Rfa Depth Interview With VN Amb LCP A

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page

Page 1 sur 8

Tìm kiếm

Bản chỉ có chữ | Giúp đỡ | English Home Page

Tiếng Việt > Thời Sự

Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề Những công cụ trợ giúp
biên giới lãnh hải với Trung Quốc Phần âm thanh
Trà Mi, phóng viên đài RFA Tải xuống âm thanh
Trang Chính 2008-09-25 Email bản tin này
Tin Tức Vấn đề biên giới Việt Trung trên đất liền, trong vùng biển Đăng ký bản tin
Thời Sự vịnh Bắc Bộ và vấn đề Hòang Sa, Trường Sa qua lời của In bản tin này
Việt Nam Đại sứ Lê Công Phụng, người trực tiếp trách nhiệm trong
đàm phán với Trung Quốc. Tin, bài liên quan
Quốc Tế
Multimedia Di Sản của Tổ Tiên và “Quyền
Được Biết” của Dân
Tạp Chí
Nhân Quyền Đại sứ Lê Công Phụng trả lời
Chuyên Đề phỏng vấn về vấn đề biên giới
lãnh hải với Trung Quốc
Tư Liệu (phần 4)
Về RFA
Diễn Đàn Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng
vấn về vấn đề biên giới lãnh
Trang lưu trữ hải với TQ (phần 3)
Đại sứ Lê Công Phụng trả lời
phỏng vấn về vấn đề biên giới
lãnh hải với Trung Quốc
(phần 2)
Địa chỉ email của bạn
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng
vấn về vấn đề biên giới lãnh
hải với Trung Quốc
Hình do nhà báo Lý Kiến Trúc cung cấp.
Đại sứ Lê Công Phụng trả lời
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng (ảnh phỏng vấn về vấn đề biên giới
trái), trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Lý Kiến
Trúc (ảnh phải).
lãnh hải với Trung Quốc
(phần 1)

Từ khi vấn đề biên giới Trung Việt trên đất liền cũng như Đón Nghe

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 2 sur 8

trên biển, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Tham vọng đại dương
Sa, trở nên nóng bỏng, được sự quan tâm sâu sắc của dư
luận trong ngòai nước, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do đã 50 năm sau ngày TT Phạm
phỏng vấn nhiều chuyên gia và những người quan tâm trong Văn Đồng ký công hàm thừa
ngoài nước để tìm hiểu vấn đề dưới đủ mọi góc cạnh. nhận chủ quyền của TQ
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300
Washington DC 20036, USA
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa có cơ hội nghe phát biểu của Tranh chấp
202-53...
vietweb@rfa.org người trực tiếp trách nhiệm, là ông Lê Công Phụng. Trường Sa,
Hoàng Sa
Trước khi trở thành đại sứ Việt Nam tại Hoa kỳ vào cuối Sự kiện Trung
tháng chín năm ngóai, ông Phụng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc thiết lập
Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên đơn vị hành
chính để quản
giới, lãnh thổ với Trung Quốc từ đầu năm 2000. Đầu năm trị hai quần đảo Hòang Sa và
sau, ông là Thứ trửơng bộ ngọai giao, Trửơng ban biên Trường Sa, mới được công bố
giới. vài ngày nay, đang gây căm
phẫn trong công luận người Việt
Nhân dịp nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa trong và ngoài nước.
xuất bản và phát hành tại quận Cam, California có cơ hội
trực tiếp phỏng vấn đại sứ Lê Công Phụng, biên tập viên
Trà Mi của Ban Việt ngữ RFA đã hỏi chuyện ông Trúc,
được ông kể lại và cho phép sử dụng băng ghi âm cuộc
trao đổi giữa ông và ông Phụng. Mời quý thính giả theo dõi.

