Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Secsion 1

P3+4:
Giới thiệu:
Quảng cáo ngày nay đã tạo ra một ảnh hưởng lớn mạnh tới cách chúng ta sống và hành
xử trong xã hội, một cách vô tình hay hữu ý; nó đã trở thành một phần trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu Quảng cáo là gì và nó
được sử dụng như thế nào nhằm bán được nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bằng cách
tác động đến tâm trí người tiêu dùng.

Minh hoạ 1.1: Diễn tả một cách nổi bật những hàng hoá không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta nhờ vào ảnh hưởng của Quảng cáo.

- Có một nhận thức phổ biến rằng Quảng cáo tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc
sống hàng ngày của chúng ta. Thử lấy một vài ví dụ điển hình để minh hoạ cho luận điểm
này
- Khi chúng ta thức dậy buổi sáng, chúng ta đọc báo và trên đó có rất nhiều mục quảng
cáo và thậm chí có nguyên mục quảng cáo với mục đích thương mại.

Minh hoạ 1.2: Quảng cáo trên báo chí là một phần trong cuộc sống hàng ngày

- Khi chúng ta đến công sở, trường học hay trường đại học, chúng ta đi qua vô số
những quảng cáo được dán trên xe buýt, trên các panô quảng cáo dọc đường…

Minh hoạ 1.3a: Những mục Quảng cáo chình ình trước mắt chúng ta trên các tấm panô ở
mọi xó xỉnh ngóc ngách và trên cả tàu điện như hình minh hoạ

Minh hoạ 1.3b: Quảng cáo cũng hiện hữu tại nơi chờ xe buýt

- Tại công sở, chúng ta nhận được rất nhiều thư trực tiếp gửi đến để giới thiệu một
vài loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Minh hoạ 1.4: Những thư trực tiếp gửi đến là một dạng truyền thông tin Quảng cáo trực
tiếp đến người nhận. Hãy quan sát các loại thư trực tiếp này

- Trên đường về nhà, chúng ta lại bắt gặp vô số những khung kính trưng bày tại các
siêu thị và các cửa hàng
Minh hoạ 1.5: Một vài ví dụ về các khung kính trưng bày quảng cáo nhằm thu hút khách
hàng

Trong nhà mình, chúng ta lại tiếp xúc với rất nhiều mẩu quảng cáo trên đài và
truyền hình

Minh hoạ 1.6: Quảng cáo trên truyền hình tạo nên nhận thức về sản phẩm nơi người xem

P5:
Tóm lại, Quảng cáo đã mang tính chất thương mại và trở thành một ngành công nghiệp
với những hoạt động mang tính chất kinh tế và có nét văn hoá riêng biệt. Nó có sức
mạnh tạo nên tầm nhận thức và làm tăng nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm. Vì Quảng cáo
liên hệ mật thiết với con người (người tiêu dùng), xã hội và giới kinh doanh, nó có thể
được định nghĩa bằng nhiều cách và từ nhiều góc độ.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu Quảng cáo là gì và những định nghĩa của nó.
Quảng cáo là gì?
- Thật khó để đinh nghĩa Quảng cáo trong một câu duy nhất. Từ “Quảng cáo” bắt nguồn
từ tiếng latinh là “advento” có nghĩa là “hướng về phía”. Quảng cáo khiến cho tâm trí của
một ai đó hường về phía một điều gì đó, cụ thể là hướng về thông điệp Quảng cáo, đây
chính là mục đích của Quảng cáo và mục tiêu của người làm quảng cáo. Hiệp hội của
những người thực hành Quảng cáo (IPA), một hội đồng đại diện cho các cơ quan quảng
cáo, định nghĩa Quảng cáo như sau: “Quảng cáo là những công cụ nhằm cung cấp
những thông điệp bán hàng thuyết phục nhất tới những khách hàng triển vọng một
cách chính xác với chi phí thấp nhất có thể”.
- Hiệp hội Marketing Hoa kỳ định nghĩa Quảng cáo là “Bất cứ hình thức diễn thuyết
nào không mang tính chất cá nhân và xúc tiến một ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ nào
được trả chi phí bởi người bảo trợ chỉ định”.

Bốn tính chất quan trọng của một quảng cáo , theo các định nghĩa trên, là:
Theo bản dịch của TT

- Paid form: Mất phí. Quảng cáo là mất phí. Nếu thông điệp đưa ra bởi chính các
cơ quan truyền thông mà không thu phí thì là các hình thức khác như tuyên
truyền, quảng bá.
- Identified sponsor: Có nghĩa là người trả tiền cho QC phải được xác định. Người
xem QC có thể xác định được QC đấy của ai thông qua QC. VD: Ở nước ngoài
các Poster về bảo tồn động vật hoang dã do WWF trả tiền và trên Poster có logo
của WWF thì vẫn được gọi là QC. Còn ở VN, VTV phát 1 clip về nâng cao ý thức
bảo vệ động vật hoang dã nhưng tự làm, tự phát, ko cơ quan nào tài trợ thì chỉ là
hình thức tuyên truyền.
- Non-personal presentation & promotion: Là hình thức giới thiệu, thuyết phục
phi cá nhân. QC tiếp cận tới một lượng công chúng đông đảo (mass audience)
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (media). Việc giới thiệu sản
phẩm tới từng người một không phải là QC.
- Of goods, services & ideas: QC ko chỉ dành cho hàng hóa hữu hình (goods), dịch
vụ (services) mà còn cho ý tưởng (ideas). VD: QC tranh cử tổng thống.

Theo bản dịch self


(Paid form: Mất phí). Một hình thức được chi trả - quảng cáo được trả chi phí,
bởi một doanh nghiệp hay một cá nhân hoặc tập đoàn. Nó phân biệt biệt với quan hệ
công chúng. Trong quan hệ công chúng, thông điệp trên truyền thông thường mang hình
thức của một câu chuyện mới. Nếu giới truyền thông quyết định đưa ra các thông điệp
loại đó thì không được trả phí.
Một hình thức diễn thuyết không mang tính chất cá nhân - Quảng cáo hướng
tới số đông khán giả. Người bán hàng thực hiện việc bán hàng cá nhân, là hình thức diễn
thuyết mặt đối mặt. Hình thức diễn thuyết không mang tính chất cá nhân của quảng cáo
khác biệt với bán hàng cá nhân.
Xúc tiến – Mục đích của Quảng cáo là thuyết phục người ta mua hànghoá và
dịch vụ hay chấp nhận một ý tưởng
Người bảo trợ chỉ định - Quảng cáo khác với sự tuyên truyền. Nguồn của thông
điệp Quảng cáo - tức là các nhà bảo trợ chỉ định - được chỉ rõ trong thông điệp. Những
người này là cá nhân hay tập đoàn đứng ra trả chi phí quảng cáo.

Hãy xem xét Quảng cáo trong một hình thái đơn giản
Khi A nói với B điều gì đó, đó là giao tiếp

P6:
Khi A bán cho B cái gì đó, đó là Marketing
Khi A thuyết phục B mua một cái gì đó, đó là quảng cáo.

Điều này có nghĩa là Quảng cáo là một hình thức của giao tiếp. Nó cũng là một phần của
marketing và vì thế, nó là hình thức giao tiếp cho marketing. Điều này không nhất thiết là
Quảng cáo chỉ được sử dụng để bán hàng hoá, nó có thể được dùng để chào bán dịch vụ
hoặc một ý tưởng.

Quảng cáo là một nghệ thuật, một khoa học, một ngành thương mại và một nghề nghiệp.

Cái gì là đặc trưng của Quảng cáo? Nó là một nghệ thuật hay một môn khoa học? là
một ngành kinh doanh hay một nghề nghiệp? Nó là tất cả các điều này và còn hơn thế
nữa. Quảng cáo được định nghĩa là một ngành thương mại, điều này càng đúng với các
nước phương tây khi mà hàng tỷ đô la được sử dụng để Quảng cáo cho các sản phẩm.
Một ai đó nói Quảng cáo là một khoa học, người khác nói nó là một nghệ thuật, nhiều
người vận dụng nó thì lại cho rằng đó là một nghề nghiệp. Nó là một nghệ thuật vì nó
được vận dụng bởi khả năng sáng tạo và tính thiên tài của các chuyên gia quảng cáo. Nó
là một khoa học bởi được vạch ra dựa trên nghiên cứu về xã hội giống như là xã hội học,
tâm lý học với việc sử dụng các phương thức khoa học như là nghiên cứu thị trường và
thống kê nhằm có được tính quyết định và tính tiên đoán. Nó được coi là một nghề vì
Quảng cáo đang dần trở thành một dịch vụ đặc thù có tính chuyên môn hoá cao yêu cầu
phải có kinh nghiệp và được đào tạo bài bản đối với những ai vận dụng nó.
Quảng cáo, trở nên có tính dự đoán hơn bao giờ hết, cần một khả năng trực giác hay cái
gọi là giác quan thứ sáu như là một phần của quảng cáo chuyên nghiệp nếu muốn thành
công.

