Chu Nghia Ba Quyen

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của nước nhỏ

16/05/2009 05:49 (GMT + 7)


(TuanVietNam)- Người ta thường nói về “tham vọng bá quyền” của các nước lớn như một
lời cảnh báo đối với thế giới, nhất là các nước nhược tiểu. Ít người nói với chúng ta rằng
tham vọng đó không phải là nguy cơ mà là một thực tế; và các nước nhỏ nên hết sức lưu
ý để chuẩn bị và có thái độ ứng xử thích hợp.

Những "nạn nhân" không tránh khỏi của bá quyền

Bá quyền, theo nghĩa chung, được định nghĩa là quốc gia siêu cường duy nhất, mạnh tới mức chi
phối tất cả các nước khác trong hệ thống - khu vực nếu là bá quyền khu vực, và thế giới nếu là bá
quyền toàn cầu.

Từ trước đến nay, chưa một quốc gia nào trở thành bá quyền
toàn cầu. Theo học giả người Mỹ John Mearsheimer, trở ngại
chính là "khó khăn trong việc áp đặt quyền lực của mình lên một
nước đối thủ nằm ngoài khu vực của mình". Ví dụ, Mỹ tuy là nước
mạnh nhưng không thể khống chế châu Âu theo cách mà Mỹ áp
dụng ở châu Mỹ.

Ngoài ra, nếu bị đại dương ngăn cách, các nước thường không
có khả năng tấn công chống lại nhau: "Biển rộng là trở ngại lớn,
phát sinh ra nhiều vấn đề triển khai lực lượng cho bên tấn công".

Mearheimer lấy Anh và Mỹ làm ví dụ. Hai nước này chưa bao giờ
bị một quốc gia lớn khác xâm lược. Cũng vì bị đại dương cản GS khoa học chính trị John Mearsheimer, ĐH
bước, mà Mỹ chưa bao giờ xâm lược châu Âu và Đông Bắc Á, Chicago (Mỹ). (Nguồn ảnh: wikipedia.org)
còn Anh không cố gắng tấn công quân sự vào châu Âu lục địa.

Từ đây, Mearsheimer đưa ra một khẳng định: Cách tốt nhất mà một nước lớn có thể trông đợi là
trở thành bá quyền khu vực và kiếm soát các quốc gia kề cận nó, có chung đường biên giới với
nó, các quốc gia mà nó có thể tiếp cận dễ dàng bằng đường bộ.

Ở châu Á, với với địa vị của Trung Quốc hiện nay, đất nước hơn một tỷ dân này có điều kiện để
vươn lên thành bá quyền khu vực, và sẽ là một thực tế dễ hiểu, dễ lý giải nếu họ muốn chi phối,
kiểm soát các quốc gia láng giềng, nhất là những nước có lợi thế về địa chính trị - địa kinh tế.

Trở thành bá quyền - ham muốn cố hữu và tất yếu trong quan hệ quốc tế

Thế giới đã có nhiều ví dụ về nỗ Cần phải khẳng định ngay rằng, xu hướng trở thành bá quyền
lực trở thành bá quyền khu vực. không phải là tham vọng của riêng Trung Quốc. Nó là ham
Mỹ là bá quyền khu vực ở Tây muốn của bất kỳ một nước nào có vai trò nhất định khi tham gia
bán cầu suốt hơn một thế kỷ vào quan hệ quốc tế (Nga, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn
qua. Liên Xô chi phối các quốc Quốc v.v.).
gia Xô Viết cũ - và cả những
nước thuộc khối XHCN Đông Từ năm 1933, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế Frederick
Âu - mãi cho tới khi tan rã. Schuman đã viết rằng, do không có một cơ quan quyền lực
Trước đó nữa là Nhật Bản trung ương đứng trên lập ra và thực thi các quy tắc ứng xử trên
trước Thế chiến II, Đức dưới toàn cầu, nên mỗi quốc gia đều đơn độc, dễ bị tổn thương và
thời Quốc xã, Pháp dưới thời do đó buộc phải ích kỷ.
Napoleon…
Nước nào cũng phải tự cứu lấy mình. Điều này luôn đúng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, bởi vì
nếu một quốc gia bị thua thiệt trước mắt thì rất có thể họ sẽ không tồn tại được lâu dài.

