Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Mua nhà tặng... công nghệ nuôi chim yến!

12/08/2009

Đây không phải là lời quảng cáo phô trương mà đã trở thành một
gói chương trình kinh doanh của công ty bất động sản. Số là, khi
thị trường nhà đất TPHCM xuống dốc, doanh nghiệp này đã chọn
Mô hình nuôi chim ý tưởng đó để thu hút khách hàng.
yến trong nhà đang
nở rộ Nở rộ...
Hơn ba năm trước, tại phường Long Phước, quận 9, TPHCM, một
“đại gia” có tên tuổi đã đầu tư mô hình nuôi chim yến trong nhà và đã đạt hiệu quả bất
ngờ với năng suất 8 – 10 kg tổ yến mỗi tháng, tương đương 15.000 - 20.000 USD.
Điều ngạc nhiên là, đầu tư ban đầu của “đại gia” này chỉ khoảng 500 triệu đồng.
Còn tại quận 7, một công ty kinh doanh bất động sản cũng đổ 700 triệu đồng vào việc
cải tạo kho thành nhà yến. Chưa đầy hai năm thử nghiệm, năng suất của nhà kho này
đạt mức 2,5 - 3kg mỗi tháng và có xu hướng tăng lên vào mùa sinh sản của yến.
Sau khi đầu tư tiền tỉ tạo cảnh núi, sông hùng vĩ vào khu du lịch Đại Nam, Bình
Dương, chủ đầu tư khu du lịch này cũng đang bắt đầu có thu hoạch khi chim yến đã tự
động kéo về làm tổ rất đông. Ước tính, năng suất thu hoạch tổ yến tại khu này hiện
khoảng 18 – 20 kg mỗi tháng.
Theo thời giá hiện tại, một ký yến giá thương phẩm từ 27 - 35 triệu đồng, tương
đương 1.500 - 3.000 USD mỗi ký. Do vậy, nhiều nhà kinh doanh địa ốc bộc bạch, nếu
nuôi thành công thì người mua nhà xem như trúng số dài hạn.
Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, tại các quận vùng ven của TPHCM, gần đây nhiều
người đã bắt đầu học tập và thử nghiệm mô hình nuôi yến trong nhà.
Cách đây không lâu, trung tâm Eka Vietnam (trung tâm kinh doanh trực thuộc Công
ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Chấn Hưng được uỷ nhiệm độc quyền
cung cấp các tài liệu, thiết bị chuyên ngành nuôi yến trong nhà) đã gây sốc dư luận
khi công bố đã dụ được yến làm tổ tại nhiều căn nhà trên địa bàn TPHCM.
Cụ thể, công ty này đã thuê căn nhà tại địa chỉ tại 68F Ngô Tất Tố, phường 22 quận
Bình Thạnh, TPHCM với giá 2,3 tỉ đồng để dụ chim yến vào. Ngoài căn nhà trên,
trung tâm này còn cho biết đã có chim yến vào làm tổ trong nhà ở cảng Ba Son, ngân
hàng Nhà nước, sân vận động Tao Ðàn. Eka đã đầu tư cho một ngôi nhà khu vực quận
3, hiện có hàng trăm con vào sinh sống, làm tổ.
Theo tìm hiểu chúng tôi, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam đã hình thành và phát
triển tại một số địa phương gắn với biển đảo như Khánh Hoà, Bình Ðịnh... Nhưng
nghề nuôi yến tập trung mới hình thành từ năm 2005 khi nhà nuôi yến đầu tiên được
xây dựng tại thành phố Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận). Ðến nay, cả nước đã xây dựng
được hơn 300 nhà nuôi yến, chủ yếu ở các tỉnh, thành phố từ Ðà Nẵng trở vào.
Chiêu độc trong kinh doanh bất động sản?
Tổng Giám đốc Công ty bất động sản S. Lê Quang Hàng cho biết, từ năm 2004, công
ty đã bắt đầu mày mò nghiên cứu việc nuôi chim yến trong nhà, với sự phối hợp của
một đối tác chuyên khai thác tổ yến khu vực đảo ở biển Khánh Hoà và Bình Định.
Sau nhiều quan sát và nghiên cứu ông Hàng bắt đầu thực hiện mô hình này. Một kỹ sư
thiết kế các căn nhà cho chim yến của công ty tiết lộ, do tổ chim ở đây mới được xây
dựng từ đầu năm 2009, nên đến nay chỉ mới “dụ” được 50 cặp về làm tổ.
Hiện nay, S. đang phải dùng đỡ tiếng chim máy đợi đến khi chim về nhiều. Tổng chi
phí đầu tư cho những tổ chim này là hơn 100 triệu đồng, với phần lớn tiền là đầu tư
vào các trang thiết bị như đầu đĩa, ampli, loa, camera…
Lãnh đạo công ty S. cũng cho biết, mô hình nuôi chim yến tại nhà là nghề mới đầy
sức hấp dẫn, hiệu quả kinh tế cao, chỉ cần đầu tư một lần, không phải đầu tư giống,
thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh...
Nuôi yến còn có lợi ích về môi trường, bởi yến sống hoang dã, thức ăn của chúng là
các loại sâu bọ, côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp, chưa kể còn có thể phát
triển du lịch.
Chính vì việc này, công ty sau một thời gian làm thử nghiệm tại một số bất động sản
đã đi đến quyết định trong tháng 5/2009 sẽ tung ra thị trường và xem đây là một gói
khuyến mãi cho các khách hàng mua nhà, đất của công ty.
Công ty S. khẳng định, trước mắt nếu khách hàng mua bất động sản của đơn vị có nhu
cầu, công ty sẽ tư vấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với mức giá hợp lý và bao
tiêu sản phẩm.
Về lâu dài, công ty đang lên kế hoạch bán một dự án biệt thự nằm trên khuôn viên đất
quy mô 76ha tại thành phố Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Các khách hàng khi mua biệt
thự có thể được khuyến mãi nhà nuôi chim yến, với thu nhập từ việc bán tổ có thể sẽ
là bài toán nhằm giảm bớt gánh nặng cho chi phí trả tiền lời cho ngân hàng hàng
tháng khi đầu tư vào loại bất động sản trên.
Theo Quang Linh
Báo SGTT