P7
Quảng cáo, Quảng bá và marketing (Advertising, Publicity & Marketing)

Quảng cáo cung cấp thông tin về bạn, doanh nghiệp của bạn hay các dịch vụ thông qua
việc sử dụng các hình thức truyền thông như đài, báo chí, truyền hình. biển quảng cáo
hay các thư điện tử… Quảng cáo được sử dụng để làm tăng nhận thức về tên tuổi và
doanh số bán hàng.

Quảng bá bao gồm việc thiết kế và phát triển một hình ảnh cho bạn và cả doanh nghiệp
của bạn. Trong khi bạn phải trả phí cho Quảng cáo, quan hệ công chúng miễn phí. Nó
được sử dụng nhằm tăng nhận thức về tên tuổi, nhằm giáo dục và thông báo cho công
chúng biết về doanh nghiệp của bạn.
Marketing hướng đến một nhóm mục tiêu cụ thể. Nó sử dụng cả Quảng cáo và quan hệ
công chúng như những chiến lược để phát triển tên tuổi, thiết lập sự tín nhiệm và xây
dựng hình ảnh công ty cũng nhu tăng doanh số bán hàng.

Trong bảng sau chúng ta sẽ xem những gì mà Quảng cáo có thể và không thể làm trong
việc so sánh với Quảng bá

Có thể Không thể


1. Giúp xây dựng hình ảnh 1. Buộc người ta phải liên hệ với bạn
2. Thiết lập sự tín nhiệm 2. Tự bán sản phẩm của bạn
3. Tạo khách hàng tiềm năng 3. Đảm bảo việc kinh doanh
4. Tạo ra sự chỉ dẫn, sự phản hồi và 4. Tạo lập quan hệ với khách hàng
những yêu cầu

Trong bảng dưới, chúng ta xét những gì mà Quảng bá có thể và không thể làm khi so
sánh với quảng cáo

Có thể KHông thể


1. Tạo dựng hình ảnh của bạn như một 1. Luôn phải kiểm soát
chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang hoạt
động
2. Tăng cường sự tín nhiệm 2. Công việc phải tự điều chỉnh chính nó
3. Tạo những ràng buộc về cảm xúc nơi
người đọc
4. Công bố những câu chuyện nội bộ
5. Làm bạn khác biệt với những đối thủ
6. Giúp bạn quen thuộc hơn
7. Tăng tỷ lệ phản hồi

Advertising and Mass Communication: Quảng cáo và phương tiện truyền thông đại
chúng

Giao tiếp là một quá trình mang tính chất không gian và thời gian nối kết giữa người
gửi và người nhận thông điệp.
- Khoảng 500 về trước, một dạng mới của giao tiếp là truyền thông đại chúng ra đời. Quá
trình này, sử dụng một công cụ có tính chất lâu dài mà hàng triệu người có thể tiếp nhận
cùng một lúc, đã nhanh chóng trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc sống của rất
nhiều người.
Truyền thông đại chúng có thể dễ dàng truyền tải thông điệp đến hàng triệu nguời trong
cùng một thời điểm. Tác giả của những thông điệp này thường là các tổ chức và độc giả
thường là các cá nhân.
Những hình thức Truyền thông đại chúng chính như: sách, báo, tạp chí, đài, truyền
hình… Mặc dù các hình thức này khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm là phân phối
được thông tin đến một lượng lớn độc giả.
P8
- Một nhóm sẽ thiết lập nên thông điệp cho truyền thông đại chúng và thật khó để mà xác
định chính xác ai là người chịu trách nhiệm về việc gì. Các tổ chức Truyền thông đại
chúng có một vài thứ để bán và độc giả sẽ là khách hàng của họ.
Minh hoạ 1.11: Diễn tả một vài dạng của Truyền thông đại chúng

Sau khi đã biết được ý nghĩa của Quảng cáo và mối quan hệ của nó với một số thuật
ngữ tương tụ, bây giờ chúng ta sẽ lướt qua lịch sử của Quảng cáo.

Lịch sử của Quảng cáo


- Quảng cáo là công cụ chính của bán hàng, mà các nhà sản xuất và các nhà thương mại
đã sử dụng từ nhiều thế kỷ nay. Lịch sử của Quảng cáo bắt đầu từ khi mà một người bán
hàng hét hò về hàng hoá của anh ta trong ngày lễ tặng quà hào nhoáng trên truyền hình
nhằm bán được nhiều hàng hoá trên quy mô toàn quốc trong cùng một thời điểm.
- Khái niệm và thực tiễn quảng cáo đã trải qua nhiều thay đổi năng động qua nhiều thế kỷ
kể từ khi nó ra đời. Tuy nhiên, để đánh giá tầm quan trọng của Quảng cáo, chúng ta cần
lần theo các mốc phát triển của nó kể từ sự xuất hiện nhen nhúm của nó tới sự tồn tại của
nó ở một vài dạng hình cho đến ngày hôm nay.

Lịch sử quảng cáo có thể được chia làm 6 giai đoạn:


- Giai đoạn tiền in ấn trước thế kỷ 15
- Giai đoạn đầu thời kỳ in ấn thế kỷ 15 đến khoảng năm 1840
- Giai đoạn bành trướng từ 1840 đến 1900
- Giai đoạn củng cố thông nhất từ 1900 đến 1925
- Giai đoạn phát triển có tính chất khoa học từ 1925 đến 1945
- Giai đoạn hội nhâp về thương mại và xã hội từ 1945 đến bây giờ

Giai đoạn tiền in ấn


Ngay cả trước khi việc in ấn tham gia vào hoạt động Quảng cáo, hình thức tuyên truyền
miệng hay quảng cáo bằng miệng đã trở thành một trong những hình thức quảng cáo sớm
nhất. Trên thị trường, những người bán hàng rong thường hướng sự chú ý của người mua
bằng cách hò hét và rao thật to. Việc này cũng vẫn rất phổ biến hiện nay ở nhiều nơi trên
thế giới, bao gồm cả Ấn độ. Những biển hiệu cửa hàng cũng được sử dụng ở thời xa xưa.
Những biển hiệu này cho biết hàng hoá và dịch vụ nào được bán trong cửa hàng. Ví dụ,
cửa hàng rượu sẽ được nhận ra bởi biển hàng rượu, con dê là biểu tượng cho cửa hàng
sữa và cối xay bột là hình ảnh của hàng bánh mỳ.

P9.

Minh hoạ 1.12: Những biển hiệu được tìm thấy trong đống đổ nát của Pompeli (một
thành phố cổ của Roman). Con cá là biểu tượng của hàng các từ thời cổ đại cho tới thế kỷ
16. Cối xay bột tượng trưng cho hàng bánh mỳ và con dê là hình ảnh cửa hàng sữa.

Giai đoạn đầu thời kỳ in ấn


In ấn là nền tảng cho thông tin, giáo dục và Quảng cáo. Quảng cáo đầu tiên được in của
Anh, trong dạng của một truyền đơn hay tấm áp phích, được thực hiện bởi William
Caxton năm 1477 và từ đó dạng quảng cáo in ấn bắt đầu thịnh hành. Sách báo sau đó
được sử dụng. Truyền đơn trở nên phổ biến và thế kỷ 18 và quảng cáo bằng tranh ảnh
phát triển mạnh với nghệ thuật minh hoạ hấp dẫn thông qua hình thức quảng cáo phát tay
này.

Minh hoạ 1.13: Mô tả mẩu Quảng cáo đầu tiên được biết tới trong lịch sử, thực hiện bởi
Willam Caxton năm 1477.

Đoạn chữ: Nếu các giáo sỹ và những kẻ thế tục muốn mua vài bản phô tô của hai hay ba
quyển sách dịch vụ được sắp xếp theo tính hữu ích của Salisbury Cathedral, và được in
với dạng chữ như chữ trong mục quảng cáo này, hãy đến vùng ngoại ô của
WestministerAbbey nơi người ta phân phát sự bố thí, nơi được nhận ra bởi hình một
chiếc khiên có sọc đỏ chính giữa (từ trên xuống dưới mặt khiên), anh ta sẽ có được
những quyển sách này với giá rẻ.
Xin đừng xé thông báo này xuống.