Cách tốt nhất để tự cứu là phải trở nên hùng mạnh hơn các nước khác trên nhiều phương diện,
không chỉ là quân sự hay kinh tế. Kịch bản lý tưởng là trở thành bá quyền trong hệ thống, nếu
không đạt tới phạm vi toàn cầu thì cũng phải là khu vực.

Nước lớn kìm chân nhau, nước nhỏ tận dụng

Theo John Mearsheimer, cùng với xu hướng khao khát trở thành bá quyền, mỗi nước lớn đều có
xu hướng ngăn cản nước lớn khác xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình. Ví dụ, Mỹ - bá
quyền khu vực Tây bán cầu - tất yếu phải tìm cách kiểm soát Trung Quốc, bởi sợ Trung Quốc
xâm phạm vào sân sau của Mỹ.

Hơn nữa, "nếu một nước có khả năng làm bá quyền


xuất hiện, các nước lớn khác trong khu vực đó sẽ tìm
cách kiềm chế". Từ nhận định đó, ta có thể thấy rằng
hai nước lớn khác ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn
Quốc không dễ chấp nhận để Trung Quốc vươn lên
địa vị bá quyền khu vực.

Áp dụng lý thuyết này, Việt Nam có thể tận dụng quan


hệ với các nước lớn trong khu vực (Nhật Bản, Hàn
Quốc) và thế giới (Mỹ, Anh, Pháp), mở rộng quan hệ
quốc tế đa phương để tạo cho mình một thế cân
bằng.
(Nguồn ảnh: funnytogo.com)
Tất nhiên, điểm cốt yếu là, để chống lại bá quyền, các nước đối tượng của bá quyền không còn
cách nào khác là phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, thúc đẩy sự thịnh
vượng về kinh tế.

Nước càng yếu thế về kinh tế - quân sự, thì càng phải phát triển sức mạnh ngoại giao và sự liên
kết với các nước khác. Điều tối kỵ là một quốc gia vừa nhỏ yếu vừa bị cô lập trên thế giới và trong
các mối quan hệ bang giao.

Cuối cùng, theo các học giả về quan hệ quốc tế, một điều mà những quốc gia "nạn nhân" cần đặc
biệt lưu ý, là không có sự mặc cả giữa bá quyền và đối tượng của bá quyền. Nói cách khác, tham
vọng bá quyền của một nước lớn sẽ không bao giờ dừng lại, chính bởi cái nguyên tắc "tự
cứu" mà Frederick Schuman đưa ra (nói trên). Nước nhỏ không thể thỏa thuận với nước lớn rằng
sự bành trướng của nước lớn sẽ chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó để không ảnh hưởng tới nước
nhỏ.

Bá quyền luôn không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể
thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần, một phần hoặc toàn thể,
của những kẻ bị bá quyền.

• Đoan Trang

Kỳ sau: Những biểu hiện bá quyền trong thế giới hiện đại
Những biểu hiện bá quyền trong thế giới hiện đại
17/05/2009 06:50 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Nước Mỹ hay bị lên án về việc sử dụng quyền lực một cách đơn phương,
đôi khi mang tính áp đặt, hung hãn. Tuy vậy, không riêng Mỹ, mà thực tế là các nước lớn
trên thế giới như Nga, TQ cũng thường xác định quyền lợi dân tộc của họ trên những
phạm vi ngày càng lớn và phủ lên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa…

>> Kỳ trước: Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của nước nhỏ

Bá quyền "kiểu Mỹ": Brand America

Robert Jervis khẳng định trong một bài viết trên tờ Foreign Policy, rằng phổ biến trên toàn thế giới
các giá trị - nhất là dân chủ và tự do cá nhân theo kiểu Mỹ - luôn là mục tiêu chính sách của nước
này.

