Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

VNH3.TB18.

201

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI SINH VẬT


Ở VỊNH THÁI LAN

Phạm Thược
Trung tâm Tư vấn, Chuyển giao Công nghệ Nguồn lợi Thuỷ sinh và Môi trường

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, thuộc một trong 16 trung tâm đa
dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới. Sự đa dạng sinh học ở biển Việt Nam được thể
hiện bằng khoảng 2.038 loài cá biển, 225 loài tôm biển, 642 loài thực vật phù du; 657
loài động vật phù du, 6.377 loài động vật đáy, 55 loài mực nang và mực ống, 21 loài rắn
biển, 5 loài rùa biển và mới chỉ xác định được 25 loài cá voi và cá heo v.v... Sự giàu có
này là cơ sở để Việt Nam đạt được sản lượng khai thác khoảng 1,8 triệu tấn hải sản trong
năm 2006 và giá trị xuất khẩu khoảng 3,6 tỷ USD (Bộ Thuỷ sản, 2006)
Hải sản Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do
sự khai thác quá mức cộng với việc gia tăng các phương tiện khai thác huỷ diệt, nguồn
lợi hải sản, đặc biệt là nguồn lợi hải sản vùng ven bờ đang bị suy giảm nghiêm trọng .
Từ năm 1986 đến nay, hàng loạt các văn kiện mang tính chất pháp lý đã được ban
hành như: Kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991 - 2000, Luật
thuỷ sản (2004) ; Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2006 và Kế hoạch hành động
đa dạng sinh học của Việt Nam (1995). Việt Nam cũng đã tham gia nhiều công ước
Quốc tế có liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học.
Đó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như
của trái đất nói chung. Vấn đề bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản cũng như
bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đã được nêu tại Điều 7, 8 của
Luật Thuỷ sản (2004).
Vùng biển Tây Nam Bộ (từ Cà Mau - Kiên Giang), là một vùng biển có tiềm năng
kinh tế to lớn với số lượng xuất khẩu thuỷ sản hàng năm vào mức cao nhất của nước ta,
góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Thế nhưng con người đã và đang khai thác nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, vấn đề bảo
tồn và phát triển là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được quan tâm trong thời đại
hiện nay.

1
Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản không chỉ là nhiệm vụ của Nhà
nước mà còn là nhiệm vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng việc tuân thủ
các quy định của Luật Thuỷ sản và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ
1.1. Vị trí địa lý, địa hình và trầm tích đáy biển
Vịnh Thái Lan nằm trong phạm vi 06 0 00’N - 13 0 00’N và 99 0 30’E – 105 0 00’E.
Là vịnh nông và tương đối kín ; được bao bọc chủ yếu là bờ biển Thái Lan (phía tây và
phía bắc). Phía tây nam giáp với bờ biển Malaysia, phía đông, đông bắc giáp với bờ biển
Việt Nam và Campuchia; một phần phía đông và đông nam thông với biển Đông.
Diện tích vịnh Thái Lan khoảng 350.000 km2. Phía Thái Lan có 4 con sông lớn đổ
vào vịnh là sông: Chao Phraya, Tha Chin, Mae Klong và Bang Pakong và phía Việt Nam
có sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Ông Đốc, sông Bảy Háp và sông Cửa Lớn đổ vào
vùng gần bờ của vịnh. Vịnh được bao quanh bởi rãnh nước ngầm và tạo ra sự trao đổi
nước giữa vịnh và biển Đông.
Vịnh Thái Lan là một phần của thềm lục địa Sunda và tương đối nông. Độ sâu
trung bình 45 m, nơi sâu nhất không quá 80 m. Độ sâu tăng dần tương đối đều đặn
từ bờ ra giữa vịnh, nền đáy có hình lòng chảo (hình 1). Dọc theo bờ biển có nhiều
đảo phân bố rải rác. Hàng năm vào mùa mưa các sông Ông Đốc, sông Cái Lớn và các
sông dọc bờ Thái Lan, Căm Pu Chia đổ vào vịnh một khối lượng lớn nước ngọt làm
toàn bộ dải ven bờ bị nhạt hoá. Đồng thời đưa vào vịnh một lượng lớn nước thải chưa
được xử lý bao gồm những kim loại nặng, dầu, thuốc trừ sâu làm tăng khả năng gây ô
nhiễm môi trường biển.
Chất đáy thuộc vịnh trong của vịnh Thái Lan (cực bắc vịnh Thái Lan) gồm có
bùn lỏng, còn nói chung chất đáy của vịnh Thái Lan chủ yếu là bùn, đa phần thuộc vùng
giữa vịnh (kể cả vùng gần bờ và vùng cửa vịnh). Chất đáy là bùn cát, cát - vỏ nhuyễn thể,
bùn - vỏ nhuyễn thể, trong đó phần đáy bùn - cát chiếm diện tích lớn hơn. Phía tây bắc
vịnh, trong một phạm vi nhỏ chất đáy là đá và sỏi. Vùng biển gần bờ Kiên Giang đến
Phú Quốc, chất đáy chủ yếu là bùn pha lẫn vỏ nhuyễn thể. Còn chất đáy vùng gần bờ
Cà Mau chủ yếu là bùn - cát phù sa (hình 2).

