Thế giới đó đây (Tran Quang Co)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 43

Thế giới

đó đây

(Bản đã
chỉnh sửa lại)

Trần Quang Cơ

1
Thế giới đó đây .
“Về già, nhớ lúc đó đây “
“Xưa kia tung tẩy, giờ đây xó nhà”

.
Tôi lại viết về quá khứ . Chẳng lẽ viết về hiên tại hay viết về tương lai. Hiện tại và
tương lai của bản thân có gì đáng viết để mà viết. Đúng là ngòai xã hội và trên quốc tế hiện
tại và tương lai đang có nhiều điều phải suy nghĩ, nhưng viết ra thì .... lực bất tòng tâm, nên
đành trở lại quá khứ vậy .
Chìa khóa của quá khứ là trí nhớ. Trí nhớ có tốt mới có chìa khóa để mở các
ngăn, từ gần đến xa, trong bộ óc của mình .
Xin thú thật là chiếc chìa khóa “trí nhớ” của tôi đã bị lão hóa rồi, lại thêm bộ
não của tôi từ gần 20 năm nay do tai biến mạch máu não nên khả năng suy nghĩ bị
suy giảm đi nhiều. Mặc dù có sự hỗ trợ của một số tư liệu cá nhân mới viết ra được
những trang sau đây, cũng là cố gắng lắm rồi .
Để tránh rơi vào tâm trạng bi quan và cũng để tự an ủi, tôi đã dùng thời gian
“vô tích sự” của mình để cố nhớ lại và viết tập ký ức vô thưởng vô phạt này .
Trong thời “thế giới đó đây” của tôi, tôi đã được thấy tận mắt những cái được
xếp trong các kỳ quan thế giới như Kim tự tháp Ai-cập, Vạn lý Trường thành của
Trung Quốc, tôi còn muốn thêm vào đó tháp Eiffel ở Paris, tượng Nữ thần Tự do ở
Nữu-ước; những địa điểm gắn liền với các sự kiện chính trị lớn trên thế giới hay của
chính nước Viêt Nam ta như Hiroshima làm ta nhớ đến sự chấm dứt chiến tranh thế
giới thứ hai, Bức tường Berlin gợi nhớ đến sự kết thúc Chiến tranh lạnh, tòa nhà ở
phố Kléber Pa-ri là nơi Hiệp định hòa bình Viêt Nam đã được ký kết giữa ta và Mỹ,
và cũng là nơi mà gần 20 năm sau ngót 20 nước ký kết Hiệp định hòa bình về
Cămpuchia .
Vì trí nhớ tuổi U 90 không còn nhạy bén nữa, tôi đành cho qua hoặc đã bỏ sót
những chuyến đi không mấy quan trọng và những gì không in đậm trong trí óc mình.
Tôi chỉ ghi lại trong tập ký ức này những nơi, những điều vẫn còn lưu giữ được
trong trí nhớ của mình, những điều khó quên trong thời kỳ “thế giới đó đây” của tôi .

( Bắt đầu chấp bút lúc 14g20’ ngày 19.6.2009 tại làng Yên Phụ)

TQC

Những lần tiếp súc với thế giới bên ngoài . .

1. Lào - Lào là nước ngòai đầu tiên mà tôi đặt chân đến. Tháng 8 năm 1953,
tôi sang Lào không phải với tư cách một nhà ngoại giao hay một khách du

2
lịch mà là với tư cách một anh bộ đội Việt Nam sang phối hợp với quân
đội bạn trong chiến dịch giải phóng khu vực Xiêng Khỏang – Sầm Nưa ở
Hạ Lào. Nhóm cán bộ địch vận chúng tôi đi cùng một đơn vị của Sư 316
(?) từ Điện Biên Phủ len lỏi núi rừng vào đất Lào. Có một chi tiết mà tôi
nhớ mãi là rừng rậm Lào mùa mưa sao mà lắm vắt thế; vắt rất to gần bằng
những con đỉa con. Những lúc nghỉ chân giữa rừng thì việc đầu tiên của
tôi là cởi đôi tất chân để lục soát các kẽ ngón chân trở lên và lôi ra những
chú vắt no kềnh những máu. Ôi, kỷ niệm của rừng Lào !

Tháng 10 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và thủ đô Hà Nội được
giải phóng, tôi cùng một số cán bbộ địch vận được chuyển ngành sang Bộ Ngoại
Giao .

2 . Inđônêxia - Tháng 4 năm 1955 . Từ quân đội chuyển ngành sang Bộ


Ngọai giao chưa được một năm, đến tháng 4 năm 1955 tôi được cử đi theo đoàn
Chính phủ ta đi dự Hội nghị Á – Phi lần thứ nhất ở Băng-đung. (Inđônêxia).
Ngày ?..4.1955 cả đòan ta ra sân bay Gia Lâm. Tôi chỉ nhớ trưởng đòan là thủ tướng
Phạn Văn Đồng, phó đòan là nguyên bộ trưởng ngọai giao Hòang Minh Giám. Còn
đòan viên có những ai thì không nhớ hết. Chỉ nhớ có các ông Hòang Văn Đức (khi
ấy ở Bộ Nông Ngiệp thì phải ?), Phan Hiền, Ngô Điền (khi ấy làm tùy viên báo chí),
Việt Phương (thư ký riêng của anh Tô, tức Thủ tướng Phạm Văn Đồng) ..Còn anh
Vũ Minh và tôi là cán bộ ngpại giao đi theo đòan để giúp việc. Khi đó nước ta chưa
có máy bay. Chính phủ ta phải thuê máy bay của Ân Độ. Cả đòan lên máy bay từ
Hà Nội bay đến Rangoon, thủ đô Miến Điện (nay đổi tên là Myanmar), thì nghỉ lại
để đòan đại biểu Chính phủ ta thăm chính thức Miến Điện. Sau lại bay tiếp qua biển
sang Jakarta, rồi đi tàu hỏa lên Băng-đung, nơi họp Hội nghị. Băng-đung là một
vùng cao nguyên, có một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu chưa thấy họat
động trở lại. Khi đó ở Băng-đung đã có một số ít Việt kiều sang Inđônêxia làm ăn
sinh sống từ trước. Bà con tụ tập nhau ra sân ga Băng-đung đón đòan. Không có lễ
nghi đón tiếp gì cả, nhưng thật là thân thiết. Tình nghĩa đồng bào sao xâu đậm vậy.
Tưởng như anh chị em ruột thịt lâu ngày mới gặp mặt .
Hội nghị Băng-đung có đại biểu tới hơn một trăm nước châu Á và châu Phi
tham dự. Những nhà chính trị nổi tiếng trong phong trào giải phóng dân tộc hồi đó
như Nehru của Ấn Độ, Chu Ân Lai của Trung quốc, Nasser của Ai-cập, Sukarno của
Inđônêxia đều có mặt ở hội nghị.
Tòan thể hội nghị nhiệt liệt hoan nghênh đòan đại biểu Việt Nam với niềm
vinh quang của chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, coi như lá cờ đầu của phong
trào giải phóng dân tộc thế giới.
Mấy ngày họp hội nghị Băng-đung là cuộc thực tâp ngoại giao đầu tiên của tôi
.

3
3 . Trung Quốc - Tháng 5 năm 1956, tôi đi Trung Quốc trong đoàn cán bộ
Bộ Ngoại giao Việt Nam do ngoại trưởng Ung Văn Khiêm dẫn đầu theo lời mời của
Bộ Ngoại giao Trung Quốc .
Đòan cán bộ ngoại giao ta sang Bắc Kinh chỉ có tất cả 9 người. Ngoài trưởng
đòan là bộ trưởng Ung Văn Khiêm là anh Nuyễn Thanh Hà, vụ trưởng Vụ các nước
xã hội chủ nghĩa, anh Vũ Hoàngm vụ trưởng Vụ Lãnh sự, anh Nguyễn Ngọc Uyển,
vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, anh Vũ Đình Huỳnh, vụ trưởng Vụ Lễ tân. Anh
Nguyễn Việt và tôi hồi đó là cỡ trưởng phòng nhưng cũng được tham gia đoàn.
Ngòai ra còn có 2 anh Phách và Đạt là Hoa kiều ,nhưng lúc bấy giờ cũng là cán bộ
Bộ Ngoại giao Việt Nam, đi làm phiên dịch cho đòan.
Ngoài những buổi nghe Bộ Ngoại giao Trung Quốc giớí thiệu về nghiệp vụ
ngọai giao và kiến thức về quan hệ quốc tế, bạn đã tổ chức cho đoàn đi thăm hàu hết
các danh lam thắng cảnh ở trong và ngòai thủ đô Bắc Kinh như Cố Cung, Di Hòa
viên , Bắc Hải, Thiên Đàn, Địa đàn, Vạn lý trường thành, Thập Tam Lăng... rồi
xuống thăm thành phố cảng Thiên Tân.
Ở Thiên Tân, tôi nhớ nhất một bữa ăn kiểu “đại gia” của người Tàu : mới ngồ
vào bàn tiệc, họ cho chén lần lượt tới hơn 10 món ăn khác nhau, không có cơm. Rồi
đến món chè ngọt và chén nước trà. Tưởng đã kết thúc bữa ăn, nhưng người phục vụ
lại lần lượt bưng tiếp ra những món ăn mặn khác. Thì ra, bữa ăn chưa kết thúc mà
các vị khách Việt Nam đã hết sức “chiến đấu” rồi !
Thiên Tân còn một đặc sản nữa. Đó là món bánh bao có tên là “cẩu pú lỉ”
(nghĩa là bánh ngon đến nỗi “chó không chịu bỏ đi” !
Trong những nơi đi tham quan ở Bắc Kinh, tôi chú ý đặc biệt tới Thiên Đàn.
Ở đó người Trung Quốc từ xưa đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật âm thanh rất tinh tế.
Thiên đàn là nơi ngày xưa vua chúa Trung Hoa làm nơi để tế trời. Đó là một bệ đá
tròn, có đường kính chừng 50 mét, ghép bằng nhiều phiến đá lớn. Ở giữa là một
phiến đá tròn. Khi ta đứng ở phiến đá trung tâm đó của đàn mà cất tiếng nói bình
thường thì tiếng nói sẽ vang lên như nói trước một chiếc micr với âm độ lớn .
Nhưng gây ấn tương nhất đối với tôi là Vạn lý Trường thành. Vạn lý trường
thành được xây dựng từ triều đại nhà Minh – từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17.
Thực chất đây là một tòa thành dài tới 3.000 km,cao chừng 10 mét, bên trên mặt
thành có đường đi rộng rãi để lính đi lại canh gác. Cứ khoảng 100m lại có một tháp
canh. Dải trường thành này nằm án ngữ giữa Trung Quốc và hoang mạc Mông Cổ.
Vạn lý Trường thành này được Trung Quốc xây dựng lên với mục đích ngăn chặn
quân Mông Cổ xâm lấn vào đất Trung Quốc. Nghe nói trong thời gian xây dựng
trường thành này , hàng vạn dân đen Trung Quốc đã phải bỏ mang ở đây ! Đúng là
một công trình khổng lồ, phản ánh khá rõ đặc tính của đất nước trên một tỉ dân này.
Còn Thập tam lăng (13 lăng mộ) là nơi Trung Quốc mới phát hiện ra khu vực
có 13 ngôi lăng mộ lớn xây tập trung. Đây có lẽ là một nơi chôn cất tầng lớp chóp bu
của Trung Hoa thời phong kiến. Suốt dọc đường vào khu Thập tam lăng, ở hai bên lề
đường đếu có những tượng hình voi. ngựa, kỳ lân, v.v... tạc bằng đá khá tinh sảo.
Khi đó họ chỉ mới cho vào xem một ngôi mộ mới khai quật. Đó là một cái hầm đào
sâu trong lòng đất, được xây băng đá khá kiên cố. Bên trong bày la liệt những tượng

4
đá hình người. Mới xem qua đã hình dung đượ phần nào phong cách sống và ...cách
chết của các vua chúa Trung Quốc .

4 . Trung Quốc - Năm 1957, tôi cùng một số anh em trong Bộ Ngọai giao
(Nguyễn Tài Hiền, Nguyễn Khải Trần Đức Tuệ, Trần Văn Đào, Lê Văn Thức,
Nguyễn Như Đới) sang Bắc Kinh theo học khóa chuyên tu 2 năm về quan hệ quốc tế
tại Học viện Quan hệ quốc tế ở Tây giao Bác Kinh . lớp học của chúng tôi, ngoài các
học viên người Trung Quốc, còn có 1 học viên ngư[is Bắc Triều Tiên và 4 người
Tân Cương .
Thời gian 2 năm đó đúng vào thời kỳ gian khổ của nhân dân Trung Quốc. Hết
“ta zuê chin” (đại nhảy vọt), lai đến những “sáng kiến” của họ Mao : chiến dịch
“diệt chim sẻ” ( vì sợ chim sẻ ăn hết thóc lúa), đến chiến dịch tòan dân làm “thổ cao
lù” nghĩa là khắp nước Trung Hoa vĩ đại đâu đâu người ta cũng lấy đất đắp lò cao để
nấu thép. Có bao nhiêu soong chảo, dao thìa ... nghĩa là tất cả các thứ bằng kim khí
đều bỏ vào lò để nấu ... thép ! Nếu coi Vạn lý Trường thành là một sáng kiền của
nhà Minh thì có thể xem đây là một “tối kiến” của họ Mao. Tuy vậy trong 2 năm đó,
chúng tôi cũng đã làm những việc có ích đối với nhân dân Trung Quốc như than gia
phá những giẫy nhà thấp lè tè, cũ kỹ để lấy chỗ xây dựng quảng trường Thiên An
Môn hòanh tráng bây giờ; rồi mùa rét lên trên dẫy núi quanh Bắc kinh để đào đất
trồng cây ngăn gió Bắc thổi cát vào Bắc Kinh . Cứ đến mùa đông, chúng tôi lại phải
cắt các mảnh giấy dán lên mặt kính của các cửa sổ ở phòng ngủ để ngăn gió cát .
Trong phòng luôn để một chậu thau nước để bớt độ khô hanh của không khí.
Còn về chuyện ăn uống thì món ăn hàng ngày rất ít khi có thịt hay cá,. chỉ tỏàn
là ăn bánh mằn thầu làm bằng bột ngô. Bữa nào có nấu mì - tất nhiên là “mì không
người lái” - thì được coi là một bữa tiệc !
Sang năm 1958 Bộ ngoại giao lại gửi các anh Đào Viết Dĩnh, Vũ Sơn, Trần
Mỹ và anh Nhàn sang học chuyên tu như chúng tôi. Nhưng sang năm 1959, khi
mâuthuẫn giữa 2 nước xã hội chủnghĩa, Trung Quốc và Liên Xô căng lên khóa học
của chúng tôi kêt thúc thì Bộ cũng rút bốn anh vừa sang về nước luôn.

Sau khi từ Trung Quốc trở về, vì là những cán bộ ngọai giao đầu tiên được
đào tạo có bài bản, 4 người trong bọn chúng tôi (các anh Nguyễn Khải, Trần Văn
Đào, Nguyễn Như Đới và tôi) được phân công về làm cán bộ giảng dậy tại khoa
ngọai giao của trường đại học Kinh tế-tài chính do ông Đòan Trọng Truyến làm
hiệu trưởng và ông Hồ Ngọc Nhường làm hiệu phó. Anh Phạm Ngọc Quế là trưởng
khoa ngoại giao. Sau 3 năm làm công tác giảng dậy, năm 1963, tôi được điều đi
công tác tại Tổng lãnh sự quán nước ta tại Colombo .

5 . Ceylon (nay là Sri Lanka) - Năm 1963, tôi cùng vợ và con gái đầu lòng
mơi hơn 2 tuổi, đi Ceylon làm lãnh sự tại tổng lãnh sự quán ta tại Colombo (thủ đô
của Ceylon) ..

5
Ceylon là một thuộc địa cũ của Anh, một quốc đảo trên Ân Độ Dương, gần
nước Ân Độ, nhưng dân Ceylon không theo Ân Độ giáo mà theo Phật giáo. Ở cực
Bắc nước này có một bộ phận dân cư người Tamil, gốc Ân Độ, muốn tách ra thành
nước tự trị. Đó chính là nguồn gốc cuộc xung đột đẫm máu do Tổ chức “Những con
hổ Tamil” gây ra hàng chục năm qua ở Ceylon, mãi đến đầu thế kỷ thứ 21, cuộc
xung đột đó mới chấm dứt . .
Tôi làm công tác lãnh sự tại Tổng lãnh sự quán ta ở Colombo. Anh Phạm
Ngọc Quế là tổng lãnh sự. Tổng lãnh sự quán có tất cả là 6 người : Anh hạm Ngọc
Quế, tổng lãnh sự, tôi là lãnh sự, anh Quế phiên dịch, vợ tôi, anh Điển, nhân viên
báo vụ và bác Sáu lái xe. Tổng lãnh sự quán còn thuê một bà người địa phương, bà
Pereira làm thư ký và giao dịch lặt vặt. Bà này cũng có con gái hơn 2 tuổi, tên là
Navi, thường theo mẹ đi làm nên con gái tôi có được bạn chơi đùa ..
Cơ quan chỉ thuê một ngôi nhà hai tầng nhỏ. Nhà có một bãi cỏ nhỏ ở cạnh
nhà dùng làm chỗ bày bàn ghế mỗi khi tổng lãnh sự quán có cuộc chiêu đãi.
Nói là lãnh sự quán nhưng suốt thời gian tôi công tác ở đó, chẳng phải làm
việc gì có dính đến chức năng lãnh sự cả. Vì ở Ceylon hồi đó không có Việt kiều,
hơn nữa giữa Ceylon và ta lúc đó cũng chẳng có quan hệ gì nhiều lắm .
Trong thời gian ở Ceylon, ngòai thủ đô Colombo ra, chúng tôi được vợ chồng
một anh bạn nhà báo người Ceylon đưa đi thăm tỉnh Kandy. Tỉnh Kandy ở giữa đảo
Ceylon và cũng là nơi cao nhất của đảo này Cảnh vật nơi đây khá đẹp. Có rừng cây
thôang mát, có hồ nước trong xanh. Ở đây có một ngôi chùa lớn, nghe nói bên trong
có thờ một chiếc “răng của Phật”mang từ Ấn Độ sang.
Đến giữa năm 1964, bà thủ tướng Bandaranaike bị thất bại trong tuyển cử.
Chính quyền thiên hữu mới lên ban hành ngay chính sách chống cộng : tổng lãnh sự
quán ta cũng như tổng lãnh sự quán Bắc Triều Tiên chỉ được để lại 2 ngườ, một cán
bộ ngoại giao và một nhân viên, còn thì phải rút về hết. Lúc đó anh Phạn Ngọc Quế
về nước họp nên tôi ở lại làm quyền tổng lãnh sự và để lại anh Điển, nhân viên báo
vụ. Tôi chỉ làm quyền tổng lãnh sự một thời gian ngắn cho đến khi anh Phạm
Ngọpc Quế trở lại Colombo thì tôi được chuyển thẳng sang Jakarta nhận công tác . .

6 . Miến Điện . Tôi chỉ ghé qua thủ đô của Miến Điện có 2 lần. Lần đầu vào
tháng 4 năm 1955 khi đi trong đòan Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Inđônêxia dự
Hội nghị Á-Phi lầm thứ nhất. Lần sau vào năm 1963, trên đường đi Colombo nhân
công tác. Mỗi lần chỉ ở lại Rangoon có vài ngày
Miến Điện – tiếng Pháp gọi là Birmanie – nay đổi tên là Myanmar và hình
như đã rời thủ đô vào sâu trong nội địa.
Ở Rangoon (hay Yangoon) có Chùa Vàng là nơi du khách nước ngoài đến
Miến Điện thương hay tới tham quan. Chùa Vàng là một quả đồi rộng. Trên đỉnh đồi
có một ngôi chùa lớn. Đó chính là ngôi Chùa Vàng. Xung quanh Chùa Vàng, từ trên
xuống dưới là hàng chục ngôi chùa nhỏ, hình dáng như nhau. Gọi là chùa song hình
dáng bên ngòai không giống chùa ở ta. Mái chùa ở đây có vòm tròn, đỉnh vòm nhô
cao và nhọn hoắt. Vòm của tất cả các chùa, từ to đến nhỏ, đều có mầu vàng tươi,
nghe nói bên ngòai đều lát bằng vàng lá nên khi có ánh nắng mặt trời, cả quả đồi như
rực sáng một màu vàng .

6
Phật giáo là quốc giáo của nước Miến Điện. Đâu đâu cũng có chùa chiền, sư
sãi, giống như ở Thái Lan . Thủ đô Rangoon còn một đặc điểm nữa là có rất nhiều
quạ, Mấy hôm ở nhà khách của sứ quán, tôi thấy cả bầy quạ bay vào nhà bếp, lôi
thùng đựng rác ra sân, mổ tung tóe để tìm thức ăn thừa !

