bÀn ChuyỆn gÓp Ý Sgk

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TỔNG HỢP BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH 10 & 11

Đánh giá chương trình:


Ưu điểm: Nội dung chương trình hiện đại cập nhật, có nhiều thay đổi so với chương trình cũ. Việc phân
chia 4 kỹ năng lên lớp rõ ràng.
Các chủ điểm chủ đề sát sườn phù hợp với tâm sinh lý Hs và trình độ của lứa tuổi.
Chương trình được thiết kế trên nền tảng của cấp 2, nội dung các chủ điểm cũng được lập lại và phát
huy triển khai cao hơn một cách hợp lý, tạo điều kiện cho Hs dễ nắm bắt chương trình và nắm bắt kiến
thức đã học.
Nhược điểm: Chưa có sự cân đối hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, hầu hết sa vào kiến thức ngữ pháp
và từ vựng mà còn thiếu các hoạt động để tái tạo lại ngôn ngữ đã học đồng thời phát huy ký năng trong
ngữ cảnh giao tiếp. Nội dung SGK có giá trị hiện đại trong thời điểm biên soạn sách chứ chwaddaps ứng
yêu cầu kiến thức và nhận thức về lâu về dài, ví dụ: The Story of My Village. Việc sắp xếp các mạch chủ
điểm chưa hợp lý, chưa có sự thống nhất hoặc liên kết chặt chẽ giữa các chương mục, bài và giữa các
bài học.
Nội dung kiến thức trong một tiết quá tải, phần lớn Gv không thu xếp được thời gian cho rèn luyện các
kỹ năng trên lớp. Các kiến thức ngôn ngữ được nhồi nhét trong phần Language Focus khiến tiết học
nặng nề. Nội dung kiến thức vượt quá tầm nhận thức phổ thông của Hs.
Góp ý cụ thể:
Lớp 10 Cơ bản: phần Unit 1 nên cho dạng bài tập câu; Unit 5 nên cho dạng bài tập biến đổi; Unit 7 Ex.
3 nên cho chuyển từ clauses sang phrases; Unit 11 phần conditional clauses type 3 phần language focus
chưa học nhưng phải ứng dụng vào phần speaking. Unit 13 quá nặng so với Unit 16. Lớp 10 Unit 14 chủ
điểm cần cập nhật hơn.
Unit 7 phần Speaking task 2 nói về các loại hình truyền thông đại chúng, không thật cần thiết cho Hs,
không áp dụng vào thực tiễn. Nên thya đổi bằng một nội dung khác, vd nói về một vài loại hình truyền
thông đại chúng mà Hs thích thông qua một survey. Unit 12 phần Speaking bài viết mẫu về Hà Anh ở
Task 1 không đem lại tư duy tốt cho Hs, trong bài viết có những câu như: I listen to them all the time. I
have got a Walkman so i can listen to music when I am out. At home, I always have the radio on and
watchpop program on TV. Khi đọc bài viết mẫu này, người đọc có thể nhận ra rằng Hà Anh không bao
giờ dành thời gian cho việc học hành. Nên thay đổi thời gian nghe nhạc của Hà Anh cho phù hợp như: I
listen to them in my free time… I can listen to music whenever I’m free. At home, I sometimes listen to
the radio and watch pop pprogram on TV.
Lớp 10 Nâng cao: Nên bổ sung phần nghe; hầu hết các bài tập đều quá ít và cần bổ sung thêm ngoại trừ
Unit 6, 12, và 14. Độ khó của các bài nghe chưa đồng đều, Unit 12 dễ, Unit 13 khó; một số bài mẫu
trong phần noi chưa tương thích với Hs. Bài tập nghe quá đơn điệu và ít gây hứng thú cho người học.
Nội dung nghe không thể hiện tính tự nhiên trong giao tiếp. Một số phần Speaking không thể hiện tinh
thần giao tiếp, thiếu thực tiễn. Phần từ vựng và bài đọc đơn giản hơn SGK cơ bản ví dụ như: U9 và 12
SGK 10. Unit 8 lại quá nhiều Gv không đủ thời gian để dạy. Unit 16 phần tên địa lý nên chuyển sang
Unit 13. Nên bố trí because of, inspite of, despite trước bài althoug, even though để Hs dễ liên hệ. Bố
sung thêm bài tập luyện âm, rhythm, intonation và stress cho mỗi Unit. (nên điều chỉnh cho cả sách 11
nâng cao). Cách làm băng đĩa chưa tốt thiếu tự nhiên trong giao tiếp.
Chất lượng CD-rom của sách Cơ bản còn hạn chế về tính thực tiễn và đơn điệu, thiếu truyền cảm và
hứng thú cho Hs nghe. Phần Reading Unit 1 của Tiếng Anh 11 dùng tứ constancy không đồng bộ với từ
consistency trong bài đọc ở CD-rom của Bộ GD&ĐT. Phần Language Focus ở Unit 2 cần xem lịa đáp
án của câu 5, exercise 1 trong mục Grammartrong sách dành cho GV.

