Tổng hợp lại tình hình sản xuất kinh doanh rượu

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tổng hợp lại tình hình sản xuất kinh doanh

rượu, bia
Tags: Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài, đơn vị sản xuất, năng lực sản xuất, doanh
nghiệp nhà nước, nhà máy bia, bằng phương pháp, bộ công nghiệp, việc xây dựng, tổng hợp,
kinh doanh, tình hình, địa bàn, thiết bị, sản lượng, triệu
Bộ Công nghiệp vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành tổng hợp tình hình đầu tư,
sản xuất kinh doanh và phân phối rượu, bia trên địa bàn để đánh giá thực trạng
sản xuất kinh doanh mặt này phục vụ việc xây dựng chính sách của Chính phủ.

Các địa phương sẽ rà soát, tổng hợp số lượng đơn vị sản xuất rượu, bia trong địa bàn,
phân theo doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI),
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, kể cả các cơ sở hộ dân tự nấu rượu
bằng phương pháp thủ công.

Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp trong các năm 2004,
2005, ước thực hiện 2006, kế hoạch năm 2007 và dự kiến đến năm 2010; cơ cấu
chủng loại sản phẩm; giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, nộp thuế, số
lao động, lương bình quân.

Năm 2004 cả nước có 329 cơ sở sản xuất bia với công suất thiết kế 1.737 triệu lít.

Riêng đối với các hộ dân nấu rượu bằng phương pháp thủ công, yêu cầu đánh giá sản
lượng sản xuất bình quân hàng năm và tình hình nộp thuế. Hiện trạng công suất thiết
bị, trình độ thiết bị và sự đồng bộ, năng lực sản xuất thực tế của các đơn vị sản xuất
rượu, bia và tiến độ các dự án đầu tư đang triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, các địa phương đánh giá tình hình sản xuất, buôn bán rượu, bia giả,
nhập lậu trên địa bàn; kế hoạch, quy hoạch đầu tư phát triển sản xuất và dự kiến nhu
cầu tiêu dùng rượu, bia trên địa bàn của tỉnh, thành phố.

Đánh giá những khó khăn, bất cập trong quản lý sản xuất, lưu thông mặt hàng rượu,
bia; đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp rượu, bia và tăng cường khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

Cũng theo số liệu tổng hợp của Bộ Công nghiệp năm 2004 thì giá trị sản xuất công
nghiệp của toàn ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên cả nước đã đạt 15.281,5 tỷ
đồng, doanh thu đạt 17.950 tỷ đồng, đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng trên 5.000
tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 20.000 lao động.

Năm 2005 sản lượng bia sản xuất khoảng 1.500 triệu lít, sản lượng rượu sản xuất là 80
triệu lít.
Tính đến hết năm 2004, toàn ngành có 329 cơ sở sản xuất bia với công suất thiết kế
1.737 triệu lít, 72 cơ sở sản xuất rượu (không kể các cơ sở do dân tự nấu) có công
suất thiết kế 103 triệu lít.

Có 50 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.324,7 triệu USD,
trong đó có 25 dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư
đăng ký 622 triệu USD, 24 dự án liên doanh với số vốn đầu tư đăng ký 702,69 triệu
USD và một dự án hợp doanh sản xuất nước khoáng đóng chai.

Các nhà máy bia được phân bổ tại 49 tỉnh thành trên 64 tỉnh thành của cả nước tập
trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung bộ và Nam
Trung bộ. Các khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, trung du miền núi phía
Bắc, năng lực sản xuất bia ở mức thấp.

Năng lực sản xuất bia tập trung chủ yếu tại những tỉnh thành phố trực thuộc TW như:
TP Hồ Chí Minh chiếm: 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc, TP Hà Nội:
13,44%, TP Hải Phòng: 7,47%; tỉnh Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%; Huế: 3,05%; Đà
Nẵng: 2,83%.

Trong số các nhà máy bia hiện đang hoạt động có 19 nhà máy đạt sản lượng sản xuất
thực tế trên 20 triệu lít, 15 nhà máy bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít, 268 cơ sở có
năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.

Về trình độ công nghệ, thiết bị: Những nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít tại
Việt Nam đều có thiết bị hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước có nền công
nghiệp phát triển mạnh như Đức, Mỹ, Ý... Các nhà máy bia có công suất trên 20 triệu lít
cho đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ công
nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các cơ sở còn lại với công suất thấp vẫn đang trong tình
trạng thiết bị, công nghệ lạc hậu, yếu kém, không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm.

Năm 2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu
lít/năm, sản lượng đạt 76,3 triệu lít/năm, khai thác 74% công suất thiết kế; trong đó sản
lượng rượu nhẹ có gaz đạt 10,6 triệu lít, rượu vang, champagne đạt 24,2 triệu lít. Rượu
mạnh và các loại khác 15,95 triệu lít, cồn công nghiệp dùng cho sản xuất và xuất khẩu
khoảng 25,5 triệu lít.

Ngoài ra còn có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu, tự tiêu thụ với sản lượng ước
khoảng 242 triệu lít. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của các cơ sở này gặp nhiều
khó khăn nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng do uống phải rượu còn
nhiều độc tố, kém chất lượng, lãng phí lương thực và gây thất thu lớn cho ngân sách
Nhà nước.

Nhìn chung, ngành công nghiệp rượu hiện nay vẫn chưa phát triển, công nghệ, thiết bị
lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nguyên nhân là do thiếu vốn để đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Do đó khả năng cạnh tranh kém... Trong khi đó, rượu nấu bằng
phương pháp thủ công chưa thể quản lý; rượu lậu, rượu giả trốn thuế chưa có biện
pháp khả thi để ngăn chặn, càng gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm rượu của
các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp FDI do thương hiệu sản phẩm chưa
thực sự mạnh, nên chỉ huy động được 17% công suất thiết kế.
http://vietbao.vn/Kinh-te/Tong-hop-lai-tinh-hinh-san-xuat-kinh-doanh-ruou-
bia/20628350/87/

You might also like