Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

8
HỆ THỐNG LÀM MÁT MÁY PHÁT, GỐI TRUC TURBINE,
HỆ THỐNG BƠM TIÊU THÁO CẠN

1. HỆ THỐNG LÀM MÁT MÁY PHÁT, GỐI TRUC TURBINE,


1.1. Mục đích:
Để tăng hiệu suất làm việc, duy trì được tuổi thọ của các thiết bị sinh nhiệt thì
phải làm mát, giải nhiệt cho các thiết bị. Do đó nhà máy Thuỷ điện Buôn Kuốp
được trang bị một hệ thống nước làm mát tổ máy gồm một tuyến cấp nước lấy từ
phía trước van chính, qua các bộ lọc và van giảm áp, sau đó phân chia thành các
nhánh cấp nước làm mát gió máy phát, làm mát các gối trên, gối dưới máy phát,
gối tua bin và làm mát dầu điều tốc. Nhánh cấp nước làm kín trục TB cũng được
lấy sau các bộ lọc chính trước van cấp nước chính, sau đó đi qua các bộ lọc tinh
để tách tạp chất.
1.2. Đặc điểm hệ thống:
Mỗi tổ máy được trang bị 2 bộ lọc chính & 2 bộ lọc tinh, trong đó mỗi cấp có
1 bộ làm việc & 1 bộ dự phòng. Các lưu lượng kế/ rơ le lưu lượng, rơle áp suất &
rơle nhiệt độ được trang bị để gửi tín hiệu giám sát & bảo vệ tổ máy khi tổ máy
vận hành. Hệ thống được trang bị các vòng phân phối nước làm mát với các van
phục vụ cho việc đảo chiều nước qua các bộ làm mát, nhằm thau rửa các lớp bẩn
bám vào thành ống dẫn (phá váng) để duy trì hiệu suất trao đổi nhiệt cho các bộ
làm mát trong hệ thống.
1.3. Đặc tính kỹ thuật chính:
− Áp suất nước làm mát định mức: 0.3 MPa
− Lưu Lượng nước định mức:
+ Làm mát gió MP : 354 m3/h
+ Gối trên MP : 2,4 m3/h
+ Gối dưới MP : 60 m3/h
+ Gối TB : 10.8 m3/h
+ Làm kín : 10.8 m3/h
− Bộ lọc chính: Lưu lượng 737 m3/h, lỗ lưới lọc: 2mm.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 57


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

− Bộ lọc tinh: Có khả năng tách được hạt cặn đến 30µ m, lưu lượng đến
3
16.2m /h.
1.4. Đặc điểm về kết cấu và làm việc của các phần tử chính:
1) Bộ lọc chính: Loại bộ súc lọc tự động, kiểu 6.18 của hãng BOLL & KIRCH.
Các thông số chính
+ Công suất lọc : 450-750 m3/h
+ Áp lực làm việc
: 1,6 Mpa
+ Độ mịn
:2 mm
+ Động cơ súc dửa
: 0,09 kW
+ Khối lượng bộ lọc
: 535 kg
Đặc điểm vận hành:
− Bộ lọc có miệng ống nước
vào (1), nước ra (3) và ống xả đáy (6)
− Bên trong bình lọc có vách
ngăn giữa khoang nước thô và nước
sau lọc, vách ngăn gồm các vành chắn trên, dưới và ống nối ở giữa. Các lõi lọc
được bố trí thành 1 vòng, hai đầu lõi lọc nối liền với các vành chắn trên và dưới.
− Một trục quay dẫn động bằng động cơ, có mang cơ cấu súc rửa sẽ
được kích hoạt tự động để súc rửa các lõi lọc khi cần.
− Bộ đo độ chênh áp suất nước giữa ngõ vào và ngõ ra sẽ gửi tín hiệu
đến mạch điều khiển, để điều khiển hoạt động tự động súc rửa của bộ lọc.
− Ở chế độ lọc: Nước thô sẽ được dẫn vào cửa (1) ở phía dưới vách
chắn, một nửa lượng nước sẽ dẫn thông lên phía trên bình lọc. Từ đây, nước sẽ
dẫn vào 2 đầu của các lõi lọc, nước đi qua các khe lưới lọc và được dẫn ra ngoài
qua cửa (3).
− Ở chế độ súc rửa: Van xả đáy sẽ được kích hoạt mở, đồng thời trục
mang cơ cấu súc rửa cũng được dẫn động quay. Cặp tay càng phía trên có mang
các nắp che, sẽ lướt qua đầu trên của từng cặp lõi lọc đối xứng nhau, làm tiết
giảm nước vào đầu trên của các lõi lọc. Vào lúc đó, cặp tay càng phía dưới sẽ
nối thông đầu dưới của cặp lõi lọc tương ứng với ống xả đáy. Khi đó dòng chảy
rối do tiết lưu từ đầu trên lõi lọc đi xuống đáy sẽ thau rửa bên trong lõi lọc, và
một phần nước ở khoang lọc cũng sẽ đi ngược vào khe lưới của lõi lọc làm sạch
toàn bộ bề mặt lưới. Quá trình súc rửa xảy ra với từng cặp lõi lọc, còn các lõi lọc

