc lòng Thi Tv 84:2.
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Hãy tóm tắt những gì bạn tìm thấy về đặc điểm của Đưc Chúa Trời, và so
sánh quan điểm của bạn với những quan điểm khác.
V. Ý NGHĨA
A. Hình ảnh, quan niệm khác nhau người ta có về Thượng Đế có ảnh hưởng
gì đến họ không?
B. Quan niệm bạn có về Đức Chúa Trời ảnh hưởng gì trên giờ tỉnh nguyện
(học Kinh Thánh và cầu nguyện) mỗi ngày của bạn?
C. Lối suy nghĩ của bạn về Đức Chúa Trời ảnh hưởng thế nào trên phản ứng
của bạn đối với những nghịch cảnh trong đời sống?
Ghi chú
Joseph Smith, trans., The Book of Mormon , Ether 3:6-16 James E.
Talmage, Articles of Faith (Salt Lake, City, Utah: The Church of Jesus
Christ of Latter-Day Saints, 1952), 36-48.
2 Mary Baker Eddy, Science and Health With Key to the Scriptures (Boston:
First Church of Christ, Scientist, 1932, Students Edition), Chapter X, pp.
227-279; Chapter XIV, pp. 465 - 466.
3 Waiter T. Stace, Mysticism and Philosophy (Philadelphia & New York:
J.B.Lippincott, 1960), p-306; Willam Braden, The Private Sea : LSD and the
Search for God (Chicago: Quadrangle Books, 1967), pp. 15-45.
4 Louis Berkhof, Systematic Theology (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans
1946), pp. 1-81; A. W. Tozer, The Knowledge of the Holy (New York:
Harper and Brothers 1961).

Bài 5: THIÊN CHÚA BA NGÔI


I. DẪN NHẬP
Khi suy nghĩ đến sự đơn nhất hay đa tạp của thực thể nền tảng (Thượng Đế)
mà trên đó mọi cái khác đều lệ thuộc, thì người ta thường có những kết luận
khác nhau. Tùy theo quan niệm cho thực tế đó là phi ngã hay hữu ngã
(Impersonal hay personal) mà có kết luận khác nhau, rồi ngay trong cùng
một quan niệm cũng có những ý kiến khác nhau.
A. NHỮNG QUAN ĐIỂM PHI NGÃ (Impersonal views)
1. Một số người dựa trên sự đa tạp, phong phú của vạn vật mà cho rằng cần
phải có nhiều yếu tố tối cao căn bản để giải thích sự đa tạp của vạn vật.
Nhưng quan điểm này lại vấp phải khó khăn khi không giải thích được sự
hợp nhất rõ ràng trong vũ trụ (quan điểm của những người theo Đa Nguyên
Thuyết - Pluralists).
2. Có người lại cho rằng vì có nhiều thứ, loại vật trong thế giới tạo thành vũ
trụ, nên nguồn gốc tối cao của vạn vật phải là một (đơn nhất). Nhưng khó
khăn quan niệm nầy vấp phải là họ không thể giải thích được làm sao từ một
cái đồng nhất mà có thể cho ra vô vàn thứ khác nhau. (Plotinus và những
người theo thuyết Đơn Tử - monists). 2
3. Nhóm người thứ ba cố tránh khó khăn của hai phái trên bằng cách đưa ra
quan niệm cho rằng có một thực thể căn bản (nền tảng) vừa là một vừa là
nhiều, khác biệt trong cái đơn nhất. Họ gọi cái đó là cái Tuyệt Đối. Cái
Tuyệt Đối này không phải là một hữu thể hữu ngã (personal being). (Quan
điểm của các nhà duy tâm tuyệt đối (Absolute ideallsts).3
B. NHỮNG QUAN ĐIỂM HỮU NGÃ (Personal views) (Hữu thần:
Thelstic, từ chữ Theos của Hy lạp: Thượng Đế)
1. Có người cho rằng có nhiều thần hữu ngã gọi là đa thần (polytheists). Họ
cố giải thích sự đơn nhất bằng cách cho rằng có một thần tối cao, trên hết
các thần khác, hoặc cho rằng dù có nhiều thần nhưng tất cả đều có một tâm
trí và mục đích. (Những người theo Bái Vật Giáo (Animists), những người
theo Ấn độ Giáo (Hindus), Thần đạo (Shintoists và Mormon).4
2. Người khác thì tin vào một thần hữu ngã, độc thần. Họ giải thích sự đa tạp
bằng cách cho rằng Thượng Đế khôn ngoan vô biên (Do Thái Giáo, Hồi
Giáo, Chủ Nghĩa Đơn Nhất, Chứng Nhân Giê-hô-va).5
3. Nhóm thứ ba tin vào Ba Ngôi. Không có nhiều Thượng Đế, chỉ có một
Thiên Chúa. Nhưng trong một hữu thể linh thiêng ấy có ba ngôi vị: Cha,
Con và Thánh Linh. Cả ba đều có những đặc tính thiêng liêng như nhau và
có sự hợp thông đời đời bất phân. Không hề có chuyện khác nhau về bản
chất và mục đích. Cả ba ngôi thực hiện những chức việc khác nhau trong
cùng một chương trình cứu rỗi. Giáo lý Ba Ngôi giải thích thỏa đáng sự đa
nguyên trong đơn nhất (multiplicity in unity) mà không hi sinh sự hiện hữu
hữu ngã. (Theo Công giáo, Cơ Đốc Phục Lâm và Tin Lành Chính Thống).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào ăn khớp nhất với bằng chứng của sự mạc khải linh thiêng?
Hãy bênh vực lập trường của bạn. Trả lời sau khi đã làm xong phần III.
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Quan niệm đa thần có đúng với Kinh Thánh không? Có một hay nhiều
Thượng Đế?
PhuDnl 6:4, 5 EsIs 45:18 ICo1Cr 8:4
PhuDnl 32:36-39 Mat Mt 19:17 Gia Gc 2:19
IISa 2Sm 7:22 Mac Mc 12:32 ISu1Sb 17:20
Tóm tắt ý nghĩa
B. Khi Kinh Thánh xác định Thiên Chúa là “một” thì có hàm ý là không thể
có nhiều trong một như những người theo độc thần thuyết tin không? Trong
các câu Kinh Thánh dưới đây cho thấy sự duy nhất (độc thần) như thế nào?
Một sự giống nhau hoàn toàn không gì khác biệt hay là nhiều trong cái hợp
nhất?
XuXh 24:3 Exe Ed 37:19 Phi Pl 2:2
XuXh 26:11 SaSt 2:24 Cong Cv 4:32
Cac Tl 6:16 RoRm 12:5 Cac Tl 20:1, 8, 11 Phi Pl 1:27
Tóm tắt ý nghĩa
C. Đức Chúa Cha có phải Thượng Đế không?
Mat Mt 11:25 ICo1Cr 8:6
RoRm 15:6 Eph Ep 4:6
D. Đức Chúa Cha có phải là một hữu thể (bản vị) có trí khôn và ý chí
không?
Mat Mt 6:8, 32 Mat Mt 6:10 Mat Mt 18:14
IPhi 1Pr 1:2 Mat Mt 12:50
Tóm tắt C&D về Đức Chúa Cha
E. Đức Chúa Giê-xu Christ có phải là một hữu thể hợp nhất với Đức Chúa
Cha trong tư tưởng và mục đích không?
GiGa 17:5, 21-22, 24
1. Thông minh
GiGa 2:24 GiGa 16:30 GiGa 18:37
2. Có ý chí
LuLc 22:42 GiGa 6:38
GiGa 5:30 GiGa 17:24
F. Đức Chúa Giê-xu Christ chỉ là một nhân vật có sự thông công với Đừc
Chúa Trời hay là Ngài cũng chính là Đức Chúa Trời, cùng san sẻ những đặc
tính linh thiêng
Mat Mt 1:23 GiGa 20:28 HeDt 1:6, 8
GiGa 1:1 RoRm 9:5 IGi1Ga 5:20
Hãy liệt kê những đặc tính thiêng liêng của Đấng Christ
HeDt 1:11, 12 GiGa 21:17 GiGa 8:46
Mat Mt 18:20 HeDt 1:3 IPhi 1Pr 1:19
Mat Mt 28:20 HeDt 13:8
Tóm tắt 5&6 về Đức Chúa Con
GiGa 16:30
G. Đức Thánh Linh có phải là một nhân vật có trí khôn và ý chí trong sự hội
thông (cầu thay) với Đức Chúa Cha không?
1. Thông minh
ICo1Cr 2:10 GiGa 14:26 GiGa 15:26
2. Ý chí
ICo1Cr 12:11
3. Cầu thay
RoRm 8:26-27
4. Nhân xưng đại danh từ (mặc dầu chữ “Linh” trong Hy lạp là trung tính)
GiGa 15:26 GiGa 16:13-14
H. Đức Thánh Linh chỉ là một hữu thể có cá tính, và ở trong sự hội thông
với Đức Chúa Trời, hay cũng thiết yếu là Đức Chúa Trời, cũng có những đặc
tính thiêng liêng như Đức Chúa Cha? Trong các câu Kinh Thánh dưới đây,
tên của Đức Thanh Linh có thể đổi qua đổi lại với tên Đức Chúa Trời
không?
XuXh 17:2-7 và HeDt 3:7-9 GiGa 3:6 và IGi1Ga 5:4
EsIs 6:8-10 và Cong Cv 28:25-27 Cong Cv 5:3 và Cong Cv 5:4
ICo1Cr 3:16 và ICo1Cr 6:19
Liệt kê những thuộc tính thiêng liêng của Đức Thánh Linh
Thi Tv 139:7-10 GiGa 16:13 RoRm 8:2
LuLc 1:35, 37 HeDt 9:14
Tóm tắt mục G& H về Đức Thánh Linh
GiGa 14:26 RoRm 15:30
I. Những khúc Kinh Thánh sau đây có giúp cho chúng ta giải thích cách tốt
nhất lẽ đạo ba Ngôi không?
EsIs 48:16-17 IICo 2Cr 13:13 IPhi 1Pr 1:2
EsIs 61:1 ICo1Cr 12:5-7 Giu Gd 1:20-21
Mat Mt 28:19
J. Viết ra và học thuộc lòng Mat Mt 28:19. Chú ý: chữ “danh” chỉ số ít.
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Làm thế nào bạn dung hòa những gì Kinh Thánh dạy về Đức Chúa Trời là
Đấng duy nhất (chỉ có một Đức Chúa Trời thôi), với sự khác biệt giữa Đức
Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh?
V. Ý NGHĨA
A. Nếu Đấng Christ không phải là Chúa thật sự, thì người tín đồ thờ Ngài sẽ
phạm tội gì? (RoRm 1:25).
B. Nếu Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh là những ngôi vị (persons), thì có
thể cầu nguyện với hai Đấng ấy không? Trong lời cầu nguyện, bạn nói đến
mỗi ngôi như thế nào?
C. Thử tưởng tượng những lập luận bài bác lẽ đạo Ba Ngôi và bạn sẽ trả lời
như thế nào?
Ghi chú
Frederick Copleston, A History of Philosophy , I, Greece and Rome
(Westminster, Maryland: The Newman Press, 1953), pp. 47-53 and 463-75.
2 Ibid., pp. 61-80.
3 Ibid., pp. 463-475; G. Watts Cunningham, “English and American
Absolute Idealism ,” A History of Philosophical System , ed. by Vergilius
Ferm (New York: The Philosophical Library, 1950), pp. 315 -327.
4 Robert Brow, Religion: Origins and Ideas (Chicago: Inter - Varsity Press,
1966 ), pp 1-54
5 Ibid , pp 55-88.
6 Ibid , pp 89 -123; Edward Henry Bickersteth, The Trinity (Grand Rapids:
Kregel Publications, 1959).
Bài 6: NGUYÊN CHỈ
I. DẪN NHẬP
Aristote (384 - 322 T.C), một triết gia Hy lạp nói: “Muốn hiểu bất cứ cái gì,
chúng ta phải biết không chỉ chất liệu nó được làm ra, người làm ra nó, mà
còn cần phải biết mục đích người ấy làm ra nó và hình thể người ban cho nó
để đạt mục đích ấy”.
Trải nhiều thế kỷ, các học giả tìm cách phân định mục đích hay lý do đầy đủ
cho sự vật. Nhưng khoa học hiện đại dù có thành công rực rỡ trong việc
khám phá ra vật chất cấu tạo thành sự vật, cũng không thể tìm ra lý do chúng
được tạo thành! Các phương pháp khoa học có thể mô tả những gì hiện hữu,
nhưng không tìm được tại sao chúng hiện hữu.
Kết quả là lịch sử có vẻ như là “một câu chuyện thần tiên do một tên ngốc
kể, đầy âm thanh và phẫn nộ chẳng có ý nghĩa gì cả”. Toàn thể nhân loại
như một cái hoa đã cắt khỏi cây, bị định phải khô héo và chết. Các nền văn
minh hưng thịnh rồi suy sụp. Không có một mục đích gì cho tất cả các công
trình đầy mồ hôi, nước mắt và máu của con người sao? Người ta bảo rằng
đừng bao giờ đặt câu hỏi tại sao, vì là một câu hỏi không thể trả lời được.
Không thỏa lòng với thế giới không mục đích và ý nghĩa, nhiều người cố tìm
để hiểu mục đích sự hiện hữu của trái đất này. Dưới đây là những lời giải
đáp đã được đưa ra.
A. Đời sống có mục đích vì toàn thể thiên nhiên đều cho thấy có một sự tiến
hóa cả về vật chất lẫn văn hóa. Diễn trình tiến hóa sẽ đem lại một thiên đàng
trần gian (địa đàng) và chúng ta sẽ thấy được tất cả sự khôn ngoan của con
người trong đó. (quan điểm của các nhà tiến hóa lạc quan của đầu thế kỷ XX
và đạo Mormon).
B. Đời sống có mục đích vì tất cả vật chất (tất cả đều là vật chất và sản phẩm
của vật chất), đều theo nguyên tắc tiến triển biện chứng. Sự xung đột giữa
những cái đối nghịch nhau sẽ đương nhiên đưa đến một thiên đàng bất diệt
trên đất. Mục đích phía sau những cuộc tranh đấu cam go của lịch sử rồi sẽ
rõ ràng. (Các Mác và quan điểm duy vật biện chứng).2
C. Thật sự đời sống không phải để hoàn thành mục đích hay cứu cánh tối
cao đầy ý nghĩa nào cả. Quan điểm bảo đảm sự tiến lên tất nhiên của các nhà
tiến hóa và duy vật biện chứng chỉ là chuyện tiểu thuyết. Vì thiên nhiên hiện
nay thân thiện với chúng ta, nhưng nó sẽ không luôn luôn tử tế như thế này
đâu. Lịch sử con người có thể chấm dứt bằng một cái bấm nút tung ra các
đầu đạn hạt nhân. Không có một kế hoạch nào khôn ngoan trong vấn đề này
cả. Nhưng không vì thế mà chúng ta ngồi than thân trách phận. Chúng ta
phải can đảm đối diện với thực tế bằng một sự thất vọng đầy tự tin (Bertrnad
Russell và các nhà Duy nhiên - Naturalists).3
D. Không có một ý nghĩa nào của cuộc đời có thể tìm thấy trong đời này
hoặc đời sau, trừ ra những cái gì mỗi cá nhân đặt vào. Những gì không có
nhân tính đều vô nghĩa. Không có Thượng Đế nào hiện hữu cả. Những gì
con người xác nhận đều phải được sáng tạo ra mỗi lúc một khác vì sự tự do
của con người không có nền tảng, cũng chẳng có mục đích. Con người cố
gắng đi từ cái phi lý hiện hữu cho chính mình. Nhưng mọi cố gắng đều vô
ích (useless passion) (Jean Paul Sartre và các nhà hiện sinh vô thần - Non
theistic existentialists).4
E. Thiên nhiên và lịch sử không có mục đích khách quan, còn ý nghĩa của
đời sống chỉ tìm thấy trong sự “đối diện” (encounter) có tính cách cá nhân.
Đời sống có ý nghĩa trước sự hiện diện của người khác, khi ta không giữ
(cho) mình nhưng hiến mình. Khả năng sáng tạo của con người tự do không
là phi lý, nhưng là một tặng phẩm của hữu thể tuyệt đối. Ý nghĩa tối cao của
đời sống đến từ chỗ phơi bày mình ra cách tự do cho Thượng Đế và người
khác trong kinh nghiệm liên chủ thể (Inter subjective experience) (theo
Gabriel Marcel, nhà hiện sinh hữu thần và các thần học gia Tân Chính
Thống - Gabriel Marcel, theistic existentialists, Neo-orthodox theologians).5

F. Mục đích của Thượng Đế được bày tỏ không chỉ qua kinh nghiệm gặp gỡ
của cá nhân và các việc làm mầu nhiệm, nhưng cả trong những lời tuyên
xưng của Ngài. Theo lời được viết ra của Ngài (Kinh Thánh) thì các mục
tiêu khôn sáng của Ngài rộng lớn hơn những sự gặp gỡ chủ quan rất nhiều.
Bất cứ cái gì hiện hữu trong thiên nhiên và xảy ra trong lịch sử đều hoàn
thiện một mặt nào đó trong mục đích khôn sáng của Thiên Chúa trong tình
yêu thánh thiện của Ngài. Những cái gì xuất hiện tạm thời thì không tồn tại,
tội ác không giữ quyền phán quyết cuối cùng trong thế giới khách quan lẫn
chủ quan. Toàn thể đời sống đều có ý nghĩa, vì cuối cùng tất cả đều liên hệ
với tình yêu và sự công chính của Thiên Chúa (Theo các nhà thần học Chính
Thống Orthodox theologians).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về cuộc đời hợp với Kinh Thánh nhất? Bạn có thể đưa ra đủ
lý chứng để xây dựng quan điểm của bạn không?
III. TRA XEM KINH THÁNH
Vì Đức Chúa Trời hằng sống bày tỏ chính Ngài và mục đích của Ngài qua
Kinh Thánh, nên chúng ta cùng tra xem Kinh Thánh để biết ý muốn và câu
trả lời của Ngài cho chúng ta.
Phần trên cho chúng ta thấy Thượng Đế không phải là một qui luật thiên
nhiên phi ngã, nên mục đích thuộc linh không thể là một với quan điểm tiến
hóa hay biện chứng. Vậy những vấn đề gì còn lại?
1. Đời sống trên đất, nghĩ cho đến cuối cùng là vô nghĩa hay thật sự có liên
hệ với mục đích đời đời của Thiên Chúa? Có một mục đích bao quát nào
phía sau thiên nhiên không?
Thi Tv 33:10-11 Gie Gr 32:19 Eph Ep 1:11
EsIs 14:26-27 DaDn 4:35
Tóm tắt ý nghĩa
B. Thiên Chúa đã bày tỏ những gì về chương trình và mục đích đời đời của
Ngài?
1. Tại sao có vạn vật?
Thi Tv 104:24 ChCn 3:19-20 CoCl 1:16
Thi Tv 135:6 ChCn 16:4 KhKh 4:11
2. Thiên Chúa có một kế hoạch phát triển giữa các dân tộc không?
ISu1Sb 17:9 EsIs 14:24-27
Thi Tv 76:10 RoRm 13:1
3. Kế hoạch của Chúa có cho phép tội ác xảy ra không?
Gie Gr 7:9, 10 Thi Tv 5:4 Gia Gc 1:13
Exe Ed 18:23, 32 HeDt 10:6, 8, 38 IGi1Ga 2:16
Exe Ed 32:11
4. Mục đích của Thiên Chúa có đòi đoán phạt kẻ ác không?
Gie Gr 49:20 SoXp 2:2 HeDt 9:27
Gie Gr 50:45 HeDt 1:12
5. Mục đích của Thiên Chúa có dự định cho sự cứu chuộc loài người không?

Cong Cv 2:23 Cong Cv 27:28 KhKh 13:8


6. Thiên Chúa có dự định từ trước đời đời là sẽ cứu người qua đức tin họ đặt
nơi Đấng Christ không?
Cong Cv 13:48 Eph Ep 1:3-12
IITi 2Tm 1:9 ICo1Cr 2:7
7. Những người được cứu chuộc có thể chia xẻ việc hoàn thành các mục tiêu
linh thánh của Đức Chúa Trời không?
Gie Gr 1:5 Thi Tv 73:24 RoRm 9:11
GiGa 15:16 Eph Ep 2:10
8. Thiên Chúa có hoạch định kết cuộc của lịch sử không?
EsIs 46:10 Gie Gr 33:25-26 HeDt 6:17-19
EsIs 55:10-11 Cong Cv 15:18
C. Trong khi các Cơ Đốc nhân đồng ý là Thiên Chúa đã định cứu nhân loại,
họ lại rất khác nhau về vấn đề Thiên Chúa có chọn lựa những cá nhân đặc
biệt nào đó hay không chọn lựa, và nếu chọn lựa thì dựa trên căn bản gì để
chọn lựa.
Những người theo quan điểm của Jacobus Aminius (1650 - 1609) thì cho
rằng Thiên Chúa không chọn lựa cá nhân nào được cứu, nhưng chọn lựa tất
cả những ai tin nhận Đấng Christ. Từ trước vô cùng Thiên Chúa đã biết
trước (nguyên tri) ai sẽ tin và gọi họ là những người được chọn của Ngài.
(theo giáo phái Giám Lý, một số đông Ngũ Tuần và Báp-tít - Methodists,
Pentecostalists, Baptists).
Những người theo quan điểm của John Calvin (1509-1560) thì cho rằng
Thiên Chúa biết trước rằng không một tội nhân nào sẽ tin nhận Đấng Christ.
Nên Thiên Chúa chọn nhiều người để họ nhận món quà đức tin để có thể đạt
được mục đích cứu rỗi của Ngài (Phái Trưởng Lão, Cải Cách và một số Báp
Tít- Presbyterians, Reformed, Baptists).
1. Từ trước khi tạo thiên lập địa, Thiên Chúa chọn cứu một số cá nhân hay
chọn cứu một lớp người tin nơi Đấng Christ?
GiGa 6:37-40, 44, 65 GiGa 13:18
GiGa 17:2, 6, 9, 11, 12, 24 GiGa 10:26-29
GiGa 15:16 Eph Ep 1:3-12
2. Sự chọn lựa linh thánh của Chúa dựa trên đức tin của một số người mà
Chúa thấy trước là họ có (phái Armenian) hay dựa trên đức tin mà Ngài đã
định ban chọ họ từ trước? (Phái Calvin).
a. Những câu Kinh Thánh được người theo phái Armenian dẫn chứng để
bênh vực lập trường nguyên tri làm căn bản cho sự lựa chọn .
RoRm 8:9 IPhi 1Pr 1:2
b. Những câu Kinh Thánh được những người theo phái Calvin dẫn chứng để
cho rằng nguyên tri của Chúa gồm tiền định lẫn biết trước là:
RoRm 11:2 IPhi 1Pr 1:20 Cong Cv 2:23
c. Những Câu Kinh Thánh cho người phái Armenian thấy rằng đức tin cho
tội nhân gồm tất cả những ai muốn và mỗi mệnh lệnh bảo phải tin vào Đấng
Christ và tiếp nhận Ngài.
GiGa 3:16 Cong Cv 10:43 IGi1Ga 3:23
GiGa 6:47 Cong Cv 16:31 IGi1Ga 5:1
Cong Cv 2:21 RoRm 10:11-13
d. Những câu Kinh Thánh làm cho người Calvin nghĩ rằng đức tin chỉ có thể
có trong tội nhân như một quà tặng đặc biệt do ân huệ của Thiên Chúa.
ICo1Cr 12:3 Phi Pl 1:29 Eph Ep 6:23
Cong Cv 13:48 ICo1Cr 12:9 IITe 2Tx 2:13
Eph Ep 2:8 RoRm 12:3
3. Cho biết phán đoán của bạn về mục đích đời đời của Đức Chúa Trời để
cứu loài người qua Đấng Christ? Bạn thiên về quan điểm của phái Armenian
hay phát Calvin?
Bạn dung hợp các câu Kinh Thánh trong phần a, b, c, d như thế nào?
4. Viết ra và học thuộc lòng GiGa 6:37
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Bằng lời riêng của bạn, hãy trả lời câu hỏi sau đây: Đời sống có mục đích
hay không có mục đích. Nêu ra những điểm bạn khác với các quan điểm
trên.
V. Ý NGHĨA
A. Giáo lý về nguyên chỉ của Thiên Chúa Giáo làm cho bạn lo sợ, bực tức
và buông xuôi hay tin tưởng, hạnh phúc và hiến mình phục vụ?
B. Sự tàn phá của năng lực nguyên tử có thể tiêu diệt toàn thể nhân loại, đi
ngược lại mục đích của Thiên Chúa không?
C. Có nên để sự khác biệt giữa người theo phái Armenian và Calvin làm trở
ngại sự thông công của Cơ Đốc nhân không?
Ghi chú :
Carl F. H. Henry, Remaking the Modem Mind (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1946).
2 Karl Marx and Frederick Engels, Manifesto of the Communist Party
(Moscow: Foreign Languages Publishing House, 1955). Gustav A. Wetter,
Dialectical Materialism (New York: Frederick A. Pracger, 1958), pp. 375-
396.
3 Berttrand Russell, “Hope” Bertrand Russell’s Dictionary of Mind , Matter
and Morals , ed. by Lester E. Denoun (New York: The Philosophical
Library, 1952), p. 63.
4 Jean Paul Sartre, To Freedom Condemned : A Guide to His Philosophy
(New York: Philosophical Library, 1960).
5 On Gabriel Marcel see David E. Roberts, Existentialism and Religious
Belief (New York: Oxford University Press, 1957), pp. 275-332.
Emille Cailliet, The Recovery of Purpose (New York: Harper and Brothers,
1959); Louis Berkhof , Systematic Theology (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1946), pp. 165-178.