2
99° 100° 101° 102° 103° 104° 105° 106°
14° 14°

13° 13°

campuchia

12° 12°

11° 11°

10° viÖt nam 10°

9° 9°

th¸i Lan

8° 8°

7° 7°

chó gi¶i

Vá nhuyÔn thÓ

§¸ vµ sái
6° 6°

C¸t vµ phï sa

Bïn malaysia

§Êt sÐt
5° 5°
99° 100° 101° 102° 103° 104° 105° 106°

Hình 1. Bản đồ địa hình đáy vịnh Thái Lan Hình 2. Phân bố chất đáy ở vịnh Thái Lan
Nguồn: Naga, 1959 - 1961 Nguồn: P.Dheeradilok, 1980
1. 2. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn ven biển Kiên Giang - Cà Mau
1. 2. 1. Chế độ gió
Vùng biển tây Nam Bộ hàng năm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc và
Tây Nam; mùa gió Đông Bắc (mùa khô) bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 4 năm
sau, gió mùa Tây Nam (mùa mưa) kéo dài từ tháng 6 cho đến tháng 9. Các tháng 5 và 10
là thời kỳ chuyển tiếp của 2 mùa gió.
1.2.2.Dòng chảy
Ảnh hưởng của biển Đông lên vịnh Thái Lan trong mùa gió Đông Bắc là rất đáng kể
so với mùa gió Tây Nam. Tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ hoàn lưu thuộc mùa gió Đông
Bắc sang mùa gió Tây Nam và tháng 10 là tháng chuyển tiếp từ hoàn lưu thuộc mùa gió
Tây Nam sang mùa gió Đông Bắc.
Mùa gió Tây Nam:
Hướng dòng chảy tầng mặt và tầng đáy tại phần phía Tây Bắc Vịnh gần trùng
nhau. Điều này có nghĩa khả năng tải vật chất (trong đó có cả chất bẩn) từ phía Tây
sang phía Đông Vịnh vào mùa này là rất lớn.
Dòng chảy có hướng Tây Bắc - Đông Nam tới gần mũi Cà Mau một phần nước
được đưa vào vùng biển phía đông Nam Bộ, còn phần lớn nước đưa lại vịnh tạo nên
hoàn lưu khép kín trong vịnh theo chiều kim đồng hồ.
Mùa gió Đông Bắc:

3
Trừ dải ven bờ biển tỉnh Kiên Giang - Cà Mau, hoàn lưu tại vùng biển Tây Việt
Nam có chiều ngược kim đồng hồ.
Gió mùa đông bắc và dòng chảy triều đã tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín, bao
gồm vùng nước trồi và vùng nước chìm địa phương Nước từ vùng biển miền đông Nam
Bộ một phần đi vào vịnh Thái Lan có hướng Đông Nam - Tây Bắc tạo thành hoàn lưu có
chiều ngược với gió mùa Tây Nam (hình 3).
100o 105o 100o 105o
13o

6 ÷ 12 cm/s 6 ÷ 12 cm/s
12 ÷ 25 12 ÷ 25
18 ÷ 30 18 ÷ 30

10o

Mùa gió tây nam Mùa gió đông bắc

5o
100o 105o 100o 105o

Hình 3. Hoàn lưu nước vịnh Thái Lan (Nguồn: Wyrtki, 1961)
1.2.3. Nhiệt độ nước biển
Vào mùa khô nước từ biển Đông đi vào vịnh Thái Lan dọc theo bờ biển Cà Mau
- Kiên Giang đi lên phía bắc dòng nước mang theo nhiệt độ thấp, độ mặn cao đã làm
cho vùng ven bờ có nhiệt độ giảm và càng ra giữa vịnh nhiệt độ càng tăng.
Các tháng trong mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ
nước tầng đáy thường có giá trị bằng hoặc cao hơn tầng mặt. Nhiệt độ nước có giá trị
thấp nhất là vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau và cao nhất vào khoảng
tháng 3 đến tháng 5 .
Vào thời kỳ cuối mùa khô và đầu mùa mưa, nhiệt độ nước tại vùng biển Kiên
Giang - Cà Mau dao động trong khoảng từ 29 – 300C. Nhìn chung nhiệt độ nước ở
vịnh Thái Lan thường từ 28 - 30 0 C.
1.2.4. Độ mặn nước biển
Độ mặn nước biển ở tầng mặt vùng biển khơi của vịnh Thái Lan từ 31,4 - 32,7‰
(Naval Hydrographic Department,1995). Vịnh Thái Lan thể hiện một đặc trưng có 2 lớp