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 58


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

khác vẫn cho nước qua, nên bộ lọc vẫn có thể cấp nước bình thường cho hệ
thống.
2) Bộ lọc tinh:

Là loại bộ lọc xoáy đứng, kiểu SCV 1016 D (Hãng Jumag SA, Pháp)

Các thông số chính:


+ Công suất lọc : 10,5-16,2 m3/h
+ Áp lực làm việc : 1 MPa
+ Độ mịn : 30µ m
Đặc điểm làm việc:
Nước được dẫn vào bầu trên bộ
lọc theo phương tiếp tuyến, sau đó qua
các khe vào bầu lắng tách ở giữa. Tại
đây, dòng chảy tạo thành vòng xoáy,
nên các cặn bẩn có tỷ trọng lớn hơn
nước sẽ bị văng ra thành bình do lực ly
tâm, và quá trình lắng tách diễn ra.
Các cặn bẩn tách ly sẽ bị đẩy xuống
theo chiều dòng chảy, rồi được gom
giữ lại ở bầu dưới và được tháo ra
ngoài nhờ van xả tự động. Các cánh được trang bị ở bầu dưới để hãm chuyển
động xoay của cặn bẩn.
Tấm chặn bố trí phía trên bầu giữ cặn này có tác dụng đổi chiều dòng chảy.
Như vậy, xoáy nước sau khi tách ly khỏi cặn bẩn sẽ chuyển động ngược lên trên
để thoát ra ngoài qua ống đặt ở tâm bầu lắng tách.
3) Van giảm áp:
Có tác dụng duy trì áp lực ổn định cho hệ thống
phân phối nước làm mát.
4) Bộ làm mát gió MP:
Mỗi tổ máy có 8 BLM gió MP để gián tiếp làm
mát máy phát thông qua gió đối lưu trong buồng MP,
khi tổ máy vận hành. Khi rotor quay, các cánh quạt ở 2 đầu sẽ thổi gió nguội từ
ngoài vào trong máy phát. Nhờ bố trí các khe hẹp trong thân máy, gió nguội sẽ
thoát qua các khe và giải nhiệt cho máy phát, sau đó gió nóng sẽ qua BLM và
được giải nhiệt để ra ngoài tiếp tục chu trình mới. Chiều gió đối lưu thể hiện trên
bản vẽ lắp tổng thể máy phát.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 59


