RUTHERFORD

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

RUTHERFORD (ERNEST)

(1871 - 1937)

Ernest Rutherford thường được coi là nhà vật lý học thực nghiệm vĩ đại nhất thế kỉ XX. Ông là
nghiên cứu trung tâm trong hiểu biết của chúng ta về phóng xạ và còn là người khởi xướng ra
ngành vật lý phóng xạ. Bên cạnh tầm quan trọng lớn lao về mặt lý thuyết của chúng, những
khám phá của ông có rất nhiều ứng dụng, trong đó có vũ khí hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân,
tìm phóng xạ và xác định thời gian của phóng xạ. Ảnh hưởng của ông đến thế giới vì thế rất sâu
sắc, có thể vẫn ngày càng tăng lên và kéo dài mãi.

Rutherford sinh ra và lớn lên tại New Zealand. Ông theo học trường Cao đẳng Canterbury tại
đây, nhận được ba bằng (bằng cử nhân, bằng thạc sỹ và bằng cử nhân khoa học) khi hai mươi
ba tuổi. Một năm sau, ông được trao học bổng ba năm nghiên cứu sinh tại đại học Cambridge
nước Anh dưới sự hướng dẫn của giáo sư J.J. Thomson, một trong những nhà khoa học hàng
đầu lúc đó. Năm hai mươi tuổi, ông trở thành giáo sư ngành vật lý học tại đại học McGill,
Canada, nơi ông ở lại chín năm. Ông trở về Anh năm 1907 để làm trưởng khoa vật lý học đại học
Manchester. Năm 1919 ông trở lại Cavendish, và ông ở lại đây cho đến hết đời.

Phóng xạ được hiện vào năm 1896 bởi một nhà khoa học người Pháp tên Antonine Henri
Becquerel, trong khi ông đang làm một vài thí nghiệm với hợp chất Uranium. Nhưng Becquerel
nhanh chóng mất hứng thú với việc này và phần lớn những hiểu biết cơ bản chúng ta có về lĩnh
vực này là từ những nghiên cứu rộng của Rutherford. (Marie và Pierre Curie tìm ra hai nguyên tố
phóng xạ khác là Polonium và Radium, nhưng không có những phát hiện nào có tính quan trọng
nền tảng).

Một trong những phát hiện sớm nhất của Rutherford là về phóng cạ của Uranium bao gồm hai
thành phần khác biệt mà ông gọi là tia Alpha và tia Beta. Sau đó ông mô tả đặc tính của hai
thành phần này (chúng bao gồm những hạt chuyển động nhanh) và chỉ ra rằng còn có một thành
phần thứ ba mà ông gọi là tia Gamma.

Một đặc điểm quan trọng của phóng xạ là năng lượng đi kèm. Becquerel, vợ chồng nhà Curie và
hầu hết các nhà khoa học khác đã cho rằng nằng lượng đến từ bên ngoài. Nhưng Rutherford đã
chứng minh rằng năng lượng kèm theo, năng lượng này lớn hơn rất nhiều năng lượng giải
phóng từ các phản ứng hóa học đến từ bên trong những nguyên tử Uranium đơn lẻ! Nhờ việc
này, ông đã khởi đầu cho khái niệm quan trọng về năng lượng nguyên tử.

Các nhà khoa học luôn cho rằng các nguyên tử đơn là không thể phá hủy và không thể thay đổi.
Nhưng Rutherford (dưới sự giúp đỡ của một người trợ lý trẻ tuổi tài năng là Frederick Soddy) đã
chỉ ra rằng bất cứ khi nào một nguyên tử phóng tia Alpha và Beta thì nó chuyển sang một dạng
nguyên tử khác. Đầu tiên, các nhà hóa học cho rằng điều này khó mà tin được, nhưng
Rutherford và Soddy chứng minh rằng toàn bộ chuỗi phân hủy phóng xạ chuyển Uranium thành
chì. Ông còn đo được tỷ lệ phân hủy và đưa ra khía niệm quan trọng về "chu kỳ bán phân rã".
Điều này nhanh chóng dẫn đến kỹ thuật đo tuổi thọ phóng xạ, kỹ thuật đã trở thành một trong
những ứng dụng quan trọng trong ngành địa lý, khảo cổ, thiên văn học và nhiều lĩnh vực khác.

