Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 120

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ


TỔ CHỨC HỢP TÁC ANH
TỔNG CÔNG TY NHÀ Ở

LLEWELYN- DAVIES
Tổ chức Hợp tác Anh là một tổ chức quốc gia làm việc trong lĩnh vực cải tạo và phát
triển. Như vậy, chúng tôi có các hoạt động nghiên cứu, định dạng và thực hiện thực tiễn
đổi mới trong tất cả các khía cạnh cải tạo và phát triển, đồng thời chia sẻ các kết quả làm
việc với một mạng lưới rộng lớn nhất các đối tác địa phương, khu vực và quốc gia.

Thông qua các chương trình cải tạo đô thị và các cánh đồng than và thông qua quá trình
làm việc với các thị trấn mới và Tổ chức Cộng đồng Thiên niên kỷ, tổ chức đã được thiết
lập để trở thành nguồn lực quốc gia về thực tiễn điển hình về thiết kế đô thị và trở thành
cơ quan quảng bá chất lượng thiết kế trong các ngành cải tạo và phát triển rộng lớn hơn.
Trong ấn phẩm Thời đại của Thiết kế, và Thời đại của Thiết kế 2, Tổ chức Hợp tác Anh
có quan điểm cho rằng một thiết kế tốt sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, do những người
sử dụng các tòa nhà và thưởng ngoạn các phong cảnh ở ngay xung quanh các vấn đề thiết
kế. Chúng tôi tranh luận rằng các thiết kế tốt không tốn nhiều chi phí hơn những thiết kế
thường nếu tính theo thời gian của sự phát triển. Bù lại cho một chút thời gian trong khâu
thiết kế, sự cẩn trọng, tư duy, các thiết kế tốt tạo cho các tòa nhà và các không gian tính
bền vững và điều đó làm nâng cao giá trị của nó với thời gian và có thể nâng cao giá trị
thị trường của bất cứ công trình nào.

Việc xuất bản cuốn Tài liệu tóm tắt về Thiết kế đô thị, phối hợp với Tổng Công ty Nhà ở
đã cho thấy công việc hợp tác trong thực tế và việc nâng cao vấn đề thiết kế đô thị đã
tiến thêm một bước quan trọng. Được xây dựng song song cùng với các ấn phẩm của Bộ
Môi trường, Bộ Giao thông: Thiết kế:Thiết kế Độ thị trong Hệ thống Quy hoạch cuốn Tài
liệu Tóm tắt này nhằm mục đích đưa ra những lời khuyên hữu ích về rất nhiều khía cạnh
liên quan đến quy trình thiết kế, từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự án. Chúng tôi hy
vọng rằng cuốn tài liệu sẽ cung cấp nguồn tham khảo các bài học kinh nghiệm tới tất cả
những người tham gia các ngành cải tạo và phát triển.

Ấn phẩm này không phải là ấn phẩm duy nhất mà là một phần của một quá trình liên tục.
Vì vậy, chúng tôi rất quan tâm đến các phản hồi từ các độc giả đã đọc và sử dụng cuốn
sách này. Bất cứ kinh nghiệm nào cũng đều quý báu như những dự án và các mối hợp tác
mà nó đem tới và thúc đẩy. Vì vậy, tôi kêu gọi các bạn hãy sử dụng những bài học kinh
nghiệm trong cuốn sách và nói cho chúng tôi biết quá trình vận dụng của các ban như thế
nào. Với cách làm này, chúng ta có thể cùng nhau tiếp tục mở rộng và cải tiến các mô
hình được lãnh đạo bởi cộng đồng, nâng cao các thiết kế đô thị có chất lượng cao và
những đổi mới được mô tả trong cuốn sách.

NGÀI ALAN COCKSHAW


Chủ tịch, Tổ chức Hợp tác Anh

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 2


Báo cáo của Nhóm Công tác về Đô thị Hướng tới Phục hưng Đô thị đã xác
định những thách thức chúng ta phải vượt qua để đảm bảo được một tương lai
tốt đẹp, tính bền vững và sự thành công của các đô thị. Tôi rất vui mừng là
Tổng Công ty Nhà ở hiện nay đã có thể hợp tác với Tổ chức Hợp tác Anh tài
trợ xuất bản cuốn Tài liệu này. Cuốn sách đề cập một loạt hướng dẫn giải
quyết các vấn đề cải tạo và phát triển mà Nhóm Công tác đã đưa ra.

Cuốn Tài liệu Tóm tắt kiểm tra các yếu tố làm cho các khu dân cư trở nên
sống động và năng động, nơi đó các cư dân cảm thấy an toàn và thoải mái.
Cuốn sách cũng đưa ra nhiều lời khuyên về những thay đổi ở các đô thị hiện
nay, trong đó có Vấn đề Đăng ký Xã hội của các Chủ hộ, với sự ủng hộ của
Tổng Công ty, đang trở nên ngày càng liên quan tới việc cải tạo các khu vực
riêng và trong việc cung cấp nhà ở mới có giá cả hợp lý trong những khu vực
tăng trưởng kinh tế. Các thiết kế thông minh và có chất lượng cao có vai trò
rất quan trọng đối với công việc này, nhằm đảm bảo nhà ở bền vững có độ
linh hoạt cao để đáp ứng được những thay đổi về như cầu và lối sống của
người dân.

Cuốn Tài liệu Tóm tắt sẽ giúp cho những người tham gia vào quá trình thiết
kế nhìn xa hơn những vấn đề trước mắt về các tiêu chuẩn nhà ở, các phương
tiện và địa điểm, đồng thời có cái nhìn tổng quát hơn về việc làm thế nào để
các ngôi nhà mới phù hợp với cộng đồng xung quanh và với bối cảnh rộng
lớn hơn của đô thị. Tôi hy vọng những khuyến nghị và ý kiến trong Tài liệu
Tóm tắt sẽ được áp dụng rộng rãi và tất cả chúng ta đều học hỏi được những
kinh nghiệm quý giá mà nó đem lại.

BARONESS DEAN
Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Nhà ở

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 3


TỔ CHỨC HỢP TÁC ANH

Tổ chức Hợp tác Anh là một tổ chức quốc gia làm việc trong lĩnh vực cải
tạo và phát triển. Chúng tôi làm việc cùng các đối tác để tạo thêm việc làm
và đầu tư thông qua cải tạo và phát triển kinh tế bền vững ở các khu vực
thuộc Vương quốc Anh.

Tổ chức Hợp tác Anh tập trung vào việc điều phối cấp khu vực và quốc gia
để hỗ trợ cho chương trình nghị sự của Chính phủ về Cải tạo và các hoạt
động của Hiệp hội Các Tổ chức Phát triển Khu vực. Các sáng kiến của
chúng tôi được xây dựng cùng với các chiến lược kinh tế của Hiệp hội Các
Tổ chức Phát triển Khu vực, và được sự hỗ trợ của các ưu tiên và chương
trình của họ.

Tổ chức Hợp tác Anh giúp tạo ra những nơi ở có chất lượng để con người
sống và làm việc, với các tiêu chuẩn thiết kế cao nhất, tính bền vững các
các lợi ích về môi trường.

TỔNG CÔNG TY NHÀ Ở

Tổng Công ty Nhà ở điều hành các Vấn đề Đăng ký Xã hội của các Chủ hộ
ở Anh và quản lý đầu tư vào lĩnh vực nhà ở mới.

Vai trò và chiến lược của Tổng Công ty Nhà ở thể hiện sự tăng trưởng
mạnh mẽ trong linh vực Vấn đề Đăng ký Xã hội của các Chủ hộ. Đây là kết
quả của cả việc chuyển giao quyền lực về nhà ở thành các vấn đề mới hoặc
hiện có trong Đăng ký Xã hội của các Chủ hộ và việc chuyển giao các quá
trình cải tạo và phát triển mới, được hỗ trợ bởi các nguồn vốn công và tư.
Trong tất cả các khía cạnh trong công việc về Vấn đề Đăng ký Xã hội của
các Chủ hộ, Tổng Công ty Nhà ở khuyến khích các tiêu chuẩn về dịch vụ
và chất lượng trong thiết kế, đồng thời nhận thức sự cần thiết phải hợp tác
với các cư dân và các tổ chức khác. Điều này nhằm bảo đảm rằng tất cả các
nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất để tạo ra các cộng đồng bền vững.

Hội Thiết kế Đô thị: Thông điệp ủng hộ


Hội Thiết kế Đô thị rất vui mừng ủng hộ Tổ chức Hợp tác Anh và Tổng
Công ty Nhà ở trong việc xuất bản cuốn Tài liệu Tóm tắt về Thiết kế Đô
thị. Hội được thành lập ba năm trước đây để hợp nhất các tổ chức trọng yếu
hoạt động về cải thiện chất lượng đời sống đô thị thông qua thiết kế đô thị,
nhằm mục đích nâng cao nhận thức và nâng cao tiêu chuẩn thiết kế đô thị.

Tài liệu Tóm tắt và cuốn sách hướng dẫn bài học kinh nghiệm của Hiệp hội
Các Tổ chức Phát triển Khu vực, Thiết kế, sẽ đóng góp tích cực vào những
mục tiêu này. Hội Thiết kế Đô thị đã tham gia tích cực vào quá trình xây
dựng tính chất và nội dung của cuốn Tài liệu Tóm tắt. Các thành viên của
các tổ chức khác nhau đã cung cấp các tài liệu, hướng dẫn và những quan
điểm tiên phong giúp hoàn thành cuốn tài liệu này.

Tài liệu Tóm tắt được ra đời giữa thời điểm nhạy cảm khi Chính phủ đang
thực thi các chính sách Phục hưng đô thị. Nó đưa ra một loạt các quá trình
để giúp các nhà phát triển và những người thực hiện khác tạo ra được
những thiết kế có chất lượng bằng cách thực hành tốt và suy nghĩ sáng tạo.
Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách sẽ như một chất xúc tác trong quá trình
xây dựng các giải pháp sáng tạo về cải tạo và phát triển bền vững. Tài liệu
Tóm tắt về Thiết kế đô thị là một tài liệu chính cho các nhà quy hoạch, các
kiến trúc sư, các giám sát viên, các kiến trúc sư phong cảnh, các kỹ sư,
những nhà thiết kế đô thị và các thành viên của công chúng quan tâm đến
việc cải thiện môi trường xây dựng.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 4


CÁC NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN
1.1 Tầm quan trọng của thiết kế đô thị 1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong thiết
kế 1.3 Bố cục tài liệu

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 5


Nhiều dự án cải tạo và phát triển đô thị đòi hỏi vốn cộng đồng để hộ trợ giá xây
dựng tòa nhà, cơ sở hạ tầng, các khoảng không gian mở và làm cho dự án có
hiệu quả. Chất lượng thiết kế đang ngày càng trở thành một tiêu chí quan trọng
trong việc quyết định liệu một dự án có thể nhận được vốn cộng đồng hay
không.

Làm cách nào để các nhà cung cấp vốn cộng đồng có thể đánh giá chất lượng
của các bản kế hoạch thiết kế? Một cách tiếp cận khách quan là can thiết trong
việc đánh giá hình thức thiết kế đô thị nào có hiệu quả và tại sao cần được tiến
hành. Tương tự, đăng ký dự án cũng cần phải biết vị trí của họ khi trình kế
hoạch. Người ta trông đợi gì ở các ứng cử viên về mặt đầu tư cho thiết kế dự
án?

Mục đích của Tài liệu Tóm Tắt về Thiết kế Ðô Thị là trang bị cho các ứng cử
viên dự án, các cơ quan tài trợ vốn và các bên thứ ba có quan tâm một hướng
dẫn nhằm đạt được và đánh giá chất lượng quy hoạch đô thị trong việc phát
triển và khôi phục các vùng đô thị.

Ðây không phải là văn bản có tính chất tuyệt đối. Tài liệu Tóm Tắt cung cấp
một sự phân tích về các vấn đề đô thị chính qua các giai đoạn của quá trình dự
án, từ đánh giá bối cảnh tổng thể cho tới quyết định chi tiết của các k ế ho ạch
phát triển dự kiến. Ðiều quan trọng nhất trong quy hoạch đô thị là tạo ra sản
phẩm. Nói một cách khác, làm sao chúng ta có thể thay đổi bối cảnh đô thị để
tạo ra nơi muốn sống, làm việc, và tạo dựng các quan hệ xã hội, từ góc đường
tới một nơi ở mới. Tài liệu Tóm Tắtnhìn chung không có ý định trở thành một
chỉ dẫn về mối quan hệ giữa thiết kế và các chi tiết của quy hoạch và quản lý
dự án. Tuy nhiên, chúng tôi đề cập các vấn đề này ở chương cuối cùng bằng
cách cung cấp các dẫn chiếu chéo tới các chỉ dẫn khác mà người đọc cảm thấy
có ích.

Tài liệu trong Tài liệu Tóm Tắt này phản ánh thực tế sinh động cả ở Vương
Quốc Anh và quốc tế, dựa vào các cách tiếp cận mới và cũ về thiết kế đô thị
trong thập niên vừa qua. Phong trào cải tạo đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo
ra một luồng tư tưởng mới về việc làm thế nào thiết kế có thể định hướng sự
phát triển tren thị trường, thay đổi quan niệm về nơi ở và tạo ra giá trị. Cũng sẽ
có một ngành nghiên cứu về vấn đề cái gì tạo thành chất lượng đô thị.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 6


Chính Phủ đã đặt trọng tâm vào thiết kế và chất lượng trong quá trình cân
nhắc về cải tạo và phát triển đô thị. Việc xuất bản Tài liệu Tóm Tắt này có
được do công việc của Nhóm Hành động Ðô Thị, thành lập do Chính Phủ,
để xem xét làm thế nào chúng ta có thể sử dụng còn về 20% gia tăng dự
kiến số hộ gia đình ở Anh trong vòng 20 năm qua làm cơ sở để cải tạo các
thành phố và thị xã. Trong bản báo cáo cuối cùng năm 1999: Tiến tới một
sự phục hưng đô thị - Nhóm Hành động đã kêu gọi cải tạo đô thị dựa trên
thiết kế. Ghi chú 3 của Bản Hướng Dẫn Chính Sách Quy Hoạch sửa đổi
(Nhà Ở), xuất bản tháng 3 năm 2000, cũng tập chung vào thiết kế, chất
lượng, và các chi tiết làm cách nào để các thiết kế và [layout] quy hoạch
Ngôi l àng Thiên Niên Kỷ Greenwich được thiết lập để làm mô hình giúp sử dụng một cách tốt nhất những mảnh đất được phát triển cải thiện
đô thị mới chất lượng và vẻ đẹp của các khu dân cư.

Tài liệu Tóm Tắtđược soạn thảo để bổ sung hướng dẫn thiết kế của
DETR/Ủy Ban về Kiến Trúc và Môi Trường Xây Dựng - Thông qua thiết
kế: Thiết Kế Ðô Thị trong Hệ Thống Quy Hoạch: Hướng Tới Hoạt Ðộng
Hiệu Quả Hơn. Văn bản này, được xuất bản tháng 5 năm 2000, dự định là
một phần của sê-ri PPG nhằm hướng dẫn quan chức địa phương và các
đối tác của họ đưa ra thiết kế đô thị tốt hơn qua hệ thống quy hoạch. Bản
Ghi Chú mới số 3 của Bản Hướng Dẫn Chính Sách Quy Hoạch, Nhà Ở,
xuất bản tháng 3 năm 2000, đặc biệt chú trọng vào các vấn đề thiết kế,
chất lượng, và các chi tiết làm cách nào để các thiết kế và quy hoạch giúp
sử dụng một cách tốt nhất những mảnh đất được phát triển cải thiện chất
lượng và vẻ đẹp của các khu dân cư..

Tại sao lại là T ổ ch ức Hợp Tác Anh và Tổng Công Ty Nhà Ở?


Trong vòng 5 năm vừa qua, Tổ chức Hợp tác Anh và Tổng Công Ty Nhà
Ở dẫn đầu với tư cách các tổ chức công trong thúc đẩy cải tiến thiết kế
các dự án mà các tổ chức này tài trợ.

Tổ chức Hợp tác Anh luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế
chất lượng và đã đặt các ý tưởng mới nhất vào thực tiễn trong các dự án
của họ và các đối tác. Các tiêu chuẩn thiết kế được đưa vào t óm t ắt k ế
ho ạch Phát Triển trong các chương trình và ấn phẩm của họ: Thời Ðại
cho Thiết Kế, Thời Ðại c ủa Thiết Kế 2 và ấn phẩm Tạo Ra Không Gian
đã khẳng định tầm quan trọng của thiết kế đô thị trong việc cải tạo và phát
triển, được hỗ trợ bởi các dự án hàng đầu bao gồm Ngôi l àng Thiên Niên
Kỷ Greenwich, các Cộng Ðồng Thiên Niên Kỷ khác, và Công Ty Cải Tạo
Ðô Thị.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 7


Tổng Công Ty Nhà Ở có lịch sử hoạt động tương tự. Trong
vòng một vài năm qua, Tổng Công Ty đã làm việc với các
phong trào đoàn hội liên quan đến nhà ở để phát triển các
hướng dẫn thiết kế kết hợp cải tiến, tính linh hoạt và chất
lượng trong thiết kế xây dựng. Tổng Công Ty ngày càng chú
trọng các dự án mang lại lợi ích cải tạo rộng khắp hơn cho các
cộng đồng đô thị. Ðể ghi nhận điều này, Giám Ðốc Ðiều Hành
cũ của Tổng Công Ty đã trở thành Phó Chủ Tịch của Nhóm
Công Tác Ðô Thị.

Ai nên sử dụng Tài liệu Tóm Tắt?


Hiệp Hội Nhà Ở Knightstone và Quỹ Ủy thác Guiness đã kết hợp tại
Frome, Somerset, để tạo ra “The Piggeries” - một loạt kiểu nhà ở với T ổ ch ức và Tổng Công Ty Nhà Ở muốn sử dụng Tài liệu
mật độ cao nhằm đáp ứng bối cảnh nhạy cảm của địa phương Tóm Tắt này để hướng dẫn xây dựng và áp dụng thực tiễn
chính sách trong phát triển mới và cải tạo đô thị. Các tổ chức
này có tầm cỡ đáng kể trong chất lượng thiết kế đô thị nhưng
tính thực tiễn của Tài liệu Tóm Tắt vượt xa hơn giới hạn đó.
Chúng tôi hi vọng rằng Tài liệu Tóm Tắt sẽ thông tin và giúp
đỡ tất cả những ai liên quan đến phát triển mới và cải tạo đô
thị, và việc sử dụng Tài liệu Tóm Tắt này sẽ góp phần cải thiện
các dự án cải tạo nhà ở và thúc đẩy sự phát triển mới bền vững.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 8


1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ ÐÔ THỊ

Thiết kế đô thị bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau về trách nhiệm môi
trường trong tạo-lập-không-gian, về công bằng xã hội và tính khả thi kinh
tế, ví dụ như trong việc tạo ra các không gian có vẻ đẹp và cá tính đặc
trưng. Thiết kế đô thị xuất phát từ các vấn đề liên quan như chính sách quy
hoạch và giao thông, thiết kế kiến trúc, kinh tế phát triển, khung cảnh và
thiết kế công trình nhưng lại vượt qua chính những vấn đề đó. Thiết kế đô
thị kéo các lĩnh vực này và các lĩnh vực khác với nhau. Tóm lại, thiết kế đô
thị là tạo ra khung cảnh cho một khu vực và rồi sử dụng các kỹ năng và
nguồn lực để hiện thực hóa khung cảnh đó.

Ðất nước này đã trải qua rất nhiều đợt phát triển và cải tạo đô thị từ sau
Chiến Tranh Thế Giới thứ 2 trở lại đây. Ngoại trừ một số ngoại lệ, hầu hết
sự phát triển này rất yếu kém và thiếu “cảm nhận về một địa chỉ”. Trong
các trường hợp tồi tệ nhất, kết quả của sự phát triển là các khu nhà xấu xí
và không thoải mái. Các kết cấu đô thị đẹp đã bị phá hỏng trong quá trính
xây dựng lại. Những di sản đáng tự hào của truyền thống thiết kế đô thị của
Anh đã bị thay thế bằng các khu nhà tẻ nhạt, giống nhau được thiết kế buồn
tẻ và bị đầu độc bởi ách tắc giao thông. Chúng ta đã lặp lại nhiều lần các
mô hình và phác thảo nhà ở, tiệm bán lẻ và đường phố mà không hề chú ý
tới bối cảnh địa phương cho tới khi chúng ta nhận ra rằng bây giờ nơi nào
cũng giống nhau.

Dỡ bỏ các chướng ngại vật


Trong quá trình phát triển, và các chủ thể trong quá trình đó - chính quyền
địa phương và trung ương, các nhà chính trị và chuyên gia, các nhà phát
triển, tài chính và xây dựng - đã mắc kẹt trong một hệ thống tạo ra sự phát
triển, chứ không phải không gian. Chúng tôi hi vọng rằng Tài liệu Tóm Tắt
sẽ hoàn thành vai trò hữu ích trong việc tái định hướng các nguồn lực, và
tạo ra một khung phát triển với tư cách đóng góp vào việc tạo ra các không
gian chất lượng. Các tổ chức tài trợ, cũng như các hướng dẫn và luật về quy
hoạch, đang ngày càng cam kết nhấn mạnh nỗ lực này để đảm bảo rằng các
kế hoạch phát triển sẽ không được chấp nhận trừ khi chúng nhằm đến vấn
đề không gian sống và giải quyết tốt. Ðể vấn đề đó ngày càng có nhiều
không gian chất lượng chúng ta phải vượt qua hàng loạt trở ngại, bao gồm:

• Sự phân rõ các ngành nghề - thiết kế giao thông, khảo sát, kiến
trúc sư, kiến trúc sư phong cảnh, nhà quy hoạch thay vì phương
pháp duy trì hệ thống đa ngành.
• Thiếu công nhận vai trò hợp pháp của lĩnh vực công nhằm thúc
đẩy các thiết kế chất lượng cao thông qua quy hoạch, bố trí địa
điểm, cung ứng và đầu tư.
• Tính chất bảo thủ, ngắn hạn và chú trọng tới yếu tố cung của
công nghiệp phát triển - đặc biệt là khối lượng lớn người xây
dựng nhà ở, chỉ chú trọng vào sản phẩm “nhà” hơn là “không
gian”, lối sống hay cộng đồng.
• Ưu tiên của các ngành công nghiệp tài chính và tài sản dành cho
các dự án và công trình đơn dụng.
• Thiếu sự đổi mới trong các phương pháp phát triển liên quan đến
phát triển bền vững, sử dụng công nghệ mới, hiệu quả xây dựng
và thiết kế phù hợp cho thế kỷ 21.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 9


• Các phương pháp và lập trường kiểm soát phát triển và kiểm soát
quy hoạch có tính phản hồi, áp dụng các tiêu chuẩn định lượng
(sự quy vùng, mật độ, khu đậu xe, các khoảng cách riêng tư, v.v.)
hơn là cung cấp các lời khuyên hoặc phán xét mang tính định
tính.
• Thiếu hàng loạt các chỉ dẫn và quy trình đáng tin cậy, thiết thực
và được áp dụng rộng rãi thông qua đó thiết kế có chất lượng cao.

Ai cũng có Thiết Kế
Thiết kế không dành riêng cho các nhà thiết kế hay các phụ tá của họ. Thiết
kế đô thị, giống như tất cả các loại thiết kế khác, nên bao gồm cả việc đối
thoại với khách hàng, bao gồm cả những cư dân đang định cư tại khu vực
và những người sắp chuyển đến. Ðây là quá trình cần được tạo ra và xây
dựng trên cơ sở lợi ích khách hàng. Những người sử dụng có kiến thức về
làm thếe nào để một khu vực hiện có được vận hành có hiệu quả các nhu
cầu và mọi khả năng xảy ra đối với khu vực đó. Các quá trình hợp tác trong
thiết kế và quy hoạch đô thị và sự hiểu chung biết về các vấn đề sẽ đảm bảo
các mối quan tâm ở cấp độ địa phương được chú trọng và giảm thiểu sự
phản đối từ cộng đồng địa phương đối với các thay đổi.

Các cộng đồng địa phương cũng có vai trò trong việc triển khai dự án và
quản lý vấn đề sau dự án. Sự tham gia và cam kết có thể được khẳng định
tốt hơn thông qua sự tham gia ngay ở giai đoạn thiết kế.

Tất nhiên là các cam kết đối thoại cũng đem lại những lợi ích của giới
chuyên môn. thiết kế đô thị không phải là địa phận của duy nhất một nhóm
chuyên gia mà nó liên quan tới kết quả lao động tập thể của nhiều nhóm đại
diện cho các lợi ích khác nhau. Ðiều này có nghĩa là mỗi giai đoạn của quá
trình thiết kế huy động kỹ năng của nhiều chuyên ngành khác nhau; trong
đó thành viên của nhóm kiểm tra và thách thức lẫn nhau dưới sự giám sát
liên tục của khách hàng; và từ đó, qua làm việc tập thể, tạo ra một sản phẩm
duy nhất thống nhất của cả các mục tiêu đã cam kết.

Bằng cách phân tích các không gian hiện có và mối quan hệ phức tạp giữa các bộ phận cấu thành chúng ta có thể
ghi nhận và tạo ra các chất lượng của một môi trường đô thị giàu có và có tính thúc đẩy

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 10


1.2 CÁC KHÍA CẠNH CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ

Dưới đây là tóm tắt các khía cạnh chính của thiết kế đô thị sẽ được trình bày
xuyên suốt trong Tài liệu Tóm Tắt này. Các khía cạnh này đã được phát triển
với sự dẫn chiếu cụ thể tới các vấn đề cải tạo và phát triển và tạo nền tảng để
bắt đầu suy nghĩ về khu vực hay vị trí - cho dù đó là một khu đồng trống, hay
cải tạo lại một khu đô thị hiện có. Như vậy, mức độ nhấn mạnh sẽ khác nhau
cho dù chính sách giống nhau, từ nguyên tắc thiết kế cho tới các mục đích được
đề cập trong các ấn phẩm về thiết kế đô thị.

Bảng 1.1- Các khía cạnh chính của thiết kế đô thị


Nơi ở cho mọi người
Ðể nơi ở có thể được sử dụng tốt và được yêu thích, chúng phải an toàn, tiện
nghi, đa dạng và quyến rũ. Chúng cũng cần phải độc đáo, sự đa dạng, nhiều
chọn lựa và sự vui vẻ. Nơi ở sống động tạo ra cơ hội để gặp gỡ mọi người,
dạo chơi trên đường và ngắm nhìn cuộc sống trôi qua.
Làm giàu các khu vực hiện có
Sự phát triển mới cần làm tăng chất lượng các khu đô thị đang tồn tại. Ðiều
này có nghĩa là phải tạo được những nét đăc trưng của thiết kế và bổ sung cho
thiết kế hiện có. Nguyên tắc này áp dụng ở mọi cấp độ - khu vực, thành phố,
thị xã, khu hàng xóm, và đường phố.
Tạo ra các liên kết
Nơi ở cần phải dễ tới và phù hợp với môi trường xung quanh cả về cấu trúc và
phong cảnh. Ðiều này đòi hỏi phải chú ý tới việc làm sao có thể tới đó bằng
cách đi bộ, xe đạp, phương tiện giao thông công cộng và xe hơi - theo đúng
trình tự như vậy.
Xử lý phong cảnh
Nơi ở phải đạt được sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo và tận
dụng các nguồn tài nguyên vốn có của mỗi điểm - khí hậu, loại đất, phong
cảnh, và hệ thống sinh thái - nhằm tối đa hóa bảo tồn năng lượng và sự dễ
chịu.
Pha trộn các cách sử dụng và hình thức
Nơi ở thú vị, dễ chịu và thuận lợi phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
càng nhiều người sử dụng, thú vui và nhóm xã hội càng tốt. Chúng cũng cần
đan kết các mẫu hình nhà, nơi ở và mật độ khác nhau.
Quản lý đầu tư
Ðể có thể phát triển được và chăm sóc tốt về sau, các dự án phải đảm bảo
sống được về kinh tế, quản lý và duy trì tốt. Ðiều này có nghĩa là phải hiểu
được mối quan tâm về thị trường của các nhà phát triển, đảm bảo các cam kết
lâu dài trong cộng đồng và chính quyền địa phương, xác định các cơ chế bàn
giao hợp lý và coi đây là một phần của quá trình thiết kế.
Thiết kế cho thay đổi
Các phát triển mới cần phải linh hoạt để có thể ứng phó được các thay đổi
trong sử dụng, lối sống và nhân khẩu. Ðiều này có nghĩa là thiết kể nhằm mục
đích hiệu quả về năng lượng và nguồn lực; tạo ra sự linh hoạt trong sử dụng
tài sản, không gian công cộng và cơ sở hạ tầng dịch vụ và giới thiệu các cách
tiếp cận mới về di chuyển, quản lý giao thông, và đỗ xe.
Các chương sau diễn giải các nguyên tắc này trong từng giai đoạn của phát
triển dự án.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 11


Tôn trọng bối cảnh Phạm vi của Bản Tóm Tắt
Làm sao để thiết kế đô thị thể hiện và Tài liệu Tóm Tắtđược thiết kế nhằm giúp đỡ ba giai đoạn phát triển của dự
xây dựng trên cơ sở các đặc điểm lịch án:
sự, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và
nguyện vọng của cộng đồng địa 1. Ðặt và thiết lập dự án phát triển
phương, và có được cái nhìn thực tế Ðảm bảo rằng quá trình phức tạp này được hoàn thành theo cách có thể
về nơi ở sẽ như thế nào. đảm bảo rằng thiết kế được gắn kết với quá trình phát triển dự án. Do đó,
Tạo ra cấu trúc đô thị ngay tại giai đoạn đầu của dự án, Tài liệu Tóm Tắt cho rằng các vấn đề của
Tạo ra các mối quan hệ liên đới giữa thiết kế đô thị phải được xem xét, cho dù liên quan tới việc đánh giá hiệu
các khu nhà, đường phố, tòa nhà, quả kinh tế, chuẩn bị báo cáo về môi trường, phát triển chiến lược tham gia
không gian mở, phong cảnh và tất cả của cộng đồng và các công việc khác.
các đặc tính khác tạo nên khu vực đô
thị. 2. Thiết kế từng công trình riêng lẻ
Tạo ra các mối liên hệ Trong một khung phát triển chung, Tài liệu Tóm Tắt đưa ra lời khuyên hữu
Ðạt được các hệ thống di chuyển bền ích cho việc phát triển các công trình riêng lẻ, từ toàn bộ tòa nhà cho tới
vững - đường phố, lối đi bộ, đường nhà riêng. Ví dụ, hướng dẫn có thể được sử dụng để phát triển các Tài liệu
dành cho giao thông công cộng, hành Tóm Tắtphát triển của từng khu vực cụ thể.
lang xanh, và các hệ thống cung cấp
dịch vụ tiện ích, tất cả các yếu tố này 3. Ðánh giá các dự án thiết kế theo các điều khoản thiết kế
giúp cải thiện cuộc sống đô thị. Từ các dự án cải tạo lớn hay mở rộng thành phố cho tới các ứng dụng nhỏ
Chi tiết hóa nơi ở lấp vào các khiảng trống, từng toà nhà hay khoảng không gian, Tài liệu
Xem xét chi tiết các tòa nhà ở và các Tóm Tắtcung cấp cho đội thẩm định chỉ dẫn cần thiết để đảm bảo đưa ra
khu công cộng, và sự tương tác quan một đánh giá tổng thể về các tiềm năng của thiết kế dự án và có thể định
trọng giữa chúng - xử lý các góc nhà, hướng các nhà tài trợ. Tuy nhiên Tài liệu Tóm Tắtsẽ không thể thay thế tư
đường trần nhà, hành lang, hệ thống vấn cụ thể cho từng dự án.
chiếu sáng đường phố, v.v.
Cấu trúc của Bản Tóm Tắt
Triển khai và bàn giao
Tài liệu Tóm Tắtsẽ theo trình tự thời gian của quá trình phát triển dự án
Quản lý quá trình thiết kế nhằm đảm
(Xem bên trái).
bảo rằng các cam kết chất lượng ngay
Đôi khi các gợi ý quan trọng sẽ được lặp lại nhưng chúng tôi không có lỗi
sau khi hoàn thành xây dựng.
về điều này. Ví dụ, các vấn đề quan trọng trong việc tạo ra các kết nối hợp
Bố cục Tài liệu
lý cũng có thể sẽ quan trọng đối với hình mẫu của cả cấu trúc. Tài liệu Tóm
Tắtcũng có nhiều dẫn chiếu chéo để giúp người đọc có thể tự đưa ra quyết
định thông tin nào là liên quan và thông tin nào là không, và giúp người đọc
nào muốn “nghiên cứu” kỹ Bản Tóm Tắt, thay vì đọc một lần từ trang đầu
tới trang cuối.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 12


Giá trị của hướng dẫn
Các hướng dẫn trong Tài liệu Tóm Tắtliên quan tới cả “sản phẩm” và “quá trình”
của thiết kế đô thị được đặt cạnh nhau nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể. Tuy
nhiên đây không phải là bài tập “đánh dấu vào các ô”. Cần phải cẩn thận. Trong
hướng dẫn thiết kế, cũng như trong các lĩnh vực khác, có một vài quy tắc tính hữu
dụng tỷ lệ nghịch; giá trị của các biện pháp mới giảm theo thời gian. Tính thể chế
hóa càng cao thì tính hữu dụng càng kém. Một ví dụ kinh điển là Hướng Dẫn Thiết
Kế Essex đầu tiên - tác phẩm hàng đầu trong thời gian hướng dẫn được xuất bản -
nhanh chóng được các bộ quy hoạch và công nghiệp phát triển ứng dụng. Ðiều này
đã dẫn tới việc giấy phép được cấp trên cơ sở “có thể tuân theo” và hầu như loại bỏ
chất lượng thiết kế thực sự. Họ đã học nhịp điệu mà quên đi âm nhạc.

Ðối với tất cả các hướng dẫn chung, có một điểm xuất sắc không đi theo hướng dẫn
hoặc chỉ ra các cách khác nhằm đạt được các giải pháp chất lượng cao. Thiên tài,
hay thực ra là do may mắn không theo các luật lệ này.

Ðiều quan trọng trong tinh thần của Tài liệu Tóm Tắt này là nó khuyến khích các
khách hàng và nhà thiết kế sáng tạo ra các nơi ở có chất lượng cao. Thông điệp
chung nhất của chúng tôi là mọi người cần đóng góp vào việc xây dựng một văn hóa
thiết kế đô thị chất lượng cao và không có gì có thể thay thế được một đội ngũ thiết
kế tốt.

Sử dụng Tài liệu Tóm Tắtnày như thế nào


Tài liệu Tóm Tắtnày được xây dựng theo cách mà Tài liệu Tóm Tắtcó thể đọc như
một bản giải thích tổng thể duy nhất, theo dõi một dự án từ những nguyên tắc đầu
tiên cho tới các đặc tính cụ thể, nhưng đồng thời cũng có thể nghiên cứu trên cơ sở
từng chủ đề một. Tài liệu Tóm Tắtkhông có diễn tả và cũng giới hạn các lời khuyên
có tính định lượng khi tác giả thấy cần thiết. Do đó, xuyên suốt Bản Tóm Tắt, có
nhiều nguyên tắc vàng và các giá trị hướng dẫn cần phải được lưu ý khi đưa ra các
bản dự thảo dự án.

Các phần khác nhau của Tài liệu Tóm Tắt sẽ có giá trị tham khảo khác nhau đối với
từng loại dự án khác nhau. Liên quan tới các dự án cải tạo có quy mô lớn, mở rộng
thành phố hay các khu định cư mới, hầu hết các tài liệu trong Tài liệu Tóm Tắt này
sẽ hữu ích. Ðối với các dự án nhỏ hơn, người đọc cần phải rút ra các phần có liên
quan tùy vào từng trường hợp.Ví dụ như cho dù một dự án nhỏ nhất cũng có nhiều
khía cạnh liên quan tới bối cảnh khu vực và sự đóng góp tổng quan vào cấu trúc đô
thị xung quanh.

Tài liệu Tóm Tắtcó hàng loạt bảng biểu và danh mục. Các bản biểu và danh mục này
dùng cho ứng dụng thực tiễn và sử dụng trong các kịch bản dự án cụ thể bởi người
xây dựng và đánh giá dự án, trong việc kiểm tra tính sáng tạo của cách tiếp cận thiết
kế. Chương cuối cùng có một biểu đồ đặc biệt quan trọng thể hiện tất cả các yếu tố
quan trọng của quá trình thiết kế đô thị. Tất cả các dự án cải tạo đô thị lớn cần đi qua
tất cả các bước này. Các dự án nhỏ hơn có thể áp dụng một vài bước mà thôi.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 13


Tài liệu Tóm Tắtcũng cung cấp các nghiên cứu về các trường hợp cụ thể để
minh họa các cách tiếp cận và nguyên tắc khác nhau. Mỗi trường hợp cụ
thể đều có thông tin liên lạc để có thể theo dõi các dự án có liên quan. Cũng
như bản báo cáo của Nhóm Công Tác Ðô Thị, các tổ chức như Trao Ðổi
Quy Hoạch, Diễn Ðàn Làng Ðô Thị, Hiệp Hội Cải Tạo Ðô Thị Anh, Nhóm
Thiết Kế Ðô Thị, Ủy Thác Dân Sự và trang web Nguồn Thông Tin Thiết
Kế Ðô Thị (http://rudi.herts.ac.uk) tất cả đều cung cấp các nghiên cứu về
từng trường hợp cụ thể.

Tài liệu Tóm Tắtđược chuẩn bị trong bối cảnh có rất nhiều thay đổi đang
diễn ra. Người biên soạn không dự định cho rằng đây là những kết luận
cuối cùng. Các thay đổi cơ bản đang diễn ra trong lĩnh vực chính sách
công, phát triển công nghệ và quan điểm về môi trường, tất cả các yếu tố
này đều có ảnh hưởng tới thiết kế đô thị.

Một hướng dẫn xuất sắc như thế này thể hiện được giá trị của nó từ các dự
án và đối tác mà nó cung cấp thông tin và thúc đẩy hợp tác.Tổ chức Tổ
chức Hợp tác Anh và Tổng Công Ty Nhà Ở mong muốn Tài liệu Tóm
Tắtđược sử dụng và chúng tôi cũng mong đợi phản hồi từ kinh nghiệm sử
dụng Tài liệu Tóm Tắtnày. Chỗ nào cần phải thay đổi? Chỗ nào còn thiếu?
Cái gì không nên được đưa vào Bản Tóm Tắt? Chỗ nào khó hiểu? Chỗ nào
khó triển khai?

Tất cả các phản hồi xin gửi về:

Sở Liên Lạc và Chiến Lược Doanh Nghiệp


Tổ chức Tổ chức Hợp tác Anh
16-18 Ðường Old Queen
London sw1h 9hp

Từ ngày 1 tháng 10 năm 2000


110 Ðường Buckingham Palace
London
SW1W 9SB

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 14


TÔN TRỌNG
BỐI CẢNH
2.1 Cộng đồng 2.2 Nơi ở 2.3 Tài nguyên thiên nhiên 2.4 Các mối liên hệ
2.5 Tính khả thi 2.6 Viễn cảnh

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 15


Ðịnh nghĩa bối cảnh
Bối cảnh là đặc tính và cấu trúc một khu vực mà dự án sẽ được triển khai.
Bối cảnh bao gồm khung cảnh tự nhiên và lịch sử con người; hình thức định
cư, tòa nhà và không gian; hệ sinh thái và khảo cổ; vị trí, và các con đường
đi ngang qua khu vực. Bối cảnh cũng bao gồm cả con người, cá nhân sống
trong và gần khu vực và cách thức cộng đồng được tổ chức để công dân trở
thành thành viên thực sự của dự án. Một sự xem xét toàn diện bối cảnh tổng
quan của khu vực là bước khởi đầu cho việc thiết kế một khu vực độc đáo.

Tầm quan trọng của bối cảnh


Bối cảnh có ý nghĩa quan trọng sống còn. Bối cảnh liên quan đến vị trí của
phát triển và định vị sự phát triển. Ðiều này liên quan tới hàng loạt các vấn
đề và chủ thể, cho dù trực tiếp hay gián tiếp. Nơi ở chất lượng cao chỉ có thể
có được nếu cách tiếp cận nhất quán và toàn diện. Các nhà thiết kế phải chú
trọng các ưu tiên sau đây:

Tăng cường sức mạnh của các cộng đồng địa phương
để đảm bảo sự phát triển dự kiến sẽ tăng cường sức mạnh thay vì làm yếu
các cộng đồng địa phương và giúp chuyển giao dự án thành công.

Tạo ra chỗ ở có tính riêng biệt


Tạo ra hứng khởi từ các đặc tính riêng biệt của vùng phụ cận để nhấn mạnh
nét đặc trưng của địa phương. Các thiết kế không chú trọng tới bối cảnh sẽ
tạo ra những đặc điểm giống với bất kỳ nơi nào khác.

Khai thác tài sản và nguồn lực sẵn có


Khai thác các nguồn lực sẵn có của địa điểm - hình thức phát triển hiện có,
đất và địa lý, hệ thống thoát nước, phong cảnh, năng lượng gió và mặt trời -
để tạo ra sự phát triển bền vững hơn.

Liên kết với xung quanh


Ðạt được sự liên kết cần thiết với bối cảnh và môi trường xây dựng xung
quanh, sử dụng vật liệu, hình thức và các yếu tố phong cảnh thích hợp cho
từng địa phương; tôn trọng đường dành cho người đi bộ, kết nối đường lớn
và đường nhỏ và các yếu tố liên quan tới cấu trúc đô thị đang tồn tại.

Ðảm bảo tính khả thi


Ðảm bảo tính khả thi về kinh tế và khả năng chuyển giao dự án.

Tạo viễn cảnh


Một viễn cảnh chú trọng tới nguyện vọng của cộng đồng, tạo công trình cho
nhà phát triển thiết kế và tạo ra một mục tiêu lâu dài cho các thành viên dự
án. Ðiều này bao gồm một chiến lược cho tương lai mà tất cả mọi người có
thể tham gia và làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 16


2.1 CỘNG ÐỒNG
Thành công hay thất bại của một dự án là kết quả sự hiểu biết cả khía
cạnh con người và khía cạnh địa lý. Nơi ở trước hết phải có tính thúc đẩy
đối với con người, các toà nhà và các không gian mở phải tiện nghi và an
toàn. Ðiều này đòi hỏi sự tôn trọng tính đa dạng của các cộng đồng địa
phương bao gồm:

• Quan điểm và các sáng kiến của địa phương;


Tổ chức Ngày Hành Ðộng Quy Hoạch ngay trong giai đoạn đầu của • Lịch sử và phong tục địa phương;
Dự Án Cải Tạo Cảng Brixham đảm bảo các ý tưởng thiết kế được
xây dựng trên cơ sở tôn trọng ý kiến của người dân địa phương • Quan điểm của các nhóm và cá nhân có lợi ích khác (ví dụ
như các nhà phát triển, chủ đất, các công ty cung cấp tiện
ích);
• Sự sắp xếp mang tính tổ chức hoặc thể chế;
• Bối cảnh chính sách.

Thiết kế là công cụ cần thiết để đàm phán các lợi ích giữa các nhóm khác
nhau và đảm bảo đưa ra những giải pháp chung. Cách tốt nhất để đạt được
sự hiểu biết cần thiết các yếu tố nói trên và thực hiện được vai trò tiềm ẩn
của thiết kế trong việc gia tăng sức mạnh của các cộng đồng đang tồn tại
là áp dụng một chiến lược tham gia rộng rãi lôi kéo được nhiều nhóm lợi
ích và cá nhân tại địa phương.

Tìm hiểu sự đa dạng xã hội


Quá trình xem xét do cộng đồng lãnh đạo sẽ đề cập tới một số vấn đề
quan trọng. Vần đề nằm ở đâu? Hình ảnh địa phương của nơi ở là gì? Liệu
sự phát triển có thể bổ sung đặc tính đang tồn tại này, hay là chúng cần
được “ định hình lại” ? Các đặc trưng về hành vi ứng xử nào có thể phân
biệt được trong vùng hoặc các vùng phụ cận? Ðâu là các tuyến đường
chính, khu vực được yêu thích và trọng tâm của các hoạt động? Ðể trả lời
cho những câu hỏi này chúng ta cần phải tính đến cư dân địa phương
trong quá trình thiết kế và phát triển. Việc tìm hiểu các yếu tố lịch sử của
địa phương cũng hữu ích trong việc hiểu rõ hơn nơi ở đó đã phát triển như
thế nào.

Bảng 2.1 cung cấp một tập hợp các vấn đề cần quan tâm khi tiến hành
xem xét mạng lưới cộng đồng đang tồn tại và bối cảnh chính sách theo đó
thiết kế sẽ được tiến hành. Phần 6 cung cấp các dẫn chiếu tới việc tham
gia của cộng đồng vào quá trình thiết kế.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 17


Bảng 2.1 Đánh giá chính sách và cộng đồng
Chủ đề Các vấn đề cần quan tâm
Cộng đồng • Người giữ tiền
• Quan điểm, mối quan tâm và nguyện vọng của địa phương
• Cấu trúc tổ chức
• Điều tra dân số và dữ liệu thống kê
• Ðặc tính văn hóa
• An ninh và trật tự
Chính sách • Thiết kế
đất đai của • Tầm nhìn chiến lược
Các cấu trúc xây dựng bằng đá 30 năm trước đây, nhiều phần địa phương • Sử dụng đất
của thành phố Bracknell đã đi gần tới cuối giai đoạn sử dụng
• Các kế hoạch giao thông
• Sử dụng tạm thời
• Các giới hạn đặc biệt (ví dụ như sân bay, khu bảo vệ)
Di sản và • Các khu bảo tồn
bảo tồn • Các tòa nhà được lên danh sách
• Tượng đài cổ
• Khảo cổ
• Các khu vực có ý nghĩa khoa học đặc biệt
• Các khu bảo tồn tự nhiên ở địa phương và các khu sinh thái
khác
Các hội thảo được tổ chức rộng rãi cho công chúng nhằm
giải quyết vấn đề đặt ra • Các vườn hoa và vườn cây được bảo vệ
• Khu bảo tồn tự nhiên, vùng đồng quê và các chiến lược xanh
Các chính • Hướng dẫn quy hoạch bổ sung
sách và sáng - Khung phát triển
kiến có liên - Chỉ dẫn thiết kế
quan khác - Các tóm tắt về phát triển khu vực
• Các chính sách có liên quan khác của chính quyền địa
phương
• Các chính sách và yêu cầu liên quan của các cơ quan khác ví
dụ như RDAs, Cơ quan môi trường
Một chương trình khung thiết kế đô thị được chuẩn bị • Các sáng kiến khác ở cấp địa phương

Cải Tạo Trung Tâm Thị Xã Bracknell: Tạo ra một sự đồng thuận cho phát triển
Vị trí Trung Tâm Thị Xã Bracknell
Nhóm thiết kế URBED, Thiết Kế Ðô Thị Jon Rowland

Chính quyền Hội Ðồng Quận Bracknell Forest


địa phương
Dự án Chương Trình Khung Thiết Kế Ðô Thị và điều khoản Hướng Dẫn
Quy Hoạch Bổ Sung
Chi tiết các ưu tiên của dự án được trình bày Chi tiết Hội Ðồng Quận Bracknell Forest, khi nhận hai dự án quy hoạch , đã
yêu cầu một chương trình khung về thiết kế đô thị có thể giúp thiết
lập chương trình thiết kế cho dự án cải tạo trung tâm thị xã và tạo cơ
sở để đàm phán với các nhà phát triển. Một loạt các hội thảo đã được
tiến hành công khai có sự tham gia của các thành viên, viên chức và
đại diện của các nhà phát triển. Các hội thảo này đã giúp xây dựng
hình ảnh và khái niệm về trung tâm thị xã và các nguyên tắc thiết kế.
Mỗi nhóm hội thảo cũng đưa ra các kế hoạch và nguyện vọng riêng
của mình về trung tâm thị xã. Sự đồng thuận dần dần xuất hiện và
tạo nền tảng cho sự ra đời của Chương Trình Khung về Thiết kế Ðô
thị. Các nguyên tắc cơ bản trong những khía cạnh như khả năng tiếp
cận, kết hợp sử dụng, và không gian công cộng được đưa vào Hướng
Dẫn Bổ Sung.
Ðịa chỉ liên lạc Hội Ðồng Quận Bracknell Forest. Số điện thoại: 01344424642

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 18


2.2 NƠI Ở
Các quan niệm về một nơi ở được tạo thành từ nhiều tầng nghĩa - sự sắp xếp
trong khung cảnh, cấu trúc tổng thể, quận, đường, toà nhà. Chúng xuất phát từ
hiểu biết địa vật và con người, lịch sử của các ứng dụng trước đây, khung cảnh
tự nhiên và các toà nhà tại địa điểm và khu vực lân cận.

Phân tích này cần thiết cho cả kế hoạch cải tạo và xây dựng mới để làm cho
chúng có tính độc đáo và ngăn chặn việc tạo ra các toà nhà tẻ nhạt, không có
tính đặc thù, và giống nhau trên khắp đất nước.

Trên cơ sở bối cảnh của địa phương - áp dụng đa dạng các chất liệu Bất cứ nơi nào cũng có ý nghĩa riêng
và nét thiết kế đặc trưng cho vùng Ðông-Bắc
Ðánh giá vai trò và mối quan hệ của khu vực hoặc địa điểm với bối cảnh chiến
lược, cùng với việc tôn trọng các đặc tính riêng về hình thức và cách thức một
nơi ở được sử dụng sẽ đặt nền tảng cho một thiết kế độc đáo.

Bảng 2.2 cho thấy tập hợp các vấn đề cần quan tâm trong việc tiến hành đánh
giá về đặc điểm của khu vực.

