Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Tài liệu đánh giá về sự ảnh hưởng với môi trường 28 (2008) 198– 213

Những dòng điện thoại di động và các phụ kiện ở Nigeria:


Sự tác động đến môi trường và những giải pháp đúng
đắn đối với những sản phẩm lỗi thời.

Oladele Osibanjoa, Innocent Chidi Nnoromb

a Khoa hóa học, Đại học Ibadan, Ibadan, Oyo State, Nigeria

b Khoa hóa học công nghiệp, Đại học Uturu, Nigeria


Được nhận từ ngày 16 tháng 11 năm 2006; nhận được dưới hình thức sửa đổi ngày 5 tháng 6 năm 2007; được
chấp nhận ngày 6 tháng 6 năm 2007

Có sẵn trực tuyến ngày 4 tháng 9 2007

Tóm tắt

Hiện nay, Nigeria là một trong những thị trường viễn thông phát triển nhanh
nhất thế giới. Mật độ điện thoại trong cả nước tăng từ chỉ 0.4 vào năm 1999 đến 10
vào năm 2005sau sự tự do hóa lĩnh vực viễn thông bào năm 2001. Hơn 25 triệu điện
thoại di động mới đã được kết nối trước tháng 6 năm 2006 . Một số lượng lớn điện
thoại di dộng và phụ kiện bao gồm cả những sản phẩm cũ và tái chế đang được nhập
khẩu để đáp ứng nhu cầu này. Điều này giúp cải thiện dịch vụ viễn thông di động và
dẫn đến kết quả là khách hàng thích sử dụng dịch vụ viễn thông di động hơn là dịch
vụ điện thoại cố định. Vì lý do trên, sự phân phối điện thoại cố định giảm từ khoảng
95% vào năm 2000 cho đến tháng 3 năm 2005 chỉ còn ít hơn 10%. Những tiến bộ lớn
trong lĩnh vực CNTT đã dẫn đến hậu quả là tạo ra một số lượng lớn chất thải điện tử
trong nước. Điện thoại cố định bị thải ra, ước tính đạt tới 120, 000 đơn vị, chiếm số
lượng lớn cần được lưu trữ và xử lý. Sự tăng trưởng của rác thải điện thoại di động
(ĐTDĐ) và các phụ kiện ước tính sẽ đạt 8 triệu đơn vị vào năm 2007. Với điều kiện
hiện tại là không có một cơ sở hạ tầng cho việc xủ lý chất thải điện tử và quản lý chất
thải rắn tại chỗ, các phế liệu này sẽ kết thúc tại các bãi rác mở và các bãi chôn rác.
Hiện thực này đã tạo ra khả năng dẫn đến việc phát tán những kim loại độc hại và
halocarbon từ pin, bảng mạch, màn hình tin thể, và các bao bì bằng nhựa. Bài báo
trình bày một cái nhìn tổng quan về việc phát triển trong lĩnh vực viễn thông tại
Nigeria, những dòng điện thoại di động và việc tác động của việc thực hiện quản lý
những chất thải trong lĩnh vực viễn thông trong nước.

Bản quyền thuộc về Elsevier Inc 2007


1. Giới thiệu

Vào tháng 6 năm 2000, nhóm 8 nước phát triển G8, họp tại “Hội thảo Okinawa
về vấn đề xã hội thông tin toàn cầu – Okinawa Chater on Global Information Society”,
Okinawa, Nhật Bản. Đây là một sáng kiến để kết nối lại cái được gọi là ‘sự phân chia
kỹ thuật số - digital divide’, nhằm cải thiện sự tiếp cận tới kỹ thuật truyền thông của
các nước nghèo hơn. Những điều lệ và nhiều sáng kiến khác nhau đã góp phần kích
thích sự phát triển của Công nghệ Thông Tin ở các nước đang phát triển, bao gồm cả
Nigeria.

