Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Cuộc thi viết "Ngƣời Việt Nam mong đợi gì ở các trƣờng đại học" 2010

CON ĐƢỜNG XÂY DỰNG MỘT TRƢỜNG ĐẠI


HỌC “MƠ ƢỚC” NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Huyền Tôn Nữ Thiên Trân

Khi còn là một cô học sinh trung học, đích đến duy nhất mà tôi muốn đạt đƣợc là dành
một suất trong trƣờng đại học. Tôi và cả gia đình thậm chí chƣa bao giờ có “kế hoạch
dự phòng” nào khác nếu tôi thi trƣợt đại học. Tôi cũng tin rằng hàng trăm hàng ngàn
học sinh khác đều có chung lối suy nghĩ “truyền thống” này. Và vô tình chung chúng
tôi đã biến kì thi đại học thành một “chiến trƣờng sinh tử” mà bản thân không có quyền
thất bại trong cuộc chiến này. Suốt cả năm 12 hầu nhƣ học sinh nào cũng chỉ biết “cắm
đầu cắm cổ” học, học và học với hy vọng mình là kẻ chiến thắng. Trong mắt lũ học trò
giảng đƣờng đại học sao mà đẹp và giang lao đến vậy! Nhƣng liệu giảng đƣờng ấy có
đáng mong đợi và xứng đáng với mồ hôi công sức mà học sinh đã bỏ ra hay không thì
đó vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn cho cả ngƣời học và các nhà làm giáo dục.

Tôi lớn lên và học tập trong một xã hội đang phát triển – nơi mà con đƣờng học vấn vẫn
bị giới hạn bởi những suy nghĩ gò bó mang tính lý thuyết, lạc hậu và truyền thống, rất
dễ làm cho ngƣời học chán nản học hành. Với tôi, học đại học là một việc “đƣơng
nhiên” tôi phải thực hiện trong chặng đƣờng của mình nên có lẽ tôi chƣa bao giờ tự hỏi:
“Tôi mong đợi gì từ các trƣờng đại học?”. Giờ đây tôi đã là một sinh viên năm hai
trƣởng thành hơn rất nhiều trong suy nghĩ và nhận thức nên tôi biết trƣờng đại học
“mơ ƣớc” trong mắt tôi là nhƣ thế nào. Tôi xin chia sẽ những nhận định và ý kiến riêng
của bản thân mình.

Là học sinh ai cũng có quyền mơ ƣớc đến cánh cửa đại học, đến những ngành nghề
trong tƣơng lai mình sẽ làm, đến những hy vọng và hoài bão. Nhƣng đối với nhiều
ngƣời thì đó chỉ là một giấc mơ xa vời vì học phí luôn là yếu tố lớn ngăn cản con đƣờng
học vấn của sinh viên có tài chính trung bình và thấp. Tôi bỗng giật mình với ý nghĩ:
“Liệu có bao nhiêu trƣờng đại học đang theo đuổi mục tiêu Trƣờng Đại Học Phi Lợi
Nhuận?”.

Cứ mỗi năm trôi qua thì mức giá học phí lại tăng và nó luôn là một nỗi ám ảnh thƣờng
trực không thể xóa bỏ đối với ngƣời học và gia đình họ. Nếu không phải là tăng tiền

http://hu200.hoasen.edu.vn
1
Cuộc thi viết "Ngƣời Việt Nam mong đợi gì ở các trƣờng đại học" 2010

đồng phục, sách vở thì cũng là tiền thuê cơ sở vất chất, giảng viên hay trang thiết bị.
Các trƣờng đại học có hàng trăm hàng ngàn cách và lời biện minh để có thể tăng tiền
học, mà ngƣời học chỉ còn biết than thở chứ không làm gì đƣợc. Điều đáng nói ở đây là
tình trạng cơ sở vật chất nhƣ phòng học; phòng thí nghiệm, thực hành; trang thiết bị
dạy học<không hề đƣợc cải thiện là bao. Mặc dù dƣ luận và báo chí đã lên tiếng nhƣng
nhiều trƣờng vẫn cố tình làm ngơ.