Các yếu tố cấu thành chính là:


1. Ðặc tính vùng
Bắt đầu bằng việc xác định các đặc tính chung của vùng hoặc tiểu vùng. Điều
này có thể liên quan tới khí hậu và địa lý tự nhiên (xem bảng 2.2), cũng như tài
liệu về tình hình kinh tế chính trị (xem bảng 2.5).
2. Các mối liên kết với khu vực lân cận
Các liên kết xác định đặc tính định cư như thế nào - Ðó là một cấu trúc đường
kẻ dọc theo một con phố chính hay là cấu trúc kiểu các con đường kẻ ô?
3. Tính địa phương
Xác định các yếu tố mang tính đặc thù của địa phương cả về hình thức và cách
thức một nơi ở được sử dụng. Làm thế nào để các yếu tố này được đưa vào dự
án? Có hay không các chất liệu, hình thức xây dựng và các nét đặc thù của địa
phương có thể được sử dụng như một nguồn gây cảm hứng?
4. Hình thái học
Xác định yếu tố nào định hình tính hình thái của địa phương (các con đường
lịch sử, hình mẫu toà nhà chiều cao và mật độ xây dựng) và làm thế nào để
điều này có thể đưa ra những chỉ dẫn cho các hình thức thiết kế phù hợp.
Nghiên cứu thổ ngữ địa phương của Ashford và các vùng xung 5. Các nét tự nhiên
quanh Có hay không các đặc tính địa lý hoặc sinh thái tạo cho nơi ở một tính cách đặc
thù? (xem Bảng 2.2)
6. Tình hình kinh tế xã hội
Ðặc điểm thuộc về nhân khẩu học của một vùng là gì và các đặc điểm đó ảnh
hưởng tới các sự kiện và truyền thống địa phương như thế nào? (xem Bảng 2.3
và 2.5).

Mạng lưới đường của Devonport

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 19


Quy Hoạch Tổng Thể cho Ravenscraig, Bắc Lanarkshire, Scotland:
Một nơi ở mới dựa trên các nền tảng cũ
Vị trí Nằm giữa thị xã Motherwell và Wishaw và nằm kế
Craigneuk và Carfin ở Trung Tây Scotland, cách
Glasgow 15 dặm
Nhóm thiết kế Thiết kế chính: Llewelyn-Davies
Giám sát: Grimley
Kỹ sư: Nhóm Babtie
Nhà phát triển Cơ quan Phát triển Lanarkshire, Hội Ðồng Bắc
Lanarkshire và British Steel
Diện tích khu 455ha
vực
Dự án Chuẩn bị một Quy Hoạch Tổng Thể cho việc phát triển
Ravenscraig tọa lạc giữa Motherwell và Wishaw các tổ hợp thép cũ ở Ravenscraig
Chi tiết Việc đóng cửa và sau đó là hủy bỏ các tổ hợp thép ở
Ravenscraig đã để lại một khoảng trống lớn trong khu
vực đô thị Motherwell/Wishaw, và thiệt hại to lớn về
kinh tế, xã hội cho cả khu vực. Khu vực Bắc
Lanarkshire từ lâu phụ thuộc vào công nghiệp thép và
các ngành công nghiệp phụ trợ, và từ năm 1979 đã mất
khoảng 40.000 việc làm.

Việc chuẩn bị cho Quy Hoạch Tổng Thể năm 1997 đòi
Di sản của các con đường của Ravenscraig (năm 1922) là một địa
hỏi phải cân nhắc các vấn đề rộng lớn hơn và thiết kế
điểm bị giới hạn bởi các cấu trúc ngầm của các tòa nhà, đường, và không gian công cộng phải
tính đến các giới hạn do ô nhiễm mặt đất, tầng đất sâu,
các cống thoát nước quá to (bao gồm ống Nam
Calder), các đường điện cao thế và đường ray xe lửa.

Nhóm thiết kế đề nghị một hệ thống kẻ ô trực giao (lấy


ý tưởng từ Quy Hoạch Thị Xã Craig’s năm 1767 cho
Edinburgh) phù hợp với các giới hạn ở tầng dưới này.

Ðiều này tạo một khung linh hoạt cho hơn 3000 căn hộ
Kế hoạch vẽ mặt đất cho thấy cách các tòa nhà và đường phố được mới, hàng loạt các tiện nghi cho cộng đồng, giải trí và
thiết kế nhằm hạn chế các trở ngại này
nhiều cơ hội việc làm (từ những người sử dụng đơn lẻ
cho tới các nhóm nhỏ) và một hệ thống giao thông
công cộng hiệu quả - tất cả được bao gồm trong một
khung cảnh nổi bật.
Ðịa chỉ liên lạc Cơ quan Phát triển Lanarkshire. Ðiện thoại:
01698745454

Viễn cảnh Ravenscraig cho một khu định cư mới gồm hơn 3.000 tòa nhà

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 20


Bảng 2.2 Tập hợp đánh giá tính đặc trưng
Chủ đề Các vấn đề cần quan tâm
Vai trò và mối • Chức năng • Tình hình hiện tại ở các vùng
quan hệ của vị • Liên kết với các vùng khác tương tự
trí/khu vực và bối • Mối quan hệ với các vùng • Ðặc tính
cảnh chiến lược phụ cận

Các khu vực kế • Sử dụng đất


Tòa nhà Michelin, Ðường Fulham, London
cận • Tầm nhìn và đường chân trời
Ðánh giá tính cách • Lịch sử phát triển • Các yếu tố của tòa nhà và cách
• Hình thức định cư bố trí cửa sổ
• Khảo cổ học (đánh giá ban • Nhịp và cấu trúc
đầu) • Chi tiết và độ phong phú
• Các đặc tính và di sản văn • Nguyện vọng của cộng đồng
hóa) địa phương
• Lịch sử địa phương • Truyền thống và vật liệu xây
• Màu sắc và kết cấu dựng của địa phương/khu vực
• Ngôn ngữ bản xứ • Các truyền thống địa phương
• Xử lý mặt tiền khác
• Mái nhà • Sự kiện/lễ hội
Khái niệm trải rộng áp dụng cho nhà ở
• Ðịa danh
• Lai lịch địa phương/sinh
thái/môi trường tự nhiên (cây
xanh, v.v.)
Phân tích phong • Cản trở tầm nhìn • Trang trí đường phố, thông tin
cảnh đường phố và • Ánh sáng công cộng
khu vực công cộng • Ba-ri-e • Xe ngựa công cộng
• Vật chắn sống • An toàn
Các tòa nhà, cấu • Cách bố trí và dạng không • Cảm giác
trúc và không gian gian • Loại hình nhà
• Giao diện chung và riêng • Típ nối của mặt tiền
• Cách bố trí và các dạng tòa • Cây trồng đô thị
nhà (bao gồm chiều cao, độ • Không gian công cộng và
lớn và mật độ) không gian mở
• Ðộ tuổi và hiện trạng của tòa
nhà và kết cấu
• Mối quan hệ giữa các dạng
xây dựng và không xây
dựng

Ứng dụng và các • Tầng trệt • Nghệ thuật và văn hóa


hoạt động • Tầng cao hơn • Tiện nghi và tiện ích
• Nền kinh tế về đêm • Giáo dục
• Trục và các điểm hoạt động • Giải trí và thư giãn
• Không gian mở và không • Việc làm
gian công cộng • Ðời sống hoang dã

Phân tích tầm nhìn • Hình ảnh và quan niệm của • Biên giới và các ba-ri-e
khu vực • Chất lượng thẩm mỹ
• Các khoảng trống và hàng • Sự rõ ràng
rào
• Quan điểm (của địa phương
và chiến lược), khung cảnh
và các mốc ranh giới
• Ðường chân trời
• Cổng ra vào và ngưỡng cửa

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 21


2.3 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Một sự tìm hiểu sâu rộng về tài nguyên thiên nhiên khu vực sẽ đưa đến một thiết
kế tổng thể mà :
• Liên kết các nhu cầu khác nhau của sự phát triển mới;
• Xác định các khả năng mà địa điểm có thể cung cấp cũng như ghi
nhận các giới hạn của địa điểm.

Làm việc với các yếu tố


Cách tiếp cận thích hợp liên quan tới việc sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên
Thiết kế đô thị ở vùng phụ cận Nieuwland của của địa điểm trong khi đặt tối thiểu các nhu cầu vào môi trường. Ðiều này liên
Amersfoort, Hà Lan, đặt trọng tâm vào khai thác
năng lượng mặt trời
quan tới việc có một cái nhìn dài hạn về ảnh hưởng có thể của môi trường và
giải quyết sao cho:
• Tận dụng năng lượng mặt trời;
• Tận dụng nước mưa và hệ thống thoát nước;
• Sử dụng năng lượng điện nhiệt để sưởi ấm hoặc làm mát;
• Tận dụng năng lượng gió;
• Giảm các nhu cầu về năng lượng bằng cách xây dựng một nhà máy
nhiệt điện trong dự án ( xem 3.4.5) hoặc tận dụng sinh khối.
Mô hình địa hình có thể cung cấp một công cụ quý
báu để quy hoạch tổng thể các vùng nhấp nhô
Bảng 2.3 (lấy từ Ghi chú 65 về Thực Tiễn Tốt Nhất của Các Ðối Tác Anh) cung
cấp tập hợp các vấn đề cần quan tâm làm cơ sở cho đánh giá về môi trường và
bối cảnh. Ðiều này cũng có thể được thể hiện trong một bảng tường trình về môi
trường hoặc đánh giá tác động môi trường tuỳ theo quy mô dự án.

“Nếu không bị hư hại, đừng sửa chữa”


Các câu hỏi quan trọng bao gồm:
• Trước hết địa điểm có nên được phát triển hay không?
• Nếu có thì phần nào của địa điểm nên được phát triển?
• Các biện pháp giảm thiểu nào có thể sử dụng để tránh, giảm hoặc sửa
chữa các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường?
• Loại hình phát triển nào là cần thiết và các loại hình này gắn kết với
cấu trúc đô thị rộng hơn như thế nào?
• Các yếu tố nào có thể làm cơ sở cho cấu trúc khung cảnh?
• Làm thế nào để việc khai thác các tài sản của địa điểm có thể nhấn
mạnh tính độc đáo duy nhất của nơi ở?

Một nguyên tắc chung là cần phải tập trung vào việc làm thế nào để sửa chữa
các phần đã được xây dựng trước đây và các phần bị hư hại của địa điểm trong
khi vẫn gìn giữ và tôn trọng các phần không bị hư hại. Ðiều này đòi hỏi phải
xem xét ba vấn đề then chốt:

Các nét đang tồn tại có thể làm nảy sinh ý tưởng thiết 1. Xác định các tài sản cần gìn giữ của khung cảnh
kế Rất nhiều không gian, nơi ở và khung cảnh trở thành quý giá bởi vì chúng được
để yên như vậy. Hầu hết các tài sản về khung cảnh và sinh thái cần phải được
tôn trọng hơn là khai thác. Giá trị của một tài sản khung cảnh có thể dễ dàng bị
mất đi.

2. Sử dụng và sửa chữa các khu đất đồng cỏ


Nhiều địa điểm không hoàn hảo về tài sản tự nhiên và bán tự nhiên, ví dụ như
các đặc điểm địa hình, sông suối và trồng trọt. Hơn nữa, công việc khử độc và
cải tạo đất có thể gây ảnh hưởng tới khung cảnh sẵn có. Ðối với các vùng như
vậy, cần phải xem xét các cách để:
• giới thiệu các đặc tính khung cảnh và cư dân hoang dã mới;
• phục hồi các vùng bị hư hại, ví dụ như, định hình lại một con dốc; và
• liên kết các yếu tố về cuộc sống trước đây của vùng, ví dụ đường phố,
cấu trúc và các tòa nhà.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 22


3. Tăng cường đặc tính và cấu trúc của khung cảnh
Xác định các nét khung cảnh để có thể tạo ra một cơ chế đóng góp vào việc tạo ra đặc
tính độc đáo của địa điểm. Ðặc biệt ở các địa điểm là đồng cỏ, cần phải nỗ lực xử lý yếu
tố “cỏ” trong vùng đất và đưa các yếu tố sẵn có của khung cảnh vào trong dự án. Làm
sống lại các yếu tố lịch sử sẽ làm giàu hơn không gian bên ngoài và có thể đưa vào các
yếu tố tự nhiên và con người, từ kênh rạch, suối tới các biên giới cổ xưa.

Các đặc tính vốn có của khung cảnh dùng để đánh giá bao gồm địa hình, hướng, khía
cạnh và triển vọng, các tài sản văn hóa của khung cảnh (cây, nước, dân cư, v.v.) và các
Phác thảo của Ecolonia được tập trung vào một hồ nghĩa vụ đi kèm; đất ô nhiễm, hoang hóa, kém thoát nước, các cấu trúc không nhìn thấy
nhỏ có cây sậy bao quanh và các tòa nhà xây dựng được; các đường dây chạy phía trên và các tiện ích.
theo hướng thích hợp nhằm nhận được tối đa năng
lượng mặt trời
Ecolonia: Mẫu hình nhà sử dụng ít năng lượng

Vị trí Ecolonia, Alphen aan den Rijn, Hà Lan


Ðơn vị tiến NOVEM - Quỹ Ủy Thác Chính Phủ Hà Lan cho Năng Lượng và
hành Môi Trường
Ðơn vị thiết kế Nhà thiết kế đô thị/Nhà hoạch định tổng thể: Atelier Lucien Kroll,
Các tòa nhà có mật độ cao được bố trí gần trung tâm Bỉ
và có mối quan hệ trực tiếp với hồ nước
Chi tiết Kế hoạch tổng thể đưa ra chương trình khung cho chín nhà thiết
kế, mỗi người có trọng tâm thiết kế khác nhau:
Năng lượng
1. Baker, Boots, Van Haaren, Van der Donk, Schagen (năng
lượng cô lập cao)
2. J.P.Moehrlein, Groningen (năng lượng mặt trời)
3. Hopman bv, Delft (năng lượng thấp và đang sử dụng)
Tái chế
4. Nhóm kỹ sư BEAR, Gouda (kinh tế học về nước và các vật
liệu)
5. Alberts & van Huut, Amsterdam (các vật liệu có độ bền)
6. Linderman c.s., Cuijil (tính linh hoạt và tính thích nghi)
Chất lượng
7. Vakgroep FAGO, Ðại học kỹ thuật, Eindhoven (sự cô lập âm
thanh)
8 . Peter van Gerwen, Amersfoort (sức khỏe và độ an toàn)
9. Archi Service, s’Hertogenbosch (sinh thái học)
Ðơn vị phát Hiệp Hội Nhà Ở Bouwfonds Woningbouw
triển
Dự án 101 đơn vị nhà ở (xây dựng vào giữa năm 1991-93) theo nhóm từ
8 tới 18 tòa nhà để thúc đẩy khái niệm cộng đồng, mỗi nhóm có
ưu tiên thiết kế môi trường khác nhau (xem ở phía trên). Một hồ
nước nhỏ có cây sậy bao quanh, cắt ngang bởi nhiều kênh đào là
điểm nhấn của khu vực.
Chi tiết Ecolonia được cho là dự án xây nhà tiết kiệm năng lượng được
EU tài trợ quan trọng nhất cho tới thời điểm hiện nay. Dự án ứng
dụng nhiều công nghệ mới và mô hình thiết kế nhà ở mới, mỗi
phần chú trọng vào các đặc tính sinh thái khác nhau, bao gồm:
• Sử dụng nước mưa;
• Sử dụng chủ động và bị động năng lượng mặt trời;
• Các chiến lược tiết kiệm năng lượng;
• Giảm tiêu thụ nước;
• Tái chế các vật liệu xây dựng;
• Kiến trúc hữu cơ;
• Vật liệu bền;
• Các kế hoạch linh hoạt cho khu nền;
• Các vật liệu xây dựng tốt cho sức khỏe.
Chất lượng của các tòa nhà này cần phải được kiểm tra, theo
dõi và giám sát thường xuyên.
Ðịa chỉ liên lạc Nhà xuất bản Novem bv, Orderpoin, PO Box 17, NL-6130 AA
SITTARD Fax: 00 31 46 452 8260

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 23


Bảng 2.3 Liệt kê những đánh giá về môi trường

Các tính chất của sự phát triển được đề xuất


Hoạt động Xây dựng

Vận hành thiết bị

Vận hành thiết bị


Những yêu cầu về lao động

Nhu cầu về dịch vụ

Lưu trữ, lưu kho

Ðầu vào nguyên liệu thô

Những yêu cầu về lao động

hệ thống thoát nước

Giải phóng mặt bằng


Vấn đề khẩn cấp tiềm ẩn ( bao gồm mối nguy hiểm)

Các sản phẩm của sản xuất

Xử lý chất thải
Phong cảnh

Những yêu cầu về giao thông

sự di chuyển

Nhu cầu về nước

Vị trí của những toà nhà và nơi làm việc


Phong cảnh

Sự di chuyển

Ðầu vào các nguyên liệu thô

Xây dựng toà nhà

Vị trí toà nhà hoặc nơi làm việc


Những vấn đề khẩn cấp tiềm ẩn (bao gồm cả mối nguy hiểm)
Những đặc điểm của
môi trường tồn tại

Môi trường vật lý


Ðiều kiện đất và mặt đất
Nguồn nước mặt và nước
ngầm
Ðịa chính và địa lý
Khí hậu, vi khí hậu, vị trí,
độ phơi sáng
Chất lượng không khí
Thuỷ điện (bao gồm chất
lượng nước và đường
phân nước)
Ðất và việc sử dụng đất
Tài sản (đất ở và đất
thương mại)
Các hoạt động giải trí
Nông nghiệp
Tài nguyên rừng
Tiếp cận vùng nông thôn
Sinh thái và bảo tồn
thiên nhiên
Sự sống trên mặt đất và
dưới nước
Dân cư và cộng đồng
Các loài thực vật và động
vật
Những động vật và thực
vật được bảo vệ đặc biệt
Di sản
Sắp đặt, cấu trúc và loại
hình khung cảnh
Khảo cổ
Ðặc tính và nét lịch sử
Các mối quan tâm về văn
hoá
Con người
Sức khoẻ con người và
phúc lợi
Việc làm
Cộng đồng và sự kết dính
văn hoá
Quan điểm
Tiếng ồn và tiếng động
Giao thông
Khả năng có thể tiếp cận
được

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 24


2.4 CÁC MỐI LIÊN KẾT
Sự phát triển thành công phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và sự liên kết tốt. Sự liên kết
giữa vị trí và khu vực xung quanh nó là rất quan trọng đối với cả dự án phát triển nhỏ
nhất. Một vị trí được phát triển lại sẽ tồn tại nhiều điểm tiếp cận, nhưng các điểm đó có
thể không được đặt vào vị trí thích hợp. Ví dụ, lối đi vào phần sân chứa hàng của một
hãng tàu lửa có thể hoàn toàn không thích hợp khi địa điểm được sử dụng cho nhiều mục
đích phát triển khác nhau.
Giảm thiểu các ba-ri-e trên các lối đi bộ giúp tạo ra
một môi trường thân thiện với người đi bộ Những phân tích thuộc về bối cảnh sẽ tạo nền tảng cho một bộ khung về di chuyển sẽ
cần xem xét:
• Bằng cách nào những con đường từ vị trí mới có thể kết nối với cơ sở hạ tầng
hiện tại;
• Cung cấp cho mọi loại hình di chuyển khác nhau như đi bộ, xe đạp, và giao thông
công cộng;
• Bằng cách nào một phát triển mới có hể mang lại lợi ích cho toàn khu vực, ví dụ
như bằng việc mở rộng mạng lưới xe bus, hoặc thêm nhiều khu vực đi bộ cho
những vùng phụ cận;
• Bằng cách nào việc di chuyển sẽ cung cấp được cho mọi giai đoạn của sự phát
triển.

Tại điểm khởi đầu của dự án, phải thành lập những nguyên tắc của bộ khung về di
chuyển. Cấu trúc sau đó sẽ được thiết kế trên cơ sở kế hoạch phát triển tổng thể.

Hiểu biết những cách tiếp cận và những sự liên kết hiện có
Ðể thống nhất vị trí với không gian xung quanh, điều cần thiết đầu tiên phải phân tích
Ðôi lúc các tiện nghi dưới danh nghĩa “cải thiện hành những điểm tiếp cận đang tồn tại và mối liên kết cho cả sự di chuyển và hạ tầng cơ sở.
lang đi bộ” thực tế lại cản trở việc đi bộ và khuyến Bảng 2.4 cho thấy tập hợp các vấn đề cần xem xét.
khích dùng phương tiện cơ giới

Quan sát chất lượng của sự di chuyển


Quan sát cách thức mọi người di chuyển qua các khu vực đang tồn tại sẽ cho thấy nhiều
điều về ảnh hưởng của việc di chuyển tới công việc. Cách thức mọi người di chuyển, đặc
biệt là đi bộ, không chỉ là vấn đề chọn con đường đơn giản và dễ dàng nhất, mà còn bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ví dụ như, sự đa dạng và sở thích; độ an toàn; ánh sáng và
bóng râm; các hoạt động thương mại; khung cảnh; tiếng ồn và ô nhiễm. Nghiên cứu về
sự di chuyển sẽ hé mở cách thức làm thế nào các vấn đề này có thể được xem xét và cải
thiện. Một điều cần nhớ là cách chúng ta cảm nhận về sự di chuyển cũng bị ảnh hưởng
bởi các nhu cầu đặc thù của nhóm phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, v.v.

Bảng 2.4
Vấn đề khu vực Vấn đề xem xét
Sự luân chuyển Khả năng tiếp cận và tính linh động
Ði bộ
Ði xe đạp
Giao thông công cộng
Phương tiện cá nhân
Các hình thức hỗn hợp
Ðộ thấm
Ba-ri-e
Phía đường
Tính rõ ràng Các lối vào/cổng
Trình tự ưu tiên đường và không gian
Thế hệ giao thông Mức độ hiện tại
Những đề nghị và kế hoạch tương lai
Khả năng tiếp nhận xe hơi và Vấn đề đậu xe
các loại dịch vụ giao thông Dịch vụ
Quản lý giao thông

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 25


Xử lý các đường biên cung cấp cảm giác riêng tư và
sự bao bọc

Một sự đa dạng tuyệt vời của các kiểu kiến trúc khác nhau trong khi vẫn liên kết được với khung cảnh chung của thành phố
The Piggeries, Frome, Somerset: Khu nhà mới phải tạo sự thống nhất với những thành phố đang
tồn tại

Ðịa điểm Ðịa điểm toạ lạc trong khu chợ lịch sử của Frome trong Somerset nơi có lịch sử
công nghiệp phát triển mạnh dựa trên việc sản xuất len và quần áo
Ðơn vị thiết kế Nhóm kiến trúc và quy hoạch
Ðơn vị phát triển Hiệp hội nhà ở Knightstone và Quỹ uỷ thác Guinness
Cơ quan địa phương Hội đồng quận Mendip
Các đường đi bộ xuyên qua địa điểm nhìn từ trên cao Diện tích mặt bằng 1.25ha
Dự án 71 nhóm nhà ở xã hội, bao gồm tổ hợp nhà gia đình và căn hộ, khu trú ẩn, tất cả
được đặt trong Khu bảo tồn Frome. Bản kế hoạch hoàn tất được đưa qua Hiệp hội
nhà ở trong tháng 2 năm 1998.

Chi tiết Một số vấn đề quan trọng đã được rút ra qua việc thiết kế đó là:
• Kết cấu của kế hoạch không được nhận thấy qua
dạng kiến trúc và chất lượng;
• Chiều cao toà nhà và mật độ thay đổi từ 2-4 tầng dọc
theo địa điểm để phản ánh hình dạng được xây bao quanh, tạo ra ý niệm về
nơi ở và nơi chứa đựng;
• Sử dụng tốt những cách tạo hàng rào bao quanh như
những bức tường và lan can bằng đá tự nhiên góp phần tạo ra ý niệm về sự
bao quanh;
• Những toà nhà thì được nhìn thấy từ bên ngoài với
những vật chắn tối thiểu tạo ra mặt tiền thông thoáng với đường;
• Duy trì những hành lang đi bộ dọc theo địa điểm
giúp mọi người có thể đi bộ tới những khu vực bán lẻ gần đó và những con
đường nhỏ, góp phần làm tăng sức sống và sự sống động của trung tân
thành phố;
• Thiết kế phản ánh và tận dụng nhu cầu đi ngang qua
và đi tắt qua các vùng nhấp nhô của địa điểm;
• Bản kế hoạch có khu vực chứa xe hơi được coi là
thành công khi giảm tối đa ảnh hưởng của nó.
• Quang cảnh phố xá đẹp chất lượng cao tạo ra bởi
việc thêm vào những chi tiết đồng hồ đo, ống khói, tường, thùng chứa rác,
ánh sáng, truyền hình cáp và bề mặt đường.
• Các giải pháp bền vững là kết quả của sự làm việc liên tục của đội thiết kế

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 26


từ những khái niệm ban đầu đến khi tiến hành, và thiết lập những mối quan
hệ với cộng đồng ngay từ những ngày đầu của quá trình thiết kế.
Ðịa chỉ liên lạc Hội đồng quận Mendip. Số điện thoại: 01749 313399

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 27


2.5 TÍNH KHẢ THI
Tính khả thi của một dự án cả về khía cạnh kinh tế hay thực tiễn, cần đánh giá các yếu
tố:
• Nhu cầu của cộng đồng;
• Cung và cầu của thị trường;
• Các nguồn tài trợ;
• Khả năng của địa điểm;
• Sở hữu, tập hợp, chiếm hữu đất;
• Liên kết với bối cảnh xung quanh;
• Chi phí xây dựng;
• Giới hạn thiết kế;
• Bối cảnh hoạch định chính sách của địa phương.
Các ngiên cứu thiết kế đô thị cho bán đảo Greenwich phải
giải quyết hàng loạt trở ngại Các dự án cần được liên kết với vị trí và bối cảnh của chúng và điều này sẽ khác nhau
tùy vào từng dự án, cho dù là lấp khoảng trống, đồng, mở rộng đô thị hay cải tạo đô
thị. Sự thích hợp là chìa khóa của mọi vấn đề; Một giải pháp đô thị phát triển cao sẽ
không thích hợp cho một địa điểm ngoại ô ở rìa thành phố, và ngược lại.

Việc đánh giá sớm các yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khả thi của một dự án sẽ là nền
tảng cho các thiết kế và kiểm tra sơ bộ. Ðiều này đòi hỏi phải đánh giá lại nhiều lần.
Bảng 2.5 cung cấp tập hợp các vấn đề cần quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả kinh
tế và tính khả thi của dự án.

Các phác thảo như thế này có thể giúp đánh giá tiềm năng của đô thị
Bảng 2.5 Tập hợp các yếu tố đánh giá tính khả thi
Chủ đề Các vấn đề cần quan tâm
Thị trường • Các nghiên cứu khả thi sẵn có;
• Sở hữu và chiếm hữu;
• Các áp lực phát triển hiện nay;
• Cung và cầu (trong mối quan hệ cạnh tranh, tình hình
kinh tế-xã hội, bối cảnh khu vực, v.v.);
• Chi phí;
• Nguồn tài trợ (công cộng/tư nhân/hợp doanh);
• Cơ chế cấp tài trợ.
Ứng dụng • Các dịch vụ và tiện ích sẵn có;
• Các cản trở sẵn có (ví dụ như nền móng và tầng hầm;
• Các chướng ngại vật chính (ví dụ như ống thoát nước
hay ống dẫn ga);
• Tình trạng nền đất (ví vụ như độ ô nhiễm và độ lún);
• Ðịa chất học;
• Ðiều tra về khảo cổ;
• Hệ thống thoát nước ;
• Các cấu trúc chính do con người xây dựng (ví dụ như
cầu/đường);
• Yêu cầu của các cơ quan có liên quan (ví dụ như các cơ
quan điện nước).

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 28


2.6 VIỄN CẢNH
Viễn cảnh là sự pha trộn các yếu tố vật lý, tài chính và rất nhiều nguyện vọng. Sự
hòa hợp của các yếu tố này là rất quan trọng - để nói rằng: đây là cái chúng ta
muốn; đây là cách chúng ta có thể đạt được; đây là những người cần phải liên
quan và chịu trách nhiệm; đây là nơi mà chúng ta có thể có tiền; đây là người
điều khiển tầm nhìn; và tất cả những điều này là cơ chế để bàn giao (xem phần 6).

Phân tích bối cảnh là bước đệm để định hình tầm nhìn cho các mục tiêu mà chúng
ta hướng tới. Khi phải đối mặt với những trở ngại, chúng ta sẽ dễ dàng mất đi
khái niệm về các tiềm năng, tuy nhiên các dự án cải tạo thành công trước đây là
nguồn động viên rất lớn và Bản Tóm Tắt này có rất nhiều ví dụ như vậy.

Giá trị cần tạo ra


Các vấn đề xã hội và kết cấu vật lý xấu xí sẽ làm hỏng hình ảnh của một khu vực,
nhưng lịch sử cho thấy rằng quan niệm kiểu này có thể thay đổi. Hàng loạt ví dụ
đã cho thấy rằng “nơi ở có vấn đề” có thể trở thành “nơi ở tốt” thông qua việc
thay đổi cách quy hoạch và tiếp thị khu vực

Giới hạn có thể vượt qua


Các dự án về phát triển các cánh đồng cháy thường bị ngăn trở bởi vì ý kiến cho
rằng sẽ không có thị trường cho các dự án này. Như dự án cải tạo Hulme ở
Manshester cho thấy, với tầm nhìn thích hợp, thị trường mới và tương lai mới có
thể được tạo ra và gia tăng giá trị (xem trang 49).

Bối cảnh năng động


Các thiết kế vốn bản chất linh hoạt sẽ giúp tiếp nhận các thay đổi trong tương lai -
ví dụ như kích cỡ và vật liệu nhà, lối sống và các đường duy chuyển. Ðiều quan
trọng sống còn là phải tạo ra một kế hoạch tổng thể đóng vai trò là khung phát
triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Giai đoạn đánh giá bối cảnh đầu tiên phải thu
thập được hai thông tin quan trọng nhất:
Tầm nhìn mới cho các dự án được đề nghị trong khuôn
khổ Làng Ðô Thị Devonport 1. Phân tích SWOT (Ðiểm mạnh, Ðiểm yếu, Cơ hội, và Thách thức) cung
cấp tập hợp các tầng nghĩa quan tâm khác nhau bằng cách xác định các
điểm mạnh và điểm yếu đang tồn tại, cơ hội cải thiện và các thách thức
đối với sự thành công của dự án (xem 6.3).

2. Các ý tưởng và khái niệm ban đầu và các giải pháp chiến lược nhằm tạo
ra tầm nhìn và xây dựng tính linh hoạt cho dự án bằng cách đảm bảo
rằng quá trình:

• Có nhiều sự tham gia;


• Có khả năng triển khai có lãi - cân bằng các nguyện vọng
dài hạn và cải thiện ngắn hạn hay các sáng kiến nhất thời
Làng Ðô Thị Ðường St.James, Gateshead: xác định viễn
cảnh cho cải tạo khu vực rộng 50ha trong tương lai

Sử dụng máy tính mô phỏng trong dự án Granton Waterfront đã giúp xác định rõ cấu trúc tòa nhà và sự pha trộn các ứng dụng theo mong muốn

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 29


THIẾT LẬP
CẤU TRÚC ĐÔ THỊ
3.1 Khung di chuyển 3.2 Mật độ, các phương tiện và khuôn mẫu 3.3 Hiệu quả
năng lượng 3.4 Phong cảnh 3.5 Các trụ sở chính, cảnh đẹp tiêu biểu và các điểm
nhấn 3.6 Tính đa dụng 3.7 Các tòa nhà 3.8 Các bãi đất

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 30


Cấu trúc đô thị nghĩa là gì?

Thuật ngữ “cấu trúc đô thị” muốn nói đến các mô hình hay cách sắp xếp của
các toà nhà, đường phố, các công trình xây dựng, các khoảng không gian mở
và phong cảnh tạo nên những khu vực trong đô thị. Đó là mối quan hệ tương
tác lẫn nhau giữa tất cả các yếu tố, chứ không phải các đặc điểm riêng của
mỗi yếu tố kết nối với nhau tạo thành một địa điểm.

Cấu trúc đô thị không bao hàm ý nghĩa là một kiểu hay mô hình đô thị hóa cụ
thể: nó được sử dụng cho cả khu vực trung tâm, các khu ngoại ô và tất cả
những khu vực trong đó; và tất nhiên, thuật ngữ này được sử dụng ngang bằng
khi đề cập đến cả thành phố, thị xã và thôn bản.

Tại sao cấu trúc đô thị lại quan trọng?

Cấu trúc đô thị tạo cơ sở cho thiết kế chi tiết của các yếu tố cấu thành. Nó tạo
ra một khung nguyên tắc thống nhất, tạo cơ sở cho việc phát triển từng yếu tố-
có thể là bằng nhiều nhân tố khác nhau, nhằm đạt được những mục tiêu sau
đây:
• Tính thống nhất
Tính liên kết và trùng hợp lẫn nhau với các khu vực xung quanh
• Tính hiệu quả về chức năng
Để từng yếu tố (các tòa nhà, đường phố, không gian mở…) cùng kết
hợp và có hiệu quả trong một tổng thể toàn diện
• Tính hòa hợp về môi trường
Tạo ra các mô hình phát triển có hiệu quả về mặt năng lượng và
nhạy cảm về mặt sinh thái
• Cảm nhận về một địa điểm
Tạo ra một địa điểm có đặc điểm riêng biệt nhưng đồng thời tăng
cường tính địa phương
• Khả thi về mặt thương mại
Đáp ứng được thực tế về ảnh hưởng của thị trường với tính chất và
hình thức của sự phát triển.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 31


3.1 KHUNG DI CHUYỂN
Di chuyển giữa các địa điểm một cách hợp lý ảnh hưởng đến các hoạt động, việc
sử dụng, mật độ, an ninh và tác động đến sự phát triển của các khu vực lân cận.
Khung di chuyển đề cập đến những khía cạnh về cấu trúc của việc di dời, tập trung
vào các hệ thống đường phố. Từng hoạt động và mỗi thành phần của một cấu trúc
di dời (đi bộ, đạp xe, phương tiện công cộng…) được trình bày chi tiết trong Phần
4.

Một Khung di chuyển có hiệu quả:


Cảnh quan những con đường có chất lượng cao, có ánh sáng tốt và
có phong cảnh đẹp  Tạo ra lựa chọn tối đa cho mọi người trong việc đi lại;
 Bao hàm tất cả các hình thức di dời có thể xảy ra trong quá trình phát triển;
 Có mối quan hệ rõ ràng với những con đường và phương tiện hiện có.

Do các địa điểm đều khác nhau nên không thể có một công thức chung. Một
khung nguyên tắc thích hợp với một khu ngoại ô rộng lớn sẽ khác so với khung
nguyên tắc cho một khu nhỏ trong trung tâm thành phố.

Bất cứ khi nào có thể và có tính đến nhân tố thực tế, Khung di chuyển cần phải
tạo ra được những con đường đẹp và thuận lợi cho người đi bộ, đi xe đạp hay
đi xe buýt cũng như cho người đi xe hơi. Nghĩa là, tạo ra các loại đường đi
Chúng ta nên tập trung nỗ lực cải tạo các con đường đến các điểm
thích hợp cho các hình thức giao thông của con người. Lý do một con đường
đỗ xe buýt, khi chưa được cải tạo, những điểm này không đẹp mắt này được đánh giá là tốt hơn một con đường khác phụ thuộc vào vô số các
và nguy hiểm
nhân tố, rất nhiều nhân tố không thể định hình được, do đó việc đánh giá các
con đường sẽ không bao giờ có thể mang tính chính xác khoa học được. Giả sử
việc di dời của các phương tiện chỉ là một phần của Khung di chuyển: việc con
người thực hiện việc đi lại của họ như thế nào (đặc biệt là với những người đi
bộ) cũng quan trọng không kém.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 32


Khung di chuyển minh họa rõ ràng hệ thống đường cho người Con đường chính Các phố đi bộ chính
đi bộ, người đi xe đạp, các phương tiện công cộng và các Các con đường phụ Đường cho người đi xe đạp
phương tiện khác Phố nhỏ Điểm đỗ xe buýt

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 33


3.1.1 ĐÁNH GIÁ SỰ DI CHUYỂN
Tiến hành Đánh giá sự di chuyển
Việc này sẽ tạo cơ sở cho việc cải thiện những mạng lưới
đường hiện có để tạo ra cấu trúc đường phố mới. Một số
nhân tố để cân nhắc các hình thức giao thông khác nhau
(đi bộ, đạp xe, xe buýt, xe hơi…) bao gồm:
• Sự an toàn
• Chất lượng không khí
• Sự tiện dụng cho việc đi lại
• Tốc độ
• Đi xuống và đi lên các lề đường
• Nơi băng qua đường cho người đi bộ
• Nơi băng qua đường cho người đi bộ và xe đạp
(Toucan)
• Hẻm riêng
• Chất lượng giao thông

Việc đánh giá cấu trúc di dời hoàn chỉnh đề cập được tất cả các loại phương tiện
Các cây cầu bắc qua đường
• Các lối đi bên dưới
• Các giao lộ
• Tiếng ồn
• Ô nhiễm
• Cảnh quan
• Tính phong phú của phong cảnh
• Tắc nghẽn vỉa hè
• Tắc đường
• Chất lượng của vỉa hè
• Chất lượng đường
• Các phương tiện đạp xe

Chất lượng của các con đường khác nhau có thể được
phân loại để đưa ra quyết định cần cải tạo con đường
nào. Việc tái cải tạo một điểm có thể tạo ra cơ hội cho
Bước đầu tiên là xác định các khu vực cống ngầm đến các phương tiện địa phương mà
người có thể đi bộ bên trên
việc tái tạo lại những con đường đã xuống cấp hoặc bị
phá hủy, và để tạo điều kiện cho việc đi lại ở khu vực
này, chứ không chỉ đi và đến các điểm mới.

3.1.2 CÁC KHU VỰC XUNG QUANH CÓ THỂ


ĐI BỘ ĐƯỢC
Thiết kế sao cho thuận lợi cho người đi bộ
Các phương tiện địa phương đưa các cư dân đến gần
với nhau hơn, nâng cao tính cộng đồng và giảm việc
sử dụng xe hơi. Vì vậy, nhân tố đầu tiên cho một
Khung di chuyển phải cân nhắc đến khoảng cách đi
bộ tới các tiện ích xã hội. Chất lượng của các con
đường là quan trọng đặc biệt là ở những nơi hay xảy
ra tắc nghẽn như những đoạn đường hay đường sắt có
nhiều xe qua lại. Ưu tiên cho việc đi bộ nghĩa là đặt
những việc xảy ra hàng ngày trên đường phố lên cân
nhắc đầu tiên.
Con người cần có thể đi bộ trong 2-3 phút (250 mét)
Điều này sau đó có thể được chắt lọc để phản ánh chính xác hơn những con đường sẵn
có và những trở ngại cho việc đi lại đến hộp thư hay hộp điện thoại: Cơ quan thông tin chỉ
cách 5 phút đi bộ (400 mét). Cần có các cửa hàng địa
phương, các điểm dừng xe buýt, trạm y tế và có thể là
một trường tiểu học có thể đi bộ tới được nghĩa là
khoảng 10 phút đi bộ (800 mét)

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 34


3.1.3 Mạng lưới đường
Kết nối với những mạng lưới sẵn có
Các kết nối trực tiếp, thẩm mỹ giữa các tiện ích chính, tránh các ngõ cụt, giúp tạo ra các
địa điểm thoải mái và thuận tiện. Một đánh giá về việc làm thế nào để kết nối có hiệu quả
nhất một điểm này với các mạng lưới di chuyển rộng lớn hơn cần nhằm mục đích tạo ra số
lượng tối đa các kết nối trực tiếp với các con đường chính thông qua thực hiện giao thông.
Xem
Các kết nối giữa các con đường càng trực tiếp, khả năng đa dụng càng lớn (các kết nối
xét địa điểm có thể được kết nối với không chỉ cho xe cộ).
các con đường chính và các tiện ích
như thế nào là tốt nhất
Quyết định các kết nối nào là quan trọng nhất để mở rộng thành các dự án, để tạo cơ sở
cho cấu trúc di chuyển nội bộ.

Tạo lập hay phá vỡ các đường giới hạn


Các dòng kẻ xác định các đường giới hạn của một địa điểm- các đường viền- có thể được
sử dụng để xác định các giới hạn của một địa điểm phát triển hay một khu vực tái tạo. Các
con sông, kênh, công viên, các con đường có nhiều xe qua lại hay những cầu cạn, có thể
cho thấy những yếu tố khái niệm về một địa điểm.

Các ngõ cụt điển hình tạo ra cấu trúc


Tuy nhiên, đôi khi đi xuyên qua hay bắc qua các biên giới này sẽ giúp nâng cao tính năng
hướng nội, không kết nối được với các động về không gian, bằng cách tạo ra các liên kết với các khu vực xung quanh và giảm các
khu vực xung quanh giao lộ.

Phương pháp có lợi cho người đi bộ kết nối với các cộng đồng xung
quanh cho phép nối các con đường hiện có và tạo được kết nối trực
tiếp với các điểm đỗ xe buýt

Sau: Một cây cầu dành cho người đi bộ nối


The Calls and the Riverside, Leeds
thẳng tới trung tâm thành phố
Trước: Con sông chia cắt phần phía Bắc và phía Nam
của thành phố

Kết cấu đường này có thể tạo nền tảng cho các tòa nhà gần nhau,
đảm bảo được rằng các tòa nhà đóng góp tích cực vào các khu vực
công cộng
Chìa khóa
Các con đường chính Các con Một kết nối được hình thành qua đoạn đường
đường nội ô sắt cầu cạn- giúp nối trung tâm thành phố với
Điểm dừng xe buýt mặt sông

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 35


Khung nguyên tắc quy hoạch tạo hình ảnh ba chiều cho việc cải thiện khu vực

Những nhà kho trước sông River Aire đã được cải tạo
Khung nguyên tắc Quy hoạch The Calls and the Riverside, Leeds: Phá
bỏ các rào cản
Địa điểm Cả hai bờ của sông Aire tiếp giáp phía Đông Nam của trung
tâm mua sắm Leeds
Khách hàng Công ty Phát triển Leeds
Nhóm thiết Quy hoạch tổng thể: Llewelyn- Davies
kế
Dự án Khung nguyên tắc quy hoạch cho việc cải tạo một khu vực
nhà kho thừa Victoria gần nhưng biệt lập với Trung tâm
thành phố Leeds
Chi tiết Một trong những mục tiêu trung tâm của khung nguyên tắc
quy hoạch là phá vỡ những rào cản của các cầu cạn và nhà
ga để chia đôi bờ sông về phía Nam và Trung tâm thành phố
về phía Bắc.
Một kết nối mới đến Trung tâm thành phố hiện nay đã được
Chất lượng kiến trúc cao đã làm tăng tiêu chuẩn thiết mở và được sử dụng tốt. Đường này nối tòa nhà Corn
kế trong khu vực
Exchange (hiện là một trung tâm mua sắm chuyên nghiệp)
với bờ sông qua một con đường xuyên qua vòng cung xe lửa
và một một lối qua sông cho người đi bộ. Một khu vực đô
thị sống động đã được phát triển, bao gồm các cửa hàng,
khách sạn, các căn hộ và các cơ quan.
Liên hệ Đại diện công ty Phát triển Leeds. Điện thoại: 011 3247
7893

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 36


3.1.4 CÁC KIỂU HỆ THỐNG ĐƯỜNG

Hệ thống đường cho phép có sự lựa chọn


Phương cách lâu đời để nối được các điểm một cách có hiệu quả là tạo nên một hệ
thống đường có cấu trúc đơn giản, cho phép đi lại thông suốt trong khu vực. Kiểu
mẫu có thể vuông vắn hay không bình thường; nhưng giá trị của nó thì không có gì
thay đổi. Hệ thống đường cũng tạo điều kiện cho việc quản lý giao thông, hạn chế
xe hơi trong một số khu vực.

Các hệ thống đường rộng 80-100 mét tạo nên một hệ thống tối ưu cho người đi bộ
và xe cộ trong hầu hết các trường hợp. Kích cỡ của các tòa nhà phát triển theo đó
phải được kiểm tra lại về những tiện dụng và các kiểu tòa nhà, và điều chỉnh lại
cho thích hợp (xem mục 3.7.2 về kích cỡ tòa nhà). Ở các khu vực trung tâm với số
lượng khách bộ hành rất nhiều, chiều rộng của các con đường từ 50- 70 mét sẽ tạo
nên một hệ thống lưu thông tối ưu.

Tuy nhiên, đường di chuyển ở quy mô này có thể không thích hợp cho cấu trúc của
cả đô thị. Ví dụ, các tòa nhà chính trong đô thị có thể cao hơn 200 mét với nhiều
góc cạnh khác nhau, các lối băng qua đường và các phố đi bộ nhỏ thông qua các
tòa nhà. Tương tự, các con đường song song nhau có thể thích hợp với những con
phố nhỏ cắt ngang. Các vấn đề về địa hình, hướng, các tiện dụng xung quanh…
đều là một phần của việc xác định cấu trúc đường cho một khu vực phát triển.

Đường trong hình nhẫn Birmingham: nới lỏng vành đai


Dự án Đường trong hình nhẫn Birmingham được hoàn thành vào năm 1971,
và vào thời điểm đó được coi là một thành tựu cổ điển của kiểu
đường này. Mục đích là di chuyển giao thông đường phố trong trung
tâm thành phố bằng cách xây dựng một con đường dài 3.5 dặm xung
quanh khu trung tâm, cắt nhau bởi các bùng binh ở bảy điểm giao
nhau. Theo ngôn ngữ của ngành quản lý giao thông, một số mục
đích ban đầu đã được hoàn thành, nhưng đáp ứng được chi phí để
khắc phục được hầu hết những điểm yếu cấu trúc của đô thị. Vành
đai bê tông được tạo ra đã phá vỡ các đường nối truyền thống giữa
trung tâm thành phố và các khu vực lân cận. Đặc biệt, đối với khách
bộ hành, nó là một rào cản khó ưa và khó thâm nhập được. Các lối đi
nhỏ dành cho người đi bộ ở các bùng binh rất nguy hiểm, làm ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống và các hoạt động xung quanh các đường
phố này
Chi tiết Từ năm 1988, Hội đồng thành phố Birmingham đã ra chính sách sửa
lại đường hình nhẫn, nhằm mục đích:
Với một phần đường được hạ thấp và một phố • Kết nối khu vực Trung tâm thành phố với các khu vực lân cận
dành cho người đi bộ rộng rãi, một khu vực trước
đây bị phân cách giờ đây đã được nối lại với nhau
• Làm cho các hoạt động trong khu trung tâm thành phố có thể
như một mở rộng ra các khu vực khác
• Cải thiện không gian cho người đi bộ trong thành phố. Khi
giao thông được quản lý, thành phố lại tập trung nhấn mạnh
các con đường giữa hình nhẫn. Các khía cạnh đáng lưu ý nhất
mà dự án này đạt được cho đến nay là:
• Hạ thấp khu Rạp xiếc Thiên đường để tạo đường mới tới
Quảng trường Cenetery và Trung tâm Hội nghị Quốc tế;
• Tái tạo quảng trường cũ trở thành nơi cho người đi bộ trên con
đường từ Trung tâm thành phố đến khu vực Tòa án;
• Thiết kế lại khu Smallbrook Queensway, bao gồm việc di dời
các đường ngầm để tạo ra các phố đi bộ tốt hơn tới khu người
Trung quốc trong thành phố.
Liên hệ Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Hội đồng Thành phố Birmingham, Nhà
Baskerville, Birmingham B1 2NA Điện thoại: 01210303 3157

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 37


3.2 SỬ DỤNG HỖN HỢP
Các cộng đồng tốt là những cộng đồng có được đầy đủ các dịch vụ và tiện ích địa
phương, trong đó có thương mại, giáo dục, y tế, các phương tiện về tinh thần và công
dân. Những thứ này cần phải nằm trên những địa điểm thuận tiện và nối với các khu dân
cư bởi những con đường an toàn và thoải mái.

Trước đây, các thị trấn phát triển xung quanh các giao lộ, các trung tâm của các hoạt
động hay những điểm mua sắm, với sự phát triển ngày càng tăng của nhà ở, mua bán lẻ,
Chú giải tiếng Anh:
các tiện ích cộng đồng và tuyển dụng việc làm xung quanh khu trung tâm đô thị. Mặc dù
Open space: không gian mở
Medium density housing: nhà ở mật độ trung bình
có nhiều giá trị phát triển khác nhau (xem bảng 3.1), trong nền phát triển hiện đại, các
Low density housing: nhà ở mật độ thấp
Light industrial area: khu vực công nghiệp nhẹ yếu tố ngoại lệ thường nhiều hơn các yếu tố theo quy luật.
Business park: khu kinh doanh
Parkland: đất công viên
Low density residential area: khu có mật độ dân cư thấp
Medium density residential area: khu có mật độ dân cư trung bình
Local centre: khu trung tâm
Bảng 3.1 Các lợi ích của phát triển hỗn hợp
Industrial: công nghiệp
Residential hinterland: khu dân cư vùng đất nội địa • Nhiều con đường tới các tiện ích xã hội hơn

Local centre: Trung tâm thành phố
Mixed workspaces predominate: các cơ sở làm việc hỗn hợp chiếm ưu thế
Transition zone: khu chuyển giao
Giảm thiểu kẹt xe trên đường đi làm
Mainly heavy industry: chủ yếu là công nghiệp nặng
• Nhiều cơ hội hơn cho giao tiếp xã hội
Trong quá trình thiết kế các địa điểm mới, trung tâm • Xã hội có nhiều thành phần đa dạng
thành phố có vai trò gì, khi nào tất cả các “yếu tố sử dụng • Hình ảnh đẹp của các tòa nhà khác nhau trong khu vực
hỗn hợp” tiềm năng được tận dụng?
• Cảm giác an toàn hơn, với “các con mắt trên đường phố”
• Hiệu quả năng lượng lớn hơn và sử dụng có hiệu quả hơn các không gian
và tòa nhà
• Nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng về phong cách sống, địa điểm và
kiểu nhà
• Các yếu tố thiết yếu của đô thị và cuộc sống trên phố
• Các tiện ích thích hợp hơn và hỗ trợ cho kinh doanh nhỏ (ví dụ như các
cửa hàng góc phố)

Các tiện ích vẫn đang được phân làm các khu vực và các Việc thiết lập một khu vực có ổn định và thành công hay không phụ thuộc vào khoảng
con đường được thiết kế như những con đường chiến
lược để tạo ra mối quan hệ địa phương gần gũi hơn trên cách mà con người phải đi bộ để đến các tiện ích hàng ngày, sự đầy đủ của các tiện ích
cơ sở những con đường cho người đi bộ và đi xe đạp xã hội để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ, và những địa điểm và không gian nơi
diễn ra nhiều hoạt động.