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Cấu tạo của BLM gió: Thông thường nó gồm nhiều ống dẫn nước làm mát bố
trí thành nhiều hàng, các ống có thể có các cánh tản nhiệt bên ngoài để tăng diện
tích trao đổi nhiệt với gió đi qua. Nước làm mát sẽ vào một ngăn ở bầu dưới
(hoặc trên) của BLM, và nhờ kết cấu phân phối trong BLM, nước sẽ đi lần lượt
qua các hàng ống trong BLM, rồi thoát ra ở một ngăn của bầu còn lại để ra ngoài.
5) Bộ làm mát gối trên:
Bộ làm mát gối trên gồm 1 ống HK đồng
20A được cuốn xoắn ốc 4 vòng ngâm trong bể
dầu gối trên. Khi trục máy quay, dầu bôi trơn
trong bể sẽ được cuốn vào khe ổ trượt và mang
nhiệt do ma sát trong ổ ra ngoài, đồng thời
trong quá trình đó, dòng dầu chuyển động trong
bể cũng sẽ trao đổi nhiệt với BLM. Như vậy
việc làm mát gối trục được thực hiện thông qua
làm mát dầu bôi trơn trong bể.

6) Bộ làm mát gối dưới:


Có 2 BLM dầu đặt bên ngoài gối MP, dùng để làm mát dầu bôi trơn tuần
hoàn trong quá trình vận hành tổ máy.
BLM dầu (Xem Bvẽ BK-5040-022) có dạng hình trụ đứng, cấu tạo gồm 2
tấm ngăn bên trong với nhiều ống đồng liên kết 2 tấm ngăn tạo sự liên thông giữa
bầu trên & dưới của BLM. Bầu dưới lại có vách ngăn đôi, một phía nối với ống
nước vào, phía kia nối với ống nước ra. Không gian trống trong bầu giữa sẽ được
nối với ống dẫn dầu vào ở phía dưới & ống dẫn dầu ra ở phía trên.
Nước làm mát được dẫn vào 1 phía của bầu dưới, sau đó đi trong các ống dẫn
lên bầu trên, rồi theo các ống dẫn xuống ngõ xả của bầu dưới để ra ngoài. Trong
quá trình chảy qua ống dẫn đặt trong bầu giữa, nước sẽ giải nhiệt cho dầu bôi trơn
bao bên ngoài thành ống.
Quá trình tuần hoàn của dầu bôi trơn qua BLM như sau: Khi tổ máy VH, dầu
nóng trong bể sẽ nổi lên. Lớp dầu phía trên sẽ được ly tâm qua các lỗ trên bích
lắp mặt gương, vào khoang bao các ổ hướng, tại đây dầu tiếp tục bôi trơn và giải
nhiệt cho ổ hướng rồi thoát qua các nhánh ống ra ngoài. Các nhánh ống dầu nóng
đó sẽ được góp lại thành ống dẫn chung, rồi đi qua 2 BLM. Sau đó dầu nguội sẽ
được dẫn trở lại đáy bể gối để tiếp tục chu trình bôi trơn mới.
7) Bộ làm mát gối TB:

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 60


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Gối trục TB được trang bị 8 BLM ngâm trong bể dầu để làm mát dầu bôi trơn
gối trục. (Xem bvẽ BK-5070-018)

Cấu tạo của BLM: Gồm 2 bầu trên và dưới nối với nhau bằng các ống đồng.
Bầu trên có vách ngăn đôi, mỗi phía chứa một nửa ống trao đổi nhiệt, một phía
nối với ống nước vào, phía kia nối với ống nước ra. Nước vào một phía của bầu
trên, đi qua nửa số ống dẫn nhiệt của BLM xuống khoang dưới, sau đó sẽ theo
nửa số ống dẫn nhiệt còn lại để lên phía kia của bầu trên ra ngoài.

