Ban Word

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
viễn thông nên nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng tăng. Ở nước ta bên cạnh các dịch
vụ truyền thống, các dịch vụ phi thoại khác đã không ngừng được đưa vào sử dụng.
Với khả năng hiện có của mạng viễn thông và mạng truy nhập Việt Nam hiện nay việc
đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng là một vấn đề. Các công nghệ xDSL
trước đây đã cung cấp được phần nào các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với nhu
cầu ngày càng tăng về khả năng cung cấp dịch vụ và cả tốc độ đường truyền dẫn, nhất
là khi người dùng không còn thỏa mãn với tốc độ hiện nay của công nghệ ADSL, họ
đòi hỏi tốc độ của dịch vụ cao hơn nữa. Khi đó công nghệ VDSL sẽ phù hợp cho việc
cung cấp các dịch vụ băng rộng tốc độ cao tới khách hàng. VDSL là dịch vụ cho phép
khách hàng có thể vừa truy nhập Internet, vừa gọi điện thoại và fax. Đây là công nghệ
có tốc truyền dẫn lớn nhất trong họ công nghệ xDSL. Hiện nay, đã bắt đầu được thử
nghiệm tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là một công nghệ mới nên phải tiếp tục nghiên cứu
với mong muốn để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ này nhất là về khả năng ứng dụng,
việc áp dụng vào thực tế và đặc tính của kĩ thuật của nó. Để có thể lựa chọn được
phương pháp tối ưu nhất để ứng dụng vào cho mạng Việt Nam. Vì vậy em chọn đề tài
“Công nghệ VDSL và khả năng ứng dụng”.
Đồ án tốt nghiệp “Công nghệ VDSL” được chia làm ba chương gồm:
Chương 1: Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập. Trình bày một
cách tổng quát về xu hướng phát triển của mạng viễn thông trong thời gian tới và sự
phát triển các công nghệ truy nhập băng rộng.
Chương 2: Công nghệ VDSL. Tìm hiểu các đặc điểm, đặc tính của kĩ thuật
VDSL.
Chương 3: Khả năng ứng dụng của công nghệ VDSL trong mạng truy nhập. Nêu
ra các vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển công nghệ VDSL, và ứng dụng của
VDSL trong mạng quang thụ động.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Học Viện và khoa Viễn
Thông đã dìu dắt em trong suốt quá trình học tập để em có được những kiến thức quí
báu ngày hôm nay. Đặc biệt trong thời gian làm đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn
chỉ bảo tận tình của Th.S Nguyễn Việt Hùng.

i
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ của bản thân nên trong đồ án này
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Đông, ngày 20 tháng 10 năm 2005.
Sinh Viên
Đinh Hữu Việt

ii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................... i
MỤC LỤC ..............................................................................................................................iii
DANH SÁCH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................... vii
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... viii
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG VÀ MẠNG TRUY NHẬP
....................................................................................................................................................1
1.1 Xu hướng phát triển mạng viễn thông hiện nay.........................................................1
1.1.1 Xu hướng phát triển ở Việt Nam ..........................................................................1
1.1.2 Xu hướng phát triển trên thế giới .........................................................................2
1.2 Tổng quan về mạng truy nhập......................................................................................3
1.2.1 Giới thiệu chung .....................................................................................................3
1.2.2 Các công nghệ truy nhập băng rộng.....................................................................7
1.2.2.1 Modem cáp .......................................................................................................7
1.2.2.2 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp sợi quang ...............................................8
1.2.2.3 Công nghệ truy nhập vô tuyến.......................................................................9
1.2.2.4 Công nghệ xDSL .......................................................................................... 10
CHƢƠNG II CÔNG NGHỆ VDSL .......................................................................... 19
2.1 Giới thiệu công nghệ VDSL ...................................................................................... 19
2.2 Nhiễu ............................................................................................................................ 21
2.2.1 Tạp âm trắng......................................................................................................... 21
2.2.2 Xuyên âm.............................................................................................................. 21
2.2.3 Nhiễu tần số vô tuyến.......................................................................................... 23
2.2.4 Sóng vô tuyến băng rộng điều biên ................................................................... 26
2.2.5 Sự thâm nhập của nhiễu radio amateur ............................................................. 27
2.2.6 Nhiễu xung ........................................................................................................... 28
2.3 Đặc tính của kĩ thuật VDSL ...................................................................................... 28
2.3.1 Các phương pháp điều chế cho VDSL.............................................................. 34
2.3.1.1 Phương pháp điều chế biên độ cầu phương QAM ................................... 34
2.3.1.2 Điều chế CAP ............................................................................................... 39
2.3.1.3 Điều chế xung đa tần rời rạc DMT ............................................................ 41
2.3.1.4 Vấn đề ISI...................................................................................................... 46
2.3.1.5 Ưu nhược điểm của các phương pháp điều chế ........................................ 47
2.3.2 Phương pháp truyền dẫn song công .................................................................. 49
2.3.3 Ưu nhược điểm của các phương pháp truyền dẫn song công ........................ 59

iii
2.4 Mô hình tham chiếu của VDSL ................................................................................ 60
2.5 Mô hình chuẩn của VDSL ......................................................................................... 63
2.5.1 Mô hình giao diện................................................................................................ 63
2.5.2 Mô hình giao thức................................................................................................ 63
2.5.2.1 Mô hình tầng giao thức ................................................................................ 63
2.5.2.2 Phân tích chức năng ..................................................................................... 64
2.5.3 Những điểm tham chiếu...................................................................................... 65
2.6 Thiết kế mạng VDSL ................................................................................................. 65
2.6.1 Mô hình chi phí .................................................................................................... 65
2.6.2 Phân tích thành phần chi phí .............................................................................. 66
2.6.2.1 Thiết bị cáp.................................................................................................... 66
2.6.2.2 Địa điểm ONU .............................................................................................. 67
2.6.2.3 Thiết bị ONU ................................................................................................ 67
2.6.2.4 Các modem VDSL ....................................................................................... 68
2.6.3 Sự đánh giá gần đúng cho chi phí...................................................................... 68
2.6.3.1 Các thiết bị cáp ............................................................................................. 68
2.6.3.2 Địa điểm ONU .............................................................................................. 69
2.6.3.3 Thiết bị ONU ................................................................................................ 70
2.6.3.4 Các modem VDSL ....................................................................................... 71
2.6.4 So sánh các chi phí của các Topology .............................................................. 71
2.6.4.1 Tổng chi phí .................................................................................................. 71
2.6.4.2 Chi phí mỗi thuê bao VDSL ....................................................................... 73
2.6.4.3 Chi phí dung lượng ...................................................................................... 75
CHƢƠNG III KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ VDSL TRONG
MẠNG TRUY NHẬP ......................................................................................................... 77
3.1 Các vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển kỷ thuật VDSL ................................. 77
3.2. Triển khai VDSL tại Việt Nam ................................................................................ 78
3.3 Các kiến trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang .................................................. 79
3.3.1 Mạng quang thụ động ......................................................................................... 80
3.3.2 ATM PON ............................................................................................................ 82
3.3.3 Hệ thống truy nhập quang băng rộng dựa trên mạng quang thụ động .......... 83
3.4 Nâng cấp Mạng VDSL lên hệ thống APON ........................................................... 84
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 87

iv
DANH SÁCH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tổng quan mạng truy nhập..............................................................................3
Hình 1.2 Sự ra đời của các dòng thiết bị truy nhập ......................................................5
Hình 1.3 Thiết bị DLC thế hệ 3 ......................................................................................6
Hình 1.4 Thiết bị truy nhập IP cho thế hệ sau...............................................................7
Hình 1.5 Tỉ phần băng rộng của các vùng trên thế giới ........................................... 12
Hình 1.6 Tỉ phần các vùng sử dụng DSL .................................................................. 13
Hình 2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ của kĩ thuật VDSL......................................... 20
Hình 2.2 So sánh công nghệ VDSL với công nghệ ADSL ...................................... 20
Hình 2.3 Viễn cảnh nhiễu với VDSL và công nghệ DSL khác trong bộ trộn CO 21
Hình 2.4 Viễn cảnh nhiễu với VDSL và công nghệ DSL khác trong bộ trộn khách
hàng ................................................................................................................ 22
Hình 2.5 RFI ingress trong VDSL bởi vì một vị trí máy phát ................................. 24
Hình 2.6 Phương pháp giảm igress mà sử dụng một tín hiệu theo chiều dọc ........ 25
Hình 2.7 Mạch khử RFI ingress .................................................................................... 25
Hình 2.8 Ví dụ RFI egress ............................................................................................. 26
Hình 2.9 Đáp ứng tần số của một tín hiệu chứa nhiễu AWGN ................................ 28
Hình 2.10 SNR của tín hiệu và hệ thống........................................................................ 29
Hình 2.11 Ví dụ về NEXT ............................................................................................... 31
Hình 2.12 SNR ở máy thu khi đưa tín hiệu vào mạch vòng và bị nhiễu tác động ... 31
Hình 2.13 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa ADSL và VDSL trong cấu hình FTTEx......... 34
Hình 2.14 Sơ đồ ví dụ minh hoạ phương pháp điều chế QAM-16 trạng thái ........... 35
Hình 2.15 Chòm điểm 4-QAM che phủ lên một chòm điểm 16-QAM ..................... 36
Hình 2.16 Sơ đồ khối bộ điều chế QAM ....................................................................... 37
Hình 2.17 Cấu trúc logic của một bộ điều chế QAM ................................................... 37
Hình 2.18 Quá trình xử lý tín hiệu của một bộ điều chế QAM ................................... 38
Hình 2.19 Bộ điều chế CAP ............................................................................................ 39
Hình 2.20 Sơ đồ máy phát sử dụng CAP ....................................................................... 41
Hình 2.21 Nguyên lí một bộ điều chế DMT .................................................................. 42
Hình 2.22 Điều chế DMT sử dụng một IDFT ............................................................... 46
Hình 2.23 Máy phát VDSL sử dụng cho phương pháp DMT ..................................... 46
Hình 2.24 Sơ đồ khối DFE .............................................................................................. 47
Hình 2.25 Mối quan hệ giữa các trạng thái QAM và SNR, BER ............................... 49
Hình 2.26 Sơ đồ thu phát theo FDD ............................................................................... 50

v
Hình 2.27 Vị trí điển hình của các kênh chiều lên và chiều xuống trong FDD ....... 50
Hình 2.28 Dải thông dùng cho cả hai chiều truyền dẫn chiều xuống và chiều lên
trong các hệ thống song công phân chia thời gian.................................... 52
Hình 2.29 Siêu khung của phương pháp TDD cho phép hỗ trợ các tỷ số tốc độ dữ
liệu chiều xuống so với chiều lên khác nhau............................................. 52
Hình 2.30 NEXT khi trộn lẫn các hệ thống FDD đối xứng và bất đối xứng ........... 53
Hình 2.31 NEXT xảy ra khi trộn lẫn các siêu khung TDD đối xứng và bất đối xứng
................................................................................................................................................. 54
Hình 2.32 Tầm cực đại trung bình của các hệ thống song công VDSL phân thời đối
xứng ................................................................................................................ 58
Hình 2.33 Tầm cực đại trung bình của các hệ thống song công VDSL phân thời bất
đối xứng 8:1 ................................................................................................... 59
Hình 2.34 Cấu trúc mạng VDSL.................................................................................... 61
Hình 2.35 Kiến trúc FTTEx............................................................................................ 61
Hình 2.36 Kiến trúc FTTC.............................................................................................. 62
Hình 2.37 Cấu hình VDSL có Hub thụ động ............................................................... 62
Hình 2.38 Cấu hình VDSL có Hub tích cực ................................................................. 63
Hình 2.39 Mô hình tham chiếu giao diện ..................................................................... 63
Hình 2.40 Mô hình các lớp giao thức VDSL ............................................................... 64
Hình 2.41 Phân tích chức năng ...................................................................................... 64
Hình 2.42 Tổng chi phí của topology với các tỉ lệ đo được khác nhau cho trường
hợp ban đầu (a) và trường hợp thực tế (b) ................................................. 72
Hình 2.43 Chi phí cho mỗi thuê bao VDSL với các tỉ lệ đo được khác nhau trong
trường hợp ban đầu (a) và trong thực tế (b) .............................................. 74
Hình 2.44 Chi phí của dung lượng với các tỉ lệ đo được VDSL khác nhau trong
trường hợp ban đầu và trong thực tế .......................................................... 76
Hình 3.1 Các kiểu trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang FTTx.......................... 80
Hình 3.2 Mạng quang thụ động PON.......................................................................... 81
Hình 3.3 Theo cấu hình tham chiếu của ITU ............................................................ 83

vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng số thuê bao băng rộng và DSL các vùng trên thế giới ................... 11
Bảng 1.2 Tổng số thuê bao băng rộng của một số quốc gia đứng đầu ................... 12
Bảng 1.3 Tỉ lệ thâm nhập băng rộng của một số quốc gia đứng đầu ...................... 13
Bảng 1.4 Các quốc gia có số thuê bao DSL lớn hơn 1 triệu .................................... 14
Bảng 1.5 12 Quốc gia với hơn một triệu thuê bao đạt được quá 14% sự thâm nhập
đường dây điện thoại .................................................................................... 14
Bảng 1.6 Các công nghệ xDSL .................................................................................... 15
Bảng 1.7 Các ứng dụng và độ đáp ứng yêu cầu của công nghệ DSL ..................... 17
Bảng 2.1 Tốc độ khoảng cách các loại VDSL ........................................................... 20
Bảng 2.2 Các băng tần radio amateur ......................................................................... 27
Bảng 2.3 Tốc độ modem VDSL theo ETSI................................................................ 30
Bảng 2.4 Tốc độ modem VDSL theo ANSI................................................................ 30
Bảng 2.5 Dải tần vô tuyến nghiệp dư được ETSI thừa nhận ................................... 32
Bảng 2.6 Dải tần vô tuyến nghiệp dư được ANSI thừa nhận................................... 32
Bảng 2.7 SNR của các hệ thống thoả mãn BER<10 -7............................................... 49
Bảng 2.8 Đánh giá chi phí gần đúng của sợi cáp....................................................... 69
Bảng 2.9 Đánh giá chi phí gần đúng của địa điểm ONU ......................................... 69
Bảng 2.10 Cỡ ONU cần thiết trong mô hình AN thực tế với các tỉ lệ đo được khác
nhau ................................................................................................................ 70
Bảng 2.11 Đánh giá giá trị gần đúng cho thiết bị ONU .............................................. 71
Bảng 2.12 Đánh giá chi phí gần đúng cho modem VDSL ......................................... 71

vii
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng việt
tắt
ADC Analog-to-Digital Converter Biến đổi số tương tự
ADSL Asymmetric Digital Subcriber Đường dây thuê bao số bất
Line đối xứng
ANSI American National Standards Viện Quốc Gia Mỹ
Institute
APON ATM Passive Optical Network Mạng quang thụ động
truyền dẫn không đồng bộ
ATM Asynchronuos Transfer Mode Phương thức truyền dẫn
không đồng bộ
ATP Access Termination Point Điểm tham chiếu đầu cuối
truy nhập
AWGN Additive White Gauussian Noise Nhiễu Gauss trắng cộng
BER Bit Error Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
B-ISDN B-Inergrated Service Digital Mạng số các dịch vụ tích
Network hợp băng rộng
B-RAS BroadBand Remote Access Server Máy chủ truy nhập băng
rộng từ xa
CAP Carrierless Amplitude and Phase Điều chế biên độ pha không
modulation sóng mang
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

CO Central Office Trung tâm chuyển mạch
CPE Customer Premises Equipment Thiết bị truyền thông cá
nhân
DFE Decision Feedback Equalization Phân đoạn hồi tiếp quyết
định
DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc
DMT Discrete Multiple Tone Điều chế đa tần rời rạc
Modulation
DSLAM DSL Access Module Khối truy nhập DSL
ETSI European Technical Standards Viện Chuẩn kĩ thuật Châu
Institute Âu
Ex Exchange Tổng đài
FDD Frequency Division Duplexing Song công phân chia theo
tần số
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi trước
FEXT Far-End Crosstalk Xuyên âm đầu xa

viii
FFT Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh
FSAN Full Service Access Network Tổ chức điều hành mạng
truy nhập dịch vu đầy đủ
FTTC/B Fiber To The Curb/Building Cáp quang tới khu vực/cao
ốc
FTTCab Fiber To The Cabinet Cáp quang đến tủ phân phối
FTTEx Fiber To The Exchage Cáp quang tới tổng đài
FTTH Fiber To The Home Cáp quang tới nhà
GMS Global System for Mobile Hệ thống truyền thông di
communication động toàn cầu
HFC Hybrid Fiber Coaxial Mạng lai cáp quang cáp
đồng trục
IDFT Inverse Discrete Fourier Biến đổi ngược Fourier rời
Transform rạc
IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi fourier ngược
nhanh
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ISDN Integrated Services Digital Mạng số đa dịch vụ
Network
LMDS Phân phối dịch vụ nội hạt
LPF Low Pass Filter Bộ lọc thông thấp
MMDS Phân phối dịch vụ đa kênh
đa điểm
MPLS Multi Protocol Label Switching Giao thức chuyển mạch
nhãn đơn giản
NEXT Near-End Crosstalk Xuyên âm đầu gần
NGN Next Generation Network Mạng kế tiếp
NTE Network Termination Equipment Thiết bị đầu cuối mạng
OLT Optical Line Terminal Đầu cuối đường dây quang
ONU Optical Network Unit Đơn vị mạng quang
PLOAM Physical Layer Operation and Quản lí và hoạt động của
Management tầng vật lí
PMD Physical Medium Dependent Môi trường vật lí phụ thuộc
PMS Physical Medium Specific Đặc tính môi trường vật lí
PON Passive Optical Network Mạng quang thụ động
POTS Plain Old Teliphone Service Dịch vụ truyền thống
PSD Power Spectral Density Mật độ phổ công suất
PSTN Public Switch Telephone Network Mạng điện thoại chuyển
mạch công cộng
RFI Radio Frequency Interference Nhiễu tần số vô tuyến
SDH Synchronous Digital Hierarchy Hệ thống phân cấp kỉ thuật

ix
số đồng bộ
SN Service Node Node dịch vụ
SNR Signal to Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
SONET Synchronous Optical Network Chuẩn xác định truyền
thông trên cáp quang
STM Synchronuos Transfer Mode Trường chuyển mạch đồng
bộ
TC Transmission Convergence Lớp hội tụ truyền dẫn
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

TE Termination Equipment Thiết bị đầu cuối
UNI User Network Interface Giao diện người dùng mạng
VTU VDSL Transmission Unit Khối truyền dẫn VDSL
VTU-O VDSL Transmission Unit CO Khối truyền dẫn VDSL phía
tổng đài
VTU-R VDSL Transmission Unit Remote Khối truyền dẫn VDSL phía
thuê bao xa
WDM Wavelength Division Multiplexing Ghép kênh đa bước sóng
xDSL Digital Subcriber Line Họ công nghệ DSL

x
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG VÀ MẠNG


TRUY NHẬP
1.1 Xu hƣớng phát triển mạng viễn thông hiện nay
1.1.1 Xu hƣớng phát triển ở Việt Nam
Những năm gần đây, mạng lưới viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển vượt
bậc. 100% tỉnh, thành phố đã có tổng đài điện tử kỹ thuật số; 88,1% xã đã có điện
thoại với trên 6 triệu thuê bao điện thoại, đạt mức độ 6 máy/100 dân.
Về mạng truyền dẫn, ngoài mạng liên tỉnh và nội tỉnh, còn có mạng đường trục
Bắc – Nam sử dụng cáp quang và vi ba số. Mạng viễn thông quốc tế có 8 trạm mặt đất
thông tin vệ tinh Intersputnik, Intersat và 3 tổng đài quốc tế đặt tại Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hiện nay, mạng này kết nối với mạng cáp quang biển quốc
tế TVH (Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kông) và mạng cáp quang SCS (Trung Quốc –
Việt Nam – Lào – Thái Lan – Malaysia - Singapore). Đồng thời, Việt Nam cũng được
tham gia khai thác tuyến cáp quang biển SEA-ME-WE3 nối từ Châu Âu sang Châu Á.
Về thông tin di động, hai mạng VinaPhone và Mobifone phủ sóng 64/64 tỉnh,
thành phố với tổng số hơn 3 triệu thuê bao đã thực hiện roaming và ứng dụng công
nghệ mạng thông minh (Intelligent Network) để gia tăng các loại hình dịch vụ.
Về mạng truyền dữ liệu, có 2 tổng đài Frame Relay Gateway quốc tế đặt tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Về mạng báo hiệu, hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam sử dụng cả hai loại
báo hiệu R2 và SS7. Mạng báo hiệu số 7 (SS7) được đưa vào khai thác tại Việt Nam
theo chiến lược triển khai từ trên xuống dưới theo tiêu chuẩn của ITU (khai thác thử
nghiệm từ năm 1995 tại VTN và VTI). Cho đến nay, mạng báo hiệu số 7 đã hình
thành với một cấp STP (Điểm chuyển mạch báo hiệu) tại 3 trung tâm (Hà Nội, Đà
Nẵng, Hồ Chí Minh) của 3 khu vực (Bắc, Trung, Nam) và đã phục vụ khá hiệu quả.
Về mạng đồng bộ, hiện nay VNPT đã thực hiện xây dựng giai đoạn 1 và giai
đoạn 2 với ba đồng hồ chủ PRC tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số
đồng hồ thứ cấp SSU. Mạng đồng bộ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc chủ tớ có dự
phòng, bao gồm 4 cấp, hai loại giao diện chuyển giao tín hiệu đồng bộ chủ yếu là 2
MHz và 2 Mb/s. Pha 3 của quá trình phát triển mạng đồng bộ đang được triển khai
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng mạng và chất lượng dịch vụ.
Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, trước sự phát triển nhanh chóng
của các mạng dữ liệu (dẫn đầu là mạng Internet với tốc độ tăng 200%/năm) và sự thay

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 1


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

đổi không ngừng của công nghệ, mạng viễn thông Việt Nam nhất thiết phải có sự thay
đổi về công nghệ để theo kịp nhịp độ phát triển và nhu cầu của người sử dụng. Xu
hướng phát triển mới hiện nay là hội tụ viễn thông - tin học: hội tụ về loại hình thông
tin như: thoại, dữ liệu, âm nhạc và hình ảnh; Về ứng dụng như: Mạng riêng ảo-IP (IP-
VPN), trung tâm-IP (IP-Center) hay bản tin hợp nhất (Unified Messaging); Về hình
thức truy nhập như: Mạng chuyển mạch công cộng (PSTN), đường dây thuê bao số
(xDSL), IP, cáp, vô tuyến, vệ tinh; và về thiết bị như: điện thoại, máy tính, máy di
động ....
Việc hội tụ viễn thông – tin học phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc tạo ra
một mạng có hạ tầng thông tin duy nhất; dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển
khai các dịch vụ nhanh chóng, đa dạng, hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di
động, giữa vô tuyến và hữu tuyến, và tích hợp cộng nghệ viễn thông, tin học. Yêu cầu
đặt ra là mạng phải có cấu trúc đơn giản, linh hoạt, có tính mở, cung cấp các dịch vụ
thoại và truyền số liệu trên cơ sở hạ tầng thông tin thống nhất... đáp ứng mục tiêu đa
dạng hoá dịch vụ với giá thành thấp, giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị
trường, giảm chi phí khai thác mạng và dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư và
tạo nguồn doanh thu mới ngoài doanh thu ngoài doanh thu từ các dịch vụ truyền thống.
Theo định hướng đến năm 2010 của VNPT, mạng lưới viễn thông Việt Nam sẽ
được phát triển theo hướng tích hợp giữa hai mạng thoại và dữ liệu và đưa ra mô hình
mạng thế hệ kế tiếp NGN (Next Generation Network), gồm bốn lớp: lớp ứng dụng và
dịch vụ, lớp điều khiển, lớp truyền tải và lớp truy nhập.

1.1.2 Xu hƣớng phát triển trên thế giới


Thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin mới bắt nguồn từ công nghệ, đa
phương tiện, những biến động xã hội, toàn cầu hoá trong kinh doanh và giải trí, phát
triển ngày càng nhiều khách hàng sử dụng phương tiện điện tử. Biểu hiện đầu tiên của
xa lộ thông tin là Internet, sự phát triển của nó là minh hoạ sinh động cho những động
thái hướng tới xã hội thông tin.
Nền tảng cho xã hội thông tin chính là sự phát triển của các dịch vụ viễn thông.
Mềm dẻo, linh hoạt và gần gũi với người sử dụng là mục tiêu hướng tới của chúng.
Nhiều loại hình dịch vụ viễn thông mới đã ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng
cao của khách hàng. Dịch vụ ngày nay đã có những thay đổi về căn bản so với dịch vụ
truyền thống trước đây (chẳng hạn như thoại). Lưu lượng thông tin cuộc gọi là sự hoà
trộn của các dịch vụ thoại và phi thoại. Lưu lượng phi thoại liên tục gia tăng và biến
động rất nhiều. Hơn nữa cuộc gọi số liệu diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài
so với thoại thông thường (chỉ vài phút). Chính những điều này đã gây một áp lực cho

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 2


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

mạng viễn thông hiện nay, phải đảm bảo truyền tải thông tin tốc độ cao với giá thành
hạ. Ở một góc độ khác, sự ra đời của những dịch vụ mới này đòi hỏi phải có công nghệ
thực thi tiên tiến. Việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đã đem lại
sức sống mới cho mạng viễn thông. Tuy nhiên, những loại hình dịch vụ trên luôn đòi
hỏi nhà khai thác phải đầu tư nghiên cứu những công nghệ viễn thông mới ở cả lĩnh
vực mạng và chế tạo thiết bị. Cấu hình mạng hợp lí và sử dụng các công nghệ chuyển
giao thông tin tiên tiến là thử thách đối với nhà khai thác cũng như sản xuất thiết bị.
Có thể khẳng định giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển dịch giữa công nghệ
thế hệ cũ (chuyển mạch kênh) sang dần công nghệ mới (chuyển mạch gói), điều đó
không chỉ diễn ra trong hạ tầng cơ sở thông tin mà còn diễn ra trong các công ty khai
thác dịch vụ, trong cách tiếp cận của các nhà khai thác khi cung cấp dịch vụ cho khách
hàng.

