Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: NEÁNG KIM HUỆ

Lớp: SD0718A2
MSSV: 6075564

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ :

ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG THỜI KỲ 1945-1946


LÀ MẪU MỰC VỀ SÁCH LƯỢC LỢI DỤNG MÂU THUẪN
KẺ THÙ?


Thời kỳ ngoại giao 1945-1946, cố Tổng bí thư Lê Duẫn cho rằng: “ lúc thì tạm
hòa hoãn với Tưởng để rãnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì hòa hoãn với
Pháp để đuổi cổ Tưởng và quét sạch bọn phản động và tay sai của Tưởng, dành
thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những
biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một
mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnit về lợi dụng những mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.
Tháng 11 năm 1945 trở đi, cục diện chính trị quốc tế và tình hình Đông Dương
có những diễn biến phức tạp: ở Châu Á - Thái Bình Dương, các nước Phương
Tây buộc phải điều chỉnh chủ trương đối với Đông Dương để đạt được mục tiêu
của quyết định Pốtđam và tình hình chính trị nước Pháp ngày càng bất lợi cho
phái Đờ Gôn, chính sách dùng vũ lực để tái chiếm Đông Dương đứng trước thách
thức lớn trong nội tình nước Pháp và cũng như trong quan hệ với đồng minh
Phương Tây. Mỹ, Anh và ở mức độ nào đó là Tưởng Giới Thạch lúc này tỏ ra
ngần ngại đối với việc Pháp quyết tâm dùng vũ lực để đối phó với Việt Nam, áp
đặt lại ách thống trị thực dân đối với Đông Dương, đơn phương điều chỉnh quyết
định Pốtđam về Đông Dương một cách có lợi nhất cho Pháp- vốn không thuận ý
đồ chiến thuật của Mỹ, Anh và Tưởng đối với khu vực này
Những thách thức đối với nền độc lập của nước ta càng trở nên nghiêm trọng.
Tuy lực lượng cách mạng phát triển về mọi mặt, chính quyền nhân dân được
thành lập từ Nam đến Bắc, song tình hình chưa có thay đổi cơ bản, có lợi cho
cách mạng. Quân đội Tưởng và tay sai cùng với quân đội Anh và quân Pháp kéo
vào nước ta đã làm cho tương quan lực lượng thay đổi nhanh chóng, bất lợi cho
cách mạng.
Để duy trì và củng cố thành quả cách mạng vào lúc nước ta chưa chuẩn bị sẵn
sàng khả năng đương đầu bằng quân sự với đối phương. Đảng, Chính Phủ và chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ cho ngành ngoại giao theo phương châm : “
Thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết, nhiều bạn đồng minh
hơn hết”.Đảng và nhà nước ta chủ trương thông qua ngoại giao để tìm một giải
pháp ít xấu nhất tháo gỡ tình hình, từng bước phân hóa thế lực thực dân Pháp và
Tưởng Giới Thạch.
Gần 20 vạn quân Tưởng có dắt theo bọn phản động mượn tiếng tước vũ khí Nhật,
tìm mọi cách gây khó khăn cho ta, tiến tới lật đổ chính quyền, lập một chính phủ
thân Tưởng, qua đó chiếm miền Bắc nước ta. Trước tình hình đó Đảng chủ
trương: quân Tưởng là kẻ thù nguy hiểm nhưng không cơ bản nên ta phải dựa
vào pháp lý đấu tranh việc nào có lợi, phục vụ cho củng cố chính quyền, bảo vệ
độc lập thì ta làm, ngược lại ảnh hưởng đến cách mạng thì ta đấu tranh. Hơn nữa
Pháp đang đánh Nam Bộ, nên Đảng chủ trương “ hòa hoãn với bọn Tưởng tập
trung lực lượng chống thực dân Pháp”. Ta hòa hoãn với Tưởng để có thời gian
chuẩn bị và đánh Pháp ở Nam Bộ,phá được âm mưu bóp chết cách mạng non trẻ
của ta.
Mặc khác, được sự giúp đỡ của thực dân Anh. Ngày 23-9-1945, quân Pháp gây
hấn ở Sài Gòn và từ đó mở rộng vùng chiếm đóng Nam Bộ và một số vị trí quan
trọng ở Tây Nguyên. Nước ta bị phong tỏa trong khi đó thì lực lượng Hồng quân
Trung Hoa đang đối phó với Tưởng ở vùng Đông và Tây Bắc Trung Quốc chưa
thể tiếp cận và giúp đỡ nước ta được. Còn Liên Xô cũng chưa thể dùng Liên hiệp
quốc làm lợi khí can thiệp hiển nhiên giúp ta được, vì thành phần tổ chức của
Liên hiệp quốc chưa cho phép Liên Xô làm như ý muốn.
Đảng ta chủ trương tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng, chuẩn bị lực lượng để
kháng chiến lâu dài, ngày 28/2/1946 Pháp và Tưởng đã ký hiệp ước Pháp- Hoa
để trao đổi quyền lợi lẫn nhau. Chỉ thị ngày 3/3/1946 của Trung Ương Đảng về “
Tình hình và chủ trương” đã vạch ra : “ Hiệp ước Hoa – Pháp không phải chuyện