Theo quan điểm riêng của tôi thì ngƣời làm giáo dục không nên đặt vấn đề lợi nhuận
lên hàng đầu. Khi làm giáo dục chúng ta nên suy nghĩ về chất lƣợng đầu ra của sinh
viên chứ không phải là chúng ta sẽ lời hay lỗ nếu thêm hoặc bớt một sinh viên. Trong
tình hình kinh tế nƣớc ta hiện nay thật khó lòng để theo đuổi mục tiêu “phi lợi nhuận”
mà tôi đã đề cập nhƣng chúng ta phải định nghĩa thật rõ ràng về mục tiêu giáo dục của
trƣờng đại học. Trƣờng đại học là gì? Tại sao ai cũng muốn cầm tấm bằng đại học?

Trƣờng đại học chắc chắn phải là nơi đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài cho xã hội.
Các trƣờng đại học không nên nghĩ đến cái lợi trƣớc mắt, mà phải có một tầm nhìn xa
hơn, vĩ mô hơn: “Giáo dục đại học có hiệu quả thì mới có đƣợc nguồn lao động có tay
nghề, đất nƣớc mới có thể phát triển thành công”. Năm nào, tôi cũng nghe các nhà
tuyền dụng nƣớc ngoài phàn nàn về chất lƣợng nguồn lao động ở Việt Nam. Mặc dù đã
có rất nhiều chính sách, điều luật đƣợc ban ra nhằm “cứu vớt” giáo dục nhƣng tại sao
giáo dục Việt Nam cứ loanh quanh mãi không có lối ra?

Theo thống kê hằng năm về nguyện vọng ngành nghề học tại các trƣờng đại học, chúng
ta đều có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệnh tỷ lệ giữa các ngành nghề. Các nhóm
ngành về kinh tế và công nghệ thông tin luôn chiếm một tỷ lệ lớn, trong khi không mấy
sinh viên mặn nồng với các ngành môi trƣờng, toán ứng dụng và nghiên cứu khoa học.
Phải chăng sinh viên của ta không đủ năng lực để học những ngành này? Câu trả lời là
“Không!”. Các trƣờng đại học không cung cấp đủ trang thiết bị để sinh viên có thể
nghiên cứu học tập và thay vào đó là những giờ lý thuyết suông nhàm chán, không
mấy ứng dụng trong cuộc sống và dần dần những ngành này trở thành ngành không có
ngƣời (muốn) học. Đây là lý do tại sao xã hội luôn “khát” lao động nhƣng không bao
giờ tuyển dụng đủ ngƣời. Một tình trạng đáng báo động đang xảy ra ở khâu tuyển sinh
của các trƣờng đại học là “lợi nhuận và chỉ tiêu” vẫn chiếm ƣu thế hơn so với “chất
lƣợng giáo dục”. Các trƣờng đại học muốn xây dựng “thƣơng hiệu uy tín và chất
lƣợng” thỉ cần phải xóa bỏ vấn đề này một cách triệt để hơn.

http://hu200.hoasen.edu.vn
2
Cuộc thi viết "Ngƣời Việt Nam mong đợi gì ở các trƣờng đại học" 2010

Không chỉ mong muốn các trƣờng đại học phi lợi nhuận, tôi còn hy vọng trƣờng đại
học sẽ mở thêm nhiều “cánh cửa hƣớng về tƣơng lai” cho sinh viên thông qua các
chƣơng trình học bổng khuyến học, hỗ trợ tài chính cho việc học tập, du học và nghiên
cứu. Hãy để tài chính không còn là vấn đề ngăn cản bƣớc chân của ngƣời học nữa!

Giảng đƣờng đại học – tiếng gọi này dƣờng nhƣ còn khá là mới mẻ với các cô cậu học
sinh năm nhất. Đây có thể xem là một chƣơng mới của cuộc đời, một khởi đầu cho
tƣơng lai tƣơi sáng nên ai cũng mang một tinh thần học tập lạc quan và vui vẻ. Thế
nhƣng không ít ngƣời phải thất vọng vì giảng đƣờng không “đẹp” nhƣ họ mong đợi.
Bạn hãy thử dự thính một vài tiết học sẽ nhận ra không khí chung của nhiều giảng
đƣờng ở Việt Nam. Một căn phòng rộng với hàng trăm ngƣời, không khí ngột ngạt
nóng nực, những giờ học trôi qua lặng lẽ với giọng đọc đều đều của giảng viên, một vài
sinh viên “say sƣa” ghi chép, một số khác thì mải nói chuyện< Tôi nhận ra rằng
phƣơng pháp học học tập, giảng dạy và cơ sở vật chất chính là các yếu tố tác động đến
ngƣời học mạnh mẽ nhất.