7 . Inđônêxia - Tháng 7 năm 1964, tôi và vợ con bay thẳng từ Colombo đến
sân bay Sukarno-Hatta. Tới nơi, đại sứ Phạm Bình nói tôi được Bộ quyết định làm
bí thư thứ nhất của đại sứ quán ta ở Jakarta mặc dù ở đấy đã có anh Trần Mỹ là bí
thư thứ nhất rồi.
Ngôi nhà của sứ quán ta ở Jakarta hồi đó ở một khu phố sang trọng, diện tích
đất khá rông rãi, song chỗ ở của nhân viên rất chật hẹp. Nghe nói vị đái sứ đầu tiên
của ta ở đó chủ trương mua nhà như thế nào thì để nguyên như thế mà ở, khỏi tốn
kém và đỡ bận rộn !
Cũng may, gia đình tôi chỉ trụ được ở đó chưa đầy 1 năm thì được rút về nước. Thời
giắn nhưng đầy sóng gió.
Năm 1965, phái quân sự làm đảo chính lẩ đổ chính quyền cúa Tổng thống
Sukarno. Các tướng lĩnh nói là Đảng Cộng sản Inđônêxia và chíưnh phhủ Sukarno
được Trung Quốc giúp đã mưu toan sát hại các tướng lĩnh để biến Inđônêxia thành
một nước cộng sản. Rồi tướng Suharto đem quân về Jakarta lên nắm chính quyền.
Lập tức Đảng Công sản IInđônêxia bị cấm hoạt động. Bí thư thứ nhất của đảng là
Aidfit và hàu hết ban lãnh đạọ Đàng đều bị bắt và xử tử. Các đảng viên khắp nước bị
truy nã và tù đày. Đảng Cộng sán Inđônêxia, chỗ dựa chúnh trị của tổng thống
Sukarno, với số đảng viên gần chục truệu người, phút chốc đã tan ra như mây khói,
không có một chút kháng cự nào cả ! Bài học “có số lượng mà không có chấtd
lượngcũng bằng không” của Đảng Cộng sản Inđônêxia rất đáng suy nghĩ .
Trong khi truy nã các đảng viên cộng sản Inđônêxia, quân đôi đã xông khám
xét vào đập phá sứ quán Trung Quốc và sứ quán Cuba, đánh bi thương nặng một
nhân viên sứ quán Trung Quốc.
Tối hôm đó, tôi họp cả sứ quán để bàn chủ trương đối phó. Có 2 chủ trương
đối lập nhau : bác Duân, tham tán thương mại, chủ trương đóng cửa sứ quán, bất hợp
tác với chính quyền quân sự; nếu quân đội xông vào sứ quán thì dùng gậy gộc chai
lọ chống lại. Còn tôi chủ trương sứ quán ta cứ hoạt động bình thường. Tranh cãi rất
găng, kéo dài mà không ngã ngũ. Cuối cùng tôi lấy tư cách là quyền đại sứ quyế
định : hôm sau sứ quán vẫn mở cửa như bình thường. Rồi tôi dùng xe ngoại giao,
trưng cờ đỏ sao vàng đến sứ quán Cuba và sứ quán Trung Quốc thăm hỏi, rồi vào
bệnh viên thăm và tặng quà cho người bị thương. Không có phản ứng nào của quân
lính Inđônêxia đứng canh khắp các ngả đường lúc đó .
Mấy hôm sau, đại sứ Phạm Bình trở lại và tôi được chỉ thị rút về nước.
gia đinh tôi được lệnh rút về nước. Gia dình tôi và vợ con anh Trần Mỹ đi đến
cảng Surabaya để đi nhờ một tàu chở hàng của Liên Xô, tàu Babuchkin, về cảng Hải
Phòng. Sở dĩ không đi máy bay về Hà Nội là vì lúc đó Mỹ đã bắt đầu đánh phá miền
Bắc, sau khi ngụy tạo ra cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc bộ” .

7
Ở Inđônêxia về, việc đầu tiên của vợ chồng tôi là phải tìm ngay chỗ sơ tán
tránh bom Nỹ cho bà ngoại và các cháu nhỏ,3 con ông anh ruột và con gái tôi. Nhừ
có người chỉ dẫn, chúng tôi đã tìm đến một thôn hẻo lánh thuộc huyện Yên Dũng,
Bắc Giang. Còn vợ chồng tôi ở lại Hà Nội công tác.

*
8 . Pháp - Từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973, tôi là cán bộ giúp
việc trong đòan đàm phán hòa bình với Mỹ tại Paris .
Về quá trình và nội dung cuộc đàm phán, người ta
đã nói đến nhiều, nên ở đây tôi không nhắc lại mà chỉ nói đến những chuyện mà
chắc ít người biết đến .
Đòan đàm phán của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc đầu chỉ có 37 người,
kể từ trưởng đoàn là bộ trưởng Xuân Thủy đến bác Cần, cấp dưỡng, nên bí danh của
đoàn khi ấy là “đoàn 37”. Trang phục của các đòan viên như tôi đều là những thứ
mượn từ kho của Bộ Tài chính. Từ chiếc va-li da cho đến bộ âu phục, chiếc cravate,
v.v. đều là đồ đi mượn cả. Ngay đến phương tiện để ra sân bay Gia Lâm, đòan đàm
phán ngoại giao quan trọng này lại chỉ là một chiếc xe ô-tô tải không mui (tất nhiên
trưởng đòan và mấy vị đòan viên cao cấp ngồi xe du lịch). Tôi còn nhớ khi chiếc xe
tải chở chúng tôi chạy qua Bộ Ngoại giao để qua cầu phao (cầu Long Biên đã bị
bom Mỹ phá cập 2 nhịp) sang Gia Lâm, anh chị em trong Bộ còn kéo nhau ra ban-
công tầng hai vẫy chào tạm biệt .
Sau khi chuyên cơ chở đoàn ghé qua Bắc Kinh và Mạc-tư-khoa để hối ý với
hai đồng minh chiến lược, đến Pa-ri hoa lệ, cả đoàn được đưa vào một khách sạn, có
lẽ thuộc loại 5 sao, tên là Lutétia. Nhưng những nhà ngoại giao đi xe tải, vận quần áo
mượn, làm sao kham nổi tiền trả hàng ngày cho khách sạn 5 sao ! Vì vậy, các đồng
chí Đảng Cộng sản Pháp đã sớm thông cảm và cho mượn tòan bộ khu vực của
trường đảng ở thị trấn Choisy-le-Roy làm trụ sở của đòan ... trong suốt thời gian
đàm phán với Mỹ (ngót 5 năm) . Nhờ có hảo tâm này của Đảng Công sản Pháp
(dười thời tổng bí thư Oan-đêch Rô-sê thì phải ?) mà trụ sở của đoàn có lúc đã chứa
tới cả trăm người ăn ở trong đó . Khi đòan văn công trong nước sang cũng trú ngụ
tại đó.
Lại nói đến mục chi tiêu cho đòan viên. Hàng ngày, chúng tôi được ăn uống
miễn phí. Sáng có bánh mì kẹp ba-tê, ăn tùy dạ dày. Bữa trưa có lúc bác Cần nấu
phở bò. Tôi còn nhớ anh Trần Công Tường (bộ trưởng bộ Tư pháp (?), cố vấn của
đoàn) bao giờ gặp bữa phở bò cũng lấy kèm theo một bát xương bò đầy tú hụ, rồi
vừa gặm xương bò, anh vừa hể hả nói :”Giá mà tụi trẻ ở nhà có cái này thì sướng
biết mấy !”. Còn về tiền tiêu vặt hàng ngày thì theo điện của ông Lê Thanh Nghị viết
đại ý là : Vì tình hình kinh tế trong nước còn jhó khăn, nên chỉ có thể cấp phát cho
mỗi người 2 francs một ngày. Kết quả là sau hơn 4 năm ở Paris, tôi chỉ dành dụm đủ
tiến sắm một chiếc khung xe đạp bằng dura mang về nước. Trong khi đó thì hàng
tháng vợ tôi phải gửi từ trong nước sang cho tôi từng tútthuốc lá Điện Biên vì khi đó
tôi còn ngiện thuốc lá .
Cuộc đàm phán tại phố Kléber thực ra chỉ là diễn đàn công khai để
tranh thủ dư luận thế giới. Còn đàm phán thực chất lại là những cuộc gặp riêng tại

8
các địa điểm không công bố. Kể từ khi hai bên có gặp riêng (private mêting) cấp
cao, từ ngày 08 tháng 9 năm 1968, khi cố vấn Lê Đức Thọ và bộ trưởng Xuân Thủy
lần đầu gặp riêng A.Hariman và Cyrus Vance tại Choidy-le-Roy thì tôi không đến
phố Kléber nữa. Từ đó mỗi lần cố vấn Lê Đức Thọ hay bộ trưởng Xuân Thủy đi gặp
riêng Harriman - Vance (thờ kỳ Johnson) hay Kissinger (thời kỳ Nixon) thì tôi lại
sách cặp đi theo đẻ về làm biên bản. Những ngày không gặp riêng, tôi có nhiệm vụ
khai thác tập biên bản của quốc hội Mỹ (Congressional Record) hoặc ra Paris vào
các hiệu sách lớn tìm mua các sách có giá trị ngiên cứu cho đòan . .
Trừ số cố vấn, nhân sự của đòan luôn có thay đổi. Đến thời gian cao điểm
của cuộc đàm phán trong gặp riêng, từ tháng 10 năm 1972, khi bắt đầu tranh cãi về
bản dự thảo hiệp đinh, thì đòan được tăng cường thêm một số cán bộ như các anh
Nguyễn Cơ Thạch, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Khắc Huỳnh, Đòan Hựu, Phạm Ngạc....
Theo tôi, ngoài đặc điểm là cuôc đàm phán kéo dài nhất, “dài gần 5 năm”,
cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ ở Paris còn có 2 đặc điểm cần lưu ý nữa : 1) đàm
phán trực tiếp với địch thủ chứ không qua trung gian. Rút kinh nghệm cuộc đàm
phán Hiệp định Genève 1954, lần này ta kiên quyết khước từ mọi đề nghị làm trung
gian của Liên Xô cũng như của Trung Quốc . . 2) đàm và đánh phối hợp chặt
chẽ trong suốt thời gian đàm phán. Đánh gây thế mạnh cho đàm, đàm tạo đièu kiện
thuận lợi cho đánh

9 . Hung-ga-ri - Tháng 8 năm 1969, Chính phủ Hung tổ chức Tuần lễ ủng hộ
nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Họ mời đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đoàn
Chính phủ Lâm thời miền Nam Viẹt Nam đang đàm phán với Mỹ ở Paris cử đại
biểu sang dự. Đoàn miền Bắc cử anh Hà văn Lâu và tôi đi, còn đoàn miền Nam cử
anh phó trưởng đoàn đi. Chúng tôi bay từ Paris bay sang thủ đô Budapest. Sau khi
dự buổi lễ khai mạc Tuần lễ ủng hộ Việt Nam, bạn đưa chúng tôi đi thăm thành phố.
Thủ đô của nước Hung chia làm 2 phần, nằm ngay trên hai bờ sông Danube. Buda ở
trên bờ phải sông Danube, còn Pest ở trên bờ trái, đối diện với Buda. Tối hôm đó,
bạn tổ chức một đêm trình diễn nhạc cổ điển tại một thính phòng đặc biệt ở Buda.
Đó là một căn hầm lớn xây ngay bên dưới bờ sông Danube. Nghe nhạc cổ điển bên
sông Danube, thật là lãng mạn !
Hôm sau, bạn đưa chúng tôi đi thăm một lâu đài cổ trong đó có trưng bầy các
tác phẩn điêu khắc của một số nghệ sĩ nổi tiếng của Hung.
Chúng tôi đã lên núi xem hồ Balaton, một cảnh đẹp của Hung. Hồ rộng gần
700 km2. Hồ ở chân núi, nước trong hồ là từ trên núi chẩy xuống nên nước trong hồ
luôn trong xanh và mát lạnh.
Anh lái xe người Hung của sứ quán còn đưa tôi đi thăm một vài nơi trong
thành phố trước khi tôi cùng đoàn trở về Paris .

10. Tiệp khắc - Tôi đến Tiệp lần. đầu vào mùa đông năm 1970. Tháng 12
năm 1970, khi cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris đang trong tình trạng ngưng trệ, tôi
được phép về thăm gia đình ít ngày. Trên đường về, có ở lại Praha 1 ngày, đủ thời
gian đi ngắm cảnh sông Vtava đóng băng và hai bờ phủ tuyết trắng xóa .

9
11 . Đức - Vào quãng 1969 - 70, khi cuộc đàm phán công khai ở Paris bị
ngưng trệ vì chuyện “cái bàn” trước khi chuyển sang thành cuộc đàm phán 4 bên, do
có thêm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Saigon
tham gia. Tôi cùng anh Phan Hiền đã tới Đông Đức – khi đó gọi là Cộng hòa Dân
chủ Đức vì nước Đức khi ấy còn bị chia cắt thành hai nước, Đông Đức và Tây Đức.
Thủ đô của Đông Đức là Berlin, còn thủ đô của Tây Đức là Bonn .
Chúng tôi ở ngay trong sứ quán ta tại Berlin. Anh Hiền và tôi được bạn Đức
cho đi xem bức “tường Berlin” nổi tiếng khi đó, ví như sông Bến Hải ở ta hồi nước
ta còn bị chia cắt làm 2 miền. Bức tường ngăn thành phố Berlin ra thành 2 phần.
Phần phía đông thuộc về Cộng hòa Dân chủ Đức, phần phía Tây thuộc về Cộng hòa
Liên bang Đức. Sau bức tường ở mặt phía Đông có đường hầm ngầm với những lỗ
như lỗ châu mai, qua đó có thể nhìn sang phía Tây được. Trươkhi chúng tôi ra về,
viên sĩ quan chỉ huy ở đó còn tặng cho chún toi mỗi người một tấm huy hiệu nhỏ
bằng kim khí mà tôi vẫn còn lưu giữ đến bây giờ .

12 . Liên Xô - Tháng 1 năm 1973, khi cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris coi
như đã kết thúc, tôi cùng anh Nguyễn Đôn Tự, chuyên viên quân sự của đòan, và
anh Sơn, lái xe của đoàn về nước qua Liên Xô bằng đường xe lửa. Xe lửa chạy từ
Paris đến ga Frankfurt (Tây Đức) vào khoảng nửa đêm. Hành khách trên tàu đã
xuống hết vì đây là ga cuối cùng. Nếu đi nơi khác thì phải chuyển tàu. Vì 3 chúng tôi
thuê riêng một ngăn (compartiment) nên lúc mọi người xuống tàu, chúng tôi vẫn ngủ
say không biết. Vì khi ở Paris, anh phụ trách quản trị của đoàn lúc đưa vé tàu cho
chúng tôi đã khẳng định là tàu này chạy thẳng đến Mạc-tư-khoa không phải chuyển
tàu, nên cứ yên trí mà ngủ ! Mãi đến lúc có bác công nhân người Đức đánh thức dậy
và bảo nếu đi Liên Xô thì phải chuyển tàu ngay vì tàu đó sắp chạy rồi. Ba chúng tôi
cuống quít vơ vội đống hành lý kềnh càng để xuống tàu và đi tìm tàu đi Liên Xô.
May quá, có thêm một bác công nhân nữa đẩy xe ba-gác đến, bác bảo cứ vất tất cả
hành lý lên xe rồi chạy theo bác dẫn đến chỗ tàu đi Liên Xô sắp chạy. Đến nơi thì
quả nhiên tàu đó đã kéo còi sắp chạy. Hai bác công nhân bảo cứ lên toa trước rồi hai
bác quăng hành lý qua cửa sổ toa lên cho. Thở phào nhẹ nhõm !
Nhưng chưa hết. Đến ga Mac-tư-khoa, loay hoay chưa biết làm cách nào để
chuyển đống hành lý ra ngòai ga để về sứ quán. Mấy bác công nhân Liên Xô nhất
định đòi phải trả tiền công trước rồi mới đẩy xe ra ngoài ga. Nghĩ bụng “thật là trái
ngược với các bác công nhân ở Tây Đức, một nước tư bản !”. Cả 3 chúng tôi đành
xúm nhau lại cố đẩy xe lấy. Đẩy tóat mồ hôi mới đưa hết hành lý ra ngoài ga. Song
lại không có tiền để gọi điện thoại về sứ quán xin xe ra ga đón. Anh Nguyễn Đôn Tự
lục hết các túi áo, túi quần mơi moi ra được mấy đồng kô-pếch đủ để trả tiền điện
thoại. Thế là thóat !

13. Pháp - Tháng 3 năm 1973, tôi lại sang Paris cùng các anh Nguyễn Cơ
Thạch, Phan Hiền, Nguyễn Quang Tạo để đàm phán với Mỹ về.việc lập Ủy
ban.Kinh tế hỗn hợp . Anh Thạch đã gặp Sullivan nhiều lần nhưng việc lập Ủy ban
Kinh tế hỗn hợp không thành vì lập trường của hai bên quá xa nhau .

10
14 . Pháp - Tháng 6 năm 1973, tôi trở lại Paris cùng các anh Đặng Ngiêm Bái
và Nguyễn Đình Phương tham gia cuộc đàm phán với Mỹ về bản Thông cáo chung
về việc thi hành Hiệp định Paris Cuộc đàm phán không có kết quả ..

15 . Liên Xô -Tháng 6 năm 1973, sau khi cuộc đàm phán với Nỹ về việc ra
bản Thông cáo chung về việc thi hành Hiệp định Paris không có kết quảr, tôi cùng
anh Phan Hiền sang Liên Xô, rồi đi xe lửa từ Mạc-tư-khoa tới Léningrad (nay đổi lại
là Saint Petersbourg) để đến nơi này đúng dịp xem “đêm trắng” vào tối ngày 22
tháng 6 hàng năm. Đến nơi gặp bố con anh Nguyễn Đình Phương, phiên dịch tiếng
Anh cho trưởng đòan ta tại cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris, cũng ở đó. Con gái anh
Phương khi ấy đang học ở Liên Xô.
Ban ngày chúng tôi tranh thủ đi xem Viện bảo tàng Ermitage và cung điên
của Nga hòang, nơi xảy ra cuộc vũ trang khởi nghĩa hồi Cách mạng tháng 10. Đêm
đến đi dọc bờ sông Néva xem cảnh “đêm trắng”. Đó là một hiện tượng chỉ sẩy ra ở
vùng Bắc Cực vào đúng ngày đó. Lúc mặt trời lăn, trên trời không có trăng sao
nhưng tỏa ra một thứ ánh sáng gần như ban ngày. Những đám thanh niên nam nữ
Nga lũ lượt rủ nhau đi thưởng ngọan “đêm trắng”. Họ vừa đi vừa cườ đùa, ca hát
suốt đêm. Thật khó quên cảnh tượng đó !

*
Sau khi đượ đề bạt làm vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, rồi miiền Nam được giải
phóng, trong năm 1976 tôi liên tiếp đón các đoàn Mỹ vào ta, như đòan hạ nghị sĩ
Montgymery sang nhận 12 (?) bộ hài cốt của phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc,
rồi đòanLeonard Woodcock, đặc phái viên của tổng thống Mỹ, sang thăm dòchủ
trương của ta đốivới vấn đề binh thường hóa quan hệ với Mỹ.
Lúc này vợ chồng tôi đã có thêm một cậu con út. Nó được may mắn là chỉ ra
đời khi Mỹ đã chấm dứt ném bom nên không phải đi sơ tán như anh chị nó .

