Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Đề ra kì này - Tạp chí Kvant 05-2000

Nhóm dịch thuật Kvant - Cộng đồng Toán Học Trẻ

05 - 2008

M1741. Với mỗi số tự nhiên từ 000000 đến 999999, ta làm như sau: nhân chữ chữ số đầu
tiên với 1, nhân chữ số thứ 2 với 2,v.v..., nhân chữ số sau cùng với 6 để nhận được một số
mới. Hỏi có bao nhiêu số mới nhận được chia hết cho 7.
N. Vacilev, B. Ginzburg

M1742. Viết các số tự nhiên vào một bảng vuông n × n ô, sao cho hai số bất kì nếu kề
nhau theo hàng hoặc cột thì sai khác nhau 1 đơn vị. Chứng tỏ rằng tồn tại một số tự nhiên
sao cho hoặc là mỗi hàng hoặc là mỗi cột của bảng vuông đều có chứa nó.
V. Proizvolov

M1743. Tính tổng


2 1000
[ 13 ] + [ 23 ] + [ 23 ] + ... + [ 2 3 ]
(ở đây [a] là kí hiệu phần nguyên của số a)
A. Golovanov

M1744. Trên một bàn hình chữ nhật đặt những tấm bìa vuông với k màu sắc khác nhau,
sao cho các cạnh của chúng song song với các cạnh của chiếc bàn. Trong k tấm bìa có màu
khác nhau thì bất kì 2 trong số các tấm bìa đó có thể đóng vào bàn bằng 1 cái đinh. Chứng
tỏ rằng có một màu nào đó sao cho tất cả các tấm bìa màu này có thể đóng vào bàn bởi
2k − 2 cái đinh.
V. Dolnikov

M1745. Một bàn cờ 2n × 2n ô đặt các quân cờ màu trắng và đen vào những trí nào
đó. Đầu tiên người ta lấy ra khỏi bàn cờ tất cả các quân đen nằm ở một cột với một quân
trắng, sau đó tiếp tục lấy ra tất cả các quân trắng mà cùng hàng với một quân đen trong
những quân đen còn lại. Chứng minh rằng hoặc là các quân đen hoặc là các quân trắng còn
lại trên bàn cờ không nhiều hơn n2
S. Berlov

M1746. Trên một đường tròn đặt n điểm được tô xanh và n điểm được tô đỏ sao cho
chúng chia đường tròn ra làm 2n cung bằng nhau. Mỗi điểm màu đỏ là trung điểm của cung
với 2 điểm màu xanh làm đầu mút. Chứng tỏ rằng mỗi điểm màu xanh cũng đồng thời là
trung điểm của cung với 2 điểm màu đỏ làm đầu mút.
V. Proizvolov

M1747. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh của nó tại các điểm
A0 , B 0 , C 0 . Qua điểm P là điểm đồng quy của các đường thẳng AA0 , BB 0 , CC 0 dựng 3 đường
1
tròn sao cho mỗi đường tròn tiếp xúc với 2 cạnh của tam giác. Chứng minh rằng:
a. Sáu tiếp điểm của 3 đường tròn trên với các cạnh tam giác ABC nằm trên một đường
tròn có tâm trùng với tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
b. Các đường chéo chính của lục giác tạo bởi sáu tiếp điểm này đồng quy tại P .
c. Các điểm giao thứ hai của sáu đường tròn đi qua P nêu trên nằm trên các đường thẳng
AA0 , BB 0 , CC 0 .
A. Zaslavskij

M1748. Trên mặt phẳng lấy 100 điểm khác nhau sao cho không có 3 điểm nào cùng nằm
trên một đường thẳng. Xét tất cả các cách tô màu các điểm này bằng 2 màu. Một cách tô
màu được gọi là "không thể chia cắt", nếu như không tồn tại bất cứ đưởng thẳng nào đề
cho các điểm với các màu khác nhau nằm ở hai nửa mặt phẳng khác nhau. Chứng minh
rằng số các cách tô màu "không thể chia cắt" không phụ thuộc vào cách đặt các điểm.
G. Chelnokov

M1749. Xét dãy từ như sau, từ đầu tiên là A, thứ hai là AB, thứ ba là ABA, thứ tư
là ABAAB, thứ năm là ABAABABA, và cứ thế theo quy luật như sau: từ tiếp theo nhận
được nhờ từ kế trước bằng cách thay mỗi mẫu tự A bằng AB và B bằng A.
a. Chứng tỏ rằng mỗi từ trong dãy từ này, bắt đầu từ là từ thứ 3 có thể nhận được nhờ viết
gộp hai từ liền trước và kế trước đó nữa của nó. (Thí dụ ABAABABA là gồm từ ABAA
cộng với ABA.)
b. Đặt a1 = 1, b1 = 2, a2 = 3, a3 = 4, b2 = 5, a4 = 6. b3 = 7, a5 = 8, a6 = 9,
b4 = 10 và nói tổng quát an bn xác định theo vị tri của mẫu tự A và B trong chuỗi từ
vô hạn: ABAABABAABABAABABA... sinh ra theo quy tắc ở câu a). Chứng tỏ rằng
bn = n + an .
c. Xét một dãy từ khác: A, AB, ABAA, ABAAABAB, ABAAABABABAAABAA,... sinh
ra theo quy tắc từ sau sinh ra nhờ từ trước bằng cách thay các mẫu tự A bằng AB và B
bằng AA. Chứng tỏ rằng số tương ứng với vị trí của mẫu tự B thứ n lớn hơn 2 lần số
tương ứng với vị trí của mẫu tự B thứ n, trong chuỗi từ vô hạn sinh ra bởi quy tắc trên:
ABAAABABABAAABAAABAAABABABAAABAB...
L. Kolanov

M1750. a. Cho 6 tờ giấy hình vuông, mà mỗi cạnh của mỗi tờ giấy có độ dài là 1. Đem
dán chúng lên toàn bộ bề mặt của khối lập phương với cạnh độ dài là 1. Chứng tỏ rằng có
thể tìm được một tờ giấy hình vuông sao được dán lên toàn bộ một mặt nào đó của khối
lập phương.
b. Cho 4 tờ giấy có dạng tam giác đều với mỗi cạnh có độ dài là 1. Đem dán chúng lên toàn
bộ bề mặt của một khối tứ diện. Hỏi có phải nhất thiết là luôn tìm được một tờ giấy dán
lên toàn bộ một mặt nào đó của tứ diện hay không.
V. Proizvolov

You might also like