Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ NỘI

Tiểu luận

Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ñeà taøi:
VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC
TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

SINH VIÊN : NGUYỄN THANH


DŨNG
MSSV : 20080505
LÔÙP : TIN PHÁP
KHÓA : K53

HÀ NỘI 17-4-2011
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………

II. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ…………………………………………………..

1.Thế giới…………………………………………………………...

2.Trong nước………………………………………………………..

III.VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC……….

THÀNH LẬP ĐCSVN………………………………………………………

1.Hoàn cảnh xuất thân của Nguyễn Ái Quốc……………………….

2.Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước……………………………

3.Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và vào

Việt Nam và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng , tổ chức trong việc

chuẩ bị thành. lập Đảng Cộng Sản Việt Nam……………………

IV.KẾT LUẬN………………………………………………………..

V.MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH………...

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..


I / MỞ ĐẦU :

Sinh ra trong ñôøi, ai cuõng coù moät queâ höông, moät


daân toäc ñeå ñöôïc lôùn leân vaø ñeå thaønh ngöôøi. Tình yeâu
ñaát nöôùc laø voán coù trong moãi con ngöôøi. Ñoái vôùi moãi
ngöôøi con döôïc sinh ra vaø lôùn leân treân maûnh ñaát hình
chöõ S thaân thöông naøy thì tình yeâu ñoù caøng noàng chaùy
vaø töï haøo hôn. Ñaát nöôùc chuùng ta ñaõ traõi qua hai cuoäc
chieán tranh taøn khoác vaø ñaãm maùu choáng laïi boïn thöïc
daân Phaùp vaø ñeá quoác Mæ huøng maïnh xaâm löôïc . Töø
boùng ñeâm noâ leä taêm toái, nhaân daân ta ñaõ trôû thaønh
nhöõng con ngöôøi töï do,laøm chuû nöôùc nhaø,ñaát nöôùc ta
ñöôïc ñoäc laäp vaø phaùt trieån, saùnh vai cuøng baïn beø naêm
chaâu.Coù ñöôïc nhöõng thaønh quaû ñoù laø caû söï ñaáu tranh
gian khoå,duõng caûm vaø ñoå maùu cuûa caû daân toäc Vieät
Nam döôùi söï laõnh ñaïo kieät xuaát cuûa moät ngöôøi anh
huøng daân toäc loãi laïc - Nguyeãn Aùi Quoác. Ngöôøi ta noùi
thôøi theá taïo anh huøng.Thôøi theá ñen toái cuûa ñaát nöôùc ta
döôùi aùch thoáng trò cuûa boïn thöïc daân , ñeá quoác cöùôp
nöôùc ñaõ taïo ra moät laõnh tuï taøi ba Nguyeãn Aùi Quoác.
Thôøi theá taïo ra anh huøng hay anh huøng taïo neân thôøi
theá , ñieàu ñoù khoâng quan troïng,nhöng nhöõng gì Ngöôøi ñaõ
laøm cho daân toäc Vieät Nam ta laø quaù to lôùn, væ ñaïi vaø
cao caû. Noùi veà Ngöôøi , haün chaúng coù giaáy buùt naøo coù
theå vieát heát . Cuoäc ñôøi cuûa Baùc laø caû moät baûn
tröôøng ca huøng vó ñeå laïi cho daân toäc vaø nhaân loaïi treân
theá giôùi. Töø nhöõng sinh hoaït bình thöôøng cuûa cuoäc soáng
haèng ngaøy , loái öùng xöû , taám loøng bao dung cuûa ngöôøi
giaønh cho ñoàng baøo , cho ñaát nöôùc , ñeán caû moät traùi
tim röôùm maùu , yù chí saét ñaù cho vaän meänh nöôùc nhaø
ñaõ taïo döïng neân moät nhaân caùch Hoà Chí Minh væ ñaïi vaø
cao ñeïp nhö aùnh maët trôøi giöõa muøa ñoâng laïnh leõo.
Thaân theá, cuoäc ñôøi vaø söï nghieäp cuûa Ngöôøi laø caû
moät maûng ñeà taøi lôùn töø tröôùc cho ñeán nay ñöôïc moïi
theá heä ngöôøi daân Vieät Nam vaø baïn beø treân khaép theá
giôùi quan taâm , nghieân cöùu. Laø laõnh tuï , ñöùng ñaàu caû
moät daân toäc nhöng khoâng bao giôø ngöôùi töï noùi veà mình
duø chæ moät lôøi. Bôûi vaäy maø vieäc tìm hieåu veà Baùc laø
caû moät troïng traùch quan troïng cho nhöõng nhaø laøm lòch
söû noùi rieâng vaø moïi ngöôøi daân Vieät Nam noùi chung, ñeå
löu truyeàn laïi cho ñôøi sau vaø oân laïi quaù khöù ñaáu tranh
haøo huøng cuûa daân toäc. Nhöõng tìm hieåu nhoû sau , tuy
khoâng ñöôïc caën keõ ,ñaày ñuû veà vai trò to lớn của người đối với
dân tộc Việt Nam , nhưng cũng nêu rõ được phần nào vai trò quan trọng Người
trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

II / HOÀN CẢNH LỊCH SỬ


Thế giới.
a. Thế giới
Vào giữa thế kỉ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở
Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân đối với giai cấp tư sản đòi hỏi phải có một lý luận tiên phong dẫn
đường. Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với “Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản” trong đó khẳng định quy luật diệt vong của chủ nghĩa tư bản,
nhường bước cho xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa, đồng thời chỉ rõ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Đến cuối thế kỉ XIX, CNTB thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa. Các nước đế quốc tranh giành nhau thuộc địa và căn bản hoàn thành việc
phân chia thế giới , áp đặt ách áp bức thực dân lên khắp các nước Á, Phi, Mỹ
Latinh, trong đó có Việt Nam. Thế giới lúc này phân chia làm 2: một khu vực
gồm các nước công nghiệp phát triển, thường gọi là phương Tây, và khu vực
kia bao gồm các nước thuộc địa gọi là phương Đông. Mâu thuẫn mới hình
thành: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Điều này là lý do khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc
địa có thể gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là cách mạng vô
sản ở chính quốc.
Đầu thế kỉ XX, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra do tranh giành quyền
lợi giữa các nước đế quốc (1914-1918). Phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân ở các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc
địa bùng lên mạnh mẽ tạo nên phong trào “ phương Đông thức tỉnh”, đó là nét
đặc sắc nhất của tình hình quốc tế trong giai đoạn này.

