Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Lớp 10
Chương I: Động học chất điểm
Bài 1: Chất điểm - Hệ quy chiếu – Các phương pháp xác định vị trí của chất điểm

1. Chất điểm:
Nếu trong chuyển động mà ta nghiên cứu, không cần chú ý đến kích thước và hình dáng của vật thì vật
được gọi là chất điểm
Ví dụ: Con tàu trên biển cả mênh mông gọi là chất điểm còn khi nó ở trong bến cảng thì không.
Ta thường gặp trường hợp phạm vi chuyển động của vật rất lớn so với kích thước vật.
2. Hệ quy chiếu:
Gắn với vật một hệ toạ độ, ta sẽ có một hệ quy chiếu để xác định vị trí của vật và nghiên cứu chuyển
động của nó. Như vậy chuyển động có tính tương đối, phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Các hệ quy chiếu thường gặp là hệ quy chiếu gắn với mặt đất và hệ quy chiếu gắn với mặt trời trong
chuyển động của các hành tinh trong thái dương hệ
3. Các phương pháp xác định vị trí của chất điểm:
Có 2 phương pháp
Bằng 3 toạ độ x,y,z : Vị trí của chất điểm M được xác định theo các hàm của t: x(t), y(t), z(t)
Bằng bán kính vector OM = r cũng là hàm số thời gian r = r (t )
Hai cách xác định này tương đương nhau và những phương trình
trên gọi là phương trình chuyển động của chất điểm M, đó là các hàm
xác định, đơn trị và liên tục của t

Bài 2: Chuyển động thẳng đều - Vận tốc – Phương trình chuyển động

1. Chuyển động thẳng đều - Vận tốc


Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên một đường thẳng trong đó vật đi được những quãng đường
bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
ds
Vận tốc của chất điểm có giá trị bàng đạo hàm quãng đường đi của chất điểm đối với thời gian: V = .
dt
Đơn vị: m/s.
Nó đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động chất điểm.

1
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

 dx
Vx = dt

 dy
Nếu chiếu vector vận tốc lên 3 trục ta có V Vy =
 dt
 dz
Vz =
 dt
Trong chuyển động thẳng đều V = C te .
Định luật cộng vận tốc: vận tốc của chuyển động tổng hợp bằng tổng vector các vận tốc của các chuyển
động thành phần.
2. Phương trình chuyển động:
Vị trí của vật chuyển động trên trục x được xác định bằng hoành độ x của nó:
x = xo + v(t - to)

Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều – phương trình vận tốc và toạ độ

1. Chuyển động thẳng biến đổi đều:


Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có vector gia tốc không dổi cả về chiều và độ
lớn. Nói cách khác, giá trị đại số của nó là không đổi.
a=Cte
Có 2 loại chuyển động biến đổi đều:
Các vector gia tốc và vận tốc cùng chiều, đó là chuyển động nhanh dần đều.
Các vector gia tốc và vận tốc ngược chiều, đó là chuyển động chậm dần đều.
Ta có quy tắc a.v > 0 : chuyển động là nhanh dần đều
a.v < 0 : chuyển động là chậm dần đều
2. Phương trình vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
Ở đây ta làm quen thêm với 2 khái niệm: vận tốc trung bình và vận tốc tức thời.
Vận tốc trung bình của một chuyển động biến đổi trên một đoạn đường nhất định là đại lượng đo bằng tỉ
s
số giữa chiều dài s của đoạn đường và thời gian t dùng để đi đoạn đường ấy: Vtb = .
t
Vận tốc tức thời ở một điểm A trên quỹ đạo (hoặc thời điểm tương ứng tA ), là đại lượng đo bằng tỉ số
giữa độ dời rất nhỏ ∆l chứa điểm A và khoảng thời gian rất nhỏ ∆t (chứa thời điểm tA) để vật thực hiện độ
dời ấy.
∆l
V = lim
∆t
Phương trình vận tốc: Vt=Vo + a(t - to)
Đồ thị của vận tốc trong hệ toạ độ tOVt là đường thẳng có tung độ gốc bằng Vo, độ dốc bằng a.
Phương trình toạ độ của chuyển động thẳng biến đổi đều:
x = xo + Vot + at2/2
Liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc: Vt − Vo = 2as
2 2

3. Gia tốc:
Để nghiên cứu sự biến thiên khác nhau của vận tốc, ta có khái niệm mới là gia tốc.
Gia tốc là một đại lượng vector đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và được đo
bằng tỉ số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra biến thiên đó.
dv
a=
dt
2
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Ta có thể tính 3 toạ độ của vector gia tốc theo 3 trục toạ độ Đêcác:
 dv x d 2 x
a x = = 2
 dt dt
 dv y d 2 y
a a y = = 2
 dt dt
 dv z d 2 z
 z
a = = 2
 dt dt
Độ lớn của gia tốc được tính theo công thức:
2 2 2
 d 2x   d 2 y   d 2z 
a = ax + ay + az =  2  +  2  +  2 
2 2 2

 dt   dt   dt 
4. Sự rơi tự do:
Sự rơi của các vật trong chân không gọi là sự rơi tự do.
Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
Gia tốc rơi tự do còn gọi là gia tốc trọng trường, gia tốc này kí hiệu bằng chữ g.
Chuyển động của vật ném thẳng đứng lên cao .
Điểm A từ đó ta ném vật có toạ độ h, vận tốc ban đầu là Vo > 0, gia tốc là a = -g (g là modun của gia tốc
trọng trường).
Phương trình vận tốc là V = Vo – gt
Phương trình toạ độ là x = -gt2/2 + Vot + h

Bài 4: Chuyển động cong - Vận tốc và gia tốc.

Chuyển động cong là chuyển động mà quỹ đạo là một đường cong. Chúng ta chỉ nghiên cứu trường hợp
đường cong ấy nằm trong một mặt phẳng (đường cong phẳng).
∆r
Vận tốc V = lim .
∆t → 0 ∆t

Gia tốc: vector gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên cua vector vận tốc. Sự biến thiên này thể hiện ở cả
phương, chiều và độ lớn. Ta có thể phân tích vector gia tốc ra làm hai thành phần: gia tốc tiếp tuyến và gia tốc
pháp tuyến.
Gia tốc tiếp tuyến có độ lớn bằng đạo hàm của độ lớn vận tốc đối với thời gian. Tóm lại, vectơ gia tốc
tiếp tuyến đặc trưng cho sự biến thiên của vector vận tốc về giá trị, vector này:
- Có phương trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại M
- Có chiều là chiều chuyển động khi v tăng và chiều ngược lại khi v giảm
- Có độ lớn bằng đạo hàm độ lớn vận tốc theo thời gian.
Gia tốc pháp tuyến, còn gọi là gia tốc hướng tâm
Vector gia tốc pháp tuyến đặc trưng cho sự biến thiên về phương của
vector vận tốc, vector gia tốc này:
- Có phương trùng với phương pháp tuyến của quỹ đạo tại M
- Có chiều hướng về phía lõm của quỹ đạo
V2
- Có độ lớn bằng a n =
R
Các trường hợp đặc biệt:
an luôn luôn bằng 0: vector vận tốc không thay đổi phương, chất
điểm chuyển động thẳng.
3
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

at luôn luôn bằng 0: vector vận tốc không thay đổi chiều và giá trị, chất điểm chuyển động cong đều.
a luôn luôn bằng 0: vector vận tốc không đổi về phương, chiều và giá trị, chất điểm chuyển động thẳng
đều.