Có thể lấy ví dụ từ các khu vực ngoại ô truyền thống Victoria và Edward những nơi được
thiết lập trên giả định rằng hầu hết việc di chuyển là của người đi bộ. Những nhu cầu di
chuyển khác được phục vụ bởi một đường xe lửa ngoại ô - nhà ga là trung tâm cho các
dịch vụ mua bán lẻ, thương mại và các hoạt động của công dân. Những mô hình thiết kế
như vậy thường khó áp dụng lại đối với các mô hình phát triển hiện đại do sự khác biệt
về các quy chế quy hoạch giao thông hiện nay, do các hình thức di chuyển phân tán với
nhiều xe hơi và do xu hướng mua bán lẻ ngày càng phát triển rộng, việc các tòa nhà giáo
dục và trung tâm y tế nhằm đạt được hiệu quả về quy mô.

Một mô hình thích hợp và bền vững hơn do làm lu mờ


được sự phân biệt giữa các tiện ích xã hội với các khu
vực thiết kế, tạo điều kiện cho việc đi bộ đến khu vực
trung tâm thành phố, các bến xe buýt và nhà ga xe lửa
thuận tiện và thoải mái nhất.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 38


Thông thường, hệ thống quy hoạch không giúp gì được. Để minh họa, nếu
chúng ta lấy một điểm rộng lớn điển hình, việc sử dụng đất có thể bao gồm
nhà ở, một trường tiểu học, các cửa hàng, các cơ quan và một số ngành công
nghiệp. Các bản thiết kế quy hoạch thường đặt những khu vực này và vạch
a) Khu ở gần giao lộ b) Khu ở trên đường phố
đường biên giới cố định cho chúng trước khi tiến hành bất kỳ công việc thiết
kế thực sự nào. Tùy từng trường hợp, các địa điểm được tạo thành các khu
phát triển xung quanh một hệ thống đường sơ khai không có cấu trúc thiết
c) Khu ở gần đường chính d) Khu ở gần bờ sông kế đô thị rõ ràng. Ở giai đoạn này, các tỷ trọng cũng như các yêu cầu cố
định khác không phải là chưa được biết tới để có những quyết sách phù hợp,
ví dụ như vấn đề không gian mở. Phương pháp này thường bao gồm việc mở
con đường chính xung quanh địa điểm hơn là cắt ngang nó và đặt các tiện
ích có từ giao thông như các khu vực buôn bán lẻ và lao động ở giao lộ gần
f) Khu ở gần đường dành cho xe
e) Khu ở gần dốc
động cơ lối vào dọc theo con đường chính. Con đường được sử dụng như một đường
biên giới đến các tiện ích riêng biệt. Những nỗ lực như vậy nhằm tạo ra cảm
quan về một địa điểm xung quanh điểm mấu chốt thường thất bại bởi việc
tận dụng đó thường tạo ra các hoạt động ở rìa ngoài hoặc bên ngoài địa điểm
đó, ở một khu kinh doanh gần đó hoặc ở ngoài trung tâm thành phố, và có
xu hướng hướng nội trong “những cái hộp lớn”.
g) Trung tâm thành phố với nhà ga có các khu ở bao quanh

Xu hướng này có thể được đảo lộn bằng cách nâng cao tính đa dạng của các
nhân tố sau:
• Mô hình phát triển;
h) Trung tâm thành phố với các khu ở nằm ngoài • Sử dụng đất;
• Mật độ;
• Quyền sở hữu;
• Các nhân tố thị trường.

3.2.1 ĐƠN VỊ Ở
Xây dựng những khu đi bộ
Sự phát triển sử dụng hỗn hợp có thể được nâng cao một cách tốt nhất thông
qua việc sử dụng một khoảng cách mà hầu hết mọi người sẽ đi bộ đến các
các tiện ích hàng ngày, các cửa hàng nhỏ góc phố hay các bến xe buýt được
Chiến lược thiết kế đô thị của Birmingham: xác định các khu ở
coi là điểm khởi hành.

Đơn vị ở có thể tạo một công cụ tổ chức hữu ích- nhưng chỉ khi nó được đặt
trên một Khung di chuyển tổng hợp và được xem như một phần của thị xã
hay thành phố với những loại hoạt động và mô hình trùng khớp nhau. Đó là
để chuyển đi từ các dự án quy mô lớn được dự tính hay mô tả như những
khu vực dân cư, nhưng được thiết kế như những vùng lãnh thổ nhỏ tách rời
Di sản của Khu Đá Quý đang được sử dụng để thúc đẩy các đề
nhau. Đó cũng là để di chuyển từ các khu xây dựng hay các thiết kế- những
xuất cải thiện khu đô thị này (nguồn: EDAW) thuật ngữ tự bản thân chúng nhấn mạnh ý nghĩa đơn dụng và biệt lập.

Một cột mốc được sử dụng rộng rãi để nói về các khu ở phát triển hỗn hợp
với bán kính 400 mét, tương đương khoảng năm phút đi bộ. Con số này
được hiểu là 50 hecta.

3.2.2 CÁC KHU VỰC ĐẶC TÍNH


Sự chắp vá các hoạt động khác nhau
Ở rất nhiều thành phố và thị xã, có thể nâng cấp các khu ở mà để xác định
nó chúng ta phải dựa trên một hoặc một hỗn hợp các hoạt động cụ thể (ví dụ
một địa điểm chợ hay trường học) hay chia các khu vực mới có những đặc
điểm đặc biệt. Những “khu vực có đặc tính riêng” như vậy có thể củng cố
tính đặc trưng của địa phương và có tác dụng như một công cụ thị trường để
quảng bá hình ảnh của một địa điểm riêng, như trong trường hợp của Khu
Đá Quý Birmingham. Những khu vực đó có thể bao gồm những khu tiện ích
chiếm ưu thế, các tòa nhà chính, các hiệp hội lịch sử hay các nhóm thiểu số,
ví dụ như khu thị trấn Trung Quốc.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 39


Xác định liệu dự án có liên quan đến một khu vực có mang đặc trưng riêng
không. Nếu có, cân nhắc những hệ lụy của giải pháp sử dụng hỗn hợp, mô
hình tòa nhà và thiết kế của các khoảng không gian mở. Những chủ đề mới có
thể được bổ sung hay những nét đặc trưng có thể được nhấn mạnh?

3.2.3 CÁC KHU TIỆN ÍCH HÀI HÒA VỚI NHAU

Tối đa hóa tính thống nhất, giảm thiểu sự đối lập với nhau
Sự đa dạng không tránh khỏi việc dẫn tới một số điểm đối lập. Những địa
điểm hiện có cho thấy rằng hầu hết các hoạt động có thể cùng diễn ra hài hòa
Khu Gloucester Green ở Oxford thể với nhau, và những nét đối lập chỉ được tính đến ở từng chi tiết. Thật vậy, đây
hiện sự pha tạp sinh động và hấp dẫn là sự kết hợp tốt của rất nhiều các địa điểm được thiết lập đúng đắn, trong đó
của các loại căn hộ bên trên các nhà tất cả các yếu tố phong cảnh, âm thanh và mùi vị tạo ra tính đồng nhất và đặc
hàng và các cửa hang tính riêng. Tuy nhiên, các tiện ích có những yêu cầu khác nhau- không phải
tất cả các hỗn hợp đều thích hợp- không có ai muốn một bãi đậu xe hơi ngay
sau một công viên- và một số tiện ích nên được đặt trong một tòa nhà riêng.

Trong khi cân nhắc hỗn hợp các tiện ích rộng nhất có thể được giới thiệu để
nhấn thêm tính thiết yếu, cần tiến hành một nghiên cứu khả thi về kinh tế để
kiểm nghiệm tính thích hợp của nó. Việc này cần được tiến hành kết hợp với
việc đánh giá tính thích hợp giữa những tiện ích giả định với những khu ở sẵn
có, và sau đó sắp xếp từng tiện ích để tăng cao tính tương hợp và giảm sự đối
lập. Lưu lượng giao thông cao- các nhân tố phát sinh theo sau như sự xuất
hiện thêm các khu nhà kính, ví dụ tốt nhất là được đặt gần giao lộ giữa đường
dành cho xe có động cơ và đường xe lửa.

Tạo ra nhiều hình thức sở hữu ở khu Kết hợp các hoạt động chủ yếu
tái phát triển của Trowbridge Estate, Kết hợp các hoạt động chủ yếu của cuộc sống và làm việc sẽ hỗ trợ cho việc
Hackney (Kiến trúc sư PRP) tạo ra một hệ thống các tiện ích thứ cấp đa dạng hơn (có thể là thương mại,
giải trí, vui chơi hay các hoạt động cộng đồng). Nhóm các yếu tố chính của
các tiện ích lại cho các khu dân cư sẽ giúp tạo nên một địa điểm.

Bên trong các khu vực chính, có thể rút ra kinh nghiệm từ việc thiết kế các
trung tâm mua sắm, khi đó các tiện ích được sắp xếp để tập trung những
khách bộ hành bằng cách tạo khoảng trống cho các cửa hàng tối đa là 250
mét.

3.2.4 CÁC MÔ HÌNH HỖN HỢP, CÁC TIỆN ÍCH VÀ NHỮNG NGƯỜI
SỬ DỤNG

Các kiểu nhà ở rải rác và các hình thức sở hữu


Cả quy mô của khu trung tâm và hệ thống các tiện ích bên trong nó sẽ phụ
thuộc vào địa điểm dự án trong mối quan hệ với trật tự đô thị. Điều này dĩ
nhiên không giống nhau ở các nơi khác nhau. Tuy nhiên, nhiều địa điểm sẽ có
một cách phân tầng- trung tâm, khu chuyển giao và khu ngoại ô. Các hình
thức sở hữu hỗn hợp nâng cao tính đa dạng của xã hội và do đó, nó rất quan
trọng trong việc mở rộng các các kiểu tòa nhà và các hình thức sở hữu của các
tòa nhà. Tạo ra các kiểu hình thức sở hữu khác nhau trong toàn bộ một khu
vực đảm bảo có các kiểu nhà khác nhau và các hình thức sở hữu đa dạng, rải
rác, không tập trung thành các khu vực riêng. Các dự án như Phố Coin ở
đường Ngân hàng phía Nam Luân đôn đã thể hiện, các cơ chế quy hoạch tài
chính cần được cân nhắc ở giai đoạn sớm hơn, trên cơ sở tham khảo ý kiến
của các cấp chính quyền. Quy hoạch vật thể và quy hoạch tài chính cần được
thực hiện có sự kết hợp với nhau.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 40


3.2.5 TRUNG TÂM
Các điểm trung tâm ở các mấu chốt giao thông công cộng
Việc tập trung nhiều nhất các hoạt động (cụ thể là các bộ phận buôn bán lẻ chính) nảy
sinh một cách tự nhiên dọc theo các dãy phố hay những điểm giao lộ- dọc theo các
đường phố chính, ở các giao lộ,… Những trung tâm này thay đổi về kích cỡ phụ thuộc
vào địa điểm, tính chất của các mạng lưới đường, mật độ tổng thể và kích cỡ của các
tuyến đường.

Các trung tâm sử dụng hỗn hợp tốt nhất là được đặt tại các giao lộ và dọc theo các
Việc đặt các khu trung tâm của thành phố xa các con đường
tuyến đường chính trong khoảng cách có thể đi bộ được giữa các tòa nhà. Điều này
chính làm cho chúng cách biệt với cuộc sống và các địa điểm làm tăng tính đặc trưng của chúng, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và cho
thương mại
phép các điểm đậu xe buýt và/hoặc các nhà ga được kết nối với nhau một cách toàn
diện. Đối với những điểm nhỏ, hãy nghĩ xem điểm này được nối với các điểm trung
tâm thành phố như thế nào.

Đưa nhà ở vào một khu vực hỗn hợp


Các khu trung tâm có nạn nhân của các khu vực đã trải qua chiến tranh cho thấy tính
thiết yếu và thích hợp đã bị mất đi như thế nào khi những tòa nhà không nằm trong
Câu trả lời là phải tạo ra các trung tâm có lợi cho người đi bộ và
giao thông công cộng ở những điểm mấu chốt
một khu vực tập trung. Đưa những tòa nhà này vào một khu vực hỗn hợp bất cứ khi
nào có thể cho phép các hoạt động được mở rộng ra bên ngoài thời gian hoạt động của
các cơ quan và các cửa hàng.

Khả năng giới thiệu các cơ sở tiện ích không thuộc khu dân cư vào các khu ở thay đổi
rất lớn giữa khu vực trung tâm và các khu vực ngoài rìa của các khu ở. Nhằm tạo ra
điểm nhấn vào cộng đồng, một cửa hàng, bến xe buýt và trường tiểu học thông thường
sẽ được cân nhắc là một yêu cầu tối thiểu. Với những dự án nhà ở lớn, không thể dự
kiến có nhiều tiện ích không phục vụ cho các khu dân cư mà phải cân nhắc „trung
Việc Phát triển giao thông công cộng đảm bảo rằng một cộng
tâm“ là khu vực nòng cốt của các khu dân cư trong đó có các cửa hàng địa phương,
đồng có các tiện ích hỗn hợp có nhà ga hay bến xe buýt trong các tiện ích và các phương tiện thương mại.
khoảng cách đi bộ ngay giữa trung tâm

Nhấn mạnh yếu tố dân cư


Các dịch vụ và các tiện ích công cộng phục vụ cho dân cư và công nhân và tạo nên
những yếu tố chủ chốt trong cấu trúc đô thị nhằm khuyến khích cảm nhận về tính cộng
đồng và tính đặc trưng của một khu vực. Các vườn ươm, các thư viện, các trung tâm
cộng đồng, cảnh sát và các trạm phòng cháy chữa cháy và các cơ quan nhà nước tốt
nhất nên được đặt ở những điểm trung tâm, những nơi hay được chú ý và hữu hình
nhất. Các quảng trường công cộng có thể được sử dụng để nhấn mạnh tính dân cư của
Một loạt các tiện ích năng Một cây cầu dành cho người chúng.
động nằm ngay dưới tầng trệt đi bộ nối với khu đậu xe
nhiều tầng gần đó
Tòa nhà Smithfield, Manchester: Hỗp hợp các yếu tố
Địa điểm Đường Tib ở khu vực phía Bắc của Trung tâm thành phố
Nhà thiết kế Stephenson Bell Architects
Phát triển Công ty (Phát triển) đô thị Splash
Chính quyền Ủy ban Thành phố Manchester
địa phương
Diện tích 13.424 m2
Cấu trúc hiện có được giữ lại Giếng trời mang lại ánh sáng mặt bằng
cho khu vực bên trong tòa Dự án Tạo ra 81 căn hộ có gác mái, 21 cửa hàng dưới sân trệt và một
nhà
phòng tập thể dục dưới tầng trệt
Chi tiết Trước khi bị từ chối vào những năm 1950, các tòa nhà Smithfield là
một trong những khu chung cư nổi tiếng nhất thành phố- Afleck và
Brown, “Harrord của miền Bắc”. Qua những năm 1980, tòa nhà
trống rỗng nhưng được Ủy ban thành phố đặt vào khu vực được cải
tạo của thành phố. Với biệt tài và năng khiếu của nhà thiết kế, tòa
nhà hiện nay đã được cải tạo để được đề cử nhận các giải thưởng,
được nhiều người ưa thích, các căn hộ có gác mái với các cửa hàng,
quán cà phê và các câu lạc bộ giải trí bên dưới. Theo ngôn ngữ thiết
kế, tòa nhà đã có được những điều trên bởi nó giữ lại được giếng
trời để cung cấp ánh sáng cho khu vực trung tâm tòa nhà và các khu
vực xung quanh với các khu triển lãm nội bộ. Cách thiết kế các căn
gác mái tạo ra hiệu quả lớn cho khả năng cải tạo khu ở sau này
Liên hệ Urban Splash. Điện thoại: 016 1237 9499

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 41


3.2.6 CÁC ĐƯỜNG GIỚI HẠN

Đưa những “chiếc hộp lớn” vào hỗn hợp

Phát triển bền vững đòi hỏi:


• Phát triển bên ngoài thị trấn, thông thường là tính chất một chức
năng, ví dụ như phát triển công nghiệp, cơ quan và bảo tồn công viên
bị hạn chế;
• Những nhân tố này được mang trở lại các trung tâm đô thị để trở
thành một nhân tố trong một sự phát triển hỗn hợp

Điều này có các hệ lụy cơ bản là về hình thức, mật độ và đậu xe, cụ thể là làm
thế nào để phù hợp với những “chiếc hộp lớn” (dù có là đa thành phần, các cửa
hàng lớn hay giữ lại các nhà kính)- vì các nhà phát triển sẽ thường không sẵn
lòng thay đổi những phương pháp chuẩn của họ.
Những chiếc hộp lớn được bao bọc bởi những khu đậu xe: khả năng
tạo những mặt tiền năng động trong bãi đậu xe hơi, bản vẽ phía sau Rất cần thiết phải thiết lập được cơ sở để việc cung cấp những tiện ích như vậy
được phô bày và quang cảnh của đường phố bị xuống cấp được tiến hành thích hợp với nhu cầu của địa phương, và không được áp giá
kinh tế-xã hội lên cộng đồng về lưu chuyển giao thông, các khu phố bị bỏ bê
và những khu trung tâm đang bị ăn mòn. Một phương pháp được lựa chọn là:
• Đặt những “chiếc hộp lớn” này vào một khu vực chuyển giao ở
ngoài rìa của những khu trung tâm được giữ lại. Sự xuất hiện của các
tòa nhà lớn ở những địa điểm này có thể cung cấp đủ đất để bao bọc
những cạnh của cái hộp trong các tòa nhà nhỏ hơn- che đậy vẻ kồng
kềnh của nó và tạo ra bề ngoài năng động (xem phần 5.2.1). Ngồi
bên trên những khu vực có thể đi bộ được từ một điểm giao thông
công cộng (xem phần 3.1.2) cũng khuyến khích các vấn đề giao
thông bền vững;

Bằng cách quay tầng buôn bán 900 và đặt tòa nhà vào hộp chu vi, cả
hai bên đều có lối vào nhưng mặt trước của phố năng động vẫn được Chọn các điểm ngõ cụt, nơi có ít nhất một đầu không cần có mặt
đảm bảo.
trước (ví dụ đường đến đường sắt). Điều này làm giảm số tường
trống và dịch vụ.

Bao bọc và che “chiếc hộp lớn”


Các cửa hàng lớn và các đơn vị "chiếc hộp lớn" khác thường đứng một mình,
với phía trước “đã chết”, gây khó khăn trong việc tạo ra những con phố xinh
đẹp và năng động (xem phần 5.2.1). Tuy nhiên, những kiểu nhà như vậy có thể
Bao quanh "chiếc hộp lớn" với những tòa nhà nhỏ hơn để tạo ra mặt
được sửa lại để trở nên phù hợp với thiết kế đô thị đẹp bằng cách trộn lẫn dọc
tiền năng động và/hoặc ngang với các tiện ích khác, có thể bao gồm:

• Bao bọc chu vi của từng mặt phố với những đơn vị nhỏ hơn (ví dụ
như như siêu thị Sainsbury, Phố Clapham);
• Xây dựng các tiện ích khác trong khoảng không gian bên trên chiếc
hộp (ví dụ như siêu thị Tesco, Tòa án Sheffield và Earls);
• Kết hợp mặt tiền phía trên được thiết kế tốt để có được điểm đậu xe
trên mái nhà (ví dụ như siêu thị Safeway ở Fulham);

Rạp chiếu bóng Làng Ocean, Southamton


• Đưa thêm nhiều tiện ích mang tính năng động ra bên ngoài (ví dụ
như các quán cà phê hay các cửa hàng thời trang) và tăng tính “sạch
sẽ” cho đường phố.

Phòng trưng bày nội thất, Newbury (Kiến trúc sư: Sutton Griffin &
Morgan)

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 42


Mang cuộc sống trở lại cho những đường viền “đã chết”

Việc phát triển những khu thương mại một chức năng (công nghiệp, kinh doanh, buôn bán lẻ, giải trí,
cơ quan hay các công viên khoa học) là hợp nhóm các tiện ích với mật độ thấp mà trong những năm
gần đây đã được tạo nên làm cho các khu vực xây dựng tách rời với những khu vực xung quanh. Đây
vẫn là một trong những thử thách khó khăn nhất cho các nhà thiết kế đô thị quan tâm đến việc tạo ra
xu hướng phát triển tổng hợp hỗn hợp.

Việc hợp nhóm các tiện ích với mật độ thấp lại với nhau tại những khu vực bao quanh chỉ có tác dụng
ở những nơi có tiếng ồn và lượng khí thải ô nhiễm ngăn cản việc hợp nhất các khu dân cư và những
vùng đất có mức độ đô thị thấp (ví dụ như khu vực gần đường ray xe lửa) có thể được sử dụng.

Biện pháp được đồng tình hơn là đặt những tiện ích về thương mại và việc làm này để những tiện ích
đó được nối liền với những khu vực trung tâm xung quanh, có thể tiếp cận với giao thông công cộng,
là tiếp cận với các con đường chính và cũng có thể đi bộ cho càng nhiều hộ gia đình càng tốt. Nếu
"chiếc hộp lớn" hay “các hộp nhỏ” là không thể tránh khỏi thì phải đảm bảo chúng phù hợp với cấu
trúc của các tòa nhà chu vi, với mặt tiền công cộng và có phong cảnh đẹp. Cho phép sửa đổi và mật
độ hóa trong tương lai, đặc biệt là với các khu vực đậu xe quá lớn (xem phần 3.3.4).

Broughton Atterbury, Milton Keynes: Mở rộng thành phố


Địa điểm Phía Đông Bắc của Milton Keynes
Quảng bá Các đối tác Anh
Nhà thiết kế Những người hỗ trợ: Các đối tác Anh, Tổ chức Prince’s Foundation Master
Planners: EDAW
Diện tích 55 hecta
Mật độ Trung bình 750 khu dân cư @ 34 dân một hecta
27.525 m2 thương mại @ 40% địa điểm
Dự án Quy hoạch khung cho việc phát triển ở khu vực viền ngoài của một thành phố
mới Milton Keynes. Thành phố này được quảng bá là một làng đô thị và có bao
gồm thôn Broughton. Khu vực phát triển bao gồm cả bãi chôn lấp rác trên những
hố cát và sẽ bao gồm:
• 750 khu dân cư, bao gồm làm việc tại nhà
• 27.525 m2 thương mại/việc làm/công xưởng
• Trường học đầu tiên
• Công viên Linear
• Các tiện ích xã hội và Giải trí
Chi tiết Broughton Atterbury được lựa chọn để khám phá tiềm năng phát triển một làng
Sự phát triển của Broughton Atterbury
ở Milton Keynes được dự kiến sẽ trở
đô thị mới ở Milton Keynes. Tổ chức Prince’s Foundation đã hỗ trợ Tổ chức các
thành khuôn mẫu cho việc mở rộng đô Đối tác Anh trong việc tụ hợp tất cả các bên tham gia trong đó có các cư dân, các
thị chất lượng cao
đại diện của cộng đồng và các cán bộ, các doanh nhân, cảnh sát và các nhóm
quan tâm. Một quy hoạch cho ngày nghỉ cuối tuần thực sự với sự tham gia của
120 người đã tạo ra hình ảnh và những thông tin ngắn gọn cho các chuyên gia tư
vấn để họ chuẩn bị quy hoạch tổng thể trên cơ sở những nguyên tắc phát triển
hỗn hợp làng đô thị, thiết kế chất lượng đô thị và tính bền vững. Quy hoạch tổng
thể đã quy hoạch những công trình cơ sở hạ tầng tiên tiến và chuẩn bị thông tin
tóm tắt về phát triển bền vững từng khu vực có cân nhắc các yêu cầu tiên phong
về phát triển bền vững và bảo tồn năng lượng. Những nhà phát triển thương mại
và khu dân cư đầu tiên đã được chọn ra bởi một hội đồng đánh giá- bao gồm Tổ
chức các Đối tác Anh, Hội đồng thành phố Milton Keynes, tổ chức Prince
Foundation, Tổ chức Năng lượng quốc gia, các cư dân địa phương, và Tổ chức
Thiết lập Nghiên cứu Xây dựng (BRE) - đáp ứng được các tiêu chuẩn về thiết kế
chi tiết, phát triển bền vững và các tiêu chuẩn về tài chính. Bên cạnh đó, các đề
xuất sẽ giúp Tổ chức Thiết lập Nghiên cứu Xây dựng trong việc thiết lập các
phương pháp đánh giá môi trường của Tổ chức Thiết lập Nghiên cứu Xây dựng
(BREEAM), một chuẩn mực mới cho việc đánh giá tính bền vững của sự phát
triển ở một địa điểm.
Liên hệ Peter Springette, Tổ chức các Đối tác Anh. Điện thoại: 0908 692 692

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 43


3.2.7 CÁC VÙNG CHUYỂN GIAO

Một hỗn hợp lớn trong quá trình chuyển giao


Vùng chuyển giao giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoài rìa là những vùng
đất màu mỡ cho việc hỗn hợp các nhân tố phát triển, và có thể có khác biệt lớn
về đặc điểm. Đây là những khu vực hỗn độn nối các khu trung tâm thương mại
và các khu dân cư ở ngoại ô. Giữa các khu vực này là sự hỗn hợp diễn ra mạnh
mẽ nhất, với những cửa hàng, cơ quan, các sân kho, và những ngôi nhà hiện có
san sát nhau. Những giá trị về đất đai cho phép một số tiện ích với mật độ thấp
phát triển nhanh và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tạo công ăn việc làm ví dụ
cho ngành buôn bán các đặc sản, các khu vực văn hóa- nghệ thuật. Ở những dự
án lớn, các khu chuyển giao có thể được sử dụng để làm khu đệm giữa các khu
Soho, New York: Hỗn hợp mật độ lớn trong vùng nhà ở và các tiện ích gây tiếng ồn từ nguồn các hoạt động khác. Tuy nhiên, các
chuyển giao
trung tâm giải trí về đêm (quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng) cũng có thể hoạt
động tốt ở đây. Nếu được đặt ở những nơi xa các khu dân cư chính, các điểm đó
có thể hỗ trợ lẫn nhau khi chúng được tập hợp lại thành một khu.

Các trường học cũng thường có hiệu quả nhất nếu được đặt ở những khu chuyển
giao, giữa những khu dân cư đông đúc và các điểm trung tâm thành phố, nơi đó
gần với phần lớn trẻ em và ở đó, các trường học có thể được xây dựng mà không
cần phải cắt bỏ lối đi dành cho người đi bộ vào các khu vực trung tâm.

Quy hoạch tổng thể Laganside, Belfast: Nối lại trung tâm với mặt sông
Địa điểm Từ bờ sông Lagan đến phía đông của thành phố
Nhóm thiết kế Kiến trúc sư: Birds Portchmouth Russum
Kỹ sư giao thông: Ove Arup và các đối tác
Tư vấn về Tài sản: James W.Burgess
Tư vấn quản lý tài chính: Gardiner &Theobold
Khách hàng Langaside Cooperation
Dự án Nhằm tạo ra một tòa nhà mới với những tiện ích hỗn hợp,
mở rộng phần bên dưới của Cầu Cross Harbour và nối
trung tâm thành phố với các bờ của sông Lagan
Chi tiết Quy hoạch tổng thể tạo nền tảng cho việc tạo ra ba khu
công cộng mới chủ yếu nối giữa vỉa hè dọc bờ sông và
được đặt cùng với một loạt các hoạt động. Việc thực hiện
vấn đề này hiện đã được cải tiến nhiều, với quảng trường
Cooperation được mở rộng và sắp đặt lại để có vai trò
hướng về cộng đồng nhiều hơn với những con tàu lịch sử
đậu ở những bến dỡ hàng ở ngay trung tâm. Cơ quan Hải
quan và quảng trường bên bờ sông Lagan cũng nằm bên bờ
sông, cùng với những tòa nhà mới chứa đựng YMCA/nhà ở
cho sinh viên, những điểm kinh doanh nhỏ, các cửa hàng
buôn bán lẻ, các quán cà phê, quán bar, câu lạc bộ và khách
sạn để làm sinh động thêm và đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống. Bảy tòa nhà mới được dự kiến sẽ tạo
vách ngăn với bờ sông cùng với một quán cà phê, nhà trẻ
và các trung tâm thể thao/giải trí. Các công xưởng, các
phòng trưng bày, các cửa hàng buôn bán lẻ và điểm đậu xe
nhiều tầng có thể được đặt bên dưới cầu.
Liên hệ Langaside Cooperation. Điện thoại: 028 9032 8507

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 44


3.3 MẬT ĐỘ, CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ MÔ HÌNH
Hiện nay, xu thế chuyển dần sang việc xây dựng những thành phố, thị xã có chất lượng cuộc
sống cao trong khi vẫn giảm thiểu được việc tiêu thụ các nguồn lực (ví dụ như: năng lượng,
đất và nước) đã làm thức lại mối quan tâm về khái niệm mật độ. Lợi ích của việc tìm kiếm các
mật độ cao hơn ở tất cả các thời kỳ có thể nói là đã được nhận thức rõ (xem Bảng 3.2)- đặc
biệt trong bối cảnh thực hiện phát triển hỗn hợp trong đó mật độ nhà ở được giảm thiểu để
duy trì các khu tiện ích không thuộc khu dân cư.

Những gì mà các các nhân tố trở ngại và các Một số người tiếp tục cho rằng mật độ càng cao, chất lượng đô thị càng thấp, cũng giống như
tiêu chuẩn về đậu xe có thể đem lại: mật độ dân số càng đông thì các tiêu chuẩn về không gian càng giảm. Quan điểm này chưa phản ánh
thấp, các kiểu nhà ở ngoại ô không theo trật tự
với cấu trúc và sân trước chủ yếu bị chiếm được một điểm cơ bản. Mật độ chỉ là một biện pháp. Đó là một sản phẩm của việc thiết kế,
dụng ở các bãi đậu xe không phải là nhân tố quyết định. Như vậy mục đích được đặt ra không nên nhắm vào việc có
được một mật độ dân cư cho trước mà phải làm sao để có càng nhiều yếu tố hỗ trợ cho các
dịch vụ đô thị càng tốt, ví dụ như giao thông công cộng, các cửa hàng và các trường học ở địa
phương.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng không có mối liên quan tác động lẫn nhau giữa chất lượng đô thị
và mật độ (DETR, 1998). Những quá trình phát triển có mật độ trung bình và các tiêu chuẩn
lợi ích (ví dụ như sự riêng tư, không gian mở, nơi đậu xe và mạng lưới đường cao tốc) làm
cho các mẫu thiết kế trở nên nhàm chán và có xu hướng tạo ra những sản phẩm có chất lượng
thấp nhất.
Áp dụng những tiêu chuẩn với tính linh động
nhiều hơn và các bãi đậu xe trên phố làm tăng Phương pháp được đề xuất ở đây là thiết kế mang vai trò chỉ đạo, tập trung vào chất lượng đô
tiềm năng cho địa điểm và tạo ra mặt tiền với
mặt đường thị bền vững. Các cân nhắc về thị trường ảnh hưởng đến nhiều kiểu thiết kế nhà ở và điều này
cùng với phương pháp trong đó thiết kế nắm vai trò chủ đạo sẽ làm cho mật độ trở thành
thước đo của sản phẩm chứ không phải yếu tố quyết định của sản phẩm.

Bảng 3.2 Các lợi ích của mật độ cao

Xã hội
• Sự hỗn hợp về mặt xã hội sẽ giúp tạo nên sự giao thoa lẫn nhau và tính đa dạng
• Tăng tính thích hợp và sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội
• Làm cho yếu tố nhà ở xã hội mang tính liên kết hơn, theo hướng tốt đẹp hơn
Kinh tế
Đô thị hóa không có xe hơi (có thể chỉ có một
số bãi đậu xe trên đường) kết nối chặt chẽ với • Nâng cao tính đúng đắn của các định hướng phát triển kinh tế
các phương tiện giao thông công cộng ở gần
có thể tạo ra những khu đô thị có chất lượng • Tạo ra các nền kinh tế hạ tầng
cao mà không có những khu chật chội Giao thông
• Tạo điều kiện cho giao thông công cộng
• Giảm lượng xe hơi và nhu cầu về bãi đậu xe
• Tạo ra bãi đậu xe dưới tầng hầm hay bên dưới mặt đất rất thích hợp về mặt kinh tế
Môi trường
• Nâng cao tính hiệu quả về năng lượng
• Giảm tiêu thụ nguồn lực
• Giảm ô nhiễm
• Bảo tồn và giúp duy trì quỹ cho các khoảng không gian công cộng
• Giảm nhu cầu chung về đất phát triển – tránh tình trạng phát triển tràn lan

3.3.1 MẬT ĐỘ VÀ CÁC TIỆN ÍCH XÃ HỘI

Tập trung vào các trung tâm hoạt động


Mật độ cao thường tập trung ở các khu vực trung tâm để đảm bảo rằng chúng giữ được vẻ
sống động, với các tiện ích xã hội ngay xung quanh. Nếu có thể cho mọi người lựa chọn sử
dụng giao thông công cộng, bằng cách ngồi chờ ở những bến xe buýt/bến xe điện hoặc các
nhà ga trong khoảng cách có thể đi bộ được có thể cho thấy tính hợp lý và khả thi bằng cách
tăng đáng kể thói quen cho mọi người. Điều này không chỉ đúng với các phương tiện trong
khu dân cư mà còn đúng với công nghiệp, thương mại và buôn bán. Một địa điểm hay một sự
phát triển càng có dịch vụ tốt và liên kết, mật độ sử dụng các phương tiện công cộng sẽ càng
cao và lượng bãi đậu xe càng giảm.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 45


Nghiên cứu cho thấy mật độ khoảng 100 người một hecta là cần thiết để duy trì
một dịch vụ xe buýt tốt (LGMB, 1995). Lấy một khoảng cách đi bộ là 800 mét
là điểm khởi đầu (để tạo ra một khu vực có thể đi bộ được rộng 97,5 hecta-
xem phần 3.1), khoảng cách này tương đương với 45 đơn vị/ha nếu kích cỡ
trung bình của một hộ gia đình ở Anh quốc là 2.2 người được áp dụng. Ở
những địa điểm trung tâm hơn, 240 người/ha (hay 60 đơn vị/ha) sẽ duy trì
được dịch vụ xe điện.

Bản thân các khu vực ngoại ô không phải là “tệ”


Các khu vực ngoại ô hiện đại, các khu vực ngoại ô của các thị trấn và thành
Các vườn Clanrincarde, Kensington và Chelsea 1067 phòng
ở mỗi hecta (tổng cộng 834)
phố thường
ngang bằng về tốc độ phát triển ô tô tràn lan. Tuy vậy, có nhiều tiền tố lịch sử
minh họa rằng cũng không hẳn trường hợp nào cũng vậy. Rất nhiều khu ngoại
ô Thành phố Vườn cổ điển chẳng hạn, ví dụ các khu Hampstead hay
Letchworth. Chúng được xây dựng với khoảng 30 đơn vị/hecta. Do điều kiện ở
địa phương đòi hỏi nhiều mô hình ngoại ô hơn, các nguyên tắc cơ bản về đô thị
tốt vẫn được áp dụng.

3.3.2 MẬT ĐỘ VÀ MÔ HÌNH


Thay đổi các nội dung về mật độ

Với các mật độ cao hơn duy trì cuộc sống ở đô thị, những thay đổi trong mật
độ mạng để hình thành các nội dung một mô hình sẽ xảy ra một cách tự nhiên.
Điều này có thể được nâng cao bằng cách xây dựng thêm các khu vực lớn xung
Quảng trường Tredegar, Tháp Hamlets 412 phòng ở một quanh các khu trung tâm, ví dụ như các điểm tiếp cận giao thông công cộng,
hecta (tổng cộng 225) các công viên và khu bờ sông. Thiết kế hình dạng của các khu vực lớn của các
mô hình đã được xây dựng này để tạo nên các khu vực công cộng hữu ích
(xem phần 5.1).

Ngược lại, phần lớn quá trình phát triển gần đây có thể có cùng mật độ dân số
với quá trình phát triển trước đây giờ đây lại có đặc điểm là có các căn hộ, các
mật độ không có đặc điểm. Đây là sản phẩm của việc xây dựng theo những
tiêu chuẩn cho sẵn hay theo các mức độ của mật độ, ví dụ như 25- 30 khu dân
cư hay 150- 200 phòng ở mỗi hecta. Mô hình được xây dựng được phân phối
và các giải pháp về mật độ được tìm thấy.

Các tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế đường có một phần quan trọng. Rất nhiều
Đường Wakehurse, Wandsworth 400 phòng ở một hecta
(tổng cộng 267)
các biện pháp mang tính nghĩa vụ hơn là các tiêu chuẩn thể hiện. Thông
thường, nhóm tiêu chuẩn dẫn đến sự phát triển được thiết kế để phù hợp và để
được phê duyệt. Kết quả các mô hình phát triển thường không có được đặc
điểm riêng biệt, chiếm nhiều diện tích đất và cơ sở hạ tầng và như vậy, cuộc
sống ở đây lại phụ thuộc nhiều vào phương tiện xe hơi.

Mật độ đô thị không có nghĩa là tắc nghẽn trong các thị trấn
Mật độ là một giải pháp. Một nơi có thoải mái hay không là vấn đề của thiết kế
và các đặc điểm xã hội của nó. Mật độ trung bình của rất nhiều khu ban công
được yêu thích ở Georgia, Victoria và Edward vượt quá các giới hạn mật độ
cho phép trong các quy hoạch địa phương và có thể sẽ không được cho phép
trong ngành quy hoạch hiện nay. Mật độ cao thường đồng nghĩa với việc các
tòa nhà càng cao. Tuy nhiên, các tòa nhà cao tầng của những năm 1960 được
Điền trang Woodgrange, Newham 307 một hecta
xây dựng với mật độ thấp do việc xác định chưa được rõ ràng và các khoảng
không gian chưa được tận dụng hợp lý. Thử thách của nhà thiết kế là:
Các dạng mật độ đô thị
• Đảm bảo các tòa nhà, đường phố và các địa điểm phù hợp với số dân
trong khu vực
• Điều hòa kích cỡ của các tòa nhà hay các khối tòa nhà sao cho tương
ứng với các khu vực xung quanh
Thiết kế được phong cảnh đẹp để tạo được cảm nhận nhẹ nhàng về địa điểm
đó.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 46


Tạo ra một loạt các phong cách sống
Bảng 3.3 cho thấy một số ý tưởng về các kiểu mật độ khác nhau. Hai thông điệp được thể hiện thông
qua bảng này: nhu cầu cân nhắc các mật độ đối với bối cảnh và yêu cầu phải tạo được hỗn hợp giữa
các mật độ bên trong những cuộc phát triển lớn. Mỗi nhân tố thể hiện sự khác nhau trong phong cách
sống và sự cân đối giữa các xã hội khác nhau. Khoảng không mà chúng ta mong muốn có được xung
quanh nhà và khoảng cách gần với trung tâm sẽ được cân đối với giá cả đất đai và những cân nhắc về
thời gian đi lại.

Việc tạo ra các cộng đồng pha trộn về xã hội với nhiều lối sống khác nhau đòi hỏi phải chọn được các
kiểu thiết kế tòa nhà thích hợp. Nói chung, có thể đạt được điều này bằng cách không gộp nhóm quá
nhiều các khu vực có mật độ thấp với nhau và thay vào đó tạo ra các kế hoạch phát triển hợp lý.

Kết nối những phần tốt nhất của thành phố


Trong nhiều trường hợp ở đô thị, phát triển trung bình, các tòa nhà có mật độ cao (khoảng 3- 4 tầng)
thường là độ cao tối ưu để tối đa hóa mật độ trong khi giảm thiểu được sức ép hay mật độ quá cao.
Chúng cũng có thể được thiết kế sao cho hấp dẫn, có hiệu quả về năng lượng và tiện ích hỗn hợp,
trong khi đó:
• Giảm chi phí về đất đai và cơ sở hạ tầng trong khu vực;
• Tránh chi phí về thang máy và các dịch vụ khác;
• Tạo được mô hình lý tưởng cho phép thay đổi mục đích sử dụng qua nhiều giai đoạn khác nhau;
• Tạo nên các ban công hay các căn hộ thấp, mô hình thiết kế nhà có hiệu quả về chi phí nhất;
• Nâng cao hiệu quả về năng lượng và khả năng định hướng để hấp thụ được ánh nắng mặt trời;
• Tạo nên các ngôi nhà lâu bền có thể thích nghi với những người già và người tàn tật.

Như vậy, việc phát triển các khu dân cư được định hướng rõ ràng cũng có thể tạo ra những lợi ích về
mặt cảnh quan và môi trường của các khu ngoại ô- có thể gọi là các lối vào riêng trên mặt đất, kích cỡ
vườn đủ rộng, bãi đậu xe tiện lợi, khoảng không gian công cộng đáng kể và các cửa sổ phù hợp.

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3


Có bãi đậu xe Cao Trung bình Thấp
2-1-5 khoảng 1-5-1 khoảng mỗi đơn vị có ít
không một không một hơn 1 khoảng
đơn vị đơn vị không
Kiểu thiết kế dành nhiều diện
tích cho nhà ở
Địa điểm Bài đặt
Điểm giữa Trung tâm
trung tâm thành
phố “Ped-shed”
Chỉ số tiếp cận Đô thị
4 6 Ngoại ô
Các địa điểm Đô thị
dọc theo các Ngoại ô
hành lang giao
thông và các
điểm gần trung
tâm thành phố
“ped-shed”
2 3
Những điểm xa Ngoại ô 150- 200
trung tâm thành
phố hiện nay
1 2

Bảng 3.3: Ma trận về mật độ


Các mật độ trung bình lấy từ các tình huống thực tiễn được phân tích trong nghiên cứu “Chất
lượng các Khu dân cư bền vững: Khám phá tiềm năng về nhà ở của các địa điểm lớn” (LPAC,
DETR, GOL, LT và HC, 2000)

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 47


Hình kim tự tháp về mật độ
Ở những dự án lớn, người ta thường bị thuyết phục rằng sẽ rất hữu ích nếu kết hợp các kiểu thiết
kế nhà ở khác nhau để trở thành một “kim tự tháp mật độ”. Điều này đòi hỏi việc sắp đặt các các
kiểu thiết kế có mật độ thấp ở khu rìa ngoài của dự án và những mô hình nhà ở có mật độ cao hơn
thì ở bên trong sâu hơn và ở khu trung tâm với sự phân loại về các mô hình và kích cỡ ở giữa các
khối tòa nhà. Theo cách này, những “điểm nóng” nhỏ hơn về mật độ có thể được tạo ra, ví dụ một
tòa nhà cao hơn ở góc phố hay ở khu vực cửa ngõ.

3.3.3 MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG KHÔNG BÊN TRONG


Trước đây, khó có thể phát triển những khu nhà chu
vi đầy đủ Làm cho mọi người có thể đổi khoảng không lấy một địa điểm
Không có lý gì để các khu mật độ cao không thể có nhiều không gian sinh sống, ví dụ như các
khu tòa nhà chất lượng cao ở Kensington, các tòa lâu đài lớn ở Paris hay những khu gác mái ở
Manhattan đều chứng minh điều đó. Phương pháp này cần bảo đảm rằng các đề xuất cho các khu
có mật độ cao có đủ mặt bằng và như vậy có thể tránh được tình trạng điều kiện sống quá chật
hẹp.

3.3.4 MẬT ĐỘ VÀ THỜI GIAN

Quy hoạch nhà gần đường với bãi đậu xe phía sau Quan điểm lâu dài
giúp cho việc thiết kế chi tiết hơn sau này Mô hình thiết kế đô thị tổng thể không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được ngay. Tuy nhiên,
việc sắp đặt cẩn thận và đúng đắn các tòa nhà sẽ giúp phát triển sớm các điều kiện cho tương lai
và tạo ra khung nguyên tắc để có thể phát triển thêm khi dự án được bắt đầu.

Điều này đòi hỏi các tòa nhà phải được đặt gần các con đường, với các bãi đậu xe trong sân- thiết
lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa các khu vực. Mặc dù có thể không có đủ các tòa nhà để tạo
ngay được một khối nhà lớn (xem phần 3.7.1), nếu được cân nhắc ngay từ khi bắt đầu, phương
pháp này có thể giúp tăng mức độ phát triển của dự án như những dự án kỳ cựu khác.

Những căn nhà cho vùng Change, Hulme, Machester:


Những mô hình thiết kế mới với sự tham gia của cộng đồng
Địa điểm Khu vực Hulme thuộc trung tâm Manchester, trước đây từng là khu dân cư
được xây dựng trong hệ thống nội ô có tai tiếng trong những năm 1960
Nhóm thiết Nhóm kiến trúc sư Mills Beaumont Leavy Channon (giai đoạn 1)
kế Nhóm kiến trúc sư Harris Ince (giai đoạn 2)
Phát triển Công ty Guiness Trust and Homes cho vùng Change
Chính quyền Hội đồng thành phố Manchester
địa phương
Diện tích 0.63 hecta
Mật độ 79 đơn vị một hecta
Dự án Một khu phố chu vi hỗn hợp gồm 50 căn hộ và ngôi nhà, trong đó có 28 kiểu
thiết kế, trên 1500 m2 gồm các khoảng không đa chức năng bao gồm nhà
hát; các cửa hàng, công xưởng, phòng tối và phòng thu.
Chi tiết Đơn vị thắng thầu giai đoạn 1 áp dụng tất cả những gì được cho là tốt trong
những “tòa nhà hình lưỡi liềm” trong những năm 1960 được xác định bởi
những người dân sống ở đây, những người đã khám phá ra rằng việc sử dụng
phương pháp hỗn hợp trong thiết kế nhà ở là một biện pháp phát triển tốt.
Kiến trúc có được từ quá trình cộng đồng địa phương tham gia điều khiển
thúc đẩy dự án đã bác bỏ hoàn toàn ý kiến cho rằng sự tham gia của công
chúng trong quá trình thiết kế dự án là không thú vị. Các mô hình thiết kế rất
khác biệt, có mật độ cao và hỗn hợp, và yếu tố môi trường rất được ưu tiên.
Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất là việc giữ lại các khái niệm về “lối ra sàn
boong” là đặc điểm nổi bật của các tòa nhà trước những năm 1960, mặc dù
các đặc điểm hiện đại rộng rãi hơn và có thể dễ dàng được nhận thấy hơn.
Những người dân trong khu phố yêu cầu những thứ này vì họ có xu hướng
những giao lưu xã hội tích cực, và cùng với các ban công tạo ra tầm nhìn
đến khoảng sân trong khu nhà thường được dùng cho các cuộc gặp mặt xã
hội hay một sân chơi an toàn cho trẻ em.
Liên hệ Homes for Change co-operative. Điện thoại: 0161 232 1588

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 48


3.4 HIỆU QUẢ VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ NGUỒN
LỰC
Phụ thuộc vào địa điểm, trong nhiều trường hợp, có một thứ tự để cân
nhắc làm thế nào để sử dụng các nguồn lực năng lực có thể tái chế.
Thông thường, thứ tự của các yếu tố cân nhắc là như sau:

• mặt trời;
• nước mưa;
• mặt đất;
• gió.

Trong khi phát huy tối đa sự hữu ích của các nguồn lực này, cần giảm
thiểu các nhu cầu về môi trường và đảm bảo được sự chuyển hóa hiệu
quả hay việc thải rác.

Cần đảm bảo rằng các tòa nhà không che bóng lẫn nhau làm giảm việc 3.4.1 THIẾT KẾ CÂN NHẮC YẾU TỐ MẶT TRỜI
hấp thụ năng lượng mặt trời, sửa đổi quy mô của các tòa nhà và bố trí
hợp lý
Chuyển hướng đến mặt trời
Có bốn cách sử dụng mặt trời trong các tòa nhà: ánh sáng ban ngày,
hấp thụ ánh mặt trời thụ động; các mô đun photovoltaic; và các tấm
hấp thụ năng lượng mặt trời chủ động.

Ánh sáng ban ngày làm giảm nhu cầu ánh sáng nhân tạo và sự hấp thụ
Sự tiếp cận chặt chẽ với năng lượng mặt trời và những mối quan tâm về ánh sáng mặt trời thụ động làm giảm nhu cầu làm ấm không gian. Các
đặc điểm riêng có thể tạo khoảng không giữa các tòa nhà càng xa nhau
hơn- giảm mật độ và tăng khoảng cách giữa các con phố. mô đun photovoltaic trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành
điện năng và đây đang trở thành một công nghệ phát triển rất nhanh.
Các tấm hấp thụ năng lượng mặt trời chủ động để làm nóng nước đã
xuất hiện và có tiềm năng về lâu dài ở Anh quốc.

Chìa khóa để tối ưu hóa tiềm năng về năng lượng mặt trời đối với một
Các khu phố cũ: mất 60- 70% tổng năng lượng mặt trời hàng năm địa điểm là thiết kế hướng các tòa nhà về phía Nam. Như vậy sẽ tạo
được các con đường theo hướng Đông – Tây. Có thể di chuyển 30o từ
hướng Nam và như vậy có thể đạt được 90 -95% lượng tối đa cho các
mô đun photovoltaic hay các bộ hấp thụ năng lượng mặt trời. Mục tiêu
chung là phải giữ được trong khoảng 15- 20o từ phía Nam.

