Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Chiết suất âm trong các vật liệu sắt từ kim loại tự nhiên

Các nhà vật lý ở Đức khẳng định họ vừa lần đầu tiên tìm ra vật liệu có
chiết suất âm một cách tự nhiên, thay vì chiết suất dương như thông
thường. Vật liệu có chiết suất âm này (là một vật liệu sắt từ mang tính
dẫn kim loại) rất khác biệt so với các vật liệu chiết suất âm đã từng
biết trước kia vốn chỉ có cấu trúc hoàn toàn nhân tạo trong phòng thí
nghiệm. Và vật liệu này có chiết suất âm cho đến giải tần số GHz có
thể sử dụng trong nhiều linh kiện mới ví dụ như siêu thấu kính... Có
thể xem chi tiết các kết quả này trên công trình vừa công bố trên tạp
chí Physical Review Letters 98 (2007) 197401. (Xem tin tức
trên trang chủ VLVN).

Bất cứ ai sau khi học các giáo trình căn bản về quang học đều biết đến
hiện tượng khúc xạ ánh sáng, là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi
đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có tính chất
quang học khác nhau. Và hiện tượng bình thường được gọi là chiết
suất dương được biết thông thường là một tia sáng đi trong không khí
khi chiếu tới một khối thủy tinh dưới một góc nhất định sẽ bị bẻ cong
về phía pháp tuyến.
Hình 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng với chiết suất dương (a) và chiết
suất âm (b).
Nhưng vào năm 1968, nhà vật lý người Nga Victor Veselago đã chỉ ra
rằng nếu cả độ từ thẩm và hằng số điện môi của vật liệu đều mang giá
trị âm thì hiện tượng khúc xạ sẽ thay đổi, lúc này sẽ xuất hiện hiệu
ứng "chiết suất âm" (negative refraction), ở đó, tia khúc xạ sẽ không
đi giống như tia khúc xạ trong hiện tượng khúc xạ thường, mà bị bẻ
cong về phía khác của pháp tuyến (xem hình 1-b).
Các thiết bị khai thác hiệu ứng này cho đến ngày nay (ví dụ như siêu
thấu kính có độ phân giải cao - high-resolution superlenses) đều sử
dụng các vật liệu được tạo ra một cách nhân tạo trong các phòng thí
nghiệm, ví dụ như sắp xếp các vành hay các thanh bằng đồng. Lý do
đơn giản là do các vật liệu có đồng thời độ từ thẩm âm và hằng số
điện môi âm chưa được tìm thấy trong tự nhiên.
Thế nhưng mới đây, nhóm của Andrei Pimenov (Đại học Tổng hợp
Würzburg, Đức) cùng với một số đồng nghiệp ở các nơi khác ở Đức đã
chỉ ra rằng có thể tạo hiệu ứng chiết suất âm trong các vật liệu sắt từ
kim loại và thậm chí trong các vật liệu tự nhiên.
Nhóm của Pimenov ban đầu hoài nghi về các vật liệu sắt từ có thể có
tính chiết suất âm sau khi tiến hành kiểm nghiệm các vật liệu có chứa
các lớp sắt từ và siêu dẫn vào năm ngoái. Họ phát hiện ra một cách
ngạc nhiên rằng các vật liệu này đều biểu hiện tính chiết suất âm yếu
nếu các lớp siêu dẫn ở trạng thái dẫn điện thông thường và nếu đặt
một từ trường để giữ lớp sắt từ ở trạng thái "cộng hưởng" tức là khi
các mômen từ quay ở cùng tần số với tần số ánh sáng. Điều này đã
thôi thúc họ tìm kiếm tính chất chiết suất âm trong các vật liệu sắt từ
thuần nhất.
Hình 2. Sự phụ thuộc nhiệt độ của độ dẫn và từ độ vào nhiệt độ của
màng La2/3Ca1/3MnO3 - ở dưới nhiệt độ Curie, tính dẫn là kim loại
(Theo Phys. Rev. Lett. 98 (2007) 197401).
Nhóm tạo ra màng sắt từ -kim loại La2/3Ca1/3MnO3 (màng vật liệu
perovskite) và đo sự thay đổi về biên độ và pha của ánh sáng khi
truyền qua màng bằng cách sử dụng các giao thoa kế. Nói thêm về vật
liệu La2/3Ca1/3MnO3, đây không phải là vật liệu kim loại, mà là vật
liệu ở dạng gốm, có cấu trúc perovskite, có tính chất rất đặc biệt. Tính
chất từ, tính chất dẫn điện của vật liệu có thể thay đổi ở nhiều trạng
thái ở các nhiệt độ khác nhau. Và ở dưới nhiệt độ Curie, nó có tính sắt
từ đồng thời mang tính dẫn kim loại, nên được gọi là "sắt từ - kim loại"
(không nên nhầm là kim loại như các kim loại sắt từ khác). Đã có
nhóm nghiên cứu ở VN chế tạo thành công vật liệu này với hiệu ứng từ
nhiệt khổng lồ trong từ trường thấp (xem T.D. Hiep, N. Chau et al.
in: Proceedings of the Ninth Vietnam Biennial Conference
o­n Radio and Electronics (REV’04), November 26–27,
2004, Hanoi, Vietnam, p. 339). Cần chú ý rằng, cấu trúc ở đây là tự
nhiên vì không hề có các thao tác can thiệp để hình thành cấu trúc.
Sau khi phân tích các kết quả thu được, nhóm tính toán được độ từ
thẩm cũng như hằng số điện môi của màng, và do đó xác định chính
xác chiết suất của màng. Ở dải tần số tới 150 GHz, họ phát hiện ra
rằng chiết suất của màng trở thành âm, tuy nhiên hiệu ứng này biến
mất khi tần số ánh sáng tăng đến dải tần số lớn hơn.
Hình 3. Sự phụ thuộc của chiết suất, hệ số hấp thụ và biến thiên độ từ
thẩm của màng La2/3Ca1/3MnO3 vào từ trường và nhiệt độ (Theo
Phys. Rev. Lett. 98 (2007) 197401).
Pimenov nói rằng các vật liệu sắt từ - kim loại trên nguyên tắc có thể
có hiệu ứng chiết suất âm ở dải tần số tới 1 THz. Tuy nhiên, ông cũng
bổ sung rằng các vật liệu như thế sẽ không giống như là có hiệu ứng
chiết suất âm ở dải tần quang học (trên 450 THz), có thể loại bỏ
chúng ở các siêu thấu kính quang học. Tuy vật, Pimenove nói rằng
nhóm của ông sẽ tiếp tục kiểm nghiệm tính chất này ở nhiều vật liệu
khác nhau kể cả sắt, với hi vọng có thể đạt được hiệu ứng chiết suất
âm khi ở trạng thái cộng hưởng ở tần số cao hơn 150 GHz, sẽ rất hữu
ích cho các thiết bị truyền thông.
Vạn lý Độc hành (Theo Physcal Review Letters & PhysicsWeb.org)
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Cập nhật lúc 05h29' ngày 29/10/2005