1.2 Tổng quan về mạng truy nhập


1.2.1 Giới thiệu chung
Mạng truy nhập gồm tất cả các thiết bị nằm giữa tổng đài nội hạt và thiết bị đầu
cuối khách hàng thực hiện chức năng kết nối thuê bao đến mạng chuyển mạch để cung
cấp các dịch vụ tích hợp như thoại, dữ liệu. Mạng truy nhập là phần tử quan trọng và
lớn nhất của bất kỳ mạng Viễn Thông nào với chi phí xây dựng ít nhất chiếm 50%
toàn bộ mạng. Chất lượng và hiệu năng của mạng truy nhập ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng cung cấp dịch vụ của toàn bộ mạng Viễn Thông.

Hộp cáp
Tủ cáp

Tổng 
đài


Mạng truy nhập

Hình 1.1 Tổng quan mạng truy nhập

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 3


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

Nhìn từ khía cạnh môi trường truyền dẫn, mạng truy nhập có thể chia thành hai
loại lớn: có dây và không dây:
 Mạng có dây có thể là mạng cáp đồng, cáp quang, cáp đồng trục hay mạng
cáp lai ghép.
 Mạng không dây bao gồm mạng vô tuyến cố định và mạng di động.
 Nhìn từ khía cạnh công nghệ, mạng truy nhập có một số công nghệ chính như
sau:
 Công nghệ sử dụng ISDN và B-ISDN.
 Công nghệ sử dụng modem băng tần thoại.
 Công nghệ truy xuất T1/E1sử dụng cáp thuê bao nội hạt.
 Công nghệ sử dụng modem cáp.
 Công nghệ phân phối dịch vụ đa điểm đa kênh (MMDS).
 Công nghệ phân phối dịch vụ nội hạt (LMDS).
 Công nghệ sử dụng qua vệ tinh.
 Công nghệ truy nhập xDSL.
Mạng truy nhập ngày nay là một thực thể phức tạp, nó là mạng phối hợp của
nhiều môi trường truyền dẫn và công nghệ truy nhập khác nhau để phục vụ cho nhiều
loại khách hàng với nhu cầu khác nhau trong một khu vực rộng lớn và không đồng
nhất.Môi trường truyền dẫn chính trong mạng truy nhập hiện nay là cáp đồng (Chiếm
khoảng 94% toàn bộ môi trường mạng), việc tận dụng cơ sở hạ tầng rất lớn này là rất
cần thiết và có lợi mà công nghệ truy nhập đường dây thuê bao số xDSL chính là giải
pháp cho vấn đề này. Mạng truy nhập quang là mục tiêu hướng tới của mạng truy nhập
trong tương lai để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng với tốc độ và chất
lượng cao. Ngoài ra, phương thức truy nhập vô tuyến cũng phát triển rất mạnh với
hàng trăm triệu thuê bao trên khắp thế giới ở các mạng GSM, CDMA, mạng truy xuất
qua vệ tinh…Để tận dụng ưu điểm của phương thức này cùng với cơ sở hạ tầng sẵn có
phương thức truy nhập cố định vô tuyến ra đời và đang được phát triển ở cả các vùng
đô thị lớn đến các khu vực có địa hình hiểm trở.
Ngày nay khi mà cơ cấu dịch vụ thay đổi, yêu cầu của khách hàng không chỉ đơn
thuần là các dịch vụ thoại/fax truyền thống mà cả các dịch vụ số tích hợp với yêu cầu
băng thông lớn, chất lượng cao đã thúc đẩy các công nghệ và thiết bị truy nhập liên
tiếp ra đời với tốc độ chóng mặt. Thậm chí nhiều dòng sản phẩm chưa kịp thương mại
hoá đã trở nên lỗi thời. Hình 1.2 cho chúng ta thấy tiến trình phát triển của các thiết bị
truy nhập trong mạng Viễn Thông.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 4


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

Đầu thế kỉ 21 Truy nhập IP

Cuối thập kỷ 90 NG DLC

Giữa thập kỷ 90 V5 DLC

Năm 1970 1-2G DLC

Năm 1890 Cáp đồng

Hình 1.2 Sự ra đời của các dòng thiết bị truy nhập


Dòng thiết bị hỗ trợ dịch vụ băng rộng đầu tiên và được tích hợp phía thuê bao là
DLC thế hệ 3 hay NDLC ra đời vào những năm cuối thế kỷ 20. Thiết bị này có nhiều
điểm tương đồng với ATM DSLAM do cùng sử dụng một công nghệ và kiến trúc
tương tự nhau (Để hiểu thêm về DLC xem phụ lục A). NDLC thể đấu nối và phối hợp
hoạt động với nhau tạo thành một mạng ATM diện rộng thống nhất, chuyển mạch gói
với băng thông tương đối lớn cho phép cung cấp các dịch vụ dữ liệu một cách tương
đối mềm dẻo (Hình 1.3). Đặc tính của dòng thiết bị này như sau:
 Cung cấp giải pháp truy nhập băng rộng tạm thời qua mạng lõi ATM.
 Sử dụng công nghệ xDSL để truy nhập dữ liệu tốc độ cao.
 Chuẩn V5.x để giao diện với mạng PSTN.
 Kết nối ATM với mạng đường trục hay qua mạng IP.
 Hỗ trợ các dịch vụ thoại/fax, ISDN và dữ liệu băng rộng.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 5


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

PSTN

DLC EX EX DLC

ATM

B-RAS
Trung kế
Cáp đồng

IP

Hình 1.3 Thiết bị DLC thế hệ 3

Tuy nhiên dòng thiết bị này có một số nhược điểm sau:


 Băng thông và dung lượng hạn chế.
 Nút cổ chai trong vòng ring truy nhập nếu phần lớn các thuê bao đều sử dụng
dịch vụ xDSL và nút cổ chai trong mạng lõi ATM.
 Khó mở rộng dung lượng.
 Kiến trúc phức tạp, qua nhiều lớp (Ip qua ATM qua SDH/DSL).
 Giá thành và chi phí tương đối cao.
Sau DLC thế hệ 3 là dòng thiết bị truy nhập IP hay IP-DSLAM. Đây là dòng thuê
bao truy nhập tiên tiến nhất hội tụ nhiều công nghệ nền tảng trong mạng thế hệ sau
NGN (Để hiểu thêm về NGN xem phụ lục B). Dòng thiết bị này chạy trên nền tảng
mạng IP, IP-AN với những đặc điểm sau:
 Băng thông/ Dung lượng hầu như không hạn chế (Trên thực tế hầu như
không tắc nghẽn với băng thông trong khoảng 1-10Gbps).
 Truy nhập băng rộng IP.
 Dễ dàng mở rộng và tích hợp với mạng NGN (Trên nền mạng chuyển mạch
mềm).
 Cung cấp tất cả các dịch vụ qua một mạng Ip duy nhất mặc dù hệ thống này
vẫn hỗ trợ các đầu cuối tương tự truyền thống. Thiết bị này phối hợp hoạt
động với mạng IP qua media gateway.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 6


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

 Giá thành tính cho từng thuê bao và chi phí vận hành mạng thấp.
 Kiến trúc đơn giản (IP over SDH).

PSTN

POTS PSTN
Gateway
Máy điện thoại IP

Chuyển mạch mềm


IP hay MPLS

xDSL

GATEWAY truy nhập

IP hay MPLS switch-router

Hình 1.4 Thiết bị truy nhập IP cho thế hệ sau

Trong giai đoạn quá độ hiện nay, để việc đầu tư vào mạng truy nhập mang lại
hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật thì ngoài giải pháp kéo thêm cáp đồng đến khu vực
thuê bao còn có cách sử dụng các thiết bị truy nhập, hơn nữa để phù hợp với xu thế tất
yếu là tiến từ mạng PSTN lên mạng NGN khi mà mạng nội hạt chưa sẵn sàng hỗ trợ
các thiết bị truy nhập IP tiên tiến nhất thì cần phải có dòng thiết bị truy nhập đáp ứng
tất cả các yêu cầu sau:
 Hỗ trợ các giao diện PSTN truyền thống, các đầu cuối analog.
 Có khả năng cung cấp các dịch vụ băng rộng và các dịch vụ mới khác.
 Hỗ trợ báo hiệu V5.x và có thể kết nối tới các tổng đài nội hạt đang sử dụng
(Tức là làm việc như là thiết bị DLC).
 Dễ dàng nâng cấp, tích hợp khi chuyển sang mạng NGN.
 Đảm bảo thời gian triển khai và chi phí phát thiển thuê bao không quá cao.
 Thiết bị sử dụng cho công nghệ xDSL là một trong những giải pháp hiệu quả.

1.2.2 Các công nghệ truy nhập băng rộng

1.2.2.1 Modem cáp

Là thiết bị cho phép truy xuất thông tin tốc độ cao đến các server từ xa như

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 7


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

Internet server hay VoD server qua mạng truyền hình cáp (Cáp đồng trục) với tốc độ
thay đổi phụ thuộc vào hệ thống modem cáp, kiến trúc mạng cáp đồng trục và lưu
lượng trên modem.
Tốc độ theo chiều xuống có thể lên đến 27Mbps, tuy nhiên đây là dung lượng
tổng cộng của mọi người chia ra do cấu trúc mạng dạng nhánh, thường thì dung lượng
của một thuê bao chỉ từ 1-3Mbps. ở chiều lên có thể đạt được 10Mbps nhưng thường
là 1-2,5 Mbps
Ưu điểm của modem cáp là tận dụng được mạng truyền hình cáp sẵn có nên giảm
chi phí, các linh kiện tần số cao cần thiết cho hoạt động của modem cáp đã trở nên rất
rẻ và được bán đại trà. Nhưng cũng do làm việc ở tần số cao và có đến 90% cáp đi
trong nhà mà các cáp này thường được lắp đặt vội vã, cẩu thả nên dễ gây nhiễu cho
tivivà các thiết bị khác, giải pháp ở đây là cần phải đi lại dây ở nhà. Hơn nữa do việc
sử dụng chung các kênh đường lên nên dễ gây tắc nghẽn.
Các nhà khai thác mạng cáp đồng trục đang tiến hành cải tiến hạ tầng mạng cáp
bằng cách đưa thêm mạng cáp quang vào mạng cáp đồng trục thay truyền dẫn tương tự
bằng truyền dẫn số được gọi là mạng lai ghép HFC: Mạng HFC cung cấp gần 100
kênh truyền dẫn tốc độ cao (6 MHz) cho mỗi kênh phân phối các luồng video tương
tự, số, dữ liệu tới người sử dụng và có thể mở rộng các dịch vụ băng rộng nhờ modem
cáp. Tuy nhiên do đường truyền HFC là chung nên băng thôngkhả dụng cho mỗi kênh
khi có nhiều người sử dụng không cao bằng DSL.

1.2.2.2 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp sợi quang

Cáp quang có nhiều ưu điểm mạnh hơn so với cáp đồng như sợi cáp quang cho
phép truyền tín hiệu có cự ly xa hơn, khả năng chống nhiễu và xuyên âm tốt, băng tần
truyền dẫn rất lớn đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới khách hàng…
Mạng cáp quang chính là đích cuối cùng của các nhà quản lý mạng Viễn thông để mở
rộng các dịch vụ băng hẹp sang các dịch vụ băng rộng. Tuy nhiên, việc xây dựng một
mạng truy nhập cáp quang đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, trong khi mạng cáp
đồng nội hạt vẫn chưa sử dụng hết khấu hao. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng của mỗi thuê
bao hiện nay vẫn chưa tận dụng hết khả năng của cáp quang nên sẽ gây lãng phí. Giải
pháp ở đây là lắp đặt cáp quang tới tận cụm dân cư hay tới các toà nhà, các trụ sở cơ

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 8


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

quan lớn rồi từ đây sẽ sử dụng cáp đồng để truyền tín hiệu tới từng thuê bao. Việc tồn
tại đôi dây cáp đồng ở đoạn cuối này cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy xDSL
phát triển vì xDSL hoàn toàn có thể cung cấp các giải pháp truy nhập cho các dịch vụ
tốc độ cao từ các khối ONU của cấu trúc mạng truy nhập nói trên. Như vậy, công nghệ
xDSL là giải pháp trung gian hữu hiệu để cung cấp dịch vụ tới khách hàng trước khi
có thể quang hoá mạng truy nhập.

1.2.2.3 Công nghệ truy nhập vô tuyến

Công nghệ truy nhập vô tuyến có nhiều loại khác nhau. Công nghệ dịch vụ phân
phối đa điểm đa kênh MMDS là hỗn hợp của các dịch vụ video và truyền số liệu tốc
độ cao (chiều xuống lên tới 54Mbps). Hệ thống này cho phép các nhà cung cấp dịch
vụ ở xa không có cơ sở hạ tầng có thể cung cấp các truy nhập hiệu quả tới khách hàng.
MMDS đang có điều kiện thuận lợi để phát triển do ngày nay thị trường điện thoại
không dây và điện thoại di động đang được chú trọng. Tuy nhiên, do cường độ tín hiệu
rất thất thường và phải thực hiện tầm nhìn thẳng nên vùng phủ sóng bị giới hạn. Hơn
nữa, MMDS sử dụng hệ thống và công nghệ mới nên cần có thời gian để mạng ổn
định. Dịch vụ phân phối đa điểm nội hạt LMDS hay hệ thống truyền hình tế bào gần
giống hệ thống MMDS, nó hoạt động ở dải tần 27,5GHz -29,5GHz. Về mặt lý thuyết,
LMDS phủ sóng một vùng với nhiều tế bào nên tránh được tầm nhìn thẳng của
MMDS, các tế bào lân cận sử dụng cùng một tần số nhưng phân cực khác nhau, các
vùng tối được phủ sóng bằng trạm tiếp vận hay các bộ phản xạ sóng thụ động. Với
kích thước tế bào nhỏ LMDS gây khó khăn trong việc triển khai cho các vùng ngoại ô
nhưng với máy phát công suất nhỏ hơn và vùng phủ tế bào nên có thể giữ giá thành
đầu tư ở mức thấp. Công nghệ truy nhập qua vệ tinh có ưu điểm về tầm phủ sóng rộng,
không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách cũng như các điều kiện địa lý, tốc độ truyền dẫn
cao (có thể lên tới 23Mbps) nhưng độ trễ lan truyền lớn, các dịch vụ thông tin vệ tinh
có thể bị máy bay và các vệ tinh thấp hơn che khuất, tuổi thọ của vệ tinh có hạn và
được xác định bằng lượng nhiên liệu mà nó mang theo, việc cấp phép và quản lý tần số
lại phức tạp. Hơn nữa, giá của hệ thống thông tin vệ tinh cao nên công nghệ này vẫn
chưa thể được phổ dụng. Mạch vòng thuê bao vô tuyến WLL hay thông tin di động nội
vùng cũng là một giải pháp được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và đang được phát

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 9


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

triển tại Việt Nam. Công nghệ này được phát triển như một phương thức bổ trợ cho
các hệ thống mạng cáp thuê bao, mở rộng mạng điện thoại công cộng. Mặc dù khả
năng truyền tốc độ cao không bằng so với cáp đồng và chi phí cao hơn nhưng WLL có
nhiều ưu điểm trong các trường hợp cần giải quyết nhanh gọn và địa hình phức tạp. So
với cáp đồng và cáp quang thì hệ thống truy nhập vô tuyến chịu ảnh hưởng của môi
trường truyền dẫn khắc nghiệt hơn.

1.2.2.4 Công nghệ xDSL

a. Tình hình phát triển của công nghệ truy nhập băng rộng

 Tống số thuê bao băng rộng toàn cầu đạt tới 175 triệu, so với 151 triệu vào năm
cuối tháng 12 năm 2004.
 Tổng số thuê bao DSL toàn cầu đạt tới mức 115 triệu, so với 97 triệu vào cuối
tháng 12 2004.
 Những kĩ thuật truy nhập băng rộng khác tới 61,4 triệu, so với 54,5 triệu vào
cuối tháng 12 năm 2004.
 Tăng trong 6 tháng của năm 2005
Tổng số thuê bao băng rộng tăng 24,5 triệu.
Tổng số thuê bao DSL tăng 17,7 triệu.
Những thuê bao băng rộng khác tăng 6,8 triệu.
Trong 12 tháng từ quí 2 2004, thuê bao DSL tăng 51%.
Liên minh Châu Âu là thị trường băng rộng lớn nhất và khu vực DSL lớn nhất
thế giới.
 Trong liên minh Châu Âu, DSL hiện diện 81% của tổng số thuê bao truy nhập
băng rộng.
 Trong khu vực Mỹ LaTinh và Trung Đông và Châu Phi, DSL chiếm dữ tương
ứng 83% và 79,56%.
 Toàn bộ DSL tham gia vào tổng số thị truờng băng rộng là 65,2%.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 10


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

Bảng 1.1 Tổng số thuê bao băng rộng và DSL các vùng trên thế giới

Khu vực Tổng số thuê Tổng số thuê Tỷ lệ % của Tổng số Tỷ lệ % của


bao Q2 2005 bao DSL Q2 DSL trong băng rộng những băng
2005 toàn bộ băng khác Q2 rộng khác
rộng 2005 trong toàn
bộ băng rộng
Châu Á
Thái 40.613.395 27.088.587 66,77% 13.524.808 33,30%
bình
dưong
những
nước 3.602.474 2.014.074 55,91% 1.588.400 44.09%
Châu Âu
khác

Mĩ 5.258.830 4.364.569 83,00% 894.261 17,00%


Latinh
Trung
Đông và 2.212.466 1.760.242 79,56% 452.224 20,44%
Châu Phi
Bắc Mĩ 44.287.940 18.850.581 42,56% 25.437.359 57,44%
Nam và
Đông 32.868.500 22.331.500 67.94% 10.537.000 32,06%
Châu Á
Toàn bộ
liên minh 47.501.671 38.485.655 81,02% 9.016.016 18,98%
Châu Âu
Toàn 176.345.276 114.895.208 65,15% 61.450.068 34,85%
Cầu

 Mỹ giữ nguyên vị trí Quốc gia đứng đầu với tổng số mật độ dân số băng
rộng lớn nhất trên thế giới với mức 38.200.981 thuê bao.
 Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai với mức 30.843.000 và là quốc gia có tổng
DSL băng rộng lớn nhất thế giới với mức 21.230.000.
 Thứ ba là Nhật bản với mức 20.650.500.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 11


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

27%
1

19%
2
3
4
5
23%
6
7
25% 2%
1% 3%

Hình 1.5 Tỉ phần băng rộng của các vùng trên thế giới (30 -6-2005)
(Với các vùng từ 1-7 tương ứng với các vùng trong bảng 1.1)
Bảng 1.2 Tổng số thuê bao băng rộng của một số quốc gia đứng đầu

Vị trí Quốc Gia Tổng số băng rộng Q2 2005


1 Mỹ 38.200.981
2 Trung Quốc 30.843.000
3 Nhật Bản 20.650.500
4 Hàn Quốc 12.260.915
5 Pháp 8.323.000
6 Anh 7.961.938
7 Đức 7.878.497
8 Canada 6.086.959
9 Italy 5.460.555
10 Tây Ban Nha 4.094.017
11 Đài Loan 4.025.000
12 Hà Lan 3.566.566
13 Brazil 2.562.157
14 Úc 2.117.300

Ít nhất một trong mười người có một kết nối băng rộng trong 16 quốc gia (chỉ có
những quốc gia với hơn một triệu kết nối băng rộng).

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 12


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

Bảng 1.3 Tỉ lệ thâm nhập băng rộng của một số quốc gia đứng đầu
Vị trí Quốc Gia Tổng số thâm nhập băng rộng
của dân số
1 Hàn Quốc 25,58
2 Hông Kông 22,94
3 Hà Lan 21,90
4 Đan Mạch 21,47
5 Thụy sỹ 20,13
6 Canada 19,19
7 Đài Loan 17,81
8 Bỉ 17,58
9 Israel 16,47
10 Thuỵ Điển 16,38
11 Nhật Bản 16,18
12 Pháp 13,89
13 Anh 13,71
14 Mỹ 13,14
15 Úc 10,62
16 Tây Ban Nha 10,00
 Mười lăm Quốc Gia có hơn một triệu thuê bao DSL.
 Trung Quốc là Quốc Gia đạt tới hơn 20 triệu thuê bao DSL.

33%

1
2
3
4
19% 5
24%
6
7
2%
16% 2% 4%

Hình 1.6 Tỉ phần các vùng sử dụng DSL (Ngày 30-06-2005)


(Với các vùng từ 1-7 là các vùng tương ứng với các vùng trong bảng 1.1)

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 13


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

Bảng 1.4 Các quốc gia có số thuê bao DSL lớn hơn 1 triệu

Vị trí Quốc Gia Thuê bao DSL Q2 2005


1 Trung Quốc 21.230.000
2 Mỹ 15.929.322
3 Nhật Bản 14.168.000
4 Pháp 7.803.000
5 Đức 7.800.000
6 Hàn Quốc 6.678.107
7 Anh Quốc 5.691.000
8 Italy 5.135.000
9 Đài Loan 3.360.000
10 Tây Ban Nha 3.271.771
11 Canada 2.291.259
12 Brazil 2.400.957
13 Hà Lan 2.147.000
14 Úc 1.586.000
15 Bỉ 1.149.350
 Mười hai Quốc Gia với hơn một triệu thuê bao DSL đã đạt được quá 14% sự
thâm nhập đường dây điện thoại.
 Năm Quốc Gia đã đạt được hơn 20% sự thâm nhập DSL của đường dây điện
thoại.
Bảng 1.5 12 Quốc gia với hơn một triệu thuê bao đạt được quá 14% sự thâm nhập
đường dây điện thoại
Vị trí Q2 Quốc Gia Thuê bao DSL Q2 Sự thâm nhập đường dây
2005 2005 điện thoại Q2 2005
1 Hàn Quốc 6.678.107 28,71
2 Đài Loan 3.360.000 25,65
3 Pháp 7.803.000 22,95
4 Bỉ 1.149.350 22,39
5 Hà Lan 2.147.000 21,47
6 Nhật Bản 14.168.000 19,91
7 Italy 5.135.000 18,71
8 Tây Ban Nha 3.271.771 17,49
9 Anh Quốc 5.698.000 16,21
10 Úc 1.586.000 14,98
11 Canada 2.921.259 14,63
12 Đức 7.800.000 14,52

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 14


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

b. Các công nghệ truy nhập xDSL hiện nay


xDSL là một họ công nghệ đường dây thuê bao số gồm nhiều công nghệ có
tốc độ, khoảng cách truyền dẫn khác nhau nên được ứng dụng vào các dịch vụ khác
nhau. Bảng dưới đây sẽ liệt kê các loại công nghệ và tính chất của từng loại.
Theo hướng ứng dụng của các công nghệ thì có thể phân thành 3 nhóm chính như
sau :
 Công nghệ HDSL truyền dẫn hai chiều đối xứng gồm HDSL/HDSL2 đã
được chuẩn hoá và những phiên bản khác như: SDSL, MDSL, IDSL.
 Công nghệ ADSL truyền dẫn hai chiều không đối xứng gồm ADSL/ADSL.
Lite (G.Lite) đã được chuẩn hoá và các công nghệ khác như CDSL,
Etherloop,
 Công nghệ VDSL cung cấp cả dịch vụ truyền dẫn đối xứng và không đối
xứng.
Bảng 1.6 Các công nghệ xDSL
Khoảng cách truyền Số đôi dây đồng sử
Tên Tốc độ
dẫn dụng
IDSL 144 Kb/s đối xứng 5km 1 đôi

1,544Mb/s đối xứng 2 đôi


HDSL 3,6 km – 4,5 km
2,048Mb/s đối xứng 3 đôi

1,544Mb/s đối xứng


HDSL2 3,6 km – 4,5 km 1 đôi
2,048 Mb/s đối xứng

768kb/s đối xứng,


1,544Mb/s hoặc 7 km 1 đôi
SDSL
2,048 Mb/s một chiều 3 km

1,5- 8 Mb/s luồng 5km (tốc độ càng cao


ADSL xuống thì khoảng cách càng 1 đôi
1,544 Mb/s luồng lên ngắn)
26 Mb/s đối xứng
13–52 Mb/s luồng 300 m – 1,5 km
VDSL 1 đôi
xuống (Tuỳ tốc độ)
1,5-2,3 Mb/s luồng lên

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 15


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

IDSL: (ISDN DSL): Ngay từ đầu những năm 1980, ý tưởng về một đường dây
thuê bao số cho phép truy nhập mạng số đa dịch vụ tích hợp (ISDN) đã hình thành.
DSL làm việc với tuyến truyền dẫn tốc độ 160 Kb/s tương ứng với lượng tải tin là 144
Kb/s (2B+D). Trong IDSL, một đầu đấu nối tới tổng đài trung tâm bằng một kết cuối
đường dây LT (Line Termination), đầu kia nối tới thuê bao bằng thiết bị kết cuối mạng
NT (Network Termination). Để cho phép truyền dẫn song công người ta sử dụng kỹ
thuật khử tiếng vọng. IDSL cung cấp các dịch vụ như: Hội nghị truyền hình, đường
dây thuê riêng (leased line), các hoạt động thương mại, truy cập Internet/Intranet.
HDSL/HDSL 2: Cuối những năm 80, nhờ tiến bộ trong xử lý tín hiệu số đã thúc
đẩy sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số truyền tốc độ dữ liệu cao
HDSL (High data rate DSL). Công nghệ này sử dụng 2 đôi dây đồng để cung cấp dịch
vụ T1 (1,544 Mb/s), 3 đôi dây để cung cấp dịch vụ E1 (2,048 Mb/s) không cần bộ lặp.
Sử dụng mã đường truyền 2B1Q tăng tỷ số bit/baud thu phát đối xứng; mỗi đôi dây
truyền một nửa dung lượng tốc độ 784 Kb/s nên khoảng cách truyền xa hơn và sử
dụng kỹ thuật khử tiếng vọng để phân biệt tín hiệu thu phát. Khi nhu cầu truy nhập các
dịch vụ đối xứng tốc độ cao tăng lên, kỹ thuật HDSL thế hệ thứ 2 đã ra đời để đáp ứng
nhu cầu truyền T1, E1 chỉ trên một đôi dây đồng với một bộ thu phát nên có nhiều ưu
điểm : hoạt động ở nhiều tốc độ khác nhau, sử dụng mã đường truyền hiệu quả hơn mã
2B1Q, khoảng cách truyền dẫn xa hơn, chống nhiễu tốt hơn, có khả năng tương thích
phổ với các dịch vụ DSL khác. Do sử dụng cả tần số thoại nên không cung cấp đồng
thời cả dịch vụ thoại nhưng công nghệ này được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ đối
xứng trong mạng nội hạt thay thế các đường trung kế T1, E1 mà không cần sử dụng bộ
lặp, kết nối các mạng LAN.
SDSL: Công nghệ DSL một đôi dây (Single pair DSL) truyền đối xứng tốc độ
784 Kb/s trên một đôi dây, ghép kênh thoại và số liệu trên cùng một đường dây, sử
dụng mã 2B1Q. Công nghệ này chưa có các tiêu chuẩn thống nhất nên không được
phổ biến cho các dịch vụ tốc độ cao. SDSL chỉ được ứng dụng trong việc truy cập
trang Web, tải những tệp dữ liệu và thoại đồng thời với tốc độ 128 Kb/s với khoảng
cách nhỏ hơn 6,7 Km và tốc độ tối đa là 1024 Kb/s trong khoảng 3,5 Km.
ADSL: Công nghệ DSL không đối xứng (Asymmetric DSL) được phát triển từ
đầu những năm 90 khi xuất hiện các nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao, các dịch vụ
trực tuyến, video theo yêu cầu...ADSL cung cấp tốc độ truyền dẫn không đối xứng lên
tới 8 Mb/s luồng xuống (từ tổng đài trung tâm tới khách hàng) và 16- 640 Kb/s luồng
lên (từ phía khách hàng tới tổng đài) nhưng khoảng cách truyền dẫn giảm đi. Một ưu
điểm nổi bật của ADSL là cho phép khách hàng sử dụng đồng thời một đường dây

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 16


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

thoại cho cả 2 dịch vụ: thoại và số liệu vì ADSL truyền ở miền tần số cao (4400
Hz 1MHz) nên không ảnh hưởng tới tín hiệu thoại. Các bộ lọc được đặt ở hai đầu
mạch vòng để tách tín hiệu thoại và số liệu theo mỗi hướng. Một dạng ADSL mới gọi
là ADSL “lite” hay ADSL không sử dụng bộ lọc đã xuất hiện từ đầu năm 1998 chủ
yếu cho ứng dụng truy cập Internet tốc độ cao. Kỹ thuật này không đòi hỏi bộ lọc phía
thuê bao nên giá thành thiết bị và chi phí lắp đặt giảm đi tuy nhiên tốc độ luồng xuống
chỉ còn 1,5 Mb/s. Công nghệ này được xem xét kỹ trong chương 3.
VDSL: Công nghệ này sẽ được nói kỉ hơn phần sau.

c. Động lực thúc đẩy việc phát triển DSL


Công nghệ DSL được phát triển ngày càng rộng rãi do nó đáp ứng được một số
yêu cầu về việc cung cấp dịch vụ hiện tại, đồng thời nó được hỗ trợ bởi sự phát triển
của các công nghệ xử lý tín hiệu số.
 Nhu cầu về việc truyền các tín hiệu số như số liệu, Internet tốc độ cao cần
dải tần cao hơn dải tần của tín hiệu thoại thông thường, ví dụ:
Bảng 1.7 Các ứng dụng và độ đáp ứng yêu cầu của công nghệ DSL

STT ứng dụng Yêu cầu tốc độ Yêu cầu tốc độ


chiều xuống (kbit/s) chiều lên (kbit/s)
1 Thoại 16-64 16-64
2 Truyền hình độ nét cao 12000-24000 0
3 Truyền hình quảng bá 1500-6000 0
4 Truyền hình theo yêu cầu 1500-6000 1-9
5 Âm nhạc theo yêu cầu 384-2500 9
6 Điện thoại thấy hình 128-1500 128-1500
7 Học tập từ xa 384-3000 128-3000
8 Truy nhập cơ sở dữ liệu, 14-384 9
chỉ dẫn trực tuyến
9 Tải phần mềm 384-3000 9

 Việc phát minh ra bộ vi xử lý có năng lực lớn, giá rẻ cho phép mã hoá và giải
mã các hình ảnh, âm thanh với tốc độ cao nên đường truyền cho tín hiệu này
cũng phải có tốc độ tương ứng.
 Tận dụng mạng cáp đồng hiện có để cung cấp các dịch vụ mới, tốc độ cao.

