Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Giải pháp thực hiện Hiệp định TBT ở Việt Nam

Thứ tư, 05 Tháng 12 2007 00:00

 Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và một trong những yếu tố quan
trọng là thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical
Barriers to Trade, gọi tắt là hiệp định TBT) của WTO.  

Khi thực hiện Hiệp định này, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn thách thức: Doanh
nghiệp phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như là ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn
chất lượng hàng hoá. Điều này cần phải có thời gian và các biện pháp thích hợp để khắc phục
hạn chế này vì trình độ công nghệ, quản lý và khai thác tài chính của các doanh nghiệp Việt
Nam còn hạn chế. Mặt khác doanh nghiệp thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm,
hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho doanh nghiệp khó có những bước đi
thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá của mình, đặc biệt về chất lượng. Tuy
nhiên vẫn có thể khắc phục được một phần nếu doanh nghiệp tận dụng khai thác tối đa thông
tin từ các cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng và tăng cường sử dụng công nghệ thông tin
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.  

Và các cơ quan Nhà nước cũng gặp phải những khó khăn như phải đảm bảo tính minh bạch
trong quá trình soạn thảo ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và các thủ tục,
trình tự đánh giá hợp quy. Tổ chức ban hành tiêu chuẩn quốc gia phải đảm bảo minh bạch,
chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng
theo quy định của Hiệp định TBT, song để thuận lợi hoá thương mại, tránh phân biệt đối xử
Hiệp định TBT khuyếh khích các tổ chức tiêu chuẩn của các nước thành viên chấp nhận tuân
thủ quy chế thực hành tốt trong soạn thảo, chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn của Hiệp định
TBT. Phải đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc
soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và thủ tục, trình tự đánh giá
hợp quy. Điều này có nghĩa các quy định của cơ quan Nhà nước không được mâu thuẫn với
nhau, cácquy định của cơ quan quản lý Nhà nước địa phương không được trái với các quy định
của cơ quan Nhà nước Trung ương.

Năng lực thông tin còn hạn chế ảnh hưởng tới việc đảm bảo thông tin phục vụ quản lý Nhà
nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khó khăn cuối cùng là thiếu
kinh nghiệm trong xử lý các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT (nếu có) giữa Việt Nam
và các thành viên khác của WTO.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có những thuận lợi khi thực thi hiệp định này. Được tiến
hành sản xuất kinh doanh trong môi trường minh bạch về quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn. Doanh
nghiệp có thể yêu cầu các cơ quan Nhà nước và nước thành viên WTO cung cấp thông tin về
văn bản quản lý kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để làm căn cứ hoạch định và thực
hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình có hiệu quả. Không phân biệt đối xử giữa hàng
sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh
bình đẳng, tránh những ảnh hưởng bất lợi do đối thủ cạnh tranh từ những ưu đãi mang tính
phân biệt đối xử. Thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO khác đối với
kết quả thử nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận và
cạnh tranh tốt hơn trên thị trừng quốc tế. Giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến
TBT với các nước thành viên WTO.
Còn các cơ quan Nhà nước việc thực hiện Hiệp định TBT góp phần thúc đẩy quá trình cải cách
thủ tục hành chính, để việc quản lý có mục tiêu, trọng điểm tránh dàn trải, tránh những thủ tục
không cần thiết ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc ra
quyết định sẽ minh bạch giúp cho các biện pháp quản lý có tính khả thi cao hơn. Cuối cùng việc
phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan về TBT sẽ tốt hơn, qua đó tránh
được các hoạt động quản lý chống chéo, trùng lặp ảnh hưởng tới thương mại.

Để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn thách thức, một loạt các giải pháp,
nhiệm vụ đã được đề ra với 6 nội dung chính sau: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy kỹ
thuật, nhằm đảm bảo phù hợp với luật pháp Việt Nam và các yêu cầu của Hiệp định TBT. Hoàn
thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước và nhu
cầu của người sản xuất, kinh doanh đối với tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việt Nam thông qua việc tăng cường hài hoà
tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường hoạt động đánh giá sự phù hợp
với văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ này đáp ứng
nhu cầu của quản lý nhà nước và của sản xuất kinh doanh, thuận lợi hoá thương mại. Thành
lập Ban liên ngành về TBT nhằm tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc thực thi Hiệp
định TBT, đặc biệt là trong giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh sau này liên quan đến
TBT. Thành lập mạng lưới TBT nhằm thực thi đầy đủ nghĩa vụ minh bạch hoá - một nghĩa vụ
quan trọng của Hiệp định TBT, việc thành lập và tổ chức hoạt động của mạng lưới TBT được
quy định cụ thể trong Quyết định 114/QĐ-TTg ngày 26/5/2005. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ
biến về TBT nhằm nâng cao nhận thức về thách thức và cơ hội mà hiệp định TBT mang đến để
các bên có liên quan đối phó và tận dụng.