2.Trong nước
Vào giữa TK XIX, nước Việt Nam ta đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu
bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng (1-9-1858). Sau khi hoàn thành việc xâm
lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị, thực dân Pháp tiến hành
những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ
mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Chính
sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là bóc lột nặng nề về kinh
tế, chuyên chế về chính trị, kìm hãm nô dịch về văn hóa, nhằm đem lại lợi nhuận
tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp chứ không phải đem đến cho nhân dân các
nước Đông Dương sự “khai hóa văn minh”.
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Một trong những nhiệm vụ mà CNTB là
tiến hành xâm chiến thuộc địa để phân chia thị trường. Chính vì vậy mà mâu thuẫn
giữa Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ I nhằm phân chia lại thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, còn tồn tại mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc
thuộc địa và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản thế giới dẫn đến
phong trào thế giới phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Châu Á tạo nên một phong
trào phương Đông thức tỉnh với 3 trung tâm cách mạng lớn là : Trung Quốc, Ấn
Độ và Đông Dương. Bên cạnh đó còn có một trung tâm cách mạng lớn nữa là Nhật
Bản.
Để tiến hành khai thác thuộc địa thì phải xuất khẩu tư bản đến thuộc địa. Từ
1860 đến 1912, qua hình thức cho vay, chính phủ Pháp và các tập đoàn tư bản
ngân hàng Pháp đã đầu tư vào Đông Dương 499 tỷ phrăng. Hậu quả của sự xuất
khẩu tư bản và du nhập CNTB theo kiểu thực dân vào nước ta đã đem lại những
biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội, chính trị và giai cấp.
Với lòng yêu nước truyền thống nồng nàn, tinh thần anh hùng bất khuất,
nhân dân ta đã liên tục đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập. Các phong
trào kháng chiến đã diễn ra liên tiếp, sôi nổi dưới nhiều hình thức và màu sắc khác
nhau nhưng cuối cùng đều bị thất bại và nguyên nhân là do thiếu một giai cấp tiên
tiến có khả năng đề ra đường lối đúng đắn cho Cách mạng (CM) Việt Nam. Xã hội
Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

III.VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC THÀNH


LẬP ĐCSVN

1.Hoàn cảnh xuất thân


Chuû tòch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Tên
khai sinh cuûa Ngöôøi là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất
Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc. Quê ngoại ôû làng Hoàng Trù; quê nội ôû làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.Hoà Chuû Tòch ñöôïc sinh ra trong moät
gia ñình trí thöùc giaøu tinh thaàn yeâu nöôùc vaø quyeát taâm
ñaùnh giaëc.Cụ thân sinh ra Người là Nguyễn Sinh Huy, tức là Nguyễn Sinh
Sắc (1863 - 1929). Cụ đỗ phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Sau khi đỗ phó
bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ
không hợp tác với chúng. Cụ thường chống đổi bọn quan trên và bọn thực dân
Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Miền
Nam (Nam Bộ) làm nghề thầy thuốc, cho đến lúc từ trần. Thân mẫu của Hồ Chủ
tịch là cụ Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), laø ngöôøi phuï nöõ chòu thöông
chòu khoù, trung haäu , ñaûm ñang. Chị của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Thị
Thanh, tức Bạch Liên (1884 – 1954) . Trong hồ sơ của mật thám Pháp, bản lý lịch
của Nguyễn Tất Thành khi xin vào xưởng Ba Son (1911), có ghi: " Nguyễn Thị
Thanh tức Bạch Liên sống độc thân có liên lạc với quân phiến loạn ở Nghệ Tĩnh,
lấy trộm 3 khẩu súng trong trại lính Vinh, đã bị kết án 9 năm khổ sai...". Anh của
Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888- 1950), đều tham gia
phong trào chống thực dân Pháp và bị tù đày.

Từ 1890 đến 1901 Bác sống ở quê ngoại, cách làng Kim Liên quê nội không xa.
Người thầy có ảnh hưởng nhất trong tuổi ấu thơ của Người là cử nhân Vương Thúc
Quý. Cụ Quý là bạn thân của cụ Phó bảng Sắc và là con thủ lĩnh Chung nghĩa binh
Vương Thúc Mậu thời Cần Vương. Đội nghĩa binh của Vương Thúc Quý chiến
đấu quanh vùng núi Chung (Nam Đàn), khi bị Pháp vây bắt, cụ Vương Thúc Quý
đã nhảy xuống ao hy sinh ngay ở làng Sen cạnh nhà Bác. Chính ở ngôi nhà nhỏ ở
làng Sen, trước khi bước vào mái trường Quốc học Huế (1905), cậu Cung đã được
vị túc nho Vương Thúc Quý hết lòng giúp đỡ, tinh thông tứ thư ngũ kinh... Nhưng
điều quan trọng hơn cả là cậu Cung được thầy học cho biết tường tận các địa điểm,
biến diễn của các cuộc khởi nghĩa ngay trên đất quê nhà của Trần Tấn, Đặng Như
Mai, của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Vương Thúc Mậu và cả phong trào
Đông du của cụ Phan Bội Châu đang diễn ra âm ỷ... Cậu Cung rất chú ý lắng nghe
những cuộc đàm đạo của cha mình với các đồng chí, bèbạn như Sào Nam Phan Bội
Châu, Vương Thúc Quý, đội Quyên (Đại Đấu)... Cậu Cung trở thành liên lạc cho
các nhà nho yêu nước.. Người là một học trò thông minh, chăm chỉ học tập và sớm
có tinh thần yêu nước. Các phong trào đấu tranh của các sĩ phu yêu nước như Phan
Chu Chinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám...đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ
tịch. Người nhận thấy các phong trào yêu nước chưa có được đường lối đấu tranh
đúng đắn. Người cần phải sang các nước phương Tây học tập vì ở đó có tư tưởng
tự do, dân chủ và có khoa học, kỹ thuật hiện đại. Sau này Hồ Chủ tịch đã kể lại:
"Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ tiếng Pháp: tự do, bình
đằng, bác ái... Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn
giấu đằng sau những từ ấy".

