Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Bài học từ Enron

Hàng loạt cán bộ quản lý của Tập đoàn năng lượng Enron dính líu đến gian lận

kế toán, giao dịch nội bộ bất hợp pháp. Việc đặt ra các nguyên tắc kế toán chặt chẽ,

chế độ báo cáo hàng quý, quy định trả phí quyền mua cổ phiếu trước tỏ ra vô hiệu.

Nguyên nhân bắt nguồn từ một số vấn đề - các quy định, quy chế ban hành đã cản trở

nhà đầu tư khi "thôn tính" một công ty được đưa ra các quyết định của mình, luật thuế

bị lách theo hướng tiêu cực…


Một năm trước, tập đoàn Enron thông báo phá sản. Chẳng mấy ai khi đó nghĩ

được rằng ngay sau đó Kmart cũng thông báo phá sản (22/01/2002) rồi đến Global

Crossing (28/01/2002), Adelphia (25/06) và cuối cùng là WorldCom (21/07), vụ phá

sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Đấy là chưa kể đến liên tiếp các vụ bê bối xảy ra, BristolMyers ( kết quả điều

tra cho thấy làm thất thoát 1 tỷ USD), Qwesst (sử dụng hệ thống swap cắt xén doanh

thu 950 triệu USD) và Xerox (buộc phải khai lại doanh thu trong 5 năm tăng thêm $6

tỷ USD).

Bất ngờ hơn vẫn là chuyện của các vị lãnh đạo chóp bu trong đó phải kể đến

Giám đốc điều hành Andrew Fastow của Enron đã "tỉa" trên 33 triệu USD từ các giao

dịch; Giám đốc điều hành Robert Annuziata của Global Crossing nhận 10 triệu thù lao

ký hợp đồng, 4 triệu USD trong các giao dịch kỳ hạn, và một khoản bảo lãnh khoảng

500.000 USD. Chi sau khi nhậm chức hơn một năm, ông này đã đút túi 2 triệu USD

riêng trong các chuyến công du. Global Crosing là một công ty viễn thông chưa bao

giờ làm ăn có lãi còn bây giờ trở thành công ty vỡ nợ lớn thứ 5 từ xưa tới giờ của Mỹ.

Thâm hụt ngân quỹ không chỉ thấy ở các công ty mới nổi như E*Trade, với

khoản lỗ 241,5 triệu USD năm 2001 trong khi giám đốc Chris Cotsakos bỏ túi 4,9 triệu

USD cho tiền lương và thưởng, một khoản xoá nợ vay 15 triệu USD và trên 9 triệu

USD lợi nhuận từ quỹ hưu. Các công ty lâu năm như Kmart cũng xảy ra tình trạng

tương tự. Chỉ trong một thời gian ngắn điều hành Kmart, ngài giám đốc Charles

Conway cũng kịp bỏ túi 13.2 triệu Usd tiền lương và 4 triệu USD tiền thưởng. Sau khi

đóng cửa một chuỗi siêu thị, Kmart chào đón Mark Schwartz làm tổng giám đốc. Ông

này cũng làm thất thoát gần 11 triệu USD. Kmart phải sa thải 22.000 nhân viên và

đóng cửa gần 300 cửa hàng trong năm nay.


Nhiều học giả cố gắng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến hàng loạt các vụ bê bối

và đổ bể lại diễn ra cùng một lúc như vậy. Một số biện pháp cải cách được đưa ra như

cho phép các công ty kiểm toán xếp hạng chất lượng của các công ty, giảm chi phí

quản lý, tăng quyền hạn của các công ty quản lý quỹ đối với chủ sở hữu.

Việc xếp hạng công ty phụ thuộc rất nhiều vào tính trung thực của các công ty

kiểm toán. Chi phí quản lý cao không phải vì thiếu cơ chế quản lý trên thị trường. 75

công ty quản lý quỹ hàng đầu kiểm soát khoảng 44% thị trường và việc của họ là cá

cược vào các công ty và tiến hành thương lượng trên thị trường. Họ phải đưa ra những

dự báo ngắn hạn. Các công ty lớn thường là khách hàng của các quỹ nắm cổ phiếu của

họ. Các công ty quản lý quỹ cũng không muốn mất đi các khách hàng lớn của mình

nên cũng chỉ đưa ra các mức phí hợp lý.

