Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Nikon Lens Glossary

*AF (Auto Focus)


Ống kính có cơ chế căn nét tự động (autofocus).
*AF-I (Auto Focus Internal)
Ống kính tự động căn nét có gắn mô-tơ bên trong, sử dụng trên các ống tele tầm xa. Bắt đầu
được sản xuất 1992 và được thay thế bởi dòng AF-S vào 1996.
*AF-S (Auto Focus Silent)
Ống kính tự động căn nét (autofocus) có gắn mô-tơ sóng từ SWM giúp căn nét nhanh và êm.
*CPU (Central Processing Unit)
Các ống CPU (bộ xử lý trung tâm) có gắn các chân điện tử nối với thân máy để trao đổi dữ
liệu với thân máy. Ký hiệu này chỉ được ghi trong bảng thông số kỹ thuật mà không được ghi
trên thân ống kính. Tất cả các ống kính căn nét tự động của Nikon đều là ống CPU.

*ED
Kính ED (extra-low dispersion) - kính có độ tán xạ cực thấp - là một yếu tố quan trọng trong
công nghệ sản xuất ống kính chụp xa (telephoto) của Nikon. Kính ED được sử dụng chế tạo
các loại thấu kính / ống kính cho độ sắc nét cực cao và hiệu chỉnh màu sắc trung thực thông
qua việc giảm biến dạng màu sắc (sắc sai).
Kính ED do Nikon phát minh ưu việt hơn nhiều so với công nghệ xử lý sai sắc trước đây bằng
flo-rít (flourite), làm tăng tuổi thọ chất lượng của ống kính. Kính ED có nhiều loại phục vụ
các mục đích chế tạo ống kính khác nhau. Các ống kính ED cho độ nét và tương phản cao
ngay cả ở khẩu độ mở lớn nhất.
*SIC
Lớp phủ ống kính siêu tích hợp SIC (super-integrated coating) bảo đảm các tính năng vượt
trội của ống kinh Nikon. Để tăng tính năng của các chi tiết thấu kính quang học, Nikon đã
áp dụng công nghệ lớp phủ bề mặt nhiều lớp đặc biệt làm giảm thiểu các nhược điểm của ống
kính như lóa và ma nhòa (flare/ghost)
Lớp phủ đa tích hợp đa tầng của Nikon cho phép cải tiến ống kính ở nhiều mặt trong đó có
giảm phản xạ ở một dải rộng các bước sóng ánh sáng và tạo cân bằng màu sắc cực kỳ tốt. Lớp
phủ SIC đặc biệt có tác dụng với các loại ống kính có nhiều chi tiết thấu kính như các ống
zoom chẳng hạn. Nikon cũng đặc biệt cẩn thận chế tạo riêng từng loại lớp phủ SIC khác nhau
cho các loại ống kính khác nhau để bảo đảm chất lượng của từng loại ống kính.
*N
Lớp phủ N (nano crystal coat) là một lớp phủ chống phản xạ đầu tiên được giới thiệu trong
các thiết bị sản xuất bán dẫn NSR-series (Nikon step and repeat) của Nikon. Lớp phủ này
triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng phản xạ ở các thấu kính bên trong ống kính đối với
một dải rộng các bước sóng ánh sáng và đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong việc triệt tiêu các
hiện tượng lóa và ma nhòa, nhất là ở các ống cực rộng. Lớp phủ N bao gồm nhiều lớp phủ có
độ tán xạ cực thấp các hạt trong suốt cực mịn có kích thước nano (1 nano = 1/1.000.000 mm),
là niềm tự hào của công nghệ sản xuất ống kính Nikon.
*ASP
Ống kính/ thấu kính chống cầu sai (aspherical lens element). Năm 1968 Nikon bắt đầu sản
xuất các ống kính chống hiện tượng cầu sai (spherical aberration). Các ống kính sử dụng
công nghệ chống cầu sai có thể triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng coma và các hiện
tượng biến dạng khác của ống kính. Nikon áp dụng 3 loại thấu kính chống cầu sai: Mài chính
xác, lai (kết hợp kính và plastic) và đúc.
*CRC
Hệ thống điều chỉnh sai số căn nét cự ly gần (close-range correction system) là một trong
những phát minh quan trọng nhất về công nghệ căn nét của Nikon, tạo điều kiện cho nhiếp
ảnh gia chụp được những bức ảnh chất lượng miễn chê ở cự ly gần và cũng tăng cự ly căn nét.