Một khái niệm được nhiều chính trị gia và học giả Mỹ ưa dùng
là "thương hiệu Mỹ" (Brand America). Nó đã trở thành biểu
trưng của một xứ sở, nơi bất kỳ ai cũng có quyền làm chủ vận
mệnh của mình, bất kỳ ai cũng được tưởng thưởng cho sự lao
động cần cù và lòng can đảm, dám chấp nhận rủi ro, và đặc
biệt, nơi những khác biệt về sắc tộc, màu da không phải là rào
cản chính yếu của sự thăng tiến.

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở Mỹ, theo học giả Derrick
Daye, xuất phát một phần từ những giao dịch không tạo ra giá
trị thực và không đòi hỏi nỗ lực lớn. Nói cách khác, làm giàu
mà không phải từ nỗ lực và mạo hiểm mà không tính toán là
một điều mâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần của "Brand
(Nguồn ảnh: image.google.com) America".

Nước Mỹ cũng nổi tiếng với lối sống tốc độ, tôn sùng tuổi trẻ, sức mạnh và sáng tạo, nổi tiếng với
nước uống có ga, với những món đồ ăn nhanh hợp khẩu vị đại chúng (nhưng mỡ màng và dễ
khiến người ta béo phì)… Tất cả làm thành một phong cách Mỹ, được phổ biến tới toàn thế giới
thông qua phim ảnh, sách báo.

Những năm gần đây, mặc dù thương hiệu Mỹ đã suy yếu nhiều nhưng so với các nước khác, nó
vẫn còn khá hấp dẫn. Derrick Daye cho biết: "Mỗi năm, có hơn 1 triệu người "mua" thương hiệu
Mỹ bằng cách nhập cư vào nước này. Động lực của họ là tìm kiếm một cuộc đời mới ở đây. Họ
mang tới niềm lạc quan, say mê, và sự tin tưởng sâu sắc rằng nước Mỹ là nơi họ nuôi con cháu
đời đời".

Sự hấp dẫn của thương hiệu Mỹ, lối sống và phong cách Mỹ đã đưa việc chấp nhận dân chủ theo
kiểu Mỹ tới nhiều nơi trên thế giới. Phổ cập giá trị Mỹ thông qua "Brand America" trở thành một
hình thức bá quyền hay "quyền lực mềm", "sức mạnh mềm" rất tinh vi và hiệu quả.

Bá quyền "kiểu Nga": năng lượng và quân sự


Sau những biến cố cuối thập niên 80 thế kỷ trước khiến khối XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Liên bang
Nga chẳng những phải từ bỏ vị thế đại cường mà còn đánh mất ảnh hưởng ở khu vực này. Đối
với Moscow, đây là một "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20", như Thủ tướng Putin từng
tuyên bố.

Tuy nhiên, từ bấy đến nay, chưa bao giờ Nga thôi ý định nối lại ảnh hưởng trong quá khứ của
mình đối với khu vực. Moscow từng đặt vấn đề có cần tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine,
từng mượn cớ bảo vệ Nam Ossetia để đưa quân "tiễu phạt" Gruzia, tiến hành trừng phạt kinh tế
với một loạt nước cộng hòa Xô Viết cũ như Kazakhstan, Uzbekistan, Lithuania, Latvia và Estonia.

Sau Chiến tranh Lạnh, nước Nga, về mặt quân sự, không còn đáng sợ như trong các thập niên
50-60. Dầu vậy, với ưu thế về địa kinh tế, Moscow đã nhanh chóng tìm ra con bài hữu hiệu để đạt
được sức mạnh kiểm soát đối với khu vực: năng lượng.

Đặc biệt, là "người khổng lồ khí đốt", Nga không khó


khăn gì để có thể gây sức ép với toàn châu Âu trong
lĩnh vực này. Không chỉ các nước XHCN (cũ) mà
nhiều quốc gia khác như Đức, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ cũng
phụ thuộc Nga, hoặc cũng được Nga chọn làm bạn
hàng (và do đó, nghiễm nhiên có sự phụ thuộc ở mức
độ khác nhau) trong các khâu trung chuyển và phân
khối khí đốt.

