Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 122

Làm quen với những chuẩn mới của thế hệ PC mới

Với việc đưa ra thế hệ CPU Pentium 4 Prescott Socket LGA775 và hai gia đình chipset i915 và
i925, Intel đã khởi xướng cho một thế hệ máy tính để bàn mới với nhiều chức năng, công nghệ và
chuẩn mới. Có thể nói, đây là lần thay đổi nền tảng PC một cách căn cơ và đồng bộ nhất từ trước tới
nay. Và những người sử dụng máy tính phải bắt đầu làm quen với chúng.

Bộ nhớ DDR và DDR2 khác nhau


DDR2 là bộ nhớ DDR thế hệ thứ hai, mở ra khả năng đẩy tốc độ bộ nhớ và băng thông bộ nhớ
lên cao hơn. Tuy kích thước y chang nhau (dài 133mm) và có cấu trúc gần như “sao y bản chính”, hai
thế hệ DDR này hoàn toàn không tương thích nhau. Chúng khác nhau về điện thế (DDR 2,5V, DDR2
chỉ 1,8V), số chân (DDR 184 chân, DDR2 tới 240 chân) và tín hiệu của chúng đều khác nhau. Vì thế
socket của hai loại DDR này cũng được thiết kế khác nhau, socket DDR2 không thể gắn DDR, và
ngược lại.
Vị trí của khe cắt (gọi là Key hole) ở cạnh chân DDR2 và DDR cũng khác nhau. Nhưng do khe
cắt trên DDR2 được di dời vào gần giữa hơn, khó phân biệt đầu phải, đầu trái hơn, nên bạn phải “cẩn
thận gấp đôi” khi gắn thanh DDR2 vào socket.
Với DDR2, cấu hình Dual Channel cũng linh hoạt hơn. Bạn có thể gắn và thanh 256MB ở một
socket kênh 1, và hai thanh 128MB ở hai socket kênh 2 (chứ không bắt buộc phải dùng mỗi kênh một
thanh và có cùng dung lượng như ở DDR).

- Sự khác biệt giữa DDR và DDR2.


Card tăng tốc đồ họa PCI-Express x16 có thể cần nguồn điện bổ sung
Các card AGP 8X tốc độ cao đã phải cầu viện thêm điện nguồn mới chạy nổi rồi. Sang thế hệ
PCI-Express x16, tùy tốc độ mà card tăng tốc đồ họa sẽ “ngốn” điện năng từ 75 tới 150-watt. Bản thân
slot PCI- Express x16 trên mainboard có thể cung cấp nguồn điện 75w, nên nếu card chỉ sử dụng 25-
75w thì không cần nguồn điện bổ sung. Vượt qua mức 75w, card đồ họa PCI Express x16 cần phải
được cấp thêm điện. Thông thường, card có thể lấy thêm điện thông qua cáp cắm vào một đầu cắm 4
chân (loại dùng cho các thiết bị IDE) của bộ điện nguồn ATX. Để bảo đảm điện năng lên tới 150w,
người ta đã thiết kế đầu cắm mới có 6 chân.

- Slot PCI-Express x16 và đầu cắm điện bổ sung kiểu mới cung cấp điện năng tới 150w.

1
PCI-Express x16 và PCI-Express x1
Trên các mainboard thế hệ chipset i915 và i925, ngoài 1 slot PCI- Express x16 sẽ có thêm 2-4
slot PCI-Express x1. PCI-Express (ban đầu được gọi là 3GIO, 3rd Generation I/O, tức I/O thế hệ thứ
ba), và có khả năng truyền dữ liệu theo hai chiều cùng một lúc. Nó sẽ khắc phục sự hạn chế về tốc độ
của bus PCI (chỉ 33MHz) và AGP (66MHz), cũng như về giao diện bus (hai chuẩn cũ đều là bus 32-
bit). Ở PCI-Express, với kiểu kết nối “điểm với điểm” (point-to-point) giống như serial bus, mỗi thiết
bị có một kết nối riêng biệt không phải chia sẻ bus với nhau (như ở PCI dùng parallel bus).

- Các kiểu slot PCI-Express


Slot PCI-Express x16 có 164 chân để thay slot AGP gắn các card tăng tốc đồ họa thế hệ mới.
Nó có tốc độ truyền dữ liệu gấp đôi AGP 8X. Băng thông lên tới 4GB/s mỗi chiều (đồng bộ tới
8GB/s), cao gấp 3,5 lần AGP 8X (băng thông 2,1 GB/s).
Các slot PCI-Express x1 nhỏ xíu xiu (khoảng 2,54cm, bằng cỡ slot modem riser trên một số
mainboard trước đây). PCI-Express x1 sẽ thay thế dần PCI truyền thống để gắn các card add-in như
card sound, card Gigabyte LAN, ... Băng thông của PCI Express x1 I/O tới 250MB/s mỗi chiều (đồng
bộ tới 500MB/s), gấp 3,5 lần so với PCI truyền thống (133MB/s).

Làm quen với những chuẩn mới của thế hệ PC mới (2/3)
LGA775:

- CPU LGA 775

2
Đây là kiểu đóng gói “bước ngoặt mới” của CPU. Land Grid Array (LGA) đã xoay lại mối
quan hệ chân-điểm tiếp xúc giữa CPU và socket. Bây giờ, CPU không còn chân, trong khi socket lại
chi chít các “chân” (nhưng rất nhỏ).
Giao diện LGA được sử dụng trong các thiết bị đòi hỏi phải có số chân rất lớn trong khi chỉ có
diện tích thật nhỏ.
Để bảo đảm CPU “mất chân” nằm ở đúng vị trí, Socket 775 được thiết kế đặc biệt với các
ngàm và nắp đậy CPU có cần khóa gài lại. Dàn tiếp điểm của Socket có tính đàn hồi.

- Socket 775
LGA775 gồm CPU có 775 điểm tiếp xúc hình tròn tí ti và Socket có 775 điểm tiếp xúc dạng
chấu li ti.
Đi kèm với CPU giao diện mới là chiếc quạt giải nhiệt CPU kiểu mới. Khu vực Socket giờ
được giải phóng khỏi bộ giá đỡ (mounting bracket), có người gọi là “chuồng CPU”. Thay vào đó, quạt
được cố định với 4 chốt gài bằng nhựa cắm vào 4 lỗ trên mainboard. Nhờ vậy, kích thước phần nhôm
và đồng của quạt có thể “nảy nở” ra để đủ sức làm mát cho các CPU tốc độ ngày càng cao.

LGA cũng làm thay đổi cách gắn CPU và quạt. Bây giờ, bạn phải gắn hoàn chỉnh CPU và quạt
trước khi gắn mainboard vào thùng máy (case).
HD Audio:
Công nghệ âm thanh tích hợp mới sẽ thay thế AC'97 codec tồn tại đã quá lâu. Intel High
Definition Audio (HD Audio) tên mã Azalia bắt đầu được Intel đưa vào hai bộ chipset i915 và i925.
Chất lượng dĩ nhiên là hơn hẳn. Trong khi AC'97 có kiến trúc âm thanh 20-bit, HD Audio là một giải
pháp tích hợp với chất lượng âm thanh 192kHz, 24-bit, 8 kênh (7.1). Nó hỗ trợ Dobly Digital EX và
DTS ES.
3
Phát minh lý thú nhất được đưa vào HD Audio là chức năng multi-streaming cho phép gửi cùng
một lúc các luồng âm thanh khác nhau tới các thiết bị khác nhau. Cụ thể, HD Audio có thể dùng một
số trong 8 kênh âm thanh của mình để playback âm thanh của một ứng dụng, và dùng số kênh còn lại
phục vụ nhu cầu âm thanh cho một ứng dụng khác.
Kiến trúc HD Audio của Intel (phần cứng) “cặp kè” với Kiến trúc Âm thanh Chung (Universal
Audio Architecture, UAA) của Microsoft (phần mềm). Sáng kiến UAA được Microsoft phát triển
nhằm hình thành và duy trì các driver âm thanh của Windows cho các công nghệ âm thanh HD Audio,
âm thanh USB và âm thanh 1394.
Intel Graphics Media Accelerator 900:
GMA900 (Graphics Media Accelerator 900), ban đầu được gọi là Intel Extreme Graphics 2,
được Intel phát triển để làm giải pháp xử lý đồ họa tích hợp cho hệ thống thay cho Intel Extreme
Graphics (IEG). GMA900, nhân đồ họa thế hệ thứ ba giao diện 256-bit, là nhân đồ họa tích hợp nhanh
nhất xưa nay, có 4 đường ống ảnh điểm (pixel pipeline) làm việc ở tốc độ 333MHz. Chíp này hỗ trợ
việc mở hai màn hình display độc lập với nhau. Intel giới thiệu GMA900 nhanh hơn 1,5 lần so với
IEG2. Nó cũng tăng tốc cho DirectX 9 trong các ứng dụng 3D. Công nghệ Zone Rendering
Technology 3 (ZRT3), một hệ thống dựng hình 3D (rendering) dạng lớp ngói, giúp giảm mức tiêu tốn
băng thông bộ nhớ và tối ưu hóa sức mạnh dựng hình. GMA900 có thể chia tới 224MB bộ nhớ hệ
thống, đạt băng thông bộ nhớ tới 8,5GB/s khi dùng bộ nhớ DDR2-533MHz, cho độ phân giải tối đa
2048x1536 @ 85Hz
GMA900 bắt đầu được Intel đưa vào chipset i915G (Grantsdale-G).

Một số đặc điểm kỹ thuật chính của GMA900:

4
NHÂN ĐỒ HỌA THẾ HỆ THỨ BA:
256-bit graphics core

8/16/32 bpp

Băng thông bộ nhớ đạt tới 8.5 GB/sec khi hệ thống chạy DDR2 533 MHz

Tốc độ lấp đầy 1.3 GP/sec và 1.3 GT/sec

Chia sẻ bộ nhớ video tối đa 224MB

Độ phân giải tối đa 2048x1536 ở 85 Hz

Chế độ hiển thị động Dynamic Display Mode hỗ trợ màn hình flat-panel và màn hình
rộng.

Hỗ trợ các hệ điều hành Microsoft WindowsXP, Windows 2000, tương thích Linux (có mã
nguồn Xfree86)

KHẢ NĂNG THỂ HIỆN 3D CAO


Dựng ảnh (rendering) tới 4 pixels per clock.

Các chức năng tăng tốc phần cứng Microsoft DirectX 9

Pixel Shader 2.0

Volumetric Textures

Shadow Maps

Slope Scale Depth Bias

Two-Sided Stencil

Hỗ trợ OpenGL 1.4

CÔNG NGHỆ HIỂN THỊ TIÊN TIẾN


Tần số 400 MHz DAC cho độ phân giải tới 2048x1526 đối với cả analog lẫn digital
display.

Hai cổng Serial Digital Video Out (SDVO) cho các monitor flat-panel và/hoặc hỗ trợ TV-
out qua các card Advanced Digital Display 2 (ADD2).

Các dạng đa hiển thị (LVDS, DVI-I, DVI-D, HDTV, TV-out, CRT) cho khả năng màn hình
đôi (dual monitor)

Hỗ trợ độ phân giải hiển thị HDTV 720p và 1080i.

Tỷ lệ 16x9 Aspect Ratio cho màn hình rộng widescreen.

HỖ TRỢ MEDIA CHẤT LƯỢNG CAO


5
Làm quen với những chuẩn mới của thế hệ PC mới (3/3)

- Cấu trúc chipset i925X với ICH6RW (hỗ trợ RAID và Wireless).
6
SSE3:
Được phát triển từ thành công của công nghệ MMX (Matrix Math Extensions, các mở rộng
tính toán ma trận) từ thời CPU Pentium MMX, SSE (Streaming SIMD Extensions, các mở rộng SIMD
theo dòng) giờ đây đã được Intel phát triển tới phiên bản thứ ba (SSE3) cho CPU Prescott với tên mã
Prescott New Instructions (PNI, các lệnh mới Prescott).
SIMD được viết tắt từ Single Instruction, Multiple Data (một lệnh, nhiều dữ liệu). Đó là một bộ
các hoạt động xử lý một cách hữu hiệu những khối lượng lớn dữ liệu song song với nhau trong kiến
trúc máy tính IA-32 (tức kiến trúc 32-bit).
Phiên bản SEE đầu tiên (tên mã Katmai New Instructions, KNI, các lệnh mới cho Katmai – tức
Pentium III) được đưa vào Pentium III gồm 70 lệnh giúp cải thiện hình ảnh, âm thanh và video 3D,
tiếng nói, và các chức năng Internet. Đến Pentium 4, SSE2 tăng vọt, có tới 114 lệnh mới.
SSE3 với 13 lệnh mới sẽ mở rộng các khả năng của SSE2, cải thiện hoạt động của công nghệ
siêu phân luồng HT cho hiệu quả hơn, tăng cường các chức năng multimedia và Internet cho hệ thống.
CÔNG NGHỆ LƯU TRỮ IMST:
Thế hệ PC mới của Intel được trang bị Công nghệ Lưu trữ Ma trận Intel (Intel Matrix Storage
Technology). Đây là chức năng RAID đầu tiên của công nghệ máy tính được tích hợp ngay trên
chipset, sử dụng giao diện ổ đĩa mới nhất Serial ATA. Bộ phần mềm trọn gói IMST hỗ trợ cho các sắp
xếp mạnh mẽ SATA RAID và các sắp xếp dự phòng SATA RAID 1.
Nó cung cấp các chức năng sắp hàng dòng lệnh gốc (NCQ), tháo gắn nóng (hot plug), quản lý
điện năng,...
Chức năng NCQ (Native Command Queuing) cho phép các ổ đĩa ATA chấp nhận cùng một lúc
hơn một lệnh. Vì thế, khi sử dụng chung với ổ đĩa cứng hỗ trợ NCQ, chức năng này sẽ gia tăng hoạt
động lưu trữ đối với các nhu cầu tải nặng ngẫu nhiên bằng cách tự tối ưu hóa thú tự các dòng lệnh. Để
có được NCQ, bạn phải dùng bộ Express Chipset i915 hay i925X với ICH6R, phần mềm Intel
Application Accelerator version 4.0 trở lên, và một ổ đĩa cứng hỗ trợ NCQ.
Bên cạnh đó, các lợi ích của khả năng hoạt động ở mode RAID 0 và khả năng bảo vệ ở mode
RAID 1 có thể được hết hợp lại trên hai ổ đĩa cứng đang gắn trong hệ thống. Đây chính là một ưu điểm
của Matrix RAID, gọi nôm na là “hai ổ chứa mỗi hàng”. Trước nay, người ta chạy riêng rẽ RAID 0
(với ưu thế là sức mạnh hoạt động cao) và RAID 1 (thế mạnh là bảo vệ dữ liệu). Intel có sáng kiến “hai
xôi nhồi một chõ”, kết hợp cả hai thế mạnh này vào các ổ đĩa cứng trong cùng một hệ thống. Chẳng
hạn, các game và file video cần sức mạnh hoạt động nên được lưu trong ổ cứng gắn theo RAID 0,
trong khi các hình ảnh cá nhân và các báo cáo tài chính sẽ được bảo vệ cẩn mật khi lưu trữ trong ổ đĩa
RAID 1.
Nhờ IMST, nếu máy tính có hai HDD SATA, bạn có thể gắn hay tháo nóng một ổ đĩa trong khi
máy vẫn đang hoạt động. IMST cũng sẽ tự động sao lưu các dữ liệu của đĩa này lên đĩa kia khi xảy ra
tình trang một ổ đĩa bị hư.
CÔNG NGHỆ KẾT NỐI KHÔNG DÂY:
Đây là lần đầu tiên một chipset máy tính để bàn được tích hợp sẵn chức năng kết nối không
dây, nằm trong chip ICH6W hay ICH6RW. Với công nghệ kết nối không dây IWCT (Intel Wireless
Connect Technology), việc thiết lập một mạng không dây sẽ được đơn giản hóa với một điểm truy cập
(access point, AP) được tích hợp sẵn. Nó sẽ giúp máy tính để bàn kết nối với công nghệ mobile Intel
Centrino của máy tính xách tay, cũng như dùng một digital media adapter (DMA) để kết nối với các
dàn máy stereo và TV. IWCT hỗ trợ Intel PRO/Wireless 2225BG Network Connection (tức chuẩn kép
IEEE 802.11b/g 2,4 GHz, tốc độ truyền dữ liệu 11Mbps-54Mbps).
Nhờ IWCT, ai đã có sẵn AP thì có thể cấu hình PC của mình thành một máy khách (client) và
kết nối với hệ thống đang có sẵn. Còn ai chưa có mạng không dây thì có thể thiết lập một hệ thống mới
bằng cách cấu hình PC thành một wireless hub chính hay một AP. Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi qua
lại giữa “AP mode” và “client mode” mà không cần phải boot lại máy.
SỐ CPU:
Với thế hệ PC mới này, Intel hoàn toàn “cắt đứt dây chuông” với các tên gọi CPU truyền thống
được “hài danh, hài tánh” rành rành, gắn liền với tốc độ xử lý.
Do CPU LGA775 hiện thời cũng thuộc dòng Pentium 4 Prescott nên Số CPU (Processor
Number) vẫn là cụm 3 chữ số thuộc series 500.

7
CPU Core Clock frequency Bus frequency L2 cache Hyper-Threading support
Pentium 4 560 Prescott (90nm) 3,6GHz 800MHz 1024KB Có
Pentium 4 550 Prescott (90nm) 3,4GHz 800MHz 1024KB Có
Pentium 4 540 Prescott (90nm) 3,2GHz 800MHz 1024KB Có
Pentium 4 530 Prescott (90nm) 3,0GHz 800MHz 1024KB Có
Pentium 4 520 Prescott (90nm) 2,8GHz 800MHz 1024KB Có

Bo mạch chủ Gigabyte GA-8IG1000 Pro với sức mạnh của bus 800 và
công nghệ VGA Intel tích hợp mới
Gia đình P4 Titan i865G là loạt bo mạch chủ thứ 2 (sau i875P) của Gigabyte hỗ trợ bus hệ
thống FSB 800 MHz chạy CPU Intel Pentium 4 đời C. Nhung nó là bo mạch chủ bus 800 đầu tiên tích
hợp chip xử lý đồ họa.
Chúng tôi thử nghiệm bo mạch chủ GA-8IG1000 Pro và card AGP Gigabyte ATI Radeon 9800
Pro 8X 128 MB DDR do Công ty Viễn Sơn, tổng đại lý ủy quyền của Gigabyte ở Việt Nam, cung cấp.
CPU Intel Pentium 4 tốc độ 3.0C GHz bus 800, bộ nhớ DDR400 KingMax, và ổ đĩa cứng Seagate
Barracuda V SerialATA-150 dung lượng 120 GB do Công ty Intel Việt Nam hỗ trợ.

Nhận diện GA-8IG1000 Pro


Bo mạch chủ GA-8IG1000 Pro sử dụng chipset Intel mới i865G được tích hợp rất nhiều món
8
ăn chơi công nghệ và thế hệ mới. Nó có bus hệ thống FSB 800 MHz, chạy được các CPU Pentium 4
bus 800/533/400 MHz có công nghệ siêu phân luồng HT hay Celeron socket 478. Bo mạch chủ hỗ trợ
tới 8 cổng USB 2.0 (có sẵn 4 cổng phía sau và 4 cổng qua cáp), 2 đầu cắm IEEE 1394 ra phía sau, có
sẵn cổng LAN, 2 cổng SerialATA-150, VGA on-board và âm thanh on-board AC97 Realtek 6 kênh
(5.1). Bo mạch chủ có 4 socket DDR DIMM có thể gắn 4 GB DDR400/333/266 theo chế độ kênh đôi
(Dual-Channel) hay kênh đơn (Single-Channel). Tuy tích hợp sẵn chip xử lý đồ họa Intel, bo mạch chủ
vẫn có solt AGP 8X cho bạn gắn card AGP rời. GA-8IG1000 Pro có đầy đủ các công nghệ và chức
năng “bảo bối” của Gigabyte như Dual BIOS (hai BIOS, phòng khi một BIOS bị gọi về bên kia thế
giới), Smart Fan (kiểm soát và điều khiển các quạt), công nghệ chống cháy Anti-Burn với EZ-Fix AGP
(chốt kiểm tra và giữ chặt card AGP 4X/8X để tránh gắn lộn card AGP 2X hay gắn không khít chân dễ
bị cháy card), và khe định vị DDR DIMM (giúp gắn các thanh bộ nhớ nhanh, dễ dàng, chính xác và an
toàn), các chân cắm công tắc front-panel với các màu sắc khác nhau cho dễ phân biệt và nhận diện,...
BIOS Award của GA-8IG1000 Pro nhiều chức năng, dễ sử dụng, cho phép tùy biến cao. Nó là BIOS
đa ngôn ngữ, cho phép bạn chọn một trong các ngôn ngữ hiển thị tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,
Hoa. Gigabyte xưa nay có truyền thống hỗ trợ overclock. Bo mạch chủ này cho phép bạn “đôn dên”
ngay từ BIOS mà chẳng phải nhọc công mở thùng máy hí hoáy cắm các jumper. Mục
Frequency/Voltage Control trong BIOS cho phép bạn tự điều chỉnh xung và điện thế của CPU, card
AGP và bộ nhớ DDRAM.

Chipset i865G tích hợp công nghệ xử lý đồ họa Intel Extreme Graphics thế hệ thứ 2 (IEG2) với
giao diện AGP 8X. Đây là kiến trúc đồ họa thứ tư hỗ trợ các API mới nhất, cho phép các nhà viết phần
mềm hình thành các môi trường và các đặc tả như thực. IEG2 có tốc độ nhân chip đồ họa 133,33 MHz,
tốc độ bộ nhớ 133,33 MHz và RAMDAC 350 MHz. Về mặt lý thuyết, IEG2 hỗ trợ độ phân giải
1800x1440 với tần số tươi màn hình 85 Hertz hay 2048x1536 (60 Hertz). IEG2 chia sẻ bộ nhớ hệ
thống. Nó có thể lấy tối đa 64 MB (nếu hệ thống có trên 128 MB RAM) và 32 MB (nếu hệ thống có
128 MB RAM trở xuống). Nhờ sử dụng công nghệ DVMT (Dynamic Video Memory Technology –
Công nghệ Bộ nhớ Video Động) phiên bản 2.0, IEG2 sẽ khai thác hữu hiệu nhất bộ nhớ hệ thống mà
mình đang mượn. Tùy theo nhu cầu thực tế của các ứng dụng định hướng đồ họa mà DVMT quyết
định “mượn” bao nhiêu bộ nhớ và sẽ lập tức nhả ra trả lại cho hệ thống số bộ nhớ không cần tới nữa.

9
- Các cổng I/O phía sau bo mạch chủ.
Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm GA-8IG 1000 Pro với CPU Pentium 4 tốc độ 3.0 GHz bus 800 mở công
nghệ siêu phân luồng HT, bộ nhớ DDR400 KingMax 512 MB (2 thanh 256 MB chạy ở mode Dual
Channel), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V SerialATA 120 GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte ATI
Radeon 9800 Pro. Hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0a.
GA-8IG 1000 GA-8IG 1000 GA-8IPE 1000
Pro (i865G) Pro (i865G) Pro (i865PE)
với Gigabyte với IEG on- vói MSI
ATI Radeon board (64 MB GeForce4 MX
9800 Pro 8X share) 440-8X (64
(128 MB) MB)
Điểm 3DMark2001 17509 2976 7719
SE Pro
Điểm PCMark 2002 CPU 7484 7407 7500
Pro Memory 8727 7665 8228
HDD 965 967 952
Benchmark CPU ALU (MIPS) 9212 9095 9233
với tác vụ tính toán, FPU 2608/5820 2607/5497 2607/5557
đo bằng SiSoft (MFLOPS)
Sandra Pro 2003
Benchmark CPU Integer (it/s) 13938 13923 13908
với multimedia, đo Floating 18670 21594 22109
bằng SiSoft Sandra (it/s)
Pro 2003

Băng thông bộ nhớ, RAM Integer 4509 4389 4476


đo bằng SiSoft Buffered
Sandra Pro 2003 iSEE2
(MB/s)
RAM Float 4514 4374 4488
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file 9ph48gi 9ph28gi 9ph27gi
10
DVD (vob) 232 MB
thành MPEG-2
SVCD bằng DVDx
2.0
Nén một file zip 17,4 giây 17,6 giây 18,3 giây
140 MB bằng
WinZip 8.1 SR1
Mở 1 file ảnh BMP 3,1 giây 3,2 giây 3,4 giây
110 MB bằng
Photoshop 7.01
Thử cổng USB 2.0 : 5,8 giây 5,9 giây 6 giây
copy 1 file 160 MB
từ HDD Maxtor
USB 2.0 sang ổ
Seagate Barracuda
SATA 120 GB
Sử dụng IEG2 với driver cho WinXP và màn hình ViewSonic G75f (17-inch), chúng tôi có thể
chỉnh display tối đa với độ phân giải 1280x1024 pixels, chế độ màu 32-bit, tần số tươi màn hình 75
Hertz. Ở độ phân giải 800x600, tần số tươi có thể chỉnh 60-120 Hertz. Benchmark bằng 3DMark2001
SE Pro, đạt 2976 điểm (so với 1906 điểm của IEG trong chipset i845G/GE), với chi tiết :
- Game Car Chase : 53,6 fps (khung hình/giây, chi tiết thấp và 23,9 fps (chi tiết cao).
- Game Dragothic : 58,4 fps (chi tiết thấp) và 23,8 fps (chi tiết cao)
- Game Lobby : 50,4 (chi tiết thấp) và 19,9 fps (chi riết cao)
- Game Nature : không chạy được.
- Tốc độ lấp đầy : 264,3 MTexels/s (Single-Texturing), và 491,7 MTexels/s (Multi-Texturing)
- Đếm hình đa giác mức độ cao : 6,7 triệu hình đa giác/giây (1 đèn) và 5 triệu hình đa giác/giây
(8 đèn)
Dùng WinDVD Platinum xem phim VCD, hình ảnh trong sáng, chữ nghĩa hiện thị rò ràng, sắc
sao. Nó tóm lại, IEG2 hơn hẳn thế hệ trước về mọi mặt.

Nhận xét
Giá bo mạch chủ GA-8IG1000 Pro hiện nay tại TPHCM là 120 USD. Ngoài ra, còn hai model
bo mạcfh chủ Gigabyte cũng dùng chipset i865G là GA-8IG1000 (không có IEEE 1394 và LAN) giá
112 USD, và GA-8IG1000MK (dạng MicroATX, không có IEEE 1394 nhưng có LAN) giá 102 USD.
Các mức giá này có thể chấp nhận được, nhất là với sức mạnh và các chức năng hiện đại mà các bo
mạch chủ này đem lại.