Vào năm 2000, Nigeria chỉ có 500, 000 đường dây điện thoại có thể hoạt động
trong tổng số 700, 000 đường dây điện thoại cố định, chỉ có khoảng 30, 000 đường
dây ĐTDĐ là hoạt động và là một trong những quốc gia có mật độ điện thoại thấp
nhất thế giới (Bảng 1)
Tăng trưởng theo mật độ điện thoại

Khu vực Dân số (triệu) GDP Mật độ điện thoại

2003 2002 1995 2001 2003

Thế giới 6130.42 5393 12.29 17.19 41.42

Châu Phi 825.45 663 1.77 2.62 8.66

Nigeria 123.31 409 0.39 0.43 3.35

Nguồn 1 ITU Database cited in Ndukwe, 2005.

Điều này đã thay đổi với sự cấp phép của 4 nhà điều hành thông tin di động toàn cầu
(GSM) (Bảng 2)
Thống kê hiện tại tại thị trường viễn thông Nigeria

12/1999 12/2002 12/2003 12/2004 12/2005 6/2006

Số điện thoại cố 450, 000 702,000 850, 000 1,120,000 1,223,253 1,538,214
định

Số lượng kết nối di Không có 1,594,179 3,100,000 9,200,000 18,587,000 25,142,95


động 6

Liên lạc nước 1 2 2 2 2 2


ngoài

Số nhà cung cấp 18 30 35 40 60 90


dịch vụ

Số lượng nhà cung 9 16 30 17 20 27


ứng dịch vụ cố
định

Số lượng nhà cung 1 4 4 4 4 10a


ứng dịch vụ di
động

Đầu tư tư nhân 50 m 2100m 4000mb 6000mb 7500mb 8150mb


(US $)

Nguồn 2 Ndukwe, 2006a

a (bao gồm những nhà cung ứng được cấp giấy phép cho việc kinh doanh cả dịch vụ cố định và di động)

b (ước lượng)

Hiện tại đã có hơn 25 triệu kết nối di động ở Nigeria. Đã có một sự tăng trưởng phi
thường trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông tại Nigeria. Một số lượng
lớn người dân ở Nigeria giờ đây đã có thể tiếp cận với ĐTDĐ và ĐTDĐ đã đóng một
vai trò to lớn trong sự phát triển của Nigeria. Trong chưa tới 5 năm, GSM đã trở nên
cần thiết và là một thành phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của người
Nigeria. Điện thoại di động đã tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng
trưởng của điện thoại cố định. Các mạng di động như vậy có thể cung cấp các dịch vụ
Internet và các dịch vụ nâng cao khác, đặc biệt là với sự phổ dụng của các máy tính cá
nhân.

Bởi tính chất nguy hại của vật liệu, rác thải điện tử có thể gây ra nhiều vấn đề đối với
môi trường và sức khỏe con người trong suốt giai đoạn xử lý nếu nó không được xử lý
trước. Sự phát triển của công nghiệp điện tử đã dẫn đến sự phát triển không chỉ trong
sự sản xuất nhiều sản phẩm mới mà còn tạo ra nhiều rác thải và một lượng lớn chất
thải trong suốt vòng đời của hàng hóa.

Lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ khâu sản xuất, sử dụng và kết
thúc vòng đời của điện thoại di động là đặc biệt cao do sự sản xuất ồ ạt, cùng với vòng
đời ngắn, do tính chất nhanh lỗi thời của kỹ thuật và phong cách. Đối với thiết bị điện
tử chẳng hạn như điện thoại di động vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nhanh ở
các nước đang phát triển so với những máy tính đang trở thành lỗi thời ở các nước
phát triển và điều đó dẫn tới dự kiến là sự gia tăng của chất thải điện tử từ ĐTDĐ sẽ
tiếp tục tăng mạnh trong một khoảng thời gian không xa. Trong thực tế, CNTT và
truyền thông cùng với những đồ chơi điện tử là những ví dụ cho những khu vực phát
triển năng động của thiết bị điện tử và thị trường điện tử.

Trong bài báo này, chúng tôi sẽ xem xét những nguồn cung ứng toàn cầu và những thế
hệ chất thải trong lĩnh vực viễn thông di động, sự phát triển của viễn thông di động ở
Nigeria và những hiện thực trong việc quản lý chất thải từ những khu vực trong nước.
Những giải pháp đúng đắn về môi trường và hiệu quả quan lý đối với điện thoại di
động đã hết sử dụng và những rác thải điện tử thông qua việc sử dụng lại và tái chế
cũng được đề cập.