Bài 5: Chuyển động tròn

1. Chuyển động tròn đều - hiện tượng tuần hoàn:


Chuyển động tròn có modun vận tốc không đổi gọi là chuyển động tròn đều: V = c te
Vị trí của một điểm M trong chuyển động này ngoài các cách cũ ta có thể dùng thêm các xác định bằng
giá trị đại số của góc MoOM gọi là góc quét hoặc bằng độ dài đại số của cung MoM
2πR
Trong chuyển động tròn đều vật đi một vòng trong thời gian T = gọi là chu kì
V
Tần số f của chuyển động tròn đều (là một hiện tượng tuần hoàn) là số lần lặp lại chuyển động trong một
1
đơn vị thời gian. f =
T
V2
Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều a = a n = = ω2R
R
2. Chuyển động tròn không đều – gia tốc góc:
Chuyển động tròn không đều là chuyển động tròn có modun vận tốc dài V biến đổi với thời gian.
Gia tốc góc γ là đại lượng đại số được đo bằng tỷ số giữa độ biến thiên rất nhỏ của vận tốc góc ∆ω
trong khoảng thời gian rất nhỏ ∆t
∆ω
γ = ( ∆ω và ∆t rất nhỏ)
∆t
Đơn vị của gia tốc góc là rad/s2
Ta có at = Rγ là công thức liên hệ giữa gia tốc tiếp tuyến và gia tốc góc
Chuyển dộng tròn biến đổi đều là chuyển động tròn có gia tốc tiếp tuyến hoặc gia tốc góc không đổi at =
Cte ; γ =Cte. Lưu ý: đây không phải là một hiện tượng tuần hoàn.

Chương II: Động lực học chất rắn, chất lỏng và chất khí
Bài 1: 3 định luật Newton

1. Định luật 1:
Phát biểu: nếu một vật không chịu tác dụng của các vật khác (hay nói cách khác, nếu lực tác dụng vào
vật bằng không), thì vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều (nghĩa là có gia tốc bằng
không).
Vậy một chất điểm cô lập bảo toàn trạng thái chuyển động của nó.
Tính chất bảo toàn trạng thái chuyển động gọi là quán tính, vì vậy định luật Newton I còn gọi là định
luật quán tính.
2. Lực:
Lực là đại lượng có hướng (đại lượng vector) biểu thị tương tác giữa hai vật làm cho chúng thu được gia
tốc hoặc bị biến dạng.
Đơn vị: Niutơn, ký hiệu là N
Hai lực cân bằng nhau là hai lực đồng thời đặt vào một vật và không gây ra gia tốc cho vật. Hai lực ấy
có cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
4
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Hai lực có cùng phương, chiều và độ lớn là hai lực bằng nhau. Chúng có thể có cùng giá (F1 và F2) hoặc
khác giá (F1 và F3).

Đo độ lớn của lực bằng lực kế


Quy tắc tổng hợp lực: Hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng vector là đường chéo của hình
bình hành mà hai cạnh là các vector biểu diễn các lực thành phần. Trong trường hợp riêng, hình bình hành trở
thành hình chữ nhật.
3. Định luật 2 Newton:
Định luật 2 Newton xét chất điểm ở trạng thái không cô lập, nghĩa là chịu tác dụng của những lực từ bên
ngoài.
Phát biểu: - Chuyển động của một chất điểm chịu tác dụng của các lực có tổng hợp F ≠ 0 là một chuyển
động có gia tốc.
- Gia tốc chuyển động của chất điểm tỷ lệ với tổng hợp lực tác dụng F và tỷ lệ nghịch với khối lượng
F
của chất điểm ấy a =
m
Từ định luật này ta có thể suy ra:
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho quán tính của các vật, đo bằng tỷ số giữa lực tác dụng lên vật và
F
gia tốc mà vật thu được m =
a
Nếu một vật có khối lượng m thu được gia tốc a thì lực tác dụng lên vật ấy bằng tích F = m a
Với định luật I: F = 0 → a = 0 → V = C te
4. Định luật 3 Newton:
Phát biểu: khi chất điểm A tác dụng lên chất điểm B một lực F thì chất điểm B cũng tác dụng lên chất
điểm A một lực F ' : hai lực F và F ' tồn tại đồng thời cùng phương, ngược chiều và cùng cường độ.
Tổng các nội lực của một hệ chất điểm cô lập (còn gọi là hệ kín) bằng không.
Nguyên lý tương đối của Galile:
Mọi hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều đối với một hệ quy chiếu quán tính cũng là hệ quy chiếu quán
tính. Các phương trình động lực học trong các hệ quy chiếu quán tính có dạng như nhau
Mọi hiện tượng cơ học xảy ra giống hệt nhau trong các hệ quy chiếu quán tính, nếu các điều kiện ban
đầu giống nhau.
Chú ý: Hệ quy chiếu gắn với Trái đất không phải là hệ quy chiếu quán tính. Nhưng nếu làm thí
nghiệm trong khoảng thời gian ngắn (ví dụ dưới 1 giờ) thì có thể coi nó là hệ quy chiếu quán tính. Điều này
hoàn toàn có thể chấp nhận được đối với các hiện tượng mà cơ học lớp 10 chúng ta nghiên cứu.

Bài 2: Các lực cơ học

1. Lực vạn vật hấp dẫn:


Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng m1 và m2 ở cách nhau một khoảng r, là tỷ lệ thuận với tích của
hai khối lượng và tỷ lệ ngược với bình phương khoảng cách r.
5
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

m1 m 2
F =G
r2
Nm 2
Hệ số tỷ lệ G gọi là hằng số hấp dẫn G = 6,67.10 −11
kg 2
Lực hấp dẫn truyền cho mọi vật ở một nơi cùng một gia tốc, đây là đặc điểm đặc biệt của loại lực
này.
Trọng lực:
Mm
Trọng lực của một vật theo nghĩa gần đúng là lực hút giữa Trái đất và vật đó, có biểu thức: F = G
r2
Theo nghĩa chính xác, trọng lực của một vật là lực Trái đất hút nó khi có kể đến sự tự quay của Trái đất.
2. Lực đàn hồi:
Lực đàn hồi là lực xuất hiện trong vật khi vật bị biến dạng và có xu hướng làm cho vật trở lại kích
thước, hình dạng cũ.
Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỷ lệ với độ biến dạng F = - kx
Hệ số k gọi là hệ số đàn hồi, hay độ cứng của lò xo.
Nếu lực đàn hồi lớn hơn phạm vi biến dạng đàn hồi (Pd) thì vật sẽ bị biến dạng dẻo (khi lực thôi tác
dụng thì vật vẫn còn một phần biến dạng), nếu vượt luôn cả giới hạn bền (Pb) thì vật sẽ hỏng, không trở lại
hình dạng cũ.