• Bản in
• Gửi cho bạn bè
• Phản hồi

Xem thêm: cau vong chi xuat hien sau mua mua he?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện
một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm
tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Mùa hè, thời gian của những trận mưa rào không dài lắm, thêm vào đó
phạm vi cũng không rộng, vì vậy sau cơn mưa ánh sáng mặt trời sẽ xuất
hiện ngay. Lúc này trong không trung vẫn còn chứa đầy các hạt nước, hoặc
đôi lúc vẫn còn mưa lâm râm. Khi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ và phản chiếu bởi các hạt
nước, cầu vồng bảy sắc sẽ óng ánh xuất hiện trên nền trời.

Vào mùa đông, thời tiết lạnh lẽo và không khí rất hanh khô, hiếm khi xuất hiện những
cơn mưa, vì vậy các trận mưa rào ít đi nên không đủ điều kiện để tạo ra cầu vồng.

Tại sao cầu vồng lại có hình vòng cung?

Theo quy luật vật lý, một tia sáng đi qua một giọt nước sẽ bị chuyển hướng do tính chất
khúc xạ của nước, sau đó phản xạ trở lại bởi bề mặt trong giọt nước rồi khúc xạ một lần
nữa khi đi ra. Giữa tia đi vào và tia đi ra khỏi giọt nước hình thành một góc khoảng 42
độ. Ánh sáng mặt trời bao gồm các tia có độ dài sóng khác nhau và chúng sẽ bị phân tách
khi đi qua giọt nước. Mức độ khúc xạ của các tia này hơi khác nhau. Tia màu tím đi ra
khỏi giọt nước ở một góc khoảng 40 độ trong khi tia màu đỏ đi ra ở khoảng 42 độ.

Để nhìn thấy được cầu vồng, tia sáng phản xạ khỏi giọt nước cần phải đến được mắt
người quan sát. Mắt không thể nào tiếp nhận được toàn bộ các tia sáng phản xạ từ một
giọt nước, nhưng có thể thấy tia màu xanh từ vài giọt này, tia màu đỏ từ vài giọt khác...