Đường phố: mất 30- 40% tổng năng lượng mặt trời hàng năm Để ánh sáng đi vào

Theo quy luật thông thường, càng có nhiều ánh sáng mặt trời càng tốt
(các vấn đề tiềm năng về sức nóng quá lớn và ánh sáng quá chói có thể
được giải quyết ngay trong giai đoạn thiết kế tòa nhà). Ngược lại với
Quảng trường hay các con phố lớn: mất 5% tổng năng lượng mặt trời một số hướng dẫn và quan điểm, mô hình đô thị chật hẹp vẫn có thể
hàng năm
hấp thụ được lượng ánh sáng tự nhiên rất cao. Tuy nhiên, cần có được
Với thiết kế cẩn thận, tạo điều kiện hấp thụ đầy đủ năng lượng mặt một sự cân bằng giữa sự phát triển mới với các trở ngại có thể bị gây ra
trời cho tất cả các tầng trong những khu vực có không gian nhỏ hẹp
hơn và các hệ thống hấp thụ năng lượng mặt trời được lắp đặt trên
bởi cách bài trí quy hoạch của địa phương, đặc biệt là quy hoạch sử
nóc nhà. Nếu năng lượng mặt trời ở tầng trệt ít hơn, có thể bù lại dụng đất và đường phố của những khu vực gần nhau và độ cao của các
bằng cách thiết kế các cửa sổ lớn hơn.
tòa nhà gần nhau.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 49


3.4.2 NƯỚC

Lấy nước, tích nước và tái chế nước

Giữ lại nguồn nước mặt làm giảm nhu cầu cơ sở hạ tầng thoát nước và năng
lượng bơm nước làm tốn nhiều khoản chi phí khổng lồ cho việc xây dựng
và duy tu bảo dưỡng. Các dòng suối, dòng sông, kênh ao hồ có thể được
đưa vào hệ thống giữ nguồn nước mặt, đồng thời tạo được các cảnh đẹp
hấp dẫn và các khu nhà sinh thái. Chúng cũng có thể được kết nối với các
Quản lý nước mưa một cách sáng tạo sử dụng các ao hình
hệ thống tái chế nước bẩn (nước mưa từ các mái nhà và các bề mặt cứng
xoắn ốc ở Luxembourg khác) để tưới tiêu cho cây cối (xem phần 3.4.5 về tái chế nước thải). Các
yêu cầu về duy tu bảo dưỡng và quản lý phải được cân nhắc cụ thể ngay từ
đầu và cần đặc biệt quan tâm đến những khu vực có ô nhiễm.

3.4.3 TRÁI ĐẤT

Tận dụng tiềm năng của mặt đất


Xem xét các nguồn năng lượng tiềm năng dưới lòng đất để tạo lập các hệ
thống làm nóng và làm lạnh thân thiện với môi trường. Việc này có hai
khía cạnh:

1. Sự khác biệt về nhiệt độ


Thiết bị khoan ở tòa nhà môi trường, được sử dụng để khoan
hố sâu 70 mét vào thùng chứa nước
Nhiệt độ ở dưới độ sâu 10 mét là 14oC. Có thể sử dụng dụng cụ bơm khí
nóng để tận dụng sự khác biệt về nhiệt độ giữa mặt đất và không khí cho cả
làm nóng và làm lạnh. Nhưng chất lỏng được sử dụng để làm nóng phải
được kiểm tra xem có thích hợp với môi trường hay không.
2. Thùng chứa nước
Các tòa nhà sản xuất ra lượng hơi nóng rất lớn bên trong có thể được làm
mát bằng cách sử dụng các lỗ khoan nước từ các thùng chứa nước, phương
pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Cách làm phổ biến
nhất là nhấn hai lỗ khoan vào trong thùng chứa nước, một là để cung cấp
nước lạnh còn lỗ còn lại sẽ là điểm đưa nước ra.

Niewland, Amerfoort, Hà Lan: Thiết kế để hấp thụ năng lượng mặt trời
trên diện rộng
Địa điểm Một khu đô thị mở rộng từ Amerfoort, Hà Lan
Cán bộ dự N.V Regionale Energiemaatscjappij Utrecht (REMU)
Các tòa nhà được thiết kế để hấp thụ được năng lượng
án Ecofys, ENELSpA
(Nhiếp ảnh: Jan Van Ljken) Chi tiết REMU, Công ty Phân phối Năng lượng Khu vực của
thành phố Utrecht đã bắt đầu xây dựng khoảng 500 ngôi
nhà, một nhà trẻ, một trung tâm thể thao và chín trường
học được trang bị với các tấm hấp thu năng lượng mặt
trời, hay các “mô đun photovoltaic”. Công việc này đang
được tiến hành ở Niewland, khu nhà ở mới của thành
phố Amersfoot (cách Amsterdam 30 mét về phía Đông)
và có khả năng sản xuất 01 megawatt điện
Liên hệ REMU, 3503 SG Utrecht, Hà Lan
Điện thoại: 00 31 30 297 59 Fax: 00 31 30 297 5988

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 50


3.4.4 GIÓ

Làm việc với gió


Một con phố có sự kết hợp cao giúp cho sự lưu thông không Gió vừa là một người bạn, vừa là một kẻ thù. Vào mùa hè, những cơn gió nhẹ có thể
khí. Các cơn gió không thể thổi vào các khu vực thấp, có làm thông gió cho các tòa nhà và làm cho không khí dẽ chịu trong khi đó vào mùa
nhiều tòa nhà
đông, gió lại làm giảm nhiệt độ. Chế ngự tiềm năng của gió để vừa có được sự thông
hơi tự nhiên, vừa có được nguồn năng lượng. Việc thiết kế và bài đặt bố trí các tòa nhà
nhằm tránh những cơn lốc xoáy và những tình trạng thời tiết xấu. Phong cảnh cũng
đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động vào gió (xem mục 3.5.6).
Khi thiết kế các tòa nhà xa nhau hơn, các luồng gió bị ép
xuống làm cho các khu vực không gian mở có thể không Trong thời gian một năm, ở những địa điểm thích hợp, năng lượng gió thậm chí có thể
thoải mái
tạo ra được điện năng. Thông thường, những điểm này sẽ dễ dàng được nhìn thấy.
Đáng ngạc nhiên là có thể sử dụng gió trong các khu vực đô thị như đã thấy qua một
trường hợp táo bạo về Tuốc bin gió trên mái nhà ở Dublin.

3.4.5 RÁC THẢI

Ở kiểu thiết kế này, các tòa nhà rất cao đứng rất xa, tạo ra
Làm việc nhiều hơn, cần ít hơn
những luồng gió xoáy có thể làm giảm độ nóng của các tòa Làm thế nào để làm việc nhiều hơn cần ít hơn là một vấn đề cơ bản đối với cả trong
nhà (áp dụng từ Gehl, 1987)
việc thiết kế và đối với trong các thói quen sống của chúng ta. Vậy cần ít hơn cái gì? Ở
đây, chúng ta quan tâm đến việc giảm nhu cầu về đất (xem phần 3.3), giảm nhu cầu về
năng lượng, nước, và vật liệu như vậy chúng ta có thể giảm được những nhu cầu về
môi trường. Các thiết kế có thể mang hiệu quả về năng lượng và nguồn lực nhiều hơn
bằng cách:

1. Phong cảnh- giảm thiểu sử dụng nước hay phân bón


2. Cơ sở hạ tầng- giảm nhu cầu về địa điểm sẽ giúp giảm bớt lượng cơ sở hạ tầng cần
thiết. Giảm nhu cầu về năng lượng cho các tòa nhà có thể giúp lượng khí đốt và sử
dụng nước mưa tại địa điểm đó có thể giúp giảm thiểu các đường ống thoát nước mặt.
Kiểu thiết kế nhà có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của
không gian công cộng bằng cách tạo ra các luồng gió trên 3. Các tòa nhà- giảm thiểu như cầu về nguồn lực bao gồm:
các đường phố… • làm nóng không gian và nước (ví dụ cách điện, kính kép);
• điện/nhiên liệu;
• nước;
• vật liệu xây dựng.

Xem xét giải pháp dùng các thảm sậy


Nếu không có đủ đất, có thể xem xét khả năng giảm cơ sở hạ tầng về xử lý nước thải
bằng cách sử dụng những hệ thống lọc bằng các thảm sậy, những hệ thống này có thể
xử lý được các loại nước màu (nước mưa chảy từ các mái nhà…). Những hệ thống này
cũng có thể tạo nên những phong cảnh đẹp. Đối với nhà ở, lượng đất yêu cầu là
…hay tạo ra các luồng gió xoáy ở các trung tâm thương mại
khoảng 1- 2 m2 một người.
ngoài trời trước các tòa nhà cao tầng (Lang, 1994)
Không bỏ phí, không đòi hỏi
Rác thải có thể đơn giản được coi là những thứ mà chúng ta không thể sử dụng làm gì.
Hay xem xét một số phương pháp sử dụng lại các nguồn lực ngay trong địa điểm. Đó
có thể là làm phân bón từ các vật liệu hữu cơ bằng cách sử dụng lại các các vật liệu
xây dựng và tái chế lại nước mưa. Sử dụng lại những vật liệu được khai quật trong khu
vực giúp tránh các chi phí và tiêu thụ nguồn lực vận chuyển ra khỏi khu vực đó. Sử
dụng các bộ phận lắp ráp làm sẵn có thể giúp giảm rác thải xây dựng. Tái chế các
phương tiện cũng có thể được sử dụng đối với những vật liệu cần được tái chế tập
trung, ví dụ như giấy, kính và kim loại.

Nghĩ CHP
Có thể bổ sung cơ sở hạ tầng mới để giảm nhu cầu về năng lượng. Ví dụ, ở những khu
vực đông đúc, nơi mà điện và nhu cầu làm ấm là chính đáng, việc sử dụng một Thiết
bị sản xuất Điện và Hơi ấm kết hợp hay hệ thống Làm ấm của cả khu vực sẽ có hiệu
quả về giá cả. Có nhiều loại máy phát điện chạy bằng gas hay các loại nhiên liệu khác.
Hơi nóng „rác“ mà chúng thải ra có thể được dùng để làm ấm nước cho khu vực và
thiết bị làm ấm nước nội bộ.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 51


3.5 PHONG CẢNH
Chất lượng của một phong cảnh và cảm nhận về sự đô thị hóa có thể, và cần
phải đi cùng với nhau. Phong cảnh, tòa nhà phát triển và Khung di chuyển là ba
yếu tố thiết kế chính của một dự án đô thị ở bất cứ quy mô nào. Nói về phong
cảnh, chúng ta nghĩ đến nhiều thứ, đó là các khoảng không gian mở, nước, các
hành lang di chuyển và các hành lang không được phép xây dựng, đó là các
công viên, quảng trường, và đường phố, đó là các thiết bị trên đường, có những
yếu tố cứng và các yếu tố mềm.
Công viên Bercy, Paris: Nhà ở chất lượng cao, nơi
các khu ở hiện đại được kèm với công viên và
khoảng vườn nhỏ
Trong thiết kế, có một số nhiệm vụ riêng biệt khác với các lĩnh vực khác, đó là:
• các đặc điểm phong cảnh nội tại, đẹp hay không đẹp, của địa điểm và
cách bài trí của nó;
• quy hoạch các khoảng không gian mở, thứ tự phân loại, chức năng và
mức độ sử dụng của các tiện ích hiện tại (xem bảng 3.4 và 3.5);
• tạo ra cấu trúc phong cảnh cho địa điểm một cách toàn thể; và sau đó
• cách xử lý chi tiết từng dự án và từng yếu tố.

Các kỹ năng phân tích và thiết kế phong cảnh là những yếu tố quan trọng ngay
từ khi bắt đầu dự án. Ở giai đoạn sớm hơn, cũng cần bắt đầu cân nhắc trách
nhiệm của các bên trong việc chăm sóc và bảo dưỡng công trình.

Một nguyên tắc thiết kế cơ bản là xử lý tất cả các yếu tố như phong cảnh, tòa
nhà xác định các đường viền của khu vực, phong cảnh chiếm không gian, có
công viên không, có đường phố không, có hàng rào hay các vỉa hè hay không.
Điều này có nghĩa là thiết kế cấu trúc của phong cảnh trước khi các kỹ sư giao
thông đến tham gia dự án và tránh trường hợp có những khoảng không bị bỏ xót
sau khi quy hoạch.

Thiết kế phong cảnh phải phù hợp với phong cảnh


Quan điểm cơ bản cho rằng phải làm việc và đánh giá giá trị của những thứ có
sẵn. Các cơ hội sử dụng những phong cảnh nội tại một cách tích cực trong việc
thiết kế những địa điểm mới. Một cây đẹp có thể tạo nét đẹp cho một quảng
Chiến lược kết nối phong cảnh trường mới. Một thân cây tốt hay một khu vườn cũ có thể tạo cơ sở thiết kế một
công viên địa phương. Các cây và đường ở Hedgerow có thể được sử dụng tạo
ra các con đường song song, và nếu có một con đường cũ, sử dụng nó làm lối đi
hay vỉa hè. Các mối liên kết có thể nhìn thấy được như một quả đồi, một tòa nhà
đẹp hay đặc điểm lịch sử bên ngoài địa điểm có thể được sử dụng để tạo ra
„những hành lang cho tầm nhìn“, trong đó, các khoảng không gian mở, các tiện
ích cho người đi bộ hay một đại lộ mới có thể phù hợp. Và ngược lại, các khu
vực trong các địa điểm, các cao ốc hay những khu vực trong tầm nhìn có thể tốt
nhất là để nguyên đó. Hãy nghĩ đến những sân chơi, các công viên, trường
học ... trong những địa điểm này.

Một dự án có quy mô khá lớn sẽ kết hợp các tiện ích không gian mở và để làm
được điều này, có thể cần phải có một số tiêu chuẩn quy hoạch liên quan đến
kiểu tiện ích, giới hạn và các lưu vực của chúng. Tuy nhiên, việc thiết kế được
các khoảng không gian mở an toàn và hữu dụng, tối đa hóa được lợi ích trong
quan hệ với các tòa nhà xung quanh nên được xem là quan trọng hơn là chỉ đơn
giản chỉ đáp ứng được các chỉ tiêu cho sẵn. Thử thách về thiết kế đô thị là làm
sao để thiết kế được các công trình có cấu trúc chặt chẽ, đạt được các tiêu chuẩn
và vẫn tạo được cảm nhận tốt về một địa điểm, xét cả trên phương diện tổng thể
và địa phương.

Trong quá trình quy hoạch, nên biết sửa đổi hay giữ lại các yếu tố nào, xem xét
kết hợp với cấu trúc di chuyển và các mô hình thiết kế các tòa nhà cho tới khi tất
cả bắt đầu ổn định, nhìn thấy và cảm thấy ổn.

Trong giai đoạn này, dự án sẽ đòi hỏi sản phẩm là một chiến lược về phong
cảnh, một trong những yếu tố về tổ chức một quá trình phát triển.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 52


3.5.1 THIẾT KẾ CÁC KHOẢNG KHÔNG GIAN MỞ VÀ PHONG CẢNH

Tạo ra nhiều kiểu không gian mở


Cần đánh giá chất lượng của những yếu tố hiện có trong một bối cảnh rộng lớn hơn (cụ
thể là với một địa điểm hay khu vực rộng lớn), và sử dụng nó như cơ sở để quyết định
các yếu tố cần có trong thứ tự của một khoảng không gian mở. Bảng 3.4 cho thấy
những ví dụ tham khảo để cân nhắc các kiểu không gian mở có thể (chứ không phải
các kiểu đường phố và vỉa hè trong phần 4.4.1) được xếp hạng theo địa điểm.

Xác định những khu vực sinh thái quan trọng cần Hình này biểu thị khu vực phát triển Cân nhắc các vùng địa hình và các vùng
Thêm vành đai xanh
được bảo tồn tiềm năng nước

Xem xét tiềm năng các đặc điểm về nước Xác định các hàng rào cây, các vùng đất Thiết lập các kế hoạch trồng cây
gỗ và các khu giải trí

Đây không phải là một trò chơi với những con số trong đó các nhà phát triển thiết kế
đưa ra những con số tỷ lệ của một khoảng không gian mở. Các công viên và các khu
vườn đô thị được ưa thích nhất thường có phạm vi rất hợp lý và được chăm sóc tốt.
Cần có đủ màu xanh và các khoảng không gian mở để mọi người có thể ung dung
thưởng ngoạn, khám phá và tạo cho người dân cơ hội thử những điều mới lạ, yếu tố
chất lượng được coi trọng hơn số lượng. Phong cảnh không chỉ là việc các thảm cỏ
không được cắt xén và là việc đau đầu kéo dài. Nó phải là niềm tự hào của các cư dân
sinh sống trong khu vực.

Kết quả là một cấu trúc phong cảnh được kết nối
với nhau với tất cả các nhân tố (nguồn: Quy hoạch
Phát triển miền Tây Nam Cramlington, Llewelyn
Davies, 1991)

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 53


Bảng 3.4 Thiết kế các khoảng không gian mở
Các kiểu Đặc điểm và Chức năng
thiết kế
không gian
mở cơ bản
Cây xanh Một hệ thống các khoảng không bao gồm các con đường cho
người đi bộ và người đi xe đạp, nhưng cũng được coi là các
„hành lang cuộc sống hoang dã“- cho phép cuộc sống hoang dã
xuất hiện trong các khu đô thị. Thông thường, những khu vực
này dọc theo các con suối hay các đường ray đã bị bỏ hoang, ví
Quảng trường nằm ở trung tâm khu dân cư
dụ với màu xanh từ các khu vực nông thôn đi qua các đường
viền của thành phố/thị trấn vào đến các khu trung tâm đô thị
Nước Bao gồm hồ, ao, sông, kênh và suối mang đậm chất sống hoang
dã, tạo ra giá trị giải trí lớn và có thể được sử dụng làm các
hành lang đi lại
Bãi sình lầy Khoảng không gian công cộng cho các loại hình giải trí nằm
trên các đường viền với các khu vực xung quanh. Thường là
một phần của những vùng đồng bằng bao gồm cỏ tự nhiên và
hoa dại
Đất Khúc gỗ hoặc các thân cây dưới dạng tự nhiên đưa vào các phố
Sân chơi nằm giữa các tòa nhà
rừng/khu đi bộ trong nội ô, đôi khi được coi là khu bảo tồn với những hạn
vực được chế nghiêm ngặt để vào các khu vực thiên nhiên hoang dã
bảo tồn
Sân chơi Các khoảng không gian mở trước đây thường được cho là nhằm
mục đích giải trí, ví dụ như bóng đá hay bóng bầu dục- bao gồm
cả các sân golf. Việc quản lý/sở hữu có thể được chia sẻ giữa
các trường học, các câu lạc bộ và cộng đồng rộng lớn hơn nhằm
đảm bảo các tiện ích được sử dụng tốt.
Sân nhà Có địa điểm gần một nhà thờ và thường mang lại màu xanh
thờ/Nghĩa giữa trái tim của cộng đồng
trang
Rạp xiếc nằm ở giao lộ Vườn Một trung tâm bán công cộng bao gồm các vườn mà chính
quyền địa phương cho các cá nhân thuê
Công viên Xem bảng 3.5 về các kiểu thiết kế công viên
Vườn cây Một khoảng không gian mở có cỏ không chính thức kết hợp với
điểm nhấn là cuộc sống thôn bản, đôi khi có các sân chơi bóng
đá hoặc cricket
Quảng Một khoảng không gian công cộng chính thức, không rộng hơn
trường một tòa nhà và được đặt ở những điểm nhấn về tầm quan trọng
đối với cuộc sống của cư dân trước các tòa nhà lớn, thường có
vỉa hè cứng và các lợi ích giải trí thụ động
Trung tâm Một khoảng không gian công cộng kết hợp với các phần nới
Trung tâm thương mại được mở rộng để tạo một thương mại rộng của các trung tâm thương mại (văn phòng, buôn bán lẻ),
khoảng không gian mở phía trước với phong cảnh chính thức
Vườn công Một khoảng không gian bán riêng tư, không mở cho tất cả mọi
cộng người, thường nằm bên trong các tòa nhà chu vi, tạo ra khoảng
không gian xanh cho dân cư do trung ương quản lý.
Vườn riêng Một khoảng không gian riêng nằm trong khu vực của một tòa
nhà gần đó
Sân chơi Một khu vực nhỏ làm sân chơi cho trẻ em, được rào chắn và
nằm trong phạm vi có thể đi bộ được đến những tòa nhà gần đó,
các cư dân có thể nhìn thấy
Sân nhà Một khoảng không gian mở riêng thông thường cho các dịch vụ
xe cộ/đậu xe
Giếng trời Một nơi riêng tư hoặc bán công cộng có kính bao quanh như
một đường phố lớn, có khu ngồi và nơi tắm nắng cho các cư
dân sống trong tòa nhà và khách vãng lai

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 54


Tạo ra cuộc sống ở công viên
Các loại đất công viên được phân bố trong khu vực đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu giải
trí trong khoảng cách gần từ nhà đến nơi làm việc. Bảng 3.5 cho thấy trật tự của các
công viên được xếp hạng theo phạm vi, chức năng và sự bền vững về địa điểm. Nó
bao gồm các nguyên tắc quan trọng về kích cỡ thích hợp và khoảng cách đến nhà ở.
Các công viên xung quanh với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để mở rộng các hoạt
động và đảm bảo chúng được sử dụng thích hợp trong các khoảng thời gian khác nhau
trong ngày.
Công viên Lâu đài Thủy tinh, London- nguồn lực cộng Bảng 3.5 Các kiểu công viên
đồng quý giá
Kiểu và chức năng chính Kích cỡ ước lượng Các đặc điểm
và khoảng cách từ
nhà
Các công viên khu vực và các khoảng không gian mở
(kết nối Khoảng đất mở 400 hecta Các khu vực rộng lớn và các hành
và Hành lang Vành đai 3.2- 8 km lang đất hoang tự nhiên, đất thấp, đất
Xanh Metropolitan) Ngày thường, đất rừng và đất công viên
nghỉ cuối tuần các các cũng bao gồm các khu vực không
Cầu Ouse, Bedford (Kiến trúc sư: Chris Wilkinson)
chuyến đi chơi bằng ô tô dành cho công cộng nhưng cũng góp
hay phương tiện giao phần vào việc bảo vệ môi trường
thông công cộng chung. Chủ yếu vì mục đích giải trí
không chính thức với một số hoạt
động giải trí tạm thời. Đậu xe ở những
địa điểm chính
Các công viên Metropolitan
Ngày nghỉ cuối tuần các 60 hecta 3.2 km hay Cả hai yếu tố (i) đất hoang tự nhiên,
các chuyến đi chơi bằng ô rộng hơn để diện tích đất thấp, đất thường, đất rừng... hay
tô hay phương tiện giao của các công viên có (ii) các công viên theo truyền thống vì
Khu điền trang The King’s Cross sáng kiến này tạo ra thông công cộng thể được mở rộng mục đích giải trí chủ động hay thụ
các con đường an toàn và trực tiếp hơn giữa các con
đường và các công viên (Nhà thiết kế: Tibbalds Monro) hơn động. Có thể bao gồm sân chơi nhưng
tối thiểu 40 hecta nếu muốn có các
hoạt động khác. Đủ chỗ đậu xe
Công viên chung của khu huyện
Ngày nghỉ cuối tuần các 20 hecta 1.2 km Bố trí phong cảnh với nhiều đặc điểm
các chuyến đi chơi đi bộ, tự nhiên tạo ra một loạt các hoạt động
xe đạp, ô tô hay phương bao gồm các môn thể thao ngoài trời
tiện giao thông công cộng và các sân chơi, cho trẻ em thuộc
đường ngắn nhiều nhóm tuổi khác nhau và các
hoạt động giải trí không theo truyền
thống. Nên có bãi đậu xe
Sân chơi cho trẻ em, Vịnh Cockle, Sydney
Công viên địa phương
Cho các khách bộ hành 20 hecta 0.4 km Có các trò chơi trên sân, sân chơi cho
trẻ em, các khu vực ngồi ngoài trời,
bảo tồn tự nhiên, môi trường phong
cảnh; và sân chơi phải đủ rộng
Các công viên nhỏ và các khoảng không gian mở địa phương
Khách bộ hành, đặc biệt tối đa 2 hecta Vườn, các khu vực ngồi ngoài trời,
là những người già và trẻ tối đa 0.4 km sân chơi hay các khu vực khác có đặc
em, đặc biệt có giá trị ở điểm đặc biệt, bao gồm các khu vực
những khu vực có mật độ bảo tồn tự nhiên.
lớn
Khoảng không gian mở theo đường thẳng
Khách bộ hành Thích hợp khả thi Các lối đi bộ bên bờ kênh, đường
mòn, các đường ray bị bỏ hoang và
các con đường khác có thể giải trí
không theo truyền thống, và các khu
vực không mở cửa cho cả cộng đồng
nhưng giúp tạo cảm giác thích thú
không gian nơi đó

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 55


3.5.2 MỞ CỬA CHO CÔNG CHÚNG Ở NHỮNG ĐỊA ĐIỂM KHÔNG GIAN MỞ
Các công viên trong khoảng cách có thể đi bộ được
Cần thiết kế làm sao cho các sân chơi cho trẻ em, bảo tồn thiên nhiên và các trung tâm
thể thao nằm trong khoảng cách có thể đi bộ được. Các công viên địa phương lý tưởng
nhất là nằm ở trong khoảng cách 3- 5 phút đi bộ (250- 400 mét) của phần đa các hộ dân
trong khu vực.

Điểm khởi đầu tốt nhất để xác định những yêu cầu này là xem xét các khoảng cách đi bộ
thực tế và sắp đặt các tiện ích giải trí trong công viên sao cho có khoảng cách thích hợp
với các hộ dân (áp dụng nguyên tắc về khoảng cách đi bộ- xem phần 3.1.2). Lưu ý rằng
Sự so sánh giữa khoảng cách đi bộ trong năm địa điểm các lối vào, các đường cắt ngang (ví dụ như các đường ray xe lửa hay các đoạn
phút về lý thuyết và khu vực đi bộ trong thực tế
từ các cửa công viên giúp xác định các đường cắt đường nhộn nhịp và các quãng đường dốc cho người già và người tàn tật, đặc biệt là với
ngang và những giao lộ chưa hợp lý cần được chú những người sử dụng xe đẩy. Phân tích này cũng có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc
ý
mở rộng các khu công viên hiện có, chẳng hạn bằng cách tạo ra nhiều cửa vào hơn hay
tạo ra các lối đi dành cho người đi bộ nhiều hơn.

3.5.3 MẠNG LƯỚI KHÔNG GIAN MỞ

Nối các khoảng không gian


Mạng lưới không gian mở thường có ích hơn trong việc tạo ra các cảnh quan, các tiện ích
giải trí và các hành lang cuộc sống hoang dã so với các phong cảnh riêng rẽ. Chúng
không chỉ giúp tổ chức các dự án lớn hơn mà còn tạo ra các đường kết nối đến những
khu vực đô thị hiện có, các địa điểm khác và phong cảnh rộng lớn hơn.

Các khoảng không gian mở rộng lớn được kết nối Mạng lưới không gian mở có thể bao gồm các công viên, bảo tồn đường phố, các sân
với nhau để tạo ra một mạng lưới xanh chơi, các công viên, các mảnh vườn nhỏ, các khu vườn riêng, trồng cây và các hành lang
thoát nước mặt. Những con đường xanh có thể được tạo ra và chạy qua hay dọc theo các
con đường như suối, vành đai gỗ hay kênh, nối với các công viên và vỉa hè ở những khu
vực lân cận. Chúng có thể được nối với những con đường trong khu vực có lối đi xe đạp,
giảm lượng xe hơi và trồng cây trưởng thành- tạo ra một mạng lưới của thành phố
Vancouver gọi là „Những con đường Xanh- những con đường của công chúng“.

Khu vực đi bộ với khoảng cách 400 mét tập trung vào các điểm nhấn của khu vực lân
cận tạo nên nguyên tắc khởi đầu cho việc thiết kế mạng lưới. Mục đích để các khoảng
Các tòa nhà phía trước bên trên các khoảng không không gian mở hòa nhập vào ít nhất ¼ của vòng tròn nhưng không bao giờ quá 1/2 .
gian mở công cộng tạo tầm nhìn và các góc cạnh Điều này giúp tránh sự cô lập giữa các khu vực phát triển và cho phép các mạng lưới
hấp dẫn
theo đường kẻ được thiết kế sẽ có khoảng cách với phần lớn dân cư là tối đa 1,2 km (15
phút đi bộ).

3.5.4 CUỘC SỐNG HOANG DÃ VÀ SINH THÁI


Cân bằng sự tiếp cận của con người và các điểm cuộc sống hoang dã
Khi tạo ra các mạng lưới khoảng không gian mở, có thể thấy có một mối xung đột cố
hữu giữa con người và các loài động vật. Chúng ta cần làm sao để dễ dàng sống riêng
biệt hơn trong khi vẫn tồn tại ở gần nhau. Điều đó nghĩa là phải xác định một số khoảng
không gian mở trong mạng lưới có hạn chế về cách tiếp cận nhưng có thể cung cấp cho
các hộ giàu „cuộc sống hoang dã“. Ví dụ, các đường ray có thể là những hành lang cuộc
sống hoang dã bởi chúng không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của con người và rất nhiều
loại thú vật không bị ảnh hưởng khi tàu đi qua.

Đối với đất công viên công cộng, cần tạo ra sự cân bằng giữa tiếp cận của công chúng và
Các con đường xanh cân bằng con người và tiếp tính đa dạng hóa sinh học. Một mạng lưới khoảng không gian mở mô hình có thể tạo ra
cận cuộc sống hoang dã một chiếc vòng cổ có nhiều kiểu không gian mở khác nhau. Chúng có thể bao gồm các
mảnh vườn riêng có tác dụng về mặt sinh thái nhiều nhất khi có những cấu hình với
những dải đất dài, thường được định hướng rất tốt trong 10 mét đầu, bỏ lại những hộ
giàu có lại phía sau.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 56


40 đơn vị/hecta Tất cả các nơi đều là nơi ở
Độ thấm thấp
Nhiều tiện ích Mỗi địa điểm có một hệ sinh thái được kết nối với các hệ sinh thái khác bên
Nhiều yếu tố Cuộc ngoài. Các dấu vết còn lại của các phong cảnh cổ xưa và các phong cảnh
sống hoang dã
truyền thống là những di vật quan trọng có ý nghĩa với địa điểm đó. Như vậy,
rừng gỗ, thung lũng sông, các mảnh đất hoang, đất công, đồng cỏ, hàng rào
cây, ao đập đều nên được cân nhắc giữ lại. Tuy nhiên, các nghĩa trang tương
tự, các điểm đất trống, các khu vực công nghiệp và các khu vườn tư có thể
được con người tạo thành các nơi ở có tầm quan trọng rất lớn về sinh thái. Các
hàng rào cây, các cây trưởng thành và các bãi cỏ tạo thành phần lớn các khu
vực hoang dã trong đô thị.
70 đơn vị/hecta
(nhiều căn hộ hơn)
Độ thấm tốt Coi tất cả các địa điểm, cả tự nhiên và nhân tạo, là một phần trong các khu dân
Số loại tiện ích trung cư ở quy mô cấp quận/huyện. Xác định các khu vực trong địa điểm có các đặc
bình
Số lượng trung bình điểm sinh thái quan trọng cần được bảo tồn, ví dụ như các cây trưởng thành,
các yếu tố Cuộc sống các hàng rào cây hay các con suối, để sử dụng như một cơ sở cho việc thiết lập
hoang dã
cấu trúc phong cảnh. Việc này được bắt đầu với việc xác định các mảnh đất
còn lại có tiềm năng phát triển.

Hài hòa kích cỡ của tòa nhà với tính đa dạng hóa sinh học
55 đơn vị/hecta Kích cỡ của tòa nhà có thể ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh học, như được
Độ thấm cao minh họa trong hình bên. Các tòa nhà nhỏ hơn có thể làm hạn chế diện tích các
Ít tiện ích
Ít yếu tố Cuộc sống khoảng không gian xanh cho cuộc sống hoang dã. Các tòa nhà có diện tích 90
hoang dã m x 90 m bao gồm các khu vườn chung và vườn riêng có thể tạo ra sự hài hòa
giữa tính đa dạng hóa sinh học với các nhân tố khác như các tiện ích khác nhau
có thể được trang bị và tạo điều kiện cho việc đi lại trong khu vực (xem phần
3.7.2).

Thiết kế theo hướng đa dạng sinh học có thể giúp giảm được các chi phí
Có sự cân bằng giữa kích cỡ của tòa bảo dưỡng
nhà với tính đa dạng hóa sinh học
Chúng ta không phải là loài sinh vật duy nhất sử dụng không gian bên ngoài.
Cây cối và động vật có thể được khuyến khích phát triển và việc sử dụng các
loài cây, từ các loài cỏ và loài hoa đến các loài cây bụi và cây cối, tạo ra cơ hội
thu hút các loài côn trùng, chim chóc và động vật. Các hàng rào cây là nơi làm
tổ và săn mồi của các loài chim và các loài động vật có vú và nên được đưa
vào thiết kế.

Các bãi cỏ lớn tạo phong cảnh đẹp có thể có giá trị về chức năng và sinh thái
rất lớn, chi phí ít hơn, đơn giản là bằng cách thay đổi chế độ bảo dưỡng. Ví dụ,
ở công viên Georgen ở Hanover, người ta chỉ việc cắt cỏ một vài lần nhất định
trong năm, số thời gian còn lại, nó được để như bãi cỏ tự nhiên. Như vậy, nó
không chỉ có giá trị với nơi ở, mà còn giảm công việc bảo dưỡng xuống còn
Các „Công viên hộp“ có diện tích khoảng 20 m x 20 m có thể
được xen vào cấu trúc các tòa nhà để tạo được những nơi ở có hệ một hay hai lần cắt cỏ trong năm, trong khi đó vẫn tạo được một địa điểm đa
thống sinh thái đa dạng và các địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng dạng và thú vị.

3.5.5 ĐỊA HÌNH

Thiết kế mặt đất


Thiết kế một khoảng phong cảnh nhỏ, về địa hình cũng như các yếu tố về khí
hậu, nước và sinh thái, có thể mang lại lợi ích về kinh tế và nâng cao cảm nhận
Định hướng theo đường đi của một địa điểm về một địa điểm.

Bất cứ khi nào có thể, sắp xếp các tòa nhà, các con đường, cống rãnh và các hệ
thống khác theo một đường dốc. Phương pháp này cho phép các tòa nhà phát
triển ra bên ngoài phần đất, giảm thiểu việc cắt xén và bù lại, và làm cho các
hệ thống thoát nước theo dòng chảy tự nhiên được sử dụng hữu ích.

Ở Sausalito, San Francisco, các tòa nhà kết hợp hài hòa với
phong cảnh

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 57


3.5.6 KHÍ HẬU

Cân nhắc ảnh hưởng của các yếu tố


Thiết kế tạo ra nhiệt độ ảnh hưởng đến khí hậu, ánh mặt trời và sự chuyển động của gió.
Thiết kế phong cảnh một cách thận trọng có thể tạo ra sự thoải mái đáng kể trong địa
điểm đó, đồng thời hỗ trợ cho các tòa nhà được thiết kế để hấp thụ năng lượng mặt trời
thụ động (xem phần 3.4.1). Việc xem xét khí hậu hiện tại của địa phương đó cũng giúp
đảm bảo tránh được những vấn đề như „những cái túi đông cứng“.

Việc đánh giá khí hậu địa phương nên được tiến hành theo sau các đề xuất về phong
Các khu vực ngồi quay về phía Nam đầy ánh nắng cảnh:
làm tăng thêm giá trị của một địa điểm
• Sử dụng các cây rụng lá hàng năm để có bóng vào mùa hè và chắt lọc ánh nắng
mặt trời trong mùa đông;
• Tránh sự che bóng quá lớn của các tòa nhà, dù có là thiết kế mặt đất, khoảng
trồng rau hay các bức tường, bằng cách đặt các cây này xa các thang máy phía
Nam;
• Tạo nơi trú ngụ khỏi các đợt lạnh làm mất nhiệt độ của tòa nhà, đặc biệt là các
Các cây lớn quanh năm ngăn cản ánh sáng mặt trời đợt gió lạnh từ miền Bắc và những cơn gió mạnh từ miền Tây và phía Tây
Nam, bằng cách tạo nên những hàng rào cây và cây cối để chia cản các cơn
gió.

Trồng cây có nghĩ đến mặt trời


Khi chọn các cây, hãy xem xét độ cao của một cây trưởng thành. Kiểm tra các cây gần
tòa nhà xem chúng có lớn thêm che đi ánh sáng mặt trời, che bóng các hệ thống hấp thụ
Các loại cây nhỏ rụng lá hàng năm tạo điều kiện hấp
thụ ánh sáng mặt trời
năng lượng mặt trời hay không (hoặc có gây ra vấn đề nào với nền móng của tòa nhà hay
Việc trồng cây nhằm tối đa hóa việc hấp thụ ánh sáng không).
mặt trời không cần phải thay đổi hoàn toàn. Thật thế,
việc trồng cây trong các khu dân cư điển hình của thế
ky 19 có thể được đôi chút để tối ưu hóa sự hấp thụ Brandon Groves, phía Nam Ockenden, Essex: Phong cảnh tạo nên một nơi
ánh sáng mặt trời.
Địa điểm Địa điểm bệnh viện cũ ở ngoại ô thành phố, gần vành đai xanh
Người phát Countryside Properties
triển thiết kế
Diện tích địa 24.1 ha (diện tích thực 11.62 ha)
điểm
Mật độ 59.4 đơn vị/ha (thực tế)
Dự án Xây dựng lại một bệnh viện cũ tạo ra 690 đơn vị bao gồm nhà ở hỗn
hợp, nhà cộng đồng và trường học
Chi tiết Brandon Groves là một ví dụ về giá trị của thiết kế ảnh hưởng đến
Nhà ở được tập trung ở khu không gian mở trung tâm giá trị như thế nào. Với việc đặt khu vực xây dựng tại một địa điểm
và phối hợp với phong cảnh hiện có có phong cảnh đẹp, những cảm nhận cho rằng khu vực này nằm gần
các khu nhà ở „chất lượng thấp“ đã thay đổi hẳn. Ngay từ khi bắt
đầu, các nhà xây dựng đã biết tận dụng những điểm mạnh của nơi
này.

Kinh nghiệm quý báu đã được rút ra là một bài học chiến lược. Địa
điểm này nằm gần khu vành đai xanh nhưng khu vực được coi là đất
vành đai này có ít phong cảnh và giá trị sinh thái hơn các khu vực
khác không được bảo tồn. Theo các cuộc thương thảo với chính
quyền địa phương, các bên đã thống nhất đưa yếu tố phong cảnh
không gian mở vào trung tâm của dự án, trong khi đó vẫn cho phép
phát triển vành đai xanh. Bằng cách gắn yếu tố „vành đai xanh“ vào,
thiết kế đã tạo được các đường viền đô thị thống nhất, tạo được
phong cảnh đẹp ở trung tâm công trình. Sự tham gia của cộng đồng
cũng được kết hợp nhằm đảm bảo các hoạt động bảo dưỡng được
duy trì tốt.
Liên hệ Countryside Properties. Điện thoại: 012 772 60000

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 58


3.5.7 QUẢN LÝ

Thiết lập cơ chế quản lý tương lai


Trong nhiều trường hợp, các chính quyền địa phương không thể tiếp tục gánh vác việc quản
lý và bảo dưỡng các phong cảnh công cộng trong khu vực. Như vậy, chất lượng quản lý có
tiếp tục được duy trì- và vấn đề này có tác động đến cả việc trồng cây và lựa chọn vật liệu.
Có nghĩa là việc thiết kế nhằm giảm gánh nặng về bảo dưỡng và cho phép ngân sách vẫn
tiếp tục. Thiết kế phải dự kiến được các cơ chế quản lý để tiếp quản trách nhiệm bảo dưỡng
Mỗi khoảng không gian mở cần được thiết kế với cân
sau này, cơ chế đó có thể dưới dạng „Niềm tin phát triển“ hay một „Công ty Quản lý“.
nhắc về trách nhiệm quản lý trong tương lai (Tibbalds
Monro) Thay đổi theo thời gian
Các xem xét về tác động của thời gian là trọng tâm của các thiết kế có chất lượng, nó sẽ là
thiết kế duy nhất cho dù có trải qua nhiều năm, sự thay đổi mùa và hàng giờ trôi qua. Nó
không chỉ được áp dụng với các phong cảnh “mềm” mà với cả chất lượng của vật liệu đối
với các điều kiện thời tiết. Sự thay đổi của thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến thái độ cư
xử.
Các cộng đồng địa phương củng cố cảm nhận về việc
chia sẻ quyền sở hữu
Chìa khóa để thiết kế phong cảnh bền vững với thời gian để các địa điểm trở nên hấp dẫn
hơn, thú vị hơn và thoải mái hơn như cây cối, bụi cây và các cây trưởng thành khác. Điều
đó cũng có nghĩa là phải đảm bảo rằng các địa điểm được an toàn và có ánh nắng phần lớn
thời gian trong ngày, và lý tưởng nhất là phần lớn thời gian trong năm, để chúng được sử
dụng tốt. Các không gian hấp dẫn có ánh sáng và tầm nhìn đẹp sẽ an toàn cả ngày lẫn đêm.

3.5.8 RỪNG ĐÔ THỊ


Đánh giá khả năng phát triển Rừng đô thị
Các vành đai rừng có thể được lồng ghép vào các khu vực đô thị để tạo nên một phần cấu
trúc phong cảnh hay có thể là một phần tạm thời của các địa điểm đang trong quá trình chờ
đợi một sự phát triển dài hạn. Chúng có thể tạo ra các hành lang giải trí và cuộc sống hoang
dã, nơi trú ngụ tốt và phong cảnh đẹp có thể được thiết lập nhanh chóng và có khi được xây
dựng vì mục đích kinh tế với vai trò là các nguồn gỗ hay bột giấy để phát triển thương mại.
Rừng đô thị có thể được phát triển dưới dạng chiến lược phối hợp có sự tham gia của cộng
đồng, tạo ra một mạng lưới của các địa điểm có kích cỡ vừa và nhỏ.

Dự án Rừng đô thị Craigmillar, Edinburgh: Làm xanh thành phố


Địa điểm Toàn bộ khu vực Craigmillar- một khu nhà ở rộng lớn về phía Đông Nam
của trung tâm thành phố Edinburgh
Thiết kế Dự án Rừng đô thị Craigmillar
Phát triển Hội đồng thành phố Endinburgh và Nhóm sáng kiến Craigmillar
thiết kế
Địa điểm 20 địa điểm trồng cây chính và một loạt các điểm trồng cây quy mô nhỏ
hơn
Dự án Dự án nhằm mục đích phối hợp với các cư dân trong khu vực tạo ra hàng
loạt các khu vực trồng gỗ cộng đồng bên trong và xung quanh
Craigmillar. Tất cả sẽ được liên kết lại bởi một mạng lưới các hành lang
đất trồng gỗ, các khu vườn và các khoảng không gian mở công cộng.
Chi tiết Craigmillar được xây dựng là một khu nhà ở công cộng rộng lớn trong
những năm 1960 và trải qua một vài năm đã được tái tạo tu sửa lại. Trong
quá trình tu sửa, có Dự án Rừng đô thị, dự án này nhằm đảm bảo các lợi
ích về môi trường, xã hội và kinh tế cho cộng đồng. Dự án thu hút được
vốn từ một số nguồn và là một phần trong Dự án Phát triển Rừng thiên
niên kỷ của Scotland. Những mục tiêu chính của nó là: nâng cao sự gắn
kết giữa các khu vực; tạo các khoảng không gian giải trí, cuộc sống
hoang dã hấp dẫn, tạo việc làm, đào tạo và một địa điểm hấp dẫn cho
kinh doanh; giảm ô nhiễm; tạo nơi trú ngụ và ngắm cảnh; tạo thêm các cơ
hội giáo dục, và tạo ra mô hình cho các dự án rừng đô thị ở nơi khác.
Liên hệ Dự án Rừng đô thị Craigmillar. Điện thoại: 0131 529 3918

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 59


3.6 CÁC TRỤ SỞ CHÍNH, CẢNH ĐẸP TIÊU BIỂU VÀ CÁC
ĐIỂM NHẤN
Thiết kế đường phố, sự tập trung vào các tiện ích về thương mại, cộng đồng và dân cư
trong các khu vực trung tâm và việc sử dụng các mô hình phong cảnh và các kiểu thiết
kế nhà đặc biệt sẽ giúp tạo ra một địa điểm dễ dàng cảm nhận được. Những người sử
dụng cần định hướng chính họ tập trung vào địa điểm đó và giữa các địa điểm với nhau.

3.6.1 CÁC KHU VỰC NỔI TRỘI

Tạo sự dễ dàng tìm ra một đường đi


Xác định hình dạng của các điểm nhấn Mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc định hướng bản thân và nhận ra họ đang
trong thành phố ở vị trí nào nếu những thiết kế mới giữ lại được những điểm quan trọng dễ nhìn giữa
các địa điểm hay tạo ra những điểm mới, đồng thời giữ lại hay bổ sung được các điểm
nhấn nổi trội. Nhằm đảm bảo có thể nhận ra một địa điểm, hãy xem xét mối quan hệ
giữa các yếu tố hiện tại, và tham khảo ý kiến người dân để xác định làm thế nào thiết kế
tạo ra được những đường nối giữa các nơi, các chợ, tạo sự dễ dàng hơn để đi từ A đến B
hay C.

Nhấn mạnh trật tự của một nơi


Các điểm nhấn ví dụ như các tòa nhà mang phong cách riêng, đặc biệt là những tòa nhà
dân cư, các tháp cao hay những bức tượng giúp tạo ra những điểm để tham khảo và
nhấn mạnh thứ tự của một địa điểm. Những thứ này sẽ được tạo ra tốt nhất ở các khu
vực trung tâm của các hoạt động, nơi các nhà thiết kế thường chú ý đến giao lộ của các
con phố chính. Tạo ra góc cạnh của những con phố dẫn đến các tòa nhà lớn sẽ giúp tăng
sự ngạc nhiên, đối ngược với các hệ thống cân đối hơn.

Chỉ đường
Phương pháp truyền thống là mọi thứ tập Những tòa nhà chọc trời có thể được sử dụng để nói về các điểm nhấn chính- những khu
trung ở khu trung tâm
vực nổi trội hẳn lên trên- mặc dù cần phải xem xét lợi ích tiềm năng của các tòa nhà đó
so với những ảnh hưởng tiêu cực mà nó có thể gây ra (xem phần 5.3.1 về độ cao của các
tòa nhà). Trong những điều kiện thị trường mạnh mẽ, hãy nhóm các tòa nhà cao ở
những khu vực trung tâm thay vì để các cơ quan tư pháp quyết định đặt chúng ở đâu.
Những tòa nhà cao tốt nhất quan tâm đến quy mô về con người ở dưới đáy và trưng bày
những yếu tố mang tính ngoạn cảnh nhất trên đỉnh.

Cầu Calitrava tuyệt đẹp- cây cầu được thiết kế nổi bật hẳn giữa bầu trời Seville

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 60


Tạo ra một điểm nhấn
Điểm nhấn được tạo ra bởi mái của các tòa nhà không chỉ tạo ra sự
thích thú về phong cảnh mà còn được sử dụng vì nhiều mục đích
khác (ví dụ các trung tâm dân cư hay các nhà thờ) và là điểm hội tụ
của các tiện ích (ví dụ như cụm các tòa nhà thể hiện một trung tâm
thương mại). Đất dốc tạo điều kiện cho hình ảnh các mái nhà nhấn
mạnh đặc điểm tự nhiên và làm cho một nơi có đặc điểm rất riêng
biệt.

Tòa nhà chọc trời ở trung tâm thị trấn Tamworth, Staffs

3.6.2 VIỄN CẢNH

Điểm và dòng kẻ
Một mạng lưới rõ ràng của các con đường hay phố cho phép nối các
điểm lại với nhau một cách dễ dàng, tạo ra cảnh đẹp trong trí nhớ
của mọi người. Các phong cảnh và viễn cảnh của các tòa nhà chính
rất hữu ích cho các khách vãng lai. Những con đường dễ nhớ nhất
thường là những con đường có một loạt các phong cảnh xa và gần,
kết thúc với những tòa nhà là điểm nhấn của thành phố. Các giao lộ
được thiết kế để phản ánh tầm quan trọng của nó và việc sử dụng các
Tập trung vào con đường giữa nhà ga xe lửa và mặt bờ biển ở Hove, phía
con đường sẽ giúp những người sử dụng đi lại một cách tự tin (xem
Đông Sussex phần 4.4.1)

3.6.3 CÁC ĐIỂM NHẤN

Đón khách với một cửa vào


Các đầu mối giao thông quan trọng nhất có chức năng là cổng vào
trung tâm của một thành phố hay thị xã. Những giao lộ chính, các
vòng xuyến, lối đi bộ, bãi đậu xe, nhà ga xe lửa và bến xe buýt là
những điểm đến của khách. Cần nhấn mạnh sự nổi bật của chúng để
xác định các khu trung tâm bắt đầu từ đâu (thường được đánh dấu
bởi sự thay đổi sử dụng và độ cao của các tòa nhà) và tránh làm mờ
đi ranh giới giữa khu vực trung tâm và khu vực ngoại ô.

Tạo ra nhịp điệu cho các cấu trúc đô thị với các khu vực tĩnh lặng
hơn dẫn đến các điểm nhấn khác. Có thể làm được điều này bằng
cách đánh dấu những điểm nhấn và cổng vào với các tòa nhà chọc
trời, các quảng trường hay những phong cảnh mang tính đặc trưng
khác hoặc kéo lại các dãy nhà (xem phần 5.3.3).