Nếu thí nghiệm được tiến hành với các thanh kim loại đồng chất
S
tiết diện đều thì ta có khái niệm suất Young E và k = E
l
3. Lực căng dây:
Dây là vật không chống lại lực nén mà chống lại lực kéo; khi bị
kéo căng dây bị dãn một ít và trong dây xuất hiện lực đàn hồi gọi là lực
căng dây. Để đơn giản hoá các tính toán người ta thường coi như dây
không bị dãn và không có khối lượng.
Nếu một dây vắt lên ròng rọc có khối lượng không đáng kể thì các
lực căng dây ở hai nhánh bằng nhau.
4. Lực ma sát
Ma sát trượt:
Lực ma sát tác dụng lên một vật bao giờ cũng hướng ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối
với vật tiếp xúc gây ra ma sát
Fms = kQ
k gọi là hệ số ma sát trượt, nó là một hư số bé hơn 1, đặc trưng cho bản chất và tình trạng các mặt tiếp
xúc. Q là áp lực vuông góc lên mặt tiếp xúc.
Ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ trực đối với lực muốn làm vật chuyển động, nó “tự điều chỉnh” để bù trừ được lực này.
Fmsn ≤ Fmst = kQ
Dấu < ứng với ma sát nghỉ, dấu = ứng với ma sát trượt
Ma sát lăn:
Ma sát lăn xuất hiện do mặt phẳng bị biến dạng ở nơi tiếp xúc (tuy nhỏ nhưng vẫn có biến dạng mà mắt
không trông thấy). Thí nghiệm chứng tỏ rằng lực ma sát lăn cũng tỷ lệ với áp lực Q vuông góc với mặt tiếp
Q
xúc nhưng còn tỷ lệ ngược với bán kính R của hình trụ lăn hoặc hình cầu lăn: Fms = k '
R

6
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Hệ số ma sát lăn k’ cũng phụ thuộc vào bản chất và tình trạng các mặt tiếp xúc. Điều đáng chú ý là ma
sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt. Ví dụ: thép trượt trên thép thì k = 0,2 còn thép lăn trên thép thì k’ =
0,0005m.
Ma sát trong cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa, vừa có điểm lợi, vừa có điểm hại.
5. Lực cản của môi trường:
Xét vật rắn trong môi trường lỏng hoặc khí. Nếu vật đứng yên thì một lực nhỏ cũng đủ làm nó chuyển
động trong khi trên cạn thì điều đó hoàn toàn khó có thể xảy ra. Có thể nói rằng chất lỏng và khí không có ma
sát nghỉ. Nhưng khi đã chuyển động thì vật rắn chịu lực cản đáng kể, gọi là lực cản môi trường.
Thí nghiệm chứng tỏ rằng:
Lực cản của môi trường tỷ lệ với tiết diện cản S là tiết diện của vật vuông góc với phương chuyển động
và có diện tích lớn nhất.
Nó tỷ lệ với vận tốc tương đối V nếu V nhỏ (vài m/s), tỷ lệ với V2 nếu V lớn
Hình vẽ so sánh lực cản của không khí đối với các vật có chung tiết diện cản S, vận tốc V, trong đó dạng
cuối cùng gọi là dạng khí động lực.

Bài 3: Ứng dụng các định luật Newton

1. Phương pháp hình chiếu hay toạ độ:


Ta chọn trong mặt phẳng P hai trục toạ độ Ox, Oy. Vị trí của chất điểm M được xác định bởi hai hình
chiếu xuống hai trục, Mx và My. Thay vì nghiên cứu M ta sẽ nghiên cứu Mx và My.
Chúng ta chứng minh được các hình chiếu của vector vận tốc (tức thời) V của M là các vận tốc Vx và
Vy của các hình chiếu Mx và My. Tương tự như vậy, có thể chứng minh rằng: Các hình chiếu của vector gia
tốc a của M là các gia tốc ax và ay của các hình chiếu Mx và My.
Nếu gán cho các hình chiếu Mx và My khối lượng m thì chúng chuyển động như là chịu tác dụng của
các hình chiếu của hợp lực F . Cho nên thay cho việc nghiên cứu chuyển động của M dưới tác dụng của F ta
có thể nghiên cứu chuyển động của Mx và My dưới tác dụng của Fx và Fy.
Bài toán thuận và bài toán ngược của cơ học:
Bài toán thuận của cơ học là bài toán: biết lực hay hợp lực tác dụng lên chất điểm, xác định chuyển động
của nó. Trình tự giải bài toán là:
- Xác định hợp lực F tác dụng lên chất điểm M
- Chọn hệ quy chiếu (toạ độ) xOy để áp dụng phương pháp hình chiếu. Nên chọn phương của các trục
toạ độ sao cho đơn giản hoá bài toán.
- Áp dụng phương pháp hình chiếu. Trong các bài toán thường có nhiều ẩn số, số phương trình đại số
độc lập phải bằng số ẩn số thì mới giải được bài toán.
Trong nghiên cứu, có khi lại phải giải bài toán ngược của cơ học, đó là khi biết chuyển động của vật, ta
phải xác định các lực tác dụng lên nó. Ví dụ nổi tiếng về bài toán này là việc Newton từ chuyển động của các
hành tinh tìm ra lực vạn vật hấp dẫn.
Trong thực tế, ta hay gặp các bài toán không thuần tuý là thuận hay ngược. Và việc giải các bài toán này
đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố.
2. Chuyển động của vật bị ném xiên:

7
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Giả thiết lực cản không đáng kể thì lực duy nhất tác dụng lên vật là trọng lực P = m g , m là khối lượng
của vật, g là gia tốc trọng trường. Áp dụng phương pháp hình chiếu, ta lấy mặt phẳng toạ độ xOy thẳng đứng
và chứa vận tốc ban đầu Vo. Gia tốc của vật a = g
Phương trình chuyển động của M là:

x = (V0 cos α )t
gt 2
y = (V0 sin α )t −
2
Từ hai phương trình trên ta có phương trình liên hệ x và y,
tức là phương trình của quỹ đạo:
g
y=− x 2 + xtgα
2(V0 cos α ) 2
Từ đó ta có thể tính được tầm xa và tầm cao:
V sin 2α (V sin α ) 2
2

x max = o y max = 0
g 2g
Từ chuyển động ném xiên ta có thể ngoại suy ra chuyển động ném ngang và chuyển động ném thẳng
đứng.
3. Chuyển động tròn đều:
Giả sử vật chuyển động trên một đường tròn bán kính r, và chuyển động của nó là đều với vận tốc dài V.
V2
Vật có gia tốc hướng tâm a = . Theo định luật 2 Newton, lực gây ra gia tốc này là F = m a gọi là lực
r
mV 2
hướng tâm và có độ lớn: F =
r
Chú ý rằng vật có thể chịu tác dụng của nhiều lực, khi đó lực hướng tâm là hợp lực của tất cả các lực ấy,
nó chỉ là tổng vector của các lực thực chứ nó không phải là lực thực.
Xét các ví dụ cụ thể sau đây:
Buộc vật vào đầu dây treo vào điểm treo I và đẩy cho nó chuyển động tròn.

