Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tuần : 9

Tiết : 18
KIỂM TRA MỘT TIẾT SINH HỌC 7
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- GV đánh giá được kết quả học tập của HS ở giữa học kì I, qua đó rút kinh nghiệm cải tiến, bổ
sung về phương pháp giảng dạy của mình.
- HS đánh giá được kết quả học tập của bản thân, từ đó rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp
học tập
2. Kĩ năng :
Rèn cho HS kĩ năng học bài, vận dụng kiến thức để làm bài
3. Thái độ :
- Giáo dục cho HS ý thức trung thực, tự giác, nghiêm túc khi làm bài
- Nộp bài đúng thời gian
II. CHUẨN BỊ :
1. GV :
- Đề in sẵn
- Ma trận, đáp án và thang điểm rõ ràng
2. HS :
- Học bài, vận dụng kiến thức để làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
Kiểm tra viết
IV. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA :
1. Ổn định lớp :
2. Phát đề :
3. Thu bài làm :
4. Nhận xét, dặn dò :
- Xem và làm trước bài mới trong vở bài tập
- Chuẩn bị (theo nhóm) : 1 con trai sông còn sống, 2 mảnh vỏ trai còn dính liền
MA TRẬN

Các mức độ nhận thức


Các chủ đề chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL


Ngành ĐVNS 5 câu 5 câu
1,25 1,25
Ngành ruột khoang 1 câu 1 câu
0,25 0,25
Các ngành giun 3 câu 2 câu 4 câu 1 câu 1 câu 11 câu
0,75 4,0 1,75 1,0 1,0 8,5
TỔNG 8 câu 2 câu 5 câu 1 câu 1 câu 17 câu
2,0 4,0 2,0 1,0 1,0 10,0

Trường : THCS Lê Hồng Phong KIỂM TRA ĐỀ A


Họ Tên : Môn : Sinh học 7
Lớp : Thời gian : 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (4đ)


Câu 1 (1đ) : Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu câu cho thích hợp :
a. Trùng đế giày cơ thể chứa chất diệp lục
b. Trùng sốt rét vận chuyển nhờ chân giả
c. Trùng biến hình là động vật cấu tạo đơn giản nhất trong ngành động vật nguyên sinh
d. Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người qua muỗi Anophen
Câu 2 (1đ): Hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất :
1. Trùng roi giống tế bào thực vật ở đặc điểm :
a. Có diệp lục c. Có thành xenlulozơ e. a, b đúng
b. Có roi d. Có điểm mắt g. a, c đúng
2. Hệ tiêu hóa có hậu môn bắt đầu xuất hiện ở ngành nào ?
a. Ruột khoang c. Giun tròn
b. Giun dẹp d. Giun đốt
3. Sán lá gan có :
a. Mắt và lông bơi phát triển c. Ruột dạng túi phát triển
b. Giác bám phát triển d. Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có đuôi
4 . Nhóm động vật thuộc ngành giun tròn, sống kí sinh gây hại cho người và động vật là :
a. Giun đũa, giun kim, giun móc câu c. Giun móc câu, giun kim, giun đỏ
b. Giun chỉ, sán lá gan, giun kim d. Giun kim, giun đất, giun rễ lúa
Câu 3 (1đ) : Nối câu ở cột A với câu ở cột B và ghi kết quả vào cột C sao cho phù hợp :

Cột A Cột B Cột C


1. Đặc điểm chung của ngành động vật a. Cơ quan sinh sản phát triển, phát triển
nguyên sinh qua nhiều giai đoạn vật chủ trung gian
2. Đặc điểm chung của ngành ruột b. Cấu tạo đơn bào, kích thước hiển vi
khoang c. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
3. Đặc điểm chung của ngành giun dẹp d. Ruột thẳng, phát triển đầy đủ miệng và
4. Đặc điểm chung của ngành giun tròn hậu môn
Câu 4 (1đ) : Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Giun đất ăn mùn đất, vụn hữu cơ. Thức ăn được lấy từ miệng rồi được chứa ở …………. ,
nghiền nhỏ ở …………. sau đó được tiêu hóa bởi enzim tiết ra từ …………. và được hấp thụ
qua ………….. Chất bã thải ra ngoài qua hậu môn.

II. TỰ LUẬN : (6đ)


Câu 1 (3đ): Trình bày vòng đời của giun đũa? Tác hại và cách phòng chống bệnh giun đũa?
Câu 2 (1đ): Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?
Câu 3 : (1đ) : Đặc điểm chung của ngành giun dẹp?
Câu 4 (1đ) : So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đất so với giun đũa để thấy được đặc điểm tiến
hóa của ngành giun đốt?

Trường : THCS Lê Hồng Phong KIỂM TRA ĐỀ B


Họ Tên : Môn : Sinh học 7
Lớp : Thời gian : 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (4đ)