_______________________________________________________________________________________________________________
Báo cáo tổng hợp nhấn xét chương trình và SGK môn Tiếng Anh * Page 1 of 5
Đĩa được phân phối quá muộn, heeijn có hai loại đĩa, đĩa do Bộ GD &ĐT phát hành người đọc bản xứ
nhưng lại thiếu sinh khí, không tự nhiên. Đĩa do Cty cổ phần học liệu TpHCM có tốc độ đọc quá chậm,
thiếu tự nhiên, thậm chí có đôi chỗ đọc chưa chính xác như bài 12 (TA11) phần Reading có từ multi
sport.
Lớp 10 ban A: Unit 13 Languag Focus nhiều điểm ngữ pháp không thể giải quyết trong 1 tiết, nên cắt
bớt một nội dung và chuyển sang Unit khác.
Lớp 11: Unit 1 Reading task 3, có 6 câu hỏi, trong đó các câu 1, 3 và 6 trùng lặp với 2, 4, và 5 về loại
câu hỏi, dễ gây nhàm chán. Nên thiết kế lại loại câu hỏi hoặc bỏ bớt phần What does it tell you? ở các
câu 2 và 6. Nên sắp xếp đa dạng các loại câu hỏi cho phù hợp với trình độ khác biệt của Hs. Phần
Speaking task 2 nên bỏ và ở task 3 các gợi ý không cần theeist cũng nên bỏ như: his/ her hobbies; why
he/she is interested in maths. Phần Writing nên có thêm useful expression và structures ở một số bài khó
như Unit 11. Hình vẽ sách 11 chưa thực sự lôi cuốn, nét vẽ và màu sắc thiếu sinh khí, ví dụ: trang 12,
15, 27, 103… nên dùng nhiều hình chụp hơn, hoặc hình ký họa hay biếm họa...
Phần Listening Task 1 gợi ý True/False của phần Lan’s Talk rất khó, có thể gợi ý như sau: 4. Ha took
Lan to Do Son on her motorbike. 5. Ha introduced Lan to a number of her friends there .
Unit 7 Speaking nhiều Task mà không có bài nói mẫu, khó kiểm soát được, học sinh nói lan man, nên có
bài nói mẫu, hoặc cung cấp cấu trúc câu.
Lớp 11 ban A: Unit 13 READING trang 148, câu hỏi số 6 nên điều chỉnh đáp án trong SGV, Unit 14
SPEAKING trang 157 Task 2 và task 3 nên gộp lại làm một.
Lớp 11 ban C sách nâng cao: Unit 1 trang 16 Reading phần C câu 4: không có dữ kiện để điền vào,
SGV đã dùng 1 từ khác. Nên thay bằng câu khác phù hợp hơn. Đối với Writing trang 99, và Unit 9
Writing trang 134: cần biên soạn ngắn, khi có bài mẫu thì cần có hoạt động để Hs động não suy nghĩ,
chuẩn bị bài trước khi viết.
Bài dạng TEST YOURSELF nên cho bố trí thời lượng phù hợp hơn để kiến thức được khắc sâu và kỹ
năng. Phần luyện âm nên cho ghép chung với phần SPEAKING. Phần dạy NGHE, các đoạn băng rất
buồn chán nhất là nghe các giọng nữ.
Sau khoảng 3 đơn vị bài học, cần dành 1 tiết để ôn tập trước khi làm kiểm tra 1 tiết, không nên dồn vào
cuối HK. Bộ GD & ĐT cần tăng cường quản lý các loại sách hướng dẫn học tốt, tránh tình trạng cung
cấp bài giải như hiện nay và đặc biệt cần tạo cơ chế thoáng cho việc soạn giảng theo chương trình khung
chuẩn của bộ môn. Một số tên riêng cần phiên âm hoặc viết nguyên âm tiết Việt hóa hoặc có hướng dẫn
trong SGV.
Cần cung cấp các files thư viện hình ảnh tren mạng, trên CD-Rom để Gv có thể khai thác thông qua các
tệp pdf, MP3…
Đề xuất chỉnh lý:
Đối với chương trình chuẩn Tiếng Anh lớp 10, 11
Đề nghị phân bố thờigian cho phần Reading: 2 tiết/ Unit, Writing: 2 tiết/ Unit, Language Focus: 2tiết/
Unit, còn lại Writing 1 tiết, Listening 1 tiết
Lớp 10: bỏ Unit 5: Technology and You vì thông tin chưa cập nhật lắm, nên gộp với Unit 7: The Mass
Media.
Lớp 11: bỏ Unit 9: The post office. Nên xếp Unit 7: World Population, lên trước Unit 6: Competition
Đối với chương trình tiếng Anh 10 và 11 nâng cao
Mỗi đơn vị bài nên có 8 tiết, trong đó 2 tiết Reading, 1 tiết Listening, 1 tiết Speaking, 2 tiết Writing và 2
tiết Language Focus.
Lớp 10: Có một số bài nghe quá dài và khó nghe: Unit 9, 12. Nên gộp Unit 5 và Unit 7 thành 1 Unit,
Unit 9 và Unit 10 thành 1 Unit .