Bài 7: SÁNG TẠO


I. DẪN NHẬP
Nói chung thì các nhà khoa học ngày nay không còn nêu lên câu hỏi về
nguồn gốc nguyên thủy của vạn vật, chứ đừng nói chi đến chuyện trả lời câu
hỏi vạn vật do đâu mà có. Thuyết tiến hóa mà nhiều người theo cũng luôn
luôn bắt đầu bằng một cái gì đó: bằng một chút nguyên sinh chất trên mặt ao
hồ, bằng hơi khí, bằng khối lượng vật chất quay tròn, hay bằng vài cái mặt
trời. Những thứ này từ đâu mà đến thì các khoa học gia chẳng có cách nào
biết được. Họ luôn luôn tránh lối suy luận mơ hồ, như kiểu triết gia Charles
Sanders Plerce là người cho rằng:
“Ban đầu vô cùng về trước có những cảm giác vô ngã hỗn mang. Các cảm
giác này sẽ không đưa đến gì nếu không có những liên hệ với nhau. Chúng
đi chuyển lui tới cách tự ý, rồi gặp nhau tạo thành những mầm sống, các cảm
giác khác thì tiêu tan. Các mần mống nầy có đặc tính là tăng trưởng. Từ đấy
theo những nguyên tắc tiến hóa, mọi sự đều đặn của vũ trụ bắt đầu phát
triển”.
Các nhà thần học ngày nay cũng dè dặt như các nhà khoa học khi suy nghĩ
đến nguồn gốc. Họ muốn để vấn đề cho khoa học giải quyết và im lặng chỗ
nào họ có thể im lặng. Ví dụ như Paul Tillich hiểu sự đề cập đến sáng tạo
trong SángThế ký không nhằm nói lên một sự kiện có thật mà chỉ cho thấy
tính cách sáng tạo thiêng liêng (divine creativity) đối với tình trạng tạo vật
và những cái liên hệ sự sáng tạo thiêng liêng.2 Theo ông thì giáo lý sáng tạo
không phải mô tả một biến cố, nó chỉ nhằm nói lên giá trị phẩm chất hiện tại
của chúng ta mà thôi. Sự hiện hữu của chúng ta từng ngày một tùy thuộc
hoàn toàn vào Thiên Chúa. Đó là điểm duy nhất của giáo lý sáng tạo Cơ Đốc
(theo nhiều nhà thần học hiện đại).
Không phải ai ai cũng thận trọng trong việc đề cập tới nguồn gốc sáng tạo.
Có một số quan điểm khác nhau:
A. Vũ trụ không có khởi thủy. Vũ trụ chỉ là vật chất, và vật chất là đời đời
(quan điểm của duy vật biện chứng - Dialectic materialists, communists).3
B. Vũ trụ không có khởi thủy. Vũ trụ là linh thánh (divine) nên từ đời đời
trước đã phát ra từ Thượng Đế cũng như ánh sáng phát ra từ mặt trời vậy
(Theo phiếm thần, Tân Platon, duy tâm tuyệt đối - Panthelists, Neo-
Platonists, absolute idealists).4
C. Vũ trụ có khởi thủy, các nguyên tố căn bản đầu tiên sinh ra cách ngẫu
nhiên từ không không (quan niệm của các nhà tiến hóa vô thần - Popular
atheistic evolutionists).5
D. Vũ trụ có khởi thủy, và “ban đầu không phải là cảnh hỗn mang, nhưng
ban đầu có Thiên Chúa” (Theo Eric Sauer) Tạo vật là một phần của đồ án vĩ
đại của Thượng Đế có từ đời đời về trước. Trước khi Thượng Đế phán ra lời
sáng tạo đầu tiên theo ý muốn tự do của Ngài, thì chỉ có Ba Ngôi Thiên
Chúa mà thôi. Rồi sau đó theo ý muốn Ngài, vũ trụ được tạo nên. Kinh
Thánh mạc khải những biến cố sáng tạo, nhưng cho biết rất ít về cách thức
Thượng Đế tạo dựng như thế nào. Tuy nhiên có một sự phân biệt rõ ràng
giữa hành động sáng tạo nguyên thủy (sáng tạo từ không) và những hành
động tạo dựng kế tiếp từ những vật đã được tạo ra (quan điểm Cơ Đốc Chính
Thống -Orthodox Christians).6
Chữ “sáng tạo” được dùng theo nghĩa làm ra từ không không (Initial act,
Immediate creation out of nothing), chữ “tạo dựng” (Subsequent creative
acts) sẽ được dùng để chỉ những hành động làm nên sự vật từ những vật liệu
đã được dựng nên rồi).
II. VẤN NẠN
Quan điểm nguyên thủy nào đúng Kinh Thánh nhất? (Trả lời sau khi làm
xong phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
Trả lời các câu hỏi sau đây dựa trên Kinh Thánh
A. Vũ trụ có khởi thủy không?
SaSt 1:1 GiGa 1:1-3
Thi Tv 90:2
Tóm tắt ý
B. Vật chất nguyên thủy của vũ trụ thành hình cách ngẫu nhiên từ chỗ không
có gì hết, hay do Thượng Đế tạo ra?
SaSt 1:1-2 RoRm 11:36 IICo 2Cr 5:18
HeDt 11:3 ICo1Cr 11:12
Tóm tắt ý
C. Vạn vật lưu xuất ra từ Thượng Đế cách đương nhiên, hay là do một hành
động tự ý Chúa bày tỏ ra bởi Lời Ngài .
Thi Tv 33:6, 9 GiGa 1:1-3 Thi Tv 148:5 HeDt 11:3
Tóm tắt ý
D. Ngoài hành động sáng tạo nguyên thủy (SaSt 1:1-2) có những hành động
tạo dựng nào khác được nói đến? Liệt kê hết những gì được dựng nên hay
làm ra mỗi ngày (1:3-2:3).
E. Đức Chúa Trời có dùng những vật chất sẵn có để tạo dựng những điều ghi
trong 1:3-2:3 và nghiên cứu tại sao từ ngữ “làm nên” được dùng đồng nghĩa
với “sáng tạo” trong phân đoạn này.
F. Trong 1:1-2:25 có bao nhiêu lần dùng chữ “tùy theo loại”? Theo bạn thì
chữ “loại” đồng nghĩa với chữ nào trong bảng sắp hạng khoa học dưới đây?
Giới (Kingdom) Ngành (Phylum) Lớp (Class)
Bộ (Order) Họ (Family) Giống (Genus)
Loài (Species)
(Nếu không quen với các từ ngữ này, xin xem tự điển để biết cách sắp loại
nó) (Bách khoa Tự điển).
G. Thời gian giữa các lần tạo dựng là bao lâu? ‘Ngày’ ở đây ở 24 giờ đồng
hồ hay một giai đoạn dài bất định?
- Những người cho rằng ‘ngày’ là một thời gian dài thì bảo rằng chữ ‘ngày’
còn có nghĩa nhiều hơn 24 giờ, trong nhiều chỗ như: SaSt 2:4, Gios Gs 24:7,
IISu 2Sb 15:3, LeLv 25:8, IIPhi 2Pr 3:8. Chữ ‘buổi chiều và buổi mai’ còn
dùng để chỉ một khoảng thời gian dài hơn như: Gie Gr 6:4, Exe Ed 7:7-10,
Thi Tv 90:5-6.
- Theo ý bạn thì ‘các ngày’ trước ngày thứ tư dài bao nhiêu? và sau ngày thứ
tư dài bao nhiêu?
H. Viết ra và học thuộc lòng HeDt 11:3
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Viết quan điểm của bạn về nguồn gốc của vũ trụ nguyên thủy, phân biệt rõ
ràng những gì bạn không đồng ý với quan điểm trên.
V. Ý NGHĨA
A. Nếu Thiên Chúa không có lúc vũ trụ bắt đầu, thì chúng ta có thể nào tin
rằng Chúa đang quản trị hoàn tất cả những lực lượng trong vũ trụ ngày nay
không?
B. Vật chất tự nó có xấu, ác không? Thân xác con người tự nó có gì xấu xa
không? (ITi1Tm 4:4-5 và ICo1Cr 3:21-22).
C. Bạn có nên xem người nào, con vật nào hay đồ vật nào như là đối tuợng
quan tâm tối cao của bạn không? Ngược lại, bạn có nên khinh bỉ người nào,
con vật nào hay đồ vật nào mà Đức Chúa Trời dựng nên không?
Ghi chú
Charles Sanders Plerce, “The Architecture of Theorles,” The Monist , I
(January 1891), 161-176, reprinted in Max H. Fisch, Classic American
Philosophies (New York: Appleton - Century - Crofts, 1951) p. 99.
2 Paul Tillich, Systematic Theology , I (Chicago: The University of Chicago
Press, 1951), pp. 252- 292.
3 Gustav A. Wetter, Dialectical Materialism (New York: Frederick A,
Praecger, 1958), p. 292.
4 Plotinus, Enneads , IV, 8; V, 1, 2, 3, 4, 9; Emile Brehier, The Philosophy
of Plotinus (Chicago: The University of Chicago Press, 1958), pp. 43 - 52.
5 G. A. Kerkut, Implications of Evolution (New York: Pregamon Press,
1960), pp. 6-7 and 150 - 157.
6 John Gill, Body of Divinity (Atlanta, GA: Turner Lassetter, 1957 reprint ),
pp. 256-262. Bernard Ramm, The Christian View of Science and the
Scripture (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1954), pp. 65-122.

Bài 8: QUYỀN THIÊN HỰU CÓ PHẢI MỌI SỰ XẢY RA ĐỀU THEO Ý


CHỈ CỦA THƯỢNG ĐẾ KHÔNG?
I. DẪN NHẬP
Có thể nào tin được là mọi sự trong đời mình, trong nước mình và trong cả
thế giới đều nằm trong kế hoạch linh thánh không? Các mục đích đời đời
của Thiên Chúa có thực sự được hoàn tất trong thế giới rối loạn của chúng ta
không? Như thế nào được? Có nhiều ý kiến khác nhau.
A. Có người cho rằng Thượng Đế hoàn thành các mục tiêu của Ngài cách
gián tiếp qua các định luật thiên nhiên đã được thiết lập từ khởi thủy sáng
tạo. Không có gì ở ngoài cả. Vì ngay từ lúc đầu thì nguyên nhân đầu tiên
(Thượng Đế) đã không dùng một hành động trực tiếp nào trong thiên nhiên
hay trong lịch sử (quan điểm các nhà Thần luận - Deists).
B. Mọi việc xảy ra đều theo “ý muốn” của Thượng Đế, vì mọi vật đều là một
phần của Thượng Đế. Thượng Đế là sự hợp nhất của mọi cái hiện hữu. Thực
thể năng động (Dynamic reality) trong cái toàn thể của nó thuộc về thần linh
(Quan điểm của phiếm thần và một số tự do - Pantheists, some Liberals).2
C. Ngày nay người ta thấy rõ ràng cái tiến bộ tất nhiên của con người đã bị
nổ tan trong hai kỳ thế giới đại chiến và qua các quả bom nguyên tử, vì thế
nhiều nhà thần học hiện đại đã chịu nhận rằng thiên nhiên và lịch sử gần như
không mục đích cho nên họ giới hạn sự hoàn tất những mục đích linh thánh
của Thượng Đế vào trong lòng người tin Chúa. Quyền làm Chúa của
Thượng Đế chỉ có tính cách thuộc linh và chủ quan thôi (Các nhà hiện sinh
tôn giáo, và các nhà thần học tân chính thống - Religious Existentialists and
Neo-orthodox Theologians).3
D. Mục đích của Thượng Đế trong thế gian này gồm cả đoán phạt lẫn cho
tiến bộ. Chúng ta dù có thấy được hay không, thì kế hoạch của Thượng Đế
vẫn đang được thực hiện qua các định luật thiên nhiên, qua những biến cố
lịch sử, qua các bộ phận và ý chí của con người. Có lãnh vực thì ý muốn của
Thượng Đế được hoàn tất theo lệnh của Ngài, có lãnh vực được hoàn tất
theo lời giáo huấn của Ngài, cũng có lãnh vực được hoàn tất dưới sự cho
phép của Ngài (Theo quan điểm Cơ Đốc giáo chính thống - Orthodox
Christians).4
II. VẤN NẠN
Chúng ta phải nghĩ như thế nào về sự liên hệ của Thượng Đế đối với thế giới
thiên nhiên và với lịch sử con người? Quan điểm nào hợp ý bạn nhất? Tại
sao? (Trả lời sau khi làm xong phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Như đã biết, Thượng Đế khác hẳn với thiên nhiên và những định luật
thiên nhiên. Vậy có phải thiên nhiên với những luật thiên nhiên tồn tại và
vận hành biệt lập, không liên hệ gì với sự bảo tồn và cai trị của Thượng Đế
không? Hay là những cái thường xảy ra cách đều đặn, bình thường của thiên
nhiên mà chúng ta thấy được là đang thực hiện mục đích của Thượng Đế?
SaSt 8:21, 22 Thi Tv 104:1-35 CoCl 1:16, 17
Thi Tv 24:1 Thi Tv 135:5-7 HeDt 1:3
Thi Tv 95:4 NeNe 9:6 Thi Tv 103:19 Cong Cv 14:17
Tóm tắt ý
B. Thượng Đế có hoàn thành mục đích của Ngài trong các biến cố đặc biệt
và trong các chi tiết đặc biệt của đời sống không?
ISa1Sm 2:6-10 Thi Tv 66:5-7, 12 CaAc 2:17
Thi Tv 22:28 Thi Tv 75:6, 7 Mat Mt 10:29-31
Thi Tv 33:10, 11 ChCn 16:33
Tóm tắt ý
C. Thượng Đế có hoàn thành các mục đích của Ngài trong lòng người tin lẫn
người không tin Ngài không?
XuXh 12:36 ChCn 21:1 Gie Gr 10:23
IVua 1V 12:12-24 ChCn 16:9 Phi Pl 2:13
Thi Tv 47:8 ChCn 19:21
Tóm tắt ý
D. Tác nhân thiên hựu của Thượng Đế liên hệ với những hành động của con
người như thế nào?
ICo1Cr 4:7 Eph Ep 2:10 Gia Gc 1:17
IICo 2Cr 12:9-10 Phi Pl 2:13 GaGl 5:22-25 Phi Pl 4:13
Tóm tắt ý
E. Tác nhân thiên hựu của Thượng Đế liên hệ với những hành động tốt xấu
của con người như thế nào?
1. Ngài có ngăn cản tội ác xảy ra không?
SaSt 20:6 Thi Tv 19:13
SaSt 31:24 OsHs 2:6
2. Thượng Đế có định cho việc xấu xảy ra không? Nếu có thì theo nghĩa
nào?
IISu 2Sb 32:31 PhuDnl 13:3 RoRm 1:24
PhuDnl 8:2 Cong Cv 14:16 RoRm 1:28
3. Thượng Đế có giới hạn, kiềm hãm điều ác mà Ngài cho phép xảy ra
không?
Giop G 1:12 Thi Tv 124:2 IITe 2Tx 2:7
Giop G 2:6 ICo1Cr 10:13 KhKh 20:2-3
4. Thượng Đế có cai trị điều ác để hoàn thành điều thiện không?
SaSt 45:5 Thi Tv 76:10 Cong Cv 3:13-15
SaSt 50:20 Cong Cv 4:27-28 RoRm 8:28
5. Những điều tốt nào được hoàn thành qua các điều ác hay đau khổ trong
các trường hợp sau:
OsHs 4:1-3 GiGa 11:6-15 Mat Mt 5:10-12
HeDt 12:5-11 Thi Tv 119:67, 71 GiGa 9:3 Cong Cv 4:1-4
Tóm tắt ý
F. Viết ra và học thuộc lòng Eph Ep 1:11
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Do kết quả tra cứu của bạn, hãy cho biết có phải mọi sự xảy ra trong thế giới
này đều theo ý chỉ của Thượng Đế.
V. Ý NGHĨA
A. Bạn có đồng ý với John Calvin là giáo lý về quyền thiên hựu của Chúa sẽ
đưa đến (1) Ca ngợi Thiên Chúa trong sự sung túc (2) Kiên nhẫn trong
nghịch cảnh và (3) An bình trong tương lai không?
B. Theo RoRm 2:4 thì phải có kết quả gì theo sau sự nhân từ (tốt lành) của
Chúa?
C. Theo bạn thì tại sao giáo lý này dường như thường làm cho người ta bực
tức hơn là an ủi?
Ghi chú
Thomas Paine, The Age of Reason (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1896),
p. 21-23 and 83-84.
2 Alasdalr Maclntyre, “Panuthesm” The Encyelopedia of Philosophy (New
York: The Macmillan Co. and the Free Press, 1967), pp. 31-35, Harvey,
H.Potthoff, God and the Celebration of Life (Chicago: Rand McNally,
1969), pp. 184-196.
3 Langdon B. Gilkey. “The Concept of Providence in Contemporary
Theology”, The journal of Religion , XLIII (July 1963), 171 - 192.
4 G. C. Berkouwer, The Providence of God (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1952); Wiliam, G. Polland, Chance and Providence (New York:
Charles Scribner’s Sons, 1958).

Bài 9: CẦU NGUYỆN


I. DẪN NHẬP
Nhiều người nghĩ rằng cầu nguyện cũng cần cho những lúc gặp khó khăn.
Nhưng tin tưởng vào hiệu quả của lời cầu nguyện có thể đang giảm dần! Lời
cầu nguyện chỉ còn lại là những lời van xin đòi hỏi thần thánh ban ơn ra tay
tế độ lúc cần.
Theo Kinh Thánh thì cầu nguyện có thể ở dưới hình thức chiêm ngưỡng, ca
ngợi, trao đổi, chờ đợi Thiên Chúa, nghe lời Ngài dạy, nhận sự hướng dẫn
thuộc linh, hội thông với Thiên Chúa, tự xét mình trước Chúa, xưng tội ăn
năn, suy gẫm và tôn thờ. Cũng như tình yêu, cầu nguyẹn là một cái gì rất
mầu nhiệm phong phú.
Dù quan điểm của chúng ta về cầu nguyện có rộng rãi thì cũng không tránh
khỏi câu hỏi thường gặp. Cầu nguyện có thực sự ảnh hưởng trên các biến cố
của thế giới ngày nay không? Nếu các mục đích của Thiên Chúa là đời đời
không thay đổi thì cầu nguyện có ích gì? Nếu Thiên Chúa toàn năng hành
động theo ý Ngài muốn thì tại sao phải cầu nguyện làm gì? Nếu sự điều hòa
của thiên nhiên được duy trì, bảo vệ theo quyền thiên hựu của Chúa thì cầu
nguyện trở thành viễn vông? Có nhiều ý kiến trả lời khác nhau.
A. Có người nghĩ rằng cầu nguyên chỉ có ảnh hưởng hay hiệu quả trên người
cầu nguyện bằng một hình thức tự kỷ ám thị (auto suggestion). Dù trong hệ
thống nguyên nhân cũng có thể có trị liệu tâm lý (chữa bệnh tâm lý) bằng
cách giải tỏa những căng thẳng, chủ quan nội tâm và đưa vào những thái độ
sống lành mạnh hơn (quan điểm của một số nhà theo khuynh huớng tự do
phóng lý - some liberals).
B. Một số người khác, vì một lý do khác cũng tin rằng cầu nguyện chỉ có tác
dụng trên chính người cầu nguyện mà thôi. Dù theo họ cầu nguyện là thật sự
hội thông với Thiên Chúa, sự thông công như vậy với một Thiên Chúa sống
của vũ trụ không thể không làm thay đổi người cầu nguyện (quan điểm các
nhà thần học Tân Chính Thống - Neo-orthodox theologians).2
C. Theo một số người thì cầu nguyện có thể thay đổi không chỉ người cầu
nguyện mà cả thế giới thuộc linh quanh người đó nữa. Theo quan điểm này
thì cầu nguyện cho thay đổi thời tiết chẳng hạn sẽ không hiệu quả, vì thời
tiết tùy thuộc vào yếu tố sẵn có trước đó trong khí quyển rồi. Tuy nhiên, vì
Thiên Chúa có thể hành động trong lãnh vực tinh thần và tâm linh nên chúng
ta có thể cầu nguyện cho những người bị tâm bệnh. Việc cầu thay (cầu
nguyện cho nhau) giúp tạo sự tương thông trong tình yêu thương (quan điểm
những người theo thuyết nhân vị - Personalists).3
D. Nhiều người tin rằng cầu nguyện có hiệu quả không chỉ trên người cầu
nguyện và trên thế giới thuộc linh mà cả trên thế giới vật chất nữa. Theo
quan điểm này thì Thiên Chúa có thể đáp lại lời cầu nguyện trực tiếp trên bất
cứ lãnh vực nào của thiên nhiên. Mục đích đời đời của Thiên Chúa không
loại trừ lời cầu xin của con người, nhưng chỉ ban cho con người một số điều
khi con người cầu xin. Tính toàn tri của Ngài khiến Ngài lưu tâm đến từng
lời cầu xin nhỏ nhặt nhất. Lời cầu nguyện theo ý thiên hựu thì có quyền lực
trên tất cả những gì mà Thiên Chúa có quyền trên đó. Quan điểm này, cũng
như quan điểm C, có thể hiểu theo hai cách khác nhau.
1. Như một hình thức thần chú để bắt buộc Thượng Đế, làm theo những gì ta
muốn. Chỉ có những ‘hiệu quả bất biến’ mới có thể làm cơ sở cho quan điểm
này (đặc điểm của những người non nớt, mê tín - Characteristic among the
immature and superstitious).
2. Như một lời thỉnh nguyện trình lên cho một Thiên Chúa khôn ngoan hoàn
toàn, lời cầu nguyện có thể được nhậm và ban cho hay không; Thiên Chúa
có thể trả lời “được”, hoặc “không”, hoặc “chưa được”. Vì Thiên Chúa đã
chọn tôn trọng lời thỉnh nguyện của con cái Ngài nên dĩ nhiên lời cầu
nguyện của tôi phải có tác động khác với biến cố cũng như tác dụng trên các
hành động khác với tôi vậy (quan điểm Cơ Đốc giáo chính thống - Orthodox
Christians).4
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về hiệu quả cầu nguyện mà một tín đồ Cơ Đốc nên theo? Tại
sao?
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Sự cầu nguyện ảnh hưởng trên người cầu nguyện bằng cách nào?
Thi Tv 118:5-6 DaDn 9:20-27 GiGa 16:23, 24
Thi Tv 138:3 Gio Ge 2:32 Phi Pl 4:6-8
EsIs 58:9-11 Mat Mt 6:6 IPhi 1Pr 5:7
CaAc 3:57 LuLc 11:13
Tóm tắt ý
B. Sự cầu nguyện có thể có tác dụng thuộc linh trên người khác không? Như
thế nào?
IISu 2Sb 7:14 Phi Pl 1:9-11 IITe 2Tx 2:16-17
Giop G 33:26 CoCl 1:9-12 IITe 2Tx 3:5
Mat Mt 6:10 ITi1Tm 2:1 Phil Plm 1:6
Eph Ep 1:18, 19 ITe1Tx 3:10-13 HeDt 13:20-21
Eph Ep 3:16-21 IITe 2Tx 1:11-12
Tóm tắt ý
C. Sự cầu nguyện có thể tác dụng trên thế giới vật chất không?
ISu1Sb 4:10 Gion Gn 2:7-10 ITe1Tx 5:23
Thi Tv 34:15-22 Mat Mt 6:11 Gia Gc 5:13-18
Thi Tv 65:2, 5 Cong Cv 4:31 ChCn 30:7-9 Cong Cv 16:25-26
Tóm tắt ý
D. Tại sao lời thỉnh cầu đôi khi không được nhậm?
Thi Tv 66:18 Gie Gr 14:10-12 HeDt 11:6
ChCn 28:9 MaMl 1:7-9 Gia Gc 1:6-7
EsIs 29:19 Mat Mt 6:5-6 IPhi 1Pr 3:7
EsIs 59:2 LuLc 18:11-14
Tóm tắt ý
E. Vì không phải bởi công đức mà lời cầu nguyện có tác dụng hay không.
Vậy điều kiện nào góp phần vào trong lời cầu nguyện được nhậm?
EsIs 58:6-9 LuLc 18:1-8 IGi1Ga 3:22
Mac Mc 11:22-24 GiGa 14:13, 14 IGi1Ga 5:14, 15
Mac Mc 11:25-26 GiGa 15:7 LuLc 11:5-10 Eph Ep 6:18
Tóm tắt ý
F. Có phải lời cầu xin của người công chính đương nhiên thỏa mãn mọi điều
kiện cần thiết để được nhậm không?
Mat Mt 26:36-44 IICo 2Cr 12:8, 9
G. Dù có cảm thấy mình thật sự có đủ điều kiện cho lời cầu nguyện được
nhậm, thì có nên đòi theo ý riêng mình không?
Thi Tv 106:15 Giop G 6:8, 9
H. Viết ra và học thuộc lòng Gia Gc 5:16
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Dùng lời riêng của bạn trả lời câu “cầu nguyện có hiệu quả như thế nào?”
V. Ý NGHĨA
A. Đối với một Đức Chúa toàn tri thì có thể có chuyện là lời cầu nguyện
không được đáp lại không?
B. Có sự khác biệt gì giữa trả lời một thỉnh cầu và trả lời một người. Nghĩa
là giữa nhậm lời một sự nài xin nào đó và nhậm lời một ưu thế nào đó?
C. Những điều kiện tiên quyết nào một người cha khôn ngoan đòi hỏi con
mình phải có trước khi trao cho nó phần gia tài nó được hưởng?
Ghi chú
James A. Kirk, “Prayer and Personality” Iliff Review , XIX (Spring 1962)
23 -27; Harvey H. Potthoff, God and the Celebration of Life (Chicago: Rand
McNally, 1969), pp. 247-250.
2 Emil Brunner, The Christian Doctrine of the Church , Faith and
Consummation (Philadelphia: The Westminster Press 1960), pp 324, 325;
Karl Barth, Church Dogmatics (Edinburgh: T. &T. Clark, 1956) I/2 pp. 697,
755; II/I pp. 26, 512, 697, II/2 p. 194, IV/1 pp. 355, 576, 577; IV/2, p. 643.
4 C. S. Lewis “The Efficacy of Prayer,” HIS , XIX (May 1959); 6-8; C. S.
Lewis, Letters to Malcolm : Chiefly on Prayer (New York: Harcourt Brace
& World, 1964); Gordon R. Lewis, “Prayer” Zondervan Pictorial Bible
Encyclopedia ed. by Merrill C. Tenney (Grand Rapids: Zondervan,
forthcoming).