4
nước: vùng nước nông cửa sông có độ mặn thấp, ở tầng nước trên mặt chảy khỏi vịnh, và
ngược lại trong khi đó lớp nước có độ mặn cao, lạnh hơn chảy từ biển Đông vào vịnh.
Vùng biển Kiên Giang - Cà Mau vào thời kỳ mùa khô nước từ biển Đông đổ vào vịnh
Thái Lan men theo bờ biển Cà Mau - Kiên Giang lên phía bắc. Còn vào thời kỳ mùa mưa
thì nước từ vịnh Thái Lan lại theo chiều ngược lại tức là men theo bờ biển Kiên Giang - Cà
Mau đi xuống phía nam. Ngoài sự ảnh hưởng của hoàn lưu nước trong vịnh thì trong các
mùa mưa và khô lưu lượng nước từ lục địa đổ vào vùng này cũng khác nhau rất nhiều. Vì
vậy mà chế độ mặn của vùng ven biển phía tây Nam Bộ cũng có những thay đổi nhất định.
1. 3. Hàm lượng một số yếu tố hoá học có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước
cửa sông ven biển tây Nam Bộ
1. 3.1. Hàm lượng dầu hoà tan trong nước
Hàm lượng dầu mới quan sát được vào tháng 7/2003 thuộc mặt cắt mũi Cà Mau
dao động trong khoảng từ 0,31 - 0,464mg/l. Nhìn chung thì hàm lượng dầu đều thấp (trừ
một trạm ngoài khơi ở toạ độ 090 00’N – 103030’E) có hàm lượng cao là 0,464 mg/l bằng
154,6% GHCP.
1. 3. 2. Hàm lượng một số yếu tố kim loại nặng
Ngoài 2 yếu tố kim loại nặng là Fe và Zn được đánh giá là có hàm lượng cao, còn lại
6 yếu tố kim loại nặng khác như: Co, Cd, Cu, Hg, Pb, As đều thấp và nhỏ hơn mức cho
phép rất nhiều. Cyanua (CN) là thành phần có hại đối với cá, tôm. Số liệu quan trắc mới
ghi được tại mặt cắt vùng ven biển Cà Mau tháng 7/2003 cũng chỉ dao động từ 0,002 -
0,006mg/l, còn thấp rất nhiều so với GHCP.
Phan Văn Hoặc - 1999, trong báo cáo kết quả đề tài KHCN - 06 - 03 “Điều tra bổ
sung vùng biển vịnh Thái Lan” về mùa khô và mùa nắng cũng đưa ra các kết quả: Về
mùa khô: hàm lượng các kim loại nặng: Fe, Mg, Cu, Zn, As, nhìn chung chỉ có hàm
lượng sắt, Mangan, đồng là có hiện tượng vượt quá giới hạn cho phép cục bộ. Còn hàm
lượng dầu có 7/9 trạm nghiên cứu mặt rộng đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép (0,33 -
1,277 mg/l), giá trrị cao nhất 0,82 mg/l và thấp nhất 0,04 mg/l. Thuốc trừ sâu (ng/l) còn
gọi là tổng dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, tại một số điểm tiêu biểu còn rất thấp. Về
mùa mưa: các yếu tố kim loại nặng như: sắt, Mangan, đồng, kẽm, Asenic cũng được
nghiên cứu lặp lại; hàm lượng các yếu tố trên vẫn ở trong giới hạn cho phép.
Các yếu tố môi trường khác như pH, Clor, độ kiềm, chất lơ lửng, COD, BOD5 chưa
vượt quá giới hạn cho phép.
Nhìn chung ở vùng biển Kiên Giang - Cà mau đã bị ô nhiễm sắt nặng, còn ở một số
vùng khác thì ô nhiễm Mangan, đồng và kẽm. Hàm lượng dầu cũng vượt quá tiêu chuẩn
cho phép theo mức độ nuôi trồng thuỷ sản.

5
2. SINH VẬT PHÙ DU, SINH VẬT ĐÁY
2.1. Thực vật phù du
2.1.1. Thành phần loài
Ở vùng biển tây Nam Bộ về TVPD cho đến nay đã phát hiện 321 loài (bảng 1),
cũng đã phát hiện những loài tảo độc như Dinophysis acuminata, D. caudata, D. miles,
Gonyaulax polygrama, Noctiluca sp v.v.
Bảng 1. Tỷ lệ % thành phần các ngành tảo trong vùng biển tây Nam Bộ
Ngành tảo Số loài Tỉ lệ (%)
Silicoflagellata 2 0,62
Cyanophyta 3 0,93
Bacillariophyta 259 80,69
Pyrrophyta 57 17,76
Tổng số 321 100,00
Nguồn: Nguyễn Tiến Cảnh, 2005
2.1.2. Phân bố số lượng thực vật phù du
TVPD vùng biển tây Nam Bộ thường tập trung ở phần phía bắc, gần bờ, nơi có ảnh
hưởng của các cửa sông từ lục địa chảy ra, các loại muối dinh dưỡng phong phú, độ
muối thường trên dưới 32,5‰, môi trường đó đã tạo điều kiện cho TVPD phát triển. Kết
quả về phân bố số lượng TVPD trong các tháng vụ bắc và các tháng vụ nam trong những
năm 1983 - 2006 được giới thiệu trên hình 4. Trên các sơ đồ này đã thấy rõ TVPD quanh
năm đều tập trung ở vùng biển phía bắc, đặc biệt là vùng đông bắc rất phù hợp với các
ảnh vệ tinh thu được về hàm lượng Chlorophylla trong vùng biển này.
Trên các hình 4,5 cho thấy, các vùng tập trung khối lượng ĐVPD thường phân bố ở
nơi có mật độ TVPD thưa thớt hơn. Sự phân bố của TVPD và ĐVPD như trên càng
chứng tỏ hơn nữa sự phát triển lệch pha nhau giữa TVPD và ĐVPD .

6
A B
Hình 4. Phân bố số lượng TVPD tại vùng biển tây Nam Bộ trong mùa gió đông bắc (A - tháng
11 - 4) và mùa gió tây nam (B - tháng 5 - 10)
Nguồn: Nguyễn Tiến Cảnh, 2007
2.2. Động vật phù du
2.2.1. Thành phần loài
ĐVPD vùng biển tây Nam Bộ có 169 loài . Tỷ lệ các ngành trong ĐVPD được giới
thiệu trong bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ % thành phần các ngành ĐVPD trong vùng biển tây Nam Bộ
Ngành động vật Số loài %
Annelida 3 1,78
Arthropoda 123 72,78
Mollusca 17 10,06
Chaetognatha 12 7,10
Protochordata 14 8,28
Tổng số 169 100,00
Nguồn: Nguyễn Tiến Cảnh, 2005
2.2.2. Phân bố
Các vùng có mật độ tập trung cao của ĐVPD chuyển dần ra khơi và khu vực nam
Vịnh (hình 5)