_______________________________________________________________________________________________________________
Báo cáo tổng hợp nhấn xét chương trình và SGK môn Tiếng Anh * Page 2 of 5
Lớp 11:Bỏ unit 6: Population và Unit 10: Sources of Energy; và 1 tiết ôn tập thì số lượng tiết sẽ không
thay đổi.
Đánh giá SGK:
a. Tính Khoa học và tính sư phạm của SGK:
Về mặt nội dung của SGK: cách phát âm và ký hiệu phát âm không đồng nhất giữa hai cấp, cấp 2 và
cấp 3, không đủ thời lượng để liên hệ bài học với thực tế. Qua 3 năm thực hiện chương trình thí điểm
chỉ khoảng 10% Hs theo kịp chương trình SGK, riêng sách Nâng cao lại trở nên quá tải đối với Hs.
Việc rèn luyện kỹ năng nghe nói trên lớp còn bị hạn chế nhiều do ngay từ đầu đã không được rèn luyện.
Nội dung SGK tản mạn, thiếu tập trung nên hạn chế tư duy sáng tạo của người dạy và người học.
Chương trình Nâng cao rất khó cho Gv bố trí thời lượng, nhất là phần Writing, rất khó cho Gv bố trí
thực hành và sửa bài.
Về mặt hình thức của SGK:
Nên giảm bớt đơn vị bài học để Hs có thời gian luyện tập thực hành các kỹ năng giao tiếp nhiều hơn.
Cần tăng cường hình ảnh tiêu biểu để có hình ảnh chất lượng hơn, phù hợp hơn với nội dung bài học.
Đối với SGK nâng cao, phần ngôn ngữ trình bày còn nhiều chỗ vượt ngưỡng chương trình, gây khó hiểu
cho Hs. Nên có những phần mở để Hs và GV cùng nhau tương tác phát triển trong khung chương trình
chuẩn.
b. Khía cạnh kinh tế của SGK:
Giá sách và loại sách cần được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều vùng miền và đối tượng.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH 6-9
HẠN CHẾ:
Sau khi học xong cấp 2, Hs vẫn không biết tên nào la của nam hoặc nữ (Ba, Nam. Nga…). Ngôn ngữ
trình bày trong sách thiếu tính cập nhật, dùng lộn xộn Anh, Úc, Mỹ không theo tuyến ngôn ngữ, nói và
viết theo phong cách Việt hóa tiếng Anh, thậm chí dịch sang tiếng Anh dùng nhầm từ, diễn đạt không
theo phong cách ngôn ngữ của hoặc Anh hoặc Mỹ hoặc Úc!
Cách sắp xếp trong SGK Tiếng Anh 6 chưa thật sự sư phạm, thiếu hợp lý, lượng kiến thức quá lớn nếu
chưa được học về ngôn ngữ từ cấp 1, nhiều khái niệm văn hóa và ngôn ngữ xa lạ với các em mới bắt đầu
học tiếng Anh.
Nội dung và chủ đề ngheo nàn, học nhiều mà không sử dụng được trong thực tế, Hs không biết về văn
hóa giao tiếp ban đầu của người nói tiếng Anh, mà cũng không chuyển tải được văn hóa Việt cho người
nói tiếng Anh biết!, cá biệt có những bài phong tục xa lạ, thông tin nghèo nàn, thiêu sức loi cuốn người
học.
Có một số bài trích dẫn từ Streamlines, Lifelines và từ một số ấn phẩm khác của Cambridge hoặc
Oxford được gọt tỉa lại nhưng vẫn không phù hợp. Tranh minh họa mờ nhạt, không mang tính phổ quát,
thuần túy mang tính địa phương, nếu Gv không có kiến thức địa lý chẳng biết gì để thuyết minh hoặc
giảng giải. Chữ in quá nhỏ không phù hợp với thị lực của Hs cấp 2.