Sức mạnh bao trùm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Dân chúng châu Âu vừa trải qua một mùa đông chật vật và Gasprom của Nga đã khiến từ nhiều năm nay, Nga
lạnh giá vì thiếu khí đốt, do khủng hoảng khí đốt Nga - làm mưa làm gió trên "mặt trận" khí đốt. Trước mắt,
Ukraine. (Nguồn ảnh: baovietnam.vn) khí đốt từ Nga qua hệ thống Blue Stream (Hải lưu
Xanh) và South Stream (Hải lưu phía Nam) vẫn là sự lựa chọn bắt buộc của rất nhiều quốc gia
EU, cho dù họ biết rằng làm như thế là phụ thuộc nặng nề vào nguồn năng lượng Nga.

Trước sự "bành trướng" rất rõ rệt này, từ nhiều năm nay, Bruxelles đã phải lao tâm khổ tứ để giải
quyết được những nan đề, như nâng cao sự an toàn trong cung ứng năng lượng, giảm thiểu sự
phụ thuộc năng lượng một chiều từ phía Nga và đảm bảo những nguồn năng lượng khác để có
khả năng lựa chọn.

Tuy nhiên, đề án Nabucco do EU và các tập đoàn tài chính châu Âu hỗ trợ, trước mắt, vẫn chỉ
nằm trên giấy tờ. Thực tế này cho thấy, dù không muốn và ý thức được sự nguy hiểm đến từ điện
Kremlin trong vấn đề năng lượng, song châu Âu hiện tại vẫn chưa thể làm gì khác, ngoài… chấp
nhận hình thức bá quyền rất thẳng thừng của Moscow!

Bá quyền "kiểu Trung Quốc": văn hóa nghệ thuật

Trung Quốc – đất nước có hơn 5.000 năm lịch sử - đã mau chóng nhận thấy sức mạnh của văn
hóa như một thứ "quyền lực mềm" đầy quyến rũ, đặc biệt từ thế kỷ 20 khi ngoại giao văn hóa
ngày càng nở rộ, và dần dần sẽ trở thành hình thức bá quyền chủ yếu.

Với vai Hoàng đế Càn Long trong series


phim truyền hình Tể tướng Lưu Gù, diễn
viên Trung Quốc Trương Quốc Lập (và cả
nhân vật của ông) được khán giả Việt Nam
rất mực yêu thích. (Nguồn ảnh:
photobucket.com)
Tháng 3/1987, sau một hội nghị của ngành truyền hình trên cả nước, Chính phủ Trung Quốc đã
đưa ra chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim "giai điệu chủ" (cách
gọi của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân) nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư
tưởng và thẩm mỹ Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới.

Trong số những nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam có một vị trí quan trọng, như lời tác
giả Hạo Kiện trong cuốn Phim truyền hình Trung Quốc - nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại
hình (NXB Điện ảnh Trung Quốc, 2008). Bởi lẽ, "đây là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn hóa Ấn Độ" - Hạo Kiện viết.

Phần lớn các phim "giai điệu chủ" đã được giới thiệu ở Việt Nam, khán giả nước ta chẳng xa lạ gì
với chúng: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Khang Hy, Tể tướng Lưu Gù, Thái Bình Thiên Quốc,
Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh và các chị em... Các phim đều được xuất khẩu với giá hết sức
ưu đãi sang Việt Nam, thậm chí một số phim cho không (Khát vọng, Tây du ký, Vương triều Ung
Chính) theo thỏa thuận hợp tác giữa các đài truyền hình hai nước.

Ngày nay, phim truyền hình Trung Quốc chiếm sóng các đài ở Việt Nam, cả trung ương lẫn địa
phương. Nhiều khán giả thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam.

Trên sân khấu âm nhạc, nhiều bài hát Việt Nam được “Tàu hóa”, nghĩa là mang phong cách âm
nhạc Trung Hoa rõ rệt. Các ca sĩ thời thượng rành rẽ về trang phục của đời Thanh và chắc chắn
là sẽ không trả lời được câu hỏi vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa ăn mặc như thế nào.

