Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Giới thiệu

Tài liệu này trình bày cách viết một báo cáo cho các đồ án, theo yêu cầu của nick
facebook Cheng Cool.

Ngôn ngữ
Ngôn ngữ dùng trong báo cáo là tiếng Việt với các yêu cầu cơ bản như sau:

- Không sai chính tả. Thậm chí nếu cần thiết có thể sử dụng từ điển tiếng Việt.
- Viết câu có đầy đủ thành phần chủ vị. Tránh viết các câu phức tạp dẫn đến tối
nghĩa.

Quy tắc soạn thảo văn bản


- Mỗi từ trong câu cách nhau đúng một khoảng trắng.
- Sử dụng các dấu ngắt câu (dấu chấm, dấu phẩy,…) theo quy tắc sau: dấu ngắt
câu viết liền sau từ trước nó và cách từ sau nó một khoảng trắng.
- Các dấu mở ngoặc như cách từ trước nó một khoảng trắng và viết liền với từ
sau nó. Các dấu đóng ngoặc viết liền với từ trước nó và cách từ sau nó một
khoảng trắng.
- Các ký hiệu bullet phải dùng thống nhất suốt báo cáo.
- Cách dùng font chữ và font size phải thống nhất suốt báo cáo.
- Cách thụt đầu dòng phải thống nhất suốt báo cáo.

Định dạng
Trang báo cáo nên chừa lề phải khoảng 1.5 cm và lề trái khoảng 4 cm. Khoảng trống trên
và dưới khoảng 2-2.5 cm. Font chữ dùng khoảng 12, tên đề mục (heading) dùng size 14,
các đề mục con thì khoảng 14 giảm dần xuống 12. Không nên dùng đề mục con quá ba
cấp. Khoảng cách hàng (line spacing) nên là khoảng 1.5 trong phần thân báo cáo, phần
tóm tắt dùng line spacing là 1.

Phần văn bản nên định dạng justified. Các tiêu đề phải được ngăn cách với các đoạn trên
và dưới nó bởi một hàng trống. Các đoạn phải ngăn cách với nhau bởi một hàng trống.
Các từ khoá nên được nhấn mạnh bằng cách in nghiêng hoặc in đậm. Các bảng biểu,
hình vẽ và công thức nên được đánh số. Bảng biểu và hình vẽ cần có tiêu đề.

Cấu trúc
Cấu trúc một đồ án thường bao gồm các phần sau:

- Trang bìa
- Tóm tắt
- Mục lục
- Giới thiệu
- Các cơ sở lý thuyết
- Các nội dung công việc đã làm
- Kết quả
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Trang bìa
Có thể tham khảo các trang bìa luận văn tốt nghiệp. Một trang bìa thường có các thông
tin sau (các thông tin sau chỉ mang tính đề nghị):

Hàng 1: Tên Trường (viết hoa – size 14)


Hàng 2: Tên Khoa (size 12)
Hàng 25: Tên tác giả và mã số sinh viên (size 12)
Hàng 27: Tựa đồ án (size 16 – viết hoa)
Hàng 44: Tên môn học của đồ án (size 12)
Hàng 45: Tên giáo viên hướng dẫn (size 12)
Hàng 46: Ngày viết đồ án (tháng – năm, size 12)

Tóm tắt
Tóm tắt được viết tối đa một trang, tóm tắt lại nội dung báo cáo, bao gồm các phần sau:
mục tiêu của đồ án, phương pháp tiến hành, kết quả và các kết luận quan trọng rút ra
được. Tóm tắt không có các từ viết tắt, không có bảng biểu và hình vẽ. Tóm tắt phải
mang tính độc lập: người đọc có thể biết được báo cáo nói về vấn đề gì mà không cần đọc
nội dung báo cáo.

Mục lục
Mục lục cho biết thứ tự các đề mục của báo cáo và số trang tương ứng của nó. Có thể bao
gồm các đề mục con. Ngoài ra, nên có danh mục các hình vẽ và bảng biểu dùng trong báo
cáo cùng số trang tương ứng.
Phần giới thiệu
Phần này nên viết thành một chương (thường là chương mở đầu của báo cáo). Chương
này cho biết động cơ, mục tiêu và tầm vực của báo cáo. Chương này cũng cho biết cấu
trúc phần còn lại của báo cáo.

Cơ sở lý thuyết
Viết thành một chương riêng, cho biết các cơ sở lý thuyết và công nghệ dùng trong báo
cáo. Thường phần này được tham khảo từ các nguồn tài liệu khác, nên phải chú ý kỹ vấn
đề gian lận (plagiarism): phải viết lại bằng ngôn ngữ của mình, hình vẽ nếu dùng lại thì
phải có chú thích nguồn. Trong môi trường học thuật nghiêm túc, nếu phát hiện có gian
lận thì người đọc sẽ không đọc tiếp bài báo cáo.

Các công việc đã tiến hành


Mỗi công việc chính nên viết thành một chương riêng. Đây là các chương mang tính kỹ
thuật. Mỗi từ khoá quan trọng nếu được đề cập lần đầu thì in nghiêng và đi kèm với từ
tiếng Anh gốc.

Kết quả
Trình bày lại kết quả đã đạt được. Nên dùng bảng biểu và hình vẽ để minh hoạ rõ ràng
các kết quả.

Kết luận
Tóm tắt lại kết quả. Nêu những gì làm được và chưa làm được. Đề xuất cách giải quyết
cho những gì chưa làm được và hướng phát triển tương lai cho công việc trong báo cáo.