Giai đoạn bành trướng


- Thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của quảng cáo, đây là kết quả của cuộc cách
mạng nhằm làm gia tăng sản lượng đầu ra của các nhà máy. Thương mại đã cho thấy một
sức tăng mạnh mẽ và quảng cáo với sự trợ giúp của marketing và truyền thông đại chúng
đã vượt ra khỏi phạm vi của các nhà máy.
- Giai đoạn củng cố và thống nhất
Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ngày càng nhiều nỗ lực được bỏ ra trong việc viết
những quảng cáo mô phỏng và sau đó trọng tâm dần chuyển hướng tới các dịch vụ nghệ
thuật, việc sản xuất quảng cáo và lựa chọn các phương tiện truyền thông. Vào năm 1920,
hầu hết các đại lý lập các chiến dịch cạnh tranh cho các thân chủ của mình bao gồm cả
việc nghiên cứu và dự toán ngân sách, cũng như việc thực thi toàn bộ chiến dịch bằng
cách chuẩn bị các mục quảng cáo và sắp xếp công bố chúng qua các phương tiện truyền
thông. Cũng thời gian này, các hình thức truyền thông của quảng cáo ngoài trời và thư
quảng cáo trực tiếp vào cuộc một cách rất ấn tượng.

P10

Giai đoạn phát triển khoa học


- Nếu những đại lý quảng cáo giai đoạn trước chỉ thông qua các hình thức như dịch vụ
nghệ thuật, quảng cáo mô phỏng, cách bố trí sắp đặt (lay-out) hay nghệ thuật sắp đặt chữ
(typography), thì giai đoạn này họ đã nhận ra được sự cần thiết của việc nghiên cứu sản
phẩm quảng cáo trong mối quan hệ với những sản phẩm cạnh tranh, tính cách của những
người mua tiềm năng, sức mua của người tiêu dùng, thói quen của họ và sự phân bổ về
địa lý…
- Trong suốt những năm 20, nhiều phương tiện truyền thông được thêm vào danh sách
các phương tiện dùng để Quảng cáo. Những buổi phát thanh quảng cáo được sử dụng bởi
các nhà quảng cáo nhằm bán sản phẩm của mình. Mặc dù lúc đầu người ta còn e ngại
chuyện quảng cáo được truyền đi trong không trung nhưng vào năm 1928, nó đã trở
thành một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất chiếm đến hơn 10 triệu đô la
chi phí cho quảng cáo của Hoa Kỳ.
Minh hoạ 1.14: Một minh hoạ về đài phát thanh, một trong nhưng phương tiện truyền
thông quan trọng nhất của quảng cáo thế kỷ 20.

Giai đoạn hội nhập thương mại và xã hội


- Sau thế chiến thứ II, một lần nữa lại xảy ra sự bùng nổ về sản xuất và những người đã
từng sống trong cảnh khan hiếm của chiến tranh lại bắt đầu muốn mua sắm nhiều thật
nhiều. Kết quả là chi phí cho quảng cáo luôn ở mức cao. Song song với nó, ngay sau
chiến tranh, là sự ra đời của một phương tiện truyền thông mới, đó là truyền hình, được
thêm vào danh sách các phương tiện đang tồn tại để quảng cáo tại Hoa kỳ. Và phương
tiện mới này đã thu được những thành công vượt bậc mà không một phương tiện nào
trước đó đạt được trong lĩnh vực quảng cáo.

Minh hoạ 1.15: Minh hoạ về truyền hình, ngày nay được coi là một trong những phương
tiện thành công nhất dùng để quảng cáo.

Do vậy, quảng cáo ngày nay đã trở thành một điều không phải ai cũng muốn nhưng là
một sự bắt buộc sống còn trong nền kinh tế và xã hội của chúng ta. Quyền năng của nó là
rất lớn nhưng những ai sử dụng nó phải biết rằng trách nhiệm của nó còn lớn hơn nhiều.

P11:

Tóm lược:
- Thuật ngữ quảng cáo là một định nghĩa có tính chuyên môn. Từ “Quảng cáo” bắt nguồn
từ tiếng latinh là “advento” có nghĩa là “hướng về phía”. Quảng cáo khiến cho tâm trí của
một ai đó hường về phía một điều gì đó, cụ thể là hướng về thông điệp Quảng cáo, đây
chính là mục đích của Quảng cáo và mục tiêu của người làm quảng cáo.
- Quảng cáo được coi là một nghệ thuật vì nó được vận dụng bởi khả năng sáng tạo và
tính thiên tài của các chuyên gia quảng cáo. Nó là một khoa học bởi được vạch ra dựa
trên nghiên cứu về xã hội giống như là xã hội học , tâm lý học với việc sử dụng các
phương thức khoa học như là nghiên cứu thị trường và thống kê nhằm có được tính quyết
định và tính tiên đoán.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng truyền thông điệp đến hàng triệu
người tại cùng một thời điểm. Quảng cáo, marketing và quan hệ công chúng đều là sự
biểu thị một việc song ở các khía cạnh khác nhau.
- Lịch sử quảng cáo có thể được chia làm 6 giai đoạnh từ thế kỷ 15 cho đến ngày nay với
các đặc điểm khác nhau của từng thời kỳ.

Câu hỏi
Quảng cáo không tạo ra ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của chúng ta - F
Quảng cáo là việc bán hàng ở mức chi phí thấp nhất có thế - T
Quảng cáo không liên quan tới xã hội F
Quảng cáo là sự tuyên truyền -F
Quảng cáo không phải là nghệ thuật - F
Quảng cáo không đảm bảo cho việc kinh doanh - F
Quan hệ công chúng có thể thúc đẩy sự tín nhiệm _T
Phương tiện Truyền thông đại chúng chia sẻ các thông điệp và phân bổ chúng tới lượng
lớn các độc giả - T
Quảng cáo tạo nên tên tuổi và tăng danh số bán hàng - T
Vào thời kỳ xa xưa, các biển hiệu được sử dụng để xác định các cửa hàng và dịch vụ. - T

Chương 2: Khía cạnh xã hội và kinh tế cùng các chức


năng của Quảng cáo
P15

Giới thiệu:
- Chúng ta đã thấy ở chương trước, quảng cáo đóng vai trò quan trọng như thế nào trog
việc cung cấp thông tin và thuyết phục khách hàng trong việc mua hàng hoá dịch vụ.
Quảng cáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội loài người và càng quan trọng
hơn trong việc phát triển các ngành công nghiệp cũng như phát triển quốc gia kể từ khi
nó ra đời.
- Quảng cáo có lợi đối với công nghiệp và thương mại trong việc thúc đẩy cả hai ngành
này, do đó nó tạo ra một nhu cầu vững chắc đối với việc tiêu dùng các sản phẩm khi ra
khỏi dây chuyền sản xuất. Nó trở thành một nhân tố có tính thiết lập và cần thiết đối với
ngành thương mại và công nghiệp. Chúng ta có thể thấy các nhà sản xuất kiên trì quảng
cáo và các nhà bán lẻ thích dự trữ các hàng hoá được quảng cáo hơn. Đây là một bằng
chứng hữu hiệu cho hiệu quả quảng cáo.

- Bây giờ chúng ta đi cụ thể vào các khía cạnh khác nhau của quảng cáo:
Một đóng góp đầu tiên của quảng cáo là bản thân nó đã trở thành một ngành hái ra tiền
đáng kể. Nó đã tạo ra hàng ngàn công việc với sự hiện hữu của các đại lý quảng cáo, các
nhà sản xuất, các phòng ban quảng cáo và các bộ phận quảng cáo trong các toàn báo và
giới in ấn.
- Nó cũng tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho những người ở các lĩnh vực liên quan như
lĩnh vực thực hiện các quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, các bộ phim, các hoạt
động quảng cáo ngoài trời… và block-making, in ấn, đóng gói bao bì… Hàng triệu rup đã
được tiêu hàng năm để trả cho nhưng người làm các dịch vụ quảng cáo.
- Quảng cáo hiện đại càng có ảnh hưởng sâu xa hơn đối với từng các nhân trong nền kinh
tế và xã hội. Nó ảnh hưởg tới các nhà sản xuất, các thương nhân cũng như cộng đồng xã
hội và người tiêu dùng.