 Tích hợp các dịch vụ khác nhau trong cùng một mạng truy nhập.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 17


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương I . Tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập.

d. Ưu nhược điểm của xDSL


So với cáp quang:
 Ưu điểm:
Chi phí cho mạng cáp thấp.
Tận dụng được mạng cáp đồng hiện tại.
Cho phép khách hàng lựa chọn dịch vụ bằng phần mềm.
Có thể triển khai dần dần (cho từng thuê bao, từng dịch vụ, từng ứng
dụng) do thiết bị mạng ở phía thuê bao thường chỉ là modem DSL
đơn, phục vụ một thuê bao.
 Nhược điểm:
Tốc độ thấp hơn cáp quang. Cáp quang thích hợp hơn cho việc kéo
dài khoảng cách truy nhập tới nhà thuê bao, dùng cho các khu vực
được xem là kinh tế như các khu thương mại tập trung nhiều khách
hàng (DLC).
Không ổn định do chịu ảnh hưởng của các nguồn nhiễu bên ngoài,
xuyên âm, tiếng vọng thường có trong truyền dẫn cáp đồng.
Khoảng cách đường truyền hạn chế, phụ thuộc nhiều yếu tố khách
quan và ảnh hưởng tới tốc độ, chất lượng tín hiệu.
So với truyền dẫn và truy nhập vô tuyến:
Mạng vô tuyến triển khai tương đối nhanh và tiết kiệm được chi phí cho mạng
ngoại vi, nhưng lại đòi hỏi băng tần vô tuyến, hiện nay đang phải quản lý rất chặt, giá
cao và được sử dụng gần hết.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 18


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

CHƢƠNG II CÔNG NGHỆ VDSL


2.1 Giới thiệu công nghệ VDSL

Là một dịch vụ trong họ xDSL VDSL (Very high data rate DSL) cung cấp các
đường thuê bao số với tốc độ rất cao. Cũng như các dịch vụ khác trong họ xDSL như
ADSL, HDSL, SDSL… kĩ thuật VDSL được sử dụng để cung cấp các dịch vụ băng
rộng như các kênh tivi, truy nhập dữ liệu với tốc độ rất cao hội nghị qua video, video
động, truyền tổ hợp dữ liệu và tín hiệu video trên cùng một đường dây… cho các thuê
bao dân cư và kinh doanh trong lúc chưa lắp đặt được mạng cáp quang đến tận nhà
thuê bao. Hình 2.1 mô tả các khả năng cung cấp dịch vụ của kĩ thuật VDSL.
Kĩ thuật VDSL sử dụng phương thức truyền dẫn giống như ADSL nhưng kĩ thuật
VDSL có khả năng cung cấp số liệu với tốc độ rất cao gần gấp 10 lần tốc độ truyền
dẫn của ADSL (như hình 2.2). Tốc độ truyền dẫn của VDSL ở luồng xuống đạt tới 52
Mb/s trong chiều dài khoảng 300m, và luồng xuống đạt ở tốc độ thấp 1,5 Mb/s với
chiều dài cáp 3,6km. Tốc độ luồng lên trong chế độ không đối xứng (là phương thức
mà tốc độ truyền dẫn từ phía tổng đài tới thuê bao bằng tốc độ truyền dẫn từ thuê bao
tới tổng đài) là 1,6- 2,3 Mb/s. Tốc độ luồng trong chế độ đối xứng là 26 Mbps. Phương
thức truyền dẫn không đối xứng rất phù hợp để cung cấp dịch vụ tốc độ cao từ phía
tổng đài tới thuê bao nên rất hay được sử dụng trong kĩ thuật VDSL.
Trong VDSL cả hai kênh số liệu đều hoạt động ở tần số cao hơn tần số sử dụng
cho thoại và ISDL nên cho phép cung cấp các dịch vụ VDSL bên cạnh các dịch vụ
đang tồn tại.
Khi cần tăng tốc độ luồng xuống hoặc chế độ đối xứng thì hệ thống VDSL sử
dụng kĩ thuật triệt tiếng vọng.
Công nghệ VDSL được ứng dụng trong truy cập dịch vụ băng rộng như dịch vụ
Internet tốc độ cao, các chương trình Video theo yêu cầu.
Ngoài việc có khả năng cung cấp tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ truyền dẫn
của kĩ thuật ADSL kĩ thuật VDSL còn yêu cầu khoảng động nhỏ hơn kĩ thuật ADSL
nên kĩ thuật truyền dẫn của VDSL không phức tạp bằng kĩ thuật truyền dẫn ADSL.
Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng kĩ thuật này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi
đó là vì chưa lựa chọn được cơ chế điều chế, băng tần, phương pháp ghép kênh thích
hợp. Hơn nữa, một số chipset của modem sử dụng kĩ thuật VDSL vẫn còn đắt nên kĩ
thuật này chưa được sử dụng nhiều trong thực tế. Tuy nhiên đây là một kĩ thuật hứa
hẹn trong một vài năm tiếp theo.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 19


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

VDSL được sử dụng trong các mạch vòng nội hạt để truyền tín hiệu từ khối
mạng quang ONU tới các thuê bao. Bảng 2.1 mô tả tốc độ và khoảng cách từ ONU tới
thuê bao.

H
Dịch Cáp quang ONU VDSL Mạng VDSL TE
vụ vòng
Cáp đồng U

B
STM
Chuyển mạch gói
ATM STM
ATM Chuyển mạch gói
Toàn bộ ATM

Hình 2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ của kĩ thuật VDSL

50 ADSL
40
VDSL
Mbit/s

30

20

10

3 6 9 12 15 18
Khoảng cách sợi dùng 0,5mm
Hình 2.2 So sánh công nghệ VDSL với công nghệ ADSL

Bảng 2.1 Tốc độ khoảng cách các loại VDSL


Tốc độ thu (Mbit/s) Tốc độ phát (Mbit/s) Khoảng cách (met)

52 6,4 1000- 300


26 3,2 2500- 800
26 26 1000- 300
13 13 1800- 600
13 26 3750- 1200

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 20


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Để có thể hoạt động được các thiết bị VDSL phải vượt qua được suy hao đường
truyền, xuyên kênh, sự xâm nhập của sóng vô tuyến RF và các tác động xuyên nhiễu
khác.

2.2 Nhiễu

Cũng như những công nghệ khác trong họ xDSL, VDSL truyền trên đôi dây điện
thoại nên chịu tác động của môi trường tạp âm của bản thân mạch vòng dây đồng.Tạp
âm làm giảm tỷ số S/N gây khó khăn cho việc xác định chính xác tín hiệu ở đầu thu.
Mạch vòng dây đồng có một số nguồn tạp âm sau:

2.2.1 Tạp âm trắng

Nhìn chung có rất nhiều nguồn tạp âm và khi không thể xét riêng từng loại ta có
thể coi chúng tạo ra một tín hiệu ngẫu nhiên duy nhất với phân bố công suất đều ở mọi
tần số. Tín hiệu này được gọi là tạp âm trắng. Tạp âm nhiệt gây ra do chuyển động của
các electron trong đường dây có thể coi như tạp âm trắng có phân bố Gauusia được gọi
là tạp âm trắng Gaussia cộng AWGN. Tạp âm này ảnh hưởng độc lập lên từng ký hiệu
được truyền hay nói cách khác chúng được cộng với tín hiệu bản tin.

2.2.2 Xuyên âm

Cũng như FDM ADSL, VDSL không có tự can nhiễu đầu gần (self-NEXT). Xu
hướng về những kĩ thuật không có self-NEXT, hay ít nhất với giới hạn self-NEXT, đã
tiến triển vì việc thực hiện đã có thể thực hiện tăng lên, trong một số trường hợp, thiết
kế đơn giản có thể quá đầy đủ.
Phạm vi triển khai ngắn của VDSL đặt ra khả năng một vài nhiễu mới. Xem xét
hai cấu hình triển khai trong hình 2.3 và 2.4.

Đường VDSL
Trung VTU-R
tâm FEXT
chuyển FEXT FEXT
FEXT
mạch CPE
đường xDSL khác

Hình 2.3 Viễn cảnh nhiễu với VDSL và công nghệ DSL khác trong bộ trộn CO

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 21


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Đường VDSL VTU-R


ONU
Trung FEXT
tâm FEXT NEXT
chuyển
mạch CPE
đường xDSL khác

Hình 2.4 Viễn cảnh nhiễu với VDSL và công nghệ DSL khác trong bộ trộn khách hàng

Hình 2.3 đôi khi được gọi là bộ trộn(1) CO. Trong hình 2.3, VDSL và một số kĩ
thuật xDSL khác cả hai đều được cung cấp từ CO và dùng chung một nhóm kết nối
giữa CO và một số tại chổ mà VDSL được lấy ra. Những loại khác nhau giữa của
NEXT và FEXT mà có thể tồn tại được chỉ ra trong hình 2.3. FEXT giữa hai điểm nút
thường không nhân tố vì khoảng cách thường đủ lớn để làm suy giảm tín hiệu nhiễu.
Tuy nhiên, Những đường đi FEXT khác cũng có thể tồn tại. Dù những tín hiệu FEXT
này sẽ đáng kể hay không tuỳ thuộc vào các chiều dài của hai kênh cũng như những
tần số sử dụng bởi các kênh chiều xuống và chiều lên.
Trong cấu hình được chỉ ra trong hình 2.4, tín hiệu VDSL được kết thúc tại một
ONU xa và xDSL tại CO. Tại một điểm, những đoạn đôi dây xoắn mang những tín
hiệu dùng chung một bộ kết nối chung. Cấu hình này đôi khi được gọi là bộ trộn (2) CP.
Chú ý rằng điều đó là không cần thiết cho VTU-R và modem CPE xDSL khác để định
vị trong cùng toà nhà, nhưng những đôi dây xoắn mang chúng phải dùng chung một
nhóm bộ kết nối cho một số chiều dài gần tương ứng các điểm đầu cuối. Hình 2.4 cũng
chỉ ra những con đường đáng kể NEXT và FEXT cho cấu hình bộ trộn CP. Sự đáng kể
của những con đường FEXT tuỳ thuộc vào định vị ONU hay cũng như những tần số sử
dụng bởi các kênh truyền. Chú ý rằng các điểm nút của mạch VDSL có thể góp phần
NEXT hay là FEXT một trong hai đi vào trong các điểm nút của kĩ thuật xDSL khác,
tuỳ thuộc vào cấu hình triển khai. Tính linh hoạt này tăng thêm luỹ thừa tự do trong
mới trong nhiễu phân tích.
Tầm quan trọng phổ biến cùng tồn tại trong ADSL và VDSL. Trong cấu hình bộ
trộn, ADSL và VDSL cả hai được cung cấp từ CO và dùng chung một nhóm bộ kết
nối giữa CO và tại điểm mà VDSL được lấy ra. (VDSL phải kết thúc tại điểm này, hay
phải được định tuyến trong một nhóm kết nối khác). Để không có NEXT tồn tại giữa
những dịch vụ này tại CO, hai điều kiện sau phải được tồn tại:

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 22


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

 Tín hiệu VDSL chiều xuống phải không đè lên tín hiệu chiều lên ADSL (tín
hiệu VDSL chiều xuống phaie bắt đầu cao hơn 138 kHz).
 Tín hiệu ADSL chiều xuống phải không đè lên tín hiệu VDSL chiều lên (VDSL
chiều lên phải không đè lên 138 kHz tới 1,1 MHz).
 Thêm vào, tín hiệu ADSL chiều xuống có thể một nguyên nhân gây ra mức
FEXT trong tín hiệu VDSL chiều xuống trừ khi khoảng cách giữa máy phát
ADSL tại CO và bộ nhận VTU-R là nhỏ. Tương tự như vậy, FEXT từ VDSL có
thể đặt ra một vấn đề tới tín hiệu ADSL.
Để không có NEXT tồn tại giữa ADSL và VDSL trong cấu hình bộ trộn CP, phổ
tần số chiều lên và chiều xuống của các kĩ thuật tương ứng phải không đè lên nhau.
Thêm vào đó, FEXT VDSL trong tín hiệu ADSL chiều xuống phải tìm thấy, và FEXT
ADSL có thể xuất hiện trong VDSL tuỳ thuộc vào định vị của ONU. Nhờ có chiều dài
vòng lặp ngắn được hỗ trợ bởi VDSL, FEXT nhờ vậy thấp hơn NEXT, phải có một
ảnh xấu tác động trên ADSL chiều xuống.
Vì cần thiết để loại bỏ NEXT giữa hệ thống ADSL và VDSL và quả thực khả
năng FEXT có thể gây ra sự suy giảm quá trình thực hiện, phổ phân phối tới VDSL
dốc xuống trên các kênh chiều lên hay chiều xuống ADSL khi ADSL và VDSL cả hai
đều có mặt. Thêm vào đó, khi giao tiếp với những kĩ thuật khác, cấu hình định vị của
VDSL phải được đưa vào trong các trương mục để quyết định những điểm nào ghóp
phần NEXT hay FEXT tới những điểm khác.

2.2.3 Nhiễu tần số vô tuyến

Máy thu VDSL phải đối phó với vấn đề nhiễu tần số vô tuyến (RFI). Vấn đề RFI
bao gồm lối vào (ingress) và lối ra (egress). Nguyên nhân của RFI egress (nhiễu tần số
vô tuyến lối vào) là trong băng tần của sóng vô tuyến từ những Anten gần với một đôi
cáp xoắn đôi mang tín hiệu VDSL. Một Anten vô tuyến nghiệp dư là một ví dụ rõ ràng
của một bộ làm nhiễu RFI ingress.
Hình 2.5 minh hoạ trạng thái cơ bản này.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 23


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

INGRESS

INGRESS
Trung
tâm VTU-R
chuyển
mạch đường VDSL

Hình 2.5 RFI ingress trong VDSL bởi vì một vị trí máy phát

Nhân tố tác động tới lượng ingress bao gồm công suất đầu ra của các Anten,
khoảng cách giữa các Anten và cáp xoắn đôi, quan hệ giữa hướng và đặc tính bảo vệ
của bộ nhóm kết nối, và cân xứng của bản thân đôi dây xoắn. Thường, RFI ingress
kích thích mỗi dây trong đôi dây xoắn, vì vậy tạo ra một tín hiệu ingress theo chiều
dọc đôi dây. Vì sự cân xứng của đôi dây là không lý tưởng (thường 30 dB đến 35 dB
cho các băng tần cao), một số ingress rò ra trong các tín hiệu khác.
Các tín hiệu RFI ingress thường rất hẹp trong dải thông khi so sánh với tín hiệu
VDSL. Đặc điểm này là rất có ích, như ingress sẻ chỉ ảnh hưởng tới một phần nhỏ của
băng thông có thể sử dụng.
Vấn đề khác là tín hiệu ingress có thể là rất lớn khi so sánh với tín hiệu VDSL
nhận được. Trong trường hợp này, trước của máy thu tương tự phải được thiết kế cẩn
thận đến nỗi không bảo hoà. Thêm vào đó, một số tác động phải được thực hiện biến
đổi tương tự tới số (ADC) chính xác thích hợp. Vấn đề ở đây là một tín hiệu ingress
lớn sẽ trao đổi máy chuyển đổi, vì nó để nó để những bít lỗi của sự chính xác trên tín
hiệu không giá trị này thay vì trên tín hiệu thu được VDSL. Vì tín hiệu VDSL được
lượng tử hoá với sự không chính xác thấp hơn, nhiễu lượng tử, hay sự không chính xác
bởi vì quá trình chuyển đổi, tăng lên, sự giảm sút có ảnh hưởng đến tốc độ bít có thể
đạt được trên kênh truyền. ADC phải có đủ khả năng để điều khiển tín hiệu ingress
cũng như đủ sự chính xác để lượng tử hoá tương xứng tín hiệu VDSL nhận được.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 24


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Thậm chí sau lượng tử hoá, xa hơn nữa sự ước lượng RFI có thể cần thiết trong
miền số.
Để đơn giản hơn thiết kế của ADC, trước của một máy thu VDSL tương tự phải
triển khai mạch để giảm RFI ingress. Nhớ rằng thường ingress hiện diện cả hai theo
chiều dọc và sự khác nhau trên một đôi dây xoắn đôi. Hình 2.6 chỉ ra một phương
pháp sử dụng tín hiệu ingress theo chiều dọc để giảm tín hiệu ingress kim loại.
RFI

TÝn hiÖu kh¸c


nhau

m¸y ph¸t
+ +
VDSL - -
TÝn hiÖu nhËn
®-îc víi lèi vµo
C¸p xo¾n RFI ®-îc gi¶m
1\2
+ H(f)
tÝn hiÖu theo chiÒu däc

Hình 2.6 Phương pháp giảm igress mà sử dụng một tín hiệu theo chiều dọc
Bộ lọc cố gắng làm cho không cân xứng của đôi dây xoắn thực chất đó là kĩ thuật
bởi việc ingress vươn tới tín hiệu khác. Nếu bộ lọc tạo ra sự không cân xứng hoàn hảo,
tín hiệu tổng ở đầu ra có thể bao gồm chỉ có tín hiệu VDSL thu được. Hình 2.7 minh
hoạ ý tưởng này theo một sơ đồ khối.

Tín hiệu
VDSL khác

D(f) +
Tín hiệu thu
RFI
+ với RFI ingress
nguồn - được giảm
L(f) D(f)
+ H(F)=
L(f)

Tín hiệu VDSL


theo chiều dọc

Hình 2.7 Mạch khử RFI ingress

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 25


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Việc giảm ingress gần chính xác 35 dB có thể đạt được bởi phương pháp này.
Chú ý rằng nó tương đương với việc thu được hơn 5-bit chính xác trong ADC.
RFI ingress cũng là một mối quan tâm với VDSL. Egress được minh hoạ trong
hình 2.8.

EGRESS

EGRESS

EGRESS
Bưu điện
trung
tâm

VTU-R
Đường VDSL

Hình 2.8 Ví dụ RFI egress

Ở đây tín hiệu phát ra từ đôi dây xoắn và có thể làm nhiễu loạn tín hiệu bởi các
Anten định vị nếu những tín hiệu thu được này chông chéo lên phổ VDSL. Để chống
vấn đề này, công suất truyền dẫn VDSL trong miền tần số được dự trữ trong vô tuyến
hay các dịch vụ sóng vô tuyến, phải được hạ thấp. Thường, việc giảm 20 dB trong
những khu vực này sẽ thích hợp để nhẹ những vấn đề từ egress RFI VDSL.

2.2.4 Sóng vô tuyến băng rộng điều biên


Sóng vô tuyến băng rộng thường sử dụng cho truyền sóng vô tuyến quảng bá qua
khoảng cách dài. Tín hiệu được truyền thường bao gồm diễn văn và nhạc. Nhiều trạm
vô tuyến AM có thể cùng một lúc hoạt động trong thành phố và ảnh hưởng lên đường
dây điện thoại. AM băng rộng cho phép truyền với độ rộng tần số trong khoảng 0,1-2,0
MHz. Tín hiệu vô tuyến AM có thể là cao hơn 20dB hoặc hơn nữa so với tín hiệu
HAM, nhưng chúng ta cần nhớ rằng cáp cân bằng thường là tốt hơn ở tần số thấp
(giảm từ 10 đến 15dB). Đồng thời, khoảng cách từ cột anten AM cho tới đường dây
thoại thường là 1 km chí ít cũng lớn hơn 10mét, và năng lượng trải rộng gấp 4 lần dải
thông (giảm 6 dB). Do vậy, tín hiệu vô tuyến AM có nhiễu PSD khoảng từ -80dBm/Hz
đến -120 dBm/Hz Máy phát có thể sử dụng công suất rất cao lên đến 50 KW và có thể
phát tới công suất lớn nhất vào buổi tối.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 26


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Trong đặc điểm VDSL AM băng rộng được làm mô hình với một máy phát AM
với một bộ điều chế chỉ số 80%. Điều này có nghĩa rằng sóng mang không được khử
nhiễu hoàn toàn. Tín hiệu thông tin được mô hình với giới hạn băng tần nhiễu
Gauusian chừng 5 KHz. Vì vậy, tín hiệu sóng vô tuyến được phát sử dụng một độ rộng
băng chừng 10 KHz.
Loại máy phát RF mạnh mẽ loại này có thể gây ra RFI rất lớn tại miền đóng,
nhưng tại một khoảng cách lớn thích hợp RFI sẽ đủ nhỏ để được điều khiển bởi các
phương pháp thích hợp.
2.2.5 Sự thâm nhập của nhiễu radio amateur
Truyền dẫn vô tuyến amateur trong các băng được chỉ ra trong bảng 2.2.
Bảng 2.2 Các băng tần radio amateur
Các băng khai thác HAM (MHz)
Tần số thấp nhất Tần số cao nhất
1,81 2,0
3,5 4,0
7,0 7,1
10,1 10,15
14,0 14,35
18,068 18,168
21 21,45
24,89 24,99
28,0 29,7

Các băng này chồng lên băng truyền dẫn của VDSL nhưng tránh các băng truyền
dẫn của các DSLs khác. Do đó, giao thoa vô tuyến HAM là vấn đề lớn đối với VDSL.
Nhà khai thác HAM có thể sử dụng công suất 1,5 KW, nhưng sử dụng công suất
lớn như vậy rất hiếm khi sử dụng ở các vùng dân cư đông hay các vùng có nhiều đôi
dây điện thoại. Bộ phát 400W ở khoảng cách 20 mét (30 ft) có thể gây ra điện áp cảm
ứng chung theo chiều dọc khoảng 11 vôn trên đường dây điện thoại. Với độ cân bằng
là 33 dB, điện áp kim loại tương ứng là 300 mV, là 0dBm công suất trên đường dây Z0
= 100 . Các nhà khai thác HAM sử dụng băng tần số 2,5kHz liên tục với âm thanh
(thoại) hoặc tín hiệu số (mã Morse, FSK), dẫn tới nhiễu PSD xấp xỉ -34 dBm/Hz. Trên
thực tế, các nhà khai thác HAM truyền ở các mức thấp hơn hoặc có thể cách xa hơn
10m khi truyền các mức cao hơn. Tuy nhiên điều này dẫn đến nhiễu PSDs trong
khoảng từ -35 dBm/Hz đến -60 dBm/Hz. Hơn nữa, các mức điện áp cao như vậy có
thể làm bão hoà các thiết bị điện từ analog đầu vào.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 27


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Các nhà khai thác HAM chuyển tần số sóng mang vài phút một lần và tín hiệu
truyền là 0 (điều chế SSB) khi không có tín hiệu. Vì thế, bộ thu có thể không có khả
năng dự đoán được sự xuất hiện của HAM vào.
May mắn thay, tín hiệu vô tuyến HAM là băng hẹp và vì thế các phương pháp
truyền dẫn cố gắng đánh dấu các băng tần hẹp và ít của các nhiễu này, thực chất là để
tránh nhiễu hơn là cố gắng truyền qua nó. Một số bộ thu có các bộ lọc để loại bỏ hiệu
ứng này.
2.2.6 Nhiễu xung
Nhiễu xung là xuyên âm không ổn định từ các trường điện từ tạm thời gần đường
dây điện thoại. Ví dụ về bộ phát xung là rất đa dạng như mở của tủ lạnh (mô tơ
chạy/tắt), điện áp điều khiển thang máy (các đường dây điện thoại trong các toà nhà
thường chạy theo đường giếng thang máy), và rung chuông của các máy điện thoại
trong cùng bó cáp. Mỗi hiệu ứng này là tạm thời và gây ra nhiễu xâm nhập vào các
đường dây điện thoại qua cùng một cơ chế cơ bản như nhiễu RF, nhưng thường ở tần
số thấp hơn nhiều.
Điện áp cảm ứng kim loại thường là vài mV, nhưng cũng có thể cao tới 100 mV.
Các điện áp như vậy dường như là nhỏ, nhưng sự suy giảm lớn ở tần số cao trên đôi
dây xoắn có nghĩa là ở thiết bị thu xung có thể là rất lớn so với mức tín hiệu DSL nhận
được. Các điện áp ở chế độ này phổ biến gây bởi xung có thể gấp 10 lần về biên độ.
Các xung thông thường kéo dài từ hàng chục đến hàng trăm lần micro giây nhưng
cũng có thể kéo dài tới 3 ms.
2.3 Đặc tính của kĩ thuật VDSL
Tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) là tỉ số năng lượng của tín hiệu mang thông tin ở
máy thu so với năng lượng của nhiễu nhận được. Về bản chất SNR mô tả chất lượng
của kênh truyền dẫn. Trong miền tần số, SNR được tính bằng cách chia mật độ phổ
năng lượng (PSD) của tín hiệu mang tin ở máy thu cho mật độ phổ năng lượng ở máy
phát. Vì suy hao và nhiễu luôn biến đổi theo tần số nên tỉ số SNR là một hàm theo tần
số.
2
PSD H(f)
-60 dBm/Hz
1 km Tín hiệu thu được
24 AWGN

f t

Hình 2.9 Đáp ứng tần số của một tín hiệu chứa nhiễu AWGN

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 28


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Cùng với xác suất dò tín hiệu sai nhầm và dải thông của kênh truyền, SNR xác
định vận tốc lớn nhất mà thông tin có thể được truyền qua kênh truyền. Hình 2.9 minh
hoạ trường hợp đưa tín hiệu với mật độ phổ công suất phát phẳng -60 dBm/Hz vào
đường dây cáp cân bằng cỡ dây 24 dài 1km. Nhiễu tác động chỉ gồm nhiễu Gauss
trắng cộng (AWGN) với mức –140dBm/Hz ở đầu thu. Hình 2.10 là SNR nhận được.

