Khái niệm về mạng WIFI

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

I> Khái niệm về mạng WIFI

Wi-Fi hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng


sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Hệ
thống này đã hoạt động ở một số sân bay, quán cà phê, thư viện
hoặc khách sạn... . Hệ thống cho phép truy cập Internet tại những
khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến cáp
nối. Ngoài các điểm kết nối công cộng (hotspots), WiFi có thể được
thiết lập ngay tại nhà riêng. Người dùng có thể sử dụng các máy tính
xách tay, PDA, ĐTDĐ có hỗ trợ công nghệ Wi-Fi để truy cập Internet
không dây (trong tầm khoảng 100m) tại các điểm kết nối Wi-Fi dễ
dàng. Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical
and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều
giao thức kỹ thuật khác nhau, và nó sử dụng một hệ thống số nhằm
phân loại chúng, 3 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay là
802.11a/b/g.

II> Bảo mật cho WIFI


Một key hay mật khẩu bảo mật mạng có thể giúp người dùng
bảo vệ mạng Wifi trước kiểu truy cập trái phép này.

Tiến trình tạo key bảo mật mạng rất đơn giản, chúng ta chỉ
cần thực hiện theo hướng dẫn của wizard Set Up a
Network.

Để khởi chạy wizard Set Up a Network, click vào menu


Start | Control Panel, hoặc nhập network vào hộp Search,
nhấn Enter. Sau đó click vào Network and Sharing
Center | Set up a new connection or network | Set up
a new network.

Lưu ý:
Chúng ta không nên sử dụng Wired Equivalent Privacy (WEP)
làm phương thức bảo mật mạng Wifi, thay vào đó nên sử
dụng Wifi Protected Access (WPA hay WPA2) vì khả năng bảo
mật của nó mạnh hơn rất nhiều.

Nếu WPA hay WPA2 không hoạt động chúng ta cần thay thế
Adapter mạng bằng một Adapter khác có khả năng vận hành
với WPA hay WPA2. Ngoài ra, tất cả các thiết bị mạng, máy
tính, router, và điểm truy cập phải hỗ trợ WPA hay WPA2.

Các phương pháp mã hóa của mạng Wifi

Hiện có ba phương thức mã hóa mạng Wifi, gồm: Wifi


Protected Access (WPA và WPA2), WEP và 802.1x. Sau đây
chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hai phương thức Wifi Protected
Access và WEP. Do phương thức 802.1x thường được áp
dụng cho mạng doanh nghiệp nên sẽ không được nhắc đến ở
đây.

Wifi Protected Access (WPA và WPA2)

WPA và WPA 2 yêu cầu người dùng cung cấp một key bảo
mật để thực hiện kết nối. Khi key này đã được xác thực, mọi
dữ liệu mới được gửi đi giữa các máy tính hay thiết bị, và
điểm truy cập này sẽ được mã hóa.

Có hai phương pháp thẩm định quyền WPA, gồm WPA và


WPA2. Nếu có thể, tốt nhất nên sử dụng WPA2 bởi vì đây là
phương pháp bảo mật nhất. Hầu hết mọi Adapter Wifi mới
đều hỗ trợ WPA và WPA2, tuy nhiên một số Adapter cũ chưa
hỗ trợ công nghệ này. Trong WPA-Personal và WPA2-
Personal, mỗi người dùng được được trao cùng một mật
khẩu. Đây là chế độ nên áp dụng cho mạng gia đình. WPA-
Enterprise và WPA2-Enterprise được thiết kế để sử dụng với
máy chủ thẩm định quyền 802.1x giúp phân phối các key
khác nhau cho mỗi người dùng. Phương pháp này thường
được sử dụng trong những mạng doanh nghiệp.

Wired Equivalent Privacy (WEP)

WEP là một phương pháp bảo mật mạng truyền thống hiện
vẫn được hỗ trợ cho các thiết bị cũ, tuy nhiên phương pháp
này không còn là sự lựa chọn hàng đầu khi bảo mật mạng.
Khi WEP được kích hoạt, người dùng có thể cài đặt một key
bảo mật mạng. Key này sẽ mã hóa dữ liệu được gửi đi giữa
các máy tính qua mạng này. Tuy nhiên, khả năng bảo mật
của WEP lại rất dễ bị qua mặt.

WEP bao gồm hai loại: Open system authentication (OSA -


thẩm định hệ thống mở) và Shared key authentication (SKA -
thẩm định key chia sẻ). Cả hai loại này đều không có khả
năng bảo mật mạnh, tuy nhiên OSA vẫn có khả năng bảo
mật cao hơn so với SKA. Với hầu hết máy tính hỗ trợ Wifi và
các điểm truy cập Wifi, key của SKA giống như key mã hóa
tĩnh của WEP, đây là key mà người dùng sử dụng để bảo mật
mạng. Một người dùng nào đó có thể lấy thông báo của một
tiến trình thẩm định key chia sẻ thành công có thể sử dụng
các công cụ phân tích để xác định key của SKA, sau đó xác
định được key mã hóa WEP tĩnh. Khi đó người dùng này sẽ có
toàn quyền truy cập vào mạng. Vì lí do này, Windows 7
không hỗ trợ khả năng cài đặt tự động mạng sử dụng SKA
của WEP.