Nhiều nơi nuôi được yến sào trong nhà

Theo anh Lê Danh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Eka, chim yến sào sinh sống ở hầu hết dọc
biển duyên hải miền Trung và Nam bộ. Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm rằng yến
sào chủ yếu sinh sống, làm tổ ở các đảo khơi, còn việc chim yến làm tổ trong nhà rất hiếm và
ngẫu nhiên. Nhưng theo anh Hoàng không hẳn là như vậy, chim yến không nhất thiết phải
bay đi kiếm ăn ở khơi xa, mà có thể làm tổ trong nhà, sống thành bầy đàn ngay trong đất liền.
Vì vậy, việc nuôi chim yến trong nhà là khả thi.

Một bằng chứng là Trung tâm Eka có nhà nuôi yến ở khá nhiều nơi thuộc hầu hết các tỉnh từ
Đà Nẵng trở vào. Eka Vietnam có địa chỉ tại 68F Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh,
TP.HCM. Eka Vietnam là trung tâm kinh doanh trực thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch
vụ xuất nhập khẩu Chấn Hưng được ủy nhiệm độc quyền cung cấp các tài liệu, thiết bị
chuyên ngành nuôi yến trong nhà mang thương hiệu Eka thuộc tập đoàn Eka Indonesia. Chủ
đơn vị này là hai anh em Lê Danh Hiển - Lê Danh Hoàng. Eka Vietnam chính là đơn vị đã
phát hiện ra chim yến vào sinh sống trong rạp Hòa Bình vào tháng 10/2005, và đã thuê căn
nhà bên cạnh với giá 2,3 triệu đồng/tháng để dụ chim yến vào.
Lê Danh Hoàng đang khai thác tổ yến nuôi trong nhà