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 61


Chiến lược Thiết kế đô thị Birmingham (BUDS): Cơ sở cho một sự bắt đầu
mới
Địa điểm Một nghiên cứu về toàn bộ khu vực trung tâm thành phố
Thiết kế Tibbalds, Colbourne, Karski, Williams
Khách hàng Thành phố Birmingham
Dự án Một nghiên cứu thiết kế đô thị của khu vực trung tâm thành phố
Birmingham nhắm vào những điểm yếu về thiết kế đô thị
Chi tiết BUDS muốn hình ảnh thiết kế của thành phố dễ hiểu hơn, nâng
cao các con phố và những khoảng không gian mở và nhấn mạnh
những đặc trưng của các khu vực. Để đạt được điều này, nó ủng
hộ mạnh mẽ việc nâng cao các cổng vào và các điểm mốc,
không ủng hộ tạo những con đường trong hình nhẫn, tăng các
hoạt động trên đường phố, cải thiện những địa điểm công cộng,
và tòa nhà thuộc những khu vực trung tâm hiện có. Nghiên cứu
này tạo cơ sở cho các sáng kiến đã được xây dựng trong thành
phố những năm 1990. Những sáng kiến đó bao gồm Khu vực
Hội nghị ở khu vực Brindley, Phố Đá Quý, và phố bán súng,
những sáng kiến này đã hoặc đang được xây dựng. Mặc dù đã
được tiến hành tám năm rồi nhưng cuốn tài liệu này vẫn được
xem xét đến trong các quá trình hoạch định chính sách về quản
lý phát triển. Có ý kiến cho rằng cần cập nhật nghiên cứu này để
phục vụ cho các dự án và nghiên cứu gần đây.
Liên hệ Hội đồng thành phố Birmingham. Điện thoại: 0121 303 9944

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 62


3.7 CÁC TÒA NHÀ
Các tòa nhà phát triển là khu vực đất được xác định bằng các đường kẻ. Nó có
thể thay đổi đáng kể về hình dạng và kích cỡ ví dụ để tạo thành các đường phố,
các phương hướng được ửng hộ hơn và địa hình, đồng thời thay đổi tính chất
của các tiểu khu thử nghiệm và các kiểu nhà.

3.7.1 CÁC TÒA NHÀ CHU VI

Quay ra đường
Yêu cầu cơ bản nhất trong cấu trúc được xây dựng trong các tòa nhà phát triển
là tạo ra sự khác biệt giữa các khu vực công cộng ở phía trước và các khu vực
riêng ở phía sau. Các tòa nhà quay ra mặt đường, quảng trường, công viên sẽ
phô bày các khu vực công cộng ở phía trước và tạo sức sống cho nó. Các khu
Khối nhà chu vi có thể chứa được các kiểu tòa nhà và các mật
độ
vực công cộng phía trước và các khu vực riêng phía sau được phân biệt rõ ràng
khi đi từ ngoài đường vào, mặt tiền chính. Nếu không tuân theo nguyên tắc
này, các tòa nhà đứng một mình sẽ phô bày hết các mặt trống, bãi đậu xe và
phía sau quay ra đường.

Tôn trọng sự riêng tư


Khoảng cách giữa các phần sau của các tòa nhà cần được xem xét về khía cạnh
tính riêng tư. Đó là do việc sử dụng đất và mật độ. Rất nhiều bản quy hoạch địa
Sự xác định rõ ràng giữa không gian chung và không gian
phương đưa ra mức tối thiểu là 21 mét, cũng giống những tiêu chuẩn trước đây
riêng là một nguyên tắc cơ bản để có được sự đô thị hóa tốt. là 70 feet/22 yard giữa các phần sau được chia ra. Khoảng cách 20 mét cho sự
riêng tư nghĩa là các khu vườn hay dịch vụ phía sau cách nhau 10 mét) tạo ra
một nguyên tắc ước lượng chính, nhưng không nên được áp dụng quá cứng
nhắc. Các khoảng cách gần hơn có thể thích hợp trong một số trường hợp, ví
dụ như các nhà kho. Việc sử dụng các tòa nhà một mặt có thể được giới thiệu
để giảm khoảng cách, nhưng phải lưu tâm không làm ảnh hưởng đến sự riêng
tư của nhà bên cạnh.

Sắp xếp chu vi


Độ sâu khối nhà 10 mét có thể chứa được các tòa nhà hai mặt Sắp xếp các đường viền của các khối nhà với chu vi của các tòa nhà là phương
với ánh sáng tốt vào khoảng không gian bên trong (Khối nhà
IBA- Kothener Strasse 35- 37, Béc lin
pháp tốt nhất để áp dụng được các kiểu thiết kế đa dạng của các tòa nhà và các
tiện ích xã hội có mật độ trung bình, trong khi đó vẫn đảm bảo được các tòa
nhà có mối liên kết tích cực với các khu vực công cộng.

Một khối nhà chu vi với độ sâu 10 mét có tiện ích sử dụng hỗn hợp hay nhà ở
và 20 mét cho phát triển thương mại/buôn bán lẻ tạo ra phương tiện cấu trúc
hữu ích trong quy hoạch tổng thể và sau đó có thể được chi tiết hóa, chắt lọc để
cho thấy những kiểu thiết kế phù hợp nhất.

Nên nối dài mặt phố phía trước


Dòng các tòa nhà dọc theo đường viền của một khối nhà sẽ thành công hơn ở
những khu vực kết thúc bằng một con phố hay quảng trường và tạo ra các ”mặt
trước năng động”, với nhiều cửa sổ và cửa ra vào làm sinh động thêm các khu
vực công cộng. Ở trung tâm thành phố, mặt tiền được nối trực tiếp với vỉa hè
tạo sự sống động cho các hoạt động thương mại và sự cần thiết của đường phố.

Sử dụng các mặt tiền tiếp nối càng nhiều càng tốt, bằng cách nối các đường nối
Duy trì các dòng nhà thống nhất với nhau tạo nên mặt phố đẹp chung của các tòa nhà. Ở nơi nào chỉ cần một khung nguyên tắc lỏng lẻo hơn,
tốt nhất là đưa chúng vào những khối nhà chu vi, đặt gần đường phố với các
bức tường, cổng và các đặc điểm về phong cảnh được sử dụng để lấp vào các
chỗ trống. Sự nhô ra và thụt vào của các dãy nhà có thể được sử dụng làm
điểm nhấn, nhưng chức năng của các không gian có được phải được xác định
rõ ràng.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 63


3.7.2 KÍCH CỠ CÁC KHỐI NHÀ

Nhỏ thì đẹp


Khi cân nhắc kích cỡ tối ưu của các khối nhà phát triển, cần phải có sự hài hòa giữa:

• Dễ vào (xem phần 3.1.4 về kích cỡ các khối nhà);


• Khả năng duy trì nhiều kiểu nhà và tiện ích khác nhau;
• Khả năng sửa đổi và thích nghi với các thời đại khác nhau.

Một quy luật hữu ích quan trọng là các khối nhà rộng 80- 90 mét có thể giúp đạt được sự
hài hòa nói trên ở nhiều khu vực khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau, giảm xuống
còn 60- 80 mét ở các khu vực trung tâm thành phố/thị xã.

Các khu dân cư hỗn hợp nên bao gồm các kích cõ nhà khác nhau để thúc đẩy sự đa dạng (trích từ Baulch, 1993)

3.7.3 HÌNH DẠNG CÁC KHỐI NHÀ

Hình dạng có thể thay đổi được


Các khối nhà khu vực quảng trường thường được cho là có tính linh động nhiều nhất để
chứa các tòa nhà thương mại và nhà dân và có nhiều phương án để xử lý khu vực bên
trong (xem phần 3.7.4).

Những khối nhà hình chữ nhật với độ sâu (lấy ví dụ là) 110 mét thì có thể chứa được các
tòa nhà lớn hơn một cách thoải mái hơn, như các nhà máy và nhà kính mà không phô bày
các bức tường phía sau/bên cạnh. Do vậy, những khối nhà này có thể thích hợp hơn với
một số trường hợp, ví dụ ở khu vực ngoại ô (hay các ”khu chuyển giao”) của các trung
tâm thành phố/thị xã.

Các khối nhà hình chữ nhật có diện tích 100 m x 200 m với chiều rộng giáp đường chính
cũng có thể hưởng lợi từ việc tăng sự kết nối với các khu vực xung quanh và tạo ra các
Khu mở rộng đô thị Ashton Green ở Leicester giao lộ, phục vụ cho những khu vực giao thông chậm, tạo thuận lợi cho người đi bộ và đi
có bao gồm cấu trúc một khối nhà không có
hình dạng nhất định xe đạp. Các khu dân cư do đó có thể nằm trên những mặt yên tĩnh hơn của khối nhà.

Các khối nhà không có hình dạng nhất định có thể được đúc khuôn để phù hợp với địa
hình và tạo ra các điểm nhấn như cây xanh, quảng trường với mặt tiền của các ngôi nhà
không cần phải song song với nhau.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 64


3.7.4 PHẦN BÊN TRONG CÁC KHỐI NHÀ

Thiết kế tính linh hoạt của phần bên trong khối nhà
Cấu trúc khối nhà chu vi có thể tạo ra nhiều giải pháp xử lý phần bên trong của
khối nhà, trong đó có:
• Bãi đậu xe hay sân dịch vụ;
• Các vườn chung/riêng với các khu vực sân chơi cho trẻ em;
• Các kho chứa đồ, văn phòng, công xưởng hay các phòng vừa ở- vừa
làm việc; hoặc thậm chí
Tính linh hoạt trong phát triển xây dựng các khối nhà chu
vi/hệ thống • một công viên hay quảng trường chiếm một phần/toàn bộ diện tích của
khối nhà.

Các khối nhà chu vi được thiết kế tốt có thể tạo ra một loạt các tiện ích ở phần
bên trong có thể thay đổi theo thời gian. Những khối nhà như vậy cần được xác
định và có thể nhìn thấy được từ các tòa nhà và nên hạn chế ra vào để siết chặt an
ninh.

Tái tạo đường Crown, The Gorbals, Glasgow:


Tạo hình dạng mới từ một khối nhà truyền thống
Địa điểm nằm ở phía Đông Nam của thành phố, một khu vực bị bỏ trống
nằm trên đường Crown
Thiết kế Các nhà quy hoạch tổng thể: Nhóm kiến trúc sư CZWG
Phát triển Dự án Tái tạo đường Crown
thiết kế
Diện tích 16 ha
Dự án Dự án sử dụng hỗn hợp bao gồm chậm nhất vào năm 2000, 1015
người sở hữu nhà, 325 nhà cho thuê, 12 cửa hàng địa phương và
một siêu thị, 100 khách sạn, 80 căn hộ sinh viên; công viên địa
phương và 5000 m2 diện tích văn phòng
Chi tiết Dự án này được tập trung trên khu vực thị trấn Hutcheson „E“
vốn là giai đoạn năm của dự án tái phát triển toàn diện sau chiến
tranh Gorbals. Đây là một phần quan trọng của chương trình lớn
của thành phố để xóa đi tất cả những gì của quá khứ và thay thế
bằng một thành phố phát triển đầy năng động với những vạt
không gian xanh, được tô điểm bằng các tòa nhà chọc trời. Dự
án được xây dựng năm 1968, được tập trung ở phố Crown và
bao gồm 12 khối nhà kết nối với nhau. Các khối nhà bị độ ẩm
thâm nhập nghiêm trọng, trong chín năm sau khi hoàn thành,
những gia đình đầu tiên đã phải chuyển ra ngoài và vào năm
1982, các khối nhà này hoàn toàn trống rỗng. Vào năm 1987, sau
các cuộc biểu tình của công chúng, các tòa nhà đã hoàn toàn bị
phá hủy. Kết quả là một khoảng đất rộng 16 ha bị để trống giữa
trung tâm Gorbals.

Dự án tái tạo đường Crown được thiết lập năm 1990 nhằm tạo
điều kiện tái tạo lại toàn diện khu vực này. Dự án này đã chứng
kiến khu vực này chuyển mình thành một khu vực phát triển lớn
và quy mô của những căn hộ dọc các con phố của Glasgow xưa
kia đã trở lại bên đường phố. Nhà ở ở đây có ¾ là các khu căn
hộ cao tầng hiện đại. Việc sử dụng hỗn hợp, phát triển sở hữu
hỗn hợp đã thu hút một số kiến trúc sư và những nhà xây dựng
dự án, những người này sau đó đã đoạt giải thưởng về thiết kế
nhà ở. Những mục tiêu ban đầu của Quy hoạch tổng thể là mang
lại lợi ích không chỉ cho các khu vực bên trong vùng dự án mà
còn cho cả khu vực Gorbals.
Liên hệ Dự án Tái tạo đường Crown. Điện thoại: 0141 429 8956

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 65


3.8 CÁC LÔ ĐẤT VÀ MIẾNG ĐẤT
Các lô đất là những khoảng đất, thường do một người sở hữu và là cơ sở
cho phần lớn các kế hoạch phát triển mới, đặc biệt là những cuộc phát triển
do các nhà xây dựng lớn quản lý. Mặt khác, các miếng đất, thường nhỏ hơn
rất nhiều, là phần lớn nền tảng của những di sản đã được xây dựng - tạo cho
các khu trung tâm sự đa dạng và những góc nhỏ trong đô thị.

3.8.1 KÍCH CỠ CỦA CÁC LÔ ĐẤT

Giữ cho lô đất có kích cỡ thích hợp


Trong quy hoạch tổng thể các khu vực lớn, đôi khi có thể chia nhỏ các lô
đất và phân cho nhiều nhà thiết kế khác nhau. Việc để nhiều nhà thiết kế
tham gia thường là để tạo ra sự phong phú về các kiểu thiết kế, các quyền
sở hữu và các cách sử dụng. Theo hướng dẫn, các lô đất rộng 1 hoặc 2 ha
tránh „văn hóa đơn“ ở bất cứ khu vực nào. Loại này cần được điều chỉnh
hướng về các trung tâm thành phố.

Chia nhỏ các lô đất và miếng đất giúp tạo ra sự đa dạng về 3.8.2 KÍCH CỠ CÁC MIẾNG ĐẤT
các kiểu thiết kế, các cách sử dụng và các mặt phố năng động
hơn
Giữ cho các miếng đất nhỏ và hẹp
Chia nhỏ các lô đất thành các miếng đất có kích cỡ nhỏ và hẹp như thấy
trong thực tế, khuyến khích sự đa dạng của các kiểu thiết kế, các cách sử
dụng, các hình thức sở hữu và cho phép nhiều kiểu nhà được xây dựng.
Việc này cũng:

• Tạo ra các mặt tiền năng động hơn;


• Khuyến khích đạt được mật độ cao hơn (các miếng đất rộng hơn
thường tạo ra những tòa nhà đơn độc với một bên là bãi đậu xe);
• Tạo nên cơ sở linh hoạt cho việc hợp nhất khi cần thiết và tạo
điều kiện phát triển trong tương lai;
• Giảm thiểu những khu vực bị bỏ quên (lãng phí và tốn kém).

Tạo ra các miếng đất nhỏ, có hình dạng thông thường và hẹp, ví dụ có diện
tích 5m x 20m sẽ chứa được một loạt các tòa nhà và tận dụng đất đai một
cách hiệu quả nhất.

Gộp các miếng đất lớn

Các miếng đất lớn thường được dùng cho các tòa nhà thương mại, công
Sử dụng phía sau của các lô đất, không sử dụng mặt phố để
chia các khu nhỏ. Chia nhỏ lô đất hay sử dụng những miếng
nghiệp và nhà ở. Những miếng đất được chia nhỏ rộng khoảng 15- 20 m và
đất nhỏ dọc phía sau của các lô đất giúp đảm bảo rằng các sâu 30- 40 m sẽ tạo cho khu trung tâm những miếng đất có thể sử dụng linh
cách sử dụng thích hợp và các kiểu nhà đối diện với nhau
hoạt. Gộp các miếng đất này với những miếng đất nhỏ hơn để đảm bảo các
thang máy và các dịch vụ ở phía sau không bị lộ ra mặt đường.

3.8.3 CHIA NHỎ CÁC LÔ ĐẤT VÀ MIẾNG ĐẤT

Chia dọc theo phần phía sau của miếng đất, không phải ở mặt giáp
đường phố
Phần phía sau của các tòa nhà tạo vùng đệm tự nhiên giữa các tiện ích. Sử
dụng mặt phố để chia nhỏ giữa các nhà thiết kế và/hoặc các tiện ích có thể
làm giảm sự hòa hợp giữa cảnh quan và cấu trúc của những nơi có sử dụng
hỗn hợp. Chia ranh giới giữa các nhà thiết kế hoặc các kiểu sử dụng đất ở
phía sau của các lô đất và miếng đất thường tốt hơn so với ở mặt đường hay
mặt phố. Định nghĩa về các khu vực công cộng và cơ chế quản lý cũng là
nhân tố quyết định tạo nên các lô đất và mô hình phát triển, trả lời cho
những câu hỏi các khoảng không gian mở được duy trì bởi cộng đồng, bởi
các cá nhân hay bởi niềm tin cộng đồng.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 66


TỔ CHỨC MẠNG
LƯỚI ĐƯỜNG
4.1 Đường dành cho khách bộ hành 4.2 Đường dành cho xe đạp 4.3 Đường dành cho
phương tiện giao thông công cộng 4.4 Đường sá và hệ thống giao thông 4.5 Bãi đậu xe và
sự phục vụ 4.6 Cơ sở hạ tầng sử dụng cho các tiện ích công cộng

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 67


Những mạng lưới đường có nghĩa là gì?

Các thành phố ra đời là để phục vụ cho các hoạt động tương tác. Chúng lệ thuộc vào các hệ
thống chuyển động: đường nhỏ, đường lớn, lối đi bộ và các tuyến đường giao thông công cộng;
và cũng lệ thuộc vào cả các dịch vụ sử dụng khác như (nước, khí đốt (gas), điện, vv…) là những
thứ cần thiết cho sự tồn tại của cuộc sống ở thành phố. Những mạng lưới đường này cho phép
các thành phố hoạt động và nối liền với thế giới rộng lớn hơn.

Không có hệ thống chuyển động nào có thể tồn tại một cách biệt lập cả. Các phương tiện giúp
chúng ta di chuyển và các tòa nhà được đưa vào phục vụ cũng như vậy, chúng hình thành nên
một bộ phận thiết yếu trong đặc trưng của thành phố. Cũng như các công trình kiến trúc hoặc các
danh lam thắng cảnh, chúng giúp người ta xác định được một nơi nào đó là tốt hay không tốt. Vì
thế, cho dù chức năng của nó là gì đi chăng nữa, thì những mạng lưới đường cần phải được xem
là một phần cơ bản không thể thiếu được trong cấu trúc của thành phố.

Tại sao những mạng lưới đường này là quan trọng?

Sự thành công của một thành phố hay một chương trình phát triển mới hoàn toàn phụ thuộc vào
việc những mạng lưới đường này hoạt động có tốt hay không. Việc đánh giá thành công của
chúng không phải là chỉ căn cứ trên sự thực hiện các chức năng của nó mà là dựa trên cơ sở
chúng đã đóng góp như thế nào vào việc hình thành nên chất lượng và đặc trưng của một khu
vực đô thị.

Sự nối kết

Rõ ràng là những kế hoạch phát triển mới cần phải có sự nối kết với những tuyến đường đã có
sẵn. Càng có nhiều đường nối trực tiếp thì sự hòa hợp giữa cái mới và cái cũ càng thành công
hơn.

Những sự chọn lựa trong di chuyển

Những mạng lưới đường này phải cho người dân có được sự chọn lựa tối đa trong việc thực hiện
những hành trình đi lại của họ, ở đây có nghĩa là những con đường dành cho người đi bộ, đi xe
đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Sự cảm nhận về một địa điểm

Sự tổ chức những mạng lưới đường là phần quan trọng trong việc tạo ra sự cảm nhận về một địa
điểm. Điều này có nghĩa là những con đường nhỏ, đường lớn, và các tuyến đường để sử dụng
phải được thiết kế sao cho thích ứng được với những điều kiện của địa phương.

Những tuyến đường an toàn cho tất cả mọi người

Tối đa hóa sự lựa chọn của mọi người trong việc di chuyển có nghĩa là tạo ra những tuyến đường
mà mọi người đều thấy tất cả chúng đều là an toàn cho họ. Những tuyến đường chỉ được dành
riêng cho khách bộ hành và xe đạp không phải lúc nào cũng được xem là giải pháp tối ưu.

Vấn đề về bãi đậu xe

Vấn đề đậu xe cũng cần phải được suy tính kỹ càng như việc tổ chức mạng lưới đường. Thật thế,
một biện pháp xử lý tồi cho việc đậu xe sẽ có thể làm hỏng toàn bộ quy hoạch.

Quản lý giao thông tốt hơn

Việc thiết kế cách bố trí của các tòa nhà và các khoảng không gian là nhằm giúp kiểm soát lưu
lượng và mật độ giao thông. Các đèn hiệu và những cấu trúc khác để làm giảm tốc độ giao thông
chỉ nên được xem như là các biện pháp hỗ trợ thêm mà thôi.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 68


Phần này xem xét đến khả năng sử dụng bên trong khu vực thành phố - nó có dễ dàng cho mọi người đi lại hay không
và những sự chọn lựa mà người dân có được cho sự đi lại của họ. Điều cần quan tâm ở đây là làm thế nào để việc lên
kế hoạch cho những sự phát triển phải cho người dân có được nhiều lựa chọn về việc đi lại và có thể được sử dụng rộng
rãi và đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Việc bố trí thường chịu ảnh hưởng lớn từ việc người dân chọn cách đi lại như thế nào. Hơn 50 năm qua, việc quy hoạch
phát triển đã phải chịu sự chi phối chủ yếu bởi sự thiết kế hình học của những con đường, và hậu quả là nó khuyến
khích việc sử dụng xe hơi, ngay cả trong trường hợp đi bộ hoặc đi xe đạp thì thuận tiện hơn. Thực hiện việc xoay
chuyển khuynh hướng này đồng nghĩa với việc lên một kế hoạch với tất cả những phương thức di chuyển mà ta có thể
nghĩ đến chứ không chỉ đơn thuần là một thiết kế hình học về việc bố trí những con đường.

Vấn đề ở đây là, ở những nơi nào có thể được, việc thực hiện di chuyển bằng cách đi bộ, bằng xe đạp, hay bằng những
phương tiện giao thông công cộng cũng phải dễ dàng và thuận lợi như di chuyển bằng xe hơi. Điều đó không có nghĩa
là xe hơi sẽ bị loại trừ. Điều cần có ở đây là một sự cân đối hài hòa giữa đường giao thông và việc sử dụng để tạo nên
những địa điểm đẹp hấp dẫn, sống động, an toàn và thú vị.

Bede Island North,Leicester:Liên kết với khu vực mới lân cận
Địa điểm: Khu đất thuộc đường xe lửa trước đây bị bỏ hoang kéo dài đến phía Tây của trung
tâm thành phố Leicester, gần khuôn viên của trường Đại học De Montfort.
Đội ngũ thiết kế Nhóm thiết kế Đô thị của Hội đồng thành phố Leicester
Khách hàng Công ty Leicester City Challenge Ltd / Hội đồng thành phố Leicester
Diện tích khu vực 13.7 hectares
Dự án Một sự phát triển vì nhiều mục đích sử dụng, kể cả nhà ở (hiệp hội nhà ở, nhà ở cho
sinh viên hoặc cho cá nhân thuê), một khu vực thương mại, những cửa hàng, và
một quán rượu trong một trạm bơm đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trọng
tâm của sự phát triển này là 1,9 hectare cho khu công viên mới.
Cấu trúc của việc di chuyển gồm có ba lĩnh vực chính:
- đường dành cho người đi bộ xuyên qua khu vực quảng trường và công
viên là một tuyến đường tuyệt vời từ trường Đại học và trung tâm thành
phố đến các khu nhà ở lân cận
- vị trí gần đường lớn Trung tâm (Great Central Way), một con đường
chính dành cho xe đạp và khách bộ hành xuyên suốt thành phố.
- Do gần trung tâm thành phố và những nơi giao thông công cộng, bãi
đậu xe của gia đình thường là chỉ giới hạn trong một ô cho một nhà, đậu
xe trong khu thương mại thì có ba khu vực với diện tích 100 m2 cho
mỗi bãi, thấp hơn nhiều so với yêu cầu về cung ứng lúc ban đầu.
Liên lạc: Ban Môi trường và Phát triển, Hội đồng thành phố Leicester,
New Walk Centre,Welford Place,Leicester LE1 6ZG
Điện thoại :0116 252 7239

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 69


4.1 ĐƯỜNG DÀNH CHO KHÁCH BỘ HÀNH
Những nhu cầu đối với người đi bộ cần phải được phân tích cẩn thận và phải được xem là
ưu tiên trong những sự bố trí cho sự phát triển.

4.1.1 Môi trường cho khách bộ hành


Một đường hầm rộng, có đèn sáng ở khu
Công viên lớn (Grant Park), Mỹ
Những con đường thân thiện với khách bộ hành và xe đạp
Một phương pháp hữu ích được áp dụng vào việc thiết kế môi trường cho khách bộ hành là
nguyên tắc “5 C”:
• Liên kết (Connections)
Các tuyến đường tốt cho khách bộ hành có nối liền với những địa điểm mà người ta muốn
Cấu trúc của lề đường phân cách được mở cả
đến không?
hai bên • Thuận lợi (Convenience)
Những con đường thẳng hoặc những giao lộ (đường cắt ngang) có dễ sử dụng không?
Khách bộ hành có phải chờ đợi lâu hơn 10 giây để đi băng qua đường không?
• Thân thiện (Convivial)
Những tuyến đường này có đẹp không, có đèn sáng và có an toàn hay không? Và còn có
những thứ gì khác nữa dọc theo đường đi?
Cấu trúc của lề đường phân cách có tường • Thoải mái (Comfortable)
chắn bên phần đường dành cho xe đạp
Chất lượng và bề rộng của đường đi bộ sẽ như thế nào? Và sẽ có những trở ngại gì?
• Thu hút sự chú ý / dễ thấy (Conspicuousness)
Một tuyến đường như vậy có dễ nhận biết được không? Bề mặt của con đường có được xây
dựng không và có những tín hiệu hướng dẫn cho khách bộ hành không?

Cấu trúc của lề đường phân cách có tường


Khách bộ hành, những người đi xe đạp và các loại xe cộ khác cũng có thể đi chung trên
chắn bên phần đường dành cho người đi bộ một con đường nếu như nó được thiết kế cho việc di chuyển ở tốc độ chậm. Nhìn chung thì
những con đường truyền thống có vẻ thuận lợi hơn, vì đường đi dẫn thẳng đến những địa
điểm mà người đi xe đạp và khách bộ hành muốn đến.

Cấu trúc của lề đường phân cách có tường


chắn cả hai bên

Cấu trúc của lề đường phân cách có tường


chắn bên phần đường dành cho người đi bộ,
với bên dành cho xe đạp tiếp giáp với tuyến
đường giao thông khác kề bên

Những khoảng cách tối thiểu dành cho


tuyến đường sử dụng chung cho người đi
xe đạp và khách bộ hành, được tách rời
bằng cách thay đổi độ cao của con đường

Người đi xe đạp, khách bộ hành và xe hơi có thể học cách chung sống với nhau. Freiburg, Đức

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 70


Đi bộ thật là tốt

Một khu vực an toàn, đẹp và được quản lý tốt sẽ khuyến khích mọi người đi bộ nhiều
hơn. Những mối quan tâm chủ yếu ở đây là:

- người ta thích đi bộ dọc theo những con đường mà những người khác như các
tài xế, cư dân và những khách bộ hành có thể thấy được họ;
- nếu những con đường dành riêng cho khách bộ hành được xây dựng, chúng
Một cây cầu dẫn vào trung tâm thành phố chỉ
dành riêng cho đường tàu điện, xe đạp và người đi
cần phải được nối liền và phải được nhìn thấy từ các ngôi nhà và các tòa nhà
bộ. Freiburg, Đức cao tầng;
- tất cả các biện pháp thực hiện nhằm làm giảm tốc độ của các phương tiện giao
thông giúp cho khách bộ hành cảm thấy an toàn hơn. Ở các giao lộ, việc sử
dụng những công cụ để nâng cao bề mặt đường và đoạn đường cong nhỏ sẽ
giúp cho người đi bộ băng qua đường dễ hơn.
- Những bề mặt của con đường sử dụng chung được thiết kế cẩn thận sẽ giúp
tránh được những sự đụng chạm khi di chuyển, và như vậy nó sẽ cho phép
nhiều hoạt động khác diễn ra. Để thực hiện được việc này, tùy theo điều kiện
của địa phương, những thay đổi khôn ngoan trong việc sử dụng vật liệu, hoặc
những thay đổi táo bạo về chi tiết thiết kế sẽ là điều thích hợp cần phải làm;
- Đường đi bộ phải dẫn người ta đến được những nơi muốn đến, chứ không phải
là theo cách thiết kế hình học đã định sẵn;
Đường đi bộ trong những khu vực phát triển mới phải đơn giản, đi thẳng, và không có
những rào chắn

Cầu nổi Bastille,Paris: Những con đường đi bộ có cảnh quan đẹp sẽ làm
cho khách bộ hành vui vẻ hơn
Địa điểm: Cầu nổi được đặt ở trung tâm của Paris, gần nhà ga xe
lửa Lyon
Đội ngũ thiết kế: Kiến trúc sư: Patrick Berger
Kiến trúc sư về thiết kế cảnh quan:
P.Mathien,M.Vergely
Đơn vị triển khai: Thành phố Paris
Chi tiết: Sự phát triển này được thực hiện trên một cây cầu nổi
xây dựng trên khu vực đường xe lửa của thành phố đã bị
bỏ hoang được xây dựng từ giữa thế kỷ 18 và không còn
được sử dụng nữa tính từ năm 1969. Có hai yếu tố trong
kế hoạch: một khu vực công viên trải dài theo chiều dài
của cây cầu và bên dưới cầu, trong những khu vực hình
vòm sẽ có các cửa hàng được mở ra để tận dụng thế
Một dải công viên có chất lượng đặc biệt chạy dọc
mạnh về truyền thống nghệ thuật và nghề thủ công mỹ
hai bên trên cây cầu nổi nghệ của khu vực này. Khu vực công viên gồm có một
con đường đi bộ dài dọc theo cầu với những cây xanh,
những cảnh quan với nước, những giàn dây leo khiến
mọi người thích thú và cung cấp bóng mát cho những
ngày nắng nóng. Nối liền kế bên của con đường đi bộ
trên cây cầu nổi là Công viên Hector Malot và những
khu vườn, được bố trí bên trên nóc nhà của một bãi đậu
xe nhiều tầng. Những kế hoạch phát triển này tận dụng
những khoảng không gian hiếm hoi trong cấu trúc của
thành phố để nhằm tạo ra những khoảng không gian mở
có phong cảnh đẹp để giúp tạo ra một sự yên bình đối
lập với sự ồn ào náo nhiệt của thành phố bên dưới nó.
Liên hệ Patrick Berger
Trường Đại học Bách khoa Liên bang của thành phố
Lausanne
Điện thoại: 00 21 693 46 59 32 51

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 71


4.2 ĐƯỜNG DÀNH CHO XE ĐẠP
Chúng tôi ít đi xe đạp ở Anh hơn ở nhiều nước Châu Âu khác, không phải là do điều
kiện địa hình hoặc khí hậu mà là vì đi xe đạp ở đây có vẻ không an toàn và không
thoải mái. Cũng giống như đường đi bộ, những biện pháp để khuyến khích mọi người
đi xe đạp thường không được chú trọng đúng mức và rất đơn giản. Việc di chuyển
bằng xe đạp sẽ có thể trở nên phổ biến hơn nếu như những tuyến đường trực tiếp được
Trên những con đường đông đúc, những tiện nghi lập ra và áp dụng tốc độ chậm thuận lợi cho người tham gia giao thông, và có nơi để
dành cho xe đạp phải được tổ chức xây dựng. Đây là xe an toàn cho mọi người ở điểm đến của họ.
một cầu thang cuốn và một thang máy để đưa những
chiếc xe lăn lên, tạo điều kiện cho mọi người sử dụng
những chiếc tàu điện ngầm 4.2.1 Môi trường cho những người đi xe đạp
Thiết kế tạo điều kiện thuận lợi của việc đi xe đạp
Cologne, Đức (ảnh bên trên và bên dưới) Những người đi xe đạp cần có những con đường thoáng, đi thẳng có thể dẫn họ đến
các cửa hàng, trường học, hoặc các trạm xe tới đích đến mà không phải dừng lại ở
những giao lộ nguy hiểm hoặc không phải băng qua những trở ngại:

• trên những con đường có tốc độ di chuyển hạn chế (dưới 30kph: 20mph) thì người đi
xe đạp có thể đi chung đường với những loại xe cộ khác;
• trên những con đường đông đúc hơn, nơi mà các loại xe chạy với tốc độ cao hơn
(30-50 kph:20-30 mph) thì rõ ràng là cần phải có làn đường xác định dành riêng cho
xe đạp;
• những lối đi dành riêng cho xe đạp là sự khích lệ chủ yếu để khuyến khích mọi
người đi xe đạp và cần phải được tổ chức thực hiện ở bất kỳ nơi nào mà điều kiện
không gian cho phép.

Lối đi xuyên qua khu đậu xe hơi


Những chiếc xe hơi đậu trong khu vực có thể gây nguy hiểm cho những người đi xe
đạp. Sự tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đậu xe và những hướng dẫn rõ ràng cho các
khu vực đậu xe dọc đường sẽ giúp cho việc di chuyển bằng xe đạp được an toàn hơn.

4.2.2 Những làn đường dành cho xe đạp


Việc chuyển đổi diện tích sử dụng để đậu xe hơi gần
Những con đường an toàn cho người đi xe đạp
nhà ga sang thành những khung cọc dựng xe đạp Những con đường giao thông có tốc độ hạn chế là lý tưởng cho việc di chuyển bằng xe
nhằm khuyến khích mọi người sử dụng xe đạp.
Dortmund, Đức
đạp, đặc biệt ở những nơi mà sự thiết kế bề mặt đường để hạn chế tốc độ là một phần
trong cấu trúc tổng thể từ đầu của khu vực chứ không phải được thêm vào sau đó để
giải quyết vấn đề tốc độ.

Trên những con đường đông đúc, hoặc ở những nơi khó giảm tốc độ giao thông,
những làn đường dành cho xe đạp phải được xây dựng, và đặc biệt là ở những giao lộ.
Những con đường này phải rộng, thoáng và liên tục: những khu vực gián đoạn trên các
tuyến đường xe đạp sẽ gây những ảnh hưởng không tốt về hiệu quả con đường.

Trên những vỉa hè hoặc lề đường rộng, khách bộ hành và người đi xe đạp có thể dùng
chung khoảng không gian, tuy nhiên nếu có một sự sắp xếp như là nâng cao phần lề
đường hoặc đánh dấu rõ ràng thì cũng giúp cho việc tách riêng người đi xe đạp và
người đi bộ. Bố trí kiểu này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho những người bị mù lòa hoặc
khiếm thị.

4.2.3 Sự an toàn của việc đi xe đạp


Khu vực đậu xe đạp được thiết kế sẵn từ đầu
Có nhiều kiểu thiết kế cho các bãi đậu xe đạp. Chúng phải luôn luôn tính đến những
người khác cùng sử dụng con đường và phải được xem là một phần của trong việc bố
trí đường sá của kế hoạch tổng thể. Những khung cọc để dựa xe được xây thêm vào
sau đó thường là gây bất lợi và không được sử dụng nhiều.
Xây dựng chỗ để xe cho những ngôi nhà mới, môi trường thứ hai
Việc để xe đạp ở đâu trong nhà khi về đến nhà thường là điều mà mọi người hay quên
tính đến. Những chiếc xe đạp cũng chiếm rất nhiều không gian trong nhà, nếu để nó
trong hành lang lối đi của một căn nhà hoặc của một căn hộ ở thành phố. Do vậy, một
nơi để xe chung có mái che có thể giúp mọi người cảm thấy thoải mái trong việc sở
hữu một chiếc xe đạp và sử dụng nó, đặc biệt là trong những khu vực có mật độ dân
cư đông.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 72


Khi cần phải đến một nơi nào đó xa mà không thể đi bộ hoặc đi bằng xe đạp, một trong
những sự chọn lựa tốt nhất để thay thế xe hơi trong khu vực thành phố là sử dụng xe
buýt. Sơ đồ kế hoạch di chuyển của những khu vực phát triển mới phải cung cấp một
tuyến xe buýt đi thẳng, hoặc nếu không làm được điều này thì phải có cách nào đó giúp
người dân dễ dàng tiếp cận được với những tuyến đường có sẵn. Các cuộc thảo luận với
những người thực hiện có khả năng sẽ xác định được kiểu phục vụ nào sẽ được thực hiện
và loại xe buýt nào sẽ được sử dụng.
Đường dành riêng cho xe buýt ở Leeds

4.3 GIAO THÔNG CÔNG CỘNG


4.3.1 Lượng khách sử dụng các phương tiện công cộng

Những người đi xe buýt:


Một tuyến đường xe buýt có thể thực thi được nếu như nó có đủ số người sử dụng trong
một bán kính khoảng 400m (khoảng 5 phút đi bộ) cho mỗi trạm dừng xe. Nếu các trạm
Cổng xe buýt tự động này ở Cambridge, bảo đảm
đón khách cách nhau một khoảng từ 200-300 m, thì một khu vực có mật độ dân số
dành quyền ưu tiên cho xe buýt khoảng 80 người/ hecta sẽ có thể cung cấp một số lượng khách là 2000 lượt sử dụng tại
mỗi điểm đón khách, 100 người/ hecta có thể cung cấp tới 2500 lượt người sử dụng.
Những khu vực có mật độ dưới 80 người/ hecta thì không hấp dẫn lắm đối với những
người điều hành xe buýt. Những tuyến đường xe buýt cũng cần phải có tuyến đi thẳng,
hơn là hình thành những tuyến đi theo đường vòng vèo và dừng lại ở những ngõ cụt.
Bảng 4.1 cho thấy lượng khách lý tưởng cho một trạm dừng đối với các loại phương tiện
giao thông khác nhau. Có một vài chương trình sẽ điều chỉnh lại thành một hệ thống xe
lửa nhẹ hoặc tàu điện, và một số ít chương trình sẽ tính đến việc xây dựng một nhà ga xe
lửa. Tuy nhiên, ở những nơi mà các dịch vụ đó đã có sẵn, việc nối liền với những phương
Trạm chuyển tiếp giữa xe buýt và tàu điện ngầm,
Canning Town, London tiện đó cần phải được tăng cường củng cố. Không nên thực hiện việc xây dựng trên
những tuyến đường xe lửa đã bị bỏ phế, để giữ chúng lại trong trường hợp sẽ tái sửa chữa
trong tương lai.
Bảng 4.1 Những khu vực hoạt động của các phương tiện công cộng
Mini-buýt Xe buýt Xe buýt có hướng dẫn Xe lửa loại nhẹ Xe lửa
Khoảng cách giữa các trạm dừng 200m 200m 300m 600m 1.000 m +
Bề rộng của hành lang/ khu vực phục vụ 800m 800m 800m 1.000m 2.000m +
Số lượt khách đón được ở mỗi trạm dừng 320 - 640 480 - 1.760 1.680 – 3.120 4.800 – 9.000 24.000 -24.000

4.3.2 Yêu cầu đối với xe buýt


Tạo điều kiện thuận lợi để đón xe buýt
Cho dù có đủ số người trong một khu vực để có thể giúp dịch vụ thực hiện có hiệu quả, ta
vẫn phải nghĩ đến phương cách nào để làm cho mọi người thích sử dụng dịch vụ này
nhiều hơn. Những điều cần lưu ý nhất ở đây là:
• những tuyến đường đi thẳng, rộng dẫn đến các trạm đón xe buýt, kể cả việc bố trí hợp
lý những phần đường để đi băng ngang những con đường lớn;
• đặt vị trí của những trạm dừng xe buýt ở những nơi có nhiều hoạt động diễn ra, gần các
cửa hàng, hoặc các giao lộ. Lý tưởng nhất là một trạm dừng được đặt gần trung tâm của
khu vực,
• bố trí những làn đường dành riêng cho xe buýt theo luật định và đường ưu tiên dành cho
xe buýt tại các giao lộ.

Trước: Tình trạng kẹt xe tập trung trong một khu vực ảnh hưởng đến hoạt động của xe buýt

Sau: Giảm bớt số làn đường và dành riêng một phần đường cho xe buýt và mở rộng đường đi bộ sẽ làm cho phần cuối đường
phía tây trở nên sinh động hơn và bảo đảm được sự ưu tiên dành cho người đi bộ và các phương tiện giao thông công cộng

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 73


4.4 ĐƯỜNG XÁ VÀ GIAO THÔNG
Những con đường là những khu vực công cộng quan trọng nhất của chúng ta,
cũng như việc cung cấp quyền sử dụng các tòa nhà và những dịch vụ đi kèm
Khu căn hộ với chúng. Những con đường phục vụ nhiều chức năng khác nhau, không chỉ
đơn thuần là sự lưu thông của xe cộ mà còn là nơi để đi bộ, đi xe đạp, chơi
đùa và gặp gỡ mọi người. Khoảng không gian của những khu vực này được
xác định bởi những tòa nhà bao quanh con đường. Những con đường là những
Đường đi trong khu dân cư
khu vực có nhiều chức năng và vì thế, sẽ luôn luôn có khả năng xảy ra mâu
thuẫn giữa các mục đích sử dụng. Vấn đề mấu chốt ở đây là lên kế hoạch đáp
ứng tất cả các mục đích sử dụng và nhu cầu của người sử dụng.

4.4.1 Các kiểu đường

Xác định các kiểu đường theo sức chứa và đặc tính của chúng
Đường đi có độ cao

Các kiểu đường thường được bao gồm trong các kế hoạch như là đặc tính chủ
yếu trong tổng thể của kế hoạch đó. Phương pháp áp dụng kỹ thuật xây dựng
truyền thống phân loại những con đường theo sức chứa xe cộ của chúng.
Phương pháp này xem những con đường như là phương tiện điều khiển giao
Quảng trường thông và quên đi vai trò đa chức năng của chúng. Một thuật ngữ mới cần phải
được tạo nên để có thể mô tả được tất cả những vai trò mà con đường có thể
thực hiện nhằm biến nó trở thành những khu vực hoạt động có hiệu quả

Đại lộ
Sự phân loại của các kiểu đường trong Bảng 4.2 xem xét con đường theo
những mục sau:

• Sức chứa: làm thế nào để mọi sự dịch chuyển của tất cả các phương tiện có
thể thực hiện trên con đường một cách an toàn.
• Đặc tính: vai trò của con đường trong khu vực thành phố và những kiểu
dáng của các tòa nhà và khu vực cảnh quan dọc theo con đường (mà cũng có
thể chịu ảnh hưởng từ khu vực kế cận – xem phần 5.1.3).

Bảng 4.2 Các kiểu đường mà có sự kết hợp giữa sức chứa và đặc tính của chúng
Tạo tuyến đường đi Nhưng ưu tiên về Thuật ngữ truyền thống căn cứ vào sức Những con đường kết hợp sức chứa với đặc tính
xuyên qua giao thông sẽ phục chứa
vụ cho cộng đồng Điểm phân bố chính Con đường chính
Các tuyến đường tạo nên mạng lưới liên kết xuyên suốt thành
phố
Điểm phân bố trong khu vực quận huyện Các con đường lớn hoặc đại lộ
Khu vực cảnh quan rộng mở và có tổ chức nghiêm túc

Điểm phân bố ở địa phương Đường lớn


Phục vụ nhiều mục đích, có bề ngoài năng động
Đường vào một địa điểm Đường hay quảng trường
Chủ yếu là những con đường nhỏ trong khu dân cư áp dụng tốc
độ hạn chế.
Ngõ cụt Nhà kho hoặc sân bãi
Khu vực sử dụng chung cho việc đậu xe và các mục đích khác.

4.4.2 Những tuyến đường chính


Ưu tiên cho khách Mật độ giao thông
bộ hành và người đi cao có thể yêu cầu
xe đạp bảo đảm cho phải mở thêm đường Tạo những tuyến đường đi xuyên qua thành phố
khu vực trung tâm
được kết hợp chặt
chẽ Thông qua những con đường, người ta tạo nên sự sống động bởi vì chúng là
huyết mạch giao thông chính của thành phố. Cần phải xác định tuyến đường
chính thông qua quy hoạch, mối quan hệ của nó với trung tâm và mối liên kết
của nó trong bố cục bản đồ khu vực.

Khách bộ hành và người sử dụng các phương tiện xe cộ, sự di chuyển của họ
là cơ hội để tạo nên một sự sử dụng sinh động vì nhiều mục đích hơn là việc
phải chuyển hướng đi sang đường khác. Chỉ khi nào mà mức độ giao thông
trở thành mối đe dọa đối với môi trường (tiếng ồn, khói, vv…) thì lúc đó mới
cần có các biện pháp khắc phục

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 74


4.4.3 Đường sá là nơi giao lưu xã hội

Đường sá là cho tất cả mọi người


Trong bất kỳ một quy hoạch phát triển nào, việc thiết kế đường sá cũng thường
được bắt đầu bằng câu hỏi: “chuyện gì xảy ra trên con đường này?” Con đường phải
được thiết kế sao cho phù hợp với các họat động mà chúng ta muốn thấy chúng
được thực hiện trên con đường đó. Ví dụ, nếu con đường chạy dọc theo các cửa
hàng thì nó phải được thiết kế sao cho có thể giúp người ta dễ dàng đi băng qua
Con đường thân thiện với người đi bộ, đường, có thể đứng tán gẫu hoặc la cà bên ngoài cửa sổ của các cửa hàng, hoặc là
Manchester có thể uống một ly bia dưới ánh nắng mặt trời…Sự phối hợp đồng bộ của giao
thông và các hoạt động sẽ được thực hiện tốt nhất nếu tạo ra được một mạng lưới
của các khu vực không gian hơn là các cấp độ của những con đường. Việc bố trí các
khoảng không gian đó cần phải tính toán kỹ đến cơ cấu di chuyển trong khu vực, kể
cả việc phân tích sự chuyển dịch của các loại xe cộ. Rõ ràng là cần phải có những
con đường chính hoặc ở ngay trong khu vực phát triển hoặc ở các khu vực lân cận.
Chúng sẽ là những tuyến đường chính cho xe cộ lưu thông, nhưng phải được thiết
kế sao cho:
• giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với khu vực mà những con đường đó đi
qua;
• tạo sự an toàn, thích thú và thuận lợi cho khách bộ hành và người đi xe đạp khi sử
dụng chúng .
Những địa điểm không phải là con đường
Sự gắn bó với những cấu trúc hình học cứng nhắc của việc bố trí đường sá và những
tiêu chuẩn được các nhà chức trách chấp thuận về những con đường lớn đã cho ra
sản phẩm là các kế hoạch phát triển giống nhau đến chán ngắt. Trong việc thiết kế
những con đường, hãy dành ưu tiên cho việc phân tích tình hình của địa phương, và
dựa trên cơ sở đó để thiết kế một mạng lưới thích hợp cho các khoảng không gian-
như là đường sá, các khu quảng trường, và các sân bãi.
Nguyên tắc về làm đường, theo miêu tả sau đây, và sự thiết kế những giao lộ được
tính toán chu đáo sẽ làm cho việc di chuyển phù hợp với những nơi này. Tại những
khu vực đã phát triển, việc chỉ định những khu nhà ở riêng biệt sẽ giúp ích trong
việc làm giảm tốc độ giao thông (dưới 30kph:20mph) và củng cố nhận thức về khu
vực đó.

4.4.4 Làm đường

Ưu tiên hàng đầu cho không gian đô thị


Nguyên tắc làm đường cho phép con đường đi xuyên suốt qua giữa phần không
gian được tạo nên bởi sự bố trí của các tòa nhà mà không bị ảnh hưởng gì. Thay vì
dành ưu tiên theo những ưu tiên dành cho các con đường lớn, điểm khởi đầu của
con đường là sự bố trí của các tòa nhà và phần cuối của con đường. Đường đi bộ
được bố trí phía trước các tòa nhà để hỗ trợ cho sự bố trí này. Bề ngang đường dành
cho các loại xe lưu thông sau đó sẽ được kiểm tra lại bằng cách lập sơ đồ đánh dấu
những con đường dành cho xe cộ sử dụng chiều rộng tối thiểu theo yêu cầu. Vỉa hè
của đường đi bộ không cần phải chạy dọc theo đường dành cho các loại xe, nhưng
phải tính toán đến tầm nhìn của con đường và những điểm đậu xe trên đường. Trên
một con đường được thiết kế theo nguyên tắc làm đường này thường thì xe cộ sẽ
chạy chậm hơn, do cách bố trí của nó và không cần phải có các biện pháp hỗ trợ.
Những sự bố trí ở phía trước các tòa nhà, và những con đường trong tầm nhìn được
tạo ra, sẽ khiến cho những người tài xế phải lái xe đi chậm lại.

Sơ đồ đánh dấu con đường dành


Bố trí những tòa nhà để tạo nên đoạn Thiết kế lối đi bộ để hỗ trợ việc cho các loại xe để kiểm tra xem
cuối của con đường này chiều rộng có đủ không

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 75


4.4.5 Các giao lộ

Giữ cho các giao lộ nhỏ gọn


Việc lập ra giao lộ cũng như làm đường phố: có nghĩa là chính những tòa nhà và lối
đi bộ sẽ tạo ra khoảng không gian cho giao lộ chứ không phải là những yêu cầu
cứng nhắc về sự di chuyển của xe cộ. Một con đường lớn dành các loại xe vận
Đường rẽ hình vòng
cung bán kính 4m –
Đường rẽ hình vòng chuyển với những góc thu nhỏ, hẹp sẽ là những giao lộ tốt hơn những góc quay đầu
cung bán kính 6m –
không cho xe vào gây không cho xe vào với những đường lượn vòng cung rộng.
cản trở sự di chuyển cho phép di chuyển
của các xe khác đi trên của các xe khác đi
đường ưu tiên và không trên đường ưu tiên và Việc bố trí của một giao lộ sẽ luôn luôn phụ thuộc vào tình hình của địa phương, số
ưu tiên nhưng chận lại sự di lượng khách bộ hành và lưu lượng xe cộ mà con đường có thể chứa được. Những
chuyển từ đường
không ưu tiên góc quanh co nhỏ hẹp với tầm nhìn hạn chế sẽ có tác dụng làm cho giao thông trở
nên ôn hòa một cách đáng kể.