7
A B
i
Hình 5. Phân bố khối lượng ĐVPD tại vùng biển tây Nam Bộ trong mùa gió đông bắc
(A - tháng 11 - 4) và mùa gió tây nam (B - tháng 5 - 10) Nguồn: Nguyễn Tiến Cảnh, 2007
2.3. Sinh vật đáy
Trước hết phải nói đến chương trình điều tra Naga thuộc viện hải dương học Scrips
California (Mỹ) E.Brinton 1959 - 1961 đã nêu ở các vùng biển nông như là các khu vực
gần bờ biển Đông (South China Sea) trong phạm vi độ sâu 200m và toàn vịnh Thái Lan
chưa thể phân biệt một cách rõ ràng các loài sinh vật nổi và sinh vật đáy. Đa số các loài
sinh vật đáy có thể là cá hoặc là động vật không xương sống có trứng hoặc ấu trùng trôi
nổi. Mặt khác một số loài nhất định có thể sống ở đáy vào thời gian ban ngày và di
chuyển lên tầng mặt vào thời gian ban đêm. Một số loài khác sống ở vùng cửa sông hay
rừng ngập mặn có thể di cư ra vùng nước xa bờ để sinh sản.
Các mẫu động vật không xương sống ở đáy đã thu được của chương trình Naga ở
vịnh Thái Lan từ tháng 11 đến tháng 12/1960 chưa được phân tích đến loài mà chỉ được
phân tích ra những nhóm nhất định.
Thu thập các mẫu sinh vật đáy bằng gầu Petersen từ vùng đông bắc vịnh Thái Lan
tới độ sâu 30 m. Các loài sao rắn (Ophuroidea) chủ yếu sống ở nơi bùn - cát, trong khi đó
giun nhiều tơ (Polychaeta) và giun đốt (Annelida) có nhiều và các loài tôm bơi nghiêng
(Euphausiacea) cũng xuất hiện.
Sinh vật lượng sinh vật đáy vào khoảng 15 gr/1m2 diện tích đáy.

8
Động vật thân mềm hai mảnh vỏ có mật độ tập trung cao nhất ở vùng có chất đáy là
bùn thuộc khu vực bắc Vịnh, độ sâu dưới 30 m.
Các loại động vật đáy khác có ý nghĩa đặc biệt trong Vịnh là các loài cua nhỏ
(Brachiura), các loài giun dẹp (Nemertea), các loài chân bụng (Gastropoda), sá sùng
(Sipunculidea), các loài sao biển (Asteroidea), Alphaeid, tôm bọ ngựa (Stomatopoda) và
các loài giáp xác chân nghiêng (Amphipoda).
Theo Nguyễn Tiến Cảnh, 1989 sinh vật lượng động vật đáy ở vịnh Thái Lan đạt
11,18 g/m2, tương đối cao so với các vùng biển nhiệt đới khác. Khối lượng này cũng
tương tự như kết quả của NAGA trên đây.
Tới năm 1982: Thái Lan, Nhật Bản và Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam
Châu Á đã phối hợp nghiên cứu về hải dương học và nghề cá được tiến hành nghiên cứu
trên tầu Nagasaki - Maru từ 28/10 - 16/11/1982. Trên 12 trạm nghiên cứu đã thực hiện ở
vùng biển phía tây vịnh Thái Lan. Tại mỗi trạm đã thu thập 2 mẫu trầm tích đáy.
Tổng số đã xác định được 57 cá thể (bảng 17), trong đó có 35 cá thể thuộc 19 giống
đã được xác định ở mức độ chung và 4 loài.
Các loài động vật đó được chia làm 7 nhóm bao gồm 8 loài giun nhiều tơ, 6 loài giáp
xác, 5 loài cước bì, 3 loài động vật thân mềm, 2 loài cá, 1 loài giun đốt và 1 loài sá sùng.
Trong số các động vật đáy nhỏ được quan sát thì giun nhiều tơ chiếm 47,37%, giáp xác
22,81%, cước bì 12,28 %, động vật thân mềm 5,26%, cá 5,26%, giun đốt 3,51% và sá
sùng 3,51% (bảng 3 )
Nếu so sánh các động vật đáy ngoài khơi tỉnh Surat Thani ở vịnh Thái Lan năm
1980 (Manop and Neena ,1980) và kết quả nghiên cứu năm 1982, có nhận xét chung là ở
các trạm gần bờ khối lượng và thành phần loài đã phong phú hơn so với các trạm nghiên
cứu ngoài khơi.
Bảng3. Thành phần và tỷ lệ % các nhóm động vật đáy xác định được ở vùng gần bờ phía
tây vịnh Thái Lan
Nhóm động vật đáy Số cá thể %
Giun đốt 2 3,51
Sá sùng 2 3,51
Giun nhiều tơ 27 47.37
Giáp xác 13 22,81
Động vật thân mềm 3 5,26
Động vật da gai 7 12,28
Cá 3 5,26
Cộng 57 100,0
Nguồn : Neena Piamthipmanus, 1982