Căn nhà đầu tiên Eka gọi yến vào làm tổ ở Phan Rang tỉnh Ninh Thuận và đã thành công,
được thực hiện cách đây 1 năm. Hiện nay ngoài những căn nhà tự đầu tư để nuôi, Trung tâm
Eka đã hợp tác với cư dân là những nhà đã có chim yến vào làm tổ ngẫu nhiên hoặc những
vùng có chim yến quần tụ, đầu tư gọi yến vào nhà. Đến nay ở hầu hết các tỉnh đều có nhà
nuôi chim yến của Trung tâm Eka hoặc cùng hợp tác đầu tư, gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP.HCM, Tiền Giang. Ngay tại
TP.HCM, Trung tâm Eka cho biết có chim yến vào làm tổ trong nhà ở cảng Ba Son, Ngân
hàng Nhà nước, sân vận động Tao Đàn. Eka đã đầu tư cho một ngôi nhà khu vực quận 3,
hiện có hàng trăm con vào sinh sống, làm tổ.

Đến giờ này, tổng đầu tư của Eka cho các cơ sở nuôi yến khoảng 3 tỷ đồng. Khách hàng của
Eka khoảng trên 30 người. Một số trong số này yến đã vào ở nhiều năm qua, đã có khai thác,
nay Eka đầu tư trang thiết bị mở rộng thêm như gỗ làm giá để chim yến làm tổ, máy dụ chim
yến vào nhà… Một số khác mặc dù chưa có chim yến vào làm tổ, nhưng bằng kinh nghiệm
quan sát, Hoàng và Hiển dự báo khu vực làm tổ và đầu tư cho các chủ nhà trong khu vực để
dụ chim vào.

Nghề “độc”!

Năm học đại học thứ hai, Lê Danh Hoàng gặp ông E. Nugroho, tiến sĩ người Indonesia, sang
tiếp thị các chương trình và vật tư cho việc nuôi yến trong nhà. Lê Danh Hoàng đã xin theo
học kỹ thuật, kinh nghiệm. Hoàng được hai Tiến sĩ là Nugroho và When Drato dẫn dắt, và
tham gia học hỏi ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Sau khi tiếp thu được nhiều kỹ thuật và
kinh nghiệm, Lê Danh Hoàng cùng anh là Lê Danh Hiển thành lập Trung tâm Eka Vietnam.

Ở Việt Nam, phải nói nghề nuôi chim yến là nghề độc nhất vô nhị. Lúc Trung tâm Eka thành
lập, chưa ai biết nuôi chim Yến. Sau căn nhà đầu tiên nuôi yến ở thị xã Phan Rang tỉnh Ninh
Thuận thành công, Trung tâm mới dám nhân rộng ra khắp các tỉnh. Bắt đầu từ việc bỏ tiền ra
tự đầu tư, sau đó kêu gọi tham gia. Khi số người tham gia đã khá đông, Trung tâm Eka làm
luôn các dịch vụ như cung cấp thông tin, tổ chức các khóa học kỹ thuật nuôi yến, kiêm tư
vấn, thiết kế xây dựng nhà yến, cung cấp trứng yến, vật tư, thiết bị, tài liệu nuôi và chế biến
yến sào.

Tại huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang, Eka mua một căn nhà 4 tầng đối diện chợ đặt chi nhánh.
Chỉ có tầng trệt để ở và làm việc, còn lại 3 tầng trên nuôi chim. Đây không phải là nhà có
chim vào làm tổ sắn, mà mới vừa xây dựng xong và anh em Hoàng - Hiển dụ vào. Gần kề là
hai căn nhà khác của khách hàng, được Eka đầu tư hơn 2 tháng, đã có trên 80 con chim vào
làm tổ. Chủ căn nhà này đặt 10 camera quan sát. Đối diện những căn nhà này, ngay tại khu
chợ cũng có một văn nhà với gần 100 chim yến đang làm tổ.