Minh hoạ 2.1: hàng loạt cơ hội việc làm tồn tại trong ngàng quảng cáo từ các công việc
trong các đại lý Quảng cáo đến các nhà sản xuất và các bộ phận làm quảng cáo của các tổ
chức khác nhau.

Quảng cáo thúc đẩy sự tự do


- Một chức năng xã hội khác của quảng cáo là nó giúp duy trì sự tự do của báo chí ở một
mức độ đáng kể. Trong nền dân chủ, sự tự do ngôn luận là thiết yếu vì báo chí cần tường
thuật lại các tin tức nóng hổi và phải được tự do bình luận về chính sách của chính phủ
hay phản đối những tiêu cực xã hội mà không cần sợ hãi hay cần một sự cho phép nào.
Doanh thu mà báo chí đạt được nhờ vào việc đăng những quảng cáo thường đủ để họ độc
lập về kinh tế mà không cần phụ thuộc vào bất cứ ai và giúp họ tự do trong suy nghĩ và ý
tưởng của mình.

P16

Quảng cáo vì thế làm lợi cho độc giả về tính kinh tế khi mua báo và nhiều người cũng cố
gắng để mua báo đọc, do vậy mà cũng khuyến khích thói quen đọc báo.

Minh hoạ 2.2: Doanh thu từ Quảng cáo giúp làm giảm chi phí cho báo chí và vì vậy có
lợi cho độc giả cũng như khiến họ thấy mình có khả năng mua được một tờ báo.

Quảng cáo làm tăng mức sống:


- Quảng cáo là một công cụ đầy quyền năng giúp cho các phát minh được thế giới biết
đến nhanh hơn và vì vậy người tiêu dùng dễ dàng có được thành tựu của các phát minh
ấy hơn.
- Xe đạp, môtô, máy chữ, tủ lạnh, máy thu thanh và bán dẫn, truyền hình và những tiện
ích khác của cuộc sống là những ví dụ về những phát minh mới mà quảng cáo có phần
đóng góp trong việc mang chúng đến với người tiêu dùng nhanh hơn.
- Quảng cáo trước tiên dạy cho chúng ta biết về tính ứng dụng và tiện ích của các sản
phẩm mới. Thứ nữa là nó kích thích nhu cầu đối với các sản phẩm đại trà.
- Vì vậy, Quảng cáo kích thích hành vi của người mua đối với các tiện nghi mới, và như
thế nó làm tăng mức sống của chúng ta.

Minh hoạ 2.3: Quảng cáo luôn làm xuất hiện và đảm bảo một thị trường cho các sản
phẩm mới. Trong các ví dụ ở trên, sữa đông, một sản phẩm trước kia thường được làm tại
gia, giờ đây có sẵn trên thị trường như một sản phẩm có nhãn mác và có mức cầu lớn nhờ
vào quảng cáo. Đây là một trường hợp rõ ràng minh chứng cho việc nâng cao mức sống
nhờ vào quảng cáo.

P17

Quảng cáo tạo ra nhu cầu và kết quả là tạo ra doanh số bán hàng
- Với các sản phẩm mới, quảng cáo tạo ra nhu cầu bằng các mục quảng cáo sôi nổi và
thuyết phục. Với các sản phẩm đang tồn tại có mức cầu thực tế và trực tiếp thì quảng cáo
tạo nên doanh số bán hàng bằng cách đưa thêm thông tin về sản phẩm hay nhắc nhở
người tiêu dùng về sản phẩm. Với mục đích bán được nhiều hàng hơn, càng nhiều Quảng
cáo sẽ tạo ra càng nhiều mức tăng về cầu tiêu dùng. Vì vậy, những Quảng cáo được lên
kế hoạch một cách khoa học và thực thi một cách chính xác sẽ tạo nên nhu cầu và dẫn
đến làm tăng doanh số bán hàng.

Quảng cáo tạo nên danh tiếng và uy tín


Trong tâm lý người tiêu dùng, họ luôn đinh ninh rằng nếu nhà sản xuất tiếp tục nỗ lực
quảng cáo cho sản phẩm của mình, thì đó đồng nghĩa với việc nhà sản xuất chứng minh
cho cam kết của mình bằng chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm được quảng cáo gắn với
danh tiếng của nhà sản xuất và nó gây ấn tượng đối với các các nhà bán lẻ lẫn người tiêu
dùng.
Một người quảng cáo đưa ra cam kết không đúng sẽ không thể kinh doanh dài lâu. Quảng
cáo phóng đại cũng chỉ giúp tăng doanh thu tức thời chứ không đảm bảo doanh thu ổn
định dài lâu.
Sau khi tìm hiều về các khía cạnh của quảng cáo, chúng ta sẽ xem xét các chức năng của
quảng cáo.

Chức năng của quảng cáo


Quảng cáo là nền tảng của đời sống kinh tế một quốc gia. Nó ảnh hưởng đến quá trình cải
thiện chất lượng hàng hoá và chất lượng này một khi đã được cải thiện sẽ được duy trì
bởi các nhà sản xuất vì quảng cáo đưa ra một đảm bảo rằng hàng hoá sẽ mang tiêu chuẩn
chất lượng nhất định trên mức cho phép để được lưu thông. Đây là những việc mà quảng
cáo phải làm và cũng là chức năng của nó.
Về cơ bản, Quảng cáo có 5 chức năng chính. Chúng ta sẽ đi vào từng chức năng cụ thể

Chức năng thông tin


Minh hoạ 2.4 Quảng cáo có tính thông tin và giáo dục cao như được minh hoạ ở đây

- Quảng cáo là một loại hình giao tiếp, nó mang thông tin. Nó gắn kết mọi người, cho biết
rằng hàng hoá nào được bán ra và tạo nên nhận thức về sự tồn tại của một nhãn hiệu hàng
hoá.
- Ví dụ, quảng cáo về thuốc vitamin có thể chuyển tải đến mọi người thông điệp chúng ta
có thể phục hồi năng lượng đã mất sau những giờ làm việc hàng ngày bằng cách uống
những viên vitamin này như thế nào hay quảng cáo về thuốc bổ cho trẻ em, nói về việc
nó giúp cho trẻ em như thế nào bằng cách bổ sung các khoáng chất và tạo sự ngon miệng
cho trẻ em.
Những thông tin này về mặt nào đó cũng khiến người đọc phải chịu chi phí khi họ đến
bác sỹ và nha sỹ.
- Quảng cáo là cách tốt nhất và rẻ nhất để truyền tải những kiến thức này đến người tiêu
dùng vì nó tiếp cận nhiều người cùng lúc và như thế chi phí mỗi người phải chịu chỉ là
một phần rất nhỏ. Vì nhiều người cùng được thông tin một lúc, chi phí quảng cáo trên
một cá nhân giảm xuống đáng kể. Đây là chức năng kinh tế chính của Quảng cáo.

Sự đảm bảo
- Khi người tiêu dùng cần một sản phẩm có nhãn hiệu, họ cảm thấy an tâm khi họ nhận
được thông tin nào đó về chuẩn mực nhất định. Vì họ không phải là chuyên gia trong tất
cả các lĩnh vực nên họ sẽ dựa trên danh tiếng của các công ty sản xuất ra sản phẩm mà họ
định mua để quyết định.
- Bất cứ công ty nào khi tung sản phẩm ra thị trường đều chú trọng đến việc giữ danh
tiếng cho mình đặc biệt khi các sản phẩm của mình được quảng cáo. Vì thế thông thường,
các sản phẩm được quảng cáo sẽ được coi là có tiêu chuẩn và ưu thế hơn so với các sản
phẩm không tên tuổi khác. Ngay cả khi chúng ta so sánh sản phẩm có nhãn hiệu và không
có nhãn hiệu, dù thành phần có thể giống nhau nhưng những sản phẩm có nhãn hiệu
thường được kiểm nghiệm và sàng lọc kỹ lưỡng hơn.
Minh hoạ 2.5: Các sản phẩm có nhãn hiệu tạo được sự an tâm nơi khách hàng vì chúng
gắn với danh tiếng của công ty.

Minh hoạ 2.6: Một sự đảm bảo về hàng hoá như yêu cầu của người tiêu dùng được đưa
ra thông qua quảng cáo làm tăng doanh thu vì người tiêu dùng cảm thấy an tâm khi lựa
chọn sản phấm đó.