80

70

60
SNR (dB)

50

40

30

20

10

0
0 2 4 6 8 10 12
Tần số (MHz)

Hình 2.10 SNR của tín hiệu và hệ thống


Như phân tích ở trên, nhiều loại nhiễu trên đường dây xoắn đôi như nhiễu xung
chẳng hạn là không thể lường trước được và lại biến đổi theo thời gian. Khi đó, tỷ số
SNR cũng biến đổi theo thời gian. Để tránh được nhiễu tăng ngoài ý muốn làm cho tỷ
số SNR suy giảm, hầu hết các hệ thống đều không hoạt động ở tốc độ tối đa mà kênh
truyền cho phép. Thay vào đó hệ thống hoạt động đều chưa dự phòng nhiễu (noise
margin). Như vậy, việc sử dụng dự phòng đã dự phòng cho hệ thống tránh sai lầm do
nhiễu tăng lên không lường trước được. Yêu cầu cho các hệ thống VDSL được các
công ty điện thoại thiết lập qua thực tế trong các nhóm tiêu chuẩn ANSI T1E1.4 ở Hoa
Kỳ và ETSI TM6 ở Châu Âu. Mặc dù T1E1.4 và TM16 là các nhóm tiêu chuẩn độc
lập với các đặc tính áp dụng cho các vùng địa lý khác nhau nhưng những người tham
gia xây dựng tiêu chuẩn đều nhận ra được lợi ích từ việc thống nhất tiêu chuẩn ở Hoa
Kỳ và Châu Âu. Vì vậy họ đã cố gắng tạo ra những yêu cầu lâu dài cho hệ thống
VDSL.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 29


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Cả ANSI và ETSI đều hỗ trợ các tỷ số tốc độ dữ liệu giữa chiều xuống và chiều
lên trong VDSL bất đối xứng và tốc độ dữ liệu của VDSL đối xứng. ETSI gọ i modem
hỗ trợ tốc độ dữ liệu bất đối xứng là modem class I và modem hỗ trợ tốc độ dữ liệu đối
xứng là modem class II. ETSI đưa ra bảng kết hợp tốc độ payload của modem VDSL
theo bảng 2.3 và 2.4.
Như vậy, ETSI khuyến nghị tỷ số giữa dòng dữ liệu chiều xuống và Chiều lên là
6:1, 3:1, 1:1. Tuy nhiên một số thành viên của ETSI lại khuyến nghị rằng nên loại bỏ
tốc độ đối xứng 36,864 Mbps thuộc nhóm II vì nó cần dữ liệu tốc độ cao chỉ hoạt động
được với một số rất ít các đường dây điện thoại rất ngắn nhưng lại làm tăng độ phức
tạp và giá thành của modem.
ANSI cũng xác định tốc độ bit cho cả hai chế độ hoạt động đối xứng và bất đối
xứng. Bảng 2.4 là tốc độ dữ liệu của VDSL theo ANSI. Theo đó tỷ số tốc độ dữ liệu
của chiều xuống và chiều lên là 8:1, 4:1 và 1:1.
Bảng 2.3 Tốc độ modem VDSL theo ETSI
Modem Class Downstream rate (kbps) Upstream rate (kbps)
I 6 1024 2 1024
12 1024 2 1024
24 1024 4 1024
II 6 1024 6 1024
12 1024 12 1024
24 1024 24 1024
36 1024 34 1024

Bảng 2.4 Tốc độ modem VDSL theo ANSI

Loại dịch vụ Downstream rate (Mbps) Upstream rate (Mbps)


52 6,4
Không đối xứng 34 hay 38,2 4,3
26 3,2
19 2,3
13 1,6
6,5 1,6 hay 0,8
Đối xứng 34 34
26 26
19 19
13 13
6,5 6,5
4,3 4,3
2,3 2,3

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 30


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

- 80

- 90

-100

-110

-120

-130

-140

-150 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (MHz)
Hình 2.11 Ví dụ về NEXT

60

50

40

30

20

10

-10
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (MHz)
Hình 2.12 SNR ở máy thu khi đưa tín hiệu vào mạch vòng và bị nhiễu tác động

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 31


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Hình 2.11 Ví dụ về NEXT do 10 đường dây ADSL gây ra và nhiễu trắng GAUSS
trung bình –140dBm/Hz. Hình 2.12 SNR ở máy thu khi đưa tín hiệu –60dBm/Hz vào
mạch vòng B và bị nhiễu tác động.
Như đã nói ở trên, tín hiệu truyên trong không khí có thể ảnh hưởng đến đường
dây điên thoại làm phá huỷ tín hiệu VDSL. Ngược lại, tín hiệu VDSL trên các đường
dây điện thoại cũng làm ảnh hưởng và phá huỷ các tín hiệu vô tuyến. Vì lí do này, cả
ANSI và ETSI đều qui định các modem VDSL phải giới hạn mật độ phổ công suất
phát ở mức không lớn hơn –80dBm/Hz trong giải tần vô tuyến nghiệp dư có trong
vùng địa lí của họ. Định vị của các giải tần vô tuyến nghiệp dư được ETSI và ANSI
thừa nhận được liệt tương ứng trong các bảng 2.5 và 2.6.
Bảng 2.5 Dải tần vô tuyến nghiệp dư được ETSI thừa nhận
Tần số đầu băng (MHz) Tần số cuối băng (MHz)
1,810 2,000
3,500 3,800
7,000 7,100
10,100 10,150
14,100 14,350
18,068 18,168
21,000 21,450
28,000 29,100

Bảng 2.6 Dải tần vô tuyến nghiệp dư được ANSI thừa nhận
Tần số đầu băng (MHz) Tần số cuối băng (MHz)
1,800 2,000
3,500 4,000
7,000 7,300
10,100 10,150
14,000 14,350
18,068 18,168
21,000 21,450
28,000 29,700

Mật độ phổ công suất phát mô tả công suất phát của tín hiệu mang tin được phân
bố theo tần số như thế nào khi tín hiệu được đưa vào kênh truyền ở ngõ ra của máy
phát. Chẳng hạn, nếu toàn bộ công suất 10 mW được đưa vào đường dây và máy phát
năng lượng đều trong dải tần 1 MHz thì mật độ phổ công suất phát là hằng số và bằng

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 32


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

10 -5 mW/Hz. Đường bao mật độ phổ công suất phát xác định mật độ phổ công suất cực
đại cho phép theo chiều tần số.
Công suất cực đại được ETSI và ANSI cho phép đều là 11,5 dBm. Tuy nhiên,
ETSI và ANSS lại khác nhau trong cách năng lượng phân bố theo tần số. Cả hai tổ
chức tiêu chuẩn này đều đưa ra đường bao xác định đường bao xác định phổ công suất phát
tối đa và cả hai đều buộc modem đều có khả năng giảm mật độ công suất đến –80dBm/Hz
trong giải tần vô tuyến nghiệp dư.
ANSI xác định mật độ phổ công suất cực đại bao gồm ba lựa chọn cho nhà điều
hành hệ thống VDSL như sau:
 PSD enhancement (on/off):
Off: mật độ phổ công suất phát bị giới hạn ở giá trị lớn nhất là
–60dB/Hz.
On: mật độ phổ công suất phát có thể tăng trên –60dB/Hz. Việc tăng
mật độ công suất phát được giám sát bởi một đường bao mật độ phổ
công suất phát và bị kiềm giữ ở tổng công suất 11,5 dBm.
 ADSL compatibility (on/ off):
On: mật độ công suất phát ở dải tần dưới 1,104 MHz bị giới hạn ở
-90dBm/Hz.
Off: mật độ phổ công suất phát trong giải tần này có thể đạt được
trạng thái PSD enhancement.
 RF emission notching (on/off):
On: mật độ phổ công suất phát trong giải tần vô tuyến nghiệp dư bị
giới hạn ở -80dBm/Hz.
Off: mật độ phổ công suất phát trong giải tần vô tuyến nghiệp dư có
thể đạt được trạng thái PSD enhancement.
ETSI cũng xác dịnh một số các đường bao mật độ phổ công suất phát (PSD
mash) tuỳ theo tình huống sử dụng. Khi VDSL được ONU sử dụng (trong cấu hình
FTTcab) thì cả hai chiều chiều lên và chiều xuống đều có chung một đường bao mật
độ phổ công suất phát. Khi VDSL được tổng đài nội hạt sử dụng thì hai chiều chiều
lên và chiều xuống có hai đường bao khác nhau. Sự khác nhau giữa các đường bao
cũng có thể thấy được trong tầm tần số từ 0 đến 176 kHz tuỳ theo có hay không có
POST/ISDN bên cạnh các hệ thống VDSL. Các đường bao mật độ phổ công suất phát
mạnh mẽ hơn cũng được định nghĩa cho việc sử dụng các mạng mà hầu hết hay đối
khi tất cả các đều được chôn ngầm và sự bức xạ vào dải tần vô tuyến nghiệp dư không
khí là không đáng kể. Cuối cùng, ETSI cũng yêu cầu các modem phải có khả năng

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 33


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

giảm mật độ phổ công suất không quá –80dBm/Hz trong các dải tần vô tuyến nghiệp
dư.
Nếu có thể phát triển được VDSL thì các hệ thống VDSL phải tương hợp với các
tín hiệu của các dịch vụ khác trong cùng một chảo cáp. Hệ thống DSL bị VDSL ảnh
hưởng nhiều nhất là ADSL. Trong một vài cấu hình, VDSL có thể ảnh hưởng mạnh
đến ADSL trừ khi được thiết kế cẩn thận. Trong một số cấu hình khác VDSL lại bị
ADSL ảnh hưởng ngược lại.
Trong cấu hình FTTEx nhiều đôi dây xoắn tỏa ra từ một tổng đài nội hạt có thể
mang tín hiệu ADSL, truyền với mật độ phổ công suất phát –40dBm/Hz trong khi các
đường dây khác có thể mang tín hiệu VDSL với mật độ phổ công suất phát từ -60dBm/Hz
cho các thuê bao gần tổng đài hơn như minh hoạ ở hình 2.13. Trong cấu hình này, ảnh
hưởng của VDSL lên ADSL là không đáng kể.

VDSL

CO

ADSL

Hình 2.13 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa ADSL và VDSL trong cấu hình FTTEx
2.3.1 Các phƣơng pháp điều chế cho VDSL
Trong các hệ thống truyền dẫn để có thể truyền được tín hiệu đi xa và để tăng tốc
độ truyền dẫn tín hiệu người ta sử dụng các phương pháp điều chế tín hiệu. Điều chế là
một khái niệm dùng để chỉ một phương pháp sử dụng một sóng mang để truyền tín
hiệu. Tín hiệu sóng mang có tần số cao và công suất đủ lớn để điều chế tín hiệu. Tín
hiệu gốc sẽ làm thay đổi tần số, pha, biên độ hoặc đồng thời các tham số đó. Mỗi kiểu
thay đổi các tham số khác nhau sẽ có một loại điều chế riêng. Tín hiệu điều chế có thể
là tín hiệu số hay tương tự. Trong hệ thống VDSL, người ta cũng sử dụng các phương
pháp điều chế chính đó là QAM, DMT và CAP.

2.3.1.1 Phƣơng pháp điều chế biên độ cầu phƣơng QAM


QAM sử dụng sóng hàm sin và sóng hàm cos với cùng tần số tần số cấu thành để
chuyển đổi thông tin. Sóng chuyển đồng thời qua một kênh đơn. Và biên độ (bao gồm
tín hiệu và cường độ) của mỗi sóng được sử dụng để truyền thông tin (dưới dạng các
bít). Ít nhất một chu kì (và hơn thế) của sóng được gửi để chuyển đổi một tập hợp bít

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 34


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

trước khi một tập hợp bít mới được gửi. Điều chế QAM đã dùng trong nhiều năm và
cơ sở cho nhiều phát minh modem băng tần thoại.
Một ví dụ đơn giản:

Since magnitude Since magnitude


y y

Cos Cos
x x
x

Xác định chiếu xạ lên chòm


chòm điểm điểm

Xác định Tìm điểm


dạng sóng gần nhất

4 bít vào gửi qua kênh 4 bít


và nhận đầu ra

Hình 2.14 Sơ đồ ví dụ minh hoạ phương pháp điều chế QAM-16 trạng thái

Một ví dụ của một hệ thống điều chế QAM cái có thể gửi 4 bit thông tin cho mỗi
kí hiệu QAM xuất hiện trong hình 2.14.
4 bít thông tin được phát để ánh xạ tới một trong 16 điểm trên một chòm điểm
QAM. Chú ý rằng 4 bít thông tin, 16 điểm cho phép 1 điểm duy nhất cho bất cứ sự kết
hợp nào của các bít. x và y cấu thành điểm để các bít mà nó được ánh xạ chỉ rõ biên độ
của sóng hàm sin và hàm cos để truyền qua kênh truyền. Tức là giá trị x và y của mỗi
điểm tương ứng với biên độ của sóng sin và sóng cos được truyền trên kênh. Máy thu
và máy phát cả hai biết được trước phép ánh xạ ánh xạ giữa tổ hợp các bít và một
điểm.
Sau đó sóng hàm sin và cos được truyền qua kênh, máy thu khôi phục và ước
lượng được biên độ của mỗi sóng (thường, sử dụng quá trình cân bằng và xử lí tín
hiệu). Biên độ của các tín hiệu này được chiếu lên chùm điểm đồng nhất với chùm
điểm phía phát. 1 lần nữa biên độ sóng hàm cos hợp thành x, và cường độ sin hợp
thành y. Thường tạp âm và sự méo mó trên kênh và thiết bị điện tử hợp thành trong
máy phát và máy thu làm cho các điểm bị chiếu sai lệch so với vị trí của các điểm trên
chùm điểm. Tuy nhiên, Máy thu sẽ lựa chọn điểm nào trên chùm điểm có vị trí gần
nhất với điểm vừa thu được. Điểm này sau đó được ánh xạ sang 4 bít sử dụng cùng

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 35


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

phương pháp ánh xạ sử dụng trong máy phát (nhưng ánh xạ trong hướng ngược nhau ).
Nếu quá nhiều tạp âm có mặp ở máy thu, điểm chiếu xạ trên chòm điểm có thể gần
điểm sai hơn điểm nhận biết chính xác, cho kết quả lỗi.
Ví dụ này thường gọi là 16-QAM vì chòm điểm có 16 điểm. Tuỳ thuộc số bít
thông tin trên mỗi kí hiệu. Ví dụ, nếu 2 bít cho mỗi kí hiệu truyền dẫn, một chòm điểm
4 điểm có thể là cần thiết và bộ điều chế có thể được gọi là 4-QAM. Hình 2.15 chỉ ra
một chòm điểm 4-QAM che phủ trên một chòm điểm 16-QAM. Năng lượng trung
bình của mỗi kí hiệu là gần như nhau . Chú ý rằng khoảng cách giữa các điểm trong
chòm điểm 4-QAM (được ghi là d4) là lớn hơn khoảng cách giữa các điểm trong chòm
điểm 16-QAM (được ghi là d16). Vì vậy trên cùng 1 kênh nhiễu nhiều hơn tất yếu gây
ra lỗi nhiều hơn khi sử dụng 4-QAM hơn là sử dụng 16-QAM nói khác đi, 16-QAM
cần SNR lớn hơn 4-QAM.

d4

d16

điểm 16 QAM

điểm 4 QAM

Hình 2.15 Chòm điểm 4-QAM che phủ lên một chòm điểm 16-QAM

Một sơ đồ khối của một bộ điều chế QAM chỉ ra trên hình 2.16. Dòng dữ liệu từ
người sử dụng đi vào bộ điều chế. Tại đây dữ liệu được chia thành hai nữa, điều điều
chế thành hai phần trực giao với nhau rồi tổ hợp thanh tín hiệu cầu phương và truyền
trên kênh truyền dẫn. Nhánh của bộ điều chế cái mà mang biên độ sóng hàm cos
thường được gọi là nhánh pha. Biên độ hàm cos được gọi là pha, hay thành phần I.
Nhánh của bộ điều chế mà dùng để mang biên độ sóng hàm sin được gọi là nhánh cầu
phương. Biên độ hàm sin được gọi là cầu phương, hay thành phần Q.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 36


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Máy phát
sóng hàm
cos

Giá trị Nhánh I


tập x
hợp Tìm
các giá trị dạng sóng
bít ( x,y) đầu ra
đầu
vào Giá trị Nhánh Q
y

Máy phát
sóng hàm
sin

Hình 2.16 Sơ đồ khối bộ điều chế QAM

 Cơ sở toán học của QAM

Tính trực giao giữa 1 sóng hàm sin và hàm cos cho phép chúng ta truyền dữ liệu
đồng thời qua một kênh truyền dẫn. Tính toán chu kì đơn của mỗi sóng, nguyên lí trực
giao có thể minh hoạ bởi phương trình 2.1.

2 2
sin( ) cos( )dt 0 (2.1)
0 t t

Trong phương trình 2.1 là chu kì của sóng hàm sin hay hàm cos. Vì thuôc tính
cầu phương, hàm sin và hàm cos đôi khi được gọi là hàm cơ bản.
Một ví dụ của bộ giải điều chế QAM chỉ ra trong hình 2.17 và 2.18.

Tìm
phần ước
Lấy Tách biên độ Tìm
cos lượng x
dạng ra điểm
sóng thành gần
đầu sin + phần ước nhất
Tìm
vào cos sin lượng y
biên độ

Hình 2.17 Cấu trúc logic của một bộ điều chế QAM

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 37


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Máy phát
sóng hàm
cos

B Trộn D ước
x
Nhánh I lượng x Tìm
dạng sóng
điểm
nhận gần
C E ước
x Trộn nhất
Nhánh Q lượng y

Máy phát
sóng hàm
sin

Hình 2.18 Quá trình xử lý tín hiệu của một bộ điều chế QAM

Đầu vào của khối này đến từ kênh truyền và đầu ra chiếu xạ lên chòm điểm của
bộ nhận. Nếu nó thừa nhận rằng kênh là không bị mất mát và đầu nhận tách pha là
hoàn hảo, khi đó nó không khó để viết phương trình cho mỗi điểm trong hình 2.17 và
3.18 cho mỗi kí hiệu i. Trong phương trình 2.2 đưa tín hiệu đầu vào tại điểm A.

VA (t ) X i cos( t ) Yi sin( t ) (2.2)

Trong phương trình 2.2, Xi là biên độ ( tín hiệu và cường độ ) của sóng hàm cos
được mã hoá ở bộ định máy phát, và Yi là biên độ ( tín hiệu và cường độ ) của hàm sin
được mã hoá tại bộ máy phát. Sau khi qua những khối nhân ở điểm B và C, tín hiệu có
dạng như phương trình 2.3 và 2.4.
VB (t ) X i cos( t ) 2 Yi sin( t ) cos( t ) (2.3)

VC (t ) X i cos( t ) sin( t ) Yi sin( t ) 2 (2.4)


Tín hiệu tại điểm B và C sau đó không phụ thuộc vào qua những khối trộn.
Những khối này trộn qua một chu kì đơn và xác lập lại sau mỗi kí hiệu. Những chuyển
đổi trong hình 2.17 và 2.18 ví dụ tiêu biểu đầu ra của bộ trộn cuối của mỗi chu kì trộn.
Tín hiệu tại điểm D và điểm E vì vậy có thể đựoc viết như phương trình 2.5 và 2.6.

VD (t ) VB (t )dt = X i cos2 ( t ) Yi sin( t ) cos( t )dt


0 0

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 38


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

= X i cos2 ( t )dt + Y sin( t ) cos( t )dt


0 0 i
Xi Xi
= 0 (2.5)
2 2

VE (t ) V (t )dt
0 c

= X i cos( t ) sin( t ) Yi sin 2 ( t )dt


0

= X i cos( t ) sin( t )dt Yi sin 2 ( t )dt (2.6)


0 0
Chú ý rằng giới hạn sẽ tới 0 trong phương trình 2.5 và phương trình 2.6 được là
vì đặc tính cầu phương của hàm sin và hàm cos.
Phân tích bày cho rằng những xung băng tần cơ sở trong bộ điều chế thường tạo
thành các kí hiệu trước khi nhân bởi các sóng hình sin và cos là các xung đơn giản với
biên độ đồng nhất trong suốt toàn bộ chu kì kí hiệu. Nói chung, một bộ lọc cụ thể có
thể được sử dụng để tạo thành xung trước hàm trộn. Nếu bộ lọc cụ thể có một đáp ứng
của p(t), sau đó tín hiệu được truyền cho kí hiệu i sẽ là dạng được chỉ trong phương
trình.
V (t ) X i p(t i ) cos( t ) Yi p(t i ) sin( t ) (2.7)

2.3.1.2 Điều chế CAP


Tương tự như một bộ điều chế QAM, một bộ điều chế biên độ và pha không sóng
mang (CAP) sử dụng một chùm điểm để mã hoá các bít tại máy phát và giải mã các bít
tại máy thu. Giá trị x và y kết quả từ quá trình mã hoá được sử dụng để kích hoạt một
bộ lọc số. Một bộ điều chế CAP xuất hiện trong hình 2.19.

A C nhánh i
Xung giá
Tìm h(t)
Nhận trị Xi
các bit các giá Dạng sóng
đầu trị đầu ra
(x,y) B
vào Xung giá
h(t)
trị Yi D nhánh i

Hình 2.19 Bộ điều chế CAP

Bộ điều chế có hai nhánh - một là nhánh pha và một là nhánh cầu phương. Xung
đáp ứng các bộ lọc số là đôi biến đổi hilbert hay đơn giản, một đôi hilbert. Hai chức

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 39


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

năng đó cái tạo ra một đôi hilbert là trực giao tới cái khác. Nói chung, bất cứ đôi
hilbert nào hợp lí có thể được dùng để tạo ra một bộ điều chế CAP; Tuy nhiên, sự bổ
sung ngày nay của CAP sử dụng một sóng hình sin và cos với một xung truyền dẫn.
Đặc biệt, bộ giải điều chế CAP được thực hiện với một bộ lọc số thay vì các bộ nhân
pha và cầu phương.
Khi so sánh một bộ điều chế CAP và bộ điều chế QAM, xem xét các điện áp tại
các điểm khác nhau trong hình 2.19. Cho rằng bộ điều chế này sử dụng phương pháp
mã hoá cùng chòm sao, cùng cỡ chòm sao, cùng tốc độ kí hiệu như điều chế QAM trên
đây. Tín hiệu tại mỗi điểm có thể được viết như phương trình 2.8 và 2.9
VA (t ) X i (i ) (2.8)

VB (t ) Yi (i ) (2.9)
Chú ý rằng cả hai lượng là các xung đa tần đơn giản, cái sẽ kích hoạt bộ lọc số
trong bộ điều chế.
Đưa ra xung đáp ứng lại các bộ lọc trong bộ điều chế, đầu ra của hai bộ lọc được tìm
thấy bởi sự xoắn lại đơn giản nhờ đầu vào được chỉ ra bởi phương trình 2.10 và 2.11.