2. Sự phát triển về thông tin di động tại Nigeria


Điện thoại di động, một dịch vụ không thể thiếu trong nhu cầu đời sống hằng
ngày, đã gia tăng sự phát triển kể từ việc hiện thực các ý tưởng về hệ thống di động
toàn cầu tiêu chuẩn từ trước những năm 1990 (Scharnhorst et al., 2005) , Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), 1997. Hiệp định viễn thông cơ bản đã đặt nền móng cho
sự phát triển của thị trường và tự do hóa đầu tư trong lĩnh vực truyền thông. Đó là
sáng kiến cần thiết để hạn chế sự độc quyền trong lĩnh vực viễn thông và đưa ra những
cam kết, nguyên tắc nền tảng cho sự cạnh tranh của các dịch vụ viễn thông cơ bản cho
tất cả các thành viên của WTO, và đặc biệt là ở Châu Phi (ITU, 2004). Cuộc cạnh
tranh về thị trường di động đã được diễn ra tại Nigeria bằng sự cấp phép của bốn nhà
điều hành viễn thông kĩ thuật số vào năm 2001 thông qua một cuộc đấu giá. Sự tự do
hóa hoàn toàn lĩnh vực viễn thông đã dẫn đến kết quả là sự tăng trưởng của các nhà
sản xuất trong lĩnh vực CNTT.

Sự thay đổi trong lĩnh vực viễn thông tại Nigeria bắt đầu với việc thành lập Ủy Ban
Truyền Thông (NCC) bởi điều luật thông tin năm 1992. Điều luật này cho phép sự tự
do hóa trong sự phát triển của ngành viễn thông. Sau khi có hiệu lực vào tháng 7 năm
1993, Ủy ban đã thiết lập về việc thực hiện sự tự do hóa cho ngành. Nó đã đưa ra một
số giấy phép cho các dịch vụ viễn thông bao gồm giấy phép cho các nhà cung cấp dịch
vụ điện thoại tư nhân trong 36 tiểu bang của liên bang. Tuy nhiên, trước năm 1998,
các mạng cố định chỉ có công xuất thiết kế cho 700, 000 đường điện thoại cố định và
chỉ có 400, 000 là có khả năng kết nối. Hệ thống điện thoại di động duy nhất tại
Nigeria được cung cấp bởi Công ty Truyền thông Nigeria, có công xuất 210, 000 kết
nối, với chỉ 26, 500 thuê bao vào năm 1998.

Chính phủ đã cảm thấy hiệu suất của ngành là không thể chấp nhận được và đã
tiến hành sửa đổi nó bằng việc xây dựng nhiều chính sách vào năm 1998, và dần dần
được hiện thực vào khoảng giữa năm 2000 (Moshiro, 2004; Doyle và McShare,
2001). Mục tiêu tổng quát của chính sách viên thông quốc gia là đạt được sự hiện đại
hóa và phát triển nhanh chóng của các mạng viễn thông và các dịch vụ liên quan. Với
sự tự do hóa của ngành và sự hiện thực của NTP, sự đóng góp của điện thoại cố định
bắt đầu giảm khoảng 95% trong năm 2000 và còn dưới 10% vào tháng 3 năm 2005.
Với mật độ điện thoại từ 0.4% vào năm 1998, tăng lên đến 0.89% tháng 12 năm 2002,
3.35% vào tháng 12 năm 2003 tiếp sau đó là mức tăng trưởng 9.47% vào tháng 3 năm
2005 (Ndukwe, 2006b). Chi phí dịch vụ viễn thông trong nước đã giảm đáng kể qua
từng năm. Hơn 10, 000 công nhân đã được hưởng lợi trực tiếp bởi các nhà cung cấp
GSM. Ước tính khoảng một triệu người lao động được hưởng lợi gián tiếp qua các
nhà cung cấp GSM thông qua việc bán thẻ, card điện thoại, … , bao gồm cả những
người hưởng lợi bởi “umbrella phone ki ốp”, nơi mà những cuộc hội thảo được tổ
chức.