Có một số đề tài còn xa lạ với Hs, lượng từ vựng quá nhiều, thiếu đáp án và hướng dẫn trong SGV lớp 6
như phần B1 trang 38, C3 trang 49, A2 trang 53, C4 trang 80, B1 trang 87, B4 trang 102, B2 trang 109
và B2 trang 139. Đồ dùng còn hạn chế và tình huống thiếu sự đa dạng.
Sách lớp 7 kênh hình không phù hợp với nội dung bài dạy, như tranh trang 57 và tranh ở trang 150
không phù hợp với nội dung thành phố. Nhiều bài đọc quá dài không phù hợp với đường hướng giao
tiếp như A1 trang 139; B1 trang 150, B1 trang 157… Đồ dùng DH còn hạn chế nên GV chủ yêu khai
thác tranh ở SGK.

_______________________________________________________________________________________________________________
Báo cáo tổng hợp nhấn xét chương trình và SGK môn Tiếng Anh * Page 3 of 5
SGK Tiếng Anh 8 và 9 đều nặng về kiến thức, nhiều bài tập rèn luyện khó, thiếu tính sư phạm gây nhầm
lẫn cho Hs khi tuân thủ theo trình tự SGK. Đồ dùng dạy học và bài dạy đọc, nghe lập lại những vấn đề
của các lớp trước.
ƯU ĐIỂM:
Nội dung kiến thức đa dạng, chú trọng vào ngôn ngữ giao tiếp, không đặt nặng vấn đề ngữ pháp, so với
sách cũ, Hs có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, đặc biệt thông qua hoạt động cặp và nhóm.
Sau mỗi bài học đều có phần củng cố giúp Hs học tốt hơn. Hệ thống bài tập đa dạng, giúp phat huiy tính
giao tiếp.
Một số chủ điểm thông qua bài học có phản ánh sự gần gũi với sinh hoạt thường ngày của hs, Hs cũng
được bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Một số hình ảnh đẹp gay hứng thú cho người học.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC TRIỂN KHAI CHƯƠNG