Nếu không chú ý tới điều này và vẫn muốn sử dụng SKA của
WEP, chúng ta có thể thực hiện các bước sau để tạo thủ công
một profile mạng sử dụng SKA của WEP:

1. Trước tiên, mở Network and Sharing Center bằng cách


vào menu Start | Control Panel | Network and Sharing
Center.

2. Click vào liên kết Set up a new connection or network.

3. Click tiếp vào liên kết Manually connect to a wireless


network. Nhấn Next trên wizard xuất hiện.

4. Trên trang Enter information for the wireless


network you want to add, lựa chọn WEP cho Security
type.
5. Nhập những thông tin yêu cầu còn lại trên trang rồi nhấn
Next.

6. Click vào nút Change connection settings.

7. Chọn tab Security trên hộp thoại xuất hiện. Tại đây nhấn
nút Shared.

8. Click OK rồi click tiếp Close.

Xian (Theo Microsoft) Trang chủ 2-Ték! Thủ Thuật Bảo vệ


mạng wifi an toàn
Bảo vệ mạng wifi an toàn
T.N
Chương trình Network Magic sẽ vẽ ra một bản đồ tất cả các thiết
bị đang hiện diện trên hệ thống mạng của bạn bao gồm máy
tính, máy chủ, máy in và các thiết bị khác. Nhờ vậy bạn có thể
dễ dàng xác định kẻ "ẩn danh" để có phương án thích hợp bảo
vệ cho đường truyền của mình.
Thiết lập các cài đặt

Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn bắt đầu cài đặt cho Network Magic. Mục
đầu tiên, sau khi chương trình dò được Rounter trên hệ thống của
bạn, hãy đánh dấu chọn Continue Without Entering Username and
Password. Nhấn Next để qua bước tiếp theo. Bước này, bạn hãy
điền email của bạn để chương trình có thể gởi cảnh báo cho bạn.

Bạn nhấn Next để qua bước cuối cùng và nhấn Finish.


Bạn chạy tập tin Patch1 và chọn tập tin nmmagic.exe. Nhấn Patch.
Tiếp theo, bạn chạy tập tin Patch2 và chọn tập tin nmapplb.dll. Quá
trình Patch thành công thì bạn có thể sử dụng chương trình lâu dài.
Quản lý tài nguyên chia sẻ toàn mạng.
Khi tham gia mạng không dây, nguy cơ rò rỉ dữ liệu sẽ rất cao. Vì thế,
bạn có thể quản lý tài nguyên chia sẻ thông qua mục Shared Folders.
Khi đó, mọi tài nguyên chia sẻ có thể sẽ được hiện diện. Để quản lý,
bạn toàn quyền quyết định chấm dứt chia sẻ hoặc sử dụng chức
năng convert (thông qua menu phải chuột) để chuyển qua việc sử
dụng Network Magic để chia sẻ theo cơ chế bảo mật của chương
trình và chia sẻ trực tiếp thông qua cài đặt Net2go. Cài đặt này bạn
cần tham khảo thêm hướng dẫn cho từng loại modem cụ thể.

Các chức năng chính của chương trình thể hiện trên màn
hình
Chia sẻ bảo mật thư mục
Từ một thư mục bất kỳ trong máy tính, bạn click phải, chọn Add to
Network Magic Folder. Khi đó, bạn có thể chia sẻ cho toàn mạng
thông qua bảo mật bằng mật khẩu với tiện ích Net2go. Tương tự như
thế, bạn cũng có thể dừng chia sẻ đối với bất kỳ tài nguyên mạng
thông qua lựa chọn Stop Sharing This Folder.
Cảnh báo đối với các "vị khách" không mời
Tại thẻ Network Map, bạn sẽ thấy toàn bộ danh sách các thiết bị kết
nối trong mạng của mình. Bạn chọn Tools -> Options. Sau đó, chọn
vào tab "Notifications" và đánh dấu chọn mục "A new device joins the
network". Ngoài ra, các mục chọn khác bạn cũng nên chọn hết ngoại
trừ mục cuối.
Việc cuối cùng là nhấn vào tab "Security" và đánh dấu chọn
"Automatically track new devices as Intruders" để theo dõi từng cử
chỉ hành động của kẻ xâm nhập. Điều này rất hữu hiệu trong trường
hợp việc xâm nhập xảy ra trong lúc bạn rời khỏi bàn làm việc.
Khi phát hiện những vị khách có “hành động quá khích” như sử dụng
quá nhiều băng thông đường truyền, lục lọi lung tung trong toàn bộ
tài liệu chia sẻ trên mạng thì bạn có thể sử dụng chức năng Wireless
Protection để gởi cảnh báo toàn mạng và bảo mật cho mạng của
mình. Lưu ý, để sử dụng chức năng này, bạn cần có tài khoản của
Rounter để có thể thiết lập. Chương trình sẽ hỗ trợ cho bạn bảo mật
thông qua WEP và WPA, hoặc giới hạn băng thông thông qua địa chỉ
Mac, thay đổi SSID... Thiết lập tùy vào từng loại modem cụ thể và
bạn có thể tham khảo thêm qua manual của modem hoặc ISP.
Chức năng kiểm tra đường truyền
Từ khung chính của chương trình, bạn có thể chọn vào Test Internet
Connection để kiểm tra băng thông đường truyền thực tế sử dụng.
Bạn cần chọn một Server bất kỳ để Network Magic có thể kiểm tra
chính xác và cho bạn thông số đúng với thực tế. Network Magic dung
lượng 9MB. Bạn có thể download phần mềm dùng thử tại địa chỉ:
http://www.thongtincongnghe.com/software/184

