Quán T Bi

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1

Quán Từ Bi
Những câu sau đây cần được tụng lên. Tôi sẽ giải thích thêm về từng đề mục
để giúp cho việc quán tưởng được dễ dàng. Bắt đầu, hãy chú ý vào hơi thở
trong giây lát.

Giờ bắt đầu bằng câu thứ nhất:

MONG CHO TÔI KHÔNG CÓ OÁN THÙ


Hãy quán sát xem ta đã có những oán thù, những mâu thuẫn, ghét bỏ, giận
hờn với ai. Nếu đã có những tình cảm đó hoặc ở trong hiện tại hay quá khứ, ta
cần quán tưởng để chuyển hóa chúng thành lòng từ bi.

MONG CHO TÔI KHÔNG LÀM TỔN HẠI AI


Hãy quán sát xem ta đã làm tổn hại đến chúng sinh nào trong quá khứ hay có
ý định làm thế. Nếu có, ta phải thay đổi thế nào để việc đó đừng xảy ra nữa.

MONG CHO TÔI KHÔNG BỊ KHỔ THÂN VÀ TÂM


Hãy quán sát xem ta đang có những vấn đề gì nơi thân tâm, tìm ra những
nguyên nhân sâu xa của chúng. Sau đó thực hành buông xả khổ đau bằng cách
không bám víu.

MONG CHO TÔI CÓ THỂ BẢO VỆ HẠNH PHÚC CỦA MÌNH


Hãy quán sát xem hạnh phúc đối với ta là gì? Khi đã chắc chắn hạnh phúc
bao gồm những gì, ta phải làm gì để bảo vệ nó khỏi bị phá hoại, đánh đổ?

MONG CHO TẤT CẢ MỌI CHÚNG SINH ĐỀU KHÔNG CÓ HẬN THÙ
Chúng ta cũng cầu mong cho người khác có được những lợi ích mà ta đã quán
sát cho mình. Trước hết, chính ta cần biết phải làm gì. Sau đó ta mới có thể
giúp người khác hành động như thế, và hạnh phúc của ta cũng sẽ lan toả ra
ngoài.

MONG CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH KHÔNG BỊ TỔN HẠI


Chúng ta cũng muốn chia xẻ với người khác những kinh nghiệm ta đã trải
qua. Nếu chúng ta tự tại, chúng ta cũng có thể khiến tình cảm đó phát khởi nơi

1
2

người khác. Sự quán sát của ta bao gồm trong việc tìm ra phương cách để ý
nghĩ, lời nói và hành động của ta không làm thương tổn ai.

MONG CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH KHÔNG BỊ KHỔ THÂN VÀ TÂM


Ở đây ta có thể xét xem tâm từ bi của ta đối với người khác như thế nào?
Chúng ta có thực sự đồng cảm với họ không?

MONG CHO TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU ĐƯỢC HẠNH PHÚC


Nếu ta có lòng thương yêu, bi cảm đối với người khác, ta sẽ không bao giờ
phá hoại hạnh phúc của họ. Ta sẽ cẩn trọng, sẽ giúp họ bảo vệ hạnh phúc của
họ. Chúng ta cần quán sát xem mình thật sự có cảm nghĩ như thế không, đến
mức độ nào, và tìm cách phát triển thêm.

Hướng Dẫn Quán Từ Bi – I


Bắt đầu, hãy chú ý vào hơi thở trong giây lát.

Hãy để tình thương tràn đầy trong tim cho bản thân và cho tất cả những khổ
đau (dukkha) đã xảy ra hay sẽ xảy ra trong cuộc đời. Hãy cảm nhận sự thiếu
vắng của giác ngộ, cảm nhận những khó khăn trong thực tập. Hãy để những
cảm giác nầy bao trùm, che chở bạn.

Hãy truyền tình thương trong lòng bạn đến người ngồi cạnh bạn. Hãy đồng
cảm với những khổ đau đã và sẽ xảy đến trong cuộc đời họ, đồng cảm với
những khó khăn họ phải đương đầu trong khi hành thiền. Hãy làm cho người
ấy cảm thấy được chăm sóc, thương yêu.