Những thông số kỹ thuật cơ bản của Gigabyte i865G


GA-8IG1000 Pro
Intel 865G chipset
Processor
1. Socket 478 for Intel® Pentium® 4 processor.
Chipset
1. Intel® 865G GMCH

2. Intel® 82801EB

3. Intel®82547EZ Ethernet Controller

4. Texas Instrument IEEE 1394 chip

5. Super I/O: ITE I/O IT8712F chip

11
6. Realtek ALC655 CODEC

7. 2 x 4M bit flash ROM


Front Side Bus
1. 800 / 533/400 MHz FSB
Memory
1. Type: Dual Channel DDR 400 / 333 / 266 support

2. Max capacity: 4 GB

3. DIMM slots: 4
Internal I/O Connectors
Expansion Slots
1. 1 x AGP 8x slot

2. 5 x PCI slots (PCI 2.3 compliant)

Rear Panel I/O


1. 4 x USB 2.0 ports

2. 1 x RJ45 LAN port

3. 1 x LPT port

4. 1 x VGA port

5. 1 x COM port

6. Audio (1 x Line-in / 1 x Line-out / 1 x MIC) ports

7. PS/2 (Keyboard/Mouse) ports


CPU/AGP/DIMM setting
1. CPU FSB / Multiplier / Vcore Voltage adjustable via BIOS

2. AGP Voltage / Clock adjustable via BIOS

3. DIMM Voltage / Clock adjustable via BIOS


Power
1. ATX power connector and ATX 12V connector

2. Power-off by Windows 98/ Me/ 2000/ XP shut down and switch


Form Factor
1. ATX

2. 30.5cm x 24.4cm
H/W Monitoring
1. System health status auto-detect and report by BIOS

2. Hardware detecting and reporting for case open, power-in voltage, CPU voltage, and fan speed.
BIOS
1. 2 x 4M bit flash ROM, enhanced ACPI feature for PC98/Win98/Win2000/Me/ CE/XP compliance,
Green, PnP, DMI, INT13 (>8.4GB) and Anti-Virus functions
12
2. IDE#1~#2, SCSI, LS120, ZIP and CD-ROM bootable
Other Features
1. Suspend to RAM (STR)

2. Supports USB KB / MS wake up from S3


Bundle Software
1. @BIOS™, Easy Tune™ 4, Q-Flash™, GMC™

2. Norton Internet Security 2003

1. Norton Anti Virus™

2. Norton™ Personal Firewall

3. Norton™ Privacy Control

4. Norton™ Parental Control

5. Norton™ Spam Alert

3. GIGABYTE Windows Utility Manager

4. Adobe Acrobat Reader


Driver

1. Intel® Extreme Graphics

2. Intel® PRO/100 VE network driver

3. Serial ATA driver

4. IEEE 1394 driver

5. REALTEK audio driver

Introduction
The all-in-one solution for the latest Intel® Pentium® 4 processor with 800MHz FSB and Hyper-
Threading Technology. Powered by the Intel® 865G chipset and a variety of cutting edge
technologies, GA-8IG1000 Pro is designed to be the corporate stable platform with excellent
performance and complete functions. The architecture of 800MHz FSB, AGP 8x, Dual Channel
DDR 400 and revolutionary Intel ® Extreme Graphics Engine 2 provides promising framework for
any tasks. This platform features Intel® PRO/100 VE Network Connection and delivers optimized
network throughput & platform performance. The Serial ATA, IEEE 1394 Firewire functions are
integrated to provide superior I/O performance and data protection. GA-8IG1000 Pro will definitely
delivers the uppermost platform with unprecedented computing power and rock-solid stability for
home and corporate usage.

13
Supports 800MHz FSB Intel® Pentium® 4 Processor with HT Technology & Intel ® Extreme
Graphics Engine 2
Leveraging the Intel® 865G chipset to support 3GHz+ P4 CPUs on 800MHz FSB, Intel Hyper-
Threading Technology and revolutionary Intel® Extreme Graphics Engine 2, the GA-8IG1000 Pro
delivers a full-value, outstanding performance solution for today's most demanding tasks.

Dual Channel DDR 400 Memory Architecture


With double the bandwidth of your system memory and hence boosts the system performance to out
perform any memory existing solutions in the market. The GA-8IG1000 Pro allows you to handle
memory-intensive tasks with ease

AGP 8X Graphics Interface


AGP8X the new generation VGA interface specification that enables enhanced graphics
performance with high bandwidth speeds up to 2.12GB/s. With a bus of 533MHz, AGP8X is twice
as fast as AGP4X.

Intel® PRO/100 VE Network Connection


Integrated Intel® PRO/100 VE connection utilizes Intel® LAN for users who need straightforward
high speed, high quality and high performance network connectivity.

Serial ATA Interface


Serial ATA is the next generation ATA specification that provides scalable performance for today
and tomorrow. With up to 150MB/s data transfer rate, Serial ATA is faster than current Parallel
ATA, while providing 100% software compatibility.

Texas Instrument IEEE 1394 Firewire Interface


Highly anticipated interface which enhances PC connectivity for consumer electronics A/V
appliances, storage peripherals and portable devices.

14
GIGABYTE Xpress3 Series Software
The Xpress3 series software includes 3 unique software features, 1) Xpress Install for easier
driver installation ,2) Xpress BIOS Rescue for restoring BIOS back to its original stage if the
BIOS is crashed, 3) Xpress Recovery a revolutionary software feature that backup or restore
system files thru BIOS function

High quality 6-channel AC'97 audio with S/P-DIF function


Integrated Realtek ALC655 AC'97 audio CODEC chip, enables users to experience the seamless
high quality 6-channel audio while watching movies or gaming. With new Jack-Sensing feature
users won't have to worry about how to install speakers correctly

15
Bo mạch chủ Intel D865GBF với công nghệ âm thanh và hình ảnh mới
Sau phát pháo mở đầu đầy ấn tượng cho thế hệ bus hệ thống FSB 800 MHz với bộ chipset
i875P (tên mã cũ là Canterwood) và CPU Pentium 4 bus 800 MHz tốc độ 3.0C GHz vào ngày 14-4,
mà chủ yếu chỉ dành cho dân “chiếu trên” có nhu cầu chuyên nghiệp cao và hầu bao rủng rỉnh, Intel
hôm 21-5-2003 đã “chip” tới các tín đồ vi tính giáo “chiếu giữa” với gia đình chipset i865 (tên mã cũ
là Springdale) cùng 3 CPU Pentium 4 bus 800 mới có các tốc độ 2.8C, 2.6C và 2.4C GHz.
Chúng tôi thử nghiệm ở đây với bộ Press Kit dành cho báo chí do Công ty Intel Việt Nam cung
cấp. Bộ này gồm bo mạch chủ (BMC) Intel D865GBF, CPU Pentium 4 tốc độ 3.0C GHz bus 800
MHz, bộ nhớ DDR400 KingMax và ổ đĩa cứng Seagate SerialATA-150 dung lượng 120 GB.

16
Chipset i865, có 3 chipset
Tội nghiệp thằng con đầu lòng i875P ra đời cu ki một mình, i865 là một bộ sinh ba với 3
chipset i865PE, i865P, và i865G.
Chipset 865G thì đã quá rõ là có tích hợp công nghệ xử lý đồ họa. Còn 865PE và 865P khác nhau chỗ
nào vậy ta ?
Nói một cách ngắn gọn, hai chipset 865PE và 865P chỉ khác nhau về chức năng hỗ trợ bus hệ
thống FSB và tốc độ bộ nhớ, trong đó 865P “mèng” nhất, chỉ có FSB 533/400 MHz và chạy hai loại bộ
nhớ DDR333/266. Sở dĩ Intel đưa ra thêm chipset 865P là để tạo điều kiện cho các CPU đời cũ (bus
533 và 400) có thể chạy trên các hệ thống hỗ trợ các công nghệ phần cứng mới toanh như SerialATA-
150, Gigabit Ethernet, Dual-Channel DDR, AGP 8X, 8 cổng USB 2.0.
Tương tự, 865G y chang 865PE, chỉ trừ cái vụ nó có tích hợp VGA on-board.

17
Bo mạch chủ cỡ này là vừa
BMC D865GBF được thiết kế trên chipset i865G với kích cỡ ATX (main bự) có 6 slot PCI.
- Nó dùng để chạy các CPU Intel Pentium 4 bus hệ thống FSB 800/533/400 MHz Quad
Pumped Bus (QPB) và Celeron socket 478 (từ 2.0 GHz trở lên). Riêng Pentium 4 bus 400 MHz, bạn
phải xài bét nhất cũng là con 1.6a GHz (Northwood, 512 KB L2 Cache).
- Hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading Technology (HT), giúp hệ thống chạy với
sức mạnh của 2 con CPU (một thật và một ảo) trong khi thực tế chỉ có một CPU.
- Với chip điều khiển ICH5, nó cung cấp tới 8 cổng USB 2.0 (tốc độ truyền tải dữ liệu
480Mbps). Trong khi BMC D875PBZ có tới 6 cổng USB 2.0 ở phía sau thùng máy, BMC D865GBF
chỉ có sẵn 4 cổng, 4 cái còn lại dùng cáp đưa ra mặt trước thùng máy.

18
- Ảnh : Bộ cổng giao tiếp phía sau và chipset có thiết bị tản nhiệt cao ngất nghểu.

- 2 đầu cắm thiết bị lưu trữ (ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang,...) SerialATA cho tốc độ truyền tải dữ liệu
150 MB/s. BMC này không hỗ trợ RAID.

- Ảnh : 2 đầu cắm SerialATA.

- 4 socket DDR DIMM cho phép gắn tối đa tới 4 GB bộ nhớ. Bạn có thể cấu hình bộ nhớ kênh
đôi (Dual-Channel) hay kênh đơn (Single-Channel). Bạn cũng có thể chạy chỉ với 1 thanh DDR (mode
Single- Channel). Với CPU bus 800, bạn nên dùng mode Dual-Channel chạy cặp 2 thanh DDR400 để
đạt băng thông bộ nhớ lên 6,4 GB/s (ngang với băng thông hệ thống). D865GBF hỗ trợ 3 loại
DDR400/333/266, nhưng chỉ có thể chạy DDR400 với CPU bus 800 MHz. Không hỗ trợ loại bộ nhớ
có chức năng tự sửa lổi ECC. Các socket DIMM mới với khe định vị giúp gắn các thanh DDR dễ dàng
và chính xác hơn.
- VGA on-board với công nghệ xử lý đồ họa Intel Extreme Graphics thế hệ thứ 2 (IEG2) giao
diện AGP 8X. IEG2 có tốc độ nhân chip đồ họa 133,33 MHz, tốc độ bộ nhớ 133,33 MHz và
RAMDAC 350 MHz. Nó chia sẻ bộ nhớ hệ thống, có thể lấy tối đa 64 MB (nếu hệ thống có trên 128
MB RAM) và 32 MB (nếu hệ thống có 128 MB RAM trở xuống). Nhờ sử dụng công nghệ DVMT
(Dynamic Video Memory Technology – Công nghệ Bộ nhớ Video Động) phiên bản 2.0, IEG2 sẽ khai
thác hữu hiệu nhất bộ nhớ hệ thống mà mình đang mượn. Tùy theo nhu cầu thực tế của các ứng dụng
định hướng đồ họa mà DVMT quyết định “mượn” bao nhiêu bộ nhớ và sẽ lập tức nhả ra trả lại cho hệ
thống số bộ nhớ không cần tới nữa.
- D865G cung câp slot AGP 3.0 để chạy các card AGP rời chuẩn 8X hay 4X.
- Âm thanh on-board Analog Devices SoundMAX 4 Digital Audio System thế hệ mới với công
nghệ AudioESP (Audio Enumeration and Sensing Process) tự nhận ra loại jack cắm để cung cấp chế
độ âm thanh 6 kênh (5.1) hay 2 kênh tùy loại loa đang sử dụng. Nó hỗ trợ MẠNH âm thanh game, cho
âm thanh bắt kịp tốc độ các khung hình đồng thời xử lý âm thanh với nhiều hiệu ứng game. Công nghệ
âm thanh thuần khiết PureAudio 2.0 của hãng Andrea Electronics cải thiện chất lượng microphone
trong game hay các tác vụ xử lý tiếng nói thông qua việc lọc bỏ hữu hiệu các tiếng ồn của thiết bị
input. Nó có chức năng tạo âm thanh Surround 5.1 ảo trên cac máy chỉ có 2 loa stereo. Trình thuật sĩ
AudioWizard giúp bạn dễ dàng thiết đặt các thông số âm thanh, và giao diện điều khiển SoundMAX
ấn tượng, nhiều chức năng.
- Công nghệ làm mát chính xác Intel Precision Cooling Technology (IPCT) điều khiển quạt
quay nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ thực tế giúp hệ thống giải nhiệt tốt hơn, êm hơn và tiết kiệm
điện hơn mà không cần phải dùng tới các loại quạt đắt tiền.
- Hỗ trợ tốt các hệ điều hành Windows 98SE, ME, 2000 và XP.

19
- Ảnh : Cấu trúc chipset Intel 865G.

Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm BMC D865GBF với CPU Pentium 4 tốc độ 3.0 GHz bus 800, bộ nhớ
DDR400 KingMax 512 MB (2 thanh 256 MB), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V SerialATA-150 dung
lượng 120 GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte ATI Radeon 9800 Pro với 128 MB DDR bộ nhớ
video. Hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0a.

D865GBF D865GBF D875PBZ


(i865G) với(i865G) với(i875P) vói
Gigabyte ATIIEG on-boardMSI
Radeon 9800(64 MB share) GeForce4 MX
Pro 8X (128 440-8X (64
MB) MB)
Điểm 3DMark2001 17591 2944 7745
SE Pro
Điểm PCMark CPU 7279 7378 Không test
2002 Pro Memory 8851 7953 Không test
HDD 946 963 Không test
Benchmark CPU ALU (MIPS) 9255 9205 8925
về tác vụ tính toán, FPU 2587/5773 2585/5752 2586/5787
đo bằng SiSoft (MFLOPS)
Sandra Pro 2003

20
Benchmark CPU Integer (it/s) 13834 13820 13810
về multimedia, đo Floating 21930 21418 21869
bằng SiSoft Sandra (it/s)
Pro 2003

Băng thông bộ RAM Integer 4548 4460 4541


nhớ, đo bằng Buffered
SiSoft Sandra Pro iSEE2
2003 (MB/s)
RAM Float 4547 4480 4592
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file 9ph22gi 9ph36gi 12ph17 gi
DVD (vob) 232
MB thành MPEG-2
SVCD bằng DVDx
2.0
Neán möåt file zip 17,6 giây 17,2 giây 21,5 giây
140 MB bùçng
WinZip 8.1 SR1
Mở 1 file ảnh BMP 3,1 giây 3,1 giây 3 giây
110 MB bằng
Photoshop 7.01
Thử cổng USB 2.0 6 giây 5,7 giây 6 giây
: copy 1 file 160
MB từ HDD
Maxtor USB 2.0
sang ổ Seagate
Barracuda SATA
120 GB
Sử dụng IEG2 với driver cho Windows XP và màn hình ViewSonic G75f (17-inch), chúng tôi
có thể chỉnh display tối đa với độ phân giải 1280x1024 pixels, chế độ màu 32-bit, tần số tươi màn hình
75 Hertz. Ở độ phân giải 800x600, tần số tươi có thể chỉnh 60-120 Hertz. Benchmark bằng
3DMark2001 SE Pro, đạt 2944 điểm (so với 1906 điểm của IEG trong chipset i845G/GE), với chi tiết :

- Game Car Chase : 53,3 fps (khung hình/giây, chi tiết thấp và 23,8 fps (chi tiết cao).
- Game Dragothic : 58,0 fps (chi tiết thấp) và 23,5 fps (chi tiết cao)
- Game Lobby : 49,4 (chi tiết thấp) và 19,5 fps (chi riết cao)
- Game Nature : không chạy được.
- Tốc độ lấp đầy : 262,6 MTexels/s (Single-Texturing), và 488,7 MTexels/s (Multi-Texturing)
- Đếm hình đa giác mức độ cao : 6,6 triệu hình đa giác/giây (1 đèn) và 5,5 triệu hình đa
giác/giây (8 đèn)
Chúng tôi xem phim VCD bằng WinDVD Platinum, hình ảnh sáng rõ, chữ không bị răng cưa.
Nhận xét
Chạy không bốc và không có nhiều chức năng bằng BMC Gigabyte chipset i865G (GA-
8IG1000 Pro), nhưng BMC D865GBF bảo đảm cho người sử dụng sự ổn định, chạy đằm, tính tương
thích rộng truyền thống của các BMC Intel. Cho tới lúc này, CPU Pentium 4 bus 800 đã có 4 con, từ
2.4C tới 3.0C GHz. BMC Intel D865GBF trở thành là sự lựa chọn sáng giá cho những ai muốn lên đời
bus hệ thống 800 mà chưa có nhu cầu và khả năng tậu một card tăng tốc độ họa 8X. Ngoài kích thước
ATX của D865GBF, Intel còn có model D865GLC có kích thước nhỏ Micro-ATX, y chang các chức
năng, nhưng chỉ có 3 slot PCI (nên rẻ hơn).

21
Mainboard MSI chipset VIA bus 800
Mainboard MSI PT8 Neo này trông quả là “vui mắt” khi sử dụng khá nhiều màu cho các
socket, slot, đầu cắm,... Không chỉ thêm màu mè cho bắt mắt khách hàng, đây còn là chủ ý của nhà sản
xuất để giúp người dùng dễ dàng phân biệt các chân, các đầu cắm thiết bị.

22
Nhận diện mainboard MSI PT8 Neo:
Mainboard hỗ trợ CPU Pentium 4 Northwood Socket 478 và được sẵn sàng cho thế hệ CPU
mới Pentium 4 Extreme Edition/ Prescott. Bus hệ thống PBS 800/533/400 với các xung CPU
400/133/100. Có thể gắn CPU tới 3.2GHz và “hơn thế nữa”. Chipset VIA PT800 hỗ trợ công nghệ siêu
phân luồng HT.
Trên mainboard có:
- Hai socket bộ nhớ DDR DIMM co khe định vị giúp gắn RAM rất dễ dàng và chính xác. Nó
cho phép gắn tới 2GB DDR 266/333/400. Chipset này cho phép gắn DDR hai mặt, nhưng không hỗ trợ
mode Kênh đôi (Dual Channel).
- Hai đầu cắm IDE hỗ trợ các giao diện UltraATA/66/100/133.
- Hai đầu cắm SerialATA 150 hỗ trợ RAID-0/1
- Hai đầu cắm USB bổ sung được thiết kế trên các miếng braCket gắn phía sau thùng máy.
Mainboard này cung cấp tới 8 cổng UDB 2.0
- Phía sau thùng máy có cổng mouse/keyboard P/S2, Prallel, COM A, ba lổ cắm âm thanh,
cổng âm thanh số SPDIF-Out, LAN và 4 cổng USB 2.0.

- Tích hợp Sound Blaster Hardware/Direct Sound AC97 chip Realtek 655 xuất ra 6 kênh (5.1).
- 5 slot PCI và 1 slot AGP 8X.
Mainboard này hỗ trợ mạnh chức năng overclock. Có thể hiệu chỉnh dễ dàng trong CMOS. Nó
cũng được xuất xưởng với cấu hình mặc định là tối ưu hóa, xung CPU là 200x12. Nhưng nó không tự
động nhận diện được tốc độ của CPU thực tế đang gắn mà buộc bạn phải chỉnh lại trong CMOS, thí dụ
như CPU 3.0GHz bus 800 phải được cấu hình là 200x15.
Mainboard MSI PT8 Neo có các chức năng và công nghệ độc quyền của MSI như:

23
- MSI CoreCell Chip: chẩn đoán tình trạng thực tế của hệ thống, chip mới này sẽ điều khiển
mainboard luôn ở trong trình trạng thích nghi nhất, giúp giảm ồn, tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện.
- BuzzFree: chẩn đóan tình trạng và nhiệt độ của hệ thống hiện hhành, kiểm sóat quạt CPU,
giúp giảm khỏang 50% tiếng ồn.
- LifePro: kéo dài tuổi thọ cho mainboard, CPU và quạt CPU.
- PowerPro: giúp tiết kiệm khỏang 65% mức tiêu thụ điện, bảo đảm cho mainboard họat động
ổn định.
- Speedster: với ba ưu thế là thiết kế overclock tiên tiến, khả năng overclock siêu đẳng, và
phương pháp overclock tối ưu.
Khi sử dụng ổ đĩa SerialATA với cấu hình RAID, trình setup Windows XP, ngay cả bản SP1, cũng
không nhận ra được nó để cấp driver. Bạn phải tự nạp driver của VIA SATA RAID trên đĩa mềm cung
cấp theo maiboard. Khi trình setup Windows mới bắt đầu, bạn phải chuẩn bị sẵn để có thể nhấn F6 kịp
thời khi xuất hiện dòng thông báo bên dưới màn hình yêu cầu nạp driver cho SATA RAID. Khi xuất
hiện màn hình đưa ra 2 tùy chọn dùng hoặc không dùng thiết bị đặc biệt này cho Windows XP, bạn
phải chọn nhấn phím S. Nạp đĩa mềm driver VIA SATA vào. Nhấn Enter. Chọn trên hộp thọai mục
“VIA SerialATA RAID Controller (Windows XP)”. (Cũng có hai tùy chọn cho Windows 2000 và
Windows NT4.) Nhấn Enter. Sau khi trở lại màn hình setup Windows, nhấn F3 để Exit (thóat ra). Vẫn
để nguyên đĩa mềm driver SATA trong ổ vì lát nữa trình setup Windows XP sẽ cần tới nó trong quá
trình copy các file để cài đặt. Nếu bạn lỡ lấy đĩa ra, nó sẽ yêu cầu bạn nạp lại. Mãi tới bây giờ thì quá
trình cài đặt Windows XP SP1 mới diễn ra bình thường.
Thử nghiệm:
Chúng tôi thử nghiệm MSI PT8 Neo với CPU Pentium 4 3.0GHz bus 800, hai thanh bộ nhớ
KingMax DDR400 (256MBx2), ổ đĩa cứng Seagate SATA 120GB, card tăng tốc đồ họa Gigabyte
RADEON 9200 64MB 8X, hệ điều hành Windows XP SP1 với DirectX 9b.
* Benchmark khả năng hoạt động của hệ thống bằng PCMark 2002 Pro: CPU 7390 điểm, bộ
nhớ 6971 điểm, HDD 1006 điểm.
* Benchmark khả năng hoạt động của hệ thống bằng PCMark 04 Pro: 4166 điểm (CPU 4599,
bộ nhớ 3634, đồ họa 1053, HDD 4289)
* Benchmark khả năng đồ họa bằng 3DMark2001 SE Pro: 7591 điểm 3D marks (chạy được tất
cả 4 game test).
* Benchmark khả năng đồ họa bằng 3DMark03 Pro: 1168 điểm 3D marks (chạy được 3/4 game
test, không chạy được game Mother Nature).
* Dùng WinZip 8.1SR1 nén một file 140MB mất 20gi97
* Dùng Photoshop 7.01 mở file ảnh BMP 110MB mất: 3gi15
* Dùng DVDx 2.2 convert một file DVD Vob 232MB thành file SVCD mất: 7ph33gi
* Chép một file 160MB từ ổ cứng USB 2.0 vào ổ cứng trong máy mất 5gi68.
24
* Từ lúc mở công tắc cho tới khi xuất hiện màn hình khởi động Windows XP SP1 mất: 19gi33
Nhận xét:
MSI PT8 Neo là một trong số ít những mainboard Pentium 4 chipset VIA gây được cảm tình
nơi người sử dụng. Có lẽ do MSI đã chăm chút cho dòng mainboard này cũng chu đáo như với các sản
phẩm gắn chipset khác. Các tài liệu hướng dẫn, phụ kiện đi kèm khá phong phú. Giá của MSI PT8 Neo
cũng khá ấn tượng: chỉ 76USD.

25
Hai mainboard chipset i915P và i915G của MSI

Mainboard i915G Combo

Mainboard i915P Combo


Đây là dòng mainboard Combo vì tích hợp đủ thứ của hãng MSI. Mainboard MSI 915P
Combo- FR (chipset Intel 915P Express) và 915G Combo-FR (Intel 915G Express).
Cả hai chạy CPU Prescott LGA775 bus 533/800. Hỗ trợ hai loại DDR400 và DDR2-533 (mỗi
loại 2 slot, nhưng chỉ được phép chạy một loại).

26
Mainboard MSI i915P/G xài được 2 loại DDR (slot màu xanh) và DDR2 (màu cam).
Đã được Intel chứng nhận test thành công ICH6/6R. Mainboard hỗ trợ PCI-Express với 1 slot
x16 (để gắn card tăng tốc đồ họa) và 2 slot x1. Âm thanh tích hợp thế hệ mới Intel High Definition
Audio cho ra âm thanh 7.1 và có khả năng tách luồng âm thanh cho hai ứng dụng chạy đồng thời.
Riêng mainboard 915G tích hợp chip đồ họa Intel thế hệ mới GMA900 (Graphics Media Accelerator
900). SATA RAID 0, 1 hay 1.5 hỗ trợ công nghệ Intel Matrix Storage Technology. Có 2 kênh IDE
RAID ATA 133 với mode RAID 0,1, 0+1. Cung cấp 8 cổng USB 2.0 (có 4 cổng có sẵn phía sau). Có
sẵn cổng LAN 100/1000. Phía sau có 7 ngõ âm thanh, trong đó có hai ngõ digital cáp đồng trục và cáp
quang.

Hai mainboard 915 này được trang bị nhiều công nghệ riêng của MSI: D.O.T. (công nghệ
overclock động kết hợp với chip MSI CoreCell cho phép kích xung ngay từ trong Windows, tối ưu hóa
không đồng bộ bus hệ thống FSB của CPU); BuzzFree (giảm nóng và ồn); LifePro (giúp kéo dài tuổi
thọ các linh kiện); PowerPro (tiết kiệm điện thông minh); Speedster (tăng tốc hệ thống); V Power (tự
động bù điện áp voltage); Dual-Net (sẵn sàng cho kết nối không dây WirelessLAN và Bluetooth).

27
Đặc biệt, mainboard có thêm hệ thống tản nhiệt Active MOS với chíp xử lý nằm dưới các thanh
tản nhiệt (heatsink) bằng nhôm giúp giảm nhiệt độ để kéo dài tuổi thọ các linh kiện và tăng thêm sự ổn
định khi overclock.

Soket 775 và hệ thống tản nhiệt Active MOS.

28
MSI cung cấp cho người dùng một khuôn lắp đặt CPU bằng nhựa CPU Clip để thao tác thuận
lợi và chính xác hơn.

Thử nghiệm:
- Hai hệ thống MSI 915P và 915G gắn CPU Prescott LGA 775 bus 800 tốc độ 3,2GHz, bộ nhớ
512MB DDR400 Kingston chạy mode Single Channel, card tăng tốc đồ họa MSI PCI-Express
NVIDIA GeForce PCX5750 128MB. Windows XP Pro SP1 với Directx 9.0b.
- Hệ thống đối chứng dùng mainboard Intel D925XBC chipset i925x, CPU Prescott LGA 775
bus 800 tốc độ 3,6GHz, bộ nhớ 512MB DDR2-533 Samsung chạy mode Dual Channel (256x2), card
tăng tốc đồ họa NVIDIA PCI-Express GeForce PCX5750 128MB. Windows XP Pro SP1 với Directx
9.0b.