Vuong.snappages.com

III> Các chuẩn WIFI

Trong lúc Hiệp hội Wi-Fi (Wi-Fi Alliance), các tổ chức và các
nhà sản xuất đang cùng bàn thảo để cho ra đời các đặc tả kỹ
thuật cuối cùng cho chuẩn 802.11n đầy hứa hẹn, chúng ta
cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các
chuẩn Wi-Fi. Hiểu rõ các đặc điểm của từng chuẩn, chúng ta
sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, để chọn lựa cho mình một sản
phẩm "ưng ý" hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và túi
tiền. Sau đây là các chuẩn Wi-Fi thời "khai sinh" đến nay.
802.11

Năm 1997, Viện kỹ sư điện và điện tử (IEEE- Institute of


Electrical and Electronics Engineers) đưa ra chuẩn mạng nội
bộ không dây (WLAN) đầu tiên – được gọi là 802.11 theo tên
của nhóm giám sát sự phát triển của chuẩn này. Lúc này,
802.11 sử dụng tần số 2,4GHz và dùng kỹ thuật trải phổ trực
tiếp (Direct-Sequence Spread Spectrum-DSSS) nhưng chỉ hỗ
trợ băng thông tối đa là 2Mbps – tốc độ khá chậm cho hầu
hết các ứng dụng. Vì lý do đó, các sản phẩm chuẩn không
dây này không còn được sản xuất nữa.

802.11b

Từ tháng 6 năm 1999, IEEE bắt đầu mở rộng chuẩn 802.11


ban đầu và tạo ra các đặc tả kỹ thuật cho 802.11b. Chuẩn
802.11b hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, ngang với tốc độ
Ethernet thời bấy giờ. Đây là chuẩn WLAN đầu tiên được
chấp nhận trên thị trường, sử dụng tần số 2,4 GHz. Chuẩn
802.11b sử dụng kỹ thuật điều chế khóa mã bù
(Complementary Code Keying - CCK) và dùng kỹ thuật trải
phổ trực tiếp giống như chuẩn 802.11 nguyên bản. Với lợi
thế về tần số (băng tần nghiệp dư ISM 2,4GHz), các hãng sản
xuất sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất.

Nhưng khi đấy, tình trạng "lộn xộn" lại xảy ra, 802.11b có
thể bị nhiễu do lò vi sóng, điện thoại “mẹ bồng con” và các
dụng cụ khác cùng sử dụng tần số 2,4GHz. Tuy nhiên, bằng
cách lắp đặt 802.11b ở khoảng cách hợp lý sẽ dễ dàng tránh
được nhiễu. Ưu điểm của 802.11b là giá thấp, tầm phủ sóng
tốt và không dễ bị che khuất. Nhược điểm của 802.11b là tốc
độ thấp; có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng.
802.11a

Song hành với 802.11b, IEEE tiếp tục đưa ra chuẩn mở rộng
thứ hai cũng dựa vào 802.11 đầu tiên - 802.11a. Chuẩn
802.11a sử dụng tần số 5GHz, tốc độ 54Mbps tránh được can
nhiễu từ các thiết bị dân dụng. Đồng thời, chuẩn 802.11a
cũng sử dụng kỹ thuật trải phổ khác với chuẩn 802.11b - kỹ
thuật trải phổ theo phương pháp đa phân chia tần số trực
giao (Orthogonal Frequency Division Multiplexing-OFDM).
Đây được coi là kỹ thuật trội hơn so với trải phổ trực tiếp
(DSSS). Do chi phí cao hơn, 802.11a thường chỉ được sử
dụng trong các mạng doanh nghiệp, ngược lại, 802.11b thích
hợp hơn cho nhu cầu gia đình. Tuy nhiên, do tần số cao hơn
tần số của chuẩn 802.11b nên tín hiện của 802.11a gặp
nhiều khó khăn hơn khi xuyên tường và các vật cản khác.
Do 802.11a và 802.11b sử dụng tần số khác nhau, hai công
nghệ này không tương thích với nhau. Một vài hãng sản xuất
bắt đầu cho ra đời sản phẩm "lai" 802.11a/b, nhưng các sản
phẩm này chỉ đơn thuần là cung cấp 2 chuẩn sóng Wi-Fi
cùng lúc (máy trạm dùng chuẩn nào thì kết nối theo chuẩn
đó).