Cách chợ Gò Công 5km, tại ấp Khương Thượng, xã Long Bình, có một ngôi nhà yến vào làm
tổ đã trên 20 năm qua. Hiện tại trong ngôi nhà này có trên 1.000 con, mỗi mùa làm khoảng
400 cái tổ. Bình quân mỗi tổ yến 10gr, tức mỗi mùa chủ nhà thu được 4kg. Thời giá hiện nay
24-25 triệu đồng/kg, vậy cứ mỗi mùa chủ nhà thu được ngót 100 triệu đồng. Theo kiến thức
của Lê Danh Hoàng, yến ở đảo khơi do phải đi ăn xa, không đủ sức nên mỗi năm chỉ có một
mùa làm tổ, và tổ mỏng. Còn yến nuôi trong nhà cho tổ dày, và mỗi năm có thể cho tới 4 đợt
làm tổ.

Mong muốn phát triển làng nghề

Sau khi các khách hàng của Eka biết phương pháp dẫn dụ và nuôi
yến, đã tự đầu tư theo hướng kinh doanh tương tự Eka, nhưng hầu
hết không thành công. Mặc dù là lộc trời cho, nhưng không phải ai
cũng có thể khai thác.

Vì vậy, hiện giờ chỉ có Eka là thành công nhất trong lĩnh vực nuôi

Bản đồ chim yến Việt Nam của


Trung tâm Eka.
chim yến sào trong nhà. Gần đây, Eka kết hợp với khách hàng ấp và nuôi chim với số lượng
lớn tại Nha Trang. Ngoài ra trung tâm còn tư vấn xây dựng và cung cấp thiết bị cho hàng
chục nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mặc dù vậy, Hoàng và Hiển luôn mong muốn chuyển giao kỹ thuật để phát triển rộng rãi nghề
nuôi yến ở Việt Nam. Quan điểm của Hoàng và Hiển phải phát triển hoạt động nuôi yến thành
một ngành nghề. Từ đó, nghề nuôi yến ở Việt Nam mói có thể gia nhập vào phong trào trong
khu vực và thế giới, và sẽ mang lại giá trị, lợi ích nhiều hơn cho người nuôi yến. Hiện tại
trong khu vực đã có nhiều nước nuôi yến trong nhà là Indonesia với hơn 200.000 căn nhà.
Tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với hơn 5.000 căn nhà đã được xây dựng tại mỗi nước. Kế
đến Ấn Độ, Srilanka…

Để hỗ trợ cho việc phát triển rộng rãi chương trình này, Hoàng và Hiển đã khảo sát các tỉnh
dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, lập ra bản đồ đánh dấu những vùng có thể nuôi yến trong nhà.
Trung tâm Eka thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, tài liệu cho
người nuôi yến và cả người muốn kinh doanh. Cũng với ý nghĩ phát triển chương trình này,
Hiển và Hoàng đã mua một khu đất tại xã Long Bình huyện Gò Công, lập dự án xây dựng
thành làng yến với 100 căn nhà. Phương pháp thực hiện dự án ngoài một phần vốn bỏ ra,
Trung tâm sẽ mời gọi tham gia. Nếu trước đây nói đến yến sào, người ta chỉ biết có Khánh
Hòa, sau đó là vài tỉnh khác của duyên hải miền Trung, thì nay theo nhận định của hai anh
em Hiển - Hoàng, khu vực phía Nam mà tập trung là Tiền Giang mới là vùng đất có đông đảo
chim yến. Đây là điều kiện thuận lợi để khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển nghề nuôi yến trong
nhà.

NÔNG NGHIỆP
Nuôi chim yến ở Cần Giờ - Cần chính sách quản lý
Thứ hai, 07/03/2011, 10:06 (GMT+7)
Năm 2006 một số nhà đầu tư đến xã Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ
TPHCM xây nhà nuôi chim yến. Nhận thấy có hiệu quả, số lượng nhà
nuôi chim yến trên địa bàn huyện Cần Giờ ngày càng tăng và mở rộng ra
các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa và thị trấn Cần
Thạnh. Nuôi chim yến đã trở thành hướng sản xuất mới ở Cần Giờ sau
khi việc nuôi tôm ở đây đi vào thoái trào.