Bài 10: CON NGƯỜI LÀ GÌ


I. DẪN NHẬP
Con người là gì? Một số người duy vật trả lời rằng: “Con người là thức ăn
mà họ ăn hàng ngày”. Còn Chúa Giê-xu nói rằng: “Con người sống phải chỉ
nhờ bánh mà thôi.” Thượng Đế dựng nên con người để tương thông với
Ngài nên con người là một hữu thể khác hơn và có giá trị hơn loài thú vật .
Trong Kinh Thánh không có chỗ nào coi thường thân thể của con người cả.
Có người đã lập một bảng liệt kê các câu Kinh Thánh liên quan đến thân thể
con người dưới những đầu đề sau: Sự hiệp nhất của thân thể, nét đẹp của đàn
ông, vẻ đẹp của phụ nữ, người lùn, người khổng lồ, sự khéo tay, ngũ giác,
đói, nét mặt, tóc, râu, trán, mắt, tai, miệng, răng, chớp mắt, sụp lạy, cúi lạy,
thở than, nước mắt, nước miếng, phân, nhu cầu ăn uống, các loại thức ăn,
nấu ăn tiệc tùng, tham ăn, kiêng ăn, nạn đói, uống, cử uống rượu, uống rượu,
say sưa, ngủ, áo quần, lo lắng về sự ăn mặc, những sự hướng dẫn dành cho
phái nữ, vải may áo dài, màu sắc hàng vải, các thứ trang sức cho áo, áo quần
ướp hương thơm, ăn mặc giả trang, bày tỏ nổi buồn rầu qua cách ăn mặc, cởi
áo, bịnh tật, đau, thân thể, yếu đuối, bất an, đau đớn, chết, sốt rét, teo tay,
phung, bịnh ngoài da, ung nhọt, chặt đứt chi thể, bị thương, tật nguyền, bịnh
đau chân, bịnh vì tội lỗi, lành bịnh nhờ Đức Chúa Trời, có thời điểm phải
chết, chôn người chết, buồn khổ vì người chết, chia buồn với tang gia, an
táng, bia, sự thối rữa, không đem chôn, xác chết bị thú ăn, xác chết bị đốt...
Như vậy không còn nghi ngờ gì về sự hiện hữu thực sự và tầm quan trọng
của cái bề ngoài, của thân thể con người. Nhưng con người còn có cái gì
khác hơn cái vỏ đó không? Nếu có thì giữa thể xác với cái gì khác hơn cái
vỏ đó có liên hệ với nhau như thế nào?
A. Có người cho rằng con người chẳng là gì cả ngoài ra cái thể xác này. Sau
khi chết, không có cái gì thuộc về thân xác con người có còn lại cả (Duy vật
- Materialistics).
B. Ngược lại, có những người cho rằng con người chẳng qua chỉ là ý niệm
mà thôi. Vật chất thật sự không hiện hữu ở ngoài ý niệm, chỉ có bán thể suy
tưởng, tinh thần hay linh hồn của con người hiện hữu thôi. Chính những
phần này còn lại sau khi người chết đi (Duy tâm Idealistics).2
C. Một số người khác cho rằng con người là một thực thể vật lý hoạt động
theo một cách nào để rồi sản xuất ra trí tuệ. Trí tuệ, tâm thần hay linh hồn
không thể hiện nếu độc lập với thân xác. Cũng như gan bài tiết ra chất mật,
thì khối óc bài tiết ra tư tưởng vậy. Chẳng có gì thuộc về thân xác con người
tồn tại sau cái chết cả (những người theo phái hiện tượng phụ:
Epiphenomenalists).3
D. Có người cho rằng thực sự thì chúng ta, không biết gì về thực thể vật chất
hay thuộc linh cả. Chúng ta chỉ biết được những tương quan với đời sống
phức tạp này không thể tồn tại sau khi chết (Chủ nghĩa thực dụng -
Pragmatists và John Dewey).4
E. Có nhiều nhà thần học hiện đồng ý với nhau rằng Kinh Thánh không nói
đến phần thuộc thể hay phần thuộc linh như là những thực thể riêng biệt.
Nhưng họ cho rằng Kinh Thánh chỉ dạy về con người toàn diện trong tương
quan đạo đức và thuộc linh với Thượng Đế. Con người toàn diện chết đi,
không còn hiện hữu nữa cho đến khi thân thể sống lại. Không có sự hiện hữu
chuyển tiếp của một phần riêng rẽ nào của con người cả (Theo nhiều trường
phái tư tưởng đương thời khác nhau) - Various schools of Contemporary
thought).5
F. Con người là vật thọ tạo của Thượng Đế nên hết sức phức tạp, không chỉ
có thể xác mà còn có phần phi vật chất tức là tâm thần hay linh hồn. Trong
đời sống hiện tại, thân thể và linh hồn có tác dụng trên nhau một cách hết
sức là chặt chẽ và phức tạp đến nỗi khó lòng phân biệt được hai phần đó. Dù
vậy, không thể bảo những đặc điểm của linh hồn là sản phẩm của thân thể
được. Hai cái vẫn khác nhau, dù là kết hợp và tương quan với nhau cách
chặt chẽ. Sự chết tách linh hồn ra khỏi thân thể. Rồi linh hồn tiếp tục hiện
hữu một cách có ý thức nhưng không toàn vẹn cho tới khi thân thể được
sống lại và con người toàn vẹn sẽ được vinh hiển (Cơ Đốc chính thống -
Orthodox - Christians).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào phù hợp với những điều Kinh Thánh dạy nhất? Trả lời sau
khi làm xong phần II).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Phải chăng nơi con người có những đặc điểm thuộc về tâm thần hay linh
hồn hơn là thuộc về thân thể vật chất này?
1. Có thể nào con người nhận biết chính mình, phân tích sự suy tưởng của
mình một cách có ý thức và như vậy con người vượt trội hơn sự hiểu biết
của mình?
Thi Tv 4:4 ICo1Cr 11:28, 31 GaGl 6:4
ICo1Cr 2:11 IICo 2Cr 13:5
Tóm tắt ý
2. Có thể nào con người tự cai trị mình, điều động ý chí của mình một cách
có ý thức và như vậy con người vượt trội hơn ý chí của mình không?
ChCn 16:32 RoRm 6:12 ICo1Cr 9:25-27
ChCn 25:28 ICo1Cr 7:37
Tóm tắt ý
3. Con người có chịu trách nhiệm về những phán đoán đạo đức sai hay đúng
của mình về lương tâm trong sáng không?
EsIs 5:20 RoRm 14:12 ITi1Tm 4:2
Cong Cv 23:1 ITi1Tm 1:5 Cong Cv 24:16
Tóm tắt ý
4. Con người có thể tương thông với Đức Chúa Trời không?
XuXh 25:22 IICo 2Cr 13:13
ICo1Cr 1:9 IGi1Ga 1:3
Tóm tắt ý
5. Tóm tắt, đặc điểm của con người là có khả năng vượt hơn chính mình,
nhận biết chính mình, tự quyết, nhận định giá trị đạo đức và có khả năng
tương thông với Đức Chúa Trời. Nhưng ưu điểm đó không có trong vật chất,
trong thân thể hay trong đầu óc. Toàn thể thuyết duy vật gán cho vật chất
một giá trị mà vật chất không có. Vật chất không thể vươn lên hơn thực
trạng của mình, không thể phán đoán phân biệt giữa điều sai và điều đúng,
không thể cầu nguyện với Thiên Chúa. Bên cạnh những chứng cớ tìm thấy
trong Kinh Thánh về cái tôi có thật, phi vật chất, thông minh, có ý thức trách
nhiệm, còn có những chứng cứ nào được tìm thấy nữa không? Bản thể phi
vật chất này có tương quan gì đến thân thể?
B. Đầu tư sự liên hệ giữa bản thể phi vật chất và cơ thể con người?
1. Những câu Kinh Thánh sau đây cho thấy có mối tương quan gì giữa hai
phần đó của con người?
IICo 2Cr 4:7, 10 IICo 2Cr 5:1-6 HeDt 13:3
IICo 2Cr 4:16 Phi Pl 1:24
2. Thân thể có điều khiển được hay có ảnh hưởng trên bản thể phi vật chất
không?
Mat Mt 26:41 Eph Ep 5:29
IICo 2Cr 12:7 IPhi 1Pr 2:11
3. Bản thể phi vật chất có điều khiển thân thể không?
RoRm 6:12, 13, 19 ICo1Cr 6:20 Gia Gc 3:2-3:6
RoRm 12:1 ICo1Cr 9:27 RoRm 13:14
Xin tóm tắt và trả lời B
C. Mặc dù sự tác dụng hỗ tương mật thiết giữa nội tâm và ngoại diện của
con người thì bản ngã con người có thể tồn tại sau khi chết không?
Mat Mt 10:28 Phi Pl 1:22 KhKh 6:9
ICo1Cr 5:6-8 HeDt 12:23
Tóm tắt và trả lời.
D. Chép lại và học thuộc lòng Mat Mt 10:28
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Phê bình từng quan điểm về bản chất con người và cho biết kết luận riêng
của bạn.
V. Ý NGHĨA
A. Người Cơ Đốc nên có thái độ nào đối với thân thể? (ITi1Tm 4:1-5;
ICo1Cr 6:19, 20)
B. Sống trong thời đại mà người ta quá chú trọng đến phần xác, thì con
người có thể bị cám dỗ bỏ sự an toàn đời đời của linh hồn mình không?
Ghi chú
Gustav A.Wetter, Dialectical Materialism (New York: Frederick A. Praeger,
1958), pp. 469-487.
2 George Berkeley, Principles of Human Knowledge reprinted without
abridgement in The English Philosophers from Bacon to Mill , ed. by Edwin
A. Burtt (New York: Random House, 1930), pp. 507-579.
3 T.H.Huxley, “Aninal Automatism ” selection from which are reprinted in
Body , Mind , and Death , ed, by Antony Flew (New York: The Macmillan
Co., 1964), pp. 196-205.
4 John Dewey, Experience and Nature (LaSalle, Illinois: The Open Court
Pub. Co., 1925); J. Oliver Buswell, Jr. The Philosophis of F.R . Tennant and
John Dewey (New York: Philosophical Library, 1950), pp. 443-500.
5 Oscar Culimann, “Immortality or Resurrection?” Christianity Today , II
(July 21, 1958); 3-6 and (August 18, 1958), 13-17.
6 J.Oliver Buswell, Jr., A Christian View of Being and Knowing (Grand
Rapids: Zondervan, 1960), pp. 126-160; Bernard Ramm, Protestant
Christian Evidences (Chicago: Moody Press, 1954), pp. 58-70; Stuart C.
Hackett, The Resurrection of Theism (Chicago: Moody Press, 1957), pp.
220-229.
Bài 11: HÌNH ẢNH CỦA THƯỢNG ĐẾ NƠI CON NGƯỜI
I. DẪN NHẬP
Một số người đo giá trị của con người bằng giá của các hóa chất tạo nên thân
xác con người. Trong thời đại kỹ nghệ này, một số người khác cho rằng con
người chỉ có giá trị như là một con vật sản xuất. Theo người Mác-xít thì giá
trị con người ở chỗ con người được dùng để thiết lập một xã hội kinh tế vô
giai cấp. Một số khác chủ trương rằng giá trị của con người tùy thuộc vào
lòng nhiệt thành của họ đối với những phương pháp kiểm chứng khoa học
hay sự phân tích triết lý ngôn ngữ. Nhưng Cơ Đốc giáo dạy rằng con người
có giá trị chỉ vì con người giống Thượng Đế. Hình ảnh của Thượng Đế trong
con người, những điểm giống Thượng Đế trong con người phân biệt con
người với những vật thọ tạo khác trong vũ trụ này. Tuy vậy giữa vòng những
người Cơ Đốc vẫn có những ý kiến khác nhau về vấn đề trên.
A. Một số người cho rằng hình ảnh của Thượng Đế trong con người nằm ở
điểm cơ thể con người đứng thẳng đứng. (Theo quan điểm Hội Các Thánh
Ngày sau Latter-day Saints - Mormon).
B. Hình ảnh của Thượng Đế trong con người là khả năng làm những việc
đạo đức, khả năng đó vẫn tồn tại mặc dù con người sa ngã. Khi con người sa
ngã thì chỉ có sự công chính nguyên thủy và siêu nhiên bị mất mà thôi (Quan
điểm của Công Giáo La Mã - Rô-man Catholics).2
C. Hình ảnh của Thượng Đế là: (1) Khả năng thể hiện những hành động có
tính cách đạo đức và thuộc linh của con người. (2) Sử dụng những khả năng
đó cách đứng đắn. Nhưng cả hai khả năng đều bị mất đi hoàn toàn khi con
người sa ngã. Trước kia con người hơi khác với các thiên sứ một tí, nay con
người chỉ hơn con vật một tí thôi (Luther).3
D. Hình ảnh của Thượng Đế trong con người là: (1) Khả năng thể hiện
những việc làm có tính cách đạo đức và thiêng liêng. (2) Sử dụng khả năng
đó một cách thích đáng. Khi con người sa ngã thì khả năng 2 bị mất hoàn
toàn, còn khả năng 1 còn tồn tại trong tình trạng hư hỏng, suy đồi (Calvin).4
E. Hình ảnh của Thượng Đế không phải là một nét, một vết gì đó, không
phải là hình của khuôn in trên cái bánh. Nhưng hình ảnh đó có nghĩa là sự
phản ảnh, phản chiếu đặc tính của Thượng Đế, giống như sự phản chiếu hình
ảnh mặt trăng trên mặt hồ. Chỉ khi nào con người liên hệ đúng đắn với
Thượng Đế thì mới có thể phản chiếu những nét giống Thượng Đế (một số
đông thần học gia hiện đại - Many contempporary theologians).5
F. Hình ảnh của Thượng Đế trong con người rất phức tạp, gồm có:
1. Sự tể trị của con người trên đất và trên vạn vật .
2. Khả năng để làm những hành động đạo đức
3. Việc sử dụng thích đáng khả năng ấy .
4. Một sự tương thông thuộc linh với Thượng Đế.
Từ khi sa ngã thì :
1. Quyền tể trị của con người trên vạn vật xáo trộn vì thiên nhiên nhiên bị
rủa sả .
2. Khả năng để sống công chính bị băng hoại .
3. Hậu quả là sự công chính của con người chỉ còn như giẻ rách dưới mắt
Thượng Đế.
4. Con người chết về phần tâm linh, bị chia cách khỏi Thượng Đế, không thể
phản chiếu lại hình ảnh của Thượng Đế (Tin Lành Thuần Túy-
Evangelicals).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về hình ảnh của Thượng Đế trong con người theo đúng sự
dạy dỗ của Kinh Thánh nhất? (Trả lời sau khi đã làm xong phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
Xin nghiên cứu những câu Kinh Thánh dưới đây để trả lời cho những vấn đề
phát xuất từ những quan điểm đã nêu ở trên.
A. Con người có giống Thượng Đế phần thể xác không?
GiGa 4:24 LuLc 24:39 PhuDnl 4:15-16
ITi1Tm 1:17 EsIs 40:18-25
ITi1Tm 6:16 RoRm 1:23
Tóm tắt ý
B. Tại sao Kinh Thánh nói rõ là người nam và người nữ đều được dựng nên
theo hình ảnh của Thượng Đế? (SaSt 1:27, 5:1-2). Từ nơi người nam
Thượng Đế dựng nên người nữ để giúp đỡ và làm bạn với người nam. Phải
chăng loài người được dựng nên giống như Thượng Đế để tương thông với
Ngài và để chia sẻ các công việc cùng mục đích của Ngài.
SaSt 2:18 ICo1Cr 11:3 ICo1Cr 11:11-12
SaSt 2:20 ICo1Cr 11:7-9
Tóm tắt ý
C. Phải chăng hình ảnh của Thượng Đế nơi loài người gồm có cả quyền
quản trị trên thiên nhiên và thú vật?
SaSt 1:26 Thi Tv 8:4-8 HeDt 2:6-8
SaSt 1:28 RoRm 8:18-23 SaSt 9:1-2
Tóm tắt ý
D. Hình ảnh của Thượng Đế có còn nơi con người sau khi sa ngã không?
SaSt 5:1, 3 ICo1Cr 11:7
SaSt 9:6 Gia Gc 3:9
Tóm tắt ý
E. Phải chăng sau khi sa ngã hình ảnh của Thượng Đế nơi con người một
phần nào bị phá hủy và cần được phục hồi?
Eph Ep 4:24 IICo 2Cr 3:18
CoCl 3:10 RoRm 8:29
Tóm tắt ý
F. Sự tái tạo hình ảnh của Thượng Đế nơi con người sa ngã gồm cả sự phục
hồi khả năng biết Thượng Đế và ý muốn của Ngài không?
CoCl 3:10
G. Sự tái tạo hình ảnh Thượng Đế nơi con người có gồm cả việc sử dụng
khả năng của con người để sống công chính và thánh khiết không?
Eph Ep 4:24
H. Sự tái tạo hình ảnh Thượng Đế (nơi con người sa ngã) có phải cũng là sự
phản ảnh liên tiến đặc tánh giống Chúa Giê-xu (khi con người lập lại mối
tương giao với Thượng Đế) không?
IICo 2Cr 3:18 ICo1Cr 15:49 và IGi1Ga 3:2
RoRm 8:29 Thi Tv 17:15
Tóm tắt ý
* Chép lại và học thuộc lòng IICo 2Cr 3:18
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Xin cho biết Kinh Thánh dạy gì về hình ảnh của Thượng Đế nơi con người.
Xin nêu ra những lý do khiến bạn tin như vậy.
V. Ý NGHĨA
1. Phải chăng vì con người giống Thượng Đế mà chúng ta có lý do để thờ
loài người và hình tượng loài người? Có thể nào dùng hình tượng và hình
ảnh để dạy không?
2. Nếu mọi người đều giống như hình ảnh Thượng Đế đến một mức nào đó
thì mọi người phải được đối xử như thế nào?
3. Sự bất an và cô đơn trong lòng người liên quan như thế nào với việc con
người mất sự tương giao thuộc linh và đạo đức với Thượng Đế.
4. Mạng lệnh của Thượng Đế truyền cho loài người về sự cai quản địa cầu
này có liên gì với sự phát triển kiến thức khoa học?
Ghi chú
Joseph Smith trans., The Book of Mormon (Salt Lake City, Utah: The
Church of Jesus Christ of Latter - Day Saints, 1920), Ether 3:6-15, pp. 483 -
484.
2 Charles Hidge, Systematic Theology (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans,
1946), II, pp. 103 -106; Josef Neuner and Helnrich Roos, The Teaching of
the Catholic Church , ed. by Karl Rahner (New York: The Mercier Press,
1967), pp. 127 - 129.
3 Martin Luther, Commentary on Genesis excerpts from which are quoted in
A Compend of Luther’s Theology , ed. by Hugh Thomson Kerr
(Philadelphia: The Westminster Press, 1943), pp 79-83.
4 John Calvin, Institutes of the Christian Religion , I, XV (Philadelphia:
Presbyterlan Board of Christian Education n.d.), pp. 206 -210.
5 Paul Ramsey, Basic Christian Ethics (New York: Charles Scribner’s Sons,
1950), pp. 249-284; David Calms, The Image of God in Man (London: SCM
Press, 1953), pp. 146-252.
6 G. C. Berkouwer, Man: The Image of God (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1962), pp. 1 -363; J Oliver Buswell, Jr. A Systematic Theology
of the Christian Religion , I (Grand Rapids: Zondervan, 1962), pp. 231-254.
Bài 12: BẢN CHẤT TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI
I. DẪN NHẬP
Nhiều người cho rằng những vấn đề quan trọng nhất của đời sống là những
vấn đề kỹ thuật, kiến thức, nhu cầu vật chất và chính trị. Nhưng đối với Cơ
Đốc Nhân thì vấn đề quan trọng nhất là vấn đề thuộc linh và đạo đức. Những
vấn đề của đời sống ra từ tấm lòng. Tuy nhiên, điều bi đát là tấm lòng con
người lại lầm lạc.
Người ta nói nhiều về sa đọa xã hội, nhưng ít ai muốn nói đến tội ác cá nhân
và tình trạng tội lỗi của con người. Thật ra, có sa đọa xã hội là vì lòng người
tội ác. Nhà văn James Jones trong cuốn The Thin Red Line viết: “Đời sống
của đa số người chỉ là một khu rừng .... Về phương diện đạo đức, con người
thời bình cũng như thời chiến, chỉ khác nhau ở chỗ là thời thái bình người ta
đâm nhau bằng lời nói thay vì bằng sắt thép.” Willam Golding, tiểu thuyết
gia nổi tiếng khác viết: “Muốn biết sa đọa xã hội phải lần về bản chất lệch
lạc của con người. Tất cả chúng ta đều thấy nhiều tội ác trong chiến tranh
không thể qui về cho bất cứ cái gì ngoài tội lỗi nguyên thủy của con
người...” Một triết gia người Anh là C.E.M Joad nhận định: “Tội ác không
chỉ là phá sản của những hoàn cảnh không tốt, tội ác quá phổ biến và quá ăn
sâu trong con người nên khó có thể chấp nhận lối giải thích đơn giản như thế
mà buộc phải kết luận rằng những gì tôn giáo dạy về tội ác là đúng, tội ác là
một bệnh trong con người.” Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều
đồng ý quan niệm trên. Có nhiều quan điểm khác.
A. Bản chất con người nguyên thủy là tốt. Bất cứ cái gì xấu cũng đều là hậu
quả của sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài (quan điểm của Menclus 372-289
T.C).2
B. Bản chất của con người không tốt cũng không xấu, có thể bị ảnh hưởng
thành tốt hoặc xấu (quan điểm của các nhà duy nhiên - Naturalists).3
C. Bất cứ điều xấu nào trong bản chất con người đều là di sản còn tồn tại của
thời con người còn là con vật, nó sẽ lần lần bị loại bỏ bởi sự tiến hóa tất yếu
của con người. Bất kể những sự đình trệ tạm thời hiện nay, chúng ta có đủ lý
do để lạc quan về khả năng của con người để (trong việc) xây dựng một
thiên đàng trên đất (theo quan điểm các nhà Tân Phái - Modernists).4
D. Các nhà Tân Phái sai ở chỗ họ không chú ý đến sự sa ngã trầm trọng của
con người vào trong tội lỗi, các nhà theo phái Chấp Kinh (Fundamentalists)
sai ở chỗ quá thiên về nghĩa đen câu chuyện xảy ra trong vuờn Ê đen. Sự
thật trong huyền thoại Sáng Thế Ký là mỗi người, nam lẫn nữ, đều không
tránh khỏi rơi vào tội lỗi, tội dành cho mình, cho ý nghĩ mình, sở thích mình
hơn là tầm quan trọng khách quan của chúng (Tân Chính Thống- Neo -
orthodox).5
E. Do hậu quả tội của tổ phụ đầu tiên, con người công chính nguyên thủy trở
nên có khuynh hướng về tội lỗi. Nguyên tội ảnh hưởng trên mọi mặt của con
người. Tội lỗi là thờ phượng và hầu việc tạo vật hơn là Đấng Tạo Hóa dù
nhiều người không thấy rõ đấy là tội (Tin Lành Thuần Túy- Evangelicals).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về tình trạng đạo đức và thuộc linh của con người là đúng?
(Trả lời sau khi làm xong phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
Dựa trên việc khảo cứu các câu Kinh Thánh thích nghi, hãy trả lời những
câu hỏi căn bản về giáo lý con ngưòi và tội lỗi sau :
A. Tội lỗi là hậu quả của hoàn cảnh xấu hay tội lỗi là do chính tình trạng của
lòng người mà ra?
ChCn 4:23 Mat Mt 7:14-23
Mat Mt 12:33-37
Tóm tắt ý
B. Lòng người (1) Trung lập về đạo đức, không tốt lẫn không xấu (2) Có
khuynh hướng yêu mến Đức Chúa Trời và láng giềng, hay (3) Có khuynh
hướng thờ hình tượng và rất ích kỷ (theo nghĩa trong trạng thái có nguyên
tội).
SaSt 6:5 Gie Gr 17:9 Eph Ep 2:3
Thi Tv 51:5 GiGa 3:6 Eph Ep 4:18
EsIs 48:8 RoRm 7:18 EsIs 64:6
Tóm tắt ý và trả lời
C. Tội lỗi của lòng người có ảnh hưởng trên mọi phương diện của đời người
không?
1. Tâm Trí?
RoRm 8:7-8 IICo 2Cr 4:4 ITi1Tm 6:5
ICo1Cr 2:14 Eph Ep 4:18 Tit Tt 1:15
2. Ý chí?
ChCn 1:25, 30 Exe Ed 3:7 IPhi 1Pr 4:2-3
EsIs 30:9 RoRm 6:16, 17, 20 IIPhi 2Pr 2:19
3. Tình cảm?
GiGa 3:19 CoCl 3:5, 7
Eph Ep 2:3 Tit Tt 3:3
Tóm tắt ý cả phần C
D. Con người có thể tự mình thay đổi khuynh hướng tội lỗi của lòng mình
không?
Giop G 14:14 GiGa 8:34 RoRm 7:14-25
Gie Gr 13:23 RoRm 5:6 GiGa 6:44 RoRm 6:16, 20
Tóm tắt ý
E. Tấm lòng tội lỗi của con người bày tỏ ra trong đời sống như thế nào?
ISa1Sm 12:23 GiGa 16:9 IGi1Ga 3:4
ChCn 14:21 RoRm 1:21-32 ChCn 24:9 GaGl 5:19-21
Tóm tắt ý và trả lời
F. Tội lỗi có luôn luôn là ác, xấu một cách rõ ràng dưới sự quan sát của con
người không? Theo các câu kinh Thánh sau đây, những hành động nào có
thể là tội?
ChCn 21:4 Mat Mt 23:23 RoRm 1:25
Mat Mt 10:37 Mat Mt 23:29 Gia Gc 4:17
Mat Mt 23:14 LuLc 18:9-14 Mat Mt 23:15
Tóm tắt ý
G. Có người nào không có tội lỗi không?
IVua 1V 8:46 RoRm 3:10-20, 23
Thi Tv 143:2 IGi1Ga 1:8
Tóm tắt ý và trả lời
H. Việc tội xâm nhập vào nhân loại có những hậu quả nào?
SaSt 3:23 GiGa 5:24 Eph Ep 4:18
SaSt 3:14-19 RoRm 5:15, 17 RoRm 5:16, 18
RoRm 5:12-14 RoRm 6:23 ICo1Cr 15:22
Tóm tắt ý và trả lời
I. Chép ra và học thuộc lòng RoRm 1:25
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Hãy tóm tắt những yếu tố chính trong quan điểm của Kinh Thánh về tội lỗi
theo như bạn thấy.
V. Ý NGHĨA
A. Nếu bệnh đạo đức lớn nhất của nhân loại nằm trong chứ không phải bên
ngoài con người, thì phải chẩn đoán và phải chữa trị như thế nào những
chứng bên ngoài trong hoàn cảnh của chúng ta?
B. Nếu tội lỗi ngự trị tận nơi sâu kín của lòng người và con người không thể
thay đổi bản chất mình, thì có hy vọng gì trong đời này và đời sau không?
Ghi chú
C.E.M. Joac, God and Evil (New York: Harper and Brothers 1943 ), p. 20.
2 Manclus, in Ch’u Chai with Winberg Chal, The Story of Chinese
Philosophy (New York: Washington Square Press, 1961), pp. 53-60.
3 Jean Jacques Rousseau, The Social Contract and Discourses (New York:
E.P. Dutton, 1950), pp. 221- 231.
4 H. Shelton Smith, Changing Conceptions of Original Sin (New York:
Charles Scribner’s Sons, 1955), pp. 164-197.
5 Ibid., pp. 198-229; Reimhold Niebuhr, The Nature and Destiny of Man , I
(New York: Chalres Scribner’s Sons, 1951), pp. 178-264.
6 William T. Bruner, Children of the Devil : A Fresh Investigation of the
Fall of Man and Original Sin (New York: Philosophical Library, 1966).

