Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGÂN HÀNG ĐỀ : VẬT LÍ 11

ĐÊ 1
Câu 1: Định nghĩa điện trường? Xác định phương chiều và độ lớn của cường độ điện trường gây bởi
1 điện tích điểm
Áp dụng: Xác định hướng của véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích Q trong các
trường hợp:

Q + .N Q _ .M
Câu 2: Sự nhiễm điện của quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với 1 vật nhiễm điện dương được
giải thích như thế nào?
Câu3: Nêu bản chất dòng điện trong kim loại? Giải thích nguyên nhân gây điện trở trong kim loại?
Câu 4: So sánh điện dung của bộ tụ ghép song song với điện dung của mỗi tụ điện trong bộ
Câu 5 : Nêu nội dung định luật ôm cho toàn mạch? Viết biểu thức và nêu ý nghĩa từng đại lượng?
Câu 6: Hãy viết hệ thức hiệu điện thế UAB và UBA đối với đoạn mạch như hình vẽ:
R
Er
. B
A
Câu 7: Một nguồn điện có điện trở trong 0,2 Ω mắc nối tiếp với điện trở 4,8 Ω thành 1 mạch kín
. Khi đó hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn là 24 V. Tính suất điện động của nguồn và
cường độ dòng điện trong mạch
Câu 8:Cho 2 điện tích điểm q1 =2.10-8 C và q2 = 2.10-8C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 1 đoạn a
= 20cm trong không khí.
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm M là trung điểm của đoạn AB
b. Xác định lực điện tác dung lên điện tích q0 = 2.10-8C đặt tại M
Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ:
Bộ nguồn có suất điện động 4V và điện trở trong 2 Ω mắc với mạch ngoài gồm 2 đèn
Đ1(6V – 6W) , Đ2 (6V – 6W)
a . Tìm điện trở trong và suất điện động của bộ nguồn
b Tìm số chỉ Ampe kế
c. Xác định độ sáng của 2 đèn
E,r

A Đ1

Đ2

Đáp án
Câu1: Nêu được : điện trường là dạng vật chất bao quanh điện tích vá gắn với điện tích. Tác
dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó (0,5đ )
Nêu được: (0,5đ)
Điểm đặt : tại điểm ta xét
Phương : Đường thẳng nối điện tích với điểm ta xét
Chiều: hướng ra xa Q nếu Q> 0, hướng vào Q nếu Q < 0
kQ
Độ lớn: E=
εr 2
Áp dụng: Xác định đúng hướng của vectơ cướng độ điện trường ( 0,5đ)
Câu 2: Gỉai thích được: Môt quả cầu kim loại ở trang thái trung hoà về điện khi tiếp xúc với vật
nhiển điện dương thì 1 số electron của quả cầu sẽ bị hút sang vật nhiểm điện dương .Kết
quả quả cầu cũng bị nhiễn điện dương ( 1đ)

Câu 3 : Nêu được bản chất: (0,5đ) . Giải thích được: do sự mất trật tự của mạng tinh thể nên các
electron tự do chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường bị cản trở ( 0,5đ)

Câu 4: Cb > C (0,5đ)

Câu 5 : Nêu được nội dung ( 0,5 đ ) . Viết biểu thức và nêu ý nghĩa ( 0,5 đ)

Câu 6: Viết đúng 2 biểu thức ( 1đ)

Câu 7: Đúng : I = 5 A (0,5 đ)

Đúng ξ =25 V (0,5đ)

Câu 8: Vẽ hình đúng (0,25 đ)

Đúng được cường độ điện trường do 2 điện tích gây ra tại trung điểm E = 9.10-5 V (0.25đ )

Đúng E = 18.10- 5 V/m ( 0,5đ )

Câu 9: Đúng : Eb = 12 V ( 0.375đ)

rb = 3 V (0,375đ )

Xác định đúng điện trở mạch ngoài Rn = 3 Ω (0,375đ)

Đúng số chỉ Ampe: I = 2 A ( 0,375đ )

Xác định cường độ định mức của 2 đèn: Iđm1= 1A

Iđm2 = 1A (0.25đ )

