THƯ VIỆN TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ LÀ GÌ

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

THƯ VIỆN TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?

1.Thư viện tư liệu là gì?


Theo một số tài liệu: thư viện tư liệu là kho cung cấp các tư liệu thông tin,kiến thức
về nội dung chuyên ngành nhất định, giúp cho người sử dụng có thể tra cứu được các nội
dung kiến thức cần tìm.
2. Thư viện điện điện tử là gì?
Thư viện điện tử là một khái niệm chưa được định nghĩa thống nhất và còn nhiều
tranh luận, đôi khi dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm "Thư viện không biên
giới ", " Thư viện được nối mạng", " Thư viện số", " Thư viện ảo", " Thư viện tin học
hoá", " Thư viện đa phương tiện", " Thư viện lôgích","Thư viện văn phòng",....
Nhìn chung, khái niệm về thư viện điện tử có thể được định nghĩa như sau: “Một hệ
thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được
bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy
cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”.
Hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa tổng quát là một loại hình thư viện đã tin học hóa
toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Là nơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng
các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa.
Nguồn lực của Thư viện điện tử bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa.
Tuy ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng tựu chung lại, ta có thể nhận dạng một
số đặc điểm của thư viện điện tử lý tưởng như sau:
- Thư viện phải có vốn tư liệu điện tử (là những tư liệu được lưu trữ dưới dạng số sao cho
có thể truy nhập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu).
- phải được tin học hoá, phải có một hệ quản trị thư viện tích hợp ( bổ sung, biên mục,
quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm soát lưu thông tư liệu, tổ chức mục lục truy nhập
công cộng trực tuyến,...); phải nối mạng ( ít nhất là mạng cục bộ).
- phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các dịch vụ điện tử ( yêu cầu và
gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy nhập và khai thác các nguồn
tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác,...).
Nói tóm lại, thư viện điện tử phải sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu trữ,
xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tin.
Thư viện số là một bước tiến xa hơn của thư viện điện tử hay nói cách khác là một
thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được
quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập,
tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông
tin và các phương tiện truyền thông.
Một Thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư
viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong
việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin.
Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ
cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ. Quá trình tin
học hoá này được thực hiện hầu như không tách rời với các truyền thống và các chuẩn đã
định về mô tả và các công cụ thư mục, được thực hiện nhờ các mô tả theo chuẩn quốc tế
(ISBD, AACR2) đã tiêu chuẩn hoá việc phân vùng các phiếu mục lục chuẩn bị chuyển
thành khuôn khổ trao đổi các biểu ghi dạng số. Vấn đề đặt ra các công cụ tin học phải đáp
ứng được các nhu cầu xử lý đặc biệt có liên quan đến vấn đề đa ngôn ngữ và đa chữ viết
của các loại hình tài liệu.
Mặc dù vậy ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt giữa thư viện điện tử và thư viện
số. Theo Philip Baker, thư viện điện tử lưu trữ và phục vụ cả ấn phẩm lẫn tư liệu điện tử (
tư liệu số hóa ), trong khi đó thư viện số chỉ lưu giữ được các tư liệu điện tử mà thôi. Một
thư viện điện tử có thiên hướng sử dụng linh hoạt và phổ biến các nguồn thông tin điện tử
nhưng đông thời cũng tham gia vào tái tạo các nguồn tin đó.
Một số người cho rằng trong một tương lai không xa, thư viện số cần phải liên kết cả
ấn phẩm và tư liệu số và vấn đề chính yếu là phải cho phép bao quát được một kho tin
cực lớn. Theo ý kiến này nếu chỉ nhấn mạnh đến nội dung tư liệu dưới dạng số thì chưa
đủ. Lúc này, vô hình chung đã đề cập tới thư viện điện tử. Có thể nói thư viện điện tử là
thư viện lai (Hybrid library) giữa thư viện truyền thống và thư viện số.
Trong thực tế có một sự kế tục mạnh mẽ giữa vai trò, chức năng của thư viện truyền
thống và các mục tiêu của hệ thống thư viện số, nghĩa là chức năng phát triển, tổ chức
vốn tư liệu, tạo phương tiện truy nhập và bảo quản của thư viện truyền thống phải được
mở rộng sang môi trường thư viện số. Thư viện số sẽ là một bộ phận của hệ thống dịch
vụ thư viện rộng lớn trong tương lai và các cán bộ thư viện sẽ đóng một vai trò trung tâm
trong phát triển và quản trị thư viện số. Một thư viện số phải bao quát được các kho tư
liệu số hoá, nghĩa là sẽ phải tiến tới chỉ có một hệ thống thư viện số duy nhất nơi mà
người sử dụng ngày càng có khả năng truy nhập tới các loại hình sưu tập số và hệ thống
thông tin số khác nhau: các nguồn tin của cá nhân, tập thể, cơ quan tổ chức, các môi
trường hợp tác và các thư viện số công cộng.
Nhiều ưu điểm tiềm tàng của thư viện điện tử hay thư viện số so với thư viện truyền
thống cũng giống như những lợi thế của CSDL so với hệ thống mục lục và thư mục thủ
công: bổ sung vào sưu tập nhanh hơn với sự kiểm soát về chất lượng tốt hơn, chức năng
tìm kiếm được cải thiện, truy nhập nhanh hơn tới thông tin tìm được, người sử dụng cá
nhân được tự do hơn và ít bị "cửa quyền, quan liêu".
Tóm lại, thư viện điện tử là nơi bạn đọc hay người sử dụng có thể tới để nhận những
sản phẩm và dịch vụ được cung cấp dưới dạng điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, có nhiều ưu
điểm và lợi thế so với thư viện truyền thống.

You might also like