Trong quá trình chuyển động, vật chịu tác dụng của các lực thực là
trọng lực P và lực căng dây T . Hợp lực F của hai lực này chính là lực
hướng tâm, nó không phải là lực thực, ở tâm O không có cái gì hút vật về
mV 2
O nhưng F vẫn có biểu thức F =
r
Ôtô đi trên cầu, lực hướng tâm là hợp lực của trọng lực P và phản
lực N của mặt đường. Dựa vào tính toán ta có thể tính được áp lực của xe
lên mặt đường ứng với hai trường hợp cầu vồng xuống và cầu vồng lên

8
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

 V2   V2 
N = m g +  > mg N = m g −  < mg
 r   r 
Từ đó ta có thể thấy không bao giờ người ta làm cầu võng xuống vì có thể làm hỏng cầu do chịu áp lực
quá lớn
4. Các định luật Kepler:
Ba định luật Kepler là:
Quỹ đạo của hành tinh là hình elip mà một tiêu điểm là Mặt trời
Bán kính vector (vẽ từ mặt trời S đến hành tinh M) quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng
thời gian bằng nhau.
Tỷ số giữa lập phương của bán trục lớn a và bình phương của chu kỳ quay T là không đổi cho mọi hành
a3 GM
tinh. 2 = C te =
T 4π 2
Chuyển động của các vệ tinh nhân tạo:
Vệ tinh nhân tạo là những vật mà con người phóng với vận tốc ban đầu đủ lớn để chúng không rơi
xuống mặt đất mà chuyển động xung quanh Trái đất dưới tác dụng của lực hấp dẫn (lực xuyên tâm).
Điều kiện để một vật trở thành vệ tinh của Trái đất là V > 7,9 km/s.
Vận tốc V1 = 7,9 km/s gọi là vận tốc vũ trụ cấp 1.
V
Với R thích hợp thì vận tốc góc ω = của vệ tinh sẽ bằng vận
R
tốc góc của Trái đất, vệ tinh sẽ đứng yên trên bầu trời của một nước
nào đó (nó cùng quay với Trái đất). Vệ tinh như vậy gọi là vệ tinh
địa tĩnh, dùng trong thông tin liên lạc quốc tế.

Nếu V < 7,9 km/s nhưng cũng khá lớn, cỡ km/s thì quỹ đạo là
một phần elip, đó là trường hợp của tên lửa xuyên lục địa (b).
V càng tăng thì điểm cực viễn A’ càng xa Trái đất (c)
2GM
V đạt giá trị V2 = = 11,2km / s thì quỹ đạo thành một
R
nhánh parabol (d). Nếu V > V2 thì quỹ đạo là một nhánh hypebol(e).
Vật đã thoát khỏi sức hút của Trái đất và trở thành vệ tinh nhân tạo
của Mặt trời.
Vận tốc V2 = 11,2 km/s gọi là vận tốc vũ trụ cấp 2.
Như vậy điều kiện để một vật trở thành vệ tinh nhân tạo của Trái đất là: nó được phóng với vận tốc ban
đầu V0, song song với mặt đất, và 7,9 km/s ≤ V < 11,2 km/s
Dấu “=” ứng với quỹ đạo tròn (a)

Bài 4: Các định luật bảo toàn và ứng dụng:

1. Định luật bảo toàn động lượng:


Động lượng P của một vật là đại lượng bằng tích của khối lượng m và vận tốc V của vận tốc ấy
P = mV . Động lượng có khi còn gọi là xung lượng.
∆V ∆P
Dạng khác của định luật 2 Newton: Ta có F = ma = m = ⇒ F ∆t = ∆P
∆t ∆t
Vậy độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian ∆t bằng xung lượng của lực tác dụng lên
vật trong thời gian ấy.
9
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Định luật bảo toàn động lượng: tổng động lượng của một hệ kín không đổi trong thời gian.
P1 + P2 + ... = C te
hoặc P1 + P2 = P1 ' + P2 '
Một ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng là chuyển động bằng phản lực, ví dụ như súng bị giật
lùi khi bắn, chèo thuyền, ô tô chạy trên đường (phản lực của mặt đất), tên lửa, . . .
2. Công – thế năng:
Theo định nghĩa, công cơ học nguyên tố ∆A (hoặc ngắn gọn hơn, công nguyên tố) thực hiện bởi lực F ,
ứng với độ dời nhỏ ∆r của điểm đặt, là đại lượng vô hướng đo bằng tích vô hướng.
∆A = F .∆r
Đơn vị của công là Jun (joule) = newton.met
Ký hiệu : J
Công là đại lượng có tính chất cộng được
Công của trọng lực không phụ thuộc vào dạng của đuờng đi, chỉ phụ thuộc vào hai điểm đầu và cuối.
Hiển nhiên nếu đường đi khép kín thì công bằng không. Những lực có tính chất như vậy được gọi là lực bảo
toàn hay lực thế.
Công của lực đàn hồi luôn luôn bằng và ngược dấu với công của ngoại lực.
k k
A = - ∆ ( x 2 ) = − ( x 2 − x1 )
2 2