29
MSI i915P MSI i915G Intel i925x
3,2GHz 3,2GHz Prescott 3,6GHz
Prescott LGA775(512MB Prescott
LGA775 DDR400 Single) LGA775
(512MB (512MB
DDR400 DDR2-533
Single) Dual)
Điểm 3DMark03 Pro 2994 2995 3060
Build 340

Test CPU Điểm CPU 701 701 809


Test CPU 1 82,8 82,7 96,1
(fps, khung
hình giây)
Test CPU 2 11,7 11,7 13,4
(fps, khung
hình giây)
Điểm PCMark 04 Pro 4439 4423 5071
CPU 4825 4817 5519
Bộ nhớ 3842 3845 5386
Đồ họa 2542 2546 2562
HDD 3939 3899 3918
Benchmark CPU về ALU (MIPS) 9304 9295 10527
tác vụ tính toán, đo
bằng SiSoft Sandra Pro
FPU 3682/6681 3658/6713 4319/7483
2004 SP2
(MFLOPS)

Benchmark CPU về Integer (it/s) 22602 22603 25574


multimedia, đo bằng
SiSoft Sandra Pro Floating (it/s) 30081 30016 34182
2004 SP2

Băng thông bộ nhớ, đo RAM Integer 2932 2931 4768


bằng SiSoft Sandra Pro Buffered iSEE2
2004 SP2 (MB/s)
RAM Float 2930 2932 4761
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file DVD 7ph06gi 7ph01gi 6ph13gi
(vob) 232 MB thành
MPEG-2 SVCD bằng
DVDx 2.2
Nén một file zip 140 20,25gi 19,37gi 17,50gi
MB bằng WinZip 8.1
SR1 (trong ngoặc là
WinZip 9)
Thời gian khởi động từ 14,95gi 15,18gi 17,50gi
khi nhấn nút Power tới
lúc xuất hiện logo
30
Windows XP
Nhận xét:
Mainboard của MSI làm đủ lớp, cứng cáp nên gắn bộ CPU và quạt dễ dàng. Tuy nhiên, việc
gắn quạt CPU phải rất cẩn trọng nếu không muốn gây tổn hại cho số tụ điện lớn nằm quá sát khu vực
CPU. Chúng tôi đã phải đánh vật 2 ngày, thay 3 mainboard, 2 CPU, 2 card PCI-Express, nhiều thanh
DDR để rồi phát hiện hai mainboard MSI này không khởi động được với bộ nguồn 350W (phải từ
400W trở lên) và bộ nhớ DDR400 của Kingmax. Khi chạy được rồi, cả hai mainboard đều chạy ổn
định, khá bốc.
Mainboard MSI 915G Combo-FR giá 120USD. MSI 915P Combo-FR mới có hàng mẫu.

Những thông số kỹ thuật cơ bản của sản phẩm MSI 915P Combo

31
CPU
• Supports Intel® Pentium 4 Prescott LGA775 processors in LGA775 package.
• Supports up to Pentium 4 3XX, 5XX & 7XX sequence processor or higher speed.
• Supports Intel Hyper-Threading Technology.
The Installation of LGA 775 CPU with MSI CPU Clip & CPU Cooler

Chipset
• Intel® 915P Chipset
- Supports FSB 800MHz.
- Supports PCI Express x16 interface.
- Supports DDR2 400/533 memory interface.
• Intel® ICH6 Chipset
- Hi-Speed USB (USB2.0) controller, 480Mb/sec, up to 8 ports.
- 4 Serial ATA ports with transfer rate up to 1.5Gb/s.
- 1 channel Ultra ATA 100 bus Master IDE controller.
- PCI Master v2.3, I/O APIC.
- ACPI 2.0 Compliant.

Main Memory
• Supports two DDR1 SDRAM & two DDR2 SDRAM memory modules.
• Supports up to 2GB memory size.
• Supports Dual channel DDR1 & DDR2 memory architecture.
• Supports DDR2 533/400MHz and up.

Slots
• One PCI Express x16 slot (supports PCI Express Bus specification v1.0a compliant).
• Two PCI Express x1 slots (supports PCI Express Bus specification v1.0a compliant).
• Three 32-bit v2.3 Master PCI bus slots (support 3.3v/5v PCI bus interface).

On-Board IDE / SATA


• Dual Ultra DMA 66/100 IDE controllers integrated in ICH6.
- Supports PIO, Bus Master operation modes.
- Can connect up to two Ultra ATA drives.
• Serial ATA/150 controller integrated in ICH6.
- Up to 150MB/sec transfer speeds.
- Can connect up to four Serial ATA devices.

IDE RAID
• VIA6410 IDE RAID Controller
- Two Ultra DMA 66/100/133 IDE Controllers.
- Supports RAID 0, 1 and 0+1.
- Connect up to 4 Ultra ATA 133 devices.

Audio
• Azalia link controller integrated in Intel® ICH6 chipset.
• 8-channel audio codec CMedia CMI9880L.
- Compliant with Azalia 1.0 Spec.
- Supports Multi-Streaming function. 32
MSI 915G Combo

33
CPU
• Supports Intel® Pentium 4 Prescott LGA775 processors in LGA775 package.
• Supports up to Pentium 4 3XX, 5XX & 7XX sequence processor or higher speed.
• Supports Intel Hyper-Threading Technology.
The Installation of LGA 775 CPU with MSI CPU Clip & CPU Cooler

Chipset
• Intel® 915G Chipset
- Supports FSB 800MHz.
- Supports PCI Express x16 interface.
- Supports DDR2 400/533 memory interface.
- Integrated Intel GMA 900 graphics controller.
• Intel® ICH6 Chipset
- Hi-Speed USB (USB2.0) controller, 480Mb/sec, up to 8 ports.
- 4 Serial ATA ports with transfer rate up to 1.5Gb/s.
- 1 channel Ultra ATA 100 bus Master IDE controller.
- PCI Master v2.3, I/O APIC.
- ACPI 2.0 Compliant.

Main Memory
• Supports two DDR1 SDRAM & two DDR2 SDRAM memory modules.
• Supports up to 2GB memory size.
• Supports Dual channel DDR1 & DDR2 memory architecture.
• Supports DDR2 533/400MHz and up.

Slots
• One PCI Express x16 slot (supports PCI Express Bus specification v1.0a compliant).
• Two PCI Express x1 slots (supports PCI Express Bus specification v1.0a compliant).
• Three 32-bit v2.3 Master PCI bus slots (support 3.3v/5v PCI bus interface).

On-Board IDE / SATA


• Dual Ultra DMA 66/100 IDE controllers integrated in ICH6.
- Supports PIO, Bus Master operation modes.
- Can connect up to two Ultra ATA drives.
• Serial ATA/150 controller integrated in ICH6.
- Up to 150MB/sec transfer speeds.
- Can connect up to four Serial ATA devices.

IDE RAID
• VIA6410 IDE RAID Controller
- Two Ultra DMA 66/100/133 IDE Controllers.
- Supports RAID 0, 1 and 0+1.
- Connect up to 4 Ultra ATA 133 devices.

Audio
• Azalia link controller integrated in Intel® ICH6 chipset.
• 8-channel audio codec CMedia CMI9880L.
- Compliant with Azalia 1.0 Spec. 34
SINXP1394, bo mạch chủ chipset SiS “ngầu” nhất của Gigabyte

Lâu nay, nhiều người quen nếp nghĩ rằng các bo mạch chủ (BMC, mainboard) dùng chipset
“không phải Intel” như SiS hay VIA đều thuộc loại bình dân, ít được chăm chút. Thú thật, tôi cũng
chẳng ngoại lệ. Vì thế, ngay khi mới ngó thấy cái hộp đựng BMC SINXP1394 Limited Edition của
Gigabyte, tôi đã bị “khớp”. Nói gọn là cực kỳ sang trọng, thuộc hàng “high-end”. Chiếc hộp được thiết
kế như một cuốn sách cầm phải nặng tay. Bên trong, ngoài BMC và nhiều sách hướng dẫn, sơ đồ lắp
ráp, nó kèm lủ khủ phụ kiện: các cáp SerialATA, IDE, các thanh bracket (thanh đỡ gắn các cổng I/O
gắn phía sau thùng máy), và đặc biệt là chiếc card VRM (Voltage Regulator Module), bộ phận điều
hòa điện áp cho hệ thống độc quyền của Gigabyte gọi là DPS (Dual Power System – hệ thống nguồn
đôi). Chiếc quạt của VRM rất “thời trang” với đèn neon xanh.
Nhận diện BMC SINXP1394

35
Bo mạch chủ (BMC) Gigabyte P4 Titan SINXP1394 (tên ban đầu là GA-8SQ800 Ultra2) được
thiết kế dựa trên bộ chipset SiS 655 + SiS 963, hỗ trợ bus hệ thống FSB 533/400MHz Quad Pumped
Bus, công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading Technology –HT (với B0 stepping North Bridge), bộ
nhớ DDR400 (PC3200) / DDR333 (PC2700) / DDR266 (PC2100), AGP 8X. Nó chạy được các CPU
Pentium 4 bus 533/400 tới trên 3.0GHz.
BMC này lấy bộ nhớ làm động lực chính để thúc đẩy cả hệ thống. Mặc dù chỉ hỗ trợ bus hệ
thống tối đa là 533MHz (đạt băng thông 4,2GB/s), nhưng SiS655 (chipset DDR Dual Channel đầu tiên
của SiS) này lại hỗ trợ DDR400 với chế độ Kênh đôi (Dual Channel), mở băng thông bộ nhớ lên tới
6,4GB/s. Với 4 slot DIMM, nó cho phép bạn gắn tối đa tới 4GB DDR. Chưa phải hết à nghen.
Gigabyte đã test và chứng thực BMC này chạy được cả DDR434 và DDR466 (test với DDR của
Corsiar và TwinMOS).
Gigabyte tích hợp lên bo mạch chủ này hàng loạt chức năng “độc” (độc đáo và độc quyền) của
mình. Đó là chức năng “6-Dual Miracle” (điều kỳ diệu 6 đôi), bồm:
- Dual Logical Processors (bộ vi xử lý luận lý đôi, tức công nghệ HT)
- Dual Channel DDR400 (bộ nhớ DDR kênh đôi)
- Dual RAID (kỹ thuật sắp xếp các ổ đĩa độc lập đôi)
- DualBIOS (BIOS đôi)
- Dual Power System (DPS, hệ thống điện đôi)
- Dual Cooling (giải nhiệt đôi: quạt chipset và quạt VRM)
Gigabyte cung cấp cho BMC này công nghệ DPS đã được cấp bằng sáng chế. Thông qua card
VRM, hệ thống DPS cung cấp một thiết kế mạch điện tới 6-phase, tăng thêm tính ổn định và an toàn
cho hệ thống cao tốc.

36
Card DSP
BMC này được bảo vệ rất kỹ. Chức năng giám sát phần cứng (Hardware Monitor) của nó gồm:
- Tự động phát hiện tình trạng “sức khỏe” của hệ thống và báo cáo qua BIOS.
- Dò tìm tình trạng phần cứng và báo cáo về tình trạng mở thùng máy, điện áp nguồn, điện thế
CPU, tốc độ các quạt.

Bracket đưa các cổng SATA ra bên ngoài.


Không chỉ hỗ trợ giao diện SerialATA, BMC còn cung cấp chức năng ATA-133 RAID (0,1,
0+1), nhằm tối ưu hóa tốc độ xử lý và truyền tải của các thiết bị lưu trữ (cụ thể là ổ đĩa cứng). Riêng
giao diện SerialATA, Gigabyte kèm theo cho bạn một bracket đưa các cổng SerialATA ra bên ngoài,
tiện lợi cho các thiết bị ngoại vi. Ngoài ra, BMC này có thiết kế đầu cắm IDE hợp lý, ngay bên cạnh
các slot DDR, tránh cho bạn tình trạng phải kéo quá căng các cáp dữ liệu.
Chipset SiS 655 cung cấp 6 cổng USB 2.0, BMC này chỉ có 2 cổng gắn sẵn ổ phía sau kèm 4
cổng bổ sung qua cáp. Xin ghi nhận sự hợp lý của thiết kế khi các chân cắm cáp USB được đặt ở gần
mép dưới của BMC, tránh vướng víu. Nhưng đổi lại, việc đưa các chân cắm Front Panel xuống sát
mép dưới khiến việc gắn các cáp điện và đèn LED khá là chật chội, khó khăn.
BMC có 5 slot PCI sẵn sàng cho việc mở rộng các thiết bị ngoai vi theo yêu cầu. Slot AGP
version 3.0 hỗ trợ card AGP 8X/4X. Nó được trang bị chip Intel 82540EM Gigabit LAN để tối ưu hóa
tốc độ làm việc trên mạng.
Âm thanh AC'97 tích hợp sẵn với chip điều khiển Realtek có chức năng xuất âm thanh 6 kênh
(5.1) và chức năng S/PDIF In/Out, kèm thanh bracket xuất âm thanh digital qua ngõ cáp quang optical.
Nó có 3 chân cắm FireWire IEEE 1394 cung cấp 3 cổng FireWire ra ngoài (có 1 mini-port)
bằng card bổ sung (daughter card) S1394.
Cũng như với các sản phẩm BMC và card AGP Gigabyte thế hệ mới khác, BMC này có kèm
theo công cụ phần mềm EasyTune 4 cho phép bạn “đôn dên” điện thế (voltage) và xung (clock) của bộ
nhớ, FSB, AGP & PCI ngay từ màn hình desktop trong Windows mà chẳng phải mất công mở thùng
máy cắm các jumper hay quành ra chỉnh trong BIOS.

37
Các socket DIMM và slot AGP 8X đều có chức năng chống cháy.
BMC này được trang bị chức năng chống cháy Anti-Burn nhằm giúp người dùng tránh sai sót
khi gắn lên BMC các thiết bị “dễ nẹt lửa”. Các socket DDR DIMM có khe định vị để bạn có thể gắn
các thanh DDR nhanh chóng, dễ dàng và chính xác. Slot AGP độc đáo với chốt ngàm vừa giữ chặt
card AGP, vừa tránh gắn nhầm card AGP 2X.
Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm hai BMC Gigabyte SINXP1394 với CPU Pentium 4 tốc độ 3.0GHz bus
800 mở công nghệ siêu phân luồng HT, bộ nhớ DDR400 KingMax 512MB (hai thanh 256MB chạy ở
mode Dual Channel), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V SerialATA 120GB. Hệ điều hành Windows XP
Pro SP1 và DirectX 9.0b. Card AGP 8X Gigabyte ATI RADEON 9200 64MB.
Do những giới hạn nhất định của chipset SiS, việc cài đặt hệ điều hành, đặc biệt là Windows
XP, sẽ khá là nhiêu khê nếu bạn sử dụng thiết bị lưu trữ SerialATA hay RAID (ATA133 va SATA). Chủ
yếu do mainboard phải xài các chip điều khiển thiết bị này từ hàng thứ ba, chứ không tích hợp sẵn
trong chipset. Nếu vẫn để bình thường, việc cài đặt Windows XP sẽ bị “nửa chứng đứt bóng” khi trình
cài đặt dò tìm tới phần thiết bị lưu trữ. Để cài đặt suôn sẻ, trước hết bạn phải tạo 2 đĩa mềm cài đặt
driver cho Silicon Image SiI 3x12 SATALink Controller (cho ổ đĩa SATA) và ITE RAIDExpress 133
Card (cho ổ ATA 133 RAID). Chẳng hiểu sao Giagabyte lại quên cung cấp sẵn các đĩa mềm này, mà để
tất cả chúng trên CD-ROM Driver. Điều nghiệt ngã là trình cài đặt Windows lại chỉ chấp nhận cài cac
driver này từ đĩa mềm. Với đĩa SATA, bạn copy các file trong thư mục OTHER\SII\SI 3112\SI3112\.
(thư mục SI 3112R nều gắn ổ SATA ở chế độ SATARAID). Còn với ổ đĩa ATA 133 RAID, bạn copy
các file và thư mục con từ file ITE_RAID\DRIVERS\ (bỏ file nt.rtf và các file *.doc). Sau khi trình cài
đặt Windows khởi động lại và dò tìm cấu hình phần cứng, thấy xuất hiện dòng thông báo “Press F6 if
you need to install third party SCSI or RAID driver” bên dưới màn hình, bạn nhấn F6 để vào trình cài
driver. Trên màn hình yêu cầu thiết đặt thiết bị mình muốn cài đặt, bạn nhấn phím S. Nạp đĩa mềm
chứa driver RAID vào và nhấn Enter rồi chọn dòng RAIDExpress 133 ATA RAID Controller
(Windows 2000/XP) hay SATARaid Installation Utility for PCI-3112/3114/ Controller. Bạn phải làm
như vậy hai lần (tức chọn phím S hai lần) cho tới khi xuất hiện màn hình báo đã nạp xong driver cho
Windows XP và yêu cầu bạn nhấn Enter để sử dụng driver đã nạp vào Windows.
Gigabyte
SINXP1394
(SiS 655)

Điểm 3DMark2001 SE Pro 6346

Điểm PCMark 2002 Pro CPU 5322


Memory 6715
HDD 444
Benchmark CPU về tác vụ tính toán, đo ALU (MIPS) 6559
bằng SiSoft Sandra Pro 2003 FPU (MFLOPS) 1848/4090
38
Benchmark CPU về multimedia, đo bằng Integer (it/s) 9892
SiSoft Sandra Pro 2003 Floating (it/s) 15081

Băng thông bộ nhớ, đo bằng SiSoft Sandra RAM Integer Buffered 3323
Pro 2003 iSEE2 (MB/s)
RAM Float Buffered 3325
iSEE2 (MB/s)
Chúng tôi cũng benchmard mainboard Gigabyte SINXP1394 bằng hai công cụ mới nhất:
- 3DMark03 Pro build 340: 964 điểm.
- PCMark04 Pro: 3.093 điểm (CPU 3321, Bộ nhớ 3321, Đồ họa 958, HDD 2056).
Nhận xét
Gigabyte SINXP1394 là một BMC cho CPU Pentium 4 chipset SiS rất phong phú về chức
năng, công nghệ tiên tiến. Sau khi cài đặt được rồi, nó chạy tương đối nhanh và ổn định. Đây là chipset
không phải Intel đầu tiên mà chúng tôi chạy thử có hỗ trợ siêu phân luồng HT thật sự. Với CPU có
chức năng HT và mở (enable) chức năng này ở BIOS, bạn có thể kiểm chứng trong Windows XP bằng
cách vào Control Panel/System/Device Manager và sẽ thấy hiển thị trong mục Processors tới hai con
CPU. Nhiều chuyên gia test phần cứng trên thế giới đã cho BMC này điểm toàn năng từ 9/10 trở lên.
Và cuối cùng, với cái giá bán lẻ (tại Công ty Viễn Sơn TPHCM) chỉ 75USD, mainboard Gigabyte
SINXP1394 có sức cạnh tranh mạnh về cái khoản rất “tế nhị” này. Nói cho công bằng, trị giá các món
mà Gigabyte kèm theo BMC này có thể chiếm tới phân nửa giá bán rồi.

Mainboard BIOSTAR i865PE “đủ món ăn chơi”

39
Điều đầu tiên mà mainboard Biostar 865PE (model P4TSE Pro) gây được cảm tình cho chúng
tôi là việc cài Windows XP Professional SP1 trơn tru, kể cả việc bung file hình ảnh bằng Ghost 7.5
cũng không gặp sự cố nào. Nó cũng chạy tốt thế hệ CPU Pentium 4 mới là Prescott, mà chúng tôi thử
cả hai con 2.8 và 3.2GHz. Sở dĩ phải nói như vậy vì trong thời gian gần đây, chúng tôi đã không ít
phen “mồ hôi mẹ cõng mồ hôi con” khi thử nghiệm những mainboard được tích hợp quá nhiều chức
năng và chạy CPU Prescott. Chúng đòi hỏi người lắp đặt phải có một mớ vốn lận lưng kha khá để lo
chuyện cấu hình, cài thêm driver ngay từ khi đang setup Windows XP.

Nhận diện 865PE P4TSE Pro:


Mainboard BIOSTAR này có một điểm đáng chú ý là tuy cũng xài chipset i865PE như các
hãng khác, nhưng nó tích hợp việc quản lý và điều khiển các công nghệ chính (như WirelessLAN,
IEEE 1394,...) ngay từ trong BIOS. Việc điều chình tốc độ RAM và CPU, cũng như đặt hệ số nhân
Ratio có thể làm dễ dàng ngay trong BIOS. Khi cần sử dụng chức năng nào, bạn chỉ việc vào BIOS mở
(enable) nó, và không cần nữa thì tạm tắt đi (disable) để khỏi bị tranh chấp tài nguyên.
Biostar P4TSE Pro hỗ trợ bus hệ thống FSB 800/533/400, công nghệ siêu phân luồng HT, hỗ
trợ CPU Pentium 4 Northwood và Prescott (không chạy được dòng Willamette 256KB L2 Cache),
DDR400 Single Channel (băng thông 3,2GB/s) hay Dual Channel (6,4GB/s) có thể gắn tới 4GB (chạy
được DDR333), AGP 8X (tương thích lùi 4X), 5 slot PCI, 1 slot CNR, LAN (10/100Mbps Ethernet
LAN) có khả năng Half/Full duplex, hỗ trợ hai cổng IEEE 1394a (tốc độ truyền dữ liệu 400Mbps) với
một có sẵn ở phía sau, Audio on-board 5.1, SerialATA 150 RAID 0, USB 2.0 với 8 cổng (4 có sẵn ở
phía mainboard, và 4 gắn cáp ở mặt trước case).

40
Chức năng Wireless LAN của Biostar P4TSE Pro được cung cấp qua một card Wireless LAN
IEEE 802.11b (tốc độ 11Mbps) nhỏ xíu gắn vào slot WLAN Module nhỏ nằm cạnh CNR, có ăngten
phía ngoài.

Mainboard sử dụng bộ jack cắm Audio thông minh với 3 lỗ cung cấp hai chức năng: Line-
In/Rear Speaker, Speaker Out, và Mic-In/Center & Bass Speaker, cho phép xuất thẳng âm thanh ra hệ
thống 6 loa. Ngoài ra, nó còn có một thanh bracket cung cấp cổng âm thanh số cáp quang SPDIF Out
và RCA.

Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm Biostar P4TSEP-A01 với CPU Pentium 4 Prescott (bộ nhớ đệm L2
Cache 1MB) tốc độ 3.2 và 2.8GHz bus 800, bộ nhớ DDR400 512MB (2 thanh 256MB) mode kênh
đôi, ổ đĩa cứng Seagate Barracuda Serial-ATA 120GB, card AGP XFX GeForce FX5600 256MB.
Hệ thống đối chứng Biostar P4TSEF-A01 (i865PE) với CPU Pentium 4 Northwood (bộ nhớ
đệm L2 Cache 512KB) tốc độ 3.0GHz bus 800, bộ nhớ DDR400 512MB (2 thanh 256MB) mode kênh
đôi, ổ đĩa cứng Seagate Barracuda Serial-ATA 120GB, card AGP Gigabyte ATI RADEON 9200-8X 64
MB DDR.
Các hệ thống đều chạy hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0b.
BIOSTAR BIOSTAR P4TSEBiostar P4TSEF-A01
P4TSE Pro Prescott 3.2GHz Northwood 3.0GHz
Pro Prescott
2.8GHz
Benchmark bằng SiSoft Benchmark ALU 8221ALU 9432 MIPS,ALU 9105 MIPS,
Sandra Pro 2003.3.9.45 CPU về tác vụMIPS, FPUFPU FPU
tính toán 2291/4822 2621/5506MFLOPS 2472/5612MFLOPS
MFLOPS

Benchmark Interger 13902 it/s,


CPU về Floating 22106 it/s
multimedia
Băng thông RAM IntegerRAM Integer BufferedRAM Integer Buffered
bộ nhớ Buffered iSEE2iSEE2 : 4922MB/s,iSEE2 : 4408MB/s,
: 4865MB/s,RAM Float BufferedRAM Float Buffered
RAM FloatiSEE2 : 4924MB/s iSEE2 : 4383MB/s
Buffered iSEE2
: 4864MB/s
Điểm 3DMark 2001 SE 9879 10199 7594
Pro
Game Car Chase (fps, chi tiết thấp 141,8 140,9

41
khung hình/giây)
chi tiết cao 62,3 68,0
Game Dragothic (fps, chi tiết thấp 140,3 143,6
khung hình/giây)
chi tiết cao 81,8 84,0
Game Lobby (fps, khung chi tiết thấp 156,4 161,2
hình/giây)
chi tiết cao 83,2 87,6
Game Nature (fps, khung 47,5 47,5
hình/giây)
Tốc độ lấp đầy Single- 755,2 755,3
(MTexels/s) Texturing
Multi- 1075,4 1077,1
Texturing
Đếm hình đa giác mức 1 đèn 45,0 46,3
độ cao (triệu hình đa
giác/giây)
8 đèn 7,1 7,2
Điểm PCMark 2002 Pro CPU 5900 6764 7442
(điểm) Bộ nhớ 10153 10538 8179
HDD 971 974 900
Convert một file DVD 9ph57gi 8ph35gi 8ph25gi
(vob) 232MB thành
MPEG-2 SVCD bằng
DVDx 2.2

Nén một file zip 140MB 17,14 giây 15,75 giây 17,1 giây
bằng WinZip 8.1 SR1
Thời gian khởi động từ 20,45 giây 22,43 giây.
khi nhấn nút Power tới
lúc xuất hiện logo
Windows XP
Chúng tôi cũng tiến hành đo bằng phần mềm 3DMark 2003 Pro build 340.
BIOSTAR BIOSTAR
865PE CPU865PE CPU
2.8E 3.2E
Điểm 3DMark 2003 Pro 2509 2557
Game 1 : Wings of Fury 113,5 116,3
(fps, khung hình giây)
Game 2 : Battle of 16,2 16,9
Proxycon (fps, khung hình
giây)
Game 3 : Troll's Lair (fps, 13,8 13,7
khung hình giây)
Game 4 : Mother Nature 11,3 11,3
(fps, khung hình giây)
Test CPU Điểm CPU 700 765
Test CPU 1 (fps, khung hình giây) 79,5 87,6
Test CPU 2 (fps, khung hình giây) 12,2 13,2
Test các chức năng Tốc độ lấp đầy Single-Texturing (MTexels/s) 698,1 698,1
Tốc độ lấp đầy Multi-Texturing (MTexels/s) 1011,8 1012,0
42
Đổ bóng đỉnh Vertex Shader (fps) 7,6 7,6
Đổ bóng điểm ảnh Pixel Shader (fps) 14,7 14,7
Kết quả test bằng phần mềm PCMark04:
Điểm PCMark 04 Pro CPU 2.8E GHz CPU 3.2E GHz
4164 4697
CPU 4301 4406
Memory 4826 5031
HDD 1962 1971
Graphics 3814 3827

Để test chức năng Wireless LAN của Biostar 865PE Pro, chúng tôi sử dụng một máy tính xách
tay, dùng CardBus MSI IEEE 802.1g đặt trên lầu. Máy này có kết nối với modem + router ADSL.
Chọn mode của Wireless là Software AP (giả lập một access point). Tốc độ tín hiệu truyền đi đạt
54Mbps. Máy desktop gắn mainboard Biostar 865PE Pro đặt ờ tầng trệt. Kết nối với Internet qua AP
trên lầu bằng sóng vô tuyến dễ dàng, tốc độ báo 11Mbps.