− Nước làm mát từ ngoài sẽ rẽ theo 2 nhánh, mỗi nhánh được dẫn nối
tiếp qua 4 BLM, rồi theo các nhánh góp lại thành ống xả chung ra ngoài.
− Sự tuần hoàn của dầu bôi trơn qua các BLM như sau: Dầu nguội ở lớp
đáy bể của khoang gối sẽ được ly tâm qua các lỗ ở vành ống lót vào khoang bao
các bạc trượt. Tại đây, dầu sẽ được cuốn vào bôi trơn ổ trượt và giải nhiệt cho ổ.
Dầu nóng thoát lên trên và tràn qua các lỗ vào khoang trên của các BLM, sau đó
sẽ chảy xuống khoang dưới & giải nhiệt qua các BLM để trở lại khoang gối.
8) Bộ làm mát dầu điều tốc:
Có nhiệm vụ giải nhiệt cho dầu trong bể chứa dầu xả khi cần thiết. Dầu sẽ
được luân chuyển tuần hoàn từ bể chứa qua BLM và trở lại bể chứa nhờ 1 bơm
dầu, nước đi vào BLM thông qua các van solenoid được kích mở cùng lúc với
bơm dầu tuần hoàn nói trên.

9) Bộ làm kín trục TB:


Bộ làm kín trục có tác dụng chèn không cho nước bẩn từ buồng BXCT đi lên
khe hở giữa trục và nắp TB. Nó thuộc kiểu chèn kín bao quanh trục bằng các lớp
tếch chèn (loại đay bố tẩm mỡ). Nước sạch cấp vào bộ làm kín trục để làm mát &
làm giảm mài mòn cho bộ phận này. Nước cấp đến bộ chèn sẽ vào 1 bộ phân phối
nước bao quanh trục. Sau khi giải nhiệt cho cụm này, nước làm mát một phần sẽ
bị đẩy xuống buồng bánh xe công tác, một phần sẽ thoát lên trên nắp buồng xoắn
và được dẫn về bể chứa nước rỉ. Đây là lượng nước rỉ chủ yếu sinh ra trong hệ
thống nước rỉ.
1.5. Đặc điểm vận hành các thiết bị
1) Khi tổ máy vận hành bình thường:
−Đảo chiều nước qua các bộ làm mát: Việc thao tác van nên tiến hành nhanh &
đồng bộ để không làm gián đoạn dòng chảy qua các BLM. Tuy nhiên, trong quá
trình thao tác, có thể sẽ xảy ra báo động lưu lượng thấp, cần lưu ý theo dõi để có
cách ứng xử phù hợp.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 61


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

−Điều chỉnh lưu lượng nước làm mát: Việc điều chỉnh lưu lượng nước làm mát
qua tuyến chung hoặc một số nhánh để có 1 chế độ vận hành tối ưu, được thực
hiện theo nguyên tắc mở hoàn toàn van vào tuyến cấp & tiết lưu ở van ra.
−Giám sát hoạt động của bộ lọc chính: Ở chế độ VH tự động, rơle đo chênh áp
giữa nước vào & ra được cài đặt ở giá trị nhất định nào đó sẽ kích hoạt khi rác
bám ở bộ lọc nhiều. Nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển bộ lọc để chuyển
đổi bộ lọc sang chế độ súc rửa, đồng thời cũng gửi tín hiệu báo động đến hệ thống
giám sát tổ máy. Thời gian súc rửa tự động được cài đặt trước & thường ngắn,
nên việc sụt giảm lưu lượng cấp cho hệ thống trong thời gian đó có thể vẫn nằm
trong giới hạn cho phép.
−Trường hợp hoạt động súc rửa tự động diễn ra thường xuyên, thì phải đến nơi để
kiểm tra, xác định nguyên nhân và nên chuyển bộ lọc dự phòng vào VH, rồi án
động bộ lọc này để tháo ra súc rửa, bảo trì.
−Giám sát hoạt động của bộ lọc tinh: Van xả đáy của bộ lọc tinh được điều khiển
hoạt động theo chu kỳ đã cài đặt trước. Hoạt động này thường không ảnh hưởng
đến nhu cầu cấp nước làm kín tổ máy. Tuy nhiên, nếu có sự cố báo động áp suất
thấp ở nhánh cấp nước làm kín thì phải đến nơi xác định nguyên nhân. Trong tình
huống đó, cho phép đưa thêm bộ lọc dự phòng vào làm việc để duy trì hoạt động
bình thường của tổ máy & báo PXSC kiểm tra để có kế hoạch bảo trì hệ thống.
2) Khi khởi động và dừng máy:
−Van cấp nước chung vận hành bằng động cơ sẽ được điều khiển mở tự động
trong giai đoạn chuẩn bị chạy máy & sẽ đóng tự động trong giai đoạn dừng máy.
−Trong giai đoạn chuẩn bị khởi động, thường thì sau khi mở van cấp nước chung,
tổ máy sẽ chuyển sang trạng thái sẵn sàng chỉ khi tín hiệu từ tất cả các rơle lưu
lượng, rơle áp suất đều bình thường.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 62