Những giọt nước có tia màu đỏ phản xạ về đến được mắt của người quan sát là những
giọt nằm trên một hình nón có đỉnh là vị trí quan sát, trục là đường thẳng đi qua mắt và
song song với hướng nắng, độ dốc của nón chính là góc mà tia này phản xạ ra khỏi các
giọt nước (42 độ). Tương tự với các màu khác. Như vậy, người quan sát sẽ thấy được các
vòng màu, có thứ tự từ ngoài vào trong (góc phản xạ từ lớn tới nhỏ) như sau: đỏ, cam,
vàng, lục , lam, chàm nếu đứng trên máy bay hoặc ở một độ cao nhất định.
Khám phá ra nguồn gốc của cầu vồng
Cập nhật lúc 04h34' ngày 27/10/2005

• Bản in
• Gửi cho bạn bè
• Phản hồi

Xem thêm: kham pha ra nguon goc cua cau vong


Đã từ lâu, người ta biết rằng cầu vồng xảy ra khi mặt trời
đồng thời chiếu sáng cùng với cơn mưa. Những giọt
nước mưa làm thay đổi ánh sáng trắng của mặt trời thành
nhiều màu khác nhau.

Isaac Newton đã chứng minh điều này năm 1665 bằng


cách đặt một lăng kính thuỷ tinh dưới một tia nắng mặt
trời: ông đã nhận được những màu sắc của cầu vồng qua
sự nhiễu xạ, cũng chứng tỏ rằng ánh sáng trắng trên thực
tế là kết quả của sự pha trộn màu sắc của cầu vồng. Isaac Newton
Những giọt nhỏ của nước mưa tác động giống như những lăng kính nhỏ và tạo thành một
cầu vồng.

Để không cho bất kỳ sự hoài nghi nào tồn tại, Isaac Newton đã sử dụng một lăng kính
khác đặt dưới tia đa sắc được tạo ra bởi lăng kính thứ nhất và ông cũng đã nhận được một
tia sáng trắng mới - lăng kính thứ nhì đã tập hợp những màu sắc lại để cho ra ánh sáng
trắng.

Năn 1668 Newton đã phát minh ra viễn vọng kính. Kính này sử dụng một gương lõm
thay cho một trong hai thấu kính của kính thiên văn. Những kính viễn vọng ngày nay
luôn có cấu tạo theo cùng một nguyên lý.

Tìm hiểu về nhà khoa học Isacc Newton "người sáng lập ra vật lý học cổ điển"

Cầu vồng lạ trong đêm


Cập nhật lúc 11h57' ngày 04/11/2009

• Bản in
• Gửi cho bạn bè
• Phản hồi

Xem thêm: môi trường, thiên nhiên, cầu vồng, hiện tượng, mặt trăng, ánh sáng
Một bức ảnh kỳ lạ do một nhiếp ảnh gia tại Anh chụp được cho thấy một cầu vồng
được tạo ra từ ánh sáng mặt trăng vào giữa đêm.

Hiện tượng cầu vồng hiếm có vào ban đêm ở Anh. Ảnh: NATIONAL PICTURES.

Anh Chris Walker đang trên đường về nhà ở Richmond, North Yorkshire, Anh, thì nhìn
thấy cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Anh nói: "Tôi nhận thấy điều gì đó kỳ lạ trên bầu
trời khi đang lái xe. Mặt trăng tròn ở ngay phía sau tôi, gió thổi hiu hiu và mưa thì vừa
tạnh. Mặt trăng sáng đến nỗi một cầu vồng lấp lánh hiện lên trên bầu trời sau cơn mưa".

Thông thường cầu vòng do ánh mặt trời tạo ra khi bị phản chiếu bởi các hạt mưa, nhưng
trong trường hợp này, mặt trăng đã tạo nên hình ảnh bảy sắc cầu vồng ngoạn mục.

Hiện tượng này vô cùng hiếm bởi đòi hỏi sự kết hợp giữa các yếu tố như bầu trời rất sẫm,
mặt trăng ở thấp hơn 42 độ trên bầu trời và mưa rơi đối diện với mặt trăng.

"Ánh sáng mặt trăng yếu hơn hàng nghìn lần so với mặt trời nên cầu vồng cũng sẽ mờ
nhạt hơn rất nhiều lần. Nó chỉ được hiện rõ khi mặt trăng gần tròn. Cho dù như vậy mắt
người cũng khó có thể nhận ra màu sắc cầu vồng trong bầu trời đêm, tuy vậy tôi vẫn có
thể nhìn ra được màu đỏ ở trên cùng của cầu vồng", Telegraph trích lời Walker kể lại
hôm qua.

You might also like