Sự gia tăng tự do hóa trong lĩnh vực thông tin đã tạo thuận lợi cho các quốc gia, kết
quả là sự tăng trưởng quan trong của GDP trong ngành. Một tài liệu khảo sát cục bộ
về lĩnh vực truyền thông tại Nigeria được cho trong bảng 2. Sự đóng góp cho GDP là
1.23 triệu đô la vào năm 2002, đứng thứ hai sau khí đốt và dầu (Moshiro, 2004). Để
khuyến khích đầu tư, thuế nhập khẩu của tất cả các thiết bị viễn thông đã được giảm
từ 25% xuống còn 5% trong thời gian 2 năm kể từ tháng 8 năm 2001. Nhiều ưu đãi về
thuế cũng đã được thực hiện(Damkor, 2002).

Hiện nay, hơn 100 công ty có giấy phép để cung cấp các dịch vụ giá trị gia
tăng, dịch vụ thông tin liên lạc giá rẻ trong tất cả các khu vực của Nigeria. Lĩnh vực
đầu tư viễn thông tư nhân tại Nigeria tăng lên mức kỷ lục đạt 4 tỉ đô la vào năm 2003
(Bảng 2) (ITU, 2004). Phân tích dữ liệu có sẵn về đầu tư tư nhân và số lượng kết nối
điện thoại di động được cho trong Bảng 2 cho thấy một sự tương quan tích cực r =
0.95 và một phương trình truy hồi tuyến tính của sự tăng trưởng:

Y =1900.15 + 2.85 X ( R 2 = 0.85);

Với Y = Các nhà đầu tư tư nhân, và X = Số lượng kết nối điện thoại

Một sự tương quan tích cực giữa sự phát triển của điện thoại di động (số lượng điện
thoại trên 100 người) và sự tăng trưởng của GDP (r = +0.89) cùng với chỉ số phát
triển con người (r = 0.51) đã được ghi nhận. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
điện thoại như là một phần tiên quyết cho sự phát triển con người.

Nigeria hiện nay là một trong những thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất tại
Châu Phi (Ndukwe, 2005). Điều này làm gia tăng nhu cầu phân phối tại đây.
Các khu vực đã ghi nhận một sự tăng trưởng khoảng 155% trong suốt 12 tháng năm
2004. Nigeria là thị trường viễn thông lớn thứ 3 ở Châu Phi về mặt doanh thu dịch vụ.
Sự tăng trưởng mật độ điện thoại tại Nigeria so với tỉ lệ tăng trưởng của Châu Phi và
thế giới được cho tại Bảng 1. Thống kê cho thấy vào tháng 8 năm 2005, 4 nhà cung
cấp dịch vụ lớn đã có 91% thị phần trong thị trường viễn thông Nigeria. Thị trường
này có nhiều tiềm năng lớn, nhưng khó có thể đánh giá được bởi sự phát triển cua thị
trường không chính thức ước tính khoảng 27 triệu thuê bao trong tổng số 136 triệu
thuê bao (MTN, 2005). Nigeria hiện nay đã gia tăng số lượng cung ứng điện thoại giá
rẻ và truy cập Internet thông qua các ‘ki ốp điện thoại’, các trung tâm thông tin, và các
quán café Internet.

3. Bối cảnh

Điện thoại di động là một cái radio cá nhân nhỏ có 2 chiều hoạt động, việc gởi
và nhận tín hiệu, mang theo giọng nói và dữ liệu trong các cuộc liên lạc các nhân với
các điện thoại di động và các điện thoại khác. Điện thoại di động có cấu trúc rất phức
tạp và sự kết hợp của nhiều vật liệu. Số lượng các thuê bao di động toàn cầu đang gia
tăng và dự kiến sẽ đạt mức 2 tỉ thuê bao trong năm 2006 (NOKIA, 2005).

