Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THÁNG 02/2011

I- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:
1. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô:
Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ, chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 15/TB-VPCP ngày
14/02/2011 về điều hành chính sách tiền tệ và đặc biệt là Nghị quyết 11/NQ-
CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Ngân
hàng Nhà nước đã khẩn trương triển khai quyết liệt, kịp thời nhiều giải pháp
như: Báo cáo và đề xuất với Thường trực Chính phủ các giải pháp chủ yếu
điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2011; Ban hành chỉ thị và xây dựng
kế hoạch thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm
soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong năm
2011... Trong tháng 02/2011, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai một số biện
pháp cụ thể sau:
1.1. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng:
- Điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong
thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong
thanh toán bù trừ từ mức 9%/năm lên mức 11%/năm; điều chỉnh tăng lãi
suất kỳ hạn 7 ngày trên nghiệp vụ thị trường mở từ 9% lên 11%/năm. Đồng
thời, giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức
7%/năm.
- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn nhằm hỗ
trợ tích cực vốn thanh toán cho các tổ chức tín dụng trong dịp Tết Nguyên
đán Tân Mão, đồng thời hút tiền về ngay sau khi vốn thanh khoản của các tổ
chức tín dụng được cải thiện để kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng
ngay từ đầu năm.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh
doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tăng tổng dư nợ tín dụng dưới 20%
và tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%; giảm dần tỷ trọng dư nợ
cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ của tổ chức tín dụng (tối đa
là 20% đến 30/6/2011 và tối đa là 15% đến 31/12/2011); giám sát chặt chẽ
nợ xấu phát sinh. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh linh hoạt các tỷ lệ trích
lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín
dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu
của nền kinh tế.

1
- Khẩn trương hoàn thiện để ban hành mới các quy định về lãi suất cơ
bản, lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng có
diễn biến bất thường, thu phí cho vay, áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong
trường hợp người gửi tiền rút trước hạn.
- Sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ
trên nguyên tắc chỉ cho vay ngoại tệ đối với các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thiết yếu của nền kinh tế và có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
1.2. Điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối:
- Điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932
lên mức 20.693 VND/USD áp dụng cho ngày 11/02/2011 và thu hẹp biên độ
ấn định tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng so với tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ ± 3% xuống ± 1% nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường,
khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại tệ và bán ngoại tệ để
thanh toán nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục các mặt hàng nhập
khẩu không thiết yếu, không cấp bách.
- Xây dựng và triển khai các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá
nhân, trước hết là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ
cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý; kiểm
soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước
ngoài của các tổ chức và cá nhân.
- Theo dõi và dự báo sát biến động giá vàng thế giới, cung – cầu vàng
trong nước để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng hợp lý, ngăn chặn
có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường.
- Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố phối
hợp với chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, vàng trên địa bàn và xử lý nghiêm các vi phạm.
1.3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ
chức tín dụng:
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện việc
kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá thực hiện quy định của pháp luật và
quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy
cơ rủi ro tín dụng.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra các tổ chức tín dụng trong

2
6 tháng đầu năm 2011 về cho vay lĩnh vực phi sản xuất, chất lượng tín dụng
và việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của tổ
chức tín dụng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công bố công khai
trên website Ngân hàng Nhà nước.
1.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền của
Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo sự nhận thức sâu rộng, kịp thời và đồng
thuận trong toàn xã hội về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt
động ngân hàng trong năm 2011, góp phần triển khai có hiệu quả các giải
pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của
Chính phủ.
2. Đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng trong dịp Tết
Nguyên đán Tân Mão:
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cân đối
cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên
đán Tân Mão, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động xây dựng và triển khai
đồng bộ phương án, biện pháp ổn định thị trường tiền tệ trong dịp Tết
Nguyên đán Tân Mão. Nhờ đó, thị trường tiền tệ trước, trong và sau Tết
Tân Mão được duy trì ổn định, khả năng thanh khoản của các tổ chức tín
dụng được đảm bảo, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả của nền kinh tế.
3. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng:
Thực hiện sự phân công của Ban chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức Hội
nghị thường niên ADB năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai các công
việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị.
II- MỘT SỐ TÌNH HÌNH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THÁNG
02/2011:
1- Lãi suất:
Lãi suất huy động ít biến động so với cuối tháng 1/2011, lãi suất huy
động VND bình quân ở mức 13,04%/năm; Lãi suất cho vay tăng khoảng
0,5-1% so với cuối tháng 01/2011, lãi suất cho vay VND bình quân ở mức
16,23%/năm (cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức
14-16%/năm; lĩnh vực phi sản xuất là 18-20%/năm). Lãi suất huy động bằng
USD tương đối ổn định so với tháng 01/2011, hiện lãi suất huy động USD
bình quân là 4,2%/năm; lãi suất cho vay USD bình quân là 6,37%/năm.
2- Tỷ giá:
Tỷ giá USD/VND tháng 02/2011 tăng do Ngân hàng Nhà nước điều
chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và thu hẹp biên độ ấn định tỷ giá
giao dịch của các ngân hàng thương mại. Trên thị trường chính thức, đến

3
ngày 25/02/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.683 VND/USD,
tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại đều ở mức kịch trần cho phép,
tỷ giá trên thị trường tự do hiện ở mức 22.070 - 22.170 VND/USD.
Giá vàng trong nước tháng 02/2011 tăng khá mạnh do giá vàng thế
giới tăng và tác động của việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, đến
ngày 25/02/2011 giá vàng trong nước ở mức 37,530- 37,670 triệu
đồng/lượng.
3- Huy động vốn:
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày
22/02/2011 ước tăng 5,79% so với cuối tháng 01/2011 do sau Tết Nguyên
đán, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng mạnh. So với cuối năm
2010 tổng số dư tiền gửi của khách hàng tăng 1,9%.
4- Cho vay nền kinh tế:
Tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 22/02/2011 ước tăng 1,46% so
với cuối tháng 01/2011 và tăng 2,71% so với cuối năm 2010.
5- Tổng phương tiện thanh toán:
Tổng phương tiện thanh toán đến ngày 22/02/2011 ước tăng 1,83% so
với cuối tháng 01/2011 và tăng 2,75% so với cuối năm 2010; trong đó, tiền mặt
lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước giảm 16,11% so với tháng 01/2011 và
tăng 7,86% so với cuối năm 2010.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

You might also like