Con đường của Hồ Chủ tịch khác hẳn với con đường của các nhà yêu nước tiền
bối. Để đi tìm con đường cứu nước, Hồ Chủ tịch đã đi khắp năm châu bốn biển,
xem xét tình hình, nghiên cứu những lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất
của thời đại, hòa mình với quần chúng công nhân và nhân dân lao động đủ các màu
da. Năm 1908, sau khi tham gia phong trào chống thuế, bị đuổi học, Nguyễn Tất
Thành bỏ vào Nam. Người dừng lại ít lâu ở Phan Thiết, đạy học ở trường Dục
Thanh do một số nhà giáo yêu nước lập ra. Sau đó, Người và Sài Gòn rồi xuống
tàu xuất dương để đi tìm đường cứu nước.

2.Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước


a.Quá trình tìm đến với phong trào cộng sản quốc tế
Trong lúc đất nước đang trong cơn khủng hoảng, thế giới bắt đầu bước vào
thời kỳ sôi động, năm 1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi lúc này là Văn Ba, lên
tàu Latútsơ Tơrêvin từ bến Nhà Rồng rời tổ quốc vượt trùng dương đi tìm chân lý
cách mạng. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, có thể nói là bước mở đầu cho cách
mạng Việt Nam chuẩn bị đi vào con đường cách mạng vô sản, nhịp bước với thời
đại, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân một
cách hữu cơ từ trong bản chất giai cấp và trên tinh thần đấu tranh vì lợi ích của dân
tộc và của nhân loại. Trên hành trình cứu nước, Nguyễn Tất thành chấp nhận cuộc
sống của người lao động làm thuê. Đối với Người, đó chỉ là phương tiện nhằm
thực hiện mục đích. Động cơ thúc đẩy Người ra đi là tìm một giải pháp mới cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, trước hết là tìm ở nước Pháp, nước có cuộc
cách mạng 1789 điển hình, nhưng cũng là nước sản sinh ra chế độ thực dân đang
thống trị tổ quốc của Người. Ý nghĩ này xuất hiện trong đầu Nguyễn Ái Quốc từ
rất sớm, như sau này Người nói: “ Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe 3
chữ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền
văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy. Tôi quyết
định tìm cách đi ra nước ngoài”. Đó là mục tiêu trực tiếp của chặng đầu cuộc hành
trình. Muốn trở về giúp đồng bào thì trước hết phải hiểu rõ kẻ thù đang áp bức dân
tộc mình, nhất là từ trên mảnh đất đã sản sinh ra nó, đồng thời phải tìm ra con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo đường hướng mới. Sự khác biệt giữa
Nguyễn Ái Quốc và những người sang Pháp thời bấy giờ là ở chỗ đó.
Khi xuống tàu vượt trùng dương, Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc ngay với công nhân
Pháp và công nhân châu Phi, bước đầu hiểu được đời sống giai cấp công nhân,
đồng thời xác định chỗ đứng của mình trong giai cấp thợ thuyền.