Nhận xét
Mainboard Biostar P4TSE Pro chạy ổn. BIOS được tích hợp sẵn nhiều chức năng, có giao diện
thân thiện, dễ xài. Khung gắn quạt CPU được thiết kế rất chắc chắn với đế bằng kim loại, khỏi lo tuột
ngàm. Hai đầu cắm điện nguồn được đưa lên cạnh nhau tập trung tại khu vực vốn gắn đầu cắm nguồn
4 chân.

Chỉ tiếc là các chân cắm công tắc và đèn LED Front Panel tuy đã được đưa xuống tận mép
dưới mainboard giúp dễ gắn, nhưng lại có thiết kế quay chiều ra ngoài và khó phân biệt các cặp chân.
Mainboard Biostar P4TSE Pro có đầy đủ các chức năng của một mainboard “thời thượng” vừa
“đủ món ăn chơi”, vừa hỗ trợ các công nghệ và CPU mới nhất của Intel. Giá 148USD, có cả card
Wireless LAN.

43
Mainboard MSI Neo 2-P 865PE

44
Neo2-P là một model mainboard Pentium 4 mới của MSI sử dụng chipset Intel 865PE và hỗ trợ
dòng CPU Pentium 4 Prescott (ghi rõ trên hộp Prescott Ready!. Bao bì của mainboard được thiết kế tỉ
mỉ và ấn tượng, có cả quai xách.
Mainboard mà Công ty GCC cung cấp cho chúng tôi là bản Platinum Edition.
Mainboard 865PE Neo2-P được tích hợp quá trời công nghệ và chức năng tiên tiến của MSI.
“Cộm cán” nhất là công nghệ MSI CoreCell Chip được cho cặp kè với Công nghệ Overclock Động
(Dynamic Overclocking Technology – DOT). Như có lần chúng tôi đã giới thiệu, CoreCell Chip là một
con chip độc quyền MSI có chức năng chẩn đoán tình trạng sử dụng hệ thống hiện hành, giúp điều
chỉnh cơ chế hoạt động của mainboard nhằm giảm ồn, kéo dài tuổi thọ linh kiện và tiết kiệm điện.
- BuzzFree: công nghệ “tàng hình” giúp hệ thống chạy “lặng lẽ không bị lộ”, giảm nóng và
giảm ồn cho hệ thống.
- PowerPro: kỹ thuật tiết kiệm điện thông minh.
- LifePro: cơ chế điều hòa tinh vi giúp kéo dài tuổi thọ hệ thống khi phải làm việc lâu dài.
- Speedster: giúp tăng thêm sức mạnh cho hệ thống, đặc biệt là chức năng overclock động.
MSI 865PE Neo2-P có lủ khủ chức năng. Bus hệ thống FSB 800/533/400 (chỉ hỗ trợ CPU
Northwood), DDR400/333/266 Dual Channel có thể gắn tới 4GB, AGP 8X/4X, GigaLAN
(10/100/1000Mbps Ethernet LAN), Audio on-board 5.1, SerialATA 150, USB 2.0 Hi-Speed với 8 cổng
(4 cổng có sẵn phía sau và 4 cổng bổ sung qua cáp).

45
Điều đáng chú ý đây là một trong các mainboard đầu tiên của MSI áp dụng biện pháp chống
hàng giả mới. Đó là trên mainboard, ở vị trí giữa chipset, slot DDR DIMM và CPU có in chữ ký và
dấu triện của Jeans Huang, Phó Giám đốc Cao cấp của phân bộ nghiên cứu và phát triển R&D thuộc
MSI.
Mainboard được thiết kế chắc chắn, thuyết phục. Tuy nhiên, do cái khung gắn quạt CPU được
thiết kế quay ngàm vào phía bộ nguồn ATX nên hơi bị vướng và khi thao tác tháo hay gắn quạt CPU,
người dùng phải cẩn thận để tránh gây tổn hại cho các tụ điện nằm quá sát khung quạt.
MSI kèm theo cả một hộp phụ tùng. Trong đó có bộ cáp IDE tròn, thanh bracket cung cấp thêm
2 cổng USB, bộ cáp SATA,...sách hướng dẫn, bảng cài đặt nhanh, CD-ROM driver và ứng dụng,...
Do có quá nhiều chức năng được tích hợp, mainboard này phải dành cho dân có nghề trị nó
mới nổi. Tay mơ mà cài đặt nó thì quả là chua, phải đánh vật mệt nghỉ. Chẳng hạn, ở mặc định,
mainboard tắt (disable) khá nhiều chức năng. Ngay cả sự hỗ trợ SATA. Bắt buộc bạn phải vào BIOS
Setup để hiệu chỉnh các mục liên quan.

46
CPU Pentium 4 và mainboard đầu tiên có bus 1066MHz

+ CPU Pentium 4 3,46GHz Extreme Editon:

47
Extreme Edition (EE) là dòng CPU máy tính để bàn mạnh nhất của Intel, vốn được thiết kế
riêng cho giới chơi game và multimedia chuyên nghiệp. Đặc điểm nổi trội của nó là bộ nhớ đệm Cache
“tràn trề” và là CPU desktop duy nhất hiện nay có L3 Cache. Tuy L2 Cache chỉ có 512KB, nhưng L3
Cache của nó tới 2MB.
Với CPU Pentium 4 EE mà chúng tôi chạy thử ở đây, tốc độ xung nhịp đã được đẩy lên
3,46GHz. Bạn có chú ý tới cái số lẻ hơi bị kỳ kỳ kia không? À há, bởi đây là CPU đầu tiên của Intel co
bus hệ thống FSB 1066MHz Quad Pumped. Chỉ có điều hơi bị “sượng” là tuy đã chuyển qua giao diện
tiếp xúc mới LGA775, nhưng CPU này vẫn còn xài công nghệ sản xuất cũ 0.13-micron (trong khi
dòng Prescott đã chuyển sang 0.09-micron).
+ Mainboard D925XECV2:
- Chipset i925XE với ICH6R và Socket LGA775
- Hỗ trợ CPU Pentium 4 Extreme Edition bus hệ thống FSB 800/1066MHz và Pentium 4 bus
FSB 533/800MHz. , Gigabit LAN, and for your extreme performance needs.
- Hỗ trợ DDR2-400/533MHz với 4 slot DIMM DDR 240 chân cho phép gắn tới 4GB bộ nhớ
với chế độ Dual Channel.
- 1 slot PCI Express x16
- 2 slot PCI Express x1
- 4 slot PCI
- 4 đầu cắm SATA-150 hỗ trợ công nghệ lưu trữ Intel Matrix Storage Technology.
- Phía sau có cổng LAN 100/1000 với PCI Express Gigabit Ethernet Controller, IEEE 1394, 5
jack âm thanh 7.1 và 2 đầu cắm âm thanh digital SPDIF Out Optical và Composite với công nghệ âm
thanh tích hợp cao cấp Intel High Definition Audio.
- Ngoài 2 ổ cắm điện nguồn ATX (loại mới 24 chân) và ATX-12V thông thường, mainboard
còn có thêm 1 ổ cắm Alternate Power 12V 4 chân (gắn một đầu cấp nguồn IDE 4 chân trong trường
hợp dùng bộ nguồn cũ với cáp ATX 20 chân, nếu dùng nguồn mới 24 chân thì không cần). Điều khác
thường là mainboard còn cung cấp một ổ cắm Auxiliary Power output 12V 4 chân để cung cấp điện
năng cho thiết bị nào cần.

48
Mainboard Intel D925XECV2 bus 1066
Thử nghiệm

CPU 3,46GHz EE (bên trái) và 3,4GHz Prescott


Chúng tôi thử nghiệm CPU Pentium 4 3,46GHz Extreme Edition bus 1066MHz và Pentium 4
550 Prescott 3,4GHz bus 800MHz LGA775 trên mainboard Intel D925XECV2, bộ nhớ DDR-2
533MHz Kingmax 1024MB (2 thanh 512MB), mode Dual Channel, ổ đĩa cứng Seagate Barracuda
SerialATA-150 dung lượng 120GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte GeForce PCX5300 PCI-Express
bộ nhớ 128MB DDR, Windows XP Pro SP1 với Directx 9.0c.

49
50
Thông số kiểm tra bằng CPU-Z của CPU 3,46GHz EE (bên trái) và của CPU 3,4GHz Prescott

Thông số kiểm tra bằng Intel Processor Frequency ID Utility của CPU 3,46GHz EE

51
Thông số kiểm tra bằng Intel Processor Frequency ID Utility của CPU 3,4GHz Prescott
Hai hệ thống đối chứng CPU Pentium 4 3,2GHz EE (L2 Cache 512KB, l3 Cache 2MB) và
Pentium 4 3,4GHz Northwood (L2 Cache 512KB) cùng có bus 800 và Socket 478 chạy trên
mainboard Intel D875PBZ, ổ đĩa cứng Seagate Barracuda SerialATA-150 dung lượng 120GB và card

52
tăng tốc đồ họa XFX GeForce FX 5600 AGP8X với 256MB DDR bộ nhớ video, sử dụng hệ điều hành
Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0b. Hệ thống EE gắn bộ nhớ DDR400 Kingmax 1024MB (2 thanh
512MB) và hệ thống Northwood gắn DDR400 Kingmax 512MB (2 thanh 256MB) chạy mode Dual
Channel.
Kết quả thử nghiệm:

53
3.46GHz 3.2GHz 3.4GHz 3.4GHz
Extreme Extreme Prescott Northwood
Edition Edition Socket 775 Socket 478
Socket 775 Socket 478 (bus 800) (bus 800)
(bus 1066) (bus 800)
Điểm 1121 2409 1117 2402
3DMark03
Pro Build 340

Test CPU Điểm CPU 567 Không test 558 771


Test CPU 1 (fps, 64,9 64,1 85,2
khung hình giây)
Test CPU 2 (fps, 9,8 9,6 13,8
khung hình giây)

Điểm 226 Không test 226 Không test


3DMark05
Pro Build
1.1.0
Test CPU Điểm CPU 1643 1691
Test CPU 1 (fps, 1,2 1,2
khung hình giây)
Test CPU 2 (fps, 1,0 1,1
khung hình giây)
Điểm 4643 4777 4594 4951
PCMark 04 CPU 5282 4974 5273 5211
Pro Bộ nhớ 5775 5106 5280 4968
Đồ họa 994 1982 990 1974
HDD 3841 3988 3824 3806
Benchmark ALU (MIPS) 10435 10002 (Sandra 10002 10294
CPU về tác Pro 2003)
vụ tính toán,
FPU (MFLOPS) 4344 /7717 2759 /6154 4164/6899 4247 /7559
đo bằng
SiSoft Sandra
Pro 2004
SP1/SP2
Benchmark Integer (it/s) 26661 14734 24519 26080
CPU về
multimedia, Floating (it/s) 36828 23344 32439 37271
đo bằng
SiSoft Sandra
Pro 2004 SP1
Băng thông RAM Integer 5490 4702 4898 4852
bộ nhớ, đo Buffered iSEE2
bằng SiSoft (MB/s)
Sandra Pro RAM Float 5460 4637 4882 4772
2004 SP1 Buffered iSEE2
(MB/s)
Convert một 6ph10gi 12ph16gi 6ph30gi 6ph36gi
file DVD
(vob) 232 MB
thành
MPEG-2
SVCD bằng
DVDx 2.2
Nén một file 18,80gi 16,29gi 18,36gi 16,65gi 54
zip 140 MB (WinZip 8.1
bằng WinZip SR1)
Nhận xét
Khi test bằng các công cụ chuyên nghiệp PCMark 04 Pro, 3DMark03 và 3DMark05, sự chênh
lệch về hầu hết các thông số chính giữa hai CPU 3,46GHz EE và 3,4GHz Prescott không chênh lệch
ấn tượng, ngoại trừ về băng thông bộ nhớ. Nhưng nếu xem kết quả đo đạc của SiSoft Sandra Pro 2004
SP2, bạn sẽ cảm thấy được an ủi phần nào khi bỏ ra bộn tiền đầu tư cho hệ thống 3,46GHz EE.
Nếu có khả năng tài chính, việc đầu tư cho một mainboard thế hệ bus 1066MHz với chipset
mới i925XE là đáng đồng tiền bát gạo. Do chipset i925XE có giá bằng với phiên bản đầu tiên i925X
(bus 800), giá mainboard mới sẽ không chênh lệch là bao, nếu không muốn nói là ngang bằng.
Còn đầu tư cho CPU 3,46GHz EE lại là chuyện khác à nghen. Bạn xem thử giá niêm yết trên
Internet nhé: CPU 3,46GHz EE giá 999 USD. CPU 560 3,6GHz Precott giá 436 USD, CPU 550
3,4GHz Prescott giá 275 USD. Trong khi CPU 3,4GHz Northwood giá 270 USD.

Pentium 4 bus 800


Kể từ ngày 14-4-2003, một thế hệ Pentium 4 mới đã chính thức được đại gia sản xuất CPU và
chipset Intel đưa ra thị trường. Đó là hệ thống Pentium 4 có bus hệ thống FSB 800 MHz Quad Pumped
Bus (QPB). Nó ra đời hơn 2 năm rưỡi sau con CPU Pentium 4 đầu tiên (1.5 GHz, bus 400, socket
423), đúng 1 năm sau con Pentium 4 Northwood đầu tiên (2.4 GHz, bus 400, socket 478) và 11 tháng
sau con Pentium 4 bus 533 đầu tiên (2.53 GHz, bus 533, socket 478).
Mở hàng là bộ chipset Intel 875P và CPU Pentium 4 bus 800 MHz tốc độ 3.0 GHz (gọi là
Pentium 4 3.0C GHz). Tới ngày 21-5-2003, Intel có thêm 3 CPU Pentium 4 bus 800 nữa là 2.8 C GHz,
2.6 C GHz, và 2.4 C GHz.

55
- CPU Pentium 4 bus 800 và quạt.

Nhận diện CPU Pentium 4 bus 800


Với bus hệ thống 800, sức mạnh của CPU tăng lên đáng kể, giống như xe đua trên đường cao
tốc rộng thênh thang. Băng thông hệ thống được đẩy lên tới 6.4 GB/s (so với 4,2 GB/s của bus 533 và
3.2 GB/s của bus 400). Băng thông hệ thống cao hơn cho phép CPU nhận được các dữ liệu nhanh
chóng để liên tục xử lý với tần số cao. Chipset Intel 875P cung cấp sự hỗ trợ cho các CPU Intel tương
lai dựa trên kiến trúc NetBurst và cải thiện các khoảng trống dành cho tất cả các ứng dụng.
CPU Pentium 4 bus 800 vẫn sử dụng giao diện đóng gói mPGA478 socket 478, công nghệ sản
xuất 0.13-micron, bộ nhớ đệm L2 Cache 512 KB, hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng Hyperthreading
Technology, ... Nghĩa là nó có các chức năng, đặc điểm giống y chang CPU P4 3,06 GHz ra đời trước
đó tròn 5 tháng, ngoại trừ cái xung được tăng lên 200 MHz (chỉ cần nhân x 15) thay vì 133 MHz (phải
nhân tới x 23).
Điều giúp P4 bus 800 nổi đình nổi đám chính là các bộ chipset mới i875P (tên mã cũ là
Canterwood) và gia đình i865 (tên mã là Springdale). Đây là những bộ chipset mạnh và hiện đại đáp
ứng được sự mong đợi bấy lâu nay của các fan Intel cho một hệ thống mạnh mẽ, hỗ trợ các chuẩn phần
cứng mới nhất.
Chipset i875P đi tiên phuông và được coi là kẻ thay thế cho chipset i850E lừng lẫy suốt mấy
năm qua. Nó không chỉ hỗ trợ bus hệ thống 800 MHz (vẫn chạy được CPU bus 533 MHz) mà còn là
một câu trả lời đầy sức thuyết phục của Intel đối với bộ nhớ DDR SDRAM 400 PC3200 (vẫn chạy
được DDR333) và có thể gắn tới 4 GB bộ nhớ, giao diện AGP 8X và chuẩn giao tiếp SerialATA-150
(vẫn hỗ trợ cả IDE UltraATA/100). Với bộ điều khiển I/O ICH5, tự thân chipset i875P đã hỗ trợ
SerialATA-150 và Gigabit Ethernet (1000 LAN) mà không cần phải nhờ vả chip điều khiển của một
nhà sản xuất thứ ba như với các chipset cũ. Đặc biệt, ICH5 cho phép hỗ trợ thật sự AGP 8X (băng
thông tới 2 GB/s) và 8 cổng USB 2.0 (6 cổng có sẵn trên mainboard và 2 cổng nối qua cáp).

Thử nghiệm
56
Chúng tôi thử nghiệm với bộ Press Kit do Công ty Intel Việt Nam cung cấp gồm CPU Pentium
4 bus 800 tốc độ 3.0 GHz, mainboard Intel D875PBZ, bộ nhớ DDR400 KingMax 512 MB ( 2 thanh
256 MB), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V 120 GB SerialATA-150, và card tăng tốc đồ họa MSI
GeForce 4 MX440-8X do Công ty Thái San cung cấp. Hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và DirectX
9. Bộ nhớ được gắn với cấu hình Dual-Channel để đạt tốc độ chung 800 MHz với băng thông 6.4 GB/s
bằng với của hệ thống.
- Băng thông bộ nhớ, đo bằng SiSoft Sandra Pro 2003 : RAM Integer Buffered iSEE2 : 4541
MB/s, RAM Float Buffered iSEE2 : 4592 MB/s. (So với DDR400 chạy đơn trên mainboard i845PE :
RAM Integer Buffered iSEE2 : 2900 MB/s, RAM Float Buffered iSEE2 : 2912 MB/s.)
- Benchmark CPU về tác vụ tính toán, đo bằng SiSoft Sandra Pro 2003 : ALU 8925 MIPS, và
FPU 2586/5787 MFLOPS. (So với CPU Pentium 4 tốc độ 3.06 GHz bus 533 : ALU 8164 MIPS, và
FPU 1717/4009 MFLOPS)
- Benchmark CPU về multimedia, đo bằng SiSoft Sandra Pro 2003 : Integer 13810 it/s,
Floating 21869 it/s. (So với CPU P4 tốc độ 3.06 GHz bus 533 : Integer 12156 it/s, Floating 15147 it/s)
- Điểm 3DMark2001 SE : 7745 3DMarks
- Mở 1 file ảnh BM 110 MB bằng Photoshop 7 mất 3 giây.
- Nén một file Zip 140 MB bằng WinZip 8.1 SR1 mất 21,5 giây.
- Convert một file DVD (vob) 232 MB thành MPEG-2 SVCD bằng DVDx 2.0 mất 12ph17gi

Nhận xét
Tuy tốc độ chỉ có 3.0 GHz, nhưng nhờ bus hệ thống 800 MHz và chạy trên hệ thống hỗ trợ bộ
nhớ DDR400 kênh đôi, CPU Pentium 4 thế hệ mới của Intel đã qua mặt đàn anh Pentium 4 tốc độ 3.06
GHz bus 533. Hai thanh DDR400 chạy Dual-Channel cũng bỏ khá xa hai thanh RDRAM PC1066 trên
mainboard i850E.
Vấn đề mà mọi người đáng quan tâm là vốn đầu tư. Giá trên Internet sáng 28-4-2003, CPU 3.0
GHz bus 800 MHz đắt hơn gần 20 USD so với con 3.06 GHz bus 533. Giá mainboard Intel D875PBZ
(chipset i875P) cao hơn mainboard D850EMVR (chipset i850E) khoảng 40 USD. Trong khi đó giá
512 MB bộ nhớ DDR400 (chạy D875PBZ) lại rẻ hơn RDRAM PC1066 (chạy D850EMVR) tới hơn
150 USD. Vì vậy, nếu không phải bận tâm chuyện tiền bạc và thật sự có nhu cầu sắm một bộ máy vi
tính desktop mạnh mẽ nhất hiện nay, bộ Pentium 4 bus 800 tốc độ 3.0 GHz quả là vừa kinh tế hơn, vừa
thật “đáng đồng tiền bát gạo”.

3,2GHz, cú vượt ngưỡng ngoạn mục của CPU Pentium 4 bus 800
Sau khi cho ra đời CPU Pentium 4 bus 800 đầu tiên (3GHz) ngày 14-4 cùng với bộ chipset bus
hệ thống 800MHz đầu tiên (i875P), ngày 21-5, Intel tiếp tục “dội bom rải thảm” với 2 chipset i865 và
3 CPU P4 bus 800 mới (2,4C, 2,6C và 2,8C GHz). Rồi 1 tháng 2 ngày sau (ngày 23-6), Intel chính
thức công bố cú vượt ngưỡng 3GHz ngoạn mục của đại gia đình CPU Pentium với con 3,2GHz.
Trước đó hơn 1 tuần, Intel Việt Nam đã cung cấp cho chúng tôi một CPU 3,2GHz mẫu để thả cửa mà
vọc coi nó chạy bốc tới cỡ nào.
Chỉ khác CPU bus 533 ở tốc độ bus hệ thống

57
- Trong ảnh : Mặt trên và dưới của CPU Pentium 4 3,2GHz.

Cũng như các đàn anh bus 800 ra đời trong gần 2 tháng rưỡi trước, con 3,2GHz này ngoài tốc
độ khác biệt – dĩ nhiên rồi, chỉ khác thế hệ bus 533 trước đây ở tốc độ bus hệ thống FSB Quad Pumped
Bus (QPB). Nhưng thật sự thì chính sự khác biệt này mà làm nên chuyện. Với bus 800MHz, băng
thông hệ thống đạt tới 6,4GB/s, so với 4,2GB/s của bus 533MHz). Bus 800 có nghĩa là nhân CPU hoạt
động ở xung 200MHz (thay vì 100MHz ở bus 400 hay 133MHz ở bus 533), nên để đạt tốc độ 3,2GHz,
bạn chỉ cần dùng tới hệ số 16x, thật nhẹ nhàng.
Và một khi được gắn vào bo mạch chủ (BMC) cũng có bus hệ thống 800 chạy bộ nhớ DDR400
ở mode kênh đôi Dual Channel, các băng thông từ bộ nhớ tới hệ thống đều ngang nhau, không còn tình
trạng thắt cổ chai do có sự chênh lệch băng thông giữa bộ nhớ và hệ thống. Bên cạnh đó, hệ thống 800
này còn được tăng cường với cổng xử lý đồ họa AGP 8X (đạt băng thông tới 2,1GB/s) và giao diện ổ
đĩa cứng SerialATA có băng thông tới 150MB/s.
CPU 3,2GHz vẫn tiếp tục được sản xuất với công nghệ 0,13-micron với bộ nhớ đệm L2 Cache
512KB có chức năng sửa lổi ECC và vi kiến trúc Intel NetBurst Microarchitecture. Tất nhiên là nó
được trang bị công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading Technology (HT) tuyệt chiêu của Intel. Khi
CPU 3,2GHz được gắn trên BMC hỗ trợ HT và chạy trên hệ điều hành Windows XP trở về sau này, hệ
thống của bạn sẽ khai thác hết các tài nguyên, sức mạnh còn tiềm tàng trong CPU, cho phép một CPU
vật lý (physical) có chức năng hoạt động như hai CPU luận lý (logical) chạy đồng bộ với nhau. Công
nghệ này giúp tăng sức mạnh đáng kể không những cho hệ thống, mà còn cho việc thực thi các tác vụ
đa luồng, đa nhiệm. Tuy sức mạnh của CPU không được nhân đôi, nhưng theo các thử nghiệm của
Intel, với công nghệ HT, hiệu suất của hệ thống sẽ tăng 25-30%. Bạn có thể chạy cùng một lúc 2 hay
nhiều hơn các ứng dụng khác nhau mà không làm hệ thống bị nặng nề, quá tải như khi không có HT.
Nhân CPU chứa 55 triệu transistor và hoạt động với điện thế 1,525v.
Pentium 4 được Intel thiết kế cho các tác vụ nặng và đa dạng từ chuyên nghiệp tới phổ thông,
từ môi trường Net tới máy đơn lẻ. Nó có thể giúp phát huy tối đa các thế mạnh của các hệ điều hành
mới (từ Windows XP trở lên) và các chuẩn phần cứng mới. Không chỉ tuyệt vời với các tác vụ Web và
mạng, với 144 lệnh SSE2 (Streaming SIMD Extensions), nó còn được định hướng xử lý các tác vụ
multimedia với âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số. Âm nhạc số, phim ảnh số và game 3D sẽ có được một
vóc dáng hoàn toàn khác hẳn, ấn tượng hơn trong một hệ thống Pentium 4. SSE2 giúp cải thiện các
lệnh MMX (Multimedia Extension), cho phép chúng làm việc với các khối dữ liệu 128-bit thay vì 64-
bit.
CPU 3,2GHz chạy với các BMC bus 800. Intel hiện đã có hai gia đình chipset i875 và i865 cho
thế hệ Pentium 4 mới này. Để có thể khai thác hết sức mạnh của nó, bạn cần phải sử dụng bộ nhớ
DDR400 chạy cặp 2 thanh ở mode Dual Channel. Nếu có thêm card tăng tốc đồ họa AGP 8X và ổ đĩa
cứng giao diện SerialATA-150 thì tuyệt cú mèo !
Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm CPU Pentium 4 tốc độ 3.0GHz và 3.2GHz bus 800, bộ nhớ DDR400
58
KingMax 512MB (2 thanh 256MB), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V SerialATA-150 dung lượng
120GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte ATI Radeon 9200-8X với 64MB DDR bộ nhớ video. Hệ điều
hành Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0a.
BMC D865GBF (i865G) BMC D875PBZ (i875P)

3,2GHz 3,0GHz 3,2GHz 3,0GHz


Điểm 7636 7618 7643 7633
3DMark2001 SE
Pro
Điểm PCMark CPU 7745 7210 7940 7421
2002 Pro Memory 8170 8061 9009 8845
HDD 927 936 969 913
Benchmark CPU ALU (MIPS) 9791 9069 9723 9073
về tác vụ tính FPU 2741/6059 2565/5651 2763/6187 2591/5777
toán, đo bằng (MFLOPS)
SiSoft Sandra Pro
2003
Benchmark CPU Integer (it/s) 14662 13740 14766 13838
về multimedia, đo Floating 22882 21340 22884 21208
bằng SiSoft (it/s)
Sandra Pro 2003
Băng thông bộ RAM Integer 4522 4473 4900 4781
nhớ, đo bằng Buffered
SiSoft Sandra Pro iSEE2
2003 (MB/s)
RAM Float 4530 4472 4838 4763
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file 8ph52 9ph37gi 7ph56gi 8ph24gi
DVD (vob) 232
MB thành
MPEG-2 SVCD
bằng DVDx 2.0
Nén một file zip 17,6gi 19,1gi 16,7gi 17,5gi
140 MB bằng
WinZip 8.1 SR1
Mở 1 file ảnh 3,2gi 3,2gi 3,2gi 3,3gi
BMP 110 MB
bằng Photoshop
7.01

59
Nhận xét
Qua các thử nghiệm, CPU 3,2GHz hầu như đều đạt kết quả cao hơn con 3,0GHz (chuyện tất
nhiên thôi mà). Cũng qua chúng, bạn có thể thấy được ảnh hưởng của BMC và chipset đối với khả
năng hoạt động của CPU. Tuy có cấu hình cơ bản như nhau, CPU 3,2GHz chạy bốc hơn trên BMC
i875P so với i865G. Trên hệ thống BMC Intel D875PBZ và CPU 3,2GHz, chúng tôi chạy các phần
mềm ứng dụng thật nhẹ nhàng. Thời gian cài đặt hệ điều hành Windows XP Pro SP1 nhanh tới ấn
tượng.
Giới vọc sĩ trên internet sau khi quần bầm dập các con 3,2GHz mẫu và so cựa chúng với con
Athlon XP 3200+, vốn được AMD coi là tương đương với tốc độ 3,2GHz của Pentium 4, đã nhận xét
“với bus hệ thống 800MHz và CPU 3,2GHz, Intel đã đóng cây đinh cuối cùng vào nắp cỗ quan tài của
Athlon XP vốn đã hấp hối sau khi các bộ chipset i875 và i865 ra đời”. Tuy nhiên, họ cho rằng AMD
còn có thể gỡ gạc được khi tung ra con Athlon 64. Trong khi đó, Intel đang ráo riết chuẩn bị để năm tới
tung ra con ách chủ bài mới là dòng CPU Prescott Socket T (775 chân) được sản xuất với công nghệ
0,09-micron và có bộ nhớ đệm L2 Cache tới 1MB. Cuộc chạy đua cút bắt này hứa hẹn ngày càng
nhiều hấp dẫn, chỉ tội mệt mỏi cho cái hầu bao của dân ghiền máy tính.