Trích dẫn Tài liệu


Trong các tài liệu khoa học, nếu có sự tham khảo đến các kiến thức được trình bày ở các
tài liệu khoa học khác, thì cần phải có sự trích dẫn tài liệu tương ứng. Trên thế giới hiện
nay tồn tại nhiều quy định khác nhau về cách trích dẫn tài liệu. Tham luận này trình bày
cách trích dẫn tài liệu được quy định bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các quy định sau.
1. Tài liệu có một tác giả

Trong bài viết, tất cả dẫn chứng phải kèm theo tên tác giả và năm công bố. Nếu tác giả là
người nước ngoài thì chỉ cần trích dẫn họ (last name) của tác giả. Nếu tác giả là người
Việt thì liệt kê đầy đủ như chính tác giả đã viết trong tài liệu nguồn.

Ví dụ:

- Theo Jobs (2008), sản phẩm iPhone sẽ nhanh chóng thống trị thế giới.

- Theo Nguyễn Tuấn Anh (2009), hệ thống tín chỉ được áp dụng tại trường Cao
đẳng Nguyễn Tất Thành đã thu được một số kết quả nhất định.

- Nguyen T.A. (2007) đã trình bày lộ trình phát triển của trường Cao đẳng
Nguyễn Tất Thành tại một hội nghị quốc tế ở Hồng Kông.

Lưu ý rằng cách đặt dấu ngoặc đơn ( ) và dấy phẩy phải phù hợp với quy định về đánh
máy văn bản. Các cách sau là sai:

- Theo Jobs (2008) , sản phẩm iPhone sẽ nhanh chóng thống trị thế giới.

- Theo Nguyễn Tuấn Anh( 2009), hệ thống tín chỉ được áp dụng tại trường
Cao đẳng Nguyễn Tất Thành đã thu được một số kết quả nhất định.

2. Dẫn liệu của tài liệu có hai tác giả

Trích dẫn phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ và. Không được phép dùng
ký hiệu & thay cho liên từ và trong bài viết.

Ví dụ:

- Nguyễn Tuấn Anh và Bùi Xuân Lâm (2009) đã đưa ra một mô hình giáo dục
có tính mở cho trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành.

3. Dẫn liệu của tài liệu có nhiều hơn hai tác giả

Chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và ctv và năm.

Ví dụ:

- Đã có nhiều chương trình đào tạo được nghiên cứu (Nguyễn Tuấn Anh và ctv,
2009).
4. Dẫn liệu nhiều tài liệu của nhiều tác giả khác nhau

Phải liệt kê đầy đủ các tác giả và phân biệt với nhau bằng dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ:

- Đã có nhiều thế hệ laptop mới được giới thiệu gần đây (Gates và ctv, 2009;
Jobs, 2008).

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được
trích dẫn trong luận văn và tuân theo các yêu cầu sau:

- Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng
Việt sắp xếp trước. Nếu tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được chuyển
ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt
nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước
ngoài.

- Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một dòng
đơn. Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắng. Tên tác giả theo sau số thứ tự
nhưng dòng dưới sẽ thụt vào một TAB.

- Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt: ghi đầy đủ Họ, Họ đệm và Tên, và
thứ tự theo Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ (không có dấu phẩy
theo sau), tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm (có dấu chấm) và tên (dấu
chấm và dấu phẩy liền sau đó). Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ
sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự tác giả theo Họ của tác giả
nước ngoài. Ngược lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước
ngoài thì thứ tự của tác giả chính là HỌ, và ghi tác giả y như cách viết của tác
giả.

Tuy theo thể loại tài liệu, các tài liệu tham khảo được trình bày theo các định dạng sau:

Bài báo đăng trên tạp chí khoa học: (ghi đầy đủ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo,
tên tạp chí, Volume, Số Tạp chí, và số trang có bài báo): Tên tạp chí (in nghiêng) Volume
(Số tạp chí):Trang được tham khảo

Matthews R.B., and Hunt L.A., 1994. A model describing the growth of cassava
(Manihot esculenta L. Crantz). Field Crops Research 36 (4): 69-84.

Sách: (phải ghi rõ tên tác giả, người biên tập (nếu có), thời điểm xuất bản, tựa sách đầy
đủ (kể cả tựa con, nếu có), volume (nếu có), lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản và nơi xuất
bản (thành phố, quốc gia) và số trang đã tham khảo hoặc số trang của cuốn sách nếu tham
khảo toàn bộ), tên sách được in nghiêng.

Mai Ðình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm, 1979. Ngư loại học. Nhà
xuất bản Ðại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà nội, 300 trang

Kỷ yếu Báo cáo Hội nghị Khoa học: ghi rõ tác giả và tên bài báo cáo, tên tác giả hiệu
đính, tựa (in nghiêng), ngày và địa điểm hội nghị, tên nhà xuất bản.

Svánchez M.D., 1998. Feed, animal waste and nutrient balances. In Proceedings of the
Regional Workshop on Area-Wide Integration of Crop-Livestock Activities,
Bangkok, Thailand, 18-20 June 1998. (Eds. Y.W. Ho & Y.K. Chan). FAO/RAP,
Thailand, pp. 47-53.

Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet: ghi rõ tên tác giả, tựa đề, cơ quan (nếu có),
tháng, năm, nơi đã tiếp cận và đường dẫn khi truy xuất

Berners-Lee T., “Hypertext Transfer Protocol (HTTP)”, CERN, November 1993.


<URL:ftp:/info.cern.ch/pub/www/doc/http-spec.txt.Z>

Phụ lục
Phụ lục trình bày chi tiết các nội dung kỹ thuật không cần phải trình bày kỹ ở phần thân
báo cáo để người đọc có thể tìm hiểu thêm nếu cần.

You might also like