Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

1. Tìm hiểu chung


- Số từ:
o Nghĩa khái quát của số từ: chỉ số lượng, số thứ tự của sự vât.
o Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ thường đứng trước danh từ; khi biểu thị thứ
tự, số từ đứng sau danh từ.
o Nhận diện và phân biệt danh từ chỉ đơn vị: số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ
từ, trong đó danh từ chỉ đơn vị có thể trực tiếp kết hợp với số từ ở phía trước và
chỉ từ ở phía sau.
- Lượng từ:
o Nghĩa khái quát của lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
o Lượng từ được chia làm hai nhóm: lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể và lượng từ chỉ ý
nghĩa tập thể hay phân phối.
- Phân biệt số từ với lượng từ
o Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì, …).
o Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: những, mấy, tất cả, dăm, vài, …).
- Khả năng kết hợp giữa số từ và lượng từ (trong mô hình cấu tạo cụm danh từ):
o Số từ chỉ số lượng giữ vai trò làm phụ ngữ t1 ở trước trung tâm.
o Số từ chỉ thứ tự giữ vai trò làm phụ ngữ s1.
o Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể giữ vai trò làm phụ ngữ t2.
o Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối giữ vai trò làm phụ ngữ t1.
2. Luyện tập
- Tìm các số từ và lượng từ trong một văn bản đã học.
- Phân tích cách sử dụng số từ trong câu.
- Phân tích cách sử dụng lượng từ trong câu.
- Phân biệt lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể và lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
- Đặt câu với số từ và lượng từ cụ thể.

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG


1. Tìm hiểu chung
- Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, không có sẵn
trong sách vở hay trong thực tế,nhưng có một ý nghĩ nào đó.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự: tưởng tượng càng lô – gic, tự nhiên, phong phú thì
sự sáng tạo càng cao.
- Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng: dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có
thật, sau đó sáng tạo thêm một số chi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa.
2. Luyện tập
- Tóm tắc một chuyện dân gian đã học.
- Tìm các chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết tưởng tượng trong truyện.

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN


1. Hệ thống hoá kiến thức
- Các thể loại truyện dân gian và đặc điểm của mỗi thể loại.
- Lập bảng thống kê các truyện dân gian đã học: (tên truyện, nội dung, ý nghĩa truyện; đặc
sắc nghệ thuật.).
2. Luyện tập
- Kể tóm tắc các truyện dân gian đã học.
- Trình bày cảm nhận về một truyện đã học, một nhân vật hay một chi tiết trong các truyện
dân gian mà em thích nhất.
- Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích:
o Giống nhau: đều có những yếu tố hoang đường, kì ảo; đều có mô típ như nguồn
gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính, …
o Khác nhau: nếu như truyền thuyết kể các sự vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá
của nhân vật, sự kiện đó thì truyện cổ tích kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất
định (người mồ côi, người có tài năng kì lạ, …) và thể hiện niềm tin, mơ ước của
nhân dân về công lí xã hội.
- Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười:
o Giống nhau: đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
o Khác nhau: nếu như mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhũ, răn dạy người
ta một bài học trong cuộc sống thì mục đích của truyện cười là mua vui hoặc phê
phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

CHỈ TỪ
1. Tìm hiểu chung:
- Chỉ từ là từ dùng để chỉ sự vật, nhằm xác định vị trí ( định vị) của sự vật trong không
gian hoặc thời gian.
- Hoạt động của chỉ từ trong câu
o Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ.
o Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
2. Luyện tập
- Tìm các chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ của chỉ từ trong một số câu văn.
- Dùng chỉ từ ( đó, đấy, ấy) thay thế cho một cụm danh từ.
- Nhận xét về tác dụng của chỉ từ.

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG


1. Củng cố kiến thức
Nhắc lại các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Luyện tập
- Lập dàn ý cho một bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Viết thành văn từng phần theo dàn bài chi tiết.
- Tập nói theo dàn bài chi tiết đã chuẩn bị. Lưu ý:
o Chọn vị trí để kể chuyện đối diện với người nghe.
o Lựa chọn hình thức biểu cảm qua ngôn ngữ nói, ngữ điệu nói, điệu bộ phù hợp.
- Lắng nghe, nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong
phần kể của bạn.
- Lắng nghe ý kiến góp ý để điều chỉnh bài nói của mình.

CON HỔ CÓ NGHĨA
1. Nội dung
- Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con Hổ với bà đỡ Trần:
o Cách mời bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái: xông đến cõng.
o Hành động, cử chỉ của hổ đực: bảo vệ giữ gìn bà (“hễ gặp bụi rậm, gai góc thì
dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu”).
o Cách đền ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính lưu luyến tặng bà một cục bạc để
bà sống qua năm mất mùa đói kém.
- Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bác tiều:
o Hổ gặp nạn (hóc xương) và được bác tiều móc xương cứu sống.
o Hổ đã đền ơn bác tiều: khi bác còn sống hổ mang nai đến trả ơn; khi bác tiều mất,
hổ tỏ lòng xót thương, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó cứ đến ngày giỗ thì hổ
mang dê, lợn đến tế.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm.
3. Ý nghĩa văn bản
Truyện đề cao giá trị đạo làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người.