60
CPU Pentium 4 EE dành cho dân chơi game và xử lý multimedia “prồ”
Vừa đúng 8 tháng sau khi test CPU Pentium 4 bus 800 tốc độ 3.2GHz, tôi lại có dịp thử một
con CPU 3.2GHz khác hẳn. Đó là Pentium 4 Extreme Edition (EE) được thiết kế dành cho dân chơi
game và các nhà multimedia chuyên nghiệp.
Bây giờ mới thật sự khác CPU bus 533

CPU P4 3.2GHz dòng EE (bên trái) và thường.


Nếu như các CPU bus 800 bình thường chỉ khác biệt với dòng CPU bus 533 chủ yếu ở tốc độ
bus hệ thống FSB Quad Pumped Bus (QPB) và ở chỗ tất cả đều có công nghệ siêu phân luồng Hyper-
Threading Technology (HT), thì dòng CPU P4 EE này đã được thiết kế khác hẳn. CPU P4 EE được
61
thiết kế trên nhân Gallatin. Gây ấn tượng nhất chính là sự hiện diện của bộ nhớ đệm thứ ba L3 Cache
lần đầu được Intel tích hợp vào CPU máy tính để bàn và nằm ngay trên nhân chip (on-die). Dung
lượng L3 Cache (vốn được thiết kế cho CPU dành cho các máy chủ đa CPU) lên tới 2MB, cộng thêm
512KB của L2 Cache và 8KB của L1 Cache giúp CPU P4 EE có tổng bộ nhớ đệm khổng lồ (hơn
2,5MB). Mà bộ nhớ đệm càng lớn, sức chứa dữ liệu “chờ sẵn” càng lớn, giúp tăng tốc độ xử lý của
CPU (thay vì phải chờ tiếp nhận dữ liệu từ RAM hay ổ đĩa cứng). Theo mô tả, L3 Cache có thể nạp
sẵn một bộ lưu trữ đệm frame đồ họa hay frame video ngay từ trước khi CPU cần tới chúng để xử lý.
Nó giúp đạt thông lượng (throughput) cao hơn và tốc độ mở frame nhanh hơn khi truy xuất bộ nhớ và
các thiết bị I/O. Nhờ vậy mà game được chơi trông thật hơn và chất lượng xử lý video được cải thiện
hơn.

Cũng giống như các CPU P4 Northwood, P4 EE hiện vẫn được sản xuất bằng công nghệ 0.13
micron. Với bus 800MHz, băng thông hệ thống đạt tới 6,4GB/s. Bus 800 có nghĩa là nhân CPU hoạt
động ở xung 200MHz (thay vì 100MHz ở bus 400 hay 133MHz ở bus 533), nên để đạt tốc độ 3,2GHz,
bạn chỉ cần dùng tới hệ số 16x, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Dòng CPU P4 EE tương thích với hai chipset i875 và i865 hiện có, nhưng mainboard phải
được cập nhật BIOS phiên bản mới nhất để có thể nhận diện được L3 Cache. Nếu muốn khai thác hết
sức mạnh của P4 EE, bạn phải sử dụng bộ nhớ DDR400 chạy cặp 2 thanh ở mode Dual Channel. Và
hệ thống càng chạy ấn tượng hơn nếu có thêm card tăng tốc đồ họa AGP 8X và ổ đĩa cứng giao diện
SerialATA-150.

Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm CPU Pentium 4 EE tốc độ 3.2GHz với mainboard Intel D875PBZ, bộ
nhớ DDR400 KingMax 1024MB (2 thanh 512MB chạy mode Dual Channel), ổ đĩa cứng Seagate
Barracuda SerialATA-150 dung lượng 80GB và card tăng tốc đồ họa XFX GeForec FX 5600 với
256MB DDR bộ nhớ video. Hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0b.
Đối chứng là CPU Pentium 4 tốc độ 3.0GHz và 3.2GHz bus 800, bộ nhớ DDR400 KingMax
512MB (2 thanh 256MB Dual Channel), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V SerialATA-150 dung lượng
120GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte ATI Radeon 9200-8X với 64MB DDR bộ nhớ video. Hệ điều
hành Windows XP Pro SP1 và DirectX 9.0b.

62
BMC D875PBZ (i875P)

3,2GHz EE 3,2GHz 3,0GHz


Điểm 10450 7643 7633
3DMark2001 SE
Pro

Điểm 3DMark03 2409


Pro Build 340
Điểm PCMark CPU 7940 7421
2002 Pro Memory 9009 8845
HDD 969 913
Điểm PCMark 04 4777
Pro CPU 4974
Memory 5106
HDD 3988
Graphics 1982
Benchmark CPU ALU (MIPS) 10002 9723 9073
về tác vụ tính
toán, đo bằng
FPU 2759/6154 2763/6187 2591/5777
SiSoft Sandra Pro
(MFLOPS)
2003
Benchmark CPU Integer (it/s) 14734 14766 13838
về multimedia, đo Floating 23344 22884 21208
bằng SiSoft (it/s)
Sandra Pro 2003

Băng thông bộ RAM Integer 4702 4900 4781


nhớ, đo bằng Buffered
SiSoft Sandra Pro iSEE2 (MB/s)
2003 RAM Float 4637 4838 4763
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file 12ph16gi 7ph56gi 8ph24gi
DVD (vob) 232
MB thành MPEG-
2 SVCD bằng
DVDx 2.2
Nén một file zip 16,29gi 16,7gi 17,5gi
140 MB bằng
WinZip 8.1 SR1
Mở 1 file ảnh 2,74gi 3,2gi 3,3gi
BMP 110 MB
bằng Photoshop
7.01

63
- Thời gian boot máy từ lúc nhấn nút Power tới khi xuất hiện logo khởi động Windows XP:
42,90gi
- Copy 1 file 160MB từ ổ USB 2.0 vào ổ cứng trong máy: 7,16gi
Trong các test CPU của 3DMark03, P4 EE cho thấy sức mạnh vượt trội của mình, đạt tới 795
điểm, so với 676 điểm khi chạy Pentium 4 bus 800 tốc độ 3.0GHz gắn card XFX Geforce FX 5900
Ultra-256MB

Nhận xét
Với ưu thế bộ nhớ đệm “khổng lồ” tạo điều kiện truy xuất, xử lý dữ liệu nhanh hơn trên băng
thông lớn hơn, CPU P4EE không chỉ thuyết phục người dùng trong các tác vụ nặng nề như chơi game,
xử lý video và đồ họa, mà còn làm hài lòng những ai chỉ cần các chức năng phổ cập như soạn thảo văn
bản, tính toán,... Tôi chưa từng được chạy một con CPU nào nhẹ nhàng như thế này. Chỉ tiếc là cái giá
của nó lại “nặng nề” chưa từng thấy: hơn 900USD/con CPU P4 EE 3.2GHz (so với dưới 300USD của
P4 3.2GHz bus 800). Và khi xét tương quan giữa giá và sức mạnh, nhiều người sẽ phải rụt rè, lúng
túng thấy mà bắt thương.

CPU Prescott: tương lai của Pentium 4


Sau con CPU Pentium 4 phiên bản đặc biệt Extreme Edition nổi đình đám dành cho dân chơi
game và multimedia “prồ” chạy bốc nhưng có giá “cõi trên”, Intel đã đưa ra dòng CPU Pentium 4 mới
có tên “cúng cơm” là Prescott, mở đường cho một thế hệ Pentium dành cho máy tính để bàn mới. Tuy

64
có tới 1MB bộ nhớ đệm L2 Cache (so với 512MB của dòng Northwood), nhưng giá bán của Prescott
không chênh bao nhiêu (tại Việt Nam ngày 8-3, giá của Prescott 2,8GHz bus 800 chỉ cao hơn
Northwood 2,8GHz bus 800 chừng 10USD).
Nhận diện Prescott:
Prescott được coi là “revision” (sự xem lại) thứ hai của nhân Pentium 4 gốc Williamette ra đời
hồi mùa thu 2000 (lần revision thứ nhất là sự có mặt của Northwood). Prescottá là CPU đầu tiên áp
dụng công nghệ sản xuất 90nm (hay 0.09 micron). Nhờ đó, Intel có thể tăng số lượng transistor trên
một nhân (die) nhỏ hơn. Hãy thử so sánh nhé: nhân Prescott chỉ có 112mm2 nhưng chứa tới 125 triệu
transistor, trong khi nhân Northwood bự tới 145mm2 mà chỉ có 55 triệu transistor. Công nghệ sản xuất
tiên tiến này cho phép Intel tích hợp thêm nhiều công nghệ mới lên nhân CPU trong khi giảm được chi
phí sản xuất (fabrication cost).

Các công nghệ sản xuất CPU Intel đi từ 0.18-micron (Pentium 4 Williamette), tới 0.13-micro (P4
Northwood) và giờ là 0.9-micron (P4 Prescott)
CPU Prescott có thêm 13 lệnh mới (1 cho tác vụ chuyển đổi floating point to integer, 5 cho tác
vụ tính toán phức hợp complex arithmetic, 1 cho mã hóa video, 4 cho SIMD-FP dùng định dạng AOS
/Array-of-Structures, và 2 cho sự đồng bộ hóa luồng thread synchronisation). Intel đặt tên cho bộ lệnh
SSE của Prescott là SSE 3, thay cho SSE 2 của Northwood.
Một điều đáng chú ý làm tăng thêm sức mạnh xử lý cho Prescott là các bộ nhớ đệm đều được
tăng thêm so với Northwood. L2 Cache của Prescott tới 1MB (thay vì 512KB của Northwood) và L1
Cache tới 16KB/8 way (thay vì 8KB/4way). Nhờ vậy mà khả năng nạp sẵn dữ liệu (prefetching) của
Prescott được cải thiện hơn. Công nghệ siêu phân luồng Hyperthreading Technology (HT) ở Prescott
cũng được cải tiến. Đáng tiếc là cho tới nay chúng ta vẫn chưa có nhiều ứng dụng hỗ trợ để khai thác
hết ưu thế của công nghệ HT.
Ngoài ra, trên Prescott, độ dài của kênh truyền dữ liệu (data pipeline) cũng được kéo ra tới 31
chặng (so với 20 chặng của Northwood). Điều này cho phép Intel tăng tốc độ xung (clock speed) CPU
lên cao hơn.

Tất nhiên, bạn phải trả giá cho sự gia tăng sức mạnh này. CPU Prescott mạnh hơn nên cũng
nóng hơn. Intel giải thích là Prescott có đặc tả nhiệt (gọi là Thermal Design Power, TDP) khác
Northwood. Cụ thể, CPU Prescott 3,2GHz có TDP 103W so với chỉ 82W của Northwood hay 92W của

65
Extreme Edition cùng tốc độ. Vì thế, quạt dành cho CPU Prescott cũng được thiết kế khác hơn ở phần
tiếp xúc.
Do có đặc tả tiêu thụ điện năng (power consumption spec) mới, CPU Prescott hiện nay tuy vẫn
sử dụng giao diện Socket 478, nhưng có các điểm tiếp xúc khác hẳn Northwood. Vì thế, cho dù cũng
sử dụng chung bộ chipset Intel 875P hay dòng Intel 865, nhưng mainboard cho Presscott được trang bị
Socket 478 có thiết kế hơi bị khác ở phần các tiếp điểm chính giữa, cũng như phải hỗ trợ đặc tả điện
năng mới. Với các mainboard đời sau này đã được trang bị sẵn Socket 478 thiết kế mới (có ghi là
Ready for Prescott CPU), bạn có thể update BIOS để bổ sung lệnh nhận diện Prescott. Xin lưu ý là khi
mua mainboard mới, bạn cần phải hỏi kỹ nơi bán xem mainboard này có sẵn sàng để chạy CPU
Prescott hay chưa. Với các lô hàng gần đây, các nhà sản xuất mainboard lớn thường đều cẩn thận ghi
rõ sự hỗ trợ Prescott trên hộp sản phẩm.

CPU Prescott được mang ký hiệu là E (thí dụ 3.2E GHz, có nghĩa là Prescott tốc độ 3,2GHz)
để phân biệt với C của Northwood bus 800 (thí dụ 3.2C GHz) hay B của Northwood bus 533.

Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm CPU Pentium 4 Prescott (bộ nhớ đệm L2 Cache 1MB) tốc độ 3.2GHz
bus 800, bộ nhớ DDR400 512 MB (2 thanh 256 MB) mode kênh đôi, ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V
SerialATA 120GB, card AGP XFX GeForce FX 5600 bộ nhớ 256MB.
Hệ thống đối chứng 1: CPU Pentium 4 EE (bộ nhớ đệm L3 Cache 2MB, L2 Cache 512KB) tốc
độ 3.2GHz với bộ nhớ DDR400 KingMax 1024MB (2 thanh 512MB chạy mode Dual Channel), ổ đĩa
cứng Seagate Barracuda SerialATA-150 dung lượng 80GB và card tăng tốc đồ họa XFX GeForec FX
5600 với 256MB DDR bộ nhớ video.
Hệ thống đối chứng 2: CPU Pentium 4 Northwood (L2 Cache 512KB) tốc độ 3.2GHz bus 800,
bộ nhớ DDR400 KingMax 512MB (2 thanh 256MB Dual Channel), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V
SerialATA- 150 dung lượng 120GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte ATI Radeon 9200-8X với 64MB
DDR bộ nhớ video.
Cả ba hệ thống đều sử dụng mainboard Intel D875PBZ, hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và
DirectX 9.0b.

66
3,2GHz 3,2GHz 3,2GHz
Extreme Northwood Prescott
Edition
Điểm 10450 7643 10128
3DMark2001 SE
Pro

Điểm PCMark CPU 7940


2002 Pro Memory 9009
HDD 969
Điểm PCMark 04 4777 4178
Pro CPU 4974 3496
Memory 5106 4632
HDD 1982 1951
Graphics 3988 3831
Benchmark CPU ALU (MIPS) 10002 9723 9465
về tác vụ tính
toán, đo bằng
FPU 2759/6154 2763/6187 2622/5509
SiSoft Sandra Pro
(MFLOPS)
2003
Băng thông bộ RAM Integer 4702 4900 4951
nhớ, đo bằng Buffered
SiSoft Sandra Pro iSEE2
2003 (MB/s)
RAM Float 4637 4838 4949
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file 12ph16gi 7ph56gi 7ph07gi
DVD (vob) 232
MB thành
MPEG-2 SVCD
bằng DVDx 2.2
Nén một file zip 16,29gi 16,70gi 16, 06gi
140 MB bằng
WinZip 8.1 SR1
Thời gian khởi 49,90gi 27,51gi
động từ khi nhấn
nút Power tới lúc
xuất hiện logo
Windows XP

67
Nhận xét
Một khi có được sự hỗ trợ tốt từ mainboard, CPU Prescott sẽ phát huy được ưu thế của mình
với bộ nhớ đệm rộng rãi hơn và nhiều lệnh mới hơn. Hầu như các công cụ test hiện nay chưa hỗ trợ
ngọt ngào cả hai dòng CPU mới Extreme Edition và Prescott, nên các kết quả benchmark có thể không
thể hiện đúng mức hoạt động của các CPU này. Nhưng qua quá trình chạy thực tế, chúng tôi có thể nói
rằng Prescott hơn hẳn Northwood trong hầu hết tác vụ. Do giá mainboard như nhau và giá CPU chỉ
chênh nhau khoảng 10USD, nếu tậu mới, bạn nên rấn thêm một chút nữa để làm chủ hệ thống mới này.
Và cũng do đặc tả kỹ thuật của hai dòng CPU khác nhau, bạn không nên nghĩ tới chuyện đổi CPU từ
Northwood đang chạy lên Prescott, nếu như mainboard không thật sự hỗ trợ nó.
Prescott là bước chuyển mở đường cho Intel phát triển các dòng CPU mới kế tiếp Pentium 4.
Prescott Socket 478 chỉ là giải pháp trung gian. Trong kế hoạch ban đầu, giao diện của Prescott 90nm
có Socket 775 kia. Hình như người ta bị ám ảnh: càng nhiều chân, CPU càng chạy nhanh hơn thì phải?

Lắp ráp CPU LGA 775


BƯỚC 1: GẮN CPU
Đầu tiên, trước khi lấy bất cứ linh kiện nào ra khỏi bao bì của nó, đặc biệt loại đựng trong túi
nhựa chống nhiễm từ, bạn phải chắc chắn là mình đã được khử tĩnh điện (electrostatically discharged).
Bạn có thể làm điều này bằng cách đeo vào cổ tay một vòng khử tĩnh điện (electrostatic wrist strap hay
Antistatic Wrist Strap) có bán tại những cửa hàng linh kiện máy tính, giá không mắc đâu.

68
Nếu không có sẵn món đồ nghề này, bạn có thể đơn giản làm cho mình được "tiếp đất" bằng
cách chạm tay vào phần kim loại của bộ nguồn đang được cắm cáp điện chính vào ổ cắm điện nhà
(nhưng không cần phải bật công tắc điện bộ nguồn đâu à nghen). Trong trường hợp này, hễ mỗi lần
trước khi sờ mó đụng chạm gì tới một món linh kiện nào, bạn nên "sờ" chạm mát một lần cho chắc ăn
là mình đã khử tĩnh điện. Những người cẩn thận thường mang bao tay nhựa khi gắn các linh kiện máy
tính. Cũng nên nhắc lại: bạn không được để các linh kiện xuống sàn nhà, xuống đất, dễ làm ảnh hưởng
tới các bộ phận nhạy cảm của chúng. Tốt nhất, nên để linh kiện lên bàn và đặt trên túi nhựa chống
nhiễm từ của chính nó.
Bây giờ thì bạn có thể yên tâm lấy con CPU ra khỏi hộp nhựa. Hãy cầm cẩn thận và chỉ cầm ở
các mép CPU, không được để tay chạm lên mình nó, nhất là ở các tiếp điểm, chân cẳng nó. Ngay cả
với cái miếng nhôm ở mặt trên CPU, bạn cũng chớ táy máy chạm tay vào. Dấu tay bạn sẽ in trên đó và
mồ hôi trên ngón tay có thể gây nhiều rắc rối khôn lường cho CPU sau này. Trước tiên, hãy quan sát
xem CPU có bị khuyết tật, trầy trụa, có gì bất thường không. À há, đừng có hoảng khi không hề nhìn
thấy một cái chân nào trên CPU LGA775. Thế hệ CPU này đã được Intel "đốn bỏ" sạch sành sanh lũ
chân tua tủa như râu cằm đàn ông vốn là cách tiếp xúc truyền thống của các dòng họ CPU xưa nay.
Thay vì chân cắm (pin), CPU LGA775 dùng các tiếp điểm (point). Đó là những chấm tròn nhỏ li ti
bằng kim loại màu vàng.

CPU Intel Pentium 4 LGA775. Trên miếng phủ kim loại ở mặt trên, bạn sẽ
nhìn thấy các dòng thông tin về tốc độ, bus hệ thống, dung lượng L2 Cache
được khắc trên đó. Trong ảnh này là một con CPU mẫu, được Intel cung cấp
cho các tester, nên có chữ "Intel Confidential" (bí mật).

69
Nhớ luôn luôn cầm CPU ở các cạnh để tránh gây hư hỏng hay làm bẩn các
điểm tiếp xúc của nó. Bạn thấy đó, CPU LGA775 không hề có một cái chân
nào.

Kế đó, lấy mainboard ra khỏi bao bì của nó. Cẩn thận, không chạm tay vào các mạch điện hay
các con chíp trên đó.

Mainboard Gigabyte GA-8GPNXP Duo.

70
Đây là Socket LGA775 trên mainboard. Khác với các thế hệ Socket trước với
các lỗ cắm chi chít, Socket LGA775 có các chân nhỏ li ti nằm rậm rịt (775
chân chứ ít sao) mà mỗi chân tương ứng với một điểm tiếp xúc trên CPU.
Chính do kiến trúc mới này mà Socket cần được bảo vệ bằng một nắp nhựa.
Bạn không được chạm tay lên các chân quá nhỏ này. Mồ hôi tay sẽ gây nguy
hiểm cho chúng. Và cũng vì vậy, Intel khuyến cáo nên gắn CPU vào
mainboard trước khi đặt mainboard vào case. Không phải chỉ để có thể gắn
chính xác CPU và loại quạt CPU kiểu mới, mà điều này còn giúp tránh những
mạt kim loại, ba-dớ có trên những case, nhất là case mới mua, rơi xuống
Socket gây chạm điện.

71
Số CPU - Processor Number

Kể từ dòng CPU mới dành cho máy tính xách tay có mã là Dothan được chính thức giới thiệu
hồi trung tuần tháng 5-2004, Intel bắt đầu áp dụng một cách gọi tên mới cho các bộ vi xử lý CPU của
mình, gọi là Số CPU (Processor Number). Các CPU Intel sẽ không được gọi theo tốc độ nữa (như
Pentium 4 3,2 GHz), mà bằng số hiệu đặt theo một nguyên tắc chung (như CPU 745, CPU 746,...).
Số CPU hội tụ các yếu tố: cấu trúc (architecture), bộ nhớ đệm (cache), tốc độ đồng hồ (clock
speed), bus bề mặt (front side bus), và các công nghệ Intel khác.
Như vậy, chỉ cần có sự thay đổi dung lượng cache hay tích hợp công nghệ mới nào đó, CPU sẽ
được mang một số hiệu mới. Điều này giải phóng Intel khỏi cuộc chạy đua tốc độ, và thoát khỏi cái
vòng kim cô chỉ có thể làm mới sản phẩm của mình bằng cách tăng tốc độ xử lý hay tăng bus hệ thống
như trước đây. Và giữa các máy tính, máy nào có Số CPU với 2 chữ số sau lớn hơn có nghĩa là mới
hơn và có thể mạnh hơn.
Chỉ tội cho các đại lý và người tiêu dùng, bước đầu sẽ phải tập làm quen với cách gọi tên CPU
Intel mới. Giải pháp tốt nhất có lẽ là in hẳn những tấm thẻ bỏ túi để tra cứu Số CPU, chứ nhớ sao nổi
mà nhớ!
CÁCH ĐÁNH SỐ CPU
Gia đình CPU Desktop Số đánh theo thứ tự
Pentium 4 (bao gồm các Pentium 4 hỗ 5xx
trợ và có công nghệ siêu phân luồng
Hyper-Threading Technology (HT)
Celeron D 3xx
Gia đình CPU Mobile Số đánh theo thứ tự
Pentium M 7xx
Pentium M Low Voltage (LV) 7xx
Pentium M Ultra Low Voltage (ULV) 7xx
Mobile Intel Pentium 4 (bao gồm các
Mobile Intel Pentium 4 hỗ trợ và có 5xx
công nghệ siêu phân luồng HT)
Celeron M 3xx
Celeron M Ultra Low Voltage (ULV) 3xx
Tên của CPU Intel từ nay gồm 3 thành phần: gia đình CPU (thương hiệu: Intel), tên CPU (như
Pentium M) và Số CPU.