TRÌNH SGK TIẾNG ANH BẬC THCS VÀ THPT TRONG THỜI GIAN TỚI

A. Về cơ chế và định hướng bồi dưỡng giáo viên sử dụng chương trình và SGK:
Trong chương trình khung đã có qui định các phần và yêu cầu cụ thể của mỗi cấp học, bậc học và lớp
học để các tác giả biên soạn SGK dựa vào đó phát triển chương trình SGK của mình, do hoàn cảnh lịch
sử và hạn chế mặt thời gian nên SGK được biên soạn trong thời điểm ấy đạt được đỉnh cao của thời
điểm lịch sử. Tuy nhiên, do sự bùng nổ của thông tin trong thế kỷ 21, mỗi ngày có hơn 1 triệu kiến thức
mói bổ sung vào nhận thức của loài người, nên rất cần một đường hướng dạy học mới: dạy học phát
triển kỹ năng khai thác thông tin trên cơ sở nâng cao nhận thức tự hoàn thiện và hình thành kỹ năng tự
học cho người học, chứ không còn là cách dạy nhồi nhét kiến thức cho học sinh hay kiểm tra những kiến
thức đã học khiến cho cách dạy chỉ chú trọng vào kiến thức mà quên đi phát triển kỹ năng, đặc biệt là kỹ
năng thực hành giao tiếp trong tiếng Anh.
Nhìn lại cách đào tạo trong trường sư phạm của chúng ta, nhiều năm qua, người thầy luôn được đề cao
và khuyến khích là người truyền đạt kiến thức; tất nhiên là cách dạy học thuộc lòng trở nên quen thuộc
với thầy và trò trong bộ sách GK lấy kiến thức làm trọng tâm, chứ không chú trọng vào kiến thức cơ bản
trọng tâm và kỹ năng phát triển trên cơ sở kiến thức cơ bản trọng tâm tối thiểu của chương trình khung
chuẩn của mỗi lớp học, cấp học và bậc học.
Do đó, bộ sách GK mới đối với nhiều người lại là bộ sách mang năng kiến thức hoặc chứa lượng kiến
thức ôm đồm; nhưng thực chất, bộ sách GK mới đang hiện hành mang một lượng kiến thức tối thiểu và
lượng thông tin phong phú. Nói là lượng thông tin phong phú là vì so với chương trình khung chuẩn thi
kiến thức này có trong các chuẩn mực yêu cầu, nhưng lại lạc hậu so với thời gian, do đó, thầy cô cần
khai thác chủ đề để cập nhật thông tin luôn, hoặc thầy trò cùng nhau tương tác hoàn thiện chương trình
kiến thức cơ bản và cập nhật thông tin cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học.
Để làm được điều này, GV cần được bồi dưỡng cách khai thác và cập nhật thông tin hoàn chỉnh chương
trình và SGK. Trong đó, SGK được phát triển bởi các tác giả dựa trên chương trình khung, cần được
xem như một gợi ý để thầy trò cùng nhau hoàn thiện các chủ điểm chương trình khung cho phù hợp và
với cách làm như thế sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của thầy và trò để cùng nhau tương tác
phát triển và hoàn thiện chương trình và SGK theo hoàn cảnh và điều kiện dạy học của thầy và trò và
nhà trường. Như thế mới thúc đẩy hoạt động học tập theo đường hướng phát triển kỹ năng và sau một
thời gian học, người học sẽ tìm hướng đi thích hợp nhất cho mình cũng như người dạy tìm thấy sự tương
thích trong việc đa dạng hóa các hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu cá biệt hóa hoạt động học tập để
khơi gợi và thúc dẩy người học phát huy tốt nhất những năng lực tiềm ẩn phát triển qua các hoạt động
dạy học của thầy và trò cùng tương tác trên lớp hoặc giao về nhà. Làm như thế sẽ tạo được động lực
thúc đẩy người học đam mê học tập sáng tạo vì có sự tác động của chương trình tương tác trong quá
trình dạy học. giữa thầy và trò, giữa cá nhân và cá nhân, giữa các nhóm với các nhóm. Vấn đề cần
_______________________________________________________________________________________________________________
Báo cáo tổng hợp nhấn xét chương trình và SGK môn Tiếng Anh * Page 4 of 5
nghiên cứu và lưu tâm là làm sao cho chương trình học thu hút học sinh đam mê học tập như đam mê trò
chơi điện tử, nếu chúng ta nghiên cứu tính tương tác của các hoạt động này.
Bên cạnh đó, ngoài các ấn phẩm cho trò (SGK), còn có ấn phẩm cho thầy (SGV) và đĩa CD-rom chứa
đựng các hình ảnh và các files dữ liệu về âm thanh cũng như bài tập tương tác cho trò phát triển trên lớp
trong môi trường phù hợp. Ngoài ra bên cạnh đó còn cần đến một trang web để giới thiệu sách và bài tập
