Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Hướng dẫn sử dụng công cụ The Explorer

MetaStock là phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật phổ biến, dễ sử dụng. Biểu diễn các biểu đồ phân tích
trực quan và cho phép người dùng tự định nghĩa, tùy biến các System Trade là sức mạnh cốt lõi của
MetaStock.

MetaStock cho phép bạn sử dụng các System Trade từ các mô hình được cung cấp sẵn, hoặc tự xây
dựng các mô hình mới phù hợp với tình hình thực tế.

Từ các biến số, hàm số (Functions) do MetaStock cung cấp bạn có thể thiết lập các công thức
(Formulas) phục vụ cho việc xây dựng từ: Expert Advisor, System Tester, Indicator, Explorer cho đến
Commentary của Expert.

Các thông tin phục vụ cho bài viết này được lấy chủ yếu từ MetaStock Help và các trang web nước ngoài
có liên quan.

Những công thức của MetaStock gồm các thành phần cơ bản sau: Các hàm chức năng, các toán tử và
các biến mảng dữ liệu.

1/. Các thành phần thường dùng để tạo công thức cho System Trade:
- Các biến mảng dữ liệu cơ bản: Volume, Open, Close, High, Low (lượng giao dịch, giá mở cửa, giá
đóng cửa, giá cao nhất của phiên giao dịch, giá thấp nhất …), khi dùng có thể viết tắt theo ký tự đầu của
biến.
- Các hàm chức năng dựng sẵn: REF, MOV, AD, ADX, ADXR, AroonDown, AroonUp, BbandBot,
BbandTop, CCI, DI, MACD, MarketFacIndex, MFI, OBV, OscP, OscV, ROC, RSI, SAR, HHV, LLV, MAX,
MIN, SUM, IF, …
- Các toán tử: (+), (-), (*), (/); toán tử logic AND, OR, …

Một số ví dụ về công thức:


+ Mức chênh lệch giá cao và thấp nhất ngày: H – L
+ Mức chênh lệch giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: C – Ref(C, -1)
+ % tăng giảm giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua: ROC(C, 1, %)
+ Giá đóng cửa trung bình 5 ngày gần nhất: MOV(C, 5, S)
+ Tính RSI 14 ngày: RSI(14)

Nội dung và tính năng của các biến và hàm, bạn có thể xem thêm trong HELP của MetaStock. Việc vận
dụng các hàm sẽ được minh họa trong từng mô hình cụ thể trong các phần sau.

2/. Xây dựng mô hình cho The Explorer và cách ứng dụng:
a. Cách thiết lập công thức cho The Explorer: Có 2 cách
- Cách 1: Copy 1 mẫu có sẵn và sửa lại theo ý thích cá nhân
Vào Menu Tools, chọn The Explorer … hoặc chọn Toolbar đánh dấu đỏ.
Chọn 1 mẫu có sẵn để Copy, ở đây tôi chọn Equis - Binary Waves (1),
Tiếp theo ấn nút chọn Copy (2), đặt tên cho mẫu bạn muốn tạo trong ô Name (3), viết ghi chú cần thiết để
sau này dễ tra cứu trong ô Notes, thiết lập công thức cho các cột số liệu bằng cách chọn từng cột (4), gõ
hoặc chỉnh sửa công thức (5), đặt tên cho cột ở mục Col. Name (6). Lưu ý, các bước thực hiện tuần tự từ
trên xuống theo các vị trí khoanh tròn màu đỏ trong hình minh họa.

- Cách 2: Tạo mới hoàn toàn. Làm tương tự như trên, chỉ thay việc chọn nút Copy (2) bằng chọn nút
New.

Ví dụ minh họa về việc tự tạo một mẫu Explorer: Tạo một mẫu tìm kiếm các chứng khoán có giá đóng
cửa trung bình 5 ngày gần đây có xu hướng tăng lớn hơn 10% so với giá trung bình 20 ngày
00 Average Price 5-20 Up
COLUMN FORMULAS
---------------
ColumnA: Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S)
ColumnB: C

ColumnC: Mov(C,5,S)

ColumnD: Mov(C,20,S)

FILTER SOURCE
(Mov(C,5,S)/Mov(C,20,S))>1.09

b. Giải thích công thức áp dụng:


+ Hàm Mov(C,5,S) or Mov(C,20,S): Tính giá đóng cửa (C) trung bình theo số ngày chỉ định (5 or 20) theo
phương pháp giản đơn (S).
+ Cột A: Tỷ lệ tăng/giảm của giá trung bình 5 ngày so với giá trung bình 20 ngày, lớn hơn 1 là tăng / nhỏ
hơn 1 là giảm (có thể dùng hàm ROC để tính toán nhưng vì đây chỉ là minh họa nên tôi chưa tối ưu công
thức).
+ Cột B: Giá đóng cửa ngày gần nhất
+ Cột C/D: Giá trung bình 5 ngày và 20 ngày
+ Cột Filter: Lọc những CK thỏa mãn điều kiện giá trung bình 5 ngày tăng 10% so với giá trung bình 20
ngày.

Kết luận: Như vậy bạn có thể tạo ra 1 mẫu Explorer tùy ý nhưng các bạn phải nhớ, nếu bạn đưa ra yêu
cầu sai thì bạn có thể sẽ bị tổn thất về tài chính khi quyết định mua/bán dựa vào mẫu tìm kiếm tự tạo.

c. Hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng:


- Vào Menu Tools, chọn The Explorer … (như trên đã hướng dẫn)
- Từ các mẫu Explorer, chọn một mô hình cần thực hiện. Giả sử chọn mẫu 00 Average Price 5-20 Up
do chúng ta vừa xây dựng ở trên.

