Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Giáo án tập giảng Tin học 11 – Bài : Kiểu xâu

Ngày soạn: 22/2/2011


Ngày dạy: 1/3/2011
Tiết 30
§12 KIỂU XÂU (T1)

I. Mục đích, yêu cầu


- Biết xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều).
- Biết cách khai báo xâu, truy cập vào phần tử của xâu.
- Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
- Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu.
II Phương tiện, phương pháp dạy học.
-Phương tiện: sử dụng bảng đen.
-Phương pháp: sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, đặt vấn đề...
III Nội dung lên lớp.
1. Ổn định tình hình lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Định nghĩa kiểu mảng, biến kiểu mảng một chiều tổng quát.
Trả lời: Cú pháp:
+ ĐN kiểu mảng một chiều:
TYPE <Tên kiểu mảng> = ARRAY [Kiểu chỉ số] OF <Kiểu phần tử>;
+ Khai báo biến kiểu mảng một chiều:
VAR <Tên biến mảng> : ARRAY [Kiểu chỉ số] OF <Kiểu phần tử>;
Câu 2: Khai báo một mảng một chiều kiểu số nguyên gồm 100 phần tử. Sau đó viết một đoạn
lệnh để thực hiện việc nhập các các số nguyên vào cho mảng đó?
Trả lời:
Khai báo mảng kiểu số nguyên gồm 100 phần tử:
a: array[1..100] of integer;
Đoạn lệnh thực hiện việc nhập mảng:
For i:=1 to 100 do
Begin
Write(‘Phan tu a[‘, i, ‘] = ‘);
Readln(a[i]);
End;
3. Nội dung bài mới.
Đặt vấn đề: Chúng ta thường sử dụng các câu chữ để diễn đạt ý của mình lên giấy, có
thể viết bằng tay, có thể dùng máy vi tính để soạn thảo. Như vậy máy tính cho phép chúng ta
viết các từ, các câu như cách chúng ta viết lên giấy. Vậy máy tính đã làm như thể nào để có
được chức năng như vậy. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về kiểu DL
xâu, đó là một kiểu dữ liệu có cấu trúc cũng tương tự như kiểu DL mảng một chiều.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng


GV: Trước đây chúng ta đã học dữ liệu trong
các bài toán đều thuộc kiểu số. Tuy nhiên dữ
liệu còn có thể thuộc kiểu phi số, đó là dạng kí
tự. Dãy các kí tự đó gọi là kiểu xâu.
GV: Hãy lấy ví dụ về các xâu.
HS lấy VD.
GV: Từ các VD trên ta có thể định nghĩa xâu
như sau: Khái niệm kiểu DL xâu.
- Xâu là 1 dãy các ký trong bảng mã ASCII,
mỗi kí tự được gọi là 1 phần tử của xâu.
- Các kí tự của xâu liên hệ với nhau qua tên
xâu, được đánh số thứ tự, thường bắt đầu từ 1.

GVHD: Nguyễn Thị Hà SVTH: Nguyễn Bùi Hậu


Giáo án tập giảng Tin học 11 – Bài : Kiểu xâu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng


- Số lượng các kí tự trong xâu gọi là độ dài
của xâu. Xâu có độ dài = 0 gọi là xâu rỗng.
- GV: Yêu cầu HS lấy 1 số VD và cho biết độ
dài của xâu.
- HS thực hiện.
- GV: Nhắc lại cho HS là khi viết xâu cần đặt
trong dấu nháy đơn.
- Các ngôn ngữ lập trình đều có quy tắc, cách
thức cho phép xác định:
+ Tên kiểu xâu.
+ Cách khai báo biến kiểu xâu.
+ Số lượng kí tự của xâu.
+ Các phép toán thao tác với xâu.
+ Cách tham chiếu tới phần tử của xâu.
- GV: Có thể xem xâu là mảng 1 chiều mà mỗi
phần tử là 1 kí tự. Tương tự như mảng, ta tham
chiếu tới phần tử của xâu qua tên hiến xâu và
chỉ số đặt trong cặp dấu [ và ]. - Tham chiếu: Tên biến xâu [chỉ số].
- HS lấy VD 1 xâu và chỉ ra cách tham chiếu
đến phần tử thứ n nào đó.
1. Khai báo
- GV: Để khai báo kiếu dữ liệu xâu ta sử dụng
tên dành riêng String và độ dài lớn nhất của
xâu (không quá 255 kí tự) đặt trong cặp dấu
[ và ].
- Cú pháp khai báo:
var <tên biến>:string [độ dài max của xâu];
- HS lấy VD.
- GV: Các em hãy cho biết muốn khai báo một
xâu st có độ dài 255 ký tự thì ta làm như thế
nào?
- HS: Ta khai báo st: string[255]; - Chú ý: Nếu muốn khai báo một xâu có độ
dài 255 thì có thể không cần khai báo độ dài
lớn nhất của xâu. Lúc này ta chỉ cần viết:
Var st: String;
Khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị
ngầm định là 255.
2. Các thao tác xử lí xâu
a) Phép ghép xâu
GV: Nếu viết ‘Viet’ + ‘Nam’ thì kết quả cho ta - Phép ghép xâu kí hiệu là dấu cộng (+),được
xâu như thế nào? sử dụng để ghép nhiều xâu thành một xâu.
HS: Cho ta xâu ‘Viet Nam’.
GV Yêu cầu HS lấy một số VD khác. - Có thể thực hiện phép ghép xâu đối với các
HS lấy VD. hằng và biến xâu.
b) Phép so sánh xâu
GV: Hãy nhắc lại các phép so sánh trong toán
học?
HS: >, >=, <, <=, =, <>.
GV: Phép so sánh xâu tương tự như phép so
sánh hai biểu thức toán học. Tuy nhiên các
phép so sánh này có thứ tự ưu tiên thực hiện
thấp hơn phép ghép xâu.
- So sánh 2 xâu theo các quy tắc sau:

GVHD: Nguyễn Thị Hà SVTH: Nguyễn Bùi Hậu


Giáo án tập giảng Tin học 11 – Bài : Kiểu xâu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng


+ Xâu A lớn hơn xâu B nếu như kí tự đầu tiên
HS chú ý nghe giảng và ghi chép. khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong
xâu A có mã ASCII lớn hơn.
+ Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau
và A là đoạn đầu của B thì A là nhỏ hơn B.
GV yêu cầu HS lấy VD.
HS lấy VD. VD: ‘bai tap’ < ‘bai tap lon’.
- Hai xâu được coi là bằng nhau nếu như
chúng giống nhau hoàn toàn.

IV. Củng cố và hướng dẫn công việc ở nhà


1. Củng cố
- Xâu là 1 dãy các ký trong bảng mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là 1 phần tử của xâu.
- Các kí tự của xâu liên hệ với nhau qua tên xâu, được đánh số thứ tự, thường bắt đầu từ 1.
- Số lượng các kí tự trong xâu gọi là độ dài của xâu. Xâu có độ dài = 0 gọi là xâu rỗng.
- Tham chiếu: Tên biến xâu [chỉ số].
2. Hướng dẫn công việc ở nhà
Về nhà các em xem tiếp các ví dụ trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài Bài tập

VI. Rút kinh nghiệm


Không nên nói quá nhiều
Hạn chế lau bảng, giữ lại nội dung chính
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

GVHD: Nguyễn Thị Hà SVTH: Nguyễn Bùi Hậu


Giáo án tập giảng Tin học 11 – Bài : Kiểu xâu

GVHD: Nguyễn Thị Hà SVTH: Nguyễn Bùi Hậu

You might also like