Bài 13: SỰ NHẬP THỂ


LÀM THẾ NÀO THƯỢNG ĐẾ BẤT BIẾN TRỞ THÀNH CON NGƯỜI
ĐƯỢC?
I. DẪN NHẬP
Trong một thời gian dài vấn đề ĐỔI THAY là mối băn khoăn lo nghĩ của
các triết gia Hy Lạp. Họ tự hỏi làm thế nào một cái hiện hữu (có) lại có thể
trở thành một cái gì không hiện hữu. Các triết gia thường đem chiếc áo ra
làm thí dụ: Chiếc áo bị rách và phải mạng nhiều đến nỗi không còn một chút
vải cũ nào nơi chiếc áo ấy nữa mà hiện tại nó là một chiếc áo gồm toàn
những mãnh vải khác chắp vá lại, vậy nó thể nào vẫn còn là chiếc áo cũ
trước đó và đồng thời đã trở thành một chiếc áo khác hẳn không?
Cũng vậy, những người học Kinh Thánh thường thắc mắc làm thế nào Chúa
Giê-xu vẫn là Thượng Đế (GiGa 1:1) khi Ngài trở thành một hài nhi. Một số
người nghĩ rằng Thượng Đế vô hình chẳng bao giờ có thể trở thành một
người thực sự được. Một số người khác công nhận nhân tính của Chúa Giê-
xu nhưng họ lại không tin rằng Ngài cũng là Thượng Đế đời đời, là Ngôi
Hai trong Ba Ngôi Thượng Đế. Nhưng cũng có một số người tin và công
nhận Chúa Giê-xu có cả thần tính và nhân tính.
A. Có ngươi cho rằng đời sống thể xác và cảm tính của Chúa Giê-xu không
thể là thật được. Họ nghĩ rằng đó chỉ là một ảo ảnh, một sự hiện hình. Họ
cho rằng nếu Thượng Đế làm người thực sự thì Thượng Đế có thể bị nhiễm
tội lỗi của loài người (Đây là quan điểm của phái Docetists) “Hiện hình
thuyết”).
B. Một số người khác cho rằng thể xác (body) và linh hồn (soul) của Chúa
Giê-xu có thật, nhưng tâm thần (spirit) Ngài không phải là tâm thần của loài
người. Chúa Giê-xu không hoàn toàn là người. Tâm thần trong Chúa Giê-xu
là tâm thần của Ngôi Lời (Logos) (Đây là quan điểm của phái
Apollinarians).2
C. Socinus cho rằng Chúa Giê-xu là con người hoàn hảo nhất nên đã được
phong thưởng làm thần vào một dịp nào đó trong cuộc đời của Ngài, tỉ như
lúc Ngài chịu Lễ Báp Tem chẳng hạn. Chỉ sau khi được phong thần như vậy
mới có thể gọi Ngài là Thiên Chúa (Đây là quan điểm của Socinus và những
người theo phái Unitarians).3
D. Chúa Giê-xu khác hơn người. Ngài là thiên sứ cao nhất được dựng nên
trước. Ngài đã từ bỏ địa vị đó mà bước vào cuộc đời làm người, sống làm
con người. Sau khi chịu chết Ngài được nâng lên địa vị cao hơn xưa. Ngài
không bao giờ là Thượng Đế mà chỉ là vị đại diện tối cao của Thượng Đế
(Quan điểm của các chứng nhân Giê-hô-va và những người theo phái
Arians).4
E. Chúa Giê-xu thực sự là con người với bản tính tội lỗi nữa. Dù Ngài phạm
tội, Ngài là biểu tượng trọn vẹn nhất về tình yêu của Thượng Đế đã được
bày tỏ cho loài người (Đây là quan điểm của Reinhold Niebuhr).5
F. Chúa Giê-xu thực sự là con người (có luôn cả bản tánh tội lỗi) nhưng
Ngài không bao giờ phạm tội. Thượng Đế hành động qua Chúa Giê-xu trong
thế giới này cách vô thức. Những người vô tín có thể nhìn và quan sát Chúa
Giê-xu nhưng không thể nhìn thấy LỜI ĐỜI ĐỜI (Logos) tức là ĐẤNG
ĐƯỢC XỨC DẦU ở trong con người Giê-xu (Đây là quan điểm của Karl
Barth).6
G. Chúa Giê-xu là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thượng Đế từ đời đời đến đời
đời. Ngài có cùng những thuộc tánh linh thiêng như Thượng Đế. Trong khi
Ngài nhập thể Ngài vẫn giữ tất cả những thuộc tánh linh thiêng. Khi ngài
nhập thể thì tất cả những đặc tính của loài người, bản chất con người được
thêm vào bản chất Thượng Đế của Ngài (nhưng không có bản chất tội lỗi
hay một tội lỗi nào cả như con người A-đam trước khi phạm tội). Những bản
tính linh thiêng không kết hợp với bản tính con người để tạo nên bản chất
thứ ba ở trong Ngài theo như những người theo Phái Eutychians chủ trương.
Cũng không phải ở trong Ngài có “Hai người” riêng biệt như những người
theo hái Nestorians chủ trương. Nhưng Ngài là một người có hai bản tính,
thần tính và nhân tính. (Đây là quan điểm của những người Cơ Đốc chính
thống - Orthodox Christians).7
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào thích hợp nhất với lời dạy của Kinh Thánh về Đấng Christ?
III. TRA XEM KINH THÁNH
Xin trả lời những câu hỏi liên hệ với quan điểm nêu trên.
A. Chúa Giê-xu có một thể xác thật, có sinh ra, lớn lên, biết đói, biết khát, có
mệt mỏi và có chết không?
LuLc 1:30, 31 GiGa 19:28 LuLc 23:46, 52-55
LuLc 2:7, 11 GiGa 4:6 HeDt 2:14
LuLc 2:52 Mac Mc 4:39 Mat Mt 21:18
Tóm tắt và trả lời
B. Chúa Giê-xu thực sự có tâm thần (human spirit) của con người không?
(Nghĩa là Ngài hoàn toàn có nhân tính chứ không chỉ có một thể xác là của
con người). Chúa Giê-xu có thực sự hoàn toàn là con người không?
LuLc 23:46 ICo1Cr 15:21, 47 HeDt 2:17
GiGa 11:33 ITi1Tm 2:5 GiGa 13:21
Tóm tắt và trả lời
C. Chúa Giê-xu trở thành thần từ lúc Ngài chịu lễ Báp tem hay Ngài là con
của Thượng Đế ngay từ khi ra đời?
Mat Mt 1:23 LuLc 1:35 Mat Mt 2:2 LuLc 2:11
Tóm tắt và trả lời
D. Chúa Giê-xu có bao giờ phạm tội không?
GiGa 8:46 IPhi 1Pr 2:22 IGi1Ga 3:5
IICo 2Cr 5:21 IPhi 1Pr 3:18
Tóm tắt và trả lời
E. Chúa Giê-xu có bản chất tội lỗi không?
LuLc 1:35 HeDt 7:26 IPhi 1Pr 1:19
GiGa 10:11 HeDt 9:14 GiGa 17:16
Tóm tắt và trả lời
F. Chúa Giê-xu là Thiên sứ hạng nhất hay Ngài có địa vị cao hơn thiên sứ?
HeDt 1:4, 5 HeDt 1:8-13
Tóm tắt ý
G. Chúa Giê-xu có thực sự là ThượngĐế không?
Mat Mt 1:23 RoRm 9:5 IGi1Ga 5:20
GiGa 1:1 HeDt 1:6 GiGa 20:28
Tóm tắt ý
H. Có phải thần tính của Chúa Giê-xu bị che khuất bởi thân xác đối với
những người không tin. Hay là người vô tín có thể phải chịu án phạt nặng
hơn vì cớ đã biết Ngài là Thượng Đế mà cứ từ chối không chịu công nhận
thần tính của Ngài.
ITi1Tm 3:16 HeDt 1:1 Mac Mc 12:1-11
Mac Mc 7:24 HeDt 2:3-4 Mac Mc 1:24, 34 Mat Mt 11:21-24
Tóm tắt và trả lời
I. Vậy Ngôi Hai Thượng Đế đã nhập thể như thế nào? Ngài không mất bản
tính Thượng Đế (xem câu 7) Ngài cũng không trút bỏ quyền năng của
Thượng Đế (Ngài vẫn khiến người chết sống lại, có quyền điều khiển thiên
nhiên, có quyền tha tội ...) Khi Ngài đến thế gian như một con người có phải
Ngài thêm vào mình những đặc tính của con người? và Ngài tình nguyện chỉ
sử dụng quyền năng Thượng Đế của Ngài vào những lúc cần thiết? Ngài có
sử dụng quyền năng đó trong thân xác con người của Ngài để làm tròn sứ
mệnh cứu chuộc không? Nếu thế thì việc tự hạ mình xuống hay tự bỏ mình
đi có nghĩa gì? (Có nghĩa là Ngài trở nên thấp kém hơn địa vị Ngài có từ
trước tới đây hay có nghĩa là Ngài sử dụng quyền hạn Thượng Đế cứu chuộc
loài người tội lỗi).
Phi Pl 2:6-8 HeDt 2:14, 15, 17
Tóm tắt ý
J. Viết ra và học thuộc lòng CoCl 1:19
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Xin giải nghĩa theo như bạn hiểu Thượng Đế trở thành người như thế nào và
cho biết quan điểm của bạn khác với những quan điểm nêu lên ở đầu bài như
thế nào.
V. Ý NGHĨA
A. Vì Chúa Giê-xu sống một cuộc đời trọn vẹn mà Ngài trở thành Thượng
Đế? Hay vì cớ Ngài là Thượng Đế mà Ngài đã có thể sống cuộc đời làm
người trọn vẹn?
B. Nếu Chúa Giê-xu không phải là Thượng Đế thì Ngài có thể nào tha tội
được không? (Mac Mc 2:10).
C. Tin Chúa Giê-xu là Thượng Đế thì có ảnh hưởng gì trên việc hiến dâng
đời bạn cho Ngài .
Ghi chú
H.R. Mackintosh, The Doctrine of the Person of Jesus Christ (Edinburgh: T
& T. Clark, 1912), pp. 383-385.
2 Ibid ., pp. 196-201.
3 Ibid ., pp. 245-246.
4 Ibid ., pp. 175-195.
5 Reinhold Niebuhr, The Nature and Destiny of Man , II (New York:
Charles Scribner’s Sons, 1951), pp. 73-74.
6 Karl Barth, Church Dogmatics (Edinburgh): T. & T. Clark, 1956), I/2, pp.
147 -159; I/1, pp. 184-212; D.M. Baillie, God Was in Christ (New York:
Charles Scribner’s Sons, 1948).
7 G.C. Berkouwer, The Person of Christ (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans,
1954); Arthur W. Klem, “D.M. Ballle on the Person of Christ,” Bulletin of
the Evangelical Theological Society , VII (Spring 1964), pp. 45-52.
Bài 14: CUỘC ĐỜI NHẬP THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST
Hiểu những biến cố trong đời sống chức vụ của Đấng Christ như thế nào?
I. DẪN NHẬP
Cơ Đốc giáo không phải chỉ là triết học về những chân lý, nhưng là sản
phẩm của hoạt động cứu rỗi Thượng Đế thực hiện trên đất. Thượng Đế đến
thăm loài người. Chúa Giê-xu bày tỏ sự vinh quang đặc biệt độc đáo của
Đức Chúa Cha (GiGa 1:18). Qua Đấng Christ Thượng Đế tỏ mình ra trong
thân xác (ITi1Tm 3:16).
Trong cuộc đời của Đấng Christ, những biến cố có ý nghĩa nhất về mặt giáo
lý phải được hiểu như thế nào? Có thể nào giải thích cách đầy đủ những biến
cố như sinh đồng trình, phép lạ, cái chết và sự sống lại bằng những lý thuyết
duy nhiên, lịch sử hay khoa học không? Hay những biến cố đó thuộc lãnh
vực siêu nhiên hoàn toàn nằm ngoài mọi khảo cứu của khoa học và lịch sử?
A. Đối với những sự việc xảy ra trong đời của Đấng Christ, một số người chỉ
tin những sự việc nào hợp với sự giải thích tự nhiên và có thể xảy ra cho bất
cứ một người nào khác. Vì thế họ chỉ nhìn nhận những phần nào trong Tân
Ước thích hợp với quan điểm khoa học hiện đại của họ. Họ gọi Chúa Giê-xu
là Giê-xu của lịch sử. Chúa Giê-xu có thể là một người rất là tốt và giáo chủ
của một tôn giáo lớn, nhưng bây giờ thì chúng ta gần như chẳng biết gì về
cuộc đời và cá tính của Ngài cả. Tuy nhiên theo họ thì không có một liên hệ
thiết yếu nào giữa Giê-xu và đức tin nơi Đấng Christ cả (quan điểm cuả
Bultmann).
B. Người khác thì cho rằng những gì thật sự có xảy ra trong quá khứ thì
không thể giới hạn vào những gì chúng ta ngày nay có thể kiểm chứng được.
Nghĩa là những gì mà phương pháp kiểm chứng lịch sử ngày nay không
kiểm chứng được không có nghĩa là những cái đó không thực sự xảy ra
trong quá khứ, họ bảo rằng những phép lạ Chúa Giê-xu làm, có thể đã thật
sự xảy ra dù không thể chứng minh một cách khoa học được. Có xảy hay
không xảy ra là việc bàn cãi bất tận của các chuyên viên kỹ thuật mà không
ăn nhằm chi với đức tin Cơ Đốc cả. Cơ Đốc giáo không dạy về khoa học hay
lịch sử, mà dạy về Tin Lành và ý nghĩa của lịch sử. Chúa Giê-xu có thể
không thực sự làm phép lạ, nhưng chúng ta phải nhận vai trò Cứu Thế của
Ngài bằng đức tin. Chúa có thể không sống lại từ cõi chết nhưng Cơ Đốc
nhân tin Ngài đang sống. Chúa Giê-xu chỉ là một người thường đối với các
khoa học gia và sử gia vô tín. Chúa là Thượng Đế ẩn giấu. Chỉ bởi đức tin
người ta mới hiểu biết được Chúa Giê-xu như một tín đồ hiểu. Điều quan
trọng với những người tin Chúa không phải là những dữ kiện về Đấng Christ
nhưng là ý nghĩa thần học của Đấng Christ truyền đạt (quan điểm của các
nhà thần học Tân Chính Thống - Neo orthodox Theologians).2
C. Nhóm thứ ba cho rằng vì Chúa Giê-xu vừa là người thật sự vừa là
Thượng Đế, nên trong cuộc đời chức vụ Ngài có những phương diện không
thể khảo sát theo phương pháp lịch sử, và có những phương diện không thể
khảo sát được. Đối với những phép lạ xảy ra trong thế giới vât chất thì cần
có (chịu) sự xác nhận của những người chứng kiến tận mắt. Còn những hiện
tượng xảy ra do quyền năng của Thượng Đế vô hình thì không thể kiểm
chứng được. Một người mù từ khi sanh ra thình lình thấy được, việc này có
thể quan sát được. Chúa Giê-xu đắp bùn hòa với nước miếng lên mắt người
mù, việc này cũng có thể kiểm chứng được, nhưng quyền năng của Thiên
Chúa vô hình thì không thể thí nghiệm đuợc, tuy nhiên sự kiện mở mắt
người mù được nhìn nhận là có thật thì đó là bằng chứng cho biết Chúa Giê-
xu là con của Thượng Đế. Dù cho sự suy lý hiện đại có trái nghịch thì những
biến cố hiển hiện ấy cũng đã thật sự xảy ra và đã đóng vai trò như những dấu
lạ xác nhận Chúa Giê-xu là sứ giả tối cao của Thượng Đế. Đức tin nơi ý
nghĩa của chức vụ Chúa Giê-xu trên đất được đặt trên cơ sở của những sự
kiện quan sát được trong suốt cuộc đời chức vụ của Ngài (Quan điểm Cơ
Đốc Chính thống - Orthodox Christians).3
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào phản ảnh đúng nhất quan điểm của các tác giả Tân Ước về
cuộc đời nhập thể của Chúa Giê-xu?
III. TRA XEM KINH THÁNH
Xin xem xét những biến cố trong Kinh Thánh về đời sống của Chúa Giê-xu
và xác định quan điểm nào trung thực nhất với những bằng chứng:
A. Có phải Ma-ri, Ma-thi-ơ và y sĩ Lu-ca đều xác quyết rằng chẳng có người
đàn ông nào, dù là Giô-sép hoặc bất cứ một người nào khác, dự phần trong
sự đầu thai của Chúa Giê-xu cả?
Mat Mt 1:18 Mat Mt 1:25 LuLc 1:34
Mat Mt 1:23 LuLc 1:27
Tóm tắt và trả lời
B. Có phải Thượng Đế khải thị rằng Chúa Giê-xu đầu thai bởi quyền năng
vô hình của Thánh Linh không?
Mat Mt 1:18 LuLc 1:35
Mat Mt 1:20
Tóm tắt và trả lời
C. Căn cứ vào những dữ kiện của Kinh Thánh trong cả hai phần A và B thì
quan điểm nào có nền tảng vững chắc: Quan điểm của Tân Phái, Tân Chính
Thống hay quan điểm của phái Cơ Đốc Chính Thống? Toàn thể sự ra đời bởi
nữ Đồng Trinh là vấn đề Khải Thị của Thượng Đế phải không? Toàn thể sự
ra đời đồng trinh của Chúa là sự kiện có thể kiểm chứng được? Hay là sự
việc đó gồm có cả sự kiện lịch sử kiểm chứng được lẫn yếu tố mạc khải của
Thượng Đế? Có thể nào quan điểm thần đạo trong phần B còn giữ đủ ý
nghĩa và giá trị nếu dữ kiện trong phần A không được xác chứng?
D. Người không tin Chúa cũng như các môn đồ của Chúa Giê-xu đều có thể
xác chứng sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là một sự kiện lịch sử
không?
Mac Mc 15:39 GiGa 19:31-34 Mac Mc 15:43-45
Tóm tắt và trả lời
E. Do đâu mà các sứ đồ biết được ý nghĩa sự chết của Chúa. “Ngài chết cho
tội lỗi của chúng ta?” Có thể nào do những điều họ quan sát không? Hay là
cần phải được Khải Thị họ mới biết được?
GaGl 1:11, 12 Eph Ep 3:3 ICo1Cr 15:3
Tóm tắt và trả lời
F. Căn cứ và những câu Kinh Thánh trong D & E thì ý nghĩa là hoàn toàn do
suy xét mà biết hay hoàn toàn do Khải Thị hay đòi hỏi cả Khải Thị lẫn suy
xét? Có thể nào người Cơ Đốc bảo vệ được ý nghĩa của sự chết của Chúa
Giê-xu dù sự chết đó không thực sự xảy ra?
G. Có phải sự sống lại của Chúa Giê-xu đã được xác nhận bằng cả thị giác,
thính giác và xúc giác không?
GiGa 20:27, LuLc 24:39-43
Kinh Thánh ghi lại lời xác nhận thân thể Chúa Giê-xu thực sự sống lại bao
nhiêu lần?
ICo1Cr 15:5-8 LuLc 24:1-53 GiGa 20:21
H. Sự Khải Thị cho biết sự sống lại của Cháu Giê-xu có nghĩa gì?
Cong Cv 17:30, 31 Cong Cv 10:43 Eph Ep 1:20-22
Cong Cv 10:40-42 RoRm 4:25
Tóm tắt và trả lời
Ý nghĩa sự sống lại có giá trị gì không nếu thực sự Chúa không sống lại?
ICo1Cr 15:13-19.
I. Viết lại và học thuộc lòng ICo1Cr 15:3, 4.
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Trình bày sự hiểu biết của bạn về những biến cố trong đời sống của Chúa
Giê-xu, trình bày tính cách lịch sử, ý nghĩa và mối liên hệ giữa lịch sử với ý
nghĩa của các biến cố đó.
V. Ý NGHĨA
A. Nhận định câu nói của Emil Bruner: “Dù những người viết Kinh Thánh
có đáng tin cậy, dù những chuyện họ viết ra có thực đi nữa thì cũng chẳng
quan hệ gì với ‘đức tin’ theo nghĩa của Kinh Thánh” (Mạc Khải Và Lý Trí,
trang 176). “Trong đức tin, chúng ta không quan tâm đến Chúa Giê-xu của
lịch sử như cách khoa học lịch sử nhìn Ngài, nhưng chúng ta quan tâm đến
một Giê-xu Christ của kinh nghiệm cá nhân. Đức tin tự nó hàm ý cách
đương nhiên là Giê-xu của lịch sử không phải là một với Đấng Christ của
đức tin” (trong cuốn Đấng Trung Bảo, trang 159, 184. Chú ý tác giả phân
biệt giữa Giê-xu và Christ).
B. Tại sao Chúa Giê-xu sống như một con người trong lịch sử? (HeDt 2:14-
18, 4:15, 16).
Ghi chú
Rudolph Bultmann, Jesus and the Word (New York: Charles Scrilbner’s
Sons, 1958), p. 8; Robert D. Knudsen, “Rudolph Bultmann,” Creative Minds
in Contemporary Theology , ed. by Philip Edgecomb Hughes (Grand
Rapids: Wm. B. Eerdmans, 966), pp. 131-162.
2 Emil Brunner, The Mediator (Philadelphia: The Westminster Fress, 1947),
pp. 153-198, 322-327, 355-376, and 573-584; Karl Barth, Church Dogmatics
(Edinburgh: T. & T. Clark, 1956), I/2, p. 122-202.
3 Carl F.H. Henry, ed. Jesus of Nazareth : Saviour and Lord (Grand Rapids:
Wm. B. Eerdmans, 1966); Daniel P. Fuller, Easter Faith and History (Grand
rapids: Wm. B. Eerdmans, 1965); George Ladd, Jesus Christ and History
(Chicago: Inter - Varsity Press, 1963).
Bài 15: SỰ CỨU CHUỘC
I. DẪN NHẬP
Vấn đề cơ bản và nghiêm trọng nhất của con người là bị bịnh về phương
diện thuộc linh và đạo đức (như bài 12 cho biết), nên nhu cầu cơ bản cũng
phải là thuốc chữa bịnh thuộc linh và đạo đức. Sự khốn khổ bi đát của con
người phát xuất từ bên trong mỗi người, và ảnh hưởng đến mọi mặt khác. Vì
thế không thể tìm nơi những chương trình hay tổ chức của con người tội lỗi.
Thuốc chữa trị phải đến từ bên ngoài dòng giống bị nhiễm độc tội lỗi này.
Không thể có hy vọng trong sự tìm kiếm hạn hẹp và bất toàn của con người,
hy vọng chỉ có trong sự cứu rỗi Thượng Đế ban cho con người. Đặc điểm
khác biệt của Cơ Đốc giáo là Chúa Giê-xu Christ đã đến để ban phương
thuốc chữa lành tận gốc và hoàn toàn căn bệnh nan y của con người.
Người ta nhìn hoạt động cứu rỗi của Đấng Christ cách khác nhau, nên họ
hiểu và giải thích cách khác nhau:
A. Sự thay đổi cần thiết duy nhất của con người là ăn năn và tự sửa cách
sống của mình. Sự chết của Chúa Giê-xu chỉ là một tấm gương tuận đạo
không ích kỷ. Nếu người nào ăn năn và theo gương Chúa thì nan đề của họ
sẽ được giải quyết (theo Socinus và phái Unitarians).
B. Cái chết của Chúa Giê-xu không chỉ là một tấm gương cao cả nhưng là
một sự thể hiện ân sủng thiêng liêng của Thượng Đế. Làm gương không
chưa đủ, chính cái ảnh hưởng đạo đức tác dụng trên con người mới làm cho
người tội lỗi nhận biết sự yêu thương của Thượng Đế và hóa giải sự thù ghét
của họ đối với Thượng Đế (theo Bushmell, Schleiermacher và phái tự do
-Liberals).2
C. Gương mẫu và ảnh hưởng không chưa đủ, con người cần một hành động
trực tiếp của Thượng Đế để cứu ra khỏi nô lệ tỗi lỗi. Sự cứu chuộc của Đấng
Christ được mô tả như là sự chiến thắng oai hùng trên các kẻ thù khủng
khiếp nhất của con người, tội lỗi và sự chết, luật pháp và Sa-tan. Giá chuộc
của Đấng Christ cứu được con người ra khỏi nô lệ của tội lỗi, giải thoát con
người khỏi quyền lực của tội lỗi (theo Aulen, các nhà thần học Thánh Kinh -
Biblical theologians).3
D. Tội nhân không phải chỉ cần được chuộc ra khỏi quyền lực của tội lỗi mà
còn phải được chuộc ra khỏi tình trạng có tội nữa (guilt: có tội hay mắc tội).
Sự chết của Đấng Christ làm thỏa mãn được đòi hỏi của luật thánh thiện của
Thượng Đế, và hóa giải được sự phẫn nộ công chính của Ngài để những ai
tin thì được tha hết mọi tội và sẽ không bị đoán phạt nữa (theo một số người
chấp kinh - Some fundamentalists).4
E. Con người cần có một đời sống tâm linh mới trước khi có thể thông công
với Thượng Đế. Nhờ sự cứu chuộc của Đấng Christ tín đồ được đồng hóa
với Đấng Christ một cách mầu nhiệm, nhận được sự sống mới, và sự thông
công với Thượng Đế được tái lập. Sự cứu chuộc chính là hòa giải con người
lại với Thượng Đế (theo quan niệm Tân Chính Thống - Neo Orthodox
Theologians).5
F. Đời sống và sự chết Đấng Christ thể hiện tình yêu thương và gây ảnh
hưởng tốt. Nhưng sự cứu chuộc của Đấng Christ còn có ý nghĩa sâu xa hơn
nhiều. Sự chết của Chúa là:
(1) Một lễ vật vô tội hy sinh thay thế cho sự mắc tội của con người để làm
thỏa mãn sự công chính của Thượng Đế.
(2) Một giá chuộc quý giá vô vàn cho tình trạng nô lệ tội lỗi của con người
để giải thoát con người khỏi chủ quyền của tội lỗi.
(3) Sự hóa giải toàn vẹn cho tình trạng xa lạ của tội nhân đối với Thượng Đế
để phục hồi sự trong thông hoàn toàn, và quyền thừa kế của con người trong
nhà của Thượng Đế. (Những người Tin Lành và một số người chấp kinh -
Evangelicals, some fundamentalists).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào trên đây thích hợp nhất với điều Kinh Thánh dạy? (Trả lời
sau khi làm phần IV).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Cái chết của Chúa Giê-xu là một tấm gương (gương mẫu) về những
phương diện nào?
Eph Ep 5:2 HeDt 12:1-3 IPhi 1Pr 4:1-2
Phi Pl 2:3-8 IPhi 1Pr 2:21-23
Tóm tắt ý
B. Cái chết của Chúa Giê-xu có tạo ảnh hưởng tốt trên người khác không?
LuLc 23:42, 47 Eph Ep 5:2
IICo 2Cr 5:14
Tóm tắt ý
C. sự chết của Chúa Giê-xu có phải là một giá chuộc để cứu con người ra
khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và cho họ được tự do không?
EsIs 61:1 RoRm 8:2 IPhi 1Pr 1:18
Mac Mc 10:45 (so sánh với Mat Mt 20:28) Eph Ep 1:7
KhKh 5:9 GiGa 8:36 Tit Tt 2:14
Tóm tắt ý
D. Sự chết của Chúa Giê-xu có làm nguôi cơn thịnh nộ rất là công bình của
Thượng Đế bằng cách gánh chịu hình phạt thay cho loài người tội lỗi
không?
EsIs 53:5-6 Eph Ep 5:2 IGi1Ga 4:10
RoRm 3:25 HeDt 9:28 KhKh 1:5
IICo1Cr 5:21 IPhi 1Pr 3:18 GaGl 1:4 IGi1Ga 2:2
Tóm tắt ý
E. Sự cứu chuộc của Đấng Christ có tạo căn bản cho sự hòa giải, đem loài
người tội lỗi trở vào mối tương thông với Đức Chúa Trời không?
RoRm 5:10-11 Eph Ep 2:12-16 IICo 2Cr 5:18-20 CoCl 1:20-22
Tóm tắt ý
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Tóm tắt theo như bạn hiểu lời dạy của Kinh Thánh về phương cách Đấng
Christ chuộc tội cho loài người.
V. Ý NGHĨA
A. Cơ Đốc nhân đôi khi không hưởng nhận được sự tự do khỏi sự chế ngự
của tội lỗi, khỏi mặc cảm của tội lỗi và khỏi sự xa lạ đối với Thượng Đế.
Như vậy có phải là sự cứu chuộc, sự xưng công chính và sự hòa giải của
Đấng Christ không hoàn toàn và không phải một lần đủ cả không?
B. Karl Barth chống lại quan niệm chủ quan của chủ nghĩa tự do tôn giáo
nên ông đã nhấn mạnh đến tác dụng khách quan trong sự cứu chuộc của
Đấng Christ. Theo ông thì cái chết của Đấng Christ đã thật sự đạt được sự
xưng công chính, cải tạo, và thánh hóa cho mọi người. Ông không phân biệt
giữa sự cứu rỗi Chúa dự bị cho mọi người và việc tiếp nhận sự cứu rỗi ấy
của mỗi cá nhân cách riêng rẽ. Ông viết “sự tiêu hủy (tội lỗi) và sự tái tạo
(con n gười) đã xảy ra cho mọi người...” Hãy thẩm định quan điểm này của
Barth. Đấng Christ có chết cho mọi người không? Vậy tất cả mọi người đều
được xưng công chính phải không? Tại sao?
C. Phê bình câu nói : “Bạn có quan niệm thần học nào về sự cứu chuộc của
Đấng Christ cũng chẳng sao, miễn là bạn có đức tin nơi Chúa Giê-xu là
được rồi”.
Ghi chú
Robert H. Culpepper, Interpreting the Atonement (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1966), pp. 103 - 105.
2 Ibid ., pp. 113 - 115.
3 Gustav Aulén, Christus Victor (London: SPCK, 1953).
4 Archibald Alexander Hodge, The Atonement (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1953).
5 Emil Brunner, Truth As Encounter (Philadelphia: The Westminster Press,
1964), pp. 153-160; Karl Barth, Church Dogmatics (Edinburgh: T. & T.
Clark, 1956).
6 Leon Morris, The Cross in the New Testament (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1965); Roger Nicole, “The Nature of Redemption” Christian
Faith and Modern Theology , ed. by Carl F. H. Henry (New York: Channel
Press, 1964), pp. 193 - 222.