VC X i (i ) h(t ) = X i (i )h(t )d X i h(t i ) (2.10)


0

VD Yi (i ) h(t )
= Yi (i )h(t )d Yi h(t i ) (2.11)
0

Trong các phương trình này, đặc tính bộ sàng lọc được sử dụng để đạt được cả
hai kết quả đầu ra của bộ điều chế tuỳ kí hiệu i được đưa ra trong phương trình 2.12
VE (t ) X i h(t i ) Yi h(t i ) (2.12)
So sánh phương trình 2.12 tới đầu ra của bộ điều chế QAM với hình dạng được
chỉ ra trong phương trình 2.7, chú ý rằng cả hai có thể đồng nhất nhau nếu phương
trình 2.13 và 2.14 hiểu rằng.
h(t i ) p(t i ) cos( ) (2.13)

h(t i ) p(t i ) sin( ) (2.14)

Nếu một hệ thống được thiết kế xa hơn như , khi đó phương trình 2.13
và 2.14 có thể được như phương trình 2.15 và 2.16.
h(t i ) p(t i ) cos (t i )) (2.15)

h(t i ) p(t i ) sin (t i )) (2.16)

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 40


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Cả hai phương trình này là đúng vì i là một số nguyên. Các xung thời gian đáp
ứng của các bộ lọc với không tuỳ thuộc vào i khi đó trở thành phương trình 2.17 và
phương trình 2.18.
h(t ) p(t ) cos( t ) (2.17)

h(t ) p(t ) sin( t ) (2.18)

Những kết quả này quan trọng vì chúng chỉ ra một cách hợp lí quan hệ tốc độ kí
hiệu và tần số trung tâm của một hệ thống CAP và QAM cho phép miền thời gian
dạng sóng là giống hệt. Cho mối quan hệ khác của w và t - Thừa nhận rằng chúng là
cùng qua một hệ thống CAP và QAM - Nó có thể được chỉ rằng hệ thống điều chế
không giống bởi một sự luân phiên. Đó là, dạng sóng sẽ giống nhau nếu một tập hợp
chùm sao được sử dụng cho mã hoá và giải mã là luân phiên nhau về nguồn gốc của
mặt phẳng.

Hình 2.20 Sơ đồ máy phát sử dụng CAP

Hình 2.20 đưa ra một sơ đồ máy phát cụ thể dùng cho điều chế CAP.

2.3.1.3 Điều chế xung đa tần rời rạc DMT


DMT được xây dựng dựa trên cơ sở ý tưởng của QAM. Hình dung có hơn 1 bộ
mã hoá chòm điểm. Mỗi bộ mã hoá thu 1 tập hợp bít mà được mã hoá sử dụng 1 bộ mã
hoá chòm điểm như đựoc miêu tả trong phần QAM. Giá trị đầu ra từ bộ mã hoá chòm
điểm tạo lại những biên độ sóng hàm sin và hàm cos. Tuy nhiên, 1 sự khác nhau là tần
số của hàm sin và hàm cos thường sử dụng cho mỗi bộ mã hoá chòm điểm. Tất cả các
sóng hàm sin và hàm cos sau đó tổng hợp lại và được cùng nhau và được gửi qua kênh
truyền . Dạng sóng này là 1 kí hiệu đơn giản DMT, diễn tả bởi biểu đồ như hình 2.21.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 41


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

bộ mã hoá 1
Bin 1

Phát các sóng


Các bít Biên độ hình sin và
đầu vào hình cos tại
tần số =f1

bộ mã hoá 2
Bin 2

Phát các sóng


dạng sóng
Các bít Biên độ hình sin và
đầu vào hình cos tại
đầu ra
tần số =f2

bộ mã hoá n
Bin n

Phát các sóng


Các bít Biên độ hình sin và
đầu vào hình cos tại
tần số =fn

Hình 2.21 Nguyên lí một bộ điều chế DMT

Thừa nhận rằng nó có thể tách rời hàm sin và hàm cos tại các tần số khác nhau
tại bộ thu, mối tập hợp các sóng có thể được giải mã độc lập trong cùng phương pháp
vì vậy một tín hiệu QAM có thể được giải mã và cho kết quả các bít ra bởi bộ các bộ
giải mã chòm điểm.
Chú ý rằng ý tưởng sử dụng những tần số khác nhau để truyền thông tin là không
duy nhất với DMT. Truyền hình và truyền thanh đã sử dụng như là những kĩ thuật. Sự
khác nhau ở đây là DMT có 1 bộ thu điều chỉnh tới tất cả các kênh ngay lập tức cái

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 42


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

khác chỉ điều chỉnh chỉ tới 1 kênh duy nhất. Một số tên sử dụng kênh tần số trong
DMT là tần số các bin (hay các bin), tín hiệu hay là tín hiệu DMT, và những kênh phụ.
Có lẽ sự không rõ ràng trong thảo luận trước đó là không chắc chắn vì vậy dạng
sóng trong mỗi bin là tách hoàn toàn từ cái khác. Nếu trường hợp này không thoả mãn,
tiếp đấy việc giải mã cho mỗi bin là khác vì các sóng hàm sin và cos trong mỗi bin là
có thể bị sai lạc đi từ những bin khác. Một chìa khoá DMT là cái mà những tần số hàm
sin và cos dùng trong mỗi bin nên là số nguyên lần một tần số chung và chu kì kí hiệu
đó, , số nghịch đảo của tần số chung đó.
Tần số dùng chung này sẽ được đề cập tới như là những tần số cơ sở. Từ sự phân
tích cho QAM xong, người ta có thể đã khẳng định rằng các sóng hàm sin và cos tại
các tần số cơ sở tạo ra các hàm cơ sở. Để bảo đảm rằng nhiễu không thoát ra giữa các
bin người ta phải chỉ ra được rằng sóng hàm sin và hàm cos từ bất cứ bin nào là trực
giao tới sóng hàm sin và cos của bất cứ bin khác, về toán học, tính trực giao có thể
được viết như phương trình 2.19.

cos(n f t ) cos(m f t) 0 (2.19)


0

cos(n f t ) sin( m f t) 0 (2.20)


0

sin( n f t ) sin( m f t) 0 (2.21)


0

ở đây n và m là các số nguyên khác nhau, và f là tần số cơ sở radian sự phân tích

tiếp công thức 2.19 cho phương trình 2.22.


Chú ý rằng nếu n = m, khi đó chu kì thứ nhất sẽ hội tụ về 1/2T, khi đó nó tiếp
theo như phương trình 2.5. Quan hệ trong phương trình 2.20 và phương trình 2.21 có
thể tương như vậy chỉ ra được hoàn toàn điều đó trong phương trình 2.20 sự trực giao
được giữ ngay cả lúc n = m, tương tự để xem xét theo hướng phương trình 2.1. Vì vậy
bộ giải điều chế của một kí hiệu DMT dựa trên sự trực giao của sóng hàm sin và hàm
cos tại các tần số khác nhau cũng như giữa sóng hàm sin và cos tại cùng tần số.
Qui trình điều chế và giải điều chế trong hình 2.20 là những phương pháp lặp của
việc tạo và tách sóng 1 kí hiệu DMT. Những phương pháp này có thể rất đơn điệu dựa
trên 1 sự thực hiện thực tế, và thực tế không phải là phương pháp hệ thống DMT thực
hiện. Để hiểu rỏ hơn, cách mà một sự thực hiện được đơn giản hoá, xem xét tổng của 1
hàm sin và cos trong khoảng thời gian t. Như là dạng sóng có thể được viết như
phương trình 2.23.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 43


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

cos(n f t ) cos(m f t)
0

1 1
= cos((n m) ft sin( n m) f t ) dt
02 2
sin(( n m) f t) sin(( n m) f t)
=[ ]
2 f ( n m) 2 f ( n m) 0
2 2
sin(( n m) t) sin(( n m) t)
= (2.22)
2 f ( n m) 2 f ( n m)
= 0 cho các số nguyên n, m và n = m.
X n cos(n f t) Yn sin( n f t) cho 0< t

s(t) = (2.23)
0 cho các trường hợp khác
Như một tín hiệu biểu diễn sự có mặt của một bin đơn, hay một cách dễ hiểu bin
n đơn, tới một kí hiệu DMT đơn. Nếu s(t) lấy mẫu tại một tốc độ 2*N*f f, kết quả khác
không của tín hiệu được đưa ra trong phương trình 2.24.
k k
sk X n cos(n f ) Yn sin( n f )
2 Nf f 2 Nf f
nk nk
= X n cos( ) Yn sin( ) cho 0< k 2N (2.24)
N N
Trong một hệ thống DMT, N có thể hiện diện cho 1 bin lớn nhất truyền dẫn 1 tín
hiệu. Tín hiệu này tại 1 tần số của Nf f. Vì định lý Nyquist phát biểu rằng tần số mẫu
cho một hệ thống phải bằng 2 lần tần số lớn nhất của hệ thống, khi đó 2Nf f được chọn.
Nếu chúng ta sử dụng biến đổi Fourier rời rạc (DFT) của s k sử dụng 2N điểm trong
biến đổi, kết quả như phương trình 2.25.
2N j 2 km
nk nk N
Sm ( X n cos( ) Yn sin( ))e (2.25)
0 N N
N(Xn jYn ) cho m = n

= N(Xn jYn ) cho m = 2N – n

0 cho các trường hợp khác

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 44


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Bởi vì DFT phân tích 1 tín hiệu sang những thành phần vùng tần số của nó, cho
kết quả như là phương trình 2.25 không là ngạc nhiên. Đánh giá 1 cách đơn giản qua
2N điểm đã biến đổi, tín hiệu chỉ có năng lượng tại duy nhất một tần số. Giá trị khác 0
tại 2 điểm xuất hiện trong vùng tần số là vì, trong vùng tần số tần số là kết quả sau khi
biến đổi 1 quang phổ 2 mặt. Tất cả các giá trị thực trong miền thời gian (phù hợp với
sk ), 2N điểm sẽ biểu lộ sự đối xứng liên hợp phức về trung tâm của các điểm. Đây là
tương tự để có được thành phần những tần số dương và tần số âm kết quả từ 1 biến đổi
fourier. Giá trị 0 trong phương trình 2.25 là kết quả từ không năng lượng được có mặt
tại những tần số được miêu tả bởi những điểm này. Thực chất, phương trình 2.25 trình
bày sự trực giao của hàm sin và hàm cos tại những tần số khác nhau, cũng như tại
những tần số giông nhau.
Kết quả của phương trình 2.25 gợi ý ra 1 phương pháp khác để đem lại một kí
hiệu DMT. Thay vì ánh xạ đầu ra của bộ mã hoá chùm điểm sang biên độ của một hàm
sin và cos, đầu ra có thể ánh sang số phức trong một véctơ. Giá trị từ X hay là trục cos
có thể miêu tả phần thực của số phức, và giá trị Y, hay cường độ sin có thể miêu tả
phần ảo của véctơ. Nếu đầu ra của tất cả các bộ mã hoá đựơc mã hoá sang véc tơ. Khi
đó mỗi điểm véc tơ trình bày 1 bin DMT. Nếu N bin ra khỏi hệ thống DMT, véctơ
phức hợp có thể có N nhập vào. Bao gồm cả liên hợp phức của gốc véctơ nhập vào để
véctơ này như là véctơ mới có sự đối xứng liên hợp phức. Một sự biến đổi fourier
ngược (IDFT) trên vectơ này sau đó có thể tạo ra 1 miền thời gian thực tương đương
tới bộ điều chế DMT gốc như trong hình 2.21. Hình 2.22 chỉ ra phương pháp mới này
của quá trình điều chế DMT.
Hình 2.22 cũng chỉ ra một phương pháp giải điều chế DMT. Chú ý rằng nó dựa
trên cơ sở hoạt động ngược của bộ điều chế khi đó 1 DFT được dùng thay vì 1 IDFT.
Cách tiếp cận này trở nên có hướng bởi vì DFT đi từ miền thời gian đến miền tần số.
Vì giá trị miền thời gian là thực, đầu ra của khối DFT có sự đối xứng liên hợp phức.
Chỉ có một nữa đầu ra là cần thiết để đưa vào giải mã chùm sao. Việc thực hiện đầy đủ
thường dùng biến đổi fourier nhanh (FFT) và biến đổi fourier ngược nhanh (IFFT) để
thu được bộ điều chế và giải điều chế.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 45


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Bộ điều chế Song


N 2N
Gán bin Thêm sau 2N 2N 2N song tới đầu ra
Các bít
và mã với liên điểm bộ thực
vào
hoá hợp phức IFFT chuyển tới
nối tiếp kênh

Kênh

nối tiếp
N 2N 2N tới bộ 2N
Gán bin Tách 2N đầu ra
Các và mã liên hợp điểm chuyển
bit ra song thực
hoá phức FFT từ
song
Giải điều chế kênh

Hình 2.22 Điều chế DMT sử dụng một IDFT

Hình 2.23 Máy phát VDSL sử dụng cho phương pháp DMT

2.3.1.4 Vấn đề ISI


Kênh truyền làm méo tín hiệu truyền đi và làm cho các kí hiệu liên tiếp uyên
nhiễu lẫn nhau bằng một hiện tượng gọi là ISI (Intersymbol Interference). Ở máy thu
sử dụng một bộ phân đoạn (equalizer) để giảm ISI và vì vậy cải thiện được việc thực
hiện của hệ thống trong khi vẫn giứ thiết bị ở mức không quá phức tạp. Khả năng của
bộ phân đoạn trong việc phục hồi tín hiệu đã truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
kiểu bộ phân đoạn, chiều dài các mạch lọc của nó. Nhìn chung, các bộ phân đoạn phi
tuyến thực hiện tốt hơn các bộ phân đoạn tuyến tính và các mạch lọc dài thực hiện tốt
hơn các mạch lọc ngắn.
Bộ phân đoạn tốt nhất là bộ phân đoạn hồi tiếp quyết định (DFE), là một loại
mạch phân đoạn phi tuyến sử dụng 2 mạch lọc và một thiết bị ra quyết định để hồi
phục lại tín hiệu đã truyền đi. Hình 2.24 minh hoạ sơ đồ khối đơn giản của một DFE.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 46


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Bộ rời mức (Slicer) quyết định điểm nào trong các điểm trong chùm sao điều chế là
gần với tín hiệu nhận được nhất. Sau đó bộ rời mức hồi tiếp lại độ lệch tín hiệu hồi
phục so với tín hiệu nhận được để trừ vào tín hiệu nhận được kế tiếp. Về lý thuyết cách
này có thể loại trừ một phần ISI. Sau đó bộ lọc hồi tiếp lại đánh giá lượng ISI còn lại.
Sau đó bộ lọc hồi tiếp đánh giá lại lượng ISI còn lại. Khi một lần nữa ngõ ra của bộ lọc
hồi tiếp được trừ khỏi ngõ ra của bộ lọc nhận được tín hiệu thì lượng ISI còn lại cũng
triệt tiêu.
Mặc dù DFE là một bộ phân đoạn tốt nhất nhưng nó có một vài nhược điểm.
Trước tiên, mọi sai lầm của bộ rời mức đều được hồi tiếp và dùng để phát ra sự đánh
giá sau này của ISI còn lại. Như vậy lỗi một bit có thể dẫn đến nhiều quyết định lỗi
liên tiếp làm giảm đi sự phòng kháng nhiễu của cả hệ thống. Khi càng nhiều lỗi được
hồi tiếp về hệ thống càng tồi tệ . Điều này người ta gọi là sự lan truyền lỗi.

Feedforward
Filter Slicer

Feedback
Filter

Hình 2.24 Sơ đồ khối DFE

Để giảm bớt sự lan truyền lỗi của DFE, người ta sử dụng một kĩ thuật gọi là
precoding. Precoding loại trừ được sự lan truyền lỗi nhưng lại đòi hỏi phải thay đổi
máy phát dẫn đến tăng công suất phát. Precoding cũng loại trừ cả khả năng của một kĩ
thuật cho phép DFE tự cấu hình nhanh chóng khi khởi động mà không cần liên hệ với
máy phát gọi là kĩ thuật Blind training. Trong phương pháp điều chế nhiều sóng mang,
Một kênh truyền được chia thành nhiều kênh độc lập nhau, mỗi kênh có một sóng
mang riêng lẽ. DMT là điều chế nhiều sóng mang thực hiện truyền dẫn rất tốt với độ
phức tạp tương đối.

2.3.1.5 Ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp điều chế


a. Phương pháp DMT
Do điều chế DMT sử dụng đa sóng mang để truyền dẫn các tín hiệu với băng
tần hẹp cho mỗi sóng mang nên DMT có một số ưu điểm, nhược điểm sau:
 Ưu điểm
 Truyền được tốc độ bit tối đa trong các khoảng băng tần nhỏ.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 47


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

 Linh hoạt trong việc điều chỉnh tốc độ đường truyền. Mỗi kênh con mang
một số bit cụ thể phụ thuộc vào tỉ số S/N. Do đó bằng việc điều chỉnh số bit
trên một kênh, DMT có thể tự động điều chỉnh tốc độ bit dữ liệu.
 Nhược điểm
 Thiết bị rất đắt và phức tạp.
 Trong điều kiện thực tế do có nhiều xung đột kĩ thuật diễn ra mạnh với các
điều kiện kĩ thuật không đạt ở mức tối ưu việc áp dụng DMT vào là gặp
nhiều khó khăn.
b. Phương pháp CAP
 Ưu điểm
 CAP dựa trên QAM một cách trực tiếp nên nó là một kĩ thuật hoàn thiện dễ
hiểu.
 Có thể thích ứng tốc độ nhờ việc thay đổi kích cỡ chùm sao mã hoá hoặc
bằng cách tăng hoặc giảm băng tần.
 Mạch thực hiện đơn giản.
 Nhược điểm
 Do không có sóng mang nên năng lượng suy giảm nhanh trên đường truyền
và tín hiệu thu chỉ biết biên độ mà không biết pha do đó đầu thu phải có bộ
thực hiện chức năng quay nhằm xác định chính xác điểm tín hiệu.
c. Phương pháp QAM
do điều chế QAM sử dụng một sóng mang đơn nên QAM có một số ưu nhược
điểm sau:
 Ưu điểm
 Có thể thích ứng tốc độ nhờ việc thay đổi kích cỡ chùm sao mã hoá hoặc
bằng cách tăng hoặc giảm băng tần.
 QAM có hiệu quả mạnh mẽ hơn DMT trong các điều kiện thay đổi vì QAM
đòi hỏi tính toán ít hơn, kích thước nhỏ hơn, điều đó có nghĩa tiêu thụ ít năng
lượng ít hơn và giá rẽ hơn.
 Mạch thực hiện đơn giản.
 Nhược điểm
 Tuy nhiên, số trạng thái của QAM càng lớn tỉ số tín hiệu trên tạp âm càng
phải lớn để đảm bảo cùng một tỷ lệ BER cho phép. SNR cần thiết cho các hệ
thống để đảm bảo BER< 10 -7 được thống kê theo bảng sau:

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 48


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Bảng 2.7 SNR của các hệ thống thoả mãn BER<10 -7


Số bít/kí hiệu QAM SNR (dB)
4 QAM 16 21.8
6 QAM 64 27.8
8 QAM 256 33.8
9 QAM 512 36.8
10 QAM 1024 39.8
12 QAM 4096 45.8
14 QAM 16384 51.8

Sự tương quan giữa SNR với tỉ số lỗi bit BER phụ thuộc vào số trạng thái mà sơ
đồ dùng để mã hoá được mô tả trên hình 2.25.

BER QAM-64
Vùng không chấp nhận được

QAM-32

10-7

QAM-16
10-10

QAM-4
SNR (dB)

21,8 27,8

Hình 2.25 Mối quan hệ giữa các trạng thái QAM và SNR, BER

Như vậy để đảm bảo BER cho phép, nếu tổ hợp bít càng lớn thì yêu cầu công
suất phát càng cao và đó chính là hạn chế chính để đẩy cao tốc độ bít trên kênh truyền.

2.3.2 Phƣơng pháp truyền dẫn song công

Hầu hết các hệ thống FDD đều xác định hai kênh hay nhiều hơn và ít nhất là một
kênh truyền dẫn chiều chiều lên và một kênh cho truyền dẫn chiều chiều xuống. Các
kênh này tách rời nhau về tần số nên gọi là song công phân tần. Vấn đề trong thực hiện
các hệ thống song công phân tần là độ rộng và vị trí các dải tần dành cho các kênh

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 49


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

truyền dẫn chiều lên và chiều xuống. Hình 2.26 là một sơ đồ thu phát theo FDD đơn
giả
n.

Hình 2.26 Sơ đồ thu phát theo FDD

Hình 2.27 minh hoạ trường hợp song công phân tần đơn giản nhất cung cấp một
dải tần chiều lên và một dải tần chiều xuống. Như hình vẽ minh hoạ, dải tần chiều lên

POST
ISDN Dowstream Upstream

fL MHz fH MHz

POST
ISDN Dowstream Upstream

fL MHz fH MHz

Hình 2.27 Vị trí điển hình của các kênh chiều lên và chiều xuống trong FDD

Có thể được bố trí có thể nằm trên hay nằm dưới dải tần chiều xuống. Một hệ
thống DSL khả thi có thể hoạt động trên các đường dây ở tầm cự ly từ 300 m đến 1,5
km hay dài hơn. Như đã nói như ở các phần trước, suy hao đường dây sẽ ngày càng

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 50


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

nhanh cùng với tần số trên các vòng thuê bao dài. Vì vậy độ dài đường dây thuê bao
càng tăng thì dải tần hữu dụng của đường dây sẽ càng giảm. Để cho phép truyền dẫn
thành công, cả hai kênh chiều xuống và chiều lên phải được bố trí trong dải tần hữu
dụng. Nếu dải tần hữu dụng nhỏ hơn f L thì hoặc là kênh chiều xuống hoặc là kênh
chiều lên bị biến mất làm cho truyền dẫn song công không thực hiện được.
Một điều căn bản khác cần lưu ý khi thiết kế các hệ thống song công phân tần là
độ rộng dải của các kênh chiều xuống và chiều lên. Sự lựa chọn đúng đắn các độ rộng
dải phụ thuộc vào tốc độ dữ liệu cần thiết và tỷ số tốc độ dữ liệu giữa hai chiều chiều
xuống và chiều lên. Vị trí giải thông thích hợp cho truyền tải dữ liệu bất đối xứng 8:1
khác nhiều so với vị trí dải thông hỗ trợ tốc độ dữ liệu đối xứng. Việc lựa chọn độ rộng
dải các kênh chiều xuống và chiều lên thêm phức tạp khi xét đến độ các đường dây có
độ dài khác nhau làm cho các tỷ số SNR và các dải thông hữu dụng cũng khác nhau.
Chẳng hạn vị trí dải thông thích hợp cho dịch vụ bất đối xứng tỷ lệ 8:1 trên đường dây
dài 300 m khác rất nhiều so với vị trí dải thông cho dịch vụ bất đối xứng trên đường
dây dài 1.5 km. Để hỗ trợ tầm tốc độ dữ liệu, tầm số dữ liệu rộng và truyền dẫn hai
chiều trên đường dây có độ dài khác nhau, các hệ thống hệ thống song công phân tần
phải cung cấp các chiều xuống và chiều lên có độ rộng dải biến thiên làm tăng thêm độ
phức tạp của hệ thống và đặc biệt là các bộ lọc tưong tự. Một ngoại lệ là khi một hệ
thống song công phân tần DMT cho phép bố trí các phân kênh chiều xuống và chiều
lên tuỳ ý bằng cách cung cấp một tập phân kênh dải thông đầy đủ cho mỗi chiều. Sau
đó, mỗi phân kênh được sử dụng cho chiều chiều xuống và chiều lên. Mặc dù kĩ thuật
này yêu cầu hai bộ biến đổi Fourier rời rạc DFT kích thước đầy đủ trong tất cả các
modem vốn làm tăng độ phức tạp của hệ thống, nó vẫn làm cho các yêu cầu tương tự
trở nên dể dàng cung cấp sự linh động lớn trong việc bố trí dải tần của phương pháp
song công phân tần.
Trái ngược với VDSL song công phân tần tách rời rạc các kênh VDSL chiều
xuống và chiều lên theo tần số, các hệ thống TDD (song công phân chia thời gian) hỗ
trợ truyền dẫn theo hai chiều chiều xuống và chiều lên trong một dải tần duy nhất
nhưng trong các khoảng thời gian khác nhau. Hình 2.28 minh hoạ dải tần duy nhất
được các hệ thống song công phân chia thời gian sử dụng. Sử dụng độ rộng dải phân
kênh theo thời gian đựơc kết hợp với việc dùng các siêu khung. Một siêu khung bao
gồm một khoảng thời gian dành cho truyền dẫn chiều chiều lên, một khoảng thời gian
bảo vệ, một khoảng thời gian dành cho truyền dẫn chiều chiều xuống và một khoảng
thời gian bảo vệ khác. Độ dài các khoảng thời gian truyền dẫn theo chiều chiều xuống
và chiều lên là những số nguyên lần chu kì ký hiệu DMT. Một siêu khung được ký
hiệu là A-Q-B-Q, với A và B là số các ký hiệu tương ứng bố trí cho chiều chiều xuống

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 51


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

và chiều lên và hai ký hiệu Q biểu diễn khoảng thời gian boả vệ để đảm bảo cho độ trễ
lan truyền của kênh và cho phép đáp ứng dội suy giảm giữa thời gian phát và thu.

POST
ISDN Dowstream
f

300 kHz fH MHz

Hình 2.28 Dải thông dùng cho cả hai chiều truyền dẫn chiều xuống và chiều lên tr ong
các hệ thống song công phân chia thời gian

Trong các hệ thống VDSL song công phân chia thời gian của hãng Texas
Instrument, thời gian của một siêu khung là 20 ký hiệu ( 500 μs ). Tổng số của A và B là
18 ký hiệu và còn lại 2 ký hiệu Q. Các giá trị của A và B được nhà điều hành khai thác
chọn theo tỷ số tốc độ dữ liệu chiều xuống so với chiều lên cần thiết. Chẳng hạn, nếu
đặc tính nhiễu theo hai chiều truyền dẫn chiều xuống và chiều lên là như nhau và cài A
bằng B sẽ cho kết quả cấu hình hỗ trợ truyền dẫn đối xứng. Cài A = 16 và B = 2 sẽ tạo
ra tỷ tốc độ dữ liệu giữa hai chiều chiều xuống và chiều lên là 8:1. Khi cài A = 12 và B
= 6 thì hỗ trợ tỷ số tốc độ giữa hai chiều chiều xuống và chiều lên là 2:1. Hình 2.29
minh hoạ các siêu khung hỗ trợ truyền dẫn tỷ số tốc độ dữ liệu giữa chiều chiều xuống
và chiều lên là 8:1, 2:1 và 1:1.

