Thuyet Hoat Dong

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.

2 Lý thuyết điều kiện hoạt động

Thuyết điều kiện hoạt động do nhà tâm lý học B.F. Skinner phát triển.

2.2.1 Vài nét tiểu sử Skinner:


Skinner sinh ngày 20 - 3 – 1049 tại Susquehanna, bang Pennsylvania.Ông theo
học Hamilton College ở New York với mục đích trở thành một nhà văn nhưng ông
không yêu thích lắm. Năm 1926 ông cũng đã nhận bằng cử nhân văn chương Anh.
Ông đã cố gắng trở thành nhà văn của tiểu thuyết và đã sớm vỡ mộng với các kĩ năng
văn chương của mình.
Sau khi đọc những bài viết về thực nghiệm của J.Watson và Pavlov về sự hình
thành phản xạ có điều kiện B.F.Skinner đã đột ngột chuyển từ khía cạnh văn hóa của
hành vi con người sang các khía cạnh khoa học. Năm 1928 ông đã làm nghiên cứu
sinh về tâm lý tại đại học tổng hợp Harvard. Năm 1931 Skinner nhận được một tiến sĩ
từ Đại học harvard và ở lại đó để làm nghiên cứu cho đến năm 1936. Sau đó ông
giảng dạy tại Đại học Minnesota ở Minneapolis(1936-1945). Ông là Chủ tịch của hội
tâm lý 1946-1947 tại Đại học tổng hợp ở Indiana.
Ông qua đời vì bệnh bạch cầu vào ngày 18 tháng 8 năm 1990, và được chôn cất
tại nghĩa trang Mount Auburn , Cambridge, Massachusetts .

Skinner trực tiếp kế thừa và phát triển truyền thống cổ điển của J.Watson, coi hành vi
cơ thể là đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, hành vi con người và động vật theo quan
niệm của J.Watson chủ yếu dựa trên phản xạ có điều kiện của Pavlov, tức là các phản
xạ bị ức chế bởi các kích thích nhất định, B.F.Skinner đã làm thay đổi cơ bản khái
niệm này. Trong nhiều năm, ông cùng các cộng sự kiên trì thực nghiệm hình thành ở
động vật và ở người các hành vi, mà ông gọi là hành vi tạo tác. Hành vi tạo tác và
kích thích củng cố là trung tâm trong toàn bộ nghiên cứu của Skinner

2.2.2 Nội dung thuyết điều kiện hoạt động

Thuyết điêu kiện hoạt động cho rằng hành vi là hàm số của những kết cục
của nó. Con người học tập để phản ứng, cư xử để đạt đến cái mà họ muốn và tránh
những cái mà họ không muốn. Hành vi mang tính hoạt động, tự nguyện hoặc hành vi
được học là khác với hành vi mang tính phản ứng hoặc hành vi không được học. Xu
hướng trong việc lặp lại các hành vi này bị chi phối, củng cố bởi những kết cục của hành
vi. Sự củng cố làm tăng cường hành vi và làm tăng khả năng là hành vi được lặp lại.
Nhà tâm lý học B.F. Skinner đã làm một thực nghiệm đơn giản:
Cho con chim bồ câu đang đói vào trong một cái lồng hoàn toàn tách biệt với môi trường
bên ngoài, trong đó có nhữnng hạt với màu sắc khác nhau: màu đỏ là những viên sỏi, còn
màu xanh là hạt đỗ. Con chim được tạo mọi điều kiện tìm hiểu hộp và thực hiện các phản
xạ mổ. Lúc đầu, do ngẫu nhiên, chim mổ hạt đỏ - viên sỏi, không ăn được, nó nhả ra, sau
đó mổ hạt xanh- hạt đỗ, ăn được. Cứ như vậy, các phản ứng mổ hạt xanh(phản ứng đúng)
được củng cố(ăn được), còn phản ứng mổ hạt màu đỏ (phản ứng sai) bị loại trừ. Xu
hướng củng cố phản ứng đúng được tăng cường đến lúc nào đó, chim đạt được phản ứng
đúng:chỉ mổ hạt màu xanh. Trong loại phản ứng này, yếu tố củng cố (các phản ứng đúng
) là tác nhân quan trọng, giúp con vật chủ động tạo ra các phản ứng tiếp theo.
Nếu ở thuyết phản xạ có điều khiện, hành vi mang tính thụ động, thì ở thuyết hoạt động,
hành vi mang tính hoạt động, tự nguyện.(Trong thực nghiệm của Paplop, hành vi có điều
kiện xuất hiện khi con chó đang bị nhốt ở trong cũi nên nó hoàn toàn thụ động, thức ăn
do nghiệm viên đưa tới. Còn trong thực nghiệm của Skinner, chim bồ câu được tạo mọi
điều kiện tìm hiểu hộp và thực hiện các phản xạ mổ nên hành vi của nó là chủ động, tự
nguyện.)

2.2.3 Ứng dụng Thuyết điều kiện hoạt động trong tổ chức.

Theo lý thuyết điều kiện hoạt động, cá nhân sẽ học cách cư xử để đạt được những điều
mình muốn và tránh những điều mình không muốn. Do đó, nhà quản lý nếu tác động vào
những nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng trong nhân viên thì nhân viên sẽ có hành vi mà
người quản lý mong muốn. Những hành vi này thường sẽ tăng cường và lặp lại khi nó
được Nhà quản lý củng cố một cách tích cực để làm như vậy. Phần thưởng là rất có hiệu
quả khi nó theo sau ngay lập tức một hành vị được mong . Hơn nữa, các hành vi không
được thưởng, thậm chí bị phạt dường như ít được lặp lại. Nếu các hành vi không được
củng cố một cách tích cực thì khả năng lặp lại của nó sẽ giảm.

*Một số ví dụ :
 Một nhân viên làm việc chăm chỉ và luôn tìm mọi cách để hoàn thành tốt công
việc trong thời gian sớm nhất, nhưng nếu qua một thời gian làm việc mà không
được ghi nhận thành tích ( không được khen thưởng hoặc tăng lương) thì nhân
viên này sẽ dần dần không tiếp tục duy trì thái độ làm việc tích cực này nữa.
 Một nhân viên bán hàng mới được tuyển dụng. Anh ta cố gắng bán nhiều hàng và
đạt doanh số cao trong tháng. Cuối tháng, anh được lãnh đạo khen ngợi và
thưởng theo doanh số bán. Tháng sau anh càng cố gắng bằng mọi cách bán được
thật nhiều hàng để tăng thu nhập. Nhưng nếu lần này, cuối tháng anh không
được thưởng theo doanh số bán nữa thì anh nhân viên sẽ không duy trì việc cố
gắng bán nhiều hàng nữa.

You might also like