Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Ô NHIỄM NƯỚC
1.1. Khái niệm
Ô nhiễm nước là hoạt động của con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất lượng nước.
Sự ô nhiễm nước gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, động vật nuôi và cả
động vật hoang dã.
1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước
Nguồn gây ô nhiễm nước có thể tự nhiên hay nhân tạo
Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, băng tan.
+ Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, khu công nghiệp, đồng ruộng, kéo theo các
chất bẩn rồi chảy vào sông ngòi, hồ ao, cuối cùng đổ vào biển cả. Các chất bẩn đó là sản phẩm của sự hoạt
động phát triển của con người, của các sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng.
+ Các cơn mưa axit đưa axit xuống các nguồn nước làm nước có mùi.
+ Trong nước xảy ra nhiều phản ứng hóa học hòa tan, trao đổi, oxi hóa khử, tạo phức.
+ Các đợt gió bão, sóng thần, lũ lụt cũng gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
Sự ô nhiễm nhân tạo: gây ra chủ yếu là do các chất thải, nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải
công nghiệp, giao thông vận tải, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ và phân bón dùng trong nông nghiệp…vào
các nguồn nước sẵn có. Các vụ nổ của các nhà máy bên nguồn nước, bên các dòng sông cũng gây ô nhiễm
nước.
1.3. Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm nước
Bao gồm các chất vô cơ như kim loại nặng, các chất hữu cơ, các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật.
1.3.1. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
- Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim
và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg, As, Pb là những chất độc cho thủy sinh vật.
Ví dụ: Tai nạn ở vịnh Minamata (Nhật Bản) đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc
nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm
thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.
- Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, photphat và các chất
khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Ví dụ: Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân
bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được
cải thiện rõ rệt. Nhưng cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào
các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước
ở dưới.
1.3.2. Ô nhiễm hóa học do chất hữu cơ và các hóa chất bảo vệ thực vật
Do thải vào nước các hợp chất phenol, các hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ, các hiđrocacbon đa
vòng ngưng tụ bởi các nhà máy công nghiệp hóa chất như: xăng dầu, bột phẩm, giấy, thuốc bảo vệ thực
vật…
Ví dụ: Vụ nổ nhà máy hóa chất ở thành phố Hắc Long Giang Trung Quốc vào tháng 11 năm 2005
đã làm tràn hàng nghìn tấn C6H6, C7H8 vào sông Tùng Hoa gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng sông này, ảnh
hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Trung Quốc và Liên Bang Nga.
-----------------------------------------------------------------------------------
2. Ô NHIỄM NƯỚC MẶT
2.1. Khái niệm
Nước mặt là nước có trên bề mặt trái đất trong các dòng chảy của sông, suối, mương, máng, ở trong
các ao hồ.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước
Màu sắc: Nước có màu là biểu hiện bị ô nhiễm. Nếu nước có màu xanh đậm chứng tỏ trong nước
có các chất phù dưỡng hoặc thực vật trôi nổi hoặc các sản phẩm phân hủy xác thực vật phát triển quá mức.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ làm cho nước có màu vàng. Nước thải của các nhà máy, công
xưởng, lò mổ có màu khác nhau.
Mùi vị: Nếu nước có mùi vị khó chịu là nước bị ô nhiễm.
Hai nguyên nhân chính: do các sản phẩm huỷ các chất hữu cơ trong nước và nước thải có chứa các
chất bẩn khác nhau.
Độ đục: Nước tự nhiên thường bị vẩn đục do các hạt keo lơ lửng trong nước, các hạt keo này có thể
là mùn, vi sinh vật, sét. Nước đục làm giảm sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời qua nước.
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thải thường cao hơn 10 đến 250C so với nước thường.
Nguồn gốc: Nước thải từ các bộ phận hun nguội từ các nhà máy nhiệt điện, từ việc đốt các nhiên liệu bên
bờ sông hồ...
Chất rắn trong nước: Nước có hàm lượng chất rắn cao là nước kém chất lượng.
Chất rắn trong nước gồm: chất rắn lơ lửng (SS) và chất rắn hoà tan (TS).
Độ dẫn điện: Các muối tan trong nước tồn tại ở dạng ion nên làm cho nước có khả năng dẫn điện.
Độ dẫn điện của nước phụ thuộc vào nồng độ, linh độ và độ lớn điện tích của các ion và nhiệt độ của nước.