Ưu điểm của 802.11a là tốc độ nhanh; tránh xuyên nhiễu bởi


các thiết bị khác. Nhược điểm của 802.11a là giá thành cao;
tầm phủ sóng ngắn hơn và dễ bị che khuất.

802.11g

Năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ chuẩn mới
hơn được gọi là 802.11g nổi lên trên thị trường; chuẩn này cố
gắng kết hợp tốt nhất 802.11a và 802.11b. 802.11g hỗ trợ
băng thông 54Mbps và sử dụng tần số 2,4GHz cho phạm vi
phủ sóng lớn hơn. 802.11g tương thích ngược với 802.11b,
nghĩa là các điểm truy cập (access point –AP) 802.11g sẽ làm
việc với card mạng Wi-Fi chuẩn 802.11b...

Tháng 7/2003, IEEE phê chuẩn 802.11g. Chuẩn này cũng sử


dụng phương thức điều chế OFDM tương tự 802.11a nhưng
lại dùng tần số 2,4GHz giống với chuẩn 802.11b. Điều thú vị
là chuẩn này vẫn đạt tốc độ 54Mbps và có khả năng tương
thích ngược với chuẩn 802.11b đang phổ biến.

Ưu điểm của 802.11g là tốc độ nhanh, tầm phủ sóng tốt và


không dễ bị che khuất. Nhược điểm của 802.11g là giá cao
hơn 802.11b; có thể bị nhiễu bởi các thiết bị gia dụng.

802.11n

Chuẩn Wi-Fi mới nhất trong danh mục Wi-Fi là 802.11n.


802.11n được thiết kế để cải thiện tính năng của 802.11g về
tổng băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín
hiệu không dây và anten (gọi là công nghệ MIMO-multiple-
input and multiple-output). Khi chuẩn này hoàn thành,
802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ lên đến 100Mbps. 802.11n cũng
cho tầm phủ sóng tốt hơn các chuẩn Wi-Fi trước đó nhờ tăng
cường độ tín hiệu. Các thiết bị 802.11n sẽ tương thích ngược
với 802.11g.

Ưu điểm của 802.11n là tốc độ nhanh nhất, vùng phủ sóng


tốt nhất; trở kháng lớn hơn để chống nhiễu từ các tác động
của môi trường. Nhược điểm của 802.11n là chưa được phê
chuẩn cuối cùng; giá cao hơn 802.11g; sử dụng nhiều luồng
tín hiệu có thể gây nhiễu với các thiết bị 802.11b/g kế cận.
Các đặc điểm kỹ thuật của IEEE 802.11
802.11a 802.11b 802.11g 802.11n
Năm phê Tháng Tháng Tháng
Chưa
chuẩn 7/1999 7/1999 6/2003
Tốc độ tối 300Mbps
54Mbps 11Mbps 54Mbps
đa hay cao hơn
DSSS hay DSSS hay
DSSS hay
Điều chế OFDM CCK hay CCK hay
CCK
OFDM OFDM
Dải tần số
2,4GHz hay
trung tần 5GHz 2,4GHZ 2,4GHZ
5GHz
(RF)
Spatial
1 1 1 1, 2, 3 hay 4
Stream
Độ rộng
20 MHz hay
băng 20MHz 20MHz 20MHz
40 MHz
thông

1. Re: Các chuẩn mạng Wi-Fi

Đừơng đến đích của 802.11n dù gặp khá nhiều vấn đề, nhưng cuối cùng cũng đã
thông. Giờ đây, chúng ta có thể mạnh tay đầu tư cho các thiết bị Wi-Fi chuẩn 802.11n
chính thức.

Dù ra đời khá lâu và có nhiều công nghệ cạnh tranh nhưng Wi-Fi vẫn là một công
nghệ thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng bởi tính phổ biến và tiện dụng của
nó. Với kỹ thuật và công nghệ luôn được cập nhật và cải tiến, Wi-Fi tiếp tục tiến lên
một tầm cao mới với chuẩn IEEE 802.11n. Chuẩn mới này có gì cải tiến so với các
chuẩn trước nó (802.11a/b/g)?

Điểm mới của chuẩn 802.11n

Update : Chi tiết về 802.11n chính thức


Một trong những điều mong đợi nhất của người dùng thiết bị đầu cuối Wi-Fi không gì
khác ngoài tốc độ và tầm phủ sóng. Theo đặc tả kỹ thuật, chuẩn 802.11n có tốc độ lý
thuyết lên đến 600Mbps (cao hơn 10 lần chuẩn 802.11g) và vùng phủ sóng rộng
khoảng 250m (cao hơn chuẩn 802.11g gần 2 lần, 140m). Hai đặc điểm then chốt này
giúp việc sử dụng các ứng dụng trong môi trường mạng Wi-Fi được cải tiến đáng kể,
phục vụ tốt cho nhu cầu giải trí đa phương tiện, nhiều người dùng có thể xem phim
chất lượng cao (HD, Full HD, Full HD 3D...), gọi điện thoại qua mạng Internet (VoIP),
tải tập tin dung lượng lớn đồng thời... mà chất lượng dịch vụ và độ tin cậy vẫn luôn
đạt mức cao.