3.1 Sáng kiến liên kết các nhà phân phối điện thoại di động (MPPI)

Công ước Basel công nhận sự cần thiết phải quản lý các sản phẩm hết hạn sử
dụng (end of life) và các chất thải độc hại để bảo vệ sức khỏe cho con người và môi
trường. Tất cả các bên liên quan đã công nhận những thách thức trong việc quản lý
chất thải điện tử nói chung và điện thoại di động nói riêng. Đây là điều quan trọng bởi
vì trong 3 thập kỉ của nền văn minh, điện thoại di dộng dã trở thành một công cụ thân
thuộc nhất trong cuộc sống hiện đại và sự phát triển của nó đã tăng theo mức cấp số
nhân.
Để kết thúc, công ước quyết định thành lập các đối tác công nghiệp để tìm ra
cách tiếp cận sáng tạo hơn trong việc quản lý có hiệu quả đối với các sản phẩm “lỗi
thời”. Sản phẩm đầu tiên được chọn lựa là điện thoại di động. Hiệp hội hợp tác sáng
kiến điện thoại di động MPPI đã được thành lập vào tháng 12 năm 2002 và nó được
mong đợi sẽ trở thành một mô hình cộng tác chung giữa Công ước Besal và các nhà
công nghiệp (Most, 2003; IPMI, 2003; BASEL/MPPI, 2003). Các sáng kiến của MPPI
cần tới sự hợp tác giữa các nhà sản xuất điện thoại, các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các
nhà cung ứng mạng và các nhà điều hành cùng với những nhà tái chế. Mục tiêu của
MPPI là đây mạnh công ước Basel trong lĩnh vực môi trường và quản lý điện thoại di
động đã “lỗi thời – end of life”.

Tiền đề này cho phép các thành viên có trách nhiệm chung trong các giải pháp quản lý
môi trường đối với điện thoại di động “lỗi thời” và sẽ thúc đẩy việc thiết kế lại điện
thoại di động và tìm ra những cách thức tốt nhất để sửa đổi, tái chế và tiêu hủy một
cách an toàn.

Có một lo ngại về sự di chuyển xuyên quốc gia của các điện thoại di động “lỗi thời”.
Một lượng lớn trong số hàng trăm điện thoại bị loại bỏ mỗi năm, bao gồm cả những
sản phẩm bị lỗi và bị loại khỏi bị trường, những sản phẩm tái chế và bỏ đi, kết thúc tại
những nước đang phát triển, nơi mà có những cơ sở hạ tầng thấp kém hoặc hoàn toàn
không có để bảo đảm chúng được xử lý và quản lý để bảo đảm không gây hại cho sức
khỏe con người và môi trường. Các nhà sản xuất điện thoại động lớn nhất thế giới là
các thành viên của MPPI, bao gồm Nokia, Motorola, LG, Matsushita (Panasonic),
Mitsubishi, NEC, Philips, Samsung, Siemens, and Sony Ericsson (Most, 2003;IPMI,
2003; BASEL/MPPI, 2003). Một tổ chức “Mobiphone Working Group” đã được
thành lập, và đã phát triển một chương trình làm việc, bao gồm 4 dự án chính:

• Tái sử dụng lại điện thoại di động

• Ngăn chặn việc lưu trữ và phân phối các sản phẩm điện thoại đã qua sử dụng
(được xem là rác ở các nước phát triển)

• Phục hồi và tái chế các sản phẩm điện thoại di động lỗi thời,

• Nâng cao ý thức và đào tạo

Kết quả của 4 dự án trên được mô tả trong hướng dẫn của MPPI (BASEL/MPPI,
2003) . Cùng chung mục tiêu này, quỹ kim loại quốc tế, mà thành viên bao gồm các
nhà tái chế, các nhà luyện kiem đưa ra những hướng dẫn cho các thành viên của mình,
các nhà sản xuất điện thoại di động, những cách thức và phương pháp có thể được sử
dụng để tái chế và thu hồi lại lương kim loại quý từ các thiết bị di động. Mục đích
điều này là để bảo về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ con người trong việc chống lại
những điều kiện bất lợi. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tất cả vòng đời của
điện thoại di động, điều quan trọng là tất cả các bên liên quan phải chịu trách nhiệm
theo sự kiểm soát của họ. Những đối tác trong một hệ thống cần làm việc cùng với
nhau để giải quyết những vấn đề về môi trường cũng như chia sẻ những mối quan tâm
và kinh nghiệm của họ trong việc thực hiện. Sáng kiến hợp tác như MPPI trong khuôn
khổ công ước Basel là bước tiến đúng đắn.

3.2 Những dòng điện thoại chính

3.2.1 Sản xuất và tiêu thụ

Trang 10/21

You might also like