2 2
Năng lượng là đại lượng vật lý diễn tả khả năng sinh công của một vật hoặc hệ vật. Mỗi trạng thái của
vật ứng với một giá trị xác định của năng lượng. Năng lượng có nhiều dạng khác nhau, bây giờ ta nghiên cứu
thế năng.
Đại lượng U = mgh, có thứ nguyên của công, gọi là thế năng của vật. Độ biến thiên thế năng của vật
trong trọng trường bằng và ngược dấu với công của trọng lực.
k
Thế năng của lò xo có độ cứng k, ứng với độ dãn (hoặc co) là x là U = x 2 . Độ biến thiên thế năng của
2
lò xo cũng bằng và ngược dấu với công của lực đàn hồi.
Độ biến thiên ∆U của thế năng khi hệ chuyển từ cấu hình 1 sang cấu hình 2 chỉ phụ thuộc vào 2 cấu
hình này, nó bằng và ngược dấu với công của các nội lực trong sự chuyển đó.
Khi nói đến thế năng ta phải chọn một mốc nào đó, khi đó thế năng mới xác định. Ví dụ: thế năng của
hòn đá so với mặt đất. Việc đổi mốc sẽ làm thế năng thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến độ biến thiên thế
năng.
3. Động năng - định lý về biến thiên của động năng:
Năng lượng mà một vật có được do chuyển động gọi là động năng.
mV 2
Về mặt biểu thức, công mà vật sinh ra liên quan đến biến thiên của đại lượng K = chứa các đặc
2
trưng của vật chuyển động, khối lượng m và vận tốc V. Đại lượng này gọi là động năng của vật.
Nó là đại lượng vô hướng luôn luôn dương (khác với công và thế năng, có thể dương hoặc âm).
Định lý về động năng: độ biến thiên động năng của một chất điểm trong một quãng đường nào đó có giá
trị bằng công của ngoại lực tác dụng lên chất điểm sinh ra trong quãng đường đó.
∆K = K 2 − K 1 = A
Động năng của một hệ vật là tổng các động năng của các vật trong hệ. Để giải các bài toán về hệ vật ta
áp dụng định lý động năng cho từng vật; tính công của tất cả các lực đặt vào vật, ngoại lực cũng như nội lực
hoặc lực liên kết.
4. Định luật bảo toàn cơ năng và bảo toàn năng lượng:
Tổng đại số của thế năng U là động năng K của vật gọi là cơ năng E của vật, E = K + U.
10
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Ta có kết quả: Khi chất điểm chuyển động trong một trường lực thế (mà không chịu tác dụng một lực
nào khác) thì cơ năng của chất điểm là một đại lượng bảo toàn.
Phát biểu đó gọi là định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế.
Từ định luật này người ta đã suy rộng ra và nghiên cứu, kết luận: năng lượng có nhiều dạng: cơ năng,
nhiệt năng, điện năng, quang năng, . . . và tất cả đều có thể đo bằng Jun. Nếu một hệ vật là kín thì tổng năng
lượng của nó có thể chuyển hoá về dạng nhưng số lượng tổng cộng (tính bằng Jun chẳng hạn) thì không đổi
trong thời gian. Đây là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, một trong những định luật quan trọng
nhất của tự nhiên.
Không thể có một động cơ vĩnh cửu sinh ra công mà không cần được cung cấp năng lượng.
Trong các máy cơ trong thực tế làm nhiệm vụ biến đổi một dạng năng lượng này thành một dạng năng
lượng khác dễ sử dụng hơn, gọi là năng lượng có ích. Ví dụ tua bin biến đổi cơ năng của nước thành điện
năng. Và bao giờ cũng có một phần năng lượng cung cấp cho máy biến thành dạng năng lượng vô ích nên bao
E
giờ ta cũng có một tỷ số H = 1 trong đó E1 là năng lượng có ích, E là năng lượng cung cấp gọi là hiệu suất
E
của máy. Ta luôn có H < 1
Định luật bảo toàn năng lượng đuợc áp dụng để giải các bài toán cơ học. Nếu trong hệ có lực ma sát và
ta tính được công của lực này thì ta vẫn có thể áp dụng định luật dưới dạng: cơ năng lúc đầu = cơ năng lúc sau
+ công của lực ma sát.

Bài 5: Va chạm

1. Va chạm:
Va chạm giữa hai vật là hiện tượng hai vật tương tác với nhau trong một thời gian rất ngắn nhưng động
lượng và vận tốc của ít nhất một vật biến thiên đáng kể.
Va chạm có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc (hạt anpha va chạm vào hạt nhân), ở đây chúng ta chỉ
nghiên cứu va chạm có tiếp xúc.
Do thời gian rất ngắn nên có thể coi các vị trí của vật ngay trước và ngay sau va chạm là trùng nhau.
Một nhận xét quan trọng khác là trong va chạm chỉ có vận tốc tương đối của hai vật là quan trọng. Nếu
hai vật chuyển động va chạm vào nhau thì có thể coi một vật là đứng yên và vật kia va chạm vào nó với vận
tốc tương đối tính theo định luật cộng vận tốc.
2. Va chạm trực diện – va chạm hoàn toàn đàn hồi:
Đường thẳng vuông góc với mặt tiếp xúc giữa hai vật va chạm và đi qua tâm của mặt tiếp xúc gọi là
pháp tuyến va chạm. Nếu trọng tâm (khối tâm) và vận tốc ban đầu của hai vật va chạm đều nằm trên pháp
tuyến va chạm thì va chạm gọi là trực diện hoặc xuyên tâm. Nếu không thì gọi là va chạm xiên.
Treo cạnh nhau 2 quả cầu bằng thép giống nhau (hình vẽ). Kéo lệch quả cầu 1 cho nó lên cao một
khoảng h rồi thả ra cho va chạm quả 2. Sau va chạm, quả cầu 1 dừng lại và quả cầu 2 nẩy lên tới độ cao bằng
h. Như vậy động năng của quả cầu 1 đã chuyển hoàn toàn sang quả cầu 2, không có phần nào chuyển thành
nhiệt vì ma sát.
Va chạm của hai vật trong đó động năng của hệ đuợc bảo toàn gọi là va chạm hoàn toàn đàn hồi. Trong
va chạm hoàn toàn đàn hồi, modun của vận tốc tương đối được bảo toàn.
Do lực va chạm là lực tương tác giữa hai vật va chạm, tức là nội lực của hệ hai vật nên ta có thể áp dụng
định luật bảo toàn động lượng.
Xét bài toán tổng quát, hai quả cầu đồng chất m1, m2 chuyển động trên cùng một đường thẳng. Biết các
vận tốc trước va chạm lần lượt là V1, V2, ta tính các vận tốc V1’, V2’ sau va chạm.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: m1V1 + m2V2 = m1V1 '+ m2V2 '
2 2
mV mV m V '2 m V '2
Định luật bảo toàn năng lượng: 1 1 + 2 2 = 1 1 + 2 2
2 2 2 2
11
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Giải hệ hai phương trình này ta được:


(m − m2 )V1 + 2m2V2 (m − m1 )V2 + 2m1V1
V1 ' = 1 và V2 ' = 2
m1 + m2 m1 + m2
Từ kết quả này ta có thể suy ra các trường hợp riêng khi một trong các đại lượng cho trước là V1 hay V2
bằng 0, hoặc 2 khối lượng bằng nhau (m1=m2), hoặc một trong 2 vật có khối lượng vô cùng lớn so với vật kia
(trường hợp bức tường). Các bạn có thể tự suy ra được các kết quả này. Ở đây là hình vẽ của trường hợp
m1=m2.

Va chạm mềm:
Va chạm giữa hai vật trong đó vận tốc tương đối của chúng triệt tiêu gọi là va chạm hoàn toàn mềm.
Trong va chạm này có một phần động năng biến thành nhiệt.
Định luật bảo toàn động lượng cho ta: m1V1 + m2V2 = (m1 + m2 )V '
m V + m2V2
Suy ra: V ' = 1 1
m1 + m2
Có thể kiểm lại kết luận một phần động năng biến thành nhiệt bằng cách tính động năng của hệ trước và
sau va chạm (K và K’). Dễ dàng suy ra K > K’, một phần động năng đã biến thành nhiệt, phần này lớn hay
nhỏ phụ thuộc vào tỷ lệ giữa các khối lượng m1 và m2.