16 kí hiệu downstream 2 kí hiệu upstream


Q

12 kí hiệu downstream 6 kí hiệu upstream


Q

9 kí hiệu downstream 9 kí hiệu upstream

Hình 2.29 Siêu khung của phương pháp TDD cho phép hỗ trợ các tỷ số tốc độ dữ liệu
chiều xuống so với chiều lên khác nhau

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 52


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Việc sử dụng siêu khung cho phép các hệ thống song công phân thời bù đắp với
các khác biệt trong mức nhiễu giữa hai chiều chiều xuống và chiều lên. Chẳng hạn,
nếu nhiễu trong chiều chiều lên nghiêm trọng hơn so với chiều chiều xuống thì hệ
thống song công phân chia thời gian có thể bố trí thêm nhiều ký hiệu cho chiều chiều
lên để bù lại. Trong trường hợp truyền dẫn đối xứng thì thay vì cần siêu khung 9 -Q-9-
Q thì hệ thống có thể sử dung siêu khung 8-Q-10-Q và kết quả sẽ tăng thêm cự ly
thông tin với cùng một tốc độ yêu cầu. Sử dụng song công phân chia theo thời gian
yêu cầu các modem đang tích cực trong một chảo cáp phải được đồng bộ với một
clock của siêu khung chung sao cho mọi truyền dẫn theo chiều chiều xuống xảy ra
đồng bộ và mọi truyền dẫn theo chiều chiều lên cũng xảy ra chính xác cùng lúc trên
mọi đường dây. Nếu không sử dụng một cấu trúc siêu khung chung thì các đường dây
hỗ trợ song công phân thời trong cùng một chảo cáp có thể gây ra xuyên kênh đầu gần
với nhau làm giảm tốc độ dữ liệu mà chúng có thể hỗ trợ được. Để đảm bảo hoạt động
đồng bộ, mọi modem song công phân chia theo thời gian ở tổng đài nội hạt hay ONU
phải đồng bộ với clock siêu khung chung. Có nhiều phương pháp cung cấp clock như
vậy. Chẳng hạn, có thể tách ra từ clock 8 kHz từ mạng, lấy từ một trong các modem
song công phân chia theo thời gian.

POST
ISDN Dowstream Upstream
f
fL MHz fH MHz

POST
ISDN Dowstream Upstream
f
fL MHz fH MHz

Hình 2.30 NEXT khi trộn lẫn các hệ thống FDD đối xứng và bất đối xứng

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 53


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

VDSL khác với các hệ thống DSL khác do nó có thể hỗ trợ được thông tin đối
xứng lẫn bất đối xứng với tốc độ dữ liệu của hai chiều chiều xuống và chiều lên khác
nhau. Biết rằng sự bố giải tần song công phân tần cho các dịch vụ đối xứng và bất đối
xứng là khác nhau, khi thực hiện các cấu trúc siêu khung song công phân thời thích
hợp thì vấn đề là dịch vụ đối xứng và đối xứng có thể ở cạnh nhau trong cùng một
chảo cáp được không? Thật không may là khi bố trí giải tần hoặc khoảng thời gian
thích hợp lại cho kết quả không tương hợp phổ bất kể hệ thống là song công phân thời
hay song công phân tần.

16 ký hiệu downstream 2 ký hiệu upstream

9 ký hiệu downstream 9 ký hiệu upstream

Hình 2.31 NEXT xảy ra khi trộn lẫn các siêu khung TDD đối xứng và bất đối xứng

Hình 2.30 minh hoạ bố trí phổ tần trong một hệ thống song công phân tần. Sự bố
trí ở trên hỗ trợ truyền dẫn đối xứng và dưới hỗ trợ truyền dẫn bất đối xứng tỷ số 8:1.
Phân tô xám là dải tần xảy ra xuyên kênh đầu gần. Vì thế, việc trộn lẫn các hệ thống
VDSL song công phân tần đối xứng và bất đối xứng trong cùng một chảo cáp gây ra
xuyên kênh đầu gần trong một phần dải tần truyền dẫn, nhưng trong mọi khoảng thời
gian. Như vậy, không có một sự bố trí nào cho song công phân tần có hỗ trợ cho cả các
dịch vụ đối xứng và bất đối mà không làm suy giảm một trong hai hay cả hai dịch vụ.
Các hệ thống song công phân chia theo thời gian cũng tạo ra sự suy giảm tương tự khi
hỗ các cấu trúc siêu khung đối xứng và bất đối xứng trong cùng một chảo cáp. Hình
2.31 là trường hợp xấu nhất khi một đường dây hỗ trợ truyền dẫn 8:1 có cấu trúc siêu
khung 16-Q-2-Q ở gần một đường dây hỗ trợ truyền dẫn đối xứng có cấu trúc siêu
khung 9-Q-9-Q. Lưu ý rằng siêu khung 9-Q-9-Q được dịch đi theo thời gian một chu
kì ký hiệu để tối thiểu hoá khoảng chồng lấn giữa các ký hiệu chiều xuống trên đường

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 54


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

truyền dẫn 8:1 và ký hiệu chiều lên trên đường dây truyền dẫn đối xứng. Tuy nhiên,
vẫn còn 5 ký hiệu bị tác động bởi xuyên nhiễu đầu gần.
Trong khi xuyên kênh đầu gần trong trường hợp song công phân tần chỉ xảy ra
trong một phần của phổ tần trong mọi thời gian thì xuyên kênh đầu gần của song công
phân chia theo thời gian trải rộng ra trên mọi toàn bộ giải tần nhưng chỉ trong một
phần thời gian. Mức độ nghiêm trọng của xuyên kênh đầu gần trong cả hai trường hợp
phụ thuộc vào sự khác nhau giữa các tỷ số của đường truyền đem trộn lẫn. Vấn đề
chính tạo ra sự không tương hợp giữa các đường dây đối xứng và bất đối xứng không
phải là sự yếu kém hiệu quả của hệ thống song công phân tần hay song công phân chia
theo thời gian mà vấn đề là đặc tính đối và đối nhiều tốc độ của VDSL.
Cấu trúc siêu khung sử dụng trong song công phân chia theo thời gian cho phép
hỗ trợ cả đối xứng với một tầm các tỷ số độ dữ liệu giữa hai chiều chiề u xuống và
chiều lên khác nhau trong cùng một máy thu phát. Tỷ số tốc độ dữ liệu cần thiết xác
định trong hầu hết trường hợp cài đặt bằng phần mềm các giá trị thích hợp của A và B.
Hơn nữa, nếu đặc tính nhiễu của hai chiều chiều xuống và chiều lên khác nhau nhiều
thì cấu trúc siêu khung có thể được sửa đổi để bù đắp vào sự khác biệt.
Hầu hết các modem song công phân tần đều hỗ trợ các tỷ số tốc độ dữ liệu chiều
xuống so với chiều lên khác nhau không bằng song công phân thời. Để hỗ trợ nhiều tỷ
số như vậy, các modem song công phân tần phải có khả năng thay đổi giải thông của
các kênh chiều xuống và chiều lên vốn thường phải cần đến các bộ lọc tương tự phân
chia giải thông nhanh chóng. Sự phức tạp và tiêu tốn năng lượng của các máy thu phát
phụ thuộc vào độ phức tạp của các bộ lọc phân chia giải thông và tỷ lệ với cách chọn
lựa giải thông mà modem cung cấp. Như đã nói ở các phần trên, ANSI và ETSI yêu
cầu cần phải hỗ trợ các tỷ số 1:1, 3:1, 4:1, 6:1 và 8:1. Độ phức tạp của khả năng hỗ trợ
tất cả các tỷ số này trên tất cả các độ dài đường dây có thể có sẽ làm cho không thể
thực hiện được. Để giảm bớt sự phức tạp nhiều nhà cung những phần cứng khác nhau
cho từng tỷ số tốc độ dữ liệu chiều xuống và chiều lên khác nhau. Tuy nhiên, việc sử
dụng các phần cứng khác nhau sẽ sự linh động khi thay đổi dịch vụ. Để minh hoạ tại
sao cần phải có các phần cứng có khả năng hỗ trợ các tỷ số tốc độ dữ liệu chiều xuống
so với chiều lên khác nhau, hãy xét việc sử dụng VDSL trong các vùng đông dân cư và
các thành phố lớn. Trong các cùng này, các đường dây của các thuê bao dân dụng và
các thuê bao doanh nghiệp có thể ở chung với nhau trong một chảo cáp. Nhiều nhà
khai thác và điều hành đồng ý rằng các khách hàng doanh nghiệp thường yêu cầu dịch
vụ đối xứng trong khi các khách hàng dân dụng lại yêu cầu dịch vụ bất đối xứng cho

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 55


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

việc truy cập Internet, video on demand…Như đã phân tích ở trên, việc trộn lẫn các
dịch vụ đối xứng và bất đối xứng gây ra sự không tương hợp phổ cho việc bố trí tần số
của song công phân tần và thời gian của song công phân thời. Vì vậy, hỗ trợ cùng một
lúc các dịch vụ đối xứng và bất đối xứng với nhiều tốc độ dữ liệu khác nhau là không
thực tế trừ khi có một sự thoả thuận về bố trí các khoảng thời gian/ tần số. Tuy nhiên,
hầu hết các khách hàng doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ trong những ngày làm việc
trong khi các khách hàng dân dụng yêu cầu các dịch vụ vào buổi chiều hoặc các ngày
nghỉ. Các modem VDSL có khả năng cung cấp nhiều tỷ số tốc độ dữ liệu chiều xuống
so với chiều lên khác nhau cho phép các nhà khai thác và điều hành dịch vụ cung cấp
dịch vụ đối xứng vào ban ngày và dịch vụ bất đối xứng vào ban đêm. Băng cách này,
các nhà điều hành và khai thác dịch vụ có thể cung cấp tốc độ dịch vụ cần thiết cho cả
khách hàng doanh nghiệp cũng như các khách hàng dân dụng có đường day nằm trong
cung một chão cáp.
Như đã mô tả ở trên, độ phức tạp của một modem song công phân tần phụ thuộc
vào số kiểu bố trí dải tần mà nó hỗ trợ. Modem hỗ trợ mọi tỷ số tốc độ dữ liệu chiều
xuống so với chiều lên khác nhau của VDSL trên mọi đường dây sẽ rất phức tạp và giá
thành sẽ rất cao, đặc biệt là khi sử dụng nhiều bộ lọc tương tự tách dải thông. Trái lại,
các hệ thống song công phân thời có thể cung cấp modem đơn giản hơn cả ở phần xử
lí số tín hiệu cũng như phần tương tự. Với các modem song công phân thời dựa trên kĩ
thuật DMT thì sự phức tạp giảm nhiều nhờ vào việc dùng chung phần cứng cho cả
máy thu và máy phát. Việc sử chung phần cứng có thể thực hiện được là do các chức
năng thu phát của một modem DMT đều có nhiều tương đồng: cả hai đều tính toán các
phép biến đổi Fourier rời rạc (DFT) thường được thực hiện bằng giải thuật FFT. Vì cơ
chế song công phân thời được sử dụng nên modem có thể thu và phát trên những
khoảng thời gian khác nhau. Kết quả là chỉ cần một phần cứng tính DFT cho mỗi
modem. FFT này sử dụng trên tất cả các tần số và khoảng thời gian của siêu khung chỉ
trừ các khoảng bảo vệ Q. Hơn nữa, phần cứng tương tự cũng được tiết kiệm và modem
song công phan thời thu và phát tín hiệu trên cùng một dải tần. Trong một thời điểm
thì chiều nào không sử dụng sẽ tắt nguồn đi và như vậy sẽ tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Trái lại các modem song công phân tần phải luôn cung cấp nguồn cho cả hai chiều
phát và thu.
Cần lưu ý rằng sử dụng song công phân thời với các phương pháp điều chế một
sóng mang như CAP hay QAM sẽ không giảm được sự phức tạp thiết bị như đã nêu.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 56


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Vì các máy phát và thu tín hiệu một sóng mang rất khác nhau nên cần phải có phần
cứng thu và phát tách biệt cho mỗi modem một sóng mang và như vậy chẳng tiết kiệm
được gì khi thực hiện song công phân thời. Trên thực tế, cần thấy rằng giải pháp song
công phân thời dựa trên điều chế CAP/QAM có giá thành cao hơn nhiều so với giải
pháp song công phân tần một sóng mang vì chúng phải dùng các bộ lọc DFE dải rộng
hơn và phức tạp hơn cũng như cần phải có các bộ biến đổi tín hiệu ADC, DAC tốc độ
nhanh hơn. Sự tiết kiệm của hệ thống song công phân thời dựa trên điều chế DMT là
giá thành hạ và ít tốn điện.
Như đã nói, các modem ở các tổng đài nội hạt và ONU phải được đồng bộ để
toàn bộ hệ thống không bị tác động bởi xuyên kênh đầu gần. Vì lí do này cần phải có
một clock chung cho các siêu khung. Thật không may là các nhà điều hành khai thác
xem sự phân bố của các clock chung này là một công việc khó khăn. Các nhà điều
hành khai thác rất ngại chịu trách nhiệm khi cung cấp một clock chung, tin cậy cho
nhứng thuê bao trong mạng của minh. Họ lo lắng khi nguồn clock chung này bị hỏng
sẽ làm cho họ bị các khách hàng kiện tụng. Kết quả là, các nhà điều hành FSAN
khuyến cáo nên sử dụng song công phân tần cho việc song công VDSL.
Khi đã xét đến các yêu cầu của hệ thống VDSL có thể thấy rõ ràng là việc song
công phân thời có ưu điểm hơn song công phân tần khi sử dụng trên cơ sở điều chế
DMT. Tuy nhiên, yêu cầu cần phải đồng bộ của song công phân thời lại gây khó khăn
cho các nhà cung cấp dịch vụ trong một môi trường tự do. Vì vậy, sơ đồ song công cho
VDSL hiển nhiên là song công phân tần.
Trong các phần trước cho thấy rằng để đáp ứng các yêu cầu của VDSL thì sự kết
hợp giữa điều chế DMT và song công phân thời sẽ cho kết quả tốt nhất. Phân này đưa
ra các kết quả đo đạc việc thực hiện thực tế các hệ thống như vậy.
Kiểm tra tầm cự ly cực đại đánh giá tầm cự ly đường dài nhất của một hệ thống
khi hoạt động ở những tốc độ cho hai chiều chiều xuống và chiều lên cố định và với
cùng một mức nhiễu cho cả hai chiều. Hình 2.32 vẽ tầm cực đại trung bình đo được
của 5 hệ thống VDSL song công phân thời dựa trên DMT hoạt động ở các tốc độ dữ
liệu đối xứng khác nhau với mức nhiễu cho cả hai chiều chiều lên và chiều xuống cùng
là 6dB và tỷ số sai bit không quá 10 -7. Đồ thị cho thấy tốc độ đối xứng 13 Mbps có thể
hỗ trợ đường dây 0,5 mm (24 AWG) dài đến gần 1,4 km và hỗ trợ đường dây 0,4 mm

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 57


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

(26AWG) dài đến gần 1,1 km. Tốc độ đối xứng 26 Mbps có thể tải trên đường dây 0,5
mm dài đến 850 m và 0,4 mm dài đến 700 m.

Dải (m)
1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0
10/10 16/10 20/20 26/20
Tốc độ dữ liệu
0,5 mm
0,4 mm

Hình 2.32 Tầm cực đại trung bình của các hệ thống song công VDSL phân thời đối
xứng

Hình 2.33 vẽ tầm cự ly cực đại trung bình của một hệ thống VDSL song công
phân thời dựa trên DMT khi được cấu hình để hỗ trợ truyền dẫn bất đối xứng 8:1 với
mức nhiễu cho cả hai chiều là 6 dB và tỷ số sai bit không quá 10 -7 ở cả hai chiều. Tốc
độ kết hợp chiều xuống 26 Mbps và chiều lên 3,2 Mbps trên đôi dây đường kính 0,5
mm có thể dài đến 1,3 km và trên đôi dây đường kính 0,4 mm có thể dài đến 1,5km.
Tốc độ kết hợp chiều xuống 52 Mbps và chiều lên 6,4 Mbps trên đôi dây đường kính
0,5 mm có thể dài đến 700 m và trên đôi dây đường kính 0,4 mm có thể dài tới 600 m.
Việc đo đạc được thực hiện ít nhất là 5 đôi dây từ 5 vùng khác nhau trên thế giới để
tạo ra giá trị trung bình ở trên.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 58


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Dải (m)
1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0
10/10 16/10 20/20 26/20
Tốc độ dữ liệu
0,5 mm
0,4 mm

Hình 2.33 Tầm cực đại trung bình của các hệ thống song công VDSL phân thời bất đối
xứng 8:1

2.3.3 Ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp truyền dẫn song công

a. Phương pháp FDM

 Ưu điểm
 Triệt tiêu được NEXT vì vì hai dải tần số cách nhau bằng băng tần bảo vệ.
 Không cần sự đồng bộ giữa phát và thu.
 Được phát triển từ lâu nên có sự chín muồi về công nghệ.
 Không đòi phải đồng bộ nhịp đồng hồ của các modem.
 Không yêu cầu phải dung hoà giữa chất lượng của các dịch vụ tốc độ thấp và
tốc độ cao.
 Chất lượng của hệ thống có thể dự đoán trước.
 Thêm hoặc thay đổi các khách hàng cũng không làm thay đổi chất lượng
đường truyền tới khách hàng hiện tại, miễn là việc thực hiện kỹ càng.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 59


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

 Nhược điểm
 Không sử dụng hiệu quả băng thông vì luồng lên và luồng xuống ở hai dải tần
khác biệt nhau và còn có dải tần bảo vệ.
 Thành phần tần số cao sẽ bị suy giảm.
 Tốc độ luồng xuống ở dải tần cao nên bị giảm nhanh chóng khi cự ly truyền
dẫn tăng do suy hao ở miền tần số cao nhanh.
 Vẫn xảy ra hiện tượng nhiễu xuyên âm với các kĩ thuật xDSL khác. Do truyền
ở tần số cao.

b. Phương pháp TDM


 Ưu điểm
 Sử dụng hiệu quả băng thông vì không có khoảng bảo vệ giữa các băng thông.
 Không bị ảnh hưởng nhiều về tốc độ đường truyền khi truyền dẫn tại miền tần
số cao.
 Nhược điểm
 Đòi hỏi phải đồng bộ nhịp đồng hồ của các modem.
 Trong quá trình phát triển dịch vụ việc thay đổi các khách hàng sẽ làm ảnh
hưởng tới chất lượng đường truyền tới các khách hàng hiện tại.

2.4 Mô hình tham chiếu của VDSL

Phần lớn các DSL chủ yếu được dự định sử dụng từ một CO tới khách hàng và
thứ yếu dùng từ những bộ ghép phân phối sợi quang. Trái ngược với VDSL. VDSL sẽ
chủ yếu được dùng cho những vòng lặp từ một đơn vị mạng quang (ONU ), cái mà có
đặc điểm là đặt tại nơi cách xa khách hàng không lớn hơn 1km. Một số các vòng lặp
VDSL nối trực tiếp tới CO.
Sợi quang kết nối trực tiếp ONU tới CO. VDSL truyền dẫn qua một cáp xoắn đôi
thường dùng cho vài ngàn feet từ ONU tới khách hàng. Như thấy trên hình 2.34. Nhu
cầu VDSL đựơc phát triển bởi nhóm tiêu chuẩn T1E1.4 mô tả các tốc độ và khoảng
cách từ ONU tới phía khách hàng.
Cáp từ mạng tới ONU có thể được kết nối trực tiếp tới ONU, hình tròn ( phương
pháp nối vài ba thiết bị với nhau dọc theo buýt, quản lí các tín hiệu đối với từng thiết
bị ), hay qua bộ tách quang thụ động.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 60


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

ONU VDSL

Kết nối trực tiếp

Mạng
Mạng nối tiếp

Mạng quang thụ động

Hình 2.34 Cấu trúc mạng VDSL

Công nghệ VDSL hướng tới việc cung cấp truyền dẫn tốc độ cao trên đường dây
thuê bao điện thoại có độ dài không quá 1,5km. Mạng điện thoại thường có 2 dạng
kiến trúc vòng thuê bao. Những nơi dân cư dày đặc hay thành phố có nhiều khách
hàng ở gần tổng đài nội hạt nên VDSL có thể được cung cấp trực tiếp từ tổng đài nội
hạt. cấu hình này gọi là cấu hình fiber-to-the-exchange ( FTTEx ) và được minh hoạ ở
hình 2.35.

Đường dây xoắn đôi


Khách hàng
CO/LEX

Hình 2.35 Kiến trúc FTTEx


Khi thực hiện cáp quang mở rộng vào sâu mạng hơn thì công nghệ VDSL dùng
bộ ONU trong cấu hình fiber- to- the- cabinet ( FTTCab ) như minh hoạ trên hình
2.36.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 61


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Đường dây xoắn đôi


ONU
CO/LEX Khách hàng
Fiber

Hình 2.36 Kiến trúc FTTC


Kênh truyền dẫn là môi trường vật lí dùng để chuyển tín hiệu mang thông tin từ
điểm này đến điểm khác. Trong mạng điện thoại nội hạt kênh truyền dẫn là các đôi dây
xoắn được chế tạo bằng cách xoắn đôi 2 đôi dây đồng cách điện với nhau. Sau đó
nhiều dây lại được xoắn chặt với nhau tạo thành sợi cáp. Từ tổng đài nội hạt hay ONU
các đôi cáp sẽ toả ra và từng đôi dây xoắn sẽ rẽ ra để cung cấp dịch vụ cho thuê bao.
Trong cấu trúc FTTCab sẽ có hai kiến trúc được sử dụng là cấu trúc Hub thụ
động và kiến trúc Hub tích cực.
Set- top
VDSL Box or PC
Hub thụ động

Set- top
VDSL VDSL Box or PC

Set- top
LPF LPF VDSL Box or PC
POTS POTS
Khách hàng

Hình 2.37 Cấu hình VDSL có Hub thụ động

Cấu trúc Hub thụ động cho phép kết nối trực tiếp nhiều máy thu phát VDSL ở
phía khách hàng ở cuối của đường dây. Hình 2.37 nêu rõ đặc thù của cấu trúc NT thụ
động yêu cầu khoảng cách từ phía ONU không lớn hơn 100m tới đơn vị khách hàng
dùng VDSL, vì vậy phải tạo cho nó thích hợp hơn cho các ống quang tới các cột quang
và các ứng dụng trong các toà nhà. Cấu trúc này được sử dụng cho tiêu chuẩn kĩ thuật
dạng DAVIC VDSL, trong tiêu chuẩn này sử dụng điều chế biên độ pha không sóng
mang cho tốc độ 13; 25, 92 và 51 Mbit/s thu và 1,6 Mbit/s cho phát qua đôi dây xoắn.
Cấu trúc Hub tích cực chỉ trên hình 2.38 cho phép có những sản phẩm lớn hơn
(cả về băng tần và phạm vi) bằng việc dùng một cấu hình điểm tới điểm cho vòng lặp
truyền dẫn. Hub tích cực bao gồm một bộ thu phát đơn VDSL, và các đường nối tách

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 62


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

biệt tới mỗi cổng (được chỉ ra) hoặc là một đường bus trong nhà thuê bao (không chỉ
ra).

Set- top
Box or PC
Hub
Set- top
VDSL VDSL Box or PC
tích

cực Set- top


LPF Box or PC
LPF
POTS
POTS
Khách hàng

Hình 2.38 Cấu hình VDSL có Hub tích cực

2.5 Mô hình chuẩn của VDSL


2.5.1 Mô hình giao diện
Hình 2.39 minh hoạ mô hình tham chiếu giao diện chung cho tầng truy nhập cáp
đồng của mạng VDSL. Các đường dây thẳng đứng chỉ các giao tiếp chuẩn. Các bộ
tách dịch vụ tách các tín hiệu VDSL ra khỏi các tín hiệu của các dịch vụ có tần số thấp
hơn như POST hay ISDN chẳng hạn.

V U2 _O U1 _O U1 _R U2 _R T/S

Network User
(“V”) VTO-O Splitter Splitter VTU-R
(“T”)
Interface UTP NT1
Interface

POST or ISDN POST or ISDN


to CO to CPE

Hình 2.39 Mô hình tham chiếu giao diện

2.5.2 Mô hình giao thức


2.5.2.1 Mô hình tầng giao thức
Lớp hội tụ truyền dẫn (TC) được chia thành một phần đặc tính thích nghi chuyền
vận ( TPS-TC: transport protocol specific-TC ) và một phần đặc tính môi trường vật lí

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 63


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

( PMS-TC: Physical Medium Specific-TC ). Các lớp của VDSL được mô tả ở hình 2.40.

-O -R
ONU NT

Transport Protocol (e.g.ATM) Transport Protocol (e.g.ATM)


TPS-TC TPS-TC
Private PMS-TC PMS-TC Private
I-O I-R
PMD PMD
Internal Interface
Physical TP Media
V S/T
U1
Hình 2.40 Mô hình các lớp giao thức VDSL

2.5.2.2 Phân tích chức năng


VDSL có các ứng dụng trong vận chuyển dữ liệu của các giao thức khác nhau.
Tài liệu hiện tại nhằm vào vận chuyển của ATM và STM ( SDH ), nhưng máy thu lõi
VDSL là dung lượng của những ứng dụng phụ thêm vào trong tương lai. Những cấu
trúc bên trong của các lớp giao thức TPS-TC là đặc tính ứng dụng. Hình 2.41 chỉ ra
phân tích ứng dụng của VDSL với các điểm tham chiếu kết hợp.

Optical Network Unit (ONU) Network Termination (NT)


VDSL TPS-TC Application VDSL Application TPS-TC VDSL
Application Independent Link Independent Application

-O I_O U1 _O U1 _R I1 _R -R

TC TC
TBD TBD TBD TBD

SDH SDH
SDH SDH

ATM ATM PMS-TC PMD PMD PMS-TC ATM ATM

Các bộ tách dịch vụ


không chỉ ra
Hình 2.41 Phân tích chức năng

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 64


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

2.5.3 Những điểm tham chiếu


 Điểm tham chiếu V: tại giao diện mạng vật lí giữa VTU-O và ONU.
 Những điểm tham chiếu U: những tín hiệu ISDN/POST có thể ở cùng môi
trường vật lí như tín hiệu VDSL bởi các bộ tách đang sử dụng. Vì vậy, điểm
tham chiếu U1 xem môi trường đôi dây đồng đang mang các tín hiệu hỗn hợp,
trong khi điểm tham chiếu U2 chỉ rõ chỉ trong các cổng modem VDSL.
 Các điểm tham chiếu S và T: điểm tham chiếu đầu cuối truy nhập (ATP) chỉ rõ
bảo vệ và đầu cuối phân phối cáp.