Nghe cuộc phỏng vấn này


Tải xuống để nghe lại - download
Lý Kiến Trúc: Sáng ngày 23/9/2008 tại Washington DC,
chúng tôi có cuộc phỏng vấn riêng với ông Lê Công Phụng,
đại sứ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa
Thịnh Đốn.
Trà Mi: Ông có thể giới thiệu sơ lược với quý thính giả vài
nét chính của cuộc trao đổi này, thưa ông?
Lý Kiến Trúc: Cuộc phỏng vấn này xoay quanh 3 chủ đề
chính. Thứ nhất là về biên giới Việt-Trung. Thứ hai là về
Vịnh Bắc Bộ và nghị định thư giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong vùng đánh cá. Thứ ba là vấn đề Hoàng Sa-
Trường Sa và biện pháp giải quýêt cơn khủng hoảng
Hoàng Sa-Trường Sa hiện nay giữa Hoa Kỳ, Việt Nam, và
ngay cả cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 3 sur 8

Chúng tôi nghĩ rằng những


điểm mà chúng tôi đề xuất
ra đây với đại sứ Lê Công
Phụng là những niềm suy
nghĩ thiêng liêng của người
Việt trong và ngoài nước
đối với đất đai, biển cả, Tổ
quốc Việt Nam.

Lập luận của ông Lê


Công Phụng

Trà Mi: Thưa những điều


ông vừa nói là những vấn
đề rất nhạy cảm mà rất
nhiều người quan tâm, thì
trong những lời giải đáp
Ông Lê Công Phụng, Đại sứ của ông Lê Công Phụng
VN tại Hoa Kỳ, nguyên Trưởng đối với những thắc mắc mà
đoàn đàm phán của Chính phủ ông nêu lên tại buổi gặp gỡ
về biên giới, lãnh thổ với Trung đó, điểm nào đáng chú ý
Quốc. nhất?
Lý Kiến Trúc: Điểm thứ nhất về biên giới Việt-Trung, ông
Phụng có nói với chúng tôi là ông đã bị nhiều người đổ tội
cho ông là đã bán đất ở biên giới Việt-Trung. Và ông
Phụng khẳng định là không có chuyện bán đất đó, riêng với
cá nhân ông, cũng như là vấn đề mất mát thước vuông
như thế nào, vùng biên giới đó được phân định, được cắm
mốc như thế nào, tất cả những sự kiện cụ thể đó ông Lê
Công Phụng đã nói rất đầy đủ:
“Lúc tôi còn làm trưởng ban biên giới, Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao, trưởng ban biên giới phụ trách về đàm phán biên giới
với các nước láng giềng, thì cũng có nhiều người người ta
không hiểu, người ta tố cáo, phản đối tôi với tư cách là
trưởng đoàn đàm phán. Người ta nói là tôi đã bán cho
Trung Quốc khoảng độ 5-7 trăm cây số vuông trên biên
giới đất liền.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 4 sur 8

Nhân dịp này tôi muốn thưa lại quý vị cho rõ hơn. Khi
chúng ta bắt đầu đàm phán với Trung Quốc một cách thực
sự cuối những năm 90, cái cơ sở để đàm phán là chúng ta
lấy cái bản đồ và cái đường biên giới mà Pháp và Nhà
Thanh đã ký kết hơn 100 năm trước. Cái đường biên giới
đó vẫn còn lưu giữ ở ta, Trung Quốc, Pháp, và Đài Loan.
Trên cơ sở cái bản đồ và cái đường biên giới đó thì Việt
Nam vẽ một đường biên giới của Việt Nam, Trung Quốc vẽ
một đường biên giới của Trung Quốc dựa theo bản đồ mà
Pháp và Nhà Thanh đã làm. Trên cơ sở bản đồ Pháp-
Thanh như thế này, thì phía Việt Nam chủ trương là đường
biên giới đi như thế nào, và phía Trung Quốc chủ trương
đường biên giới đi như thế nào.
Khi chúng ta cùng với Trung Quốc ngồi vào đàm phán thực
sự, đưa hai bản đồ của Việt Nam và của Trung Quốc ra so
với nhau theo bản đồ của Pháp-Thanh thì thực chất nó chỉ
chênh lệch nhau 227 cây số vuông trên 64 điểm trên toàn
tuýên biên giới. Vậy nói đàm phán đường biên giới trên bộ
thực chất là chỉ bàn để phân định 227 cây số vuông đấy
thôi.
Và kết quả cuối cùng là Việt Nam quản lý được thêm 113
cây số vuông, và Trung Quốc quản lý 114 cây số vuông.
Như vậy chênh nhau khoảng độ hơn 1 cây số trong suốt
quá trình đàm phán và phân định.
Liên quan đến các điểm cao, tôi cũng muốn nói với các vị
rằng là năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam kết thúc
thì cơ bản là Trung Quốc rút về đường biên giới cũ. Trung
Quốc giữ lại, chiếm đất của Việt Nam khoảng độ 27 điểm,
trong đó hầu hết là các điểm cao.
Trong quá trình đàm phán, chúng ta yêu cầu Trung Quốc
trả lại các điểm cao. Trước khi ký hiệp ước, Trung Quốc trả
lại 15 điểm cao. Còn lại 12 điểm cao, ta đấu tranh quýêt
liệt, và cuối cùng còn lại 6 điểm cao cuối cùng thì chúng ta
đưa đường biên giới chạy lên giữa các điểm cao đó.”

