Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

H iện nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị

trường định hướng XHCN, nền sản xuất hàng hoá đang
trên đà phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại
hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và được thị trường chấp nhận.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế chưa phát triển cao, các doanh nghiệp
thiếu vốn để mở rộng sản xuất, cho nên các doanh nghiệp liên kết để sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Đặc biệt là các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ, doanh nghiệp tư nhân thiếu vốn, trình độ sản xuất
còn hạn chế nhưng thông qua việc nhận gia công hàng hoá cho các
doanh nghiệp khác mà ngày càng tích luỹ được vốn và mở rộng sản xuất.

Điều 547 BLDS quy định: “Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa
các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản
phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản
phẩm và trả tiền công.”

Sau đây là một tình huống liên quan đến Hợp đồng gia công:

Bên A là đại diện cho 1 trường tiểu học, bên B là đại diện cho 1 công
ty chuyên sản xuất đồng phục học sinh. Hai bên đã thoả thuận ký kết hợp
đồng gia công đồng phục học sinh. Trong hợp đồng bên A ghi rõ yêu cầu
về: tên hàng, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm giao hàng; bên B
có trách nhiệm báo cáo giá cả. Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng,
chất lượng các nguyên liệu do bên A đề ra và phải sử dụng đúng loại
nguyên liệu đã giao vào việc sản xuất sản phẩm. Bên A ghi rõ nguyên
vật liệu để sản xuất đồng phục và yêu cầu bên B sử dụng đúng loại vật
liệu đó, tiền mua nguyên vật liệu do bên A chịu trách nhiệm cung ứng
trước cho bên B mua. Trong hợp đồng cũng đã ghi rõ số lượng hàng là
500 bộ đồng phục, kèm theo đó là ngày bên B phải giao hàng cho bên A.
Nếu bên B không giao đúng số lượng hàng đúng thời gian yêu cầu thì
phải chịu toàn bộ thiệt hại cho bên A bao gồm cả số tiền nguyên vật liệu
và công sản xuất cho số lượng hàng còn thiếu, hoàn trả lại số tiền còn dư
mà bên A đã cung ứng trước.
Tuy nhiên, do một số điều kiện khách quan, bên B đã không giao đúng
số lượng hàng là 500 bộ đồng phục vào ngày giao hàng cho bên A mà

1
chỉ giao được 400 bộ, dẫn đến bên A phải chịu một số thiệt hại vì đã thu
tiền của học sinh để đặt đồng phục nhưng đến ngày nhập học, học sinh
vẫn chưa có đủ đồng phục để mặc đi học. Vì vậy, bên A đã kiện bên B
đòi bồi thường thiệt hại theo đúng hợp đồng đã ký trước đó.
Trong tình huống đã nêu trên ta có thể xác định: bên đặt gia công là
bên A, còn bên nhận gia công là bên B, còn đối tượng của hợp đồng gia
công là bộ đồng phục học sinh.
Trong tình huống nêu trên ta xác định quyền và nghĩa vụ hai bên như
sau:
*Bên đặt gia công, tức là bên A có quyền:
- Yêu cầu bên gia công – bên B thực hiện đúng hợp đồng. Trường
hợp mà bên B vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên A thì bên A có
quyền huỷ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng như trong Điều
550 BLDS quy định: “Quyền của bên đặt gia công:

2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;
3. Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt
gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận
gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên
đặt gia công có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.”

- Yêu cầu bên gia công – bên B giao hàng đúng thời hạn, đúng chất
lượng, số lượng…
- Nếu sản phẩm kém chất lượng, bên đặt gia công yêu cầu bên gia
công sửa chữa, nếu không sửa chữa hoặc sửa chữa không được thì có
quyền huỷ hợp đồng.

Bên đặt gia công – bên A có nghĩa vụ phải thanh toán hợp đồng đúng
thời hạn và theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng.

*Bên nhận gia công, tức là bên B có quyền: yêu cầu bên đặt gia công –
bên A trả tiền như thoả thuận.

Nếu trong khi thực hiện hợp đồng mà không may xảy ra rủi ro về sản
phẩm, bên nhận gia công phải chịu thiệt hại về công sức của mình đã bỏ
ra để thực hiện hợp đồng. Vì trong tình huống nêu trên, bên B phải tự
mình lo nguyên vật liệu nên sẽ phải tự chịu thiệt hại về nguyên vật liệu

2
nếu nguyên vật liệu bị hư hỏng; bên đặt gia công không phải chịu trách
nhiệm vì bên A chỉ quan tâm đến sản phẩm hoàn thành đúng theo đúng
thời hạn, đúng chất lượng, số lượng như đã thoả thuận.

Khi hết hạn của hợp đồng, bên nhận gia công – bên B có nghĩa vụ giao
sản phẩm cho bên đặt gia công – bên A đúng chất lượng, số lượng, địa
điểm đã thảo thuận theo Điều 551 BLDS: “Giao sản phẩm cho bên đặt
gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm
đã thoả thuận”.

Sau khi hoàn thành sản phẩm, nếu có dư thừa nguyên vật liệu thì bên B
phải trả lại cho bên A hoặc các bên xử lí theo thoả thuận.

Trong tình huống nêu trên, ta thấy bên nhận gia công – bên B đã không
giao hàng đủ số lượng vào ngày giao hàng, tức là bị chậm về thời gian;
về nguyên tắc thì bên A có quyền huỷ hợp đồng. Hoặc hai bên có thể
thoả thuận thêm một thời gian nếu được nhưng bên B phải bồi thường
thiệt hại cho bên A nếu như bên A có thiệt hại xảy ra do bên B giao hàng
không đủ.
Theo như thoả thuận trong hợp đồng gia công: “Hai bên cần chủ động
thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất
lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc
giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập
biên bản)”; tuy nhiên bên B lại không thông báo sớm cho bên A mà lại
đến ngày giao hàng thì bên A mới biết rằng số lượng đặt hàng bị thiếu.
Vì vậy, ở đây, bên có lỗi là bên B, do không giao đúng số lượng hàng
bên A yêu cầu, bên B sẽ phải bồi thường cho bên A theo thoả thuận
trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết: đền bù thiệt hại cho bên A, chịu số
tiền nguyên vật liệu và công sản xuất của 100 bộ đồng phục còn thiếu,
hoàn trả lại số tiền dư mà bên A đã giao trước cho bên B để mua nguyên
vật liệu cho 100 bộ đồng phục; đồng thời các chi phí về kiểm tra, xác
minh và lệ phí trọng tài cũng do bên B chịu.

You might also like