9
3. NGUỒN LỢI HẢI SẢN
3.1. Nguồn lợi cá biển
3.1.1. Thành phần khu hệ
Ở vùng biển tây Nam Bộ đã xác định được 479 loài thuộc 204 giống của 99 họ cá
khác nhau và 22 bộ. Khu hệ cá ở vùng biển tây Nam Bộ mang tính chất nhiệt đới khá rõ,
số lượng loài phong phú nhưng sản lượng và chất lượng không cao. Trong thành phần cá
đánh bắt được thì giống cá liệt (Leiognathus) chiếm 18,53%, trong đó Leiognathus bindus
chiếm tới 8,72%; cá đù bạc (Argyrosomus argentatus) – 9,30%; Cá nóc (Lagocephalus
sceleratus) 7,73%; Cá hố (Trichiurus haumella) - 6,06%; cá sòng gió (Megalaspis
cordyla) - 3,90%; cá bơn cát (Cynoglossus sp.) - 3,23 %; cá phèn 2 sọc (Upeneus
sulphureus) - 2,24 %; cá căng sọc thẳng (Therapon theraps) - 2,20 %; cá mối thường
(Saurida tumbil) - 1,84 %; cá mối vạch (Saurida undosquamis) - 1,53 %; ngoài ra còn các
loài cá khác chiếm dưới 1 % (bảng 4).
Nguồn lợi cá tầng trên sống ven bờ có kích thước nhỏ, ít di cư xa. Trong nhóm này
các loài cá có sản lượng cao là: cá mòi, cá trích, cá cơm, cá lẹp. cá khế. Loại sống xa bờ
có kích thước lớn và thường di cư xa như: cá thu, ngừ thường xuất hiện khá thường
xuyên ở khu vực bên trong vịnh vào mùa nắng và cửa vịnh vào mùa mưa. Loài cá ngừ
chấm (Euthynnus affinis có sản lượng cao, sau đó đến cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis),
cá bạc má (Rastrelliger kanagurta) là loài cá tầng trên quan trọng và thường có sản
lượng cao vào mùa nắng.
Cá tầng đáy có giá trị kinh tế ở vùng biển tây Nam Bộ bao gồm đại diện các giống
cá hồng (Lutjanus), cá lượng (Nemipterus), cá song (Epinephelus), cá lượng đá
(Scolopsis), cá mối (Saurida), cá trác (Priacanthus), cá nhồng (Sphyraena), cá sạo
(Pomadasys).
Bảng 4. Tỷ lệ % của các loài có sản lượng cao so với tổng sản lượng cá đánh được
ở vùng biển tây Nam Bộ
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Tỷ lệ %
1 Argyrosomus argentatus Cá đù bạc 9,30
2 Leiognathus bindus Cá liệt 8,72
3 Lagocephalus sceleratus Cá nóc 7,73
4 Leiognathus rivulata Cá ngãng 6,29
5 Trichiurus haumella Cá hố 6,06
6 Megalaspis cordyla Cá sòng gió 3,90

10
7 Leiognathus insidiator Cá liệt 3,41
8 Cynoglossus sp. Cá bơn cát 3,23
9 Upeneus sulphureus Cá phèn hai sọc 2,24
10 Therapon theraps Cá căng sọc thẳng 2,20
11 Saurida tumbil Cá mối thường 1,84
12 Saurida undosquamis Cá mối vạch 1,53
13 Rastrelliger kanagurta Cá bạc má 0,76
14 Pomadasys hasta Cá sạo 0,71
15 Selaroides leptolepis Cá chỉ vàng 0,50
16 Psettodes erumei Cá ngộ (Cá bơn chó) 0,43
17 Sphyraena jello Cá nhồng sọc 0,26
18 Arius thalassimus Cá úc 0,24
19 Priacanthus tayenus Cá trác vây đuôi dài 0,21
20 Nemipterus virgatus Cá lượng vây đuôi dài 0,14
21 Nibea sp. Cá đù 0,13
22 Leiognathus equula Cá ngãng ngựa 0,13
23 Dussumieria haseltii Cá lầm 0,11
24 Upeneus bensasi Cá phèn khoai 0,10
25 Scolopsis taeniopterus Cá lượng dơi 0,10
26 Priacanthus macracanthus Cá trác vây đuôi ngắn 0,08
27 Pentaprion longimanus Cá bạc 0,02
28 Loligo sp. Mực ống 3,99
29 Sepia sp. Mực nang 2,94
Nguồn: Phạm Thược, 2006
3.1.2. Phân bố
Kết quả đánh cá thăm dò của tầu Kyoshin Maru số 52 (1000 cv) giai đoạn 1969 -
1971, đã chứng minh rằng nguồn lợi cá ở phía đông vịnh Thái Lan (phía thềm lục địa
Việt Nam) năng suất thường cao hơn vùng biển phía tây vịnh Thái Lan (thềm lục địa
Thái Lan). Hình 6 chứng minh rất rõ những luận cứ đã nêu trên đây.

11
99° 99° 100° 101° 102° 103° 104° 105° 106°
100° 101° 102° 103° 104° 105° 106°
14° 14° 14° 14°

13° 13° 13° 13°

campuchia campuchia
68 87 43 15 15 40 28 12 5
2 2 2 1 1 3 3 2 1

12° 12° 12° 12°


33 58 30 269 42 68 125 38
43 35
2 2 2 2 1 3 2 2 1 1

18 69 29 319 29 105 24 168 127


2 2 1 1 2 3 1 1 2
11° 11° 11° 11°
27 277 115 17 135
259
2 3 1 2 1
3

30 44 196 167
2 100 70 120 159 162 534
2 5 1
1 1 1 2 3 5
10° viÖt nam 10°
10° viÖt nam 10°
70 30 73 116 232 318 244
39 35 105 78 160 261 473 247
1 1 2 2 2 6 4
2 1 1 2 4 4 2 2

18 51 24 121 60 111 375 19


1 39 27 70 64 155 109 60 424 170
1 2 2 1 2 7 2
2 2 1 2 2 2 1 3 1
9° 9°
9° 9°
21 28 50 70 58 30 35 133 47 107 158
4 1 2 1 1 1 2 2 1 10 49 25 40 45 105 120 60 97
4
3 3 1 2 2 2 1 7

th¸i Lan 41 91 20 68 50 125 86 50 124 111


4 3 2 2 2 2 2 3 8 6 th¸i Lan 70 90 105 70 50 83 202 133 104 42 30
2 1 2 2 2 4 2 3 5 3 2
8° 8°
8° 8°
75 63 142 35 45 115 81 114 96 33
3 3 2 2 1 5 4 6 6 6 109 140 160 72 40 93 121 179 73 113 43
3 2 1 1 3 3 3 6 4 5 2