Với công nghệ CRC các chi tiết thấu kính được thiết kế theo dạng “trượt” theo đó các nhóm
thấu kính di chuyển tự do để giúp căn nét chính xác. Hệ thống CRC được sử dụng trong các
ống kính mắt cá, ống rộng, micro và một số ống tầm trung của Nikon/Nikkor.
*IF
Công nghệ căn nét trong (internal focusing) của Nikon cho phép căn nét mà không làm thay
đổi kích thước của đối tượng được chụp ảnh. Tất cả các chuyển động quang học bên trong được
giới hạn trong phạm vi chiều dài ống kính. Điều này cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ
hơn cũng như khả năng có thể căn nét ở cự ly gần hơn, và hơn nữa còn cho phép căn nét
nhanh hơn. Hệ thống căn nét trong IF được sử dụng ở hầu hết các loại ống tele và nhiều loại
ống khác của Nikon.
*RF
Với hệ thống căn nét sau (rear-focusing) của Nikon, các thấu kính trong ống kính được chia
ra làm nhiều nhóm và chỉ các nhóm phí sau ống được di chuyển khi căn nét. Điều này làm
cho quá trình căn nét tự động nhanh nhẹ hơn.
*DC
Các ống kính AF-DC Nikkor của Nikon sử dụng công nghệ kiểm soát mất nét (defocus-image
control) cho phép nhiếp ảnh gia làm chủ mức độ cầu sai đối với các đối tượng tiền cảnh và hậu
cảnh (trước và sau đối tượng chụp chính) thông qua động tác xoay vòng DC trên ống. Tính
năng này cho phép tạo các vòng tròn nhòe mờ mất nét (bokeh) lý tưởng cho chụp ảnh chân
dung nghệ thuật. Ngoài ống của Nikon, không một loại ống kính nào trên thế giới có chức
năng đặc biệt này.
*D
D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại D và G (D-type
& G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF về cự ly khoảng cách từ đối tượng
chụp tới máy ảnh. Điều này tạo thuận lợi cho cơ chế đo ma trận 3D và cân bằng đèn flash đa
cảm biến 3D.
*G
Ống kính G (gelded) của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở riêng biệt và được sử
dụng trên máy tự động. Khẩu độ mở sẽ được điều chỉnh trên thân máy. Khi lắp ống G, cần
quay ống về khẩu độ nhỏ nhất (chỉ số f-number lớn nhất), thường là vạch đánh dấu màu đỏ để
chuyển ống kính sang chế độ tự động.
*SWM
Công nghệ mô-tơ sóng từ không tiếng động (silent wave motor) trong các ống kính AF-S của
Nikon sử dụng “sóng từ” chuyền năng lượng sinh công xoay chỉnh thấu kính để căn nét. Điều
này cho phép căn nét tự động nhanh hơn, chính xác hơn và không gây ra tiếng động, một
trong những lý do khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn các ống tele của Nikon.
*M/A
Nút chuyển giữa chế độ cơ tay và tự động trên các ống AF-S của Nikon.
*VR
Các ống kính có ký hiệu VR là các ống kính có gắn hệ thống chống / giảm rung (vibration
reduction) của Nikon. Hệ thống này giảm hiện tượng nhòe ảnh do rung tay máy và vì vậy còn
làm tăng cơ hội tăng tốc độ cửa chập nhanh thêm 3 quãng nữa (tức là 8 lần), cho phép cầm
máy chụp trong các điều kiện môi trường ánh sáng tối hơn như mây mù, trong nhà dễ dàng
hơn. Ống kính VR sẽ tự động phát hiện khi người chụp rung tay và tự điều chỉnh mà không
cần phải chuyển máy sang một chế độ nhất định nào.
*DX
Ống kính DX cấu tạo gọn nhẹ được thiết kế cho các máy ảnh có bộ cảm biến DX ( cúp nhỏ
24×16 mm) của Nikon - bao gồm D60 (2008), D300 (2007), D200 (2005), D80 (2006), D70
(2004), & D70s (2005), D50 (2005), D40 (2006), & D40x (2007), D2Xs (2006), D2X (2004),
D2H (2003), & D2Hs (2005), D100 (2002), D1X & D1H (2001), D1 (1999). Đây là giải pháp lý
tưởng cho những ai chơi thân máy DX muốn chụp phong cảnh rộng.

You might also like