Tính tiện ích


Thật dễ dàng để bán một sản phẩm có nhãn hiệu ngay tại quầy khi người tiêu dùng hỏi
đến. Những hàng hoá này không cần phải cân, phân loại hay đếm vì những bao bì nhãn
hiệu đã ghi rất chi tiết về cân nặng, số lượng hình dáng và màu sắc hay hương vị… Giá
cả cũng đã được thông báo và các sản phẩm này có thể được nhận dạng dễ dàng nhờ vào
bao bì quen thuộc.

Minh hoạ 2.7: Các sản phẩm có nhãn mác thường tiện lợi hơn vì chúng cung cấp các
thông tin chi tiết và rõ ràng về trọng lượng, hương vị và màu sắc…

Tự do lựa chọn
Vì có rất nhiều hàng hoá cùng cạnh tranh trên thị trường nên người mua có thể tự do chọn
lựa. Quảng cáo đưa ra những thông tin đến với các khách hàng tiềm năng về các sản
phẩm khác nhau và giúp người mua dễ chọn lựa hơn theo nhu cầu của mình. Hơn nữa,
nếu người tiêu dùng không hài lòng về một sản phẩm họ có thể bỏ qua và tiếp tục lựa
chọn cho đến khi tìm được hàng hoá thích hợp mà họ cho là đúng và luôn sử dụng nó. Sự
tự do lựa chọn này là nhờ quảng cáo và chúng ra không thể áp dụng điều này với các sản
phẩm không có tên tuổi.

Minh hoạ 2.8: Quảng cáo đưa ra những cơ hội tự do chọn lựa sản phẩm khi người tiêu
dùng có thể chọn nhãn hiệu ưng ý nhất theo sở thích của mình.

Chỉ dẫn cho người mua


Trong một xã hội tự do, ví dụ như một đất nước có nền dân chủ, nơi có cạnh tranh tự do,
quảng cáo được coi là sự chỉ dẫn cho người mua khi giúp họ biết được hàng hoá nào đang
được chào bán, đặc trưng của hàng hoá đó, khi nào hàng đó có sẵn và giá cả như thế
nào… Hơn nữa, nó cũng tạo ra sự lựa chọn một sản phẩm riêng biệt trong hàng ngàn sản
phẩm cùng loại khác nhau. Ví dụ, khi người ta muốn giặt quần áo thì có thể lựaa chọn từ
các sản phẩm có nhãn hiệu đượcc quảng cáo như xà phòng dạng thanh hoặc dạng bánh,
chất tẩy, chất tẩy dạng bánh, xà phòng lỏng, xà phỏng bột… Quảng cáo hướng dẫn người
tiêu dùng biết được sản phẩm nào phù hợp với yêu cầu cụ thể của họ. Quảng cáo, với
chức năng chỉ dẫn người mua, làm tăng chất lượng hàng hoá và tăng uy tín của thương
hiệu sản phẩm.

P20

Tiêu đề: Sự phù hợp cho mọi loại quần áo


Dòng chữ: Tại Reebook, chúng tôi thiết kế áo quần để phù hợp với bạn, nó co giãn theo
cơ thể bạn, linh hoạt khi bạn béo hoặc gầy, rất cơ động. Và để giữ cho quần áo vẫn được
tốt ngay cả sau khi bạn tập luyện với cường độ cao, chúng tôi giới thiệu sản phẩm mới
duy nhất Surf Excel. Vì chỉ có sản phẩm mới Surf Excel của chúng tôi mới giữ được hình
dáng, cảm nhận và màu sắc của vải trong khi bạn giặt sạch một cách hoàn toàn, hãy để
quần áo của bạn được quan tâm một cách xứng đáng. HÃY CHỈ SỬ DỤNG SURF
EXCEL

P21

Tóm tắt
- Quảng cáo có vai trò quan trọng trong việc phát triền xã hội và nền kinh tế. Ngành công
nghiệp bùng nổ này tạo ra nhiều lựa chọn trong các lĩnh vực và do đó mở đường cho các
cơ hội nghề nghiệp. Việc tạo được long tin về sản phẩm nơi tâm trí khách hàng rất quan
trọng. Từ điều này, nó làm tăng mức sống và có vai trò là chất xúc tác làm tăng cung và
cầu về hàng hoá. Một chức năng quan trọng của
- Quảng cáo là đưa ra sự đảm bảo về sản phẩm đối với khách hàng từ đó tạo dựng sự
trung thành của họ đối với một nhãn hiệu hàng hoá. Nó cũng khiến cho sự chọn lựa hàng
hoá được tự do hơn.

Câu hỏi:
Quảng cáo tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau -T
Quảng cáo hiện đại có ảnh hưởng sâu rộng hơn tới cuộc sống xã hội và kinh tế của con
người -T
Quảng cáo không tác động đến chi phí của một tờ báo - F
Quảng cáo chỉ truyền thông tin mà không có tính chất giáo dục - F
Có phạm vi qui mô quảng cáo, Quảng cáo càng nhiều thì nhu cầu càng tăng cao - T
Quảng cáo phóng đại có thể cải thiện doanh thu về lâu dài - F
Các sản phẩm có nhãn hiệu đưa ra sự đảm bảo đối với khách hàng - T
Các sản phẩm quảng cáo có chuẩn mực nhất định và thường có ưu thế hơn so với các
sản phẩm vô danh -T
Quảng cáo với chức năng định hướng tiêu dùng giúp sản xuất ra các sản phẩm có nhãn
hiệu với chất lượng cao -T
Các sản phẩm khônng có nhãn hiệu cũng tạo ra sự đảm bảo đối với khách hàng.-T

P25
Chuơng 3: Các loại quảng cáo
Giới thiệu
- Có nhiều loại hình quảng cáo và nhiều cách truyền tải thông điệp đến cho ngưòi tiêu
dùng. Chúng ta sẽ xem xét các loại quảng cáo khác nhau thông qua các loại hàng hoá và
dịch vụ được quảng cáo nhằm thu được phản hồi nhiều nhất từ phía người tiêu dùng.
- Quảng cáo được phân loại dựa theo mục đích và chức năng mà chúng thể hiện. Mỗi
Quảng cáo có một mục đích khác nhau và từ đó dẫn đến các loại hình quảng cáo khác
nhau nhằm phục vụ cho từng công việc cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều này quan
trọng nhất vì quảng cáo, bản thân nó với đặc trưng thể loại và hình thức sẽ có ảnh hưởng
rất nhiều đến các yếu tố khác như lựa chọn phương tiện truyền thông, hình ảnh minh hoạ
và quá trình tái sản xuất… Có nhiều phương thức để truyền thông điệp trong Quảng cáo
phụ thuộc vào người quảng cáo, sản phẩm, thị trường, phương tiện truyền thông và cả nội
dung thông điệp. Tất cả các yếu tố này phải phù hợp với bản chất của quảng cáo.

Trước tiên, Quảng cáo được chia làm 2 dạng


Quảng cáo có tính chất phân loại: Các Quảng cáo loại này thường xuất hiện trong các
cột “Tình huống cần” hay “mục rao vặt linh tinh” trêm các báo.

Minh hoạ 3.1 Một mẫu Quảng cáo phân loại trên báo với sự tận dụng tối đa ký tự và
không có tranh ảnh minh hoạ kèm theo

Quảng cáo có tính chất phô diễn: Loại quảng cáo này thường rộng hơn và có ảnh minh
hoạ. Có thể phân chia kỹ hơn theo mục đích và đối tượng độc giả

3.Phân loại QC Theo bản dịch của Tùng


Tùy theo từng tiêu chí ta có các cách phân loại khác nhau. Trong sách chủ yêu phân loại QC báo/ in ấn.
- Classified Ads: Quảng cáo dạng “RAO VẶT”
- Display Ads: Các QC còn lại, kích cỡ lớn hơn, đầu tư vào thiết kế.
Chỉ nghiên cứu và phân loại tiếp Display Ads
[+] Theo Mục đích
- Hard Sell: Khuyến mại nhằm tăng khối lượng bán, doanh số, chiếm lĩnh thị trường
- Soft Sell: Không trực tiếp kêu gọi đối tượng mua hàng, mà đưa ra những lí do, lí lẽ để thuyết phục
mua hàng. VD: thông điệp liên quan đến đặc tính, chất lượng của sản phẩm, so sánh với các sp
khác, lợi ích của người tiêu dung,…
- Reminder: Gợi nhớ. Dành cho các sản phẩm đã có tiếng trên thị trường, không cần thuyết phục
nhiều. VD: Heineken
- Prestige: Thường là QC danh tiếng cho cả 1 tổ chức, 1 tập đoàn.
Chú ý: Trong sách có Humorous: Hài hước- là 1 thủ pháp QC chứ ko phải là mục đích QC.