59 47 120 95 271 76 135 196 38 141 92


4 4 4 5 1 4 4 5 3 8 5 99 207 55 35 67 143 143 163 36
150
3 1 4 2 3 4 4 3 2 3
7° 7°
107 61 105 112 116 139 103 49 7° 7°
174
3 4 4 4 4 4 4 6 4 147 70 138 183 44
43 181 194 63
1 1 3 2 3 2 2 3 4

88 117 134 92 122 186 269


207
2 7 5 4 4 11 8 178 91 171
4 73 103 125 70 85
2 2 3 2 2 2 4
6° 6° 8
374 205 147 48 179 155 69 6° 6°
chó gi¶i 6 11 7 2 4 8 4 120 105 128
136 204 53 204
S¶n l−îng thu ho¹ch trung b×nh (kg/giê)
chó gi¶i 1 4 4 2 2 7 4
malaysia
338 59 68 43 60 15 S¶n l−îng thu ho¹ch trung b×nh (kg/giê)
Sè gi¸c l−íi 3 4 4 4 2 malaysia
3 4 4 2 2 7 4
5° 5° Sè gi¸c l−íi 1 2 2 2 3 4
99° 100° 101° 102° 103° 104° 105° 106°
5° 5°
99° 100° 101° 102° 103° 104° 105° 106°

Mùa mưa Mùa khô


Hình 6 . Phân bố sản lượng các loài cá kinh tế trong mùa mưa (từ tháng 05 - 10) và mùa
khô (từ tháng 11 - 04)
Nguồn: Viện khảo cứu thuỷ sản Sài Gòn, 1976
Nhìn chung vùng biển tây Nam Bộ có 3 khu vực phân bố chủ yếu:
Bãi cá tây và tây nam Phú Quốc:
Phạm vi 10000’N - 10020’N và 103030’E - 103050’E, độ sâu từ 10 - 30m, chất đáy
là bùn lẫn vỏ sò. Sát bờ phía tây Phú Quốc mật độ phân bố thưa hơn. Diện tích 810 hải lý
vuông - 2.778 km2, trữ lượng 10.530 - 23.420 tấn, khả năng khai thác 8.500 tấn, mật độ
6,11 tấn/km2. Bãi cá có khả năng khai thác quanh năm đạt sản lượng cao.
Thành phần cá chủ yếu gồm cá liệt (25 - 30%),
cá chỉ vàng (15%), cá hồng (10%), cá căng (5%).
Bãi cá khu vực Hòn Tre - Nam Du:
Phạm vi 09030’N - 10000’N và 104010’E -
104040’E, độ sâu từ 10 - 15m, chất đáy là bùn lẫn
vỏ sò. Diện tích 1.035 hải lý vuông - 3.550 km2.
Trữ lượng 15.031 - 29.440 tấn, khả năng khai thác
11.000 tấn, mật độ 6,3 tấn/km2. Bãi cá khu vực
Hòn Tre khai thác được quanh năm và đạt sản
lượng cao. Các loài cá có sản lượng cao là cá chỉ

vàng, cá hồng, cá căng, cá lượng.


Hình 7. Phân bố các bãi cá ở vùng biển tây Nam Bộ
Bãi cá khu vực Hòn Chuối - Hòn Khoai:
Nguồn: Phạm Thược, 2005

12
Phạm vi 08o 00' - 09o 25' và 104o 00' - 104o 45', là một trong những bãi cá chủ yếu
của tỉnh Cà Mau (hình 7).

3.1.3. Trữ lượng và khả năng khai thác


Nguồn lợi cá tầng đáy ở vùng gần bờ Việt Nam cao hơn hẳn nguồn lợi cá vùng gần
bờ phía Thái Lan. Diện tích tính trữ lượng vùng thềm lục địa Thái Lan gấp 2,5 lần diện
tích tính trữ lượng vùng biển thềm lục địa phía Việt Nam (Tây Nam Bộ). Nhưng ngược
lại trữ lượng phía thềm lục địa Việt Nam tương đương phía thềm lục địa Thái Lan và
thậm chí còn cao hơn chút ít; từ đó mật độ nguồn lợi vùng biển ven bờ Việt Nam chiếm
1,89 tấn/km2, trong khi đó mật độ vùng thềm lục địa Thái Lan chỉ chiếm 0,74 tấn/km2
(bảng 5).
Bảng 5. Trữ lượng cá tầng đáy ở vùng biển tây Nam Bộ và thềm lục địa phía Thái Lan
Tên vùng Diện tích (km2 ) Trữ lượng (tấn) Mật độ (tấn/km2)
Tây Nam Bộ 49.048 92.721 1,89*
Thềm lục địa Thái Lan 122.719 90.067 0,74**
Nguồn : * Phạm Thược, 2000: ** Amnuay Kongprom - Thái Lan, 1995
Trữ lượng cá nổi ở vùng biển này ước tính khoảng 316.000 tấn và khả năng khai
thác 126.000 tấn (bảng 6) gấp trên 1,7 lần trữ lượng cá tầng đáy. Như vậy tổng trữ lượng
cá nổi và cá tầng đáy ở vịnh Thái Lan ước tính khoảng 50 vạn tấn (chưa bao gồm vùng
nước sâu giữa vịnh Thái Lan còn ít được nghiên cứu).
Bảng 6: Kết quả ước tính trữ lượng cá nổi vùng biển vịnh Thái Lan
Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác (tấn/năm) Nguồn tài liệu
316.000 126.000 Menavesta, 1977
Nguồn: Phạm Thược, 2002
3. 2. Nguồn lợi tôm biển
3. 2. 1. Thành phần loài
Ở vùng biển gần bờ tây Nam Bộ bắt gặp 15 loài thuộc họ tôm he có giá trị kinh tế sau:

1. Penaeus merguiensis Tôm he mùa 8. Metapenaeus affinis Tôm bộp


(Tôm thẻ trắng) 9. Metapenaeus brevicornis Tôm nghệ
2. Penaeus semisulcatus Tôm he rằn 10. Metapenaeus tenuipes Tôm bạc nghệ
3. Penaeus indicus Tôm he Ấn Độ 11. Metapenaeus intermedius Tôm đuôi xanh
4. Penaeus monodon Tôm sú 12. Metapenaeus moyebi Tôm rảo cát
5. Penaeus japonicus Tôm he Nhật 13. Parapenaeopsis hardwickii Tôm sắt
6. Penaeus latisulcatus Tôm hèo 14. Parapenaeopsis sculptilis Tôm sắt rằn
7. Metapenaeus ensis Tôm rảo 15. Parapenaeopsis hungerfordi Tôm sắt hoa

13
3. 2.2. Phân bố
Nhìn chung các bãi tôm có mật độ
tập trung cao đều phân bố ở vùng ven bờ,
nơi có độ sâu dưới 20 m (hình 8).
3.3. Nguồn lợi mực
3.3.1. Nguồn lợi mực ở phía tây vịnh
Thái Lan (vùng nước Thái Lan)
Ở vùng đặc quyền kinh tế của Thái
Lan đã xác định được 10 họ, 17 giống và
trên 30 loài.
Các loài mực ống ở phía tây vịnh
Thái Lan thường gặp là:
- Loligo chinensis Mực ống Trung Hoa
- Loligo duvauceli Mực ống Ấn Độ
Hình 8. Ngư trường bãi tôm ven bờ tây Nam Bộ
Nguồn: Phạm Thược, 2005 - Loliolus sumatrensis
- Sepioteuthis lessoniana Mực lá
Các loài mực nang ở phía tây vịnh Thái Lan thường gặp là:
1. Sepia pharaonis Mực nang vân hổ 4. Sepia lycidas Mực nang mắt cáo
2. Sepia recurvirostra Mực nang gai cong 5. Sepia brevimana Mực nang bông ngắn
3. Sepia aculeata Mực nang kim 6. Sepiella inermis Mực nang vây đốm bạc
Ngược với tình hình khai thác mực ống, đối với mực năng suất đánh bắt trung bình
thấp nhất ở độ sâu 30 - 40 m (0,24 kg/h) và cao nhất ở độ sâu 10 - 20 m (0,60 kg/h)
(bảng 7).
Từ thực tế trên đây có thể nhận xét là mực ống phân bố chủ yếu ở vùng biển sâu xa
bờ; còn mực nang phân bố chủ yếu ở vùng biển độ sâu nhỏ hơn và gần bờ hơn.
Bảng 7. Năng suất đánh bắt trung bình (kg/h)họ mực nang (Sepiidae) theo độ sâu vùng
biển gần bờ Thái Lan năm 1990

Độ sâu Tháng Trung


(m) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 bình

10 - 20 0,68 0,82 0,43 1,43 0,78 0,90 0,27 0,23 0,64 0,27 - 0,75 0,60
20 - 30 0,81 0,19 0,24 0,34 0,64 0,36 0,27 0,25 0,19 0,23 0,21 0,02 0,31
30 - 40 0,67 0,19 0,13 0,43 0,20 0,31 0,11 0,23 0,16 0,11 0,09 0,21 0,24
40 - 50 0,49 0,26 0,24 0,70 0,41 0,42 0,35 0,53 0,48 0,15 0,25 0,22 0,38
Nguồn: Cherchinda Chotiyaputta, 1995

14
3. 3. 2. Nguồn lợi mực ở phía đông vịnh Thái Lan (vùng nước phía Việt Nam)
Trong tổng số 40 loài động vật chân đầu đã phát hiện ở vùng biển miền Nam
(Nguyễn Xuân Dục, 1994), thì ở vùng biển đông vịnh Thái Lan có 10 loài có giá trị kinh
tế cao bao gồm: Sepioteuthis lessoniana Lesson, 1830 (Mực lá), Loligo chinensis Gray,
1849 (Mực ống Trung Hoa), Loligo duvauceli Dórbigny, 1839 (Mực ống Ấn Độ), Loligo
singhalensis Ortmann, 1891 (Mực ống thân dài), Symplectoteuthis oualaniensis, Lesson
(Mực ống vây ngang), Loligo edulis Hoyle, 1885 (Mực thẻ), Sepia latimanus Quoy et
Gaimard, 1832 (Mực lửa), Sepia pharaonis Ehrenbeg, 1931 (Mực nang hổ), Sepia
aculeata Dórbigny, 1848 (Mực nang kim) và Sepia lycidas Gray. 1849 (Mực nang mắt
cáo).
Ngư trường và mùa vụ khai thác
Vùng biển tây Nam Bộ có 2 ngư trường
mực chính:
- Tây nam và đông nam đảo Phú Quốc: có
mật độ tập trung cao từ tháng 4 - 9.
- Vùng khơi tây Cà Mau (tây và tây nam Hòn
Chuối), độ sâu 10 - 20 m là nơi có mực phân
bố nhiều (hình 9).