*
16 . Pháp - Năm 1977, theo thỏa thuận với Léonard Woodcock vừa ở Việt
Nam về, ta cử một đòan sang Paris đàm phán với Mỹ về việc bình tường hóa quan
hệ giữa hai nước. Đòan do anh Phan Hiền, thứ trưởng ngọai giao, dẫn đầu. Đoàn
viên có anh Vũ Hòang, vụ trưởng Vụ Lãnh sự, tôi là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ và các
anh Bùi Xuân Ninh, Cương, Lê Mai (lúc đó là phiên dịch cho trưởng đoàn) đều là
cán bộ Vụ Bắc Mỹ. Địa điểm họp luân phiên, lúc họp ở sứ qyán ta ở phố Boileau,
lúc họp ở sứ quán Mỹ. Cả năm 1977 chỉ họp có 3 lần nhưng vẫn không kết quả ..
Tranh thủ thời gian nghỉ giữa hai kỳ họp với Mỹ, tháng 6 năm 1977, anh
Hùynh Trung Đồng, khi ấy là chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, đã tổ chức cho anh
Phan Hiền, anh Vũ Hoàng, anh Lê Thọ, lãnh sự ta ở Pháp, và tôi đi thăm vùng miền
Nam nước Pháp. Anh Đồng đưa chúng tôi đi thẳng từ Paris đến thành phố Lyon.
Thăm thành phố và khu Vườn hồng nổi tiếng của Lyon, rồi nghỉ tại trụ sở tỉnh hội
Việt kiều Lyon một đêm. Xin nói thêm là Việt kiều ở Pháp rất nhiều nên hồi đó Hội
Việt kiều ở Pháp có trụ sở tại thủ đô Paris và tại nhiều thành phố lớn như Lyon,
Marseille, Bordeaux, ... đều có chi hội Việt kiều

11
Sáng hôm sau chúng tôi lại đi tiếp đến cảng Marseille trên bờ Địa Trung Hải.
Sau khi nghỉ ở nhà một bà Việt kiều ở đó, anh Đồng đưa chúng tôi đi thăm mấy bác
Việt kiều lão thành ở Marseille. Các bác đó nguyên là những người trụ lại ở đây từ
non nửa thế kỷ. Vì hồi chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp đã đưa khá nhiều
lính thợ (gọi là O.N.S. – Ouvrier Non Spécialisé – nghĩa là “thợ không có chuyên
môn) người “An Nam” sang phục vụ “mẫu quốc”. Họ đổ bộ lên cảng Marseille và
một bộ phận đóng quân ở Marseille từ hồi ấy. Sau khi đi tham quan thành phố cảng,
hôm sau chúng tôi đi thẳng sang Vương Quốc Monaco. Khi trở về, xe không đi theo
đường cũ, mà đi theo một con đường rẻo chân giẫy núi Alpes – nghe nói hồi đầu thế
kỷ thứ 19 là đường đi của quân đôi của vua Napoléon Bonaparte đã đi để xâm chiếm
các nước như Bỉ, Đức... Đến thành phố Grenoble, ăn nghỉ ở nhà một Việt kiều là
giáo sư dạy ở Đại học Grenoble. Hôm sau mới trở về Paris
Vì thời gian ở Pháp khá lâu nên tôi đã tranh thủ những khi rảnh việc để đi
thăm nhiêu nơi trên đất Pháp, chủ yếu là miền Bắc nước Pháp. Nhưng tôi cho
chuyến đi này là chuyến đi thú vị nhất .
Sau chuyến đi dài ngày đó, đầu tháng 7.1977, tôi đã cùng anh Phan Hiền đến
vùng nông thôn tỉnh Romorantin, cách Paris hơn 500 cây số, để thăm anh André
Schémin và vợ là chị Thúy Cẩm. Anh André , hồi 1950, đã cùng môt người nữa tên
là Roland (sau một thời gian ngắn anh này đã trở về Pháp) được Đảng Cộng sản
Pháp cử sang Việt Nam giúp ta làm công tác vậm động binh lính Pháp.
Anh André lúc này đã nghỉ hưu – trước đó anh làm việc tại tòa báo Humanité
của Đảng Cộng sản Pháp. Gặp lại đồng nghiệp cũ – anh Phan Hiền và tôi trước cũng
là cán bộ địch vận hồi khángchiến chống Pháp – André rất mừng, đem ra khoe các
vật kỷ niệm mà anh đã cất công mang từ chiến khu Việt Bắc về. Anh quý nhất là
chiếc đồng hồ đeo tay Rolex có in ảnh Bác Hồ trên mặt mà Hồ Chủ tịch đã tặng anh.

17. Vương quốc Monaco - Monaco là một vương quốc nhỏ, nằm trên
một rẻo đất nhô ra Địa Trung Hải, sát với cảng Marseille. Thực ra đất Monaco thuộc
địa phận của tỉnh Alpes Maritimes của nước Pháp. Diện tích chỉ có 1,5 km2. Nguồn
sống chính của gia đình nhà vua và dân cư ở nưóc này có lẽ trông vào việc kinh
doanh sòng bạc (casino) ở đây.
Đến Monaco, chúng tôi ở nhà môt người Monaco gốc Việt. Theo lời anh
Hùynh Trung Đồng, ông ta là con cháu của tổng đốc Hoàng Trọng Phu, sang Pháp
du học rồi kết hôn với một phụ nữ quý tộc người Monaco. Sau đó về định cư và
nhập quốc tịch Monaco. Nhà của vợ chồng ông ta trang trí rất nhiều đồ Việt Nam.
Tôi thấy có cả một gian phòng rộng trong chỉ để bầy một cỗ kiệu thờ sơn son thiếp
vàng mang từ Việt Nam sang .
Bà vợ người Nonaco tỏ ra rât thân thiện và cởi mở. Bà đưa chúng tôi đi thăm
khắp các ngõ ngách ở Monaco, vì nước đó chỉ nhỏ như một thị trấn. Ở một khu đất
sát bờ biển trông ra Địa Trung Hải, còn có mấy khẩu đại bác cổ lỗ sĩ đặt bên trong
thành, chĩa thẳng ra biển .

18. Mỹ - Lần đầu tiên tôi sang Mỹ là vào tháng 8 năm 1978, trong đòan
tháp tùng ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đi họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại

12
New York. Vì Việt Nam mới được chấp nhận là thành viên của Liên Hiệp Quốc năm
1977 nên đòan tháp tùng bộ trưởng khi ấy khá đông. Tôi chỉ còn nhớ tên vài người :
anh Nguyễn Văn Quang (Quang “râu”), anh Phạm Dương, anh Cù Đình Bá, anh
Nguyên, chị Linh Quy (vợ anh Sao), chị Bình Thanh. Trừ anh Quang, còn những
người sau đều không còn nữa .

19 . Mỹ -. Tháng 11 năm 1978, tôi lại cùng anh Nguyễn Cơ Thạch (khi đó
còn là thứ trưởng ngoại giao) sang Neư York tiếp tục đàm phán với Mỹ về vấn đề
bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Phía ta, có anh Thạch. tôi và anh Cù Đình
Bá. Phía Mỹ là Holbrook và Oakley. Cuộc đàm phán chỉ có một phiên Lúc này ta đã
chấp nhận đề nghị mà Mỹ đưa ra từ năm 1977 ở Paris là “bình thường hóa không
điều kiện”, nhưng cơ hội đã qua rồi ! Phía Mỹ chỉ trả lời ta mọt cách “cao-su” : còn
phải ngiên cứu việc ta gia nhập khối SEV và vấn đề Cămpuchia đã. Thật ra chính
quyề Jimmy Carter đã chọn phương án của Brezinski là “đi với Trung Quốc” hơn là
đi với “cái anh Việt Nam bé nhỏ nhưng kênh kiệu” .
Cuộc đàm phán được tiến hành ở ngay trụ sở của phái đòan nước ta tại Liên
Hiệp Quốc, trên tầng thứ 27 của khu Waterside Plaza (tên gọi là “Waterside” vì khu
nhà này nằm ngay trên bờ sông New York). Đó là môt khu nhà chung cư gồm nhiều
nhà cao tầng ghép lại. Trong đó có đủ các tiện nghi phục vụ cuộc sống hàng ngày
của những người ở đó, như cửa hàng bách hóa, hiệu cắt tóc, nơi để các máy giặt là
để ai cần thì tự dùng, bể bơi, v.v... Phái đòan ta đã thuê nhiều căn hộ ở đó vừa là nơi
làm việc và tiếp khách, vừa để có chỗ ở cho cán bộ nhân viên..
Tôi còn nhớ lần ấy, sau khi kết thúc phiên đàm phán, tôi đã nhận được thư của
trợ lý thượng nghị sĩ Kennedy mời tôi lên Washington, song anh Thạch bảo tôi
không nên đi vì cuộc đàm phán chưa ngã ngũ .

20 . Liên xô - Năm 1982, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Liên Xô, vọ
chồng tôi cùng vợ chồng anh Đặng Nghiêm Bái, đi nghỉ ở khu an dưỡng trên núi
Piatigorsk thuộc rẫy núi Caucase của nước Nga. Đó là một vùng núi vắng vẻ, một
trong 5 ngọn núi (tôi đóan như vậy vì tiếng Nga “Piatigorsk” chắc có nghĩa là “5
ngọn núi”, tương tự như tên núi Tam đảo của ta), rất ít dân cư. và rất buồn tẻ. Hàng
ngày, buổi sáng chúng tôi tới phòng tập thể dục để làm một số động tác vận động cơ
thể theo hướng dẫn của một cô người Nga. Sau đó một mình tôi xuông bể bơi bơi vài
vòng. Có lúc, vợ chồng lại kéo nhau ra sân đánh cầu lông hoặ ngồi xem tivi, xem
hùnh ảnh thôi vì không biết tiếng Nga ! Khi nào hứng lên, lại cuốc bộ xuống chỗ
mấy xóm ở lưng chừng núi chơi. Tôi đã đề nghị bạn cho đi nghỉ ở bãi biển Sotchi,
trên bờ Hắc Hải, nhưng bạn cho biết nơi nghỉ đó đã kín chỗ !

*
Năm 1980, anh Nuyễn Cơ Thạch thay anh Nguyễn Duy Tronh làm bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Anh Phan Hiềncũng rơi Bộ Ngọai giao, sang gúp anh Trinh lập bộ
phận”trợ lỳ đối ngoại” và lấy theo 4 người ở Bộ Ngoại giao sang để lập bộ phận
đó: anh Nguyễn Nhạc phụ trách khối xã hội chủ nghĩa, anh Trần Huy Chương phụ
trách khối các nước tư bản chủ nghĩa, tôi phụ trách khối các nước dân tộc chủ

13
nghĩa. Còn anh Hồ Xuân Đích làcán bộ giúp việc chúng tôi. Bộ phận “trợ lý đối
ngoại”này có trụ sở ở phố Phan Đình Phùng, nhà Hòang Văn Hoan ở cũ. Bộ phận
đó chỉ tồn tại được gần một năm thì giải tán. Anh Phan Hiền nhận chức bộ trưởng
Bộ Tư pháp, còn chúng tôi lại trở về Bộ Ngoại giao. Rriêng anh Nhạc thì sang Bộ
Đầu tư. Sau khi trở lại Bộ Ngoại giao, tôi không làm vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ nữa mà
chuyển sang làm vụ trưởng Vụ Âu châu 2 (sau này đổi là Vụ Tây Âu) . .

21 . Pháp - Tháng 8 năm 1982, tôi đi Pháp cùng anh Nguyễn Cơ Thạch, Phan
Dõan Nam và Dương Minh. Chúng tôi tháp tùng ngoại trưởng mới đi thăm chính
thức 2 miền Đông và Tây Đức, Thụy Điển .
Đến Paris, trướckhi đi thăm Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) và Liên bang
Đức (Tây Đức), anh Thạch còn ở Paris thăm một số bạn bè cũ như ông Kiểu, bà bác
sĩ Jeanne Phi, v.v....

22 . Đức -. Năm 1982, khi cùng anh Nguyễn Cơ Thạch và anh Dương Minh đi
thăm chính thức Tây Đức đã sảy ra một sự cố mà đến nay tôi vẫn nhớ. Hôm ấy trên
đường đi từ Bonn, thủ đô của Tây Đức, đến Berlin, thủ đô của Đông Đức, xe chở
anh Thạch và Dương Minh chạy trước, xe chở tôi chạy sau. Vì cậu lái xe của sứ
quán ta cho xe đi chậm quá nên bị lạc, đã đi quá chỗ rẽ về Berlin mà xe đang đi trên
đường cao tốc không biết cách nào quay trrở lại chỗ rẽ. Cậu ta rất lúng túng vì sẵp
đến giờ hẹn gặp ngoại trưởng Đông Đức mà Dương Minh lại giữ hộ chiếu của tôi.
Làm sao qua biên giới Đông Đức mà không có hộ chiếu và thị thực ? Tôi chợt nghĩ
ngay ra là phải rẽ vào một thị trấn nào ở bên phải đường cao tốc mới có thể có lối
quay lại chỗ rẽ đến biên giới Đông Đức. Tìm được lối ra đến biên giới Đông Đức,
may quá Dương Minh đã nhanh trí nhắn viên sĩ quan biên phòng Đông Đức là còn
người đi sau, và gửi lại hộ chiếu của tôi ở đó. Thế là tôi đã dến Berlin kịp lúc anh
Thạch sắp gằp ngoại trưởng Đông Đức .

23 . Thụy Điển - Năm 1982, anh Thạch đến đây với mục đích tiếp cận thủ
tướng Olof Palmer, một người rất nhiệt tình ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.
Bản thân ông đã dẫn đầu đòan biểu tình tuần hành quanh thủ đô Stockholm để tỏ sự
căm phẫn đối với chính sách tàn bạo của đế quốc Mỹ .

24 . Ấn Độ .-Năm 1982, sau khi kết thúc chuyến đi thăm chính thức của bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch ở mấy nước châu Âu,, anh Thạch và tôi quay về châu Á,
đi thăm lại Ấn Độ là nơi anh Thạch đã từng làm tổng lãnh sự mấy chục năm trước.
Chị Phúc, vợ anh Thạch cũng có mặt trong cuộc đi thăm này .
Tôi còn nhớ sau khi ở thủ đô New Delhi, tôi đã được đến bang Kashmir ở cực
Bắc Ấn Độ (phần đất do Ấn Độ quản, phần còn lại là do Pakistan kiểm sóat vì bang
Kashmir vẫn là nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan).
Nơi đây phong cảnh rất đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ, có một sản phẩm nổi
tiếng là lông cừu Kashmir, Ngòai ra, còn đi tham quan đền Karujaho (Không nhớ ở
bang nào của Ấn Độ). Điểm thu hút du khách tới đền đó là các bức tường quanh đền
đều có khắc nổi các hình ảnh mô tả các kiểu quan hệ nam nữ. Thật đáng tiếc là tôi

14
không còn thời gian đến chiêm ngưỡng cung điên Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Độ
nên đành chỉ mua về một mô hình nhỏ để làm kỷ niệm, vì đó là lần duy nhất tôi có
điều kiện đến Ấn Độ .

25 . Thái Lan.- Tháng 10 năm 1982 tôi bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ tại Vương
quốc Thái Lan. Đúng lúc thời kỳ quan hệ giữa nước ta và Thái Lan khá căng thẳng
do có cuộc chiến ở Cămpuchia. Trong khi quânđội ta đang đánh đuổi bọn khơ-me đỏ
diệt chủng đến sát biên giới Thái Lan thì Thái Lan dung túng cho chúng lập căn cứ
ngay trên mảnh đất giữa Thái Lan và Cămpuchia. Đông thời lại cung cấp vũ khí và
lương thực cho chúng và phụ họa với Trung Quốc vu cáo ta là “xâm lược
Cămpuchia và đe dọa an ninh của Thái và các nước ASEAN khác. Tôi liên tục được
triệu tập lên Bộ Ngọai giao Thái Lan để nghe họ trách cứ và đưa công hàm phản đối.
Cùng với những vụ triệu tập đại sứ lên Bộ Ngoại giao như thế này, họ còn tổ chức
những cuộc biểu tình trước sứ quán ta để uy hiếp. Hàng thàng có đến 3, 4 cuộc biểu
tình. Lúc thì do đám người thất nghiệp hoăc lái xe xảm-ló )loại xe xích-lô mnáy)
đượ trả tiền “biểu tình phí”, lúc thì gồm một số người Việt xấu đưa từ Đông Bắc về
vứt thư phản đối qua cổng sứ quán, ...
Song những chuyện đó không làm tôi bận tâm mấy. Vấn đề làm tôi suy nghĩ
nhiều là tình cảnh của Việt kiều, nhấtlà sau khi nói chuyện với các bác đại diện Việt
kiều các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, nơi có đại bộ phận Việt kiều ở Thái Lan làm
ăn sinh sống .
Theo các bác, nguồn gốc số người thuộc thế hệ thứ nhất của Việt kiều ở Thái
là những người dân Việt Nam đã lánh nạn sang Lào hồi ta kháng chiến chống Pháp,
rồi phiêu bạt sang Thái làm ăn. Nghe nói có một số ít đã lánh nạn sang Thái Lan từ
hồi vua Tự Đức cấm Thiên chúa giáo. Họ và con cháu họ đã làm ăn sinh sống lương
thiện và gòp phần vào sự phát triển kinh tế của Thái Lan, nhưng số phận của họ và
con cháu họ cho đến lúc bấy giờ vẫn phải chịu một chế độ giám sát khắc nghiệt. Họ
không được phép mở cửa hàng, cửa hiệu làm ăn hay buôn bán; con cháu họ đến tuổi
đi học không được đến trường; họ; họ không được coi là ngọai kiều và cũng không
được nhập quốc tịch Thái Lan như kiều dân các nước khác như Hoa kiều chẳng hạn
mặc dù đã sống hàng chục năm ở Thái; cũng không được ra khỏi huyện hay tỉnh mà
họ sinh sống nếu không có giấy phép của chính quyền nơi họ sinh sống.
Hàng năm sứ quán có 3 dịp tổ chức để gặp mặt Viẹt kiều : ngsfy Quốc khánh,
ngày sinh nhật Hồ chủ tịch và ngày Tết nguyên đán. Lần nào hội trường của sứ quán
cũng chật kín người. Có nhà sư Viêt Nam tu ở một chùa gần Bangkok, có mấý trí
thức làm ở các tổ chức quốc tế tại Thái Lan, nhưng phần lớn là Việt kiều từ các tỉnh
về. Đa số không có giấy phép nhưng cứ đi. Sau khi tan cuộc họp, sứ quán phải cho
xe ô-tô của sứ quán, có số ngọai giao, đưa số kiều bào đó ra khỏi địa phận Bangkok,
vì cả ngày hôm đó hai đầu phố đều dật chốt cảnh sát để kiểm sóat giấy tờ những
người từ sứ quán đi ra. Người nào không có giấy phép sẽ bị bắt bỏ tù 5 đến 7 tháng.
Có lần, sứ quán tổ chức gặp Việt kiều nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ, lúc cuộc
họp mặt giả tán đã lâu, lúc trời xẩm tối mới thấy 2 cháu gái trạc 13, 14 tuổi, gõ cổng
xin vào sứ quán. Hai cô bé nói vì ở xa nên về muộn, chỉ xin cho phép vào chụp một
tấm ảnh bên cạnh bàn thờ Bác Hồ trong hội trường.

15
Việt kiều về sứ quán khó khăn như vậy, song đại sứ chưa có đẻ tiếp xúc vời
đông đảo bà con Việt kiều ở Đông Bắc. Công bằng mà nói, tôi vẫn được tự do đi
thăm hàu hâté các nơi trên đất Thái Lan, từ các tỉnh ở cực Nam Thái Lan như Hat
Yai, Song Kla đến các tỉnh phía Bắc, giáp giới Miến- điện như các tỉnh Cieng Mai,
Chienh Rai Kanchanaburi. Chỉ có các tỉnh vùng Đông Bắc, nơi có đông Việt kiều,
là chưa tới được . Mấy năm trước đại sứ Hòang Bảo Sơn, người tiền nhiệm dủa tôi,
trước khi hết nhiệm kỳ, đã nói với Bộ Ngoại giao Thái Lan là anh có ý định đi Đông
Bắc từ biệt kiều bào ở đó, thì được họ trả lời đơn giản là đường đi “không an tòan” !.
Rút kinh ngiệm chuyện đó, tháng 11 năm 1985, tôi cùng mấy cán bộ lãnh sự
của sứ quán cứ lặng lẽ mua vé máy bay nội địa đi tỉnh Udon Thani, một tình vùng
Đông Bắc, nơi có rất đông Việt kiều trú ngụ, mà không báo cho Bộ Ngoại giao Thái
Lan. Đến nơi, viên cảnh sát trưởng tỉnh Uđon đã chờ sẵn ở khách sạn. Tôi vừa vào,
hắn đã hỏi : “Ngài đại sứ đến Uđon có viêc gì ạ ? Sao Ngài không báo cho chúng tôi
biết trước ?”. Tôi đáp : “Tôi được tin con cháu gái sắp làm lễ thành hôn nên đi vội
tới đây để kịp dự đám cưới cháu. Vì chỉ là việc riêng tư nên không muốn làm phiền
các ông.” .
Theo thỏa thuận từ trước, các bác đai diện Việt kiều Đong Bắc đã thông báo
cho bà con ở mấy tỉnh lân cận đến Uđon rất đông. Đám cưới trở thành môt cuộc mit-
tinh lớn để đại sứ nói chuyện với kiều bào .
Mấy ngày ở Uđon, bác Tượng, đại diện Việt kiều tình Uđon Thani, đã đưa tôi
đến thăm nơi Bác Hồ xưa kia đã từng trú ngụ. Đó là môt khu rừng hẻo lánh, cách
tỉnh lỵ đon chừng mươi cây, trong đó có một ngôi nhà sàn đơn sơ, song vẫn được
kiều bào bảo quản nên trông còn vững chãi. Lúc tôi đến, có một bà lão, chạc ngòai
70, ăn mặc kiểu nông thôn Việt Nam – áo nâu, váy đen - đến gặp tôi, nói là ngày
xưa đã cơm nước phục vụ Bác. Sau khi Bác đi, bà cụ vẫn sống trong ngôi nhà sàn
đó .
Tháng 10 năm 1986, sau khi dã hết nhiệm kỳ đại sứ ở Thái, tôi được trở về
nước xum họp với gia đình .
*
Mười năm sau, năm 1996, tôi có việc sang Bangkok, gặp lại anh bạn Kavi
Chongkittavon, phóng viên báo The Nation. Quen lệ, anh phỏng vấn tôi về cảm
tưởng của tôi sau những năm làm đại sứ ở Thái Lan. Tôi nói : tôi có nhiều kỷ niệm
đẹp về Thái Lan. Nhất là những lần gặp vua Bhumiphol, ông tỏ am hiểu sâu sắc về
Việt Nam. Tôi cũng nhắc đến chuyến đi Udpn Thani năm 1985 mà Bộ Ngoại giao
Thái đã cự nự nhiều vì tôi đi mà không nói gì với họ. Tôi nói đùa : “Chính vì vậy mà
tôi càm thấy ghen tị với các ông Lê Mai, Nguyễn Trung, L:ê Công Phụng (những
người làm đại sứ ở Thái Lan sau tôi) vì họ có thể đi lại tự do hơn tôi.”. Và tôi kết
thúc cuộcphỏng vấn bằng một câu ngắn gọn : “It was the best of time and it was the
worst of time” (tạm dịch là : Đó là những ngày tốt đẹp nhất và cũng là những ngày
tồi tệ nhất). Rồi cả hai chúng tôi nhìn nhau cả cười .