Hình 1: Logo chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn 802.11n

Bên cạnh đó, chuẩn 802.11n vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược với các sản
phẩm trước đó, chẳng hạn, nếu sản phẩm Wi-Fi chuẩn n sử dụng đồng thời hai tần số
2,4GHz và 5GHz thì sẽ tương thích ngược với các sản phẩm chuẩn 802.11a/b/g.

Chuẩn 802.11n đã được IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) phê
duyệt đưa vào sử dụng chính thức và cũng đã được Hiệp hội Wi-Fi (Wi-Fi Alliance)
kiểm định và cấp chứng nhận cho các sản phẩm đạt chuẩn. Chứng nhận chuẩn Wi-Fi
802.11n là bước cập nhật thêm một số tính năng tùy chọn cho 802.11n dự thảo 2.0
(draft 2.0, xem thêm bài viết ID: A0905_100) được Wi-Fi Alliance bắt đầu từ hồi tháng
6/2007; các yêu cầu cơ bản (băng tần, tốc độ, MIMO, các định dạng khung, khả năng
tương thích ngược) không thay đổi. Đây là tin vui cho những ai đang sở hữu thiết bị
đạt chứng nhận 802.11n draft 2.0. Chứng nhận Wi-Fi n vẫn đảm bảo cho hơn 700 sản
phẩm được cấp chứng nhận draft 2.0 trước đây (gồm máy tính, thiết bị điện tử tiêu
dùng như tivi, máy chủ đa phương tiện (media server) và các thiết bị mạng). Tất cả
thiết bị được cấp chứng nhận dạng draft n có đủ điều kiện để sử dụng logo "Wi-Fi
CERTIFIED n" mà không cần phải kiểm tra lại (xem hình 1).

Vậy đâu là những công nghệ quan trọng của chuẩn 802.11n? Một công nghệ mới luôn
gắn liền với các cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ và Wi-Fi 802.11n cũng vậy.
Mục tiêu chính của công nghệ này là tăng tốc độ và tầm phủ sóng cho các thiết bị
bằng cách kết hợp các công nghệ vượt trội và tiên tiến nhất (xem hình 2).

Hình 2: Các tính năng tùy chọn trong chương trình cấp chứng nhận Wi-Fi n MIMO
trở thành bắt buộc

Với đặc tả kỹ thuật được phê chuẩn, MIMO (tham khảo ID: A0905_100) là công nghệ
bắt buộc phải có trong các sản phẩm Wi-Fi 802.11n. MIMO có thể làm tăng tốc độ lên
nhiều lần thông qua kỹ thuật đa phân chia theo không gian (spatial multiplexing) -
chia một chuỗi dữ liệu thành nhiều chuỗi dữ liệu nhỏ hơn và phát nhiều chuỗi nhỏ
song song đồng thời trong cùng một kênh - tương tự các làn xe trên xa lộ. Ngoài ra,
MIMO còn giúp cải thiện phạm vi phủ sóng và độ tin cậy (giảm tỉ lệ lỗi) của thiết bị
thông qua một kỹ thuật được gọi là phân tập không gian (spatial diversity). Kết hợp
với công nghệ MIMO là 2 kỹ thuật (tùy chọn): Mã hóa dữ liệu STBC (Space Time Block
Coding) giúp cải thiện việc thu/phát tín hiệu trên nhiều anten; và chế độ HT Duplicate
(MCS 32) - cho phép gửi thêm gói tin tương tự cùng lúc lên mỗi kênh 20MHz khi thiết
bị hoạt động ở chế độ 40MHz – giúp tăng độ tin cậy cho thiết bị phát (xem hình 3).

Nâng cao kênh tần số

Ngoài những lợi ích đạt được từ MIMO, công nghệ 802.11n còn sử dụng một số kỹ
thuật khác nhằm tăng tốc độ dữ liệu nhanh hơn bằng cách sử dụng kênh
(channelization) rộng hơn. Thay vì chỉ sử dụng kênh 20MHz như các chuẩn
802.11a/b/g trước đây, chuẩn 802.11n sử dụng cả hai kênh 20MHz và 40MHz. Các
kênh 40MHz giúp tốc độ truyền dữ liệu tăng gấp đôi, lên đến 150Mbps/một chuỗi dữ
liệu không gian (spatial stream), xem bảng tốc độ của chuẩn 802.11n (xem hình 4 và
bảng tốc độ).