Hãy truyền tình thương đến tất cả mọi người trong thiền đường. Hãy nhớ
rằng tất cả chúng sinh đều khổ đau. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều muốn
được thương yêu, lo lắng. Hãy bảo bọc họ bằng tình thương của bạn.

Hãy nghĩ đến cha mẹ của mình. Hãy thông cảm với những khó khăn, đau khổ
của họ. Hãy bao bọc họ bằng tình thương, bằng sự đồng cảm, hãy biểu lộ lòng
lo lắng, quan tâm đến với họ.

2
3

Hãy nghĩ đến tất cả bạn bè của bạn, hãy để tình thương yêu tràn đầy trong
lòng. Hãy biểu lộ cho họ biết rằng bạn quan tâm, thông cảm với họ. Hãy để
tình thương yêu đó bảo bọc họ.

Hãy nghĩ đến những người bạn hiềm khích. Hãy nghĩ đến họ với tình thương
trong lòng bạn. Hãy thông cảm với những khó khăn, hạn chế, khổ đau
((dukkha) của họ. Hãy để tình thương cảm nầy thực sự đến với họ, bao bọc họ.

Hãy nghĩ đến tất cả những cuộc đời khốn khổù hơn ta. Có thể họ đang nằm
viện, ở trong tù, trong các trại di tản, trong các nước bị chiến tranh tàn phá; có
thể họ đang đói, bị tàn tật, đui mù, không nơi nương thân, không bạn bè thân
thích. Hãy để tấm lòng tràn đầy tình thương cảm của ta đến tất cả những người
ấy, hãy bao bọc, thông cảm, chia xẻû nỗi đau của họ, muốn cứu giúp họ.

Hãy chú tâm trở lại bản thân, hãy để tình thương yêu trùm phủ, bao bọc ta,
hãy để ta có cảm giác được giúp đở, thương yêu, chấp nhận, tự tại.

Cầu mong tất cả chúng sinh đều có lòng thương yêu lẫn nhau.

Hướng Dẫn Quán Từ Bi –II

Bắt đầu, hãy chú ý vào hơi thở trong giây lát.

Hãy phát khởi trong lòng niềm vui được có duyên đi theo con đường đạo dẫn
tới hạnh phúc, an lành, viên mãn tuyệt đối. Cảm nhận niềm vui trong lòng ta,
hãy để niềm vui đó chan hoà trong ta.

Tiếp đến, hãy chia sẻ niềm vui với người tọa thiền cạnh bạn, mừng cho họ
cùng đi trên con đường đạo, cùng biết hành đạo. Hãy để niềm vui đó bảo bọc,
chan hoà trong họ.

Hãy chia sẻ niềm vui đó đến với tất cả mọi người trong thiền đường, hãy vui
mừng rằng họ cũng có cơ hội để tinh tấn hành thiền, đem pháp vào đời sống.
Hãy để niềm vui đó tràn lan đến tất cả mọi người.

3
4

Hãy tưởng nghĩ đến cha mẹ bạn. Hãy chia sẻ niềm vui với họ về tất cả những
gì họ trân trọng trong đời, bất kể là bạn có đồng ý với họ hay không. Hãy vui
mừng rằng họ có những duyên lành trong cuộc sống. Hãy để niềm vui đó chan
hoà trong họ.

Hãy nghĩ đến những người gần gũi, thân cận với bạn. Hãy vui niềm vui của
họ, dầu đó là gì. Hãy vui mừng biết rằng họ đã có được niềm vui, hạnh phúc
trong đời. Hãy để niềm vui đó chan hoà trong họ.

Hãy nghĩ đến bạn bè; hãy hoan hỷ với những thành tựu của họ, với tất cả
những gì khiến họ hạnh phúc. Hãy tán thán tình bằng hữu. Hãy mang niềm vui
đến với họ, để niềm vui đó chan hoà trong họ.

Hãy nghĩ đến những người bạn hiềm khích. Hãy hoan hỷ với những thành
tựu, sở hữu của họ. Hãy mang niềm vui đến với họ, để niềm vui đó chan hoà
trong họ.