26 . Lào -. Năm 1986 (tôi không nhớ rõ anh Nguyễn Xuân hay anh Thanh là
đại sứ ta ở Lào khi đó), sau khi kếtd thúc nhiệm kỳ đại sứ ở Thái Lan về nươc, tôi

16
được cử sang Vientiane tham gia ý kiến với bạn trong việc đàm phán với Trung
Quốc. Trong tháng 11 và tháng 12 năm 1986, tôi đi Vientiane tới 3 lần.
Khi đó giữa ta và Trung Quốc chưa bình thường hóa quan hệ. Trung Quốc
muốn tăng sức ép đối với Việt Nam nên tìm cách tranh thủ quan hệ với Lào, theo
những đều kiện có lợi cho họ .

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ ở Thái Lan về nước, tôi đươc triêu tập đi dự
Đại hội Đảng thứ 6, rôi được bầu vào Trung Ương Đảng. Đến tháng 1 năm 1987 tôi
được đề bạt làm thứ trưởng Bộ Ngoại gioo, được phân công ngiên cứu giải pháp
chính trị cho vấn đề Cămpucia và phụ tráchkhu vực Đông Nam Á .

Năm 1987
27 . Cămpuchia - Năm 1987 khi nhận chức thứ trưởng, tôi được phân công
lo vấn đề Căpuchia và phụ trách khu vực Đông Nam Á.
Tháng 8 năm 1987, sang Pnom Penh họp thứ trưởng ngọai giao 3 nước Việt
Nam, Lào, Cămpuchia để thống nhất chủ trương đối ngoại về vấn đề chiến tranh ở
Cămpuchia và phương hướng đối xử với 5 nước ASEAN . Sau đó, tôi thường
xuyên qua lại Pnom Penh nhiều lần để bàn bạc công việc trong suốt thời gian giải
quyết vấn đề CPC, cho đên năm 1991 khi có giải pháp chính trị cho vấn đề CPC .
Tuy đi lại Cămpuchia nhiều lần, song tôi chỉ quanh quẩn ở thủ đô Pnom Penh,
thăm Hòang cung, ngã ba sông Mêkông, hồ Tonlé Sap (Biển Hồ) và các tỉnh dọc
đường bộ đi từ miền Nam nước ta sang Cămpuchia. Điều đáng tiếc nhất là tôi không
có dịp tới chiêm ngưỡng đền Angkor Watt, Angkor Thom, một trong những di sản
văn hóa thế giới. Vì hầu như tất cả những lần đi Cămpuchia của tôi đều là đi trong
thời kỳ còn chiến tranh với bọn diệt chủng Khmer đỏ, không phải đi du lịch .
Nước ta giáp ranh với 3 nước Lào, Cămpuchia và Trung Quốc. Trung
Quốc là nước lớn, không những lớn nhất trong khu vực, lớn nhất châu Á mà lớn vào
”cỡ đại gia” của thế giới. Còn Lào và Cămpuchia là các nước nhỏ, đất hẹp, người
thưa. Vì thế, tuy cùng là những nước láng giềng của ta, nhưng mối quan hệ của ta
với Lào và Cămpuchia khác hẳn mối quan hệ giữa ta với Trung Quốc.
Nhắc đến Cămpuchia, đến nay tuy đã nghỉ hưu rồi, không còn điều kiện về
thể chất cũng như về tinh thần, song tôi vẫn còn băn khoăn là chưa nghiên cứu được
đến nơi đến chốn để nói cho ra lẽ “Vì sao Trung Quốc đã gíup ta chống Pháp và
chống Mỹ ? Để rồi Trung Quốc lại dùng Cămpuchia (Khmer đỏ) như một con dao
găm thọc vào bụng dưới của ta ? Vì sao đã có một thời họ rêu rao “Việt Nam mưu
đồ lập Liên bang Đông Dương” ? Nay họ lại muốn nắm lấy Tây Nguyên của ta để
khồng chế được cả cái “Liên bang Đông Dương” ấy !

28 . Guyana - Năm 1987, tôi đáp máy bay sang Nam Mỹ để dự Hội nghị cấp bộ
trưởng các nước trong Phong trào Không liên kết ở Georgetownm, thủ đô của nước Cộng
hòa Guyana. Guyana trước kia là một xứ thuộc địa của Anh, thành viên khối Thịnh vượng
chung (Commonwealth) của Anh. Guyana được độc lập từ năm 1966. Đến năm 1970 tuyên
bố theo chế độ cộng hòa. Sau mấy ngày họp hội nghị, tôi đã tranh thủ đi thăm thành phố

17
Georgetown, vào xem Viện bảo tàng của Guyana. Vùng nông thôn của Guyana chủ yếu là
trồng mía giống như Cuba và nhiều nước khác ở vùng Trung Mỹ ..

29 . Cuba - Sau khi rời Guyana, tôi có ghé thăm không chính thức Cuba. Thứ trưởng
ngọai giao Cuba tiếp đón thân mật mặc dù tôi đến không báo trước. Bạn đã dẫn tôi đi thăm
và uống cà-phê ở phố cổ của thủ đô Cuba, rổi đi dạo quanh bờ biển. Bờ biển của thủ đô La
Habana đều có xây bờ tương chắn sóng, cao độ 40 phân, nhưng sóng biển vẫn vỗ mạnh vào
tung tóe nước lên đường đi.
Tôi đã vào thăm sứ quán ta ở đó. Hồi ấy, hình như anh Hòang Lương là đại sứ ta ở
Cuba. Đến sứ quán, tình cờ tôi gặp lại cháu Phúc. Hồi chiến tranh chống Mỹ, cháu bé gái
này đã bị trúng bom na-pan, và một nhà báo Mỹ đã chụp hình được giữa lúc cháu đang trần
truồng vừa chạy vừa khóc vì lửa vẫn cháy trên người cháu. Tấm ảnh đó đã được công bố
rộng rãi trên báo chí để vạch rõ tội ác của quân đội Mỹ.
Lần đầu tôi gặp Phúc ở Bangkok năm 1983. Nay gặp lại, trông cháu đã khác hẳn.
Khỏe khoắn ra và vui tươi. Cháu kể là cháu đã được Chính phủ Cuba cho sang Cuba để chạy
chữa khỏi các vết bỏng do lửa bom na-pan gây ra và cho ăn học ở Cuba. Nghe cháu kể,
trong lòng tôi rất vui mừng vì thấy một số phận tưởng mhư bất hạnh nhưng đã thực sự gặp
may mắn. Lúc chia tay, tôi nắm chặt tay cháu và chúc cháu có một tương lai tươi sáng .

30 . Thụy Sĩ - Cuối năm 1987, theo lời mời của Cao ủy Liên Hiệp
Quốc về vấn đề người tị nạn (U.N.H.C.R.), Jean Pierre Hocke, đến thăm chính thức
Genève và họp với Cao ủy của Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn và đại diện 24 nước
đang phải gánh chịu số người Việt Nam tị nạn bất hợp pháp xin tạm trú .
. Ngày 4 tháng 12 tôi cùng anh Đặng Ngọc Ánh, Cục trưởng Cục Xuất nhập
cảnh Bộ Công an, và 2 cán bộ Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao đến Genève .
Ngày 30 tháng 5 năm 1979, vào lúc cao điểm của tình hình ra đi của các
“thuyền nhân (boat people), nghĩa là những người Việt Nam vượt biên trốn ra nước
ngoài, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề người tị nạn đã ký kết với Việt Nam một
thỏa ước về việc đưa ra một chương trình nhằm làm dễ dàng cho việc ra đi một cách
hợp pháp những người muốn rời bỏ Việt Nam để sống với các người trong gia đình
họ đã định cư ở nước ngoài hay vì những lý do nhân đạo khác. Đến cuối năm 1987
đã có 13.000 người tái định cư theo Chương trình ra đi hợp pháp. Từ năm 1980, cứ
mỗi năm lại có một đoàn đại biểu nước Việt Nam đến Genève để trao đổi với
UNHCR và các chính phủ hữu quan về việc thực hiện Chương trình đó.
Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 12 năm 1987, sau 4 ngày họp khá căng thẳng, tôi
đã tiếp phóng viên nguyệt san “Người tị nạn”(Rèugié) của UNHCR xin phỏng vấn.
Thật tình, tôi rất khó ăn nói vì làm sao giải thích được việc có tời hàng chục ngàn
người dân liều chết để trốn ra nước ngoài khi đất nước đã bình yên trở lại. Lạp luận
chủ yếu cỏa tôi khi ấy là : Việt Nam phải chịu đựng chiến tranh quá lâu, chưa kịp
phục hồi nền kinh tế nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Thực chất những người
phải bò quê hương ra đi là vì lý do kinh tế chứ không phải vì lý do chính trị .
Vấn đề “thuyền nhân” khi đó khiến cho dư luận thế giới xôn xao không kém vấn
đề Cămpuchia. Đó là hai gánh nặng lớn cho ngoại giao Việt Nam trong những năm
8o của thế kỷ trước . .
18
Năm 1988

31 . Inđônêxia - Ngày 10 tháng 4 năm 1988, tôi đến Jakarta cùng với anh Lê
Công Phụng và anh Đặng Ngiêm Hoành để họp Hội nghị ESCAP (sau đổi là APEC)
lần thứ 44.
Sau đó, tôi mới bắt đầu cuộc đi thăm chính thức Inđônêxia. Đại sứ ta khi đó là
anh Trần Huy Chương. Mục đích chuyến đi thăm chính thức mấy nước ASEAN (khi
đó ASEAN chỉ gồm 5 nước : Inđônêxia, Malaysia, Phi-lip-pin, Thái Lan, Singapore)
của tôi lúc đó là nhằn gỡ bỏ dần thế cô lập của ta trên quốc ttế do vấn đề Cămpuchia
và cải thiện quan hệ giữa ta với các nước ASEAN đã xấu đi do cuộc chiến ở
Cămpuchia.
Ngày 10 tháng 4 năm 1988,, tôi và đại sứ Trần Huy Chương đã hội kiến ngoại
trưởng Ali Alatas về cách tìm giải pháp cho vấn đề Cămpuchia. Rồi đến chào tổng
tư lệnh Try Sutrisno và bộ trưởng Quốc Phòng Benny Murdani .

32 . Malaysia - Sau đó, từ ngày 18 đến 22 tháng 4.1988, tôi đã cùng anh Lê
Anh Kiệt và anh Trần Lê Đức, đại sứ nước ta ở Malaysia, tiến hành cuộc đi thăm
chính thức Malaysia .
Sau khi hội kiến ngoại trưởng Datuk Abu Hasan Omarvà hội đàm với thứ
trưởng ngoại giao Abdulah F.Chewan về vấn đề CPC và vấn đề Trường Sa .
Tôi có nói :”Vấn đề Cămpuchia không thể giải quyết như vấn đề Afghanistan
được vì ở Cămpuchia có bè lũ Khơ-me đỏ diệt chủng”. Khi đó Liên Xô đã rút hết
quân ở Afghanistan và muốn Việt Nam cũng rut hết quân khỏi Cămpuchia mà không
có giải pháp chính trị.
Ngày 19 tháng 4, tôi và đại sứ Trần Lê Đức đã tham dự một cuôc hội thảo với
Học viện Quan hệ quốc tế Malaysia (ISIS). Trước khi rời Kuala Lumpur, tôi đã mở
một cuộc họp báo tại sứ quán ta .

33 .Philippines - Từ ngày 25 đên ngày 28 tháng 4 năm 1988, tôi cùng anh Lê
Anh Kiệt và anh Lưu Đình Vệ, đại sứ nước ta ở Malaysia, có cuộc thăm chính thức
Phi-lip-pin. Khi hội kiến ngoại trưởng Raoul S. Manglapus, tôp đã nói : ”Việt Nam
đang xem xét việc mở vinh Cam Ranh cho tàu bè các nước khác, ngoài Liên Xô,
được ra vào. Song điều này còn tùy thuộc vào việc Phi-lip-pin có còn căn cứ quân sự
nước ngòai không?” (lúc nay Phi-lip-pin còn cho Mỹ đặt căn cứ hải quân ở vinh
Subic) . Sau đó, tiến hành hội đàm với thứ trưởng ngoại giao Manuel Yqan bàn về
khả năng mở rộng khối ASEAN, và tuyên bố hoan ngênh ý định chuyển Đông Nam
Á thành một “khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN - Zone ò Peace,
Fredoom and Neutrality) do ASEAN đề xuất(trước đây khi các nước ASEAN đưa ra
ý tưởng ZOPFan, ta Đã phản ứng rất mạnh, nhất là đối với chữ “Trung lập”). Rồi
còn bàn về vấn đề Cămpuchia. Phía Phi-lip-pin còn đề cạp tới vấn đề “thuyền nhân”
Việt Nam .

19
34 . Thái Lan - Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 1988, tôi đi thăm chính
thức Thái Lan. Trong cuộc hội đàm với thứ trưởng ngọai giao Arun Panapong, có
bàn về khả năng lập ra một tổ chức gồm tất cả các nước Đông Nam Á..Về vấn đề
Cămpuchia, tôi nói : “Việt Nam sẵn sàng rút hết quân khỏi Cămpuchia vào cuối năm
1990 cho dù chưa có giải pháp chính trị”. “Song chúng tôi muốn vấn đề Cămpuchia
được giải quyết bằng thương lượng hơn”, ”Điều đó còn tùy thuộc vào Trung Quốc
và Thái Lan có chấm dứt chi viện cho Khơ-me đỏ hay không. Chúng tôi tin rằng nếu
không có viện trợ quân sự từ bên ngoài thỉ quân đội của Cộng hòa Nhân dân
Cămpuchia có đủ khả năng xử lý lũ tàn quân Khơ-me đỏ”..

35 . Nhật Bản - Cuối tháng 9 năm 1988, trên đường sang Mỹ, tôi có ghé qua
Tokyo lần đầu. Ở thủ đo Tokyo, tôi chỉ có thời giờ đến thăm hai nơi : vườn cây anh
đào bên ngoài Hòang cung và đền thờ vua Minh Trị Thiên hoàng. Đó chỉ là một ngôi
đền nằm khiêm tốn dưới bóng cây cổ thụ râm mát, nhưng bên trong lại thừ một vĩ
nhân của nước Nhật, một ông vua anh minh, sáng suốt, đã có công lớn đưa nước
Nhật từ chỗ còn lạc hậu trở thanh một nước văn minh hiện đại.

34 . Mỹ - Tháng 10 năm 1988, tôi đến New York để thay mặt Chính phủ Việt
Nam họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 43. Khi ấy anh Trịnh Xuân Lãng là đại
sứ, trưởng đòan đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Con gái tôi lúc ấy cũng đang
công tác ở đó.
Ngày 4 tháng 10, tôi đến trụ sở Liên Hiệp Quốc, cùng các anh Trịnh Xuân
Lãng , Phạm Ngạc và anh Nguyễn Đức Hùng, để đoc bài phát biểu của Việt Nam.
Nội dung chủ yếu là nói lên lập trường của ta trong việc giải quyết vấn đề
Cămpuchia và ủng hộ 7 điểm của Chính phủ Hunxen .

35 . Inđônêxia - Ngày 29 tháng 10 năm 1988, theo thỏa thuận của các bên tại
J.I.M. 1, tôi cùng các anh Trần Huy Chương, Lê Công Phụng và Huỳnh Anh Dũng
đến Jakarta để họp Nhóm làm việc (Working Group) chuẩn bị cho “Cuộc họp không
chính thức ở Jakarta lần thứ 2” (J.I.M. 2).
.
Năn 1989

36 . Cămpucchia - Ngày 5 tháng 1 năn 1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
Dẫn đầu đòan đai biểu Chính phủ Viêt Nam sang Pnom Penh dự lễ kỷ niệm 10 năm
thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Cămpuchia, tôi cũng tham gia đoàn .
Tối hôm đó, khi hội đàm vơi ông Heng Somrin, hai bên đã thống nhất là sẽ
tuyên bố rút hết quân “tình nguyện” Việt Nam khỏi Cămpuchia trước tháng 9 năm
1990. Sau đó, tôi được chỉ thị sửa lại bài phát biểu của anh Nguyễn Văn Linh trong
buổi lễ sáng ngày hôm sau, mùng 6 tháng1 năn 1989, theo tinh thần trên .

37 . Thái Lan - Ngày 27 tháng 3 năm 1989, đi Bangkok họp Hội nghị ESCAP
lần thứ 45 . Đòan Việt Nam có 3 người : tôi, anh Lê Mai (khi đó là đại sứ nước ta rại
Thái Lan) và chị Vũ Thị Hồi. Việt nam được bầu làm phó chủ tịch hội nghị.

20
Ngày 28 tháng 3 tôi đã đoc tham luân, nhấn mạnh vào chính sách Đổi mới
của ta , tin tưởng rằng kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên đóng gos vào sự phát triển của
châu Á-Thái Bình Dương.
Lúc hội kiến với thủ tướng Chatchai Choonhavan, tôi đã hoan nghênh tuyên
bố của ông ta : ”Biến Đong Dương từ chiến trường thành thị trường”, và nhấn mạnh
tới xu thế đối thoại và hợp tác hữu nghị giữa các nước trong khu vực.
Ngày 3 tháng 4, gặp ngoại trưởng Siddi tại Bộ Ngoại giao Thái Lan. Khi đó
dư luận quốc tế đang xôn xao về tin Gorbachev sẽ gặp Đặng Tỉeu Bình ở Bắc Kinh
vào tháng 5 tới để bàn giải pháp cho vấn đề Cămpuchia. Tôi đã phát biểu với báo chí
tại Bagkok : “Vấn đề Cămpuchia không thể giải quyết giữa Trung Quốc và Liên Xô
được vì còn tùy thuộc vào 4 bên Cămpuchia, đạc biệt là tùy thuộc vào Thái tử
Sihanouk và Thủ tướng Hunxen” .

38 . Zimbabwe - Cuối tháng 5 năm 1989, tôi cùng anh Phạm Ngạc sang
Zimbabwe dự Hội nghị cấp bộ trưởng Ủy ban Phối hợp các nước trong Phong trào
Không liên kết. Tham luận của tôi tại hội nghị chủ yếu nói về vấn đề Cămpuchia và
đề cao vai trò của Phong trào Không liên kết đối với cố gắng giải quyết cuộc xung
đột này .
Zimbabwe là một nước thuộc vùng Rhodésie ở miền Đông châu Phi. Thủ đô là
Hararé. Dân Zimbabwe còn nghèo nàn lạc hậu, song tôi thấy tổng thống Zimbabwe
lại sống một cuộc sống vương giả. Tối hôm bế mạc hội nghị, có một cuộc chiêu đãi
ngoài trời ở trong dinh tổng thống. Các đòan khách quốc tế lần lượt đến, nhưng đều
phải ngồi ở phòng chờ bên ngoài dinh tổng thống một lúc lâu mới được vào !
Họp hội nghị xong, các đại biểu được đưa tới thăm “Làng văn hóa” của
Hararé. Ở đó người ta cho xem hình mẫu một ngôi làng của dân Zimbabwe, trong
khu vực đó còn trưng bầy những tác phẩm điêu khắc của các nghệ sĩ bản xứ.
Trước khi rời Zimbabwe, vợ anh Võ Anh Tuấn, đại sứ ta ở đó, đã đưa chúng
tôi đi xem “Những tảng đá chông chênh” (Balancing Rocks), môt kỳ quan của nước
châu Phi da đen này. Đó là tên của nơi chúng tôi đến thăm. Trên một khu vực bằng
phẳng, rộng mênh mông như một bãi sa mạc nhỏ, không có lấy một bóng cây,mà
đây đó lại có những tảng đá lớn đứng xừng xững chồng lên nhau. Có chỗ năm ba
tảng, có chỗ đến 7, 8 tảng hoặc nhiều hơn . Có những tảng lớn hơn chiếc giường đôi,
có tảng to bằng cái bàn ăn cỡ lớn Tất cả đều chồng chất lên nhau một cách khác
thường, không theo quy luật thăng bằng nào hết.Tôi quan sát kỹ thì không hề thấy có
một tảng đá nào riêng lẻ, hoặc những mảnh vỡ của một tảng nào bị rơi vỡ do tác
động của gió máy hoặc do con người đụng đến. Liên tưởng đến hai hòn “trống –
mái” ở bãi biển Sầm Sơn của ta thì không sao so sánh nổi . Quả thật, đây có thể coi
là một kỳ quan. Nếu không phải là kỳ quan thế giới thì cũng là kỳ quan của châu
Phi.