Hình 9. Phân bố bãi mực vùng biển tây Nam


Bộ

15
4. KẾT LUẬN
Ở vịnh Thái Lan vùng nước gần bờ, cửa sông, sức sản xuất sơ cấp khá cao và giảm theo
độ sâu. Sức sản xuất sơ cấp trung bình là 2,49 gC/m 2/ngày ở vịnh trong và 2.96
gC/m2/ngày vịnh ngoài (Cục nghề cá Thái Lan,1997).
Xét toàn diện về các mặt, từ điều kiện tự nhiên đến nguồn lợi sinh vật, thì vùng biển
vịnh Thái Lan được đánh giá là một vùng nước giầu có không những chỉ trong khu vực,
mà còn đối với thế giới. Điều kiện thiên nhiên quanh năm ổn định, địa hình đáy bằng
phẳng, chỗ sâu nhất cũng không quá 80 m, chất đáy chủ yếu là cát - bùn và vỏ nhuyễn
thể đã vụn nát, thuận lợi cho nhiều loại phương tiện hoạt động trên biển, đặc biệt là cho
nghề lưới kéo tầng đáy.
Đa số các loài cá ở vịnh Thái Lan có kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sinh đẻ quanh
năm. Tỷ lệ cá nổi chiếm ưu thế rõ rệt. Các loài cá có giá trị bậc nhất là: cá ba thú, bạc
má, cá thu, cá nục, cá ngừ nhỏ, cá trích, cá cơm, cá mối, cá lượng và cá trác.
Trong tổng số 850 loài cá đã phát hiện ở vịnh Thái Lan thì ở vùng biển phía tây Nam
Bộ đã xác định được 479 loài cá, thuộc 204 giống, 99 họ và 22 bộ. Xác định được 50 loài
tôm biển trong đó 15 loài có giá trị kinh tế cao và 40 loài động vật chân đầu trong đó 10
loài mực có giá trị kinh tế cao, 5 loài rùa biển (vích, đồi mồi, quản đồng, đồi mồi dứa và
rùa da), 9 loài cỏ biển và 289 loài san hô thuộc 74 giống.
Trữ lượng cá tầng đáy giảm sút nhiều so với trước đây; vùng biển nghiên cứu ước
tính ở vùng gần bờ phía Việt Nam là 9, 2 vạn tấn và vùng gần bờ Thái Lan là 9, 0 vạn
tấn. Trữ lượng cá nổi là 32 vạn tấn. Cá nổi chiếm 63,0 % và cá tầng đáy chiếm 37,0%.
Tổng trữ lượng cá nổi và cá tầng đáy ở vịnh Thái Lan ước tính khoảng trên 50 vạn
tấn (chưa bao gồm vùng nước sâu giữa vịnh Thái Lan).
Hiện nay tình trạng đánh bắt quá mức của tất cả các nước xung quanh vịnh Thái
Lan đã diễn ra mạnh mẽ, môi trường bị suy thoái, nhất là ở vùng nước cửa sông, ven biển
có độ sâu từ 30 m trở vào sản lượng khai thác đã vượt quá mức khai thác tối đa (MSY).
Nhiều vấn đề trong nghề cá cần được tiếp tục củng cố lại , đặc biệt là nghề lưới kéo
tầng đáy ở vịnh Thái Lan. Những vấn đề đó bao gồm: (1) khai thác hải sản quá mức (2)
tàn phá các loài cá con bằng việc khai thác tôm và (3) kích thước mắt lưới nhỏ ở phần
đụt lưới.
Vì vậy vấn đề bảo vệ và phục hồi nguồn lợi ở vùng biển này là trách nhiệm chung của
các quốc gia trong khu vực.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Cảnh, Lê Hồng Cầu, 1993. Kết quả nghiên cứu các yếu tố môi trường và
hiện trạng ô nhiễm nước cửa sông và ven biển miền tây Nam Bộ. Đề tài KN. 04.02
2. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Minh Hào,1999. Sinh vật phù du vùng biển
chồng lấn vịnh Thái Lan. Viện Nghiên Cứu Hải Sản, Hải Phòng
3. Phan Văn Hoặc, 1999. Điều tra bổ sung vùng biển vịnh Thái Lan. Báo cáo kết quả đề
tài KHCN - 06 - 0
4. Nguyễn Công Rương và ctv, 1999. Kết quả nghiên cứu môi trường vùng biển đông tây
Nam Bộ bằng tàu nghiên cứu biển. Trung tâm khí tượng thuỷ văn biển Hà Nội.
5. Vũ Huy Thủ, Phạm Thược, 2003. Hướng dẫn khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2003
6. Phạm Thược, 1986. Nguồn lợi cá biển Việt Nam: Cơ sở sinh vật học của nghề cá ước
tính trữ lượng và khả năng khai thác.
7. Phạm Thược, 1995. Nghiên cứu đánh giá tình hình nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển
phía tây tỉnh Minh Hải. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Sở Thuỷ sản Minh Hải.
8. Phạm Thược, 1995. Kiểm tra xác định lại những khu vực cấm và hạn chế đánh bắt, đề
xuất các biện pháp khai thác hợp lý tại vùng biển Kiên Giang. Chi cục Bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản Kiên Giang - Sở Thuỷ sản Kiên Giang.
9. Phạm Thược, 1999. Summary report of joint Vietnam - Thailan on assessment and
management of marine resources in the Gulf of Thailand 1997 - 1998
10. Phạm Thược, 2007. Cơ sở khoa học của việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển tây
Nam Bộ.
11. Brinton, 1959 - 1961. Benthos of the Northern part of the Gulf of Thailand.
12. Chotiyaputta C., 1995. Trawl surveys of cephalopods from western gulf of Thailand.
13. Joint Survey Thailand –Vietnam,1999. The Thailand –Vietnam joint Survey on
Fisheries Resources and Oceanography in the Gulf of Thailand. Final Report, August
1999.
14. Naga Report, 1959 - 1961. Scientific results of marine investigations of the South
China Sea and the Gulf of Thailand 1959 - 1961
15. Neena Piamthipmanus ,1982. Benthic animals in the western Gulf of Thailand.

17

You might also like