Câu 1 (1đ) : Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu câu cho thích hợp :
a. Trùng roi xanh cơ thể chứa chất diệp lục
b. Trùng biến hình vận chuyển nhờ chân giả
c. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua muỗi Anophen
d. Trùng sốt rét dinh dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu
Câu 2 (1đ): Hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất :
1. Trùng giày có hình dạng :
a. Đối xứng c. Dẹp như chiếc đế giày e. a, c đúng
b. Không đối xứng d. Có hình khối như chiếc giày g. b, d đúng
2. Hệ tuần hoàn bắt đầu xuất hiện ở ngành nào ?
a. Ruột khoang c. Giun tròn
b. Giun dẹp d. Giun đốt
3 . Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp, sống kí sinh gây hại cho người và động vật là :
a. Sán lá gan, giun đũa, giun kim c. Giun móc câu, giun kim, sán dây
b. Sán dây, sán lá gan, sán lá máu d. Sán lá máu, sán bã trầu, giun chỉ
6. Khi nào người bị nhiễm trứng giun đũa ?
a. Ăn rau quả, hoa quả tươi chưa rửa sạch c. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
b. Ăn thịt trâu, bò, lợn gạo d. Tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn
Câu 3 (1đ) : Nối câu ở cột A với câu ở cột B và ghi kết quả vào cột C sao cho phù hợp :

Cột A Cột B Cột C


1. Đặc điểm chung của ngành ruột a. Cơ quan sinh sản phát triển, phát triển
khoang qua nhiều giai đoạn vật chủ trung gian
2. Đặc điểm chung của ngành giun dẹp b. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
3. Đặc điểm chung của ngành giun tròn c. Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên
4. Đặc điểm chung của ngành giun đốt d. Ruột thẳng, phát triển đầy đủ miệng và
hậu môn
Câu 4 (1đ) : Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Giun đũa lấy thức ăn từ …………. . Thức ăn đi một chiều từ …………. đến …………. .
Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều. Chất bã được thải ra ngoài qua
…………. . Tốc độ tiêu hóa cao.

II. TỰ LUẬN : (6đ)


Câu 1 (3đ): Trình bày vòng đời của sán lá gan ? Tác hại và cách phòng chống bệnh sán lá gan ở
trâu bò?
Câu 2 (1đ) : Vì sao khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
Câu 3 (1đ) : Đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 4 (1đ) : So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đất so với sán lá gan để thấy được đặc điểm tiến
hóa của ngành giun đốt?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (4đ)
Câu 1 (1đ) : Đánh dấu đúng mỗi câu được 0,25đ
Đề A 1S 2Đ 3Đ 4Đ
Đề B 1Đ 2Đ 3S 4S
Câu 2 (1đ): Khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,25đ
Đề A 1g 2c 3b 4a
Đề B 1g 2d 3b 4a
Câu 3 (1đ) : Nối đúng mỗi câu được 0,25đ
Đề A 1c 2b 3a 4d
Đề B 1b 2a 3c 4d
Câu 4 (1đ): Điền đúng mỗi ô trống được 0,25đ
Đề A 1. diều 2. dạ dày cơ 3. ruột tịt 4. ruột
Đề B 1. ruột non 2. miệng 3. hậu môn 4. hậu môn
người
I. TỰ LUẬN : (6đ)
ĐỀ A :
Câu 1 (3đ):
- HS trình bày đúng vòng đời (1,75đ)
- Tác hại : (0,5đ)
+ Lấy tranh chất dinh dưỡng của người, đồng thời thải độc tố vào cơ thể người
+ Gây bệnh tắc ruột, tắc ống mật
- Cách phòng chống : (0,75đ)
+ Ăn chín uống sôi
+ Giữ vệ sinh thân thể
+ Tẩy giun định kì
Câu 2 (1đ) : Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất giúp đất trồng :
- Tơi xốp, thoáng khí (0,5đ)
- Phì nhiêu, màu mỡ (0,5đ)
Câu 3 (1đ) : Đặc điểm chung của ngành giun dẹp :
- Cơ thể dẹp, có đối xứng 2 bên (0,25đ)
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng (0,25đ)
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn (0,25đ)
- Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng (0,25đ)
Câu 4 (1đ) : So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đất so với giun đũa để thấy được đặc điểm tiến
hóa của ngành giun đốt?
Giun đất Giun đũa
- Xuất hiện khoang cơ thể chính thức - Xuất hiện khoang cơ thể chưa chính thức (0,25đ)
- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ thần kinh - Chưa có hệ tuần hoàn và hệ thần kinh (0,5đ)
- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ - Hệ tiêu hóa chưa phân hóa rõ (0,25đ)

ĐỀ B :
Câu 1 (3đ):
- HS trình bày đúng vòng đời (2đ)
- Tác hại : (0,5đ)
+ Lấy tranh chất dinh dưỡng của trâu bò, làm trâu bò gầy rạc, chậm lớn
- Cách phòng chống : (0,5đ)
+ Tiêu diệt ốc ruộng
+ Không cho ăn cỏ có kén sán (nơi ngập nước)
Câu 2 (1đ) : Giun đất hô hấp bằng da, khi mưa nhiều nước ngập cơ thể, giun đất không hô hấp
được nen phải chui lên mặt đất để hô hấp
Câu 3 (1đ) : Đặc điểm chung của ngành ruột khoang :
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn (0,25đ)
- Ruột dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã (0,25đ)
- Thành cơ thể có 2 lớp tb (0,25đ)
- Tự vệ và tấn công bằng tb gai (0,25đ)
Câu 4 (1đ) : So sánh đặc điểm cấu tạo của giun đất so với sán lá gan để thấy được đặc điểm tiến
hóa của ngành giun đốt?
Giun đất Sán lá gan
- Xuất hiện khoang cơ thể chính thức - Chưa có khoang cơ thể chính thức (0,25đ)
- Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ thần kinh - Chưa có hệ tuần hoàn và hệ thần kinh (0,5đ)
- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ, có hậu môn - Hệ tiêu hóa chưa phân hóa rõ, chưa có hậu môn
(0,25đ)

You might also like