[+] Theo đối tượng


- Consumer: Người tiêu dùng cuối cùng. Đây là loại QC phổ biến nhất
- Distributor: Cho nhà phân phối. Mang tính trực tiếp và ít phổ biến hơn
- Retail: QC bán lẻ cho đối tượng ở một vị trí địa lý hẹp, QC ngay tại địa điểm bán hàng
- Industrial: QC công nghiệp. QC tới các nhà máy, công ty, tổ chức,… mua chủng loại HH như
máy móc, nguyên vật liệu. Chú ý: người tiêu dùng cuối cùng là người mua sp để dùng, nhà phân
phối là mua sp để bán lại lấy lời, nhà sản xuất công nghiệp mua sp để sản xuất ra hàng hóa khác.
- Educational: Giáo dục. Dành cho những đối tượng chưa biết nhiều về sp. Các sp ở đây thường là
1 chủng loại mới chưa nhiều người biết tới hoặc phức tạp nên Qc mang nhiều tính thông tin.
- Fiancial: Tài chính. Dành cho các đối tượng có liên quan/ có nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng,
bảo hiểm, đầu tư,…
- Travel & Entertainment: Du lịch & giải trí
- Co-operative: Hợp tác. Dành cho toàn bộ đối tượng của cả 1 chủng loại sp, không phân cấp.
Thường là 1 hiệp hội hay các nhà SX trong 1 ngành hợp tác với nhau để QC nhằm thúc đẩy thị
trường chung
- By Government: Bởi Chính phủ & các cơ quan thể chế khác.VD: Tuyển quân

P26

Phân loại Quảng cáo theo mục tiêu


Quảng cáo có mục tiêu rõ ràng và sự lưu tâm chính là làm sao bán được sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ nhờ vào Quảng cáo. Có thể thấy với các loại hình sau:
- Quảng cáo để bán nhanh chóng
- Quảng cáo để bán có tính chất mời mọc
- Quảng cáo nhắc nhở
- Quảng cáo tăng thanh thế
- Quảng cáo có tính khôi hài
- Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể

Quảng cáo để bán nhanh chóng mời mọc (Hard Sell: Khuyến mại nhằm tăng khối lượng bán,
doanh số, chiếm lĩnh thị trường)

- Quảng cáo loại này, như tên gọi của nó, được thực hiện nhằm mục đích chính là bán
được hàng. Những Quảng cáo loại này được đặt ra để có kết quả ngay tực thì. Đôi khi nó
được gọi là Quảng cáo thuyết phục hay quảng cáo chức năng. Những thông điệp của loại
quảng cáo này được trực tiếp và đi thẳng vào vấn đề.
- Quảng cáo để bán nhanh chóng thường xuất hiện một cách sinh động và đầy sức thuyết
phục, nó ấn tượng với một thông báo có tính chất khẩn cấp và với việc kích thích hoạt
động, nó cố gắng tạo ra một thông điệp về tính cấp thiết đối với người đọc. Đó là loại
Quảng cáo thường dùng để giới thiệu một sản phẩm mới. Quảng cáo để bán nhanh chóng
tập trung vào việc khuyến khích hành động nơi người đọc khi gợi ý họ điền vào những
coupon trong các tờ rơi hay các dùng các mẫu thử miễn phí hặc xem một đoạn minh hoạ
để có thể mặc cả và có ý định mua hàng.

Minh hoạ 3.2 Quảng cáo để bán nhanh chóng thuyết phục người đọc với thông điệp trực
tiếp tạo nên tính gấp rút cho hành động.
P27
Quảng cáo có tính chất mời mọc (Soft Sell: Không trực tiếp kêu gọi đối tượng mua hàng, mà đưa
ra những lí do, lí lẽ để thuyết phục mua hàng. )
- Thiết kế quảng cáo có tính chất mời mọc không những khó mà còn rất nguy hiểm, bởi
vì Quảng cáo loại này không bao giờ cố gắng nhằm bán hàng trực tiếp như quảng cáo để
bán nhanh chóng ở trên, mà bằng các gợi ý gián tiếp để bán hàng. Ví dụ Quảng cáo có thể
mô tả sản phẩm, sản phẩm được tạo ra như thế nào, những tính năng vượt trội và ứng
dụng của nó. Mục đích cụ thể của nó là tạo ra thiện chí đối với sản phẩm khi so sánh với
các sản phẩm cạnh tranh, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa “đáng đồng tiền bát gạo” và tạo ra
nhu cầu về sản phẩm nơi tâm trí của người đọc. Quảng cáo không nói trực tiếp nhưng
thông qua cách thể hiện sẽ khiến người đọc muốn mua sản phẩm. Quảng cáo này cũng
làm tăng hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng và do đó thuyết phục họ nhớ
đến tên của nhãn hiệu hàng hoá khi mua những sản phẩm tương tự.
- Quảng cáo có tính chất mời mọc thường mang tính mô tả và có thể gồm nhiều vấn đề,
có thể với nhiều hình ảnh minh hoạ, và với lý do này, viết lời và thiết kế cẩn thận là điều
cần thiết nhằm khuyến khích người đọc đọc thông điệp từ đầu tới cuối. Một ví dụ về
quảng cáo có tíh mời mọc là Cartoon Strip, tromg một câu chuyện mô tả những tình tiết
tưởng tượng trong cuộc sống hàng ngày trong đó sản phẩm được xuất hiện trong một ánh
sáng nổi bật. Quảng cáo này không tạo ra sự gấp rút như quảng cáo để bán nhanh muốn
đạt đuợc ở người đọc, mà gửi một thông điệp với hy vọng gây ấn tượng khiến người đọc
sẽ xem xét mua sản phẩm trong tương lai.
Minh hoạ 3.3: Quảng cáo có tính mời mọc với sự tiếp cận gián tiếp có những tiêu đề gây
tò mò và những dòng chữ mang tính mô tả. Nó có chức năng nhắc nhở khéo léo về công
ty với các hình ảnh đi kèm.

Quảng cáo có tính nhắc nhở (Reminder: Gợi nhớ. Dành cho các sản phẩm đã có tiếng trên thị
trường, không cần thuyết phục nhiều. VD: Heineken)

- Nhiều sản phẩm được biết tới trên toàn quốc gia đã được quảng cáo từ nhiều năm và kết
quả là phần đông dân chúng đều ý thức được về chất lượng cũng như ưu điểm của nó
cùng các ứng dụng.
P28
- Tuy nhiên các nhà sản xuất không thể ngủ quên trên vinh quang vì nếu như họ không
tiếp tục quảng cáo, và nhắc nhở người tiêu dùng về sản phẩm của mình, các đối thủ cạnh
tranh sẽ chớp lấy thời cơ và mọi tiền bạc cũng như công sức họ bỏ ra để xây dựng và duy
trì thiện cảm của khách hàng sẽ thành mây khói.
- Cho dù một sản phẩm nổi tiếng và có thị phần lớn, thì các nhà sản xuất vẫn phải tiếp tục
đặt tên tuổi của công ty trước mắt người tiêu dùng để liên tục nhắc nhở về sự tồn tại sản
phẩm của mình. Thậm chí sản phẩm đó đã có danh tiếng và trở thành quen thuộc trong
gia đình nhờ vào sự quảng cáo trong một thời gian dài thì vẫn phải quảng cáo tiếp. ưu
điểm duy nhất của danh tiếng trong quá khứ đối với người làm quảng cáo là không cần
phải nặng về tính chất quảng cáo mà chỉ cần các câu mô tả đơn giản hoặc khẩu hiệu nhằm
nhắc nhở khách hàng. Tuy nhiên, quảng cáo loại này không duy trì thị trường được lâu vì
mỗi năm lại có một dòng sản phẩm mới và vì vậy cần đến Quảng cáo để bán nhanh nhằm
thu được sự chú ý của khách hàng ngay lập tức.