Lý Kiến Trúc: Vấn đề thứ hai, về Vịnh Bắc Bộ, ông Lê


Công Phụng có nói rằng không có chuỵên mất hơn 10

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 5 sur 8

ngàn km vuông ở vùng


biển Vịnh Bắc Bộ:
“Chúng ta phân chia Vịnh
Bắc Bộ với Trung Quốc là
dựa trên luật pháp quốc
tế, Công ước về luật biển
của Liên Hiệp Quốc, dựa
vào các tạp quán quốc tế
quy tụ các đảo, các bờ và
phân chia theo cái bờ của
mỗi nước. Trung Quốc thì
có vùng Quảng Đông có
đảo Hải Nam. Chúng ta
thì có toàn bộ từ miền
Bắc vào đến tận Quảng
Trị. Vậy là căn cứ vào bờ
biển của 2 bên để phân
chia vùng Vịnh Bắc Bộ.
Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ
Khi ký kết hiệp định, nếu nhiệm tạp chí Văn Hóa xuất
như so diện tích giữa bản và phát hành tại quận
chúng ta và Trung Quốc, Cam, California.
thì chúng ta hơn Trung
Quốc 8 nghìn cây số vuông. Chúng ta không mất. Tại sao
Trung Quốc chấp nhận cho chúng ta hơn 8 nghìn cây số
vuông? Bởi vì bờ biển của ta là bờ biển lõm, nó vòng vào
thế này, bờ biển Trung Quốc Hải Nam thì nó vòng ra thế
này.
Trong khi chia vùng nước, anh nào mà có bờ biển lõm thì
anh có lợi hơn, chứ không có dễ dàng Trung Quốc người ta
nhường mình 8 nghìn cây số vuông đâu. Nói mất 10 nghìn
thước vuông thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng
không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, thế nào.
Nhưng cũng thưa thật với các quý vị, chúng ta giữ diện tích
của đất nước là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là
chúng ta phải giữ được cái gì nằm dưới đáy biển. Cũng có
lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho
chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ
này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu,

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 6 sur 8

mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính
cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ
được lợi ích cho quốc gia.”
Lý Kiến Trúc: Thứ ba, về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, tôi
có hỏi biện pháp giải quyết đến nay như thế nào. Ông Lê
Công Phụng dẫn chứng lời của ông Thứ trưởng Hoa Kỳ
vừa mới họp báo ở Hà Nội, khẳng định là những công ty
Mỹ có quyền khai thác, kinh doanh ở những vùng biển mà
Việt Nam đang làm chủ. Đồng thời, sự kiện này cũng liên
quan đến lời của Tổng Thống Bush đã tuyên bố sẽ bảo vệ
sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.
Ông Phụng cũng đưa ra một ý hướng là Việt Nam luôn
luôn chủ trương đối thoại, cương quýêt bảo vệ cho đến
cùng đất đai và biển cả của Việt Nam. Ông Phụng khẳng
định là Hoàng Sa mặc dù bây giờ đã mất hoàn toàn trong
tay Trung Quốc, nhưng Hoàng Sa-Trường Sa mãi mãi là
của Việt Nam:
“Hoàng Sa-Trường Sa thì phải khẳng định một điều là Việt
Nam có đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý, và căn cứ lịch sử để
khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt
Nam. Cũng đã có nhiều người nói là có thể đưa ra toà án
quốc tế, đưa lên Liên hiệp quốc để đấu tranh chuyện này.
Chúng ta cũng đang dự tính, nhưng mà cũng có thấy một
điều là đất nước mình bên cạnh Trung Quốc. Ông cha đặt
mình ở đấy thì mình phải ở đấy. Sống bên cạnh nước lớn
thì phải biết cách sống.
Chúng ta đánh cho phong kiến Trung Quốc thua mình, còn
phải cấp gạo, cấp lương thực, cấp vàng, cấp ngựa cấp xe
cho chúng đi về, phải trải thảm đỏ cho chúng đi về. Đấy là
kinh nghiệm của ông cha sống bên cạnh xứ láng giềng lớn,
thì mình cũng phải học theo các cụ.