Khả năng dẫn điện của nước phản ánh hàm lượng của chất rắn tan trong nước.
2.3. Các hiện tượng ô nhiễm nước mặt
2.3.1. Ô nhiễm biển
Do các con sông đa số đều đổ ra biển nên khi sông bị ô nhiễm thì biển cũng không tránh khỏi tình
trạng đó, ngoài ra còn do nước thải sinh hoạt của các nhà máy công nghiệp, các khu dân cư ven biển, các
vụ tràn dầu trên biển làm cho biển bị ô nhiễm nặng.
Ví dụ: Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm, khoảng 0,1 - 0,3% được
thải ra biển, đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường
xuyên, đã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu.
2.3.2. Ô nhiễm sông
- Ước tính mỗi ngày tổng lượng nước thải đô thị ở Hà Nội là 1.1 triệu m3, trong số đó chỉ có 100m3
là được xử lí, lượng nước thải còn lại xả thẳng ra sông, hồ .
- Ở TP.HCM, chỉ riêng lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn thực tế có thể
là 250.000m3/ngày đêm.Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN cũng thải vào lưu vực sông Sài
Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó các ngành độc hải như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3
và chế biến mủ cao su 9.600m3/ngày.
- Theo số liệu của Bộ Tài nguyên Môi trường trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500
làng nghề, 9000 cơ sở sản xuất, 1633 cơ sở y tế.... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải
chưa qua xử lý.
Sông Thị Vải (Đồng Nai) trở thành dòng sông chết bởi hoá chất của Nhà máy Vedan.
------------------------------------------------------------------------------
3. HIỆN TƯỢNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM
3.1. Khái niệm
Nước ngầm là nước tồn tại dưới lòng đất trong các tầng nước: tầng giới hạn và tầng không giới hạn.
Tầng nước giới hạn thường nằm giữa hai lớp đá không thấm nước, nước tích tụ trong tầng này do các
dòng chảy ngang, chậm từ tầng không giới hạn đến.
Tầng không giới hạn là lớp đá xốp không có lớp cát hay đất đá không thấm nước phủ ở trên, nước
trong tầng không giới hạn có nguồn gốc từ nước mưa thấm vào, nước nằm ở độ sâu không lớn nên nước ở
tầng này thường nhiễm bẩn các tạp chất sinh hoạt, công, nông nghiệp…
3.2. Các hiện tượng ô nhiễm nước ngầm
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm chủ yếu là do nguồn nước mặt ô nhiễm (nước mặt là nguồn bổ cập tự
nhiên cho nước ngầm ). Nước sẽ thấm dần xuống đất và tích tụ các chất độc lại ở tầng nước ngầm.
---------------------------------------------------------------------------
4. HIỆN TƯỢNG Ô NHIỄM ĐẤT
4.1. Khái niệm
Khái niệm đất: Đất là một vật thể thiên nhiên có cấu tạo phân lớp đặc biệt hình thành do kết quả tác
động của nhiều yếu tố: đá gốc, động vật, thực vật, khí hậu, địa hình… Đất là tài nguyên vô cùng quý giá là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
Khái niệm ô nhiễm đất: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm.
4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
4.2.1. Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi
- Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (ure, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super photphat) còn
tồn dư axit đã làm chua đất, làm giảm các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+,
Fe3+, Mn2+ làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều phân đạm vào thời kỳ muộn cho rau quả, đã làm
tăng đáng kể hàm lượng NO trong sản phẩm.
- Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến.
Ví dụ: Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hàng năm lượng phân Bắc thải ra khoảng 550.000 tấn,
trong đó 2/3 được dùng bón cho cây trồng gây ô nhiễm môi trường đất và nông sản.
Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7 – 12 tấn / hecta, lượng
phân còn trong đất đến 2.105g/100g đất. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá.
4.2.2. Ô nhiễm đất do hóa chất BVTV
Các loại hóa chất BVTV thường là những hóa chất độc, khả năng tồn lưu lâu trong đất, tác động
vào môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp, đến động vật và người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu và
bào mòn.
Ví dụ:
4.2.3. Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, làng nghề thủ công
Hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề tái chế kim loại,
chứa các kim loại nặng độc hại như : Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg. Một diện tích đáng kể đất nông
nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng.
Ví dụ: Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd
cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

You might also like