Bài 16: SỰ QUY ĐẠO VÀ TÁI SANH

Đức Thánh Linh giúp một người trở thành Cơ Đốc nhân như thế nào?
I. DẪN NHẬP
Sự cứu rỗi không chỉ liên hệ đến sự dự bị khách quan của Đức Chúa Giê-xu,
nhưng liên hệ đến sự tiếp nhận chủ quan của mọi người nữa, nghĩa là Chúa
dự bị sự cứu rỗi nhưng con người phải tiếp nhận thì mới được. Làm thế nào
con người nhận thức được sự tha thứ, sự cứu chuộc và sự hòa giải của Chúa?

Có thể mỗi cá nhân bắt đầu cuộc sống Cơ Đốc của mình mà không cần gì
đến sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh không? Hay hoạt động của Đức Thánh
Linh cũng cần thiết như hoạt động của Chúa Cứu Thế Giê-xu? Nếu Đức
Thánh Linh ban phát ân sủng cứu rỗi của Thiên Chúa thì Ngài ban phát như
thế nào?
A. Có một số người nghĩ rằng sự cứu rỗi hoàn toàn tùy thuộc vào con người.
Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, con người không
bị làm suy yếu bởi tội lỗi. Những gì Chúa răn dạy thì con người đều có thể
làm theo được hết. Nếu bảo rằng có Đức Thánh Linh giúp thì Ngài cũng
giúp một cách gián tiếp qua lương tâm mà thôi. Con người có trí thông minh
để xác định thế nào là ý chỉ của Thiên Chúa, và có đủ khả năng thực hiện
những gì mình cho là phải, là đúng (quan điểm của phái Pelagians,
Unitarians và tân phái Modernists).
B. Một số người khác thì loại bỏ mọi trách nhiệm của con người, họ cho
rằng sự cứu rỗi hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa. Những gì Chúa phán
dạy, con người không thể nào làm nổi. Tội nhân thì sa đọa hoàn toàn, không
thể nào hiểu được Phúc Âm dù họ có muốn đi nữa và họ cũng không thể tin
được cho dù Phúc Âm có bày được tỏ cho họ. Nhưng người nào Chúa muốn
thì Đức Thánh Linh sẽ cứu người đó, loài người không có dự phần tí nào
trong sự cứu rỗi này cả. Không cần một cố gắng truyền giáo nào của loài
người cả (quan niệm của những người theo thuyết định mệnh, và phái Calvin
cực đoan Fatalists, Hyper - Calvinists).2
C. Nhóm người thứ ba thì tin là trong sự cứu rỗi con người phải bắt đầu
trước rồi Đức Thánh Linh mới tiếp giúp. Dù có sa ngã, nhờ ân điển của
Chúa mỗi tội nhân đều có thể hiểu và tiếp nhận Phúc Âm do các Cơ Đốc
nhân trình bày. Nếu tội nhân ăn năn, tin nhận Chúa (quy đạo) thì Đức Thánh
Linh sẽ tái tạo (regenerates = làm cho tái sinh) người đó và giúp người đó có
thể sống đời sống Cơ Đốc. Tăng trưởng trong ân sủng Chúa là do cố gắng
của con người, nhưng suy diễn cho đến kỳ cùng thì là do tác động của Thánh
Linh. Sau khi nhận được sự cứu rỗi thì con người không lúc nào được tự do
hơn là lúc được đầy dẫy Đức Thánh Linh (quan điểm những người theo Bán
Pelagians (Semi Pelagians) và Arminians).3
D. Nhóm thứ tư tin rằng Đức Thánh Linh bắt đầu trước, Ngài kêu gọi tội
nhân đến với Chúa Cứu Thế qua sự trình bày Phúc Âm của các tín hữu Cơ
Đốc. Kết quả của sự tái tạo do Thánh Linh là người đó sẽ bày tỏ sự sống mới
ấy trước hết bằng sự ăn năn tin nhận Chúa. Như vậy khởi đầu cũng như việc
tiếp tục đời sống Cơ Đốc (xét theo nghĩa) cho đến kỳ cùng thì là do tác động
của Đức Thánh Linh, còn xét theo nghĩa thường thì là do đức tin và sự đầu
phục của con người. Lúc khởi đầu cũng như suốt đời sống Cơ Đốc thì con
người không lúc nào được tự do hơn là khi ở dưới ảnh hưởng của Đức
Thánh Linh (quan điểm của phái Calvinists).4
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào kết hợp tốt nhất những điều Kinh Thánh dạy về sự khởi đầu
của đời sống Cơ Đốc (trả lời sau khi đã làm xong phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Những người ngoại đạo có nếp sống cao đẹp nhất có thể được cứu mà
không cần nhờ đến sự ban cho của Đức Thánh Linh trong khuôn khổ ân
sủng của Thượng Đế không?
RoRm 3:10, 20, 23 GaGl 3:21 Tit Tt 3:5-7
RoRm 10:1-3 Eph Ep 2:8-9 GaGl 2:16
Tóm tắt ý
B. Đức Thánh Linh có cứu rỗi loài người mà không cần dùng đến sự làm
chứng Tin Lành của những người Cơ Đốc không? Chỉ một mình Đức Thánh
Linh mới có thể cứu người tội lỗi khác được. Đức Thánh Linh có quyết định
chẳng bao giờ cứu một người nào mà không có hoạt động nào đó của con
người không?
Cong Cv 1:8 ICo1Cr 3:9 IICo 2Cr 3:1-8
RoRm 10:13-15 ICo1Cr 15:34
Tóm tắt ý
C. Được tái sinh, được ban cho sự sống thuộc linh mới và bản chất mới là
công việc của chỉ một mình Đức Thánh Linh phải không?
GiGa 1:13 CoCl 2:13 Gia Gc 1:18
GiGa 3:3-8 Tit Tt 3:5-6 Eph Ep 2:1
Tóm tắt ý
D. Sự quy đạo - hành động đầu tiên từ bỏ tội lỗi một cách có ý thức để quay
về với Chúa Cứu Thế bằng đức tin ăn năn hối cải - là một hành động đơn
phương của người có tội mà thôi? Hay là có sự giúp đỡ của Thánh Linh
bằng cách thuyết phục người đó về tội lỗi, bằng sự kêu gọi, soi sáng và
quyền năng của Ngài?
GiGa 16:8-9 IITe 2Tx 2:13, 14 ICo1Cr 2:10-14
Cong Cv 11:18 IITi 2Tm 1:9 IICo 2Cr 4:3-6
IITi 2Tm 2:25 HeDt 9:15 Cong Cv 16:14
ICo1Cr 1:9 IPhi 1Pr 2:9 ICo1Cr 1:23, 24 ICo1Cr 2:4, 5
Tóm tắt ý
E. Khi một người bắt đầu đời sống tín đồ thì ai bắt đầu trước, Đức Chúa Trời
hay là người có tội ấy? Phái Calvin nghĩ rằng các câu Kinh Thánh ở phần
Đức Thánh Linh cho thấy Đức Chúa Trời thực hiện bước đầu. Phái
Arminian nghĩ rằng các câu Kinh Thánh dưới đây cho thấy tội nhân phải
thực hiện bước đầu. Những câu Kinh Thánh này dạy gì trong tương quan với
các câu ở phần Đức Thánh Linh?
Mac Mc 1:15 Cong Cv 8:37 RoRm 1:16
GiGa 1:12 Cong Cv 10:43 RoRm 3:22
GiGa 3:15-18, 36 Cong Cv 13:39 RoRm 10:13
GiGa 5:24 Cong Cv 16:31 Cong Cv 2:38
Tóm tắt ý
F. Nếu một người luôn luôn phủ nhận sự làm chứng của Đức Thánh Linh về
chân lý của Tin Lành thì có phải người đó cho rằng Đức Chúa Trời nói dối,
và xúc phạm đến Đức Thánh Linh bằng cách (xem) gắn cho việc làm của
Ngài là của Sa-tan hay của ác quỷ không? Phủ nhận sự cứu rỗi mà Đức Chúa
Cha hoạch định, Đức Chúa Con thực hiện và Đức Thánh Linh áp dụng thì
người ấy còn có hy vọng gì nhận được sự tha thứ của Chúa không?
Mac Mc 3:20-30 HeDt 6:4-8 IGi1Ga 5:16-17 (IGi1Ga 2:19, 22; 4:2-3; 5:1,
5, 10)
LuLc 11:15-20 HeDt 10:26-29
Mat Mt 12:24, 31-37 IGi1Ga 5:14, 15
Tóm tắt ý
G. Chép ra và học thuộc lòng câu GiGa 16:8-9
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Giải luận sự tương quan giữa công việc cứu rỗi của Đức Thánh Linh và phận
sự của cá nhân khi bắt đầu đời sống Cơ Đốc.
V. Ý NGHĨA
A. Theo quan điểm của bạn về công việc của Đức Thánh Linh trong sự quy
đạo của một người thì sự cầu nguyện cho những cố gắng truyền giáo được
kết quả tốt đẹp còn có ý nghĩa gì không?
B. Một người đã chân thành tin cậy Đấng Cứu Thế thì có nên lo ngại rằng
mình không thuộc trong số người được chọn không? (RoRm 8:15-17; GaGl
4:6-7)
C. Người tin Chúa có cần sợ phạm tội không tha thứ được không? Tội không
tha thứ đó là thăng trầm của đời sống theo Chúa hay là sự dứt khoát phủ
nhận Đấng Christ như trong Kinh Thánh mạc khải cho biết?
Ghi chú
J. N. D. Kelly, Early Christian Doctrines (New York: Harper & Brothers,
1958), pp. 357 - 361.
2 Peter Toon, The Emergence of Hyper - Calvinism in English
Nonconformity 1689 - 1765 (London: The Olive Tree, 1967).
3 H. Orton Wiley, Christian Theology , II (Kansas City: Beacon Hill Press,
1959), pp. 303 - 378.
4 Abraham Kuyper, The Work of the Holy Spirit (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1956), pp. 203 - 427; James I. Packer, Evangelism and the
Sovereignty of God (Chicago: Inter - Varsity Press, 1961).

Bài 17: SỰ THÁNH HÓA (NÊN THÁNH)


I. DẪN NHẬP
Kinh Thánh Tân Ước dạn dĩ làm một điều mà chúng ta rất ngại làm đó là gọi
tất cả những ai tin Chúa được Chúa làm nên thánh là “thánh nhân” (Saint =
thánh nhân hay thánh đồ). Đời sống có Đức Thánh Linh là đời sống phân rẽ
khỏi tội lỗi và dâng hiến cho Đức Chúa Trời. Nhưng vấn đề là tới mức nào?
Cơ Đốc nhân mong khắc phục tác dụng của Tội lỗi (xem bài 12) và sửa đổi
đời sống mình theo hình ảnh của Đức Chúa Trời đến mức nào? (xem bài
11).
Tất cả Cơ Đốc nhân đều đồng ý là những phương tiện để thánh hóa (làm nên
thánh) mà Đức Thánh Linh dùng là việc học Kinh Thánh cách chăm chỉ, sự
cầu nguyện chân thanh, sự trung tín đi nhà thờ và việc chứng đạo. Nhưng về
bản chất của sự thánh hóa thì quan điểm khác nhau.
A. Có người cho rằng đời sống của người được thánh hóa không nhất thiết
phải khác với những người không tin Chúa. Theo họ thì cũng như sự xưng
công chính (Xưng công bình, công chính hóa) sự thánh hóa chỉ có tính cách
tuyên xưng hình thức chứ không có tính cách biến cải thực sự kinh nghiệm
được. Nghĩa là bất kể tình trạng đó như thế nào, thì vẫn được xem là công
chính trước mặt Đức Chúa Trời khi đồng hóa mình với sự chết và sự sống
lại của Đấng Christ, người tín đồ được xem là thánh như Đấng Christ (quan
điểm thường có trong những Hội Thánh theo khuynh hướng tự do và những
người đả phá luật lệ - Libertines or antinomians).
B. Có người khác thì đồng hóa nếp sống tín đồ với sự cố gắng tuân giữ luật
lệ loài người. Không cần có sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, mỗi người phải
trấn áp mọi ham muốn tội lỗi và cố gắng vâng giữ luật pháp của Thiên Chúa.
Việc tuân giữ luật pháp không phải do tình yêu thương thúc đẩy mà là do sự
cần thiết phải giữ. Ai giữ được luật pháp điều răn của Chúa bao nhiêu thì
đuợc thánh hóa bấy nhiêu. Mức độ nên thánh tương đương với mức độ tuân
giữ luật pháp (quan điểm của những người duy luật, và duy đạo đức -
Legalists and Moralists).2
C. Quan điểm thứ ba cho rằng Cơ Đốc nhân có thể đạt được trình độ trọn
vẹn trong đời này. Tiếp theo sự qui đạo (conversion) người tin Chúa nhận
được một kinh nghiệm mới từ Đức Thánh Linh. Ngay tức khắc bản tính cũ
bị loại trừ và người ấy được giải thóat hoàn toàn khỏi tội lỗi nghĩa là sẽ
không phạm những tội nào mà họ chưa biết nữa. Họ sống một đời sống
chiến thắng và sống trong tình trạng hòan toàn không bị cám dỗ (Theo
Wesley và những người cổ võ cho nếp sống thánh thiện).3
D. Về mặt tư thế hay địa vị thì sự thánh hóa của người tín đồ trong Đấng
Christ là hoàn toàn, nhưng về mặt sống thực nghiệm thì sự thánh hóa chưa
hoàn toàn. Tin nhận Chúa Giê-xu Christ (làm Chúa và làm Đấng Cứu Thế)
vẫn chưa loại trừ ra được tận gốc khuynh hướng thờ phụng tạo vật hơn là
thờ phụng Đấng Tạo Hóa. Nhiều lúc dưới nhiều hình thức khác nhau tín đồ
vẫn buông mình theo sự cám dỗ. Nhưng tội lỗi không còn chế ngự trên
người tin Chúa nữa. Người tin Chúa được Chúa ban cho một khả năng
không phạm tội. Bởi ân sủng của Chúa, người có thể chống lại cách hiệu quả
khynh hướng thờ hình tượng và ích kỷ bên mình. Cuộc chiến đấu để yêu
Chúa hơn hết và yêu người lân cận như mình chẳng bao giờ chấm dứt trong
cuộc sống ở đời này. Nhưng mục tiêu có được một tình yêu thương thánh
thiện giống như Chúa luôn luôn thôi thúc tín đồ dùng mọi nguồn lực để phát
triển cá tính và tư cách trên đường nên thánh (quan điểm phái Chính Thống
và các nhà thần học Tin Lành Thuần Túy- Orthodox and Evangelical
Theologians).4
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào tóm lược chính xác nhất những gì KinhThánh dạy về sự
thánh hóa (trả lời sau khi đã tra xem Kinh Thánh).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Về mặt tư thế hay địa vị thì một người tín đồ đã được kết hợp vơi Đấng
Christ có thể được xem như được thánh hóa (nên thánh) hoàn toàn không?
Cong Cv 20:32 ICo1Cr 6:11 HeDt 13:12
Cong Cv 26:18 HeDt 10:10 ICo1Cr 1:2, 30 HeDt 10:29
Tóm tắt ý
B. Về mặt kinh nghiệm thực tế, nếu không có sự giúp đỡ của Thánh Linh thì
sự cố gắng tốt nhất của con người để giữ các luật lệ, điều răn của Thiên
Chúa có đủ để chu toàn những tiêu chuẩn Kinh Thánh về sự thánh hóa
không? (Lý do vì sự bất toàn của luật pháp Chúa hay vì sự yếu đuối của bản
ngã tội lỗi của con người).
RoRm 7:7, 12, 14 GaGl 2:21- 3:3; RoRm 7:5, 13, 18 GaGl 3:21
Tóm tắt ý
C. Sự trọn vẹn trong đời này có phải là lý tưởng của người Cơ Đốc không?
Mat Mt 5:48 CoCl 1:28 RoRm 8:29 IPhi 1Pr 1:15-16
Tóm tắt ý
D. Kể ra những đặc điểm của sự trọn vẹn theo Kinh Thánh. Đặc điểm nào
nổi bật nhất? Bỏ đi một trong những tiêu chuẩn (đặc điểm) này thì còn có
thể gọi được là sự trọn vẹn không tội lỗi không?
IICo 2Cr 7:1 ITe1Tx 3:13 ICo1Cr 13:1-3
Eph Ep 1:4 ITe1Tx 4:3, 7 CoCl 3:14
Eph Ep 4:24 ITe1Tx 5:23 IPhi 1Pr 4:8
Phi Pl 2:15 Mat Mt 22:37-40 CoCl 3:10
Tóm tắt ý
E. Có thể đạt được sự trọn vẹn trong đời này không?
Phi Pl 3:12-14 IGi1Ga 1:8, 10 IGi1Ga 1:5-6
Tóm tắt ý
F. Nếu không thể có trọn vẹn được thì có phải đó là lý do để tín đồ tiếp tục
phạm tội không? Sự tự do của Đức Thánh Linh và của tình yêu thương có
phải là vô luật pháp, vô trật tự không?
GiGa 14:23, 24 RoRm 6:22 IGi1Ga 3:9-10
GiGa 15:14 RoRm 8:2-4 IGi1Ga 5:3, 4, 18
RoRm 6:1-4 RoRm 13:8-10 RoRm 6:12-18
Tóm tắt ý
G. Xu hướng xác thịt có bị loại bỏ hẳn trong đời này không?
RoRm 8:11 GiGa 3:2 RoRm 8:20-23
Tóm tắt ý
H. Người Cơ Đốc có thể nào mong đạt đến một mức sống chiến thắng mà
trong đó không bao giờ bị cám dỗ nữa không?
GiGa 15:19-20 GiGa 17:15-19 IICo 2Cr 4:8-11
GiGa 16:1-4 ICo1Cr 10:1-12 GiGa 16:33
Tóm tắt ý
I. Đứng trước sự cám dỗ, người Cơ Đốc đầy dẫy Đức Thánh Linh có đủ sức
để không chịu thua không?
ICo1Cr 10:13 ICo1Cr 4:7, 16 IGi1Ga 4:4
IICo 2Cr 2:14-16 Eph Ep 5:18 IGi1Ga 5:3-6
IICo 2Cr 3:5 Phi Pl 2:12-13
Tóm tắt ý
J. Viết ra và học thuộc lòng GaGl 5:22, 23
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
A. Khi một Cơ Đốc nhân phạm tội, thì sự tái sanh và quy đạo của mình có bị
thay đổi không? (Xem bài 16) Người Cơ Đốc khi phạm tội thì phải làm gì?
(IGi1Ga 1:9; 2:1;)
B. Trong thời đại kỹ thuật này, làm thế nào tài vật (của cải, thực phẩm v.v...)
của tín đồ được xem là thánh (ITi1Tm 4:3-5).
C. Theo gương sống của Đấng Christ, đời sống phân rẽ khỏi tội lỗi và hiến
dâng cho Chúa có phải là sống tách biệt khỏi người có tội không? (Mat Mt
9:9-13)
Ghi chú
Archibald Alexander Hodge, Outlines of Theology (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1949), p. 526.
2 pp. 527 - 541.
3 H. Orton Wiley, Christian Theology , II (Kansas City: Beacon Hill Press,
1952), pp. 440 - 517.
4 K.F.W, Prior, The Way of Holiness (Chicago: Inter - Varsity Press, 1967);
B.B. Warfield, Perfectionism , 2 Vols. (New York: Oxford University Press,
1931); Horatius Bonar, God’s Way of Holiness (Chicago: Moody Press,
n.d).