72
Việc dùng Số CPU sẽ khắc phục được tình trạng rối rắm về tên gọi CPU Intel như hiện nay. Thí
dụ, chỉ với một tốc độ 2,8 GHz mà có tới 4 CPU Pentium 4 khác nhau:
1. Pentium 4 2,8 GHz (Northwood, 512 KB L2, 533 MHz FSB)
2. Pentium 4 2,8A GHz (Prescott, 1 MB L2, 533 MHz FSB)
3. Pentium 4 2,8C (Northwood, 512 KB L2, 800 MHz FSB, Hyper-Threading)
4. Pentium 4 2,8E (Prescott, 1 MB L2, 800 MHz FSB, Hyper-Threading)

Số CPU (Processor Number) này hoàn toàn khác cái gọi là Processor Serial Number (PSN, số sêri
CPU) mà Intel từng thử áp dụng vào con Pentium III hồi tháng 1-1999. Lúc đó mỗi CPU có một số
“căn cước” riêng, gọi là “unique identification number” (số xác minh độc nhất) được “nhúng” vào
CPU. BIOS trên mainboard có thêm chức năng nhận diện số này. Intel giải thích PNF sẽ giúp ích cho
việc giao dịch điện tử. Nhưng bà con la làng quá, vì nó dễ làm tổn hại đến sự bí mật, riêng tư của người
ta, nhất là khi vào mạng. Ngày 26-2-1999, Intel bị kiện ra Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) về cái
vụ PSN. Cuối cùng, Intel phải chữa cháy bằng cách cho phép BIOS có tùy chọn đóng hay mở chức
năng PSN này, và tới tháng 4-2000, Intel từ bỏ việc nhúng PSN vào CPU, kể từ Pentium 4 Williamette.
BẢNG TRA CỨU SỐ CPU
SỐ CPU TỐC ĐỘ CPU
Pentium M 715 1,5 GHz
(Dothan) 725 1,6 GHz
2MB L2 cache, FSB 400 735 1,7 GHz
MHz 745 1,8 GHz
755 2,0 GHz
Pentium 4 520 2,8 GHz
(Prescott LGA775) 530 3,0 GHz
1MB L2 cache, FSB 800
MHz 540 3,2 GHz
550 3,4 GHz
560 (dự kiến) 3,6 GHz (dự kiến)
570 3,8 GHz (dự kiến)
Celeron M 320 1,3 GHz
(Banias/Dothan) 330 1,4 GHz
512k L2 cache, FSB
400MHz 340 1,5 GHz
Celeron D 325 2,53 GHz
(Prescott-V) 330 2,66 GHz
256k L2 cache, FSB 533
MHz 335 2,80 GHz
340 2,93 GHz
Mobile Intel Pentium 4 518 2,80 GHz
hỗ trợ HT
1 MB L2 cache, FSB 532 3,06 GHz
533 MHZ

LGA775
73
Khi nghe tin chừng hạ tuần tháng 6-2004, Intel tung ra thế hệ CPU mới với Socket 775, mấy
anh bạn kháo nhau: hình như thể càng nhiều chân, CPU mới chạy càng nhanh được? Ai mà biết.
Nhưng họ cũng có cái lý của mình khi thấy số chân cẳng của CPU ngày càng tăng lên theo tốc độ của
bộ vi xử lý.

CPU LGA775 nhìn nghiêng không thấy chân cẳng chi...

74
Trong khi CPU Socket 478 (Prescott) chân tua tủa bắt ghê.

CPU LGA775 nhìn thẳng như thế này đây

75
Còn CPU Socket 478 nhìn thẳng vẫn thấy lú nhú chân cẳng.
Còn nhớ hồi nẫm, Pentium và Pentium MMX xài Socket 7, còn Pentium Pro chơi Socket 8. Sau
một giai đoạn chuyển sang đóng gói dạng “hộp” cartridge gọi là Slot 1, không xài chân tua tủa mà
dùng dạng điểm tiếp xúc như các card add-on (Pentium II và Pentium III đời đầu), Intel trở lại dạng
Socket với CPU Pentium III Tualtin Socket 370 . Rồi Pentium 4 thì đi từ Socket 423 lên 478. Pentium
M cho máy tính xách tay dùng Socket 479. Bây giờ, CPU mới của Intel có giao diện LGA775 với 775
điểm tiếp xúc.
Xin nói rõ, chỉ từ Socket 370 trở đi thì tên gọi Socket mới gắn với tổng số chân cắm của CPU.
Còn Socket 7 dùng ổ cắm SPGA (Staggered Pin Grid Array) phổ biến là dạng ZIF 321 chân (có một số
ít xài dạng LIF 296 chân).

CPU và Socket LGA775.


Giao diện LGA775 có tên “cúng cơm” đầy đủ là Land Grid Array. Điều khác lạ chính của nó là
CPU không còn dùng các chân cắm (vốn dễ cong, dễ gãy), mà là các điểm tiếp xúc. Kiểu tiếp xúc này
cho phép nối kết điện trực tiếp giữa đế của CPU với mainboard. Tuy đây là một dạng ổ cắm khá phức
tạp, nhưng nó cho phép nhà sản xuất chế tạo các CPU có mật độ tiếp xúc (chân) dày đặc hơn, vừa đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật, vừa giữ được chi phí thấp.
LGA775 được Intel bắt đầu áp dụng cho dòng CPU Prescott thứ hai (dòng Prescott đầu hiện
nay vẫn theo Socket 478). Hồi đầu, người ta còn gọi nó là Socket T.

76
Socket LGA775 với hệ thống
nắp chụp CPU chưa từng thấy.
Intel cũng đã có hai bộ chipset đầu tiên hỗ trợ giao diện CPU LGA755 là Grantsdale (Intel 915)
và Alderwood (Intel 925). Có thể nói cho dễ hình dung, i915 sẽ thay cho i865 và i925X thay cho i875P
hiện nay. Cả hai chipset mới này đều hỗ trợ bộ nhớ DDR2 (DDR thế hệ thứ hai) tốc độ 533MHz Dual
Channel (băng thông tới 8,5GB/s) và giao diện PCI-Express với 2 chuẩn x16 và x1 (thay cho AGP và
PCI). Tất nhiên là chúng được tích hợp những công nghệ Intel mới nhất và hiện đại nhất. Với ICH6,
mainboard sẽ có được tới 4 cổng SerialATA, 8 cổng USB 2.0, cấu trúc âm thanh Azalia Audio vượt
hẳn CODEC AC'97 với âm thanh đa kênh 32-bit, 192 kHz, nhân chíp xử lý đồ họa Intel Extreme
Graphics 3 hỗ trợ DirectX 9 và OpenGL 1.4 với khả năng Pixel Shader 2, tích hợp WirelessLAN (với
ICH6W),...

Mainboard ASUS P5AD2 chipset i925 với các slot PCI-Express x16 và x1, khe cắm DDR2-533 với 4
đầu cắm SATA.
CPU giao diện LGA775 được sản xuất theo công nghệ 90 nanometer (0,09-micron) với công
nghệ SSE3 và bus hệ thống FSB 800MHz Quad Pumped Bus.
Thế hệ CPU Prescott LGA775 có số CPU (Processor Number) thuộc series 500.
SỐ CPU TỐC ĐỘ
570 3,80GHz

77
560 3,60GHz
550 3,40GHz
540 3,20GHz
530 3,00GHz
520 2,80GHz
Sẵn đây, xin nói thêm, hồi ban đầu, Intel tính áp dụng giao diện LGA775 cho CPU Prescott
ngay từ đầu. Nhưng họ đã phải chấp nhận một giai đoạn quá độ trước sự phản ứng của nhiều nhà sản
xuất mainboard. Đó là lý do ra đời của con Prescott Socket 478. Ngoài ra, để tận dụng số chipset i865
đã lỡ mua, một số nhà sản xuất mainboard đã “chế” bằng cách thiết kế Socket LGA775 lên mainboard
gắn chipset này. Chẳng hạn model SL-865Pro-775 của Soltek. Các mainboard i865 Socket LGA775
như thế có thể chạy được CPU LGA775, nhưng không có các chức năng và công nghệ mới chỉ có ở
i915. Chưa hết, cũng có hãng chế ngược lại, dùng chipset i915P với Socket 478 để chạy các CPU
Pentium 4 cũ. Chẳng hạn model P4GD1 của ASUS.
Không chỉ có hai chipset Intel i915 và i925, các nhà sản xuất chipset Đài Loan cũng đã đưa ra
những chipset hỗ trợ CPU LGA755, PCI-Express và DDR2 như SiS656+SiS965, VIA
PT890+VT8237, VIA PT892+VT8237,...

78
CPU Prescott: tương lai của Pentium 4
Sau con CPU Pentium 4 phiên bản đặc biệt Extreme Edition nổi đình đám dành cho dân chơi
game và multimedia “prồ” chạy bốc nhưng có giá “cõi trên”, Intel đã đưa ra dòng CPU Pentium 4 mới
có tên “cúng cơm” là Prescott, mở đường cho một thế hệ Pentium dành cho máy tính để bàn mới. Tuy
có tới 1MB bộ nhớ đệm L2 Cache (so với 512MB của dòng Northwood), nhưng giá bán của Prescott
không chênh bao nhiêu (tại Việt Nam ngày 8-3, giá của Prescott 2,8GHz bus 800 chỉ cao hơn
Northwood 2,8GHz bus 800 chừng 10USD).
Nhận diện Prescott:
Prescott được coi là “revision” (sự xem lại) thứ hai của nhân Pentium 4 gốc Williamette ra đời
hồi mùa thu 2000 (lần revision thứ nhất là sự có mặt của Northwood). Prescottá là CPU đầu tiên áp
dụng công nghệ sản xuất 90nm (hay 0.09 micron). Nhờ đó, Intel có thể tăng số lượng transistor trên
một nhân (die) nhỏ hơn. Hãy thử so sánh nhé: nhân Prescott chỉ có 112mm2 nhưng chứa tới 125 triệu
transistor, trong khi nhân Northwood bự tới 145mm2 mà chỉ có 55 triệu transistor. Công nghệ sản xuất
tiên tiến này cho phép Intel tích hợp thêm nhiều công nghệ mới lên nhân CPU trong khi giảm được chi
phí sản xuất (fabrication cost).

Các công nghệ sản xuất CPU Intel đi từ 0.18-micron (Pentium 4 Williamette), tới 0.13-micro (P4
Northwood) và giờ là 0.9-micron (P4 Prescott)
CPU Prescott có thêm 13 lệnh mới (1 cho tác vụ chuyển đổi floating point to integer, 5 cho tác
vụ tính toán phức hợp complex arithmetic, 1 cho mã hóa video, 4 cho SIMD-FP dùng định dạng AOS
/Array-of-Structures, và 2 cho sự đồng bộ hóa luồng thread synchronisation). Intel đặt tên cho bộ lệnh
SSE của Prescott là SSE 3, thay cho SSE 2 của Northwood.
Một điều đáng chú ý làm tăng thêm sức mạnh xử lý cho Prescott là các bộ nhớ đệm đều được
tăng thêm so với Northwood. L2 Cache của Prescott tới 1MB (thay vì 512KB của Northwood) và L1
Cache tới 16KB/8 way (thay vì 8KB/4way). Nhờ vậy mà khả năng nạp sẵn dữ liệu (prefetching) của
Prescott được cải thiện hơn. Công nghệ siêu phân luồng Hyperthreading Technology (HT) ở Prescott
cũng được cải tiến. Đáng tiếc là cho tới nay chúng ta vẫn chưa có nhiều ứng dụng hỗ trợ để khai thác
hết ưu thế của công nghệ HT.
Ngoài ra, trên Prescott, độ dài của kênh truyền dữ liệu (data pipeline) cũng được kéo ra tới 31
chặng (so với 20 chặng của Northwood). Điều này cho phép Intel tăng tốc độ xung (clock speed) CPU
lên cao hơn.

79
Tất nhiên, bạn phải trả giá cho sự gia tăng sức mạnh này. CPU Prescott mạnh hơn nên cũng
nóng hơn. Intel giải thích là Prescott có đặc tả nhiệt (gọi là Thermal Design Power, TDP) khác
Northwood. Cụ thể, CPU Prescott 3,2GHz có TDP 103W so với chỉ 82W của Northwood hay 92W của
Extreme Edition cùng tốc độ. Vì thế, quạt dành cho CPU Prescott cũng được thiết kế khác hơn ở phần
tiếp xúc.
Do có đặc tả tiêu thụ điện năng (power consumption spec) mới, CPU Prescott hiện nay tuy vẫn
sử dụng giao diện Socket 478, nhưng có các điểm tiếp xúc khác hẳn Northwood. Vì thế, cho dù cũng
sử dụng chung bộ chipset Intel 875P hay dòng Intel 865, nhưng mainboard cho Presscott được trang bị
Socket 478 có thiết kế hơi bị khác ở phần các tiếp điểm chính giữa, cũng như phải hỗ trợ đặc tả điện
năng mới. Với các mainboard đời sau này đã được trang bị sẵn Socket 478 thiết kế mới (có ghi là
Ready for Prescott CPU), bạn có thể update BIOS để bổ sung lệnh nhận diện Prescott. Xin lưu ý là khi
mua mainboard mới, bạn cần phải hỏi kỹ nơi bán xem mainboard này có sẵn sàng để chạy CPU
Prescott hay chưa. Với các lô hàng gần đây, các nhà sản xuất mainboard lớn thường đều cẩn thận ghi
rõ sự hỗ trợ Prescott trên hộp sản phẩm.

CPU Prescott được mang ký hiệu là E (thí dụ 3.2E GHz, có nghĩa là Prescott tốc độ 3,2GHz)
để phân biệt với C của Northwood bus 800 (thí dụ 3.2C GHz) hay B của Northwood bus 533.

Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm CPU Pentium 4 Prescott (bộ nhớ đệm L2 Cache 1MB) tốc độ 3.2GHz
bus 800, bộ nhớ DDR400 512 MB (2 thanh 256 MB) mode kênh đôi, ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V
SerialATA 120GB, card AGP XFX GeForce FX 5600 bộ nhớ 256MB.
Hệ thống đối chứng 1: CPU Pentium 4 EE (bộ nhớ đệm L3 Cache 2MB, L2 Cache 512KB) tốc
độ 3.2GHz với bộ nhớ DDR400 KingMax 1024MB (2 thanh 512MB chạy mode Dual Channel), ổ đĩa
cứng Seagate Barracuda SerialATA-150 dung lượng 80GB và card tăng tốc đồ họa XFX GeForec FX
5600 với 256MB DDR bộ nhớ video.
Hệ thống đối chứng 2: CPU Pentium 4 Northwood (L2 Cache 512KB) tốc độ 3.2GHz bus 800,
bộ nhớ DDR400 KingMax 512MB (2 thanh 256MB Dual Channel), ổ đĩa cứng Seagate Barracuda V
80
SerialATA- 150 dung lượng 120GB và card tăng tốc đồ họa Gigabyte ATI Radeon 9200-8X với 64MB
DDR bộ nhớ video.
Cả ba hệ thống đều sử dụng mainboard Intel D875PBZ, hệ điều hành Windows XP Pro SP1 và
DirectX 9.0b.
3,2GHz 3,2GHz 3,2GHz
Extreme Northwood Prescott
Edition
Điểm 10450 7643 10128
3DMark2001 SE
Pro

Điểm PCMark CPU 7940


2002 Pro Memory 9009
HDD 969
Điểm PCMark 04 4777 4178
Pro CPU 4974 3496
Memory 5106 4632
HDD 1982 1951
Graphics 3988 3831
Benchmark CPU ALU (MIPS) 10002 9723 9465
về tác vụ tính
toán, đo bằng
FPU 2759/6154 2763/6187 2622/5509
SiSoft Sandra Pro
(MFLOPS)
2003
Băng thông bộ RAM Integer 4702 4900 4951
nhớ, đo bằng Buffered
SiSoft Sandra Pro iSEE2
2003 (MB/s)
RAM Float 4637 4838 4949
Buffered
iSEE2
(MB/s)
Convert một file 12ph16gi 7ph56gi 7ph07gi
DVD (vob) 232
MB thành
MPEG-2 SVCD
bằng DVDx 2.2
Nén một file zip 16,29gi 16,70gi 16, 06gi
140 MB bằng
WinZip 8.1 SR1
Thời gian khởi 49,90gi 27,51gi
động từ khi nhấn
nút Power tới lúc
xuất hiện logo
Windows XP

81
Nhận xét
Một khi có được sự hỗ trợ tốt từ mainboard, CPU Prescott sẽ phát huy được ưu thế của mình
với bộ nhớ đệm rộng rãi hơn và nhiều lệnh mới hơn. Hầu như các công cụ test hiện nay chưa hỗ trợ
ngọt ngào cả hai dòng CPU mới Extreme Edition và Prescott, nên các kết quả benchmark có thể không
thể hiện đúng mức hoạt động của các CPU này. Nhưng qua quá trình chạy thực tế, chúng tôi có thể nói
rằng Prescott hơn hẳn Northwood trong hầu hết tác vụ. Do giá mainboard như nhau và giá CPU chỉ
chênh nhau khoảng 10USD, nếu tậu mới, bạn nên rấn thêm một chút nữa để làm chủ hệ thống mới này.
Và cũng do đặc tả kỹ thuật của hai dòng CPU khác nhau, bạn không nên nghĩ tới chuyện đổi CPU từ
Northwood đang chạy lên Prescott, nếu như mainboard không thật sự hỗ trợ nó.
Prescott là bước chuyển mở đường cho Intel phát triển các dòng CPU mới kế tiếp Pentium 4.
Prescott Socket 478 chỉ là giải pháp trung gian. Trong kế hoạch ban đầu, giao diện của Prescott 90nm
có Socket 775 kia. Hình như người ta bị ám ảnh: càng nhiều chân, CPU càng chạy nhanh hơn thì phải?

82
Chipset và chip
Đúng như cái tên cúng cơm của chúng, hai thuật ngữ này có liên hệ dây mơ rễ má với nhau
nhưng lại khác nhau.
Chipset (đọc “chíp-sét”) là bộ chíp gồm nhiều con chíp (hay một con chíp tích hợp chức năng
của nhiều con chíp).
Chip là một ... con chíp.

* CHIP:

83
Những kiểu đóng gói chip
Nói một cách bài bản, chíp là một mẩu nhỏ vật liệu bán dẫn (hiện thường sử dụng silicon) có
nhúng trên đó một mạch tích hợp (integrated circuit). Một con chíp điển hình nhỏ chưa tới 1,6 cm
vuông nhưng có thể chứa tới hàng triệu thành phần điện tử (tức transitor). Các công nghệ và vật liệu
sản xuất mới giúp kích thước và trọng lượng của con chíp ngày càng thêm nhỏ, thêm nhẹ. Với công
nghệ sản xuất 0,13-micron, một con chíp GPU NVIDIA GeForce 6800 Ultra chứa tới 222 triệu
transistor.
Có những loại chíp khác nhau. Thí dụ, chíp CPU (bộ vi xử lý) chứa đựng toàn bộ một đơn vị
xử lý, trong khi chíp bộ nhớ chỉ chứa bộ nhớ trống rỗng.
Chíp hiện được đóng gói với nhiều dạng khác nhau. Ba kiểu đóng gói chính là:
- DIP (Dual In-Line Package): Kiểu đóng gói hàng đôi này có ở các con chíp dạng “bọ” (bug)
truyền thống, với 8 tới 40 chân được xếp thành hai hàng.
- SIP (Single In-Line Package): Đóng gói hàng đơn này với các chân cắm chạy thành một hàng
như một cây lược.
- PGA (Pin-Grid Array): Kiểu đóng gói chân sắp xếp thành vỉ như lưới này được dùng cho
những con chíp hình vuông với các chân cắm được bố trí trong những ô vuông đồng tâm. Ngoài loại
CPGA (Ceramic Pin Grid Array) với chân đế bằng sứ trước đây, người ta hiện đang sử dụng loại PPGA
(Plastic Pin Grid Array) với chân đế bằng nhựa.
Ngoài ra, với bộ nhớ, còn có một loại đóng gói là SIMM (Single In- Line Memory Module) mà
có thể tới 9 con chíp được gắn thành một hàng trên một bo mạch nhỏ. SIMM có đường dẫn (path) 32-
bit. Sau này, có thêm DIMM (Dual In-Line Memory Module) với các con chíp xếp thành hai hàng và
có đường dẫn 64-bit. Sẵn đây, bạn cũng cần phân biệt, một thanh bộ nhớ SDRAM hay DDR gọi là một
module (memory module). Trên đó có hàn hay gắn những mẩu silicone nhỏ gọi là con chíp (memory
chip).
Còn một kiểu đóng gói thường được Intel dùng cho một số con chíp trong bộ chipset là MBGA
(Micro Ball Grid Array) không dùng chân cắm mà là các viên bi hợp kim siêu nhỏ.
Chưa hết. Ở thế hệ CPU mới sắp tới là Prescott và Tejas có giao diện Socket 775, Intel đưa ra
một loại đóng gói chíp mới gọi là LGA (Land Grid Array) thay các chân cắm bằng các điểm tiếp xúc.
Cụ thể, CPU LGA775 sẽ có 775 điểm tiếp xúc, trong khi CPU PPGA478 có 478 chân.
* CHIPSET:
Bộ chipset gồm một số mạch tích hợp được thiết kế để thực hiện một hay nhiều chức năng có
liên quan với nhau. Các thế hệ chipset mới thường được bao gồm các chức năng mà trước đây phải cần
tới hai hay nhiều bộ chipset riêng rẽ. Trước đây, bộ chipset gồm có hai hay nhiều con chíp vật lý riêng.
Ngày nay, trong một số trường hợp, nguyên cả bộ chipset có thể được tích hợp vào trong một con chíp.

84
Bộ chipset Intel 865PE.
Trong thực tế, thuật ngữ chipset thường được dùng để chỉ chức năng cốt lõi của một
mainboard. Nói cho dễ hiểu, chipset là bộ chíp chủ điều khiển mainboard. Và mainboard được thiết kế
dựa trên các chức năng công nghệ mà một bộ chipset hỗ trợ. Đó là lý do mà bạn thấy người ta gọi
mainboard chipset 845, mainboard chipset 865,...
Chẳng hạn, bộ chipset Intel 865PE gồm có hai con chip 82865PE (MCH) và 82801ER (ICH5-
R). Bạn chú ý, người ta gọi là “bộ chipset Intel 865PE” chứ không phải là “con chíp Intel 865PE”.
- Chíp Intel 82865PE MCH 760 chân hỗ trợ CPU Pentium 4 có công nghệ siêu phân luồng HT,
bộ nhớ DDR400, mode Dual Channel (riêng con chíp 82865G (MCH) của bộ chipset i865G thì tích
hợp cả nhân xử lý đồ họa Intel Extreme Graphics 2).
- Chíp Intel 82801ER (ICH5-R) có 460 viên bi tích hợp lủ khủ các bộ điều khiển (controller)
các thiết bị I/O như Ultra ATA 100, Serial ATA- RAID-0, USB 2.0, âm thanh AC'97 có 6 kênh, LAN,
EHCI, ASF,...

85
Sơ đồ bộ chipset Intel 865G với hai con chíp 82865G và ICH5/ICH5-R.

Pentium 4 và DDR SDRAM


86
- Ảnh : Thanh DDR266 của hãng TwinMOS.
Có thể nói rằng thời của thế hệ bộ nhớ vi tính mới DDR SDRAM đã chính thức bắt đầu từ
CeBIT 2002 - cuộc triển lãm thương mại tin học và viễn thông quốc tế hàng năm lớn nhất và có ảnh
hưởng nhất thế giới – vừa diễn ra tại Hannover (Đức) từ 13 tới 20-3. Các bộ chipset, module bộ nhớ và
mainboard hỗ trợ DDR SDRAM (vốn đã gây chú ý tại hội chợ COMDEX 2002 hồi tháng 11-2001 ở
Las Vegas, Mỹ) giờ chiếm ưu thế áp đảo tại đây. Các nhà chuyên môn dự báo : DDR SDRAM sẽ là bộ
nhớ của tương lai.
DDR SDRAM là gì ?
Có thể nói nôm na rằng DDR là SDRAM DIMM cao cấp. Nó cũng xài giao diện DIMM (Dual
Inline Memory Module – môđun bộ nhớ tuyến tính đối), nhưng có 184 chân (SDRAM có 168 chân) và
điện thế 2,5Volt (SDRAM là 3,3Volt). Trong khi SDRAM có chân cắm được cắt thành ba mảng (20, 60
và 88 chân), DDR chỉ được cắt thành 2 mảng (80 và 104 chân).

- Ảnh : SDRAM

- Ảnh : DDR SDRAM

87
DDR là chữ viết tắt của Double Data Rate – tốc độ truyền tải dữ liệu gấp đôi. Với công nghệ
này, tuy cùng một xung đồng hồ (bus) như SDRAM, DDR có khả năng truyền tải (băng thông) gấp
đôi. Chẳng hạn, PC100 SDRAM (bus 100 MHz) có băng thông 800 MB/s, thì PC1600 DDR cũng với
bus 100 MHz lại có băng thông 1.600 MB/s.
Trong khi đó, RamBus DRAM (hay còn gọi là RDRAM và Direct RamBus) lại là một thế hệ
DRAM hoàn toàn khác hẳn. Nó sử dụng socket RIMM (RamBus Inline Memory Module – môđun bộ
nhớ tuyến tính rambus) 184 chân. Các sự sắp xếp các ngăn bộ nhớ (memory cell) trong nhân của tất cả
các dạng DRAM vẫn còn tồn tại trong RDRAM, nhưng cách mà một hệ thống dùng RDRAM truy
xuất tới các ngăn đó thì khác hẳn. Nhờ số lượng bank bộ nhớ rất lớn (32 bank so với 4 bank của
SDRAM) và xung cao hơn hẳn đồng thời có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ gấp đôi thông qua giải
pháp kênh đôi – dual channel (PC800 RDRAM có bus 400 MHz), RDRAM đạt được băng thông rất
lớn. Với PC800 RDRAM, băng thông này lên tới 3,2 GB/s (tức tương đương DDR400).

- Ảnh : Biểu đồ mô tả cách dữ liệu được truyền tải trong SDRAM (bên trái) và RDRAM (bên phải).

88
Pentium 4 và DDR SDRAM
Vì sao lại chọn DDR SDRAM ?

Ảnh : Một số loại DDR SDRAM 333MHz (PC2700).


SDRAM thì thôi khỏi bàn nữa. Còn RamBus và DDR là hai công nghệ bộ nhớ thế hệ mới khác
nhau. Ngay từ cái nền móng, cả hai đã được thiết kế khác nhau rồi. Mặc dù cùng chia sẻ mục tiêu là
cung cấp một giải pháp bộ nhớ băng thông cao cho các ứng dụng media thế hệ mới, mỗi loại RAM này
có những thế mạnh và nhược điểm riêng.
DDR là một bước mang tính cách mạng hướng về gia tăng băng thông đang có sẵn của công
nghệ SDRAM mà không phải tăng đáng kể chi phí. Vì thế, DDR gần như ngang giá với PC133
SDRAM. Hơn nữa, nó là một tiêu chuẩn mở (miễn phí) nên được các nhà sản xuất bộ nhớ ủng hộ rộng
rãi. Tuy nhiên, do số chân khác nhau, socket của DDR trên mainboard cũng phải thay đổi.
Còn giải pháp “chip đơn, ít chân, dung lượng cao, băng thông rộng” của RDRAM tuy gây tiếng
vang lớn hồi đầu thập niên 1990, nhưng lại không tương thích với thực tế thị trường bộ nhớ sau này.
Do có thiết kế hoàn toàn mới, việc đầu tư cho sản xuất RDRAM rất lớn, đẩy giá thành lên quá cao.
Ngoài ra, và có lẽ cũng là một điều quan trọng, RamBus không phải là một tiêu chuẩn mở. Bản quyền
của nó nằm trong tay công ty RamBus Inc. Nghĩa là nhà sản xuất bộ nhớ nào muốn làm loại bộ nhớ
“quý tộc” này đều phải trả tiền bản quyền cho RamBus. Chuyện kiện tụng đòi tiền bản quyền giữa
công ty RamBus và một số đại gia bộ nhớ đã làm “nản lòng chiến sĩ”.
Do “lỡ dại” bị ràng buộc bởi một tờ “hôn thú” với RamBus cách đây 4 năm, Intel đã lâm vào
tình cảnh lúng túng như gà mắc tóc. Gia đình CPU Pentium 4 cần phải có bộ nhớ mạnh mới có thể
phát huy hết thế mạnh. RDRAM thì quá tuyệt, nhưng do giá thành và chế độ bản quyền của RamBus
Inc. mà nó không được thị trường chấp nhận rộng rãi. Nửa cuối năm 2001, Intel đành phải xài tới một
giải pháp tình thế là cho Pentium 4 chạy với PC133 SDRAM (chipset i845). Quả là một con bò đi kéo
xe tăng. Mãi tới cuối năm ngoái bước sang đầu năm 2002, nhà sản xuất chipset chính của thế giới này
mới quyết định “bật đèn xanh” cho DDR với chipset i845D. Đây chính là giải pháp bộ nhớ lý tưởng
cho các máy vi tính tương lai, ít nhất thì cũng cho người dùng cuối.
Nhờ chỉ cần phát triển trên nền tảng SDRAM có sẵn, DDR có một tương lai rộng mở, dễ dàng
qua mặt RDRAM để chiếm lĩnh thị trường bộ nhớ vi tính.
Hiện nay có ba nhà sản xuất chipset chạy Pentium 4 với DDR SDRAM là Intel (gia đình i845),
SiS (gia đình 645) và VIA (Apollo P4X266, Apollo P4X333). Mỗi nhà sản xuất thiết kế chipset của
mình với kiến trúc khác nhau. Vì thế, bạn cũng chẳng nên thắc mắc khi thấy mỗi hệ thống Pentium 4
sử dụng mainboard với chipset khác nhau cũng sẽ hoạt động không giống nhau.