Bài 6: Phương trình Becnuli

1. Chuyển động thành lớp và chuyển động xoáy. Chuyển động dừng. Phương trình liên tục:
Khi các chất lỏng và khí (gọi chung là chất lưu) chuyển động với vận tốc nhỏ trong ống thì các lớp chất
lưu chuyển động song song với nhau. Chuyển động như vậy gọi là chuyển động thành lớp.
Nếu vận tốc chuyển động của các lớp khác nhau nhiều thì các phân tử của lớp này nhảy sang lớp khác
tạo thành các xoáy. Chuyển động xoáy của chất lưu rất phức tạp nên ta chỉ nghiên cứu chuyển động thành lớp.
Chuyển động thành lớp gọi là dừng hay ổn định nếu các đường dòng không thay đổi với thời gian.
Các đường dòng đi qua chu vi một diện tích S họp thành một ống dòng. Chất lưu chảy trong một ống
dòng như trong một ống thật, nghĩa là lượng chất lưu đi qua hai tiết diện bất kì của ống dòng phải bằng nhau.

Vậy đối với sự chảy dừng của chất lỏng và chất khí, ta có hệ
thức sau đây, thường gọi là phương trình liên tục: V1 S1 = V2 S 2
V S
hoặc 1 = 2 nghĩa là vận tốc chảy trong ống dòng tỷ lệ ngược
V2 S1
với tiết diện.
2. Phương trình Becnuli:

12
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

ρV1 2 ρV2 2 ρV 2
Phương trình Becnuli: ρgh1 + p1 + = ρgh2 + p 2 + nghĩa là ρgh + p + = C te
2 2 2
Trong đó p là áp suất thuỷ tĩnh hoặc khí tĩnh, ρgh gọi là áp suất trắc địa, liên quan đến độ cao so với
ρV 2
mặt đất (hoặc một mặt phẳng nằm ngang nào đó làm mốc), gọi là áp suất động, liên quan đến vận tốc
2
của chất lưu.
Nếu chất lưu đứng yên, V1 = V2 = 0 thì phương trình trên trở thành p 2 − p1 = ρg (h1 − h2 ) . Đây là công
thức của thuỷ tĩnh học.
ρV 2
Nếu ống nằm ngang thì h không đổi và phương trình trở thành p + = C te . Vậy ở chỗ ống hẹp lại,
2
chất lưu chảy nhanh hơn nhưng lại có áp suất thấp hơn.
3. Ứng dụng:
a. Ống Pitô:

Áp suất tĩnh p được đo bằng cột chất lỏng trong ống


áp kế a không cản trở sự chảy của chất lỏng. Nếu ống áp kế
chắn dòng chảy như ở b thì nước dâng lên trong ống đó do
cả áp suất tĩnh lẫn áp suất động. Ống áp kế này gọi là ống
Pitô. Chênh lệch mực chất lỏng trong hai ống do áp suất
động.
b. Công thức Torixeli:
Một bình chứa chất lỏng
có một lỗ ở thành bình sâu
khoảng h so với mặt thoáng. Ta có công thức Torixeli về vận tốc của chất lỏng
phụt ra từ một lỗ của thành bình: V = 2 gh
c. Bộ chế hoà khí:

Đây là bộ phận tạo nên hỗn hợp không khí và xăng trong các động cơ đốt
trong. Nó gồm có bình chứa xăng A có phao B để giữ mực xăng luôn ở ngang
đầu kim phun C. Không khi bị hút đi qua ống D có tiết diện thắt lại ở ngang đầu kim phun. Ở đó áp suất giảm
làm xăng bị hút lên và gặp luồng không khí thì phân tán thành giọt nhỏ hoà lẫn với không khí thành hỗn hợp
đi vào xilanh.

d. Lực tác dụng lên 2 tàu thuỷ chuyển động song song:
Dòng nước giữa 2 tàu bị thắt lại ở chỗ giữa, ở đó vận tốc
tăng, áp suất giảm so với áp suất ở ngoài 2 tàu. Do đó xuất hiện
lực đẩy 2 tàu lại gần nhau, nếu 2 tàu chạy nhanh và quá gần
nhau thì có thể gây ra tai nạn

Bài 7: Định luật bảo toàn momen động lượng

1. Momen của một đại lượng vectơ đối với một trục:
Giả thiết có một vector V0 đặt tại M và một trục ∆ , bán
kính vector tương ứng là OM = r . Ta có định nghĩa: Momen
13
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

của một vector V0 đối với trục quay ∆ là một vector M xác định bởi: M = r ∧ V0 .
Theo định nghĩa này, vector M có phương vuông góc với mặt phẳng chứa r và V0 nghĩa là phương
( )
của trục, có chiều thuận đối với chiều quay từ r sang V0 , độ lớn xác định bằng M = r.V0 . sin r ,V0
Momen của vector V0 đối với trục ∆ sẽ bằng 0 khi lực đó bằng không hoặc khi lực đó đồng phẳng với
∆.
Nếu đại lượng vector là một lực F ta có momen lực. Nếu đại lượng vector là động lượng p ta có
momen động lượng.
2. Chuyển động tròn không đều - momen quán tính:
Giả sử có một chất điểm khối lượng m chuyển động tròn trong một mặt phẳng. Giả thiết hợp lực tác
dụng lên vật có phương trong mặt phẳng ấy (thành phần vuông góc bị triệt tiêu bởi liên kết). Nếu chất điểm
chuyển động tròn không đều thì nó có cả gia tốc tiếp tuyến at lẫn gia tốc pháp tuyến a n . Theo định luật II
Newton ta có: Ft = mat và Fn = ma n

Nếu R là bán kính đường tròn thì: at = Rγ ( γ là gia tốc góc)


⇒ Ft R = mR 2γ
Vế trái là momen của lực F đối với trục z của đường tròn: M F = mR 2 γ
Như vậy gia tốc góc γ cũng có thể biểu diễn bằng một vector γ đặt trên
trục quay, cùng chiều với vector vận tốc góc ω nếu ω tăng, ngược chiều nếu
ω giảm.
So sánh sự tương ứng của phương trình trên với phương trình của định
luật II Newton, ta có thể rút ra một khái niệm mới. I = mR 2 gọi là momen
quán tính của chất điểm đối với trục z. Vậy momen quán tính của một chất điểm có khối lượng m đối với một
trục bằng tích của khối lượng m với bình phương khoảng cách từ chất điểm đến trục ấy.
Từ đó ta suy ra phương trình các momen của chuyển động tròn M F = I γ
3. Momen động lượng - định lý về động năng:

Ta có I γ = I =
( )
∆ω ∆ Iω
vì I = mR 2 không đổi.
∆t ∆t
V
Xét đại lượng N = I ω . Về độ lớn ta có: N = Iω = mR 2
= mVR
R
Vector động lượng p = mV trong chuyển động tròn quanh trục có phương của tiếp tuyến với đường
tròn, vậy bán kính R chính là cánh tay đòn của p . Và N = mVR chính là momen của động lượng đối với trục
quay, gọi tắt là momen động lượng. Biến thiên của N có chiều của γ , nghĩa là cùng chiều với M F . Ta có thể
viết lại như sau: ∆ N = M F ∆t
Vậy biến thiên của momen động lượng trong một khoảng thời gian ∆t bằng tích của momen lực với ∆t .
(
I
)
Định lý về động năng: K 2 − K 1 = ω 2 − ω1 = A (A là công của lực trên cung ứng với góc ϕ ).
2
2 2

4. Định luật bảo toàn momen động lượng:


Đối với chuyển động tròn thì động lượng không thể bảo toàn do vận tốc V luôn luôn đổi phương.
Nhưng có đại lượng khác có thể bảo toàn. Xét lại phương trình ∆ N = M F ∆t
14
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Nếu momen của F đối với trục quay bằng không thì ∆N = 0 , có nghĩa là N không đổi về hướng và độ
lớn. Vậy nếu momen của lực đổi với trục quay bằng không thì momen động lượng của chất điểm được bảo
toàn. Đó là định luật bảo toàn momen động lượng.
Biến thiên của momen động lượng trong một khoảng thời gian ∆t bằng tích của
momen lực với ∆t .