Bài 18: VIỆC LÀNH (Công Đức)


I. DẪN NHẬP
Một người giới Hippy nói: “Bất cứ ai cũng có thể là hippy, bất kể kiểu tóc,
màu da, tín điều, sắc dân, miễn là họ có thể hiện và cố gắng sống theo luân
lý của tình yêu - Love ethics. Luân lý của tình yêu cũng căn bản như Mười
Điều Răn. Đó là gì? Hãy yêu người lân cận, làm cho người khác, tốt với tha
nhân tối với mình, đừng làm điều gì tổn thương đến bất cứ ai cả”.
Không ai thắc mắc về tầm mức tối quan trọng của việc lành phát xuất từ tình
yêu thương. Nhưng khi đi vào chi tiết để xác định việc nào là việc lành cho
chúng ta và người khác thì vấp phải nhiều vấn đề. Làm thế nào có thể nói
được rằng hành động nào tốt cho một người nào đó vào một lúc nào đó? Cái
gì làm cho một việc tốt được gọi là tốt?
A. Có người đồng hóa việc lành với sự sung sướng của cá nhân. Nghĩa là cái
gì làm cho mình sung sướng thì đó là việc lành. Nếu ta không thích làm một
điều gì đó thì chúng ta không cần phải làm. Việc lành liên hệ và tùy thuộc
vào sở thích của tình cảm (Quan niệm của chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ -
Egoistic hedonists).2
B. Phản ứng lại quan niệm ích kỷ của phái trên, một số người khác đồng hóa
việc lành với những hành động đem lại sung sướng tối đa cho nhiều người
nhất. Việc lành trở thành tương đối và thay đổi tùy theo khoái cảm của đa số
(quan niệm của phái khoái lạc vị tha và của chủ nghĩa duy ích - Utilitarians
hedonists).3
C. Một quan điểm khá phổ thông khác nữa cho rằng việc lành là bất cứ hành
động nào đưa đến kết quả như ý muốn. Nhưng người ta lại không nhất trí
với nhau về loại kết quả nào (có thể gọi) là kết quả mong muốn trước một
vấn đề nào đó vì kết quả đó có thể tốt cho người này mà không tốt cho người
kia (quan điểm chủ nghĩa duy thực dụng - Pragmatists).4
D. Ngược lại với những quan điểm có tính cách tương đối trên, một số người
chủ trương là có những tiêu chuẩn phải trái có tính cách khách quan và nhất
định như Mười Điều Răn của Môise (XuXh 20:1-26). Theo họ, dù các luật lệ
có tính cách nghi lễ của Môise không còn ràng buộc đối với Hội Thánh ngày
nay và dân luật (Civil laws) Môise không còn ràng buộc trên quốc gia,
nhưng luật đạo đức thì vẫn còn là mẫu mực cho mỗi người (quan điểm các
nhà Thần Học Cải Cách Reformed Theologians và một số người khác).5
E. Một số người khác nhận thấy tính cách cứng ngắt, không uyển chuyển
của luật đạo đức, khó áp dụng được cho những trường hợp phức tạp, nên đã
gạt bỏ luật lệ và lấy sự yêu thương thế cho luật. Một hành động được gọi là
tốt, lành là hành động do sự thôi thúc của tình yêu thương Chúa và yêu
thương người, nếu không do tình yêu thương thúc đẩy thì là một hành động
xấu (quan điểm đạo đức học tình yêu thương - Agape Ethics, và một số
người trong nhiều phong trào khác nhau, như phong trào đạo đức mới - new
morality).6
F. Cũng nhằm chống lại việc dùng luật pháp làm quy luật ràng buộc đời
sống, một số người đả kích các nhà thần học cải cách là duy luật, và họ nhấn
mạnh đến sự tự do của Đức Thánh Linh. Những gì Đức Thánh Linh hướng
dẫn (một người) làm trong một hoàn canh nào đó thì là việc tốt, còn bất cứ
hành động nào trái ngược với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh đều là xấu.
(Quan điểm của một số người thuộc khuynh hướng cho rằng chương trình
của Đức Chúa Trời trong lịch sử nhân loại được chia ra thành từng thời kỳ
với những kế hoạch riêng biệt - dispensationalists).7
G. Một quan điểm khác thì cho rằng việc lành là hành động được thúc đẩy
bởi tình yêu thương Chúa và yêu thương người khác, được tăng cường bởi
quyền năng của Đức Thánh Linh và luôn luôn phù hợp với lời dạy của Kinh
Thánh về đời sống Cơ Đốc. Hầu hết những điều này đều có thể thấy rõ ràng
trong các đoạn Kinh Thánh có tính cách thực dụng của Tân Ước. Chín trong
Mười Điều Răn (trừ điều thứ tư) của Cựu Ước được lập lại. Nhìn nhận và
vâng giữ ý chỉ của Đức Chúa Trời bày tỏ trong Kinh Thánh không có nghĩa
là duy luật (hay vị luật) khi chúng ta nương cậy Đức Thánh Linh chứ không
phải nương cậy xác thịt. Những khó khăn gặp phải khi áp dụng những chỉ
dạy này vào trong các việc lành không làm cho các điều răn thành vô giá trị.
Tình yêu của Chúa đi vào trong lòng chúng ta không tiêu hủy đi những
mệnh lệnh của Ngài, nhưng làm trọn những mệnh lệnh đó. Chúa Giê-xu
Christ đã nêu gương cho chúng ta thấy là có thể thực hiện ý chỉ của Đức
Chúa Trời từ một tấm lòng yêu thương và bởi quyền năng của Đức Thánh
Linh (quan điểm một số người Tin Lành Thuần Túy- Evangelicals).8
II. VẤN NẠN
Người Cơ Đốc nên theo lời giải thích nào về việc lành (trả lời sau khi đã làm
phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
Nghiên cứu Kinh Thánh rồi trả lời các câu vấn nạn ra từ các lời giải thích
trên:
A. Việc lành quan trọng như thế nào đối với Cơ Đốc nhân?
Mat Mt 7:24-27 Tit Tt 1:16 Tit Tt 3:5, 8, 14
Eph Ep 2:10 Tit Tt 2:7 Eph Ep 5:3-6 Tit Tt 2:10, 12, 14
Tóm tắt và trả lời
B. Có phải bất cứ hành động nào đem lại khoái lạc, sung sướng cho người
thực hiện đều đương nhiên là việc lành không?
RoRm 13:13-14 IITi 2Tm 3:2-4 IPhi 1Pr 2:11-12
GaGl 5:17-24 Tit Tt 2:11-12; 3:3; IPhi 1Pr 4:2
ITi1Tm 5:6 HeDt 11:25
Tóm tắt ý và trả lời
C. Có phải một hành động làm tăng sự sung sướng khoái lạc cho đa số
đương nhiên là hành động không tốt không?
SaSt 6:11, 12 Cong Cv 4:18-19 RoRm 12:1-2
Thi Tv 33:13-19 Cong Cv 21:34, 26 IPhi 1Pr 4:3-6
Mat Mt 27:20-24 Cong Cv 25:24
Tóm tắt ý và trả lời
D. Có phải một hành động đương nhiên là tốt nếu nó đưa đến những kết quả
mong muốn ?
SaSt 32:26-28 Thi Tv 37:35-36 IISa 2Sm 11:2-5:14-15, 27
RoRm 3:8 Mat Mt 7:16-20, 22, 23 Tóm tắt ý và trả lời
E. Một hành động phát xuất từ tình yêu thương nhưng trái ngược với lời
khuyên dạy và gương mẫu của Chúa ban thì có phải là một việc lành không?
Tình yêu thương mà không cần đến lời Kinh Thánh thì có đủ làm tiêu chuẩn,
mẫu mực cho cách sống của chúng ta không?
GiGa 12:25 IGi1Ga 2:5; 3:16;; 5:3; Eph Ep 5:1-2
GiGa 14:15 IIGi 2Ga 1:6 Phi Pl 1:9
GiGa 15:10 LuLc 6:27-35
Tóm tắt ý và trả lời
F. Một hành động mà tín đồ cảm thấy do Thánh Linh hướng dẫn nhưng lại
trái ngược với lời dạy của Kinh Thánh thì có thể là một hành động tốt
không?
GiGa 8:32, 36 GaGl 5:1, 13-24 IGi1Ga 4:1-3
ICo1Cr 8:9 IPhi 1Pr 2:16 ICo1Cr 9:19 IIPhi 2Pr 2:19
Tóm tắt ý và trả lời
G. Một hành động của Cơ Đốc nhân nếu được thực hiện theo như ý chỉ Chúa
bày tỏ trong Kinh Thánh phát xuất từ lòng yêu thương và trong quyền năng
của Đức Thánh Linh (không kể đến vấn đề khoái lạc hay kết quả ra sao) có
thể là một hành động tốt trước mặt Đức Chúa Trời không?
RoRm 14:17-18 Eph Ep 2:18-22 CoCl 3:14, 16-17
RoRm 15:4-6 Eph Ep 3:10, 13-18 IITi 2Tm 3:16, 17
ICo1Cr 10:1-11 Eph Ep 4:13-15 IIPhi 2Pr 1:19
ICo1Cr 10:23-11:1 Eph Ep 5:17-20 IICo 2Cr 6:4-8
Tóm tắt ý và trả lời
I. Viết ra và học thuộc lòng RoRm 8:3-4
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Theo bạn thì việc lành khác với việc ác và tội lỗi như thế nào? (So sánh với
bài 12).
V. Ý NGHĨA
A. Kinh Thánh giữ vai trò gì trong việc tìm hiểu ý chỉ của Đức Chúa Trời
đối vấn đề nào đó?
B. Có thể nào một Cơ Đốc nhân không vướng kiêu ngạo giả tạo hay tự hạ
giá trị mình một cách bệnh hoạn khi nhìn nhận có làm một việc lành không?
Giải thích.
C. Làm sao bạn có thể thực hiện sự tự do Cơ Đốc của bạn đồng thời có thể
tránh được tình trạng vô luật pháp (lệ) hay quá lệ thuộc vào luật lệ?
Ghi chú
Bernard Kelly, “What A Hippy Is” Empire Magazine (December 3, 1867), p.
10.
2 Carl F. H. Henry, Christian Personal Ethics (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1957), pp. 30-37.
3 Ibid ., pp. 37-50.
4 Ibid ., pp. 87-89.
5 Charles Hidge, Systematic Theology , III (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1946), pp. 259 - 465.
6 Joseph Fletcher, Moral Responsibility : Situation Ethics at Work
(Philadelphia: The Westminster Press, 1967).
7 Lewis Sperry Chafer, Systematic Theology (Dallas: Dallas Seminary
Press, 1948), III, 76-86, 342 - 345; IV, 154 - 251; VII, 225 - 226.
8 Carl F. H. Henry, op . cit ., pp.172 - 458.

Bài 19: BẢN CHẤT CỦA HỘI THÁNH


I. DẪN NHẬP
Ngày nay tín đồ xây lên nhiều nhà thờ nguy nga tráng lệ chưa từng có, nên
đưa đến hậu quả là người ta quan niệm Hội Thánh là những ngôi nhà thờ.
Nhưng chữ Hội Thánh trong Kinh Thánh chẳng bao giờ được dùng để chỉ
các ngôi nhà thờ, nhà nguyện hay thánh đường vĩ đại.
Hội Thánh khong làm bằng gạch và xi măng, nhưng bằng người. Tuy nhiên
không phải tất cả mọi người đều là thành phần của Hội Thánh, cũng không
phải tất cả những ai được sanh ra trong một nước hay trong một gia đình Cơ
Đốc đều là thuộc viên của Hội Thánh.
Vậy ai thuộc về Hội Thánh? Có ba quan điểm chính :
A. Một số người cho rằng chỉ có những ai ghi tên gia nhập vào một Giáo
Hội có hệ thống tổ chức hẳn hoi mới là phần tử của Hội Thánh. Tiêu biểu là
Giáo Hội Công giáo. Giáo Hội dạy rằng không thể có sự cứu rỗi bên ngoài
tổ chức do giáo hoàng lãnh đạo. Một số giáo phái khác cũng có thái độ
tương tự. Say đây là bốn hình thức tổ chức chính :
1. Hội Thánh đặt dưới quyền cai trị của một hàng giáo phẩm có thứ bậc và
tất cả đều ở dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng (Giáo Hội Công giáo).
2. Hội Thánh do các giám mục và mục sư cai trị. Những vị này thừa kế giáo
quyền từ thời các sứ đồ đầu tiên truyền lại từ đời này sang đời khác kế tục
nhau (Anh quốc giáo và Episcopalian).2
3. Hội Thánh được cai trị bởi các Hội đồng Trưởng Lão, Hội đồng Giáo hạt
và đại hội đại biểu của toàn thể Hội Thánh (giáo phái) (hội Luther và
Trưởng lão).3
4. Hội Thánh được điều khiển, cai trị bởi lá phiếu của thành viên. Không có
một thẩm quyền nào cao hơn nữa cả. Các mục sư chỉ khác những tín hữu về
chức vụ thôi, còn quyền cai trị nằm trong tay tín hữu (theo phái Báp-tít và
những phái có tính cách dân chủ khác).4
B. Một số người phản ứng lại sự suy đồi của Giáo Hội về mặt tổ chức cũng
như về mặt giáo lý nên đã đả phá mọi cơ cấu tổ chức Giáo Hội. Theo họ,
những tín hữu trung thực của Hội Thánh Đấng Christ là những ai bởi đức tin
có một sự tương thông sống động với Đấng Christ. Có ba nhóm khác nhau
trong số những người có quan điểm này:
1. Những tín đồ có một sự tương thông thật sự của cá nhân với Chúa (Emil
Brunner).5
2. Tất cả những ai tin Chúa trên khắp thế giới cùng một thời (Hội Thánh Phổ
Thông).6
3. Tất cả mọi người tin Chúa ở thiên đàng lẫn ở trần gian từ Lễ Ngũ Tuần
đầu tiên cho đến bây giờ (Hội Thánh vô hình).7
C. Nhóm người thứ ba tổng hợp quan điểm của hai nhóm (A và B) trên. Con
người phải có cả xác lẫn hồn thì Hội Thánh cũng phải có phần hữu hình
(định chế, tổ chức) và phần vô hình. Hình thức mà không có sự liên hệ sống
với Đấng Christ bởi đức tin thì là Hội Thánh chết. Còn thiêng liêng không
có hình thức tổ chức thì không có hiệu quả trong thế gian này. Vì thế tín đồ
tham dự vào trong Hội Thánh hữu hình có tổ chức. Tùy theo hoàn cảnh mà
có thể có những trường hợp ngoại lệ, có thể trong một giai đoạn nào đó
không cần tổ chức hữu hình.
Nhưng mỗi tín đồ của Chúa nên tìm cách gia nhập một Hội Thánh hữu hình
nào đó, và mỗi tín hữu bởi đức tin phải giữ mối tương thông nhiệm mầu của
mình với Đức Chúa Giê-xu Christ (quan điểm của nhiều nhà thần học ngày
nay).8
II.VẤN NẠN
Hội Thánh chỉ là một tổ chức hữu hình, hay một thực thể thiêng liêng vô
hình hay là cả hai? Quan điểm nào đúng với Kinh Thánh? (Trả lời sau khi đã
làm phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Hội Thánh có phải gồm những người tin nhận trong lòng sự cứu rỗi của
Ba Ngôi Thiên Chúa không?
1. Có phải Hội Thánh do những người đáp lại lời kêu gọi của Đức Chúa Cha
ra khỏi thế gian vô tín không?
ICo1Cr 1:2, 9 IITe 2Tx 2:1, 13, 14 IIPhi 2Pr 5:10-13
Eph Ep 4:4-6 IITi 2Tm 1:9
Tóm tắt ý và trả lời
2. Việc tin nhận trong lòng rằng Đức Con là Đấng Cứu Thế và Chúa của
mình (đầu của thân thể) có cần cho việc trở thành một phần của thân thể
(Hội Thánh Chúa không)?
Cong Cv 2:36, 41 Eph Ep 1:1-15 CoCl 1:3-4
ICo1Cr 1:2 Eph Ep 2:8-22 CoCl 1:18-23
ICo1Cr 3:5-10 Eph Ep 3:6
Tóm tắt ý
3. Việc tiếp nhận Đức Thánh Linh có cần cho việc trở thành một phần tử của
Hội Thánh (thân thể của Đấng Christ) không?
Cong Cv 1:5 Cong Cv 10:43-48 Eph Ep 2:18-22
Cong Cv 2:1-4, 38 ICo1Cr 12:13 Cong Cv 8:15-17 Eph Ep 1:13-14
Tóm tắt ý và trả lời
B. Từ ngữ Hội Thánh có thể được dùng theo những nghĩa nào?
1. Có thể theo nghĩa tín hữu nhóm tại nhà riêng không?
RoRm 16:5 CoCl 4:15
2. Có thể theo nghĩa tín hữu ở thành phố không?
Cong Cv 8:1; 13:1; CoCl 1:2
3. Có thể theo nghĩa tín hữu ở khu vực rộng lớn không?
Cong Cv 9:31 ICo1Cr 16:19
4. Có thể theo nghĩa tất cả tín hữu trên khắp thế giới vào một thời điểm (lúc)
nào đó không? (Hội Thánh phổ thông).
ICo1Cr 1:2 ICo1Cr 7:17 ICo1Cr 14:33, 36
ICo1Cr 4:17 ICo1Cr 11:16
5. Có thể theo nghĩa tất cả tín hữu trong tất cả mọi thời đại (Hội Thánh vô
hình) không?
Eph Ep 3:10, 21 HeDt 12:23 Eph Ep 4:4
Tóm tắt ý
C. Một Hội Thánh thuộc linh chú trọng nội tâm, có biểu lộ ra bên ngoài bằng
một hình thức tổ chức nào đó không?
1. Những chức vụ nào cần có để hướng dẫn thờ phượng và công việc của
Hội Thánh địa phương?
Cong Cv 14:23 ITi1Tm 3:1, 2 Tit Tt 1:5, 7
Cong Cv 20:17, 28 ITi1Tm 3:8 IPhi 1Pr 5:1-2
Phi Pl 1:1
2. Những hoạt động và những trách nhiệm nào của chi hội buộc phải có một
hình thức tổ chức nào đó?
Cong Cv 2:41-42 ICo1Cr 5:13 Cong Cv 20:7
Cong Cv 13:1-3 RoRm 16:17 IICo 2Cr 8:1-9
Cong Cv 14:27 IIIGi 3Ga 1:10 IICo 2Cr 9:6-7
Cong Cv 18:24-28 ICo1Cr 14:34 ITi1Tm 5:9
IICo 2Cr 3:1 ICo1Cr 16:2
3. Kinh Thánh có hậu thuẫn cho những cơ chế tổ chức ở cấp cao hơn chi hội
địa phương (như địa hạt, quốc gia, quốc tế hay cộng đồng Hội Thánh các hệ
phái) không? Có phải các giám mục (Bishops) giữ nhiệm vụ ở cấp bậc này
không? Ngày nay có chức sứ đồ (Apostles) không? Bốn loại tổ chức Hội
Thánh ở phần I. A giải thích Cong Cv 15:1-31 như thế nào?
D. Viết ra và học thuộc lòng HeDt 10:24-25.
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Từ kết quả nghiên cứu trên, bạn định nghĩa Hội Thánh như thế nào? (Về mặt
thuộc linh lẫn mặt tổ chức).
V. Ý NGHĨA
A. Cơ Đốc nhân ngày nay có quyền dựa trên chủng tộc, quốc gia, địa lý,
kinh tế, văn hóa mà giới hạn Hội Thánh cho một nhóm người hay một thành
phần nào đó không?
B. Nếu mỗi cá nhân tín đồ không thể đạt đến toàn thiện (hoàn toàn) trong
đời này thì chúng ta có thể nào đòi hỏi có một tổ chức Hội Thánh hoàn hảo
không?
C. Sự hiệp một mà Đấng Christ cầu xin trong GiGa 17:1-26 có cần phải bày
tỏ ra trong tổ chức không? Nếu có thì chúng ta có buộc phải hiệp một với
những tổ chức không cần sự kêu gọi của Đức Chúa Cha, sự cứu chuộc của
Đức Chúa Con và năng quyền của Đức Thánh Linh không?
D. Có ai có thể làm trọn nhiệm vụ của mình đối với Đức Chúa Trời, đối với
người khác và đối với chính mình mà không cần phải tham dự vào trong Hội
Thánh địa phương không?
Ghi chú
Andre de Bovis, “What is the Church” Twentieth Century Encyclopedia of
Catholocism , XLVIII (New York: Hawthorn Books, 1961), pp. 96 - 126.
2 J. W. C. Wand, Anglicanism in History and Today (London: Weldenfeld
and Nicholson, 1961), pp. 1-45.
3 Hans M. Mueller, “Church Polity” The Encyclopedia of the Lutheran
Church , ed. by Julius Bodensleck, I (Minneapolis: Augsburg, 1965), pp.
519 - 526; Park Hays Miller, Why I am a Presbyterian (New York: Thomas
Nelson & Sons, 1956), pp. 72 - 89 and 98 - 106.
4 Norman H. Maring and Winthrop S. Hudson, A Baptist Manual of Polity
and Practice (Valley Forge: The Judson Press, 1953).
5 Emil Brunner, The Misunderstanding of the Church (Philadelphia: The
Westminster Press, 1953).
6 Albert C. Outler, The Christian Traditionand the Unity We Seek (New
York: Oxford Unlversity Press, 1957).
7 Lewis Sperry Chafer, Systematic theology (Dallas: Dallas Seminary Press,
1948), IV, pp. 127 - 130.
8 Walter Marshall Horton, Christian Theology : An Ecumenical Approach
(New York: Harper & Brothers, 1955), pp. 204 - 243; Bruce Shelley,
Conservative Baptists (Denver: Conservative Baptist Theological Seminary,
1960); J. Marcellus Kik: Ecumenism and the Evangelical (Philadelphia: The
Presbyterian and Reformed Pub. Co., 1958).