cho thày tham khảo, trò rèn luyện trong điều kiện cho phép.
B. Xây dựng hệ thống/ mạng lưới tương tác nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
thông qua các sinh hoạt chuyên môn (hội thảo, tập huấn, seminar…) và các phương tiện dạy học:
Việc triển khai một hệ thống tương tác chia sẻ và hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn để giúp cho giáo viên
hoàn thiện kỹ năng và cập nhật kiến thức về phương pháp sư phạm cũng như tạo cơ chế giao lưu tăng
cường nhận thức đổi mới trong dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển của đát nước trong bối cảnh hội
nhập sẽ thúc đẩy giáo viên nâng cao năng lực tự học tự rèn để hoàn thiện vị trí vai trò của người thầy
trong bối cảnh luôn thay đổi của thế giới. Việc xây dựng cơ chế tham gia sinh hoạt chuyên môn qua
mạng điện tử và chính phủ điện tử là một thúc bách làm cho giáo viên phải nỗ lực rèn luyện để đáu tranh
với bản thân được tồn tại trên con đường phát triển chuyên môn.
Viêc chia sẻ và sử dụng giáo án điện tử là một ví dụ để mỗi cá nhân và tập thể gắn kết phát triển trên con
đường hội nhập, điều này cũng đòi hỏi một cơ chế mở cho phép giáo viên được soạn giáo án điện tử
chung vói nhau và chia sẻ thông tin cũng như nguồn tài nguyên trong việc soạn giảng và lên lớp và chia
sẻ cho Hs tự học tự nghiên cứu ở nhà hoặc rèn luyện thêm sau khi lên lớp.
Như vậy, việc soạn giảng sẽ trở nên rất đa dạng, vì giáo viên phải luôn bổ sung bài giảng của mình để
đáp ứng cho yêu cầu học tập đa dạng của người học. Và như thế, vấn đề nâng cao nhận thức của giáo
viên trong việc lên lớp sử dụng MULTIPLE INTELLIGENCES sẽ trở nên điều cần thiết với yêu cầu
hiện hành trong bối cảnh hội nhập và thực hiện chương trình hiện nay. Việc ứng dụng ma trận vào dạy
học và đánh giá theo thang nhận thức của Bloom góp phần thúc đẩy giáo viên cải tiến hình thức kiểm tra
và đánh giá người học cũng như tự đánh giá và điều chỉnh cách dạy theo hướng lấy người học làm trung
tâm. Việc kiểm tra đánh giá sẽ đòi hỏi các kỹ năng cần được đánh giá đúng mức và hình thức thi cũng sẽ
thúc đẩy hỗ trợ cho việc dạy và học theo đường hướng phát triển kỹ năng cũng như năng lực giao tiếp để
hội nhập với thế giới. Không lý do gì mà sau 7 năm học tiếng Anh trong bậc học phổ thông, Hs lại
không thể nói được những câu giao tiếp đơn giản trong nhà hàng khi khách gọi món hoặc yêu cầu đơn
giản thông dụng ở cấp độ A chương trình tiếng Anh của các trung tâm.
Không gì buồn hơn là Hs cứ nghe giáo viên nói và khi GV mở băng hoặc điã CD-rom cho Hs nghe thì
Hs yêu cầu GV nói cho dễ nghe hơn từ băng hoặc đĩa CD-rom! Muốn thế hình thức thi và kiểm tra cũng
phải được hiện đại để nâng tầm với sự hội nhập và bảo đảm quyền lợi của Hs chúng ta trong suốt 7 năm
học tiếng Anh ở bậc trung học. Với mục tiêu này thì GV nhất thiết phải tự nỗ lực trong môi trường dạy
học và điều kiện thúc ép để chuẩn mực được đáp ứng theo yêu cầu mới trong bối cảnh mới.
Với những đòi hởi và yêu cầu cần đạt như trên, GV cần được cập nhật thông tin về những phát triển
chuyên môn nghiệp vụ và tham gia sinh hoạt, hoặc dự các đợt tập huấn, tham gia hội thảo, hoặc dự hội
thảo trực tuyến, hoặc truy cập các thông tin được lưu lại trên các web sites để tự học tự rèn đáp ứng nhu
cầu phát triển của cá nhân về mặt chuyên môn và đáp ứng yêu cầu phát triển của đơn vị và nhà trường.
Rất mong quí cấp nghiên cứu để tạo cơ chế linh hoạt và cho phép các hoạt động trên được triển khai
nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng chương trình và sách giáo khoa một cách hiệu quả.

Nha Trang ngày 05 tháng 5 năm 2008


Người viết
NGUYỄN CAO PHÚC, MA TESOL. Cell: 0913 424 640
pcnes2002@yahoo.com/ pcnes2002@gmail.com/ ncphuc.khanhhoa@moet.edu.vn

_______________________________________________________________________________________________________________
Báo cáo tổng hợp nhấn xét chương trình và SGK môn Tiếng Anh * Page 5 of 5

You might also like