Hãy mở rộng lòng để mang niềm vui đến với tất cả mọi chúng sanh. Hãy
hạnh phúc với hạnh phúc của người. Hãy vui, niềm vui của họ. Hãy chia sẻ
niềm vui trong lòng bạn với họ, để niềm vui đó chan hoà trong họ. Hãy để niềm
vui đó lan tỏa xa rộng.

Hãy chú tâm trở lại bản thân. Hãy để niềm vui chan hoà trong lòng bạn, mang
đến cho bạn những nghị lực, sức sống mới, vì bạn đã nhận thức được rằng con
đường tâm linh là con đường đầy niềm vui viên mãn. Hãy để niềm hạnh phúc
vì đã phần nào được bước trên con đường đạo chan hoà trong lòng bạn.

Cầu mong tất cả chúng sinh đều có lòng thương yêu lẫn nhau.

Hướng Dẫn Quán Từ Bi –III

Bắt đầu, hãy chú ý vào hơi thở trong giây lát.

Hãy tưởng tượng có một bông hoa sen trắng đang nở từng cánh rộng trong
lòng bạn. Giữa hoa, tỏa ra một luồng ánh sáng vàng rực trùm phủ lấy bạn,
mang đến cho bạn sự ấm áp, sáng láng, một cảm giác tự tại, chan hoà niềm
thương yêu.
4
5

Hãy để luồng ánh sáng đó lan tỏa đến người đồng tọa thiền cạnh bạn, mang
đến cho họ sự ấm áp, sáng láng, một cảm giác tự tại, chan hoà niềm thương yêu.

Hãy mở rộng lòng. Hãy để luồng ánh sáng đó bùng phát mạnh hơn, lan tỏa
đến mọi người trong thiền đường, mang đến cho họ sự ấm áp, sáng láng, một
cảm giác tự tại, chan hoà niềm thương yêu. Như một quà tặng đến họ.

Hãy nghĩ đến các vị thầy của bạn, dù họ còn sống hay đã khuất. Hãy để luồng
ánh sáng trong lòng bạn lan tỏa đến họ, mang đến cho họ sự ấm áp, hạnh phúc,
cảm giác tự tại, chan hoà niềm thương yêu.

Hãy nghĩ đến bậc sinh thành của bạn, dù họ còn sống hay đã khuất. Hãy để
luồng ánh sáng trong lòng bạn lan tỏa đến họ, mang đến cho họ tình thương và
ánh sáng. Hãy để tình cảm ấm áp, lòng biết ơn bao bọc họ.

Hãy nghĩ đến những người gần gũi, thân cận với bạn. Hãy để luồng ánh sáng
trong lòng bạn lan tỏa đến họ, mang đến cho họ tình thương, sự thân thiện, hạnh
phúc, chan hoà tự tại mà không đòi hỏi họ phải trả đáp lại bạn.

Hãy nghĩ đến những người bạn tốt của ta. Hãy để luồng ánh sáng trong lòng
bạn lan tỏa đến họ, mang đến cho họ tình bằng hữu chân thật, thân ái, hạnh
phúc, chan hoà tình thương, lòng lo lắng cho họ, mà không đòi hỏi họ phải trả
đáp lại.

Hãy nghĩ đến những người bạn đã gặp gỡ hôm nay hay trong quá khứ, dầu họ
có quen biết hay là người xa lạ: hàng xóm, bạn đồng nghiệp, người trên đường,
ngoài phố, người gặp gỡ trên chuyến du lịch. Hãy để luồng ánh sáng trong
lòng bạn lan tỏa đến họ, mang đến cho họ sự thân ái, tình thương yêu, bày tỏ
lòng quan tâm, chăm sóc đến họ, biến họ thành một phần của cuộc đời bạn.