2.6 Thiết kế mạng VDSL


2.6.1 Mô hình chi phí
Mạng cần được nâng cao sự đầu tư có thể được phân sang đầu tư các thiết bị cáp
(sợi, các loại cáp mới ...), đầu tư các dịch vụ cơ bản (các thiết bị đầu cuối đ ường dây
quang và đơn vị mạng quang) và đầu tư cụ thể cho các dịch vụ (đôi modem DSL). Thứ
nhất hai hình thức đầu tư mạo hiểm cao ban đầu phải làm trước khi bất cứ thuê bao
nào được kết nối. Đầu tư dịch vụ cụ thể tuỳ thuộc vào số các thuê bao được kết nối và
cho nên được kết hợp với mạo hiểm tài chính thấp hơn.
Tổng chi phí của VDSL nâng cấp đươc thể hiện trong phương trình (6.1):
Ctot = Ccable + Csite + CONU + COLT + COAM + Crest (6.1)
Ctot = Chi phí tổng.
Ccable = Chi phí các thiết bị cáp: nghiên cứu, sợi.
Csite = Chi phí của nhà ONU và cài đặt.
CONU = Chi phí của ONU: thiết bị, công suất.
COLT = Chi phí của OLT: thiết bị, công suất, cài đặt.
CVDSL = NT và LT, cài đặt thiết bị.
COAM = Thiết bị OAM, chi phí OAM sau cài đặt.
Crest = Chi phí có thể khác.
Đầu tư mạo hiểm cao ban đầu tạo bởi đầu tư thiết bị cáp và đầu tư dịch vụ cơ
bản, Ccable, Csite, CONU và COLT trong phương trình. Đầu tư cụ thể dịch vụ mạo hiểm
thấp hơn trong tạo bởi CVDSL chi phí OAM, COAM được phân ra trong cả hai nhóm,
thiết bị OAM sang đầu tư dịch vụ cơ bản và dịch vụ OAM sau lắp đặt tới chi phí cụ
thể dịch vụ. Cũng như một số chi phí khác, giống chi phí của ONU, cũng bị tác động
bởi số lượng thuê bao VDSL và bởi vậy có thể được tách rời trong cả hai nhóm.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 65


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

2.6.2 Phân tích thành phần chi phí


Như chỉ trong phương trình (6.1) tổng chi phí của VDSL nâng cấp bao gồm một
vài thành phần khác nhau. Trong nghiên cứu sâu hơn, chỉ có chi phí cable, địa điểm,
ONU và VDSL là được cấu thành. Điều đó được tính toán như chi phí cụ thể VDSL
rằng nó không tồn tại như trong băng rộng khác và kĩ thuật truy nhập. Cũng như chi
phí OAM và OLT là quan trọng nhưng được quyết định để ngoài nghiên cứu này. Đặc
biệt OLT là chuyển mạch dữ liệu quang cái được sử dụng để kết nối số lượng lớn các
ONU tới các mạng dữ liệu và có thể sử dụng bởi kĩ thuật khác hơn VDSL. Phần chi
phí của OAM bao gồm cả trong chi phí của thiết bị ONU, bởi vậy phần còn lại có thể
được xem như chi phí mà cũng như trong cùng lựa chọn băng rộng khác.

2.6.2.1 Thiết bị cáp


Chi phí cáp tạo bởi chi phí của các sợi mới cái đã được lắp đặt trong mạng truy
nhập. Sự đầu tư cần thiết tuỳ vào kiểu khu vực cụ thể. Nơi các ống mới được lắp đặt-
dù các sợi hiện tại có được sử dụng hay không. Cũng như sự lựa chọn cấu trúc sợi
cũng như kế hoạch bảo vệ cần thiết có ảnh hưởng lớn trên các đầu tư cần thiết.
Mặc dù thiết bị cáp tạo một phần ý nghĩa của tổng chi phí nó không chứa đựng
sự rủi ro lớn. Cáp được lắp đặt có khả năng được sử dụng như thế nào, cho rằng mục
dích lâu dài tới mạng FTTH. Để giảm chi phí trong tương lai nó có thể suy xét kích
thước cáp được lắp đặt tuỳ thuộc nhu cầu được đánh giá tương lai. Cộng thêm các chi
phí gây ra bởi một cáp lớn hơn có thể là hợp lí bởi việc tiết kiệm chi phí cài đặt mới
trong tương lai. Mặt khác người ta cho rằng một sự thu nhập chắc chắn sẽ tạo ra bởi
đầu tư thu được trong mạng cáp, bởi vậy quá nhiều sự không cần thiết dung lượng
thừa cho mục đích tương lai không được chấp nhận. Một số loại còn lại được tìm thấy
là quá đủ cáp để được lắp đặt.
Việc lắp đặt các cáp mới là công việc mỗi ngày để người điều hành hiện nay.
Điều này có nghĩa là người điều hành không có nhiều sự không rõ ràng trong đánh giá
chi phí cáp hay trong nhân tố chi phí khác sau tổng chi phí cáp.
Chi phí thiết bị sợi mới có thể được tách ra trong các phần riêng biệt nhau:
 Phí tổn nghiên cứu, tuỳ thuộc vào kiểu vùng và chi phí của sợi.
 Chi phí cáp, bao gồm cáp mới và công việc lắp đặt nó.
Chi phí cáp và phí tổn nghiên cứu là tương xứng với chiều dài nhu cầu cáp mới.
Một sự đánh giá của tất cả chiều dài cáp có thể được tính với sự giúp đở của hình học.
Việc chọn phương pháp bảo vệ cũng có một tác động đáng kể trên các thiết bị cáp.
Ví dụ nó cần phải có hai đường tách biệt tới mỗi ONU. Loại nhu cầu này có thể
chỉ ra các kết nối theo hình chữ nhật điều đó không tồn tại trong mạng hiện nay.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 66


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Chi phí của cáp được thể hiện như trong phương trình (6.2).
Ccable = Cfibre ( loại cáp, chiều dài ) + Cwork ( loại vùng, meter ) + Cend ( số
lượng ống ) (6.2)
Ccable = tổng chi phí cáp.
Cfibre = chi phí ống.
Cwork = chi phí nghiên cứu và chi phí công việc lắp đặt.
Cend = chi phí của việc đưa cáp được lắp đặt vào sử dụng, kết cuối của sợi cáp.
Như trong phương trình (6.2) chi phí ống cáp tuỳ thuộc vào chiều dài dụng cụ đo
cáp mới, loại cáp, kiểu vùng và số lượng các ống được mang vào sử dụng. Chi phí sợi
cáp (Cfibre) và chi phí mang vào cáp được lắp đặt đưa vào sử dụng (C end) tạo ra một
phần trạng thái của chi phí trừ khi kiểu vùng không các tác động trên những cái này.
Sự giao động lớn nhất là rắc rối với công việc nghiên cứu và lắp đặt (C work ) trong
phương trình.
Một phạm vi từ 3-56 Euro/m tuỳ thuộc vào kiểu vùng được đề nghị. Mức chi phí
có thể cao hơn sự cần thiết, tới mức 120 Euro/m nếu không thể sử dụng các sợi hiện tại
và các sợi mới phải chôn dưới đường nhựa trong khu vực thành phố.

2.6.2.2 Địa điểm ONU


Một vấn đề với cấu trúc FTTcab và FTTC là để tìm một vị trí thích hợp cho
ONU.
Ở đây thừa nhận rằng một vị trí có thể được tìm thấy với chi phí hợp lí. Vì sự
quan trọng của chi phí địa điểm trong quan hệ tới chi phí ONU khác nó được quyết
định rằng điều này nên điều khiển tách từ chi phí ONU khác. Bởi vậy nếu sự phát triển
tương lai của chi phí so sánh nó chắc chắn rằng giá thiết bị ONU sẽ giảm trong khi chi
phí của Ốc đảo một địa điểm cho ONU gần như không giảm xuống hơn.
Csite = Cbuilding (kiểu vùng, loại ONU) + Cinstallation (kiểu vùng, cỡ ONU) (6.3)
Csite = tổng chi phí địa điểm.
Cbuilding = chi phí công việc xây dựng.
Cinstallation = chi phí lắp đặt thiết bị ONU.

2.6.2.3 Thiết bị ONU


Chi phí cài đặt và xây dựng là phần của chi phí địa điểm ONU. Chi phí thiết bị
ONU được tạo bởi chi phí thiết bị cần thiết cho các toà nhà một ONU trong địa điểm
ONU, chi phí ý nghĩa, giá, thẻ cần thiết và thiết bị công suất dự phòng. Những cái này
bao gồm chi phí biểu hiện trong phưong trình (6.4).
CONU = Cframe (cỡ ONU) + Ccards (ONU) + Cpower (cỡ ONU) (6.4)

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 67


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

CONU = Tổng chi phí ONU.


Cframe = chi phí của giá và ngăn cần thiết cho các thẻ cài đặt.
Ccards = chi phí của thẻ sợi, thẻ OAM, đơn vị công suất.
Cpower = chi phí thiết bị cho công suất dự phòng, ắc qui…

2.6.2.4 Các modem VDSL


Chi phí của modem VDSL không giống chi phí khác thể hiện ở đây trong một
phương pháp rất quan trọng. Như các chi phí khác cần để tạo tại thời điểm của toà nhà
mạng VDSL với chỉ có dự báo khả năng có thể số lượng của thuê bao VDSL, chi phí
modem VDSL mô tả sau khi kết nối VDSL đã được yêu cầu bởi khách hàng. Điều này
có nghĩa là mạo hiểm thấp hơn đáng kể nếu so sánh với các thành phần chi phí khác.
Chi phí của modem VDSL và việc lắp đặt chúng được thể hiện trong phương trình (6.5).
CVDSL = Cmodem (số thuê bao VDSL) + Cinstallation (số thuê bao VDSL) (6.5)
CVDSL = tổng chi phí VDSL.
Cmodem = chi phí của thẻ VDSL trong ONU (LT) và tại thuê bao (NT).
Cinstallation = chi phí lắp đặt một thuê bao VDSL mới.
2.6.3 Sự đánh giá gần đúng cho chi phí
Chỉ có đánh giá chi phí gần đúng ở đây được thể hiện vì không biết về mức chi
phí của các thành phần VDSL là bao nhiêu sẽ trong một vài năm khi mạng VDSL
được xây dựng. Tuy nhiên một số cố gắng được đặt để tạo ra giá trị như khả năng thực
tế có thể nhất so sánh với cái khác đến nỗi chi phí sau đây phân tích sự so sánh và độ
nhạy có thể đưa ra ít nhất một số chỉ số của phần lớn giới hạn của mạng. Cho mỗi
thành phần đánh giá chi phí thấp, trung bình, cao được đưa ra phân tích độ nhạy có thể
thực hiện được .
2.6.3.1 Các thiết bị cáp
Ở đây thừa nhận rằng phần lớn nhất của chi phí cáp được tạo bởi chi phí công
việc lắp đặt, Cwork trong 2.6.2.1, phương trình (6.2). Loại cáp được sử dụng có một ảnh
hưởng chi phí nhỏ hơn chút ít trên chi phí. Kiểu vùng được tính đến đánh giá chi phí
như thấp, trung bình, cao. Chi phí của cáp được cài đặt mang vào sử dụng là quan
trọng nếu so sánh với các chi phí khác. Ở đây thừa nhận rằng bao gồm cả các chi phí
khác. Xem xét các loại cáp với 48, 24 và 12 sợi. Thậm chí cỡ lớn hơn có thể được cài
đặt. Đặc biệt nếu cách dùng tới các mục đích khác như CATV có thể đựơc đo án trước.
Trong mô hình mạng truy nhập, loại cáp đựơc cài đặt trong các cách sau:
 Kết nối AB và BC: 48-sợi cáp.
 Kết nối CD và CE: 24-sợi cáp.
 Kết nối BF, CF, DF và EF: 12-sợi cáp.
Chi phí của các sợi cáp và công việc cài đặt được đánh giá sau:

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 68


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

 48 ống cáp: 4 Euro/m, làm việc 13 Euro/m.


 24 ống cáp: 2,5 Euro/m, làm việc 12,5 Euro/m.
 12 ống cáp: 1,5 Euro/m, làm việc 11,5 Euro/m.
Như thấy từ chi phí được đánh giá thừa nhận rằng phần chính của chi phí được
tạo bởi chi phí của việc lắp đặt dưới đánh giá thấp hơn 5 Euro/m đánh giá trung bình
được thể hiện ở trên và đánh giá cao cao hơn 10 Euro/m. Kết quả đánh giá chi phí
được thể hiện trong bảng 2.8.
Bảng 2.8 Đánh giá chi phí gần đúng của sợi cáp
Cáp (sợi) Đánh giá chi phí (Euro/m)
Low Medium High
48 12 17 27
24 10 15 25
12 8 13 23

2.6.3.2 Địa điểm ONU


Theo phương trình (6.3) được biểu hiện trong 6.2.2 là kiểu vùng và cỡ ONU là
các nhân tố chính sau chi phí của địa điểm ONU, Csite trong phương trình. Trong đánh
giá chi phí thừa nhận rằng kiểu vùng được tính đến bởi phân biệt chi phí trong đánh
giá cao thấp, trung bình và cao. Đặc biệt cỡ ONU có một ảnh hưởng trên chi phí cài
đăt nhưng ở đây cỡ của được tính đến chỉ tại chi phí thiết bị ONU. Thừa nhận rằng địa
điểm ONU được xây dựng theo một cách đến nỗi ONU được thay thế trong đó sẽ là
thích hợp. Đánh giá chi phí của ONU được đưa ra trong bảng 2.9.
Bảng 2.9 Đánh giá chi phí gần đúng của địa điểm ONU
Địa điểm của Đánh giá chi phí (Euro/m)
ONU Low Medium High
LE 5000 10000 15000
AN 10000 20000 30000

Như thấy trong bảng trên chi phí của địa điểm tại vị trí LE là được tách ra từ chi
phí của vị trí trong AN. Thừa nhận rằng phần lớn vị trí LE có đủ khoảng trống cho địa
điểm một ONU trong khi ở AN một nhà mới cần được thường xuyên hơn. Cũng thừa
nhận rằng sự thoát ra công suất điện là có gái trị tại vị trí LE trong khi tới vị trí AN
trong nhiều trường hợp nó phải được xây dựng. Giá trị được thể hiện trong bảng 2.9 là
đánh giá giá trị trung bình.
Một số vị trí AN có được tìm thấy từ các toà nhà hiện nay và một số toà nhà cần
thiết của địa điểm mới hoàn toàn, kết quả trong sự khác nhau chi phí cao tuỳ thuộc vào
địa điểm.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 69


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

2.6.3.3 Thiết bị ONU


Chi phí ONU chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cỡ ONU cần thiết cũng được chỉ ra trong
phương trình (6.4) của 2.6.2.3. Thừa nhận rằng ở đây cỡ ONU đây chắc chắn tồn tại và
cỡ cần thiết khác được thu được bởi chỉ có một phần ONU đang phủ đầy. Nó đã được
quyết định rằng một cỡ ONU nhỏ được cần đến một phần trong topology nơi mà có
một sự cần thiết để đặt ONU gần các thuê bao. Đặc biệt cỡ ONU lớn hơn có ích tại
topology với các vùng ONU lớn hơn nơi số lượng các thuê bao có khả năng mỗi ONU
có thể cao. Thừa nhận rằng cỡ ONU là 25, 250, và bội số của 250. Trong thực tế của
mô hình AN. ONU 50 và ONU 250 là tương xứng với phần lớn các trường hợp như
chỉ trong bảng 10. Cỡ ONU lớn hơn chỉ cần cho ONU đặt tại vị trí LE, ONU (A) trong
bảng. Kết quả tương tự có thể được tính cho trường hợp không thay đổi ban đầu cũng
như dựa trên số lượng thuê bao có khả năng tại mỗi ONU.
Đánh giá chi phí gần đúng được thể hiện trong bảng 11. Những đánh giá này bao
gồm chỉ thiết bị cái được đặt tại vị trí ONU loại trừ các thẻ đường VDSL cái được tính
đến trong chi phí modem VDSL.
Bảng 2.10 Cỡ ONU cần thiết trong mô hình AN thực tế với các tỉ lệ đo được khác
nhau

Topology Potential Subs/ONU VDSL Subs with certain rates


5% 10% 15% 20% 25% 30%
FTAB ONU(A) 1870 93 187 280 374 468 561
ONU(B) 735 36 73 110 147 183 220
FTAC ONU(A) 4044 202 404 606 808 1011 1213
ONU(C) 470 23 47 70 94 117 141
ONU(A) 1872 93 187 280 374 468 561
FTABCDE ONU(B) 572 28 57 85 114 143 171
ONU(C) 298 14 29 44 59 74 89
ONU(D/E) 209 10 20 31 41 52 62
FTF ONU(312) 312 15 31 46 62 78 93
ONU(130) 130 6 13 19 26 32 39
ONU(56) 56 2 5 8 11 14 16
ONU(51) 51 2 5 7 10 12 15

-50 ONU50 -250 ONU250 500- ONU500 or bigger

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 70


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

Bảng 2.11 Đánh giá giá trị gần đúng cho thiết bị ONU

ONU Size Cost estimates [Euro]


Low Medium High
50 5000 10000 15000
250 10000 15000 20000
5001 15000 20000 25000
7502 20000 25000 30000
10002 25000 30000 35000
12502 30000 35000 40000
15002 35000 40000 45000
1
với chỉ có ONU(A) và ONU(C) trong mô hình AN với tỉ lệ đo được tới 30%.
2
Với chỉ có ONU(A) trong mô hình AN với tỉ lệ đo được tới 30%.
2.6.3.4 Các modem VDSL
Chi phí modem VDSL chỉ có trị giá ở đây cái mà bị ảnh hưởng trực tiếp bởi số
lượng các thuê bao VDSL được kết nối như chỉ ra trong phương trình (6.5) của phần
6.2.4. Những chi phí này chứa đựng sự mạo hiểm nhỏ nhất bởi vì đầu tư có thể được
tao ra sau khi các thuê bao cho dùng các dịch vụ. Đánh giá chi phí các modem VDSL
bao gồm tại cả hai chi phí các đầu mút và lắp đặt được biểu hiện trong bảng 2.12. Đặc
biệt bốn hay hơn các VDSL LT là được hoà nhập trong một thẻ VDSL cái được cài đặt
tại một ngăn trong ONU. Để chính xác đánh giá chi phí nên chịu tác động khi một thẻ
được cài đặt. Điều dể dàng này là không được tính đến và chỉ có đánh giá mỗi thuê
bao VDSL là được ghi rõ trong bảng.
Bảng 2.12 Đánh giá chi phí gần đúng cho modem VDSL
Đánh giá chi phí ( Euro)
Modem VDSL Low Medium High
300 600 900

2.6.4 So sánh các chi phí của các Topology


2.6.4.1 Tổng chi phí
Tổng chi phí được ước lượng của mạng truy nhập cần thiết nâng cấp trong các
topology khác nhau được biểu thị trong hình 2.42. Nó cũng được chỉ ra chi phí được
tạo của các thành phần khác nhau như thế nào. Với tỉ lệ đo được thấp tỉ lệ lớn chi phí
cơ bản và chi phí mạng – cáp, địa điểm, và chi phí ONU có thể được lưu ý. Khi tỉ lệ đo
được tăng, tỉ lệ mạo hiểm chi phí modem VDSL thấp, ngay cả khi tỉ lệ số lượng thuê
bao, tăng lên đáng kể. Như quá trình thâm nhập tăng từ 5 đến 30% tỷ lệ chi phí modem
VDSL của tổng chi phí trong thực tế tăng trong FTAB topology từ 30 đến 77%, trong

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 71


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

FTAC topology từ 31 đến 73% trong FTABCD từ 22 đến 58% và FTF từ 7 đến
31%.trong trường hợp không thay đổi cùng xu hướng có thể được chú ý.
Nếu chi phí của thực tế và trường hợp ban đầu đựơc so sánh có thể chú ý rằng
FTABCDE và FTF topology có cùng tổng chi phí. Sự khác nhau nhỏ gây ra bởi sự
thay đổi cỡ ONU cần thiết. Có ít sự khác nhau lớn trong trường hợp của FTAB và
FTAC topology. Trong thực tế tổng chi phí là lớn hơn đáng kể. Điều này gây ra bởi
phân phối thực được cung cấp, cái đặt thuê bao gần LE hơn, trong VDSL vùng có khả
năng hơn những gì được đặt đó trong trường hợp ban đầu.

(a)

(b)
Hình 2.42 Tổng chi phí của topology với các tỉ lệ đo được khác nhau cho trường hợp
ban đầu (a) và trường hợp thực tế (b)

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 72


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

2.6.4.2 Chi phí mỗi thuê bao VDSL

Nếu chi phí tổng được tách rời ra bởi số lượng các thuê bao VDSL kết quả là chi
phí của mỗi thuê bao VDSL:
CVDSL- sub = Ctot / NVDSL - sub (6.6)
CVDSL = chi phí mỗi thuê bao VDSL.
Ctot = chi phí tổng của mạng nâng cấp.
NVDSL - sub = số lượng các thuê bao VDSL.
Trong hình 2.43 kết quả được chỉ ra cho các topology được nghiên cứu với các tỉ
lệ đo được khác nhau. Như ngay cả khi nghĩ rằng chi phí tổng FTF topology có mức
chi phí lớn nhất cho mỗi thuê bao hơn rất nhiều đặc biệt trong trường hợp tỉ lệ đo được
thấp nơi chi phí tổng cao được tách rời bởi một số lượng thấp các thuê bao VDSL
được kết nối. Thậm chí tại một tỉ lệ đo được 30% FTF topology chi phí khoảng hai lần
mỗi thuê bao hơn topology tại điểm kia.
Trong trường hợp không thay đổi chi phí mỗi thuê bao trong FTABCD topology
là tới gần đầu kia của FTAB và FTAC. Hay thậm chí nếu trường hợp không thay đổi
và thực tế được so sánh có thể chú ý rằng mức chi phí của FTABCDE là không giống
nhau và chi phí FTAB và FTAC thấp hơn thực tế. Điều này gây ra bởi số lượng lớn
thuê bao che phủ bởi FTAB và FTAC trong thực tế. Với cùng thiết bị thuê bao được
che phủ thấp hơn trong trường hợp không thay đổi ban đầu, cho kết quả mức chi phí
cho mỗi thuê bao VDSL cao hơn.
Nếu chi phí mỗi cấu hình thuê bao VDSL được xem xét có thể dường như chi phí
FTAB và FTAC là như nhau. Trong trường hợp không thay đổi chi phí của FTAC ít
hơn đáng kể và trong trường hợp thực tế FTAB có mức chi phí thấp hơn đáng kể.
Trong trường hợp không thay đổi việc nâng cấp lên FTABCD có thể thực hiện tại
10%-15% tỉ lệ đo được. Thậm chí tại tỉ lệ đo được 5% chi phí khác nhau có thể thấp
hơn 800Euro. Trong trường hợp thực tế việc nâng cấp tới FTABCD có thể được xem
xét tại tỉ lệ đo được cao hơn 5% so với trong trường hợp ban đầu. Điều này có nghĩa là
khoảng 15% - 20% tỉ lệ đo được.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 73


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

(a)

(b)
Hình 2.43 Chi phí cho mỗi thuê bao VDSL với các tỉ lệ đo được khác nhau trong
trường hợp ban đầu (a) và trong thực tế (b)

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 74


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

2.6.4.3 Chi phí dung lƣợng

Tính toán chi phí của tổng chi phí dung lượng được tách rời bởi bởi tổng dung
lượng truyền dẫn của tất cả các thuê bao được kết nối. Cùng kết quả dành được nếu
mỗi thuê bao VDSL được tách rời bởi dung lượng lớn nhất trung bình:
Ccap = CT OT / ( NVDSL - sub * CAPAVE ) (6.7)
= CVDSL - sub / CAPAVE
Ccap = chi phí của dung lượng.
CT OT = tổng chi phí của mạng nâng cấp.
NVDSL- sub = số lượng thuê bao VDSL.
CAPAVE = dung lượng lớn nhất trung bình.
Kết quả tính toán được chỉ trong hình 2.44. Có thể xảy ra, vừa tần số mang tăng
vừa chi phí của dung lượng giảm. Từ hình có thể thấy rằng tốc độ giảm khác nhau
đáng kể trong các topology khác nhau. Trong FTF thay đổi chi phí của dung lượng là
gần như đáng kể như được chỉ ra trong cả hai cấu hình. Trong trường hợp không đổi
hình dạng FTF yêu cầu chi phí thấp nhất của dung lượng ngay từ 25% tỉ lệ đo được.
Trong trường hợp thực tế giá trị chi phí của topology FTF là khoảng như thế, nhưng cả
khi mức chi được cung cấp bởi FTAB và FTABCDE trong trường hợp thực tế. Ngay
từ thấp hơn 10% tỉ lệ đo được chi phí của dung lượng trong FTABCD là rẽ hơn FTAC.
Nếu tiêu chuẩn chính cho quá trình lựa chọn được giảm đến mức tối thiểu chi phí
của dung lượng, kết quả này biểu thị các kế hoạch khác nhau cho trường hợp ban đầu
và trường hợp thực tế. Trong trường hợp ban đầu ngay khi tại 5% tỉ lệ đo được
FTABCD có thể đã được tính toán đến, như các chi khác nhau tới các topology khác là
hầu như không tồn tại. Tại tỉ lệ đo được 10% FTABCD đã cung cấp mức chi phí thấp
nhất. FTF có thể xem xét đến ngay khi tại 15%-20%. Trong trường hợp thực tế
topology FTAB có mức chi phí dung lượng rất thấp nếu so sánh với các sự lựa chọn
khác. Mức chi phí là khác nhau giữa FTABCD và FTF bắt đầu tại mức chấp nhận
được là 20% - 25% tỉ lệ đo được. Mức chi phí của FTAC là cao ngạc nhiên, nâng cấp
tới các topology khác dường như là ít hấp dẫn hơn nếu nếu sự lựa chọn có dựa trên chi
phí của dung lượng.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 75


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II. Công nghệ VDSL.

(a)

(b)
Hình 2.44 Chi phí của dung lượng với các tỉ lệ đo được VDSL khác nhau trong trường
hợp ban đầu và trong thực tế

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 76


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.