Ngày càng có nhiều người xây nhà nuôi chim yến. Ảnh: C.T.
Tự phát, thử nghiệm song hành

Tại cuộc họp xây dựng Đề án nuôi thí điểm chim yến ngày 21-4-2009, UBND
huyện Cần Giờ cho phép tồn tại và tiếp tục hoạt động đối với 17 nhà nuôi chim
yến được đầu tư, xây dựng trước thời điểm ngày 10-10-2008 (ngày UBND
TPHCM có văn bản chấp thuận), gồm 12 căn nhà trong khu dân cư và 5 căn
ngoài khu dân cư trên địa bàn xã Tam Thôn Hiệp (11 căn), Bình Khánh (1
căn), An Thới Đông (1 căn), Lý Nhơn (1 căn), Long Hòa (1 căn), thị trấn Cần
Thạnh (2 căn), với tổng diện tích xây dựng khoảng 8.101m².

Đề án năm 2009 cho phép nhà đầu tư xây dựng 10 căn nhà nuôi thử nghiệm
trong khu nuôi trồng thủy sản trước đây, dự kiến sẽ quy hoạch khu nuôi chim
yến sau này cách xa khu dân cư (trên 250ha) tại xã Tam Thôn Hiệp. Hiện nay,
ở huyện Cần Giờ, đã có 77 căn nhà nuôi chim yến với 34.688,4m² xây dựng.
Đã có 17 căn có sản phẩm thu hoạch và 60 căn mới xây dựng, gây nuôi chưa
có sản phẩm.

Theo nhận định ban đầu, nuôi chim yến tạo việc làm cho lao động địa phương
(xây dựng, bảo vệ). Nhưng vốn đầu tư lớn, bình quân 3 tỷ đồng/khu đất nuôi
yến, nên chủ yếu thu hút nhà đầu tư từ nội thành và các tỉnh (77 người). Tuy
nhiên, chỉ có 20 căn được phép hoạt động (gồm 17 căn trước thời điểm 10-10-
2008 và 3 căn trong đề án nuôi thử nghiệm). Như vậy có 57 căn xây dựng gây
nuôi trái phép (đất thổ cư hoặc mua nhà, chuyển công năng sang nuôi yến).
Trong khi đó, hiện mới có 3/10 nhà nuôi chim yến (đề án thử nghiệm) xây
dựng hoàn chỉnh đang dẫn dụ chim yến về làm tổ, 7 căn còn lại xây dựng.
Như vậy, so với việc nuôi tự phát bên ngoài các điểm nuôi thử nghiệm tỏ ra
chậm chân.

Theo kế hoạch, đến tháng 5-2011, huyện sẽ tiến hành sơ kết và tháng 5-2012
sẽ tổng kết Đề án nuôi thí điểm chim yến tại huyện Cần Giờ.

Đầu tư lớn, lợi nhuận... còn tùy

Sản lượng thu hoạch của 17 nhà nuôi chim yến qua các năm như sau: năm
2008 thu hoạch 60 kg/17 căn, năm 2009 thu 250 kg/17 căn, năm 2010 thu
hoạch 400kg/17 căn, với đơn giá thị trường 35 triệu đồng/kg yến thô, tổng trị
giá khoảng 14 tỷ đồng. Nhưng để có kết quả này đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng
nhà nuôi chim yến rất lớn.

Theo khảo sát của huyện, chi phí đầu tư tùy theo công nghệ, kỹ thuật (phương
pháp của Malaysia 7.000.000 đồng/m², Indonesia 3.000.000 đồng/m², Việt
Nam 1.900.000 đồng/m²). Chi phí đầu tư hoàn chỉnh một nhà nuôi yến khoảng
1,9 - 3 tỷ đồng trên đất có diện tích 250m², diện tích sàn xây dựng khoảng
780m². Hiện nay vẫn chưa tính được hiệu quả nuôi chim yến theo đề án nuôi
thí điểm 10 căn do mới triển khai chưa đủ thời gian cho ra sản phẩm.