Kẽ hở giúp các vị giám đốc kiếm lời ở đây chính là mức phí quyền mua cổ

phiếu của nhân viên ở mức rất cao và tính độc quyền trong ban quản lý công ty. Một

số chuyên gia đã tìm hiểu về vấn đề này như Warren Buffett và giáo sư Robert Merton

người đã được giải Nobel kinh tế năm 1997. Chi phí trả cho quyền mua cổ phiếu là

điều đương nhiên nhưng chi phí này chiếm tỷ lệ quá cao là điều vô lý.

Thêm vào đó, việc quản lý công ty thiếu đi tính cạnh tranh. Các cổ đông nắm cổ

phiếu kiểm soát công ty biết rằng khả năng linh hoạt trong việc thiết lập lại bộ máy

lãnh đạo công ty sẽ đem lại hiệu quả kinh tế. Trước đây, đã có thời họ có thể ra những

quyết định chóng vánh, có khi cuối tuần ra quyết định, sáng thứ Hai công ty đã có một

ban lãnh đạo mới. Tuy nhiên, điều này trái với các nguyên tắc bảo vệ công ty. Vì vậy

Quốc hội phải thông qua Đạo luật William năm 1968. Đạo luật này yêu cầu một nhà

đầu tư mua trên 5% cổ phần của một công ty phải thông báo với SEC (Uỷ ban chứng

khoán Nhà nước) trong vòng 10 ngày, nêu các thông tin về cổ đông mua lượng cổ
phiếu đó, nguồn vốn mua cổ phiếu và các kế hoạch của họ trong việc quản lý công ty.

Đồng thời việc chào thầu mua đứt phải được thông báo trước ít nhất 20 ngày giao dịch.

Đạo luật này dẫn đến tăng vọt chi phí khi thâu tóm một công ty và làm giảm lợi nhuận

của người thâu tóm.

Mặc dù có đạo luật William, việc thâu tóm, sát nhập vẫn diễn ra mạnh. Trong

những năm 1985-1990, tổng số giao dịch thâu tóm thông qua đấu thầu lên tới 140 tỷ

USD, riêng trong năm 1988 đã có 46 cuộc thâu tóm. Tuy nhiên đến năm 1991 chỉ còn

2 giao dịch thâu tóm công ty được thực hiện. Nguyên nhân của sự suy giảm này là vì

trong năm 1990-1991, một số bang như Ohio ban hành các luật về thâu tóm. Theo luật

này, cổ đông thâu tóm công ty thông qua hình thức đấu thầu thâu tóm sẽ không có

quyền bỏ phiếu. Chỉ môt tháng rưỡi sau khi nắm số cổ phiếu kiểm soát, họ mới có thể

giành lại được quyền bỏ phiếu này. Hay như bang Delaware ban hành luật ngăn không

cho cổ đông mua trên 15% cổ phần của một công ty được nắm quyền kiểm soát ít nhất

trong 5 năm. Chỉ khi người này nắm được 85% cổ phần của công ty thì mới có được

quyền này trước thời hạn đó. Đến đầu năm 1991, hầu hết các bang đều áp dụng luật

giống như của Ohio và Delaware.

Đến năm 1993, luật thuế của Mỹ lại quy định các khoản thanh toán cho Ban

giám đốc hàng năm trên 1 triệu USD sẽ không còn được khấu trừ để tính thuế. Việc

này dẫn đến hiện tượng các khoản thù lao trả cho ban quản lý công ty được biến tướng

dưới hình thức hoa hồng trả cho quyền chọn mua cổ phiếu. Nếu so với những năm

1980, chi phí quyền chọn mua cổ phiếu chỉ chiếm khoảng 20% chi phí cho quản lý thì

đến năm 2000, mức phía này chiếm khoảng 63%.

Giá quyền chọn mua tăng lên tạo nên những động thái tiêu cực. Đối với nhà

quản lý, với khả năng “phù phép” số liệu tài chính, làm cho giá cổ phiếu tăng vọt, khi
đó giá quyền mua cũng tăng theo họ có thể thu về mối lợi khổng lồ. Hành vi gian lận

này đã có thể được che đậy bởi tình hình thị trường giá lên (bull) và sự bùng nổ kinh tế

những năm 1990 nhưng cuộc suy thoái và tình hình thị trường giá xuống (bear) gần

đây đã phơi bày tất cả sự thật ra ngoài ánh sáng.

Một bài học lớn rút ra từ vụ Enron đó là sự sụp đổ của các tập đoàn lớn sẽ chỉ

chấm dứt khi loại bỏ được độc quyền trong việc quản lý, kiểm soát, điều hành công ty.

Nếu không trong tương lai vẫn có thể có một Enron thứ hai.

You might also like