Minh hoạ 3.4 Quảng cáo có tính nhắc nhở, đi ngay sau những chiến dịch mạnh mẽ về
những sản phẩm nổi tiếng và tên tuổi với mục đích gợi lại trong tâm trí người tiêu dùng.
Quảng cáo gây thanh thế (Prestige: Thường là QC danh tiếng cho cả 1 tổ chức, 1 tập đoàn.)
- Cho dù xuất hiện ở đâu thì mục đích của quảng cáo gây thanh thế cũng là xúc tiến thanh
thế cho một doanh nghiệp hay một tổ chức hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ
chức này. Quảng cáo gây thanh thế có thể ảnh hưởng đến thời vận của người quảng cáo
theo nhiều cách, như là tạo ra lòng tin trước khi phát hành cổ phiếu mới, khuyến khích
những người trẻ giỏi nhất tìm kiếm cơ hội việc làm đối với người quảng cáo, tạo nên
thiện chí cho người tiêu dung trong và ngoài nước nhờ đó hỗ trợ cho doanh thu xuất
khẩu.
- Quảng cáo gây thanh thế rõ rang là một vũ khí lợi hại trong hoạt động quan hệ công
chúng, nó tạo ra và duy trì sự tự tin cho người quảng cáo, cho hang hóa và dịch vụ của
anh ta. Vì vậy, nó cũng được biết tới như quảng cáo quan hệ công chúng.
- Ngoài chất lượng sản phẩm, còn nhiều thứ khác mà một nhà sản xuất có thể tự hào, ví
dụ như cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất và phân phối, các kỹ thuật và nguồn nhân lực
quí giá, điều kiện tốt hơn cho công nhân… Hơn nữa, họ có thể quảng cáo về những điều
này nhằm tạo ra ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng bằng cách xây dựng nên hình ảnh
doanh nghiệp hơn là chỉ quảng cáo về bản thân sản phẩm. Khi người đọc bị thuyết phục
bởi tiêu chuẩn cao của tổ chức thì tất yếu họ sẽ tin rằng sản phẩm của tổ chức đó cũng có
tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Về một phương diện nào đó, đây có thể coi là một dạng quảng cáo nhằm khuyến khích
mời mọc người tiêu dùng, vì nhà sản xuất không cố gắng bán được sản phẩm ngay lập
tức và trực tiếp mà theo một cách khác, thông qua hình ảnh của tổ chức của mình.
P29
- Quảng cáo gây thanh thế được thiết kế nhằm xây dựng uy tín và thiện chí, vì vậy cũng
được coi là loại quảng cáo về danh tiếng. Sản phẩm không cần đề cao quá mức. Trên thực
tế, sản phẩm được đặt trong bối cảnh, và điểm nổi bật cần chú ý là thuộc về công ty,
nhằm tạo được sự tin tưởng nơi người tiêu dùng bằng cách tạo ấn tượng cho họ với tính
hiệu quả và sự chân thật của công ty. Những yếu tố này sẽ giúp cho doanh thu bán hành
của sản phẩm được tạo lập về lâu dài.
- Nhiều tổ chức hầu hết phụ thuộc vào khía cạnh uy tín để quảng bá cho dịch vụ của
mình, ví dụ như ngân hàng và các công ty bảo hiểm, vì những doanh nghiệp này phụ
thuộc vào việc tạo lòng tin và sự đảm bảo trong tâm trí người tiêu dùng về dịch vụ của
mình.

Minh họa 3.5: Một mẫu quảng cáo gây thanh thế của LIC – mục đích chính là giúp cho
mọi người nhận thức được về những đặc điểm và dịch vụ khách hang của họ, Điều này
tạo danh tiếng cho tổ chức này.

Quảng cáo có tính hài hước (Trong sách có Humorous: Hài hước- là 1 thủ pháp QC chứ ko phải
là mục đích QC)
- Giống như quảng cáo có tính chất mời mọc, tạo một quảng cáo có tính chất hài hước
không phải ai cũng thích. Vì khi loại quảng cáo này thất bại, nó không chỉ gây lãng phí
mà còn tạo phản ứng ngược gây ảnh hưởng đến doanh thu bán hang. Nhưng nếu sử dụng
đúng, nó sẽ tạo nên sự mới mẻ và trở nên nổi bật giữa rất nhiều các quảng cáo để bán
nhanh.
- Vì tính chất khác biệt của nó, thông điệp được gửi đến người đọc thường dễ đọc và dễ
nhớ. Tính hài hước cần được chọn cẩn thận trong mối tương quan với sản phẩm quảng
cáo để không phải lo lắng cho bất cứ sự ngốc nghếch hay ngạc nhiên nào làm ảnh hưởng
đến sản phẩm.

P30
- Đôi khi, quảng cáo có tính hài hước buồn cười đến nỗi những mẩu cười được nhớ rất
lâu nhưng thật không may là bản thân sản phẩm lại không được nhớ tới. Và vì lý do này,
một quảng cáo gây cười thành công phải thật đơn giản và được sử dụng nhằm minh họa
hay nhấn mạnh một điểm khác biệt về hàng hóa được bán. Ý tưởng phải sinh động nhưng
không giả tạo, để thông điệp có tính sang tạo, mới mẻ và buồn cười, nếu không nó sẽ có
ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của sản phẩm.

Minh họa 3.6: Một cách hóm hỉnh của quảng cáo

Phân loại quảng cáo theo đối tượng tiếp nhận quảng cáo:
- Trên đây là những loại chính của quảng cáo riêng lẻ. Còn có cách phân loại quảng cáo
khác dựa trên mối quan hệ với đối tượng tiếp nhận quảng cáo mà thông điệp quảng cáo
muốn nhắm tới. Sau đây là những nhóm quảng cáo:

- Quảng cáo dành cho người tiêu dùng (Consumer: Người tiêu dùng cuối cùng. Đây là loại QC phổ
biến nhất)
- Quảng cáo cho các nhà phân phối (Distributor: Cho nhà phân phối. Mang tính trực tiếp và ít phổ
biến hơn)
- Quảng cáo bán lẻ (Retail: QC bán lẻ cho đối tượng ở một vị trí địa lý hẹp, QC ngay tại địa điểm bán
hàng)
- Quảng cáo công nghiệp (Industrial: QC công nghiệp. QC tới các nhà máy, công ty, tổ chức,… mua
chủng loại HH như máy móc, nguyên vật liệu. Chú ý: người tiêu dùng cuối cùng là người mua sp để dùng,
nhà phân phối là mua sp để bán lại lấy lời, nhà sản xuất công nghiệp mua sp để sản xuất ra hàng hóa khác.)
- Quảng cáo có tính giáo dục (Educational: Giáo dục. Dành cho những đối tượng chưa biết nhiều về
sp. Các sp ở đây thường là 1 chủng loại mới chưa nhiều người biết tới hoặc phức tạp nên Qc mang nhiều
tính thông tin.)
- Quảng cáo tài chính (Fiancial: Tài chính. Dành cho các đối tượng có liên quan/ có nhu cầu về các
dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư,…)
- Quảng cáo du lịch và giải trí (Travel & Entertainment: Du lịch & giải trí)
- Quảng cáo hợp tác (Co-operative: Hợp tác. Dành cho toàn bộ đối tượng của cả 1 chủng loại sp, không
phân cấp. Thường là 1 hiệp hội hay các nhà SX trong 1 ngành hợp tác với nhau để QC nhằm thúc đẩy thị
trường chung)
- Quảng cáo bởi chính phủ và các tổ chức cộng đồng (By Government: Bởi Chính phủ & các cơ
quan thể chế khác.VD: Tuyển quân)

Quảng cáo dành cho người tiêu dùng


- Hầu hết dân số tạo thành thị trường tiêu dùng các loại sản phẩm như xà bông, trà, kem
đánh răng, xì gà… Các sản phẩm này được tiêu dùng hàng ngày do đó quảng cáo dành
cho người tiêu dùng nhắm trực tiếp vào đối tượng là người tiêu dùng cho dù để bán hang
nhanh chóng ngay hay có tính chất khuyến khích mời mọc. Mục đích thật sự của Quảng
cáo này là gắn tên của sản phẩm vào tâm trí người tiêu dung để họ luôn nhớ đến nó khi
có các sản phẩm tương tự được chào bán. Các nhà sản xuất trả tiền cho loại quảng cáo
này.
- Quảng cáo dành cho người tiêu dùng sử dụng hầu hết các phương tiện truyền thong trên
toàn quốc như tạp chí, sách báo, biển quảng cáo, các bộ phim, đài phát thanh hay truyền
hình.
P31

Minh họa 3.7: Một ví dụ tiêu biểu về Quảng cáo một sản phẩm tiêu dùng thường xuyên

Quảng cáo cho nhà phân phối


- Các Quảng cáo trong nhóm này cũng được trả tiền bởi nhà sản xuất nhưng họ nhắm vào
các nhà bán lẻ như các hiệu thuốc, cửa hang tạp hóa…những khách hàng sẽ mua với số
lượng lớn. Mục đích của quảng cáo này là thuyết phục các nhà bán lẻ dự trữ nhiều sản
phẩm tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
- Tuy nhiên, ở Ấn Độ, quảng cáo cho nhà phân phối không dành được nhiều quan tâm vì
sự khan hiếm của thương mại hang hóa và các báo kỹ thuật cũng như thói quen trình bày
quảng cáo bị hạn chế.
Minh họa 3.8: Một quảng cáo bán lẻ cho người bán lẻ, được tài trợ bởi nhà sản xuất

Quảng cáo bán lẻ


- Trong hầu hết các trường hợp, người bán lẻ đủ thông minh và cẩn thận để tận dụng các
quảng cáo tại địa phương để thu hút người dân địa phương tới cửa hàng của họ. Loại
quảng cáo cá biệt này thông dụng hơn trong chuỗi các cửa hàng rộng lớn.