Khái niệm bá quyền văn hóa - tư tưởng mãi tới thập niên 30 của thế kỷ 20 mới ra đời. Trên thực
tế, Trung Quốc đã thực hiện bá quyền văn hóa - tư tưởng với các nước láng giềng suốt mấy
nghìn năm qua.

Lời kết

Khi quyền lực lớn lên, định nghĩa về lợi ích quốc gia cũng rộng hơn. Nói
cách khác, khi đã vươn lên thành một lực lượng trên sân khấu chính trị
thế giới, Mỹ, Trung Quốc, Nga hay bất kỳ một nước lớn nào khác, một Áp phích cho một chương trình
cách rất tự nhiên, đều khao khát trở thành bá quyền. Tham vọng đó Ngày Văn hóa Việt Nam tại Hàn
được thực hiện bằng cách khống chế thế giới và khu vực trên nhiều Quốc. (Nguồn ảnh: VnExpress)
phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa – tư tưởng…

Nhưng bá quyền không bao giờ đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để thực thi bá quyền,
không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần của những kẻ bị
bá quyền.

Như thế, việc các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc có tiến hành bá quyền thành công hay
không còn phụ thuộc cả vào cách cư xử của các "đối tượng": các quốc gia ở châu Mỹ Latin,
Châu Âu, các nước cộng hòa Xô Viết cũ, các nước trong khu vực Thái Bình Dương.

Cách cư xử đó phải cực kỳ khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, ví dụ bằng việc tạo thế liên minh với
các nước khác. Giới phân tích cho rằng sau thất bại trong cuộc chiến với một đối thủ mạnh hơn
bội phần, Gruzia đã tiếp tục "đánh" Nga bằng chính trị thay vì quân sự: thu hút sự ủng hộ của
nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, nhất là phương Tây, vẽ nên hình ảnh một nước Nga
hành xử hung hãn và vô lý, v.v…

Với riêng Việt Nam thì một thái độ và ứng xử phù hợp càng trở nên cần thiết. Chẳng hạn, nên có
sự trao đổi văn hóa song phương với Trung Quốc một cách tương xứng hơn.

Hành xử thích hợp, "biết mình, biết người", mở cửa với thế giới và những mối hợp tác, liên minh
cùng có lợi, sẽ là giải pháp của các nước nhỏ, có nguy cơ bị bá quyền, trước sự bá quyền tự
nhiên của các đại cường trên thế giới!

• Nguyễn Hoàng Linh – Đoan Trang

Khủng hoảng: Cơ hội tái tổ chức chính trị Đông Nam Á


21/05/2009 10:57 (GMT + 7)
(Tuần Việt Nam) - Điều gì sẽ xảy ra với cuộc khủng hoảng hiện nay. Liệu làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu
lực phát triển và kinh tế chính trị tại khu vực? Liệu nó có phải là dấu kết cho mô hình phát triển Đông Á, hay ít
những thay đổi lớn? Và điều gì đang đón đợi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN?

Đông Nam Á đã từng là tâm chấn của cơn khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997-1998, bắt nguồn từ Thái Lan và nha
chuyển các quốc gia láng giềng. Trong cuộc khủng hoảng hiện thời, Đông Nam Á chỉ đóng vai trò là nạn nhân bất đắc

Nhưng những đợt sóng ngầm hiện nay đang khiến nhiều người tự hỏi: Liệu làn sóng suy thoái toàn cầu có thay đổi đ
và kinh tế chính trị tại khu vực; hay nó sẽ là dấu kết cho mô hình phát triển Đông Á, hoặc ít nhất là mang tới những th
vực?

Bài học từ thập niên 1990

Tỷ lệ tăng trưởng GDP, tiết kiệm và đầu tư của khu vực Đông Á từ sau khủng hoảng 1997
- 1998 (Ảnh nguồn: thehindubusinessline.com)

Cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 đã dẫn đến việc sụt giảm tỉ lệ tăng trưởng tại ba nền kinh tế lớn nhất của khu vực k
Malaysia và Thái Lan.

