Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Outline

- Giới thiệu
- Định nghĩa
- Phân loại
- Phương pháp
- Kết luận
1. Giới thiệu
- Trong quy trình hoạt động quan hệ công chúng (PR) thì tiến trình nghiên cứu là
bước đầu tiên cần thực hiện để tạo nền tảng cho các hoạt động truyền thông diễn
ra hiệu quả; là một phần đi cùng với việc lên kế hoạch, phát triển chương trình và
đánh giá tổng thể.
- Mô hình RACE (tiến trình hoạt động PR) gồm:
 R – Research – Nghiên cứu
 A – Action – Hành động và kế hoạch
 C – Communication – Truyền thông
 E – Evaluation – Đánh giá
2. Định nghĩa
2.1. Nghiên cứu trong PR
Nhắc lại định nghĩa của NGHIÊN CỨU và NGHIÊN CỨU TIẾP THỊ
- Nghiên cứu là gì? Là một tập hợp các hoạt động đã được dự kiến để xác định
những ý tưởng mới mà có khả năng trở thành tiềm năng cho việc phát triển sản
phẩm/dịch vụ mới.
- Nghiên cứu tiếp thị là gì? Là quá trình thực hiện một cách hệ thống trong thu thập,
ghi âm, phân tích các dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Định nghĩa NGHIÊN CỨU TRONG PR
- Là quá trình thu thập thông tin (5w,1h) và diễn giải một cách hệ thống các thông
tin đó để làm rõ và giải quyết các vấn đề nghiên cứu, gia tăng hiệu quả cho hoạt
động PR.
- 5w,1h: who, what, when, where, why và how; đặt ra các câu hỏi để làm mục tiêu
trước khi thực hiện nghiên cứu. Ví dụ như: Chúng ta muốn biết điều gì? Chúng ta
đã biết những gì? Những gì chúng ta chưa biết? Vấn đề gì đang xảy ra? Tại sao?
Nó sẽ có ảnh hưởng đến với chúng ta như thế nào?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu trong PR
- Mô tả quy trình, tình huống hay hiện tượng.
- Lý giải vì sao sự việc diễn ra, nguyên nhân của sự việc và các tác động do sự việc
gây nên.
- Tiên đoán điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện/không thực hiện một hành động
nào đó.
2.3. Mục đích và tầm quan trọng của nghiên cứu PR
- Thông qua việc nghiên cứu, có được những kiến thức cũng như những thông tin
hữu ích, từ đó thiết lập được mục tiêu cần hướng đến, nhìn nhận được những cơ
hội, vấn đề, rủi ro có thể có cho hoạt động PR. (input)
- Xây dựng những kế hoạch đúng đắn, phù hợp dựa trên việc phân tích các vấn đề
đã có qua quá trình nghiên cứu, hoạch định chiến lược, ngân sách, tiến trình thực
hiện. (output)
- Đưa ra những đánh giá cụ thể cho từng vấn đề trong suốt quá trình thực hiện kế
hoạch PR, đút kết tổng quát những gì đã đạt được/chưa đạt được để làm nền tảng
xây dựng hiệu quả hơn cho kế hoạch sau. (outcome)

Mô hình xoay vòng mục đích nghiên cứu (tự vẽ)

3. Phân loại
Nghiên cứu ứng dụng giúp giải quyết những vấn đề cụ thể
- Nghiên cứu mang tính chiến lược: định ra các mục tiêu của kế hoạch, phát triển
thông điệp, tạo kênh so sánh – benchmarks.
- Nghiên cứu mang tính đánh giá: xác định liệu chương trình PR có đạt được những
mục tiêu đặt ra.
Nghiên cứu lý thuyết giúp thấu hiểu quá trình thực hiện chương trình PR
4. Các phương pháp nghiên cứu trong PR
- Khảo sát - Điều tra
 Điều tra mô tả (định lượng)
 Điều tra lý giải (định tính)
- Đánh giá thống kê truyền thông ( sơ cấp – thứ cấp)
- Những biện pháp không phô trương (theo thể thức và không theo thể thức)
4.1. Khảo sát – Điều tra
- Mẫu điều tra (hay nhóm được chọn)
- Bảng câu hỏi
- Phỏng vấn
- Phân tích các kết quả
4.2. Đánh giá truyền thông
- Giúp chuyên viên PR hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa quản trị và mục tiêu.
- Phân tích vị trí của doanh nghiệp trong tâm thức của nhân viên và các cộng đồng
liên quan.
- Cung cấp cơ sở để giải quyết các vấn đề sau:
 Sự dồn ứ thông tin
 Sự mất cân bằng trong các hoạt động truyền thông
 Sự chồng chéo chức năng trong hoạt động nhân viên
 Sự tồn tại ngầm của các thông tin không rõ nguồn gốc trong doanh nghiệp,
gây thiệt hại cho tổ chức
 Sự tồn tại của những quan điểm, thành kiến mâu thuẫn và không có thực về
tổ chức
4.3. Đánh giá tổng kết
- Đưa ra những thay đổi cần thiết về định hướng, tái cơ cấu nguồn lực và tái sắp xếp
các ưu tiên.
- Đánh giá và phân tích các chương trình truyền thông sau khi có kết quả.
- Đánh giá các mục tiêu khi một chương trình đang được các đối tượng liên quan
lưu tâm.
- Để thích ứng chương trình với những mục tiêu tương lai.
5. Kết luận
Đạo đức cho người làm nghiên cứu PR cần nhận thức:
- Sự ép buộc
- Không trung thực
- Tổn hại
- Thao tác/vận dụng sai số liệu để đạt được mục đích nào đó hơn là mục tiêu của
nghiên cứu hay các giả thiết đề ra.
Các tiêu chuẩn:
- Công bố đầy đủ quy trình/thủ tục nghiên cứu
- Báo cáo kết quả chính xác và phân bố rộng rãi
- Giữ bí mật thông tin cá nhân

You might also like