Nhiều Cha mẹ xử lý Sai Khi Trẻ bị Tiêu Chảy

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thứ sáu, 3/8/2007, 09:57 GMT+7

Nhiều cha mẹ xử lý sai khi trẻ bị tiêu chảy

"Không ít trẻ bị bệnh tiêu nhẹ mà chuyển nặng, chướng bụng, thậm chí thủng ruột, tử
vong, vì các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc ngăn tiêu cho con uống", Bác sĩ Hoàng Lê
Phúc, Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết.

Thực tế, nhiều em bé ban đầu chỉ đi tiêu chảy nhẹ, nhưng chưa biết nguyên nhân do đâu,
các bà mẹ vội vàng mua thuốc kháng sinh cho con uống, dẫn đến tình trạng trẻ ngày càng
suy kiệt vì bệnh không hết mà còn phát sinh chứng tiêu chảy kéo dài hoặc suy nhược cơ
thể trầm trọng...

"Điều cần thiết nhất là mỗi phụ huynh nên trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để từ
đó có cách chăm sóc và điều trị đúng hướng", ông Phúc nói.

Bệnh nhi tiêu chảy tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: T.C.

Cũng theo bác sĩ Phúc, bệnh tiêu chảy ở trẻ được chia ra hai nhóm, gồm tiêu chảy cấp và
kiết lị. Nhóm nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Trong đó, nhóm tiêu chảy cấp (tiêu chảy thông thường) chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng số ca
mắc bệnh. Trong nhóm này, trẻ có biểu hiện đi phân lỏng, không có đàm và máu. Tiêu
chảy cấp do siêu vi gây ra (chủ yếu là virus Rota, loại virus có trong môi trường). Tiêu
chảy cấp chưa có thuốc chữa trị nên biện pháp duy nhất là bù nước, bù dinh dưỡng.

Nhóm chứng kiết lị do vi trùng gây nên. Phụ huynh có thể nhận ra bệnh khi thấy phân có
đàm và máu. Phân có thể không nhiều nước nên một số phụ huynh nhầm tưởng đây
không phải là tiêu chảy. Kiết lị có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Ngoài ra, một số trẻ còn bị chứng tiêu chảy kéo dài. Chứng tiêu chảy này do các bệnh ở
đường ruột hoặc chứng kém hấp thu (thức ăn hấp thu không hết gây tiêu chảy) gây nên.
Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị tận gốc.

Tất cả các trường hợp bị mắc bệnh, sau khi thăm khám, chỉ những trường hợp quá nặng
mới phải vào viện, trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Loại
thuốc tốt nhất có thể dùng để bù nước là dung dịch Oresol.
Sữa mẹ là kháng sinh tốt nhất cho trẻ

Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, ông Phúc khuyên các bà mẹ cần làm tốt 3
nguyên tắc: Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy.
Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để bù dinh dưỡng. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu
trở sốt, mắt trợn ngược, đi tiêu toàn máu, nôn nhiều, phụ huynh cần lập tức đưa trẻ đến
bệnh viện.

"Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, nên việc cho trẻ bú mẹ rất cần thiết",
ông Phúc khuyến cáo. "Phụ huynh cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước canh,
nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt nguyên chất hoặc thêm rất
ít đường, nước dừa tươi, nước chín. Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây
quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn".

Kinh phí điều trị bệnh tiêu chảy tuy không cao nhưng mất nhiều thời gian và kìm hãm sự
phát triển của trẻ. Để phòng bệnh, theo các bác sĩ chuyên ngành, phụ huynh cần cho trẻ
uống văcxin ngừa virus Rota gây tiêu chảy đồng thời phải giữ gìn vệ sinh ăn uống, đặc
biệt không được ăn những đồ không được bảo quản tốt.

Thiên Chương

You might also like