ĐỘNG TỪ
1. Tìm hiểu chung
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, … để tạo
thành cụm động từ.
- Chức vụ ngữ pháp của động từ:
o Động từ có thể được dùng với chức vụ vị ngữ.
o Chức vụ chủ yếu của động từ là chủ ngữ. Trong trường hợp này, động từ thường
mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, …
- Dựa vào vị trí của cụm động từ và ý nghĩa khái quát của từ, động từ được chia thành hai
loại:
o Động từ tình thái (thường đòi hỏi đồng từ khác đi kèm.
o Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm 2 loại nhỏ: động từ chỉ hành động và động
từ chỉ trạng thái.
2. Luyện tập
- Tìm các động từ trong một đoạn văn đã học và cho biết các động từ ấy thuộc loại nào?
- Tìm các động từ chỉ hành động, trạng thái và đặt câu với các động từ ấy.
- Nêu nhận xét và tìm thí dụ về khả năng kết hợp của động từ với các từ khác.

CỤM ĐỘNG TỪ
1. Tìm hiểu chung
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ. Nhiều
động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
- Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ trong câu giống như động từ:
o Làm vị ngữ.
o Làm chủ ngữ: cụm động từ không có phụ ngữ trước.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ gồm ba phần:
o Phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian, sự tiếp
diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự phủ định hoặc khẳng
định hành động, …
o Phân trung tâm: luôn là hành động.
o Phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa
điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức hành động, …
Lưu ý: Cấu tạo của cụm động từ có thể có đầy đủ cả ba phần, có thể vắng phần trước hoặc phần
sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.
2. Luyện tập
- Tìm các cụm động từ trong câu.
- Thêm phụ ngữ ở trước hoặc sau động từ để tạo thành cụm động từ.
- Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ.
- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm động từ.
- Đặt câu có cụm động từ.

MẸ HIỀN DẠY CON


1. Nội dung
- Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về môi trường giáo dục con thành người.
- Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân.
- Bà mẹ thầy Mạnh Tử - một người mẹ tuyệt vời: yêu con, thông minh, khéo léo, nghiêm
khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân.
2. Nghệ thuât
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh
Tử.
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
3. Ý nghĩa
- Truyện nêu cao tác dụng môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.

TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ


1. Tìm hiểu chung
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Các loại tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ);
tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ).
- Tính từ và cụm tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của
tính từ hạn chế hơn động từ.
- Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm ba phần:
o Phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức
độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định, …
o Phần trung tâm luôn là một tính từ.
o Phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên
nhân của đặc điểm hay tính chất, …
Lưu ý: Cấu tạo của cụm tính từ có thể có đầy đủ cả ba phần, có thể vắng phần phụ trước hoặc
phần phụ sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.
2. Luyện tập
- Nhận xét về việc sử dụng tính từ, cụm tính từ trong một số câu văn thuộc văn bản đã học.
- Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng tính từ, cụm tính từ trong các câu văn cụ thể.
- Nhận xét về việc sử dụng tính từ chỉ mức độ trong việc miêu tả diễn biến sự việc ở một
văn bản cụ thể.

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG


1. Nội dung
- Lai lịch, chức vụ, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh.
- Phẩm chất vô cùng cao quí của vị Thái y lệnh: chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan
trọng hơn ông có tấm long nhân đức, thương xót người bệnh, ốm đau không phân biệt
sang hèn.
- Niềm hạnh phúc của vị Thái y lệnh.
2. Nghệ thuật
- Tạo nên tình huống truyện gây cấn.
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng
về một bậc lương y chân chính)
3. Ý nghĩa văn bản
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn, mà còn có tấm lòng
nhân đức, thương xót người bệnh. Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm
nghề y hôm nay và ngày mai.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần tiếng việt)


RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
1. Tìm hiểu chung
- Có thể nhận ra tiếng nói của các vùng miền dựa vào cách phát âm.
- Cách phát âm sai chuẩn thường dẫn đến cách viết không đúng chính tả.
2. Luyện tập
- Nghe đọc và xác định các từ đọc sai phụ âm đầu, sai phần vần, sai phần thanh.
- Nghe đọc và viết đúng chuẩn chính tả một đoạn văn bản.
- Nhận ra được các loại chính tả trong một văn bản và sửa sai.
- Điền vào chỗ trống, tìm từ theo yêu cầu, viết đoạn văn có chứa các từ dễ mắc lỗi chính tả.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT


1. Hệ thống hoá kiến thức
Dùng sơ đồ để khái quát những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt.
- Cấu tạo của từ.
- Nghĩa của từ.
- Phân loại từ theo nguồn gốc.
- Từ loại và cụm từ.
- Lỗi dùng từ.
2. Luyện tập
- Chỉ rõ từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) trong một đoạn văn cụ thể.
- Xác định nghĩa của từ được sử dụng trong câu (nghĩa gốc, nghĩa chuyển).
- Xác định từ mượn được sử dụng trong một đoạn trích đã học và nhận xét về tác dụng của
chúng.
- Vẽ mô hình cấu tạo của từng cụm từ đã học, cho ví dụ minh hoạ.

You might also like