4.4.6 Sự an toàn của giao thông và việc băng qua đường của khách bộ
hành.
Đường rẽ hình vòng
cung bán kính 10m –
không cho xe vào và Lưu lượng giao thông mà một con đường có thể dung nạp là bao nhiêu?
không gây cản trở giao
thông cho các xe khác
Cần phải nhận thức được giới hạn của các hoạt động hỗn hợp. Lưu lượng giao thông
càng cao, thì việc con đường trở thành một nơi tập trung nhiều hoạt động sẽ càng
khó.
Những con đường có số lượng xe lưu thông dưới 500 chiếc/ giờ (theo hai chiều)
thường là dễ dàng cho khách bộ hành băng qua đường. Những con đường có lượng
xe lưu thông từ 500-1000 chiếc một giờ (theo hai chiều) cần phải thiết lập được
ngay từ trong thiết kế ban đầu những chế độ cụ thể yêu cầu xe dừng lại tạm thời để
cho phép khách bộ hành băng qua đường.
Đường dành cho các Đường dành cho các Sự lưu thông của trên 1000 chiếc xe/ giờ thì có nghĩa là khách bộ hành phải chờ để
phương tiện vận phương tiện vận
chuyển chuyển có thể đi băng qua đường.
Nếu lề đường đi bộ Những giải phân
chạy dọc theo phần cách hình vòng cung
đường rộng không cho với bán kính nhỏ hơn Những đường rộng cắt ngang trên những con đường chính
xe vào và các tòa nhà có thể được sử dụng Khó khăn thường xảy ra là tính toán nơi nào thì những tuyến đường giao thông lớn
được bố trí lại để làm với những con đường
tăng tối đa tầm nhìn, thì rộng dành cho các sẽ cắt ngang những con đường lớn dành cho khách bộ hành. Câu trả lời ở đây
hậu quả xảy ra là sự phương tiện vận thường là, những đường cắt ngang, rộng, bố trí cảnh quan đẹp, đường thoát hiểm, đủ
quay trở lại của việc bố chuyển. Điều kiện về
trí đường sá theo định đường rẽ hình vòng ánh sáng, và những công cụ khác được sử dụng để tạo ranh giới của khu vực cắt
hướng phục vụ các loại cung vẫn áp dụng, ngang qua đường. Chúng ta cần phải có biện pháp giúp thành phố tránh sử dụng
xe cộ nhưng xe cộ vẫn
không lấn đường hàng rào, hoặc những vật dụng phân cách đường trung tâm không cho phép người ta
đi băng qua, ví dụ như, chuyển hướng những tuyến đường chính sang những đại lộ
Bằng cách áp dụng khái niệm làm đường nói
trên, những giải phân cách hình vòng cung có trong thành phố, như vậy sẽ giúp cho khách bộ hành có thể đi dọc con đường hoặc
bán kính hẹp có thể được sử dụng đối với băng qua đường an toàn và thoải mái hơn.
đường lớn hơn dành cho xe vận chuyển để bảo
đảm rằng những cấu trúc hình học của con
đường lớn sẽ không gây nguy hại đến chất Giảm thiểu giao thông
lượng của không gian ở đây và rằng biện pháp
làm chậm lại giao thông sẽ được đưa vào thiết Đối với những con đường có chức năng là nơi giao lưu xã hội, giao thông ở đó phải
kế ngay từ đầu được điều chỉnh chậm lại. Cách tốt nhất có thể làm là thiết kế con đường sao cho
những người lái xe qua con đường này phải lái xe một cách cẩn thận. Việc bố trí
những tòa nhà, các khoảng không gian và các hoạt động có thể xem như là những
công cụ tự nhiên giúp điều hòa sự giao thông và có lợi về cả hai phương diện: nó
làm cho người đi bộ và đi xe đạp thấy con đường ít bị xâm chiếm và cảm thấy dễ
chịu hơn nhiều khi đi trên đường.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà sự phát triển thừa kế một con đường đã có
sẵn và người ta không thể làm giảm tốc độ giao thông nếu không thực hiện các biện
Đường rộng dành cho khách bộ hành là ưu
tiên cho mọi người
pháp bổ sung thêm. Khi xảy ra điều này thì cần phải nghĩ tới 2 điểm:
• Các biện pháp giải quyết được thiết kế phải tính đến nhu cầu của khách bộ hành,
người đi xe đạp, các phương tiện vận chuyển, các loại xe dịch vụ và cấp cứu, ví dụ
như nâng cao bề mặt các giao lộ để giúp cho khách bộ hành có thể đi qua đường dễ
hơn, và nhiều thủ thuật có thể được thực hiện để tạo các khoảng không gian không
chính thức trên con đường.
• Các biện pháp điều hòa giao thông phải được thiết kế cho phù hợp với điều kiện
địa phương, tránh việc sử dụng các giải pháp theo tiêu chuẩn cứng nhắc. Đây là
Việc tạo ra một khu vực có tốc độ hạn chế công việc của những người làm công tác quy hoạch đô thị và các kiến trúc sư về
20m/h giúp thiết lập phần đường ưu tiên cho
khách bộ hành cảnh quan chứ không đơn thuần là việc của các kỹ sư giao thông.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 76


4.5 BÃI ĐẬU XE VÀ SỰ PHỤC VỤ
Những chiếc xe hơi phần lớn thời gian của chúng thường dừng một chỗ.
Chúng đậu ở đâu và đậu như thế nào là vấn đề lớn trong chất lượng của sự
phát triển. Khi quyết định là việc cung cấp bãi đậu xe nên ở mức độ nào, vấn
đề cần xét đến là làm thế nào để lồng ghép quy hoạch bãi đậu xe trong một dự
Các dãy nhà liên kế cung Các chính sách và tiêu án phát triển mà không cho nó lấn áp những thứ khác chung quanh. Bãi để xe
chuẩn về quy hoạch có
cấp những bãi đậu xe
thể tạo nên những
cho xe đạp cũng quan trọng, nhưng thường bị lãng quên. Tương tự, một khu
thoải mái trên đường
đường ngách dành vực dành riêng cho xe đậu ở gần những địa điểm đông đúc dân cư cũng cần
riêng cho xe hơi đậu
phải được tính đến để có nơi cho người dân để xe đạp của họ khi về đến nhà.

4.5.1 Những tiêu chuẩn đậu xe

Giữ cho mức độ đậu xe thấp


Phương pháp dựa theo Những sân chơi theo
tiêu chuẩn sẽ tạo ra kiểu truyền thống cung Theo một hướng dẫn cho việc quy hoạch tổng thể của dự án phát triển, cần
những khoảng không cấp những không gian
đẹp cho việc đậu xe
phải cố gắng giữ cho mức độ đậu xe (đặc biệt là đậu trên những phố ngang)
gian phụ thuộc theo tiêu
chuẩn thấp dưới tỷ lệ 100%- có nghĩa là một chỗ đậu cho một nhà, và xe của khách
thì đậu trên đường chính. Những nhà có nhu cầu đặc biệt hoặc những nhà ở
gần các giao điểm của hệ thống giao thông công cộng thì đôi khi cũng được
cấp chỗ đậu xe nhưng ít hơn, ví dụ như 25% của chỗ ở là dành cho người già.

Khi xem xét mức độ đậu xe, phải phân tích việc cung cấp bãi đậu và việc sử
dụng trong những khu vực quanh đó. Nếu có thể chứng minh được rằng mức
độ đậu xe hiện tại là thấp hơn mức tối thiểu được yêu cầu thì việc điều chỉnh
lại phần cung cấp bãi đậu theo đề nghị có thể dễ dàng hơn. Hãy xem xét khả
năng của các khu vực đậu xe công cộng. Ví dụ, khi người dân đi làm vào ban
ngày thì khu vực đậu xe của họ có thể được sử dụng cho những người đi vào
các khu mua sắm, vào hồ bơi hoặc đi xem phim.

Trong các khu dân cư, như ở các khu nhà liên kế, chung cư, và những ngôi
nhà nhỏ, việc quy hoạch có thể được thiết kế trên cơ sở bãi đậu xe chung hơn
là phân chỗ riêng cho cá nhân đậu xe.

Làng Wick ở Hackney, London: Hạn chế tác động của xe hơi
Địa điểm Ở khu vực London Borough của Hackney, giữa tuyến
đường A102 East Cross và tuyến Hackney Cut
Navigation.
Nhóm thiết kế Hiệp hội Levitt Bernstein
Khách hàng Hợp tác xã quản lý nhà cho thuê làng Wick và khu vực
London Borough của Hackney.
Những khu vực đậu xe có thể được nhìn thấy rõ Diện tích khu 1.6 hectares
vực
Dự án Thay đổi 3 tòa tháp của một khu nhà xây từ thập kỷ 60
bằng một kế hoạch phát triển mới với 123 ngôi nhà,
được bố trí theo sự phối hợp giữa các khu phố cụt và
những khối nhà bốn mặt tiền.
Các chi tiết Việc cung cấp bãi đậu xe cho khu làng Wick được thiết
kế căn cứ trên hai ưu tiên sau:
• Tránh sự đậu xe tập trung thành nhóm lớn. Thường thì
Sự thiếu vắng của bãi đậu xe ở trước sân bảo đảm không nên có trên 10 chỗ đậu trong một khu vực.
rằng lối vào của tòa nhà sẽ không bị những chiếc xe • Bảo đảm rằng các khu vực đậu xe có thể được nhìn
choán chỗ
thấy từ các tòa nhà kế cận.
Các tuyến đường đi xuyên qua khu vực này phải dành
ưu tiên cho khách bộ hành bằng việc nâng cao phần
đường của những nơi dành cho họ băng qua đường.
Phần mặt tiền của tòa nhà là khu vực đi bộ, không có xe
giao thông.
Liên hệ Wick Village TMC Tel:020 8533 4311

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 77


4.5.2 Bố trí vị trí đậu xe

Bố trí bãi đậu xe đằng sau, bên dưới, bên trên hay một bên của tòa nhà
Cách bố trí bãi đậu xe sẽ tạo nên những ảnh hưởng cơ bản đối với chất lượng của
nơi ở. Phải làm sao cho các loại xe không chiếm nhiều không gian, hoặc gây bất
tiện cho những người đi bộ và đi xe đạp. Những khu vực đậu xe xa đường phố tốt
nhất là trong sân sau của những căn nhà có khu sân nhà được bảo vệ, là nơi nó có
thể được nhìn thấy rõ ràng. Điều cần tránh là đậu xe trong khoảng sân trước của
Chỗ đậu xe trên đường được tổ chức tốt và thận ngôi nhà. Làm như thế sẽ phá vỡ cảnh quan của sân trước, làm giới hạn tầm kiểm
trọng ở Chingford Hall, Waltham Forest
soát và thường thì trông rất xấu xí.
Để những chiếc xe trong tầm nhìn
Trong những khu dân cư, luôn cần có một sự tính toán sao cho cân bằng giữa
những mong đợi của các chủ xe là người muốn có chỗ đậu xe càng gần nhà càng
tốt và nhu cầu cần phải giữ gìn những tính cách đặc trưng trong toàn bộ cảnh
quan khu vực. Tại những chỗ đậu xe trong các sân nhà hoặc khu quảng trường,
phần thiết kế phải bảo đảm rằng chúng phải được nhìn thấy từ các khu nhà ở kế
Chỗ đậu xe trên đường được tổ chức thận trọng có
bên. Để tránh việc đậu xe chiếm quá nhiều diện tích của khu vực chung quanh,
thể hỗ trợ trong việc làm giảm tốc độ giao thông thường thì không nên bố trí quá con số 10-15 chỗ đậu trong một khu sân nhà.
Đậu xe ở một bên nhà
Khi bãi đậu xe được bố trí bên trong một khu sân nhà, những chiếc xe phải đậu
về một bên của tòa nhà chứ không phải đằng trước, hoặc có thể đậu trong một
chỗ được bao quanh bởi một đoạn tường ngắn ở bên rìa của tòa nhà (xem phần
5.1.2). Các khu vực đậu xe có thể được sắp xếp ở phía sau ngôi nhà, bên trong
khu vườn đằng sau dãy nhà.

Chỗ đậu xe được thiết kế đẹp ở Devon

Poundbury, Dorset: Một sự tiếp cận đồng bộ trong việc giảm tốc độ giao
thông
Địa điểm Một dự án phát triển nhiều mục đích ở các khu vực ngoại ô
vùng Dorchester
Nhóm thiết kế Chuyên gia quy hoạch tổng thể:Leon Krier
Biện pháp giảm tốc độ giao thông được đưa vào quy Khách hàng Công tước vùng Cornwall
hoạch thiết kế ngày từ đầu Diện tích khu 71.5 hectares
vực
Kế hoạch dự Giai đoạn đầu gồm có 135 căn nhà đã hoàn tất. Đến năm
án 2018, sẽ có 2189 ngôi nhà, và có thêm khu văn phòng, cửa
hàng, và các tiện nghi khác.
Chi tiết Dự án cung cấp đầy đủ chỗ đậu xe cho các chủ xe, nhưng
Những bãi đậu xe nội bộ trong sân được thiết kế đẹp
và có thể nhìn thấy được từ những tòa nhà kế bên được thiết kế theo kiểu khuyến khích mọi người đi bộ,
dùng xe đạp hoặc xe buýt. Cũng dễ thấy rằng những người
đã sống và làm việc ở nơi này ít bị lệ thuộc vào xe hơn
những người sống ở các cộng đồng tương tự tại các khu
vực khác. Mỗi giai đoạn phát triển được thiết kế xung
quanh một mạng lưới các khoảng không gian để tạo ra một
chuỗi các khu dân cư đặc trưng. Những con đường và các
khu quảng trường được hình thành nên bởi những tòa nhà
và những con đường vận chuyển bao quanh được thiết kế
theo nguyên tắc đường mòn đi xuyên qua khu vực. Việc
làm giao thông chậm lại cũng được thiết kế trong kế hoạch
bố trí của khu vực hơn là áp dụng các biện pháp bổ sung
sau đó. Khu dành cho đậu xe chủ yếu là trong các sân chơi
và các quảng trường, nơi mà những chỗ đậu xe có thể được
nhìn thấy rõ từ các ngôi nhà hoặc các tòa nhà kế bên.
Liên hệ Văn phòng của Công tước vùng Cornwall, 2 Longmoor
Street, Poundbury,
Dorchester, Dorset DT1 3GN. Tel:01305 250 533

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 78


4.5.3 Các bãi đậu xe

Chia nhỏ các bãi đậu xe có tính thương mại

Trong những quy hoạch phát triển có tính thương mại, cách tốt nhất để
giảm thiểu hậu quả của các khu đậu xe lớn là làm sao để bảo đảm cho
chúng được thiết kế như là một phần gắn liền trong việc xử lý cảnh quan và
do cộng đồng địa phương quản lý. Công việc này cũng bảo đảm rằng việc
di chuyển của khách bộ hành sẽ không bị giới hạn hoặc bị ảnh hưởng bởi
những quyết định ưu tiên cho việc di chuyển của các loại xe cộ. Việc bố trí
đậu xe phải rõ ràng và hợp lý và tránh được việc tạo ra những khu vực
không được sử dụng.

Việc quy hoạch cảnh quan của các khu vực đậu xe phải Làm cho các khu vực đậu xe giống như “các công viên”
bảo vệ được xe những chiếc xe và phải tạo được những
con đường đi bộ dẫn trực tiếp đến các tòa nhà gần đấy
Việc xử lý mặt đường sử dụng chung có thể có hiệu quả mặc dù điều quan
trọng là phải bảo đảm rằng những con đường dành cho khách bộ hành phải
được xác định rõ ràng – đặc biệt là trong việc dạy cho trẻ em biết về những
biện pháp an toàn trên đường phố và duy trì những vỉa hè như là một “khu
vực an toàn”. Cần phải có đủ không gian để cho phép trồng cây xanh trong
khu vực đậu xe. Việc làm này có thể là một trong những phương thức thành
công nhất trong việc kết hợp một khu vực đậu xe vào cảnh quan chung của
thành phố.

Bãi đậu xe có thể làm cho đường phố trở nên sống động

Trên đường phố, một số khu vực đậu xe có thể có tác dụng tốt trong việc
làm giảm tốc độ giao thông, nhưng sự bố trí như vậy phải được thiết kế sao
cho điều này có thể thực hiện được. Các khu vực đậu xe cũng có thể được
đưa vào trong những con đường lớn dành cho các loại phương tiện vận
chuyển và cũng cho phép có những khoảng không gian để trồng cây xanh
và làm cho khách bộ hành cảm thấy được tự do hơn khi di chuyển.

Bãi đậu xe khu siêu thị Waitrose ở Witney, Oxon, đã được thiết kế đẹp xung quanh những cây lâu năm

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 79


Các bãi đậu xe ở các tầng hầm hoặc có nhiều tầng: dễ chịu và dễ kiểm soát

Tiện ích của các bãi đậu xe ngầm là nó cho phép phần đường trước mặt các tòa nhà được
bảo quản tốt. Như vậy từ khu vực tầng hầm, nó có thể phục vụ cho các cửa hàng hoặc
Một cấu trúc của bãi đậu xe nhiều tầng được bao
công việc kinh doanh ở tầng trệt. Không gian dành cho việc đậu xe phải được tính toán
bọc chung quanh khắt khe về hình học – một khu vực rộng 16 m có thế cho phép đậu xe thành hai dãy,
những phép tính hình học này không nhất thiết phải là điều kiện bắt buộc đối với việc
thiết kế các tòa nhà có tầng trệt nói trên.

Nhìn chung thì các bãi đậu xe nhiều tầng thường chỉ được tính đến khi chúng có thể
được thiết kế phối hợp với các hoạt động của tầng trệt như là các cửa hàng hoặc văn
Một khu vực đậu xe bên dưới tòa nhà
phòng, và cần phải được thiết kế một cách cẩn thận sao cho nó có thể góp phần làm đẹp
đường phố. Nếu được quy hoạch cẩn thận, thì bãi đậu xe nhiều tầng sẽ liên kết với cấu
trúc quanh đó của thành phố một khi chúng được bao bọc bởi các tòa nhà chỉ có một mặt
tiền được sử dụng cho các mục đích khác.

Một khu vực đậu xe trong các tầng hầm

Các bãi đậu xe nhiều tầng có thể được che giấu nhờ sự bao bọc của các tòa nhà . . . nhưng được thực hiện rất tinh tế
một mặt tiền chung quanh vành đai của chúng…

4.5.4 Sự phục vụ

Dịch vụ từ đường phố


Hình thức lý tưởng của việc giao hàng là từ đường phố đến các tòa nhà theo kiểu truyền
thống. Khi có yêu cầu về một khoảng sân dành cho việc giao nhận và cất giữ hàng hóa
thì hãy bố trí một chỗ cho nó ở phía sau và phải điều chỉnh thế nào cho hợp với tòa nhà
tránh tình trạng tạo ra những khu vực xấu xí không thay đổi được hoặc những phần rìa
của tòa nhà. Trong điều kiện của các thành phố lớn, người ta khuyến khích tổ chức
những dịch vụ này ở tầng hầm và điều này có thể thực hiện được. Các chế độ quản lý
thời gian có thể là những biện pháp hữu ích, đặc biệt là khi ở nơi đó không có phương
tiện để thỏa mãn các giải pháp thiết kế.

Những sự khó chịu gây ra do việc lùi xe tải cần phải được giải quyết trong các bản thiết kế (đây là dự án phát triển chung cư bên trên
các cửa hàng lớn Brook Green ở Hammersmith, London)

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 80


4.6 CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO CÁC TIỆN ÍCH CONG CỘNG

Cơ sở hạ tầng của các dịch vụ là một phần quan trọng của quy hoạch phát triển, nhưng
chúng có thể là nguồn gốc của sự lộn xộn, và là một sự khó chịu lớn khi những dịch vụ
này phải được hoàn toàn thay đổi.

4.6.1 Lập lộ trình cho các dịch vụ

Bắt những dịch vụ này phải theo đúng sự bố trí


Việc bố trí theo tiêu chuẩn của các hành lang dịch vụ bên dưới những vỉa hè có thể tạo
nên ảnh hưởng bất lợi cho việc bố trí các khu vực phát triển mới. Việc lập ra lộ trình cho
những dịch vụ đó có thể được lên kế hoạch sao cho phù hợp với địa điểm sẽ được tạo ra.

Có hai hướng đối với việc lập ra hành lang dịch vụ theo tiêu chuẩn:
- lập lộ trình cho các dịch vụ tránh xa con đường chính, chẳng hạn đi theo đường phía
Cable TV: Truyền hình cáp
Electricity: Điện lực sau hoặc thông qua khu sân sau. Cách làm này là trực tiếp và tiết kiệm và làm cho cuộc
Gas: Hơi đốt sống dễ chịu hơn đối với những người sống trong khu vực này khi các dịch vụ này bị đào
Telecom: Viễn thông
Water: Nước bới lên.
- bố trí hòa hợp các dịch vụ vào phong cảnh chung, chẳng hạn tập hợp chúng lại thành
Các diện tích dịch vụ được tập hợp lại sẽ
giúp giảm thiểu việc bảo dưỡng những trục từng cụm để tránh những vật khác như cây cối.
trặc kỹ thuật và tránh được những vật
khác như cây cối.
Các dịch vụ từ những ngôi nhà riêng biệt và các tòa nhà không phải luôn luôn được cung
cấp ở con đường trước mặt nhà: với việc thỏa thuận về những tiện ích, chúng có thể được
chuyển ra phía sau của các khu vực công cộng.

Phối hợp việc lập quy hoạch phát triển với những nhà cung cấp dịch vụ:
Những dịch vụ phục vụ tận nơi thường xuyên hiện nay thường cần có thêm không gian,
điều này có thể gây cản trở nhất là đối với việc bố trí lối đi trên sàn nhà trong thời gian
đầu của quy hoạch phát triển. Vấn đề chủ yếu ở đây việc lập quy hoạch tốt và sự liên lạc
với các nhà cung cấp dịch vụ. Họ cần phải được tham gia ngay từ đầu vào quá trình thiết
kế. Sự tham khảo ý kiến này cần phải bao gồm việc tạo ra các tuyến đường, các yêu cầu
và lập chương trình. Cần phải có sự quan tâm trong việc phối hợp giữa công việc tạo con
đường, bề mặt sử dụng và thiết kế lát mặt đường.

Thu xếp các dịch vụ tầng ngầm trong diện tích chung
Các dịch vụ thông thường hoạt động theo các tuyến của chúng dọc theo những con
đường và vỉa hè, và việc bố trí theo tiêu chuẩn của một hành lang có bề rộng 2 m bên
dưới các vỉa hè có thể gây những ảnh hưởng lớn, đôi khi bất lợi, đối với việc bố trí của
kế hoạch phát triển mới. Một lý do chính của việc bố trí này là các công ty sử dụng tiện
ích này có quyền hợp pháp trong việc lắp đặt các thiết bị của họ trên những con đường
lớn. Tuy nhiên, đối với việc sắp xếp các tiện ích này các dịch vụ vẫn có thể được chuyển
đi xa hơn khu vực đường dành cho vận chuyển. Nhiều hoạt động dịch vụ khác nhau vẫn
có thể thu xếp được trong những phần diện tích chung.

4.6.2 Các hộp thiết bị

Che giấu các hộp


Cùng với phát triển nhanh chóng của các nhà cung cấp dịch vụ (đặc biệt là số lượng các
công ty truyền hình cáp) con số các loại hộp kỹ thuật lắp đặt trên đường cũng tăng theo
cấp số nhân. Những hộp đựng các đầu mối nối dây của hệ thống liên lạc viễn thông và
truyền hình cáp cần phải được lắp đặt ở những khoảng cách cố định (khoảng 8 nhà một
hộp đối với truyền hình cáp) nhưng thường thì việc lắp đặt tương đối kín đáo. Nói như
thế có nghĩa là phải cẩn thận khi lắp đặt chúng ở các lối đi nhỏ. Các hộp kỹ thuật lớn
hơn, các điểm tiếp cận và các hộp kiểm soát đèn giao thông lại càng phải được lắp đặt
kín đáo hơn. Chúng không được phép choán chỗ trên vỉa hè mà phải được bố trí ở vị trí
khác, chẳng hạn đặt chúng vào khu vực tường bao hoặc ở các khu vực có bụi cây. Cũng
như thế, sự bừa bãi khó coi của những ăng ten đĩa trên các mái nhà cũng có thể được giải
quyết bằng cách sử dụng thiết bị chung.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 81


Quỹ Hành động về Nhà ở và Rừng ở Waltham , Đông Bắc Luân Đôn: tập
trung vào cơ sở hạ tầng
Địa điểm 3 địa điểm ở phía Đông Bắc Luân Đôn.
Nhóm thiết kế Kế hoạch tổng thể: Hiệp hội Hunt Thompson
Alan Baxter & Hiệp hội
Khách hàng Quỹ Hành động về Nhà ở và Rừng ở Waltham
Kiến trúc sư Hiệp hội Hunt Thompson
Những tòa nhà hình tháp của những năm 1960s Kế hoạch dự Phá bỏ một phần và xây dựng lại theo nhiều giai đoạn 3 khu
đã được thay thế bằng những con đường án nhà ở cao tầng được xây dựng ở phía Bắc Luân Đôn trong
truyền thống và dãy nhà liên kế
những năm 1960. Phải bố trí chỗ ở mới cho khoảng 3000
trong 1400 đơn vị nhà ở gồm có những căn nhà liên kết và
những căn hộ chung cư trong những tòa nhà thấp.
Chi tiết Trong khi lập quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng một vấn
đề chính được đặt ra là cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ. Các
điểm quan trọng gồm có:
• Việc phối hợp cơ sở hạ tầng mới vào những gì đã có sẵn.
• Một cách tiếp cận phối hợp về cơ sở hạ tầng, bao gồm tất
cả các tiện nghi kể cả đường sá và các dịch vụ.
• Xác định địa điểm cho các dịch vụ đang tồn tại bất kể
những thông tin thiếu chính xác đã có sẵn.
Chuyển hướng dòng chảy của một con mương
• Xem xét những dịch vụ lớn đang họat động và bố trí chúng
theo khung kế hoạch chung.
• Cho phép sử dụng trong tương lai, và dễ bảo trì bằng việc
bố trí có tính toán kỹ những dịch vụ mới, các tòa nhà và bằng
cách sử dụng những kênh thoát nước chung.
Cơ sở hạ tầng hiện tại cần có cách giải quyết như sau:
• Trong trường hợp có một đường điện cao thế (có điện thế
rất cao) và một đường dẫn khí đốt 4 ft đi qua khu vực này,
thì việc di dời chúng sẽ tốn rất nhiều chi phí, do vậy kết quả
là sự bố trí trong khu vực phải được điều chỉnh để cho những
đường dẫn này sẽ được cho chạy dọc bên dưới những con
đường.
• Ngược lại, trong một trường hợp khác, quy hoạch đề nghị
cho con đường yêu cầu phải chuyển hướng một đường
mương thoát nước. Nó được xem là biện pháp tiết kiệm nhất.
Đường mương được bố trí cho chạy dọc theo bên rìa của khu
vực và phần lớn là chạy qua bên dưới những con đường mới.
• Một đường cống chính chạy bên dưới của địa điểm đề nghị
xây dựng một tòa nhà ở mới. Sau những sự phản đối ban
đầu, quyết định được đưa ra là xây dựng tòa nhà sao cho
đường cống hiện có sẽ chạy dọc theo một bên của nền nhà đã
được xây.
Liên hệ Quỹ Hành động về Nhà ở và Rừng ở Waltham,
Kirkdale House, 7,Kirdale Road,London E11 1HP Tel:020
8539 5533

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 82


THIẾT KẾ CHI TIẾT
MỘT ĐỊA ĐIỂM
5.1 Không gian bên ngoài tích cực 5.2 Tạo các đường viền sống động 5.3 Kích cỡ và quy mô
của tòa nhà 5.4 Xây dựng để thay đổi 5.5 Một khu vực công cộng đang phát triển

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 83


“Chi tiết” nghĩa là gì?

Các thiết kế ‘chi tiết’ ở đây nghĩa là thiết kế của các tòa nhà và các khu vực công cộng, và đặc
biệt nhất là thiết kế sự giao thoa giữa chúng. Các nhân tố của tòa nhà bao gồm thang máy, các
khu vực góc, mái nhà, các cửa ra vào và cửa sổ, các vật liệu, quang cảnh tầng trệt với các sắc
màu và kiểu kết cấu. Các nhân tố của các khu vực công cộng thì lại nói đến đường phố, vỉa
hè, quảng trường và bao gồm trồng cây xanh, các phương tiện trên đường, ánh sáng và nghệ
thuật công cộng. Sự giao thoa giữa chúng là các lối đi, hàng rào, vườn phía trước, các hàng
rào cây, các bức tường, cửa sổ và cửa ra vào- các bản lề nối các đường ngang dọc.

Tại sao chi tiết lại quan trọng?

Thiết kế chi tiết là bước quyết định một bản thiết kế có chất lượng và tính đặc trưng hay
không. Tất cả chúng ta đều có cách hiểu tự nhiên về chất lượng của các địa điểm từ sự trải
nghiệm của chúng ta và đều nhận thức được rằng chúng có cản trở gì các hoạt động của chúng
ta hay không hay chúng hoạt động có tốt không. Tuy nhiên, một thiết kế tốt không cần phải
gây sự chú ý lớn. Thông thường, chi tiết của các tòa nhà, đường phố hay quảng trường yên
tĩnh và dễ chịu. Những địa điểm được thiết kế thành công tạo được cảm giác hài lòng, niềm
hạnh phúc ngẫu nhiên khi những điều tốt đẹp cùng xảy đến.

Cần phải nhận thức thật rõ ràng chất lượng thiết kế chi tiết có thể:

• tạo nên hay phá hỏng một địa điểm ;


• thúc đẩy sự cam kết của các nhà phát triển, cộng đồng và chính quyền địa phương
tham gia vào việc bảo dưỡng ở mức độ cao ;
• cho phép những người sử dụng tận hưởng một cách hài hòa và hiệu quả ;
• tạo ra và giữ lại các giá trị ; và hơn hết là
• đảm bảo tính đặc trưng, dù đó là một quảng trường trung tâm, một đại lộ, một con
phố vắng lặng hay các nhà kho.

Chìa khóa là thiết kế tốt, vật liệu tốt và tính cam kết việc bảo dưỡng tất cả các yếu tố này về
dài hạn.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 84


5.1 KHOẢNG KHÔNG GIAN NGOÀI TRỜI TÍCH CỰC
Khoảng không tiêu cực Một trong những nguyên lý quan trọng nhất về đô thị hóa là các tòa nhà sẽ tạo
được hình dạng và chức năng cho các khoảng không gian ngoài trời, và các
khoảng không gian ngoài trời này được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho một loạt
các hoạt động. Các tòa nhà góp phần tạo nên yếu tố công cộng - khuyến khích mọi
người gặp gỡ, nói chuyện và nán lại.

Thiết kế chi tiết của không gian đô thị là chú ý đến các đường phố có các tòa nhà
Bổ sung các tòa nhà, cây cối, tường hay hàng rào giúp và những khu vực có ba góc cạnh giúp tạo ra đặc điểm của các đường phố và các
tạo ra sự khép kín không gian quảng trường, sau đó làm sống động địa điểm đó với những việc trồng cây, trang
bị cho đường phố, nghệ thuật công chúng và toàn bộ các yếu tố khác đem lại sự
nồng ấm và thiết yếu của khu vực (xem phần 5.5).

Quá khép kín Rất nhiều các di sản đã được xây dựng cho thấy chúng là một phần của quá trình
phát triển của thành phố như thế nào. Thời trung cổ, các tòa nhà mọc lên xung
Tạo những đường nối với các khu vực không gian mở
xung quanh quanh các con đường hoặc đường mòn. Quảng trường Georgia, đường phố hay rạp
xiếc hay các đại lộ được đặt trước các tòa nhà. Khoảng không gian được xem xét
đầu tiên. Phương pháp này còn được tiếp tục đến những năm đầu của thế kỷ này.
Thông thường, các địa điểm chúng ta ưa thích có lịch sử xây dựng khá hỗn độn,
nhưng chúng cũng xác định được các khoảng không.

Truyền thống này gần như đã mất vì nhiều lý do. Nền giáo dục kiến trúc của Anh
đã định hướng tập trung vào các tòa nhà và lờ đi một thực tế là chính các tòa nhà
xác định các khoảng không gian; và chính các khu vực công cộng là yếu tố quyết
Tòa nhà hình tam giác Seven Dials thể hiện góc độ rất định cuộc sống của chúng ta vui hay dở. Trách nhiệm xã hội của các tòa nhà là
đẹp, với khu sân chơi bên trong mở ra như không gian
công cộng (Terry Farrel & các cộng sự) đóng góp tích cực và cuộc sống của dân cư đã bị quên lãng. Việc đậu xe cũng đã
gây ra một loạt các khó khăn về chất lượng cuộc sống như đã bàn luận trong
Chương 4- được thể hiện rõ ràng trong việc thiết kế các đường lớn, các nhu cầu về
điểm đậu xe, các biện pháp xi- nhan hay an toàn. Các tiêu chuẩn quy hoạch giao
thông, tính riêng tư, hay các mục đích phân vùng được cân nhắc thêm cùng với
các biện pháp “tuân thủ” toàn diện mà các nhà thiết kế phải tuân theo. Như vậy, có
một xu hướng là sẽ thiết kế các khoảng không gian “bị bỏ lại” ở công đoạn cuối
cùng, sau khi quy hoạch, xem xét các đường lớn và xây dựng đã được hoàn tất.

Phương pháp được ủng hộ ở đây là quay lại yếu tố quan trọng về chất lượng
khoảng không gian đô thị- dù đó có là đại lộ, đường phố, quảng trường, các nhà
kho hay các công viên địa phương.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 85


5.1.1 KHOẢNG KHÔNG GIAN TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC

Xác định khoảng không gian, chức năng và đặc điểm của nó
Đi đến các địa điểm Khoảng không gian mở cần được thiết kế một cách tích cực, với định nghĩa rõ ràng
và các yếu tố kèm theo. Không nên có các khoảng không gian mơ hồ hay bị bỏ qua.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo cho mỗi khoảng không gian bên
ngoài có một chức năng rõ ràng, đặc điểm và hình dạng, đồng thời xác định các
Đi xuyên qua các không gian
đường biên giới qua việc sắp xếp các tòa nhà, bức tường, hàng rào, cây cối và các
hàng rào cây gần đó. Việc kiểm tra tốt nhất tính tích cực của các khoảng không gian
bên ngoài là chuẩn bị một bản vẽ với các con số trên nền sân, với các tòa nhà là các
con số và các khoảng không gian bên ngoài là mặt sân.
Đi qua các không gian

Chức năng chủ yếu thích hợp của khoảng không gian sẽ phụ thuộc vào những tiện
ích có trong nó trong mối quan hệ với nhu cầu, các đặc điểm của các tiện ích xung
quanh, người sử dụng và vòng quay sử dụng. Các con đường, quảng trường và công
viên có thể được coi là sự đa dạng của các “căn phòng ngoài trời”, với những đặc
điểm thay đổi trong trường hợp chúng:
• đi đến các nơi, các điểm đến để ở, ăn, họp hay tổ chức sự kiện ;
• Đi xuyên qua và đi qua các khoảng không gian như đi qua những con
đường hay quảng trường yêu thích ;
• dừng lại ở các địa điểm, ngồi xuống và ngắm cảnh ; hoặc thậm chí
• sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên- tạo ra những khoảng không gian đa
chức năng nơi con người sống, làm việc và giải trí.
Bằng cách đầu tư vào khu vực công cộng, nơi
đã từng là một địa điểm hoang xơ nay đã được
Tất cả các thành phố đều có sự đa dạng và trật tự không gian. Cần hiểu rõ về mỗi
chuyển thành một điểm đến mới hấp dẫn yếu tố phát triển đóng góp vào trật tự này, thay đổi phương pháp tùy theo từng loại
không gian (dù đó là một con đường, một con phố hay một nơi buôn bán), đặc điểm
(liệu nó có được sử dụng để giải trí không chính thức hay chỉ có một địa vị chính
thức phục vụ cho dân cư) và kích cỡ.

Quảng trường Concert, Liverpool: Tăng thêm giá trị với không gian công cộng mới
Địa điểm Nằm giữa trung tâm thành phố gần nhà ga trung tâm và đường Duke/Bold đang được cải tạo
Phát triển thiết kế Urban Splash
Diện tích địa điểm 0.2 ha
Dự án Tái tạo lại một khu vực công nghiệp đô thị đang bị bỏ thừa trong thành phố bằng cách di
chuyển một tòa nhà để xây dựng một quảng trường mới và cải tạo các tòa nhà xung quanh để
tạo thành khu tiện ích hỗn hợp
Chi tiết Việc xây dựng được tiến hành có sự hợp tác với Hội đồng thành phố. Dự án bỏ nhà máy hóa
chất trống rỗng và quãng đường hoang vắng phía sau và hy sinh một khoảng không gian để xây
dựng một quảng trường đô thị với hỗn hợp các tiện ích cũ và mới. Dự án đã biến một khu vực
tiêu điều xơ xác thành một trung tâm thành phố nơi mọi người muốn sống và làm việc và giải
trí. Dự án đã chứng kiến sự xuất hiện của một quảng trường công cộng tạo không khí thoải mái
và khoảng không gian triển lãm, một hỗn hợp gồm các quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ, triển lãm
ảnh, văn phòng và 18 căn hộ có gác mái. Ước tính dự án đã tạo ra 180 công ăn việc làm. Dự án
đã nhận được một số giải thưởng từ Hiệp hội Cải tạo đô thị Anh, Học viện Hoàng gia Kiến trúc
Anh và Tổ chức xã hội Merseyside.
Liên hệ Urban Splash. Điện thoại: 0161 237 9499

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 86


5.1.2 CÁC DÃY NHÀ VÀ NHỮNG CĂN NHÀ THỤT VÀO PHÍA TRONG

Theo đường thẳng


Một dãy nhà thông thường tạo ra sự nối tiếp của các mặt tiền, cho thấy hình dạng và ranh giới
với các khu vực công cộng. Nó cũng có thể đảm bảo sự phát triển mới được kết hợp hợp lý với
Một con đường có nhiều xe qua lại được xử lý tốt ở những đường phố hiện có. Giảm thiểu khoảng thụt vào của các căn nhà cách sẽ làm một tòa nhà
Poundbury, Dorset, với đại lộ được trồng cây xanh và
mặt tiền của các ngôi nhà được thiết kế rất hợp lý có thể kết hợp tốt hơn với các khu vực công cộng. Nơi những tòa nhà được phép thụt vào phía
trong so với dãy nhà, cần đảm bảo rằng khoảng trống được sử dụng hợp lý và trông đẹp mắt.

Bảng 5.1 cho thấy những nguyên tắc quan trọng về khoảng cách thụt vào của các căn nhà, cho
thấy những khoảng cách đó thay đổi như thế nào theo thiết kế của khu vực. Lưu ý: các ga ra
hay bãi đậu xe phía trước dãy nhà sẽ làm giảm mối liên kết giữa các căn nhà và đường phố. Ở
những khu vực ngoại ô, các ga ra nên được đặt ở bên hông của căn nhà, thụt vào trong đường
thẳng chính của dãy nhà.

Bảng 5.1 Những nguyên tắc quan trọng về khoảng cách thụt vào của các căn nhà theo
Các gara nên được đặt thụt vào so với dãy nhà
thiết kế khu vực
Địa điểm Thụt vào Mục đích
Những khu vực Gần viền của vỉa Mặt tiền thương mại thẳng
thương mại chính hè
Các nhà kho: Thường có hiệu quả: tỷ lệ 1:3
Các khu vực bên Dải đất bán tư • Khoảng không để làm vườn, chỗ dựng xe
tỷ lệ 1:1 trong đô thị nhân dài 1.5 m đạp hay chỗ ngồi
đến 3 m giữa • Khu vực chức năng- là nơi thu gom rác
mặt tiền của nhà và đặt đồng hồ đo điện nước của khu dân
dân hoặc các tòa cư
nhà thương mại • Khu vực nhô ra ngoài cho các quán cà
và vỉa hè phê hay cửa hàng trên vỉa hè
Các quảng trường tối đa (+ những con đường rất
rộng): tỷ lệ 1:6 Các khu vực bên Khoảng cách Gần các khu vực đường cái, tạo vùng đệm bền
ngoài đô thị “rộng rãi” rộng vững hơn cho các căn nhà. Tránh đậu xe hơi lâu,
khoảng 5 m tạo vật cản giữa nhà và đường

Xác định không gian theo tán cây Đối diện


Các đường phố, công viên và kênh không trong tầm mắt đôi khi có thể gây cảm giác không an
toàn, đặc biệt là về ban đêm. Các hàng rào công viên cũng có thể gây phản cảm về mỹ quan.
Những khu vực công cộng này là những khu vực giải trí của khu và các khu vực lân cận thường
không chú ý. Những căn nhà đối diện với những khu vực công cộng sẽ có đặc trưng riêng và họ
sẽ có cảm giác phải sở hữu và chăm sóc. Đối diện với công viên hay kênh nước cũng yêu cầu
Xác định không Xác định không gian theo
gian theo chiều độ thụt vào so với dãy nhà
những giá trị cao hơn, trong đó có chi phí xây dựng những con đường một chiều (với các căn
cao của các tòa nhà chỉ ở một bên). Như vậy, các căn nhà không nên đối diện với các khu vực công cộng mà
nhà
nên chạy theo các lối vào hay lối đi bộ dọc theo các đường viền giới hạn để mặt này được sử
dụng như mặt tiền.

5.1.3 CỬA RA

Tạo cửa ra và hình dạng


Các khu vực công cộng thường có hình dạng ba chiều. Các thang máy của tòa nhà và các khu
vực giao nhau của các khu vực công cộng do vậy nên có phạm vi thích hợp tạo cảm giác về đô
thị hóa để các con phố, quảng trường và công viên được xác định bởi những tòa nhà có phạm vi
thích hợp và/hoặc cây cối phía mặt trước. Những con số/tỷ lệ sau đây về chiều cao và chiều
rộng mang tính hướng dẫn và cần được kiểm tra nhằm đảm bảo chúng cho phép hấp thụ đủ ánh
sáng mặt trời (xem phần 3.4.1)
Bảng 5.2 Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng
Tối đa Tối thiểu
Các nhà kho 1:1,5 1:1
Các đường phố 1:3 1:1,5
Các quảng trường 1:5 1:4

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 87


5.2 TẠO CÁC ĐƯỜNG VIỀN SỐNG ĐỘNG
Các địa điểm đẹp được thiết kế chi tiết để giải trí và chiêm ngưỡng thường có một điểm chung: các tòa nhà
và các khu vực không gian mở được kết hợp rất hài hòa với nhau. Có rất nhiều địa điểm ví dụ cho thấy
những yếu tố làm nên thành công. Tuy vậy, các cuộc tranh luận về thiết kế chi tiết của các địa điểm, đặc biệt
là trong kiến trúc nhà ở thì các ý kiến về “kiểu cách” thường chiếm ưu thế. Chúng ta đang sống trong thời đại
của cả những thay đổi chóng mặt về công nghệ và những tư tưởng rộng mở về lý thuyết thiết kế và các vấn
đề về kiểu cách: Tân cổ điển, Bản địa, Hiện đại, Hậu hiện đại, Deconstructivism, vv… Và dù có theo trường
phái nào, các sản phẩm cũng đều có cái tốt, cái dở. Mối quan tâm của chúng ta về “Kiến trúc đô thị”, đó là
các tòa nhà và khoảng không gian mở được xem xét một cách tổng thể. Từ quan điểm này, thành công của
việc thiết kế một tòa nhà được quyết định bởi khả năng mà tòa nhà đó có thể đóng góp hài hòa với các khu
vực công cộng - đối diện với mặt đường, tạo không gian sống động cho đường phố và tất cả các khu vực
không gian mở xung quanh được sử dụng hiệu quả. Chính sự giao thoa giữa cá tòa nhà và các khu vực công
cộng - đường viền này- là yếu tố quyết định mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, giữa công trình và
không gian mở, giữa công cộng và riêng tư, giữa cá nhân với cộng đồng.

5.2.1 MẶT TIỀN NĂNG ĐỘNG

Đạt được nhịp điệu đúng


Việc tạo ra các mặt tiền “sống động” sẽ tạo thêm sự thú vị, sức sống và tính thiết yếu cho các khu vực công
cộng. Điều này có nghĩa là:
• Nhiều cửa sổ và cửa ra vào, ít khoảng tường trống ;
• Các ngôi nhà có mặt tiền hẹp, tạo hình ảnh con phố theo chiều thẳng đứng ;
• Kết nối các mặt tiền, thể hiện các địa điểm như bãi sân và cổng vòm được kết hợp với nhau, tạo
cảm giác được chào đón ; và trong một số trường hợp
• Các tiện ích bên trong sống động mà bên ngoài có thể nhìn thấy, hoặc tràn cả ra đường.

Bảng 5.3 thể hiện những con số để thiết kế tùy theo số lượng các mặt tiền sống động. Thử thách ở đây là phải
làm được mặt tiền “Tiêu chuẩn A” nếu có thể. Thông thường, chúng ở những khu vực buôn bán chính, cho
dù các căn nhà có thể được làm sống động nếu quan tâm đến chi tiết.

Bảng 5.3 Hướng dẫn thiết kế những mặt tiền sống động
Mặt tiền tiêu chuẩn A
Hơn 15 tòa nhà/100 m Không nhà nào không có mặt tiền và ít trường hợp thụ
động
Hơn 25 cửa ra vào và cửa sổ/100 m Mặt tiền của ngôi nhà có độ sâu và tạo cảm giác thoải
mái
Nhiều chức năng Chất lượng vật liệu cao và các chi tiết đã được chắt lọc
Mặt tiền tiêu chuẩn B
10- 15 tòa nhà/100 m Một số ít nhà không có mặt tiền hoặc thụ động
Hơn 15 cửa ra vào và cửa sổ/100 m Mặt tiền của một số ngôi nhà có độ sâu và có mô hình
Số chức năng trung bình Chất lượng vật liệu cao và các chi tiết đã được chắt lọc
Mặt tiền tiêu chuẩn C
6- 10 tòa nhà/100 m Mặt tiền của các ngôi nhà ít có độ sâu và có mô hình
Có một số chức năng Chất lượng vật liệu trung bình và ít chi tiết
Ít hơn một nửa không có mặt tiền hoặc thụ động
Mặt tiền tiêu chuẩn D
3- 5 tòa nhà/100 m Mặt tiền của các căn hộ
Ít hoặc không có chức năng Ít hoặc không có chi tiết
Chủ yếu là không có mặt tiền hoặc thụ động
Mặt tiền tiêu chuẩn E
1- 2 tòa nhà/100 m Mặt tiền của các căn hộ
Không có chức năng Không có chi tiết và không có gì để nhìn
Chủ yếu là không có mặt tiền hoặc thụ động

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 88


Giáp với đường
Có thể đưa một số phương tiện vào mặt tiền của ngôi nhà để nó giáp với mặt
đường. Nhìn vào một ngôi nhà tạo cảm giác thoải mái cho những người qua
đường và thể rõ chức năng của nó, trong khi đó, nhìn từ nhà ra lại đặt tầm nhìn
“ra đường” và tạo sự an toàn. Tối thiểu, các cửa sổ có thể cho thấy các yếu tố
khác. Bổ sung những thứ để ngắm nghía và tạo sự sống động cho mặt tiền của
ngôi nhà có nghĩa là:
Tạo nhiều cửa sổ và cửa ra vào có
thể tạo nên các mặt tiền năng động
Các ban công, tán cây và
các mái che cửa sổ có
• Càng tạo thêm được nhiều cửa sổ và cửa ra vào nhìn ra các khu vực
thể làm sống động cho công cộng càng tốt ;
khu vực mặt tiền
• Sử dụng kính trong suốt cho các cửa sổ, nhưng vẫn đảm bảo được sự
riêng tư của người trong nhà, thay vì sử dụng gương hay kính chỉ
cho phép người ở trong nhìn ra ngoài ;
• Tạo sự sống động với những ban công, bãi sân, cổng vòm, mái che,
cột đỡ mái che hay những thứ khác để bảo vệ sự thoải mái trong căn
nhà khi có thời tiết xấu, cùng với các hoạt động và tiện ích có thể bảo
Các cửa sổ có kính trong suốt cho vệ cho cả đường phố ;
phép có sự giao tiếp giữa bên
trong và bên ngoài
• Xem xét những thay đổi về mức độ giữa độ cao của nền nhà so với
vỉa hè, với những bước lên cửa nhà hoặc các khoảnh đất được nâng
cao lên so với mặt sân để làm quán rượu, nhà hàng chẳng hạn. Thông
thường, sự thay đổi dưới 450 mm là lý tưởng và cho thấy cảm giác
hài hòa giữa sự riêng tư và bị theo dõi, nhưng nên chú ý không tạo
vật cản ở lối vào, đặc biệt là những lối đi có người tàn tật (xem phần
5.4.2).

Thay đổi độ cao có thể vừa duy trì


Việc “Tận dụng” khoảng không gian giáp với mặt đường có thể tạo cơ hội thực
được sự riêng tư, vừa cho phép hiện các hoạt động không thông thường để tạo sự sống động cho một địa điểm.
bên ngoài tiếp cận Các con đường có thể trở nên hấp dẫn hơn với những nhà hàng, quán cà phê và
câu lạc bộ “tràn ra đường”.

Làm cho ngôi nhà sống động hơn


Thiết kế đô thị không chỉ dừng ở cửa trước của ngôi nhà. Các hoạt động bên
trong sống động mang tính cộng đồng hơn cũng có thể làm sống động cho các
khoảng không gian bên ngoài, cải thiện cả từng chi tiết và tổng thể nhìn chung,
và thường là để phục vụ các lợi ích về thương mại. Như vậy, yêu cầu là các kế
Khoảng không gian “tràn ra ngoài
hoạch hoạt động trong ngôi nhà càng năng động- ví dụ một nhà ăn cho người
đường” tạo sự sống động cho các làm, một phòng bán vé của nhà hát hay một khu vực lễ tân của một công ty,
khu vực công cộng
chúng phải được xác định ngay từ đầu và sau đó được định hướng ra khoảng
không gian bên ngoài, thay vì chỉ chôn chặt phía bên trong của ngôi nhà.