Ví dụ: Ta treo hòn bi vào đầu một cái đũa và truyền cho nó vận tốc ban đầu sao
cho nó vạch ra một đường tròn nằm ngang có trục z đi qua O. Momen động lượng
được bảo toàn vì các lực tác dụng lên hòn bi là trọng lực P song song với trục z và
lực căng dây T gặp trục, momen của chúng bằng không. Nhưng khi hòn bi quay thì
dây quấn vào đũa ngắn dần, bán kính R giảm dần, quỹ đạo là một đường xoắn ốc. Để
N = mVR không đổi thì V phải tăng nghĩa là hòn bi quay nhanh dần.

Chương III: Cân bằng của vật rắn


Bài 1: Khối tâm của vật rắn

1. Vật rắn:
Trong các chương trước chúng ta chỉ nghiên cứu chuyển động của vật mà không chú ý đến kích thước
và hình dáng của nó, coi như chất điểm. Chúng ta có thể làm như vậy nếu vật chuyển động tịnh tiến (lưu ý:
chuyển động tròn mà ta đã khảo sát cũng là chuyển động tịnh tiến, đừng nhầm lẫn). Nhiều trường hợp không
thể làm như vậy được, và phần cơ học này nghiên cứu cả chuyển động riêng, gọi là cơ học vật rắn. Ở lớp 10,
chúng ta nghiên cứu tĩnh học vật rắn.
Trong cơ học vật rắn cần chú ý đến giá và điểm đặt của lực. Nếu tác dụng lực ở những điểm khác nhau
thì sẽ gây ra những tác dụng khác nhau (xem hình vẽ).

Một điểm cần chú ý nữa là ở các vật không xét đến nội
lực đàn hồi thì có thể di chuyển điểm đặt của lực dọc theo giá
của nó. Ở vật rắn lý tưởng thì nói chung có thể di chuyển như
vậy nhưng phải cẩn thận trước khi lý tưởng hoá.
2. Khối tâm của vật rắn:
Đối với một vật rắn bất kỳ, có thể xác định một điểm G,
gọi là khối tâm của vật, có đặc tính là lực có giá đi qua G chỉ
làm vật tịnh tiến chứ không quay.
Thực nghiệm cho thấy nếu vật rắn đồng chất và có dạng
hình học đơn giản thì khối tâm trùng với tâm hình học
của vật.

Đối với hệ vật, khối tâm G của hệ phụ thuộc vào


các khối tâm G1, G2, . . . của các vật trong hệ. Vật có
khối lượng càng lớn, tức là càng nặng thì càng “kéo” khối
tâm của hệ về phía mình.
Với O là điểm bất kì thì
m1 OG1 + m2 OG2 + .... + mn OGn
OG =
m1 + m2 + .... + mn

15
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Với các hệ có ít vật thì ta có thể tìm khối tâm của một vài nhóm vật rồi thay chúng bằng chất điểm có
khối lượng tổng cộng, đặt tại khối tâm đó, rồi tiếp tục tìm khối tâm của cả hệ.

Bài 2: Cân bằng của vật rắn - Điều kiện cần để vật rắn cân bằng

1. Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực:
Dùng một miếng gỗ mặt dưới nhẵn và đặt lên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Móc 2 lực kế vào 2 điểm của
miếng gỗ bằng 2 sợi dây và kéo 2 lực kế, ta thấy miếng gỗ quay rồi đứng yên khi 2 sợi dây nằm trên cùng một
đường thẳng. Đọc chỉ số của hai lực kế ta thấy chúng bằng nhau. Vậy 2 lực tác dụng lên miếng gỗ cân bằng là
trực đối: F1 = − F2 và tổng vector bằng không: F1 + F2 = 0 .
2. Cân bằng của vật rắn chịu 3 lực:
Làm thí nghiệm tương tự như trên nhưng với 3 lực kế ta thấy rằng: khi vật cân bằng, 3 dây đều nằm
trong cùng một mặt phẳng và đồng quy ở một điểm. Đọc chỉ số lực kế và vẽ các vector biểu diễn các lực F1,
F2, F3 tác dụng lên vật, ta thấy chúng tạo thành một tam giác, nghĩa là tổng vector các lực bằng không:
R = F1 + F2 + F3 = 0
Vậy nếu một vật rắn cân bằng dưới tác dụng của 3 lực thì giá của các lực là đồng phẳng (nằm trong cùng
một mặt phẳng) và đồng quy, tổng vector các lực bằng không.
3. Điều kiện về tổng vector khi vật rắn cân bằng:
Suy rộng kết quả những thí nghiệm trên đây, ta có thể phát biểu điều kiện đã nêu lên ở đầu bài bằng suy
luận: Nếu một vật rắn cân bằng thì tổng vector các lực tác dụng lên nó phải bằng không:
R = F1 + F2 + F3 + ... + Fn = ∑ Fi = 0
Nói cách khác, đa giác lực phải khép kín.
Điều kiện trên là cần, nhưng không phải là đủ. Thật vậy, nếu R = 0 thì vật không nhất thiết đứng yên vì
khối tâm có thể chuyển động thẳng đều hoặc khi chịu tác dụng của ngẫu lực, nó vẫn không cần bằng (lực này
sẽ nghiên cứu ở sau).

Bài 3: Vật rắn quay quanh một trục - điều kiện cần và đủ để vật rắn cân bằng

Momen lực:
Định nghĩa: Momen của một lực F đối với một trục quay O vuông góc với giá của lực là tích của môdun
lực F với cánh tay đòn l, có dấu (+) hoặc (-) tuỳ theo lực có khuynh hướng làm quay theo chiều dương đã
chọn hay ngược lại.
Đơn vị momen lực là Newton – mét (N.m)
Nếu lực có giá gặp trục quay thì momen của nó bằng không
Trường hợp giá của lực không vuông góc với trục quay. Có thể phân tích lực F thành 2 thành phần,
vuông góc với trục và F2 song song với trục. F2 không có tác dụng làm vật quqay, momen của nó đối với
trục bằng không. Vậy nếu một lực song song với trục quay thì momen của nó đối với trục bằng không.
Momen của F bằng momen của thành phần F1 vuông góc với trục.
Nếu có nhiều lực tác dụng vào một vật quay thì có thể thay chúng bằng một lực có momen bằng tổng đại
số các momen lực ban đầu.
Ngược lại, có thể thay một lực tác dụng lên vật quay bằng nhiều lực có tổng đại số các moêmn bằng
momen của lực ban đầu.
Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay và vật rắn nói chung:

16
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

Nếu vật rắn có trục quay đứng cân bằng dưới tác dụng của nhiều lực thì tổng đại số các momen lực bằng
không. M = ∑ M O Fi = 0
Mặt khác vật rắn nào cân bằng cũng phải thoả mãn điều kiện về tổng vector R = ∑ Fi = 0
Tuy nhiên 2 điều kiện đó vẫn chưa đủ, hãy xét trường hợp sau:
Một bánh xe đạp, bỏ van để bánh xe thật đối xứng. Hai lực duy nhất tác dụng lên bánh xe là trọng lực P
và phản lực trực đối Q
R=Q+P =0
Hai lực này đều gặp trục quay nên M = 0
Tổng vector và tổng momen đều bằng không nhưng nếu ban đầu bánh xe đang quay thì ta thấy nó quay
đều khá lâu, chỉ chậm dần vì có ma sát và sức cản của không khí. Nghĩa là vật quay có thể duy trì mãi mãi
chuyển động quay đều, không cần có momen lực tác dụng. Tính chất này có thể gọi là quán tính của vật quay.
Vậy điều kiện cần và đủ để vật rắn có trục quay đứng cân bằng là:
- Tổng vector các lực bằng không
- Tổng momen các lực bằng không
- Vật ban đầu đứng yên
Đối với vật rắn không có trục quay thì điều kiện thứ 2 trở thành tổng momen phải bằng không đối với
bất kì trục nào. Người ta chứng minh được rằng nếu momen đối với ba trục vuông góc tuỳ ý chọn Ox, Oy, Oz
bằng không, thì đối với bất kì trục nào, momen cũng bằng không.
Trường hợp riêng: các lực đều nằm trong một mặt phẳng thì chỉ cần lấy momen đối với một trục tuỳ ý
Ox vuông góc với mặt phẳng ấy. Vì 2 trục kia nằm trong mặt phẳng ấy, các lực đều hoặc gặp hai trục, hoặc
song song, nghĩa là momen bằng 0 đối với hai trục ấy

Bài 4: Hợp lực của các lực song song

1. Tổng hợp lực của các lực đồng quy


Cho một hệ lực đồng quy ở một điểm. Nếu ta lấy điểm này làm điểm đặt của tổng vector R thì R hoàn
toàn tương đương với hệ lực ban đầu. Có thể chứng minh rằng: tổng momen của nhiều lực đồng quy bằng
momen của tổng vector đặt ở điểm đồng quy. Đây gọi là định lý Varinhong
2. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều F1, F2
Hợp lực của hai lực song song cùng chiều đặt ở A và B là một
lực song song với hai lực ấy, cùng chiều, có mođun bằng tổng các
mođun, có điểm đặt C nằm trong đoạn AB và chia đoạn này theo tỷ
lệ ngược với tỷ lệ các lực:
Ta có thể áp dụng để xác định vị trí trọng tâm của hai chất
điểm và mở rộng ra là hệ chất điểm.
3. Hợp lực của
hai lực song song trái
chiều
Hợp lực của hai
lực song song trái chiều F1 , F2 đặt ở hai điểm A,B là một lực
F song song với hai lực ấy, có chiều của lực lớn (giả sử F1), có
mođun bằng hiệu các mođun F = F1 − F2 , có điểm đặt C trên
đường thẳng AB, ở ngoài đoạn AB về phía lực lớn, và chia AB
theo tỷ lệ ngược với tỷ lệ các lực:
17
Tóm tắt Vật Lý 10 Edit by Sonic

4. Ngẫu lực:
Trước đây ta đã giới thiệu ngẫu lực là hệ hai lực F , F ' song song, cùng mođun nhưng trái chiều và có
giá không trùng. Đây là trường hợp giới hạn của hai lực song song trái chiều.
Nếu F là mođun chung của hai lực và d là khoảng cách hai giá thì dễ dàng chứng minh rằng đối với bất
kì trục O nào vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực, tổng momen hai lực luôn có giá trị bằng Fd. Momen của
ngẫu lực là một vector M có giá bất kì vuông góc với mặt phẳng hai lực, có mođun bằng Fd và có chiều là
chiều tiến của cái đinh ốc quay theo chiều của FF’.
Ngẫu lực làm vật quay theo chiều của nó. Hiển nhiên khối tâm đứng yên nên vật quay quanh một trục
vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực và đi qua khối tâm.
Nếu vật có trục quay thì ngẫu lực làm vật quay quanh trục ấy.
Ví dụ: nếu lấy tua vít mà vặn cái vít của bánh xe tức là đặt một ngẫu lực vào bánh xe. Nếu ta không giữ
bánh xe thì ta thấy nó quay cùng chiều với chiều quay tua vít. Trong sự quay này nếu khối tâm G không nằm
trên trục quay thì trục phải tạo ra lực hướng tâm giữ G chuyển động tròn. Nếu lực này quá lớn thì có thể làm
gãy trục, cho nên khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc cần làm sao cho khối tâm nằm trên trục quay.

Bài 5: Các dạng cân bằng


Kinh nghiệm cho biết rằng không phải mọi cân bằng đều như nhau. Một hòn bi đứng cân bằng ở đáy
một bán cầu. Nếu đẩy nó ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì hợp lực của trọng lực bi và phản lực của bán cầu
hướng về vị trí cân bằng và lại kéo bi về vị trí ấy. Vị trí đó gọi là vị trí cân bằng bền.
Nếu úp ngược bán cầu thì bi có thể đứng cân bằng ở đỉnh nhưng nếu đẩy nó lệch ra một chút thì nó càng
ra xa vị trí cân bằng. Ta gọi vị trí đó là cân bằng
không bền.
Đặt bi trên một mặt phẳng nằm ngang thì nó cân
bằng ở bất kì vị trí nào: ta có cân bằng phiếm định.
Với một vật quay quanh một trục và chỉ chịu
trọng lực thì cân bằng là bền khi khối tâm nằm trong
mặt phẳng đứng thẳng đi qua trục và ở dưới trục, cân
bằng là không bền khi khối tâm nằm trong mặt phẳng
ấy nhưng ở phía trên trục, cân bằng là phiếm định khi
khối tâm nằm ở trục.
Ta có thể phát biểu quy tắc sau: Cân bằng bền
của vật ứng với vị trí có thế năng cực tiểu, cân bằng không bền ứng với vị trí có thế năng cực đại, cân bằng
phiếm định ứng với vị trí có thế năng không đổi.
Hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc gọi là chân đế của vật. Nếu muốn có cân bằng thì
đường thẳng đứng đi qua khối tâm G phải gặp chân đế.
Rõ ràng vật có chân đế càng rộng và khối tâm càng thấp thì mức bền vững của nó càng cao.

Tài liệu tóm tắt này được biên soạn lại từ tài liệu chuyên giáo khoa lớp 10, tất cả các hình vẽ được
vẽ lại gần như chính xác như trong nguyên bản của sách tạo điều kiện cho các bạn theo dõi. Người biên
soạn: Sonic

18

You might also like