Nhưng qua khảo sát 8/17 hộ (của 4 nhà đầu tư nuôi hợp pháp) đang nuôi và
đã có thu hoạch tổ yến ổn định sau một năm gây nuôi đã thu hoạch bình quân
khoảng 1kg tổ yến/tháng/nhà. Các năm tiếp theo từ 2 - 5kg tổ yến/tháng/nhà,
sau 3 năm có thể thu hồi được vốn và có lãi. Tuy nhiên, đây là các trường hợp
nuôi yến thành công, thực tế mỗi nhà có sản lượng thu hoạch khác nhau, có
hộ chưa thu được tổ yến nào, nhưng cũng có hộ thu được rất nhiều như hộ bà
Trần Bạch Mai.

Theo đánh giá của nhà đầu tư, huyện Cần Giờ có điều kiện phát triển nghề
nuôi chim yến nhờ thổ nhưỡng, vùng sông nước, có diện tích rừng ngập mặn
hàng chục ngàn hécta, lại gần biển là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển
nghề nuôi chim yến trong nhà tương tự như tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận,
Long An, TP Vũng Tàu và các nước như Indonesia, Malaysia…

Tuy nhiên, việc nuôi chim yến trong khu dân cư có thể gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân khi mật độ nuôi quá dày, không phù hợp. Ông Lê Văn
Thơm, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho rằng, việc phát triển ngành
nuôi yến cần có nghiên cứu của các nhà khoa học, cơ quan quản lý chuyên
ngành để kết luận chính xác và khoa học hơn. Quy trình thủ tục gây nuôi phải
đúng. Cần ban hành các chính sách quản lý để phát triển ngành nghề mới
cũng như mở rộng diện tích.

Đua nhau nuôi yến


TT - Hàng loạt nhà đầu tư đang đổ tiền tỉ vào xây nhà nuôi chim yến
với mong muốn hốt bạc khi giá mỗi ký yến sào tương đương một
lượng vàng. Hiện trên 30 tỉnh thành trong cả nước đã có nhà nuôi
yến.

Chim yến làm tổ trong nhà ở thị xã Gò Công, Tiền Giang - Ảnh: Dương Thế
Hùng

Tại TP.HCM, nhiều nhà đầu tư đổ dồn về huyện Cần Giờ mua đất
xây nhà nuôi chim yến. Trong khi thiếu những nghiên cứu khoa học
đánh giá hiệu quả và rủi ro thì việc phát triển quá nhanh theo phong
trào nuôi yến đã khiến không ít người lo ngại.
Sốt đất vì nuôi yến
Trích:Người dân bị ảnh hưởng
Do các nhà nuôi yến xây dựng sát với các hộ dân nên gây nhiều
phiền phức với dân cư khu vực. Theo chị H. - chủ một tiệm tạp hóa
tại Tam Thôn Hiệp, ban ngày khi yến đi kiếm ăn thì không sao,
nhưng khi đến tối về chúng bay lượn nhiều vòng trước khi vào nhà
và thải phân bừa bãi khu vực xung quanh. Ảnh hưởng nhất là những
hộ dùng nước mưa vì phân chim rơi vào hoặc trong khu phơi quần
áo ngoài trời.