Khi các cơ hội trên bị hạn chế, ví dụ như trong những “tòa nhà lớn” chỉ có thể
có được 25% diện tích để làm mặt tiền năng động (ví dụ như cửa chính, quán
cà phê hay khu vực trả phòng), phải đảm bảo rằng các mặt còn trống hay các
khu dịch vụ phía sau được che đi (xem phần 3.2.6).

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 89


5.2.2 SỰ DỒI DÀO VÀ VẺ ĐẸP

Là một khu vực lân cận tốt


Tôn trọng những tòa nhà lân cận và phản ứng lại tích cực với họ không phải là
mô phỏng lại những tòa nhà đó. Đôi khi, làm thế nào để một tòa nhà “phù
hợp” vào phong cảnh chung của thành phố lại là mối quan tâm chính, đôi khi
sự đối ngược hoàn toàn lại tạo nên một địa điểm. Xin mượn lời của Cole
Porter “vấn đề không phải bạn làm gì mà bạn làm như thế nào”. Những tòa
nhà tốt thì tạo sự phong phú cho khu vực xung quanh, cả về phong cảnh bên
Một khối nhà chu vi hiện đại ở ngoài và bên trong trong khi những tòa nhà khác biệt tạo nên điều kỳ diệu về
Antwerp, Bỉ phù hợp với quy mô, sự tương phản, lạ kỳ và đổi mới. Việc tôn trọng bối cảnh yêu cầu phải xem
nhịp độ của những tòa nhà xung xét các vấn đề sau:
quanh • Sự nối tiếp của dãy nhà ;
• Hệ thống ngang, dọc của con phố (chiều rộng của tòa nhà, tỷ lệ và
độ lớn của các cửa sổ và cửa ra vào) ;
• Hình thái địa phương (hình dạng các con đường, tòa nhà và kiểu
nhà) ;
• Chiều cao, mái nhà và các đường gờ trang trí của các tòa nhà bên
cạnh ;
• Vật liệu xây dựng ở địa phương ;
• Kiến trúc mức độ 1.

Tăng tính đặc trưng của địa phương


Mỗi địa điểm có những đặc điểm và không khí riêng. Những tòa nhà lớn tạo
Bảo tàng Scotland, Edinburg: Thiết kế cảm giác duy nhất về tính cộng đồng và văn hóa. Tính đa dạng trong thể hiện
hiện đại rất mới sử dụng những vật kiến trúc sẽ không chỉ có tính thời trang thông thường mà còn sáng tạo tính đa
liệu truyền thống (Kiến trúc sư: dạng và phong phú. Đặc trưng của một địa điểm sẽ được củng cố bởi:
Benson và Forsythe) • Dự đa dạng có được do nhiều nhà thiết kế cùng làm việc. Nguyên
tắc này cần phải dẫn lối cho phương pháp phân lô đất và chia các
miếng đất nhỏ ngay từ đầu (xem lại phần 3.8.1 và 3.8.2) ;
• Dựa trên cơ sở các truyền thống địa phương về những mô hình đã
được xây dựng, vật liệu và sự lành nghề như nghề xây dựng bằng
đá, sắt hay kính ;
• Phát triển chiến lược vật liệu phù hợp với địa phương- chọn những
vật liệu đẹp mắt, cả khi chúng ở dạng khô hay ướt.

Giữ sự dồi dào- từ xa hay gần


Con số và cấu tạo của các nhân tố tạo nên mặt tiền của tòa nhà, và mối quan
hệ tương phản giữa chúng- như được quan sát từ xa hay gần- quyết định chất
lượng và sự thú vị về phong cảnh. Thiết kế đô thị lớn đòi hỏi ở mọi cấp độ, từ
các khoảng cách nhìn khác nhau, mặt tiền của tòa nhà phải thể hiện được sự
dồi dào về chi tiết. Chìa khóa để thiết kế là nhấn vào chiều dọc một cách cụ
thể và tránh phô bày những bức tường trống.

Các lớp phủ sơn thường tạo ra khó khăn trong việc gợi lại tính nhân bản. Nếu
buộc phải sử dụng chúng, hãy nhấn vào cửa sổ và cửa ra vào, vào những tầng
thấp hơn của cấu trúc mặt tiền và phong cảnh trước mắt.
Các tòa nhà cần được thiết kế sao cho
mô phỏng được các vị trí từ xa và gần

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 90


Hunderwasser Haus và Kunsthaus, Viên: Nhà ở với một sự khác biệt
Địa điểm Nằm giữa khu trung tâm đông đúc của thành phố, cách khu
vực trung tâm Ringstrasse nửa km
Nhóm thiết Họa sĩ: Hunderwasser
kế Kiến trúc sư: Peter Pelican
Phát triển Hội đồng thành phố Viên
thiết kế
Dự án Nhiều kích cỡ căn hộ trên một góc phố đối diện với cả các
mặt phố và sân trong ; đồng thời là một trung tâm nghệ thuật
Chi tiết Dự án có nhiều yếu tố hài hước, màu sắc, thú vị và có thể làm
thức dậy tính trẻ con trong mỗi chúng ta. Nó tạo ra một nét
đặc trưng mới cho địa điểm và một điểm du lịch mới.
Có lẽ chẳng có thứ gì có thể giống với công việc của
Hunderwasser. Nó thách thức mọi chuẩn mực về quy hoạch
và kiến trúc, dự án thành công về cả khía cạnh tài chính và
kinh tế và mọi người đều yêu thích chúng. Mặc dù một số
người cho rằng dự án này chỉ là thứ nghệ thuật trang trí rẻ
tiền, khoa trương, không thể phủ nhận rằng, nó rất thú vị.
Các nhân tố chính là:
• Cảm nhận về một địa điểm
Dự án có đặc trưng riêng về một địa điểm ; và có cá tính
mạnh mẽ
• Mối hợp tác
Dự án là kết quả hợp tác giữa nhóm phát triển thiết kế
(chính quyền địa phương) và họa sĩ
• Tính sáng tạo
Những điều mới lạ có thể đem đến sự phát triển vượt bậc
• Nghệ thuật công chúng
Đặt nghệ thuật vào kiến trúc và địa điểm làm cho nó đến
được với cả công chúng và các cá nhân
• Tính nhân bản
Dự án có tính nhân bản rộng rãi, mang đặc điểm nồng
ấm và phản ánh được nhiều nội dung hướng dẫn được
nói trong cuốn tài liệu tóm tắt này- có đường sá, sử dụng
các công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường và
cộng đồng dễ tiếp cận.
Liên hệ Giám đốc Quản lý Dự án Hunderwasser: Ông Joram Harel
hoặc Công ty Hunderwasser, Hòm thư 28, A- 1182, Viên
Điện thoại: Viên 407 12 12

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 91


5.3 KÍCH CỠ VÀ QUY MÔ CỦA TÒA NHÀ
Kích cỡ và quy mô của một tòa nhà, và đặc biệt là quy mô so với các khu vực
xung quanh, có tác động đến:
• Tính bền vững (chẳng hạn về tiêu thụ năng lượng và khả năng thay
đổi sử dụng) ;
• Mối quan hệ với những cấu trúc đô thị xung quanh (ví dụ như ảnh
hưởng đến tính pháp lý) ;
• Phù hợp với không gian công cộng xung quanh (đáng chú ý là nó hỗ
Các thiết kế phát triển chợ Spitalfields bởi MaCormac
Jamieson Prichard năm 1987 chưa bao giờ được công trợ hay làm cản trở đến tính sống động của đường phố của những
nhận nhưng thể hiện được nhiều kiểu nhà với các độ cao nơi đó)
khác nhau

5.3.1 ĐỘ CAO CỦA TÒA NHÀ

Bức tranh lớn


Các tòa nhà cao tầng có vai trò tích cực đối với các khu vực thương mại dân
cư hay đối với tầm quan trọng của phong cảnh, những điểm nổi bật của các
hoạt động trong thành phố ví dụ như các khu vực trung tâm thành phố hay các
giao lộ (xem phần 3.6.1 và 3.6.3). Tuy nhiên, điều này cần phải được xem xét
Một hệ thống đường có mái vòm và hàng cột mở rộng ra trên cơ sở những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra đối với khí hậu (ví dụ như
đến đường
các cơn lốc xoáy hay quá nhiều bóng râm- xem phần 3.4.1 và 3.4.4). Điều
kiện về môi trường ở các khu vực xung quanh và số lượng các mặt tiền năng
động (mối rủi ro khi có ít lối vào và khoảng cách quá xa giữa các cư dân và
đường phố).
Đối với nhiều trường hợp ở đô thị, các tòa nhà có độ cao trung bình là những
mô hình lý tưởng (xem phần 3.3.2), bởi vì chúng có khả năng chứa đựng
nhiều tiện ích khác nhau (những tiện ích mà thông thường phải giảm số lượng
ở những tòa nhà cao hơn bốn tầng), khả năng phù hợp cho các mật độ trung
bình, cũng như nhu cầu về năng lượng và chi phí xây dựng nhìn chung là thấp
Các khối nhà chi vi và tầng trệt có các tiện ích hỗn hợp
được thiết kế để hài hòa giữa chức năng và quy mô của
hơn. Ở những khu vực xa trung tâm hơn, các tòa nhà hai hoặc ba tầng là tiêu
các văn phòng và các khu vực xung quanh chuẩn chung, người ta muốn đặt các tòa nhà cao hơn ở những địa điểm chính
như các góc phố, dọc theo một số con đường chính, ở cuối các khu vực lớn
hay xung quanh các công viên. Cũng cần quyết định về độ cao của các tòa nhà
cùng với quá trình xác định các tỷ lệ độ cao của các tòa nhà trên mặt phố, tạo
ra sự khép kín phù hợp (xem phần 5.3.1).

Bao bọc và hạ thấp xuống


Các vấn đề xảy ra khi các tòa nhà liền kề nhau lại có quy mô khác nhau có thể
được giải quyết thông qua các cách sau:
• “Bao bọc” những khu vực lớn với những tòa nhà nhỏ (xem phần
3.2.6 và 5.3.2) ;
• Hạ thấp xuống gần bằng các tòa nhà xung quanh ;
• Đảm bảo tầng trệt càng phù hợp với người đi bộ, càng năng động và
thú vị càng tốt (xem phần 5.2.1).

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 92


5.3.2 ĐỘ SÂU CỦA CÁC TÒA NHÀ

Độ nông trong quy hoạch


Độ sâu của các tòa nhà có tác động tiêu cực đến nhu cầu ánh sáng thông gió
nhân tạo. Nó ảnh hưởng đến nhiều loại tiện ích khác nhau trong tòa nhà. Bảng
Quy hoạch nông/một cạnh: Sử dụng cho khu dân cư và
văn phòng 5.4 cho thấy hướng dẫn đánh giá ảnh hưởng của độ sâu tòa nhà đến việc thông
gió, ánh sáng tự nhiên và từ đó đến sức khỏe dân cư.

Bảng 5.4 Ảnh hưởng của độ sâu tòa nhà


Độ sâu của Ảnh hưởng
Quy hoạch hình mạng có ánh sáng ban ngày (một bên
tòa nhà
được chiếu sáng): Tạo được tối đa các loại tiện ích <9m Quá thấp cho hành lang trung tâm và tính linh hoạt bị hạn
chế trong quy hoạch nội bộ
9- 13 m Tạo được các khoảng không gian có ánh sáng và thông gió
tự nhiên
= CÓ LỢI NHẤT CHO SỨC KHỎE
14- 15 m Việc chia nhỏ được ủng hộ, nhưng một số phần phải thông
Khoảng không bên trong tòa nhà không được chiếu sáng
gió nhân tạo và phải có ánh sáng nhân tạo nhiều hơn
16- 22 m Nhiều năng lượng, mặc dù mô hình mạng hai mặt có thể áp
dụng với việc đưa ánh sáng vào tốt, tạo bề rộng của tòa nhà
lên đến 40 m.

Quy hoạch độ sâu hai cạnh có thể được chiếu sáng tự


nhiên bằng các giếng trời Định hướng để tạo tính linh hoạt
Đôi khi, người ta muốn định hướng ngôi nhà hơn để chiều dài quay ra đường.
Làm quy hoạch nông như vậy có thể tạo ra một mô hình đa năng hơn để thiết
kế các mặt tiền nối dài.

Quy hoạch mở “những chiếc hộp lớn” nhiều tầng đòi hỏi
5.3.3 CÁC GÓC PHỐ
nhiều ánh sáng nhân tạo và chỉ có thể thích hợp với một
số loại tiện ích
Quay các góc phố
Các điểm góc phố thường nổi trội về tầm nhìn, có hai mặt tiền và có thể tạo
nhiều lối vào hơn đến các phần khác nhau của tòa nhà. Như vậy, chúng tạo ra
những cơ hội đặc biệt cho việc sử dụng hỗn hợp. Các ngôi nhà ở góc phố cần
giáp với hai mặt đường ; rất nhiều mô hình nhà ở tiêu chuẩn được sử dụng bởi
những người phát triển thiết kế hiếm khi đáp ứng được điều này. Sẽ cần làm
được nhiều thiết kế riêng và tìm ra các kiểu mới nhiều hơn. Các góc phố được
chú ý nhiều nhất bởi các lối vào nổi trội và/hoặc các cửa sổ ở các chóp, thể
hiện độ cao bằng cách sử dụng các “khối hộp lớn” các căn hộ, hoặc đưa thêm
một tiện ích đặc biệt nữa vào hỗn hợp.

“Những chiếc hộp lớn” có thể được thiết kế lại với những
đường mái vòm/mái che hoặc được bao bọc với các căn Độ cao của các tòa nhà thụt xuống Xoay dãy nhà nhằm tạo ra
phòng có một mặt được chiếu sáng tự nhiên Các góc phố được nâng cao để làm nổi và tăng lên tạo vẻ chỉnh trang
bật các khớp nối quảng trường trên đường chéo
như ở Barcelona

Các góc phố được quy hoạch hướng về Dãy nhà Asymmtrical nhấn một
phía trước hướng cụ thể

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 93


5.3.4 CHIỀU RỘNG CỦA TÒA NHÀ

Cắt tỉa và giảm kích cỡ


Chiều rộng của các tòa nhà có tác động đến toàn bộ tính linh hoạt của việc sử dụng và khả
năng cá nhân hóa các khoảng không gian, các mô hình dọc và lượng mặt tiền năng động
khi được nhận thấy trong việc nâng cao.

Các tòa nhà bao gồm các “tế bào” hay “mô đun” rộng 5- 7 m sẽ tạo ra một mô hình linh
hoạt tuyệt đối. Mỗi tế bào có thể được kết hợp theo ý muốn và liên quan đến một cửa hàng
nhỏ hay một ngôi nhà có ban công. Dưới 5,5 m, sẽ khó mà bổ sung được các phần phía sau
mà không có được ánh sáng và thông gió.

Hình dọc, sự nhịp nhàng và màu sắc: Dublin

Nhà ở cho tương lai, Glasgow: Một bộ mặt mới cho nhà ở thành phố
Địa điểm Nằm ở đường viền của khu đô thị xanh Glasgow, gần quảng trường
Thánh Andrew về phía Đông của trung tâm thành phố.
Nhóm thiết Quy hoạch tổng thể: Page and Park
kế Kiến trúc sư: Elder và Cannon; Rick Mather; Ian Ritchie, Ushida
Findlay; Mc Keown Alexander; Wren Rutherford; RMJM
Dự án 300 nhà ở mới ; bao gồm 10 khu chung cư do một số kiến trúc sư quan
trọng thiết kế
Chi tiết Nhà ở cho tương lai là một dự án mang tính mô hình thú vị. Nó thể
hiện được các mô hình và kiểu thiết kế hiện đại được thiết kế toàn diện
như thế nào khi các khối nhà chu vi được sử dụng như một thiết bị cấu
trúc và một tính thống nhất nhất định của các loại vật liệu được sử
dụng. Điều này đạt được nhờ gắn kết sự phát triển và thiết kế tóm tắt đã
được cụ thể hóa rõ ràng trong các mô hình thiết kế, trật tự của các
khoảng không gian và các nguyên tắc thiết kế đô thị.
Liên hệ Điện thoại: Glasgow 1999 0141 287 7346

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 94


5.4. TÒA NHÀ THEO KIẾN TRÚC THAY ĐỔI
Ở đây chúng ta bàn về việc thiết kế các toà nhà nhiều tầng để thay đổi về khoảng cách và
theo thời gian: khoảng cách xét theo khía cạnh điều chỉnh hoà lẫn những mục đích sử dụng
liền kề nhau (xem 3.2); thời gian tạo cho các toà nhà sửa lại cho hợp, theo mục đích sử
dụng cá nhân và thay đổi theo thời gian theo nguyện vọng của người sở hữu.

5.4.1 NHỮNG TOÀ NHÀ ĐA CHỨC NĂNG

Khu căn hộ nằm trên ga ra: Nơi nào có ý


Phần lớn mục đích sử dụng tương thích liền kề nhau
định thì sẽ làm được Nhiều lý lẽ đưa ra xưa kia đối với việc tách biệt các mục đích sử dụng không còn hợp lý
nữa về lâu về dài. Với sự tiến tới những công nghệ sạch và sự đi lên ngành dịch vụ công
Nơi dân cư trong tiến trình kinh tế hậu công nghiệp, các mục đích sử dụng có thể một lần nữa được
ở “hoà trộn lại”.

Nhiều hình thức công trình đô thị truyền thống, cụ thể như những hàng hiên, khiến cho
Tòa nhà đa
chức năng chính chúng dễ dàng chuyển đổi. Ngược lại, hầu hết các sản phẩm tiêu chuẩn hiện nay, liệu
các căn nhà riêng, cửa hàng hay các văn phòng, có được điều này hay không. Tuy nhiên
ngay cả khi không thể chuyển chức năng của các tòa nhà một cách tức thì thì các toà nhà
vốn đã linh hoạt sẽ hỗ trợ những thay đổi theo thời gian (xem 5.3).
Khoảng không gian
nằm trong quản lý
Sự pha trộn ở những khu liền kề

Trong những năm gần đây, những kiểu toà nhà mới mang tính linh hoạt đã nổi lên đưa ra
những phương cách sáng tạo đan xen những mục đích sử dụng không phải là khu dân cư
Nơi dân cư
ở vào các khu ở, hay ở những khu vực chuyển đổi ranh giới với trung tâm thương mại. Nhiều
tiền lệ lịch sử cũng đã tham khảo. Ở các khu liền sat nhau gồm có những phương cách pha
trộn đa chức năng như sau:
 lồng chức năng văn phòng làm việc vào khu đất phía sau hay bên trong công
Khu văn phòng/ trình;
Phân xưởng  giới thiệu những khu gắn với các văn phòng, phân xưởng hay trường quay chỉ
Ngành công nghiệp tổng hợp theo một hướng nhất định;
 phân hóa mục đích sử dụng, ví dụ từ những mục đích sử dụng khu công nghiệp
chung, đến mục công nghiệp nhẹ (B1)/phân xưởng/văn phòng đến khu dân cư;
Ngành công
nghiệp nhẹ  tạo các kiểu nhà có thể phục vụ như một vùng đệm giữa các diện tích sử dụng
khác nhau, như là kiểu nhà ở kết hợp với công việc, kinh doanh tại nhà hay
phòng giải lao, mà phục vụ như các trung tâm đơn giản, tiện lợi cho đào tạo, thực
Nhà ở kết hợp với hiện tư vấn và phù hợp thuận tiện của những lớp người trẻ tuổi;
công việc kinh doanh
 khuyến khích việc sử dụng tạm thời hay “trong chốc lát” như là các xưởng thủ
Văn phòng/phân
công và nghệ thuật quy mô nhỏ hay các khu chợ nhằm mang lại cuộc sống cho
xưởng ở một vùng cho đến khi khu vực đó được xây dựng tiện nghi lâu dài.
tầng trệt

Thậm chí nơi được xem là cần thiết có các khoảng không gian mở giữa các chức năng, thì
có thể đưa vào tổ chức quảng trường khu công cộng hay công viên.

Sự pha trộn trong phạm vi các lô


nhà có thể lấy từ nhiều khuôn mẫu
khác nhau
TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 95
Việc sử dụng hỗn hợp đa chức năng theo chiều đứng: tạo toà nhà thành một khối
đứng

Các căn hộ hay văn phòng thường có thể được điều chỉnh lên thành cửa hàng, nhà hàng,
các mục đích cộng đồng hoặc giải trí. Việc kết hợp đa chức năng bao gồm các hoạt
động với cường độ cao, như các câu lạc bộ giải trí ban đêm, sẽ hoạt động tốt khi được
đặt dưới không gian thương mại, và ít hiệu quả hơn khi nằm dưới một khối căn hộ.
Bảng 5.5 đưa ra một số kiến nghị thiết kế chi tiết đối với những công trình đa chức
năng/phức hợp.

Bảng 5.5 Những kiến nghị thiết kế chi tiết các kiểu công trình phức hợp

Nhân tố chi tiết Lời khuyên


Lối vào Những lối vào riêng biệt từ ngoài phố tới các tầng cao trên cao.
Vị trí này không để chia tách tầng trệt đảm bảo tính liên tục
Bãi đỗ xe Bãi đỗ an toàn, với các khoảng trống phân chia cho các cư dân
trong điều kiện phát triển rộng hơn. Việc sử dụng chung khoảng
không gian cả trên cùng một phố hoặc tách ra khỏi phố có thể
được kết hợp với nhau (như ban ngày sử dụng làm văn phòng,
tối sử dụng làm nơi cư trú).
Trung tâm dịch Vị trí đặt ở phía sau khu phát triển, với các biện pháp giảm nhẹ
vụ và rác thải tiếng ồn và các mùi có hại (ví dụ tránh xe tải sử dụng còi tín
hiệu).
Cách âm và quy Giảm nhẹ tác động tiếng ồn với việc cách âm và quy hoạch xử
hoạch nội bộ lý bên trong. Hàng rào âm thanh đặc biệt cần thiết ở các nhà
hàng hay câu lạc bộ giải trí ban đêm, và khu dân cư sinh sống.
Khu thông khí Mở rộng các khu thông khí từ các nguồn ô
nhiễm hay gây mùi (như là sự bốc mùi khu đỗ
xe tầng hầm) xa khỏi khu nhà ở.
5.4.2. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG LẠI

Nhà là nơi mà trung tâm là

Các toà nhà linh hoạt mang đến cho người sử dụng cơ hội thay đổi và tạo thành không gian ở
nơi làm việc riêng của mình . Chúng có thể được sửa đổi để phù hợp những sở thích cá nhân
và những thay đổi về mục đích sử dụng. Phần nhiều là hình khối toà nhà (chiều cao, chiều
rộng và chiều sâu-xem 5.3), việc tổ chức đường vào, số lượng và hình khối khoảng trống bên
trong, và cách bố trí ngưỡng cửa (xem 5.2.1). Tuy nhiên, có thể có các phương tiện cải tiến
khác tạo dựng việc thiết kế linh hoạt, như là:
 tạo "sự hợp nhất các phần” giúp các phần do người sử dụng trong tương lai lựa chọn
sẽ được nối ghép tạo các khe hẹp trong khung cấu trúc;
 thiết kế hình thức hiện đại đối với nhà đô thị tại khu vực truyền thống, để việc sử
Các phòng cần được tu sửa và trang trí nhiều
nhất, phòng tắm và bếp, nên được đặt ở các vị trí dụng bên trong và luồng di chuyển có thể được thay đổi đáp ứng các yêu cầu mới;
dễ thay đổi (kiểu nhà do tổ chức phát triển đất
Trowbridge đề xuất)
 thúc đẩy những công trình tự xây dựng (xem đối diện).

Tiếp cận dành cho mọi đối tượng

Các toà nhà và khoảng mở công cộng phải đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, và đặc
biệt là những người ốm yếu tàn tật và người cao tuổi. “Những ngôi nhà theo thời gian”
đáp ứng “những nhu cầu thay đổi diễn ra trong suốt khoảng thời gian sinh sống của một
gia đình – có thêm con nhỏ, có thanh thiếu niên bị ngã gãy chân, có ông già bà cả sống
cùng, những khó khăn di chuyển khi tuổi già - hoặc … những nhu cầu đa dạng với nhiều
thay đổi của người sử dụng trong cùng một ngôi nhà” (JRF, 1997). Các tài liệu hướng
dẫn được xây dựng theo hướng giải quyết những vấn đề này cần lưu ý (đặc biệt lưu ý
Phần M mới các quy định toà nhà), liên hệ cụ thể tới thiết kế chi tiết mặt tiền toà nhà/mặt
phố.

Walter Segal - kiểu nhà tự thiết kế


tại Lewisham, London

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 96


Sự chuyển đổi
Phần lớn các nơi có được từ nhận định ủng hộ việc giữ lại các
tòa nhà và khoảng không gian mở đạt chất lượng và đưa chúng
vào theo xu hướng phát triển mới. Như Austin có đề cập: “Cái
gì là cần thiết thì sẽ tiếp tục…sự bảo tồn lịch sử không phải là
sự biểu lộ, mà là sự cần thiết xét về mặt tâm lý. Chúng ta cần
học cách nuôi dướng lịch sử và bảo tồn những tòa nhà cổ có
giá trị.. chúng ta cần học làm thế nào để giữ gìn chúng, không
phải là những mẫu bảo tàng đáng thương, mà là mang tới cho
chúng những mục đích sử dụng mới”
(Ausin et al sau Huxtable, 1988)

Chuyển cửa hành thành văn Sự phát triển của khu Pex ở Leicester, khu nhà
phòng của các kiến trúc sự, máy sản xuất tất trước kia, nay là khu nhà ở,
Edinburg văn phòng, khu công cộng

Sowerby Bridge, West Yorkshire: Tạo dựng những tương lai mới
Địa điểm Trung tâm đô thị Sowerby Bridge
Dự án Thay đổi mục đích sử dụng năm nhà máy không cần đến để
cung cấp nhà ở, câu lạc bộ bơi xuồng, phân xưởng, quầy bán lẻ,
văn phòng, khách sạn/nhà hàng và viện bảo tàng/trung tâm tham
quan.

Khu vực kênh mang lại điểm tập trung cho khu Chi tiết Vào năm 1984, năm nhà máy có ảnh hưởng lớn ở thị trấn tất cả
phố mới, với các mục đích sử dụng hỗn hợp
đều đóng cửa. Một số nhà máy đã trải qua những cảnh nước sôi
lửa bỏng và số còn lại tồn tại nhưng nằm trong tình trạng bị bỏ
rơi. Kể từ đó, thị trấn đã trải qua một quá trình đổi mới. Toàn bộ
thị trần cần thích ứng và thay đổi khi chức năng cốt lõi của nó
và ngành công nghiệp đã mất đi, nhận lại một loạt ngành kinh
doanh phụ thuộc. Giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng lại
mở màn vào năm 1985. Đây là một quá trình chạy đua xuồng
tiêu chuẩn quốc tế trên dòng sông Calder. Điều này là mới lạ
xét theo khía cạnh vị trí trung tâm thị trấn và đã chứng tỏ được
người xem ưa chuộng. Một trong những tòa nhà nổi bật nhất bỏ
trống là Carlton Mill, tòa nhà vớ cấu trúc năm tầng. Công trình
cải tiến do Allen Tod Architects thực hiện làm cho cho ngôi tòa
nhà vững vàng trong khi tổ chức kết hợp đa chức năng bên
trong tòa nhà. Tương tự như vậy, một tòa nhà khác thuộc thị
trấn được biết đến là Salt Warehouse đã được tân trang lại thành
Tòa nhà Mill Riverside ở Sowerby Bridge được
chuyển thành khu căn hộ cao cấp khu văn phòng tiện nghi. Toàn bộ Sowerby Bridge là một ví dụ
điển hình không chỉ tòa nhà mà toàn bộ các thị trấn chính mình
tự tìm tòi và tiến triển theo thời gian nếu như những cấu trúc cơ
bản cho phép việc này.

Liên lạc Hội đồng Calderdate Metropolitan Borough


Điện thoại: 01422357257

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 97


5.5 SỰ PHÁT TRIỂN ĐI LÊN CỦA CÁC KHU VỰC CÔNG CỘNG
Một khu vực công cộng thoải mái và được nhiều người quan tâm và khuyến
khích sự hợp tác trong xã hội đòi hỏi sự lưu ý chi tiết về cấu trúc không gia và
các nhân tố bao gồm trong đó. Điều này liên quan đến các bề mặt; phần nào là
phần cứng, phần nào là phần mềm; loại cây trồng nào là phù hợp; và những bề
mặt nào là dành cho các phương tiện đi lại cũng như cho mục đích sử dụng của
người đi bộ. Việc này cũng đòi hỏi việc ban hành những quy định về an ninh,
công trình nghệ thuật nơi công cộng, vật dụng trên đường phố, đèn chiếu sáng và
biển hiệu và tiếp nữa là trông như thế nào khi nhìn trước nhìn sau. Nhà thiết kế sẽ
cần tự do di chuyển lên xuống phạm vi thiết kế các nhân tố. Chúng ta tập trung ở
đây những nguyên tắc cơ bản – cung cấp nhiều hơn những hướng dẫn kỹ thuật
trong các hoạt động quảng bá, lưu ý tới công trình xứ Xcốt-len “Những đường
Không gian náo nhiệt với vòi phu nước nhỏ
phố phía trước” (1997).

5.5.1 KHÔNG GIAN XÃ HỘI

Các khu vực tập trung các hoạt động


Không gian công cộng tốt nhất thường có nhiều điểm hoạt động (ví dụ với các
quán cà phê vỉa hè hay chợ), được bổ sung với những khoảng không yên tĩnh
dành cho việc nghỉ ngơi và ngắm đường phố. Việc quyết định những vị trí tương
ứng cho các vùng hoạt động này đòi hỏi lưu ý tới:

 tầm nhìn – giúp mọi người quan sát qua các khoảng không gian,
trong khi mang tới cho họ lựa chọn những khu vực ngồi nghỉ hay la cà,
đi liền với “các điểm có các hoạt động nóng”;
 định hướng – các điểm dừng chân phù hợp với hướng nắng phía
nam nhằm tạo những khoảng không gian ưa chuộng nhất cho việc tản bộ;
 những vật dụng tiện nghi làm nơi ngồi nghỉ và dừng chân ở các
quảng trường và công viên nơi có tụ điểm các hoạt động và thường có
người đi ngang qua;
Khu chợ xen với các sắc màu và cuc sống. Tuyến
 địa điểm cho trẻ em vui chơi, và không chỉ nằm trong khu vực
phố Guildford thiết kế. Khu vực này cần gần các nơi ở nhằm tạo các khoảng không gian
cho trẻ em vui chơi và bố mẹ và những người chăm sóc trẻ em gặp gỡ.

Những mục đích sử dụng trong và xung quanh không gian


Có nhiều phương tiện để tạo nên “bước ổn định” cho một môi trường sống động
và đáng quan tâm. Cách thành công nhất nhằm đảm bảo khu công viên đô thị hay
quảng trường được tận dụng hữu hiệu là để giới thiệu nguồn hoạt động dọc theo
hay bên trong khoảng không gian, như là một quán cà phê hay quầy đồ ăn. Một
điều chúng ta cần nhớ là người với người thu hút lẫn nhau. Thêm vào đó, ở
những khu vực trung tâm, khoảng không gian có thể được tạo ra để:

 khuyến khích những người trình diễn trên đường phố;


 biến các quảng trường thành phòng chiếu phim buổi tối hay rạp
Mọi người đi tuyến đường trực tiếp và ngắn hát (như quảng trường Meeting House tại Dublin’s Temple Bar – xem
ngấn qua khu quảng trường. Chỉ những xe đẩy 5.5.2);
và xe đạp đi đường vòng
 tạo các khu chợ, nơi hội hè hay các cuộc diễu hành.

Xây dựng theo hướng linh hoạt


Mọi người từ các nhóm văn hóa khác nhau hay lứa tuổi khác nhau, gồm có trẻ em, người tàn tật và người già cả, sẽ sử dụng các
khoảng không gian theo những cách khác nhau. Việc xem xét những cách thiết kế không gian linh hoạt giúp những nhóm người
khác nhau tham gia các hoạt động khác nhau trong cùng một không gian sẽ có lợi hơn là cách ly các kiểu hoạt động và bởi vậy
theo các nhóm những người sử dụng.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 98


Tuyến đường xuyên qua khoảng không gian: giúp mọi người đi qua trực tiếp từ A đến B
Những con đường nhỏ được sử dụng tốt nhất sẽ bám theo những tuyến thiết kế tự nhiên giữa các đích tới. Điều này có nghĩa là
các con đường trực tiếp dọc theo các tuyến đường thông dụng và trang bị đèn chiếu sáng và chỗ ngồi dọc theo con đường. Việc
này có thể được làm bằng cách quan sát các mô hình di chuyển thông qua khoảng không gian và tìm kiếm các đường đi. Ví dụ,
thường có thể thiết kế đường dành cho người đi bộ đi chéo nhau qua các lô đỗ xe. Cách này tạo nên sự tiếp cận thân thiện hơn
nữa đối với những khách bộ hành và khớp lại tầm nhìn khuôn mẫu và quang cảnh nơi đỗ xe ô tô.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 99


Kích thích các cảm giác

Tầm nhìn không chỉ là cảm giác mà định hướng tính đồng nhất của
một đoạn phố. Người sử dụng cũng bị ảnh hưởng bởi các tiếng ồn,
mùi và sự tiếp xúc tới chân tay họ. Việc tạo ra những khoảng không
gian có thể khuyến khích tất cả các cảm giác yêu cầu chúng ta đặt ra
vấn đề:

Cửa hàng NBA


Đại lộ 5, New York
Xúc giác: Cảm nhận như thế nào?

Tường kết cấu thô


Cảm nhận về một đoạn phố bị ảnh hưởng bởi chất liệu bề mặt và tác
động vi khí hậu. Chất liệu là yếu tố quan trọng nhất đối với các bề
mặt mà phần lớn mọi người có thể nhìn thấy rõ. Việc thiết kế dựa
trên những điều kiện nắng, gió và mưa làm cho đoạn phố đó trở
thành một nơi vui thích, dù đó là mùa nào. Điều này có nghĩa là tận
dụng tối đa những điểm ánh nắng khi ngồi nghỉ ngơi vào mùa thu và
mùa xuân và khai thác những khu vực dâm mát khi ngồi ngoài trời
lúc hè tới.

Người trình diễn trên phố ngoài khu chợ Quincy, Boston, Âm thanh: Những âm thanh nào có thể giúp tạo nên diện mạo tổ
Mỹ chức khu phố?

Âm thanh có thể làm nổi bật bầu không khí một khu phố và cảnh
quan có thể kiếm sóat mức độ tiếng ồn ở môi trường ngoài trời. Sẽ
có những thời điểm khi mà việc trồng cây xanh có thể tạo nên vách
ngăn từ những âm thanh xâm nhập, cụ thể là tiếng ồn xe cộ. Nó cũng
có thể mang tới những nguồn tiếng ồn cơ bản – như tiếng luồng nước
chảy, tiếng chim hót líu lo hay tiếng gió rì rào qua các hàng cây, giúp
tạo nên cảm nhận thân quen - một khoảnh khắc êm đềm trong lòng
thành phố. Các hoạt động gây ra tiếng ồn cũng có thể các khoảng
không gian trung tâm thêm phần sôi động - liệu có được những quầy
bán hàng, trò giải trí theo mùa hay diến nhạc.

Hoa tươi trong vườn Rockefeller, New York


Khứu giác: Hương thơm nào có thể được đưa vào?

Cảm nhận về một khu phố có thể được tăng thêm nhờ những hương
thơm của nó - liệu đó là hương thơm của hoa lá, cà phê hay mùi bánh
mỳ tươi. Ngay cả khi một số loại không mang lại sự dễ chịu với một
số người thì những người khác có thể nhận thấy những mùi nhất định
tạo nên ý nghĩa của một đoạn phố - như là mùi men bia toát lên sự
hiện diện của nhà máy bia. Cung điện Birmingham là ví dụ, kết hợp
âm thanh của nước từ các vòi phun nước và cửa hàng cà phê quyện
hương thơm, mà điều này thu hút mọi người tập trung tại trung tâm
cung điện và tạo nên nguồn hoạt động sống động.

Những người bán hàng rong trên phố ở New York

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 100


5.5.2 NHỮNG KHU PHỐ ĐẶC SẮC

Tăng cường đặc điểm địa phương

Tính đặc sắc địa phương và tính đồng nhất có thể được củng cố thông qua việc thiết kế với:
 việc sử dụng các vật liệu địa phương;
 giữ lại những nét kết hợp về lịch sử - như là việc sử dụng những hình điêu
khắc ở Docklands London, lồng ghép các yếu tố vào trong quanh cảnh
đường phố, như là những dòng xe điện cổ hay nền móng địa chất, hoặc thậm
Trang trí theo kiểu Hà Lan ở chí biến đổi cầu xe lửa chạy thành khu công viên (xem nghiên cứu điển hình
khu không gian công cộng Bastille Viaduct ở trang 72);
 lắp đặt các biểu tượng hay hình tượng, như là những dấu vết trên vỉa hè, hay
là những chiếc là hay hình hoa tượng trưng cho các loài cây ở địa phương
trên các phiến bê tông vỉa hè, và xử lý những khoảng nền như những nghệ
thuật công cộng;
 đưa cộng đồng cùng tham gia, như là những người thợ lát đường, lát đá của
địa phương hay tổ chức các cuộc thi thiết kế ở các trường học tại địa
phương.
Làm sàn đi như khu nghệ thuật công cộng
Trồng cây xanh ở địa phương

Việc trồng cây xanh có thể định rõ một khoảng không gian và chức năng của nó. Việc này
có thể đưa ra phương hướng hay tính đồng nhất, sự cách ngăn hay chia cách. Những
khoảng không gian có thể được lựa chọn để tạo ra những đặc tính khác nhau. Việc sử dụng
các loài cây địa phương hay ở trong vùng chỉ ra bạn đang đứng ở vùng nào trong đất nước
đó – và giữ vững hơn tính đa dạng sinh học. Ở nơi nào có thể, thảm thực vật tồn tại với giá
trị sinh thái và mang lại vẻ đẹp chung cần được bảo vệ, đặc biệt là giảm những tác động từ
các nhà thầu hay các nhà cung ứng. Việc trồng những cây hoa anh đào tại một lô toà nhà và
cây tần bì ở một lô nhà khác nói cho biết bạng đang đứng ở con phố nào. Cây cối, cây bụi,
loài cây che phủ đất, cây leo và những loài hoa theo từng mùa, tất đều có thể được dùng để
nâng cao những nét riêng biệt. Những nét thích thú theo mùa có thể đạt được đồng thời sử
dụng tất cả hoặc chỉ một trong những yếu tố này. Những loài quả ăn được và quả hạch để
Những nét khác thường như là các dãy cột ở khu được giống trồng sẽ mang tính thu hút hơn nữa những chim muông hoang dã.
chợ Hexham, Northhumberland,
nét đồng nhất đặc biệt
Những khu phố xây dựng với chất lượng cao tồn tại trong khoảng thời gian dài
Những đặc điểm về chất liệu và cách thức bảo trì cần thể hiện rõ những chuẩn mực mang
lại nét thu hút bằng mắt thường với chất lượng cao, sự bền lâu và đảm bảo được yếu tố môi
trường. Nguyên vật liệu ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng, và nên được chọn
lọc, gắn liền với “tốc độ thiết kế” theo dự kiến của một đoạn phố. Ví dụ như hòn sỏi vương
ra làm chậm tốc độ đi lại của khách bộ hành và xe cộ đi lại, trong khi bề mặt bằng phẳng
giúp mọi người đi lại nhanh hơn.

Khu sảnh họp, Template Bar, Dublin: Xen cuộc sống với một khoảng trống mới sôi động
Địa điểm Khu văn hoá Dublin nằm nằm ở mặt phía nam Liffey
Nhà thiết Tập đoàn 91
kế
Đơn vị thi Temple Bar Properties
công
Dự án Khu sảnh họp nằm bên sườn Trung tâm chiếu phim Ai len và khu lưu trữ, khu triển
lãm ảnh, khu lưu trữ và trường ảnh quốc gia, trung tâm thiếu nhi Ark và trường kịch
Gaiety với khu nhà hàng Eden nằm ở phía dưới
Chi tiết Tất cả các toà nhà trên khu quảng trường góp phần và mang lại khu mặt tiền sáng tạo
và sống động. Ark là khu trung tâm văn hoá dành cho trẻ em có cả rạp hát, khu trưng
bày, và xưởng học. Khu vực sân khấu ở tầng trệt hướng ra khu sảnh họp trông giống
như khu trình diễn nổi. Khi không dùng đến, sân khấu nằm khuất phía sau rèm cửa
sân khấu. Trung tâm ảnh gồm hai toà nhà – khu triển lãm ảnh và khu lưu trữ và
trường ảnh quốc gia. Hai toà nhà kết hợp lại làm mọi người thêm phần lưu ý tới khu
sảnh này kh các bộ phim được giới thiệu trình chiếu từ toà nhà lưu trữ tới khu phố
triển lãm. Nhà hàng Eden nằm ôm mình với khu sảnh với việc tiếp nối khu bề mặt từ
khu sảnh vào bên trong nhà hàng.
Liên lạc Các kiến trúc sư O’Donnell và Tuomey
Điện thoại: 0035314752500

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 101


5.5.3 KIẾN TRÚC NHỎ TRANG TRÍ ĐƯỜNG PHỐ
Những khoảng không gian công cộng thường tập trung một loạt các yếu
tố cấu thành, hoặc là chỗ ngồi, hàng rào, chỗ đứng trú, dừng chân, hộp
nhỏ, cọc buộc hay các biển báo. Tất cả những yếu tố này cần được lưu ý
cẩn thận.

Sắp xếp gọn những khu vực lộn xộn, ồn ào, huyên náo
Ở những khu vực công cộng thường đặc trưng với những tiếng ồn ào,
huyên náo. Đường phố thường bị chiếm lĩnh với những nét sơn vẽ vàng
trắng nghệch ngoạc, và bày bừa với những thứ được gọi là “vật dụng nơi
đường phố”, bao gồm bất kỳ thứ nào từ ghế dài, cọc buộc, rào chắn, đèn
Những đồ vật trên đường phố được phối kết hợp với nhau chiếu sáng, biển báo và ga xép đến nơi dựng xe đạp và bốt điện thoại.
ở khu Ngân hàng phía nam London

Sự hiện diện/xuất hiện này nhìn chung là do nhiều đối tượng khác nhau sở
hữu và quản lý. Theo cách nhìn tồi tệ nhất, thì không có một sự khâu nối
nào và chỉ được xem xét theo tính chất công việc. Khách bộ hành bị bỏ
qua hay cách ly khỏi nhịp điệu phát triển xã hội kiểu này. Một số những
vật dụng này được giới thiệu trên khu đất “với những bước cải tiến dành
cho khách bộ hành”, tuy nhiên những ngã tư đường so le giành cho khách
bộ hành và những lan can bảo vệ ngăn cản sự di chuyển của khách bộ
hành trong khi cho phép xe ô tô chạy tự do. Lối đi lại tinh vi hơn đạt được
thông qua việc phối kết hợp giữa thiết kế, lắp đặt, phương thức quản lý
bảo trì - đảm bảo tính kiên định về kiểu và màu. Công việc này cần có sự
tham gia đối tác với các bên liên quan nòng cốt, như các cơ quan đường
Những vật dụng trên phố thường không được bộ, chính quyền địa phương và công ty công trình công cộng. Hướng dẫn
sử dụng theo mục đích dự định
thiết kế gồm có:

 di dời những vật dụng dư thừa, không cần thiết và lỗi thời, tạo
nên tầm nhìn hợp lý, với những thông điệp rõ ràng dành cho khách
bộ hành, người đi xe đạp và lái xe;
 thiết kế khoảng không gian để mà chức năng của từng khoảng
không gian thể hiện rõ ràng và nhu cầu sử dụng biển báo, hàng rào
và những vật dụng tương tự được giảm đến mức tối thiểu;
 hoặc che đi hoặc bày ra. Những nhân tố nhất định, như hộp
kiểm tra dịch vụ, là không thể tránh được, nhưng mờ nhạt khi nhìn
bằng mắt thường và thường đặt ở những nơi ngăn trở khách bộ
hành. Chúng tốt hơn hết nên được che đi trong khung cảnh mỹ quan
hay bên hông toà nhà. Nếu nhất thiết phải đặt ở vị trí mở, chẳng hạn
như đèn các cột đèn, thì phần thiết kế, chiều cao và mức độ chiếu
sáng cần được lựa chọn cẩn thận cho khoảng không gian cụ thể. Xử
lý với các vật dụng là cả một vấn đề về nghệ thuật;
 kiến tạo chiến lược kết nối các yếu tố một cách đồng bộ trong
một khoảng không gian, khéo léo lựa chọn chúng theo bối cảnh -
cảnh quan, toà nhà. Cả những thiết kế “đặc biệt” và “tách ra khỏi
khối chung” đều là có thể. Chúng ta nên khuyến khích các nhà thiết
Sự sắp xếp lộn xộn làm giảm chất lượng
các khoảng không gian kế tận dụng tối ưu thiết kế hiện đại hơn là tiếp tục nương tựa vào
phạm vi “truyền thống”.

Thực sự là rừng biển báo, hàng rào, và đèn chiếu sáng

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 102


` Hoà hợp nghệ thuật với địa điểm

Nghệ thuật công chúng có thể góp phần lớn tạo nên đặc trưng cho
một địa điểm và tính đồng nhất, mang con người gần lại với nhau và
xuyên qua các địa điểm. Chất lượng vượt trội có thể đạt được đối
với một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn ngân sách dự án.

Đối với những công trình quy mô rộng, thường có những lợi ích lớn
khi chuẩn bị phương thức nghệ thuật công chúng. Công việc này
nhận ra những vị trí và kiểu công trình và tạo dựng bố cục chung
cho việc nhóm họp các hoạ sỹ và tìm kiếm nguồn ngân quỹ. Ví dụ
như tập đoàn phát triển Cardiff Bay có năm phần trăm tiền thuế thu
được từ công trình nghệ thuật công ở tất cả các dự án trong vùng
của họ, mặc dù một hoặc hai phần trăm là yêu cầu thường lệ hơn.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 103


5.5.4 BIỂN BÁO

Làm cho khu phố đó dễ nhận ra

Biển báo có thể là một vấn đề gây lộn xộn chính và thường
có thể bị sai lạc. Không phải không xảy ra thường xuyên,
biển báo duy nhất được dành cho các xe cộ đi lại, để mà
một người mới đến đi bộ trên phố có thể tìm thấy mình
loanh quanh những hệ thống một chiều. Câu trả lời nằm ở
đây là:
 thiết kế nhất quán và phối kết hợp những nhân tố
này trên một diện tích rộng;
 tạo dựng những cấu trúc địa điểm dễ nhận ra để
giảm thiểu nhu cầu ký hiệu đặc biệt những ký
hiệu liên quan đến hướng giao thông và việc kiểm
soát giao thông;
 tập trung biển báo dành cho khách bộ hành ở
Biển báo chất lượng cao, Khu ngân hàng phía nam
London (Nhà thiết kế: Lifschutz Davidson) những điểm nút cụ thể ở địa điểm được thiết kế;
 tuyến đường ngầm được xác định với kiểu mặt
bằng được lát.

5.5.5 ÁNH SÁNG

Chiếu sáng cảnh quan

Thường thường những hệ thống ánh sáng được lựa chọn


cho mục đích chiếu sáng đường cao tốc. Chúng thường nằm
ngoài phạm vi và xấu xí. Bằng cách thiết kế những đoạn
phố với chiếu sáng đầy đủ dành cho khách bộ hành, với lưu
ý cụ thể dành cho những điểm thường diễn ra xung đột xe
cộ/khách bộ hành, các khu phố được bố trí an toàn hơn và
không còn bị đe doạ, nhưng cần lưu ý tránh những sự ô
nhiễm ánh sáng không cần thiết.

Có thể có được ánh sáng thông qua hệ thống đèn trên cao,
đôi khi được lắp đặt trên các toà nhà, cũng như từ các cột
đèn, đèn treo cao, từ các toà nhà và đèn ở khu mặt tiền và
Đèn chiếu sáng dành cho mọi người thay thế cho ô tô các cửa hiệu. Qua tất cả các nguồn lực có sẵn, mức độ ánh
Các khu vực tập trung vào yếu tố môi trường Ladbroke Grove
(Nhà thiết kế: Tibbalds Monro)
sáng lý tưởng có thể đạt được, mang lại sự chú ý tới một số
bộ phận, nhưng dấu đi những bộ phận khác. Bóng và màu
ánh sáng có thể tạo nên hình khối ba chiều, thay đổi nhận
thức địa điểm và trở nên một quang cảnh ngoạn mục vào
ban đêm. Càng có nhiều ánh đèn, càng có sự khuyến khích
hơn nữa các hoạt động thời gian ban đêm.