- Chọn nút Explorer (đánh dấu đỏ trong hình) để thi hành.


- Sau đó, thực hiện lần lượt các bước sau:
+ Chọn các chứng khoán cần xem bằng cách ấn nút chọn Add Securities …
+ Trong bảng Add Securities vừa xuất hiện, chọn thư mục chứa dữ liệu chứng khoán ở mục Look in,
chọn các chứng khoán ở phần dưới của bảng bằng cách nhấn phím Shift+mũi tên xuống, chọn xong
nhấn nút Open.
+ Quay trở về bảng cũ (Select Securities), nhấn nút chọn OK.
+ MetaStock sẽ tính toán và hiện thông báo khi thực hiện xong ở bảng Exploration Completed. Bạn nhấn
nút chọn Reports … để xem kết quả.
Tại bảng kết quả, bạn có thể sắp xếp lại thứ tự hiển thị tùy ý bằng cách nhắp đúp chuột vào tiêu đề cột,
mở đồ thị bằng nút Open Chart, in ra giấy bằng nút Print hoặc copy dữ liệu ra Ecxel.
Lưu ý: Các mẫu thông thường bạn có thể sử dụng là các mẫu do Equis cung cấp sẵn trong MetaStock
(có 5 chữ đầu là Equis); các mẫu khác do hãng thứ 3 hoặc các thành viên khác phát triển. Bạn có thể tìm
kiếm các mẫu Explorer miễn phí rất nhiều trên mạng (tuy nhiên vì miễn phí nên độ tin cậy không cao,
bạn chỉ có thể dùng nó làm tư liệu tham khảo và sửa chữa, bổ sung theo ý riêng của mình cho phù hợp).

Việc tạo một 1 mô hình tìm kiếm hay chọn lựa cổ phiếu theo giá và lượng cần rất nhiều kiến thức về
phân tích kỹ thuật. Tôi không đủ khả năng hướng dẫn việc này. Tôi hy vọng Forum Vietstock hoặc các
diễn đàn khác về chứng khoán của Việt Nam sẽ có định hướng tổ chức các chủ đề chuyên về nghiên
cứu và xây dựng các mô hình phân tích kỹ thuật để mọi người có thể tham gia tìm hiểu và ứng dụng nó.

d. Dùng The Explorer vào việc gì?


Khi dùng MetaStock có lẽ các bạn thường sử dụng Chart để xem xét và phân tích xu hướng
giá của các cổ phiếu. Tuy nhiên để tìm ra cổ phiếu nào vừa xuất hiện tín hiệu nên mua hoặc nên
bán trong hàng trăm cổ phiếu đang giao dịch bằng cách duyệt lần lượt qua chart của từng cổ
phiếu thì quả là một cực hình phải không các bạn. Hoặc khi bạn đã lập được danh mục đầu tư,
nếu chỉ nhìn chart thì bạn không thể thấy được tỷ lệ tăng giảm của cổ phiếu trong từng khoảng
thời gian và bạn cũng khó có thể so sánh được cổ phiếu trong danh mục đã chọn với sự biến
động của các cổ phiếu khác trên thị trường, V.v. và V.v…
Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu ra, The Explorer có thể làm được rất nhiều điều cho
bạn. Sau đây là một số gợi ý để các bạn áp dụng vào thực tế:
Bạn có thể tìm nhanh cổ phiếu nào vừa xuất hiện tín hiệu nên mua hay nên bán bằng
MACD, RSI, … mà không cần phải duyệt qua từng chart một. Bạn biết tín hiệu nên mua xuất
hiện khi MACD(26,12) cắt đường tín hiệu 9 ngày từ dưới lên (đấy là kết quả nghiên cứu phân
tích kỹ thuật đã được kiểm nghiệm và chứng minh, còn của ai thì các bạn hỏi các cao thủ như
Stockpro, VC, … nhé) và ngược lại, tín hiệu nên bán xuất hiện khi MACD(26,12) cắt đường tín
hiệu 9 ngày từ trên xuống. Vậy thì ta chỉ cần thiết lập công thức lọc cho toàn bộ các cổ phiếu là
xong:
- Tín hiệu nên mua: cross(macd(), mov(macd(), 9, e))
- Tín hiệu nên bán: cross(mov(macd(), 9, e), macd())
Dễ quá các bạn nhỉ, thế mà trước đây tôi cũng thường phải xem lần lượt từng chart một mới
tìm ra cổ phiếu nào có tín hiệu mua/bán đấy.
Trên diễn đàn VST, bạn thấy có rất nhiều lời khuyên khi mua/bán nên đặt các ngưỡng giá
vào/ra để đảm bảo an toàn khi kinh doanh cổ phiếu. Ví dụ như: Bán cổ phiếu A khi nó đạt 20%
lợi nhuận hoặc khi bị lỗ khoảng 8%. Bạn sẽ làm thế nào đây? Rất đơn giản: Tôi giả sử cổ phiếu
A bạn mua vào với giá 50.
- Bán khi lãi 20%: (Close / 50) >= 1.2
- Bán khi lỗ đến 8%: (Close / 50) <= 0.92
Tất nhiên bạn có thể lập bảng quản lý danh mục đầu tư bằng Excel, nhưng MetaStock có dữ
liệu được cập nhật hàng ngày và cũng làm được điều này thì tại sao ta không tận dụng nhỉ?
Đây chỉ là một số gợi ý nhỏ để bạn tham khảo. Bạn hãy suy nghĩ, sáng tạo và kiểm nghiệm
các mẫu Explorer trước hết là cho chính việc kinh doanh của bạn, sau đó phổ biến cho mọi
người, tại sao không?

You might also like