39 . Anh - Tháng 5 năm 1989, khi trở về lại qua London. Nhưng lần này ở
London hai hôm, vừa để gặp ngọai trưởng Anh, vừa để biết qua thủ đô của Anh.
Anh Trần Văn Hưng là đại sứ nước ta ở Anh khi đó .

21
Bộ trưởng ngoại giao Anh muốn gặp tôi,chủ yếu để hỏi vè 2 vấn đề :-khả năng
giải quyết vấn đề Cămpuchia và tỏ ý an lòng về chính sách của ta về vấn đề “thuyền
nhân”. Số người Việt Nam chạy đến xin tạm trú ở Hồng kông khá đông . .
Ngày hôm sau, hai chúng tôi đã lần mò, vừa đi vừa hỏi thăm, tìm đến các nơi
đáng xem ở Luân Đôn : quảng trường Trafalgar, cầu bắc qua sông Tamise chảy qua
thủ đô London (tôi thấy không đẹp bằng các cầu trên sông Seine chảy giữa Paris).
Rồi xem Big Bell – nghĩa là “Đồng hồ lớn”, và xem bên ngoài khu thành cổ London,
khu phố Tàu (China tơwn) .
Khi vè, anh em sứ quán còn nhiệt tình tặng hai chúng tôi mỗi người một cái
máy ti-vi đen trắng, độ 15 inch. Đó là các thứ đồ cũ mà người ta vứt ra đường khi
muốn mua cái mới. Nhưng đối với ta, thời kỳ đó lại là của hiếm !

40 . Malaysia - Ngày 16 đến 20 tháng 6 năm 1989, tôi đến Kuala Lumpur dư
Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 3 cùng anh Trần Lê Đức,đại sứ
nước ta tại Malaysia. Chủ đề ủa Hội nghị là “Giảm xung đột và xây dựng lòng tin”.
Có khá nhiều nước tham dự Hội nghị như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp,
Nhật, Úc, Hàn Quôc, ... Thủ tướng Mahathir đọc diễn văn khai mạc. Phó thủ tướng
Malaysia và tôi cùng chủ trì phiên họp đầu Đến phiên họp sau, tôi đã đọc bản than
luận “Triển vọng hòa bình và phát triển ở Đông Nam Á”, khẳng định Việt Nam sẽ
rút hết quân khỏi Cămpuchia dù chưa có giải pháp chính trị; ủng hộ ý kiến của
ASEAAAN về việc thành lập ZOPFAN (Zone of Peace, Freedom and Neutrality).
Sau đó tiến hành hội đàm với thứ trưởng ngoại giao Chewan Fadgin .

41 . Pháp - Ngày 27 tháng 7 năm 1989, tôi lại trở lại Trung tâm các hội
nghị quốc tế phố Kléber ở Paris – nơi mà 21 năm trước đã diễn ra cuộc đàn phán
của ta với Mỹ suốt 5 năm . Lần này để họp Hội nghi quốc tế về Cămpuchia. Cùng
đi có các anh Hà Văn Lâu, Ngô Điền, Đặng Nghiêm Hòanh, Lê Công Phụng,
Huỳnh Anh Dũng, chị Tôn Nữ Thị Ninh, và nhiều cán bộ ngoại giao nữa. Còn có
thiếu tướng Phi Long do Bồ Quốc phòng cử đi tham gia đòan. Trưởng đòan là bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch hôm sau mới đến.
Hội nghị quốc tế về Cămpuchia, ngoài đại diện của 4 bên Cămpuchia, có bộ
trương ngọai giao của 17 nước và chủ tịch Phong trào Không liên kêt lúc bấy giờ
là Zimbabwe tham gia. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc De Cuellar cũng than dự,
nhưng chỉ với tư cách một thành viên của Hội nghị. Ngoại trưởng Pháp, Roland
Dumas và ngoại trưởng Inđônêxia Ali Alatas là đồng chủ tịch Hội nghị .
Hội nghị chia làm 4 tiểu ban, có lúc họp tòan thể dươi hình thức họp tiểu
ban Tổng hợp, có lúc họp riêng từng tiểu ban. Họp cả thang trời, từ chiều ngày 30
tháng 7 đến ngày 30 tháng 8 năm 1989, mà không đi đến kết quả vì lạp trờng hai
bên còn quá xa nhau. Cuộc tranh cãi kéo dài cà trong 4 tiểu ban của hội nghị. Bên
ta - chỉ có Việt Nam, LLào và Cộng hòa Nhân dân Cămpuchia - thì nhấn mạnh
vào “tội ác của Khơ-me đỏ diệt chủng”. Còn Trung Quốc và đa số hội nghị lại lập
luận là “nguyên nhân của cuộc xung đột ở Cămpuchia là do Việt Nam đem quân
xâm lược Cămpuchia” .

22
Trung Quốc tuy chưa sẵn sàng, nhưng cũng nhận đến họp là vì muốn xoa
dịu dư luận thế giới sau vụ đàn áp sinh viên đẫm máu ở Thien An Môn .

Năm1990

42 . Thái Lan - Ngày 19 tháng 1 năm 1990, tôi đến tỉnh Chieng Mai họp Hội
nghị Wiliamsbourg lần thứ 18. Hội nghị này do Asia Society , một tổ chức phi
chính phủ Mỹ, khởi xướng. Mỗi năm họp một lần ở một nước khác nhau. Năm nay,
năm 1990, ông Cyrus Vance, ngườ đã cùng A.Harriman cầm đầu đòan đàm phán
Mỹ ở Paris năm 1968 và sau là ngoại trưởg Mỹ, là người triệu tập cuộc họp này. Đây
là lần đầu Việt Nam được mời họp.
Hội nghị Wiliamsbourg chuyên bàn các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dư.
ơng . Lần đó, hội nghị bàn về 4 chủ đề : 1) Triển vọng của Đông Dương; 2) Liên xô
và tương lai châu Âu; 3) Những diễn biến gần đây ở Trung Quốc ; 4) Những diễn
biến gần đây ở Nhật. Bài tham luận của tôi có chủ đề là “Triển vọng của Đông
Dương” .
Hôm sau về Bangkok, jhi gặp thủ tướng Chatchai Choonhavan, tôi nói : “Nên
giữ nguyên trạng vè chính trị và quân sự để tránh sảy ra hỗn loạn trong thời kỳ
chuyển tiếp...Việt Nam đã rút hết quân khỏi Cămpuchia và sẽ không bao giờ đưa
quân trở lại.”. Trong khi đó, lập trường cuỉa Trung Quốc và một số nước khác lại
muốn sóa bỏ nguyên trạng vè quân sự và chính trị ở Cămpuchia - tứec là sóa bỏ ưu
thế về quân sự và chính trị của Chính phủ C.H.N.D.Cămpuchia do thủ tướng
Hunxen cầm đầu .

43 . Inđônêxia - Ngày 9 tháng 9 năm 1990, Bộ Chính trị chỉ thị cho tôi sang
ngay Jakarta để theo rõi cuộc họp giữa 4 bên Căpuchia bàn về việc thành lập Hội
đồng Dân tộc Tối cao CPC theo công thức “6+2+2+2+1” như ta đã thỏ thuận với
Trung Quốc ở Thành Đô. Ngay hôm đó, tôi cùng anh Huỳnh Anh Dũng đáp máy
bay qua Bangkok đi Jakarta .Tối 10 tháng 9 đến Jakarta thì cuộc họp giữa 4 bên
Căpuchia đã kết thúc. Các bên CPC mới đạt thỏa thuận về số thành viên của mỗi bên
trong Hội đồng Dân tôc Tôi cao : Phía Hunxen có 6 người, còn 3 phái kia mỗi phái
có 2 người. Ghế chủ tịch Hội đồng còn để trống, chờ đến cuộc họp tại Bangkok sẽ
giải quyết .

44 . Thái Lan - Ngày 13 tháng 9 năm 1990, theo chỉ thị trong nước, tôi và
anh Dũng lại bay từ JKakarta sang Bangkok để “tác động””vào việc bầu chủ tịch
Hội đồng Dân tộc Tối cao Cămpuchia theo đúng công thức “6+2+2+2+1” ngư Trung
Quốc đưa ra ở Thành Đô .
Mấy ngày sau tôi liên tiếp găp Kasem, bí thư thường trực Bộ Ngọai giao Thái
Lan. Rồi anh Sok An, thứ trưởng ngoai giao của C.H.N.D.Cămpuchia và Kraisak,
con trai đồng thời là một thành viên trong nhóm cố vấn của thủ tướg Chatchai
Choonhavan. Trong các cuộc gặp đó tôi luôn khẳng định là CHND. Cămpuchia phải
có số thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao bằng số thành viên cua 3 phái kia

23
cộng lại, tức là khác với công thức đã thỏa thuận ở Thành Đô. Kết quả là cuộc họp 4
bên CPC ngày 17 tháng 9 đã không bàu được chủ tịch H.Đ.D.T.T.C. và tan vỡ .

Năm 1991
44 . Lào.- Tháng 7 năm 1991, theo lời mời của bạn, cả gia đình tôi, 4 ngời,
cùng với gia đình anh Lê Công Phụng, 4 người, và gia đình anh Hùynh Anh Dũng, 3
người, đi nghỉ ở Lào.
Trong chuyến đi đó, chúng tôi đã đi thăm các ngôi chùa cổ ở thủ đô Vientiane
và đi thăm cố đô Luang Prabang ỏ bên bờ sông Mêkông. Quang cảnh Luang
Prabang còn hoang vu nhưng rât đep. Có những ngôi chùa làm ở trong hang đá. Lũ
trẻ con nhà tôi và con anh Phụng tha hồ mà leo trèo. Còn tôi thì hồi đó tôi rất khoái
cái món ăn dân tộc của người Lào, món nộm làm với thịt lợn sống của Lào .

45 . Ghana - Đàu tháng 9 năm 1991, tôi cùng anh Phạm Ngạc sang châu
Phi để họp Hội nghị cấp bộ trưởng cac nước trong Phong trào Không liên kết ở
Accra, thủ đo nước Ghana, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Phong trào
Không liên kết.
Giữa đường, trong khi chờ chuyển máy bay sang châu Phi, ở sân bay Zurich
tôi đã tranh thủ vào thăm thành phố Zurich của Thụy Sĩ theo kiểu “cưỡi ngựa xem
hoa”.
Ghana, trước tên là Bờ biển vàng (Gold Coast), nằm ở miền Tây châu Phi, gần
Soudan, là thuộc địa cũ của đế quốc Anh . .
Đến Accra, ngày 3 tháng 9, tôi đã đọc bài tham luận “30 năm phát triển của
Phong trào Không luiên kết đã khẳng định vai trò và vị trí của Phong trào” .

46 . Mỹ - Ngày 14 tháng 9 năm 1991, khi bản dự thảo Hiệp định khung của P5
(nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã được các bên liên quan
chấp nhận về cơ bản.Điều đó cho thấy vấn đề Cămpuchia sắp đạt được giải pháp
chính trị. Trong tình hình đó, tôi lại đến New York để nói rõ lập trường của Việt
Nam đối với việc định ra giải pháp chính trị cho vấn đề Cămpuchia trong kỳ họp Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 46 .
Trước đó, ngày 20 tháng 9 năm 1991, theo gợi ý của đại sứ Ngô Quang Xuân,
tôi đến bang Connecticu phát biểu trước khi bắt đầu trận đấu bóng đá giao hữu giữa
học sinh Việt Nam từ trong nước sang với đội bóng của học sinh bang Connecticut.
Tôi cho hoạt đông này là cử chỉ thân thiện đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ trong khi
hai nước chưa có quan hệ ngoại giao. Sáng kiến này là do mục sư Philip Cassia của
bang Connecticut đề xuất và được sự hưởng ứng của đại sứ Ngô Quang Xuân,
trưởng đòan đại biểu Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Ngày 21 tôi trở về New York họp với thủ tướng Hunxen của Cămpuchia và
ngoại trưởng Lào Phun Sipaxơt bàn về phương án đấu tranh để giữ đượ nguyên
trạng chính trị và quân sự ở Cămpuchia sau khi có giải pháp chính trị . .
Ngày 25 tháng 9, tôi cùng anh Nguyễn Can, tham tán của đòan đại diện nước
ta tại Liên Hiệp Quốc, đáp máy bay lên Washington D.C. Trước hết, tôi đến Lầu

24
Năm góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) gặp tướng John Vessay, nhân danh đặc phái
viên Tổng thống Mỹ, sắp sang Việt Nam đề thương lượng vấn đề M.I.A.. (“người
Mỹ mất tích trong chiến tranh). Rồi cùng anh Nguyễn Can và chị Tôn Nữ Thị Ninh
vào Thượng nghị viện gặp các thượng nghị sĩ J.Mac Cain, Frank Murkovski và
Robert Smith .Trong dịp đó, họ đã đưa tôi đi tham quan khắp các nơi trong khu vực
thượng nghị viện Mỹ. Mỗi vị thượng nghị sĩ đều có một khu riêng, gồm phòng làm
việc và tiếp khách, phòng thư ký riêng và phòng nghỉ. Họ còn đưa đi xem pkòng họp
của thượng nghị viện giữa lúc thượng nghị viện đang tranh cãi một vấn đề gì đó .
Ngày 1 tháng 10 năm 1991, tôi trở lại New York đê nhân danh Việt Nam phát
biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để nói lên quan điểm và lập trường của Chính
phủ ta về giải pháp cho vấn đề Cămpuchia.
Qua một lần tiếp xúc nữa vời thrủ tướng Hunxen, tôi hiểu rằng Cămpuchia
đã thôi không đề nghị sửa điều nào trong dự thảo hiệp định của P5 nữa. Như thế là
chỉ còn Viẹt Nam yêu cầu sửa. Tôi vội báo về trong nước để xem xét .

47 . Pháp - Ngày 18 tháng 10 năm 1991, sau khi về nước xin Thủ tướng Võ
Văn Kiệt phê duyệt đề án mới về đề nghị sửa bản dự thảo Hiệp định hòa bình
Cămpuchia, tôi lại cùng một số cán bộ ngoại giao sang Paris để họp Hội nghị quốc tế
về Cămouchia lần thứ hai. Song lần này không có anh Thạch, vì sau Đại hội Đảng
lần thứ 7, anh Thạch đã không còn trong Bộ Chính trị cũng như Trung Ương đảng
nữa. Do đó, về mặt chính quyền, anh không còn giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao
nữa.
Ngày 20 tháng 10, tôi họp với Levitte, thứ trưở ngọai giao Pháp và Ahmed
Rafeuddin, phó tổng thư ký Liên HHiệp Quốc, đê thỏa thuận về cách trình bầy 4
điểm mà Việt Nam định sửa. Đến ngày 21 họp Ủy ban Phối hơp của Hội nghị, mọi
việc đều diễn ra tốt đẹp, mở đường cho bộ trưởng ngoại giao các nước ký kết Hiệp
định hòa bình về Cămpuchia tối hôm đó .
Ngày hôm sau, Đài R.F.I. đến phỏng vấn tôi về cảm tưởng sau khi đạt được
thỏa thuận về bản dự thảo Hiệp định hòa bình Cămpuchia. Trong các câu hỏi của
phóng viên RFI, có một câu làm tôi rất chú ý : “....Cách đây một tuần , khi trả lời
phỏng vấn báo Le Monde, ông Võ Văn Kiệt nói nay mai Chính pkủ sẽ chấp nhận
những người không phải là đảng viên tham gia chính phù ...”. Quả thực tôi chưa biềt
gì về điều đó, song tôi trả lời theo hướng tán thành. Tôi nghĩ câu noi đó đã phản ánh
phần nào tư chất đáng quý của anh Kiệt .

48 . Nhật Bản - Ngày 1 tháng 11 năm 1991, được thư mời từ Nhật, tôi cùng
anh Bùi Xuân Nhật sang Tokyo họp Hội nghị quốc tế các doanh nghiệp tư nhân . Tôi
nghĩ rằng nay vấn đề chiến tranh ở Cămpuchia đã giải quyết xong, đã đến lúc phải
tập trung lo chuyện phục hồi kinh tế của nước ta
Sáng 2 tháng 11, tôi đã đọc một bản tham luận nói kỹ về thực trạng kinh tế
của Việt Nam sau mấy chục năm chiến tranh và nêu lên sự cần thiết có sự hợp tác
của các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam . Theo
nhận xét của tôi, bài tham luận đã thu hút được sự quan tâm của hội nghị .

25
Ngày 9 tháng 11, khi hội nghị kết thúc, bạn mời chúng tôi đi thăm cố đô
Kyoto, nơi có nhiều đền đài cổ nhất ở Nhật. Bạn cho người đưa đi xe lửa cao tốc từ
Tokyo đến Kyoto. Chúng tôi được xem khá nhiều dinh thự, đền chùa cổ rất đep như
chùa Kim Các Tự, (nghĩa là Chùa Lầu Vàng), kiến trúc chùa này rất lạ, chùa có 3
tầng nên có 3 mái, mái trên cùng có xây một cột mhỏ cao chừng 3 thước ; đền
Horyuji xây từ năm 607, được coi là báu vật của nước Nhật; đền Kyomiju, khi chúng
tôi đến xem đền này thì thấy rất đông tín đồ Phật giáo đang chen nhau uống “nước
thiêng” từ trên vách núi đá chảy xuống; ... Đi tham quan Kyoto cả ngày, xế chiều
mới ghé qua thành phố Kobé, nơi vừa sảy ra vụ động đất gây thiệt hại lớn về người
và tài sản, trong đó có cả Việt kiều. Sau đó chúng tôi ra sân bay Osaka về nước. Có
lẽ để tiết kiệm đất hoặc là để thực nghiệm kỹ thuật xây dựng, người Nhật đã xây
dựng sân bay này ngay trên mặt biển.
Trong mấy ngày ở Tokyo, tôi đã xem được một bài viết vê Việt Nam trong
số báo The Asian Wall Street Journal ngày 11 tháng 2 năm 1991 có đầu đề “Vietnam
confronts critical choices and tries to redefine itself in changed world” (Việt Nam
đang đứng trươ những sự lựa chọn khó khăn và cố tự xác định lại mình trong một
thế giới đã biến đổi), có dẫn lời một quan chức Việt Nam (không nêu tên) nói :
“Điều thách thức đối với chúng tôi là làm sao tránh hai thái cực : Đông Âu hay
Thiên An Môn” (có nghĩa là các nước Đông Âu đã từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
một cách nhẹ nhàng, còn Trung Quôc trái lại đã dùng quân đội thẳng tay đàn áp các
sinh viên chống lại chế độ, để cố giữ chế độ xã hôik chủ nghĩa của mình)...”Nghe
nói các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lên án Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ
Ngaigiao Nguyễn Cơ Thạch và thứ trưởng Trần Quang Cơ có lập trường chống
Trung Quốc. Tuy không nói toạc móng heo ra, song Trung Quốc muốn gạt bỏ Thạch
và Cơ, coi như điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ” (Without
stating it baldly the Chinese want the removal of Thạch and Cơ as a precondition for
normalisation) .

Nawm 1992
49 . Lào - Tháng 2 năm 1992, tôi tham gia đòan đại biểu Chính phủ nước ta
do Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đi thăm chính thức nước Lào .

Ngày 21 thang 6 năm 1992, báo International Herald Tribune có bài của
Henry Kamm trong đó có trích đăng một câu của tôi : ”Là một nước có tầm vóc
trung bình như Việt Nam lại sống bên cạnh một nước khổng lồ mà không có bạn bè
thì quả là một điều không hay chút nào. Điều lớn còn lại của ngoại giao Việt Nam là
bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đi đúng hướng trong
quá trình này, song tiếc rằng tiến triển còn quá chậm”.. .
Câu đó đúng là ý nghĩ của tôi, song tôi không nhớ là đã nói ở đâu và vào lúc
nào .

26
50 . Mỹ - Tháng 2 năm 1992 tôi nhận đươc thư của tổ chức East-West Center
mơi dự cuộc hội thảo “Những thách thức đối với công cuộc tái thiết Việt Nam : các
vấn đề trong nước và quốc tế”.
Ngày 18 tháng 5 năm 1992 tôi đi Mỹ để dự cuộc hội thảo đó. Trụ sở của
Trung tâm Đông-Tây ở đảo Hawai nhưng hội thảo làm tại trường Đại học George
Mason, bang Virginia ..
Lần này tôi không đi đườg qua New York như mọi khi mà bay đến Séoul (Hàn
quốc) chuyển máy bay, rồi bay qua Thái Bình Dương đến bang Alaska ở cực Bắc
nước Mỹ. Từ đó đi máy bay nội địa đến Seattle rồi đến bang Virginia, nơi có cuôc
hội thảo . Anh Nguyễn Đăng Thuyên, bí thư thứ hai của đoàn đai diện nước ta tại
Liên Hiệp Quốc, đã bay từ Neư Ỷok đên, chờ tôi sẵn ở đó. Ngòai tôi ra, Trung tâm
Đông-Tây còn mời giáo sư Võ Tòng Xuân ở Đại hoc Cần Thơ, giáo sư Võ Quý ở
Đại học Tổng hợp Hà Noi và giáo sư Hoang Hòe ở Bộ Lâm nghiệp sang dự hội
thảo . Có chừng hơn 200 trí thức và học giả Mỹ và Việt kiều tham dự .