Tại Indonesia, cuộc khủng hoảng này đã góp phần làm sụp đổ thể chế chuyên chính của nhà độc tài Suharto, và
chuyển tiếp đến chế độ dân c

Tại tâm chấn Thái Lan, nó đã gián tiếp hình thành nên quyền lực tuyệt đối của nhà tỉ phú Thaksin Shinawatra và
nguyên chính trị mới tại Thái Lan với đầy những rắc rối và xung đột chưa
Malaysia cũng không tránh khỏi những dư chấn từ cuộc khủng hoảng này, với vụ bê bối liên quan đến cựu Thủ tướng

Vậy điều gì sẽ xảy ra với cuộc khủng hoảng hiện nay. Liệu làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu có thay đổi động lực p
chính trị tại khu vực? Liệu nó có phải là dấu kết cho mô hình phát triển Đông Á, hay ít nhất là mang tới những thay đ
đang đón đợi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN?

Cả ba câu hỏi trên đều cần được giải thích thấu

Trước hết, thuộc tính đa dạng của Châu Á đã bất chấp mọi lý thuyết về khái quát hoá. Cả 10 quốc gia thành viên của
những sự khác biệt rất lớn về cấu trúc chính trị, kinh tế, về mức độ phát triển và thể chế. Sự kỳ diệu của phát triển kin
chưa chắc đã áp dụng được cho Myanmar hay Việt Nam.

Thứ hai, nguồn cơn của cuộc suy thoái hiện nay hoàn toàn khác biệt so với hồi thập niên 1990. Cuộc khủng hoảng h
các thị trường địa ốc và tài chính của những nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Anh bởi nó được xây trên nền t
mất cân bằng khổng lồ trên toàn cầu. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn tại Đông Nam Á gây ra b
phương và quốc tế.

Thứ ba, những tài liệu phân tích khủng hoảng và các hệ luỵ của nó không tương đồng. Một trường phái xem chúng nh
đẩy sự thay thế các thể chế cũ kỹ, tạo cơ hội cải tổ cho những chính phủ còn rụt rè và quá cứng nhắc. Trường phái kh
cuộc khủng hoảng có thể làm tê liệt các chính phủ, đặc biệt nếu như lộn xộn kinh tế lại đi kèm với xáo động và bất ổn c

Lắp ghép những mảnh rời

Khủng hoảng kinh tế châu Á: Thách thức Chính sách Xã hội (Ảnh: ilo.org)

Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu để lắp ghép các mảnh rời rạc từ câu chuyện về tác động của cuộc khủng hoảng tài c
nay, nhất là khi thiếu hụt những dữ kiện nhanh và chính xác từ nhiều quốc gia, cũng như chưa thể chắc chắn đượ
những quả bom tài chính nào sẽ nổ tại Mỹ và Châu Âu.

Ngoài ra, một số dữ liệu được công bố gần đây quá phức tạp để có thể diễn dịch chúng cho đúng nghĩa. Ví dụ như, xu
mức báo động vào tháng 1.2009 (khoảng 35% trung bình tại khu vực). Nhưng con số này có thể - nói một cách hy v
sụt giảm về hàng tồn kho khắp thế giới hơn là báo hiệu về một xu hướng chung cho cả năm 2009.

Câu chuyện đang thay đổi nhanh và có hai lực lượng đang đối chọi nhau tại Đông Nam Á. Thành phần tiêu cực là sự
vực đối với thương mại và sự tổn thương của nó đối với sụt giảm mạnh về khối lượng thương mại toàn cầu, cộng hư
thị trường tài chính chưa phát triển đồng đều tại khu vực. Yếu tố tích cực là, do hậu quả của các kinh nghiệm còn tư
1998, các chính phủ và các nhà đầu tư tại Đông Nam Á đã trở nên cẩn trọng hơn trong một thập niên vừa qua.
Các quốc gia đã tạo ra những thặng dư tiền gửi ngân hàng; thâm hụt công khố ở mức vừa phải; các ngân hàng trở nê
lãi suất linh hoạt hơn. Chính vì vậy, các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính từ đầu tàu Mỹ, thông qua các tổ hợ
vực, đã được giảm thiểu. Dù sao một số ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn, như Ngân hàng Thế kỷ ở Indonesia,
trong tình trạng không ổn định.