Bây giờ Trung Quốc ngày


càng phát triển mạnh, mình Bạn nghĩ gì về vấn đề
không ngăn người ta không này? Hãy gửi đến Ban
mạnh được, thì mình phải Việt Ngữ ý kiến của Bạn.
học cách sống được với email: vietweb@rfa.org
người ta, bên cạnh một nước

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 7 sur 8

mạnh. Và cũng nói thật với các vị là có vấn đề gì phức tạp


với Trung Quốc, thì mình đâu có yên được. Mình giữ cái
của mình, tìm mọi cách giữ cho bằng được, nhất là về đất
đai, chủ quyền, lãnh thổ, thế và phải xem người ta như thế
nào rồi mình sống với người ta.”
Lý Kiến Trúc: Xin cảm ơn cuộc phỏng vấn của đài RFA
dành cho chúng tôi.
Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều vì đã dành thời gian cho
cuộc trao đổi.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa biên tập viên Trà Mi của ban
Việt ngữ và nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm tạp chí Văn
Hóa, với những lời phát biểu của ông Lê Công Phụng, Đại
sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, liên quan đến vấn đề biên giới
Việt-Trung.
Quý vị có thể nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn ông Lê Công
Phụng do nhà báo Lý Kiến Trúc thực hiện, trên trang web
của chúng tôi:
www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/ChinaVietnamBorder

Theo dòng thời sự:

l Hội thảo "Bài toán Trung Quốc đối với Việt Nam"
l Người Việt Nam đã biểu tình chống Trung Quốc như
thế nào, và tại sao?
l Đạo diễn Song Chi mất hợp đồng làm phim vì biểu
tình chống Trung Quốc
l Người và cờ Trung Quốc trên đường phố Sài Gòn
l Thái độ của giới trẻ Việt Nam đối với Olympic Bắc
Kinh?
l Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị công an bóp cổ, đánh
đập vì phản đối Trung Quốc
l Nhiều người từ Thái Bình, Thanh Hoá về Hà Nội biểu
tình chống Trung Quốc
l Công an bắt giữ, đánh đập nhiều người biểu tình ở Hà
Nội
l Không khí tại Hà Nội, Sài Gòn trong ngày rước đuốc

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc Page 8 sur 8

Olympic Bắc Kinh


l Sài Gòn 12 giờ trước thời điểm rước đuốc Olympic
Bắc Kinh
l Giới trẻ VN phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh ở
Sài Gòn
l Quan điểm của giới văn nghệ sĩ về việc rước đuốc
Olympic Bắc Kinh ở Sài Gòn
l Cộng đồng người Việt ở Úc biểu tình chống đuốc
Olympic Bắc Kinh
l Sinh viên Lê Trung Thành sẽ về Sài Gòn biểu tình
chống đuốc Olympic?
l Việt Nam tăng cường an ninh cho cuộc rước đuốc
Olympic tại Sài Gòn
l Lộ trình rước đuốc Olympics tại Sài Gòn được giữ bí
mật?
l Sáng kiến thành lập một tủ sách về Hoàng Sa,
Trường Sa và Biển Đông

In bản tin này Email bản tin này

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-0925200... 03/10/2008
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like