Ngày 20 tháng 5 bắt đầu hội thảo. Ban tổ chức xếp tôi ngồi chủ trì buổi khai
mạc cuộc hội thảo cùng Tiến sĩ M.Alagapa, giáo sư A. Zagaria của Trung tâm Đông-
Tây . Sau phiên khai mạc hội thảo, tôi đã đọc bản tham luận có đầu đề là “Tương lai
của quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Á-Thái Bình Dương và tác động tới sự
phát triển kinh tế của Việt Nam”. Lúc này có thêm anh Trinh Xuân Lãng, đại sứ, và
anh Phạm văn Quế, bí thư thứ nhất, từ NewYorrk đến dự .

Trưa ngày 21, tôi đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Hoa kỳ
(V.O.A.).
Chiều hôm đó, có cuộc gặp hạ nghị sĩ Lagosino, đảng viên đảng Cộng hòa, tại
văn phòng của ông ta. Cuộc nói chuyện xoay quanh hai vấn đề : vấn đề M.I.A..
(Người Mỹ mất tích trong chiến tranh) và triển vọng bình thường hóa quan hệ Mỹ -
Việt Nam .
Sáng ngày 22, phóng viên của C.N.N. đã tới khách sạn Ramada Renaisance
(bang Virginia), nơi chúng tôi nghỉ, xin phỏng vấn . Ngòai các câu hỏi về khu vực,
anh ta còn hỏi : “Trung Quốc tiếp tục thử vũ khí hạt nhân có đe dọa an ninh của Việt
Nam không ?”. Trả lời câu hỏi về triển vọng bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt
Nam, tôi nói : “Nhiều người cho rằng Mỹ sẽ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
sau tuyển cử Mỹ. Điều Việt Nam mong đợi lúc này là Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt
Nam để các tổ chức quốc tế và các nước giúp vốn tái thiết Việt Nam. Mặc dù Việt
Nam không thuộc loại ưu tiên cao nhưng có vị trí nhất định trong chính sách đối
ngoại của Mỹ’” .
Ngày 22, địa điểm hội thảo chuyển sang trường Đại học John Hopkins. Lúc
này số người dự thu hẹp lại, chỉ còn 20 người :phía Việt Nam có 7 người, còn lại là
Mỹ .
Sau 3 ngày hội thảo, đã rút ra những trở ngại mà Viẹt Nam cần phải vượt qua
trong quá trình tái thiết đất nước :
1) Cơ cấu hạ tầng kém ,

27
2) Tham nhũng quan liêu ,
3) Thiếu hệ thống pháp luật và thể chế ,
4) Thiếu thị trường, kể cả ở cấp địa phương ,
5) Hệ thống ngân hàng thiếu và chưa hòan chỉnh. Đặc biệt khó khăn là việc
đầu tư vào các dự án vừa và lớn qua hệ thống ngân hàng hiện nau, mặc dù vừa qua
đã có những phát triển nhất định .
6) Chính sách tư nhân hóa và tư hữu hóa tài sản cũng như những cố gắng thúc
đảy khu vực tư nhân hoạt động chưa đủ mạnh .
Giáo sư Charles Morris (Trung tâm Đông-Tây) còn cho rằng những thách thức
đối với công cuộc tái thiết Việt Nam có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là
chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam và sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa hai
nước .
Hôm đó, chúng tôi dự bữa cơm tối với giáo sư Charles Morris, tiến sĩ Alagapa
(Trung tâm Đông-Tây) và giáo sư Federik Brown (Đại học John Hopkins) .
*
Ngày 26 tháng 5, tôi cùng anh Trịnh Xuân Lãng đến Lầu năm góc gặp bộ
trường Bộ Quốc phòng Mỹ, Paul Wolfovitz trao đổi về vấn để M.I.A. Phía Mỹ còn
có James Lilly, trợ lý bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và bà Ann Grifith, Douglas Paul,
đại diện Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cùng một số tướng lĩnh Bộ Quốc phòng và
Hội đồng tham mưu liên quân .
Sau đó đến Bộ Ngoại giao gặp thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị
Arnold Kanter bàn về ván đề bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt Nam.
Phía Mỹ còn có 2 trợ lý ngoại trưởng Richard Solomon và Kenneth Quinn. Kanter
chủ yếu nói về vấn đề M.I.A. và vấn đề Cămpuchia, mong ta hợp tác với UNTAC
(tổ chức của LHQ giám sát việc thi hành Hiệp định hòa bình Cămpuchia). Tôi khẳng
định lập trường của ta trong vấn đê M.I.A. và vấn đè Cămpuchia, rồi chủ động
chuyển sang vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhấn mạnh những điểm
ta và Mỹ gặp nhau trong chính sách Đông Nam Á . Tôi cũung nêu cao chiến lược
đối ngoại mới của ta là thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, tăng cường
quan hệ với mọi nước. Tôi nêu việc Trung Quốc ký hợp đồng với Công ty Crestone
của Mỹ để thăm dò dàu khíi ở biển Đông, xâm phạm vùng kinh tế đặc quyền của ta,
đe dọa an ninh và ổn định khu vực. Tôi nói rõ thiện chí của ta và những thỏa thuận
giữa ta với cấp cao Trung Quốc và các nước liên quan khác về biển Đông. Hành
động của Trung Quốc là trái với những thỏa thuận đó, yêu cầu Chính phủ Mỹ
khuyên Công ty Crétone hủy hợp đồng đã ký kết với Trung Quốc. Kantẻr hứa sẽ lưu
ý Cong ty Crestone. Đồng thời Kenneth Quinn cũng bảo sẽ nói Công ty Crestone
gặp ta niói rõ vấn đề này .
Tuy không phải là đàm phán chính thức, song hai cuộc gặp này cho thấy ta và
Mỹ có nhiều điểm gặp nhau về chiến lược khu vực. Mỹ lo ngại Trung Quốc và tỏ ra
không tán thành hành động của Trung Quốc có thể gây mất ổn định ở biển Đông.
Điều quan trọng nhất là trong cuộc gặp này, đã thấy Mỹ thực sự muốn bình
thường hóa quan hệ với ta vì lợi ích chiến lước của Mỹ.
Sau cuộc gặp, Kenneth Quinn đã mời chúng tôi ăn cơm tại phòng ăn của Bộ
Ngoại giao .

28
Những tưởng việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt sẽ được thực hiện sớm hơn,
nhưng phải đến tháng 7 năm 1995 mới thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Nam.
Có sự chậm chễ đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan ?

51 . Ý - Tháng 6 năm 1992, tôi và anh Ngô Quang Xuân gặp nhau ở Paris đã
sang Roma, thủ đô nước Ý. Sau khi thăm Vatican, mảnh đất của Giáo hoàng, xem
đấu trường cổ La-mã - nơi ngày trước César đã dùng làm nơi giải trí cho giới quý tộc
La-mã. César cùng các người quý tộc ngồi trên khán đài xem các dũng sĩ – thường là
tù nhân – có trang bị vũ khí sát thương đấu với nhau, hoằc đấu với thú dữ như hổ, sư
tử .Tòan bộ đấu trường cổ đó đều xây bằng đá, cao lừng lững bằng tòa nhà 3 tầng, ở
ngay giữa thành phố, nay chỉ còn là nơi cư trú của các chú mèo hoang, song người Ý
vẫn lưu giữ di tích lịch sử đó. Ngòau ra chúng tôi còn đi xem vài nơi khác nữa ở
Rome.
Ngày hôm sau, anh Nam, đại sứ ta tại nước Ý, lái xe đưa hai đứa chúng tôi
đến thăm thành phố Florence, nơi có nhiều tác phẩm điêu khắc và hội họa của các
danh nhân Ý. Chúng tôi leo hơn 100 bậc thang lên đỉnh nhà thờ Đức Mẹ (?) để từ
trên cao chiêm ngưỡng thành phố Florence, một cái nôi nghệ thuật của nước Ý. Sau
đó chúng tôi sang thành phố Pisa xem Tháp ngiêng Pisa. Trông tòa tháp đồ sộ hình
trụ, cao ước chừng hơn 100 thước, ngiêng tới 25 độ. Thật ấn tượng !
Chuyến đi thăm đột xuất nước Ý của chúng tôi chỉ vẻn vẹn có 3 ngày. Đáng
tiếc là chúng tôi không có điều kiện đi thăm các thành phố Naples và Venise thơ
mộng của nước Ý .

52 . Nhật - Ngày 20 tháng 9 năm 1992; tôi đi họp Hội nghị Williamsbỏug lần
thứ 20 tại Hakone. Tham luận của tôi tại hội nghị này có chủ đề “Sự tan rã của Liên
Xô tác động đến vùng châu Á-Thái Bình Dương ra sao ?”. Tôi nói nhận định của tôi:
”Ảnh hưởng tức thì của sự tan rã của Liên Xô đối với tình hìnl chung là hầu như tất
cả những gì đặc trưng cho bối cảnh chính trị thế giới được hình thành khi kết thúc
chiến tranh thế giới thứ 2 nay đã không còn nữa. Trước kia hòa bình và ổn định ở
vùng châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu chịu sự chi phối của quan hệ nóng - lạnh
giữa hai siêu cường này. Nay cơ chế của trật tự hai cực đã tan vỡ trên tòan cầu cũng
như ở vùng này thì triển vọng hòa bình và ổn định của vùng châu Á-Thái Bình
Dương sẽ tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này có tác động
qua lại với nhau.. Đó là quan hệ giữa Mỹ, siêu cường còn lại, với các cường quốc
lớn trong vùng như Trung Quốc, Nhật Bản, mà trong bối cảnh hiện nay vai trò
đượcc tăng lên một cách đáng kể đối với các vấn đề thế giới cũng như các vấn đè
của vùng châu Á-Thái Bình Dương. Cũng phải nói đến vai trò của LLiên bang Nga
nếu mà và khi nào thực thể này hồi phục được sau những xáo động dữ dội vừa
qua....”.
Anh Lương Mạnh Tuấn khi ấy đang công tác ở sứ quán ta, đã đưa tôi đi xem
núi Phú Sĩ, nơi được coi là tượng trưng cho đất nước Phù tang. Trên đường lên núi,
gặp một nhóm nữ sinh Nhật có lẽ ở tỉnh xa mới đến Tokyo, cũng đi tham quan núi

29
Phú Sĩ. Khi họ biết chúng tôi là người Việt Nam, liền xúm lại xin chụp ảnh chung để
về khoe bạn bè .

53 . Mali - Tháng 12 năm 1992, tôi đi Mali dự Hội nghị cấp bộ trưởng
các nước khối Pháp ngữ (Francophonie). Đoàn đại biểu Việt Nam còn có anh Trịnh
Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại, và anh Nguyễn Mạnh Hùng, cán bộ Vụ Tổ chức
quốc tế Bộ Ngọai giao .
Nước Cộng hòa Mali là một nước ở Tây Phi, thuộc địa cũ của Pháp. Trước
đây là một bộ phận trong khối liên hiệp với Xê-nê-gan. Đất đai của Mali là một bộ
phận miền Trung và Nam của sa mạc Sahara. Thủ đô là Bamako.
Ở Bamako có nhiều Việt kiều. Bà con ta thường kiếm sống bằng cácu mở
quán ăn. Sau những buổi họp trong hội nghị, chúng tôi thường được bà con mời đến
chơi và ăn cơm. Tôi còn nhớ bữa cơm thân mật ở tiệm “Bol de Jade” (Bát ngọc) của
mẹ con bà Paquet Tuyết. Phòng khách của nhà bà Tuyết trang trí rất nhiều đồ vật gợi
nhớ đến quê hương Việt Nam : đàn tranh, nhị, tranh Đông Hồ, v v...
Rồi nột chuyên gia người Việt của UNESCO ở Mali, cô Trần Phương Hoa,
cũng mời chúng tôi đến ăn cơm tại nhà riêng của cô ở Bamako .

Năm 1993
54 . Hong Kong - Ngày 11 tháng 10 năm 1993, trên đường đi châu Phi, tôi đã
ghé qua Hương cảng và được anh em Tồng lãnh sự quán đưa đi thăm khu đô thị mới
xây dựng ở đó .

55 . Đảo quốc Maurice - Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 10 năm 1993, tôi
theo chị Nguyễn Thị Bình, phó chủ tịch nước, đến Port-Louis, thủ đô của đảo quốc
Maurice dự Hội nghị thượng đỉnh khối các nước dùng tiếng Pháp (Francophonie).
Tham gia đòan còn có các anh Nguyễn Nggọc Trân, Trịnh Ngọc Thái, chị Tôn Nữ
Thị Ninh và mấy anh em Vụ Tổ chức quốc tế Bộ Ngọai giao.
Nước Maurice (tên tiếng Anh là Mauritius) là một hòn đảo nhỏ trên Ấn Độ
Dương, ở phía Đông đảo Madgascar. Dân số lúc đó có hơn 1 triệu người, phần lớn là
người châu Âu di cư tới. Đảo Maurice trước là thuộc địa của Pháp, sau là thuộc địa
của Anh. Đến năm 1958 trở thành một quốc gia độc lập, nhưng vẫn là thành viên của
khối Thịnh vượng chung`` (Commonwealth).
Vì là hội nghị thượng đỉnh nên các trưởng đòan hàu hết đều là nguyên thủ
quốc gia. Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng có mặt ở đó. Đoàn Việt Nam được
dành cho ở một khu vực có xây nhiều biệt thự giống nhau ở ngay trên bờ biển. 4
thành viên chính của đòan được phân mỗi người ở một biệt thự. Lúc nghỉ họp, tôi
thường lên chiếc pháo đài cổ ở chỗ cao nhất của đảo để ngắm nhìn tòan cảnh thành
phố Port-Louis xinh đẹp. Tôi để ý thì không thấy có người dân da đen nào ở trên đảo
cả .

30
56 . Singapore - Trên đường về nước, tôi qua Singapore và ở đó 2 ngày
19 - 20.10.1993 . Anh Đào Minh Luyện là lái xe trong tổ xe ở Bangkok khi tôi làm
đại sứ tại TháiLan. Vì là lần đầu tôi đến Singapore nên anh Luyện và anh Nguyễn
Mạnh Hùng, đại sứ nước ta ở đó, đã đưa tôi đi thăm các nơi đáng chú ý ở đất nước
nhỏ hẹp nhưng phát triển nhất khu vực Đông Nam Á này.

Năm 1994
56 . Malaysia - Từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 6 năm 1994, tôi đến Kuala
Lumpur họp Hội nghj bảntòn châu Á-Thai Bình Dương lần thứ 8. Chủ đề của Hội
nghị lần này là “Xây dựng lòng tin và giảm xung đột ở Thái Bình Dương”. Tôi đã
đọc tham luận trong phiên họp tòan thể ngày 7 tháng 6, với đầu đề “Từ đối đầu đến
hợp tác : Vấn đề nhân quyền trong thời đại sau chiến tranh lạnh”.
Sau khi cho rằng sự tranh cãi về Nhân quyền là sản phẩm của tình trạng đối
đầu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tôi nói : “Tôi muốn gợi ý một cách đề cập đúng
đắn và thực tế về Nhân quyền , theo đó Nhân quyền sẽ không trở thành một phạm vi
mới cho sự đối đầu mà hy vọng rằng nó sẽ là một trong những lĩnh vực hợp tác quốc
tế và tòan cầu. Trước hết chúng ta nên nhớ rằng Nhân quyền cũng như những bộ
phận khác trong đời sống và trách nhiệm của con người, là một sản phẩm của sự
phát triển theo thời gian, chứ khôn phải là tuyệt đói hay bất biến. Do vậy, thật kỳ lạ
là một vài người coi Nhân quyền như hòn đá tảng trong quan hệ giữa các quốc gia
và quốc tế, nhưng lại ít chú ý đến những chỗ sai khác giữa các giai đọan phát triển
kinh tế-xã hội và không tính đến những sai khác trong việc giải quyêt những ưu riên
quốc gia. Nếu chúng ta lấy trường hợp một nước màg dân cư đang bị suy dinh
dưỡng và sắp chết đói, những người lãnh đạo nướcd đó chắc chắn sẽ đặt ưu tiên thứ
nhất của toàn quốc là thực hiện Nhân quyền cơ bản nhất là : tự do thoát khỏi nạn đói
và suy dinh dưỡng, hơn là lo đến những hình thức và phương pháp dân chủ . Những
điều đó sẽ đến vào thời điểm của nó và đến ở những nước đã có khả năng giải quyết
những vấn đề kinh tế-sã hội cơ bản trong xã hội họ. Chì khi nào mỗi quốc gia đều
được tự do quyết định vận mệnh của mình theo khả năng của mình, theo hòan cảnh
và giai đoạn phát triển của xã hội mình - đó là Nhânquyền cơ bản nhất - thì mới có
hợp tác thực sự và không còn đối đầu về Nhân quyền” .

56 . Mỹ . Vào cuối tháng 9 năm 1994, tôi sang Mỹ để đi Washington. Khi ở


New York, tôi có việc phải ở lại New York một thời gian hơi lâu nên anh Xuân có
nhã ý mua cho tôi một thẻ đi bơi hàng tháng ở bể bơi ngay trong tầng trệt của khu
Waterside Plaza. Anh Xuân còn đưa đi thăm thị trấn Long Beach theo lời mời của
bà Hương Robson, một phụ nữ gốc Việt lấy chồng Mỹ. Thị trấn này thuộc bang New
York, năm ngay trên bờ Đại Tây Dương nên có tên là “Bãi biển dài” (Long Beach),
có xây cả một bục cao có lam can bên ngoài ngay trên bờ biển để đứng ngắm cảnh
đại dương mênh mông. Sau khi dạo chơi trên bãi biển, chúng tôi về nhà bà Hương
dùng cơm với bà M.Pearl, thị trưởng Long Beach, và vợ chồng bà Hương Robson.

31
Trước khi ra về, bà thị trưởng tặng tôi một lá cờ của thị trấn Long Beach làm kỷ
niệm .
Khi ở New York, chúng tôi đã đến dự bữa cơm do Asia Society mời, trong
dịp đó đã gặp lại ông Cyrus Vance, phó trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại Paris năm
1968-69, sau làm ngoai trưởng Mỹ một thời gian. Cũng ở New York, vợ chồng ông
David Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt,, đã mời chúng tôi và cả cơ quan đai diện ta
tại LHQ đi du thuyền dọc sông New York ra tới hòn đảo có tượng Nữ thần Tự do,
gần cửa biển thông ra Đại Tây Dương .

Lần ấy tôi đã đi xe hơi từ New York đến Washington chứ không đi


máy bay như thường lệ. Đường cao tốc có nhiều làn xe nên xe chạy rất nhanh và nhẹ
nhàng. Giữa đường lại nghỉ ở trạm bán xăng. Nói là trạm bán xăng nhưng đấy là một
công thức “4 trong 1”:vừa là trạm bán xăng, vừa là quán ăn, vừa là tiệm tạp hóa, vừa
là nhà nghỉ cho khách đi đường xa.
Đến Washington, anh Nguyễn Mạnh Cầm,và tôi vào thượng viện Mỹ gẵp
thượng nghị sĩ Mac Cain và bà Virginia Foote,một nhân sĩ rất tích cực họat động cho
bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau đó, đi thăm Boston, thủ phủ bang
Massachusett; xem Viện bảo tàng hải quân Mỹ đặt ngay trên chiếc hàng không mẫu
hạm cũ Kitty Hawk.

59 . Tiệp Khắc - Ngày 5 tháng 10 năm 1994, khi đi công tác ở Mỹ về, tôi có
ghé qua thủ đô Praha của Tiệp khắc thăm con gái đang công tác ở đó. Lần này tôi
lưu lại Tiệp một tuần cho nên được con dẫn đi thăm các nơi trong thành phố Praha,
đi chơi thuyẻn trên sông Vtava. Có hôm lên Karlory Vary, khu du lịch nổi tiếng của
Tiệp khắc vì phong cảnh đẹp, lại có suối nước nóng. Nơi có suối nước khóang, họ
xây 9, 19 cái bục cao có vòi vặn cho nước chảy ra. Vòi đầu là nước có độ nóng tới
80 độ, đủ nóng để luộc chín quả trứng. Các vòi sau cứ hạ dần độ nóng xuống dần.
Nhà có mái che tất cả các vòi, có sẵn cốc để uống nước .
Nghe nói Karlory Vary trước kia từng là địa điểm tổ chức các cuộc liên hoan
phim ảnh quốc tế. Đến nay ít nghe thấy nhắc đến . Phải chăng cái gì cũng chỉ có một
thời !