Tàu Latútsơ Tơrêvin trước khi đến Pháp có ghé qua Singapo, Ai Cập, Nguyễn
Ái Quốc nhận thấy ở các nước này cũng đều có 2 loại người, 2 cảnh sống như trên
đất nước Việt Nam. Khi đặt chân lên đất Pháp, Người thấy ở Pháp cũng có người
nghèo khổ như Việt Nam, “người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông
Dương”. Và Người cũng tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao người Pháp không “khai hóa”
đồng bào ở nước họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”. Hình ảnh nước Pháp để lại
trong tâm trí Nguyễn Ái Quốc không phải là nước Pháp như trong “Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền” của cuộc đại cách mạng Pháp 1789, mà là một nước
Pháp có kẻ giàu, người nghèo, có người tốt, kẻ xấu. Sự nhạy cảm của Nguyễn Ái
Quốc thể hiện ngay từ đầu khi Người phân biệt được người Pháp tốt là những
người lao động, người Pháp tàn ác là những kẻ thống trị. Đồng thời Người cũng
nhận thức ngay được những đau khổvà áp bức dân tộc ngay ở chính quốc. Những
nhận xét đó dẫn Nguyễn Ái Quốc tới nhận thức mới về lực lượng xã hội là bạn
đồng minh của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.
Sau một thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu của hãng vận tải Sácgiơ
Rêuyni tiếp tục cuộc hành trình dài hơn, xa hơn và cũng gian khổ hơn. Đó là
chuyến vòng quanh châu Phi và đã có dịp dừng lại ở nhiều nước như Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Angiêri, Tuynidi, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Đến đâu Người
cũng thấy hai cảnh sống trái ngược nhau, một bên là cuộc sống thừa thãi với sự
thống trị tàn bạo của bọn thực dân, một bên là cuộc sống khổ cực của người dân
thuộc địa. Những hình ảnh ở châu lục đen giúp Người nhanh chóng rút ra kết luận:
Những người dân Pháp phần nhiều là tốt, song những người Pháp thực dân thì cực
kì hung ác và vô nhân đạo. Điều đó cắt nghĩa, khi bắt đầu hoạt động chính trị,
Nguyễn Ái Quốc đã có quan niệm vững vàng về sự đoàn kết giữa các dân tộc thuộc
địa với giai cấp vô sản ở chính quốc.
Cuối 1912, Người tiếp tục theo tàu vượt đại dương đến Mỹ, nước đã sản sinh ra
bản “tuyên ngôn độc lập” năm 1776. Tại đây Người cũng nhanh chóng phát hiện ra
đằng sau những tòa nhà chọc trời với cuộc sống xa hoa của thành phố Niu Oóc là
những con người khốn khổ sống vật vờ dưới bóng đổ của những tòa nhà đó. Người
thường xuyên lui tới khu Háclem và rất xúc động trước cảnh sống thảm hại của
những người da đen ở đây. Tham quan tượng thần tự do, người nhận xét: “Ánh
sáng trên đầu thần tự do tỏa ra trên bầu trời xanh, còn dưới chân tượng thần tự do
này thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới được bình đẳng
với người da trắng…”.
Cuối năm 1913, Nguyễn Ái Quốc theo tàu đến nước Anh giữa lúc chính phủ
Anh đang ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại đây Người đã hòa
mình vào phong trào công nhân và công đoàn, tham dự nhiều buổi diễn thuyết
chính trị, lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ailen. Đặc biệt
Người đã tham gia tổ chức Công đoàn lao động hải ngoại, một tổ chức bí mật của
những người lao động của các thuộc địa sống trên đất Anh. Điều đó báo trước một
chuyển biến mới của Nguyễn Ái Quốc: Từ một người yêu nước, một người lao
động làm thuê bắt đầu bước vào một tổ chức gắn bó với những người dân thuộc địa
nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp, tới Pari, trung tâm văn hóa
và những sự kiện chính trị không chỉ của Pháp mà cả của châu Âu lúc đó. Pari dưới
con mắt của Người lúc đó phản chiếu rõ nét nhất 2 thái cực của xã hội tư bản: Bộ
mặt của bọn thống trị tư sản phơi bày rõ rệt nhất, cuộc sống và nguyện vọng của
người lao động cũng thể hiện rõ nhất. Người nhanh chóng đồng cảm với giai cấp
vô sản Pháp, thấy được sự giống nhau giữa giai cấp ấy và nhân dân các nước thuộc
địa, cả 2 cùng cực khổ, cùng 1 kẻ thù, cùng 1 khát vọng. Một lần nữa thể hiện sự
nhạy bén, sắc sảo trong việc phân biệt bạn thù. Đó là bước phát triển mới trong tư
tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Tư tưởng ấy dẫn Người thực sự bước vào
những hoạt động cách mạng, dẫn đến với giai cấp công nhân quốc tế.
Ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học
nghệ thuật rất đa dạng, quen biết rất nhiều người hoạt động nổi tiếng trong phong
trào công nhân và công đoàn Pháp, các Đảng viên đảng xã hội Pháp. Qua đó
Nguyễn Ái Quốc biết thêm rằng trên đất Pháp cũng có nhiều người Pháp và một số
chính Đảng của Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa. Năm
1919, Người đã tham gia Đảng xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ hơn cả lúc bấy giờ.
Đối với những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng
Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường tiến hành tuyên truyền, tổ chức, làm thức dậy ở
họ lòng yêu nước, về ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc Việt Nam. Với tất cả lòng
nhiệt tình, tính kiên trì và nhãn quang sáng suốt, Người nhanh chóng trở thành linh
hồn của tổ chức “Hội những người Việt Nam yêu nước” trên đất Pháp.

Ngày 18/6/1919, các nước đế quốc họp tại Vécxây để phân chia khu vực ảnh
hưởng và quyền lợi quốc tế sau chiến tranh, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những
người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
gồm 8 điểm, lúc này Người ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Bản yêu sách được đăng
trên báo L’Huminité và nhiều báo khác. Người còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu
sách cho các đại biểu tham dự hội nghị và các nghị viên quốc hội Pháp. Bọn đế
quốc đã không đả động gì đến bản yêu sách này. Tuy nhiên, bản yêu sách đã gây
được tiếng vang lớn, đánh dấu thời điểm Nguyễn Ái Quốc bắt đầu bước lên vũ đài
chính trị quốc tế.
Sau cuộc hành trình gần 10 năm trên khắp các châu lục, Nguyễn Ái Quốc nhận
xét: “ Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen
cũng không đáng 1 xu” và tất cả bọn đế quốc đều tàn bạo. Đây là những nhận thức
có tính chất nền tảng trong việc xác định kẻ thù, để sau đó không lâu Người viết
bản luận tội đanh thép: “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Đặc biệt trong cuộc khảo sát này, Nguyễn Ái Quốc dừng chân lâu ở 3 nước đế
quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh, Pháp, có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu cuộc
cách mạng Mỹ 1776, cuộc cách mạng Pháp 1789 và cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân. Từ đó Người nhận ra những
nhận xét chính xác rằng cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp tuy nêu cao khẩu hiệu
“tự do, bình đẳng, bác ái” nhưng lại không đưa lại tự do, bình đẳng, bác ái thật sự
cho quần chúng lao động, tiếng là cộng hòa, dân chủ nhưng thực chất là tước đoạt
quyền lợi của giai cấp công nông trong nước và bên ngoài thì áp bức các dân tộc
thuộc địa. Người khâm phục ý chí giành độc lập tự do của nhân dân Mỹ, khâm
phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Pháp, nhưng Người cho rằng đó đều là cách
mạng tư sản, cách mạng không đến nơi. Sau này, trong tác phẩm “Đường Cách
Mệnh”, Người có biết: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay,
nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo cách mệnh lần 2. Còn Pháp thì cách
mệnh đã 4 lần rồi mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa
mới hòng thoát khỏi ách áp bức”. Như vậy Người cho rằng việc giải phóng các dân
tộc bị áp bức không thể đi theo con đường của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp
mà phải đi theo 1 con đường cách mạng khác. Nhận xét đó của Nguyễn Ái Quốc
chứa đựng hạt nhân của lập trường đấu tranh giai cấp.
Nguyễn Ái Quốc đã đặt mình vào chỗ đứng của giai cấp cần lao, khảo sát thế
giới và rút ra kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có 2 giống người
là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có 1 mối tình hữu ái
là thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản”. Đến đây, vấn đề bạn thù đã được Nguyễn
Ái Quốc xác định dứt khoát, rằng sự áp bức giai cấp và áp bức dân tộc có chung
một nguồn gốc là chủ nghĩa đế quốc. Đó là những tiền đề rất quan trọng để Nguyễn
Ái Quốc tiếp thu nhanh chóng học thuyết Mác Lênin là cơ sở thực tiễn quan trọng
hình thành con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