Những khám phá gây chấn động này đã mang về cho Rutherford một giải Nobel năm 1908. (Sau
này Soddy cũng giành được một giải Nobel). Nhưng thành tựu lớn nhất của ông vẫn chưa xuất
hiện. Ông nhận thấy rằng những hạt Alpha chuyển động với vận tốc nhanh có thể xuyên thẳng
qua một lá vàng mỏng (để lại những lỗ có thể nhìn thấy) tuy chúng có hơi bị chệch hướng. Điều
này cho thấy những nguyên tử càng không phải vững chắc, không thể xuyên thủng hay là
"những quả bóng billiard bé nhỏ", như các nahf khoa học trước đó vẫn quan niệm, lại mềm dẻo ở
bên trong! Dường như có thể những hạt Alpha nhỏ hơn, vững hơn có thể xuyên thẳng qua
những nguyên tử vàng.
Nhưng Rutherford (làm việc cùng Geiger và Marsden, hai cộng sự ít tuổi hơn) tìm ra rằng một vài
hạt Alpha bị làm chệch hướng nhiều khi nó chạm vào lá vàng, trong thực tế, một số hạt còn bị
bật ngược trở lại. Rutherford, cảm nhận tháy có gì đó quan trọng tham dự vào, đã thí nghiệm
nhiều lần và cẩn thận đếm số hạt bắn ra theo mỗi hướng. Sau đó, bằng một phân tích toán học
rất khó nhưng hoàn toàn thuyết phục, ông chỉ ra rằng chỉ có một cách giải thích kết quả thí
nghiệm: một nguyên tử vàng bao gồm phần lớn những không gian hoàn toàn trống và phần lớn
khối lượng của nguyên tử tập trung tại một "hạt nhân" nhỏ bé ở trung tâm.

Như một tiếng sét, bài thuyết trình của Rutherford (năm 1911) đã làm đảo lộn vĩnh viễn bức tranh
chúng ta vẫn tưởng về thế giới. Nếu ngay cả một miếng kim laọi tưởng như rắn chắc nhất mà
phần lớn là khoảng trống thì tất những gì chúng ta côi là bền chắc đã đột ngột tan thành những
hạt nhỏ quay cuồng trong một khoảng trống bao la!

Khám phá của Rutherford về hạt nhân nhuyên tử là học thuyết nền tảng nhất trong số các học
thuyết hiện đại về cấu trúc nguyên tử. Khi Niels Bohr xuất bản tác phẩm nổi tiếng của ông mô tả
nguyên tử như một hệ mặt trờ thu nhỏ bị điều hành bởi cơ chế lượng tử hai năm sau đó, ông đã
sử dụng nguyên tử hạt nhân của Rutherford như xuất phát điểm cho mô hình của mình.
Heisenberg và Schrodinger cũng thế khi họ xây dựng cấu trúc nguyên tử phức tạp hơn sử dụng
cơ chế ma trận và sóng.

Khám phá của Rutherford còn dẫn đến một phân ngành khao học mới: khoa học về hạt nhân. Cả
trong lĩnh vực này, Rutherford cũng là người tiên phong. Năm 1919, ông đã thành công trong
việc chuyển đổi hạt nhân nitơ thành hạt nhân oxy bằng cách bắn phá chúng bằng hạt Alpha
chuyển động với tốc độ cao. Đây là một thành tựu thắp sáng những ước mơ của các nhà giả kim
thuật cổ đại.

Người ta nhanh chóng nhận ra rằng sự chuyển đổi hạt nhân có thể là một nguồn năng lượng mặt
trời. Hơn thế nữa, sự chuyển đổi hạt nhân nguyên tử là quá trình cơ bản trong vũ khí nguyên tử
và còn trong cả những nhà máy điện nguyên tử. Khám phá của Rutherford vì thế còn vượt xa
một sự thú vị mang tính họa thuật rất nhiều.

Tính cách "phi thường" của Rutherford luôn gây sửng sốt cho những người có dịp gặp ông. Ông
là một người to lớn, giọng nói oang oang, Ít có nhà khoa học nào có thể không đồng tình với lời
nói này.tràn trề năng lượn, tự tin và sự thiếu khiêm tốn dễ nhận thấy. Khi một đồng nghiệp khen
ngợi khả năng khám phá ra hạt nhân nguyên tử của Rutherford giúp ông luôn đứng trên "đầu
ngọn sóng" trong nghiên cứu khoa học, ông lập tức đáp lại: "Ồ, tại sao không chứ? Xét cho cùng,
tôi dẫ tạo ra con sóng ấy, đúng vậy không?"

Theo "100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới"
__________________

You might also like