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

2. HỆ THỐNG NƯỚC RỈ VÀ TIÊU THÁO CẠN


2.1. Tổng quát:
Hệ thống gồm 2 cụm
Cụm thu nước rỉ: Sẽ gom nước rỉ từ hệ thống làm kín tổ máy, van chính và
nước rỉ từ các tầng sàn xuống hố trung gian. Tại đây, nước sẽ lắng tách và chảy
qua khoang chứa nước rồi được bơm nước rỉ bơm ra kênh hạ lưu. Phần dầu nếu
có sẽ được tràn qua hố chứa dầu & được bơm dầu rỉ bơm về bể chứa để xử lý.
Cụm tiêu tháo cạn: Gồm hố tháo cạn, trong đó bố trí 2 bơm tiêu và thiết bị đo
mực nước để giám sát & điều khiển tự động các bơm tiêu. Hệ thống này sẽ hoạt
động trong trường hợp tháo cạn nước từ tổ máy hoặc khi nước rỉ tràn sang do các
bơm nước rỉ bị quá tải hoặc sự cố. Ngoài ra, hệ này còn có bơm tiêu khẩn cấp đặt
ở sàn 293.0 để dự phòng cho sự cố ngập nước trong Nhà máy.
2.2. Đặc tính kỹ thuật chính:
−Bơm tiêu:
+ Kiểu bơm : giếng sâu.
+ Lưu lượng : 300 m3/h.
+ Cột nước : 40m.
+ Động cơ bơm : 43,3kW
+ Tấc độ : 1450 v/p
+ Tần số : 50Hz
+ Điện áp : 400V
−Bơm nước rỉ 1:
+ Kiểu bơm : chìm.
+ Lưu lượng : 150 m3/h.
+ Cột nước : 37.5m.
+ Động cơ bơm : 30kW
+ Tần số :50 Hz
+ Điện áp : 400V
−Bơm dầu rỉ 2:
+ Kiểu bơm : bánh răng có động cơ.
+ Lưu lượng : 4m3/h.
+ Cột áp : 40m.
+ Động cơ :2,2kW

