Cấu tạo của phức chất

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 1

, Cấu tạo của phức chất:

- phức chất gồm cầu nội và cầu ngoại


- cầu nội gồm phối tử và nguyên tử trung tâm:
+ phối tử: là ion âm phối trí xung quanh hoặc là phân tử trung hòa có thể phối trí ở 1 vị trí (1 càng) hoặc nhiều
vị trí (nhiều càng)
+ nguyên tử trung tâm: có thể là nguyên tử trung hòa hoặc ion (kim loại, nửa kim loại hoặc không kim loại)
nhưng bắt buộc có nhiều obitan để phối trí với các nguyên tử xung quanh
Tùy theo độ bền liên kết của các phối tử với nguyên tử trung tâm mà ngta đưa ra dãy phổ hóa học

VD: [Co(NH3)6]Cl3

II. Tên gọi của phức chất:


1, Thứ tự:
- tên cation gọi trước, tên anion gọi sau
- tên phối tử gọi trước, trên nguyên tử trung tâm gọi sau
2, Gọi tên:
- tên phối tử:
+ số phối tử: đi, tri, tetra, penta, hecxa .....
+ số càng của phối tử: bis, tris, tetra kis, pentakis
+tên anion: tên anion + "o"
VD: nitrat ~> nitrato
+ tên phân tử trung hòa giữ nguyên
chú ý: xianua ~> xiano

- tên nguyên tử trung tâm:


+ Nếu nằm trong cation phức: gọi tên + số oxi hóa (trong ngoặc đơn)
+ Nếu nằm trong anion phức: tên nguyên tố + at + số oxi hóa (trong ngoặc đơn)
Có 1 số trường hợp ngtử trung tâm nằm trong anion phức có 1 số thay đổi tên:
chì ~> plomat
kẽm ~> zincat
sắt ~> ferat
coban ~> cobantat vàng ~> aurat bạc ~> agentat
thủy ngân ~> mercurat thiếc ~> stanat đồng ~> cuprat

VD:
[Co(NH3)6]Cl3: hexa amin coban (III) clorua
Na2[Zn(CN)4]: natri tetra xiano zincat (II)
H[AuCl4]: axit tetracloroauric (III)
NaBH4: natri tetrahidroborat (III)
[Co(NH3)6][Cr(CN)6]: hexa amin coban (III) hexa xiano cromat (III)

III. Hiện tượng đồng phân trong phức chất:


1. Đồng phân cis - trans:
- chỉ có ở phức chất vuông. Phức tứ diện không có đồng phân loại này
VD: [Pt(NH3)2Cl2]: điamin đicloro platin (II)
[Co(NH3)4Cl2]Cl: tetra amin ddiclolorro coban (III) clorua (phức bát điện đều)
2. Đồng phân quang học:
- xuất hiện khi phối tử không có mặt phẳng đối xứng
3. Đồng phân phối trí:
- do sự trao đổi về lớp vỏ phối trí của phối tử
VD: [Co(NH3)6][Cr(CN)6) <~~> [Co(CN)6][Cr(NH3)6]
(Cu(NH3)4][PtCl4] <~~> [CuCl4][Pt(NH3)4]
4. Đồng phân oxi hóa:
- sự thay đổi phối tử ở cầu nội và cầu ngoại
VD: [Co(NH3)5SO4]Br <~~> [Co(NH3)5Br]SO4
penta amin sunfato coban (III) bromat ....... ~bromo coban(III) sunfat

5. Đồng phân liên kết:


- xuất hiện khi trong 1 phối tử có thể phối trí ở nhiều vị trí khác nhau:
VD:
MNO2 (nitro) <~> M-O-N=O (nitrito)
-SCN (thio xianato) <~> -NSC (iso thianato)

You might also like