Nói đến phƣơng pháp học tập và giảng dạy thì có nhiều điều đáng để chúng ta suy
ngẫm. Không thể phủ nhận rằng nhiều giờ học trở nên nhàm chán vì cách dạy của
giảng viên không thể “truyền lửa” cho sinh viên mặc dù họ rất chí thú học hành. Đã
qua rồi cái thời trung học “thầy đọc, trò chép” nên tôi mong muốn giảng viên đầu tƣ
hơn nữa cho bài giảng của mình, đặc biệt hãy tiếp nhận ý kiến của sinh viên một cách
tích cực và áp dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại để giờ học càng thêm sinh động
và sôi nổi. Một ngƣời thầy tốt thì luôn đào tạo ra một học trò tốt!

Tôi đặc biệt thích môi trƣờng học tập ở đại học vì tôi tin rằng chính ở nơi đây mình sẽ
có thể thỏa sức sáng tạo, nghiên cứu và trao dồi bản thân không ngừng. Nhƣng thỉnh
thoảng cái suy nghĩ đó đã bị dập tắt bởi những quy định theo đúng “khuôn khổ” của
giáo viên và cái thái độ “dạy cho có” của nhiều ngƣời. Ngƣời thầy có phải là ngƣời luôn
ở bên cạnh động viên, khuyến khích những ƣớc mơ, những hy vọng của học trò không
nhỉ? Và liệu những thầy cô giảng dạy “vô trách nhiệm” có phải cũng là “nạn nhân của
giáo dục theo kiểu truyền thống”?

Đại học là nơi mang đến tri thức và mơ ƣớc. Thế nhƣng tại sao tôi chỉ thấy giáo dục đại
học ở Việt Nam cứ dẫn ngƣời học đi vào lối mòn, học sinh cứ phải “tiêu hóa” những
lƣợng kiến thức cũ kĩ cũng nhƣ cách dạy lạc hậu. Thế giới đang đổi thay và giáo dục

http://hu200.hoasen.edu.vn
3
Cuộc thi viết "Ngƣời Việt Nam mong đợi gì ở các trƣờng đại học" 2010

cũng phải thay đổi, phải cập nhật từng ngày từng giờ nếu nhƣ nó không muốn bị đào
thải. Phải thay đổi từ đâu ƣ? Các trƣờng đại học hãy hình thành “Phong cách đại học”
riêng!

“Đột phá trong suy ngĩ, tự chủ trong việc học và sáng tạo trong tƣ duy”, chính là những
gì tôi muốn nói. Các giảng viên xin hãy là ngƣời “truyền lửa” cho sinh viên của mình;
hãy hƣớng họ đến việc tìm tòi nghiên cứu những vấn đề mới mẻ của khoa học, kinh tế,
xã hội và trƣờng đại học sẽ là nơi tạo ra môi trƣờng học tập cho ngƣời học. Chúng ta
phải nhớ: “Trí tuệ luôn vận động và con ngƣời phải luôn kiếm tìm nó”. Nhƣng không
có nghĩa rằng chúng ta phải “nuốt” hết mớ kiến thức hiện đại hay phải học những môn
học khuôn mẫu chẳng hề ứng dụng cho cuộc sống. Có lẽ nhiều trƣờng đều có chung
quan điểm là phải đào tạo sinh viên theo những “chuẩn mực truyền thống”. Đây là một
kiểu giáo dục vụng về và lỗi thời! Có bao nhiêu trƣờng đại học “dám” tạo ra sự khác
biệt, tạo ra một phong cách và cái tôi riêng? Hãy để câu trả lời đó cho tƣơng lai và tôi hy
vọng đó là một tƣơng lai gần.