Việc gia nhập WTO và thực thi Hiệp định TBT chứa đựng những thách thức và cả những cơ
hội. Tuy nhiên, với việc chủ động đối phó các thách thức trong thời gian qua bằng cách biện
pháp cụ thể, chúng ta sẽ đảm bảo thực thi cam kết đối với Hiệp định này và góp phần phát triển
sản xuất kinh doanh cũng như đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

                                                Nguồn: Tạp chí TCĐLCL

http://www.tbtdanang.gov.vn/new2/index.php?option=com_content&view=article&id=33:Giai-
phap-thuc-hien-Hiep-dinh-TBT-o-Viet-Nam&catid=14:thong-tin-doanh-nghiep&Itemid=29
TBT đem lại công bằng cho các nước nhỏ
Tue,17/08/2010 - 10:50:14 AM

Sau một thời gian gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), rất nhiều sản phẩm,
hàng hóa của Việt Nam bị kiện, áp thuế chống bán phá giá, hoặc thâm nhập vào các thị
trường gặp phải rào cản kỹ thuật trong thương mại do các nước đưa ra. Nhưng theo ông
Edward Nemeroff - Chuyên gia tư vấn cao cấp Dự án Star Việt Nam, nếu các nước chứng
minh được với Ủy ban giải quyết tranh chấp rằng hàng hóa của mình bị áp các hàng rào,
rào cản kỹ thuật thương mại bất hợp lý, WTO sẽ có chế tài đủ mạnh để trả lại sự công
bằng cho các nước, dù là lớn hay nhỏ. mặc nhiên phải tuân thủ nghiêm túc TBT. Nếu
thành viên của WTO thấy một thành viên khác đang vi phạm nguyên tắc của WTO cũng
như nguyên tắc của TBT, có thể đưa vụ việc ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để
được xử lý.

Ý nghĩa của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barries
to Trade - TBT) đối với thương mại hóa toàn cầu là gì thưa ông?

TBT của WTO là một trong số 29 hiệp định mang tính ràng buộc đối với các thành viên của
WTO có mục tiêu chính là giảm thiểu, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan đối với hoạt động
thương mại toàn cầu. Mục tiêu cụ thể của hiệp định là tạo ra một quy định chung áp dụng cho tất
cả mọi quốc gia là thành viên của WTO tức là các thành viên dù là mức độ phát triển ra sao cũng
vẫn phải tuân thủ luật chơi chung liên quan đến rào cản thương mại.

Xét về mặt kỹ thuật, TBT nói đến hai mảng chính là tiêu chuẩn - áp dụng mang tính tự nguyện
và quy chuẩn kỹ thuật - bắt buộc áp dụng đối với tất cả các nhà sản xuất và các nước.
Trên thực tiễn, nhiều quốc gia khác nhau để bảo vệ sản xuất trong nước đã đưa ra các yêu cầu về
mặt kỹ thuật rất cao đối với sản phẩm nhập khẩu. Đó là vấn đề mà hiện nay TBT đang phòng
tránh, chống lại xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều các rào cản kỹ thuật thương mại. Do đó các
thành viên của WTO mặc nhiên phải tuân thủ nghiêm túc TBT. Nếu thành viên của WTO thấy
một thành viên khác đang vi phạm nguyên tắc của WTO cũng như nguyên tắc của TBT, có thể
đưa vụ việc ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để được xử lý.

Dù phải tuân thủ theo TBT nhưng thực tế vẫn còn nhiều nước "lách luật" khi đưa ra các rào
cản kỹ thuật nhằm hạn chế hàng nhập khẩu. Vậy WTO có các hình thức phạt hoặc các biện
pháp mạnh gì để giảm thiểu tình trạng này?

Nhận thức được vấn đề sẽ có nhiều rào cản thương mại, hàng rào kỹ thuật được các nước lập ra
dù quy định WTO không cho phép bởi đó là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, WTO đã
hình thành Ủy ban chuyên trách để giải quyết các khiếu nại và phàn nàn của các thành viên
WTO. Việt Nam là thành viên mới của WTO và cũng đã nhận thức được các khó khăn như vậy.
Thời gian qua, các bạn bắt đầu quan tâm nhiều đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đứng
bên cạnh các nước như Việt Nam, Uỷ ban giải quyết khiếu nại của WTO sẽ hoạt động giống như
cơ quan trọng tài, lắng nghe hai phía để kiểm chứng xem bên nào đúng và bên nào sai, từ đó sẽ
đưa ra các khuyến cáno và các biện pháp giải quyết hợp lý.