Xác định cường độ thực tế qua 2 đèn I1 = I2 = 1A

→ 2 đèn sáng bình thường ( 0,25 đ )


SỞ GIÁO DỤC ĐÀO ĐẠO LONG AN
TRƯỜNG TRUNG HỌC RẠCH KIẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN: LÍ – 11
THỜI GIAN: 45PHÚT
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật Culông? Viết biểu thức?
Áp dụng: Hai quả cầu A và B được tích điện trái dấu, có độ lớn không đổi. Khoảng cách giữa
chúng là r. Nếu tăng khoảng cách giữa chúng lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng tăng ,
giảm bao nhiêu lần?
Câu 2: Định luật Jun-Lenxơ đề cập đến sự biến đổi năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Câu 3: Công suất của dòng điện là gì? Được tính bằng công thức nào?
Câu 4: Viết biểu thức hiệu điện thế UMN đối với đoạn mạch như hình vẽ
E ,r

M R N

Ap dụng : tính UNM khi E =5V , r =1 Ω, R = 3 Ω, I =1A


Câu 5: Bản chất dòng điện trong chất khí khác với bản chất dòng điện trong chất điện phân và trong
kim loại như thế nào?
Câu 6: Tụ điện không khí có điện dung C = 2pF được tích điện ở hiệu điện thế U = 600V. Ngắt tụ
ra khỏi nguồn thì điện tích của tụ là bao nhiêu?
Câu 7: Công thực hiện khi điện phân dung dịch đồng sunfat là 2 kWh. Xác định khối lượng đồng
được giải phóng , nếu hiệu điện thế đặt vào 2 cực của bình điện phân là 6V.
Câu 8: Hai điện tích q1 = -9 µ C và q2 = 4 µ C nằm cách nhau 20cm. Tìm vị trí mà tại đó điện
trường bằng không
Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết : E = 12V , r = 1 Ω Đèn Đ ghi (3V – 6W) , R1 là biến trở, R2 =3 Ω
Điều chỉnh R1 =3 Ω . Đèn Đ sáng như thế nào?
.

E ,r Đ
R1

R2

ĐÁP ÁN

Câu 1: Phát biểu được định luật: ( 0,5 đ)


q1 q 2
Viết được biểu thức: F = k ( 0,5đ)
r2
Áp dụng: lực tương tác giảm 9 lần (0,5 đ )
Câu 2: Khi có dòng điện qua vật dẩn , năng lượng điện chuyển hoá thành nhiệt lượng làm vật dẫn
nóng lên và toả nhiệt ( 1 đ)
Câu 3: Nêu được công suất của dòng điện (0,5đ )
U2
Viết được công thức: P = I2 R = (0,5đ)
R
Câu 4: Viết đúng biểu thức : (0.5đ)
Ap dụng: UNM = -1 V ( 0,5 đ)
Câu 5: Nêu được: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của 3 loại hạt : electron,
ion dương, ion âm
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của 1 loại hạt là electron
Dòng địên trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của 2 loại hạt : ion dương và
ion âm ( 1 đ)
Câu 6: Tính được : C = 12.10-10C ( 0,5 đ)
A
Câu 7: Tính được: q = (0,5 đ)
U
Tính được: m = 398g (0,5đ)
Câu 8: Xác định được:
Để cường độ điện trường tại điểm M = 0 thì 2 cường độ điện trường tại đó phải:
Cùng phương : M nằm trên đường thẳng nối 2 điện tích :AB
Ngược chiều: M nằm ngoài AB và nằm phía bên q2
Độ lớn : bằng nhau (0,5 đ)
M cách q2 40cm ( 1 đ)
Câu 9:
Tính được : I đm = 2V ( 0,25đ)
Tính được: Rđ = 1,5 Ω (0,25 đ)
Tính được : Rn = 4 Ω (0,25đ)
Tính được: I = 2,4 A (0,25đ)
Tính được; I đ = 1,6 A (0,25đ)
Xác định được: đèn sáng yếu (0,25đ)

You might also like