b.Nguyễn Ái Quốc trở thành người chiến sĩ cộng sản quốc tế


Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào
công nhân và Đảng xã hội Pháp. Người còn viết nhiều bài đăng trên các báo như
L’ Humanité, Le populaire, lên án chế độ thực dân và tình trạng bóc lột ở thuộc
địa.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’humanité. Luận cương đã
giải quyết một cách trọn vẹn một vấn đề cơ bản mà Nguyễn Ái Quốc đặt biệt quan
tâm là vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt trong mối quan hệ với phong trào cộng
sản quốc tế, chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa. Luận cương
tạo ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức tư tưởng, giúp Nguyễn Ái Quốc
đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Tại đại hội lần thứ XVIII của Đảng
xã hội Pháp họp ở Tua vào tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành
việc Đảng xã hội Pháp tham gia quốc tế thứ 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản
Pháp, trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, là người cộng sản Việt Nam đầu
tiên.
Tháng 6/1921, theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, ban lãnh đạo Đảng cộng sản
Pháp thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc được cử vào nhóm
phụ trách ban này, làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương. Nguyễn Ái
Quốc đã làm việc rất nhiều cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa giai cấp công nhân chính
quốc và nhân dân các nước thuôc địa, giúp cho Đảng Cộng Sản Pháp đề ra chủ
trương công tác thích hợp với tình hình các nước Đông Dương. Cũng trong năm
này, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, tổ
chức đoàn kết các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, theo xu hướng cộng
sản, xuất bản tờ báo Le Paria (“Người cùng khổ”) do Nguyễn Ái Quốc làm chủ
nhiệm kiêm chủ bút, tuyên truyền, tổ chức lực lượng cách mạng và đào tạo cán bộ
nòng cốt cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa.
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô. Tại Liên Xô,
Người vừa công tác trong Ban phương Đông và quốc tế Nông dân của quốc tế
cộng sản, vừa học tập, nghiên cứu tại trường đại học Phương Đông cho đến cuối
năm 1924, tiếp tục viết nhiều bài cho các báo nhằm giới thiệu về Quốc tế cộng sản,
về Đảng cộng sản Liên Xô, về lãnh tụ Lênin, về nước Nga Xô Viết… Các bài viết
này đều hướng tới mục đích tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin trong các nước
thuộc địa, cung cấp cho quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản ở chính quốc hiểu
hơn về “Phương Đông thức tỉnh”, từ đó mà có sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối
quan hệ phối hợp giữa các dân tộc thuộc địa phương Đông và giai cấp công nhân
phương Tây trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân.
Hoạt động quan trọng của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Liên Xô là tham
gia các đại hội và hội nghị của quốc tế cộng sản. Tháng 10/1925, người tham gia
hội nghị quốc tế nông dân họp trong điện Kremli, là đại biểu thuộc địa duy nhất
trên diễn đàn nhưng người đã nhiều lần phát biểu, nêu lên quan điểm của mình và
được đánh giá cao, được bầu vào Đoàn chủ tịch hội đồng quốc tế nông dân và là
đại biểu thuộc địa duy nhất được bầu vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức
nông dân quốc tế, trở thành 1 chiến sĩ cộng sản quốc tế mang nhiều trọng trách.
Người đã dịch “Lời kêu gọi” của quốc tế cộng sản gửi nông dân các nước thuộc địa
ra tiếng Việt cho đài phát thanh Mátxcơva và gửi về Việt Nam.Người được phân
công đặc trách công tác thuộc địa, nghiên cứu giúp đỡ cuộc đấu tranh cách mạng
của các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc luôn luôn đấu tranh bảo vệ và phát triển những nguyên tắc
cách mạng của Luận cương chính trị mà Lênin đã soạn thảo, xây dựng lập trường
giai cấp đúng đắn cho các Đảng cộng sản và các chiến sĩ cách mạng về vấn đề dân
tộc và thuộc địa.
Ngay từ khi nhận thức được con đường cứu nước đúng đắn, hoài bão trở về tổ
quốc tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam thành 1 bộ phận của phong
trào cách mạng thế giới đã nung nấu tâm trí Nguyễn Ái Quốc. Vào giữa những
năm 20 của thế kỉ XX, quốc tế cộng sản tăng cường hơn việc tuyên truyền và giúp
đỡ cách mạng thuộc địa, đây là cơ hội để Nguyễn Ái Quốc thực hiện hoài bão bấy
lâu của mình. Giữa năm 1924, Người đề nghị quốc tế cộng sản cử Người xuống
phía Nam Trung Quốc hoạt động. Tháng 9/1924, quốc tế cộng sản chấp nhận đề
nghị đó và cử Người với tư cách là Ủy viên ban phương Đông của quốc tế cộng
sản với nhiệm vụ là chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức tiến tới xây dựng
Đảng cộng sản Việt Nam và giúp đỡ phong trào cách mạng các nước Đông Nam
Á.
Ngày 11/11/1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc), bắt đầu thời kì mới
trong cuộc đời hoạt động của mình. Ngoài việc liên hệ với cách mạng Việt Nam để
tổ chức, đào tạo cán bộ chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam,
Người còn tích cực hoạt động, khảo sát phong trào cách mạng Trung Quốc, tìm
hiểu âm mưu của các nước đế quốc đối với Trung Quốc và các nước châu Á, góp
phần làm cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên dải đất đông dân cư
này liên hiệp lại thành 1 lực lượng lớn của cách mạng vô sản thế giới.
Ngày 9/5/1925, Người xúc tiến thành lập “ Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức”,
đây là tổ chức đoàn kết quốc tế của những người yêu nước Việt Nam, Trung Quốc,
Ấn Độ, Triều Tiên, Mianma, Inđônêxia…
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trên đất Trung Quốc góp phần quan
trọng vào sự liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở châu Á, nhằm mục tiêu chung giải
phóng các dân tộc bị áp bức, đồng thời thấy rõ tầm nhìn xa, thấy rộng, tầm chiến
lược của người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc.
Ngày 25/4/1928, Người nhận được quyết định của Quốc tế cộng sản đồng ý để
Người về Đông Dương hoạt động theo nguyện vọng. Trước khi trở về, Người đã bí
mật đi công tác 45 ngày tại Pháp, Đức để nắm rõ hơn tình hình thực tế. Đầu tháng
6, Người bí mật rời Đức , qua thụy Sĩ, sang Italia tìm hiểu thêm về các nước tư
bản, đế quốc, bổ sung cho kiến thức thực tế. Sau đó Người đáp tàu buôn Nhật Bản
đi Thái Lan.
Chọn địa bàn Thái Lan làm nơi hoạt động được Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị từ khi
còn ở Quảng Châu. Sau lớp huấn luyện đầu tiên ở Quảng Châu, Người đã cử Hồ
Tùng Mậu về đây xây dựng cơ sở , đã có các cơ sở của Hội Việt Nam Cách Mạng
Thanh Niên và có đông Việt Kiều sinh sống, đã có những tổ chức quần chúng yêu
nước như “Hội thân ái”, “Hội hợp tác”, “Hội phụ nữ”, “Hội thiếu niên”… Tháng
7/1928, Người ở Bản Đông, huyện Phìchịt. Giữa tháng 7, Người đến Uđon. Đầu
năm 1929, Người đi Sacôn. Từ tháng 7/1929 đến cuối năm, Người đến Mụcđahan,
Nọongkhai… để hoạt động trong Việt Kiều và làm nhiệm vụ quốc tế. Tại đây,
cùng với việc xúc tiến mạnh mẽ cho phong trào cách mạng Việt Nam và để thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc còn đóng góp tích cực cho phong
trào cách mạng ở châu Á.
Những năm tháng hoạt động ở châu Á, ngoài nhiệm vụ quốc tế, nhiệm vụ chính
của Nguyễn Ái Quốc là chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành
lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam để đưa phong trào cách mạng Việt Nam đi
đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới, tiến lên giành độc lập, tự do.

3. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và vào
Việt Nam và chuẩn bị về chính trị , tư tưởng , tổ chức trong việc
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
a.Nguyễn Ái Quốc đi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam
Những bài viết của người trong chặn đường hoạt động từ 1921 đến 1927, với nội
dung tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa lênin. Hệ thống quan
điểm đó là:
- "Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân được ngụy trang
bằng cái gọi là "khai hoá văn minh". chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các
dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới,
là kẻ thù trực tiếp nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa. người đã khơi
dậy mạnh mẽ tinh thân yêu nước, thức tỉnh tinh thần phản kháng dân tộc, kêu gọi
nhân dân các nước thuộc địa phải dựa vào lực lượng bản thân mìn, phải tự mình
đứng lên giải phóng cho mình.
- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng thời đại - cách mạng
vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải
phóng giai cấp công nhân "chỉ có giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc,
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của cộng sản và cách mạng thế
giới ". Vì vậy, phải tiến hành cách mạng triệt để, phải đem chính quyền giao cho
nhân dân, chớ không để trong tay một bọn ít người, có như thế dân chúng mới
được hạnh phúc. tư tưởng đó là nền tảng của đường lối chiến lược tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc theo phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội của hồ chí
minh và của đảng cộng sản việt nam.
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở
chính quốc có quan hệ khăng khít với nhau như hai cái cánh của cách mạng thời
đại. phải thực hiện theo khẩu hiệu chiến lược của lênin "vô sản tất cả các nước và
các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại". Hồ Chí Minh đã nêu rõ cách mạng thuộc địa
không phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà nó có tính chủ động, độc lập.
cách mạng thuộc địa thành công trước cách mạng ở chính quốc và góp phần thúc
đẩy cách mạng ở chính quốc tiến lên. đây là một quan điểm cách mạng độc lập
sáng tạo của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng về đường lối chiến lược của cách mạng ở thuộc địa là tiến hành giải
phóng dân tộc, mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn lao động, giải phóng con
người, tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa. song trước hết là phải giải phóng dân tộc, phải đánh đuổi bọn đế quốc, giành
lấy độc lập, tự do . Hồ Chí Minh đã sớm xác định một cách đúng đắn tính chất của
cách mạng ở các nước thuộc địa là 'dân tộc cách mệnh". Nhận thức đúng tính chất
của cách mệnh có tác dụng chi phối sự nhận thức và xác định các vấn đề về kẻ thù,
về nhiệm vụ cách mạng, về lực lượng tạo nên sức mạnh dân tộc, về xây dựng đội
tiên phong cách mạng ...đó là tư tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn của Hồ Chí
Minh về cách mạng thuộc địa.
Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, là
việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một vài người. phải biết tập hợp
lực lượng cách mạng, xây dựng sức mạnh dân tộc. hồ chí minh khẳng định "trong
thời địa ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh
lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng". Hồ Chí Minh đã chỉ ra một
cách đúng đắn những lực lượng xã hội chủ yếu có khả năng đảm bảo thắng lợi của
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời còn đảm bảo cho cách mạng giải
phóng dân tộc phát triển theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Trên cơ sở coi công nông là gốc cách mạng. Một việt nam có chung một dân
tộc , chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một
truyền thống, chung một tiếng nói là một sức mạnh to lớn. vì vậy cần phải khơi dậy
và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nghĩa đồng bào, tập hợp mọi lực lượng
yêu nước lấy công nông làm gốc, nhằm tạo nên sức mạnh dân tộc để chiến đấu và
chiến thắng bọn đế quốc.
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện sự đoàn kết và liên minh với các
lực lượng cách mạng quốc tế. cách mạng việt nam là một bộ phận trong cách
mạng thế giới. tranh thủ có hiệu quả sức mạnh quốc tế, kết hợp đúng đắn sức mạnh
dân tộc với sức mạnh quốc tế, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ
thù.
- Quần chúng phải được giác ngộ và được tổ chức mới tạo nên sức mạnh của
cách mạng. vì vậy phải giáo dục quần chúng về mục đích cách mạng biết đồng tâm
hiệp lực , để đánh đổ giai cấp áp bức mình, giải phóng khỏi gông cùm nô lệ cho
đồng bào, về ý chí quyết tâm, bền gan chiến đấu lâu dài. quần chúng phải được tổ
chức thành một đội ngủ vững bền mới thành công. Còn người cách mạng thì phải
hiểu biết tình thế, phải biết so sánh lực lượng, phải có mưu chước, phải biết cách
làm mới chóng. một cuộc khởi nghĩa nổ ra thắng lợi ở đông dương. muốn vậy,
cuộc khởi nghĩa đó phải là một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải là một
cuộc nổi loạn. đây là quan điểm về phương pháp và nghệ thuật dấu tranh cách
mạng của hồ chí minh.
