Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho

dòng sông ?

Đề bài: Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên.
1. Mở bài.

- Sông Hương cũng như những con sông khác, đã ghi danh vào văn học dân tộc vì những
nét quyến rũ và vẻ đẹp riêng của nó. Sông Hương không hùng vĩ tạo khúc hát tráng ca như
sông Đà, không dũng cảm và mạnh mẽ "nước dựng thành chông" như sông Vàm Cỏ, nó chỉ
êm đềm trầm mặc và dịu dàng chảy vào thẳm sâu cõi lòng cho ta thêm thương, thêm yêu và
thêm mến.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với Ai
đã đặt tên cho dòng sông?. Vẻ đẹp của sông Hương gắn với cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế
hiện lên thật đẹp trong trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

2.Thân bài.

a) Sông Hương ở thượng nguồn, gắn với rừng già Trường Sơn. Đây là phần tâm hồn thẳm
sâu của dòng sông và là phát hiện mới mẻ của tác giả.

- Mở đầu, nhà văn đã có một liên tưởng độc đáo: dòng sông ở đây như là “một bản trường
ca của rừng già", với nhiều tiết tấu, cung bậc phong phú, hấp dẫn. Có lúc dòng sông rầm rộ
giữa bóng cây của đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào
những đáy vực bí ẩn; có lúc dòng sông lại dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

-> Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một dòng sông vừa hào hùng,
mạnh mẽ, lại vừa hoang sơ đầy quyến rũ. Vẻ đẹp ấy toát lên từ địa thế, dòng chảy của sông
Hương ở thượng nguồn và gắn liền với cảnh sắc nơi núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

- Tác giả đã dùng thủ pháp so sánh với cô gái Di-gan : phóng khoáng và man dại, một bản
lĩnh tự do và tâm hồn trong sáng.

---> Đây là vẻ đẹp thuộc về tâm hồn, tính cách của dòng sông, nó cũng quyến rũ và mê
hoặc lòng người như vẻ đẹp của những cô gái Di-gan. Dòng sông đã được thổi bằng ngọn gió
của tâm hồn dào dạt, nhạy cảm càng mạnh mẽ, đắm say hơn ở phía thượng nguồn.

b) Sông Hương trước khi chảy vào thành phố Huế.

"Như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó"

- Vừa ra khỏi rừng núi : sông Hương đã chuyển dòng liên tục, rồi vòng gữa khúc quanh đột
ngột và uốn mình theo những đường cong thật mềm.

-> Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng của người con gái, muốn phô bày vẻ đẹp đầy nữ tính về
mặt hình thể.

- Xuôi dần về Huế : gặp những khó khăn, trở ngại : vấp -> chuyển hướng -> vòng qua ->
vẽ một hình cung tròn -> ôm lấy chân đồi Thiên Mụ.
-> Sông Hương vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để tiếp tục cuộc hành trình của mình.

- Đi trong dư vang của Trường Sơn, dòng sông gặp : vực sâu : vượt qua; đồi núi, điểm cao
đột ngột : trôi đi (một cách nhẹ nhàng)

-> Dòng sông mềm như tấm lụa, một dòng sông can đảm và đắm say.

- Qua những ngọn đồi tây nam thành phố :

+) Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím -> Dòng sông làm bầu trời thiên nhiên thành phố đẹp
đẽ, biến ảo hơn.

- Chảy qua những lăng tẩm cổ kính và những dòng sông u tịch : dòng sông mang vẻ đẹp
trầm mặc như triết lý, như cổ thi.

-> Vẻ đẹp thâm trầm, kín đáo, sâu sắc giống như người con gái đã hy sinh một phần cá
tính của bản thân để hòa hợp với người tình của mình.

c) Sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế.

- Nhân hóa : vui tươi hẳn lên (ảnh hưởng của sắc xanh biếc), yên tâm (dòng sông chảy
thẳng)

-> Nhân hóa khiến dòng sông hiện lên thật sống động, nó mang những nét tính cách như
con người vậy.

- So sánh 1 : cầu trắng của thành phố (biểu tượng cho tràng trai thành phố) như vành trăng
non (như một chàng trai nho nhã, thư sinh, trẻ trung, lãng mạn)

- So sánh 2 : uốn một cánh cung rất nhẹ, tạo nên một đường cong -> làm cho dòng sông
mềm hẳn đi, giống như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu.

--> Thuận tình trong e lệ -> vẻ đẹp tâm hồn say đắm, mãnh liệt nhưng cũng rất đằm thắm
và kín đáo -> Một vẻ đẹp đầy nữ tính.

- So sánh 3 : Dòng sông trôi đi chậm và thực chậm như một mặt hồ yên tĩnh -> Tâm lý
người con gái trong tình yêu khi được tận hưởng niềm hạnh phúc.

d) Sông Hương khi chia tay thành phố Huế.

- Dòng chảy của sông Hương bất thường : đột ngột đổi dòng, rồi quay lại gặp thành phố lần
cuối : nó mang chút vương vấn, lẳng lơ kín đáo của tình yêu giữa sông Hương với thành phố
Huế, ở thời điểm đêm tình tự tình yêu của nàng Kiều với Kim Trọng,gợi ra tấm lòng của
người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

-> Tình yêu quê hương xứ sở đã được diễn tả một cách tinh tế và không kém phần sâu
sắc.

*Nhận xét :

Dòng sông được miêu tả như một người mỹ nữ mang tâm hồn và tính cách Huế mà mỗi
bước đi là một suy tư, một nỗi niềm vương vấn với quê hương xứ sở. Đó là vẻ đẹp gợi cảm
của một người thiếu nữ dịu dàng mà quý phái, mãnh liệt, say đắm mà không kém phần kín
đáo và tinh tế.

3.Kết bài.

- Người ta nói rằng mọi vật sẽ phát sáng nếu có ngòi bút tài hoa chạm được vào vẻ đẹp của
nó. Quả vậy, dường như sông Hương đã phát sáng khi gặp ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác, phóng túng, lãng mạn và hơn hết là tình yêu thiết tha giữa
đất và người xứ Huế, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp sông Hương.

- Dòng sông Hương dùng dằng không chảy mà đọng lại rất sâu trong tâm hồn độc giả
một tình cảm mến yêu trân trọng.

You might also like