CHƢƠNG III KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ


VDSL TRONG MẠNG TRUY NHẬP
3.1 Các vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển kỷ thuật VDSL
 Mã đường
Một trong những khó khăn hiện nay của kĩ thuật VDSL đó là chưa có chuẩn
qui định cơ chế mã hoá và phương pháp báo hiệu nên hai phương pháp điều chế
đơn sóng mang và đa sóng mang đều đang được nghiên cứu sử dụng. Trong nhóm
đơn sóng mang mã CAP vượt trội hơn hẳn so với mã SLC và đang được một số
hãng nghiên cứu đưa vào sử dụng như hãng Orckit. Mã DMT và mã WDMT thực
chất cùng dựa trên một nguyên tắc. Mã DMT hiện nay đang được sử dụng cho kĩ
thuật ADSL và cũng được sử dụng nhiều cho kĩ thuật VDSL. Hai loại mã này đều
có những ưu điểm riêng, chẳng hạn như mã CAP có ưu điểm về công suất tiêu thụ,
về đường đặc trưng và giá thành nhưng lại không linh động và hiện nay chưa hoạt
động được ở tất cả các tốc độ chuẩn. Ngược lại mã DMT lại có ưu điểm là cung
cấp đường đặc trưng hầu như tối ưu cho các kênh được chia, đàn hồi đối với ảnh
hưởng của tần số radio, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi kênh và điều kiện nhiễu
bên ngoài, hoạt động ở tất cả các tốc độ chuẩn, không chịu ảnh hưởng mạnh của
nhiễu tạp âm xung. Nhưng các modem VDSL sư dụng mã DMT có đường đặc
trưng như các modem VDSL sử dụng mã Cap lại yêu cầu công suất tiêu thụ lớn
gấp 4 lần. Hơn nữa, do khắc phục việc đường đặc trưng của DMT chịu ảnh mạnh
của tín hiệu HF nên độ phức tạp của modem VDSL sử dụng mã này tăng lên. Hai
điều này dẫn đến giá thành của loại modem dùng mã này cao hơn.
 Phương pháp ghép kênh
Hai phương pháp ghép kênh TDD và FDD đều đang được nghiên cứu để sử
dụng. Phương pháp FDD có ưu điểm là cơ chế đồng bộ dễ hơn phương pháp TDD
và các dịch vụ hiện nay đang sử dụng là các dịch vụ FDD điển hình. Tuy vậy
phương pháp ghép kênh TDD lại có ưu điểm là đã phát triển chín muồi, có độ linh
động cao, giá thành thấp và yêu cầu công suất tiêu thụ thấp hơn phương pháp FDD.
 Mẫu chuẩn về nhiễu
Hiện nay chưa có mẫu chuẩn về nhiễu cho modem VDSL. Việc này một phần
là do nhiễu của đường dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như kiểu dây, điều kiện lắp
đặt…) nên khó khăn đưa ra mô hình chung.
 Nhiễu vô tuyến

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 77


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
Trong trường hợp sử dụng cáp treo trong mạng nội hạt (local loop), thì tín
hiệu VDSL khi truyền tạo ra một trường điện có khả năng giao thoa với giải tần vô
tuyến, làm nhiễu tín hiệu vô tuyến và ngược lại.
 Sự phát xạ của cáp treo
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm BT, thì tín hiệu
phát ra từ modem VDSL có PSD cỡ -60dBm/Hz truyền qua mạng cáp treo có tần
số nằm trong dải tần vô tuyến có thể làm nhiễu các tín hiệu vô tuyến. Các chuyên
gia đã đưa ra khuyến nghị là các tín hiệu từ modem VDSL có tần số nằm trong dải
tần vô tuyến phải nhỏ hơn – 80dBm/Hz.
 Hoạt động ở dạng đối xứng hay không đối xứng
Hiện nay các modem VDSL không đồng thời cung cấp được cả hai loại dịch
vụ đối và không đối xứng. Trong tương lai sẽ thiết kế loại modem này.
 Các đầu thu và đầu phát linh động
Cũng với lý do trên, các chuyên gia đang khuyến nghị thiết kế loại modem có
đầu phát có cấu hình phù hợp với cả hoạt động đối xứng và không đối xứng.

3.2. Triển khai VDSL tại Việt Nam


Để đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet trong các toà nhà cao tầng, VDC đã chính
thức thử nghiệm dịch vụ Internet sử dụng công nghệ VDSL tại Hà Nội.
Theo công ty VDC, hiện đối tượng sử dụng dịch vụ này là khách hàng thuộc khối
công ty, văn phòng trong các toà nhà. Đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu
cung cấp dịch vụ mạng như Web, mail, ftp, do đó sẽ tổ chức mạng lưới như khách
hàng lease-line thì phải sử dụng địa chỉ IP Public. Khách hàng sẽ được cấp một số
subnet riêng hoặc một vài địa chỉ trong dải địa chỉ của mạng Internet Việt Nam.
 Cước VDSL tính theo khả năng sử dụng thực tế khách hàng
Sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ truyền số liệu băng
rộng: Truy nhập Internet, liên lạc bằng VPN, xây dựng trang Web…Tuy nhiên, trong
giai đoạn dầu, VDC chỉ mới triển khai dịch vụ truy nhập Internet băng rộng. Tốc độ
truy nhập dịch vụ có thể từ 64kbps tới 2Mbps hoặc cao hơn khi dùng uplink là
wireless hoặc nhiều đường E1. Khách hàng cũng có thể sử dụng VPN clinet base để
tăng tính bảo mật khi kết nối vào mạng dùng riêng ở nước ngoài.
Cước dịch vụ có thể được tính trọn gói, theo thời gian hoặc theo lưu lượng sử
dụng tuỳ theo khả năng và thực tế sử dụng của khách hàng. Khách hàng thuê một
đường truyền có tốc độ giới hạn, cước sẽ được tính cố định trọn gói theo tốc độ giới
hạn đó chứ không theo thời gian dung lượng sử dụng. Tính cước theo thời gian dựa

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 78


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
theo tốc độ giới hạn của đường truyền và thời gian truy nhập mạng. Cách tính cước
này phù hợp với khách hàng truy nhập mạng bình thường. Cách tính cước theo lượng
sử dụng được tính trên tốc độ giới hạn và lưu lượng thực tế khách hàng đã sử dụng.
 Khách hàng có thể vừa gọi điện thoại, fax và truy nhập Internet
Internet tốc độ cao VDSL là dịch vụ cho phép khách hàng có thể vừa truy nhập
Internet, vừa gọi điện thoại và fax. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng không phải thực
hiện việc vào, ra mạng và không phải quay số mỗi khi muốn vào mạng Internet. Điều
này đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian
cho khách hàng.
Ưu điểm của dịch vụ VDSL là chi phí thấp, các thiết bị đầu cuối rẽ, lắp đặt đơn
giản lại đáp ứng được tốc độ cao truy nhập khi truy nhập Internet. Tốc độ download
của dịch vụ này cân bằng từ 64 Kbps đến 5 Mbps.
Dịch vụ này sẽ được kết nối từ mạng VDC tới các toà nhà sử dụng lease-line
truyền thống hoặc một kết nối băng rộng tới nhà cung cấp dịch vụ mạng. Việc kết nối
chủ yếu dựa trên các công nghệ cung cấp mạng băng rộng như công nghệ ADSL, công
nghệ VDSL và công nghệ wireless. Thực tế trong các toà nhà tại Việt Nam hiện nay,
việc sử dụng công nghệ VDSL là hơp lý nhất.
Bởi vì công nghệ này cho các toà nhà văn phòng, khu nhà ở đô thị hay các công
ty, xí nghiệp với độ dài đường cáp kết nối không quá 100 mét sẽ giải quyết nhu cầu kết
nối Internet cho các khách hàng có mô hình mạng co nhiều đặc điểm giống các thuê
bao Internet trực tiếp.

3.3 Các kiến trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang
Cáp quang là phương tiện truyền dẫn hữu tuyến có tốc độ cao nhất hiện nay. Việc
đưa cáp quang vào mạng truy nhập mới chỉ bắt đầu. Hiện nay giá cáp quang và thiết bị
quang tương đối cao so với cáp đồng nhưng đang có xu hướng giảm liên tục. Thêm
vào đó, băng thông khổng lồ, khối lượng và kích thước bé so với cáp đồng là những
lợi thế rất quan trọng. Cáp quang nhẹ hơn cáp đồng cỡ 23 lần và có tiết diện nhỏ hơn
36 lần. Trong mạng thành thị vốn đã có rất nhiều cáp những tính năng này trở nên rất
quan trọng. Cáp quang có thể dễ lắp đặt vào các hệ thống cống ngầm sẵn có. Cùng với
sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ băng rộng, việc đưa cáp quang trong mạng
truy nhập sẽ cho phép:
 Dễ dàng hơn trong bước chuyển đổi sang mạng truy nhập thế hệ sau, cung
cấp băng thông theo yêu cầu.
 Nâng cao độ tin cậy và chất lượng dịch vụ.
 Nâng cao khả năng cạnh tranh
 Cung cấp các dịch theo yêu cầu băng hẹp hiện nay một cách tốt hơn.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 79


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
 Mở rộng tầm hoạt động của các tổng đài.
 Có thêm doanh thu nhờ các dịch vụ mới.
 Khả năng quản lí mạng truy nhập sẽ được cải thiện.

Service Exchange Local Cabinet User


Node Exchange
VB5 PON
VDSL or ADSL UNI
SN OLT ONU NTE
FTTExch
VDSL NTE
SN OLT ONU
FTTCab
VDSL NTE
SN OLT ONU
FTTC/
FTTB
SN OLT NTE
FTTC/
FTTH
ADSL- Asymmetric Digital Subscriber Line/Loop
NTE- Network Termination Equipment
OLT- Optical Line Termination
ONU- Optical Network Unit
PON- Passive Optical Network
VDSL- Very high-speed Digital Subscriber Line/Loop

Hình 3.1 Các kiểu trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang FTTx
Có thể triển khai mạng truy nhập sử dụng cáp quang bằng nhiều cách khác nhau,
tuỳ thuộc vào thiết bị và công nghệ mà ta lựa chọn. Một số kiến trúc mạng phổ biến
dựa trên mạng quang thụ động (PON) như sau:
 FTTCab: Fiber To The Cabinet (cáp quang đến tủ phân phối).
 FTTC/B: Fiber To The Curb/Building (cáp quang đến khu vực/cao ốc).
 FTTH: Fiber To The Home (cáp quang đến nhà).

3.3.1 Mạng quang thụ động


Mạng quang thụ động PON là giải pháp tương đối rẽ tiền để đưa cáp quang vào
mạng truy nhập. Có thể nói PON gắn liền với những nỗ lực giảm giá thành mạng cáp
quang để sử dụng không chỉ trong mạng truyền dẫn đường trục, mà dùng để truyền
dẫn trong mạng truy nhập thuê bao. Đặc biệt của PON là chỉ sử dụng các bộ tách
quang thụ động, không dùng các thiết bị ghép kênh, chính vì thế giá thành tương đối
thấp. Với PON ta có thể triển khai nhiều cấu hình mạng khác nhau FTTx. Tuy ra đời
và được sử dụng đầu tiên trong mạng truy nhập quang, nhưng vì nhiều lý do PON

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 80


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
chưa được triển khai thực sự rộng rãi. Thi trường thiết bị PON có thể nói là khá khiêm
tốn với tổng doanh thu 35 triệu USD năm 2000 (ở Mỹ, theo FCC), tuy nhiên tăng
trưởng khá mạnh trong thời gian gần đây. Probe Reseach dự báo tốc độ tăng trưởng
của thị trường thiết bị mạng quang thụ động trong vài năm tới là khoảng 60%. Thị
trường PON cũng như toàn nghành công nghiệp viễn thông gặp nhiều biến động trong
thời gian gần đây, mặc dù vậy nhiều nhà khai thác vẫn tiếp tục triển khai mạng quang
thụ động. PON là công nghệ mạng truy nhập cạnh tranh trực tiếp với GigE và SDH.
Thiết bị GigE và SDH liên tục giảm giá, đặc biệt là thiết bị Gigabit Ethernet, đã tạo ra
áp lực lớn đối với thị trường PON. Tuy nhiên EPON, là kết hợp giữa cấu trúc quang
thụ động và Ethernet, trong nhiều trường hợp là giải pháp hợp lí cho “last mile” của
mạng truy nhập.
Công nghệ mạng quang thụ động có thể mô tả ngắn gọn như sau:
 Mạng PON là mạng điểm đến đa diểm.
 Một sợi quang duy nhất có thể tải 1,25 Gbps chia sẽ cho tối đa 64 đối tượng sử
dụng.
 Có ba giao thức lớp 2 chủ yếu dùng cho mạng quang thụ động, theo thứ tăng
dần của giá:
BPON: Broadband PON.
EPON: Ethernet PON.
APON: ATM PON.

ONU

2
3 ONU 1
Router
Fiber
Internet
Building OLT

Passive
ONU optical PoP/Central office
Copper to
home/SME splitter
RT/DSLAM

ONU
Coax to
home Cable distribution node

nh 3.2 Mạng quang thụ động PON

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 81


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.

(1) Optical Line Terminal (OLT) giám sát và duy trì chất lượng dịch vụ khi
tách/ghép tín hiệu từ/đến nhiều đầu cuối khác nhau.
(2) Passive Optical Splitter gửi một phần tín hiệu đường xuống tới từng đầu
cuối và đưa tín hiệu đường lên vào đoạn cáp quang chính để truyền về
OLT (tức tín hiệu xuống được tách ra và tất cả đầu cuối nhận được tín
hiệu giống hệt nhau). POS không cần nguồn.
(3) Optical Network Unit (ONU) thực hiện chuyển đổi giữa tín hiệu quang
của PON và tín hiệu của thiết bị khách hàng (ATM, Ethernet).
Để tránh xung đột khi các ONU đồng thời gửi dữ liệu về OLT có thể sử dụng
phương pháp WDM hay khe thời gian. Tuy nhiên giải pháp WDM khá đắt tiền và có
thể gây ra nhiều vấn đề trong mạng. Chính vì vậy giải pháp dùng khe thời gian là phổ
biến nhất. Việc cấp phát khe thời gian cho ONU có thể là tỉnh hay động.

3.3.2 ATM PON


Các hệ thống APON là các PON dựa trên ATM qua SONET/SDH. Các PON
cũng được biết bởi tên tiếp thị hơn BPON, hay Broadband PON, để tránh sự khó hiểu
một số người dùng những người đã tin tưởng rằng các PON có thể chỉ cung cấp các
dịch vụ ATM tới cuối các người dùng. Sự giao thiệp APON và BPON sẽ được sử dụng
để thay thế nhau. Các APON được định nghĩa bởi nhóm ITU-T G983 và FSAN.
SONET/SDH là một chuẩn công nghiệp viễn thông cho các kết nối quang tốc độ
cao qua các khoảng cách dài. SONET hỗ trợ một cấu trúc vòng, nó có thể được triển
khai điểm tới điểm (trường hợp biến đổi). Thêm vào để mạng thoại và dữ liệu, SONET
hỗ trợ một số loại chỉ số báo hiệu và thực hiện một số tính năng kiểm tra.
ATM là giao thức chạy trên SONET. ATM sử dụng 53 byte tế bào (5 byte mào
đầu và 48 byte tải trọng). Vì cỡ của tế bào là cố định, sự thực hiện ATM có thể đảm
bảo hiệu quả chất lượng dịch vụ, băng tần cho phép, đảm bảo độ trể, ATM được thiết
kế để hộ trợ cho cả hai tải trọng thoại và dữ liệu, vì vậy nó là thích hợp tốt với các ứng
dụng fiber- to-the- home.
OLT cho một triển khai APON có thể hỗ trợ các đa APON với một số tỉ số tách
của mỗi 32 thuê bao hay 64, tuỳ vào cung cấp. APON có thể được triển khai hai sợi tới
mỗi khách hàng (một chiều lên và một cho chiều xuống), hay sử dụng WDM như một
sợi tới mỗi khách hàng. WDM tách rời sợi bởi chiều dài bước sóng trong hai hay hơn
nhiều hai kênh. sự thực hiện APON sử dụng một kênh cho lưu lượng chiều lên, một

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 82


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
cho lưu lượng chiều xuống, và một khả năng cho công nghệ băng rộng như video. Một
sự mở rộng cho tương lai có thể của APON là super PON. Mục đích cấu trúc của một
super PON bao gồm một tầng của các bộ tách quang thụ động. Cấu trúc lý tưởng sẽ có
thể hỗ trợ 2048 người sử dụng và với khoảng cách 100 km, với 2,5 Gbps cho chiều
xuống và 311 Mbps cho chiều lên.

3.3.3 Hệ thống truy nhập quang băng rộng dựa trên mạng quang thụ động
G.938.1 là chuẩn APON ban đầu. Từ khi bắt đầu của nó vào năm 1998, đã có 7
chuẩn khác nhau đưa ra như là một phần của nhóm G.938.1 và mở rộng kĩ thuật của
G.938.1.
Chuẩn định nghĩa tốc độ danh nghĩa cho APON đối xứng 155,52 Mbps hay
622,08 Mbps, hay bất đối xứng 622,08Mbps cho hướng chiều xuống và 155,52Mbps
cho hướng chiều lên, truyền dẫn có thể qua 1 sợi đơn sử dụng WDM hay qua 2 sợi,
một cho truyền dẫn trong mỗi hướng, phạm vi 2 hợp lí khác nhau của hệ thống là 20
km. Khoảng cách lơn nhất giữa S/R và R/S những điểm trong biểu đồ trong hình 3.3
cũng là 20 km. Chuẩn cũng chỉ rõ một chỉ số tách được hỗ trợ nhỏ nhất của 16 hay 32
người dùng cho mỗi PON.

ONU R/S S/R

Optical
Disstribution OLT
NetWork
ONU

S: Điểm trên cáp quang chỉ sau OLT (Chiều xuống)/ ONU
(Upstream), điểm kết nối quang (bộ nối quang hay chổ nối quang).
R: Điểm trên cáp quang chỉ sau ONU (Chiều xuống)/ OLT
(Upstream), điểm kết nối quang (bộ nối quang hay chổ nối quang).

Hình 3.3 Theo cấu hình tham chiếu của ITU (G.982)

Giao thức APON hoạt động khác nhau trong các hướng chiều xuống và hướng
chiều lên. Trong hướng chiều xuống, APON hoạt động tại tốc độ OC3 (155Mbps) hay
OC12 (622Mbps). Trên một sợi đơn sử dụng WDM, truyền chiều xuống tại 1480 -1580
nm. Cho hai sợi, truyền dẫn tại 1260-1360 nm. Tại 155 Mbps, khung APON bao gồm

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 83


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
56 tế bào ATM (khe thời gian); 54 cho dữ liệu và 2 cho các hoạt động và quản lí tầng
vật lí (PLOAM). Tế bào PLOAM được chèn vào cho mọi 28 khe thời gian. Tại 622
Mbps, một khung APON là dài 224 khe dài với 216 tế bào ATM của dữ liệu và 8 tế
bào của PLOAM.
Tất cả các bộ thu chiều xuống thu tất cả các tế bào và loại bỏ những cái không
dành cho chúng, dựa trên thông tin địa chỉ ATM. Tuỳ theo loại băng rộng của PON,
dữ liệu người dùng chiều xuống được khuấy hay trộn, sử dụng một khoá khuấy phát ra
bởi ONU để cung cấp một mức thấp bảo vệ cho dữ liệu người dùng chiều xuống.
Trong hướng chiều lên, chuẩn ghi rõ tốc độ OC3 và OC12, với cả hai 1 WDM và
chiều dài sóng 2 sợi 1260-1360nm. Truyền dẫn chiều lên được điều chỉnh với một hệ
thống TDMA. Máy phát được cho biết khi được phát bởi xác nhận của thông báo trợ
cấp qua các tế bào PLOAM thu được. Chiều lên APON thay đổi ATM và sử dụng 56
byte tế bào ATM, với 3 byte thêm vào header được sử dụng cho thời điểm bảo vệ, mở
đầu các bit, và một bộ phân cách trước khi bắt đầu 53 byte tế bào ATM thực.
Kỷ thuật bảo vệ cho APON được trong phụ lục của G.983.1. Bốn cấu hình song
công có thể được thể hiện như ví dụ.
 Hệ thống song công sợi: hai sợi quang giữa OLT và bộ tách.
 OLT- chỉ có hệ thống song công: 2 sợi giữa OLT và bộ tách với 2 cổng đầu
vào và đầu ra trên phía OLT của bộ tách và 2 OLT qua PON tại trung tâm
chuyển mạch.
 Hệ thống song công đầy đủ: đồng nhất hai cấu hình, nhưng cả 2 phía điều
kiện ONU và các bộ tách.
 Song công từng phần: cho phép chỉ có một số ONU song công với điều kiện
phía OLT song công.

3.4 Nâng cấp Mạng VDSL lên hệ thống APON


Từ sự phân tích công nghệ VDSL trong chương II và sự phân tích APON trong
chương III. Ta có thể thấy rằng việc chuyển từ mạng VDSL lên hệ thống APON là một
quá trình thay thế cơ sở để chuyển từ mạng truy nhập hiện nay lên mạng quang hoá.
 Trước hết đòi hỏi cần phải quang hoá mạng truy nhập. Yêu cầu này cần phải
có thời gian để chuyển tất cả những đường dây cáp đồng cũ hiện nay thay thế
bằng hệ thống cáp quang.
 Thay thế các thiết bị kỉ thuật không còn phù hợp cho mạng quang mới nhất là
các thiết bị kĩ thuật không đồng bộ với hệ thống mạng quang. Ví dụ cụ thể là
các thiết bị chuyển đổi quang điện và ngược lại trên đường truyền dẫn phải
được cất dỡ.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 84


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III. Khả năng ứng dụng của công
nghệ VDSL trong mạng truy nhập.
Vì việc xác định địa hình của từng vùng cũng như yêu cầu dịch vụ của các vùng
khác nhau, các vấn đề nảy sinh khác cũng như tiêu chí kĩ thuật của các thiết bị mạng
nên việc định cở mạng không được chính xác nên việc nâng cấp trong thực tế còn có
nhiều vấn đề khác đây chỉ là những đề xuất mang tính yêu cầu lí thuyết, những gì mà
em thu được qua nghiên cứu đề tài này.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 85


KẾT LUẬN
Nội dung của đồ án đã chỉ ra được tình hình phát triển của mạng viễn thông và
mạng truy nhập nói chung và công nghệ xDSL nói riêng. Từ đó chỉ ra được việc áp
dụng công nghệ VDSL vào Việt Nam là một thuận lợi lớn trong việc phát triển và đáp
được chất lượng ngày càng cao của các dịch vụ băng rộng trong tình hình mạng chưa
được quang hoá hoàn toàn và thúc đẩy quá trình tiến lên mạng NGN từ mạng PSTN.
Trong chương I tuy mới giới thiệu tổng quan về mạng viễn thông và mạng truy nhập
nhưng chúng ta cũng phần nào thấy được tình hình phát triển của mạng viễn thông và
mạng truy nhập ngày nay. Nhất là chúng ta đã thấy được tình hình phát triển của các
công nghệ truy nhập băng rộng hiện nay mà cụ thể là công nghệ xDSL qua con số
thống kê vào ngày 30-6-2005 của Q2 2005. Chương II chúng ta đã hiểu được phần nào
về các đặc tính kĩ thuật của VDSL như các kĩ thuật điều chế, truyền dẫn song công, mô
hình triển khai của công nghệ, chi phí cho việc thiết kế mạng VDSL…Tuy việc tìm
hiểu các đặc tính kĩ thuật của VDSL mới chỉ dừng lại ở chừng mực nào đó nhưng
chúng ta cũng hiểu được một phần về kĩ thuật VDSL từ đó tìm ra được hướng hợp lí
để triển khai công nghệ này vào Việt Nam trên cơ sở tìm ra được những ưu điểm và
nhược điểm của nó. Chương III chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển
công nghệ này, việc thử nghiệm VDSL tại Việt Nam, và đưa ra được cấu hình sử dụng
công nghệ VDSL trong mạng quang thụ động. Đây là cơ sở để áp dụng công nghệ
VDSL vào mạng quang chưa được quang hoá hoàn toàn và là bước tiến để đưa mạng
VDSL lên mạng APON khi mạng truy nhập được quang hoá hoàn toàn.
Sau một thời gian tìm hiểu lý thuyết em đã có được một số hiểu biết nhất định về
công nghệ VDSL áp dụng trong mạng truy nhập viễn thông và hoạt động của nó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp băng tần cho người sử dụng và cách thức
hoạt động của mạng. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ cũng như thời gian, em vẫn
chưa thể đưa ra hết được những đặc tính kĩ thuật của công nghệ này cũng như nêu ra
được phương án tối ưu cho việc ứng dụng công nghệ này vào Việt Nam. Nhất là hiện
nay khi mà công nghệ VDSL2 vừa ra đời với tốc độ đã được đưa lên cao hơn nhiều so
với công nghệ VDSL. Em hy vọng trong tương lai sẽ có thể hoàn thành tiếp đề tài này
để có được cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn và tìm hiểu về công nghệ VDSL2 để có thể
so sánh được với công nghệ VDSL hiện nay, xem xét tính khả thi khi áp dụng và thực
tế

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 86


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tìm hiểu về công nghệ VDSL của Bưu Điện thành phố Hải Phòng.

[2] Nguyễn Quốc Việt D2000VT, Đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu mạng riêng ảo trong
mạng thế hệ sau”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2004.
[3] Lê Thị Đức D99VT, Đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu triển khai công nghệ ADSL
trong mạng viễn thông Việt Nam”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông,
2003.

[4] Bùi thế Quân D2000VT, Đồ án tốt nghiệp “Tính toán lưu lượng trong mạng sử
dụng công nghệ ADSL”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2004.
[5] Nguyễn Bá Hưng, Nguyễn Vĩnh Nam, đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu sử
dụng kỹ thuật DSL cho mạng truy nhập Việt Nam”, mã số 110-99-TCT-AP-VT,
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2000.

[6] Dr. Dennis J. Rauschmayer, Macmillan Technical, “ADSL/VDSL principle”,


McGrow Hill, 1999.

[7] Thomas Starr, John M.Cioffi, Perter Siverman, “Understanding Digital


Subscireber Line Technology” , Prentice Hall PTR, Upper Saddle River, NJ
07458.
[8] “Transmission and Multiplexing (TM); Access transmission system on metallic
access cables; Very hight speed digital subscriber line (VDSL)”, ETSI TS 101
270-2 v1.1.1 (2001-2002).

[9] Fernado Ramirez-Mireles, Ph.D, “The Bennifits Of Dicrete Mutil-Tone (DMT)


Modulation for VDSL Systems”, Ikanos Communications, 2000.
[10] Martin Sehlstedt,”RFI Cancellation in VDSL”, LULEA TEKNISKA
UNIVERSITET, 2000.

[11] Harri ManTyla, “Design of Very hight speed Digital Subscriber Line (VDSL)
Networks”, HELSINKI UNIVERSITY OF TECHNOLOGY, 21-6-1999.

[12] Wen-mei W.Hwu, “DSP Microarchitectures”,University of lllinois, Urbana-


Champaign 1999.
[13] Adjelka Kelic, “Networking Technology Adoption: System Dynamics Modeling
of Fiber- to- The- Home”, Massachusetts Institute of Technology, 2005.

[14] http://www.ADSL.com.

Đinh Hữu Việt, Lớp D2001VT 87

You might also like