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 63


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

+ Tấc độ : 1450 v/p


+ Tần số : 50Hz
+ Điện áp : 400V
−Bơm dầu rỉ 3:
+ Kiểu bơm : chìm.
+ Lưu lượng : 200 m3/h.
+ Cột áp : 30m.
+ Động cơ :45 kW
+ Tấc độ : 1450 v/p
+ Tần số : 50Hz
+ Điện áp : 400V
−Van xả hầm: Có 2 van tay kích cỡ DN300, một là van bướm & 1 van cửa.
−Van xả draft tube: là loại van đầu chụp, kích cỡ DN300, đóng mở bằng xylanh
dầu áp lực, vận hành bằng bơm tay.
2.3. Đặc điểm kết cấu của các thiết bị chính:
Hệ thống thoát nước rỉ tự nhiên của tổ máy: Nước rỉ trên nắp TB sẽ được dẫn
theo 1 ống xả xuyên qua cánh stator TB về hố nước rỉ. Nước rỉ ra từ trục van
bướm sẽ được gom & dẫn về hố nước rỉ bởi ống thu nước rỉ ở sàn đặt van bướm
(CT 294.5m)
Hệ thống thoát nước rỉ khẩn cấp của tổ máy: Gồm 2 bơm chìm để dự phòng
cho sự cố ngập buồng TB. Bơm vận hành tự động nhờ công tắc dạng phao gắn
trên bơm để thoát nhanh nước ngập trên nắp TB về hố nước rỉ.
Van xả của draft tube: (Bvẽ BK-5070-105 và BK-5070-1059&060)
Hộp van được bố trí bên cạnh draft tube tại mặt cắt qua điểm thấp nhất và
được trang bị lưới chắn rác tháo lắp được. Van thuộc kiểu nút (Plug valve), dẫn
động bằng xylanh thủy lực và được điều khiển bằng bơm dầu lắc tay.
Bơm nước rỉ: (catologue) Thuộc kiểu bơm chìm ly tâm, được lắp nối với bệ
ống thoát nước bằng khớp nối tự động, để thuận tiện cho công tác bảo trì & thay
thế.
Các thiết bị đo mức dầu & nước: kiểu phao với một số tiếp điểm để gửi tín
hiệu điều khiển các bơm hoặc cảnh báo mức cao.
Thiết bị cảm biến dầu lẫn trong nước:
2.4. Vận hành hệ thống:
Hoạt động bình thường của hệ thống nước rỉ:

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 64


Phóc tr×nh tËp sù Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Ở hố nước rỉ, tùy theo mức nước dâng lên trong hố mà các bơm được khởi động
tuần tự theo một thứ tự ưu tiên có thể chuyển đổi được.
Khi có dầu lẫn trong nước (do dầu rỉ từ gối TB hoặc từ hệ điều khiển van
bướm), cảm biến dầu-nước sẽ cô lập mạch khởi chạy bơm nước rỉ ở mức thấp cho
tới khi đạt mức cho phép dầu tràn qua hố chứa dầu, thì rơle mức nước cao mới
khởi chạy bơm nước rỉ.
Dầu trong hố chứa dầu rỉ khi đạt mức cao thì rơle mức dầu sẽ gửi tín hiệu báo
động & phải vận hành bơm dầu để chuyển về bể dầu rỉ ở sàn 296.0m để xứ lý.
Hoạt động của bơm nước rỉ khẩn cấp ở buồng TB: Khi nước rỉ trên nắp TB không
thoát kịp qua ống dẫn nước rỉ về hố chung, và mức nước rỉ dâng cao trên nắp TB,
thì thiết bị đo mức nước sẽ gửi tín hiệu báo động, đồng thời 2 bơm nước rỉ trong
buồng TB cũng hoạt động do tác động của công tắc phao, các bơm này sẽ bơm
chuyển nước nhanh về hố rỉ.
Tháo nước trong ống xả (draft tube) của TB: Khi tổ máy dừng và van hạ lưu
đã được đóng hoàn toàn, ta tháo khóa trên xylanh van, chuyển đổi vị trí van phân
phối trên bơm, bơm dầu (bằng tay) để mở van và khóa van ở vị trí đã mở.
Tháo nước đường hầm: Sau khi dừng máy & đóng cửa van vận hành CNN,
nước trong đường hầm sẽ được tháo qua van xả hầm đổ vào ống khuỷu TB để ra
ngoài kênh hạ lưu. Khi mực nước trong hầm cân bằng với mực nước hạ lưu, thì ta
đóng cửa van hạ lưu lại và mở van tháo nước từ draft tube về hố tháo cạn để bơm
tiêu thoát ra ngoài.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 65

You might also like