Hãy nghĩ đến những người gây khó khăn cho bạn, khiến bạn khó gần gũi,
thương yêu. Hãy nghĩ đến họ như một người thầy. Hãy để ánh sáng trong lòng
bạn lan tỏa đến những người ấy, để không còn hiềm khích trong lòng bạn. Hãy
bày tỏ lòng biết ơn với họ vì đã tạo cơ hội cho bạn thực tập, bằng tâm hỉ xả, bao
dung. Ban cho họ tình thương, lòng từ bi, vì biết rằng họ cũng như ta, tất cả đều
có cùng những nỗi khổ đau.

5
6

Hãy nghĩ đến những người cùng quê. Hãy mở rộng lòng để ánh sáng vi diệu
kia có thể lan tỏa đến họ, tràn vào nhà họ, vào tim họ, chan hòa trong họ sự ấm
áp, sáng láng, tự tại. Ban cho họ tình thương, lòng từ bi, biến họ thành một
phần của cuộc sống, của trái tim bạn.

Hãy trở về nơi thân, hãy để ánh sáng vi diệu đó bao trùm bạn với sự tự tại,
đầy niềm vui, thỏa mái, thanh tịnh từ nội tâm.

Hãy để làn áng sáng vi diệu đó trở về với bông sen đang khép cánh. Hãy đặt
bông sen đó giữa tim bạn, biến nó thành một với trái tim bạn.

Cầu mong tất cả chúng sinh đều được an lành.

Đức Phật đã nói đến bao nhiêu điều lợi ích khi ta thực hành lòng từ bi. Ba
điều đầu tiên là “Ta sẽ ngủ ngon giấc, không mơ thấy ác mộng và thức dậy với
tâm hồn sảng khoái”. Tôi cũng mong các bạn ngủ ngon giấc, không ác mộng,
và thức dậy sảng khoái.

Năm Điều Quán Tưởng Hằng Ngày.

Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta
đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên. Ta thường tự dối rằng chúng
không hiện hữu. Để rồi khi chúng xảy ra, như một định luật, ta lại cho đó là tai
nạn, dầu chúng chỉ là những định luật tự nhiên. Đây là quán tưởng, không phải
thiền quán, ta cần phân biệt hai thứ nầy.

Trong thiền quán, ta cố giữ tâm trụ vào một điểm, một đề mục của thiền quán,
để giúp cho tâm trở nên tĩnh lặng, thanh tịnh, hòng có được sức mạnh để đạt
được tuệ giác.

Trong quán tưởng, chúng ta chọn một đề tài là một vấn đề chung của nhân
loại, không phải là vấn đề của cá nhân, và xem chúng ảnh hưởng đến ta như thế
nào. Phân tích thái độ của ta đối với chúng. Chính các phản ứng đó chuyển tải
tầm quan trọng của vấn đề đến với ta.

6
7

Quán tưởng có nghĩa là ta đào sâu một vấn đề, cho dầu đó là một vấn đề ta đã
quá quen thuộc, ta vẫn có thể có những nhận thức mới về nó. Ta nhìn vấn đề ở
một khía cạnh khác. Chúng ta có thể có được tuệ giác, vì đã bỏ được những suy
nghĩ viễn vông, vì biết chuyên tâm vào một vấn đề. Trí tuệ được phát triển như
thế đó: không phải là do suy nghĩ về một vấn đề, mà quán tưởng đến chân lý
của vấn đề, xem xét những ứng dụng của nó trong cuộc sống của ta; nhìn dưới
mọi khía cạnh, kết nối nó với thực tế, để có được một quan điểm mới mẽ hơn.

Có thể so sánh với việc ta ngồi ở cửa sổ quan sát một cái cây, với việc ta đứng
lên quan sát nó trở lại. Trước ta chỉ thấy có nửa thân cây, sau đó ta có thể nhìn
cây toàn diện. Cây không thay đổi, nhưng cái nhìn của ta về cây thì đã khác.

Tôi khuyên các bạn hãy xướng những câu sau đây, vì nó giúp bạn dễ nhớ.
Sau mỗi câu, tôi bổ túc thêm một số điều để giúp bạn dễ quán tưởng hơn. Bạn
không cần phải tuân theo những điều ấy, vì chúng chỉ là phương tiện để hướng
dẫn. Nếu bạn có những cách khác, cũng tốt thôi. Quán tưởng về nội tâm của
riêng mình sẽ hiệu quả hơn.