Trong cái nắng gay gắt buổi trưa, con đường độc đạo chạy vào xã
Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ) chốc chốc lại xuất hiện vài chiếc xe
hơi đời mới cáu cạnh. “Họ vào tìm mua đất xây nhà yến đấy” - chị
Thanh, chủ một quán cóc ven đường, nói. Theo chị Thanh, hai năm
nay từ dạo nghề nuôi yến rộ lên ở Tam Thôn Hiệp, giá đất đã tăng
chóng mặt, cái xã từng là nơi “khỉ ho cò gáy” này cũng nhộn nhịp hẳn
lên.
Giới thiệu với chúng tôi về “phố nhà yến” nằm ven con đường nhựa
chạy dọc bờ sông tại ấp An Hòa, ông Năm B. - một cư dân kỳ cựu tại
đây - khẳng định vài năm nữa, chỉ riêng con phố này sẽ có không
dưới 100 nhà yến. Theo ông B., nghề nuôi yến xuất hiện tại khu vực
này gần mười năm trước với duy nhất một nhà yến của ông L.,
người Malaysia. Chỉ sau vài năm, ông L. tiếp tục xây thêm hai nhà
yến ngay trong khu đất này, chưa kể 4-5 căn khác cũng ở Tam Thôn
Hiệp.
Khi thông tin về nghề nuôi yến “hái ra tiền” được nhiều người biết
đến, nhiều đại gia tại thành phố đổ xuống mua đất xây nhà nuôi yến,
hình thành nên phố nhà yến. Dọc hai bên phố nhà yến này hiện có
gần 30 căn nhà nuôi yến mọc san sát nhau, chưa kể hàng loạt căn
khác vẫn đang trong quá trình xây dựng dở dang.
Không rầm rộ như ấp An Hòa, nhưng hoạt động nuôi yến tại hai ấp
An Phước và An Lộc cũng sôi động hẳn lên trong những năm gần
đây. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ riêng tại tổ 36 (An Phước) đã
có hơn mười nhà nuôi yến, chưa kể một số nhà yến khác vẫn đang
được xây dựng. Nhiều người dân cho biết tại các khu vực ven sông,
nơi phù hợp với việc xây nhà nuôi yến, giá đất đã tăng gấp ba lần
trong hai năm qua. “Tại phố yến An Hòa, mỗi “gò” - nền đất (12x25m)
hiện có giá thấp nhất là 1,8-2 tỉ đồng, cao gấp mười lần so với cách
nay 5-6 năm...” - ông B. nói.
Nghề hốt bạc
Ông Hai T. - chủ một nhà yến đang trong quá trình hoàn tất tại ấp An
Hòa - cho biết đã bắt đầu nuôi yến từ 2-3 năm nay, trong đó nhà yến
đầu tiên của gia đình ông tại khu vực Trung Sơn, quận 8. “Lúc đầu
cũng định làm chơi, nhưng không ngờ ăn thật, hiệu quả rất cao nên
tui mới mua đất mở rộng cơ sở tại Cần Giờ này...” - ông T. nói. Theo
ông T., với giá bán yến sào tại VN hiện bình quân khoảng 35 triệu
đồng/kg, chỉ cần mỗi tháng thu vài ba ký là có thể “sống khỏe”.
Anh Lê Danh Hoàng, giám đốc trung tâm yến sào Hoàng Yến Eka,
cho biết chỉ sau mấy năm phát triển, những ngôi nhà nuôi yến đã có
mặt hầu hết các quận huyện ở TP.HCM. Trong đó, phát triển mạnh
nhất là Cần Giờ, Nhà Bè, quận 9 với số lượng lên tới hàng trăm nhà
mỗi địa phương.
Trong giới nuôi yến, ông L. (người Malaysia, có vợ là người VN) nổi
tiếng là người nuôi yến hiệu quả nhất. Theo thông tin từ cơ quan
chức năng, sản lượng yến sào bình quân tại các cơ sở của ông L.
vào khoảng 10kg/tháng. Tuy nhiên, những người thân cận với ông L.
khẳng định chỉ riêng ba nhà yến tại An Hòa, mỗi tháng ông L. thu
được không dưới 30kg, trị giá hàng tỉ đồng!