Tăng cường hiệu năng


Hình 3: Hệ thống MIMO NxM có N kênh phát và M kênh thu. Các tín hiệu từ mỗi kênh
phát có thể đến kênh thu thông qua một đường duy nhất, cho phép ghép kênh không
gian – kỹ thuật gửi nhiều luồng dữ liệu trong cùng một kênh, nhờ vậy tốc độ truyền
dữ liệu sẽ tăng theo cấp số nhân.

Ngoài công nghệ MIMO, các thiết bị còn có thể được tích hợp thêm một số kỹ thuật
khác để tăng tốc độ. Đầu tiên là kỹ thuật SGI (Short Guard Interval) cũng có thể góp
phần cải thiện tốc độ bằng cách giảm kích thước của khoảng cách giữa các symbol
(ký hiệu). Bên cạnh đó là một số kỹ thuật trên lớp vật lý với các cải tiến nhằm giảm
overhead (gói tin mào đầu) - trực tiếp góp phần cải thiện tốc độ. Để giảm overhead,
802.11n dùng kỹ thuật tập hợp khung (frame aggregation - FA) - ghép hai hay nhiều
khung (frame) thành một frame đơn để truyền đi. Chuẩn 802.11n sử dụng 2 kỹ thuật
ghép frame: A-MSDU (Aggregation - MAC Service Data Units) hay viết gọn là MSDU -
làm tăng kích thước khung dùng để phát các frame qua giao thức MAC (Media Access
Control) và A-MPDU (Aggregation - MAC Protocol Data Unit) - làm tăng kích thước tối
đa của các frame 802.11n được phát đi lên đến 64K byte (chuẩn trước chỉ có
2304byte) (xem hình 5).

Một cách cải thiện thông lượng bổ sung khác là giảm kích thước frame ACK xuống còn
8byte (chuẩn cũ là 128byte). Ngoài ra, một kỹ thuật được gọi là SGI (Short Guard
Interval) cũng có thể góp phần cải thiện 10% tốc độ bằng cách giảm khoảng cách
giữa các symbol (ký hiệu) từ 4 nano giây xuống còn 3,6 nano giây. Cuối cùng là kỹ
thuật GreenField Preamble được sử dụng để rút ngắn gói tin đầu tiên của frame
(preamble) nhằm cải thiện hiệu năng và công suất tiêu thụ cho thiết bị.

Hiện thực phần cứng với 802.11n

Các hãng sản xuất chip Wi-Fi lớn như Atheros, Broadcom đã xuất xưởng các chip hỗ
trợ chuẩn 802.11n và đã đạt được chứng nhận của Wi-Fi Alliance, chẳng hạn chip
BCM943224HMS, BCM94313HMGB của Broadcom, chip AR5B195 của Atheros. Các
chip này hỗ trợ đầy đủ 4 chuẩn 802.11a/b/g/n với rất nhiều tính năng tùy chọn (Short
Guard Interval, Greenfield Preamble, A-MPDU, STBC, 40MHz trên tần số 2,4GHz hay
5GHz...), chế độ bảo mật WPA2 cao cấp, tính năng WMM (Wi-Fi Multimedia) hỗ trợ
giải trí đa phương tiện và các tính năng tiện ích khác như cài đặt mã hóa Wi-Fi nhanh
theo dạng PIN (Personal Identification Number) hay PBC (Push button configuration)...

Các hãng sản xuất thiết bị phần cứng cũng đã trình làng sản phẩm 802.11n đầu tiên
của mình. Tra cứu trong danh sách các sản phẩm được Wi-Fi Alliance (Wi-Fi Alliance:
Home) cấp chứng nhận, bạn sẽ thấy rất nhiều hãng quen thuộc đã sẵn sàng với
802.11n, ví dụ Apple A1355, Buffalo Nfiniti Router WHR-G300N, Cisco AIR-CT5500 và
AP801-AGN-K9, D-Link DWA-525/ DWA-525EU/ DWA525US, DrayTek Vigor2930n/
Vigor2930Vn/ Vigor2930VSn, Huawei EchoLife WS310, Netgear DGN3500B... Đặc
biệt, ngoài các sản phẩm là bộ định tuyến, Access Point, card mạng không dây còn có
sản phẩm tích hợp Wi-Fi dành cho giải trí khác cũng được Wi-Fi Alliance cấp chứng
nhận, nổi bật là đầu Blu-ray của các hãng LG, Panasonic, Sony, Samsung...

Chọn sản phẩm

Hình 4: Các kênh 20MHz và 40MHz

Để chọn sản phẩm đạt chất lượng tốt, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Đầu tiên
là chọn nơi cung cấp sản phẩm uy tín, kế tiếp phải xem sản phẩm đó có đạt chứng
nhận của Wi-Fi Alliance không (để đảm bảo nhiều yếu tố như công nghệ sử dụng trên
thiết bị, khả năng tương thích ngược, độ tin cậy...).