89
-Ảnh : Sơ đồ kiến trúc của chipset Intel i845/i845D

- Ảnh : Sơ đồ kiến trúc của chipset SiS 645DX.

90
- Ảnh : Sơ đồ kiến trúc của chipset VIA Apollo P4X333.

91
Pentium 4 và DDR SDRAM
Những đặc điểm của DDR :
- Giá thành của DDR không chênh bao nhiêu so với SDRAM.
- DDR tiêu thụ ít điện hơn SDRAM và chẳng “cục kỳ nóng” như RDRAM.

- Ảnh : Thanh RDRAM PC1066 của Samsung cần phải có cả thanh tản nhiệt với lời khuyến cáo
“Warning : Hot Surface” (Chú ý : mặt nóng).

- Ảnh : Trong sách dẫn kèm theo mainboard chạy RDRAM của mình, hãng Asus đã phải lưu ý người
sử dụng về sức nóng khủng khiếp của RamBus và khuyên nên để cho thanh RAM nguội trước khi gỡ
nó ra.
- Băng thông cao gấp đôi SDRAM và sắp đuổi kịp RDRAM (chỉ tính tới loại DDR333 đã có
trên thị trường). Cụ thể :
LOẠI RAM TỐC ĐỘ XUNG BĂNG THÔNG
RDRAM PC800 400 MHz 3,2 GB/s
SDRAM PC100 100 MHz 0,8 GB/s
SDRAM PC133 133 MHz 1,06 GB/s
DDR200(PC1600) 100 MHz 1,6 GB/s
DDR266(PC2100) 133 MHz 2,1 GB/s
DDR333(PC2700) 166 MHz 2,7 GB/s
Vào cuối năm 2002, DDR400(PC3200) với băng thông 3,2 GB/s sẽ có mặt trên thị trường.
Chừng giữa năm 2003, thế hệ DDR2 với điện thế 1,8Volt sẽ ra đời với tốc độ thấp nhất là DDR2-
400(PC4800) có băng thông 4,8 GB/s. Còn DDR2-667(PC6400) sẽ có băng thông tới 6,4GB/s.

- Ảnh : Sơ đồ kiến trúc của hệ thống chipset i850 chạy RDRAM


92
- Ảnh : Sơ đồ kiến trúc của hệ thống chipset i845 chạy SDRAM/DDR SDRAM
Hãng Samsung vừa khuyến cáo rằng : hiện nay trên thị trường đã xuất hiện những loại
DDR333 “đôn dên”, được overclock từ DDR266 lên. Hậu quả là nó nóng hơn, dễ gây treo hệ thống
khi làm việc với cường độ lớn hay thực hiện các tác vụ nặng nề. Bạn cần kiểm tra chỉ số tốc độ của nó
với -6ns (PC2700) thay vì -7 hay -7,5ns (PC2100).
Đáng tiếc là Intel vẫn tiếp tục đủng đỉnh trong việc đưa ra chipset hỗ trợ DDR. Cho tới nay, với
chipset i845D, thậm chí cả i845E và i845G sắp có vào tháng 5, Intel cũng mới chính thức hỗ trợ
DDR200/DDR266. Trong khi đó, SiS và VIA đã tung ra từ đời tám hoánh các bộ chipset Pentium 4
chạy được cả DDR333. Thật ra, xét về mặt kỹ thuật, với bus hệ thống 400 MHz, DRR266 đã để lại
một khoảng “thắt cổ chai” không phải là nhỏ. Tình trạng càng trầm trọng hơn khi Intel tung CPU
Pentium có bus hệ thống 533 MHz ra mà vẫn “kiên trì” với chipset hỗ trợ DDR266 (chispet i845E và
i845G). Mời bạn tham khảo biểu đồ minh họa tình trạng thắt cổ chai khi sử dụng DDR2666 cho hệ
thống 533 MHz.

- Ảnh : Hiện tượng thắt cổ chai khi sử dụng DDR266 với hệ thống 533 MHz.

93
Pentium 4 và DDR SDRAM
Những thông số test
Cho tới nay, nhiều nhà test phần cứng đã công bố trên Internet những kết quả so sánh giữa các
loại bộ nhớ đang có trên thị trường.
Mời bạn tham khảo kết quả test của TechReport. Xin chú ý, tuy cùng sử dụng DDR266, nhưng
thông số của các hệ thống sử sử các chipset khác nhau (Intel 845, SiS 645 và VIA P4X266A) lại chẳng
giống nhau – chủ yếu do kiến trúc của chipset khác nhau.

- Ảnh : So sánh băng thông bộ nhớ giữa các loại RAM. Đơn vị tính là MB/s. Chỉ số càng lớn, bộ nhớ
càng có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn.

- Ảnh : So sánh thời gian chờ (latency) giữa các loại RAM. Đơn vị tính là xung đồng hồ. Chỉ số càng
nhỏ bao nhiêu, càng tốt hơn bấy nhiêu.
94
Trong khi đó, test của X-Bit Labs thiên về multimedia, game. Các "voọc-sĩ" ở đây sử dụng cấu
hình như sau :
Intel 850 Intel 845 VIA P4X266
CPU Intel Pentium 4 1.7GHz
Mainboard ASUS P4T ASUS P4B VIA Demo Board
256MB PC800 256MB PC133 CL2 256MB PC2100 CL2 DDR
Memory
RDRAM SDRAM SDRAM
Graphics Card Gigabyte GV-GF3000DF (NVIDIA GeForce3)
HDD IBM DTLA 307015
Và đã ghi nhận được những kết quả :
- Khi thực hiện các tác vụ văn phòng :

- Khi nén file bằng WinZip :

- Khi convert thành file MPEG-4 :

- Khi chơi các game có độ phân giải thấp :

- Khi chơi các game có độ phân giải cao :


95
Gắn bộ nhớ DDR
96
Sau khi gắn xong CPU và quạt, bạn bắt đầu việc gắn các thanh bộ nhớ hệ thống vào các slot
DIMM trên mainboard. Trên mainboard của Gigabyte và một số hãng khác, các khe DIMM được phân
biệt bằng màu sắc khác nhau giúp bạn dễ dàng cấu hình Dual Channel (bộ nhớ kênh đôi) hơn. Cần nhớ
là tùy mỗi hãng mà có mã màu khác nhau. Thí dụ, có mainboard dùng một màu cho mỗi kênh. Có
mainboard dùng màu để đánh dấu các khe DIMM tương ứng trong hai kênh để cấu hình Dual.
Mainboard Gigabyte thuộc loại thứ hai này đó. Vì thế, để cấu hình Dual, bạn chỉ việc gắn hai thanh
DDR vào hai slot DIMM có cùng màu với nhau.
Cũng giống như hầu hết mainboard khác dựa trên hai bộ chipset Intel 915G Express và Intel
915P Express, Gigabyte GA-8GPNXP Duo hỗ trợ cả hai loại bộ nhớ DDR (2,5V) và DDR2 (1,8V).
Tuy nhiên, bạn chỉ được phép dùng một trong hai loại, hỗng được "chung chạ" à nghen. Cụ thể là bạn
có thể tận dụng DDR400 đang có hay tậu mới DDR2-533. Mainboard có tới 6 slot DIMM, trong đó có
hai slot màu vàng nhạt dành cho DDR2.
Cách gắn DDR cho mode Dual-Channel trên mainboard Gigabyte GA-8GPNXP Duo
DDR1 DDR2 DDR3 DDR4 DDRII_1 DDRII_2
(màu cam) (màu tím) (màu cam) (màu tím) (màu vàng) (màu vàng)
DS/SS X DS/SS X X X
2 Memory
X DS/SS X DS/SS X X
Modules
X X X X DS/SS DS/SS
4 Memory
DS/SS DS/SS DS/SS DS/SS X X
Modules
DS = Double-sided module ; SS = Single-sided module ; X = Không gắn

Để bảo đảm được tính tương thích và sự ổn định tốt nhất cho bộ nhớ, bạn cần tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
- Các cặp DDR phải cùng một dung lượng, cùng tốc độ, cùng nhãn hiệu, cùng model. Lý tưởng
nhất là mua hai thanh DDR chạy cặp này cùng một lúc với nhau để bảo đảm chúng cùng được gắn các
con chíp nhớ có cùng một lô sản xuất.
- Nếu mua được hai thanh DDR trong bộ kit Dual do hãng sản xuất bộ nhớ cung cấp sẵn, tính
tương thích và ổn định là tối ưu.

Bộ kit 2 thanh DDR2-533 của Mushkin.


- Bảo đảm rằng số lượng chíp nhớ (hai số mặt, side) trên hai thanh DDR chạy cặp phải giống
nhau.
97
- Lý tưởng nhất là khi muốn gắn thêm một cặp DDR nữa vào mainboard, bạn nên tìm mua loại
cùng nhãn hiệu, tốc độ và số mặt (DDR một mặt hay hai mặt) như cặp DDR đang có sẵn.

Mainboard Gigabyte GA-8GPNXP Duo có tới 6 slot DIMM. Hai cặp cho
DDR400 2,5V (màu cam và màu tím) và một cặp cho DDR2-533 1,8V (màu
vàng nhạt).

Hãy chú ý các vị trí khác nhau của các khấc đánh dấu (notch) cho các loại
DDR và DDR2. Trong ảnh, khe DIMM màu vàng nhạt là dảnh cho DDR2.
Hai slot DIMM màu cam và tím là cho DDR.

98
Trong bài này, chúng tôi sử dụng hai thanh DDR2-533 ValueRAM
(KVR533D2N4/512) 512MB của hãng Kingston.

Trước tiên, bạn bật hai ngàm khóa (màu trắng) ở hai đầu slot DIMM ra phía
ngoài. Tương tự như khi gắn hầu hết các thanh RAM khác, bạn phải giữ thanh
DDR bằng cả hai tay và ấn theo chiều thẳng đứng nó vào khe DIMM.

99
Phải luôn luôn chắc chắn rằng khe cắt lõm trên cạnh chân thanh DDR nằm
chính xác với vị trí khấc đánh dấu trên khe cắm. Khấc này được thiết kế để
bảo đảm bạn chỉ có thể ấn thanh DDR vào theo một hướng. Nó cũng giúp
phòng tránh việc gắn nhầm thanh DDR2 vào bất cứ khe DDR nào.

Để gắn DDR, bạn ấn thẳng đứng thanh DDR xuống khe cho tới khi nào hai
ngàm khóa (màu trắng) ở hai đầu slot bật vào khớp với các khe cắt ở hai đầu
thanh DDR. Thường là bạn sẽ nghe có một tiếng động nhỏ báo ngàm đã khóa
được thanh DDR. Để tránh sự cố đáng tiếc là thanh DDR không được gắn
hoàn toàn vào khe (có thể gây chạm điện và cháy), bạn cần kiểm tra chắc chắn
các ngàm khóa đã trở về vị trí thẳng đứng với thanh DDR.

100
Card AGP “đụng nóc” GeForce FX 5950 Ultra của Gigabyte

Anh Lê Hoàng Long, Giám đốc Công ty Viễn Sơn, nhà phân phối ủy quyền sản phẩm Gigabyte
ở Việt Nam, nhắn với tôi rằng đợt hàng Tết này, công ty đã cho nhập về một loạt card tăng tốc đồ họa
Gigabyte sử dụng GPU NVIDIA GeForce FX từ loại bình dân tới trung bình và cao cấp. Trong đó, có
card GeForce FX 5950 Ultra “đụng nóc”, có cấu hình mạnh nhất hiện nay của dòng GPU NVIDIA cho
máy desktop. Anh Long nói thêm rằng do card này đắt quá, tới 465USD, nên Viễn Sơn chỉ dám nhập
vài cái cốt phục vụ những game thủ quá máu mê, coi như giúp họ có điều kiện làm quen với đồ nghề
chơi game thuộc loại mạnh nhất thế giới hiện nay cho bằng chị bằng em.
Nhận diện Gigabyte GeForce FX 5650 Ultra:

101
Card AGP (model GV-N59U256V) này gắn GPU GeForce FX 5950 Ultra có xung bộ nhớ
950MHz, xung nhân chip 300MHz, giao diện nhân chip và bộ nhớ 256-bit, băng thông bộ nhớ
30,4GB/s, tốc độ lấp đầy 3,8 tỷ texel/s, số đỉnh/giây 356 triệu, số điểm ảnh mỗi xung: 8, số vân mỗi
điểm ảnh: 16. RAMDAC 400MHz. Card này được trang bị 256MB DDR (8 con chip nằm ở cả hai mặt
bo mạch, dùng chip bộ nhớ Hynix 2ns). Nó có giao diện AGP 8X và hỗ trợ đầy đủ DirectX 9.0. Card
phải được cung cấp thêm nguồn điện bổ sung từ cáp điện 4 chân của hệ thống như một thiết bị IDE.
Nếu bạn quên gắn cáp điện nguồn, card sẽ được bảo vệ bằng biện pháp không cho hệ thống khởi động.
Tốt nhất, bạn nên dùng bộ nguồn hệ thống 300W trở lên.
GPU GeForce FX 5950 Ultra được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến 0.13-micron. Nó được
tích hợp những công nghệ nổi trội, như:
- Engine CineFX 2.0 thế hệ thứ hai cung cấp sức mạnh cho việc xử lý bóng điểm ảnh và đỉnh,
cũng như độ chính xác màu 128-bit thật. Sức mạnh của CineFX 2.0 gấp đôi phiên bản trước.
- Công nghệ mẫu thông minh Intellisample HCT thế hệ thứ hai tăng tới 50% hiệu quả nén cho
tác vụ nén màu, vân và dữ liệu z, đồng thời bảo đảm chất lượng hình ảnh tối ưu cho độ phân giải lên
tới 1600x1280.
- Công nghệ siêu bóng UltraShadow tạo ra các hiệu ứng bóng phức tạp và hiện thực bằng cách
tăng tốc quá trình tạo bóng. Các bóng chính xác được tạo ra mà không làm giảm tốc độ mở khung hình
đem lại nhiều kết quả hơn cho các môi trường game.
GeForce FX 5950 Ultra được tối ưu hóa với OpenGL 1.5 bảo đảm chất lượng hoạt động tốt
nhất và tính tương thích ứng dụng cho tất cả các ứng dụng OpenGL.

- Trong ảnh : Phải dùng cáp điện 4 chân IDE để cấp thêm điện thì card mới chịu chạy.
Card GeForce FX 5950 Ultra trông thật bề thế, cầm thấy nặng tay. Các chip bộ nhớ đều nằm
dưới lớp nhôm tản nhiệt. Bộ quạt có vỏ bằng nhựa trong suốt. Do yêu cầu giải nhiệt quá dữ, card được
thiết kế để chiếm slot AGP và cả slot PCI kế bên. Card có cổng VGA-out (xuất ra màn hình analog),
DVI-out (xuất ra màn hình LCD Digital), TV-out (xuất ra tivi với độ phân giải tới 1024x768) kèm
công nghệ VIVO (A/V In) cho phép bạn capture và biên tập video bằng card này. Nếu không có màn
hình Digital LCD mà lại có nhu cầu xuất ra hai màn hình VGA, bạn có thể dễ dàng dùng đầu chuyển
đổi D-Sub Connector kèm theo card.
Đối với những dân có máu mê “đôn dên” (overclock), Gigabyte cung cấp công cụ phần mềm
V-Tuner cho phép người dùng kiểm soát và điều chỉnh xung nhân chip (Core clock) và xung bộ nhớ
video (Memory clock) ngay từ màn hình dekstop trong Windows mà chẳng phải mất công vào CMOS
hay phải mở thùng máy hí hoáy chỉnh trên card. Giao diện của V-Tuner rất là “cool”.

102
Người mua card GeForce FX 5950 Ultra còn được Gigabyte khuyến mãi một bộ đĩa CD chứa 3
game đẳng cấp thế giới Arx Fatalis, Tomb Raider, và Raven shield. Một trong các phần mềm xem
phim DVD ngon nhất thế giới là PowerDVD 5.0 cũng được cung cấp theo card để khai thác chức năng
tích hợp bộ giải mã MPEG-2 hoàn toàn phần cứng của GPU cho phép xem phim DVD chất lượng cao
đầy đủ số khuôn hình, tràn màn hình trên desktop.

Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm card AGP “đụng nóc” này với hệ thống Pentium 4 tốc độ 3.0C GHz, bus
800 MHz, mở siêu phân luồng HT, bộ nhớ 512 MB Kingmax DDR400 chạy Dual Channel, mainboard
Intel D865GBF (chipset i865G), ổ cứng Seagate Barracuda SATA 120GB, hệ điều hành Windows XP
Pro SP1, DirectX 9.0b, Driver ForceWare 5.3.03 WHQL.
Hai card AGP đối chứng là Gigabyte RADEON 5800 Pro (128MB DDR) và XFX GeForce FX
5900 Ultra (256MB DDR).
Gigabyte Gigabyte XFX
GeForce FX RADEON GeForce
5950 Ultra 5800 Pro FX 5900
Ultra
Điểm 3DMark 2001 SE Pro 16469 17509 17051
Game Car Chase (fps, khung hình/giây) chi tiết thấp 242,5 239,1 249,9
chi tiết cao 74,8 82,0 73,2
Game Dragothic (fps, khung hình/giây) chi tiết thấp 308,5 333,5 309,5
103
chi tiết cao 169,7 177,8 169,4
Game Lobby (fps, khung hình/giây) chi tiết thấp 214,1 218,8 213,1
chi tiết cao 95,5 98,3 98,5
Game Nature (fps, khung hình/giây) 100,8 121,7 128,2
Tốc độ lấp đầy (MTexels/s) Single- 1731,4 2025,5 1635,8
Texturing
Multi-Texturing 3427,6 2979,6 3241,4
Đếm hình đa giác mức độ cao (triệu hình 1 đèn 105,8 86,7 99,0
đa giác/giây)
8 đèn 28,9 19,0 27,9
Mở file ảnh BMP 110MB bằng 3,49gi Chưa test 3,60gi
Photoshop 7.01
Convert một file DVD (vob) 232MB 9ph33gi Chưa test 8ph27gi
thành MPEG-2 SVCD bằng DVDx 2.2
Chúng tôi cũng tiến hành đo bằng phần mềm mới 3DMark 2003 Pro build 340 chuyên trị các
card AGP 8X.
Gigabyte Gigabyte XFX
GeForce FXRADEON Geforce FX
5950 Ultra 9800 Pro 5900 Ultra
Điểm 3DMark 2003 SE Pro 6460 5623 4728
Game 1 : Wings of Fury (fps, khung 205,6 Chưa test 175,6
hình giây)
Game 2 : Battle of Proxycon (fps, 47,3 Chưa test 36,1
khung hình giây)
Game 3 : Troll's Lair (fps, khung 37,4 Chưa test 29,5
hình giây)
Game 1 : Mother Nature (fps, khung 37,4 Chưa test 18,7
hình giây)
Test CPU Điểm CPU 767 Chưa test 676
Test CPU 1 (fps, 79,4 Chưa test 68,4
khung hình giây)
Test CPU 2 (fps, 14,6 Chưa test 13,2
khung hình giây)
Test các chức năng Tốc độ lấp đầy 1509,3 Chưa test 1416,7
Single-Texturing
(MTexels/s)
Tốc độ lấp đầy 3320,2 Chưa test 3121,8
Multi-Texturing
(MTexels/s)
Đổ bóng đỉnh 19,2 Chưa test 10,9
Vertex Shader
(fps)
Đổ bóng điểm 40,8 Chưa test 20,2
ảnh Pixel Shader
(fps)

Nhận xét
Cái giá 465USD giống như ca trà đá dập vùi những lò lửa trong lòng số đông dân máu mê.
Nhưng, thật ra nó đáng “đồng tiền, bát gạo” so với những gì Gigabyte GeForce FX 5950 Ultra mang
lại, và nó cũng chỉ xấp xỉ các card GeForce FX 5900 Ultra, RADEON 9800 Pro,... của những “đại gia”
AGP khác lúc chúng mới ra lò.

104
Tết Giáp Thân 2004, Viễn Sơn cũng có sẵn một loạt card AGP Gigabyte GeForce FX đủ cỡ cho
nhu cầu và khả năng của từng dân chơi game, đồ họa và video.
Model GPU Bộ nhờ AGP TV- DVI Video - Giá
Out Port In (USD)
GV- N52128D nVIDIAGeforce 128MB 8x Có Có 86 VAT
FX5200 DDR
GV- nVIDIAGeforce 128MB 8x Có Có 142 VAT
N56X128D-P FX5600XT DDR
GV-N57128D nVIDIAGeforce 128MB 8x Có Có 177 VAT
FX5700 DDR
GV- nVIDIAGeforce 256MB 8x Có Có Có 465 VAT
N59U256V FX5950Ultra DDR

Hai card AGP thường thường bậc trung GeForce FX 5600XT và 5700
của Gigabyte
Card GeForce FX 5950 Ultra “đụng nóc” hiện nay của Gigabyte chạy thì “mát trời ông Địa”,
nhưng giá thì “quặn đau từng khúc ruột” (465USD cho model 256MB). Bởi vậy, bữa nay, chúng ta chỉ

105
dám mon men chạy thử hai model card tăng tốc đồ họa thường thường bậc trung (về giá thôi à nghen)
là GeForce 5600XT (142USD) và GeForce 5700 (177USD) cũng của nhà Gigabyte.

Nhận diện Gigabyte GeForce FX 5600XT và 5700:


Card GV-N56X128D-P sử dụng chíp xử lý đồ họa GPU NVIDIA GeForce FX 5600XT, trong
khi card GV-N57128D dựa trên GPU GeForce FX 5700. Sau khi FX 5700 ra đời và được NVIDIA xếp
vào nhóm đẳng cấp cao nhất “Gamer & Enthusiast” (dân chơi game và dân ghiền máy tính) cùng với
gia đình FX 5900, các GPU series FX 5600 đã phải “về hưu non” (tuy nhiên, các nhà sản xuất card
AGP vẫn tiếp tục đưa ra thị trường các model từ lượng chip đã mua).

106
- Card AGP Gigabyte GeForce FX 5700.

- Card AGP Gigabyte GeForce FX 5600XT.


Cả hai card GeForce FX 5600XT và 5700 của Gigabyte này đều gắn bộ nhớ DDR 128MB
(gồm 8 chip gắn ở hai mặt bo mạch, FX 5600XT xài chip DDR Hynix -4ns, còn FX 5700 dùng chip
DDR Samsung -3.6ns). Chúng được làm mát bằng quạt, nhưng “ngầu” hơn là quạt của FX 5700. Tuy
giao diện AGP 8X, chúng vẫn hỗ trợ lùi, gắn được trên các slot AGP 4X. Chúng hỗ trợ đầy đủ DirectX
9.0. Card có cổng VGA-out (xuất ra màn hình analog), DVI-out (xuất ra màn hình LCD Digital), TV-
107
out (xuất ra tivi với độ phân giải tới 1024x768). Gigabyte còn cẩn thận kém theo card một đầu chuyển
đổi D- Sub Connector để người sử dụng có thể xuất ra một màn hình VGA analog thứ hai.
Mỗi card được Gigabyte kèm theo bộ 5 đĩa CD-ROM (1 driver, 1 PowerDVD 5, 3 game đẳng
cấp thế giới Arx Fatalis, Tomb Raider, và Raven Shield.)