Trước hết hãy trở về với hơi thở trong chốc lát. Xong, xướng những câu sau:

TÔI SẼ BỊ HOẠI DIỆT, TÔI KHÔNG TRÁNH KHỎI SỰ HOẠI DIỆT


Trước hết hãy xét xem câu nầy có đúng sự thật không, nếu đúng, xét xem
trong cuộc sống ta có quan tâm đến điều nầy không. Hãy xét xem trong tâm
thức ta có phản đối sự thật đó không? Ta có ước ao giá mà nó đừng xảy ra.
Nếu là thế, ta phải xét xem tại sao ta không tuân theo định luật tự nhiên nầy.

THÂN TÔI SẼ BỊNH, TÔI KHÔNG THOÁT KHỎI BỊNH YẾU


Lần nữa, ta lại xét xem điều đó đúng sự thật không? Ta đã từng bao giờ bịnh
hoạn chưa, ta có chắc không bịnh nữa không? Điều nầy có nghĩa gì đối với
thân, với cái mà ta vẫn gọi là ‘tôi’. Thân ta có làm theo ý ta không? Hay là nó
chỉ nghe theo những luật riêng của nó, khi bịnh yếu không cần hỏi đến ý ta?

TÔI SẼ CHẾT, TÔI KHÔNG THOÁT KHỎI CỬA TỬ


Tất cả chúng ta đều biết đó là chân lý. Nhưng cần phải xét xem ta có luôn
nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, xét xem ta có sống theo suy nghĩ
đó không. Hãy tự hỏi xem mình có chuẩn bị, có ở trong tư thế sẵn sàng, nếu

7
8

không, ta còn bám víu vào gì nữa? Chúng ta cần làm gì để chuẩn bị cho cái
chết, để cái chết không còn là nỗi đe dọa của ta?

TẤT CẢ NHỮNG GÌ TÔI COI LÀ QUÝ BÁU, LÀ NIỀM VUI, LÀ CỦA TÔI,
SẼ KHÔNG CÒN, SẼ ĐỔI THAY.
Hãy nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể nhớ lại rằng có những vật, những kỷ
niệm, những hoàn cảnh, những con người mà ta trân quý, yêu thương, đã thay
đổi, đã hoại diệt. Nếu thế, những thứ bây giờ ta trân qúy sẽ ra sao? Liệu chúng
có ở bên ta mãi?

Điều Ghi Nhớ Thứ Năm: Nghiệp

TÔI LÀ CHỦ CỦA NGHIỆP

Khi ta chấp nhận sự thật nầy, ta sẽ có trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra
cho ta. Chúng ta cần quán tưởng xem ta có thực sự là chủ của nghiệp, để buông
bỏ bất cứ ý nghĩ nào cho rằng người khác đã tạo ra điều gì đó cho ta.

TÔI THỪA TỰ NGHIỆP CỦA MÌNH


Mỗi chúng ta tự tạo ra nghiệp của mình. Nếu chúng ta luôn ghi nhớ điều đó,
thường suy tưởng về điều đó, ta sẽ thấy dễ làm điều thiện, điều hữu ích.

TÔI SINH RA DO NGHIỆP CỦA MÌNH


Chính ước muốn được có mặt, được sống khiến ta sinh ra trong hoàn cảnh của
mình. Hòan cảnh đó là một kinh nghiệm học hỏi của ta.

TÔI LIÊN HỆ VỚI NGHIỆP CỦA MÌNH


Ở đây ta có thể quán rằng nghiệp là liên hệ thân thích nhất, gần gũi như da thịt
của mình. Đó là điều ta phải chấp nhận, phải sống với nó.

DẦU TÔI TẠO NGHIỆP THIỆN HAY ÁC, TÔI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI LÃNH
CHỊU
Nhận thức nầy mang chúng ta trở lại với thực tại, khi biết rằng ta không
ngừng tạo nghiệp, và thường là ta phải chịu quả ngay sau đó, do ta tự tạo ra cho
mình.

You might also like