Để xem sản phẩm cần mua đạt chứng nhận hay chưa, bạn truy cập vào website của
Wi-Fi Alliance (Wi-Fi Alliance: Home), vào mục "Wi-Fi Certified Products", sau đó tìm
kiếm sản phẩm của hãng cần xem (Search Product). Tại đây, bạn có thể xem các tính
năng của sản phẩm (link đến hãng) và xem chứng nhận của sản phẩm (View Wi-Fi
Certifications) như hình 6.

Với cách làm này, ngoài việc biết sản phẩm đã đạt chuẩn quy định, bạn còn có thể
biết khá đầy đủ thông tin về sản phẩm, từ các chuẩn mà thiết bị đạt được (chuẩn
IEEE 802.11a, IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n) cho đến các tính năng tùy
chọn (Short Guard Interval, TX A-MPDU, 40MHz hoạt động trên tần số 5GHz); số
spatial stream thu phát (3x3), 2 tần số 2,4GHz và 5GHz hoạt động đồng thời; bảo mật
WPA2 với các loạ

1. Mạng không dây, dữ liệu được truyền đi bởi sóng vô tuyến, vì vậy tốc độ
có thể bị hạn chế bởi can nhiễu và các vật cản như...
Không dây chuẩn-B (802.11b) - Hoạt động ở dải tần số 2.4GHz và có
thể truyền dữ liệu với tốc độ 11Mbps trong một phạm vi lên tới 100-
150feet (khoảng 30-45m). Phạm vi phát sóng không dây có thể bị ảnh
hưởng bởi các vật phản xạ hay các tín hiệu phát sóng khác như gương,
bức tường, các thiết bị, vị trí, hoặc trong nhà hay ngoài trời.
Không dây chuẩn-A (802.11a) - Hoạt động ở dải tần số 5GHz, ở dải
tần này có nhiều sóng điện thoại và vi sóng hoạt động, đây có thể là
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giao thoa. Mặc dù tốc độ đạt tới 54Mbs
nhưng phạm vi phủ sóng chỉ đạt 75feet (khoảng 20m). Chuẩn A không
dây không tương thích với cả chuẩn B và chuẩn G không dây vì nó hoạt
động ở dải tần số khác.
Không dây chuẩn-A+G (802.11a + g) – Linksys cũng sản xuất các
thiết bị có thể hoạt động trên cả hai dải tần số, trong đó các thiết bị định
tuyến và các thiết bị tiếp hợp (Adapter) tương thích với cả hai dải tần
2,4GHz và 5GHz. Hai dải sóng vô tuyến này làm việc đồng thời và chúng
là toàn bộ độ rộng của dải tần.
Không dây chuẩn-G (802.11g) – Các đặc tính của không dây chuẩn-G
tương tự với không dây chuẩn-B, nhưng tốc độ tăng gấp 5 lần, đạt
54Mbps. Hiện tại không dây chuẩn-G có giá trị và hiệu suất tốt nhất. Có
thể cho các thiết bị không dây chuẩn-B hoạt động cùng với thiết bị không
dây chuẩn-G nhưng không đạt được hiệu suất cao nhất của chuẩn-G về
tốc độ.
Không dây chuẩn-N (802.11n) – Là thế hệ tiếp theo của công nghệ
mạng không dây tốc độ cao, có khả năng hỗ trợ các ứng dụng băng rộng
tốt nhất hiện nay như nghe nhạc, xem video, thoại. Không dây chuẩn-N
dựa trên công nghệ MIMO (Multiple Input, Multiple Output), sử dụng nhiều
sóng vô tuyến để truyền và nhận dữ liệu trên nhiều kênh.
Bộ tăng tốc và công nghệ SRX
Với các sản phẩm chuẩn chuẩn-G không dây (802.11g), Linksys đã phát
triển một số dòng sản phẩm khác nhau nhằm làm tăng hiệu suất và/hoặc
mở rộng phạm vi mạng không dây. Cả hai hướng phát triển này đều
tương thích với các chuẩn không dây B và G hiện tại.
Bộ tăng tốc độ: Khi sử dụng các sản phẩm được tích hợp bộ tăng tốc thì
tốc độ có thể tăng lên 35%. Chúng ta có thể nhận thấy một sự cải thiện
toàn diện của công nghệ thậm chí nó còn hoạt động rất ổn định với một
mạng hỗn hợp gồm các thiết bị không dây chuẩn-G và các bộ tăng tốc.
Bộ mở rộng phạm vi: Khoảng cách tăng gấp 2 và thông lượng tăng 35%
so với các mạng không dây chuẩn-G. Công nghệ mở rộng khoảng cách sử
dụng hai thiết bị thu thông minh ở mỗi đầu thu tín hiệu không dây để tìm
và giải mã các tín hiệu truyền phản hồi ở một khoảng cách nhất định.
Theo đó, các đểm chết có thể được giảm bớt hoặc triệt tiêu hoàn toàn,
phạm vi phát sóng được mở rộng và thông lượng tăng.
SRX: Nhanh hơn 8X và phạm vi phủ rộng hơn 3X là chuẩn-G không dây
khi sử dụng kết hợp với các sản phẩm theo công nghệ SRX. SRX có nghĩa
là mở rộng khoảng cách và tốc độ và sử dụng công nghệ MIMO, được tích
hợp nhiều antenna và các thiết bị thu sóng trên một trạm phát sóng nhằm
cải thiện hiệu suất, khoảng cách và tốc độ.
SRX200: Nhanh hơn 6X và phạm vi phủ rộng hơn 2X là chuẩn-G không
dây khi sử dụng kết hợp với các sản phẩm theo công nghệ SRX200.
SRX200 cũng sử dụng công nghệ MIMO và nó là giải pháp lý tưởng cho
các văn phòng và hộ gia đình.
SRX400: Nhanh hơn 10X và phạm vi phủ rộng hơn 3X là chuẩn-G không
dây khi sử dụng kết hợp với các sản phẩm theo công nghệ SRX. SRX400
là thế hệ mới nhất của công nghệ MIMO, khả năng phát tín hiệu bằng 2
lần chuẩn-G không dây vì vậy tốc độ truyền dữ liệu tăng gấp đôi. SRX400
có tốc độ truyền dữ liệu tối đa lớn hơn tốc độ truyền dữ liệu mạng có dây
Ethernet truyền thống 10/100Mbps.
Tốc độ mạng
Tốc độ mạng đi đôi với các máy tính trong mạng có thể giao tiếp và chia
sẻ với mỗi máy tính khác nhanh hay chậm như thế nào. Tức một file dữ
liệu có thể được truyền từ máy tính này tới một máy tính khác trong mạng
với tốc độ như thế nào. Đối với mạng có dây, thì kết nối nội bộ có thể lên
tới 100Mbps bởi dữ liệu được truyền trực tiếp thông qua cáp kết nối có
dây CAT5.
Các tốc độ chuẩn của mạng không dây như là: 11Mbps hay 54Mbps, và
tốc độ này nó không đồng nghĩa với tốc độ đường xuống hay các kết nối
Internet. Các tốc độ đó chỉ được xác định bởi nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP). Người sử dụng dùng dịch vụ DSL và Cable modem sẽ đạt
được tốc độ băng rộng mà với chi phí có thể thấp hơn nhiều, hơn nữa nó
còn phụ thuộc vào các tốc độ đường xuống hoặc đường lên.
Mạng không dây, dữ liệu được truyền đi bởi sóng vô tuyến, vì vậy tốc độ
có thể bị hạn chế bởi can nhiễu và các vật cản như là tường hay các vật
thể lớn. Thiết bị định tuyến không dây sẽ tự động cảm nhận tín hiệu mạnh
và, nếu tín hiệu yếu nó sẽ tự động truyền với tốc độ nhỏ hơn từ 11Mbps
xuống 5,5Mbps hay 2Mbps và thậm chí có thể xuống 1Mbps. Dưới dây là
những lời khuyên để đạt được hiệu suất cao nhất khi sử dụng mạng không
dây:
o Đặt thiết bị định tuyến tại vị trí trung tâm của ngôi nhà hay văn
phòng.
o Định vị trí thẻ mạng không dây của máy xách tay và máy để bàn
thẳng hướng tới thiết bị định tuyến không dây.
o Tránh để antenna sát với một bức tường bên ngoài. Nếu bạn muốn
kết nối mạng không dây trong khi đang ở ngoài hãy cố gắng đặt
thiết bị định tuyến không dây gần cửa sổ.
o Mua một sản phẩm không dây của các hãng có tên tuổi.