Nhưng sáu tháng kể từ cuộc khủng hoảng, chưa có một sự sụp đổ tài chính nào ở mức độ tương tự như ở Mỹ và An
tới, dù cuộc khủng hoảng sẽ còn gây ra những hiểm nguy kinh tế và thử thách xã hội, nhưng tác động của nó đến khu
được kiềm chế.

Không dễ dàng để đoán định được những tác động “biến đổi” lớn mà nó sẽ mang lại. Các động lực chính trị xoay vần t
có vẻ như đang chiếm lĩnh tình hình khu vực. Indonesia sẽ có cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội từ tháng

Tại Malaysia, vấn đề nóng hổi là sự chuyển tiếp êm ả từ Thủ tướng Abdullah Badawi sang chính trị gia Najib Razak, và
chính trị gia đối lập Anwar có thể tạo sự lội ngược dòng ngoạn mục để giành quyền lực từ Tổ chức Quốc gia Malays th
quyền tại đây suốt 51 năm qua.

Thái Lan đang được điều hành bởi một liên minh lỏng lẻo và yếu ớt. Chính trường Thái Lan còn bị bao vây bởi sự bất
phe áo “vàng” và “áo đỏ, và nếu như cuộc tổng tuyển cử diễn ra, chắc chắn đế chế của ông Thaksin sẽ nhận được tỉ lệ

Tại Philippines, cuộc bầu cử tổng thống và tổng tuyển cử chỉ còn cách chưa đầy năm và nó đang là chủ đề chính tr
thuyết chính trị khắp các tỉnh thành.

Tuy nhiên, các quốc gia Đông Dương có vẻ như miễn nhiễm với sức ép chính trị do cuộc suy thoái như các quốc gia k
ngay kể cả quốc gia có nền dân chủ phương Tây như Campuchia. Hơn thế, các nền kinh tế này vẫn chú trọng vào nôn
ảnh hưởng bởi các sự kiện toàn cầu. Đây cũng là những nền kinh tế đã có những bước phát triển ngoạn mục trong
qua.

Bốn biến số

Đó là những gì dễ nhận thấy về ngắn hạn. Trừ phi cuộc khủng hoảng này sớm qua đi (nhưng những gì diễn ra khôn
này), đâu sẽ là các thách thức đối với khu vực trong trung hạn và thậm chí sau đó? Ít nhất có bốn tác động có thể liệt k

Trước hết, các chính phủ được trông đợi phải ứng biến linh hoạt hơn trong những thời điểm khó khăn. Họ sẽ phải
quản trị tốt, chú trọng hơn đến các chương trình vì mục tiêu xã hội và mang đến những tiến triển lớn

Nói một cách cụ thể, các chính phủ sẽ phải lo lắng và chú ý hơn đến các nhóm người bất mãn, các khu vực bên ngoà
vệ tinh. Vấn đề này đang biểu lộ dưới nhiều sắc thái khác nhau trên hầu khắp khu vực.
Ví dụ như ở Thái Lan, nhãn quan chính trị và các dự án đầu tư lớn đã giúp ông Thaksin giành được sự ủng hộ lớn của
nghèo tại khu vực bắc và đông bắc.

Tại Malaysia, tầng lớp dân nghèo của các cộng đồng Ấn luôn mang mặc cảm bị bỏ rơi, đặc biệt trong những người thu
lượng bị sa thải. Ngoài ra, còn có rất nhiều lời phàn nàn từ thành viên “phi liên kết” trong cộng đồng bumiputera (được
Malaysia) - những người vốn chỉ được hưởng lợi rất ít từ chương trình hành động kích thích kinh tế 38 năm qua của ch
Các chính phủ sẽ phải lo lắng và chú ý hơn đến các nhóm người bất mãn, các khu vực bên ngoài những thành phố vệ tinh. (Ảnh: ricewisdom.org)

You might also like