P32

- Các phương tiện truyền thông chính tại địa phương như báo, các slide phim quảng cáo
và tờ rơi được phân phát khắp khu vực địa phương
Minh họa 3.9: Một quảng cáo bán lẻ về sản phẩm tiêu dùng được trình bày tại một cửa
hàng.

Quảng cáo công nghiệp


- Có nhiều sản phẩm mà không phải là hàng tiêu dùng, thường không có thị trường rộng
lớn. Các sản phẩm này thường là sản phẩm máy móc công nghiệp. Ví dụ người tiêu dùng
thường không có nhu cầu đối với các lò điện, cầu trục điện hay động cơ đốt dầu. Nhưng
nhiều nhà sản xuất lại muốn mua chúng cho các nhà máy của mình. Phương tiện truyền
thông tốt nhất để quảng cáo là các báo kỹ thuật hay báo thương mại mà thông qua đó các
nhà sản xuất có thể bán hàng hữu hiệu. Đôi khi, nhà sản xuất có thể sử dụng các nhật báo
quốc gia hay gửi thư trực tiếp để tiếp cận thị trường
Minh họa 3.10: Quảng cáo công nghiệp với những chi tiết minh họa về máy copy kỹ
thuật cùng những chi tiết độc đáo của sản phẩm.
P 33:

Quảng cáo có tính giảng giải


- Quảng cáo có tính chất giảng giải thường nhằm mục đích hướng dẫn chỉ bảo người tiêu
dùng về sản phẩm mà không chú trọng vào mục đích bán được sản phẩm thật nhanh
chóng. Những sản phẩm đắt tiền mà thường người ta chỉ mua một lần trong đời, thường
cần đến loại quảng cáo có tính chất hướng dẫn này. Sự thuyết phục thường được đặt sau
hình thức quảng cáo xúc tiến bán hàng, thường là các cửa hàng trưng bày, biểu diễn, các
cuốn sách nhỏ, mẫu thử

Minh họa 3.11:


Tiêu đề: Chín trong số mười người sử dụng kem làm trắng da không biết họ đang bôi cái gì lên mặt mình.
Tiêu đề phụ: Đúng như vậy
Nội dung: Nếu bạn có thể đọc danh sách thành phần các chất làm nên kem trắng da mà bạn đang dùng,
bạn sẽ thay đổi, sẽ không bao giờ bạn dùng nó lần nữa. Bạn biết đấy, hầu hết các thành phần hóa học tạo
nên kem trắng da gồm hydroquinoe, hydrogen peroxide và ammoniac. Các thành phần làm trắng cực mạnh
này chỉ tác dụng nhất thời lên da bạn và làm mất đi độ ẩm tự nhiên của làn da, khiến nó trở nên xạm và
thiếu sức sống. Nếu tiếp tục sử dụng, da của bạn sẽ xuất hiện những vết lem nhem và cho thấy những dấu
hiệu lão hóa trước khi bạn kịp nhận ra. Các loại kem làm trắng không gắn kèm danh sách thành phần các
hóa chất trên bao bì là một điều không cần nghi ngờ. Kem trắng Emami Naturall, tuy nhiên, lại là một loại
kem với công thức có tính chất đột phá mạnh mẽ với chiết xuất của 11 loại thảo dược quý hiếm. Với sự pha
trộn của Ayurveda và các phát minh khoa học về thảo dược quốc tế, đây là loại kem duy nhất có tác động
mềm mại từ bên trong. Nó đem đến cho bạn làn da trắng tự nhiên dài lâu mà không có bất cứ tác dụng phụ
nào. Các thảo dược kỳ diệu trong kem trắng da Naturall không làm trắng da bạn ngay lập tức mà nuôi
dưỡng, phục hồi và bảo vệ da bạn đem đến cho làn da vẻ đẹp tự nhiên và sự bừng sáng khỏe khoắn. 100%
tự nhiên. 100% an toàn. Với tinh chất sữa, dưa chuột, và dừa giữ ẩm cho da, chiết xuất gỗ giáng hương
làm mềm da và rửa sạch các vết bẩn. Cam thảo, một chất làm trắng da tự nhiên và lô hội bảo vệ da khỏi sự
hủy hoại và làm sạm đen của tia cực tím. Hãy thay đổi voiứ kem trắng da Naturall. Hãy xem làn da bạn
đẹp một cách tự nhiên như thế nào, người ta sẽ nghĩ rằng bạn sinh vốn đã như thế.
Dòng cuối: Cách an toàn nhất để có làn da trắng đẹp vĩnh cửu.

Minh họa 3.11: Một mẫu quảng cáo có tính giảng giải, với đoạn chép lại rất dài mô tả sản
phẩm. Nó bao gồm các thành phần cấu tạo và chi tiết sản phẩm, sẽ gây hứng thú cho
người đọc.

Quảng cáo tài chính


Loại quảng cáo này được sử dụng bời những người có quan tâm đến lĩnh vực tài chính
như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, giới bất động sản... Quảng cáo loại này mở rộng
với rất nhiều đối tượng. Ví dụ như ngân hàng, họ có thể quảng cáo một vài hay tất cả các
dịch vụ đặc biệt; các công ty bảo hiểm mô tả các chính sách, các công ty tài chính nêu lên
các báo cáo , công bố các bản cân đối kế toán, thông báo phát hành cổ phiếu..
P34:

Quảng cáo lữ hành và giải trí


Nhóm quảng cáo này bản thân nó hầu như đã tự giải thích, và chủ yếu là sử dụng trong
quảng cáo giải trí như quảng cáo phim, rạp chiếu bong và những quảng cáo được treo lên
bởi các khách sạn, thông báo nhiều dạng giải trí khác nhau như các trò vui diễn ra ở
sàn…. Quảng cáo lữ hành liên quan đến các tour du lịch và những gói tour và gần đây
dạng quảng cáo bắt đầu trở nên phổ biến bởi kết quả sự phát triển du lịch ở Ấn độ, các du
lịch trong nước và quốc tế.

Quảng cáo có tính cộng tác


Quảng cáo loại này ứng dụng nhiều thủ thuật của quảng cáo để bán hàng nhanh, quảng
cáp nhắc nhở, quảng cáo có tính giảng giải hay quảng cáo gây thanh thế, vì vậy nó cần
được xem xét đặc biệt bởi nó liên quan đến việc tạo ra thương hiệu hay bán sản phẩm của
một ngành công nghiệp nhất định. quảng cáo theo hình thức này được gọi như thế vì nó
là sự nỗ lực to lớn của từng người làm quảng cáo cá nhân, những người đã góp phần
trong chi phí quảng cáo, thường là qua các đại lý của các tổ chức thương mại. Ở Ấn Độ,
công ty bảo hiểm General là một ví dụ đã xúc tiến với chiến dịch qua báo chí nhằm mang
lại danh tiếng hiệu quả trước khi bị công chúgn phê bình.

Quảng cáo bởi chính phủ và các bộ phận công cộng


Có nhiều chương trình quảng cáo khác nhau của chính phủ và các hiệp hội thông qua
nhiều phương tiện khác nhau tới phần lớn công chúng. Các đặc khu và các bộ phần công
cộng cũng quảng cáo về các vấn đề tại khu vực như an toàn đường phố, giáo dục xã hội,
nạn mù chữ… Có nhiều tổ chức công cộng và chính phủ sử dụng hình thức này, như
HTM, LIC, GIC. ITI, …

You might also like