Các sản phẩm mạng có thể đạt tốc độ hàng Megabits mỗi giây (Mbps), hay
Megabytes mỗi giây (MBps), trong đó 1MBps=8Mbps. Các file ảnh và nhạc
thường có dung lượng trong khoảng 3-5MBps, hơn nữa nó còn phụ thuộc vào
chất lượng của file ảnh sẽ quyết định dung lượng đó lớn bao nhiêu

IV> Ưu nhược điểm WIFI


1. Ưu điểm :

Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng như hệ thống mạng thông thường. Nó cho phép
người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực được triển
khai(nhà hay văn phòng). Với sự gia tăng số người sử dụng máy tính xách
tay(laptop), đó là một điều rất thuận lợi.

Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công cộng, người
dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu. Chẳng hạn ở các quán Cafe, người
dùng có thể truy cập Internet không dây miễn phí.

Hiệu quả: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này đến nơi
khác.

Triển khai: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1
access point. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn
trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà.
Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng
người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải gắn thêm cáp

2. Nhược điểm :

-Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn công
của người dùng là rất cao.

-Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động
tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà, nhưngvới một tòa
nhà lớn thì không đáp ứng được nhu cầu. Để đáp ứng cần phải mua thêm
Repeater hay access point, dẫn đến chi phí gia tăng.

Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín hiệu
bị giảm do tác động của các thiết bị khác(lò vi sóng,….) là không tránh khỏi. Làm
giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng.

-Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây (1- 125 Mbps) rất chậm so với mạng sử
dụng cáp(100Mbps đến hàng Gbps).

You might also like