GPU GPU
GeForce FX 5600XT GeForce FX 5700
Giao diện nhân chíp GPU 256-bit 256-bit
Giao diện bộ nhớ 128-bit 128-bit
Băng thông bộ nhớ 6.4GB/s 8.8GB/s
Dung lượng bộ nhớ tối đa 256MB 256MB
Xung nhân chip GPU 235MHz 425MHz
Xung bộ nhớ 400MHz 550MHz
Tốc độ lấp đầy (texel/giây) 1 tỷ 1 tỷ
Tốc độ dựng đỉnh (đỉnh/giây) 81 triệu 356 triệu
Số điểm ảnh/xung (pixel/clock) 4 4
Số vân/điểm ảnh (texture/pixel) 16 16
Dual RAMDAC 2 x 400MHz 2 x 400MHz
- Những thông số kỹ thuật cơ bản của hai GPU NVIDIA.
Cả hai GPU GeForce FX 5600XT và 5700 đều được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến 0.13-
micron, với những công nghệ mới của NVIDIA, như:
- Engine CineFX 2.0 thế hệ thứ hai cung cấp sức mạnh cho việc xử lý bóng điểm ảnh và đỉnh,
cũng như độ chính xác màu 128-bit thật, mạnh gấp đôi phiên bản trước.
- Công nghệ mẫu thông minh Intellisample HCT thế hệ thứ hai tăng tới 50% hiệu quả nén cho tác
vụ nén màu, vân và dữ liệu z, đồng thời bảo đảm chất lượng hình ảnh tối ưu cho độ phân giải lên tới
1600 x 1280 pixel.
- Công nghệ siêu bóng UltraShadow tạo ra các hiệu ứng bóng phức tạp và hiện thực bằng cách
tăng tốc quá trình tạo bóng. Các bóng chính xác được tạo ra mà không làm giảm tốc độ mở khung hình
đem lại nhiều kết quả hơn cho các môi trường game.
- Tích hợp bộ giải mã MPEG-2 hoàn toàn phần cứng ngay trên GPU cho phép xem phim DVD
chất lượng cao trên máy tính với đầy đủ số khuôn hình, tràn màn hình.
Gigabyte vốn nổi tiếng với cái khoản hỗ trợ các dân vọc máy tính, nhất là những ai
có máu mê “đôn dên” (overclock). Ngoài chuyện trang bị hệ thống quạt giải nhiệt chất lượng cao và
xài chip bợ nhớ DDR của các “đại gia” (như Samsung, Hyundai,..), Gigabyte còn cung cấp công cụ
phần mềm độc quyền V-Tuner cho phép người dùng kiểm soát và điều chỉnh xung nhân chip (Core
clock) và xung bộ nhớ video (Memory clock) ngay từ màn hình dekstop trong Windows, khỏi tốn công
vào CMOS mà chỉnh sửa.
Thử nghiệm
Chúng tôi thử nghiệm hai card AGP Gigabyte GeForce FX 5600XT và 5700 này với hệ thống
Pentium 4 tốc độ 3.0C GHz, bus 800 MHz, mở siêu phân luồng HT, bộ nhớ 512 MB Kingmax
DDR400 chạy Dual Channel, mainboard Intel D865GBF (chipset i865G), ổ cứng Seagate Barracuda
SATA 120GB, hệ điều hành Windows XP Pro SP1, DirectX 9.0b, Driver ForceWare 5.3.03 WHQL.
Card AGP đối chứng là Gigabyte GeForce FX 5950 Ultra (256MB DDR).
* Benchmark bằng 3DMark 2001 SE Pro:
Gigabyte Gigabyte Gigabyte
GeForce FXGeForce FXGeForce FX
5600XT 5700 5950 Ultra
Điểm 3DMark 2001 SE Pro 8058 12749 16469
108
Game Car Chase (fps, khung chi tiết thấp 103,5 215,1 242,5
hình/giây)
chi tiết cao 57,0 75,2 74,8
Game Dragothic (fps, khung chi tiết thấp 113,8 191,0 308,5
hình/giây)
chi tiết cao 65,8 115,2 169,7
Game Lobby (fps, khung chi tiết thấp 126,5 185,7 214,1
hình/giây)
chi tiết cao 71,3 93,0 95,5
Game Nature (fps, khung 37,0 58,2 100,8
hình/giây)
Tốc độ lấp đầy (MTexels/s) Single-Texturing 609,0 894,6 1731,4
Multi-Texturing 799,0 1356,8 3427,6
Đếm hình đa giác mức độ cao 1 đèn 34,6 67,9 105,8
(triệu hình đa giác/giây)
8 đèn 5,2 24,8 28,9
Mở file ảnh BMP 110MB bằng 3,43gi 3,19gi 3,49gi
Photoshop 7.01
Convert một file DVD (vob) 9ph23gi 9ph20gi 9ph33gi
232MB thành MPEG-2 SVCD
bằng DVDx 2.2
* Benchmark bằng phần mềm 3DMark 2003 Pro build 340 chuyên trị các card AGP 8X và DirectX 9:
Gigabyte Gigabyte Gigabyte
GeForce FXGeForce FXGeForce FX
5600XT 5700 5950 Ultra
Điểm 3DMark 2003 SE 1858,3 3265 6460
Pro
Game 1 : Wings of Fury 87,2 132,9 205,6
(fps, khung hình giây)
Game 2 : Battle of 11,9 21,2 47,3
Proxycon (fps, khung hình
giây)
Game 3 : Troll's Lair (fps, 9,8 17,2 37,4
khung hình giây)
Game 4 : Mother Nature 8,2 18,2 37,4
(fps, khung hình giây)
Test CPU Điểm CPU 648 742 767
Test CPU 1 (fps, 73,0 79,3 79,4
khung hình giây)
Test CPU 2 (fps, 11,4 13,8 14,6
khung hình giây)
Test các chức năng Tốc độ lấp đầy 564,6 814,2 1509,3
Single-Texturing
(MTexels/s)
Tốc độ lấp đầy 757,6 1275,1 3320,2
Multi-Texturing
(MTexels/s)
Đổ bóng đỉnh 5,6 16,1 19,2
Vertex Shader (fps)
Đổ bóng điểm ảnh 8,4 18,0 40,8
Pixel Shader (fps)
Nhận xét
109
Cả hai card AGP Gigabyte GeForce FX 5600XT và 5700 này đều lắp đặt dễ dàng, hỗ trợ tốt
DirectX 9.0, chạy ổn với bộ driver mới ForceWare của NVIDIA. Nhưng nếu có thể cố rán thêm
35USD nữa, bạn nên chọn FX 5700, chạy “bốc” hơn hẳn FX 5600XT.

Hauppauge! WinTV Theater: Xem tivi trên máy tính với âm thanh
stereo Dolby

110
Cái vụ xem tivi trên máy tính bây giờ là “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”. Trên thị trường có vô
thiên lủng các thiết bị gắn trong, gắn ngoài, kể cả xem truyền hình kỹ thuật số mắt đất (DVB-T), kỹ
thuật số vệ tinh (DVB-S). Nhưng WinTV Theater giao diện card PCI của hãng Đức Hauppauge
Computer Works (www.hauppauge.de) gây ấn tượng với việc cung cấp âm thanh chất lượng cao stereo
Dolby Pro Logic.
Với bộ giải mã Dolby Pro Logic, card WinTV Theater sẽ cho bạn thưởng thức những chương
trình tivi có âm thanh vòng (surround) thật tuyệt. Bạn sẽ thắc mắc là truyền hình Việt Nam chỉ phát âm
thanh mono và bộ loa của bạn chỉ có 2 hay 3 chiếc thì làm sao nghe hay được. Card này có tích hợp
sẵn một hệ thống Virtual Dolby (Dolby ảo) để xử lý trường hợp này. Card có sẵn các ngõ ra cho bộ loa
5 chiếc. Bạn sẽ có thể thưởng thức đầy đủ âm thanh surround 4.1 khi xem các đĩa DVD video phim
hay ca nhạc với dàn âm thanh tương thích. WinTV Theater sử dụng chip giải mã video Conexant
Fusion 878A và có kèm Remote Controller đầy đủ chức năng.
Bộ dò đài (tuner) của WinTV Theater hỗ trợ 125 kênh, sẵn sàng cho TV cáp. Nó có ngõ vào để
bạn kết nối với các thiết bị phát video và audio (như máy quay phim, đầu DVD,...). Bạn còn có thể bắt
sóng radio FM stereo, xem TV teletext. Bạn có thể “chộp” (capture) hình ảnh đang chiếu lưu lại với
nhiều định dạng file, chế độ màu 24-bit, và kích cỡ từ 320x240 tới 1600x1200. Với chip, card có chức
năng capture video (bằng phần mềm WinTV Capture) và lưu lại với định dạng Microsoft AVI. Chưa
111
hết, kết hợp với một video camera, bạn có thể dùng phần mềm Microsoft NetMeeting để thực hiện
những cuộc hội nghị truyền hình (video conference) từ xa.
WinTV Theater tương thích với Windows 98/ME/NT.40/2000/XP.
Việc gắn card vào máy tính rất đơn giản, chỉ cần một khe PCI trống. Bạn nối cáp ăngten truyền
hình và cáp ăngten radio vào card.
Mới gắn card vào, trong lần boot đầu tiên, Windows XP xuất hiện thông báo thấy phần cứng
mới (Multimedia Video Controller) và hộp thoại Found New Hardware Wizard xuất hiện. Nạp đĩa
driver vào. Quá trình cài đặt tự động bắt đầu. Sau khi cài driver, bạn phải vào đĩa CD kèm theo để cài
ứng dụng WinTV.
Để xem tivi, bạn mở WinTV 2000 Viewer, cho quét dò đài. Chọn trong hộp thoại Tuner
Scanning Setup:
+Tuning Mode: Channels by Country
+ Broadcast/Cable: Antenna
+ Video Format: PAL BGHIDK.
+ Country: Poland
Nhấn nút Start. Các kênh thu được sẽ tự động lưu lại.

Màn hình WinTV 2000

Màn hình WinTV32


Muốn xuất âm thanh ra loa, bạn dùng bộ cáp đa chức năng cung cấp theo card và nối jack loa
vào ngõ Line-Out trên bộ cáp này. Bạn có thể cấu hình âm thanh chất lượng cao chuẩn Dolby với các
mode từ 2 tới 5 loa tùy theo bộ loa đang sử dụng.

112
Muốn xem tivi đầy màn hình, bạn chọn mode TV, nhưng phải thiết đặt độ phân giải màn hình
800x600.
WinTV cho phép bạn capture ảnh từ các cảnh đang chiếu với độ phân giải từ 320x240 tới
1600x1200. Để capture, nhấn nút Capture. Click chuột phải lên file ảnh được chọn, chọn Save vào
máy tính dưới nhiều định dạng file hình ảnh.
Muốn capture video, bạn cần phải có phần mềm WinTV Capture. Tuy nhiên, do nó chỉ hỗ trợ
định dạng AVI nên ngốn rất nhiều dung lượng ổ cứng. 1 phút video ở chế độ kích thước 320x240 và 30
fps tốn tới 104MB lưu trữ. Nghĩa là chỉ cần capture 10 phút video là bạn đi tong 1GB ổ cứng.
Để nghe radio FM, bạn mở ứng dụng WinTV Radio. Tiến hành rà đài.

Màn hình WinTV Radio


Nhận xét, WinTV Theater có chất lượng hình ảnh tốt, đặc biệt là phần âm thanh rất ấn tượng.
Điều bạn cần lưu ý, WinTV Theater tương thích tốt nhất với CPU và chipset Intel. Nếu xài chipset của
hãng khác, bạn phải vào Website của Hauppauge để tải về patch bổ sung. Khi mua, nhớ chọn loại hỗ
trợ chuẩn tivi PAL D/K. WinTV Theater chỉ thích hợp cho ai có nhu cầu xem tivi trên máy tính với
chất lượng âm thanh cao cấp.
Hauppauge! WinTV Theater do Công ty Hoàng Tuấn HT&Co. (ĐT: 08.9100520) phân phối.
Giá 240 USD (bảo hành 2 năm).

XFX GeForce FX 5200 và MX4000


XFX GeForce FX 5200:

113
GPU GeForce FX 5200 có những công nghệ như :
- Engine CineFX 2.0 thế hệ thứ hai cung cấp sức mạnh cho việc xử lý bóng điểm ảnh và đỉnh,
cũng như độ chính xác màu 128-bit thật. Cung cấp các hiệu ứng điện ảnh (cinematic) cho các tác vụ
hiển thị hình ảnh.
- Công nghệ nView Multi-display kết hợp cả phần cứng lẫn phần mềm tạo sự linh hoạt tối đa
cho các tùy chọn hiển thị nhiều màn hình.
- Công nghệ Digital Vibrance Control (DVC) 3.0 kiểm soát sự rực rỡ màu sắc số cho phép
người dùng kiểm soát màu sắc cho thích nghi với điều kiện làm việc, giúp đạt được màu sắc sáng rõ và
chính xác trong tất cả mọi điều kiện.
- Kiến trúc driver thống nhất (Unified Driver Architecture, UDA) bảo đảm tương thích tới và
tương thích lùi với các driver phần mềm. Tất cả các sản phẩm NVIDIA đều chạy chung một bộ driver,
thuận lợi cho nâng cấp.
GeForce FX 5200 được tối ưu hóa với OpenGL 1.4 bảo đảm chất lượng hoạt động tốt nhất và
tính tương thích ứng dụng cho tất cả các ứng dụng OpenGL. Được thiết kế cho các game mới có yêu
cầu DirectX 9.0.
Card XFX GeForce FX 5200 nhỏ gọn, giải nhiệt bằng nhôm thay vì quạt. Card có cổng VGA-
out (xuất ra màn hình analog) và S-Video TV-out (xuất ra tivi). Bộ nhớ DDR 128MB (VDATA -6B).
Nhân đồ họa 256-bit. RAMDAC 350MHz. Tốc độ lấp đầy 1 tỷ texels/sec. 63 triệu verticies/sec. Băng
thông bộ nhớ 6,4GB/s. Kiểm tra bằng PowerStrip 3.46 (build 422) cho kết quả: Memory Clock:
330,75MHz, Engine Clock: 249,75MHz.

XFX GeForce MX 4000:

114
GPU GeForce MX4000 này có “bà con gần” với GeForce4 MX400 giao diện AGP 8X, nhưng
tiên tiến hơn. Công nghệ nó cũ rồi, không thể sánh bằng dòng FX. Nó cũng chỉ hỗ trợ DirectX 8.0.
Nhưng XFX làm mới nó với 128MB DDR (VDATA -6B) và ngõ S- Video TV-out. Hình dạng y chang
XFX GeForce FX 5200, tản nhiệt bằng nhôm. Nhân đồ họa 256-bit. RAMDAC 350MHz. Tốc độ lấp
đầy 1 tỷ texels/sec. Dựng hình tam giác 31 triệu hình/giây. Kiểm tra bằng PowerStrip cho kết quả:
Memory Clock: 286,88MHz, Engine Clock: 274,50MHz.
Chúng tôi thử nghiệm 2 card AGP này với hệ thống Pentium 4 tốc độ 3.2C GHz, bus 800 MHz,
bộ nhớ 512 MB DDR400, mainboard Intel D865GBF (chipset i865G), hệ điều hành Windows XP Pro
SP1. DirectX 9.0b. Driver ForceWare 5.3.03.
XFX XFX
GeForce FXGeForce
5200 MX 4000
Điểm 3DMark 2001 SE Pro 4667 3529
Game Car Chase (fps, khung hình/giây) chi tiết thấp 66,1 56,0
chi tiết cao 39,9 30,9
Game Dragothic (fps, khung hình/giây) chi tiết thấp 65,0 55,5
chi tiết cao 45,8 31,1
Game Lobby (fps, khung hình/giây) chi tiết thấp 63,9 53,1
chi tiết cao 35,8 32,2
Game Nature (fps, khung hình/giây) 14,3 Phần cứng
không hỗ trợ
Tốc độ lấp đầy (MTexels/s) Single- 268,4 225,4
Texturing
Multi-Texturing 670,3 419,5
Đếm hình đa giác mức độ cao (triệu hình 1 đèn 26,9 22,9
đa giác/giây)
8 đèn 4,6 6,2
Mở file ảnh BMP 110MB bằng 3,93gi 3,30gi
115
Photoshop 7.01
Convert một file DVD (vob) 232MB 3ph57gi 3ph58gi
thành MPEG-2 SVCD bằng DVDx 2.2
Chúng tôi cũng tiến hành đo bằng phần mềm 3DMark 2003 Pro build 340
XFX GeForceXFX
FX 5200 GeForce MX
4000
Điểm 3DMark03 Pro 926 199
Game 1 : Wings of Fury (fps, khung 44,1 27,3
hình giây)
Game 2 : Battle of Proxycon (fps, 4,3 Không chạy
khung hình giây) được
Game 3 : Troll's Lair (fps, khung 4,1 Không chạy
hình giây) được
Game 1 : Mother Nature (fps, khung 6,5 Không chạy
hình giây) được
Test CPU Điểm CPU 534 Không chạy
được
Test CPU 1 (fps, 56,8 Không chạy
khung hình giây) được
Test CPU 2 (fps, 10,0 Không chạy
khung hình giây) được
Test các chức năng Tốc độ lấp đầy 264,1 217,6
Single-Texturing
(MTexels/s)
Tốc độ lấp đầy 612,2 387.0
Multi-Texturing
(MTexels/s)
Đổ bóng đỉnh 6,5
Vertex Shader
(fps)
Đổ bóng điểm 1,0
ảnh Pixel Shader
(fps)

H.D.D
H.D.D. hay HDD viết tắt từ Hard Disk Drive, tức là cái ổ đĩa cứng trong máy tính. Bộ phận lưu
trữ dữ liệu này là một thành phần hợp thành không thể thiếu của một chiếc máy tính.
Còn nhớ cái thời “mồ ma” máy tính 386/486, ổ đĩa cứng chỉ có dung lượng vài trăm MB. Bước
sang thời Pentium, nó vượt qua được cái ngưỡng 1GB. Từ đó, HDD không ngừng phát triển về dung
lượng, tốc độ và chủng loại.

116
Cấu trúc bên trong của HDD gồm những bộ phận chính:

Cấu trúc bên trong HDD.


- Phiến đĩa (platter): Đây là những phiến kim loại tròn có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu. Mỗi phiến
đĩa đều có thể lưu trữ dữ liệu trên cả hai mặt. Trên mặt phiến đĩa được phủ một lớp màng mỏng chất
nhạy từ tính (magnetically sensitive substance) có chứa thành phần chính là iron oxide (vì thế, nhiều
phiến đĩa có màu cam ánh nâu). Một lớp mỏng hợp kim cobalt được phủ lên mặt đĩa qua quá trình mạ
điện. Hồi trước, do dung lượng các phiến đĩa thấp, các HDD có dung lượng cao cần rất nhiều phiến
đĩa chồng lên nhau và cũng kéo theo ngần ấy đầu đọc. Kết quả là tốc độ đọc/ghi chậm và dung lượng
HDD bị giới hạn. Ngày nay, dung lượng phiến đĩa đã được tăng lên kết hợp với những bước đột phá về
công nghệ tăng cường mật độ dữ liệu (areal density, số bit dữ liệu có thể ghi trên một inch vuông).
Nhờ vậy, dung lượng của HDD đã có thể tăng nhanh chóng. Chẳng hạn, HDD Seagate Barracuda
7200.8 giao diện SATA có dung lượng tới 400GB nhưng chỉ cần có 3 phiến đĩa với 6 đầu từ.
- Trục quay và động cơ quay (Spindle và Spindle Motor): Có chức năng làm quay các phiến
đĩa. Thiết bị này phải được điều khiển cực kỳ chính xác và hoạt động thật êm. Ở HDD giao diện EIDE
hay SerialATA, tốc độ quay của phiến đĩa hiện cao nhất là 7200RPM (vòng/phút).
- Đầu đọc và ghi (Read/Write Head): Đầu từ này khi hoạt động sẽ chạm lên mặt phiến đĩa và
quay theo để đọc và ghi dữ liệu. Mỗi mặt phiến đĩa cần có một đầu từ.
- Cơ cấu truyền động đầu từ (head actuator): Thiết bị để gắn tất cả các đầu từ có trong HDD.
Nó có nhiệm vụ di chuyển các đầu từ quanh các phiến đĩa. Các model HDD cũ, dung lượng dưới
100MB, dùng loại truyền động động cơ bước (stepper motor actuator), tức loại động cơ điện di chuyển
từ một vị trí ngừng này tới một vị trí ngừng khác, và không thể ngừng giữa hai vị trí. Còn tất cả các
HDD ngày nay được thiết kế với cơ cấu truyền động voice coil (Voice Coil Actuator). Chức năng là
bảo đảm cho các đầu từ di chuyển vào các vị trí chính xác và an toàn cao nhất. Kỹ thuật này tăng tính
chính xác cho đầu từ, bảo đảm cho đầu từ chỉ bắt đầu chạm vào phiến đĩa ở những vị trí không có dữ
liệu và thu đầu từ về vị trí “đậu” an toàn trước khi phiến đĩa ngừng quay.
Hồi nẳm, Quantum đưa ra loại HDD Big Foot có kích thước to đùng (5,25-inch). Còn bây giờ,
hai kích thước HDD phổ biến nhất là 3,5-inch (cho máy PC để bàn, máy chủ,...) và 2,5-inch (cho máy
tính xách tay). Nhờ công nghệ tăng mật độ dữ liệu và dung lượng phiến đĩa, HDD hiện có cả loại
mỏng (slim).

117
Các kích thước HDD (từ trái qua): 5,25-inch (Big Foot); 3,5-inch và 2,5-inch.
Với dòng HDD gắn trong, ngoài giao diện SCSI (chủ yếu cho các máy chủ, máy trạm) vượt trội
về tính ổn định và tốc độ quay đĩa (hiện có loại Ultra 320 SCSI đạt 15K RPM, 15.000 vòng/phút),
HDD cho máy tính cá nhân có hai giao diện phổ biến IDE và EIDE (IDE nâng cao) hay gọi chung là
PATA, cùng giao diện mới nhất là Serial ATA (SATA). Tốc độ quay đĩa của ba giao diện IDE/EIDE và
SATA hiện là 5400 và 7200RPM. Còn tốc độ truyền dữ liệu phổ biến của EIDE là 100MB/s
(UltraATA/100). Giao diện UltraATA/133 thì bị chết yểu do không được Intel hỗ trợ. Tốc độ truyền tải
dữ liệu của SATA-150 hiện nay về lý thuyết đạt tới 150MB/s. Về hình thức, ổ IDE và SATA giống y
chang nhau, chỉ khác phần các chân cắm cáp. Ở SATA, đầu cắm cáp điện có 15 chân và đầu cắm cáp
data có 7 chân.

Cáp điện (bên trái) và cáp data của chuẩn SATA

Với dòng HDD gắn ngoài, hiện nay có hai giao diện là USB và FireWire. Tốc độ truyền tải dữ
liệu của USB 2.0 đạt 480Mbps và của FireWire 400Mbps.

118
Ổ HDD bỏ túi có cả hai giao diện USB 2.0 và IEEE 1394
Để cải thiện tốc độ của HDD, người ta dùng thêm công nghệ bộ nhớ tạm (cache) với dung
lượng bộ nhớ đệm trang bị cho HDD phổ biến là 2MB. Với giao diện SATA, hiện có loại trang bị
cache tới 8 hay 16MB.

USB từ 1.0 tới 2.0


119
Logo USB, USB 1.1, USB On-The-Go
Tới bây giờ thì cái cổng giao tiếp I/O USB đã trở nên quá phổ biến, ngày càng đẩy các bác
COM, Serial, Parallel về nhà... hưu trí. So với các thế hệ đàn anh, USB cho thấy rõ ưu thế về tính
tương thích rộng, nhỏ gọn và nhất là tốc độ.
USB viết tắt từ Universal Serial Bus (bus tuần tự đa năng). Đây là một chuẩn truyền dữ liệu
cho bus ngoại vi (external bus) do Intel (phần cứng: chipset) và Microsoft (phần mềm: hệ điều hành)
phối hợp phát triển cùng với Compaq, IBM, DEC, NEC, và Northern Telecom. Công nghệ này được
cung cấp miễn phí cho tất cả.
Bắt đầu được sử dụng từ năm 1996 với một vài nhà sản xuất máy tính thiết kế cổng USB vào
sản phẩm của mình. Tháng 10-1996, các hệ điều hành Windows cũng đã được cung cấp các driver điều
khiển cho USB và làm việc với các phần mềm đưọc phát triển đặc biệt cho chuẩn giao tiếp I/O mới
này. Cụ thể là USB đã được tích hợp vào Windows 98 và các hệ điều hành Microsoft sau đó. Nhưng
phải mãi tới năm 1998, khi các chiếc máy tính iMac hỗ trợ USB bán chạy như tôm tươi, chuẩn USB
mới trở nên phổ biến rộng rãi,
Một cổng USB đơn có thể được dùng để kết nối tới 127 thiết bị ngoại vi, như chuột, modem,
bàn phím, máy in, máy scan,... Chuẩn USB càng tiện lợi cho người dùng hơn nhờ hỗ trợ tính năng cài
đặt Plug-and-Play (cắm là chạy) và đặc biệt là tính năng gắn và gỡ nóng hot plugging (có thể cắm và
gỡ thiết bị USB trong khi máy tính vẫn đang hoạt động và không cần phải khởi động lại).

Cáp và hai loại cổng USB. Cổng dẹp ở phía máy tính. Cổng gần vuông có vạc góc ở thiết bị ngoại vi.
USB còn có một khả năng trên cả tuyệt vời nữa là cung cấp điện năng cho một số loại thiết bị
USB từ điện nguồn hệ thống thông qua bus USB giúp thiết bị ngoại vi đó không cần phải được cấp
120
điện riêng. Tuy nhiên, do điện thế của bus USB không lớn nên nó chỉ đủ năng lượng cấp cho những
thiết bị nhỏ. Bạn ắt đã thấy những bộ sạc pin máy điện thoại di động lấy nguồn điện từ cổng USB của
máy tính.
Phiên bản ban đầu của USB là 1.0, và kể cả bản 1.1, cũng chỉ có tốc độ truyền tải dữ liệu
12Mbps. Mặc dù đã nhanh hơn serial hay parallel, nhưng tốc độ cỡ đó vẫn còn rất chậm. Thế là
Hewlett-Packard, Intel, Lucent, Microsoft, NEC và Philips đã phối hợp nhau phát triển chuẩn USB
mới có tốc độ cao hơn nhằm đáp ứng được các yêu cầu về băng thông của các công nghệ đang phát
triển rất nhanh. Và tới tháng 4-2000, đặc tả USB 2.0 ra đời. USB 2.0, hay còn gọi là Hi-Speed USB, có
tốc độ truyền tải dữ liệu tới 480Mbps, nghĩa là còn cao hơn IEEE 1394 (400Mbps). USB 2.0 là phiên
bản mở rộng của USB 1.1, hoàn toàn tương thích với USB 1.1, và cùng xài chung loại cáp và đầu cắm
như USB 1.1.
Nhưng, USB 2.0 vẫn có những hạn chế chưa làm hài lòng dân “prồ”. Chẳng hạn, nó đòi hỏi tất
cả mọi liên lạc giữa máy tính và thiết bị hay giữa các thiết bị với nhau phải thông qua một USB host.
Nghĩa là các thiết bị không thể liên lạc trực tiếp với nhau. Thế là chuẩn USB 2.0 mới gọi là USB On-
The-Go (USB OTG) ra đời, khắc phục hạn chế này. Đây là một đặc tả cho một dạng thiết bị mới có thể
hoạt động như một thiết bị ngoại vi, lẫn một host rẻ tiền. Khi có chức năng của một thiết bị ngoại vi,
thiết bị USB OTG có thể nối trực tiếp với máy tính. Khi làm nhiệm vụ của một host, nó có thể kết nối
với các thiết bị ngoại vi USB khác. Các sản phẩm chuẩn USB OTG bắt đầu dược xuất xưởng từ năm
2004.
Theo đặc tả kỹ thuật, cáp USB chỉ có chiều dài tối đa 5 mét. Nếu các thiết bị cách nhau hơn 5
mét, bạn phải nối tiếp thông qua những USB hub.
Với các mainboard đời cũ chỉ hỗ trợ USB 1.1, bạn có thể gắn thêm card USB 2.0 Adapter giao
diện PCI để cung cấp các cổng USB 2.0. Trên thị trường cũng có bán những cáp adapter để chuyển từ
cổng parallel thành cổng USB giúp bạn tiếp tục sử dụng các thiết bị (như máy in, scanner,...) cũ dùng
giao diện parallel.

Cáp chuyển đổi parallel sang USB, thường dùng để máy in đời cũ chỉ có cổng Parallel có thể gắn vào
máy tính có cổng USB.

121
Card PCI cung cấp 5 cổng USB 2.0 cho máy tính đời cũ không có cổng USB 2.0.

122

You might also like