riêng của Tàu Tưởng và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay
sai của chúng ở thuộc địa nhưng do có khó khăn trong nội bộ chúng, sự lớn mạnh
của cách mạng Việt Nam và dư luận thế giới buộc chúng phảo dàn xếp với ta.
Chỉ thị còn nhấn mạnh : “ điều cốt yếu là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp,
không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến
bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu…không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhục
tinh thần quyết chiến của dân tộc ta” chỉ thị này đã thể hiện sách lược “ hòa để
tiến”.
Trước hoàn cảnh đó Đảng và Hồ Chủ Tịch đi đến ký kết Hiệp định sơ bộ với
Pháp (6/3/1946) ,tạm thời hòa hoãn với Pháp ta đã tránh được một cuộc chiến
đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, tạo thêm cơ sở pháp lí buộc
Tưởng phải nhanh chóng rút khỏi miền bắc nước ta, bọn tay sai Việt Quốc, Việt
Cách vì mất chỗ dựa nên phần lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng, chúng ta
có thêm thời gian hòa bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng
dân tộc thống nhất phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị lực lượng mọi
mặt cho cuộc sống kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Đặc biệt là
đối với miền Nam- nơi mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách
gay gắt- Hiệp định sơ bộ tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ
thôn,xã tạo thế và lực để cùng cả nước kháng chiến lâu dài
Việc ký kết hiệp định sơ bộ là một biện pháp đúng đắn và sáng tạo. Đây là văn
kiện pháp lý đầu tiên thừa nhận Việt Nam Dân Chủ Công Hòa là một nước tự do,
có chủ quyền. Đã phá âm mưu của bè lũ đế quốc câu kết nhau bán đứng Đông
Dương cho Pháp. Đã đuổi Tưởng về nước, giành thêm thời giam hòa bình để xây
dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.Việc ký kết Hiệp Định
đã thể hiện sách lược phân hóa kẻ thù việc ký kết hiệp định đã nói lên quân bình
giữa ta và Pháp.
Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, việc kí hiệp định sơ bộ trong hoàn cảnh lúc đó là
một chủ trương cứu nước duy nhất đúng “ một mẫu mực tuyệt vời với sách lược
Leninnit về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có
nguyên tắc”.
Chính sách đối ngoại đầu tiên của Nhà Nước Việt Nam độc lập đã đổi mới quan
hệ giữa chính quốc và thuộc địa và quan hệ với láng giềng gần xa- kể cả quan hệ
với các nước lớn, mở ra trang sử mới của quan hệ quốc tế Việt Nam, đặc biệt nó
được vận dụng khôn khéo trong chủ trương “Hòa để tiến”, Hiệp định sơ bộ 6-3-
1946 và tạm ước 14-9 1946. Nó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm có tính
phương pháp luận về nhận định xu thế thời cuộc, về kẻ thù, về đánh giá và khả
năng phát triển cách mạng của nước ta, về vận dụng sáng tạo phương châm thêm
bạn bớt thù và về tính chủ động tiến công tạo nên cục diện mới thông qua cuộc
đấu tranh thương lượng bằng biện pháp đối ngoại hòa bình trong bối cảnh bước
ngoặt của diễn biến quốc tế và cách mạng giải phóng dân tộc.

Hệ quả to lớn mà mặt trận đối ngoại đem lại cho sự nghiệp cách mạng thời kỳ
này là đã góp phần to lớn vào việc điều chỉnh tương quan lực lượng ngày càng có
lợi cho ta, chuyển từ đối đầu bằng quân sự sang đối thoại hòa bình. Bước đầu ta
phát huy được sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh khối đoàn kết dân tộc chủ động
đánh vào điểm yếu về chính trị của các thế lực thù địch, lợi dụng sự khác nhau về
lợi ích riêng củ chúng từng bước phân hóa và làm suy yếu chúng.Điều có ý nghĩa
lớn là ta biết nhân nhượng kẻ thù để tranh thủ thời gian, biết biến thời gian hòa
hoãn để xây dựng lực lượng vật chất và bước vào cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp trong thế chủ động hơn.
Và chính điều này thấy được tài lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch đã có đường
lối – sách lược khóe léo để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững và củng cố chính
quyền trong điều kiện rất khó khăn, vừa phá thế bao vây của địch vừa bảo vệ và
chuẩn bị lực lượng để kháng

You might also like