Bài 20: SỨ MỆNH CỦA HỘI THÁNH TRONG THẾ GIAN


I. DẪN NHẬP
Thế giơi đang ở trên bờ vực thẳm nên cần Hội Thánh hơn lúc nào hết. Cơ
Đốc nhân biết Chúa kêu gọi mình ra từ thế gian để sai mình trở vào thế gian
với một sứ mệnh khẩn cấp. Nhưng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ tính
chất của sứ mệnh mình. Sứ mệnh của mình là công tác xã hội, hay truyền
giảng Tin Lành, hay là cả hai? Nếu là cả hai, thì hai công tác ấy liên hệ với
nhau thế nào?
A. Sứ mệnh của Hội Thánh trong trần gian này là gì?
1. Có người cho rằng Hội Thánh được đưa vào trong thế gian để biến cải
những cơ cấu và tổ chức của xã hội. Hội Thánh không thể bằng lòng với một
thế giới đầy cá nhân chủ nghĩa, cũng không thể chấp nhận hiện trạng xã hội
như một sự an bài của Thượng Đế. Tùy hoàn cảnh và bằng những cách khác
nhau, Hội Thánh phải ủng hộ hệ thống chính trị nào đạt được những mục
tiêu nhân bản cách tốt nhất, không phân biệt giữa những người trong và
ngoài sự cứu rỗi (Phái Tự do - Liberals).
2. Một số người khác tham gia vào trong xã hội nhằm mục đích để đem
những người ngoại đạo vào sự cứu rỗi. Chứng đạo là “bất cứ việc gì mà Hội
Thánh có thể làm với mục đích tối cao là đem người ngoại đến với Đấng
Christ và làm cho tín đồ hiến mình cho Chúa cách sâu nhiệm hơn” (theo
Charles Templeton). Mỗi tín đồ phải tích cực tham dự vào các công việc của
thế gian giống như các nhà truyền giáo đến nước ngoài. Tín đồ phải đồng
hóa hoàn toàn với dân bản xứ trong mọi mặt trừ ra đức tin và đạo đức. Tín
đồ không cần phải làm chứng bằng lời nói vì Tin Lành có thể có tác dụng
toàn diện trên mọi lãnh vực như lao động, giải trí, giáo dục, chính quyền...
và ngay cả trên các tổ chức tôn giáo nữa. (quan điểm của Tân Tin Lành Neo-
evangelical).2
3. Ngược lại có những người khác khăng khăng rằng chứng đạo không phải
là tất cả những việc chúng ta làm. Một người có thể bỏ suốt đời mình để làm
việc lành, việc thiện nhưng chẳng bao giờ làm chứng đạo cả. Sống công
chính đạo đức không phải là chứng đạo. Một người chẳng bao giờ làm
chứng đạo (cho đến khi) trừ khi đứng trước tội nhân và nói cho họ rõ ràng về
Tin Lành của Đấng Christ (quan niệm của những người Tin Lành chấp kinh
- Fudamentalist).3
4. Một quan điểm khác cho rằng mọi việc người tín đồ làm đều không phải
là chứng đạo, nhưng việc làm do lòng yêu thương gián tiếp tạo một bầu khí
thuận lợi cho việc chứng đạo. Chứng đạo theo nghĩa hẹp luôn luôn là rao
giảng bằng lời nói về Tin Lành. Tuy nhiên người ta có thể bịt tai lại trước sự
rao giảng đó nếu Hội Thánh Chúa tồn tại nhằm để được người ta phục vụ
thay vì hy sinh mạng sống mình để phục vụ thế giới đang đói khát (quan
điểm người Tin Lành Thuần Túy- Evangelicals).4
B. Ai trách nhiệm giảng Tin Lành cho người đang hư mất?
1. Không phải Hội Thánh như một tổ chức bèn là từng cá nhân tín đồ phải
chinh phục những người hư mất. Môi trường chứng đạo là thế gian chứ
không phải Hội Thánh. Thế gian không đến với Hội Thánh. Vì thế mỗi cá
nhân tín đồ phải đem Tin Lành đến cho thế gian.5
2. Có người lại cho rằng Hội Thánh mới thật là tác nhân chứng đạo, truyền
giảng. Các thuộc viên có vai trò riêng của mình trong Hội Thánh. Hội Thánh
có thể dùng những nhà truyền giáo và những người giảng Tin Lành chuyên
nghiệp. Dầu vậy đường lối, hoạt động và sự thờ phượng của chi hội địa
phương phải có tính cách chứng đạo.6
3. Quan điểm thứ ba cho việc cá nhân chứng đạo là trách nhiệm của mỗi
người tin theo Chúa, còn truyền giảng quy mô cho đám đông thì là trách
nhiệm của Hội Thánh địa phương và của những người giảng Tin Lành có
biệt tài. Cả cá nhân lẫn Hội Thánh trong tất cả mọi hoạt động đều phải nhằm
tạo ảnh hưởng trên thế gian để người ta sẽ nghe theo Tin Lành khi được
giảng ra.7
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào về sứ mệnh của Hội Thánh đúng nhất với Kinh Thánh?
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Tín đồ Cơ Đốc có liên hệ gì với thế giới người ngoại đạo?
1. Tín đồ Chúa Giê-xu khác biệt với người thế gian về mặt đạo đức và thuộc
linh không?
GiGa 2:15-16 Gia Gc 4:4
Gia Gc 1:27 IGi1Ga 5:4
2. Dù vậy, có phải tín đồ được sai vào lại trong thế gian để tham dự vào
những công việc của thế gian không? Bằng cách nào?
GiGa 17:18 Mat Mt 10:42 ICo1Cr 10:31-33
Mat Mt 5:14-16 LuLc 10:27-37 GaGl 6:10
Mat Mt 9:10-13 GiGa 3:17-18 Tit Tt 2:7-8
LuLc 7:34-35 RoRm 13:8-14 Tit Tt 3:8
3. Trong liên hệ với các chính quyền, tín đồ Chúa có trách nhiệm và quyền
hạn gì?
Mac Mc 12:13-17 Cong Cv 22:22-29 IPhi 1Pr 2:13-17
Cong Cv 16:35-40 RoRm 13:1-7 KhKh 13:1-18
B. Việc chứng đạo trong Tân Ước có đòi hỏi phải dùng lời nói để giảng Tin
Lành cho thế gian không? (Danh từ Tin Lành thấy trong tiếng Hy lạp là
Euaggelion, được dùng 76 lần trong Tân Ước để chỉ tin tức tốt lành. Động từ
euaggelizon có nghĩa là tuyên bố, giảng ra, đem tin vui đến, đem tin tức tốt
lành đến, rao báo tin tốt lành, rao truyền, giảng Tin Lành khiến Tin Lành
được giảng ra. Chữ tương tự kataggello có nghĩa là nói trình bày cặn kẽ,
laleo là nói và kerusso là tuyên bố, rao báo).
1. Rao báo sứ điệp là gì? Tin là gì?
ICo1Cr 15:1-4 Cong Cv 10:36-43 ICo1Cr 1:23
Cong Cv 17:3 IGi1Ga 1:12; 1:1, 14; ICo1Cr 10:9, 10
Cong Cv 2:36 IGi1Ga 4:1-3 Cong Cv 17:18
Cong Cv 5:42 RoRm 3:25 GaGl 1:8-9
2. Tin Lành này nói gì về Đức Chúa Trời?
HeDt 11:6 RoRm 1:17
GiGa 3:16 RoRm 3:21-26
3. Tin Lành này nói gì về con người?
RoRm 3:10-20, 23 Eph Ep 2:1-4, 12-13 Tóm tắt ý
4. Có thể trình bày Tin Lành bằng lời nói dưới những hình thức nào?
Cong Cv 9:29 Cong Cv 17:18-34 IICo 2Cr 5:19-20
Cong Cv 14:14 RoRm 15:18-19 CoCl 1:28
Cong Cv 17:2 17:17, ICo1Cr 9:19-23 Gia Gc 5:19
Cong Cv 18:4, 11; 19:8-9; 24:25) Tóm tắt ý
5. Cần có những thái độ nào cặp theo lời giảng?
RoRm 1:14-16 ICo1Cr 13:1-13 CoCl 4:5-6
ICo1Cr 9:16, 19, 23-27 IICo 2Cr 5:11-12, 14, 20
Tóm tắt ý
6. Giảng Tin Lành cho ai?
Cong Cv 4:8, 10 Cong Cv 10:45 Eph Ep 3:8-9
Cong Cv 5:14, 8:12 Cong Cv 26:22 Cong Cv 6:7 RoRm 1:14, 16
Tóm tắt ý
7. Tin Lành được giảng ra ở những nơi nào?
Mat Mt 28:19 Cong Cv 8:4, 10 RoRm 15:20
LuLc 24:47 Cong Cv 17:17, 22 Cong Cv 1:8
Tóm tắt ý
C. Ai có bổn phận giảng Tin Lành? Chỉ các sứ đồ thôi? Chỉ các mục sư
trong buổi nhóm thôi? Chỉ các tín hữu thôi hay tất cả mọi tín hữu và mọi
chức viên trong Hội Thánh?
Mat Mt 28:19 Cong Cv 13:1-3 IITi 2Tm 4:5
Cong Cv 1:2, 8, 22 Cong Cv 14:27 IPhi 1Pr 3:1
Cong Cv 8:1, 4 Cong Cv 15:35 IPhi 1Pr 3:15
Cong Cv 8:25 IITi 2Tm 2:2 Cong Cv 11:20
Tóm tắt ý
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Tóm tắt điều bạn hiểu về sứ mệnh của Hội Thánh đối với thế gian và học
biết ai có bổn phận chu toàn sứ mệnh đó.
V. Ý NGHĨA ÁP DỤNG
A. Bằng những cách nào bạn có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giảng Tin Lành cho giới chức công quyền tại nơi bạn ở?
B. Khi làm chứng đạo bạn có nên dùng cùng một cách bắt đầu và cùng một
lối trình bày Tin Lành cho mọi người không? Tại sao? Cho ví dụ.
C. Trách nhiệm giảng Tin Lành cho thế gian có nên giao hẳn cho các giáo sĩ
chuyên nghiệp và các hội truyền giáo không? Tại sao?
Ghi chú
John C. Bennett, ed., Christian Social Ethics in a Changing World (New
York: Association Press, 1966), pp. 181 - 285.
2 Sherwood Wirt, “The Young Turks of Evangelism,” Christianity Today ,
IV (May 23, 1960), 691 - 694.
3 C. E. Autry, Basic Evangelism (Grand Rapids: Zondervan, 1959, p. 27.
4 J.Oliver Buswell, Jr., A Systematic Theology of the Christian Religion , I
(Grand Rapids: Zondervan, 1962), pp. 334 - 429; David O. Moberg,
Inasmuch : Christian Social Responsibility in the Twentieth Century (Grand
Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1965).
5 C. Stacey Woods, “Is the Church the Center of Evangelism?” Eternity , IX
(September 1958), 11-13.
6 A. Skevington Wood, “The Church and Evangelism” Christianity Today ,
I (February 4, 1957), 15-17.
7 Carl F. H. Henry and W. Stanley Mooneyham, eds., One Race , One
Gospel , One Task : World Congress on Evangelism , Berlin 1966, II
(Minneapolis: World Wide Publications, 1967), pp. 341 - 509.
Bài 21: SỨ MỆNH CỦA HỘI THÁNH ĐỐI VỚI TÍN ĐỒ
I. DẪN NHẬP
Nhiều người sáng suốt đã thất vọng đối với tổ chức Giáo Hội nên có nhiều
câu hỏi được đặt ra như: Tổ chức Giáo Hội có cần thiết cho việc sống đạo
cách lành mạnh không? Chúng ta không thể là những tín đồ tốt nếu không có
những buổi nhóm họp liên miên để làm việc thiết lập và phát triển Giáo Hội
sao? Trước những thắc mắc này, có nhiều ý kiến trả lời vừa táo bạo vừa rất
khác nhau.
A. Một số người đòi dẹp bỏ tổ chức Giáo Hội vì các nghi lễ của Giáo Hội đã
trở thành trở ngại cho sự tiến bộ của Kinh Thánh. Ngôn ngữ của Giáo Hội đã
lỗi thời. Quan niệm sống của tín hữu chẳng khác gì quan niệm của người
ngoại đạo. Một giáo hội đã trở thành một tổ chức xã hội và thương mãi, kinh
doanh thì không còn đáng để ủng hộ nữa. Hãy giải tán hàng giáo phẩm, vứt
Kinh Thánh đi, hạ nhà thờ xuống. Tín đồ cũng hãy gạt bỏ những nguyên tắc
cố định, cứng ngắt và hãy sống hết mình cho tình yêu thương người khác.
(Theo quan điểm của những người chống cơ cấu tổ chức - Anti -
institutionalists).
B. Một số người khác muốn duy trì Giáo Hội vì một lý do thật tầm thường,
không mấy chính đáng. Duy trì tổ chức Giáo Hội để có nhà thờ làm đám
cưới, đám tang cho nghiêm trang. Nhà thờ là một câu lạc bộ, một nơi giải trí.
Nhà thờ là nơi cha mẹ có thể an tâm khi gởi con cái đến mỗi Chúa nhật. Nhà
thờ là nơi tín hữu đến để làm bổn phận tôn giáo của mình, để trấn an lương
tâm, để cầu xin phước lành, để trả tiền cho người khác làm bổn phận tôn
giáo thế cho mình (quan điểm của một số người theo đạo - Suburbanites).2
C. Một quan niệm khác cho rằng tín hữu cần Hội Thánh làm nơi để bày tỏ
lòng yêu mến Chúa, yêu mến lẫn nhau và thực hiện những mục tiêu chung:
(1). Hội Thánh làm báp tem cho người tin để công khai hóa quyết định của
họ chống lại sự chế ngự của tội lỗi và hiến mình cho Chúa để Ngài làm chủ
đời họ. (2). Hội Thánh tạo điều kiện thuận lợi cho tín hữu được học hỏi các
giáo lý tốt đẹp quý báu của Chúa mà các sứ đồ truyền lại. (3). Hội Thánh
khích lệ phát triển tình tương thông yêu thương lẫn nhau giữa các tín hữu
trên căn bản đức tin nơi Đấng Christ, chớ không trên căn bản địa vị, học vấn
hay chủng tộc. (4). Hội Thánh duy trì Lễ Tiệc Thánh giúp chứng tỏ và nhắc
nhở tín hữu nói lên sự đồng hóa mình với Đấng đã chết đã sống lại và hiện
đang sống. (5). Hội Thánh nhằm khích lệ tín hữu hiệp một trong sự cầu
nguyện. (6). Hội Thánh là môi trường huấn luyện tín hữu sử dụng khả năng,
ân tứ riêng của mỗi người cho lợi ích chung của mọi người. (7). Hội Thánh
giúp tín hữu luôn luôn ý thức về bổn phận và đặc quyền làm thầy tế lễ (IPhi
1Pr 2:5, 9) của mỗi người và cố gắng thực thi vai trò đó (Những người vận
động cho sự đổi mới Hội Thánh - Advocates of Church renewal).3
II. VẤN NẠN
Tín đồ nên quan niệm Hội Thánh như thế nào? Quan điểm nào trên đây trình
bày xác thực nhất những lý do mà Kinh Thánh đưa ra cho biết tại sao tín hữu
cần Hội Thánh? Trả lời sau khi làm phần III.
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Một người tin Chúa được Thánh Linh làm báp têm vào trong thân thể của
Đấng Cứu Thế thì cũng cần được Giáo Hội làm báp têm cho một cách công
khai để đưa vào trong sự tương thông với Hội Thánh không?
Mat Mt 28:19 Cong Cv 9:18 RoRm 6:3
Cong Cv 2:41 Cong Cv 10:47, 48 GaGl 3:27, 28
Cong Cv 8:12 Cong Cv 16:15, 33 Cong Cv 8:36 Cong Cv 18:8
Tóm tắt ý
B. Phải chăng mỗi người tin Chúa đều được học hỏi cả đời trong Hội
Thánh?
Mat Mt 28:19-20 CoCl 3:16 Eph Ep 4:11-16
Cong Cv 2:42 ICo1Cr 14:31
Tóm tắt ý
C. Có phải mỗi người tin Chúa đều nên chia xẻ nhau trong tương thông thân
ái của Hội Thánh không? Và chia xẻ những gì?
Cong Cv 2:42 Phi Pl 1:5 IGi1Ga 1:6, 7
IICo 2Cr 8:4 Phi Pl 2:1-3 GaGl 2:9 IGi1Ga 1:3
Tóm tắt ý
D. Phải chăng việc luôn luôn tương giao với Chúa (và với người thuộc về
Chúa) nên được biểu hiện trong sự tham dự vào tiệc thánh?
Mat Mt 26:26, 27 ICo1Cr 10:14-17 ICo1Cr 11:17-33
LuLc 22:14-20 ICo1Cr 10:21 Cong Cv 2:42
Tóm tắt ý và trả lời
E. Mỗi một người tin Chúa cần phải tham dự các buổi nhóm cầu nguyện của
Hội Thánh không?
Cong Cv 2:42 Cong Cv 12:12 Cong Cv 14:23
Cong Cv 4:24-31 Cong Cv 13:1-3 Cong Cv 6:6
Tóm tắt ý
F. Đức Chúa Trời chỉ có một ít người trong Hội Thánh tài năng và ân tứ để
phục vụ người khác hay là Ngài ban cho tất cả mọi người tin Chúa tài năng
và ân tứ để phục vụ toàn thể Hội Thánh?
RoRm 12:3-8 ICo1Cr 12:14-18 IPhi 1Pr 4:10
ICo1Cr 12:7 ICo1Cr 12:25, 26
Xin tóm tắt và trả lời
G. Chỉ có vài ngườ trong Hội Thánh được làm thầy tế lễ hay là tất cả mọi
người tin Chúa đều là thầy tế lễ? (Nghĩa là nhờ của lễ Chúa Giê-xu đã dâng
một lần duy nhất có giá trị đời đời, họ có thể cầu thay cho người khác trước
ngôi của Đức Chúa Trời, họ có thể dâng lên những lời ca ngợi lòng nhân từ
của Đức Chúa Trời và họ có thể sống thanh sạch). Thực sự thì đặc quyền và
trách nhiệm của người tín đồ trong chức phận tế lễ là gì?
ITi1Tm 2:5 HeDt 10:18-22 KhKh 1:5-6
HeDt 4:15, 16 HeDt 13:15 KhKh 5:10; 20:6
HeDt 10:10-12 IPhi 1Pr 2:5, 9
Tóm tắt ý và trả lời
H. Chép lại và học thuộc lòng Cong Cv 2:41-42
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Cho biết những lý do tại sao tín hữu cần đến Hội Thánh và Hội Thánh cần
đến tín hữu?
V. Ý NGHĨA
A. Hội thánh có phải là một tổ chức tình nguyện theo nghĩa người tin Chúa
có thể chọn không gia nhập nếu họ không thích không?
B. Câu nói: “Dâng mình hầu việc Chúa” có phải chỉ dành cho những người
để trọn thì giờ lo việc nhà thờ như truyền đạo, còn tín hữu khác thì không
gọi là “Dâng mình hầu việc Chúa” và khỏi phải thi hành trách nhiệm và sứ
mệnh mình đối với Hội Thánh và đối với xã hội không?
C. Làm sao xóa bỏ ranh giới phân cách giữa hàng giáo phẩm và tín đồ? Vai
trò khác biệt của các mục sư là gì? Về những phương diện nào thì họ không
khác chi với những con cái khác của Chúa?
Ghi chú
Pierre Berton, The Comfortable Pew (Philadelphia: J. B. Lippincott Co.,
1965); James Kavanaugh, A Modern Priest Looks at His Outdated Church
(New York: Trident Press, 1967).
2 Popular uses of the church by people for their own ends.
3 William Kilbourn, ed., The Restless Church: A Response to the
Comfortable Pew (Philadelphia: J. B. Lippincott Co., 1965), esp. pp. 75-79;
D. Elton Trueblood, The Incendiary Fellowship (New York: Harper and
Row, 1967); D. Elton Trueblood, The Company of the Committed (New
York: Harper and row, 1961); Robert A. Raines, New Life in the Church
(New York: Harper and Row, 1961).