58 . Burkina Faso - Nước Burkina Faso, tên cũ là Haute-Volta, ở miền Tây


châu Phi. Thủ đô là Ouagadougou.
Trung tuần tháng 12 năm 1994, tôi tới Ouagadougou dự Hội mghị cấp bộ
trưởng các nước khốí Pháp ngữ (Francophonie). Đòan đại biểu Việt Nam có 4 người
: tôi, chị Tôn Nữ Thị Ninh, anh Cung và anh Vĩnh .
Ngòai những buổi dự Hội nghị, bạn đã tổ chức cho chúng tôi đi thăm Viện bảo
tàng Burkina Faso và thăm một làng ở Ouagadougou. Viện bảo tàng không có gì đặc
sắc, ngoài mấy mô hình mộ táng của người dân địa phương. Đáng chú ý là cuộc đi
thăm một làng của người Burkina Faso. Tôi thấy ở đó có những nét tương tự như
một buôn nhỏ của một bộ tộc thiểu số trên Tây Nguyên ở ta. Cũng là những mái nhà
lợp bằng lá, nhưng khác là mái nhà hình chóp nón. Tôi đã xin được tới chào các già
làng để tỏ lòng kính trọng. Chỉ gặp tòan các cụ ông. Các cụ ông râu bạc trắng, mặc

32
áo chòang màu trắng. Tôi không thấy cụ bà nào nên không biết trang phục của phụ
nữ Burkina Faso thế nào. Các già làng niềm nở đón chào chúng tôi. Họ vui vẻ chào
hỏi thông qua người phiên dịch địa phương .
Sau đó, cả đòan chúng tôi theo lời mời của bác Việt kiều, chủ quán ăn “Jardin
de Bambous” (Vườn Tre) đến thăm quán và dĩ nhiên là phải cùng chủ nhà ăn bữa
cơm thân mật. Trước khi ra về, bác Việt kiều thiết tha yêu cầu chup chung với đòan
một tấm ảnh kỷ niệm với đồng hương để treo trong nhà .

Năm 1995

59 . Pháp -Tháng 3 năm 1995, sang Paris họp Hội nghị cấp bộ trưởng các
nước khối PPháp ngữ (Francophonie) .

60 . Israel - Cũng trong tháng 3, tôi được thư của Bộ Ngọai giao Israel mời
dự cuộc hội thảo với chủ đề “Ngọai giao chuyển sang thế kỷ 21”.
Cuối tháng 3 năm 1995 tôi đáp máy bay qua đảo Chyprus (một phần đảo này
thuộc về Hy Lạp, một phần thuộc Thổ-nhĩ-kỳ)trên Địa Trung Hải,, nghỉ ở đấy gần
một giờ rồi đi thẳng đến Tel-Aviv, thủ đô của Israel, để kịp dự hội thảo. Trong cuộc
hội thảo, tôi đã nhận ra trưởng đòan đại biểu Nhật Bản là người quen. Ông ta nguyên
là đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.
Nhân hôm hội thảo nghỉ họp, hai chúng tôi rủ nhau đến Jérusalem tham quan.
Jérusalem hiện là nơi tranh chấp giữa Israel và Palestine, và cũng là nơi cọ sát giữa
hai tôn gíao, đạo Thiên chúa và đạo Hồi. Nơi đây có ngôi đền của Thiên chúa giáo,
tương truyền là sau khi Chúa Giê-du (Jésus Christ) được hạ từ cây thánh giá xuống
đã được đem về đây. Chúng tôi đã vào bên trong xem, không thấy có gì đáng chú ý
cả. Bên ngoài khu đền lại có một bức tường gọi là “Tường than khóc” (Mur des
Lamentations”) mà người Do thái, và hình như cả người theo Hồi giáo, đều coi là
thánh địa, thường tụ tập đến dưới bức tường đó để cầu nguyện và than khóc. Chính
quyền Israel đã nhiều lần định rời thủ đô từ Tel Aviv tới Jérusalem, song vì Palestine
phản đối nên không thành. Dân Palestine cũng đòi lấy Jérusalem làm thủ đô của
nước Palestine sau này.
Tôi và anh bạn người Nhật đã được một nữ hướng dẫn viên người Do Thái
đưa đi thăm một “kibbutz” (nông trang tập thể của người Do Thái) gần Jérusalem.
Nghe nói những người dân trong “kibbutz” sống theo một kiểu “xã hội chủ nghĩa”,
nghĩa là mỗi người làm một việc theo sở thích của mình, nhưng thành quả lao động
của tất cả đều được tập trung lại vào quỹ tập thể .Tôi nghi ngờ là không biết có thực
như thế không ? Nếu đúng như vậy thì điều đó có còn tồn tại đến bây giờ không ?

61 . Ai-cập - Tôi ở Israel từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 4 năm 1995. Khi cuộc
hội thảo ở Tal Aviv kết thúc, bộ Ngọai giao Ai Cập mời tôi sang thăm. Ngày 4 tháng
4, anh Trần Tam Giáp, đại sứ nước ta ở Ai Cập, đón tôi sang Cairo, thủ đô Ai Cập.

33
Tối hôm đó có một cuôc chiêu đãi trên một chiếc tàu neo bên bờ sông Nil. Lần đầu
tiên tôi được xem một vũ nữ Ai Cập múa bụng.
Sáng hôm sau, anh Giáp đưa tôi đi thăm Bảo tàng Cair. Một viện bảp tàng cỡ
lớn trên thế giới. Trong đó trưng bầy rất nhiều thứ khai quật được từ các khu di tích
cổ của Ai Cập, đáng chú ý là mấy gian trưng bày các hiện vật tìm thấy trong các
Kim tự tháp nổi tiếng của Ai Cập như chiếc quan tài tạc hình người tòan bằng vàng
để đựng thi hài các vua chúa Ai Cập thời cổ xưa...
Rồi tôi được đưa đi ra bãi sa mạc cách thành phố Cairo không xa, nơi có 3
chiếc kim tự tháp và tượng nhân sư (Sphynx). Tôi đã cưỡi ngựa, cưỡi voi, nhưng
chưa được cưỡi lạc đà bao giờ nên anh Giáp đã trả tiền cho người cho thuê lạc đà
đứng sẵn ở gần đấy để tôi leo lên lưng con lạc đà chụp một bức ảnh làm kỷ niệm
cảnh sa mạc Ai-cập.
Trong khi ngắm nhìn tòan cảnh các kim tự thápvà tượg nhân sư trên bãi sa
mạc Cairo, bất chợt tôi nhớ đến cây cột đá chiến lợi phẩm mà Napoléon đã mang từ
Ai-cập về, hiện vẫn đặt giữa quảng trường Concorde ở Paris.
Tôi quên chưa nói là hàu như trong suốt thời gian ở thăm Ai Cập, anh
Giáp đã rất chu đáo, cho cậu con trai mang máy quay phim đi theo để thu hình cho
tôi mang cuộn phim về làm kỷ niệm.
Bố con anh Giáp dẫn tôi đến gần chiếc kim tự tháp to nhất trong 3 chiếc – đó
là kim tự tháp Chéops (Chéops là tên vua Ai-cập triều đại thứ tư, 2.600 năm trước
công nguyên). Chúng tôi leo lên một số bậc đá, rồi chui qua một lỗ hổng khá rộng,
chắc là do các nhà khảo cổ đã tháo rỡ đá từ thân kim tự tháp ra để lấy lối vào trong
lòng kim tự tháp. Từ đấy, người ta đã làm sẵn những bậc thang có tay vịn đi ngược
lên trên trong lòng kim tự tháp. Bên trong chỗ lối đi đều có mắc điện sáng nên cũng
dễ quan sát được xung quanh. Lên được một quãng xa thì thấy có một khu vực bằng
phẳng, bên trên có một khối đá vuông vắn, đục rỗng ở giữa đủ đề đặt một chiếc quan
tài. Nghe nói đó là mộ giả, còn mộ thật thì chôn dấu ở một nơi khác trong kim tự
tháp. Cuộc “thám hiểm” của tôi trong lòng kim tự tháp ở Ai Cập chỉ đến thế.
Cho đến nay tôi vẫn còn thắc mắc : người Ai-cập cổ xưa lấy ở đâu ra nhiều
khối đá lớn như thế ? Họ đã vận chuyển đá về đây bằng cáh nào ? rồi làm thế nào để
xếp các khốí đá nặng đến hàng tấn khối nọ chồng lên khối kia theo hình kim tự tháp
cao vút ?
Sau khi thăm Cairo, vợ chồng anh Giáp và cậu con trai lại đưa tôi đi thăm
thành phố cảng Alexandrie ở hạ lưu sông Nil. Xe đưa chúng tôi từ Cairo qua kênh
đào Suez. Kênh Suez nối Hồng Hải với Địa Trung Hải. Chúng tôi nghỉ lại chỗ có
xây dựng một đài kỷ niệm chiến thắng năm 1973, cuộc chiến tranh ngắn ngủi
(“Chiến tranh 6 ngày”) mà kết quả là đã giành lại chủ quyền kênh đào này cho Ai
Cập. Chúng tôi đi xuyên qua bãi sa mạc Sahara rồi mới tới thành phố Alexandrie.
Cảng Alexandrie nằm trên vùng đồng bằng sông Nil. Alexandrie là một thành
phố cổ, có nhiều dinh thự nguy nga, trông như những cung điện của vua chúa ngày
trước. Đặc biệt có cây đèn pha Alexandrie nổi tiếng.
Khi rời thành phố, một quan chức thành phố đã tặng cho tôi một bức họa cổ
Ai-cập khá to - 1m x 4n . Khi về, tôi đã đem treo ở phòng khách nhà ở khu A Nam
Thành Công, rồi khi chuyển chỗ ở bị thất lạc mất .

34
Chuyến đi thăm đất nước Ai-cập thú vị này đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc
sâu sắc .

62 . Nhật - Cuối tháng 5 năm 1995, theo lời mời của Hội Hòa bình Sasagawa
ở Tokyo. Tôi đã cùng anh Nguyễn Đức Hùng sang Nhật. Sau khi hội đàm với các vị
lãnh đạo Hội, tôi ngỏ ý muốn đi thăm một trong hai nơi ở Nhật mà Mỹ đã ném bom
nguyên tử khi sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng bạn đã thực hiện vượt
mức yêu cầu của tôi . ,
Trước khi đi Hiroshima, tôi đã cùng anh Nguyễn Đức Hùng và anh Lưu Văn
Kế, bí thư sứ quán ta ở Nhật, đến Công ty Toshiba. Rồi ngày 1 thang 6 năm 1995 đi
thăm Công ty sản xuất ô-tô Toyota. Ông giám đốc Công ty Toyota đã dẫn chúng tôi
đi xem các phân xưởng chế tạo các bộ phận của xe ô-tô. Trước khi ra về, ông và vợ
đã chụp chung với chúng tôi, rồi rửa ảnh ngay để kịp tặng chúng tôi
Ngày 2 tháng 6, bạn đã tổ chức cho tôi đi thăm các nơi như Nagoya,
Yokohama và Hiroshima. Tôi đã đến tận điểm mà quả bom nguyên tử đàu tiên của
Mỹ rơi xuống đát Nhật. Đó là một toà nhà lớn, nhưng mọi thứ đều bị sức nóng cực
mạnh của quả bom làm tan biến hết, chỉ còn trơ lại bộ khung nhà bằng thép. Người
hướng dẫn cho biết sau khi bom nổ, cả thành phố xung quanh nơi bom nổ khi đó đều
bị thiêu cháy hết, hàng vạn người bị thiêu cháy hoặc bị nhiễm chất phóng xạ nguyên
tử. Nay người ta đã xây dựng lại thành phố, chỉ dành lại một khu vực quanh chỗ quả
bom rơi để làm các công trình tưởng niệm. Trung tâm khu tưởng niệm đặt một quả
chuông lớn, có mái che như kiểu một ngôi đền. Sau khi thăm chỗ bom rơi, tôi đã tới
đây, dùng chiếc chày dài bằng gỗ gõ 5 tiếng chuông để tỏ lòng thương tiếc những
nạn nhân của quả bom ngưyên tử ở Hiroshima. Trong khu vực đó, người ta còn xây
dựng nhà bảo tàng Hiroshima và làm những vườn hoa có đặt nhiều tượng đài để
tưởng niệm. Khi đi thăm nhà bảo tàng, dưới ánh sáng le lói bên trong nhà, tôi có cảm
tưởng như đi vào nơi âm u của mộ địa.
Sau khi thăm Hiroshima, tôi ra thăm đảo Mujashima (Quảng đảo), một hòn
đảo nhỏ gần bờ biển tỉnh Hiroshima. Trên Quảng đảo có môt ngôi đền tên là
Itsukushima . Đền không có gì đặc sắc lắm, nhưng điểm đặc sắc của nó lại ở ngòai
đền. Đền được xây dựng ở ngay bờ biển, song cổng đền lại dựng trong nước biển,
cách bờ biển chừng 100 mét. Cổng chỉ có 4 cột cao chừng 3 mét, sơn màu hồng, có
mái che bên trên. Tôi chưa kịp hỏi vì lý do gì mà ngôi đền lại có cái cổng khác
thườnh vậy. Nhưng tôi cũng đã kịp mua mọt mô hình cái cổng đặc sắc đó đem về
làm kỷ niệm .

.
63 . Tân Tây Lan (New Zealand) - Tháng 7 năm 1995, tôi đi Tân Tây Lan và
Úc trong đoàn tháp tùng Tổng bì thư Đỗ Mười đi thăm chính thức 2 nước thuộc châu Đại
Dương. Đoàn tháp tùng có các anh Phan Diễn, Đậu Ngọc Xuân, Lê Minh Hương,bộ trưởng
Bộ Công an, Lê Đức Thúy, trợ lý Tổng bí thư, Hồ Sĩ Thoảng, tổng giám đốc Công ty dàu khí
VN, Đòan văn Kiểm, Tổng giám đốc Công ty than VN, Nguyễn Thiện Luân, thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp, và mấy người nữa – trong đó hình như có con trai của ông Đỗ Mười. Đòan đi
bằng chuyên cơ do Anh hùng quân đôi Nguyễn Thành Trung là cơ trưởng. Đoàn chỉ ở

35
Wellington, thủ đô Tân Tây Lan, có 2 ngày. Trước khi rời Wellington đi Canberra, thủ đô
của Úc, theo yêu cầu của Trường đại học Wellingtpn, tôi đã vào đó nói chuyên với các giáo
sư trường đó một buổi. Họ rất muốn biết thêm về cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta trước
đây và đời sống của nhân dân Viêt Nam hiện nay. Vì thời gian ở Tân Tây Lan ngắn ngủi nên
tôi không có thời gian đi thăm quang cảnh thành phố Wellington. Thành thử không biết
nhiều về đất nước này. Thật đáng tiếc .
Chỉ biết qua là Tân Tây Lan trước kia là đất nước của người dân Maori, sau
bị người da trắng đến xâm chiếm. Cũng như ở Úc, dân bản địa lại thành dân tộc
thiểu số. Tân Tây Lan là nước nhỏ, ở xa nước ta, nhưng rất có cảm tình với Việt
Nam. .

64 . Úc (Australia) - Sau khi đi thăm Tân Tây Lan, đoàn đã bay thẳng
đến Canberra, thủ đô của Úc, Vì Canberra chỉ là thủ đô hành chính nên rất yên tĩnh
và khá tẻ nhạt. Hai hôm sau đoàn đến Melbourne thăm nhà máy luyện kim ở đó. Trái
với Canberra, Melbourne đông vui và sầm uất hơn nhiều. Sau đó đòan đến Sydney.
Các thành phố lớn và phần lớn dân cư của Úc hình như đều nằm trên bờ phía Bắc và
Tây-Bắc hòn đảo lớn này. Thành phố Sydneu rất đẹp. Sydney có một ngôi nhà kiến
trúc rất độc đáo. Tôi đứng từ trên cầu nhìn xuống như thấy nổi lên ở bờ biển những
vỏ ốc lớn trắng xóa từ biển nổi lên. Đó là mái của nhà hát lớn Sydney.
Nơi tôi đến sau cùng ở Úc là cảng Darwin. Darwin ở cực Nam nước Úc. Đó
cũng là địa điểm gần Nam cực nhất mà tôi đã đến. Cũng như tôi đã đến hai điểm gần
Bắc cực nhất là Léningrad (nay đổi lại tên cũ là Saint Pétersbourg) ở Nga và Alaska
ở Mỹ. Từ cảng Sydney, 6 người chúng tôi (anh Đậu Ngọc Xuân, Phan Diễn, Hồ Sĩ
Thỏang, Đòan Văn Kiểm, Lê Đức Thúy và tôi) đã tách ra khỏi đòan, đi máy bay từ
Sydney, qua vùng hoang mạc có nhiều con căng-gu-ru (chuội túi) ở giữa nước Úc,
đến cảng Darwin ở bờ biển phía Nam nước Úc. Đến Darwin, chúng tôi phải măc bộ
đồng phục màu đỏ và khoác ra ngòai một chiếc áo phao màu vàng của Công ty dàu
khí Úc trước khi lên chiếc máy bay trực thăng chuyên dụng của Công ty để bay
thẳng ra ngòai khơi chỗ dàn khoan dàu đang làm việc, với chiếc ống khói cao ngất
đang phun lửa lên trời. Lần đầu lên dàn khoan ngòai biển khơi, tha hồ mà ngắm. Dàn
khoan rộng bằng bãi đá bóng, cao lừng lững như tòa nhà cao tầng nổi lên giữa bốn
bề sóng nước mênh mông. Thật là gợi cảm. Tuy rất bận rộn với công viêc, bộ phận
lãnh đạo dàn khoan vẫn phân nhau đi chỉ dẫn chúng tôi xem những bộ phận quan
trọng của dàn khoan. Và sau cùng, chụp chung với chúng tôi một tấm ảnh để in tặng
lại chúng tôi mỗi người một tấm làm kỷ niệm .

65 . .Canada - Tháng 9 năm 1995, tôi cùng anh Võ Chí Công, chánh văn phòng
Bộ Ngọai giao, sang Ottawa, thủ đô của Canada dự Hội nghị cấp bộ trưởng khối Pháp ngữ
(Francophonie). Thật ra, ở Canada chỉ có vùng Québec là nói tiếng Pháp, còn các nơi khác ở
Canada đều dùng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông.
Sau hội nghị, tôi đã đến Bộ Ngọai giao Canada hội đàm và trao tặng phẩm cho thứ
trưởng ngoại giao Canada. Rồi đến đại sứ quán Việt Nam và nghỉ lại tại nhà khách của sứ
qúan một ngày. Đủ thời gian đi lướt xem quang cảnh Ottawa. Hồi đó chị Đinh Thị Huyền là

36
đại sứ tại đó. Đại sứ có phu quân và cậu con trai đi “ăn theo”. Anh chồng trước làm ngành
dàu khí, hiểu biết nhiều và rất vui chuyện.

66 . Sénégal - Cuối tháng 11 năm 1995, trước khi đi Bénin (Bê-nanh) họp Hội
nghị thượng đỉnh khối các nước dùng tiếng Pháp (Francophonie), đòan đại biểu
Chính phủ nước ta do Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình dẫn đầu, đã đi thăm chính
thức nưóc Cộng hòa Sénégal.
Sénégal là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ thứ 15, rồi là thuộ địa của
Pháp từ thế kỷ thứ 17. Sénégal được độc lâpl năm 1960 với vị tổng thống đầu tiên là
nhà thi hào Léopold Sengor. Theo nhận xét chủ quan của tôi, đây có thể là một trong
số ít quốc gia ở châu Phi da đen có nhiểu tiến bộ nhất về mặt kinh tế và văn hóa .
Trong chuyến đi Sénégal tôi nhớ nhất cuộc đi thăm đảo “Nô lệ”.
Đảo “Nô Lệ” ,đúng tên là đảo Gorée, ở ngòai khơi thủ đô Dakar của Sénégal. Ngày
26.11.1995, cả đòan tới bến cảng Dakar, lên ca-nô ra đảo. Mất chừng nửa tiếng thì
đên đảo. Đó là một hòn đảo nhỏ nằm bên bờ phía Tây của Đại Tây Dương. Xa xưa
vốn có một thương điếm của người Bồ Đào Nha đặt trên đảo. Đây là nơi tập trung
giam giữ những người dân da đen bị bắt về từ nhiều nơi trên lục địa châu Phi và
cũng là nơi trung chuyển họ trong khi chờ tàu chở họ đi đem bán làm nô lệ cho các
nước châu Âu và châu Mỹ.
Trên đảo không có dân cư. Chỉ có một trại giam lớn, ngoài cổng đề mấy chữ
Pháp “Maison des Esclaves“ (nghĩa là Nhà của Nô lệ), bên dưới có tấm biền cũng
viết bằng tiếng Pháp (riếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Sénégal) : “Nhân dân
Sénégạl biết giữ ngôi nhà này để nhác nhở cho mọi người châu Phi biết rằng một bộ
phận của chính họ đã từng quá cảnh qua nơi này”. Cạnh đó có mấy giòng chữ viết :
“”Cấm ghi âm, chụp ảnh trong khu vực Nhà Nô lệ”. Song vì có một vị quan chức
của Dakar đi với đoàn nên đoàn chúng tôi được coi là ngọai lệ. Vì thế nên tôi đã
chụp được nhiều tấm hình về “nhà bảo tàng” độc đáo này để làm kỷ niệm.
Trại giam giữ nô lệ này đã có từ xa xưa. Chính quyền Sénégal đã trùng tu lại
nơi này vào năm 1990. “Nhà Nô lệ”do Bộ Văn hóa Sénégal quản lý.
Qua cổng, ở phòng ngòai có một bà cụ già mặc áo chòang trắng, y phục dân
tộc, ngồi trên một chiếc ghế bành, đang chờ sẵn để tiếp chuyện với khách đến tham
quan. Đó là một trong số ít người nô lệ còn sống sót, được Bộ Văn hóa dùng để giới
thiệu sự tích Nhà Nô lệ cho các người đến tham quan. Trại giam này còn có một
tầng hầm bên dưới. Các gian của tầng trên dùng để trưng bày tranh ảnh minh họa
lịch sử Nhà Nô lệ . Còn tầng hầm là nơi giam giữ nô lệ .
Tôi chỉ xem qua tầng trên, rồi lặng lẽ xuống tầng hầm. Tầng hầm chia làm
nhiều ngăn nhỏ để nhốt nô lệ. Các gian này hình như đều được giữ nguyên vẹn như
xưa. Còn có các xiềng xích gắn chặt dưới đất. Có nơi còn những vết máu bôi trên
tường. Ỏ cuối tầng hầm có một cái cửa ra vào nhỏ trông thẳng ra đại dương. Đó
chính là nơi “xuất hàng”. Cái cửa đó là chỗ biết bao người nô lệ da đen châu Phi đã
“ra đi không bao giờ trở lại” !