Vậy Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì từ Hiệp định này ?

Việt Nam là thành viên của WTO cũng sẽ được hưởng lợi từ TBT mang lại, ví dụ như một nước
xuất khẩu, một nước có trao đổi với thương mại với Việt Nam, không thể tùy tiện áp dụng các
rào cản, tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa của Việt Nam. Họ phải tuân thủ nguyên tắc không
phân biệt đối xử, đưa ra yêu cầu nào đối với Việt Nam cũng sẽ phải tương đương với các yêu cầu
cho nhiều nước khác.

Liệu với những nước như Việt Nam có bị thiệt thòi so với các nước có nền kinh tế lớn hơn, do
nhân lực mỏng, năng lực chưa cao, ít khi va chạm trong các tranh chấp thương mại không
thưa ông?

Ủy ban giải quyết tranh chấp của WTO quy định, các nước thành viên của tổ chức sẽ được bỏ
phiếu với các vấn đề khi được yêu cầu và mỗi phiếu có giá trị tương đương, không phân biệt
trình độ phát triển hoặc tham gia sớm hay muộn ở trong tổ chức. Mỗi một lá phiếu sẽ được coi là
bình đẳng, các nước nhỏ và nghèo cũng có quyền bỏ phiếu như các nước có GDP cao gấp hàng
chục thậm chí hàng trăm lần. WTO quy định như vậy là muốn xây dựng một cơ chế bình đẳng
giữa các quốc gia với nhau, bình đẳng giữa các nước có trình độ, quy mô khác nhau.

Ngoài ra, để tránh tình trạng kéo bè phái, trong thành viên của Ủy ban giải quyết trang chấp cũng
được chia công bằng. Sẽ cân đối những đại diện trong ủy ban là các nhóm lợi ích khác nhau,
nhóm nước khác nhau, trong đó có những nước phát triển và kém phát triển, các nước có nền
kinh tế trung bình. Tuy nhiên, khi có các tranh chấp, trong phần lớn các trường hợp, các bên liên
quan đều tìm cách hòa giải hoặc đàm phán, xử lý nội bộ. Bởi một khi đã đưa vụ việc lên WTO
thì quy trình giải quyết vừa mất thời gian, vừa phức tạp về mặt kỹ thuật và cũng rất tốn kém tiền
bạc cho các bên.

Trên thế giới đã có vụ kiện của một nước nhỏ mà có thể thắng nước lớn hơn do họ có ý định
áp đặt không thưa ông?

Quá trình hoạt động của WTO thời gian qua đã có chuyện xảy ra vụ tranh chấp liên quan đến trò
chơi trực tuyến giữa hai quốc gia, một quốc gia có dân số rất nhỏ, chỉ khoảng 10.000 người ở
vùng biển Caribe kiện Mỹ vì cho rằng nước này phân biệt đối xử và đã vi phạm những nguyên
tắc của WTO. Mỹ cho rằng với vị trí, vai trò của mình, sẽ đè bẹp được quốc gia này. Nhưng khi
quốc gia rất nhỏ bé đó đưa vụ việc này lên Ban thư ký WTO, dựa trên tất cả nguyên tắc, xem xét
một cách khách quan và xử quốc gia nhỏ thắng kiện. Đó là minh chứng cho việc tất cả các quốc
gia thành viên dù lớn, dù nhỏ, dù quy mô phát triển, trình độ như thế nào, khi gia nhập WTO đều
có được quyền bình đẳng như tất cả các thành viên khác.

Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement on Technical Barries to
Trade - TBT) gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục. Đối tượng áp dụng của Hiệp định bao
gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, trừ các yêu cầu đối với việc mua
sắm sản phẩm do các cơ quan chính phủ đề ra và yêu cầu tiêu dùng của các cơ quan
chính phủ, các biện pháp vệ sinh động vật và thực vật.
Trong việc ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn, Hiệp
định yêu cầu các thành viên phải bảo đảm không phân biệt đối xử đối với các sản phẩm
tương tự có xuất xứ từ bất cứ thành viên nào, không tạo ra những trở ngại không cần
thiết đối với thương mại quốc tế; không được tiếp tục duy trì, áp dụng nếu bối cảnh hay
mục tiêu đề ra khi ban hành không còn tồn tại hoặc có thể áp dụng phương thức ít gây
hạn chế thương mại hơn.

You might also like