- Cách mạng muốn thắng lợi, trước hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững
cách mạng mới thành công. đảng muốn vững phải có học thuyết cách mạng, đó là
học thuyết của lênin. đảng phải có đội ngủ cán bộ, đảng viên có lý tưởng cách
mạng, có lập trường và đạo đức cách mạng, có quyết tâm chiến dấu vì lý tưởng
giải phóng dân tộc và nhân loại ..."
Nói tóm lại, hệ thống quan điểm và lý luận về con đường cách mạng của Hồ Chí
Minh là nội dung tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa lênin, nó
được truyền vào việt nam và cả đông dương, trong những năm 20 của thế kỷ XX,
đã trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức
chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức
cộng sản việt nam tiền thân của đảng cộng sản việt nam sau này. Cụ thể:
1920-1923 : Nguyễn Ai Quốc sống tại Pháp, bằng báo chí và tác phẩm “bản án
chế độ thực dân Pháp” Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin : 4-1921, có 2
bài báo quan trọng là “Đông Dương” đăng trên tạp chí của Đảng CS Pháp. Chủ
nghĩa CS có khả năng truyền bá vào Châu Á và Đông Dương , khả năng tiếp thu
thuận lợi hơn Châu Âu. Lập ra hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, tập hợp lực
lượng chống đế quốc. Hội này có cơ quan ngôn luận là tờ báo “ người cùng kho”.
Người vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo này. Người soạn và viết tác phẩm “
bản án chế độ thực dân Pháp” bằng tiếng Pháp (xuất bản 1925).
Bằng các bài báo và tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” của đồng chí
Nguyễn Ai Quốc đã được những thủy thủ người Việt Nam bí mật đưa về nước
truyền bá vào phong trào yêu nước Việt Nam làm cho phong trào yêu nước Việt
Nam lúc này xuất hiện một khuynh hướng tư tưởng mới đó là khuynh hướng tư
tưởng của giai cấp vô sản trong phong trào CM Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1923, Nguyễn Ai Quốc sống ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
Phương pháp truyền bá ở thời kỳ này có hệ thống hơn, chủ nghĩa Mác-Lênin đã
được đồng chí vận dụng đề ra đường lối cho CM Việt Nam.
6- 1923 : Nguyễn Ai Quốc rời Pháp đến Liên Xô.
1924 : Người dự đại hội(ĐH) quốc tế CS lần II sau đó dự ĐH nông dân quốc
tế CS (có đọc tham luận, đề nghị quốc tế CS quan tâm vấn đề nông dân ở các nước
thuộc địa).
b. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam
Sau thời gian học tập nghiên cứu ổ Liên Xô, cuối năm 1924 về đến Quảng
Châu (Trung Quốc), lấy tên là Lý Thụy, Người đi bán báo, bán thuốc lá để có tiền
sinh sống và hoạt động cách mạng. Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam,
Người xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập một
đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam. Đồng thời, với danh nghĩa công
khai, Hồ Chủ tịch công tác trong phái đoàn Bô Rô Đin, cố vấn của Liên Xô, bên
cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Người tìm gặp những người trong
nhóm Tâm Tâm Xã, đồng chí đã tổ chức một nhóm cách mạng đầu tiên gồm 9
người, làm nòng cốt cho tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội sau
này.
Tháng 6/1925, người thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
Hội này có cơ quan ngôn luận là tuần báo thanh niên. Đây là một tổ chức quá độ
vừa tầm, tiếp tục mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho CM Việt Nam, nhiều
đồng chí đã được cử đi học ở trường đại học Phương Đông và những bài giảng của
Người tại Quảng Châu cũng được tập hợp lại in thành sách lấy tên “Đường Kếch
Mệnh” và là cơ sở để Đảng ta viết cương lĩnh chính trị sau này. Tác phẩm này đã
góp phần chuẩn bị cho chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
Được chuẩn bị chính trị về tư tưởng ở Quảng Châu, những người yêu nước chân
chính của Việt Nam trở về nước tập hợp lực lượng, hướng dẫn phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đi vào quỹ đạo Cách Mạng Vô
Sản.
Nhiệm vụ của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội là tiếp tục thay mặt
đồng chí Nguyễn Ai Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào Công
nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam để đưa phong trào Công nhân từ tự phát
lên tự giác và phong trào yêu nước có đường lối rõ ràng không đi theo đường lối
cải lương. Bằng các việc làm thiết thực Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội đã
làm cho phong trào Công nhân Việt Nam vào cuối 1928 đầu 1929 xuất hiện làn
sóng CM dân tộc dân chủ rất mạnh mẽ. Vì vậy, yêu cầu của lịch sử đặt ra lúc này
là phải thành lập ra Đảng của giai cấp vô sản để đề ra cương lĩnh và trực tiếp lãnh
đạo CM thì CM mới giành được thắng lợi.
Tháng 4 năm 1927, sau vụ phản biến của bọn Tưởng Giới Thạch ở Quảng
Châu, Hồ Chủ tịch đi Liên Xô, rồi đi dự Hội nghị chống chiến tranh đế quốc họp ở
Bơ Rúc Xen (Brucxelle, Bỉ); sau đó, Người qua các nước Đức, Thụy sĩ, Ý, Thi
Lan.
Từ mùa thu năm 1928, Người hoạt động ở Thái Lan, đào tạo cán bộ, tuyên
truyền, giáo dục, tổ chức Việt kiều, cho xuất bản tờ báo Thn i, dùng làm cơ quan
tuyên truyền cách mạng trong kiều bào và gửi về nước. Ngoài những công việc nói
trên, Hồ Chủ tịch cịn học tiếng Thi Lan, dịch sch v nhất l tham gia với kiều bo
trong hội họp.

c. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời :


Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào CM trong nước thì những đồng
chí hội viên tiên tiến của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội ở Bắc Kỳ đã tiến
hành họp tại số nhà 5D Hàm Long Hà Nội vào đầu 3-1929 để tiến hành thành lập
ra chi bộ CS đầu tiên ở trong nước và chi bộ này đã ra nghị quyết: phải thành lập ra
Đảng CS. Cuối 3-1929 ĐH kì bộ Bắc Kỳ của Việt Nam thanh niên CM đồng chí
hội cũng được tiến hành và ĐH này đã thông qua chủ trương thành lập Đảng của
chi bộ CS đầu tiên đồng thời ĐH cũng cử đại biểu đi dự ĐH thanh niên toàn quốc
và giao nhiệm vụ cho các đồng chí đại biểu: phải đấu tranh để chủ trương thành lập
Đảng được chấp thuận tại ĐH thanh niên toàn quốc.
+ Ngày 1-5-1929: ĐH lần thứ I của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội
được tiến hành tại Hương Cảng Trung Quốc. Tại ĐH này, đoàn Đại biểu Bắc Kỳ
đưa ra vấn đề thành lập Đảng nhưng lại không được ĐH chấp thuận. Vì thế, các
đồng chí đã tự động rút về nước và thành lập ra tổ chức CS đầu tiên là Đông
Dương CS Đảng (6-1929) do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm bí thư.
+ 7-1929: Thành lập An Nam CS Đảng.
+ 9-1929: Thành lập Đông Dương CS liên đoàn.
Việc thành lap 3 tổ chức cộng sản đã có những điểm tích cực và tiêu cực:
*Tích cực: phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh mẽ, các phong trào
này có sự chỉ đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng vì vậy có sự liên kết chặt chẽ địa
phương này với địa phương khác để tiện thực hiện mục tiêu chung.
*Tiêu cực: trong một nước có 3 tổ chức Đảng dẫn đến tình trạng tranh giành quần
chúng, các Đảng viên chỉ trích lẫn nhau. Đây là diểm trở ngại lớn mà theo nguyên
tắc xây dựng Đảng kiểu mới không cho phép có sự chia rẽ về mặt tư tuởng và tổ
chức vì vậy sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản đã nói lên sự ấu trĩ của Đảng ta trong
buổi đầu về nhận thức nguyên lý thành lập Đảng.
Trước sự xuất hiện 3 tổ chức CS ở trong nước thì quốc tế CS đã viết thư kêu
gọi những người CS ở Việt Nam là phải nhanh chóng hợp nhất 3 tổ chức CS, thành
lập Đảng CS đồng thời giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Ai Quốc là thay mặt
quốc tế CS hợp nhất 3 tổ chức CS thành lập ra Đảng CS. Sau chỉ thị của quốc tế
CS đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các văn kiện cho
hội nghị hợp nhất và khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì hội nghị hợp nhất 3
tổ chức CS tiến hành 3 đến 7-2-1930 tại Hương cảng Trung Quốc: Hội nghị thảo
luận bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, quyết định thành lập Đảng CS và lấy tên là
Đảng CS Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm
tắt và lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng, bầu Ban
chấp hành trung ương lâm thời. Hội nghị được coi như là hội nghị thành lập Đảng
và các văn kiện do Hội nghị thông qua chính là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
Đảng CS Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là bước ngoặc vĩ đại trong
phong trào CM Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp Công nhân Việt Nam đã trưởng
thành. Đảng CS Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lenin và
phong trào Công nhân. Đây là quy luật thành lập Đảng của giai cấp Công nhân
Việt Nam.

IV.KẾT LUẬN
Với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam cho ta thấy vai trò rất to lớn của
Nguyễn Ai Quốc trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin giáo dục tư tưởng
chính trị cách mạng cho cho giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Việt
Nam.Tập hợp quần chú chuẩn bị hệ tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng…
Đảng cộng sản Việt Nam ra đđời với đđường lối chiến lược đúng đắng là sự cổ vũ
to lớn đđối với phong trào cách mạng đđang ở thời kỳ phát triển sôi sục. Đường lối
của Đảng đđược công bố trở thành tiếng kèn tập hợp lực lượng quần chúng, chuẩn
bị cho cuộc đđấu tranh giải phóng dân tộc.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt được cuộc khủng hoảng về đường lối
cứu nước của dân tộc ta mà Nguyễn Aí Quốc là vị anh hùng của dân tộc sau nhiều
năm bôn ba ở hải ngoại đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam : đó
là tư tưởng của chủ nghĩa Chủ Nghĩa Mác- LêNin , tinh thần của cách mạng vô sản
.Sau khi tìm được con đường cứu nước Nguyễn Aí Quốc đã ra sức truyền bá tư
tưởng đường lối cứu nước của mình về Việt Nam , chuẩn bị về mặt tư tưởng và lực
lượng cho phong trào cách mạng trong nước .
Đảng ra đời thì kể từ đây nhân dân Việt Nam đã tham gia vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng giai cấp, giải phóng loài người một cách tự giác và có tổ chức .
Đảng ra đời đã trở thành hạt nhân đoàn kết các yếu tố dân tộc và giai cấp, dân tộc
và quốc tế, giai cấp và quốc tế .Mà người có khả năng đoàn kết, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của thế giới đối với cách mạng Việt Nam là Nguyễn Aí Quốc , một nhà
ngoại giao đại tài …

V. Moät soá hình aûnh veà Chuû Tòch Hoà Chí Minh
:
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO :
• BÀI GIẢNG BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
• TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG
• TẠP CHÍ NGƯỜI CỘNG SẢN
• SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 – NXB GIÁO DỤC –2000

You might also like