Hiện nay có một thực tế rằng dù có tấm bằng đại học trong tay nhƣng nhiều bạn trẻ vẫn
không thể kiếm đƣợc việc làm. Đối với các nhà tuyển dụng tấm bằng đại học thôi chƣa
đủ. Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn một ứng cử viên nhƣ trình độ ngoại
ngữ, ngoại hình, sự tự tin, khả năng giao tiếp ứng xử và các kĩ năng mềm. Sinh viên
Việt Nam có thể rất siêng học nhƣng lại lƣời tƣ duy sáng tạo và đặc biệt thiếu trầm
trọng các kĩ năng mềm nhƣ tƣ duy phản biện, xây dựng đội nhóm, kĩ năng giao tiếp,
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học< Tôi khá là thông cảm vì đây là những môn mà
sinh viên chƣa bao giờ đƣợc học ở trung học nhƣng chẳng lẽ đại học cũng không thể
tạo ra môi trƣờng để sinh viên hoàn thiện bản thân hơn nữa. Tôi tự hỏi một sinh viên
tốt ngiệp đại học mà không thể tự tin phát biểu trƣớc đám đông thì làm sao có thể tìm
đƣợc chỗ đứng cho bản thân trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt nhƣ bây giờ. Tôi cảm
thấy may mắn vì trƣờng đại học của tôi đã cung cấp đầy đủ các cơ hội cho sinh viên học
tập và phát triển những kĩ năng mềm. Đây là tín hiệu tích cực cho một thay đổi lớn
trong tƣơng lai không xa và hy vọng tất cả các trƣờng đại học có thể áp dụng mô hình
học tập hiệu quả này.

Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì cũng không nên đổ lỗi tất cả cho trƣờng đại
học hay giảng viên. Con ngƣời là một loài dễ bị chi phối bởi cảm xúc và các yếu tố
ngoại cảnh. Không khó để có thể thấy có rất nhiều tân sinh viên bị “sốc” với văn hóa

http://hu200.hoasen.edu.vn
4
Cuộc thi viết "Ngƣời Việt Nam mong đợi gì ở các trƣờng đại học" 2010

học đại học. Không còn cái kiểu “ghi ghi chép chép”, “học vẹt hay học thuộc lòng”;
không còn bị trƣờng học kiểm tra kĩ lƣỡng nhƣ hồi trung học; thế là nhiều bạn trẻ
“buôn thả” mình trong việc học tập. Dần dần họ mất khả năng kiểm soát thời gian, mất
đi cái cảm giác ham thích học hành cũng nhƣ phƣơng pháp học đúng đắn<và rồi họ
“trƣợt” dài trong cuộc sống. Đây là vấn đề liên quan đến ý thức tự giác học tập nên tôi
hy vọng tất cả ngƣời học hãy biết “thức tỉnh” đúng lúc nếu đã đi sai con đƣờng.

Đến cuối bài viết tôi đã có câu trả lời rõ ràng, súc tích và chính xác nhất cho những gì
tôi mong đợi từ trƣờng đại học “mơ ƣớc”. Đại học, xin hãy là nơi tôi có thể ấp ủ những
giấc mơ, những hoài bão và cũng nhƣ sẽ là nơi truyền cho tôi sức mạnh, sự tự tin để
bƣớc vào đời với một hành trang kiến thức vững chắc.

Giáo dục là nghệ thuật của tri thức và thật chẳng dễ dàng gì để thực hiện nó nhƣng hy
vọng các thế hệ trẻ sau này sẽ đƣợc hƣởng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại mang
một tầm cao chất lƣợng mới. Và thế hệ trẻ chúng tôi sẽ là ngƣời nhìn thấy đƣợc tƣơng
lai này, sẽ là những ngƣời đi đầu trong việc cải cách giáo dục nƣớc nhà.

Họ và tên: Huyền Tôn Nữ Thiên Trân

Trƣờng Đại học Hoa Sen

Khoa Kinh tế thƣơng mại_Ngành Tài chính-Ngân hàng

Email: jolin_huyen@yahoo.com hoặc tran.htnt1895@sinhvien.hoasen.edu.vn

Điện thoại: 0120.468.0077

Địa chỉ: 247/5 Bùi Đình Túy, P.24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM

http://hu200.hoasen.edu.vn
5

You might also like