Bài 22: HY VỌNG CỦA HỘI THÁNH CHÚA CỨU THẾ SẼ TRỞ LẠI ĐỂ
CAI TRỊ TRÊN ĐẤT
I. DẪN NHẬP
Trải bao thế kỷ, các vĩ nhân đã hoạt động tích cực, đã đổ mồ hôi nước mắt
và hy sinh cả mạng sống để kiến tạo một nền hòa bình trên sự công bằng. Họ
hy vọng thế giới đại chiến thứ nhất sẽ là cuộc chiến cuối cùng của nhân loại.
Nhưng chẳng bao lâu tình hình lại suy đồi hơn và thế giới đại chiến thứ hai
bùng nổ, và cho đến ngày nay vẫn chẳng có hòa bình. Chiến tranh lạnh vẫn
tồn tại và chiến tranh nóng có giới hạn nhỏ vẫn nổ ra khắp nơi.
Bao giờ thế giới sẽ đạt được một nền hoà bình công chính và trường cửu?
Chúng ta, những người tin Chúa, cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia
và ủng hộ mọi chương trình xây dựng hòa bình. Nhưng chúng ta cũng biết
rằng không thể nào có được một nền hòa bình trường cửu vì lòng con người
tội lỗi, gian trá và quỷ quyệt. Sự khao khát hòa bình này của các nước chỉ có
thể hoàn thành bởi Chúa Cứu Thế. Chúa sẽ thực hiện hòa bình đó bằng cách
nào thì có nhiều quan điểm khác nhau:
A. Theo một số người thì Chúa Cứu Thế sẽ chẳng trở lại nữa để cai trị trên
đất. Vương quốc hòa bình của Chúa chỉ thể hiện trong lòng người về phương
diện thuộc linh thôi. Tất cả những gì Kinh Thánh dạy về sự tái lâm (trở lại)
của Chúa và về nước bình an một ngàn năm không nên hiểu theo nghĩa đen
chỉ về tương lai, mà phải hiểu theo nghĩa hiện sinh ngay bấy giờ, chúng ta
kinh nghiệm trong lòng mình. Nghĩa là giáo lý về những việc cuối cùng phải
được hiểu là đang xảy ra ngay bây giờ tại đây trong lòng người tin Chúa.
Hòa bình khách quan trên đất sẽ chẳng bao giờ đạt được, nhưng giữa những
sự hỗn loạn và bi thảm của thế gian, người tin Chúa kinh nghiệm được một
sự bình an bên trong (Quan điểm của nhiều nhà thần học hiện đại).
B. Một số người khác thì đồng ý rằng vương quốc (nước) của Chúa Cứu Thế
trước hết là có tính cách thuộc linh tại đây ngay bây giờ, tuy nhiên họ cũng
tin rằng Chúa Cứu Thế thực sự sẽ trở lại theo nghĩa đen. Nhưng họ lại không
tin là có một ngàn năm bình an theo nghĩa đen. Những khúc Kinh Thánh về
một ngàn năm là chỉ về sự cai trị hiện nay của Chúa trên những người tin
Ngài, hoặc chỉ về tình trạng sống đời đời trong trời mới đất mới. Vào cuối
cùng của thời đại tội ác này thì Chúa Cứu Thế sẽ trở lại, mọi người sẽ sống
lại và chỉ có một sự phán xét cuối cùng (quan điểm của những người không
tin có một ngàn năm bình an - Amillennialist).2
C. Có người thì tin rằng Chúa Cứu Thế sẽ trở lại theo nghĩa đen sau khi đã
có một thời gian hòa bình trên đất do sự thành công của việc truyền giáo
đem lại, nghĩa là các tín đồ của Chúa tiếp tục rao giảng Tin Lành với quyền
năng của Đức Thánh Linh thì đa số nhân loại sẽ tin Chúa. Khi mọi người
nhìn nhận quyền chủ tể của Chúa thì hòa bình tự nhiên sẽ tới. Sau một ngàn
năm hòa bình này thì Chúa Cứu Thế sẽ đến, mọi người sẽ sống lại và sẽ có
sự phán xét cuối cùng (quan điểm hậu thiên hy niên - Post-Millennialist).3
D. Một số người khác tin rằng Chúa Cứu Thế sẽ trở lại theo nghĩa đen trước
khi Ngài thực sự cai trị (Cách cụ thể theo nghĩa đen) trên đất. Chỉ có những
gì liên hệ tới người Do Thái về một ngàn năm bình an mới hiểu theo nghĩa
bóng thôi. Vì khi Đức Chúa Giê-xu Giáng Sinh Ngài đã loại bỏ vĩnh viễn sự
phân biệt giữa người Do Thái và người không phải Do Thái (ngoại bang).
Dân Do Thái có thể trở lại cùng Chúa nhưng không giữ vai trò nỗi bật. Việc
cai trị sắp đến của Chúa trên mọi quốc gia cũng rất giống như sự cai trị của
Chúa trên Hội Thánh Ngài hiện nay. Khi Chúa trở lại thì người công chính
sẽ được sống lại và được xét xử. Còn người ác thì sau một ngàn năm mới
được làm sống lại và được xét xử (Quan điểm tiền thiên hy niên lịch sử -
Historic premillennialist).4
E. Một số người khác thì hiểu theo nghĩa đen hoàn toàn từ việc Chúa trở lại
đến sự cai trị của Ngài, lẫn vai trò nổi bật của người Do Thái trong vương
quốc này của Chúa. Những người này trông đợi sự phục hồi một quốc gia
Do Thái với đầy đủ 12 chi phái, Chúa Cứu Thế sẽ ngồi cai trị trên ngai Đa-
vít tại Giê-ru-sa-lem, sự thành tựu các lời chúc phước trong Cựu Ước cho
dân Do Thái và việc tái lập sự thờ phượng bằng cách dâng sinh tế cho Chúa.
Sự cai trị trong tương lai của Ngài trên các nước. Cũng như quan điểm tiền
thiên hy niên lịch sử, họ tin rằng không phải chỉ có một lần sống lại chung
cho tất cả và một lần phán xét mà là hai lần cách nhau bằng một ngàn năm
cai trị của Chúa Cứu Thế (Quan điểm của những người tiền thiên hy niên
(theo định kỳ - Dispensational Premillennialists).5
F. Quan điểm tiền thiên hy niên thứ ba kết hợp hai quan điểm trên. Chúa
Cứu Thế hiện nay đang cai trị trên đời sống những người tin nhận Ngài, và
Ngài sẽ trở lại thế gian trước ngàn năm bình an. Một ngàn năm cai trị của
Chúa Cứu Thế sẽ tiếp tục có sự hiệp một thuộc linh giữa người Do Thái và
người ngoại bang. Về mặt thuộc linh thì sự cai trị tương lai của Chúa cũng
giống như Ngài đang cai trị hiện nay. Nhưng trong một ngàn năm bình an thì
Chúa Cứu Thế cai trị một cách hiển hiện y như các vị vua cai trị nước Do
Thái thời xưa vậy nên về mặt tổ chức hình thức thì sự cai trị của Chúa trong
tương lai khác xa hiện tại. Vai trò nổi bật của dân Do Thái chỉ có tính cách
hành chính (Một số nhà tiền thiên hy niên cận đại - Some recent
Premillennialists).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào trên đây có nhiều câu Kinh Thánh ủng hộ nhất và gặp ít nan
đề nhất trong việc giải nghĩa sự tái lâm của Chúa?
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Có ý nghĩa nào của Kinh Thánh cho thấy vương quốc của Chúa Cứu Thế
đã được thể hiện trong lòng và trong đời sống của những người tin Ngài rồi
không?
GiGa 3:3-7 Cong Cv 28:23, 31 CoCl 1:13
Cong Cv 19:8 RoRm 14:17
Tóm tắt ý và trả lời
B. Cũng còn có nghĩa tương lai vương quốc của Chúa sẽ được thành lập trên
khắp đất phải không?
EsIs 11:9 Thi Tv 22:27 KhKh 20:4
Gie Gr 31:34 MaMl 1:11
Tóm tắt và trả lời
C. Có phải sự cai trị của Chúa trong tương lai cũng là một với thời kỳ đời
đời sau khi Ngài dựng nên trời mới đất mới không? Hay là sự cai trị của
Chúa trong một ngàn năm bình an đó xảy ra trên đất này (KhKh 20:1-4) và
trước khi dựng nên trời mới đất mới (KhKh 21:1). Hai đoạn KhKh 20:1-
21:27 có được sắp theo thứ tự thời gian không?
Thi Tv 22:27 XaDr 14:9
EsIs 11:9
Tóm tắt và trả lời
D. Có phải Chúa sẽ trở lại sau khi đa số dân số trên thế giới trở lại tin Chúa?
Hay là khi Chúa trở lại thì sự chống đối Ngài và sự vô tín đang hồi thịnh
hành?
Mat Mt 24:3-31 IITi 2Tm 3:1-5 KhKh 19:11-16
Mat Mt 24:37-39 IITi 2Tm 4:3-4 LuLc 18:8 IIPhi 2Pr 3:3-4
Tóm tắt và trả lời
E. Nếu 1.000 năm bình an không phải được bắt đầu khi đa số nhân loại trở
lại với Chúa thì có phải khi Chúa trở lại thì 1.000 năm bình an mới khởi sự
không? Có phải sự trở lại của Chúa (KhKh 19:11-21) xảy ra trước khi Ngài
cai trị trong 1.000 năm không? (KhKh 20:1-6).
XaDr 14:1-11 Cong Cv 3:19-21 KhKh 19:11-20:7
Gie Gr 23:5, 6 RoRm 11:25, 26
Tóm tắt và trả lời
F. Có những người khác cai trị với Chúa không?
LuLc 22:28-30 IITi 2Tm 2:11, 12 ICo1Cr 6:2, 3 KhKh 5:10
Tóm tắt và trả lời
G. Phải chăng có hai đợt sống lại: một trước và một sau 1.000 năm bình an?
KhKh 20:4-5 Cong Cv 4:2 LuLc 14:14 Phi Pl 3:11 LuLc 20:35-36
Tóm tắt và trả lời
H. Có phải người Do Thái và người ngoại bang sẽ hiệp làm một trong Chúa,
nên không có sự phân biệt thuộc linh nào giữa người Do Thái và ngoại bang
trong thời kỳ 1.000 năm bình an không?
RoRm 10:12 CoCl 3:11 GaGl 3:28
I. Phải chăng tế lễ bằng thú vật đã hoàn toàn bị phế bỏ vì Chúa Giê-xu đã
dâng một tế lễ bằng chính mình Ngài?
HeDt 9:28-10:14
J. Phải chăng dân tộc Do Thái theo nghĩa đen sẽ được phục hồi để làm công
cụ của Đức Chúa Trời hầu đem nhiều phước hạnh hơn cho thế giới? (Sự
hiệp một thiêng liêng của chồng và vợ GaGl 3:23, có xóa bỏ vai trò của
người chồng như đầu của vợ không? - Eph Ep 5:23?).
RoRm 11:11, 12, 15 XaDr 14:2, 4, 11 Cong Cv 1:6
RoRm 11:25, 26 LuLc 1:32, 33 MiMk 3:8-4:4 LuLc 22:29, 30
Xin tóm tắt
K. Chép ra và học thuộc lòng KhKh 20:4-5
IV. QUAN ĐIỂM CỦA BẠN
Dựa vào Kinh Thánh giải thích quan điểm của bạn về sự trở lại của Chúa
Giê-xu để cai trị thế giới trong sự hòa bình.
V. Ý NGHĨA
A. Nếu người tín đồ không thể nào hi vọng đem thế giới trở lại với Chúa thì
có phải là trách nhiệm truyền giảng của họ được bớt đi phần nào không?
B. Mặc dù sự hòa bình của thế giới có thể không xảy ra cho đến chừng Chúa
Giê-xu trở lại. Có phải vì thế mà người tin Chúa không cần cầu nguyện và
hoạt động cho hòa bình và công lý trên trần gian này không?
C. Phải chăng một ngàn năm bình an và công lý trên đất này là cao điểm
thích hợp với mục đích của Đức Chúa Trời trong thế giới và là một sự
chuyển tiếp đưa vào thời kỳ đời đời không?
Ghi chú
Emil Brunner, Eternal Hope (Philadelphia: The Westminster Press, 1954);
Rudolph Bultmann, Theology of the New Testament (New York: Charles
Scribner’s Sons 1951, 1955), I, pp. 329 -330; II, pp. 75-92.
2 Floyd E. Hamilton, The Basis of Millennial Faith (Grand Rapids: Wm. B.
Eedmans, 1952). pp. 35-162.
3 Loraine Boetiner, The Millennium (Philadelphia: The Presbyterrian and
Reformed Pub. Co., 1958); A. H. Strong, Systematic Theology
(Philadelphia: The Judson Press, 1907), pp. 1010-1015.
4 J. Van Oosterzee, Christian Dogmatics , II (New York: Scribner,
Amstrong & Co., 1874), pp. 798-801; D. H. Kromminga, The Millennium
(Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1948).
5 John F. Walvoord, The Millennial Kingdom (Findley, Ohio: Dunham Pub.
Co, 1959); J. Dwight Pentecost, Things To Come (Findlay, Ohio: Dunham
Pub. Co., 1958), pp. 427-546.
6 Robert D. Culver, Daniel and the Latter Days (Chicago: Moody Press
1954), pp. 1-90 and 191-213; Gordon R. Lewis, “Dispensationalism,
Covenant Theology and Pretribulationalism,” Biblical Studies (Denver:
Conservative Paptist Theologiacal Seminary, 1966), Part I, mimeographed;
published in Bibliotheca Sacra , CXXV (April - June 1968), 129 -138; Rene
Paché, The Return of Jesus Christ (Chicago: Moody Press, 1955), pp. 379-
435.
Bài 23: ĐẠI NẠN VÀ SỰ CẤT LÊN KHÔNG TRUNG
I. DẪN NHẬP
Trong các biến cố chung quanh sự tái lâm của Chúa thì việc được cất lên
không trung để gặp Chúa gây tò mò nơi người tin hơn cả (ITe1Tx 4:16-17).
Tất cả những ai tin rằng Chúa sẽ tái lâm theo nghĩa đen thì đều tin là tín đồ
sẽ được cất lên không trung để gặp Chúa. Vấn đề là khi nào?
Không ai nên xác định ngày giờ. Dầu vậy, khi suy nghĩ đến sự cất tín đồ lên
thì không thể không sắp xếp các biến cố này theo một thứ tự thời gian nào
đó (Mat Mt 24:21).
Kinh Thánh không liệt kê các biến cố theo thứ tự thời gian. Thứ tự thời gian
mà chúng ta thường thấy là do suy diễn từ những dữ kiện rải rác đây đó
trong Kinh Thánh. Vì thế các tác giả tùy theo quan điểm riêng mà sắp xếp
cách khác nhau. Dầu vậy vấn đề vẫn cần phải tìm hiểu là: Tín đồ có nên
chuẩn bị để đối diện với cơn đại nạn xảy trên cả thế giới không? Hay là
trước khi cơn đại nạn xảy ra thì tín đồ đã được cất lên không trung để ở với
Chúa rồi?
A. Một số người cho rằng việc tín đồ được cất lên sẽ xảy ra sau một ngàn
năm bình an. Vì theo họ thì Hội Thánh do truyền giảng Tin Lành sẽ đưa
nhân loại đến 1.000 năm bình an trên đất này trước. Sau đó Sa-tan sẽ được
thả ra trong một thời gian ngắn, sẽ có cơn đại nạn và các thánh đồ sẽ được
cất lên để gặp Chúa Cứu Thế. Tín đồ Chúa bây giờ không cần lo đến cơn đại
nạn hay đến việc được Chúa cất lên không trung, nhưng hãy chờ đợi 1.000
năm bình an (Theo phái Hậu Thiên hy niên).
B. Tín đồ được cất lên gặp Chúa trên không trung sau khi chịu sự bắt bớ tàn
khốc bởi Anti-Christ là kẻ chống đối Chúa sẽ dấy lên nắm quyền hành rất
lớn vào cuối thời đại chúng ta. Khi Chúa Cứu Thế trở lại để đánh trận Ac-
ma-ghê-đôn thì tín đồ sẽ được cất lên để gặp Ngài. Chỉ vào lúc ấy thì sự
thạnh nộ của Chúa mới giáng trên những kẻ vô tín. Những biến cố này có
thể xảy ra bất cứ lúc nào trong đời chúng ta (Quan điểm những người không
tin có 1.000 năm bình an - Amillennialists).2
C. Trong số những người theo tiền thiên hy niên có 4 quan điểm chính:
1. Tín hữu có thể mong gặp Chúa vào cuối 7 năm đại nạn. Họ phải chuẩn bị
để chịu đựng nhiều đau khổ trong tay Anti-Christ, nhưng sẽ được bảo vệ
khỏi sự thạnh nộ của Chúa. Rồi sau khi được cất lên để gặp Chúa Cứu Thế
trên không sẽ cùng Ngài trở lại để cai trị trong sự công chính. Những biến cố
phức tạp này có thể bắt đầu bất cứ lúc nào và tín hữu có thể gặp Chúa trong
vòng 7 năm sau đó (phái hậu đại nạn cận đại - Recent post -
tribulationists ).3
2. Tín đồ sẽ được cất lên gặp Chúa vào khoảng giữa thời kỳ đại nạn. Sau khi
chịu khổ trong tay kẻ vô tín chống nghịch Chúa trong vòng 3 năm rưỡi, tín
đồ sẽ được cất lên ở với Chúa trong ba năm rưỡi nữa. Sau đó tín đồ sẽ cùng
trở lại với Chúa để cai trị. Người tin Chúa phải chuẩn bị để chịu đựng những
hoạn nạn khủng khiếp này, nhưng hy vọng sẽ gặp Chúa sau ba năm rưỡi
chịu đựng (theo phái Trung Đại Nạn - Mid - tribulationists).4
3. Dù với đại nạn xảy ra trước thì việc tín đồ được cất lên có thể xảy ra bất
cứ lúc nào. Người ta không thể xác định lúc nào là khởi đầu, là ở giữa hay là
cuối cùng của cơn đại nạn. Cuối cùng của cơn đại nạn có thể là hôm nay và
tín hữu được cất lên khung trung để gặp Chúa ngay. Cùng ngày đó Chúa
Cứu Thế sẽ trút cơn thạnh nộ xuống trên những người vô tín, và Ngài sẽ trở
lại cùng với các tín đồ để cai trị. Vì thế, tín hữu có thể gặp Chúa bất cứ giờ
phút nào trong đời mình (Theo phái hậu đại nạn lịch sử - Historical post -
tribulationists).5
4. Việc tín đồ được cất lên không trung có thể xảy ra bất cứ lúc nào trước
bảy năm đại nạn, và đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ này của dân ngoại và dân
do Thái tin cậy Chúa Cứu Thế. Về mặt tổ chức thì cơn đại nạn cũng như
ngàn năm bình an không xảy ra cho Hội Thánh địa phương nào nhưng cho
quốc gia Do Thái đã được tái lập phục hồi. Đền thờ Giê-ru-sa-lem bị ô uế và
hoang tàn. 144.000 tôi tớ được đóng dấu bảo vệ của Chúa là người Do Thái.
Ngày nay người tin Chúa phải chuẩn bị gặp Chúa bất cứ lúc nào trước khi
thời kỳ đại nạn bắt đầu (tiền đại nạn: Pre-tribulationists).6
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào trên đây có nhiều bằng chứng Kinh Thánh và gặp phải ít khó
khăn nhất? (trả lời sau khi đã làm phần III).
III. TRA CỨU KINH THÁNH
Khảo sát Kinh Thánh và trả lời cho những câu hỏi sau đây:
A. Phải chăng sẽ có một kẻ đối địch chống cự Đức Chúa Trời nổi lên chiếm
địa vị của Chúa Giê-xu và bắt bớ những người nào không chịu thờ lạy nó?
IITe 2Tx 2:1-4 DaDn 9:26, 27 KhKh 13:11-18
Mat Mt 24:15 KhKh 13:1-10 DaDn 7:24-25
Xin tóm tắt và trả lời
B. Phải chăng Đức Chúa Trời sẽ đổ cơn thịnh nộ của Ngài trên những người
không tin Ngài đang cư ngụ trên địa cầu này? Xin kể ra những việc Đức
Chúa Trời làm mà loài người không có cách gì kiểm soát ngăn chặn được.
KhKh 6:16, 17 KhKh 16:1, 19 KhKh 13:8, 12, 14
KhKh 11:18, 19 KhKh 19:15 KhKh 14:6
KhKh 14:19 KhKh 3:10 KhKh 17:8
KhKh 15:1, 7 KhKh 11:10
Tóm tắt ý
C. Có thể nào hiện nay chúng ta đang sống ở cuối thời kỳ đại nạn ấy không?
Xin xem các câu Kinh Thánh ở phần A và B.
D. Cơn đại nạn kéo dài bao lâu? Có phải cơn đại nạn là đơn vị thứ 70 mà
mỗi đơn vị là 7 năm của Đa-ni-ên không?
DaDn 9:24-27 (Mat Mt 24:15) KhKh 12:13, 14 (DaDn 7:25)
KhKh 13:5 KhKh 12:6
Tóm tắt ý
E. Vì sao những người theo phái hậu đại nạn cận đại cho rằng Hội Thánh sẽ
phải nếm trải toàn thể cơn đại nạn?
Mat Mt 24:29-31 “Người được lựa chọn” được giải nghĩa là Hội Thánh
IITe 2Tx 2:1-3
KhKh 20:4-6 (Sự sống lại lần thứ nhất)
Căn cứ vào những lời tiên tri về những biến cố xảy ra trước khi Chúa trở lại
thì các sứ đồ không thể nào hi vọng Chúa trở lại trong thời kỳ của họ.
GiGa 21:18, 19 Cong Cv 1:8
Mat Mt 24:2
Tóm tắt ý
F. Vì sao phái trung đại nạn lại tin rằng Hội Thánh được cất lên ngay giữa
thời kỳ đại nạn?
KhKh 10:7 (Chữ mầu nhiệm được giải nghĩa là Hội Thánh)
KhKh 11:15-18
So sánh với ICo1Cr 15:52; ITe1Tx 4:13-18
G. Vì sao phái hậu đại nạn lịch sử và tiền đại nạn tin rằng tín đồ có thể được
cất lên bất cứ lúc nào để gặp Chúa?
Mat Mt 24:36-25:13 ICo1Cr 1:7 Gia Gc 5:7, 8
Mac Mc 13:32-36 Phi Pl 4:5 Giu Gd 1:21
LuLc 12:36-40 ITe1Tx 1:9, 10 RoRm 8:19, 23, 25 Tit Tt 2:12, 13
Tóm tắt và trả lời
H. Trong thời kỳ đại nạn, các thánh đồ, những người được chọn trên đất là
thuộc viên của Hội Thánh có tổ chức hay là thuộc viên quốc gia Do Thái đã
được phục hồi?
Mat Mt 24:15-31 KhKh 7:3-8 KhKh 16:6
EsIs 45:4 KhKh 13:7-10 KhKh 17:6
EsIs 65:22 KhKh 14:12 KhKh 18:24
RoRm 11:5-28 KhKh 14:1-5
Tóm tắt ý
I. KhKh 3:10 nói về:
1. Hội Thánh Phi-la-đen-phi ở Tiểu Á trong thế kỷ thứ I mà thôi hay là
2. Hội Thánh Phi-la-đen-phi và những Hội Thánh tương tự trong suốt lịch sử
cho đến thời kỳ đại nạn? Để giải thích phần cuối của KhKh 3:10 “Những kẻ
sống trên đất”, xem thêm KhKh 11:10; 13:8, 12, 14 14:6; 17:8).
KhKh 3:10 có ý dạy rằng tín đồ sẽ được bảo toàn trong cơn đại nạn hay là
được tránh khỏi không gặp cơn đại nạn?
J. Chép ra và học thuộc lòng KhKh 3:10.
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Theo bạn thì tín đồ được cất lên không trung vào lúc nào? Vì sao bạn tin như
thế?
V. ÁP DỤNG Ý NGHĨA
A. Quan điểm nào về sự cất lên không trung gặp Chúa khiến cho người tin
Chúa phải sợ cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời?
B. Người tín đồ có nên vì sợ bắt bớ mà quyết định theo một quan điểm nào
đó về thời điểm được cắt lên không trung gặp Chúa không?
C. Quan điểm của bạn về thời điểm người tin Chúa được cất lên không trung
sẽ có ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống thực tế của bạn?
Ghi chú
Loraine, Boettner, The Millennium (Philadelphia: The Presbyterian and
Reformed Pub. Co., 1958), pp. 14-18.
2 Floyd E. Hamiltion, The Basis of Millennial Faith (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1952), pp. 14-18.
3 George Ladd, The Blessed Hope (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans,
1956).
4 Oliver Buswell, Jr. A Systematic Theology of the Christian Religion , II
(Grand Rapids: Zondervan, 1962), pp. 445-450 and 491-493; Rene Paché,
The Return of Jesus Christ (Chicago: Moody Press, 1955), pp. 109-135.
5 Barton Payne, The Imminent Appearing of Christ (Grand Rapids: Wm. B.
Eerdmans, 1962).
6 Schuyler English, Re-Thinking the Rapture (Travelers Rest, South
Carolina: Southern Bible Book House, 1954); Gordon R. Lewis,
“Dispensationalism, Covenant, Theology and Pretribulationalism,” Bilical
Studies (Denver: Conservative Baptist Theological Seminary, 1966). Part II,
pp. 7-15 mimeographed, part of which is in Bibliotheca Sacra , CXXV (July
September 1968) 216-226.
Bài 24: SAU KHI CHẾT CÓ GÌ?
I. DẪN NHẬP
Sống trên đời rồi ai cũng phải chết, trừ phi Chúa trở lại trong lúc chúng ta
còn sống. Dù có muốn tránh vấn đề này bao nhiêu đi nữa thì cũng phải đối
diện với nó, cũng phải nói đến sự chết và số phận đời đời của chúng ta
A. Có người chỉ tin vào những gì họ thấy và nghĩ rằng chết là hết. Bên kia
mồ mả chẳng còn có gì để phải lo sợ hay để hưởng thụ... không có linh hồn
tồn tại. Người chết thì hoàn toàn tiêu tan (quan điểm của các nhà duy nhiên
và duy vật - alists, materilalists).
B. Người khác thì cho rằng cái chết chưa phải là chấm dứt tất cả, ngay cả
những người dựa trên những nghiên cứu khoa học cũng tin vậy. Khoa học đã
khám ra rằng không có gì biến mất mà không còn dấu vết. Thiên nhiên
không có sự tiêu diệt, nó chỉ có sự biến đổi. Nếu điều này đúng với những
phần tử vật chất rất vô nghĩa trong vũ trụ thì lại càng đúng hơn với con
người (Wernher Von Braun).2
C. Những người khác dựa trên nền tảng triết học, tin rằng có một sự bất tử
phi ngã. Giọt sương rơi vào biển thì nó không còn là giọt sương nữa nhưng
nó vẫn còn đó, cũng vậy lúc chết chúng ta mất đi cá tính của mình khi tan
biến vào trong cái toàn thể vô biên (Thượng Đế, Đấng tuyệt đối) (Theo
Spinoza, Hegel, những người phiếm thần - Pantheists).3
D. Theo Phật giáo và Ấn độ giáo thì cho rằng sau khi chết linh hồn đi đầu
thai trong một thân xác khác. Có hàng trăm ngàn kiếp luân hồi như thế trước
khi thóat khỏi ra vòng sinh tử. Kiếp sau thành những sinh vật thấp hơn hay
cao hơn tùy theo cuộc sống kiếp này xấu hay tốt.4
E. Có người cho rằng không có Thiên dàng địa ngục ở đâu xa phân cách
ngươi sống và kẻ chết. Đối với giác quan thì người chết là vô hình, nhưng
đối với người có một tâm thức được điều chỉnh để đồng điệu với các lực tâm
linh thì người chết không vô hình. Bằng chứng của quan điểm này là những
hiện tượng họ gọi là truyền thông với người chết, thần giao cách cảm, sự
cảm nhận của giác quan thứ sáu (theo những người duy linh - Spritualists).5
F. Có người nhìn nhận có sự bất tử. Nhưng lại không tin là có sự hình phạt
đời đời. Theo họ thì mọi người đương nhiên sẽ được cứu (Phái
Universalists). Nếu có ai mà trong cơ hội thứ hai ban cho họ hay trong lò
luyện tội mà vẫn không sửa đổi được thì ho sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn, không
còn hiện hữu dưới bất cứ hình thức nào ở bất cứ nơi nào nữa cả. (Quan niệm
bất tử có điều kiện - Conditional Immortality).6
G. Có người phủ nhận sự bất tử của linh hồn, nhưng lại tin có sự sống lại.
Họ cho rằng linh hồn hiện hữu một cách có ý thức bên ngoài thân xác là một
quan niệm Hy Lạp chứ không phải quan niệm của Kinh Thánh. Theo họ thì
linh hồn ở trạng thái ngủ, không có ý thức trong thời gian giữa sự chết và sự
sống lại. Con người toàn thể cả xác lẫn hồn đều chết khi tắt hơi và con người
toàn thể này sẽ được sống lại khi Chúa cho sống lại vào ngày cuối cùng
(quan điểm của phái Chứng Nhân Giê-hô-va. Hội Các Thánh Ngày Sau, Cơ
Đốc Phục Lâm, và một ít thần học gia hiện đại).7
H. Cuộc sống không thể lập lại được của chúng ta trên đất này quyết định
cho số phận tương lai đời đời của mình. Xác chết nhưng linh hồn vẫn hiện
hữu (sống) cách có ý thức trong sự hiện diện của Thiên Chúa hoặc trong sự
đau đớn cho đến ngày thể xác được làm cho sống lại. Theo Kinh Thánh thì
con người toàn diện này sẽ sống vĩnh viễn trong những điều kiện khác nhau
theo như sự đóan định công minh của Thiên Chúa. Có người sẽ bị đoán phạt,
hình phạt tùy theo mức độ họ chối bỏ chân lý thiêng liêng của Chúa. Có
người được ban vinh quang của Chúa Cứu Thế, bởi đức tin họ sẽ nhận được
phần Chúa ban tặng cho mình, và Chúa xét nhận tùy theo việc họ sử dụng
những ân sủng, khả năng mà Ngài đã ban cho họ. Họ sẽ được ở trong trời
mới và đất mới thật sự chứ không phải chỉ ở trong thiên đàng theo nghĩa
thiêng liêng (Cơ Đốc giáo chính thống).8
II. VẤN NẠN
Quan điểm nào trên đây trung thành với Kinh Thánh nhất? (Trả lời sau khi
đã làm phần III).
III. TRA XEM KINH THÁNH
A. Cái chết chấm dứt tất cả hay còn có sự sống bên kia mồ mã?
Thi Tv 23:4-6 RoRm 8:38-39 Tóm tắt và trả lời
TrGv 12:7 Và những câu khác trong những phần dưới đây LuLc 23:43
B. Sau khi chết, mỗi cá nhân đều tan biến vào trong một hữu thể phi ngã (cõi
không có phân biệt cá nhân) hay mỗi người vẫn giữ con người riêng mình?
Mat Mt 17:1-4 RoRm 2:3 (Xem thêm các câu phần D)
LuLc 9:30-33 HeDt 12:23 Mat Mt 22:23-32
Tóm tắt và trả lời
C. Mỗi linh hồn sẽ đi qua một chuỗi luân hồi, sinh ra nhiều lần, chết cũng
nhiều lần, hay chỉ có một lần sinh tử trên đất này mà thôi?
HeDt 9:26-27
D. Số phận đời đời của mỗi người được định đọat bởi dịp thứ hai họ có trong
lò luyện tội sau khi chết hay được định đoạt bởi đời sống trước khi chết?
Gie Gr 17:9-10 LuLc 16:19-31 IICo 2Cr 5:10
Mat Mt 13:36-45 GiGa 12:48 Tóm tắt ý
LuLc 9:23-26
E. Trong thời gian giữa chết và sống lại thì cả thể xác lẫn hồn đều ngủ hay
chỉ thể xác ngủ còn linh hồn thì sống có ý thức hoặc trong sự hiện diện của
Chúa hoặc trong sự đau đớn?
LuLc 16:22-31 IICo 2Cr 5:1-8 ITe1Tx 4:14
LuLc 23:43 Phi Pl 1:23
Tóm tắt ý
F. Thân xác của những người chết đã lâu đời có thể được làm sống lại
không?
Cong Cv 26:8 GiGa 11:39-44 IICo 2Cr 4:14
GiGa 5:25-29 ICo1Cr 15:12, 20-23
Tóm tắt ý
G. Thân thể được sống lại đó sẽ như thế nào? Liệt kê những điểm giống và
những điểm khác với thân thể hiện đang sống của chúng ta?
Mat Mt 22:30 LuLc 24:36-42 ICo1Cr 15:35-58
Mat Mt 28:9 GiGa 20:24-28
Tóm tắt ý
H. Tình trạng đời đời của những người cứ theo đuổi sự công bình riêng của
mình và từ chối sự yêu thương của Đức Chúa Trời sẽ ra sao? Phải chăng có
những mức độ hình phạt khác nhau?
Mat Mt 11:21-24 Mat Mt 25:42-46 KhKh 20:14
LuLc 12:47-48 IITe 2Tx 1:8, 9 KhKh 21:8
Mat Mt 10:28 Giu Gd 1:7 Tóm tắt ý
LuLc 12:5 KhKh 14:10
I. Những gì sẽ bị loại ra khỏi cõi sống đời đời của những người tin Chúa?
KhKh 21:1, 4, 22 KhKh 22:3, 5 KhKh 22:15
KhKh 21:23, 25 KhKh 21:8, 27
Tóm tắt ý.
Viết ra và học thuộc lòng RoRm 8:18
IV. KẾT LUẬN CỦA BẠN
Hãy tự tóm tắt những điểm chính về những gì xảy ra sau khi chết.
V. Ý NGHĨA
A. Cơ Đốc nhân nên đối diện sự chết với thái độ như thế nào?
B. Kết luận của bạn về vấn đề này (có gì sau khi chết) có tác dụng gì đến
việc bạn sử dụng đời sống của bạn hiện nay không?
C. Hạnh phúc trong đời này hoặc đời sau chính yếu là do có được nhiều của
cải vật chất hay do sự hợp thông với Thiên Chúa, phục vụ người khác và tái
tạo chính mình?
Ghi chú
Corliss, Lamont, The Illusion of Immortality (New York: G.P. Putnam’s
Sons 1935.
2 Wermher Von Braun “Immortality,” This Week Magazine (January 24,
1960), p. 2.
3 Robert M. Hutchins, ed. Great Books of the Western World (Chicago:
Encyclopedia Britannica, 1952) II, p. 792-794; Spinoza, Ethics , Part V,
Prop. 21-42 XXXI, pp. 458-463; Hegel, Philosophy of Right , Part III, par.
173 and 348, XLVI, pp. 61 and 111; Philosophy of History , XLVI, pp. 189,
212, 246-7, 254-5, 162-3, 274-5, 278-9 and 281-2.
4 G.T Manley and A, .S Neech “Hinduism,” The World’s Religions , ed. by
J. N. D. Anderson (London: Inter - Varsity Fellowship, 1950), pp. 107-110:
David Bentley-Taylor, “Buddhism,” Ibid ., pp.123-126; J. Stafford Wright,
Man In the Process of Time (Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1956), pp.
138-149.
5 Joseph P. Whitwell, “After Death-What?” What is Spiritualism ? ed. by
Emil C. Reichel (Milwaukee: National Spirtualist Association n. d.), pp. 18-
21; Ruth Montgomery, A Search for the Truth (New York: Willam Morrow,
Co., Bantam, 1968), pp. 219-235.
6 Seventh - Day Adventists Answer Questions on Doctrine (Washington DC
Review and Herald, 1957), pp. 509-609; Stewart D. E. Salmond, The
Christian Doctrine of Immortality (Edinburdh: T &T Clark, 1913); pp. 473-
524.
7 Let God Be True (New York: Watchtower Bible and Tract Society, 1952),
pp. 66-75; Oscar Cullmann, “Immortality, or Resurrection?” Christianity
Today , II (July 21, 1958) 3-6 and (August 18-1958), 13-17.
8 Harry Buls, The Doctrine of Eternal Punishment (Grand Rapids: Baker
Book House 1957) Willbur M. Smith, The Biblical Doctrine of Heaven
(Chicago: Moody Press, 1968).

You might also like