Một nhà yến đang được xây dựng tại thôn An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp (Cần
Giờ, TP.HCM) - Ảnh: T.MẠNH

Không ít rủi ro
Theo khảo sát của Phòng kinh tế UBND huyện Cần Giờ, chi phí để
xây dựng nhà nuôi chim yến cùng các vật dụng như máy điều hòa
nhiệt độ, hệ thống Internet, máy phát âm thanh dẫn dụ chim yến...
khoảng 1,9 tỉ đồng. Sau ba năm, chủ đầu tư có thể thu hồi vốn và có
lời từ năm thứ tư. Trước sự phát triển nhanh chóng của nhà yến,
UBND huyện Cần Giờ đề nghị UBND thành phố cho phép mở rộng
phát triển nghề nuôi chim yến từ diện tích 256ha hiện tại lên tới
1.127ha.
Tuy nhiên, đề nghị này chưa nhận được sự đồng tình của các nhà
chuyên môn do thiếu cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả và rủi ro của
ngành nghề này. Bản thân các chủ đầu tư xây nhà nuôi yến cũng
thừa nhận nghề này chứa đựng rủi ro cao. “Nhiều người đã làm giàu
từ nghề nuôi yến, nhưng số người thất bại cũng không ít. Không phải
cứ có tiền đầu tư là thành công mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác,
trong đó đặc biệt là vấn đề kỹ thuật...” - anh Tr., một người từng lăn
lộn trong nghề nuôi yến tại Malaysia vừa trở về VN tham gia nuôi
yến, cho hay.
“Xây nhà xong chưa chắc yến đã vào nhà, yến vào nhà chưa chắc
đã ở, yến ở chưa chắc đã làm tổ hoặc làm tổ ít” - anh Tr. nói. Bởi hạ
tầng mới là một phần của việc nuôi yến, kỹ thuật tạo mùi, kỹ thuật
âm thanh dẫn dụ và chăm sóc chính là yếu tố thu hút nhiều chim yến
về làm tổ. “Những kỹ thuật này là bí quyết của từng người nuôi mà
họ thường giữ kín không để lọt ra ngoài. Do đó, mỗi người nuôi đang
theo cách của mình và nếu ai không có kinh nghiệm rất dễ bị phá
sản”, nhà đầu tư này cho biết.
Thông thường, sau 12-18 tháng nhà yến được đưa vào hoạt động,
chủ đầu tư mới bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên, một số nhà yến tại khu
vực An Phước được đưa vào hoạt động cả năm nhưng số lượng yến
về làm tổ rất ít, trong khi các nhà yến hằng ngày vẫn đua nhau phát
âm thanh gọi yến. “Đã có người rao bán nhà yến do năng suất thu
được rất thấp, chỉ được khoảng 1 kg mỗi tháng dù nhà yến đã được
đưa vào hoạt động hơn hai năm nay...” - anh B., một cư dân địa
phương, nói.
Anh Lê Danh Hoàng nhận định sự phát triển quá nóng tại một số địa
phương chứa đựng nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư mới. Anh Hoàng
phân tích trong một diện tích hẹp nhưng có tới mấy chục căn nhà
yến là không hợp lý, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nếu một nhà yến
có bệnh.
Tại hội nghị sơ kết đánh giá kết quả mô hình nuôi chim yến trong nhà
tại Sở NN&PTNT TP.HCM ngày 3-3, ông Nguyễn Trọng Liêm - phó
chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM - cho rằng đề
xuất mở rộng diện tích vùng nuôi chim yến của Cần Giờ hơi vội
vàng, bởi Thái Lan chỉ có 500ha nuôi nhưng đã hình thành một
ngành nuôi yến phát triển. Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm thành phố
cũng cho rằng cần có một khảo sát cụ thể, nếu không người dân vì
thấy nuôi chim yến siêu lợi nhuận mà ồ ạt nuôi và lặp lại thất bại như
một số địa phương “xây 100 căn thì chỉ có mười căn có yến, còn 90
căn bỏ trống”.
Ông Nguyễn Phước Trung, phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho rằng
trước khi mở rộng nghề nuôi chim yến, cần có những nghiên cứu
chuyên sâu về mặt khoa học để đánh giá hiệu quả của nghề nuôi
này.
Hải Đăng - Trần Mạnh

You might also like