37
67 . Bénin - Sau khi thăm Sénéga, đầu tháng 12 năm 1995, đòan đại biểu
Chính phủ Việt Nam bay sang Porto Novo, thủ đô nước Bénin, để dự Hội nghị
thượng đỉnh các nước khối Pháp ngữ (Francophonie).
Nước Bénin tên cũ là Dahomey (Đa-hô-mây). Nằm trên bờ vịnh Guy-nê,
phía Tây đồng bằng sông Niger. Đất rộng độ 160.000 km2. Bénin vốn là thuộc địa
cũ của Pháp, được độc lập từ năm 1960. Năm 1975 tuyên bố đổi tên nước là Cộng
hòa Nhân dân Bénin. Bénin, cũng như Sénégal, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính
thức. Có lẽ vì các nước này gồm nhiều sắc tộc có ngôn ngữ khác nhau nên phải dùng
tiếng Pháp làm ngôn ngữ chung .

Năm 1996

68 . Thái Lan - Ngày 25 tháng 9 năm 1996, tôi lại có dịp sang Bangkok để
thay mặt Chính phủ Việt Nam trao tặng Huy chương Hữu nghị cho bà vợ cố Thủ
tớng Thái Pridi Panomyom và cụ nguyên đại úy Phonglert Srisukanom. Thủ tướng
Pridi là người tiến bộ, chủ trương giúp ta chống lại thực dân Pháp. Sau Chính phủ
Pridi bị phái quân sự Thái lật đổ. Còn đại úy Phonglert là người thực hiện chỉ thị của
Thủ tướng Pridi, đã bí mật chuyển nhiều súng đạn cho cán bộ của ta hồi đầu kháng
chiến chống Pháp.
Cũng trong dịp đó, anh Lê Công Phụng, đại sứ nước ta ở Thái Lan khi ấy, đã
tổ chức cho vợ chồng tôi đi thăm lại kiều bào ở các tỉnh vùng Đông Bắc như Uđon
Thani, Nộng Khai, Khon Kèn giáp Lào và đi chơi đảo Phuket, nơi thu hút nhiều
khách du lịch nước ngoài khi đến Thái Lan ..

69 . Cămpuchia - Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10 namư 1996, tôi sang


Pnom Pênh nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóg Cămpuchia khỏi chế độ diệt chủng
Polpot .Khi đó anh Trần Huy Chương là đại sứ nước ta tại Cămpuchia. Tôi và anh
Chương vào chào thủ tướng Hunxen và chụp chung một tấm ảnh kỷ niệm. Sau đó
anh chương đưa tôi đi thăm cảnh Pnom Penh hồi sinh sau được giải thóat khỏi bè lũ
diệt chủng Polpot-Ieng Sary . .

Tháng 1 năm 1997, tôi nghỉ hưu khi đã 70 tuổi .

Năm 1997
70 . Singapore - Ngày 19 tháng 2, nghe tin tôi vừa nghỉ hưu, anh Nguyễn Đức
Hùng, đại sứ ta tại Singapore, đã mời vợ chồng tôi sang bên đó chơi ít ngày . Cùng
lúc đó, tôi cũng nhận được thư của các bạn đang làm đại sứ ta ở mấy nước châu Âu
mời sang chơi . Vợ chồng tôi ở Singaporee từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 2 năm
38
1997. Trong thời gian ở Singapore, tôi đã kết hợp dwj hội nghị của ASEFF (Quỹ Á-
Âu) với danh nghĩa là “thống đốc (goverrnor) Việt Nam của Quỹ Á-Âu . .

71 . Pháp - Tháng 7 năm 1997, sau khi con trai út tôi thi TOEFEL được điểm
cao, trường Đại học bang Maryland cho học bổng học khóa “master” 2 năm. Ngày...
thangs 7, vợ chồng tôi đưa con sang Pháp. Lần này khác với các lần trước. Các lần
trước đều là đi công tác ngoại giao. Lần này tôi đi du lịch thực sự, đi với vợ và con
trai, vì tôi đã về hưu. Chúng tôi ở phòng khách của sứ quán ta ở Paris, là khách của
anh Thắng, đại sứ, và anh Đọat, tham tán. Mọi khi đến Paris, tôi chỉ ngắm nhìn tháp
Eiffel theo kiểu “kính nhi viễn tri”, nhưng lần này là lần đầu tôi đã bước chân lên
tháp. Tôi và vợ cùng đám du khách người Đức đi thang máy lên mãi tầng cao chót
vót của tháp để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Paris. Quanh tầng tháp này có đặt
sẵn các kính viễn vọng.
Tối hôm đó vợ chồng anh Dụ, đại sứ UNESCO, mời chúng tôi đi du thuyền
doc sông Seine. Hôm sau lại đi dạo công viên Luxembourg. Anh Thắng đưa chúng
tôi đi tham quan mấy lâu đài cổ bên bờ sông Loire. Còn anh Đoạt thì làm nhiệm vụ
lái xe đưa chúng tôi sang chơi Đức, Bỉ và Hà Lan, theo lời mời của các anh đại sứ ta
ở các nước đó.

72 . Bỉ - Tôi đến nước Bỉ lần đầu vào năm 1982 khi đi cùng anh Nguyễn Cơ
Thạch đi thăm mấy nước Tây Âu . Sau này, khi anh Hùynh Anh Dũng làm đại sứ ta
tại đó (vào khỏang từ 1995 đến năm 1998), tôi lại có công việc qua Bruxelles mấy
lần. Mỗi lần ở Bruxelles, tôi đều dành thời gian đến thăm “Thằng cu đang tè”
(L’enfant qui pisse”). Đó là một bức tượng nhỏ bằng đồng, hình một chú bé cởi
chuồng nhồng nhồng đang vạch cu ra tè. Tượng đặt trong một bể nước và cái cu
thằng bé chính là cái vòi phun nước ! Có lần tôi đến Bruxelles vào mùa đông. Như
thường lệ, tôi lại đến thăm chú bé ấy. Lần này thấy thằng cu có khác đi : chắc người
ta thương nó lạnh nên đã khoác cho nó một bộ âu phục, đeo cà-vạt cẩn thận, trông
chững chạc lắm nhưng ... vẫn thò cu ra ngoài.để tè ! Bức tượng ngộ ngĩnh đó được
xen như là biểu tượng của thành phố Bruxelles. Lúc nào cũng có đông khách du lịch
đến xem.
Tháng 7 năm 1997, vợ chồng tôi lại đến nước Bỉ. Ngày 25 tháng 7, tôi đến
làng Waterloo ở Bỉ, nơi đã diễn ra trân đánh ngày 18.6.1815 giữa quân đội của
Napoléon Bonaparte (Pháp) với liên quân Anh-Phổ (ngày xưa nước Đức gọi là nước
Phổ - Prussie). Trung tâm của chiến trường là ngọn đồi Waterloo tring làng
Waterlooo. Trận đó đã quyết định số phận của Napoléon Bonaparte, người đã từng
oanh liệt một thời. Quân Pháp bị đại bại trong trận đó. Người Bỉ coi đây là một chiến
thắng của họ nên giữ lại nguyên trạng cả ngọn đồi, trên đỉnh đồi có dựng một tượng
đài và dưới chân đồi xây một nhà gắn bia ghi lại diễn biến của trân Waterloo .
Ngày 30 tháng 7, chúng tôi đi thăm Bruges, một thị trấn cổ của Bỉ, ngồi xe
ngựa đi chơi. Ở đây, xe ngựa vẫn là một phương tiện giao thông thuận tiện. Rồi đến
thành phố cảng Anvers. Cảng này không to và tấp nập như cảng Rotterdam ở Hà
Lan. Chúng tôi cũng tới thăm thành phố Oostende, ở miềnBắc nước Bỉ .

39
Tôi còn có một kỷ niệm nữa về nước Bỉ trong khi thăm nước này năm 1997.
Kỷ niệm này thuộc về lĩnh vực ẩm thực . Một hôm đi chơi ở Bỉ, ra mạn ngoại vi
thành phố. Đến trưa, cả bọn thấy có một tiệm ăn nhỏ, trên biển hiệu có đề chuyên
bán món trùng trục (tôi quên mất chữ viết bằng tiếng Pháp trên biển, chỉ nhớ hình
dạng gần giống con trùng trục ở ta, nên tạm gọi như vậy), bèn kéo nhau vào. Một lúc
sau người hầu bàn bưng ra đặt trước mặt mỗi người một xoong đầy con “trùng trục”
đã sào hay luộc không rõ nhưng vẫn còn cả vỏ, cùng một đĩa khoai tây rán. Cái mà
tôi tạm gọi là “trùng trục” này mỗi con to bằng ngón tay, có vỏ như vỏ trai . Trùng
trục luộc hay sào, có thêm gia vị nên đậm đà. Mới đầu thấy đầy xoong, tưởng không
sao ngốn hết. Ai ngờ càng ăn càng thấy ngon. Vét đến đáy xoong lúc nào không
biết !

73 . Hà Lan - Sau khi thăm Bỉ, ngày 1 tháng 8, anh Huỳnh Anh Dũng, đại
sứ ta ở Bỉ, đưa chúng tôi sang Hà Lan chơi. Khi đó nước ta chưa đặt cơ quan đại
diện ở Hà Lan nên anh Dũng là đại sứ kiêm nhiệm cả Bỉ và Hà Lan. Nước này ngoài
cái tên Hà Lan, Holland (tiêng Anh và tiếng Pháp), còn có tên là “Nederland” (tiếng
Anh), Pays-Bas (tiếng Pháp) có nghĩa là “Vùng đất thấp”, vì đất Hà Lan thấp hơn
mực nước biển ở đó. Vì vậy, Hà Lan nổi tiếng trên thế giới là có một hệ thồng đê
điều ngăn nước biển rất hiệu quả. Các cảng Amsterdam và Rotterdam đều có chữ
“dam” đằng sau, chắc có nghĩa là “đê”. Đây còn là xứ sở của hoa tuy-lip
Ở Amsterdam, tôi nhận xét thấy chính quyền Hà Lan có cách xử lý một vấn đề
xã hội rất đặc biệt : mại dâm được công khai hóa và hợp pháp hóa. Amsterdam có
một phố “đèn đỏ” tương tự như phố Pat-pông ở Bangkok. Các cô gái mại dâm ở đây
được trưng bày như hàng hóa trong các ô tủ kính bên hè phố. Mỗi cô đứng trong một
ô tủ kính, có rất ít vải che thân, để khách làng chơi có thể đứng từ ngoài ngắm nhìn
và chọn lựa. Còn ở ngoài phố lại có các ki-ốt phát miễn phí bao cao-su cho bất cứ au
cần đến. Nên nhớ rằng chính quyền Hà Lan đã thi hành biện pháp này từ lâu rồi.
Ỏ Hà Lan, ngòai thủ đô Amsterdam, chúng tôi đã đến thăm thành phố La
Haye, nơi đặt trụ sở của Tòa án quốc tế, và có ghé qua thị trấn Maastricht, nơi có
Công ty Habufa chuyên bán đồ gỗ. Công ty này đã đặt mua hàng ở xí nghiệp chế
biến gỗ ở Gia Lâm của vợ tôi . Tới thành phố cảng Rotterdam, chúng tôi đến thăm
cảng đúng lúc công nhân cảng đang bốc rỡ chuối từ trên hai chiếc tàu đến từ châu
Phi.

74 . Liên bang Đức - Sau khi thăm Hà Lan, vợ chồng tôi và cháu Kiên đến
nước Đức, khi nước này đã thống nhất hai miền Đông-Tây Đức thành một nước sau
khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Là khách mời của vợ chồng anh Chu Tuấn
Cáp, đại sứ nước ta ở Đức, chúng tôi ở trong nhà khách của sứ quán tại Bonn. Bonn
là một thành phố nhỏ, buồn tẻ, tạm thời là thủ đô hành chính của Liên bang Đức vì
khi đó họ đang chuẩn bị rời thủ đô trở lại Berlin.
Ở Bonn, chúng tôi đã đi dạo trên bờ sông Rhin và tới xem chỗ hợp lưu giữa
sông Rhin và sông Moselle gần Bonn. Vợ chồng anh Cáp còn đưa chúng tôi đi tắm ở
một khu an dưỡng gần đó. Thích nhất là ở đó có hồ bơi trong nhà và những bồn tắn
sục nước nóng, với tiện nghi đầy đủ . .

40
Khi chúngtôi đang ở Bonn, cháu Thùy Dương, con anh Nguyễn
Xuân ở tổng lãnh sự quán ta tại Berlin, lúc đó có điện mời vợ chồng tôi lên Berlin
chơi, nhưng chúng tôi đành phải từ chối vì đã đến lúc phải sang Mỹ cho kịp ngày
khai giảng .

75 . Pháp - Chúng tôi quay lại Paris chỉ để chờ máy bay đi Mỹ

76 . Mỹ - Tháng 8 năm 1997, đên Washigton, tôi và vợ tôi đưa con trai đến
khu học xá Đại học Maryland. Khi ở Washington, chúng tôi ở trong nhà khách của
sứ quán, nguyên là đại sứ quán của chính quyền Saigon cũ, ở phố R. của thủ đô
Washington (phần lớn các phố ở Washington đặt tên bằng các chữ trong alphabet.
Còn ở New York phần lớn các phố đặt tên bằng chữ số). Lúc từ bang Maryland trở
lại Washington, tôi được sứ quán báo cho biết là Bộ Quốc phòng Mỹ hay tin tôi đến
Washington vừa gửi giấy mời tôi tới Lầu năm góc. Tôi bèn nhờ văn phòng đại sứ
quán trả lời hộ là tôi cảm ơn lời mời, nhưng nay tôi đã nghỉ hưu rồi, không tham dự
vào việc công nữa. Sau đó vợ chồng tôi đi Chicago thăm con trai lớn đang học sau
đại học (master) ở đó
Sau đó chúng tôi đi New York trước khi về nước. Tôi và vợ tôi đã đi xem “từ
đầu đến chân” tượng Nữ thần Tự do. Tượng Nữ thần Tự do đặt trên một hòn đảo
nhỏ. Chúng tôi bắt đầu từ dưới chân bức tượng. Đó là cả một tầng dành để trưng bày
các tư liệu lưu trữ về lịch sử “dân nhập cư” của nước Mỹ. Qua đây có thể thấy người
tứ xứ, đến từ châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, hàng thế kỷ nay đã đổ
vào đất nước này với hy vọng có một cuộc sống sung sướng hơn. Chính họ đã tạo
nên cái “Hợp chủg quốc Hoa Kỳ” này. Bộ hồ sơ lưu trữ này chắc chỉ là tượng trưng,
nhưng cũng đủ để thể hiện đặc tính đa sắc tộc của nước này .
Sau khi lướt qua tầng lưu trữ đó, chúng tôi theo dòng người tham quan leo
hơn 350 bậc thang trong lòng tượng lên đến chỗ cao nhất có thể lên được. Nơi đó
chính là trán của tượng Nữ thần Tự do. Chỗ ấy có chừng 7, 8 cửa sổ che bằng kính
trong suốt. Từ đấy có thể nhìn ra Đại Tây Dương mênh mông .
Sau chúng tôi lại tụt xuống tầng hầm - bên dưới tầng hồ sơ lưu trữ -, nơi để các bộ
phận dự trữ của bức tượng. Có cả một khuôn mặt dự trữ của Nữ thần Tự do đúc bằng đồng
đen để ở đó. Riêng bộ mặt, từ cằm lên đến trán đã cao chừng 5 mét. Hai vợ chồng ngồi dưới
khuôn mặt đó thì chỏm tóc chỉ tới mũi Nữ thần. Đủ biết bức tượng thật bên ngòai lớn bằng
chừng nào !

77 . Luxembourg - Ngày 24 tháng 10 năm 1997, tôi đến Luxembourg để


họp Quỹ Á-Âu (A.S.E.F.), một tổ chức phụ của Tổ chức hợp tác Á-Âu (A.S.E.M.).
Luxembourg là một nước nhỏ ở Tây Âu, ở phía Đông Nam nước Bỉ. Là vùng
cao nguyên, chân dẫy núi Ardennes. Trước kia ta thường nghe nói tới khối liên minh
3 nước Bỉ-Hà-Lục, “Lục” đây là Lục-xâm-bảo, phiên âm Hán-Việt của Luxembourg.
Ba nước Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đều là những nước nhỏ ở Tây Âu so với Đức,
Pháp, Anh. Luxembourg có chưa đầy một triệu dân. Thủ đô cũng tên là
Luxembourg.

41
Lại nói về cái gọi là “Quỹ Á-Âu”, thực ra chỉ là một quỹ ảo do sáng kiến của
Tommy Koh, đại diện Singapore, bày đặt ra. Để cho oai nên đại diện của 25 nước
thành viên của ASEM ở Quỹ này đều được phong là “thống đốc” (governor) Quỹ.
Tôi vừa được nghỉ hưu nên được Bộ Ngoại giao ‘tín nhiệm” giao cho tham gia cái tổ
chức ảo này và nghiễm nhiên được lên chức “governor” trong một thời gian rất
ngắn, có danh thiếp in chức vụ “governor” hẳn hoi !
Buổi họp Quỹ ở Luxembourg là cuộc họp chối cùng của Quỹ A.S.E.F. Có lẽ
vì thế nên 25 vị “thông đốc” của Quỹ đã cùng nhau chụp một bức ảnh và tất cả cùng
ký tên vào đó để chia mỗi người một cái ảnh đem về làm kỷ niệm về cái Quỹ ảo
này .
Khi họp xong ra về, anh Hùynh Anh Hùynh Anh Dũng đã mang xe từ
Bruxelles sang đón tôi. Sau khi đi lướt qua thành phố Luxembourg để xem cho biết
đó biết đây, anh Dũng lại đưa tôi về Bỉ .

Đấy là chuyến đi ra nước ngòai cuối cùng của tôi .

****

T.Q.C.

Những nước tôi đã đi qua :

Châu Á Châu Âu Châu Phi

1. Lào 14. Pháp 28. Zimbabwe


2. Cămpuchia 15. Anh 29. Ghana
3. Trrung Quốc 16. Đông Đức 30. Burkina Fas
4. Inđônêxia 17. Tây Đức 31. Mali
5. Malaysia 18. Bỉ 32. Maurice
6. Philippines 19. Hà Lan 33. Sénégal

42
7. Singapore 20. Luxembourg 34. Bénin
8. Thái Lan 21. Thọy Điển 35. Israel
9. Myanmar (Niến-điện) 22. Thụy Sĩ 36. Ai Cập
10. Nhật Bản 23. Ý 37. U.A.E.
11. Ấn Độ 24. Tiệp (Các tiểu vương quốc ả-rập)
12. Sri Lanka (Ceylon) 25. Hung
13. Hồng Kông 26. Liên Xô
(khi đóAnh chưa trả cho Trung Quốc)
27 . Monaco

Châu Mỹ Châu Đại Dương


38. Hoa Kỳ (Mỹ) 42. Úc (Australia)
39. Canada 43. Tân Tây Lan . 40.
Guyana (New Zealand)
41. Cuba

****

Chỉnh sửa lại xong tại làng Xuân La lúc 14 giờ 34’
ngày 11 tháng 8 năm 2010 .
T.Q.C.

43

You might also like