Đèn chiếu sáng chất lượng cao mang lại cuộc sống
cho khu thị trấn Grainger thuộc vùng Newscastle-upon-Tyne

Chiến lược xây dựng hệ thống đèn chiếu


sáng khu ngân hàng phía Nam, London

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 104


Newcastle Quayside: sự phục hưng khu cảng
Địa điểm Mặt phía bắc sông Tune, Newcastle
Đội thiết kế Các nhà quy hoạch tổng thể: Terry Farrell&Co
Kiến trúc sư: Napper Partnership (Blue Anchor)
Jane Darbyshire & David Kendall Ltd. (Trung tâm thể thao
Ouseburn Water)
Chi tiết Quayside đã là khu cảng năng động ở Newcastle từ thời kỳ La Mã.
Tiếp tục trưởng thành qua giai đoạn Trung cổ, khu cảng phát triển
lên đến cực điểm vào cuối triều đại của Nữ hoàng Victoria. Sau đó,
là sự suy tàn và tình trạng sụp đổ diện rộng vào những năm 1970.
Quayside là sự phát triển tàu đô đốc của Tập đoàn phát triển Wear,
và hiện nay là một dự án chủ chốt cho Cơ quan Phát triển vùng. Các
nguyên tắc thiết kế đô thị được thể hiện trong Hướng dẫn quy hoạch
tổng thể/Bảng nguyên tắc hoạt động bao gồm những vấn đề như
nhận định rõ về khu Quayside, những xem xét thẩm mỹ, chất liệu,
Chi tiết góc phố nghệ thuật nơi công cộng và cảnh quan.
Blue Blue Anchor Court, căn nhà bán hạ giá được xây dựng ở miền Trung
Anchor Newcastle trong hơn nửa thập kỷ qua, là dự án khởi đầu ở trong
Court chương trình cải tạo Quayside. Một loạt các sân nhỏ xoay quanh căn
nhà hai/ba gác, được thể hiện theo quy mô truyền thống của tòa nhà
Trinity và củng cố thêm kết cấu công trình đô thị.
Trung tâm Trung tâm Ouseburn Watersports với những hình ảnh đầy lý thú nằm
Ouseburn ở điểm phía đông Quayside mang đến cho địa điểm độc nhất vô nhị
Watersports này bước ngoặt mà nó hoàn toàn xứng với – tháp đèn hiệu, thiết kế
hàng hải, và những vật dụng mang biểu tượng.
Lưu ý về Ở Quayside bắt gặp những kiến trúc theo đường kẻ và được tô điểm
Khu nhà liền kề nhau, Blue Anchor Court họa tiết thêm với những lưu ý về họa tiết. Được thể hiện ở nghệ thuật công
cộng – mặt tiền, ở các khu sân nhỏ và trục đường dành cho người đi
bộ - những hình ảnh thu hút này được nhận định là “cảm nhận” về
ngành hàng hải, cộng thêm “chiều sâu” về thời kỳ từng trải của nó.
Những Quayside có lẽ được mô tả đẹp nhất như là một chuỗi những không
không gian gian đan xen nhau, cả những nét riêng và những nét chung, với các
đan xen tòa nhà lớn nhỏ, mà cùng gắn với nhau thành một khối tổng thể với
nhau những nét giản dị nhưng tiêu chuẩn cao trong thiết kế đô thị.
Liên lạc Hội đồng thành phố Newcastle, Trung tâm dân dụng, Phát triển quy
Kiến trúc đặc sắc khu Quayside hoạch,
Newcastle-upon-Tyen, NE18QN Tel: 01912328520

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 105


5.6. AN TOÀN VÀ CẢM GIÁC AN NINH
An toàn và an ninh là những nhân tố chủ chốt trong bất kỳ thời kỳ phát triển đô thị. Những sáng tạo phù hợp đảm bảo sự
an toàn của cá nhân và cộng động ở các thành phố là một vấn đề phức tạp; khái nhiệm về an toàn hay sự đe dọa không phải
lúc nào cũng liên hệ trực tiếp với những rắc rối tội phạm. Chúng ta cảm thấy thoải mái và tự tin khi ở những khu vực có
được những cái nhìn bao quát và hệ thống chiếu sáng đầy đủ, nơi mà chúng ta cảm thấy chúng ta có thể được những người
khác nhìn thấy và nghe thấy. Thiết kế mang tính chiều sâu là một công cụ quan trọng tăng cường cảm giác sảng khoái của
con người và làm cho những khu phố trở nên thân thiện với người sống xung quanh. Nó có thể giúp mở rộng càng nhiều
càng tốt mối quan hệ của nhiều nhóm người sống liền kề và tạo nên không khí cùng chia sẻ khi sống trên cùng con phố và
sử dụng những vật dụng công cộng.

Có một bằng chứng khá phong phú là sự kết hợp nhạy bén việc thiết kế, công tác quản lý và sự tham gia của cộng đồng sẽ
mang lại tính hiệu quả khi tạo ra những môi trường ổn định và giảm bớt những hành động gây hại xung quanh cũng như
những rủi ro và e sợ về tội phạm và bạo lực. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất cho sự an toàn của cộng đồng và
ngăn ngừa tội phạm là tạo ta những vùng đô thị với cuộc sống sống động và những khoảng không gian công cộng dễ nhìn
thấy và quan sát.

5.6.1 TẠO DỰNG TRONG SỰ AN TOÀN

Cần có ba nguyên tắc chính để tạo dựng trong sự an toàn, đó là:


đảm bảo sự giám sát tự nhiên và sự hiện diện của con người
Việc này đạt được bằng cách:
 xây dựng mặt tiền nhà trên các khu công cộng (xem 3.7.1 và
5.1.2)
 có được tầm nhìn ra ngoài phố và giảm thiểu những mặt tiền
để trống (xem 5.2.1)
 thiết kế mang lưới đường phố đồng bộ, hơn là để nhiều ngõ
phố cụt (xem 3.1.3);
 đặt bãi để xe trước mặt đường tòa nhà hay ở những sân nhỏ
trang bị an ninh đầy đủ;
 cần thận không để cây trồng mọc quá cáo hoặc quá dầy, vừa
phải để có thể nhìn qua ở những vị trí nhất định.
giảm thiểu xung đột
bằng cách tạo ra những tuyến đường an toàn khi đi bộ hay đi xe (xem 4.1 và
4.2)
Hàng rào an ninh như là một công trình nghệ thiết kế một khu vực lãnh thổ và với sự tham gia chung của cộng đồng xung
thuật, chấn song thánh đường
Dublin
quanh
Khi mọi người nhìn vào một không gian công cộng như là không gian của
chính họ, họ bắt đầu có trách nhiệm về không gian đó. Những địa điểm được
thiết kế tạo nên cảm giác chủ sở hữu, cùng nhau bảo vệ và gìn giữ (một nhân
tố được nhấn mạnh trong thiêt kế của Làng thiên niên kỷ Greenwich).

5.6.2. NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VÀ KHU VỰC CÔNG CỘNG


Nếu cần có hàng rào an ninh, thì việc thiêt kế cũng nên làm như công
việc điêu khắc
Các tòa nhà và khoảng không riêng có được được giữ an ninh hơn mà không
cần phải sử dụng đến những hàng rào dây thép gai, cọc buộc, cánh cửa chắn
và các biện pháp giữ gìn an ninh khác. Việc tạo ra những lãnh thổ bổ trợ là sự
chấp thuận sự thất bại; cả những biện pháp an ninh tư và công cộng thường
Cồng vào thiết kế như một công trình
hủy hoại chất lượng đô thị. Những đoạn phố xây dựng đồng bộ với sự giám
điều khắc, Lieth, Edinburgh sát không chính thức sẽ đi dọc theo đoạn đường dài nhằm thúc đẩy sự an
ninh, nhưng nếu như các dụng cụ chi tiết được nhận thấy là cần thiết, thì với
sự thiết kế khéo léo, những dụng cụ này có thể biến thành những công trình
nghệ thuật.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 106


Nhìn thẳng ra đường chính
Đường ra vào từ tất cả các tòa nhà nên được giám sát thích hợp và rõ ràng.
Trong trường hợp những cổng ra vào chính tới các địa điểm làm việc, tòa
nhà thương mại và khu công cộng, thì cần có được sự kết hợp đầy đủ giữa
con người và các công nghệ lắp đặt, cùng với hệ thống ánh sáng, giao thông
công cộng, nơi đỗ xe và tuyến đường thuận tiện nhìn ra được từ tòa nhà
chính.

Làng thiên niên kỷ Greenwhich: “những nhóm người ngồi tán gẫu” và
không gian xã hội
Địa điểm Nơi định cư mới ở hòn đào Greenwhich
Diện tích 13 ha
vùng
Nhóm thiết Nhà quy hoạch: Ralph Erskine
kế Điều phối thiết kế giai đoạn I: Hiệp hội Hunt Thompson
Quản lý dự án: Trench Farrow&Partners
Kiến trúc sự: Baker-Brown&McKay, Cole Thompson
Kỹ sư giám sát cảnh quan và sinh thái: Battle Mc. Carthy
Liên hiệp Countryside Properties plc, Taylor Woodrow plc,
các nhà Tập đoàn nhà ở Moat và hiệp hội nhà ở Ujima
phát triển
Chính London Borough of Greenwich
quyền địa
phương
Dự án Các tòa nhà và các khoảng không gian mở đã được thiết
kế nhằm thúc đẩy mối quan hệ giao lưu xã hội và những
cảm nhận về cộng đồng. 1.337 nóc nhà sống tụ họp thành
5 nhóm theo 300 hộ gia đình được tập trung ở nơi công
cộng, mà theo đó được chia nhỏ thành từng cụm nhỏ hơn,
theo những “nhóm túm tụm” từ 30-50 nóc nhà. Điều này
thể hiện một số lượng lớn các thành viên trong cộng đồng
nhìn nhận với nhau trong mối liên hệ thân thiện mà không
hề có sự gò ép.
Chi tiết 1.337 nóc nhà sống xen lẫn nhau được quy hoạch, cùng
với các điều kiện sinh hoạt xung quanh như cửa hàng, văn
phòng, trạm y tế, trường học, trung tâm cộng đồng, đài
truyền hình, câu lạc bộ du thuyền và công viên sinh thái
Liên lạc Ralph Luck, Giám đốc phát triển
Dự án khu đào Greenwich, Cộng tác anh
Tel: 020 78811607
Fax: 02077304979

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 107


TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 108
6.1 Quản lý quá trình thiết kế 6.2 Bước 1: Khởi sự 6.3 Bước 2: Đánh giá tình hình 6.4

THỰC HIỆN
Bước 3: Tạo cấu trúc của thành phố và tổ chức mạng lưới đường 6.5 Bước 4: Lập chi tiết
của địa điểm 6.6 Bước 5: Theo dõi

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 109


Việc xem xét một số trường hợp điển hình cho thấy rằng những thành công nói
chung đều có được từ:

• một sự đồng tâm nhất trí rộng rãi phấn đấu vì chất lượng sản phẩm, từ các
cộng đồng có liên quan, các chủ đất, các cơ quan công quyền, các cơ quan tài
trợ, các tổ chức tình nguyện và đội ngũ thiết kế và quy hoạch chuyên nghiệp;
• sự thành lập một quy trình đánh giá và quản lý thiết kế thích hợp hoạt động
tốt trong mỗi giai đoạn của dự án, với cơ chế quản lý dự án và báo cáo minh
bạch;
• sự tập hợp ngay từ đầu một đội ngũ chuyên nghiệp đa ngành có trình độ cao
làm việc với tinh thần nhất trí vì sứ mệnh đã được xác định và các mục tiêu dự
án đã được chấp thuận.

Vì thế, chương này cung cấp một khung kế hoạch cho việc xem xét làm thế nào
để tổ chức một quy trình thiết kế. Cho dù mục đích chính của Tài liệu Tóm tắt
này không phải là nhằm cung cấp sự tư vấn chi tiết về việc thực hiện thiết kế,
nó cũng rất cần thiết để giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc
quản lý quy trình thiết kế một cách thích hợp và có tổ chức. Điều này có nghĩa
là việc lập kế hoạch cho nhiều hoạt động khác nhau và quá trình tham gia của
cộng đồng có thể giúp cho công việc tập trung vào chất lượng để có thể duy trì
hoạt động suốt thời gian dự án, từ giai đoạn khởi đầu cho đến xây dựng và quản
lý hoạt động đang diễn ra. Để đạt được thành công, điều quan trọng là quá trình
thực hiện thiết kế phải được xác định rõ và mỗi bước của nó sẽ góp phần vào
việc thực hiện mục tiêu lâu dài.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 110


GIAI ĐOẠN

1 KHỞI SỰ CÁC SẢN PHẨM CÓ THỂ


CHUYỂN GIAO
• Tập hợp nhóm chỉ đạo và nhóm khách hàng • Thành lập một đội ngũ dự án đa ngành • TÓM TẮT DỰ ÁN
chủ chốt • Xác định bảng đề cương công việc, trách nhiệm và những • KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
• Chọn người quản lý dự án việc ủy quyền DỰ ÁN
• Thiết lập mục tiêu của dự án • Thiết lập những mục tiêu tổng quát, phạm vi hoạt động và kế • CÁC ĐỀ NGHỊ DỰ ÁN
• Vạch chiến lược và các yêu cầu về tài nguyên hoạch thực hiện BAN ĐẦU
của nó • Xác định ngân sách là các nguồn tài trợ
• Đánh giá những đóng góp của nhóm và chuẩn bị một chương
trình
• Quyết định các đường thông tin liên lạc
• Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng
• Thiết lập một quy trình đánh giá để giám sát và kiểm soát
KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ VÀ KÝ CHẤP THUẬN

2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (CHƯƠNG 2)


• Thu thập các dữ liệu và thông tin có sẵn • Chuẩn bị một phân tích áp dụng phương pháp SWOT • ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN VÀ
• Thực hiện việc phân tích địa điểm và đánh giá • Thực hiện việc “lập kế hoạch thực tiễn” hoặc lên kế hoạch BÁO CÁO MÔ TẢ
tình hình thực hiện các hội thảo khi cần thiết •THIẾT KẾ NHỮNG
- Đáng giá cộng đồng • Lập ra những nguyên tắc và mục tiêu thiết kế. NGUYÊN TẮC, MỤC
- Phân tích chính sách quy hoạch • Thỏa thuận về “mục tiêu tổng thể” và những ý tưởng mang TIÊU, SỨ MỆNH VÀ
- Đánh giá đặc tính tính khái niệm ban đầu NHỮNG Ý TƯỞNG
- Đánh giá về môi trường và cảnh quan. MANG TÍNH KHÁI NIỆM
- Phân tích sự tiến triển BAN ĐẦU
- Đánh giá mức cung và cầu trên thị trường
- Tính khả thi về kỹ thuật
• Họp với các đối tác và nghiên cứu ý kiến người
dân địa phương
• Liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ hợp pháp
• Kiểm tra lại thông tin
KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ VÀ KÝ CHẤP THUẬN

3 TẠO CẤU TRÚC THÀNH PHỐ VÀ TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG (CHƯƠNG 3&4)
• Xác định các tiêu chuẩn đánh giá • Phác thảo hình thức phát triển, nội dung và sự phối hợp
• Khẳng định trường hợp ban đầu • Giải trình kế hoạch
• Tổng hợp ý kiến (nếu cần thiết) • Tiến hành đánh giá tác động môi trường, công đồng và giao
• Những ý kiến đánh giá thông đánh giá tài chính
• Thiết lập phương pháp tiếp cận được yêu thích • Chuẩn bị những hướng dẫn cho việc thiết kế đô thị
• Trình bày lý do thiết kế cho nhóm khách hàng/ • Xác định cơ chế chuyển giao
diễn đàn của cộng đồng (tùy theo phạm vi của dự • Đánh giá dự án (nội bộ và cộng đồng)
án)

KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ VÀ KÝ CHẤP THUẬN

4 LẬP CHI TIẾT CỦA ĐỊA ĐIỂM (CHƯƠNG 5)


• Xác định những ưu tiên (ngắn/trung/dài hạn) • Phát triển Kế hoạch Tổng thể chi tiết • KẾ HOẠCH TỔNG THỂ
• Chuẩn bị Chương trình và Kế hoạch Hành - những kế hoạch cho từng phần CHI TIẾT
động - những hình ảnh 3 chiều • HƯỚNG DẪN HOẶC
• Tập trung vào việc triển khai thiết kế chi tiết và - Tóm tắt về những thiết kế đô thị theo chủ đề hoặc ở các địa QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ
tính khả thi của những dự án ưu tiên điểm cụ thể. • BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ
• lên chi tiết cho cơ chế và chương trình chuyển giao SỰ TRIỂN KHAI
• KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG
KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ VÀ KÝ CHẤP THUẬN

5 THEO DÕI
• Khẳng định lại những bố trí về quản lý và thực • Chính thức hóa các thủ tục đánh giá thiết kế • CHIẾN LƯỢC THỰC
hiện • Giám sát sự thực hiện căn cứ trên những nguyên tắc, mục HIỆN
• Chấp thuận chính thức kế hoạch tổng thể/ các tiêu thiết kế và những ý định trong Kế hoạch Tổng thể. • CÁC ĐỀ NGHỊ DỰ ÁN
báo cáo tóm tắt • Đồng ý cập nhật các hoạt động RIÊNG LẺ
• Những đề nghị về thị trường/ khuyếch trương • CÁC BÁO CÁO GIÁM
hoạt động SÁT
• Duy trì sự tham gia của cộng đồng
• Tạo sự chú ý của giới báo chí

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 111


Những lưu ý đối với Hướng dẫn Mua sắm của Bộ Tài chính
Hoàng gia,
6.1 QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ
Những lưu ý này liên quan đến tất cả các lĩnh vực về mua sắm ở
các cơ quan nhà nước (và tập trung vào công tác xây dựng). Trên
cơ sở này, việc quản lý thiết kế nằm trong những nguyên tắc căn
Biểu đồ ở trang bên cung cấp một khung kế hoạch đã được đơn giản hóa
bản về thực hiện tốt được nêu ra trong một bộ “sách mỏng” . cho việc quản lý quá trình thiết kế. Nó trình bày diễn tiến mà khách hàng
Những lưu ý này cũng nhận thấy được tầm quan trọng của thiết kế
trong việc đạt được những giá trị cao về tiền bạc đồng thời cân đối
hợp đồng và nhóm thiết kế phải trải qua và nhấn mạnh vào những bước
với khả năng chi trả cho một thiết kế tốt. Chúng cũng nhằm mục chính: từ giai đoạn khởi sự dự án đến lúc hoàn tất thiết kế chi tiết và quá
đích bổ sung và thay thế những lưu ý về Hướng dẫn Mua sắm của
Trung Ương do Bộ tài chính ban hành trước đây.
trình quản lý. Phần còn lại của chương này mô tả tóm tắt mỗi giai đoạn
và đối chiếu với hướng dẫn thiết kế cũng được bao gồm trong phần còn
Bộ tài liệu này gồm có 9 tài liệu, nhan đề của chúng được liệt kê
dưới đây. Ở thời điểm hiện tại, chỉ mới có 6 trong số tài liệu này
lại của tài liệu, với một số tài liệu tham khảo.
được xuất bản (số 1-6) . Ba tài liệu còn lại sẽ được xuất bản trong
năm 2000.
Cần lưu ý rằng, biểu đồ này là dành cho “quá trình thiết kế đô thị” chứ
1 Những yêu cầu quan trọng đối với Mua sắm trong Xây dựng không phải là cho một quá trình phát triển. Vì thế, nó chỉ là một phần
(tháng 12/97)
2 Giá trị tiền tệ đối với Mua sắm trong Xây dựng (tháng 12/97)
khung của một quá trình, có nghĩa là trong thực tế thì phải có thêm nhiều
3 Chỉ định các Chuyên gia và các Nhà thầu (tháng 12/97) chi tiết hơn là những diễn tiến mà nó thể hiện ở đây, đòi hỏi nhiều khâu
4 Sự chung sức, hợp tác và những động lực khích lệ (tháng 7/ 99)
5 Các chiến lược về Mua sắm (tháng 6/99)
phản hồi ý kiến, lặp đi lặp lại công tác đánh giá và xem xét. Mục đích
6 Những Hiệu quả về Tài chính của các Dự án (tháng 6/99) chính là để nhấn mạnh rằng nhìn về tổng thể thì biểu đồ này có thể áp
7 Những chi phí trọn bộ (chưa phát hành)
8 Đánh giá và Phản hồi về Dự án (chưa phát hành)
dụng được cho những địa điểm rộng lớn, nơi cần có nguồn đóng góp,
9 Các điểm chuẩn (chưa phát hành) nhu cầu về một phương pháp tiếp cận với việc quản lý thiết kế là có thực
Tất cả số tài liệu này có thể thu thập được từ:
Phòng thông tin công cộng của Bộ Tài chính
đối với mọi cấp độ của việc triển khai thiết kế. Trong lúc quá trình thiết
Phòng số 89/2 kế đô thị cần phải được điều chỉnh theo tình huống, thì điều quan trọng là
Bộ Tài chính Hoàng gia
Đường Parliament
nó phải tuân theo một quy trình có thứ tự. Quy trình này gồm có:
London SW1P 3AG
Tel: 0717 207 4558
www.treasury.gov.uk/gccp
• một đầu mối liên hệ duy nhất đối với việc quản lý quá trình thiết kế ;
Những lưu ý về hướng dẫn Mua sắm của Trung Ương cũng có thể • những nhiệm vụ và trách nhiệm được xác định rõ ràng.
thu thập được từ địa chỉ này, nhưng chúng sẽ được rút ra dần bởi
vì chúng đã được bao gồm trong số 9 tài liệu nói trên. Mỗi tài liệu
• sự đánh giá và chấp thuận của khách hàng đối với sự hoàn thành của
nói trên đều có tham khảo những lưu ý Hướng dẫn Mua sắm của từng giai đoạn, liên hệ với việc thực hiện những “đầu ra” hoặc “kết quả”
Phòng Trung Tâm mà chúng thay thế, nhưng không theo trình tự
của những lưu ý này.
(như trong Khung Kế hoạch Triển khai hoặc Hướng dẫn Thiết kế);
• một hệ thống kiểm soát ngân sách được xác lập, việc xác định các
Tài liệu tham khảo: nguồn tài trợ và kế hoạch thời gian;
Quản lý Dự án và Mua sắm trong Thiết kế
• Các Hiệp hội của Anh: “Sổ tay về Quản lý Dự án”.
• Một chiến lược về quản lý và cơ chế chuyển giao để cho dự án có thể
• Hướng dẫn về các Dịch vụ của Cộng đồng Châu Âu thực hiện được
(92/50/EEC) có hiệu lực từ ngày 1/7/1993 (Mức 200.000 EURO).
Hướng dẫn này là về việc mua sắm cho nhiều loại dịch vụ khác
nhau và là một phần chính (liên quan đến mức giới hạn) nhằm tác
động vào quá trình thiết kế. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến những kế
hoạch thời gian được đưa ra để mời thầu và chấp nhận thầu.

• Hướng dẫn về các Công trình của Cộng đồng Châu Âu


(71/305/EEC) của năm 1976 được điều chỉnh bởi hướng dẫn
(89/440/EEC) vào năm 1989, những quy định về Hợp đồng các
Công trình Công cộng theo Luật của Anh quốc năm 1991 (SI
2680) (mức 5 triệu ECU). Hướng dẫn này nhắm vào việc mua sắm
của các công trình và do vậy chúng ta cần nhận thức được điều
này trong suốt quá trình thiết kế bởi vì, tùy thuộc vào giá trị giới
hạn, nó có thể ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian mời thầu và chấp
nhận thầu. Những lưu ý đối với Hướng dẫn Mua sắm của Bộ Tài
chính Hoàng gia (xem trang đối diện)
• Những lưu ý đối với Hướng dẫn Mua sắm của Trung Ương / Bộ
Tài chính Hoàng gia

Những Nguyên tắc về thiết kế đô thị và Mua sắm


• Các Hiệp hội của Anh / Diễn đàn các làng đô thị (1998)
‘Đánh giá địa điểm” .
• Các Hiệp hội của Anh (1996) ‘Thời gian dành cho thiết kế I’.
• Các Hiệp hội của Anh (1996) ‘Thời gian dành cho thiết kế II’.
• Đội Quản lý Đô thị (1999) ‘Hướng đến sự Phục hưng Đô thị”.
• Diễn đàn cáclàng đô thị (1992 và 1998) ‘Các làng đô thị’.
Các tiêu chuẩn chất lượng
• Sở Môi trường, Vận chuyển và các Khu vực phối hợp với Công
ty Kinh doanh Nhà ở (1998) ‘Các chỉ số về Chất lượng Nhà ở’.
• Công ty Kinh doanh Nhà ở (1998) ‘Các tiêu chuẩn Phát triển Kế
hoạch’
Tính Khả thi về Kinh tế
• Bentley và các tác giả khác (1987) ‘Những môi trường có thể
tiếp cận’ tóm tắt làm thế nào để kiểm tra tính thực thi về kinh tế
(Chương 2).
• Bộ tài chính Hoàng gia (1997) ‘Đánh giá và thẩm định ở cấp
Trung Ương” - Cuốn sách Xanh” – Kho bạc Nhà nước
• Diễn đàn các làng đô thị (1998) ‘Kinh tế học về Làng đô thị”

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 112


Những gợi ý đấu thầu các 6.2 BƯỚC 1: KHỞI SỰ
Chuyên gia Thiết kế Đô thị
• Sử dụng những thủ tục thẩm định Xác định động lực chính đằng sau mỗi dự án, xem thử nó xuất phát từ cộng
chuyên môn để chọn lọc (từ 4-6 đồng, các hiệp hội tư nhân các nhà chức trách địa phương hay các cơ quan chính
nhóm là tối đa) quyền khác. Điều này sẽ giúp chúng ta tổ chức được một nhóm hoặc ban chỉ đạo
• Dành đủ thời gian cho quá trình của các đối tác địa phương, có thể bao gồm cư dân, chính quyền địa phương, các
đấu thấu (4 tuần đối với việc thẩm doanh nghiệp, các viện, cộng đồng và các nhóm có mối quan tâm đặc biệt. Một
định chuyên môn, và 4 tuần để đấu khi được thành lập, nhóm này sẽ giám sát nhóm khách hàng chủ chốt, và sẽ có
thầu). trách nhiệm dẫn dắt hoạt động của dự án. Một giám đốc dự án, (hoặc người
• Với các nhóm được thẩm định trưởng nhóm/ người bảo trợ dự án), được cử ra với trách nhiệm chính là điều
chuyên môn, tập trung vào việc phối và tổ chức thực hiện dự án.
đánh giá nhóm và phương pháp
thực hiện nhiệm vụ được giao. Một cuộc đánh giá ban đầu do khách hàng thực hiện nhằm xác định những vấn
• Xem xét việc thành lập những hệ đề chính một cách toàn diện sẽ là điều cần thiết, nếu dự án mới được bắt đầu.
thống đánh giá trước khi kêu gọi Một cuộc hội thảo thời kỳ đầu/ cuộc họp lấy ý kiến của một nhóm các chuyên
nộp hồ sơn và đấu thầu – và phải tổ gia trong nhiều lĩnh vực và các cơ quan khách hàng có thể giúp ích được rất
chức chúng một cách rõ ràng. nhiều trong việc đặt cơ sở ban đầu cho dự án. Các mục tiêu dự án sẽ được thiết
• Xem xét làm sao để sử dụng tốt lập cùng với một khung sơ lược về chiến lược hoạt động làm sao để có thể đạt
nhất giá trị đồng tiền. Tư tưởng “tốt được mục tiêu và các yêu cầu về tài chính. Những xem xét về thực hiện thiết kế
nhất là rẻ nhất” trong trường hợp cũng phải được đặt đúng chỗ ngay từ đầu. Thông tin này sẽ hình thành cơ sở của
của công việc này là không thích một bản tóm tắt về dự án, mà sau này sẽ được đưa vào tài liệu chính thức của
hợp. Một hệ thống 2 phong bì (các dự án như một phần của kế hoạch thực hiện dự án, nêu rõ:
đề xuất Kỹ thuật và Tài chính) , với
những đề nghị về tài chính chỉ có • những người tham gia vào dự án, tên và địa chỉ liên hệ;
thể được xem xét khi đã chọn được • những đóng góp của nhóm, trách nhiệm, ủy quyền,
đề nghị tốt nhất về kỹ thuật (đáp • bản mô tả công việc tổng quát, mục tiêu, phạm vi công việc, và các sản phẩm
ứng những lưu ý về hướng dẫn mua có thể chuyển giao;
sắm của Bộ Tài chính) • xác định ngân sách và các nguồn tài trợ;
• Phù hợp với Hướng dẫn về các • những trở ngại trong việc mua sắm, các kênh thông tin liên lạc và cơ chế báo
Dịch vụ của Châu Âu 92/50/EEC cáo;
• những tính toán của chương trình và quá trình đánh giá đối với việc giám sát
và kiểm soát.

Một (hay nhiều) nhóm dự án đa thành phần thường được yêu cầu phải đệ trình
những bản dự án đề nghị nếu phù hợp, theo sau một quá trình đấu thầu. Việc
chỉ định sẽ được khẳng định sau những cuộc thương lượng với nhóm tuyển chọn
(xem bảng bên cạnh để biết về những gợi ý cho việc đấu thầu). Việc này sẽ giúp
ích trong việc phối hợp về phương pháp thực hiện và là bước đầu quan trọng
trong việc xây dựng tinh thần hợp tác giữa cơ quan khách hàng và nhóm dự án.

Dự án cần phải khuyến khích sự tham gia tích cực của các ban ngành trong cộng
đồng ngay từ đầu. Hoạt động tương tác giữa các thành viên trong nhóm và sự
cam kết của địa phương đối với toàn bộ quá trình qua hình thức ủng hộ tài
chính, những giúp đỡ bằng hiện vật, thời gian làm việc tình nguyện sẽ tạo cho
họ ý thức sở hữu dự án, và kết quả là nó sẽ giúp cho việc duy trì năng lực tiềm
tàng để thực hiện các dự án.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 113


6.3 BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Việc thu thập những dữ liệu và thông tin có sẵn sẽ giúp ta tránh lặp lại sai lầm cũ.
Như đã đề cập ở Chương 2, một sự đánh giá đầy đủ về tình hình sẽ được xây dựng
trên cơ sở này. Những thông tin thu thập phải bao gồm:

• đánh giá cộng đồng/ kiểm toán;


• phân tích về các chính sách quy hoạch (kể cả các Kế hoạch Phát triển Khu vực);
• đánh giá tính chất;
• đánh giá môi trường và cảnh quan (bao gồm những nghiên cứu về địa hình, địa
lý, điều kiện đất đai và khả năng bị ô nhiễm, nếu phù hợp);
• phân tích khuynh hướng vận động;
• phân tích điều kiện cung và cầu của thị trường,
• tính khả thi về kỹ thuật (kể cả khả năng sẵn sàng của các dịch vụ).
Nghiên cứu tình hình ở khu vực Granton
Waterfront
Tất cả các vấn đề này đều cần tổ chức họp với các bên đối tác, nghiên cứu ý kiến
của người dân địa phương và phân tích những nhu cầu của cộng đồng, tìm hiểu
thông tin lưu trữ và xem xét những tài sản của địa phương. Làm việc với các nhà
cung cấp dịch vụ hợp pháp sẽ giúp bảo đảm rằng các đề xuất dự án sẽ có được một
nền tảng vững chắc.

Việc đánh giá tình hình sẽ bắt đầu bằng việc đề xuất những phương pháp triển khai
có tiềm năng và có thể thực hiện để dự án có thể hoạt động. Thông tin thu được
phải được kiểm tra và tóm tắt lại theo phương pháp phân tích SWOT (xem mục
2.6) hoặc các phương pháp tương tự. Một phần quan trọng của phương pháp này là
xác định những trở ngại thực tế bất kỳ trong tương lai đối với việc sử dụng đất mà
sẽ gây tác động đến sự triển khai dự án.

Sự phân tích như thế có thể được thực hiện như là một phần của việc “Lập Kế
hoạch Thực tiễn” hoặc là một chương trình hội thảo chuyên môn về thiết kế chẳng
hạn, mà sẽ cung cấp nhiều phương pháp hữu ích cho việc thu thập ý tưởng, tạo sự
nhất trí, và tập trung vào sự tham gia của cộng đồng.

Phân tích SWOT cung cấp những lý do cơ bản cho việc chuẩn bị những nguyên
tắc và mục tiêu thiết kế để dự án hướng đến. Trước khi sang bước tiếp theo, một
“sứ mệnh” tổng quát phải được chấp thuận, những lợi ích chung phải đạt được giữa
những người tham gia và những ý tưởng mang tính khái niệm ban đầu được đưa
ra thảo luận, là những vấn đề sẽ giúp ích trong việc tập trung vào triển khai Kế
hoạch Tổng thể.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 114


6.4 BƯỚC 3: TẠO CẤU TRÚC THÀNH PHỐ VÀ TỔ
CHỨC MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
Bây giờ thì các đề nghị đã trở nên tập trung hơn vào việc làm thế nào để một
địa điểm có thể được cải thiện, một hình thức thành phố mới sẽ được tạo ra
và các họat động mới sẽ được thêm vào. Những lời khuyên ở Chương 3 và 4
trở nên bổ sung cho nhau khi kế hoạch được hình thành. Đối với dự án và các
nhóm khách hàng, cần phải có sự nhất trí về các tiêu chuẩn đánh giá để có thể
đánh giá được cách thực hiện nào là tốt nhất. Nhìn chung thì nó phải kết hợp
được những nguyên tắc thiết kế với nhu cầu của cộng đồng, khả năng về kinh
tế, và tính khả thi về kỹ thuật. Điều quan trọng là chiến lược đền bù đất đai có
theo đúng ý định của kế hoạch thiết kế hay không theo yêu cầu chứ không
phải là theo hướng ngược lại.

Ở những địa điểm bị ô nhiễm nặng, cần phải xem xét lại bố cục của thiết kế
để làm sao cho nó đem lại chất lượng cao nhất và giải pháp kinh tế nhất.
Cách xử lý ô nhiễm phải là một phần mang tính sáng tạo trong quá trình thiết
kế. Việc triển khai thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại và phải có sự đánh
giá thường xuyên đối với tất cả mọi vấn đề cũng như đối với việc thu thập
thêm thông tin.

Trong vài trường hợp căn bản cần được khẳng định, thì sẽ có sự so sánh giữa
“không làm gì cả” và những lựa chọn khác. Theo lý thuyết thì những điều
này sẽ không cho ra được trên 3 hướng chiến lược khác nhau, cho dù là đối
với một địa bàn nào đó rộng lớn hơn. Đôi khi, cách được ưa thích nhất đã trở
nên quá rõ ràng đối với đội ngũ thiết kế tới nỗi những sự chọn lựa có định
hướng trước trở nên không cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả trong một bối cảnh
như thế, một quá trình thực hiện quyết định về quản lý cần phải được ghi
chép lại để có thể đưa ra bằng chứng khi có kiểm tra, và tạo điều kiện cho
một “cuộc đánh giá được thực hiện tốt nhất”’.

Sự đánh giá các ý kiến sẽ hình thành được phương pháp tiếp cận ưu việt
trong đội ngũ dự án. Tùy theo mức độ và phạm vi của dự án, những lập luận
cho thiết kế phải được trình bày cho nhóm khách hàng, và nếu cần, cho cộng
đồng rộng lớn bên ngoài. Các dự án đề nghị phải được chuẩn bị với những ý
kiến phản hồi và sự tham gia vào quá trình thực hiện của cộng đồng – sự
đóng góp hữu ích nhất ở giai đoạn này thường là kết quả của việc mọi người
có thể suy tính về những thuận lợi hoặc bất lợi của nhiều hoàn cảnh khác
nhau, và hiểu được những trình tự đằng sau con đường đi tới mà họ yêu thích,
miễn là những thông tin kỹ thuật phải làm sao cho có vẻ “thân thiện với
người sử dụng” và có tính thuyết phục.

Khi kế hoạch thiết kế đã trở nên rõ ràng hơn, một chương trình về chỗ ở
cũng được xác định – nó gồm có một sơ đồ về kiểu tòa nhà, sự sử dụng, và
diện tích nền. Nó sẽ được sử dụng làm cơ sở cho người giám định về số
lượng có thể tiếp cận với giá cả, và giám định viên có thể xác định những giá
trị của nó và đưa vào trong đánh giá kinh tế .

Khách hàng sẽ xem xét những sự tính toán về phương diện xã hội và kinh tế
(thị trường sẵn có và thị trường mới, tác động đối với địa phương và khu vực,
phí tổn, giá trị, sự chênh lệch giữa vốn còn thiếu với vốn có sẵn) căn cứ trên
những thông số của thiết kế và các mục tiêu của dự án. Việc làm này sẽ tạo
cơ sở cho những cuộc đối thoại về sau giữa nhóm khách hàng và nhóm thiết
kế, và sẽ giúp cho kế hoạch được hoàn thiện.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 115


Khi các bản thiết kế đã được chi tiết hóa, những ý thưởng
về hình thức triển khai, nội dung và sự phối hợp cần phải
được nghiên cứu và kiểm nghiệm nghiêm túc hơn. Các
cuộc đánh giá về quy hoạch có thể được thực hiện dưới
hình thức của các cuộc nghiên cứu về tác động của môi
trường cộng đồng và/ hoặc giao thông. Một cuộc đánh giá
về tài chính lẽ dĩ nhiên cũng cần thiết để bảo đảm rằng nó
được tính toán trên cơ sở thực tế về kinh tế. Các bản thiết
kế cũng cần phải xem xét các vấn đề sau:

• các thông số về kinh tế và tài chính-sử dụng phương pháp


Phân tích Hiệu quả Chi phí và những dự đoán về lưu thông
Thông báo công khai dự thảo của Kế hoạch Tổng thể tiền mặt;
Tài liệu tham khảo • một cơ cấu thực hiện hợp lý – theo hình thức hợp tác,
Sự tham gia của cộng đồng
• Các Hiệp hội của Anh (1998) ‘Từng viên gạch: làm sao để thực hiện xây dựng một tòa nhà cho những người thiết kế, công ty liên doanh hay quỹ hỗ trợ;
cộng đồng”. • những trách nhiệm về quản lý và duy trì, đặc biệt là đối
• Groundwork Hackney (1999) ‘Thay đổi về đất đai” (sự tham gia của cộng đồng vào những dự
án xây dựng cảnh quan trên đất thuộc sở hữu nhà nước: 020 8985 1755) với các khoảng không gian mở hoặc những nơi sử dụng
• Mayo,E.và các tác giả (1997) ‘Nắm lấy quyền lực: một chương trình nghị sự về khôi phục chung.
kinh tế của cộng đồng’, Cơ sở của Nền Kinh tế Mới, giải thích những kỹ thuật khác nhau áp
dụng trong việc hợp tác với cộng đồng. Parkes,M (1995) ‘Hướng dẫn về Lập Kế hoạch và Phát
triển Cộng đồng’ (LPAC) Một Khung Kế hoạch Triển khai hay Kế hoạch Tổng thể
• Parkes,M (1995) ‘Hướng dẫn về Lập Kế hoạch và Phát triển Cộng đồng’ (LPAC)
• Nhóm thiết kế đô thị (1998) ‘Thu hút sự tham gia của Cộng đồng Địa phương vào công việc thường là kết quả của giai đoạn này, và vẫn còn dưới dạng
Thiết kế Đô thị - Khuyến khích những kinh nghiệm hay, (một báo cáo đặc biệt được cung cấp phác thảo cho đến khi các đề nghị chi tiết hơn được chấp
cho Bản tin hàng quý về Thiết kế Đô thị, số 67, tháng 7) cung cấp một danh sách những nguồn
thông tin hữu ích để tham khảo các cách tổ chức quản lý việc thiết kế. thuận đưa vào, nhưng nó cũng có thể trở nên phong phú
• Wates,N.(2000) ‘ Sổ tay Lập Kế hoạch Cộng đồng”, Earthscan hơn với nhiều hướng dẫn chi tiết về thiết kế đô thị và
Các cuộc thi về thiết kế
• Nasar,J.L.(1999) ‘Thiết kế thông qua các cuộc thi: cách thực hiện cuộc thi thiết kế”, những ý tưởng cụ thể đối với các kế hoạch riêng lẻ. “Tập
Cambridge University Press hợp thông tin” này có thể là cơ sở cho một cuộc thảo luận
Những lập luận về Thiết kế
• Hayward,R.(1993) Những Lập luận và việc Thực hiện Hàng ngày của Thiết kế Đô thị trong với các nhà chức trách về quy hoạch đô thị liên quan đến đề
“Làm cho các địa điểm đẹp hơn – Thiết kế Đô thị Ngày nay” (Eds.Hayward,R.and cương của việc ứng dụng quy hoạch hoặc một thỏa thuận
McGlynn,S.) giải thích việc sử dụng các lập luận về thiết kế đô thị.
Tóm tắt về Kế hoạch Tổng thể triển khai dự án.
• Các Hiệp hội của Anh (1999) ‘Báo cáo tóm tắt về sự Phát triển của Allerton Bywater’ (Giai
đoạn 1 và 2) cung cấp một bảng tham khảo về những tài liệu báo cáo tóm tắt một cách đầy đủ về
Kế hoạch Tổng thể. Một giai đoạn đánh giá sẽ được tiếp tục thực hiện trong đội
• Đội Quản lý Đô thị (1999) ‘‘Hướng đến sự Phục hưng Đô thị”, cung cấp một danh sách tham ngũ dự án, các cơ quan khách hàng cũng như mở rộng hơn
khảo về các vấn đề liên quan đến thiết kế cần có trong một Kế hoạch Tổng thể” (xem hình 2.10
(trang 74). khi mà ý kiến của cộng đồng được khuyến khích thông qua
Các Quỹ Hỗ trợ Phát triển các cuộc triển lãm, các hội thảo và các cuộc họp tập trung
• Sở Môi trường (1988) ‘Thành lập các Quỹ Hỗ trợ Phát triển: Kinh nghiệm điển hình trong việc
Cải tạo”, cung cấp những thông tin và các hình thức tổ chức các Quỹ Hỗ trợ Phát triển khác nếu cần thiết
nhau và một loạt các mẫu nghiên cứu tình huống

Làng St. John’s , Wolverhampton

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 116


6.5 BƯỚC 4: LẬP CHI TIẾT CỦA ĐỊA ĐIỂM
Khi mà các thiết kế trở nên có nhiều chi tiết hơn, các ưu tiên sẽ được xác định
cho việc thực hiện dự án theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Những
ưu tiên này sẽ được chính thức đưa vào một Kế hoạch Hành động hoặc hình
thành nên một phần của Kế hoạch Thực hiện dự án với những nghiên cứu về sự
triển khai thiết kế chi tiết và tính khả thi tập trung vào các phần ưu tiên của dự
án tổng thế - nhắm đến những ý tưởng phù hợp thực tế để giúp cho các cộng
đồng đạt được mục tiêu trong tương lai của họ. Những đề nghị về Quy hoạch
Tổng thể cũng bao gồm định nghĩa về cách sử dụng các kế hoạch từng phần
(chẳng hạn như lát những con đường vận chuyển, hình thành những khu cảnh
quan và các tòa nhà) và những sơ đồ không gian 3 chiều gồm có việc phối cảnh,
tạo hình mẫu trên thực tế hoặc bằng máy tính và tính toán theo trục lượng học,
khi thích hợp.

Khi việc thiết kế tiến dần đến giai đoạn “tiền-kiến trúc”, cần lưu ý làm sao cho
các yếu tố riêng lẻ (thường là được thực hiện riêng lẻ bởi người thực hiện và
những chuyên gia tư vấn của họ) có thể được phối hợp tốt với nhau trong quá
trình thực hiện nhằm bảo đảm sự hài hòa tích cực giữa các tòa nhà và các khu
vực công cộng. Kết quả của giai đoạn này là một hướng dẫn thiết kế chi tiết sẽ
được chuẩn bị để mọi người làm theo. Chúng có thể được chuẩn bị dưới hình
thức những hướng dẫn về thiết kế, các quy định hoặc các báo các tóm tắt về
việc triển khai mà cuối cùng có thể được tập hợp lại trong một Kế hoạch Tổng
thể cuối cùng. Những hướng dẫn về thiết kế tạo ra những nguyên tắc chủ chốt và
lập ra những hướng dẫn chi tiết hoặc các tiêu chuẩn thực hiện, trong khi các quy
định là một tập hợp những yêu cầu có tính bắt buộc hơn đối với kích thước của
các khu vực, các lô đất, những con đường, các khu quảng trường, các tòa nhà và
sự sử dụng chúng. Các báo cáo tóm tắt việc thực hiện là những tài liệu về những
địa bàn cụ thể, kết hợp những chính sách quy hoạch phù hợp, các thông số về
thiết kế đô thị, và đôi khi cũng có liên quan đến quá trình đấu thầu mang tính
cạnh tranh.

Các tài liệu tóm tắt về thiết kế đô thị có thể được sắp xếp một cách hữu ích theo
cách phân loại như sau:

• Những hướng dẫn cụ thể cho việc thiết kế và triển khai ở từng địa điểm riêng
biệt;
• Những hướng dẫn cụ thể cho các khu vực công cộng lớn, như những con
Trung tâm thành phố , Bratislava đường, lối đi bộ, các công viên, vườn hoa, các khu vực bờ sông;
• Những hướng dẫn chung đối với các yếu tố liên quan đến không gian ba chiều
của dự án, như là những phần cắt nhau giữa con đường và các tòa nhà, các góc
đường và những bố trí cho việc đậu xe;
Các tài liệu tham khảo
• Những hướng dẫn về các cấu trúc trong khu vực công cộng, như các lối đi,
Báo cáo tóm tắt về thiết kế những vật dụng, tín hiệu và đèn chiếu sáng trên đường phố.
• DETRE và CABE (2000) Thông qua thiết kế: Thiết kế Đô thị trong
Hệ thống Lập Kế hoạch
• DETR (1998) Các Báo cáo tóm tắt về Lập Kế hoạch và Triển khai: Những thiết kế về chi tiết cũng chịu sự ảnh hưởng của những cơ chế và chương
Hướng dẫn để thực hiện tốt hơn.
• Duany Plater-Zyberk & Company (1997) Kỹ thuật của Quy hoạch
trình chuyển giao. Chúng phải được tính toán ngay từ đầu, và đến giai đoạn này
Thành phố là được khẳng định lại, đặc biệt là bằng cách làm rõ thêm:
• Hulme Regeneration Ltd.(1994) ‘Xây dựng lại Thành phố: Hướng
dẫn để Triển khai trong tổ chức Hulme cung cấp một ví dụ tiêu biểu về
hướng dẫn thiết kế. • cách quản lý các khu vực công cộng – thông qua những sáng kiến như các quỹ
• Krieger,A (Ed.) (1991) các Thành phố và những Nguyên tắc Tạo lập
Thành phố, New York,Rizzoli
hỗ trợ cộng đồng, các hiệp hội địa phương, và các công ty quản lý. Việc quản lý
• Tibbalds Monro for Wimpey Homes (1995) Những quy định về thiết và giám sát các khu vực công cộng như các quảng trường, những công viên
kế Làng đô thị: Khu làng phía Tây Silvertown
• Bản tin hàng quý về Thiết kế Đô thị (1994) ‘Báo cáo tóm tắt về Thiết
trong cộng đồng, và những khu vui chơi cho trẻ em là một phần chính trong việc
kế Đô thị’, số đặc biệt 51, tháng 7 bảo đảm sự duy trì chất lượng của môi trường tự nhiên và xã hội. Đó sẽ là chủ
• Ủy ban Quy hoạch miền Tây nước Úc (1997)
• Những khu vực có thể sống được: quy định về thiết kế cộng đồng
đề chính trong cuộc thảo luận chi tiết với các nhà chức trách địa phương, các
nhóm cư dân và đoàn thể trong địa phương.
• việc chấp nhận và bảo quản đường sá, các quảng trường và khu đất dành cho
công viên;
• việc quản lý chất lượng thông qua những yêu cầu về quy hoạch, những giao
kèo, và những thỏa thuận về tài chính và pháp lý khác.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 117


6.6 BƯỚC 5: THEO DÕI
Một khi các thiết kế chi tiết đã được chấp nhận, sự khẳng định về cách
bố trí cho việc thực hiện và quản lý cần phải nhắm đến những vấn đề
cụ thể như sau:
• Kế hoạch thực hiện – nhằm bảo đảm sự đa dạng của các cơ hội triển
khai, chọn lựa các địa điểm, và những hình thức thu xếp nhà ở. Nó
cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những ngôi nhà có giá cả hợp lý,
những ngôi nhà tự xây và tự quản lý, việc thực hiện của những người
triển khai và đội ngũ thiết kế từ những công ty xây dựng địa phương
Byker, Newcastle - upon - Type quy mô nhỏ đến các công ty trong khu vực hoặc trên toàn quốc.
(Người thiết kế: Ralph Erskine) • sự quản lý đối với việc mua bán các địa điểm để bảo đảm sự đồng
nhất trong thiết kế đô thị;
• sự thiết lập một chế độ quản lý và bảo dưỡng, đặc biệt là đối với
những khu vực công cộng sau khi dự án hoàn thành.

Sự chấp thuận chính thức một Kế hoạch Tổng thể hoặc những Báo
cáo Tóm tắt như Hướng dẫn Bổ sung về Quy hoạch bảo đảm rằng
chúng sẽ được “thực hiện nghiêm túc” khi có sự kiểm soát về quá
trình triển khai thực hiện. Những nỗ lực trong việc quảng cáo và tiếp
thị giúp duy trì sự tham gia của cộng đồng và tạo được sự quan tâm
của giới báo chí và các nhà thiết kế.

Sự hợp thức hóa các thủ tục đánh giá thiết kế bảo đảm rằng các cơ
quan khách hàng sẽ quan sát kỹ các hoạt động khi bàn đến việc nó cần
phải được bảo đảm về chất lượng thiết kế như đã được xác định trong
mục tiêu của dự án. Có thể vẫn phù hợp để giữ lại Kế hoạch Tổng thể
để tư vấn khi khách hàng xem xét việc triển khai từng điểm thử
nghiệm hay chia dự án thành nhiều giai đoạn.

Các Hội đồng Đánh giá Thiết kế, được thành lập từ lúc bắt đầu dự án
và gồm có các chuyên gia của nhiều ngành và các đại diện của các
cộng đồng, có thể giúp bảo đảm rằng mọi người đều cùng thực hiện
theo một hướng. Việc thực hiện dự án được giám sát dựa trên những
dự kiến của Kế hoạch Tổng thể, những nguyên tắc thiết kế, các mục
tiêu, những kết quả và các nhóm đối tượng đã được thống nhất. Việc
cập nhật các thủ tục sau đó sẽ được thỏa thuận để cho công việc thiết
kế cũng được cập nhật. Khi các dự án riêng lẻ được thực hiện, những
đợt đánh giá định kỳ được tiến hành, được đánh giá dựa trên những
kinh nghiệm dự án điển hình và có thể dựa trên những tài liệu, ví dụ
như Tài liệu Tóm Tắt về Thiết kế Đô thị này để tham khảo.

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 118


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 119


TÀI LIỆU TÓM TẮT VỀ THẾT KẾ ĐÔ THỊ 120

You might also like